Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

♩♪♫♬
2013, Nửa hồn tương chao. 
Đọc bên dưới giờ mới biết nửa hồn kia của ông Phạm Đình Chương là bà Khánh Ngọc.  Shy










Nữ ca sĩ từng phụ tình tác giả 'Nửa hồn thương đau' giờ ra sao?
Trong chương trình Chân dung cuộc tình, những câu chuyện liên quan đến cuộc hôn nhân đầu tiên của nhạc sĩ Phạm Đình Chương được hé lộ.
[Image: phuongdungcopy_lpxw.jpg]
Phương Dung hé lộ về nỗi đau của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sau khi ly hôn ca sĩ Khánh Ngọc
Tham gia chương trình, danh ca Phương Dung cho biết bà có dịp làm việc với Phạm Đình Chương sau khi ông chia tay người vợ đầu. Trong mắt Phương Dung, nam nhạc sĩ là một người dễ thương và hiền lành. Dù cuộc đời có nhiều niềm đau, tuy nhiên, ông vẫn đối xử với những người xung quanh rất dễ chịu. Đặc biệt, giai đoạn này, ông thân với nhạc sĩ Huỳnh Anh vì cả hai cùng hoàn cảnh bị vợ bỏ.

Nói về biến cố trong cuộc hôn nhân của Phạm Đình Chương và vợ cũ Khánh Ngọc, biên tập Minh Đức cho biết Phạm Đình Chương và Khánh Ngọc từng là một cặp đôi đẹp khiến nhiều người ngưỡng mộ. Phạm Đình Chương từng sáng tác khá nhiều bài tặng Khánh Ngọc, và cũng chính giọng hát của Khánh Ngọc lại đưa các nhạc phẩm của nam nhạc sĩ thăng hoa, đến gần hơn với công chúng. Khánh Ngọc không chỉ là ca sĩ mà còn là diễn viên nổi tiếng. Bà mang một vẻ đẹp rất hiện đại của phương Tây, luôn nổi bật trước đám đông.
Theo lời kể của biên tập Minh Đức, khi Phạm Đình Chương phát hiện ra câu chuyện tình cảm giữa vợ mình và anh rể, ông đã rất đau khổ và day dứt. Và cuối cùng, ông chọn cách chia tay. “Sau này trong hồi ức của những người trong cuộc thì đã có người kể lại câu chuyện này. Tất nhiên mỗi người đều có cách nói để không gây tổn thương cho người bên kia, nhưng đã có người nhận lỗi vì không tránh khỏi những phút yếu lòng. Rồi mọi chuyện cũng qua đi, tuy nhiên, có lẽ tổn thương với Phạm Đình Chương thì sẽ còn mãi bởi đó là mất niềm tin, là vết thương lòng sâu sắc, khó hàn gắn”, nam khách mời tiết lộ.
[Image: hoami_qdim.jpg]
Danh ca Họa Mi tái hiện lại ca khúc làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Nói về ca khúc được cho là sáng tác sau khi Phạm Đình Chương ly dị vợ, bài Nửa hồn thương đau, biên tập Minh Đức cho biết: “Thực ra bài hát được viết sau một quãng thời gian Phạm Đình Chương chìm đắm trong đau khổ. Ông đã chọn hai câu thơ cuối của Thanh Tâm Tuyền để phổ nhạc”. Về người vợ cũ đã gây ra cho Phạm Đình Chương những vết thương lòng khó hàn gắn, biên tập Minh Đức tiết lộ, hiện tại Khánh Ngọc đã ở tuổi 80, bà vẫn đẹp, vẫn rất thần thái và sắc sảo. Sau khi ly dị, bà sang Mỹ sống cùng người con chung là Phạm Thành. Anh làm ca sĩ, sản xuất âm nhạc. Còn về phần Khánh Ngọc, sau này bà kết hôn với một luật sư và có thêm con.

Sau thời gian hơn 10 năm chìm đắm trong men rượu để quên đi cuộc hôn nhân bất hạnh, nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng tái hôn với một người phụ nữ tên là Mỹ. “Đó là một người đàn bà đẹp và chấp nhận ở đằng sau hỗ trợ Phạm Đình Chương. Tôi luôn thán phục chị bởi chị là người đã rất can đảm đi vào cuộc đời của một người tưởng chừng đã đau khổ, buông xuôi hết và an ủi anh cho đến cuối cùng. Nhờ “tái sinh” trong cuộc hôn nhân này mà sau Phạm Đình Chương tiếp tục sáng tác và có được một gia tài âm nhạc đồ sộ như sau này chúng ta thấy”, danh ca Phương Dung cho biết.

/* nguồn: https://thanhnien.vn/nu-ca-si-tung-phu-t...10022.html
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Nhân hồi tưởng về ký ức xa xưa với thầy Phai ở Lục Sơn Thanh Khê, mình chợt nhớ ra bài này. Một bài hát không ai có thể quên. Bài này 5 cũng hát mười mấy năm rồi. Hôm nay chọn cách ôm lại (không phải ôn lại) ký ức một cách suồng sã trên mạng nhé. 

Đưa Em về dưới mưa, tấn em vô gốc dừa....  Shy.   
Không nhớ tấn em vô gốc dừa lúc nào, nhưng đứng gục đầu thành youtube clip là năm 2018. Đơn sơ.

 Xin mời cùng "ôm" với 5 trong nhạc phẩm.... EM HIỀN NHƯ MA SŒUR








Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên và người tình “hiền như Ma-soeur” – Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng…

Năm 14 tuổi, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên sáng tác bài thơ mang tên Khúc Tình Buồn để tặng cho người bạn gái xinh xắn học chung lớp ở trường Ngô Quyền (Biên Hòa) tên Duyên. Bài thơ này sau đó đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc Thà Như Giọt Mưa, khởi đầu sự kết hợp thành công rực rỡ của thơ – nhạc giữa Nguyễn Tất Nhiên và Phạm Duy. Nếu như những bài thơ viết cho Duyên thời niên thiếu thường là lời trách móc, hờn dỗi rất trẻ con, thì vào năm 18 tuổi, khi đã chín chắn hơn, ông đã sáng tác những lời thơ rất dịu dàng để tặng cho một cô nữ sinh học chung trường khác tên là Minh Thủy, người mà sau đó cũng là vợ ông: 

Ta vẫn nhớ trưa nào em ngồi hát
 Ta thèm hôn lên mắt tiểu thư buồn 
Ta vẫn ăn năn những lúc đón đường 
Em khó chịu mà thư nào cũng nhận  

Trong số những bài thơ viết cho Minh Thủy, có 2 bài được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng, đó là Hai Năm Tình Lận Đận và bài Em Hiền Như Ma Soeur. Trong đó, bài Em Hiền Như Ma Soeur gây ấn tượng mạnh với người nghe ngay từ tựa đề ca khúc. Tại sao lại là Ma Soeur?

[Image: emhiennhumaso1.jpg]

Dù là một người ngoại đạo nhưng trong thơ Nguyễn Tất Nhiên nhiều lần nhắc đến hình tượng của Thiên Chúa Giáo, có lẽ do ảnh hưởng từ mối tình đầu tiên của ông (Duyên) là một con chiên ngoan đạo. Còn về phần cô gái mang tên Minh Thuỷ, đây chắc hẳn là một cô gái rất hiền lành, dịu dàng, đoan trang nên mới được nhà thơ ví “hiền như Ma soeur”, nghĩa là giống như những nữ tu.

/* nguồn: https://nhacxua.vn/thi-si-nguyen-tat-nhi...huy-hoang/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-01-06, 12:25 AM)005 Wrote: Nhân hồi tưởng về ký ức xa xưa với thầy Phai ở Lục Sơn Thanh Khê, mình chợt nhớ ra bài này. Một bài hát không ai có thể quên. 

Anh 5 hát lúc nào cũng phải hay  Thumbs-up4

Bài này dĩ nhiên tôi phải nhớ mãi vì tôi đạo Chúa và cũng hơi ... lãng mạn nên lần đầu tiên được nghe bài này là mê ngay.

Nói tới ký ức xưa, anh nhớ đúng, đó là trường Mẫu Giáo Việt Nam từ mả đá đi vào con hẻm đó nó nằm bên tay phải. Tôi với nhỏ bạn đi tới đó đón em của cổ hoài nên biết.
Còn con hẻm có trường Minh Tân đứng gác ngay đầu, từ Nguyễn Tri Phương hứơng về Nguyễn Tiểu La nó nằm bên tay phải, tôi có học hè ở đó vì mê con nhỏ tên "Cao Vũ Như Vân", nhỏ đó ở trong hẻm có quầy cho mướn truyện "Tương Lai", tôi chơi với anh nhỏ nên biết nhỏ học hè ở đó nên về một hai xin ông bà bô cho đi học hè. Ông bà tui cũng ngạc nhiên vì thấy thằng con chăm học bất ngờ  Lol mà thật ra tui cũng thuộc loại học khá chưa bao giờ cần phải đi học hè nên ông già tui lại càng nghi ngờ nhưng vì tui đòi qúa nên phải chiều tui. Tui vô đó học là để dễ gặp "Cao Vũ Như Vân"  Wink , tôi và nhỏ đó đi trong con hẻm nhà anh không biết bao nhiêu là lần.

Nên nếu anh ở trong con hẻm có trường Minh Tân thì xác suất anh và tôi từng vô tình "đi ngang qua đời nhau" lại càng nhiều  Lol  .
Reply
Bài hát "Em hiền như Ma Soeur" nằm trong kỷ niệm tuổi học trò của Sầu too. Giờ biết ra ngày xưa mấy anh muốn cua cô nào cũng hát bài này  Rollin
Làm tưởng chỉ có mình hiền như Ma Soeur  Rolling-on-the-floor-laughing4
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
(2022-01-06, 07:29 PM)LýMạcSầu Wrote: Bài hát "Em hiền như Ma Soeur" nằm trong kỷ niệm tuổi học trò của Sầu too. Giờ biết ra ngày xưa mấy anh muốn cua cô nào cũng hát bài này  Rollin
Làm tưởng chỉ có mình hiền như Ma Soeur  Rolling-on-the-floor-laughing4

Nhưng hát cho cô đạo Chúa mới thấm.

Bữa nào anh phai hát Sầu nghe nha  Rolling-on-the-floor-laughing4  .
Reply
(2022-01-06, 07:35 PM)phai Wrote: Nhưng hát cho cô đạo Chúa mới thấm.

Bữa nào anh phai hát Sầu nghe nha  Rolling-on-the-floor-laughing4  .

Lol
Vấn thế gian, tình là chi...


Reply
(2022-01-06, 07:21 PM)phai Wrote: Anh 5 hát lúc nào cũng phải hay  Thumbs-up4

Bài này dĩ nhiên tôi phải nhớ mãi vì tôi đạo Chúa và cũng hơi ... lãng mạn nên lần đầu tiên được nghe bài này là mê ngay.

Nói tới ký ức xưa, anh nhớ đúng, đó là trường Mẫu Giáo Việt Nam từ mả đá đi vào con hẻm đó nó nằm bên tay phải. Tôi với nhỏ bạn đi tới đó đón em của cổ hoài nên biết.
Còn con hẻm có trường Minh Tân đứng gác ngay đầu, từ Nguyễn Tri Phương hứơng về Nguyễn Tiểu La nó nằm bên tay phải, tôi có học hè ở đó vì mê con nhỏ tên "Cao Vũ Như Vân", nhỏ đó ở trong hẻm có quầy cho mướn truyện "Tương Lai", tôi chơi với anh nhỏ nên biết nhỏ học hè ở đó nên về một hai xin ông bà bô cho đi học hè. Ông bà tui cũng ngạc nhiên vì thấy thằng con chăm học bất ngờ  Lol mà thật ra tui cũng thuộc loại học khá chưa bao giờ cần phải đi học hè nên ông già tui lại càng nghi ngờ nhưng vì tui đòi qúa nên phải chiều tui. Tui vô đó học là để dễ gặp "Cao Vũ Như Vân"  Wink , tôi và nhỏ đó đi trong con hẻm nhà anh không biết bao nhiêu là lần.

Nên nếu anh ở trong con hẻm có trường Minh Tân thì xác suất anh và tôi từng vô tình "đi ngang qua đời nhau" lại càng nhiều  Lol  .

 Chà, Cao Vũ Như Vân giờ mà qua Gia Nã Đại thành Cao Vũ Như Tuyết rồi. Nhà tui trong hẽm đó là "hàng độc", trước nhà có cây mít very nhiều kiến lửa. Happy-smiley-emoticon 

Anh kể Cao Vũ Như Vân để tui kể Marie Sến.

Thời đó người ta vẫn còn khắc nghiệt với con lai, không bao dung như bây giờ, cách nhà tui 2 căn có cô cổ làm ma ni căng, rồi có con gái lai. Con cổ đặt tên là Marie, trong xóm bọn tụi tui láu cá, cứ gọi nó là Marie sến. Không biết tại sao, chắc có người lớn vẽ đường cho hươu chạy, chứ ai mà biết Marie sến. Con bé có đôi mắt to như mắt con nai, nhưng đâu có tròng xanh. Vẫn đen lay láy nhưng mũi cao đụng người nào đứng gần. Đẹp quá trời mà cứ bị tụi nhỏ trong hẻm chọc. Giờ nghĩ lại thấy tội nghiệp ghê. Đứa bé sinh ra không thể chọn cha mẹ, lại bị đời hất hủi. Bây giờ mà gặp Marie sến thề sẽ tạ tội liền.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
2013, Dù Nắng Có Mong Manh. Một giai điệu buồn bã trong tiết tấu Rhumba, thường được người đời gọi là Boléro, nhưng lại quyến rũ đến như thế. Có lẽ bài hòa âm không dồn dập nét sến, không mang âm hưởng tỉ tê. Nhưng vẫn thê lương.  Shy  




[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
2012, Ai Đưa Em Về 




[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
2012, Tuyết Trắng 








Tiểu sử nhạc sĩ trần thiện thanh


Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một nhạc sĩ Việt Nam chuyên viết về nhạc trữ tình. Bút hiệu ông thường dùng là TTT nhưng thỉnh thoảng ông cũng ký tên Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, đã tử trận). Ông còn là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Nhật Trường.

Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết. Ông đến Sài Gòn năm 1958 và chẳng bao lâu giọng hát trau chuốt của ông được giới yêu nhạc Sài Gòn yêu mến ngay.

Ông nguyên là giáo viên trung học, tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ năm 1965 cho đến cuối tháng tư năm 1975. Ông làm việc tại Ðài Phát thanh và sau đó Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của Đài và sau năm 1968 ông còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.

Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thâu băng tên là “Tiếng hát đôi mươi”. Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi (“nữ hoàng” của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức Quang, Ngô Mạnh Thu, Miên Đức Thắng, Bùi Công Thuấn) hát phụ họa cùng với ông.

Trong những năm cuối thập niên 1960, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính. Ông hoạt động rất nhiều với các đài phát thanh và truyền hình Việt Nam thời đó. Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay ca diễn với Thanh Lan.

Đầu thập niên 1970, ông thực hiện một số nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương trong đó ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Lúc đó, Nhật Trường và Thanh Lan thường hát chung với nhau. Đây là một tiết mục rất ăn khách trên TV thời đó. Loạt nhạc cảnh này cũng được thâu thành phim với tên Trên đỉnh mùa đông.

Hai chủ đề lớn trong sáng tác của ông là tình yêu và tình lính. Ông sáng tác nhiều nhạc về lính, nhưng nhạc lính của ông thường không có thù hận, gay gắt hoặc kích động, thúc quân hoặc u uất, bi thảm mà nhạc của ông thường trong sáng vui tươi làm thi vị hóa và lãng mạn hóa đời lính gian khổ.

Sau 1975, ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị chính quyền cộng sản cấm hoạt động. Tới năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại. Tuy nhiên, ông từ chối làm việc dưới chế độ mới.

Trong những năm ít xuất hiện trên sân khấu, Trần Thiện Thanh vẫn soạn nhạc. Tới năm 1993 thì ông sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết duyên với nữ ca sĩ Mỹ Lan.

Trần Thiện Thanh bị ung thư phổi. Ông mất vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Westminster (Quận Cam, Hoa Kỳ).

Nhạc của trần thiện thanh
Trần Thiện Thanh sáng tác khoảng 100 ca khúc, trong số đó có những bài nổi tiếng như:
Ai nói yêu em đêm nay
Anh không chết đâu anh (vinh danh Đại úy Nguyễn Văn Đương)
Anh về với em
Bảy ngày đợi mong
Biển mặn (đây là tác phẩm gần như kể về cuộc đời nhạc sĩ Trần Thiện Thanh)
Chiếc áo bà ba (mang âm hưởng dân ca)
Chiều trên phá Tam Giang
Chuyện hẹn hò
Chuyến đi về sáng (viết chung với Mạnh Phát)
Đám cưới đầu xuân
Hoa biển (viết tặng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa – sáng tác chung với Anh Thy, tên thật là Phạm Văn Khổn, cố chuẩn úy nhất hải quân)
Người yêu tôi khóc
Không bao giờ ngăn cách
Lâu đài tình ái
Mùa đông của anh
Mười sáu trăng tròn
Người chết trở về
Người ở lại Charlie (vinh danh Đại tá Nguyễn Đình Bảo)
Rừng lá thấp (viết tặng Đại Úy Vũ Mạnh Hùng hy sinh trên cầu sông Thị Nghè)
Tình có như không
Tình thư của lính (sáng tác trong biến cố Tết Mậu Thân 1968. Trong dịp này ông là Trung đội trưởng Trung đội ứng chiến phòng thủ Biệt Khu Thủ Đô)
Tình đầu tình cuối
Trên đỉnh mùa đông
Tình thiên thu (Chuyện tình Mộng Thường)
Từ đó em buồn
Tuyết trắng (viết tặng Không quân Việt Nam Cộng Hòa)
Yêu
Thông Tin Thêm
Có lần Trần Thiện Thanh được hỏi vì sao ông chọn tên Nhật Trường. Ông trả lời: “Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho. Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là … ngày dài.”

Sau khi định cư ở Hoa Kỳ, Trần Thiện Thanh gom bài Người bên lề cõi sống cùng với các bản khác như Đôi tiếng tự do, Từ nửa vòng trái đất, Ở giữa muộn phiền, Trại cấm,… để làm thành CD Đôi tiếng tự do.

Năm 2006, Trung tâm Asia có thực hiện chương trình đặc biệt Nhật Trường Trần Thiện Thanh – Anh không chết đâu anh (Asia DVD 50) và năm 2009 thực hiện chương trình “Nhật Trường – Trần Thiện Thanh 2” (Asia DVD 61), để vinh danh ông.

Một người con trai ông là Trần Thiện Anh Chương, khi đi hát có lấy tên là Anh Chương hoặc Nhật Chương, đôi khi lấy tên là Trần Thiện Thanh Toàn (để nhớ chú) nhưng sau này khi làm việc trong vai trò ký giả thì chỉ lấy tên là Thanh Toàn, hiện cộng tác với đài truyền hình SBTN và Trung tâm Asia.

Hiện nay, tại Việt Nam, chỉ có một số ít ca khúc của ông được phép lưu hành chính thức như Chiếc áo bà ba, Tình đầu tình cuối, Gặp nhau làm ngơ, Bảy ngày đợi mong… Từ năm 2000, nhạc của Trần Thiện Thanh không còn được cấp phép nữa.

Nguồn: https://forum.tkaraoke.com/tkf_postst223...px#post344
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Một bài hát thật buồn: "Trên đống bỏ hoang mà lầm thiên đàng"








NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐI NHẶT MẶT TRỜI ( NHẠC SĨ VĂN ĐÔNG ĐỨC TIẾN )

Đó là một bài tình ca buồn với giai điệu và ca từ đẹp như một liều thuốc để xoa dịu những buồn phiền trong đời sống. Từ Việt Nam, bài hát được gởi đi và giành giải nhất trong một cuộc thi sáng tác ca khúc của cộng đồng người Việt ở hải ngoại ( Trích Báo Mới )
Khi nghe nhạc phẩm này do Ca sĩ Thiên Kim biểu diễn . Tôi hình dung tác giả nhạc phẩm này phải là một Nhac Sĩ đã nhiều năm chất chồng trên cái sự nghiệp không được thành công cho lắm . Trải nghiệm những thất bại , Những chao đảo trong cuộc sống mới có thể đạt những ngôn từ như đã thể hiện trong lời bài hát " NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐI NHẶT MẶT TRỜI

Nhưng thật bất ngời trong đêm Live show của Anh Khoa và Thu Hương tại Tiêng Xưa Cabaret đêm qua có một chàng trai trẻ được ca sĩ Thu Hương giới thiệu là tác giả nhạc phẩm " Người đàn bà đi nhặt mặt trời .sau khi Thu Hương thể hiện nhạc phẩm này .

Không như những gì tôi nghỉ mà là một chàng trai trẻ . Một Rapper hẳn hỏi vẫn Hiên nay Văn Đông Đức Tiếng hằng đêm cùng bạn bè trở về vói dòng nhạc tình mặc dù vẫn luôn đau đáu trong tâm có một ngày sẽ quay về với Rap sẽ không bỏ Rap
Ước mong sao trong thời gian xa Rap Đức Tiến sáng tác thêm vài nhạc phẩm đã chạm vào trái tim của những người yêu nhạc khó tính nhât như " Người Đàn Bà đi Nhặt Mặt Trời " Đức tiến Nhé - Cám ơn cái tựa bài hát đã làm " Khó chịu " rất nhiều người trong đó có tôi . Vi chỉ cần cái tên của bài hát này Đức Tiên đà thành công .( By Xuân Hòa )

LỜI BÀI HÁT NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐI NHẶT MẶT TRỜI !

Người đàn bà đi nhặt mặt trời 
Trên đống bỏ hoang của loài người 
Màn đêm che lối 
Tưởng rằng nắng tươi 
Sương đọng trên lá 
Ngỡ giọt nắng rơi 
Quên hết vì đâu 
Đời mình nên tội
Người đàn bà đi nhặt cuộc tình 
Không nhớ người quen bỏ mặc mình 
Tuổi xanh khát nắng 
Giữa đời cháy da 
Đưa mặt lên khóc 
Thương tình xót xa 
Hay khóc người xưa 
Lệ nào cho vừa
Người đàn bà đi nhặt đời mình
 Trên đống bỏ hoang đầy tội tình 
Cỏ cây như đưa 
Mơ hồ biết đâu 
Con đường đêm vắng 
Côn trùng ruỗi nhau 
Chia chát niềm đau 
Đời người phai mau
Người đàn bà đi nhặt mặt trời
 Hong ấm tình yêu của loài người 
Buồn thương nơi ấy 
Có người hóa điên 
Quen mùi chăn gối 
Nhưng chẳng nhớ tên 
Trên đống bỏ hoang mà lầm thiên đàng
Trên đống bỏ hoang mà lầm thiên đàng

Cảm hứng của anh khi viết Người đàn bà đi nhặt mặt trời là gì?

Tôi đã bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ với ánh mắt mỏi mòn tại nhà chờ xe buýt, những cô gái trong bóng đêm, những người đàn bà nhặt rác. Lúc đó, tôi cảm thấy mình phải chia sẻ với họ. Và bài hát Người đàn bà đi nhặt mặt trời là một sự chia sẻ. Mặt trời chính là hạnh phúc. Và những người phụ nữ tôi gặp đã bất hạnh không có được hạnh phúc. Họ phải đi nhặt nhạnh hạnh phúc của người khác vương vãi. Không ít người trong họ tự đánh mất hạnh phúc của mình. Họ từng sống với những ước mơ. Chính những ước mơ viễn vông như là “tuổi xanh khát nắng” nhưng “đời cháy da” đã thiêu chết họ. Người phụ nữ như đứng “trên đống bỏ hoang mà lầm thiên đàng”. Bài hát không có điệp khúc? Ngay từ đầu, bài hát đã không có điệp khúc. Sau này, tôi cố gắng thêm điệp khúc vào, nhưng không thể. Người đàn bà đi nhặt mặt trời chỉ có phiên khúc với những lời xoa dịu nỗi đau. Có lẽ số phận của Người đàn bà đi nhặt mặt trời không có điệp khúc. Nó như một dòng chảy êm đềm nhưng đầy chua xót. Sau thành công của Người đàn bà đi nhặt mặt trời, Đức Tiến sẽ mạnh dạn lấn sân qua lĩnh vực tình ca? Đã gần 1 năm nay tôi không còn hát rap trên sân khấu. Nhưng nhạc rap là máu trong người của tôi. Rap sẽ không bỏ tôi cũng như tôi không bao giờ bỏ rap. Tôi sẽ trở lại với vai trò là một rapper mang triết lý sống đến cho đám đông, chứ không dừng lại là một người hát rap như trước đây. Còn những bài tình ca thể hiện tiến trình sống. Nó thẩm thấu vào tôi. Tôi không có lý do gì để giấu nó cả. Tôi sẽ đem nó chia sẻ với mọi người. Tôi đã hợp cùng với anh Trần Huân, Trần Lê Quang thành nhóm du ca Gió. Chúng tôi sẽ trình diễn tại những không gian nhỏ, chỉ với cây đàn gitar và những tiếng hát mộc mạc. Chúng tôi muốn một sự chia sẻ đồng điệu. Cảm ơn Đức Tiến ( by phạm ngọ )

/* nguồn: https://vi-vn.facebook.com/phongtratieng...253701517/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Chính tác giả trình bày:

 

[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-01-13, 11:45 PM)005 Wrote: Một bài hát thật buồn: "Trên đống bỏ hoang mà lầm thiên đàng"



NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐI NHẶT MẶT TRỜI ( NHẠC SĨ VĂN ĐÔNG ĐỨC TIẾN )

Muội biết Đức Tiến cách đây 10 năm, lúc đó Đức Tiến, Tuấn Khanh (trẻ) và Trần Huân là bộ ba những nhạc sĩ trẻ muốn thoát vòng kềm kẹp kiểm duyệt của nhà nước.  Có một dạo Đức Tiến cũng lên tiếng cho TNCT nhưng bị "cảnh cáo" sao đấy mà anh ấy biến mất chỉ chú tâm vào nhạc.  Muội nghĩ huynh còn nhớ bài "DMCS" của Nah, lúc đó ở VN đã dấy lên phong trào cho nhạc sĩ VN "thức tỉnh", sáng tác bạo hơn.  Nhưng rồi, họ cũng bị "cảnh cáo" rồi im lặng cho yên, chỉ có Tuấn Khanh là còn sắt thép, sang Mỹ gặp gỡ anh em bên này và vẫn thường xuyên viết bài "chính trị".    Shy
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2022-01-14, 12:03 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Muội biết Đức Tiến cách đây 10 năm, lúc đó Đức Tiến, Tuấn Khanh (trẻ) và Trần Huân là bộ ba những nhạc sĩ trẻ muốn thoát vòng kềm kẹp kiểm duyệt của nhà nước.  Có một dạo Đức Tiến cũng lên tiếng cho TNCT nhưng bị "cảnh cáo" sao đấy mà anh ấy biến mất chỉ chú tâm vào nhạc.  Muội nghĩ huynh còn nhớ bài "DMCS" của Nah, lúc đó ở VN đã dấy lên phong trào cho nhạc sĩ VN "thức tỉnh", sáng tác bạo hơn.  Nhưng rồi, họ cũng bị "cảnh cáo" rồi im lặng cho yên, chỉ có Tuấn Khanh là còn sắt thép, sang Mỹ gặp gỡ anh em bên này và vẫn thường xuyên viết bài "chính trị".    Shy

 Ya, trong bài 5 vừa dán, Tuấn Khanh "gai góc" chơi dương cầm và thổi sáo. 5 cũng chưa hiểu vì sao Tuấn Khanh chưa bị bắt. Hay Tuấn Khanh đã sống ở hải ngoại chăng?  Một cây viết có tâm, phản biện xã hội như Tuấn Khanh mà nhà cầm quyền VN để yên hơi khó tưởng tượng.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-01-14, 12:07 AM)005 Wrote:  Ya, trong bài 5 vừa dán, Tuấn Khanh "gai góc" chơi dương cầm và thổi sáo. 5 cũng chưa hiểu vì sao Tuấn Khanh chưa bị bắt. Hay Tuấn Khanh đã sống ở hải ngoại chăng?  Một cây viết có tâm, phản biện xã hội như Tuấn Khanh mà nhà cầm quyền VN để yên hơi khó tưởng tượng.

Dạ nếu so ra thì sức ảnh hưởng của TK chưa đủ "đáng sợ" với bọn chúng bằng VK hay TVAB.  TVAB từ ngày được thả cậu ấy cũng sống im lặng, TK viết bài nhưng cũng còn nhẹ nhẹ thôi, tương lai mình chưa biết được, vợ Huỳnh Ngọc Chênh còn bị bắt thì ai mà chúng từ, chỉ là thời gian và ăn thua ván cờ chúng cần đi quân nào thôi.  Chúng cũng để Đoan Trang thong dong một thời gian, xuất bản được mấy quyển sách rồi mới cùm.  Những người có sức ảnh hưởng lớn thì ăn cơm tù hết rồi, những người còn lại ở ngoài kg nhiều.  

PS.  Ngũ ca hát bài này xúc động quá, làm người nghe ray rứt lắm luôn...  Tulip4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply