Posts: 1,549
Threads: 85
Likes Received: 940 in 526 posts
Likes Given: 678
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
(2021-10-01, 01:32 PM)LýMạcSầu Wrote: Chốn này hoang vu như đức tin tôi xơ xác.
Tuần qua, cô bạn dể thương liên lạc hỏi thăm, tôi kể cô nghe những gì đã xảy ra trong thời gian qua, những ơn lành trong cơn bão giông cuộc đời, mà sau khi lắng dịu đôi chút, mới hiểu ra những an bài kỳ diệu của Chúa và tình yêu thương vô bờ bến của Mẹ Maria, dù tôi bất xứng. Cô bạn nói, Mẹ gửi em tới nhắc nhở chị, nhớ lần chuỗi tạ ơn, chị có tin vậy không? Tôi tin chứ, vì mọi việc xảy ra trong đời đều có mục đích của nó, nếu mình chịu nhận ra.
Một người bạn khác đã nói, có người đi qua thử thách lớn lao, sẽ tiếp tục giữ vững đức tin mạnh mẽ, nhưng có người sẽ buông xuôi, lạc lối. Và tôi là người đã buông tay để mình rơi vào vực thẳm, thay vì vững tin trước bao sóng gió. Vẫn không có lời giải thích tại sao. Tôi nghỉ tôi không cần giải thích với ai, tôi chỉ cần Chúa và Mẹ hiểu lòng tôi.
Tháng Mân Côi lại về, tôi nhớ nhóm lần chuỗi xưa và tôi của ngày xa xưa ấy. Không biết đến bao giờ tâm tôi bình lặng đủ để tiếp tục lần chuỗi Mân Côi.
Tôi và Mẹ, ai buồn hơn ai?
Tha thứ cho con! 😥🙏
Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi. Có Ðức Mẹ Chúa Trời, hiện ra uy linh sáng chói. Mẹ nhắn nhủ người đời: "Hãy mau ăn năn đền bồi, hãy tôn sùng Mẫu Tâm, hãy năng lần hạt Mân Côi."
ÐK. Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ơi! Con vâng nghe Mẹ rồi. Sớm chiều từ nay thống thối. Mẹ Maria ơi! Xin Mẹ đoái thương nhận lời, cho Nước Việt xinh tươi, đức tin sáng ngời.
2. Ðôi môi như hoa cười, Mẹ Maria vui tươi. Có biết bao lớp người, gần xa đua nhau bước tới. Lòng trút khỏi ngậm ngùi, mắt khô đôi suối lệ đời. Ngước trông về Mẫu Tâm, sống bên tình Mẹ yên vui
Lý Mạc Sầu
Bạn mở thread này, là đã được Mẹ nhắc nhở bạn hãy nhớ lần chuỗi Mân Côi.
Chúc bạn và gia đình nhiều ơn lành Chúa Mẹ ban qua lời kinh Mân Côi.
Share với LMS và các bạn bài này
Lòng mến mộ Đức Ma-ri-a của nhà thơ Hàn Mặc Tử
Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/09/1912 ở làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, tỉnh Đồng Hới, Quảng Bình. Cha mất sớm,ông sống thời niên thiếu nghèo cùng gia đình, học tiểu học ở Quy Nhơn, học trung học ở Huế. Sau này có thời gian ông vào Nam làm việc (1934-1935). Ông trở ra Quy Nhơn, phát hiện mắc bệnh phong 1936, chữa trị không đúng, bệnh phát nặng, vào nhà thương Quy Hoà và qua đời ở đó ngày 11/11/1940.
Ông Nguyễn Bá Tín, em của nhà thơ diễn nghĩa bút hiệu của anh mình: “Bút hiệu Hàn Mặc Tử, trước hết vì anh tự nhận là nhà thơ nghèo nàn: chữ Hàn của anh là nghèo, không phải là lạnh ; chữ Mặc là thỏi mực, ngụ ý tao nhân mặc khách…Hàn Mặc Tử có ý nghĩa một thi sĩ nghèo nàn nhưng tình thương rộng rãi bao la”.
1 - Hàn Mặc Tử-nhà thơ của Đức tin Công giáo
Ông đã chuyển hoá đức tin thành sự tin tưởng vào sứ mệnh của nhà thơ: “Đức Chúa Trời đã tạo ra trăng, hoa, nhạc, hương, là để cho người đời hưởng thụ, nhưng người đời u mê, phần nhiều không biết tận hưởng một cách say sưa, và nhân đấy, chiêm nghiệm lẽ mầu nhiệm, phép tắc của Đấng Chí Tôn. Vì thế, trừ hai loài trọng vọng là thiên thần và loài người ta, Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa: loài thi sĩ. Loài này là những bông hoa rất quý và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mạng rất thiêng liêng: phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời đã gây nên, ca ngợi quyền phép của người, và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho và rất tinh sạch. Bởi muốn cho loài thi sĩ làm tròn nhiệm vụ ở thế gian này, nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn đời. Người bắt chúng phải mua bằng giá máu, luôn luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình”. (Thư gửi cho Trọng Miên: Quan niệm về Thơ)
Với đức tin này, Hàn Mặc Tử luôn hướng hồn thơ “tin, cậy, mến” của mình về Thiên Chúa và đặc biệt ông rất yêu mến và tôn sùng Đức Ma-ri-a.
2 - Hàn Mặc Tử - thăng hoa trong đau khổ
Cuộc đời của nhà thơ tài hoa mệnh bạc thật ngắn ngủi (28 năm), quãng thời gian trong sáng, an vui không được bao lâu (đến 23 tuổi) thì phát bệnh phong, chữa trị không đúng nơi, sai lầm đưa đến tàn phá cơ thể và bệnh phong càng ngày càng nặng. Sau đó là thời gian đau đớn hành hạ thể xác, tủi cực vì bị xa lánh, thi nhân đã đổ hết bao nhiêu nguồn máu lệ, đã từng uống mật đắng, cười nói, gào thét để giải thoát tâm tư. Tập thơ “Đau thương” - “Thơ Điên” là những tiếng thơ thống thiết, bi thảm của một người biết mình mang án tử. Nhưng khi ý thức rằng mình không còn hy vọng sống lâu, Hàn Mặc Tử đã tìm lại đức tin của ông, tập thơ “Xuân Như Ý” thanh thoát, thăng hoa, đau khổ đã không dìm ông xuống vực sâu nhưng đưa ông lên gần Thiên Chúa.
Theo học giả Thái Văn Kiểm, “Xuân Như Ý” là mùa xuân của Sáng Thế Ký, lúc mà vũ trụ sơ khai, linh khí của Thượng Đế chập chờn trên nước. Mùa xuân vĩnh viễn đó đầy rẫy những lời nguyện cầu của Thánh Kinh, hương lạ mê ly, âm thanh mầu nhiệm, tất cả chìm ngập trong bể hào quang và trong tinh hoa của thi vị. Lòng tin tưởng ở Thượng Đế đã chứng giám, an ủi cho những nỗi thống khổ của Hàn Mặc Tử và giúp cho thi tài được hoàn toàn thành tựu. “Xuân Như Ý” được xem như tập thơ có giá trị hơn hết trong tất cả những thi phẩm của Hàn.”
Quote:“Cả trời bỗng diêu diêu như báu vỡ:
Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm,
Mà ta ngỡ đấng Tiên Tri muôn thuở
Giữa đêm nay còn đứng giảng Phúc Âm.
Tứ thời xuân! Tứ thời xuân non nước!
Phút thiêng liêng nhuần gội áng thiều quang
Thiên hạ bình, và trời tuôn ơn phước
Như triều thiên vờn lượn khắp không gian.”
(Nguồn thơm)
“Tôi van lơn thầm nguyện Chúa Giê-su
Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối
Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi
Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng
Trong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng.”
(Đêm xuân cầu nguyện)
Lòng tin tưởng, phó thác đã mang bình an cho tâm hồn và ông hy vọng mình bay lên mãi như cánh chim phượng hoàng “đậu trên triều thiên ngời chói vạn hào quang.” (Ave Maria)
3 - Hàn Mặc Tử - lòng mến mộ Đức Maria
Ông Nguyễn Văn Xê, một người bệnh cùng ở nhà thương phong Quy Hoà với nhà thơ Hàn Mặc Tử và gần gũi với ông những tháng ngày cuối đời, đã nhớ về ông như một con chiên đức hạnh, sốt sắng và yêu mến, tôn sùng Đức Ma-ri-a. Tràng chuỗi Mân Côi luôn có bên mình, ông kín đáo để tay trong túi áo mà lần hạt, đọc kinh mỗi ngày nhiều lần. Hàn Mặc Tử đã tìm đến, phó thác nỗi đau đớn thể xác và buồn tủi tinh thần vào Đức Ma-ri-a. Bàn tay ông đã biến dạng, co quắp tưởng như không giữ được tràng chuỗi nhưng ông vẫn luôn tin tưởng, liên lỉ lần hạt và say đắm trong lời Kinh Kính Mừng:
Quote:“Đây rồi! Đây rồi! Chuỗi ngọc vàng kinh
Thơ cầu nguyện là thơ quân tử ý
Trượng phu lời và tông đồ triết lý
Là nguồn trăng yêu mến Nữ Đồng Trinh.”
“Để ca tụng bằng hương hoa sáng láng,
Bằng tràng hạt, bằng sao mai chiếu rạng…”
(Ave Maria)
Quote:“Hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gió
Hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao.”
(Xuân Như Ý)
Đức Ma-ri-a như một vầng trăng tuyệt đẹp, vầng trăng dịu dàng bên nhà thơ Hàn Mặc Tử “Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm”. “Là nguồn trăng yêu mến Nữ Đồng Trinh”. (Một sự éo le, ngang trái như một nghiệt ngã với nhà thơ là Hàn Mặc Tử rất yêu trăng, nhiều tác phẩm của ông viết về vẻ đẹp, thơ mộng của trăng, trăng là nét đặc biệt trong thơ của ông nhưng từ lúc bị bệnh phong, mỗi lúc trăng tròn lại là lúc ông bị đau đớn dày vò “như mê man chết điếng”.)
Thân xác ông đang dần bị tàn phá, huỷ hoại, đau đớn tột cùng thì thần trí ông như rung cảm, khai thông để reo như châu ngọc, thơm tho như hương hoa, sáng láng như sao mai…Bài thơ Ave Maria được ông sáng tác như một bài thơ đắc ý nhất trong cuộc đời ông, bài trường ca xuất thần như được thánh hoá, chấp cánh: “thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu”…
Quote:"Như song Lộc triều nguyên ơn phước cả
Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng
Thơm tho bay cho đến cõi Thiên Đàng
Huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể
Và Tổng lãnh Thiên thần quỳ lạy Mẹ
Tung hô câu đường hạ ngớp châu sa
Hương xông lên lời ca ngợi sum hoà
Trí miêu duệ của muôn vì rất thánh.
Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh!
Run như run thần tử thấy long nhan.
Run như run hơi thở chạm tơ vàng...
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.
Lạy Bà là Đấng trinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi.
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm luỵ vừa trải qua dưới thế.
Tôi cảm động rưng rưng hai hàng lệ
Dòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ
But tôi reo như châu ngọc đền vua
Trí tôi hớp bao nhiêu là khí vị
Và trong miệng ngậm câu ca huyền bí
Và trong tay nắm một nạm hoà quang
Tôi no rồi ơn võ lộ hoà chan.
Tấu lạy Bà. Bà rất nhiều phép lạ
Ngọc như Ý vô tri còn biết cả
Huống chi tôi là Thánh thể kết tinh
Tôi ưa nhìn Bắc Đẩu rạng bình minh
Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới
Sáng nhiều quá cho thanh âm vời vợi
Thơm dường bao cho miệng lưỡi không khen
Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-en
Khi người xuống truyền tin cho Thánh Nữ
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú
Người có nghe náo động cả muôn trời
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca tụng - bằng hương hoa sáng láng
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng
Một đêm xuân rất đỗi anh linh
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập
Cả Hàn Giang, cả màu sắc thiên không
Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng
Cho sốt sắng, cho đê mê nguyện ước.
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tơ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu
Cho vỡ lở cả muôn nghìn tinh đẩu
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng
Lòng vua chúa cũng như lòng thê thứ
Sẽ ngất ngây bởi chưng thư đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi.
Phượng Trì, Phượng Trì, Phượng Trì, Phượng Trì
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đâu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang".
Nhà thơ Hàn Mặc Tử sùng kính Đức Ma-ri-a sâu sắc đến mức tưởng như được diện kiếnMẹ, điều có lẽ ông hằng mong ước, nhưng khi trong giây phút xuất thần “thấy long nhan” Mẹ, ông run rẩy, ớn lạnh vì bất ngờ, vì bất xứng, vì Thánh Nhan cao đẹp của Đức Ma-ri-a? Nhưng trước sau “lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến” của một đứa con đang chịu nhiều nỗi đau, xúc động trước sự thương yêu, quan tâm của Mẹ “giàu nhân đức”.
Hàn Mặc Tử không dấu Mẹ “cơn lâm luỵ vừa trải qua dưới thế” của ông, ông dâng cuộc đời thương đau, “da thịt sượng sần và tê điếng” của mình, “là nguồn đau chầu lạy Nữ Đồng Trinh”. “Ông giữ niềm cậy trông và “cảm động rưng rưng hai hàng lệ”. Nguồn đau của ông đã trở thành nguồn thơ lai láng, sốt sắng, huyền bí, siêu phàm.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử sùng kính Đức Ma-ri-a sâu sắc đến mức tưởng như được diện kiến Mẹ, điều có lẽ ông hằng mong ước, nhưng khi trong giây phút xuất thần “thấy long nhan” Mẹ, ông run rẩy, ớn lạnh vì bất ngờ, vì bất xứng, vì Thánh Nhan cao đẹp của Đức Ma-ri-a? Nhưng trước sau “lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến” của một đứa con đang chịu nhiều nỗi đau, xúc động trước sự thương yêu, quan tâm của Mẹ “giàu nhân đức”.
Hàn Mặc Tử không dấu Mẹ “cơn lâm luỵ vừa trải qua dưới thế” của ông, ông dâng cuộc đời thương đau, “da thịt sượng sần và tê điếng” của mình, “là nguồn đau chầu lạy Nữ Đồng Trinh”. “Ông giữ niềm cậy trông và “cảm động rưng rưng hai hàng lệ”. Nguồn đau của ông đã trở thành nguồn thơ lai láng, sốt sắng, huyền bí, siêu phàm.
Quote:"Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ
Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi".
Dù xác thân bị cơn đau hành hạ nhưng lòng yêu mến Đức Ma-ri-a đã làm cho nhà thơ say sưa, bay bổng, « reo trong hồn, trong mạch máu, vỡ lở, đê mê, ngây ngất » trong tình thương, ơn phước thiêng liêng của Mẹ Sầu Bi. Mẹ Sầu Bi (Pièta) đau đớn nhìn Đức Giê-su bị đóng đinh và âu yếm ôm lấy xác của Người vừa được hạ xuống khỏi Thập giá. Một chủ đề của nghệ thuật Ki-tô giáo tạo nên những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp thể hiện vẻ đẹp nội tâm của Đức Ma-ri-a – Mẹ Sầu Bi.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử vô cùng tài hoa đã sáng tác hơn 2 trăm tác phẩm dù chỉ sống vỏn vẹn 28 năm. Bệnh phong, những mối tình bất thành, sự xa lánh của người đời, những đau đớn vì bệnh tật… đã tạo cảm hứng cho những bài thơ ca tuyệt đẹp, huyền bí, điên cuồng… của ông. Nhưng trong sâu thẳm và tinh tuyền, nhà thơ vẫn là một Hàn Mặc Tử có đức tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, yêu mến, tôn kính Đức Ma-ri-a, siêng năng lần chuỗi Mân Côi và « Ave Maria » là bài kinh Kính Mừng của ông riêng dâng cho Đức Mẹ Sầu Bi, người Mẹ từ ái của những tâm hồn đau khổ và phó thác.
Thérèse TB
‘𝐒ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐧𝐡ư 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐬ư 𝐭ử. 𝐁ạ𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐛ả𝐨 𝐯ệ 𝐧ó. Để 𝐧ó 𝐪𝐮𝐚 đ𝐢. 𝐍ó 𝐬ẽ 𝐭ự 𝐯ệ.’
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.
Posts: 1,549
Threads: 85
Likes Received: 940 in 526 posts
Likes Given: 678
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
‘𝐒ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐧𝐡ư 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐬ư 𝐭ử. 𝐁ạ𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐛ả𝐨 𝐯ệ 𝐧ó. Để 𝐧ó 𝐪𝐮𝐚 đ𝐢. 𝐍ó 𝐬ẽ 𝐭ự 𝐯ệ.’
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.
Posts: 1,549
Threads: 85
Likes Received: 940 in 526 posts
Likes Given: 678
Joined: Jul 2021
Reputation:
50
Việc LẦN CHUỖI MÂN CÔI...
Theo Tinh Thần Tông Thư “Kinh Mân Côi Kính Đức Trinh Nữ Maria”
(Rosarium Virginis Mariae)
(Linh Mục Anphong Trần Đức Phương)
Khi viết bài này tôi nhớ lại khi tôi còn làm ‘phó xứ’ tại một giáo xứ Hoa Kỳ khá lớn và có một họ lẻ (Mission). Lần đầu tiên đến lượt tôi đi dâng Lễ Chúa Nhật tại họ lẻ này, Cha xứ người Mỹ cẩn thẩn dặn tôi: “Đó là một vùng gần bờ sông, toàn là dân nhà giàu, có nghề nghiệp vững chắc như Bác sĩ, Giám đốc, Giáo sư đại học ... Trong số đó có một số gia đình Công Giáo, và họ đóng góp làm một Nhà Nguyện ở một sườn đồi. Nhà Nguyện tuy nhỏ, nhưng rất khang trang. Sau đó, Cha xứ cười và nói ‘…nếu Cha đến sớm được mà cùng lần chuỗi Mân Côi với họ trước giờ Thánh Lễ thì họ thích lắm.’ Ngay Chúa Nhật hôm sau, tôi đến lúc 7g30 sáng, trước giờ Lễ nưả tiếng, số giáo dân đi theo từng gia đình đã đến gần đầy đủ; sau đó tất cả đều quì lần tràng chuỗi 50, để kịp chuẩn bị giờ Lễ lúc 8g00 sáng. Tôi hỏi ra thì họ nói đó là thói quen từ lâu, khi cha ông họ lập họ đạo đó, và cứ tiếp tục cho đến bây giờ, quanh năm như vậy, dù vào mùa hè hay mùa đông, trời nắng hay trời mưa (rain or shine). Lúc đó tôi tự nghĩ trong lòng: “Như vậy viêc lần chuỗi Mân Côi đâu phải là việc đã lỗi thời, hoặc chỉ dành cho các cụ già, hoặc người bình dân...”
Việc đọc kinh Mân Côi là một việc đạo đức đã có lâu đời trong Giáo Hội Công Giáo. Trong các chủng viện, tu viện thường có thói quen lần chuỗi Mân Côi chung hàng ngày. Nhiều giáo dân cùng lần chuỗi Mân Côi hàng ngày. Qua các thời đại, các Đức Giáo Hoàng đều cổ võ việc lần Chuỗi Mân Côi trong gia đình. Đặc biệt vào tháng Mười năm 2002, nhân dịp kỷ niệm 25 năm trong Triều Đại Giáo Hoàng của Ngài (ngày 16 tháng 10), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ra Tông Thư ‘Kinh Mân Côi Kính Đức Trinh Nữ Maria’ (nguyên văn tiếng La tinh là ‘ROSARIUM VIRGINIS MARIAE’) để khai mạc Năm Mân Côi (từ Tháng 10, 2002 đến Tháng 10, 2003) kính Đức Trinh Nữ Maria và để cầu nguyện cho hòa bình trong gia đình và trên thế giới. Trong Tông Thư này, Đức Thánh Cha cũng ban huấn dụ thành lập thêm ‘Mầu Nhiệm Ánh Sáng’ (cùng với Mầu Nhiệm Vui, Thương và Mừng đã có sẵn). Sau đó, nhân dịp cuối Năm Thánh Mân Côi và chuẩn bị bước vào Tháng Mân Côi 2003, trong dịp Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ (ngày 8/9/03), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã gửi đến các tín hữu toàn thế giới lời mời gọi hãy siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ qua tràng chuỗi Mân Côi, trong khi suy ngắm các mầu nhiệm qua Mùa Vui, Mùa Ánh Sáng, Mùa Thương, và Mùa Mừng.
Trong Tông Thư ‘Kinh Mân Côi Kính Mẹ Maria’ nói trên đây, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh đặc biệt điều này là: “Tự bản chất, Kinh MÂN CÔI LÀ LỜI KINH CẦU HÒA BÌNH.”
Trước hết là Hoà Bình Thế Giới: “Kinh Mân Côi đã được các vị tiền nhiệm của tôi và chính tôi nhiều lần đề nghị như một lời kinh cầu cho Hòa Bình. Vào lúc khởi đầu Ngàn Năm Mới, với biến cố tấn công kinh hoàng vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 (tại New York, Hoa Kỳ), chúng ta chứng kiến mỗi ngày, tại nhiều nơi trên thế giới, những cảnh đổ máu và bạo lực, thì việc khám phá lại kinh Mân Côi có nghĩa là đi sâu vào việc chiêm ngưỡng Mầu Nhiệm Chúa Kitô, là Bình An của chúng ta; bởi vì Người đã liên kết đôi bên thành một, và phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù hận (Thơ Ephêsô 2,14). Vì thế chúng ta không thể đọc Kinh Mân Côi mà không cảm thấy sự thôi thúc dấn thân một cách cụ thể để xây dựng hòa bình…”
Rồi đến Hòa Bình và Hạnh Phúc Trong Gia Đình: : “Gia Đình là nguyên tố xây dựng xã hội, mà ngày nay gia đình đang càng ngày càng bị những sức mạnh hủy diệt đe dọa, cả về phương diện ý thức hệ cũng như thực hành. Điều này đem đến nỗi lo cho tương lai của gia đình là nền tảng xã hội cũng như mối lo cho tương lai của toàn thể xã hội. Do đó, việc làm sống lại kinh Mân Côi trong gia đình công giáo là một công việc mục vụ rộng lớn, sẽ là một sức trợ giúp rất hữu hiệu để chống lại những tác động có tính cách hủy diệt qua các cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta.”
Và Bình An Trong Tâm Hồn , Cũng Như Sự Kiến Tạo Hòa Bình Thế Giới: Kinh Mân Côi gìn giữ hạnh phúc, sự bình an cho tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta trở nên những ‘khí cụ bình an của Chúa’: “Kinh Mân Côi đem lại sự bình an nơi người cầu nguyện ( bằng kinh Mân Côi) … và giúp họ gieo rắc chung quanh mình hòa bình đích thực, vốn là quà tặng đặc biệt của Chúa Giêsu Phục Sinh (Tin Mừng theo Thánh Gioan 14,27; 20, 21)… Bằng cách hướng con mắt tâm hồn chúng ta về Chúa Kitô, Kinh Mân Côi cũng biến chúng ta thành NHỮNG NGƯỜI KIẾN TẠO HÒA BÌNH THẾ GIỚI.. Kinh Mân Côi cho phép chúng ta hy vọng rằng, ngay trong thời buổi này, công cuộc chiến đấu cho hòa bình sẽ dành phần thắng lợi… Kinh Mân Côi không hề là một cơ hội để chúng ta tránh né những vấn đề của thế giới, trái lại kinh Mân Côi thúc đẩy chúng ta nhìn thẳng vào những vấn đề của thế giới với con mắt của những con người có tinh thần trách nhiệm và quan tâm; đồng thời ban cho chúng ta nghị lực để đối phó với những vấn đề đó…”
Kinh Mân Côi còn giúp chúng ta biết nghĩ đến và ra tay giúp đỡ những con người nghèo khó và đau khổ trên thế giới này. Đức Thánh Cha viết: “Khi biết suy ngẫm đích thực, Kinh Mân côi dẫn chúng ta đến gặp gỡ Chúa trong mầu nhiệm của Người, và vì thế, chúng ta không thể không quan tâm đến diện mạo Chúa Kitô nơi những người khác, nhất là những người đau khổ nhất. Làm sao chúng ta có thể chiêm ngưỡng mầu nhiệm Chúa Hài Nhi ở Bêlem trong Năm Sự Vui, mà lại không có lòng khao khát đón nhận, bảo vệ và cổ võ Sự Sống, và mang lấy gánh nặng của các trẻ em đang đau khổ trên thế giới này? Làm sao chúng ta có thể bước theo Chúa Kitô, Đấng Mạc Khải trong Mầu Nhiệm Sự Sáng, mà không cương quyết làm chứng cho các mối Phúc Thật của Người trong đời sống hàng ngày? Làm sao chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô vác Thánh Gía và chịu đóng đinh mà không nhận thấy cần phải hành động như Ông Gìa Simon thành Xirênê để nâng đỡ những anh chị em đang quằn quại đau đớn trong ê chề thất vọng? Cuối cùng, làm sao chúng ta có thể chiêm ngắm vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh và của Đức Mẹ Maria, Nữ Vương thiên đàng, mà không khao khát làm cho thế giới này tốt đẹp hơn, công bằng hơn, và theo sát hơn kế hoạch của Thiên Chúa?”
Đáp lời mời gọi của Đức Thánh Cha, chúng ta hãy siêng năng dâng kính Mẹ những Tràng Hoa Mân Côi để cầu nguyện cho hòa bình nơi các gia đình, các cộng đồng, các dân tộc và trên toàn thế giới. Tất nhiên không phải chúng ta chỉ lần chuỗi Mân Côi vào Năm Mân Côi hay tháng Mân Côi, nhưng là hàng ngày, trong suốt cuộc đời. Hơn nữa khi lần chuỗi Mân Côi, không phải chúng ta chỉ đọc ngoài miệng, nhưng vừa đọc để tôn vinh Mẹ và cầu nguyện với Mẹ qua các kinh ‘Kính Mừng Maria... Thánh Maria...’, vừa suy ngắm các nhân đức của Mẹ qua các Mầu Nhiệm ‘Vui’, ‘Thương’, ‘Mừng’, ‘Ánh Sáng’, và đem áp dụng vào đời sống hàng ngày trong gia đình và xã hội. Chúng ta có thể cùng đọc chung trong gia đình, hoặc riêng tư một mình, hoặc chung các gia đình trong cùng một xóm (liên gia); cũng có cách lần Chuỗi Mân Côi ‘liên kết’, mỗi người một ngắm trong năm Mầu Nhiệm cùng với ‘Kinh Lạy Cha’, mười ‘Kinh Kính Mừng’, một ‘Kinh Sáng Danh’. Đọc hàng ngày. Như vậy cần 20 người cùng liên kết thành một nhóm, để hàng ngày cùng liên kết lời Kinh Mân Côi với nhau qua các Mùa Vui, Thương, Mừng và Ánh Sáng. Nhờ cách lần chuỗi liên kết như vậy, những người dù ở cách xa nhau ‘ngàn trùng’, cũng vẫn có thể liên kết với nhau qua lời kinh Mân Côi, để cùng cầu nguyện chung cho nhau và tạ ơn Chúa qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria. Có người ngày nào cũng lần chuỗi và suy ngắm cả bốn mầu nhiệm ‘Vui, Ánh Sáng, Thương, Mừng’. Những người khác thường ngắm ‘Một tràng chuỗi Năm Mươi’ mỗi ngày.Theo truyền thống, thì Ngày Thứ Hai ngắm Mùa Vui, ngày Thứ Ba: mùa Thương, Ngày Thứ Tư: Mùa Mừng, Ngày Thứ Năm: Mùa Vui (nhưng bây giờ là Mùa Ánh Sáng), ngày thứ Sáu: Mùa Thương, ngày Thứ Bảy: Mùa Mừng, Ngày Chúa Nhật: Mùa Mừng.
Như vậy qua việc đọc Kinh Mân Côi, chúng ta có dịp suy ngắm suốt cuộc đời của Chúa Giêsu liên kết với Mẹ Maria trong Năm Mầu Nhiệm Cứu Chuộc. Bắt đầu từ giờ phút vô cùng trọng đại ‘Thiên Thần Truyền Tin’ qua các biến cố ‘Viếng Thăm Bà Elizabeth’, ‘Sinh Chúa nơi hang đá Bêlem’, ‘Dâng Chúa vào Đền Thờ’, ‘Tìm thấy Chúa trong Đền Thờ’ (Mùa Vui)... Tiếp theo là các biến cố chính trong cuộc đời Truyền Giáo của Chúa (Năm Ngắm Sự Sáng): Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan; Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana do lời xin của Mẹ Maria; Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Tin Mừng qua lời mời gọi cải thiện đời sống ‘Thống Hối; Chúa Giêsu ‘hiển dung’ (biến hình) trên núi Tabor; Chúa Giêsu thành lập Bí Tích ‘Mình Máu Thánh Chúa’ (Thánh Thể) trong bữa Tiệc Ly trứơc khi bước vào cuộc khổ nạn... Sau đó là các biến cố đau thương của Chúa trong Năm ngắm ‘Mùa Thương’: Cầu nguyện trong thống khổ tại Vườn Cây Dầu (Giêsimani); Chịu đánh đòn; Phải đội mũ làm bằng gai nhọn (Mão gai); Vác Thánh giá lên ‘Núi Sọ’ (Gôngôta); Chết đau đớn trên thánh giá… Sau cùng các Mầu Nhiệm trong ‘Mùa Mừng’: Chúa Giêsu sống lại; Chúa Giêsu lên Trời; Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ; Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời; Đức Mẹ được Vinh Thưởng trên Nước Trời.
Như vậy, khi chúng ta lần chuỗi Mân Côi, là chúng ta đã lần lượt suy ngắm ‘Tin Mừng’ một cách tổng quát (như Đức Thánh Cha nói trong Tông Thư Kinh Mân Côi: “Kinh Mân Côi là bản tóm lược toàn bộ sách Tin Mừng... Dù việc lần Chuỗi Mân côi không thể thay thế việc đọc Kinh Thánh, và đọc các giờ ‘Kinh Phụng Vụ’ của các Linh Mục và tu sĩ”). Đồng thời với việc suy ngắm các ‘Mầu Nhiệm’ cuộc đời của Chúa Giêsu nơi trần gian, chúng ta cũng dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria những lời kinh trọng đại ‘Lạy Cha’, ‘Kính Mừng’, ‘Sáng Danh’ cũng được lấy ra từ ‘Tin Mừng’. Do đó khi chúng ta cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, chúng ta vừa thờ phượng Chúa, vừa tôn vinh và cầu nguyện với Đức Maria và tu luyện đời sống đạo đức của chúng ta để mỗi ngày nên tốt hơn, xứng đáng là những người con của Chúa và Mẹ Maria.
Khi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917), Đức Mẹ đã nhắc nhở chúng ta hãy siêng năng lần Chuỗi Mân Côi và cải thiện đời sống. Điều đó càng quan trọng hơn trong thế giới hôm nay mà mỗi ngày mỗi trở nên suy đồi hơn về vấn đề đạo đức và luân lý, cùng với những chủ trương đi ngược với lương tâm con người lương thiện và phá hủy nền tảng giá trị gia đình (family values) như: luyến ái tự do, ly dị, phá thai, và coi hôn nhân như sự kết hợp giữa hai người bất kể nam, nữ (same sex marriage)...
Một điều rất quan trọng mà chúng ta cần lưu ý là khi Lần Chuỗi Mân Côi, chúng ta phải đọc thong thả, vừa đọc vừa suy ngẫm các Màu Nhiệm mà chúng ta đã xướng trước mỗi chục Kinh Kính Mừng. Vì thế Đức Gioan Phaolô II cũng nhắc nhở chúng ta trong Tông Thơ về Kinh Mân Côi : “Kinh Mân côi phát xuất chính từ kinh nghiệm riêng của Đức Maria, nên là một lời kinh chiêm ngưỡng sâu sắc. Không có sự suy ngẫm sâu xa, kinh Mân côi sẽ như một cái xác không hồn, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nhấn mạnh: ‘Không có sự chiêm ngẫm, kinh Mân Côi trở thành một cái xác không hồn, và việc lần chuỗi trở nên một việc nhai đi nhai lại một số công thức có tính cách máy móc, và như thế là vi phạm Giáo huấn của Chúa Kitô: ‘Khi cầu nguyện chúng con đừng lại nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng, cứ nói nhiều là được nhận lời (Mt. 6, 7). Tự bản chất, việc đọc kinh Mân Côi đòi hỏi một nhịp điệu thanh thản và kéo dài, để giúp mọi người chiêm ngắm các Mầu Nhiệm trong cuộc đời của Chúa như được nhìn thấy bằng đôi mắt của Mẹ Maria, người đã sống hết sức gần gũi với Chúa. Bằng cách đó, sự phong phú khôn ví của các Mầu Nhiệm được bày tỏ …” Ở một đoạn khác, Đức Gioan Phaolô viết: “Việc suy ngẫm các Mầu nhiệm Chúa Kitô trong kinh Mân Côi được thực hiện bằng một phương pháp đã lập ra để giúp ta đồng hóa với Mầu Nhiệm. Đó là phương pháp dựa trên việc lập đi lập lại. Việc lập đi lập lại trước tiên được áp dụng cho kinh Kính Mừng, được lập đi lập lại 10 lần trong mỗi Mầu Nhiệm. Nếu lời kinh này được lập đi lập lại một cách hời hợt, chắc chắn người ta sẽ có cám dỗ xem kinh Mân Côi như một việc đạo đức khô khan, nhàm chán. Trái lại, người ta sẽ không cảm thấy khô khan, nhàm chán nếu xem kinh Mân Côi, như một sự trao dâng của tình yêu không ngừng, hướng về Đấng mình yêu mến, với những cách diễn tả, tuy giống nhau về nội dung, nhưng luôn luôn mới mẻ về phương diện cảm hứng.”
Nếu vừa đọc vừa suy ngẫm các Mầu nhiệm, thì việc lần chuỗi Mân Côi sẽ giúp chúng ta liên kết và cùng hiệp ý với Mẹ Maria để đi sâu xa hơn vào Đời Sống và Tin Mừng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu chuộc và là con đường đưa chúng ta đế Chân Lý và Sự Sống đời đời. Vì thế Đức Thánh Cha Gioan Phalô II cũng nhắc nhở chúng ta: “Một điều rõ ràng là: cho dù lời Kinh Kính Mừng được lập đi lập lại trực tiếp dâng Đức Mẹ Maria, nhưng hành vi yêu thương rốt cuộc lại HƯỚNG VỀ CHÍNH CHÚA KITÔ, với Mẹ và qua Mẹ. Việc lập đi lập lại được nuôi dưỡng bởi lòng khát khao trở nên giống Chúa Kitô một ngày một hơn, và đó là mục đích nhắm tới của đời sống mỗi Kitô hữu. Thánh Phaolô diễn tả điều đó bằng những lời đầy lửa yêu mến: ‘Đối với tôi, sống là Chúa Kitô, và chết là một mối lợi’ (Thơ Philipphê 1,21); ‘Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi’ (Thơ Galat 2, 20). Như vậy kinh Mân Côi giúp chúng ta trở nên giống Chúa Kitô một ngày một hơn cho đến khi chúng ta đạt tới sự thánh thiện thật sự viên mãn.”
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn Năm Ngắm của ‘MÙA ÁNH SÁNG’ mà tôi thấy đã được dùng ở nhiều nơi:
Thứ Nhất: Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan. Ta hãy xin cho được sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Thứ Hai: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.
Thứ Ba: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối. Ta hãy xin cho được ơn cải sửa tâm hồn.
Thứ Bốn: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor. Ta hãy xin cho được lắng nghe Lời Người.
Thứ Năm: Đức Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể. Ta hãy xin cho được siêng năng rước Mình Máu Thánh Người.
Xin Thiên Chúa là Cha nhân lành, nhờ lời Mẹ Maria Mân Côi chuyển cầu, ban muôn ơn lành cho mỗi người, mỗi gia đình, cho toàn thể Giáo Hội và thế giới chúng ta, cũng như cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
‘𝐒ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐠𝐢ố𝐧𝐠 𝐧𝐡ư 𝐦ộ𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐬ư 𝐭ử. 𝐁ạ𝐧 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ầ𝐧 𝐩𝐡ả𝐢 𝐛ả𝐨 𝐯ệ 𝐧ó. Để 𝐧ó 𝐪𝐮𝐚 đ𝐢. 𝐍ó 𝐬ẽ 𝐭ự 𝐯ệ.’
𝐇ã𝐲 𝐥𝐮ô𝐧 𝐥𝐮ô𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐛ố 𝐬ự 𝐭𝐡ậ𝐭 𝐯à 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜ả 𝐤𝐡𝐢 𝐧ó 𝐥ọ𝐭 𝐯à𝐨 𝐭𝐚𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đ𝐢ế𝐜, 𝐜𝐡ú𝐧𝐠 𝐭a 𝐬ẽ 𝐡𝐨à𝐧 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐜ô𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐜ủ𝐚 𝐦ì𝐧𝐡.
Posts: 5,462
Threads: 45
Likes Received: 3,481 in 1,756 posts
Likes Given: 2,668
Joined: Mar 2021
Reputation:
27
Cám ơn Duke ghé qua và đóng góp bài vở
Vấn thế gian, tình là chi...
Posts: 5,462
Threads: 45
Likes Received: 3,481 in 1,756 posts
Likes Given: 2,668
Joined: Mar 2021
Reputation:
27
(2021-10-03, 12:32 PM)BayNhuCanhVit Wrote: Hôm nay có người trả lời rồi đó....! Nguyên thủy của lần hạt mân côi là lời kinh cầu nguyện cho hòa bình ! Đúng vậy, hòa bình từ trong gia đình..... Cho tới cả thế giới, vủ trụ.
yes sir
Vấn thế gian, tình là chi...
Posts: 6,937
Threads: 134
Likes Received: 4,936 in 2,082 posts
Likes Given: 2,395
Joined: May 2021
Reputation:
67
Hôm nay tôi đi lễ sau đúng 2 năm * vì là lễ giỗ mẹ tôi.
Nhà thờ cũng mới được mở cửa trở lại và số lượng giáo dân được cho vào cũng hạn chế vì vây phải book trước.
Đến sớm nên tôi cũng có dịp theo cộng đoàn để lần chuỗi.
Lâu lắm rồi nghe lại lời kinh tiếng nhạc, lòng bỗng lắng xuống, ước gì lòng cứ mãi lắng trầm được như vậy.
* 2 năm mà nãy đánh lộn thành 4 năm
Posts: 5,462
Threads: 45
Likes Received: 3,481 in 1,756 posts
Likes Given: 2,668
Joined: Mar 2021
Reputation:
27
Một năm trôi qua nhanh quá. Lại đến tháng 10, tháng Mân Côi.
Tôi ấn tượng tháng Mân Côi vì mười mấy năm trước, tình cờ vào một phòng CG trên mạng, có người khởi xướng lần chuỗi liên kết trong tháng. Có rất nhiều người tham gia, kể cả tôi.
Tự dưng, tôi nghĩ đến những tháng 10 đánh dấu bước ngoặc trong đời mình, không biết là ngẩu nhiên hay an bài. Trong những bước ngoặc xé lòng đấy, Chúa và Mẹ luôn gửi cho tôi một người đồng hành qua giông bão.
Bây giờ, có lẻ tôi đủ mạnh mẽ đi qua giông bão một mình, tôi không cần một người nắm tay mình nữa. Tôi sơ những hợp tan, tôi sợ phải mang nợ ân tình không thể trả.
Lá vàng rơi ngập sân, nắng vẫn về đẹp lắm, nhưng trời đã se lạnh.
Tôi dặn lòng, nhớ lần chuỗi Mân Côi!
Xin Mẹ ban ơn lành cho những ân nhân của con
Từ lúc Mẹ nói lời xin vâng
Trời với đất rất đỗi vui mừng.
Ngọt ngào như dòng suối mát giữa nơi xa mạc
Huyền nhiệm quá muôn đời tiếng XIN VÂNG.
Mẹ thưa XIN VÂNG, xin vâng trọn thánh ý Chúa Cha.
Mẹ thưa XIN VÂNG, với tin mừng của Con Chí Thánh.
Mẹ thưa XIN VÂNG, với tác động của Chúa Thánh Linh.
Con muốn theo Mẹ: Sống xin vâng với trái tim thảo hiền.
Từ lúc Mẹ nói lời XIN VÂNG.
Kỷ nguyên mới đã đến trong đời.
Dịu dàng như làn gió mát giữa cơn nắng hạ
Huyền nhiệm quá muôn đời tiếng XIN VÂNG.
Mẹ thưa XIN VÂNG, xin vâng trọn thánh ý Chúa Cha.
Mẹ thưa XIN VÂNG, với tin mừng của Con Chí Thánh.
Mẹ thưa XIN VÂNG, với tác động của Chúa Thánh Linh.
Con muốn theo Mẹ: Sống xin vâng với trái tim thảo hiền.
Từ lúc Mẹ nói lời XIN VÂNG.
Mẹ trở nên Thánh Mẫu tuyệt vời.
Nhờ Mẹ Ngôi Lời Thiên Chúa đến với nhân loại.
Huyền nhiệm quá muôn đời tiếng XIN VÂNG.
Mẹ thưa XIN VÂNG, xin vâng trọn thánh ý Chúa Cha.
Mẹ thưa XIN VÂNG, với tin mừng của Con Chí Thánh.
Mẹ thưa XIN VÂNG, với tác động của Chúa Thánh Linh.
Con muốn theo Mẹ: Sống xin vâng với trái tim thảo hiền.
Vấn thế gian, tình là chi...
Posts: 5,462
Threads: 45
Likes Received: 3,481 in 1,756 posts
Likes Given: 2,668
Joined: Mar 2021
Reputation:
27
Cách Lần Hạt Mân Côi:
(bắt đầu) Làm Dấu Thánh Giá và đọc Kinh Tin Kính
Đọc Kinh Lạy Cha
Đọc 3 Kinh Kính Mừng
Đọc Kinh Sáng Danh
Đọc Mầu Nhiệm thứ nhất và Kinh Lạy Cha
Đọc 10 Kinh Kính Mừng
Đọc Kinh Sáng Danh và Lời Nguyện Mân Côi
Đọc Mầu Nhiệm thứ hai, rồi đọc Kinh Lạy Cha
Lặp lại mục 6 và 7 => và tiếp tục cho đến hết các Mầu Nhiệm thứ 3, 4 và 5
Đọc Kinh Lạy Nữ Vương, Kinh Trông Cậy và Các Câu Lạy
Làm Dấu Thánh Giá
Hôn Thánh Giá Chúa với tâm hồn kính mến. (hết)
-Kinh Kinh Tín
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh: chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Philatô, chịu đóng đanh trên cây Thánh-giá, chết và táng xác; xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.
- Kinh lạy Cha
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.
- 10 Kinh Kính Mừng
Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử, Amen.
- Kinh Sáng Danh
Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.
- Lời nguyện Fatima
Lạy Chúa Giêsu xin tha tội chúng con xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục và đem các linh hồn lên thiên đàng , nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn.
Kinh Lạy Nữ Vương, Kinh Trông Cậy và Các Câu Lạy, Làm Dấu Thánh Giá
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Thân lạy Mẹ! chúng con, con cháu E-và ở chốn khách đày kêu đến cùng bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn bà thương. Hỡi Ôi! Bà là Chủ bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ Ôi khoan thay, nhân thay, diệu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen
Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời con nguyện, trong cơn gian nan thiêú thốn, Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng hằng chửa chúng con cho khỏi mọi sự dữ, Amen.
Các Câu Lạy
Thưa: Lạy rất thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu.
Đáp: Thương xót chúng con.
Thưa: Lạy Trái Tim cực Thánh cực tịnh Rất Thánh Đức Bà Maria.
Đáp: Cầu cho chúng con.
Thưa: Lạy Ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh.
Đáp: Cầu cho chúng con.
Thưa: Các Thánh Tử Vì Đạo nước Việt Nam.
Đáp: Cầu cho chúng con.
Thưa: Nữ Vương ban sự bằng an.
Đáp: Cầu cho chúng con.
Cách Chọn Mầu Nhiệm Cho Từng Ngày Trong Tuần:
Thứ Hai & Thứ Bảy => Mầu Nhiệm VUI
Thứ Ba & Thứ Sáu => Mầu Nhiệm THƯƠNG
Thứ Tư & Chúa Nhật => Mầu Nhiệm MỪNG
Thừ Năm => Mầu Nhiệm SÁNG
Ngoại trừ những ngày đặc biệt sau:
Những ngày Chúa Nhật Giáng Sinh => Mầu Nhiệm VUI
Những ngày Chúa Nhật Mùa Chay => Mầu Nhiệm THƯƠNG
NĂM SỰ VUI
Thứ nhất thì ngắm: Thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường.
Thứ hai thì ngắm: Đức Bà đi viếng Bà Thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.
Thứ ba thì ngắm: Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu trong hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.
Thứ tư thì ngắm: Đức Bà dâng Đức Chúa Giêsu trong đền Thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.
Thứ năm thì ngắm: Đức Bà tìm được Đức Chúa Giêsu trong Đền thánh. Ta hãy xin cho đươc giữ nghĩa cùng Chúa luôn.
NĂM SỰ THƯƠNG
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng.
Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu vác Thánh Giá. Ta hãy xin cho được vác Thánh Giá theo chân Chúa.
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh Giá. Ta hãy xin đóng đanh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa.
NĂM SỰ MỪNG
Thứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.
Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời. Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng.
NĂM SỰ SÁNG
hứ nhất thì ngắm: Đức Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.
Thứ hai thì ngắm: Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Ngài.
Thứ ba thì ngắm: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.
Thứ tư thì ngắm: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành lời Chúa.
Thứ năm thì ngắm: Đức Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể. Ta hãy xin cho được năng kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.
(Conggiao.org)
Vấn thế gian, tình là chi...
|