Phản biện xã hội
(2022-07-08, 05:44 PM)vô_danh Wrote: tin buồn cho thế giới
cựu thủ tướng Nhựt Bổn Shinzo Abe bị ám sát
kính cẩn phân ưu cùng dân Nhựt
https://www.cbc.ca/news/world/abe-killin...-1.6514381

 Shinzo Abe là một trong những ông thủ tướng Nhật chống tàu kịch liệt nhưng khôn khéo. Không hiểu sao bị mưu sát như Mafia vậy.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Phải công nhận là kho vũ khí của Mỹ quá mạnh. Nếu không có Hoa Kỳ, châu Âu sẽ rất vất vả chống Nga.




US to send more HIMARS precision rockets to Ukraine

[Image: DJS4IM5YHFFCZLLH4OLEKY6C7A.jpeg]

U.S. soldiers maneuver an M142 High Mobility Artillery Rocket System into position as part of an exercise in Santa Rita, Guam, on Feb. 10, 2022. The United States is sending four more HIMARS to the Ukrainian military to help with its battle against Russia in the Donbas region. (Spc. Richard Carlisi/U.S. Army)

WASHINGTON — The United States is sending to Ukraine up to $400 million in additional military equipment and supplies, including four more medium-range rocket systems and ammunition, as the embattled nation tries to repel Russia’s advances in the Donbas region.

The four additional M142 High Mobility Artillery Rocket Systems, or HIMARS, will bring the total number sent to Ukraine to a dozen, a senior defense official told reporters in a briefing Friday. The official said the first eight HIMARS were particularly useful for Ukraine, as the fight in the Donbas has largely evolved into an artillery duel. The official refuted Russian reports that two of the delivered HIMARS were destroyed, and said all eight are accounted for and still in use by Ukraine.


The military equipment being drawn down from U.S. stockpiles and sent to Ukraine also includes three tactical vehicles, demolition munitions, counter-battery systems and spare parts, among other equipment, so Ukraine can repair and maintain other systems that allies have sent in recent months.
The shipment will also include 1,000 rounds of 155mm artillery ammunition, which the defense official described as a precision-guided type that would allow the Ukrainian military to better hit specific targets, which would save ammunition. The official would not confirm whether these shells will be the guided Excalibur artillery rounds, but said they have not been part of previous security assistance packages to Ukraine.


HIMARS is a light, wheeled multiple rocket launcher, which Pentagon officials previously said was a “top priority” request by Ukraine. The U.S. undersecretary for defense for policy, Colin Kahl, told reporters last month that HIMARS allows Ukrainian forces to strike targets with greater range and precision than other artillery weapons that were sent.


Ukrainian President Volodymyr Zelenskyy formally promised only to use HIMARS for defensive purposes and to avoid firing into Russian territory; this took place before the U.S. agreed to provide the systems in order to avoid escalating the conflict.


The defense official said Russian claims HIMARS were used in strikes outside of Ukrainian territory are false, and that Russian forces, capabilities and logistics nodes within Ukraine are “absolutely fair targets.”
The official said the weekslong process to train Ukrainian troops on how to use the high-end HIMARS platform has been a limiting factor, and is why they were delivered in batches of four at a time. The official said efforts to train more Ukrainians on HIMARS will continue, but would not say how many have so far been trained.


The official said the HIMARS would arrive on the battlefield “rapidly,” but would not say how long their deployment might take.


[Image: C5QMOBVJTFGSVELAAUFRJJYODY.jpg]
Ukrainian President Volodymyr Zelenskyy attends a meeting with military officials during his visit the war-hit Dnipropetrovsk region. (Ukrainian Presidential Press Office via AP)

The official said Russian forces are making “very incremental, limited, hard-fought, highly costly progress” in some parts of Donbas, and that they are far behind their timelines and objectives. The official would not specify where Russian forces are believed to have been disrupted, but said they are behind the front lines in Donbas.


Ukrainian forces are launching effective counteroffenses, the official said, and in the last week have started to use HIMARS strikes to seriously disrupt Russia’s ability to gain ground.


“We don’t see this at all as Russia winning this battle,” the official said. “Certainly they’re not winning it relative to their initial objectives. They’ve been very much thwarted, but the fighting is hard.”


The U.S. has been talking with allies and partners about other systems that could be sent to Ukraine, such as coastal defense capabilities, to move the nation away from Soviet legacy systems.


While Ukraine has received a great deal of equipment from the U.S. and other partner nations, the official said, its military has been using it at such an intense pace that forces need resources to repair and sustain those systems.


Providing this ability also sends Russia an important signal that Ukraine will be able to continue the fight, the official said.

“If the Russians think they can outlast the Ukrainians, they need to rethink that,” the official said. “We are already pivoting towards thinking about what the Ukrainians will need in the months and years ahead.”

/* src.: https://www.defensenews.com/land/2022/07...o-ukraine/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-07-09, 12:10 AM)005 Wrote:  Shinzo Abe là một trong những ông thủ tướng Nhật chống tàu kịch liệt nhưng khôn khéo. Không hiểu sao bị mưu sát như Mafia vậy.

Dạ thật là tin buồn, muội nhớ hoài câu ông ấy nói, "Tôi không thể là thủ tướng nếu tôi không thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho người dân. Do đó, tôi quyết định rời khỏi vị trí hiện tại."   Heavy-black-heart4

Khi nào bọn lãnh đạo chóp bu mới xử sự được như vậy?   Face-with-rolling-eyes4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2022-07-09, 03:19 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ thật là tin buồn, muội nhớ hoài câu ông ấy nói, "Tôi không thể là thủ tướng nếu tôi không thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho người dân. Do đó, tôi quyết định rời khỏi vị trí hiện tại."   Heavy-black-heart4

Khi nào bọn lãnh đạo chóp bu mới xử sự được như vậy?   Face-with-rolling-eyes4

 Hơi hiếm luôn, đa số là lo nồi cơm nên cứ muốn tại vị. Có ông sửa luôn luật pháp để mua cái vé du lịch, ủa lộn mua cái ghế chủ tịch trọn đời:  Tập cận Bình.  Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-07-09, 10:59 PM)005 Wrote:  Hơi hiếm luôn, đa số là lo nồi cơm nên cứ muốn tại vị. Có ông sửa luôn luật pháp để mua cái vé du lịch, ủa lộn mua cái ghế chủ tịch trọn đời:  Tập cận Bình.  Shy
tth đại đế của thế kỷ 21 Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
Ukraine tuyên bố ‘vượt qua bài kiểm tra’ tên lửa tầm xa của Mỹ, yêu cầu phương Tây tăng cường viện trợ


[Image: ntdvn_1-102.jpeg]
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 của Mỹ (HIMARS) phóng các khẩu pháo trong một bức ảnh tập tin. (Ảnh: Fadel Senna/AFP/Getty Images)


[b]Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố, đất nước của ông đã “vượt qua bài kiểm tra” trong việc sử dụng các hệ thống tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất được cung cấp trong một đợt viện trợ liên bang gần đây, mặc dù ông tuyên bố rằng cần phải có nhiều hệ thống hơn.[/b]

Bộ trưởng Oleksii Reznikov nói rằng vũ khí tầm xa cần thiết hơn vũ khí tầm ngắn trong cuộc chiến kéo dài nhiều tháng, lưu ý rằng cuộc xung đột chủ yếu dựa vào pháo binh.

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Chúng tôi cần phải làm mới các lực lượng của mình và thay thế vì chúng tôi cũng gánh chịu rất nhiều tổn thất. “Chúng tôi đang chờ đợi viện trợ bổ sung áo giáp và khí tài hơn từ các đối tác của mình. Chúng tôi cần xây dựng lại một số hướng và làm mới các công sự của mình cũng như hoạch định một chiến lược hoạt động mới”.

Trong những ngày gần đây, Hoa Kỳ đã cung cấp Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao M142 (HIMARS) như một phần của gói viện trợ mới do Tổng thống Joe Biden ký. Tổng thống vào thời điểm đó tuyên bố, các quan chức Ukraine đảm bảo với Hoa Kỳ rằng lực lượng của Kyiv sẽ không sử dụng hệ thống tên lửa để tấn công các tài sản của Nga bên trong nước Nga.

[Image: ntdvn_us-m142-high-mobility-artillery-ro...himars.jpg]
Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao M142 của Mỹ (HIMARS) phóng hỏa lực trong cuộc tập trận ở vùng Grier Labouihi, Maroc, 09/06/2021. (Ảnh: Fadel Senna/AFP/Getty Images)


“Chiến tranh thật nghiệt ngã… Chúng tôi cần nhiều hơn thế. Chúng tôi cần viện trợ quân sự nhanh chóng”, ông Reznikov nói, gọi HIMARS là “kẻ thay đổi cuộc chơi”.

“Người Nga đang sử dụng tên lửa đất đối đất MLRS, có thể di chuyển được 120 km (80 dặm)”, ông Reznikov nói với tờ Wall Street Journal, đề cập đến các hệ thống tên lửa do Nga sản xuất. “Vì vậy, Ukraine cần phải có một thứ vũ khí nào đó dài hơn một chút: 150 km. Chúng tôi sẽ đạt được điều đó”.

[Image: ntdvn_1-71b.jpeg]

Quân đội Ukraine khai hỏa bằng các tên lửa đất đối đất MLRS về phía các vị trí của Nga tại chiến tuyến ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, hôm 7/6/2022. (Ảnh: Aris Messinis/Getty Images)


Một quan chức hàng đầu của Mỹ lưu ý rằng giới lãnh đạo Ukraine muốn ngày càng có nhiều vũ khí hơn.

“Họ muốn có trực thăng, và chắc chắn là trực thăng tấn công, và họ muốn hệ thống phòng không và tên lửa mà chúng tôi đang thấy từ hầu hết các đồng minh và đối tác của chúng tôi”, Tham mưu trưởng Lục quân James McConville nói với các phóng viên vào cuối tuần trước. “Đó dường như là những khả năng mà họ muốn, và càng có được nhiều khả năng thì họ lại càng mong muốn nhiều hơn”.

/* nguồn: https://vietluan.com.au/80646/ukraine-tu...-vien-tro/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Dạ cho muội lạc đề, khi sáng ngồi trên xe tình cờ đọc lại bài này của ông anh viết cách đây vài năm vẫn thấy hay quá nên muội rinh vào đây đọc chung ạ.   Biggrin
...

Cách mạng Việt Nam bao giờ mới bắt đầu? (Bài cũ nhưng vẫn không bị ảnh hưởng của thời gian tính)

Cách mạng ở Ba Lan khởi đầu từ cuộc biểu tình, đình công của công nhân hảng đóng tàu, đuợc tổ chức bởi Công đoàn Tự do Thương Mại vùng Duyên Hải. Khi cuộc biểu tình mới bắt đầu sang ngày thứ hai thì Lech Walesa, một công nhân thợ điện, trước đó bị đuổi việc, đã tìm cách nhảy vào tham gia đoàn biểu tình. Và ông đã trở thành lãnh đạo của cuộc biểu tình, từ đó dẫn đến sự thành hình của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan.

Truớc đó, với tỷ lệ gần 90% dân Ba Lan theo đạo Công Giáo, các nhận định chính trị của Phương Tây, đều kỳ vọng là lực lượng tín đồ Công Giáo sẽ làm mầm cho cuộc Cách mạng ở Ba Lan. Ngay cả Đức Giáo Hoàng, cũng là người Ba Lan trong giai đoạn dầu xôi lửa bỏng này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính lực lượng Công Nhân đã là nguồn lực để đẩy chế độ cộng sản Ba Lan xuống vực thẳm. Cũng cần phải đánh giá là, nếu không có sự đồng loạt biểu tình, của hơn 200 các hảng xưởng khác ở khắp Ba Lan sau vài ngày biểu tình của công nhân đóng tàu, thì chưa hẳn cuộc cách mạng Ba Lan đã chuyển qua vai trò chủ động.

Đòi hòi của Công nhân Ba Lan lúc đó chỉ xoáy vào các nhu cầu công bằng, đòi hảng phải mướn lại công nhân bị đuổi vô cớ và yêu cầu chính quyền Ba Lan tôn trọng quyền công nhân và hợp thức hoá vai trò Công đoàn. Họ không đòi thay đổi chế độ cs Ba Lan, hay Dân chủ Tự do gì cả. Tuy nhiên, khi cơn bão cách mạng đã chuyển đi vượt qua khỏi tầm kiểm soát, thì xu hướng chính trị và các đòi hỏi khác của nhiều tầng lớp trong xã hội, đã đẩy cuộc cách mạng Công đoàn đi theo xu hướng là phải đánh đổ chế độ cs độc tài.

Ở Tiệp thì khác, xu hướng biểu tình đòi quyền Dân chủ đã hoạt động âm ĩ cũng như bộc phát mạnh mẽ, nhưng đều bị dẹp tan hay bị kiểm soát chặt chẽ. Vai trò của Hiến Chương 77, do Václav Havel lãnh đạo cũng chưa tạo ra nhiều ảnh hưởng. Sự đàn áp của nhà cầm quyền Tiệp cũng rất khốc liệt, bản thân Václav Havel cũng bị tù, nhiều cá nhân, trí thức Tiệp ký tên trong bảng Hiến Chương đã bị bắt. Xã hội kỳ vọng ở giới trí thức và thanh niên sinh viên, thay vì vào tầng lớp Nông dân và Công Nhân.

Sự phẩn nộ của quần chúng trước hành động đàn áp của chính quyền khi thanh niên sinh viên Tiệp biểu tình đòi các quyền căn bản. Sự dấn thân triệt để của giới trí thức Tiệp và can đảm đấu tranh của Thanh niên Sinh viên Tiệp đã làm mầm móng cho cuộc cách mạng Nhung, đánh đổ chể độ cộng sản Tiệp. Từ vài trăm người, biểu tình ở Praha đã lan nhanh, từ 200 ngàn đến nữa triệu người. Và khi cả nước nhập cuộc thì chính trị bộ đảng cs Tiệp đã nhanh chóng phải từ chức, vì những lãnh đạo đảng viên cs Tiệp, họ đều sợ phải đứng dưới giá treo cổ.

Phải công bằng nhận định, trong cả hai cuộc cách mạng Ba Lan và Tiệp, đều có sự đóng góp của giới trí thức cộng sản và cả những đảng viên trung, và cao cấp của hai đảng cộng sản. Nói trắng ra là họ phản tỉnh và hợp tác với các lực lượng Dân chủ rất sớm. Lúc đầu, sự nghi kỵ và chia rẽ, giữa các nhân vật lãnh đạo và đảng viên phản tỉnh cộng sản, đã làm hạn chế vai trò của họ. Tuy nhiên về lâu dài, chính sự hổ trợ và tham gia của các thành phần này ngay từ giai đoạn trứng nước đã là một lực đẩy rất lớn, làm nhanh chóng tan rã vai trò độc tài của chính quyền.

Nhìn ra sự chủ động của các lực lượng "mầm", làm vai trò chính trong hai cuộc cách mạng ở Ba Lan và Tiệp Khắc. Một nơi thì do Công Nhân, và nơi khác thì do giới Trí Thức, Thanh niên Sinh viên chủ động. Để chúng ta thấy ra rằng tại Việt Nam, liệu cách mạng Dân chủ có thể kỳ vọng vào các thành phần "mầm" này không?

Câu trả lời là không. Vì thực tế, thành phần công nhân ở Việt Nam rất rời rạc. Hầu hết xuất thân từ các tỉnh, vùng quê kéo về thành phố làm thuê. Vì nhu cầu miếng cơm manh áo, vì hoàn cảnh và trình độ hạn chế. Thành phần công nhân Việt Nam rất khó có thể hình thành được các nhóm, tổ chức độc lập với ảnh hưởng của đảng csVN, và xa hơn nữa là dám quyết liệt đấu tranh cho quyền lợi của họ, chưa nói đến quyền lợi của xã hội và dân tộc.

Vai trò của trí thức và thanh niên sinh viên Việt Nam thì đã rỏ. Hầu hết các cuộc biểu tình đấu tranh cho môi trường, cho quyền lợi của xã hội, cho Trường sa, Hoàng sa và cho các sự kiện phản lại quyền lợi của Dân tộc và Tổ quốc, chúng ta không thấy bóng dáng của các lực lượng này. Nếu có, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Riêng vai trò của các đảng viên csVN phản tỉnh thì lại càng ít hơn nữa. Họ chỉ đợi khi về hưu thì mới dám phát biểu vu vơ. Những tiếng nói của trí thức tiên phong như Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, đảng viên cs như Tướng Trần Độ, v.v..chỉ là những biểu tượng rất nhỏ nhoi, trong số hơn 3 triệu đảng viên csVN và hàng trăm ngàn cái gọi là trí thức của cs.

Vậy thì chúng ta kỳ vọng điều gì ở cách mạng Việt Nam. Lực lượng, thành phần nào mới có thể làm cuộc cách mạng đột biến, đẩy đảng csVN ra khỏi vai trò độc quyền lãnh đạo. Nhìn qua các biến động cách mạng, cho dù ở Đông Âu, hay Trung Đông, điều cốt lõi để có thể đánh đổ chế độ toàn trị, là một cuộc xuống đường có tính toàn quốc. Nếu mồi lửa ở Nghệ An, Hà Tỉnh, Vũng Áng, Đồng Tâm chỉ có thể cháy rời rạc ở các nơi này mà không lan rộng, thì khó lòng có một cuộc cách mạng đột biến và lan rộng.

Vũng Áng cả 4 tỉnh miền Trung đang lâm vào cảnh tan tác, biểu tình liên tục vẫn chưa đánh động được sự nhập cuộc của các tỉnh lân cận. Đồng Tâm đã nổi dậy cả tuần lễ, trước đó, các làng lân cận cũng đã biểu tình chống lại chính quyền csVN khi họ cướp đất của dân. Khi các làng gần Đồng Tâm biểu tình, thì Đồng Tâm bình chân như vại. Hôm nay, Đồng Tâm có biến, thì các làng khác cũng không thấy động tĩnh gì. Tóm lại, cái tinh thần sống chết mặc bây, chia rẽ và đèn nhà ai nấy sáng đã là yếu tố cản trở sự liên kết, tinh thần đoàn kết để tạo thành sức mạnh, cái sức mạnh tổng hợp, liên đới mà các cuộc cách mạng đều cần đến.

Việt nam là một lò lửa mà các thành phần trong xã hội như Công nhân, Nông dân, Trí thức, Thanh niên Sinh viên, Công giáo, Phật giáo v.v...đều đang là nạn nhân của chế độ. Tuy nhiên, vì mất đi tinh thần đồng cảm, liên đới và chung trách nhiệm, nên Việt Nam đã không có một sự đồng nhất, để tạo ra một sức mạnh tổng thể làm quật ngã chế độ độc tài toàn trị. Một làng, một xã, hay một tỉnh chỉ có thể làm mồi lửa mang tính hạn chế, nếu mồi lửa đó không thể cháy lan ra các nơi khác. Và đó chính là điểm yếu của cách mạng Việt Nam.

Khi nào mồi lửa có thể cháy lan, từ Nghệ An ra Huế, đến Sài Gòn, Hà nội. Thì ngày đó cách mạng Việt Nam sẽ chuyển hướng. Và vì tình huống đặc thù như vậy, kỳ vọng vào một thành phần nào trong xã hội có thể làm "mầm" cho cuộc cách mạng Viêt Nam thì rất khó. Nói cách khác, chỉ có một sự đột biến chính trị, một tác động xã hội sâu xa, ảnh hưởng lên toàn thể các thành phần trong xã hội Việt Nam, thì lúc đó, ai cũng là nạn nhân, ai cũng có thể xuống đường và ai cũng phải xông lên liều chết để cứu mạng, bất kể công nhân, nông dân, trí thức, sinh viên, cộng sản, Công giáo hay Phật giáo.

Vũng Ánh, dân tham gia biểu tình cả nhiều làng, vì nếu không biểu tình Vũng Ánh cũng sẽ chết. Đồng Tâm cả làng cùng đồng tâm, vì nếu không quyết tâm thì cả làng đều mất đất. Cả nước Việt Nam cũng vậy, chỉ có một đột biến lịch sử, mà cả nước đều là nạn nhân, thì cơn đột biến đó sẽ cháy lan rất nhanh. Khi Hà nội, Sàigon, Huế, Nghệ An, Hà Tỉnh, Phan Thiết, Phan Rí, An Giang cùng đồng loạt xuống đường, thì đó là ngày cáo chung của chế độ độc tài csVN.

Đỗ T. Công

[Image: 125857760-2728313390714884-344899967479963918-n.jpg]

[Image: 125885752-2728313520714871-6954284892234965125-n.jpg]

[Image: 126146938-2728313450714878-1494330596776911954-n.jpg]

[Image: 126185564-2728313400714883-9185110926910426125-n.jpg]

[Image: 126289975-2728313460714877-480929360799741030-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2022-07-10, 11:32 PM)005 Wrote: Ukraine tuyên bố ‘vượt qua bài kiểm tra’ tên lửa tầm xa của Mỹ, yêu cầu phương Tây tăng cường viện trợ


[Image: ntdvn_1-102.jpeg]
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 của Mỹ (HIMARS) phóng các khẩu pháo trong một bức ảnh tập tin. (Ảnh: Fadel Senna/AFP/Getty Images)


[b]Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố, đất nước của ông đã “vượt qua bài kiểm tra” trong việc sử dụng các hệ thống tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất được cung cấp trong một đợt viện trợ liên bang gần đây, mặc dù ông tuyên bố rằng cần phải có nhiều hệ thống hơn.[/b]

Bộ trưởng Oleksii Reznikov nói rằng vũ khí tầm xa cần thiết hơn vũ khí tầm ngắn trong cuộc chiến kéo dài nhiều tháng, lưu ý rằng cuộc xung đột chủ yếu dựa vào pháo binh.

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Chúng tôi cần phải làm mới các lực lượng của mình và thay thế vì chúng tôi cũng gánh chịu rất nhiều tổn thất. “Chúng tôi đang chờ đợi viện trợ bổ sung áo giáp và khí tài hơn từ các đối tác của mình. Chúng tôi cần xây dựng lại một số hướng và làm mới các công sự của mình cũng như hoạch định một chiến lược hoạt động mới”.

Trong những ngày gần đây, Hoa Kỳ đã cung cấp Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao M142 (HIMARS) như một phần của gói viện trợ mới do Tổng thống Joe Biden ký. Tổng thống vào thời điểm đó tuyên bố, các quan chức Ukraine đảm bảo với Hoa Kỳ rằng lực lượng của Kyiv sẽ không sử dụng hệ thống tên lửa để tấn công các tài sản của Nga bên trong nước Nga.

[Image: ntdvn_us-m142-high-mobility-artillery-ro...himars.jpg]
Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao M142 của Mỹ (HIMARS) phóng hỏa lực trong cuộc tập trận ở vùng Grier Labouihi, Maroc, 09/06/2021. (Ảnh: Fadel Senna/AFP/Getty Images)


“Chiến tranh thật nghiệt ngã… Chúng tôi cần nhiều hơn thế. Chúng tôi cần viện trợ quân sự nhanh chóng”, ông Reznikov nói, gọi HIMARS là “kẻ thay đổi cuộc chơi”.

“Người Nga đang sử dụng tên lửa đất đối đất MLRS, có thể di chuyển được 120 km (80 dặm)”, ông Reznikov nói với tờ Wall Street Journal, đề cập đến các hệ thống tên lửa do Nga sản xuất. “Vì vậy, Ukraine cần phải có một thứ vũ khí nào đó dài hơn một chút: 150 km. Chúng tôi sẽ đạt được điều đó”.

[Image: ntdvn_1-71b.jpeg]

Quân đội Ukraine khai hỏa bằng các tên lửa đất đối đất MLRS về phía các vị trí của Nga tại chiến tuyến ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine, hôm 7/6/2022. (Ảnh: Aris Messinis/Getty Images)


Một quan chức hàng đầu của Mỹ lưu ý rằng giới lãnh đạo Ukraine muốn ngày càng có nhiều vũ khí hơn.

“Họ muốn có trực thăng, và chắc chắn là trực thăng tấn công, và họ muốn hệ thống phòng không và tên lửa mà chúng tôi đang thấy từ hầu hết các đồng minh và đối tác của chúng tôi”, Tham mưu trưởng Lục quân James McConville nói với các phóng viên vào cuối tuần trước. “Đó dường như là những khả năng mà họ muốn, và càng có được nhiều khả năng thì họ lại càng mong muốn nhiều hơn”.

/* nguồn: https://vietluan.com.au/80646/ukraine-tu...-vien-tro/

Nếu các nước đồng minh tiếp tục tăng viện trợ thêm gấp 3 lần số pháo và tên lửa tầm trung mà họ đã viện trợ, thì cuộc chiến ở Ukraine sẽ nhanh chóng kết thúc.  Với tổn thất hiện nay, và tiếp tục tăng thêm ở những ngày kế tiếp, thì người Nga sẽ phải chấp nhận ngồi xuống và nghiêm túc đàm phán có điều kiện đó anh.
See-through me in you
Reply
(2022-07-12, 10:38 PM)Tiểu Tà Wrote: Nếu các nước đồng minh tiếp tục tăng viện trợ thêm gấp 3 lần số pháo và tên lửa tầm trung mà họ đã viện trợ, thì cuộc chiến ở Ukraine sẽ nhanh chóng kết thúc.  Với tổn thất hiện nay, và tiếp tục tăng thêm ở những ngày kế tiếp, thì người Nga sẽ phải chấp nhận ngồi xuống và nghiêm túc đàm phán có điều kiện đó anh.

 Tình hình tài chính bất ổn. Nga thừa hơi đi nước cờ cao hơn phương Tây tưởng. Hiện tại đồng euro xấp xỉ đồng USD. Vladimir chỉ cần bắt chẹt thêm NorthStream 1 hết mùa Đông này nữa, và Christine của ngân hàng trung ương Châu Âu không chịu nâng lãi suất ngay trong ngày mai. Là khu vực đồng euro từ chết tới bị thương. Suy trầm kinh tế không thể tránh.


Đánh Nga gì nổi nữa.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
July 12, 2022 - Press ISW

[Image: ISW%20LOGO%20FINAL%20ACRONYM%20%20%20NAM...k=moGMQzh1]
Russian forces remain in a theater-wide operational pause in Ukraine. Russian forces continue to regroup, rest, refit, and reconstitute; bombard critical areas to set conditions for future ground offensives; and conduct limited probing attacks. The Russian Ministry of Defense did not claim any new territorial control on July 12. ISW has previously noted that an operational pause does not mean a cessation of attacks. Current Russian offensive actions are likely meant to prepare for future offensives, the timing of which remains unclear.

/* src.: https://www.understandingwar.org
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
This cool Prime Minister seems to be reasonable and a bit more forward thinking than some of his colleagues in Eastern Europe. Shy 



[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Cuộc chiến chống Nga xâm lăng Ukraine còn dài mà "phe ta" hết Boris, giờ đến Mario từ chức. Ôi
chính trường nội bộ phương Tây nhiêu khê. Face-with-rolling-eyes4


 

[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
 Trông thấy đứa bé mà đau lòng quá. Thằng già khốn nạn Putin tội lỗi chất chồng.





 Video shows 'last minutes' of four-year-old girl's life before Russian missile attack


A four-year-old girl has been killed and her mother was seriously injured after Russian missiles struck a city in central Ukraine.

Another 22 people died, including two more children, and over 100 others were injured in the attack on Vinnytsia, which is 167 miles (268km) southwest of the capital Kyiv.

Ukraine's Ministry of Defence tweeted a video showing the "last minutes" of the life of Lisa Dmitrieva, who had Down's Syndrome.

"During the Russian terrorist attack on Vinnytsia on July 14, a little girl named Lisa died from the explosion," it tweeted.


"Her mother Iryna was taken to the hospital with her leg torn off. Iryna's page on social media captures last minutes of her daughter's life."

https://twitter.com/DefenceU/status/1547650752650153985?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1547650752650153985%7Ctwgr%5E%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fnews.sky.com%2Fstory%2Fukraine-video-shows-last-minutes-of-four-year-old-girls-life-before-russian-missile-attack-12652212


And on Facebook, a woman claiming to work with the injured mother, said: "Today in Vinnytsia, our employee Irisha Dmitrieva and her young daughter were at the epicentre of the shelling.

/* src.: https://news.sky.com/story/ukraine-video...k-12652212
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
 Đang có summit G20, chắc csVN sợ bị G7 rượt, nhất là Hoa Kỳ, nên tuyên truyền "bất hợp pháp" cái đu dây chính trị theo phong pháp bợ đít của các tên đầu xỏ lãnh đạo VN:  "Tuyên truyền thì tuyên truyền, sợ mẹ gì"




Phát tán video quay ở Nhà Trắng, truyền thông Việt Nam thực hiện chức năng tuyên truyền


[Image: 09680000-0a00-0242-4f05-08da66d5a3c1_w1023_r1_s.png]Hình ảnh chụp từ video được các cơ quan truyền thông nhà nước của Việt Nam đăng tải cho thấy Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một bữa ăn tối cùng các nhà lãnh đạo các nước Đông Nam Á khác tại Nhà Trắng, ở Washington, ngày 12 tháng 5 năm 2022.

Khi Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính phát biểu tại một buổi lễ trao giải thưởng báo chí quốc gia vào tháng 6, ông kêu gọi xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp trong khi tiếp tục đóng vai trò là “vũ khí tư tưởng sắc bén” để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản.


Hơn một tháng trước đó, các cơ quan truyền thông nhà nước hàng đầu của Việt Nam thể hiện rõ vai trò tuyên truyền ấy khi phát tán những đoạn video được quay ở nơi riêng tư tại bữa ăn tối mà Tổng thống Mỹ Joe Biden khoản đãi lãnh đạo các nước ASEAN tại Nhà Trắng, một hành động mà các cựu quan chức ngoại giao cao cấp và giới chức lễ tân của Mỹ nói là vi phạm lễ tân ngoại giao và phép lịch sự thông thường.

Những đoạn video này chiếu cảnh ông Biden và ông Chính trò chuyện vui vẻ tại bàn ăn trong Phòng Quốc Yến của Nhà Trắng, tạo ấn tượng về một mối quan hệ nồng ấm giữa hai nhà lãnh đạo. Nhưng lọt vào khung hình còn là những khoảnh khắc các nhà lãnh đạo khác từ Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á đang ăn uống, điều mà vốn dĩ giới truyền thông không được Nhà Trắng cho phép ghi hình.

Có phần chắc thành viên trong phái đoàn Việt Nam tham dự bữa ăn tối hôm 12 tháng 5 đã quay video và sau đó cung cấp cho các cơ quan truyền thông nhà nước để tường trình về sự kiện này.

Vụ việc không chỉ khơi ra những câu hỏi về tính chuyên nghiệp của các cơ quan truyền thông này trong việc cố ý làm trái những quy định vốn đã được Nhà Trắng xác định rõ từ trước về phạm vi tiếp cận của báo chí đối với sự kiện này, mà còn cho thấy mức độ kiểm soát của nhà nước Việt Nam đối với những gì mà truyền thông nước này được ‘bật đèn xanh’ cho đăng tải.


Nói cách khác, những hình ảnh về chuyến thăm được mô tả là “thành công tốt đẹp” của ông Chính là điều mà Hà Nội muốn người dân nhìn thấy, và thông điệp đó đã được lan tỏa rộng rãi trên các cơ quan truyền thông hàng đầu của nhà nước Việt Nam.

Văn phòng Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và các cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam không hồi đáp email của VOA hỏi về việc quay và công bố những đoạn video vừa kể.

Không có tự do báo chí

Có hơn 800 cơ quan báo chí ở Việt Nam, theo thống kê chính thức của chính phủ, nhưng Đảng Cộng sản, các cơ quan chính phủ và quân đội nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát gần như toàn bộ. Các cơ quan truyền thông độc lập gần như không tồn tại trong nước.

Phóng viên Không biên giới (RSF), một tổ chức chuyên vận động cho quyền tự do thông tin có trụ sở ở Paris, đánh giá Việt Nam là một trong các nước có tự do báo chí kém nhất trên thế giới, xếp ở vị trí 174/180 trên bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2021 của tổ chức này.
Daniel Bastard, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, nhận xét rằng phát tán các video quay ở Nhà Trắng, truyền thông nhà nước Việt Nam đã tuân theo chỉ đạo từ ban tuyên giáo của Đảng Cộng sản để phục vụ cho mục đích tuyên truyền.

“Các nhà báo ở Việt Nam đang cố gắng làm tốt công việc của mình, kể cả những người làm việc cho truyền thông nhà nước, nhưng họ buộc phải tuân theo đường lối của ban tuyên giáo,” ông nói. “Điều này càng đáng buồn hơn vì rõ ràng nó mâu thuẫn với hiến pháp hiện hành của Việt Nam và các nguyên tắc ban đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Các cựu phóng viên từng làm việc cho các cơ quan báo chí nhà nước hàng đầu của Việt Nam cho VOA biết về vai trò “vô cùng lớn” của ban tuyên giáo trong việc định hướng đưa tin bài gần như hàng ngày, với những chỉ đạo được phổ biến cặn kẽ tới từng cấp quản lý trong nội bộ các cơ quan này. Sự kiểm soát chặt chẽ được thực hiện từ nội dung đến hình thức, khắp các mảng từ chính trị cho tới thể thao.

“Trang nhất luôn luôn là tin ‘cúng cụ.’ Bốn người ‘tứ trụ’ hôm đó đi đâu làm gì thì phải có tin cho cả bốn người đấy. Nhiều khi lên trang phải cân, ảnh phải bằng nhau và gần như số chữ trong bài cũng phải bằng nhau,” một cựu phóng viên từng làm việc cho một tờ báo lớn do nhà nước quản lý nói, sử dụng một thuật ngữ nhắc đến bốn nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, và chủ tịch quốc hội.

“Nói thật, không bao giờ có tin gì xấu về tứ trụ cả. Tin xấu chắc chắn bị gạt, không bao giờ có thể được đăng. Ngày xưa những tin [về các chuyến đi nước ngoài của các nhà lãnh đạo] chúng tôi thường lấy từ Thông tấn xã. Họ đăng là ông này nói cái này cái kia, bắt tay nhau, xong rồi cam kết thế này thế kia, chứ không có việc đi đến đó để moi tin xem có những tin gì bên lề hay là những tin gì tiêu cực về các ông bà ấy. Bản thân những người đi viết bài thì những cái đấy họ phải tự gạt đi ngay từ đầu rồi.”

[Image: 09680000-0a00-0242-2bd6-08da66d5dbd9_w650_r0_s.png]
Hình ảnh chụp từ website của Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam cho thấy một bản tin bằng video với tiêu đề "Tổng thống Joseph Biden: 'Luôn dành nhiều tình cảm cho đất nước và con người Việt Nam.'" Nhà Trắng từ chối xác nhận phát biểu này của ông Biden được phía Việt Nam trích dẫn.


Một cựu phóng viên khác từng giữ vai trò lãnh đạo tại một cơ quan báo chí Việt Nam trong những năm 2000 cho biết các tin tức về các chuyến thăm nước ngoài của các nhà lãnh đạo thường được xem là “phức tạp” và các cơ quan báo chí trong nước thường đợi tin chính thức từ Thông tấn xã Việt Nam do nhà nước quản lý để tránh những sai sót.


“Thông tấn xã Việt Nam khi phát tin chính thức thì chắc chắn là họ có hội ý với cả bên ngoại giao lẫn bên công an Việt Nam trong một số trường hợp, thậm chí họ còn xin ý kiến của những bộ phận cao hơn trong hệ thống cầm quyền là của Đảng,” người này cho biết. “Sự tham gia của phóng viên Việt Nam trong những chuyến đi chính thức thường chỉ là những chuyện ngoài lề. Còn những nội dung chính thức thì sẽ phải theo sản phẩm đã được làm sẵn.”

“Trong một số trường hợp nhạy cảm người ta sẽ không bảo là Thông tấn xã hoặc Bộ Ngoại giao. Các tờ báo mặc nhiên dùng hình ảnh, dùng video clip giống như là tài sản riêng của họ. Nhưng mà có thể nhận ra cái chuyện ‘sắm đồng phục buộc phải khoác’ qua cái việc là tất cả các thứ rất là giống nhau mặc dù nó không có nguồn.”

Vấn đề về tính chuyên nghiệp

Những đoạn video clip quay bên trong Nhà Trắng được sử dụng trong tường trình của hàng loạt cơ quan thông tấn hàng đầu của Việt Nam bao gồm Báo Điện tử Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình Nhân Dân, Truyền hình Công an Nhân dân, và website tin tức Zing News.

Có sự giống nhau gần như hoàn toàn về góc quay và chất lượng hình ảnh, một chỉ dấu cho thấy video có phần chắc đến từ cùng một nguồn cung cấp.

VOA xem qua các chương trình thời sự cùng các video clip riêng lẻ và nhận thấy có bảy đoạn video riêng biệt được sử dụng lặp đi lặp lại. Chúng được quay vào các thời điểm khác nhau của bữa ăn từ lúc các nhà lãnh đạo bước chân vào Phòng Quốc Yến và ổn định chỗ ngồi cho tới khi các đĩa thức ăn đã được dọn khỏi bàn vào cuối bữa.

Bốn trong số bảy đoạn video này tập trung vào ông Biden và ông Chính đang trò chuyện với nhau trong khi các nhà lãnh đạo khác đang dùng bữa.
Các nhà báo và các chuyên gia về báo chí ở Mỹ mà VOA tham vấn cho biết việc các cơ quan truyền thông đăng tải những nội dung hay hình ảnh từ một sự kiện vốn dĩ không cho báo chí tiếp cận không phải là điều bất thường. Tuy nhiên, họ nhìn thấy những vấn đề về tính chuyên nghiệp báo chí trong cách thức mà những đoạn video clip này được cho phép đăng tải.

Christina Bellantoni, giáo sư giảng dạy về tập quán chuyên nghiệp thuộc Trung tâm Truyền thông của Trường Báo chí Annenberg Đại học Nam California, nói dường như đã có sự vi phạm quy định về sự tiếp cận của báo chí do Nhà Trắng đặt ra cho các cơ quan truyền thông tường trình về bữa ăn tối hôm đó.

“Nó có quá nguy hiểm không? Không, dường như vấn đề có vẻ là thiếu lịch sự.”

“Nếu một phóng viên đến gặp tôi đề nghị viết bài về chuyện có một cuộc gặp gỡ và hai nhà lãnh đạo ăn uống và nói rằng họ sẽ gặp lại nhau trong tương lai và họ trò chuyện rất vui vẻ, tôi không chắc là tôi có cho đăng câu chuyện đó hay không,” bà Bellantoni, người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm phóng viên và biên tập viên tại các cơ quan báo chí ở Mỹ, nói.

“Nguồn lực thì hữu hạn nhưng có rất nhiều chuyện quan trọng hơn cần tường trình. Và về cơ bản, bạn nên tường trình những chuyện thật sự cần tìm tòi đưa tin, và soi sáng ở những nơi không có ánh sáng.”


[Image: 01460000-0aff-0242-dd6f-08da66d6ad7e_w650_r0_s.jpg]
Có hơn 800 cơ quan báo chí ở Việt Nam, theo thống kê của chính phủ, nhưng Đảng Cộng sản, các cơ quan chính phủ và quân đội nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát gần như toàn bộ.


Stacey Woelfel, giám đốc Trung tâm Jonathan B. Murray về Báo chí Kí sự thuộc Trường Báo chí Đại học Missouri, cho biết các cơ quan báo chí ở Mỹ có toàn quyền quyết định về việc đăng tải hoặc không đăng tải tư liệu do một bên thứ ba cung cấp. Các biên tập viên sẽ xem xét nội dung tư liệu này xem có đáng đưa tin hay không, có chân thật không và liệu đăng tải tư liệu này có phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của tòa soạn hay không, ông nói.


“Dường như không có sự minh bạch trong cách thức mà truyền thông nhà nước Việt Nam thu thập hoặc đăng tải nội dung của họ. Thông thường, truyền thông Mỹ sẽ nói rõ họ lấy được video như thế nào và từ đâu nếu không phải do chính họ làm ra,” ông nhận định. “Ngoại lệ sẽ là nếu video đến từ một nguồn bí mật (mà cơ quan báo chí không nêu tên), nhưng cơ quan báo chí này sẽ cho biết là video hoặc thông tin đến từ một nguồn ẩn danh.”

Chuyên gia này nói nếu như cơ quan báo chí đó nhận lệnh đăng tải video từ chính phủ thì “họ không còn là một cơ quan báo chí nữa theo định nghĩa thông thường và đạo đức báo chí không thực sự áp dụng” trong trường hợp này.

“Tôi nghĩ gọi đó là một cơ quan tuyên truyền sẽ là thỏa đáng,” ông Woelfel nói.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/phat-tan-...61318.html
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022

2022.07.15


[Image: 3e4902f7-42fb-4902-ba66-6c5f105bb936.jpeg]

Hôm 14 tháng 7, Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), một tổ chức phi chính phủ chuyên thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ nhà báo trên toàn thế giới, đã công bố danh sách chủ nhân của giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022.


Bốn nhà báo từ Châu Mỹ, Châu Âu, và Châu Á đã được vinh danh, trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang của Việt Nam.

Trong bản tin công bố trên website của tổ chức này, những nhà báo nhận giải năm nay được mô tả là đã phải chịu đựng những thử thách lớn lao như sự đàn áp và tấn công của chính quyền, và sự tù đày, trong lúc thực thi sứ mạng cung cấp tin tức độc lập.

Ngoài bà Phạm Đoan Trang, ba người khác cũng được trao giải năm nay gồm các nhà báo Niyaz Abdullah đến từ Iraq, Abraham Jiménez Enoa  đến từ Cuba, và Sevgil Musaieva đến từ Ukraine.

Trao đổi với Đài Á châu Tự do, ông Shawn Crispin, Đại diện Cấp cao của tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giải tại khu vực Đông Nam Á, cho biết lý do nhà báo Phạm Đoan Trang được trao giải năm nay:

Một điều rõ ràng đó là hiện giờ Trang đang ở trong tù, và trước đó đã phải đối mặt với sự sách nhiễu của chính quyền trong suốt nhiều năm, trước khi họ quyết định giam cầm cô bằng một bản án giả tạo.
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả đã theo dõi và cộng tác với Phạm Đoan Trang trong những năm qua, về các thách thức mà cô ấy phải đối mặt cũng như việc thúc đẩy tự do báo chí ở Việt Nam.
Trên hết, Trang là một nhà báo và đồng thời cô ấy cũng là một nhà hoạt động tích cực bảo vệ và cổ vũ cho tự do báo chí.”

Bị bắt hồi tháng 10 năm 2020 dưới cáo buộc “phát tán tài liệu chống nhà nước”, nhà báo Phạm Đoan Trang sau đó bị một toà án ở Hà Nội xét xử và kết án chín năm tù giam vào tháng 12 năm 2021. Hiện bà đang trong quá trình chờ xét xử phúc thẩm.

Ngoài những yếu tố liên quan đến cá nhân nhà báo Phạm Đoan Trang, ông Shawn Crispin cũng cho biết rằng tổ chức của ông cũng muốn thế giới chú ý hơn đến tình trạng đàn áp tự do báo chí ở Việt Nam nói chung, mà theo ông là rất tồi tệ:

Một phần lý do chúng tôi muốn kéo sự chú ý vào Việt Nam năm nay, và sử dụng trường hợp của Trang để tiêu biểu cho những mối hiểm nguy mà các nhà báo phải đối mặt, là vì con số nhà báo hiện đang bị giam trong các tù cao một cách bất thường.
Hàng năm, cứ vào mùng 1 tháng 12 thì CPJ lại công bố danh sách các nhà báo trên toàn thế giới đang bị cầm tù, và theo đó thì Việt Nam là nước đứng thứ năm trên thế giới về số lượng nhà báo đang ở tù.”

Theo thống kê của Uỷ ban Bảo vệ Ký giả thì hiện có 23 nhà báo đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam.

Nhà báo Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách bị cấm ở Việt Nam. Bà từng là phóng viên của một vài cơ quan truyền thông quốc doanh, sau đó đã cùng một vài nhà hoạt động khác sáng lập ra Luật Khoa Tạp Chí, một tờ báo tiếng Việt độc lập hiếm hoi ở quốc gia Cộng Sản.

Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập của Luật Khoa Tạp Chí, cho biết phản ứng trước tin nhà báo Phạm Đoan Trang được vinh danh:

Giải thưởng này một lần nữa minh định cho sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực của Đoan Trang với việc phát triển báo chí độc lập, cũng như việc dân chủ hoá ở Việt Nam.”

Ông cũng cho rằng việc chính quyền giam cầm bà Trang cho thấy xã hội và chế độ ở Việt Nam chưa hoà nhập được với thế giới văn minh, cụ thể là ở các giá trị như tự do báo chí và dân chủ. Từ sự kiện này, ông Long kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi cách nhìn nhận về báo chí độc lập:

Tôi nghĩ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng và chính quyền Việt Nam nói chúng nên bắt đầu coi tự do báo chí là một điều cần thiết, để khắc phục những vấn đề nội tại trong xã hội, để cải thiện vấn đề quản trị công và để đưa đất nước đi lên.
Hãy coi những nhà báo tự do, những nhà báo độc lập là đối tác trong tiến trình kiến quốc, và đừng coi họ là kẻ thù nữa.”

/* nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/viet...92414.html






[Image: K6bu1Jw.png]
Reply