2023-08-06, 11:54 AM
Ông Giấc mí ông Mất đang làm trò gì vấy? Cái vụ này là chơi hay giỡn rứa?
Phản biện xã hội
|
2023-08-06, 11:54 AM
Ông Giấc mí ông Mất đang làm trò gì vấy? Cái vụ này là chơi hay giỡn rứa?
2023-08-06, 05:41 PM
(2023-08-06, 11:54 AM)005 Wrote: Ông Giấc mí ông Mất đang làm trò gì vấy? Cái vụ này là chơi hay giỡn rứa? Hahaha… dạ muội cũng mới thấy trên twitter. Ổng nói ổng đang lift weight preparing for the fight. Còn cái này nữa nè ngũ ca. Interesting…
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không” An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi. -CT- 願得一心人, 白頭不相離.
2023-08-15, 11:11 AM
Taurus là phi đạn của Đức hiện đang được Ukraine khẩn nài. Báo chí viết rằng tầm đạn bay xa hơn phi đạn Storm (của Anh) và Scalp (của Pháp) là hai loại phi đạn có tầm bay 150 cây số. Và 2 phi đạn của Anh, Pháp thích hợp phá hầm dưới lòng đất hơn là đánh sập hạ tầng cơ sở là điều mà Ukraine đang thay đổi chiến thuật 3 tuần này: đánh sập cầu nối bán đảo Crimea và đất liền để cắt đứt đường tiếp liệu của Nga.
German minister backs sending Taurus cruise missiles to Ukraine Christian Lindner adds to pressure on chancellor to support contentious measure Christian Lindner in Kyiv on Monday expressed ‘sympathy’ for the idea of delivering Taurus missiles to Ukraine’s armed forces © Alina Smutko/Reuters Germany’s finance minister has thrown his weight behind Kyiv’s calls for Berlin to supply cruise missiles, increasing the pressure on chancellor Olaf Scholz to deliver weapons needed to bolster Ukraine’s faltering counter-offensive against Russia. Christian Lindner, who as leader of the liberal (FDP) is one of the most senior members of Scholz’s three-way ruling coalition, used a surprise visit to the Ukrainian capital on Monday to express “sympathy” for the idea of delivering Taurus missiles to the country’s armed forces. Lindner said Germany would discuss with its allies what was needed and what was possible. “Since I know that many have sympathy for such support, as I do myself, I hope that these questions will be clarified soon, very soon,” he told a press conference in the Ukrainian capital. He later added in an interview with the broadcaster ARD that while Germany was working on reaching a decision, it would be “faster and at shorter notice” than in the past. Lindner’s comments were in apparent reference to the previous torturous deliberations in Berlin over whether or not to allow Germany and other nations to supply Ukraine with modern Leopard 2 battle tanks. Scholz, who has faced mounting pressure to supply the missiles in recent weeks from both Ukrainian officials and German members of parliament, has so far refused to commit to supply the weapons, which have a range of around 500km. Taurus is produced by a joint venture between Germany’s MBDA and a subsidiary of Sweden’s Saab. “As in the past, we will always check every single decision very carefully,” the chancellor said in an interview on Sunday with the broadcaster ZDF. Fearful of escalation with Moscow, Scholz has long taken a more cautious approach to weapons deliveries than his Green and liberal coalition partners. Last week, news magazine Der Spiegel reported that German officials were examining whether it was possible to limit the range of the Taurus, to make sure they cannot reach targets in Russia. A series of explosions and drone attacks on Moscow in recent weeks have increased concerns in western capitals of their weaponry being used for more than just defensive purposes. Ukraine’s ambassador to Berlin, Oleksii Makeiev, wrote on Monday on the social media platform X that limiting the range of the Taurus was “like forbidding the football players of the national team to enter the opponent’s half of the field or to take penalties”. Lindner’s intervention came as Germany’s largest defence contractor, Rheinmetall, announced that it would ship its Luna drone system to Ukraine before the end of the year, as part of an “extensive” military aid package launched by Berlin last month. The Düsseldorf-based company said on Monday that the order, worth a low double-digit million amount, would give Kyiv access to “one of the newest systems” for unmanned airborne reconnaissance, real-time object detection and classification. Rheinmetall confirmed that the Luna drones are pure reconnaissance systems, meaning they cannot be used for attacks on Russian targets. The Luna system — which the German government has previously used under the name Husar — consists of a ground control station with several drones, as well as a launch catapult, safety nets for landing and equipment for quick repairs. The company said it had a flight time of 12 hours, with a capacity to scope for activity in a range of “several hundred kilometres”. “If Germany decides to join the long-range missiles coalition by providing the Taurus missiles, this will bring victory closer and will be a very welcome development,” said Yuriy Sak, an adviser to Ukraine’s defence minister. Kyiv had already received UK and French long-range missiles and was “using them effectively”, Sak said. “The only missiles missing will be the US ATACMS which we hope will follow because these types of missiles, as with all weapons we are asking for, are foremost needed to save the lives of Ukrainian soldiers and people.” Germany’s defence industry has been revived by the war in Europe, with companies such as Rheinmetall having become popular with investors not long after being considered largely untouchable owing to ESG investment criteria at many funds. Rheinmetall has been among the biggest beneficiaries of Scholz’s Zeitenwende — or “turning point” — in the defence policy of Europe’s largest economy, which has come alongside a €100bn special military fund. It has also propelled Rheinmetall’s chief executive, Armin Papperger, to become one of Europe’s most outspoken defence executives, frequently criticising Berlin and other governments for not placing enough orders for Ukrainian military equipment. /* src.: https://www.ft.com/content/752d365b-5fa9...760b8c2861
2023-08-19, 12:04 AM
Đọc bài viết này thấy tức cười. Đây chỉ là một chút lóe lên của các tảng băng nổi. Còn thứ chìm chìm chẳng biết bao nhiêu.
Vụ Việt Á: Tiền hối lộ lên tới 106 tỷ đồng, riêng cựu bộ trưởng y tế nhận 51 tỷ Hai ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh đều được cơ quan điều tra xác định đã nhận tiền của công ty Việt Á Công ty Việt Á đã hối lộ cho các quan chức 106 tỉ đồng cách đây khoảng 3 năm, trong đó, riêng bộ trưởng y tế khi đó là ông Nguyễn Thanh Long đã nhận 51 tỷ. Việt Á làm như vậy để được cấp phép lưu hành cũng như được tạo điều kiện nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19, theo kết luận điều tra vừa được công an công bố hôm 18/8. Vụ án được gọi tắt là “test kit Việt Á” là đại án thứ hai xảy ra trong đại dịch COVID-19 sắp được đưa ra xét xử sau vụ “chuyến bay giải cứu” đã xét xử hồi tháng trước. Tổng cộng có 38 bị can bị Cơ quan Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an, truy tố, trong đó có nhiều quan chức – ít hơn so với 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” mà trong đó cũng có nhiều quan chức các bộ. Ba quan chức cao nhất bị đề nghị truy tố là cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Khoa học-Công nghệ Chu Ngọc Anh cùng cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng – tất cả đều nằm trong Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, các ông Nguyễn Văn Trịnh, trợ lý cựu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, và ông Phạm Công Tạc, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ, cũng đối diện khả năng bị truy tố trong vụ án. Để so sánh, trong vụ “chuyến bay giải cứu”, quan chức cao nhất bị truy tố là một thứ trưởng Ngoại giao – ông Tô Anh Dũng. Kết luận điều tra xác định họ đã ‘có hành vi nhận hối lộ, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho công quỹ’. Về phía đưa hối lộ, ông Phan Quốc Việt, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty Việt Á, được xác định đã hối lộ 106 tỉ đồng để được lưu hành và nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19, khiến ngân sách nhà nước mất 432 tỉ đồng chạy vào túi doanh nghiệp này, theo kết luận điều tra được Tuổi Trẻ dẫn lại. Bản kết luận nói rằng ông Việt đã đi cửa sau với ông Trịnh Thanh Hùng, một phó vụ trưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, để đưa Việt Á tham gia vào dự án nghiên cứu sản xuất bộ xét nghiệm COVID-19 của Bộ này, sau đó biến đề tài của Bộ thành sản phẩm riêng của Việt Á để họ sản xuất lưu hành. Trong giai đoạn tiếp theo, ông Việt đã hối lộ cho ông Nguyễn Thanh Long để được ông Long chỉ đạo Bộ Y tế cấp số lưu hành và cho lưu hành chính thức bộ test kit của Việt Á. Cũng Bộ Y tế đã phê chuẩn mức giá bán là 470.000 đồng cho một bộ xét nghiệm, trong khi giá thành đã bao gồm 5% lợi nhuận chỉ chưa tới 1/3 mức giá trên. Sau đó, Bộ Y tế và chính quyền các tỉnh, thành đã chi ngân sách nhà nước để mua các bộ xét nghiệm với giá cắt cổ này của Việt Á để sử dụng cho công tác chống dịch trong nước. Kết luận điều tra cho biết trong giai đoạn đại dịch bùng phát trong hai năm 2020 và 2021, công ty Việt Á đã bán ra 8,3 triệu bộ xét nghiệm với giá trị hơn 3,9 ngàn tỉ đồng, góp phần đưa doanh thu của họ đạt hơn 4,2 ngàn tỷ đồng. Ngoài ông Long được hối lộ 51 tỉ, thư ký ông Long là Nguyễn Huỳnh nhận 4 tỉ đồng, Trịnh Thanh Hùng, người kết nối cho Việt Á tham gia dự án sản xuất test kit của Bộ Khoa học-Công nghệ, được lót tay 8 tỉ. Các ông Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Khoa học-Công nghệ, Nguyễn Văn Trịnh cựu trợ lý phó thủ tướng và cựu Thứ trưởng Khoa học-Công nghệ Phạm Công Tạc cũng được Phan Quốc Việt đưa ‘tiền cảm ơn’. Hai ông Anh và Trịnh được ‘cảm ơn’ 200.000 đô la còn ông Tạc nhận 50.000, cũng theo kết luận điều tra được Tuổi Trẻ dẫn lại. Riêng ông Chu Ngọc Anh được cơ quan điều tra xác định là ‘nhận túi quà cảm ơn’ từ ông Phan Quốc Việt nhưng ông ‘đem cất mà không kiểm tra bên trong có gì’ nên ‘không biết có 200.000 đô la’. Ông Anh được cho là đã ‘không trao đổi, thỏa thuận gì’ với Phan Quốc Việt về tiền cảm ơn và cũng ‘không gây khó khăn’ cho ông Việt để vòi tiền. /* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vu-viet-a...30944.html
2023-08-20, 11:30 AM
Thứ Sáu Biden (Mỹ) bật đèn xanh, Chủ Nhật Rutte (Hòa Lan) hứa giao 43 chiếc F16. Vừa cách đây 1 giờ Frederiksen (Đan Mạch) hứa giao 16 chiếc. Mỗi chiếc tiêm kích này của Mỹ trị giá 63 triệu. Mỗi giờ nó hoạt động trên không tốn hơn 8000 USD.
2023-08-29, 09:11 AM
Phiên tòa phúc thẩm kỹ sư Trần Bang một người rất hiền lành đã diễn ra dưới sự đàn áp của côn an. Bản án phúc thẩm là y án sơ thẩm 8 năm tù giam và 3 năm quản chế. Lời nói cuối cùng của anh tại tòa:
"Trần Bang đấu tranh cho tự do và công lý ở Việt Nam. Người dân trên đất nước Việt Nam phải có dân chủ, có dân quyền và nhân quyền, phải có quyền được nói lên tiếng nói của mình, tôn trọng sự thật và được bình đẳng. Trần Bang đã và đang xây dựng đất nước, bảo vệ đất nước trước nạn giặc nội xâm ( tham nhũng, cửa quyền... ) và giặc ngoại xâm đang lấn chiếm ngoài Biển Đông... (Anh hô vang ) TRẦN BANG VÔ TỘI !!!" Đây là tấm hình anh hiên ngang bước ra khỏi tòa. ... Bài của cô giáo Selena Zen NGẠO NGHỄ LÀ VẬY À? Việc tòa tuyên án anh và những người đấu tranh có tội hay không và thực chất ai có tội thì chúng ta đã nói quá nhiều rồi, hình ảnh anh Trần Bang ngẩng thẳng mặt tươi cười trong khi tay đang bị còng cũng đã nói lên được khí phách của người đấu tranh, không cúi mặt trước cường quyền. Trong tấm hình này, hình ảnh làm người viết chú ý là hình ảnh một anh công an, mặt đeo khẩu trang, ngón tay đang chỉ về phía trước, chắc là muốn ngăn cản việc gì đó, có thể là chỉ vào những người ở ngoài đang chụp hình và cũng có thể muốn cấm cản người thân và bạn bè muốn đến gần anh Trần Bang. Chúng ta nhìn vào hình ảnh này và cảm nhận thế nào, riêng người viết cảm giác cực kỳ phản cảm, nó thể hiện một sự cao ngạo, cường quyền và vô nhân tâm. Một phiên tòa tuyên án đưa một con người vào tù với bản án tám năm tù giam một cách nhẹ nhàng, trong khi người đó thực chất không có tội gì cả, đã thể hiện một sự vô nhân tính rồi, vậy mà họ vẫn thể hiện sự "ngạo nghễ" mọi lúc mọi nơi. Các anh hãy nhìn hình ảnh này, hành động này của các anh xem có gì hay ho, ngạo nghễ hay nó chỉ phản ánh sự ngạo mạn của của cường quyền đang đè ép xuống cuộc sống người dân. Các anh đang ra tạo ra một hình ảnh đứng đối lập với nhân dân, làm cho người dân ngày càng khinh bỉ và căm ghét chế độ này. "NGẠO NGHỄ" của các anh chỉ là như vậy! Selena Zen August 29, 2023
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không” An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi. -CT- 願得一心人, 白頭不相離.
2023-09-08, 01:54 PM
Đang ngủ mà phải bật dậy vì phone inh ỏi. Best news of many years. 🙏😍
Anh Nguyễn Bắc Truyển, tù nhân chính trị, người anh rất quý mến của chúng tôi đã được tự đo và đang cùng vợ anh sắp hạ cánh ở phi trường Đức. Thank you GERMANY!! So happy!!! … Nhờ vào nỗ lực của chính phủ liên bang Đức, ông Nguyễn Bắc Truyển, 55 tuổi, đã được thả ra khỏi vào nhà tù vào thứ Sáu ngày 8 tháng 9/2023, sau 6 năm ngồi tù, và đang trên đường sang Đức từ nhà tù, nơi ông bị giam cầm với bản án 11 năm tù, 3 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Máy bay chở ông Truyển và vợ ông dự kiến sẽ hạ cánh ở Đức vào tối thứ Sáu hôm nay. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức đã xác nhận tin trên với Thờibáo.de và nói: “Chúng tôi hoan nghênh việc trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền này. Đây là một động thái nhân đạo quan trọng của chính phủ Hà Nội.” Theo tin được biết, nữ Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalene Baerbock đã nêu vấn đề trả tự do cho ông Truyển với người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn trong cuộc hội đàm ở Berlin vào tháng 9 năm ngoái. Ông Nguyễn Bắc Truyển là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, một thành viên của Hội Ái Hữu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh Em Dân Chủ. Năm 2006, ông Truyển bị bắt và sau đó bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước” hồi năm 2007. Ra tù năm 2010, ông Truyển vẫn tiếp tục hoạt động. Ngày 30/7/2017, Nguyễn Bắc Truyển đã bị bắt cùng với 3 thành viên khác của “Hội Anh em dân chủ” gồm Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức. Ngày 4/6/2018, Nguyễn Bắc Truyển bị kết án 11 năm tù và 3 năm quản chế về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngay sau đó, nữ dân biểu Gyde Jensen, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Đức, đã đứng ra bảo trợ cho ông Truyển trong chương trình “Dân biểu Bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội Liên bang Đức, một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử. Luật gia Nguyễn Bắc Truyển là trường hợp đầu tiên bà Jensen chọn để bảo trợ trong chương trình này. Giải thích lý do vì sao chọn bảo trợ cho ông Truyển, người vừa bị kết án ở Việt Nam, dân biểu Jensen nói trường hợp của ông Truyển là “tiêu biểu cho vấn đề nhân quyền”. Và qua chương trình này của Quốc hội Liên bang Đức sẽ góp phần vào việc không để số phận của ông Nguyễn Bắc Truyển bị trôi vào lãng quên. Ông Nguyễn Bắc Truyển từng được Liên minh quốc tế Stefanus (Stefanus Alliance International) tại Na Uy trao “giải thưởng Stefanus 2020” vì ông đấu tranh thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ những sắc tộc thiểu số tôn giáo, bất chấp hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình của ông. Ông làm như thế không chỉ với Phật Giáo Hoà Hảo của ông, mà còn với các tôn giáo khác. Kể từ đó, ông Nguyễn Bắc Truyển được mệnh danh là “nhà đấu tranh cho quyền lợi của những người có niềm tin tôn giáo, bất chấp hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình”. Trước Liên minh quốc tế Stefanus, tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) đã từng vinh danh Nguyễn Bắc Truyển với giải thưởng Hellman/Hammett vào năm 2011. Ngoài ra, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Truyển. Phó Chủ tịch của USCIRF, bà Anurima Bhargava từ năm 2019 đã nhận bảo trợ cho ông Truyển qua “Dự án tù nhân lương tâm tôn giáo” của Ủy hội. Bài audio này cách nay đã 10 năm. 🥺❤️
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không” An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi. -CT- 願得一心人, 白頭不相離.
2023-09-09, 03:49 PM
Mừng cho ông này thoát khỏi nhà tù cộng sản. Buồn cho Việt Nam tiếp tục trong u tối. Mỗi lần có chính khách cao cấp của Mỹ sang Việt Nam, là VN lại xài chiêu bài thả một oan hồn, thật ra là đày ra ngoại quốc. Rồi nghênh ngang tiếp tục thống trị.
2023-09-09, 04:24 PM
(2023-09-09, 03:49 PM)005 Wrote: Mừng cho ông này thoát khỏi nhà tù cộng sản. Buồn cho Việt Nam tiếp tục trong u tối. Mỗi lần có chính khách cao cấp của Mỹ sang Việt Nam, là VN lại xài chiêu bài thả một oan hồn, thật ra là đày ra ngoại quốc. Rồi nghênh ngang tiếp tục thống trị. Dạ thời bây giờ đừng mong chờ vào Mỹ cứu viện ngũ ca ơi. Nói ra mà phải xấu hổ, nước Mỹ chưa bao giờ tệ như bây giờ. It's very sad!! PS. Có nhiều tin đồn uncle Joe sang VN thì Phạm Đoan Trang sẽ được đi Mỹ nhưng đến bây giờ vẫn chỉ là tin đồn thôi. Giới luật sư chưa ai nhận hay nghe ngóng gì được để confirm hết.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không” An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi. -CT- 願得一心人, 白頭不相離.
2023-09-10, 09:05 AM
(2023-09-09, 04:24 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ thời bây giờ đừng mong chờ vào Mỹ cứu viện ngũ ca ơi. Nói ra mà phải xấu hổ, nước Mỹ chưa bao giờ tệ như bây giờ. It's very sad!! Đâu có ai trông chờ vào Mỹ cứu viện. Mỹ gia tăng sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á để kìm chân TQ thôi. Việt Nam cũng chỉ là một con cờ bé nhỏ được Mỹ sử dụng trên bàn cờ kinh tế lẫn chính trị. Hồ sơ nhân quyền thì lúc nào cũng dầy cộm, nhưng nếu không va chạm lợi ích quốc gia, Mỹ lẫn phương Tây cũng chỉ khuyên can chứ cũng chẳng can thiệp gì. Để tỏ ra một ít thiện chí để hợp tác 3 lợi ích 4 lợi dụng, bọn đầu trâu mặt ngựa csVN mỗi lần như thế lại thả một người, ngày mai ngày kia lại bù sở hụi bằng cách bắt lại người khác. Hoa Kỳ mà tệ sao Lục sư muội. 4 năm nay 5 thấy ban giao quốc tế ổn mà. Quốc nội Mỹ thì 5 không biết. Tuy nhiên Hoa Kỳ có nền dân chủ "lưỡng đảng" khá mạnh mẽ. Cho nên nếu dân chúng thời Bảy Đờn khổ sở quá thì lại dùng lá phiếu của mình truất phế thầy Bảy thôi. Nếu ông ấy dở là sẽ không có nhiệm kỳ tới.
2023-09-10, 09:28 AM
“Đối tác chiến lược toàn diện” Việt-Mỹ: hình thức hay thực chất?
RFA 2023.09.09 Hôm 10 tháng 9, 2023, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có chuyến thăm ngắn tới Hà Nội. Theo thông báo trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyến thăm của ông Biden có thể chỉ kéo dài khoảng 12 giờ đồng hồ, vì sau đó ông sẽ có mặt tại Mỹ để tham dự các sự kiện tưởng niệm vụ khủng bố 11 tháng 9. Nhiều nguồn tin cho rằng lãnh đạo hai nước trong dịp này sẽ công bố Việt Nam Hoa Kỳ là “Đối tác chiến lược toàn diện”. RFA đặt câu hỏi với Giáo sư Vũ Tường, Trưởng Khoa Chính trị học, Đại học Oregon, về khả năng hai nước có thể xây dựng một mối quan hệ như vậy hay không. Ông Vũ Tường cho rằng chúng ta cần vượt ra ngoài ngôn từ ngoại giao mà hai bên đang sử dụng. Ông Tường chỉ ra rằng Việt Nam công bố mối quan hệ “đối tác chiến lược” và “đối tác chiến lược toàn diện” với nhiều nước, nhưng phần lớn đều không có thực chất. Ví dụ tiêu biểu cho tính chất “thiếu thực chất” của những mối quan hệ “đối tác chiến lược” như vậy là quan hệ với Tây Ban Nha. Tây Ban Nha và Việt Nam có gì để mà xây dựng mối quan hệ “đối tác chiến lược”? Ông Tường cho rằng muốn biết thực chất mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là gì thì chúng ta phải chờ xem họ thực thi điều đó trong thực tế như thế nào.
Có nhiều lý do để các nhà quan sát cần thêm thời gian theo dõi xem mối quan hệ đó sẽ đi vào thực chất hay không. Giữa hai bên không tương đồng giá trị và không có cái gọi là “niềm tin chiến lược” mà chỉ lợi dụng lẫn nhau để tìm kiếm lợi ích ngắn hạn. Giáo sư Vũ Tường phân tích: Phía Mỹ thì nghĩ là có thể hợp tác với Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc. Các công ty Mỹ có thể muốn chuyển một phần chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Còn phía Việt Nam muốn có thêm đầu tư từ các công ty nước ngoài, nhất là từ Mỹ và đồng minh, sau hai năm kinh tế tăng trưởng èo uột do dịch bệnh (2020-21) và tình trạng này lại tiếp tục trong năm nay do nhu cầu của thị trường thế giới giảm mạnh. Có thể Việt Nam cũng hy vọng việc nâng quan hệ sẽ khiến chính phủ Mỹ làm ngơ trước việc Việt Nam tiếp tục đàn áp xã hội dân sự trong nước.
Theo ông Tường, cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine góp phần gây ra chuyển biến trong chính sách Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Hà Nội ủng hộ Nga từ đầu nhưng không ngờ Nga thất bại trong khi chiến tranh kéo dài cho thấy sức mạnh của phương Tây và sự yếu kém của Nga về cả quân sự, chính trị, lẫn uy tín quốc tế. Chính sách thân Nga của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu dẫn đến việc Việt Nam bị mất uy tín và cô lập trên trường quốc tế khi không bỏ phiếu lên án Nga ở Liên Hiệp Quốc. Cho đến đầu năm nay Hà Nội vẫn dè dặt với đề nghị nâng cấp quan hệ của Hoa Kỳ, nhưng để thoát khỏi tình trạng bị cô lập và bị phương Tây đe doạ trừng phạt nên nay đành phải chấp nhận việc nâng cấp quan hệ, có thể là rất miễn cưỡng. Chúng ta thấy sứ thần của Tập Cận Bình đã đến Việt Nam trước ông Biden, cùng lúc với việc Việt Nam bắt đầu nói đến nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với không chỉ Hoa Kỳ mà cả Úc, Singapore và Indonesia, với thông điệp rõ ràng là “chuyện (nâng cấp quan hệ với Mỹ) không có gì đáng làm ầm ĩ”. Đây là lý do ông Tường cho rằng quan hệ Việt-Mỹ có thể được nâng cấp nhưng cũng chỉ là hình thức.
Chuyển sang một hướng khác, RFA hỏi GS Vũ Tường là nếu Việt-Mỹ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện thì Việt Nam có coi trọng Mỹ giống như coi trọng Trung Quốc hay không. Ông Tường cho rằng mỗi mối quan hệ đem lại những lợi ích khác nhau cho Việt Nam. Mỹ quan trọng với Việt Nam về mặt kinh tế, nhưng Trung Quốc giúp Việt Nam rất nhiều trong tư duy và kỹ thuật tăng cường chuyên chế, bảo vệ đảng và chế độ, và kiểm soát xã hội. Nếu kinh tế Việt Nam lẹt đẹt như năm nay, Việt Nam tạm thời cần Mỹ hơn. Nhưng khi kinh tế khá hơn dẫn đến đòi hỏi dân chủ tăng, Việt Nam sẽ cần Trung Quốc hơn để đáp ứng nhu cầu bảo vệ chế độ và kiểm soát xã hội.
Về phản ứng từ phía Trung Quốc, ông Tường cho rằng Bắc Kinh sẽ không vì việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ mà thay đổi chính sách đối với Biển Đông vì đây là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tăng cường quan hệ cá nhân và tổ chức nhà nước với Việt Nam để tiếp tục giữ Việt Nam trong quỹ đạo của mình như từ trước đến nay. Chúng ta có thể tiên đoán trong thời gian tới sẽ diễn ra nhiều cuộc viếng thăm cấp cao cũng như các buổi họp mặt trao đổi giữa các Bí thư Trung Ương Đảng, Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng, Ban Tuyên Giáo của hai nước có “lý tưởng tương thông và vận mệnh tương quan” này. /* nguồn: RFA - https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/...50716.html
2023-09-10, 11:22 AM
(2023-09-10, 09:05 AM)005 Wrote: Đâu có ai trông chờ vào Mỹ cứu viện. Mỹ gia tăng sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á để kìm chân TQ thôi. Việt Nam cũng chỉ là một con cờ bé nhỏ được Mỹ sử dụng trên bàn cờ kinh tế lẫn chính trị. Hồ sơ nhân quyền thì lúc nào cũng dầy cộm, nhưng nếu không va chạm lợi ích quốc gia, Mỹ lẫn phương Tây cũng chỉ khuyên can chứ cũng chẳng can thiệp gì. Để tỏ ra một ít thiện chí để hợp tác 3 lợi ích 4 lợi dụng, bọn đầu trâu mặt ngựa csVN mỗi lần như thế lại thả một người, ngày mai ngày kia lại bù sở hụi bằng cách bắt lại người khác. Dạ "tề gia trị quốc bình thiên hạ" ngũ ca ơi, trong khi quốc nội quốc phòng hỏng bét thì cái bắt tay quốc tế của cụ Bảy và cụ Lú cũng có thay đổi cục diện gì đâu. Nhìn hai ông già lụm khụm đi thở kg nổi mà tội nghiệp ai bảo già còn ham quyền lực. Có điều hàng TQ sẽ đóng mộc VN và sang Mỹ hợp lệ kg cần đi đường chui nữa. Trong cuộc họp báo ở Việt Nam, cụ Bảy nói với các nhà báo rằng ông chỉ làm theo mệnh lệnh của nhân viên.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không” An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi. -CT- 願得一心人, 白頭不相離.
2023-09-11, 01:07 AM
2023-09-11, 11:09 AM
(2023-09-11, 01:07 AM)005 Wrote: Thôi chết, thầy Bảy Đờn theo cộng sản hả. Nô bộc của nhân dân . Khiếp. Hahaha... dạ nhân viên mà ngũ ca, đâu phải nhân dân đâu ạ.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không” An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi. -CT- 願得一心人, 白頭不相離. |
« Next Oldest | Next Newest »
|