Tuổi Dại - phim truyện cuối cùng của VNCH
#1
Xem lại trọn vẹn Tuổi Dại, bộ phim truyện cuối cùng của thời VNCH
 

[Image: 5b-780x691.jpg]


“Tôi đã làm một bộ phim điện ảnh ở một hãng phim nổi tiếng, nó đã nằm dưới gầm giường nhà tôi nhiều năm và chưa ai từng xem.”- Đó là lời chia sẻ tự thán của người đạo diễn phim, Thái Thúc Hoàng Điệp – một người Việt sống tại Sydney (Úc). Năm ấy (2009) ông đã bước vào tuổi 60.
Ông chính là con trai của đạo diễn Thái Thúc Nha, là một nhân vật tiên phong của nền điện ảnh Đông Nam Á và cũng là chủ sở hữu hãng phim ALPHA lừng lẫy một thời. Thái Thúc Nha là một nhà làm phim đa tài, và đã viết kịch bản, đạo diễn, đồng thời sản xuất hơn 20 bộ phim thành công, mang về nhiều giải thưởng danh giá thời Việt Nam Cộng Hòa. Ông không chỉ là đại diện của Việt Nam Cộng Hòa mà còn của toàn khu vực- với vai trò là Chủ tịch Liên đoàn Điện ảnh Châu Á.
 
Chàng trai trẻ Thái Thúc Hoàng Điệp ngày ấy bị cuốn vào thế giới điện ảnh của cha mình. Thái Thúc Nha đã dạy anh các kỹ thuật làm phim và kinh nghiệm trong ngành công nghiệp này, với ý định về sau sẽ giao cho anh quản lý hãng phim và để anh trở thành một nhà làm phim có tầm ảnh hưởng. Sân khấu quốc tế lúc ấy đã được vạch sẵn cho anh.
Thái Thúc Hoàng Điệp đón tuổi 20 giữa giai đoạn chiến tranh Việt Nam và được giao làm đạo diễn cho bộ phim đầu tay: “Tuổi Dại” (The Green Age), với kinh phí đầu tư khá lớn. Anh đã thành công trong việc quản lý lịch trình sản xuất nghiêm ngặt và cùng lúc di chuyển dàn diễn viên đông người đi đến nhiều địa điểm khác nhau của Việt Nam giữa cảnh súng đạn đang trong lúc ác liệt nhất.
Trong thời kỳ mà hầu hết các bộ phim Việt Nam đều làm về chiến tranh, “Tuổi Dại” (The Green Age) kể về một mối tình tay ba và lồng ghép nhiều vấn đề của giới trẻ thời đó: Ma túy, tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai và tự tử, vốn ảnh hưởng nhiều từ văn hóa phương Tây. Các hãng phim đối thủ khi nghe ngóng được thông tin của bộ phim đã lo ngại rằng khi phim phát hành vào Tháng Mười Hai, vốn là tháng cao điểm, có thể làm giảm doanh thu phòng vé phim của họ. Họ cài người vào đoàn phim của Thái Thúc Hoàng Điệp để cố tình làm chậm quá trình sản xuất của anh: Các đoạn phim biến mất, thiết bị bị phá hủy. “Cứ như là trong phim James Bond vậy,” vị đạo diễn nhớ lại.
Chiến tranh Việt Nam vừa kết thúc thì phim cũng đóng máy…

Chàng trai trẻ ngày ấy phải rất vất vả mới dành dụm đủ tiền để nhờ một người buôn lậu đưa anh trốn khỏi Việt Nam. Giữa đêm thanh vắng, anh cùng vợ và đứa con nhỏ bước lên một con thuyền tồi tàn với lòng tin về một “cuộc sống mới ở miền đất mới.”. Rồi họ bị bắt và tạm giam trong một trại tị nạn ở Thái Lan. Thái Thúc Hoàng Điệp chưa từng kể gì về khoảng thời gian ấy, ngoài việc mô tả đó là nơi mà “phụ nữ bị lôi đi và bị cưỡng hiếp.”
Sau ba tháng sống trong cơn ác mộng, gia đình anh đã đến được nước Úc để bắt đầu xây dựng lại cuộc sống. Với vốn tiếng Anh ít ỏi, Thái Thúc Hoàng Điệp cố gắng bán “Tuổi Dại” cho các kênh truyền hình ở đó, nhưng thất bại vì “không có khán giả.” Sau đó, anh gõ mọi cánh cửa để bước vào ngành công nghiệp điện ảnh nước Úc nhưng đều bị từ chối…
Hành trình vô cùng trắc trở để phát hành phim này đã diễn ra trong 11 năm trời đằng đẵng (kể từ năm 2009, khi người làm phim có cơ duyên tái xuất), với câu chuyện được kể đầy bi kịch làm nghề…
Bộ phim gay cấn, hài hước và gây sốc. Nó ghi lại một giai đoạn của Việt Nam mà đang dần bị lãng quên và có lẽ ít người biết đến. Đây là những thước phim màu hiếm có của Sài Gòn trước khi nó hoàn toàn thay đổi sau sự kiện 1975. Vượt ra ngoài câu chuyện được kể, “Tuổi Dại” còn là một nguồn tài liệu về lịch sử và văn hóa quan trọng.

Nguồn : Saigonnhonews





Reply
#2
Coi lại để có chút không khí lưu luyến ngày xưa thôi. Chứ thật ra sống bên này quá lâu, xem phim ngoại quốc quá nhiều, xem phim Việt Nam thấy quá ngán. Tài tử đóng phim không tự nhiên, không có trường lớp thống nhất, người nói giọng Nam kỳ không ra Nam kỳ, người nói giọng Trung kỳ thì pha Nam. Phim này là phim xưa. Phim Việt Nam bây giờ vẫn vậy. Không có tiến bộ được bao nhiêu. Face-with-rolling-eyes4
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#3
mỗi quốc gia có cái hay cái dỡ riêng của nó
bên tây , Vân công nhận film nó hay hơn VN thiệt ... nhưng nói về đồ ăn , thì đồ ăn VN ngon hơn đồ ăn tây  Themdoan

nói về phim trước 75 , quả thiệt nó không cao về quality , nhưng nó mang tới cho mình 1 kỹ niệm , 1 hồi ức , 1 ký ức mà không gì có thể thay thế được

phim ... đôi khi nó nhắc lại cho mình "thời lúc đó ... người ta như thế nào" 

ngay cả film VN bây giờ , cũng có thể quality không cao , nhưng nó cũng để lại cho về sau này nhớ "thời lúc  trước , người ta như thế nào" ... giống như nó phản ảnh đời sống xã hội ... Vân không giỏi diễn tả , nên chỉ biết nói vậy thôi , hehehe


cám ơn phai đem trở về những film trước năm 75


Thankyou

có điều Vân không hiểu tại sao

Tuỗi Dại lại dịch là Green Age

theo Vân nghĩ .. nó là ..  The Innocent Age :)

oh .... có thể là hết còn innocent , nhưng chưa tới nỗi yellow .. nên vẫn còn gọi là green  ... chắc vậy  Ok-sign-smiley-emoticon
Reply
#4
Green age = tuổi non nớt
Reply
#5
(2022-01-15, 01:02 PM)tuyetvan Wrote: mỗi quốc gia có cái hay cái dỡ riêng của nó

 Thuyết huề vốn. (Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai)


tuyetvan Wrote:bên tây , Vân công nhận film nó hay hơn VN thiệt ... nhưng nói về đồ ăn , thì đồ ăn VN ngon hơn đồ ăn tây  Themdoan


Trong 7 lĩnh vực nghệ thuật không có en uống chi mô.



tuyetvan Wrote:nói về phim trước 75 , quả thiệt nó không cao về quality , nhưng nó mang tới cho mình 1 kỹ niệm , 1 hồi ức , 1 ký ức mà không gì có thể thay thế được

Cái gì mình dở, mình phải chịu dở thì mới có cơ hội tiến bộ. Phim ảnh Việt Nam thuộc loại hạng bét trong nghệ thuật. Ngược lại kịch sống và cải lương đều rất hay. Vì sao?  Tài tử cải lương, kịch nghệ và phim ảnh khác nhau chỗ nào? Đều là tài tử cả mà? Không nói đến nội dung. Chỉ nói đến khả năng làm nghệ thuật mà thôi.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply