Sưu tầm về sức khỏe
#31
1 hành động buổi sáng có thể gây tắc mạch máu, đột quỵ, nhiều người thường xuyên mắc sai lầm này
  08:11, Thứ ba 05/04/2022 




( PHUNUTODAY ) - Nhiều người khi tỉnh giấc thì thường bật dậy ngay ra khỏi giường, đặc biệt người trung niên sau tuổi 45 khó ngủ. Tuy nhiên, đây chính là thói quen dễ gây đột quỵ nhất vào buổi sáng.

1 thói quen buổi sáng dễ gây đột quỵ nhất

Nhiều người khi tỉnh giấc thì thường bật dậy ngay ra khỏi giường, đặc biệt người trung niên sau tuổi 45 khó ngủ. Tuy nhiên, đây chính là thói quen dễ gây đột quỵ nhất vào buổi sáng.

Bác sĩ phân tích, khi ngủ, hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động chủ đạo, tim đập chậm hơn, co bóp nhẹ nhàng hơn, huyết áp sẽ thấp hơn so với khi thức.


Nếu như bạn có thói quen bật dậy đột ngột thì hệ thần kinh giao cảm bị kích hoạt cực mạnh, khiến tim đập mạnh hơn, nhanh hơn, làm cho huyết áp tăng cao. Điều đó khiến những mạch máu nhỏ ở não dễ bị vỡ, gây ra đột quỵ chảy máu não.

[Image: buoisang-0814.jpg]


Những người thừa cân, béo phì, ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá nhiều năm, người sau 45 tuổi thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn bình thường. Lý do là bởi những người này thường bị máu nhiễm mỡ, khiến cho độ nhớt của máu cao hơn bình thường. Hơn nữa, thành mạch máu của họ cũng thường bị xơ cứng, giảm độ đàn hồi, nên càng dễ tổn thương khi huyết áp tăng cao. Và khi huyết áp tăng cao có thể gây đột quỵ nhồi máu não, nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu phổi.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, sau khi thức dậy, mọi người nên nằm thêm 1-2 phút. Lấy tay mát xa mặt, 2 mắt, đầu cổ gáy cho tỉnh táo rồi mới ngồi dậy... để lưu thông máu, tốt cho sức khỏe.

Những thói quen buổi sáng tốt cho sức khỏe






Uống nước khi mới ngủ dậy

Trước khi ăn sáng duy trì thói quen buổi sáng có lợi cho sức khỏe là uống nước lọc. Thức dậy cơ thể luôn thiếu nước, nếu chỉ ăn sáng thôi không đủ để bổ sung lượng nước mà cơ thể đã thiếu hụt sau cả một đêm dài. Luôn sẵn sàng một cốc nước để vừa dậy là uống từ 500 ml đến 800ml nước.

Bạn nên uống nước ấm vào buổi sáng, cốc nước ấm sẽ giúp bạn điều hòa và làm sạch hệ thống tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường trao đổi chất và giúp bạn có năng lượng sẵn sàng cho một ngày làm việc mới.


Uống nước buổi sáng khi dạ dày rỗng giúp điều hòa chức năng vận chuyển đường tiêu hóa. Khi ấy bạn có thể cảm nhận rõ đường ruột di chuyển và các chất cặn bã trong ruột bị tống ra ngoài một cách dễ dàng, các chất độc hại trong cơ thể cũng không bị hấp thụ hay tồn đọng lại.

Không sử dụng điện thoại buổi sáng

Điện thoại thông minh trở thành vật dụng quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Hầu như chúng ta đang phụ thuộc vào điện thoại từ lúc thức dậy đến khi đi ngủ.

Tuy nhiên, bạn nên từ bỏ thói quen này sớm và thay bằng những thói quen lành mạnh khác. Khi không sử dụng điện thoại để lướt facebook, trả lời tin nhắn…. thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và làm được rất nhiều việc.

Tập thể dục buổi sáng

Tập thể dục buổi sáng là thói quen buổi sáng có lợi cho sức khỏe, có rất nhiều lựa chọn phù hợp với từng đối tượng như tập gym, chạy bộ, đạp xe,... Những hoạt động này đều là hình thức rèn luyện có lợi cho sức khỏe vì giúp máu trong cơ thể lưu thông một cách dễ dàng, đồng thời giúp bạn có năng lượng sẵn sàng cho ngày mới.

Thói quen tập thể dục buổi sáng giúp tăng cường sản sinh endorphins, đây là một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo các cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giúp giảm đau. Vì thế, thói quen tập thể dục buổi sáng giúp mọi người vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.

Bữa sáng dinh dưỡng

Các loại đồ ăn dầu mỡ, bánh mì khiến bạn nhanh đói. Máu não lưu thông xuống dạ dày khiến tiêu hóa thực phẩm nấu kỹ và thực phẩm giàu chất béo. Khi sử dụng các loại thực phẩm dầu mỡ, thịt thì cơ thể nạp nhanh làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch, đau tim và có thể gây đột quỵ.

Bữa sáng dinh dưỡng và hợp lý là bữa sáng đầy đủ các ngũ cốc nguyên hạt, protein và trái cây. Các loại trái cây sẽ đảm bảo nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể suốt ngày làm việc kéo dài.

Thói quen buổi sáng có lợi cho sức khỏe khi bổ sung các loại thực phẩm như bắp, khoai, thịt, trứng, salad và tráng miệng bằng hoa quả. Ngũ cốc trong khẩu phần ăn buổi sáng còn giúp hạn chế khả năng thừa cân
Be Vegan, make peace.
Reply
#32
[/url]UỴ
11:25 08/04/2022 GMT+7

Đừng phí thời gian tự chữa tại nhà khi trẻ đau đầu, nôn ói, lừ đừ
[Image: tsbs-tran-chi-cuong1563083065.jpg]
TS.BS Trần Chí Cường
[url=https://alobacsi.com/thong-tin-bac-si/tsbs-tran-chi-cuong/68]Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần ThơXem thông tin


Khi trẻ em có triệu chứng đau đầu, nôn ói, lừ đừ… là dấu hiệu của đột quỵ, đặc biệt là xuất huyết não thường gặp ở trẻ nhỏ, phụ huynh đừng phí thời gian tự chữa tại nhà mà hãy lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để các cháu được cấp cứu càng sớm càng tốt.
Nhiều trường hợp trẻ em bị đột quỵ xuất huyết não, có dị dạng mạch máu não bẩm sinh, túi phình mạch máu não đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ trong thời gian gần đây, với triệu chứng khởi đầu là đau đầu, nôn ói, lừ đừ.
TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện S.I.S khuyến cáo: “Hãy cảnh giác với những cơn đau đầu đột ngột, kèm nôn ói, lừ đừ, tiếp xúc chậm chạp của trẻ em trong nhà!
Đây là trường hợp bé 11 tuổi vừa được cấp cứu tối qua tại S.I.S Cần Thơ! Hiện còn đang nguy kịch.
[Image: 133359-benhdotquy_SIS_Can_Tho_be_11_tuoi_1.jpg]
[Image: dung-phi-thoi-gian-tu-chua-tai-nha-khi-t...391948.jpg]Hình ảnh xuất huyết não của bé 11 tuổi vừa được cấp cứu tối 7/4 tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ
Vỡ dị dạng mạch máu não là nguyên nhân phải nghĩ đến đầu tiên trong bệnh cảnh đột quỵ não trẻ em, khác hoàn toàn với đột quỵ người cao tuổi thường gặp tắc mạch gây nhồi máu não nhiều hơn.
Đừng phí thời gian tự chữa tại nhà để tránh rủi ro cho các cháu, đôi khi còn mất luôn vĩnh viễn “cục vàng duy nhất của mình”…
Với S.I.S không có gì khó trong việc chẩn đoán ngay nguyên nhân gây xuất huyết não trẻ em. Vấn đề khó nằm ở chỗ: lượng máu chảy? vị trí xuất huyết? tình trạng lâm sàng lúc nhập viện?… có còn cơ hội để cứu chữa cho các cháu hay không? Thời gian vẫn là yếu tố chúng ta có thể hi vọng và cũng đôi khi là tuyệt vọng không thể quay lại dù chỉ 1 phút giây!
Xin các bậc phụ huynh chú ý: khi các cháu kêu đau đầu quá, nôn ói bất thường, lơ mơ, không linh hoạt như thường ngày, co giật, động kinh. yếu tay chân 1 bên… phải đi khám ngay.
Việc chẩn đoán sớm được 1 dị dạng mạch máu não lúc chưa vỡ thì việc điều trị sẽ chủ động hoàn toàn và tất nhiên là an toàn hơn gấp 10 lần so với can thiệp lúc đã vỡ. Xin cám ơn các bệnh viện, các đồng nghiệp chuyên khoa nhi đã phối hợp rất tốt để cứu các cháu!”

TS.BS Trần Chí Cường – Benhdotquy.net
Be Vegan, make peace.
Reply
#33
Mặt dưới lưỡi có sợi thịt là bệnh gì?
21/04/2022 - 13:05 (GMT+7)
Aa Aa+

[Image: avatar1650527841147-16505278413651179668866.jpg]
Theo cấu tạo của lưỡi thì ở dưới lưỡi của chúng ta có thể nhìn thấy các mạch máu lớn gồm động mạch, tĩnh mạch và các dây thần kinh. Đây hoàn toàn là cấu tạo tự nhiên của cơ thể. Vậy để biết "Mặt dưới lưỡi có sợi thịt là bệnh gì?" 0

[Image: Twitter.png]
0
[email="?&subject=[phunuvietnam.vn]%20M%E1%BA%B7t%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20l%C6%B0%E1%BB%A1i%20c%C3%B3%20s%E1%BB%A3i%20th%E1%BB%8Bt%20l%C3%A0%20b%E1%BB%87nh%20g%C3%AC?&body=https://phunuvietnam.vn/mat-duoi-luoi-co-soi-thit-la-benh-gi-412022214132028232.htm%0D%0ATheo%20c%E1%BA%A5u%20t%E1%BA%A1o%20c%E1%BB%A7a%20l%C6%B0%E1%BB%A1i%20th%C3%AC%20%E1%BB%9F%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20l%C6%B0%E1%BB%A1i%20c%E1%BB%A7a%20ch%C3%BAng%20ta%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20nh%C3%ACn%20th%E1%BA%A5y%20c%C3%A1c%20m%E1%BA%A1ch%20m%C3%A1u%20l%E1%BB%9Bn%20g%E1%BB%93m%20%C4%91%E1%BB%99ng%20m%E1%BA%A1ch,%20t%C4%A9nh%20m%E1%BA%A1ch%20v%C3%A0%20c%C3%A1c%20d%C3%A2y%20%20th%E1%BA%A7n%20kinh.%20%C4%90%C3%A2y%20ho%C3%A0n%20to%C3%A0n%20l%C3%A0%20c%E1%BA%A5u%20t%E1%BA%A1o%20t%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn%20c%E1%BB%A7a%20c%C6%A1%20th%E1%BB%83.%20V%E1%BA%ADy%20%C4%91%E1%BB%83%20bi%E1%BA%BFt%20M%E1%BA%B7t%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20l%C6%B0%E1%BB%A1i%20c%C3%B3%20s%E1%BB%A3i%20th%E1%BB%8Bt%20l%C3%A0%20b%E1%BB%87nh%20g%C3%AC?"][/email]
[email="?&subject=[phunuvietnam.vn]%20M%E1%BA%B7t%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20l%C6%B0%E1%BB%A1i%20c%C3%B3%20s%E1%BB%A3i%20th%E1%BB%8Bt%20l%C3%A0%20b%E1%BB%87nh%20g%C3%AC?&body=https://phunuvietnam.vn/mat-duoi-luoi-co-soi-thit-la-benh-gi-412022214132028232.htm%0D%0ATheo%20c%E1%BA%A5u%20t%E1%BA%A1o%20c%E1%BB%A7a%20l%C6%B0%E1%BB%A1i%20th%C3%AC%20%E1%BB%9F%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20l%C6%B0%E1%BB%A1i%20c%E1%BB%A7a%20ch%C3%BAng%20ta%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20nh%C3%ACn%20th%E1%BA%A5y%20c%C3%A1c%20m%E1%BA%A1ch%20m%C3%A1u%20l%E1%BB%9Bn%20g%E1%BB%93m%20%C4%91%E1%BB%99ng%20m%E1%BA%A1ch,%20t%C4%A9nh%20m%E1%BA%A1ch%20v%C3%A0%20c%C3%A1c%20d%C3%A2y%20%20th%E1%BA%A7n%20kinh.%20%C4%90%C3%A2y%20ho%C3%A0n%20to%C3%A0n%20l%C3%A0%20c%E1%BA%A5u%20t%E1%BA%A1o%20t%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn%20c%E1%BB%A7a%20c%C6%A1%20th%E1%BB%83.%20V%E1%BA%ADy%20%C4%91%E1%BB%83%20bi%E1%BA%BFt%20M%E1%BA%B7t%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20l%C6%B0%E1%BB%A1i%20c%C3%B3%20s%E1%BB%A3i%20th%E1%BB%8Bt%20l%C3%A0%20b%E1%BB%87nh%20g%C3%AC?"][/email]

NỘI DUNG: [size=undefined]
1. Cấu tạo của lưỡi
Lưỡi là một cơ quan dựa trên cơ nằm trên sàn miệng và đi ngược vào yết hầu. Nó được gắn vào hàm, xương lồi ở cổ và hộp sọ, kéo dài ra phía sau xa hơn những gì có thể nhìn thấy bên trong miệng.
Lưỡi là cơ quan mà con người và nhiều loài động vật khác sử dụng để giúp nhai và nuốt thức ăn. Việc di chuyển lưỡi của chúng ta so với vòm miệng và răng cũng rất quan trọng đối với khả năng nói. Bao bọc bên ngoài của lưỡi bao gồm một niêm mạc ẩm ướt. Phần trên cùng chứa các nhú nhỏ, các chấm nhỏ cung cấp kết cấu thô ráp cho lưỡi. Những nhú này chứa các chồi vị giác cho phép nếm thức ăn.
Một cái lưỡi của con người có thể có 2.000 – 8.000 vị giác, được phân thành ba loại . Những chồi vị giác này chứa các tế bào kích hoạt để phát hiện các mùi vị khác nhau. Tùy thuộc vào chức năng của chúng, các chồi vị giác có hình dạng khác nhau và nằm trên các vùng khác nhau của lưỡi.
Tuy nhiên những hiện tượng ở dưới lưỡi mà chúng ta hay gặp phải như dưới lưỡi nổi cục thịt hay dưới lưỡi có tua thường khiến chúng ta rất chủ quan và hầu như không để ý đến tình trạng này trừ khi nặng hơn gây đau. Nhiều vấn đề về lưỡi thường không nghiêm trọng, nhưng đôi khi các triệu chứng có thể xảy ra do một tình trạng tiềm ẩn.



[Image: luoi-16489630529321401028104-16505278417...212708.jpg]

Mặt dưới lưỡi có sợi thịt là bệnh gì? (Nguồn: Internet)

2. Mặt dưới lưỡi có sợi thịt là bệnh gì?
Một số bệnh gây ra tình trạng nổi sợi thịt thừa ở dưới lưỡi có thể kể đến như:
- U nhú lưỡi: Nhú là những phần nhô lên nhỏ trên lưỡi có chứa các chồi vị giác. Bốn loại nhú là dạng sợi, dạng nấm, dạng lá và dạng tròn. Ngoại trừ dạng sợi, những nhú này cho phép chúng ta phân biệt giữa các hương vị ngọt, mặn, đắng, chua. 
Thường các u nhú lưỡi này mang tính chất lành tính và không gây nguy hại đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên những u nhú này thường bị loét, gây chảy máu nên nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lí của người bệnh.
[Image: u-nhu-luoi-16499056752261007890942-16505...95564.jpeg]

Hình ảnh minh họa u nhú lưỡi (Nguồn: Internet)

- U nang bạch huyết: Những u nang mềm màu vàng này thường xuất hiện bên dưới lưỡi. Nguyên nhân của chúng không rõ ràng. Các u nang là lành tính và có thể được phẫu thuật cắt bỏ.
- Bệnh sùi mào gà: Một trong những nguyên nhân rất điển hình của tình trạng dưới lưỡi có thịt dư thừa là dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Đây là căn bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục quan hệ nam nữ không an toàn. 
Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2 - 9 tháng tùy vào thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên với một số trường hợp có thể trạng kém thì bệnh sẽ phát ra bên ngoài sau vài tuần bị bệnh (với các nốt sùi trong miệng hầu như cả nam và nữ đều bị nếu sử dụng miệng tiếp xúc với các bộ phận sinh dục của người khác hoặc hôn môi)
[Image: 20191127011748603324suuimaogamax-1800x18...814442.png]

Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2 - 9 tháng tùy vào thể trạng của người bệnh. (Ảnh: Internet)

Triệu chứng ban đầu của người bệnh là thấy xuất hiện các nốt mềm, nhỏ li ti, bên trong có dịch. Các nốt này có thể ở khoang miệng, cuống lưỡi, dưới lưỡi hoặc trên lưỡi và theo thời gian các nốt sùi này sẽ phát triển nhiều hơn, lan rộng ra tạo thành từng mảng như hoa mào gà hoặc súp lơ.
Nguyên nhân chủ yếu là do quan hệ bằng miệng, ôm hôn. Một số nguyên nhân còn lại có thể dẫn đến bệnh sùi mào gà ở miệng là dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng hay ăn uống… Đây là bệnh hết sức nguy hiểm và rất dễ truyền bệnh khi tiếp xúc. Chính vì thế mà người bệnh không nên chủ quan, cần phải lưu ý và nhanh chóng đi khám nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường
- Ung thư miệng, ung thư lưỡi
Hầu hết các vết sưng ở lưỡi đều không nghiêm trọng, tuy nhiên có thể một số là ung thư. Các nốt ung thư thường xuất hiện ở hai bên lưỡi. Loại ung thư phát triển nhất trên lưỡi là loại ung thư biểu mô tế bào vảy.
Ung thư miệng lưỡi xuất hiện ở phần trước của lưỡi. Khối u có thể có màu xám, hồng hoặc đỏ. Chạm vào nó có thể gây chảy máu.
Ung thư cũng có thể xảy ra ở phía sau của lưỡi. Nó có thể khó phát hiện hơn vì ban đầu không có cảm giác đau nhưng dần dần trở nên đau đớn khi nó tiến triển.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm vi rút HPV, vệ sinh răng miệng kém, do hút thuốc đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nếu nghi ngờ ung thư, người bệnh nên đến gặp bác sĩ, bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi. Các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư.
Đọc thêm:




Lưỡi bị trắng do đâu? Gợi ý 7 cách làm sạch lưỡi bị trắng hiệu quả 
Đau rát lưỡi là bệnh gì? Có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?
3. Phải làm gì khi dưới lưỡi có sợi thịt thừa?
Người bệnh khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường như nổi mụn ở lưỡi, dưới lưỡi, cuống lưỡi, vòng họng,... thời gian đầu mọc rải rác với những màu hồng, đỏ hay trắng nhưng sau đó lại hình thành nên các mảng lớn khiến cho người bệnh có cảm giác đau rát, chán ăn, ngứa ngáy khó chịu mà không muốn tiếp xúc với người khác thì đó là dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. 
Nếu tình trạng này mà không được khắc phục kịp thời nó có thể lan sang khu vực khác và nếu nó xuất hiện ở bộ phận sinh dục có thể dẫn đến gây vô sinh (đối với phụ nữ có thể gây sinh non hoặc sảy thai…). 
Do đó, khi người bệnh nhận thấy có thịt dư thừa ở dưới lưỡi cùng với những dấu hiệu bất thường thì không nên chủ quan mà phải tiến hành thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục, điều trị theo phác đồ phù hợp để sức khỏe của người bệnh được đảm bảo hơn.
4. Cách điều trị
Để điều trị mặt dưới lưỡi có sợi thịt thừa thì trước hết người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Đối với tình trạng thịt thừa ở dưới lưỡi bác sĩ có thể cho bệnh nhân uống thuốc tây để điều trị. Trong trường hợp điều trị cho bệnh nhân không thấy hiệu quả thì có thể sử dụng phương pháp áp dụng công nghệ ánh sáng sinh học cùng các loại thuốc đông tây y để điều trị bệnh.
5. Chăm sóc tại nhà cho các vấn đề về lưỡi
Chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt một số vấn đề về lưỡi bằng cách thực hành vệ sinh răng miệng tốt như đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Đồng thời đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và làm sạch định kỳ.
Ngoài ra, tránh các thói quen có hại như hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, nhai trầu, hoặc uống rượu có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư lưỡi và các loại ung thư miệng khác.
Nguồn tham khảo:
1. What Are Those Bumps on My Tongue? 
2. Transient lingual papillitis 
3. Common Tongue Conditions in Primary Care 

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối sống được bao lâu? 
[/size]

Phạm Trang
Be Vegan, make peace.
Reply
#34
Thói quen giúp giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng
 
Một số thói quen dưới đây sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng vừa dễ dàng thực hiện mà lại có thể thực hiện tại nhà


1.Thay đổi thói quen ăn uống

Lựa chọn cho bản thân một thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi nhanh chóng hiện tượng ợ chua, ợ nóng. Nó sẽ rất hiệu quả.

[Image: mHHwK7hDaSUCERi8G5KJJQz9z9W0Gxwbrx2Ku7ic...=w640-h464]

Bạn có thể bắt đầu từ việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và chỉ ăn với lượng vừa đủ. Hãy nhai kĩ để thức ăn được tiêu hoá tốt hơn. Dừng ngay việc ăn quá no, ăn khuya. Và hãy hạn chế ăn những thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Nó chỉ làm bạn tăng tích mỡ bụng và dễ bị ợ chua, ợ nóng hơn mà thôi.

Các đồ uống chứa cồn như rượu bia, nước uống có ga hay cà phê cũng không nên sử dụng khi đang bị ợ chua, ợ nóng. Một số trái cây, thực phẩm chua như cam, chanh, cà chua,…cũng cần phải hạn chế lại.

Khi nào tình trạng ợ chua, ợ nóng xảy ra, bạn hãy uống một cốc nước, uống từng ngụm nước nhỏ. Nó sẽ giúp bạn bớt khó chịu hơn đấy. Cái vị chua ở miệng và cảm giác nóng rát ở cổ sẽ dịu đi. Hàng ngày uống nước với lượng vừa đủ vừa giúp cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng, vừa giúp việc tiêu hoá tốt hơn, giúp cơ thể khoẻ hơn.


2.Mặc quần áo rộng rãi

Đây cũng là một biện pháp khá hiệu quả để giảm nhanh triệu chứng ợ chua, ợ nóng. Việc mặc đồ chật không phù hợp sẽ làm tăng áp lực lên thành bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và cơ thắt thực quản.

Vì vậy, những ai đang bị ợ chua, ợ nóng nên mặc đồ có kích thước phù hợp với cơ thể.


3.Tránh các tư thế không phù hợp

Có một số người bệnh do lựa chọn các tư thế vận động không phù hợp. Bạn cần phải tránh các hình thức vận động đó.

Đối với những người bị ợ chua, ợ nóng, chúng tôi khuyên bạn không nên tập thể dục với cường độ cao. Đồng thời, tránh các động tác gập người, ưỡn cong người.

Thay vào đó bạn nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, cường độ phù hợp như yoga, đi bộ chẳng hạn.

Bạn cũng nên tránh nằm sấp khi ngủ. Tư thế này sẽ tạo ra áp lực lên dạ dày và ảnh hưởng đến cơ thắt thực quản. Thay vào đó, bạn hãy nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang trái, nên kê cao đầu khi nằm. Những biện pháp này sẽ cải thiện một phần nào đó triệu chứng ợ chua, ợ nóng cho bạn
Be Vegan, make peace.
Reply
#35
Đông máu hậu COVID-19, cảnh báo từ nghiên cứu của các nhà khoa học khiến mọi người bất ngờ

Theo L.Vũ (th) (suckhoedoisong.vn) | 13:29 22/04/2022 | 
Không chỉ có thể diễn ra trong quá trình mắc COVID-19, đông máu còn có thể xuất hiện sau khi người bệnh khỏi COVID-19. Đông máu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.


Tin liên quan
[Image: roi-loan-dong-mau-1638350717-width680height406.jpg]
Rối loạn đông máu: Nguyên nhân, triệu chứng và những điều cần lưu ý
 

Nghiên cứu chỉ rõ nguy cơ tiềm ẩn đông máu hậu COVID-19

Coronavirus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 không chỉ tác động đến phổi mà hàng loạt cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Một trong số đó là nguy cơ đông máu (hay cục máu đông) kéo dài sau khi khỏi bệnh.

Theo Zing, từ đầu năm 2020, Resia Pretorius (Trưởng bộ môn, giáo sư nghiên cứu về khoa học sinh lý, Đại học Stellenbosch, Nam Phi) và các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng COVID-19 cấp tính không chỉ đơn thuần là một bệnh về đường hô hấp, mà nó còn thực sự ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống mạch máu (lưu thông máu) và khả năng đông máu.

Nguyên nhân bệnh nhân hậu COVID-19 gặp phải di chứng hình thành cục máu đông được xác định là do phản ứng miễn dịch kéo dài trong mạch máu sau khi hồi phục COVID-19. Phát hiện này đã giúp giải thích lý do tại sao một số người từng mắc COVID-19 xuất hiện các triệu chứng tim mạch.

Khi tiến hành xét nghiệm máu của những người đã khỏi COVID-19 trong vòng một tháng, có một số lượng tế bào mạch máu bị tổn thương, được gọi là tế bào nội mô tuần hoàn, loại tế bào này lưu thông trong dòng máu nhiều gấp đôi người không mắc COVID-19. Nhiều tế bào mạch máu bị tổn thương này cũng được tìm thấy ở những bệnh nhân hậu COVID-19 mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: dong-mau-1650600755-width1200height675.jpg]F0 khỏi COVID-19 bị tổn thương thành mạch máu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.[/size][/size]
Ngoài các dấu hiệu tổn thương mạch máu, trong cơ thể những người đã khỏi COVID-19 còn có rất nhiều protein gây viêm, có tên gọi là cytokine (cytokine được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch). Các chuyên gia cũng tìm thấy số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T – tiêu diệt virus) cao bất thường. Sự xuất hiện cytokin và tế bào T được giải thích là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và chúng góp phần làm tổn thương mạch máu ở một số F0 khỏi COVID-19 bị tổn thương thành mạch máu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Ngày 6/4, một nghiên cứu công bố trên tạp chí BMJ của nhóm chuyên gia Thụy Điển cho thấy, F0 khỏi COVID-19 có nguy cơ phát triển cục máu đông nghiêm trọng trong vòng 6 tháng, ngay cả với những trường hợp bệnh nhẹ.

F0 có nguy cơ thuyên tắc phổi do phát triển cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch trong phổi cao gấp 33 lần người không nhiễm coronavirus SARS-CoV-2; Nguy cơ phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu - thường ở chân của F0 cũng tăng trong vòng 3 tháng sau khi bệnh, cao gấp 5 lần người bình thường.

F0 thể nặng, người có sức khỏe tiềm ẩn và nhóm nhiễm coronavirus SARS-CoV-2 ở giai đoạn đầu có nguy cơ đông máu và chảy máu cao nhất. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, không chỉ người mắc triệu chứng COVID-19 nặng hoặc có các bệnh lý nền, mà cả người bệnh nhẹ không cần nhập viện cũng có nguy cơ thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn. Bên cạnh nguy cơ đông máu, nghiên cứu cũng cho thấy tình trạng xuất huyết sau hai tháng ở người mắc COVID-19.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: tac-mach-1650600827-width1024height636.jpg]Cục máu đông gây tắc mạch có thể ảnh hưởng đến tim.[/size][/size]
Đông máu gây nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?

Đông máu là một quá trình phức tạp, có ý nghĩa quan trọng trong việc cầm máu. Nếu quá trình đông máu gặp vấn đề sẽ tạo ra cục máu đông, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Đông máu là một cơ chế tự nhiên của cơ thể, trong một số trường hợp quá trình đông máu xảy ra là một điều cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi cục đông máu xuất hiện một cách bất thường không đúng nơi, đúng lúc sẽ gây ra nguy hiểm, đặc biệt là xuất hiện ở tĩnh mạch sâu gần cơ.

Cục máu đông hình thành sâu trong cơ thể, còn được gọi là huyết khối sẽ tạo ra những rào cản trên đường huyết mạch lưu thông, gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ tuần hoàn. Nếu tình trạng này xảy ra, về lâu dài người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, mệt mỏi.

Đặc biệt nguy hiểm hơn, huyết khối này rời khỏi vị trí ban đầu di chuyển đến phổi sẽ gây ra tắc nghẽn phổi, ngăn chặn phổi cung cấp khí oxy để nuôi cơ thể và quá trình bơm máu nuôi phổi. Tình trạng này khiến toàn bộ hoạt động sống của cơ thể bị ảnh hưởng, thậm chí rơi vào tình trạng nguy cấp nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng bị đông máu
  • Sưng một bên chi.
  • Đau tay, chân.
  • Vệt đỏ xuất hiện trên da.
  • Đau ngực.
  • Khó thở, tim đập nhanh.
  • Ho không rõ nguyên nhân.
  • Đau đầu dữ dội.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: sung-chan-1650601051-width800height520.jpg]Sưng một bên chân là một trong những triệu chứng bị đông máu.[/size][/size]
Đông máu để lại di chứng gì?

Di chứng đông máu không thường gặp song rất nguy hiểm cho người bệnh. Máu đông có thể xuất hiện ở bất cứ mạch máu nào trong cơ thể, gây tắc mạch. Ví dụ như: mạch máu não bị tắc gây đột quỵ; tắc mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tử; tắc động mạch phổi cấp có thể gây suy hô hấp cấp hoặc tử vong; tắc động mạch thận làm suy thận cấp; tắc động mạch chi dưới có thể gây hoại tử, phải cắt cụt chi gây tàn phế...

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Theo BS Bùi Long (Trưởng khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Hữu Nghị), tình trạng đông máu hậu COVID-19 thường gặp ở người cao tuổi, nhiễm coronavirus ở mức độ nặng, chưa tiêm vaccine, thừa cân béo phì và nhiều bệnh lý nền. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, đi khám nếu thấy có bất thường trong cơ thể ngay cả khi đã khỏi COVID-19. Đặc biệt, nhóm người cao tuổi, nhiều bệnh nền nên tự theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất ba tuần sau mắc COVID-19, nếu cơ thể biểu hiện bất thường nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: van-dong-1650601277-width1920height1080.jpg]Hạn chế ngồi lâu một chỗ để phòng ngừa bệnh đông máu. [/size][/size]
Phòng ngừa và cải thiện bệnh đông máu

Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thích hợp để cải thiện tình trạng bệnh:
  • Bổ sung các loại thực phẩm giúp cải thiện sự đông máu như các loại hạt đậu, cá, dầu oliu, các loại trái cây đặc biệt là lựu, kiwi...
  • Hạn chế các loại thức ăn nhanh chứa các chất béo có hại.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp máu lưu thông.
  • Vận động thường xuyên để khí huyết lưu thông.
  • Hạn chế ngồi lâu một chỗ, nên dành thời gian để co duỗi các khớp.
  • Khi ngủ có thể kê thêm gối để chân cao hơn tim 15cm rất tốt cho người bị bệnh đông máu.
  • Không ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
Be Vegan, make peace.
Reply
#36
Các bệnh thường gặp ở tụy

Theo L.Vũ (th) (suckhoedoisong.vn) | 21:23 20/04/2022 | 
Tụy là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết. Khi tuyến tụy bị tổn thương, chức năng của hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng có thể đe dọa đến sức khỏe của người bệnh.


Tin liên quan
[Image: viem-tuy-cap-1649752374-width680height406.jpg]
Viêm tụy cấp: Các phương pháp chẩn đoán cần biết
 

1. Tụy là gì?

Tụy là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa vừa có chức năng ngoại tiết (tiết ra dịch tụy đổ vào ruột giúp tiêu hóa thức ăn) vừa có chức năng nội tiết (như tiết insulin đổ vào máu có tác dụng điều hòa đường huyết...).  

2. Tụy nằm ở đâu?

Tụy nằm sau phúc mạc, sau dạ dày, sát thành sau ổ bụng, vắt ngang qua các đốt sống thắt lưng trên. Tụy có màu trắng hồng, dài 15cm, cao 6cm và dầy 3cm, nặng khoảng 80gram, có cấu trúc gồm ba phần: đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy. Đầu tụy nằm sát đoạn tá tràng và đuôi tụy kéo dài đến sát lách. Ống tụy nằm dọc suốt chiều dài của tụy và dẫn lưu dịch tụy đổ vào tá tràng. Mỗi ngày trung bình tụy có thể tiết ra khoảng 0,8 lít dịch tiết.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: tuy-1650447140-width400height320.jpg]Hình ảnh vị trí nằm của tụy.[/size][/size]
3. Chức năng của tụy

Tuyến tụy có hai chức năng chính đó là chức năng ngoại tiết giúp tiêu hoá và chức năng nội tiết điều chỉnh lượng đường trong máu.

Chức năng ngoại tiết

Tụy mỗi ngày bài tiết khoảng 1000ml dịch tụy, lượng dịch tụy này được tiết ra nhiều nhất khi ăn. Dịch tụy chứa nhiều muối bicarbonat và nhiều loại enzym giúp tiêu hóa hầu hết các loại thức ăn, bao gồm: Nhóm enzym tiêu hóa protein (trypsin, chymotrypsin, elastase, carboxypeptidase), enzym tiêu hóa glucid (amylase), enzym tiêu hóa lipit (lipase, photpholipase A2, cholesterol esterase), enzym tiêu hóa acid nucleic (ribonuclease, desoxyribonuclease).

Chức năng nội tiết

Các tuyến nội tiết tiết ra nhiều loại hormone vào máu. Trong đó quan trọng nhất là insulin có tác dụng giảm đường huyết (nếu thiếu hụt sẽ gây tăng đường huyết, liên quan chặt chẽ tới bệnh đái tháo đường) và glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết (tăng cường phân giải gycogen ở gan thành glucose ở máu.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: tuyen-tuy-1650447186-width494height330.png]Tuyến tụy có hai chức năng chính đó là chức năng ngoại tiết và chức năng nội tiết.[/size][/size]
4. Các bệnh thường gặp ở tụy

4.1. Viêm tụy

Viêm tụy là một bệnh trong đó tuyến tụy bị viêm. Tổn thương tụy xảy ra khi các enzyme tiêu hóa được kích hoạt trước khi chúng được giải phóng vào ruột non và bắt đầu tấn công tuyến tụy.

Hai dạng thường gặp hiện nay đó là viêm tụy cấp và viêm tụy mãn tính. 

Viêm tụy cấp: Là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy, bệnh thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp từ viêm tụy cấp nhẹ đến mức độ nặng với các biến chứng suy đa tạng nặng, tỉ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tụy cấp là sỏi mật. Các nguyên nhân khác bao gồm: Uống nhiều rượu, điều kiện di truyền, chấn thương, thuốc men, nhiễm trùng, bất thường điện giải, nồng độ lipid cao, bất thường nội tiết tố, hoặc các nguyên nhân chưa biết khác.

Các triệu chứng khác của viêm tụy cấp bao gồm: Đau bụng trên, đau bụng lan ra sau lưng, sốt, mạch nhanh, buồn nôn/nôn mửa, ăn uống kém, tiêu chảy, vàng da…
[size=undefined][size=undefined]
[Image: viem-tuy-cap-1650447279-width640height455.jpg]Viêm tụy cấp thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp.[/size][/size]
Viêm tụy mạn: Là tình trạng tụy bị tổn thương và viêm kéo dài khiến chức năng của cơ quan này giảm dần, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Viêm tụy mạn tính có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tốt, ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân.

Bệnh phổ biến hơn ở nam giới và thường phát triển ở những người từ 30 - 40 tuổi. Ban đầu, viêm tụy mạn tính có thể bị nhầm lẫn với viêm tụy cấp vì các triệu chứng tương tự nhau. Các triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng trên và tiêu chảy. Khi bệnh kéo dài hơn, bệnh nhân có thể bị suy dinh dưỡng và sụt cân. Nếu tuyến tụy bị phá hủy trong giai đoạn sau của bệnh, bệnh nhân có thể bị đái tháo đường.

Rượu là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm tụy mạn, chiếm 70% các trường hợp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, một người tiêu thụ ít nhất 150g rượu mỗi ngày, kéo dài trên 5 năm có nguy cơ cao mắc viêm tụy mạn. Rượu sẽ gây viêm tụy từng đợt cấp ở các đối tượng nghiện rượu sau khi tiêu thụ sau một thời gian dài. Ban đầu là các cơn đau đột ngột, dữ dội, sau đó các cơn rút ngắn khoảng cách và cũng giảm dần về mức độ đau, người bệnh đau âm ỉ kéo dài kèm suy kiệt do không hấp thu được dinh dưỡng.

Tương tự như viêm tụy cấp, viêm tụy mạn cũng có thể là hệ quả của sự tắc nghẽn kéo dài như tắc nghẽn ống tụy mật, dị dạng phôi thai tụy đôi, rối loạn cơ vòng Oddi, nang tá tràng trước nhú. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn là di chứng sau viêm tụy cấp hoại tử, viêm tụy do bệnh lý mạch máu, thiếu máu cục bộ tại tụy.

Triệu chứng viêm tụy mạn tính gồm: Đau bụng vùng thượng vị, gầy sút, chán ăn, tiêu phân mỡ.

4.2. Ung thư tụy

Ung thư tuyến tụy là những tổn thương ác tính xuất phát từ bất kỳ thành phần nào của mô tụy, bao gồm các tế bào của mô tụy ngoại tiết, tế bào tụy nội tiết (tế bào đảo Langerhans) và các tế bào thuộc mô liên kết của tụy. Trên 95% ung thư tụy có nguồn gốc từ mô tụy ngoại tiết (gồm tế bào biểu mô ống tụy, tế bào “acinar”, tế bào mầm…) trong đó khoảng 85% là xuất phát từ tế bào biểu mô ống tụy ngoại tiết; còn lại ung thư xuất phát từ tế bào tụy nội tiết và của mô liên kết rất hiếm gặp. 
[size=undefined][size=undefined]
[Image: ung-thu-tuy-1650447367-width660height410.jpg]Ung thư tụy là những tổn thương ác tính xuất phát từ bất kỳ thành phần nào của mô tụy.[/size][/size]
Nguyên nhân gây bệnh

Yếu tố di truyền.

Độc tố môi trường: thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, hóa chất sử dụng trong luyện kim…

Các yếu tố y tế khác:
  • Người lớn tuổi (sau 60 tuổi).
  • Xơ gan, viêm gan…
  • Viêm dạ dày với vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
  • Đái tháo đường.
  • Viêm tụy mãn tính.
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá…
  • Thừa cân.
  • Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và chất béo và ít rau quả.
  • Uống rượu lâu dài và nặng, có thể dẫn đến viêm tụy mãn tính, một yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến tụy.
Triệu chứng ung thư tụy
  • Đau bụng, có thể lan ra sau lưng.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn.
  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Tiêu chảy phân lỏng, màu sậm hoặc tiêu ra phân mỡ nổi trên mặt nước.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Ngứa da lòng bàn tay, bàn chân.
4.3. Nang tụy

Nang tụy là những túi chứa chất lỏng phát triển trên hoặc trong tuyến tụy. Thực tế phần lớn các trường hợp mắc nang tụy đều là lành tính, ít gây triệu chứng và không gây ung thư. Chúng thường được phát hiện trong quá trình chẩn đoán bằng hình ảnh cho một bệnh khác. Tuy nhiên một số nang tụy có thể là dấu hiệu của tiền ung thư hoặc phát triển thành ung thư.

Nguyên nhân gây nang tụy thật hiện tại chưa được rõ. Các nghiên cứu chỉ ra, sự xuất hiện của các nang tụy thật thường liên quan đến các bệnh di truyền hiếm gặp như bệnh Von Hippel-Lindau (một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến não, tuyến thượng thận, thận và tuyến tụy) hay bệnh thận đa nang.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: nang-gia-tuy-1650447408-width1000height598.png]Nang giả tụy là các nang hình thành khi bị viêm tụy cấp.[/size][/size]
Triệu chứng của nang tụy

Nang tụy có ít hoặc không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Phần lớn các ca nang tụy được phát hiện tình cờ khi khám sàng lọc sức khỏe, chụp CT và chụp MRI vùng bụng. Khi u nang phát triển, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng sau:
  • Đau lưng hoặc bụng trên.
  • Vàng da.
  • Nước tiểu có màu trà.
  • Phân nhạt màu hoặc tiêu chảy.
  • Sưng vùng bụng trên.
  • Chán ăn.
  • Giảm cân.
  • Buồn nôn và nôn.
Các loại nang tụy phổ biến

Nang giả tụy: Là các nang hình thành khi bị viêm tụy cấp, theo thời gian kích thước của chúng thường to lên.

U nang dịch trong: Là các nang thấy phổ biến ở những phụ nữ tuổi trung niên và chúng có xu hướng phát triển rất chậm.

U nang dịch nhầy: Là các nang thấy chủ yếu ở thân và đuôi tụy của nữ giới; chúng là tiền ung thư hoặc ung thư.

U nhầy trong ống tụy: Là những nang phát triển từ ống tụy (hoặc ống chính hoặc ống nhánh); chúng có thể là tiền ung thư hoặc ung thư phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng.

U giả nhú đặc: Là những khối u nang hiếm có các thành phần đặc dạng nang; các nang này có nguy cơ trở thành ung thư.

5. Làm gì để tụy khỏe mạnh?
  • Hạn chế rượu, bia vì đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tụy.
  • Hạn chế uống nhiều cà phê, trà và hút thuốc lá để chống lại viêm tụy cấp tính.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng các loại thực phẩm giàu protein, ít chất béo động vật và chứa chất chống oxy hóa.
  • Chế biến thực phẩm nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế xào rán sử dụng nhiều dầu mỡ.
  • Ăn nhiều rau xanh.
  • Uống nhiều nước đề phòng sỏi thận.
  • Tăng cường vận động thể lực, tối thiểu 60 phút/ngày và 4 - 5 buổi/tuần.
Chia sẻ FacebookChia sẻ Google
Be Vegan, make peace.
Reply
#37
quan niệm sai lầm thường gặp về sa sút trí tuệ
25/04/2022 - 16:16 (GMT+7)
Aa Aa+

[Image: avatar1650877776484-1650877777203681304156.jpg]
Sa sút trí tuệ là tình trạng rất phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, những thông tin tràn lan liên quan đến tình trạng này rất dễ gây nên những quan niệm sai lầm, thiếu chính xác.

2
[/url]
[url=https://twitter.com/intent/tweet?url=https://phunuvietnam.vn/5-quan-niem-sai-lam-thuong-gap-ve-sa-sut-tri-tue-41202225416810168.htm][Image: Twitter.png]

0
[email="?&subject=[phunuvietnam.vn]%205%20quan%20ni%E1%BB%87m%20sai%20l%E1%BA%A7m%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20g%E1%BA%B7p%20v%E1%BB%81%20sa%20s%C3%BAt%20tr%C3%AD%20tu%E1%BB%87&body=https://phunuvietnam.vn/5-quan-niem-sai-lam-thuong-gap-ve-sa-sut-tri-tue-41202225416810168.htm%0D%0ASa%20s%C3%BAt%20tr%C3%AD%20tu%E1%BB%87%20l%C3%A0%20t%C3%ACnh%20tr%E1%BA%A1ng%20r%E1%BA%A5t%20ph%E1%BB%95%20bi%E1%BA%BFn,%20g%C3%A2y%20%E1%BA%A3nh%20h%C6%B0%E1%BB%9Fng%20nhi%E1%BB%81u%20%C4%91%E1%BA%BFn%20cu%E1%BB%99c%20s%E1%BB%91ng%20c%E1%BB%A7a%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BB%87nh.%20Tuy%20nhi%C3%AAn,%20nh%E1%BB%AFng%20th%C3%B4ng%20tin%20tr%C3%A0n%20lan%20li%C3%AAn%20quan%20%C4%91%E1%BA%BFn%20t%C3%ACnh%20tr%E1%BA%A1ng%20n%C3%A0y%20r%E1%BA%A5t%20d%E1%BB%85%20g%C3%A2y%20n%C3%AAn%20nh%E1%BB%AFng%20quan%20ni%E1%BB%87m%20sai%20l%E1%BA%A7m,%20thi%E1%BA%BFu%20ch%C3%ADnh%20x%C3%A1c."][/email]
[email="?&subject=[phunuvietnam.vn]%205%20quan%20ni%E1%BB%87m%20sai%20l%E1%BA%A7m%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20g%E1%BA%B7p%20v%E1%BB%81%20sa%20s%C3%BAt%20tr%C3%AD%20tu%E1%BB%87&body=https://phunuvietnam.vn/5-quan-niem-sai-lam-thuong-gap-ve-sa-sut-tri-tue-41202225416810168.htm%0D%0ASa%20s%C3%BAt%20tr%C3%AD%20tu%E1%BB%87%20l%C3%A0%20t%C3%ACnh%20tr%E1%BA%A1ng%20r%E1%BA%A5t%20ph%E1%BB%95%20bi%E1%BA%BFn,%20g%C3%A2y%20%E1%BA%A3nh%20h%C6%B0%E1%BB%9Fng%20nhi%E1%BB%81u%20%C4%91%E1%BA%BFn%20cu%E1%BB%99c%20s%E1%BB%91ng%20c%E1%BB%A7a%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BB%87nh.%20Tuy%20nhi%C3%AAn,%20nh%E1%BB%AFng%20th%C3%B4ng%20tin%20tr%C3%A0n%20lan%20li%C3%AAn%20quan%20%C4%91%E1%BA%BFn%20t%C3%ACnh%20tr%E1%BA%A1ng%20n%C3%A0y%20r%E1%BA%A5t%20d%E1%BB%85%20g%C3%A2y%20n%C3%AAn%20nh%E1%BB%AFng%20quan%20ni%E1%BB%87m%20sai%20l%E1%BA%A7m,%20thi%E1%BA%BFu%20ch%C3%ADnh%20x%C3%A1c."][/email]

NỘI DUNG: [size=undefined]
Hiện nay, cả những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc sa sút trí tuệ và người nhà của họ đều đang dễ bị quá tải khi phải tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về căn bệnh này. Sự tiếp xúc tràn lan, không chọn lọc cũng thường là nguyên nhân dẫn đến các quan niệm sai lầm về bệnh sa sút trí tuệ.
Mà sự hiểu biết đúng đắn về những quan niệm sai lầm về sa sút trí tuệ này lại có vai trò rất lớn trong phòng tránh, điều trị cũng như giảm thiểu sự ảnh hưởng của sa sút trí tuệ lên chất lượng cuộc sống,...
1. Sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer là một
Một quan điểm sai lầm về sa sút trí tuệ thường gặp chính là việc nhiều người cho rằng căn bệnh này cùng với bệnh Alzheimer chính là một. Điều này dẫn đến việc hai tên gọi sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer rất hay bị sử dụng lẫn lộn với nhau.
Tuy nhiên, sa sút trí tuệ không phải là một căn bệnh cụ thể. Nó là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả một nhóm các triệu chứng khác nhau, bao gồm suy giảm trí nhớ, khó khăn trong ngôn ngữ, giảm khả năng tư duy và giải quyết vấn đề,... Trong khi đó, bệnh Alzheimer lại chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới sa sút trí tuệ. Đặc điểm của căn bệnh này là kích thước não bị teo nhỏ do sự chết đi của các tế bào thần kinh, từ đó làm ảnh hướng tới trí nhớ, hành vi,...



Vì vậy, mặc dù bệnh nhân Alzheimer có thể biểu hiện suy giảm trí nhớ tương tự như với các bệnh nhân sa sút trí tuệ, nhưng điều này không có nghĩa rằng những người bị suy giảm trí nhớ thì sẽ bị bệnh Alzheimer.
2. Sa sút trí tuệ là tình trạng không thể đảo ngược và điều trị được
Trong những thông tin thường thấy, sa sút trí tuệ hay được mô tả là một vấn đề không thể đảo ngược được. Thực tế thì điều này lại chưa phải là một quan điểm chính xác và toàn diện về bệnh sa sút trí tuệ. Bởi tùy thuộc theo nguyên nhân gây bệnh là gì mà bên cạnh những trường hợp sa sút trí tuệ không thể đảo ngược vẫn sẽ có những trường hợp sa sút trí tuệ có thể đảo ngược và hồi phục được.
Cụ thể, với các chứng sa sút trí tuệ tiến triển, bệnh sẽ nặng dần theo thời gian và việc đảo ngược quá trình này là không thể. Chẳng hạn như đối với bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer - dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, các tế bào thần kinh khỏe mạnh và những liên kết giữa chúng bị ảnh hưởng bởi các mảng bám và sợi trong não. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sa sút trí tuệ tiến triển khác kể đến như sa sút trí tuệ mạch máu, sa sút trí tuệ thể Lewy hay sa sút trí tuệ hỗn hợp,...
[Image: sa-sut-tri-tue-1-16506886210651829651720...414565.jpg]

Không phải tất cả mọi trường hợp sa sút trí tuệ đều không thể đảo ngược - Ảnh: Internet

Còn đối với những trường hợp bệnh nhân bị sa sút trí tuệ do các nguyên nhân như nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, bất thường chuyển hóa và nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, u não, nghiện rượu,... thì việc hồi phục là điều có thể. Tình trạng sa sút trí tuệ của bệnh nhân sẽ được đảo ngược khi nguyên nhân cơ bản gây bệnh được giải quyết.

Vì vậy, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ sa sút trí tuệ. Bác sĩ sẽ giúp xác định xem đó có phải đúng là một tình trạng sa sút trí tuệ hay không.
3. Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi luôn phản ánh sự bất thường
Giờ đây, người cao tuổi đang tiếp xúc với những nguồn thông tin trên internet hoặc mạng xã hội đang ngày càng dễ dàng hơn. Điều này cho phép họ tự chẩn đoán và kết luận nguyên nhân khiến bản thân bị suy giảm trí nhớ. Nhưng không phải bất cứ khi nào tình trạng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi cũng phản ánh cho một vấn đề bất thường.
Bởi suy giảm trí nhớ và kỹ năng nhận thức được xem là một trong các biểu hiện thông thường của quá trình lão hóa. Suy giảm trí nhớ do lão hóa thường ít gây ảnh hưởng và người cao tuổi vẫn có thể có được một cuộc sống trọn vẹn. Một số ví dụ về suy giảm trí nhớ liên quan đến tuổi tác có thể kể đến như quên thanh toán các hóa đơn, quên những ngày kỷ niệm và nhớ ra vào sau đó, không nhớ ra từ muốn sử dụng hoặc không nhớ mất đồ từ khi nào,...
Để xác định xem liệu có vấn đề nhận thức nặng nề nào đang diễn ra hay không, điều quan trọng là phải xem xét những yếu tố bên ngoài như căng thẳng, thiếu ngủ,... Những yếu tố này cũng có thể góp phần thúc đẩy tình trạng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.
[Image: sa-sut-tri-tue-2-16506886779451529568166...887755.jpg]

Suy giảm trí nhớ cũng là một biểu hiện của sự lão hóa thông thường - Ảnh: Internet





4. Suy giảm trí nhớ là biểu hiện sớm duy nhất của sa sút trí tuệ
Nhiều người nghĩ rằng, để chẩn đoán sa sút trí tuệ thì dấu hiệu đầu tiên phải tìm kiếm chính là sự suy giảm trí nhớ. Hay những người cao tuổi hay cho là tình trạng hay quên có thể đại diện cho sa sút trí tuệ khởi phát sớm mà không cần có thêm các biểu hiện khác. Nhưng tất cả những điều này đều là các quan niệm hết sức sai lầm.
Sự biểu hiện sớm của sa sút trí tuệ không chỉ biểu hiện bởi suy giảm về trí nhớ mà còn thông qua nhiều triệu chứng khác. Những triệu chứng này kể đến như thường xuyên nhầm lẫn, giảm tập trung, thay đổi tính cách, thay đổi hành vi và cảm xúc, giảm khả năng thực hiện công việc,...
Vì vậy hãy đến gặp bác sĩ để xem xét các vấn đề mà bản thân đang gặp phải có phải là dấu hiệu sớm của sa sút trí tuệ hay không. Tại đây, có tới hơn 40 bài kiểm tra khác nhau (bài kiểm tra Mini-Cog, bài kiểm tra đánh giá nhận thức - GPCOG, bảng câu hỏi về sự suy giảm nhận thức tuổi già,...) có thể được sử dụng để có thể phát hiện sớm tình trạng sa sút trí tuệ.
[Image: sa-sut-tri-tue-1650688749254527381613-16...169466.jpg]

Ngoài suy giảm trí nhớ, bệnh nhân sa sút trí tuệ còn có thể biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác - Ảnh: Internet

5. Tất cả bệnh nhân sa sút trí tuệ đều giống nhau
Không phải tất cả các bệnh nhân sa sút trí tuệ đều sẽ giống nhau. Họ không chỉ đơn thuần là những người có các triệu chứng đáp ứng với các tiêu chuẩn cụ thể để chẩn đoán sa sút trí tuệ. Bởi dù đối với hai bệnh nhân cùng tuổi, cùng được chẩn đoán sa sút trí tuệ ở một giai đoạn như nhau thì những biểu hiện sa sút trí tuệ của họ cũng có thể rất khác nhau.
Thông thường chúng ta chỉ hay xem xét liệu một người có bị sa sút trí tuệ hay không mà ít chú ý đến việc họ đã từng là người như thế nào, kinh nghiệm sống và tính cách của họ ra sao,... Mà chính những kinh nghiệm này cũng có thể góp phần vào cách người đó biểu hiện sa sút trí tuệ.
Nhà tâm lý học lão khoa - Thomas Kitwood đã đề xuất thuật ngữ "chăm sóc hướng người bệnh", một cách tiếp cận khác so với các phương pháp truyền thống. Đây là phương pháp tập trung vào trải nghiệm của từng cá nhân người bệnh, tiêu chuẩn sống và sự đáp ứng với điều trị. cụ thể, phương pháp này sẽ xem xét những nhu cầu tâm lý của người bệnh về sự thoải mái, khả năng hòa nhập, nghề nghiệp,...
Do đó, bên cạnh việc tìm kiếm điểm chung giữa các bệnh nhân sa sút trí tuệ thì việc đánh giá tính cách cá nhân của người bệnh cũng vô cùng quan trọng. Điều này có thể giúp giảm sự tác động tiêu cực đến thế giới nội tâm của bệnh nhân, từ đó tránh sự suy giảm tổng thể của người bệnh sa sút trí tuệ.[/size]

QN
Be Vegan, make peace.
Reply
#38
VIDEO: Cách bấm huyệt tăng cường trí nhớ bạn không nên bỏ qua

Theo Trung Sơn - Kim Dung (suckhoedoisong.vn) | 20:09 26/04/2022 | 




Cho dù là sinh viên, một chuyên gia hay một người nội trợ, các vấn đề về khả năng tập trung và trí nhớ có thể đem lại những tác động rất lớn trong cuộc sống. Theo đó, khi thường xuyên bị phân tâm bởi những suy nghĩ khác nhau hoặc nhận thấy việc tập trung vào công việc là một sự khó khăn, bấm huyệt tăng trí nhớ là một lựa chọn an toàn.


Nếu bản thân bỗng nhiên hay từ từ khó tập trung vào công việc hoặc dễ bị phân tán tư tưởng, quá trình sáng tạo có thể trở thành một vấn đề khó hiểu, điều này có thể khiến động lực của mỗi người bị suy mòn và do đó, sự cống hiến cho các dự án sáng tạo sẽ gặp sa sút. Tuy nhiên, khi tâm trí được cân bằng bằng cách thực hiện bấm huyệt tăng trí nhớ thông qua những liệu pháp massage đầu, tập trung vào những điểm bấm huyệt đơn giản này, sự tinh thông trong suy nghĩ sẽ có thể trở nên sắc nét, tinh thần nhạy bén hơn.

1. Huyệt Đản Trung

Huyệt Đản Trung nằm ở trung tâm của xương ức, chiều rộng bằng ba ngón tay cái so với nền xương, nơi sẽ cảm thấy xương ức hơi lõm vào.

Kích thích huyệt Đản Trung sẽ giúp cải thiện khả năng tập trung và giúp giảm lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, trầm cảm và những mất cân bằng cảm xúc khác cản trở khả năng tập trung và suy nghĩ rõ ràng của mỗi người. Do đó, biết được vị trí của huyệt Đản Trung và day ấn, mỗi người có thể nhớ lại mọi thứ và cải thiện khả năng tập trung cũng như sự minh mẫn của suy nghĩ.

2. Huyệt Thiên Trụ

Huyệt Thiên Trụ nằm dưới đáy hộp sọ vào khoảng 3cm và ở cả hai bên của cột sống, mỗi bên cách cột sống 3cm. Đây là một điểm giảm căng thẳng tuyệt vời.

Theo đó, xoa bóp huyệt Thiên Trụ theo chuyển động tròn trong 7-8 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện những căng thẳng, làm việc quá sức, kiệt sức và suy nghĩ không rõ ràng. Nếu những vấn đề này đang kìm hãm sự tập trung và trí nhớ của bản thân, nên thực hành massage đầu tại đây sẽ giúp thư giãn vùng cổ, do đó tạo điều kiện cho lưu thông máu vào não tốt hơn. Điều này sẽ cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ.

3. Huyệt Túc Tam Lý

Huyệt Túc Tam Lý nằm cách xương ống chân 1 cm và dưới xương bánh chè 5cm.

Để đảm bảo xác định đúng vị trí của huyệt Túc Tam Lý, hãy uốn cong và duỗi thẳng bàn chân để nhận thấy cơ bắp dưới ngón tay co lại. Dùng ngón giữa và ngón trỏ ấn vào huyệt này trong 5 phút để tăng cường năng lượng trong mạch máu cũng như tăng cường thể chất, tinh thần, giảm đau và cải thiện tinh thần minh mẫn.

4. Huyệt Đại Đôn

Huyệt Đại Đôn nằm ngay bên dưới ngón chân cái. Nghe có vẻ không phù hợp nhưng khi kích thích vị trí này trên ngón chân phải sẽ cho phép tiếp cận một dòng năng lượng lên phần bên trái của não và ngược lại.

Do đó, mỗi người có thể xoa bóp huyệt Đại Đôn hàng ngày bằng cách di chuyển ngón tay cái trên ngón chân cái trong 1-2 phút theo cách cố gắng che phủ hoàn toàn ngón chân cái. Nhớ cân bằng thời gian massage cho cả hai ngón chân. Làm điều này thường xuyên sẽ giúp não được thư giãn và tăng cường khả năng tập trung.

5. Huyệt Thái Xung 

Huyệt Thái Xung được tìm thấy trên đầu bàn chân, ở chỗ lõm giữa ngón chân thứ hai và ngón chân cái.

Nhấn vào huyệt Thái Xung mỗi ngày trong 2-3 phút sẽ giúp giảm mệt mỏi và hỗ trợ các vấn đề về trí nhớ, đau đầu và kém tập trung, đồng thời tăng cường năng lượng, động lực, sự tập trung và sự minh mẫn trong suy nghĩ. Nếu đang phải đấu tranh với sự tập trung và trí nhớ, việc kích thích điểm này sẽ giúp mỗi người tiếp thu nhanh chóng hơn với khả năng tập trung và tập trung được cải thiện.

Tóm lại, khả năng ghi nhớ và sự tập trung có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên, các vấn đề về thể chất, tinh thần và cảm xúc gây ra sự mất cân bằng trong tâm trí là khó tránh khỏi, gây ra mọi thứ từ thiếu tập trung đến kém tập trung, lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ lẫn lộn và nhiều hơn nữa. Lúc này, bằng cách bấm huyệt tăng trí nhớ tại các huyệt đạo nêu trên, mỗi người sẽ nhanh chóng cảm thấy khả năng tập trung và trí nhớ trở nên tốt hơn, từ đó giúp ghi nhớ công việc, suy nghĩ rõ ràng hơn, từ đó cuộc sống của mình cũng trở nên vui vẻ, dễ dàng và mãn nguyện hơn nhiều lần
Be Vegan, make peace.
Reply
#39
3 thói quen xấu khi ngủ biến gan thành "thùng rác", thói quen đầu tiên nhiều người mắc phải hằng ngày

Chủ Nhật, ngày 29/05/2022 01:00 AM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe
 


Y học cổ truyền cho rằng chất lượng giấc ngủ càng cao thì hiệu quả tự phục hồi và làm sạch của gan càng lớn, điều này đương nhiên có lợi cho sức khỏe của gan. Tuy nhiên, có 3 thói quen xấu khi đi ngủ khiến lá gan của bạn phải kêu cứu.
Khoảng 1/3 cuộc đời của mỗi người là dành cho giấc ngủ. Giấc ngủ là một phần không thể tách rời của cuộc sống, y học cổ đại cho rằng giấc ngủ là "thời gian nghỉ ngơi", là thời gian để các cơ quan trao đổi chất trong cơ thể tự điều chỉnh và tự chữa lành. Ngủ đủ giấc giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan nội tạng. Trong lĩnh vực y học hiện đại, Tổ chức Y tế Thế giới phân loại thức khuya là chất gây ung thư cấp độ 2A.
Nói cách khác, cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều rất coi trọng giấc ngủ, trong số các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là gan có nhu cầu về giấc ngủ lớn nhất, nếu bạn giảm chất lượng giấc ngủ trong thời gian dài và hình thành thói quen ngủ sai, thì sẽ không khác gì coi gan như một cái "thùng rác".


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]










00:07 / 00:15


Háo hức thưởng thức nước dừa, Sơn Ngọc Minh - Vân Quỳnh căng não đoán loại dừa

FEATURED BY
[Image: vi_logo.svg]







[Image: 1653754358-32ae57c7b74f7f69dd4029a7c2ec7...ght400.jpg]


Mối liên hệ giữa gan và giấc ngủ là gì?
Như đã nói, gan là "tướng phủ" của cơ thể con người, không kể đến việc lưu trữ và chuyển hóa máu, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể ít nhiều phải có sự điều tiết và duy trì của gan.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động gan cũng cần tự điều chỉnh và nghỉ ngơi để sửa chữa những nguy hiểm tiềm ẩn và những tổn thương do hoạt động của công việc gây ra. Và thời gian ngủ cũng giống như thời gian "tự làm sạch" của gan. Y học cổ truyền cho rằng chất lượng giấc ngủ càng cao thì hiệu quả tự phục hồi và làm sạch của gan càng cao, điều này đương nhiên có lợi cho sức khỏe của gan.
Một số bạn bè có thể nghĩ rằng đây là một nhận định sai lầm. Nhưng trong các nghiên cứu và điều tra hiện đại khác nhau , quan điểm này đã được xác minh. Theo kết quả khảo sát về "Tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân mắc bệnh gan mãn tính" năm 2020 của Trung Quốc, những người bị rối loạn giấc ngủ vừa và nặng có nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn gấp ba lần so với người bình thường. 
Năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (IARC) đã xếp thức khuya là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan. Tất cả những điều trên, tất cả đều chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa giấc ngủ và lá gan.
[Image: 1653754358-447ffaf8d748b3e81d72e3c6ef44a...ght337.jpg]
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (IARC) đã xếp thức khuya là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan. Ảnh minh hoạ
Tại sao thói quen ngủ sai biến gan thành "thùng rác"?
Chúng ta biết rằng gan là một trong những cơ quan chính của quá trình trao đổi chất của cơ thể, các chất dinh dưỡng như chất béo, carbohydrate và protein cần được gan chuyển hóa, vận chuyển đến các cơ quan để sử dụng hoặc chuyển để dự trữ.
Tuy nhiên, nếu bạn hình thành thói quen ngủ sai, vì mối liên hệ mật thiết giữa gan và giấc ngủ, đương nhiên sẽ dẫn đến giảm hiệu quả làm việc của gan, giảm khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng, nhiều chất chuyển hóa sẽ bị "ủ rũ "trong gan. Các chất chuyển hóa này tiếp tục kích thích gan, và cũng dễ gây ra một loạt các triệu chứng như suy gan, viêm gan và thiếu máu. Vì vậy, giấc ngủ kém chất lượng, không ngon do thói quen ngủ sai cách chẳng khác nào "đổ rác" vào gan.
Do đó, bỏ thói quen ngủ không tốt cũng là cách hữu hiệu giúp gan tự làm sạch và giảm nguy cơ mắc hàng loạt bệnh về gan, nhiều thói quen xấu khi ngủ lâu ngày hình thành chỉ bằng cách phát hiện kịp thời và thay đổi chúng càng sớm càng tốt để chúng có thể trở lại sức khỏe của gan.



[Image: 1653754358-df634775918f9423cc8bb9903b88f...ght400.jpg]
Giấc ngủ kém chất lượng, không ngon do thói quen ngủ sai cách chẳng khác nào "đổ rác" vào gan.
3 thói quen xấu khi ngủĂn tối trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ, nhiều người luôn phải ăn một chút gì đó để tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc. Nhưng trên thực tế, cách làm này cũng làm tăng gánh nặng cho gan. Việc tiêu hóa thức ăn sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết mật, gan tiếp tục tích tụ độc tố và các chất chuyển hóa trong quá trình chuyển hóa dịch mật, về lâu dài sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của gan.
Vì vậy, ăn khuya trước khi đi ngủ cũng là một thói quen xấu cho giấc ngủ không được khuyến khích, nhất là những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ dính như đồ nướng, lẩu,… càng khó tiêu hóa và là gánh nặng cho cơ thể. gan sẽ lớn hơn.
[Image: 1653754359-b3fbe9179024e06a8e77a9b917452...ght676.jpg]
Thói quen ăn tối trước khi đi ngủ về lâu dài sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của gan. Ảnh minh hoạ
Điều chỉnh thời gian ngủ theo ý muốn
Đây cũng là vấn đề chung của nhiều bạn trẻ, đêm nay cảm thấy không ngủ được nên ngủ ít, mai ngủ nhiều.
Thói quen ngủ này dường như không trừ thời gian ngủ, nhưng mô hình giấc ngủ bị gián đoạn, và tiềm ẩn một đồng hồ sinh học trong cơ thể con người. Vì sự thay đổi của mô hình giấc ngủ ảnh hưởng đến hiệu quả tự phục hồi của gan, tự nhiên có hại cho sức khỏe của gan. Không chỉ vậy, việc điều chỉnh thời gian ngủ một cách ngẫu nhiên trong thời gian dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ và lo lắng.
Thường thức dậy sớm
Thói quen thức dậy sớm có vẻ là một cách miêu tả lành mạnh của việc "đi ngủ sớm và dậy sớm", nhưng thực tế lại không hề tốt cho sức khỏe. Thường xuyên thức dậy sớm đồng nghĩa với việc thời gian tự phục hồi của gan theo đó sẽ bị rút ngắn lại, việc nghỉ ngơi điều chỉnh không đầy đủ sẽ không có lợi cho sức khỏe của gan.
Nói chung, nếu một người đi ngủ vào khoảng 11 giờ thì việc thức dậy vào khoảng 7 ngày hôm sau là tương đối lành mạnh . Nếu bạn dậy sớm lúc 5 giờ, thậm chí 4 giờ trong thời gian dài đặc biệt phụ nữ mãn kinh và người già thường dậy sớm hơn, cần phải điều chỉnh thời gian và nhịp ngủ.
Tựu chung lại, sức khỏe của gan và giấc ngủ có quan hệ mật thiết với nhau, nếu bạn ngủ không ngon thì gan chẳng khác gì "thùng rác", nếu bạn thay đổi thói quen ngủ sai và ngủ đủ giấc thì bạn có thể duy trì tốt hơn sức khỏe lá gan của bạn. Khi gan trở nên khỏe mạnh và các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động trơn tru thì sẽ ít mắc bệnh hơn
Be Vegan, make peace.
Reply
#40
Ăn sống các loại rau mọc dưới nước có thể tắc mật, viêm tụy cấp

Thứ Sáu, ngày 20/05/2022 01:00 AM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe
 


Có trường hợp không có triệu chứng, chỉ khi khám sức khỏe mới phát hiện tổn thương.






Bộ Y tế đã có hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn. Theo đó, sán lá gan lớn là bệnh ký sinh trùng do một số loài sán lá gan thuộc họ Fasciolidae gây nên.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn gây nên thường không đặc hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí sán ký sinh, cũng như số lượng ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể người.

[Image: an-song-cac-loai-rau-moc-duoi-nuoc-co-th...ght343.jpg]


(Ảnh minh họa).
- Giai đoạn mãn tính là giai đoạn xâm nhập vào đường mật, thường các triệu chứng không còn điển hình nên dễ nhầm với bệnh khác.- Giai đoạn cấp tính là giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan, thường có sốt, đau hạ sườn phải và đau bụ


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]







Các dấu hiệu cổ điển như: khó chịu vùng dạ dày, đau hạ sườn phải hoặc thượng vị, viêm mật, đường mật, sỏi túi mật. Gan luôn luôn to, có thể không đau khi sờ. Cổ chướng có thể thấy một số trường hợp.
- Chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu, đôi khi đau thượng vị.
- Có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, sốt kéo dài.
- Một số trường hợp kém ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, sẩn ngứa/mề đay.
- Có trường hợp không có triệu chứng, chỉ phát hiện khối u trong gan khi khám sức khỏe hay khám bệnh khác, sau đó mới xác định do sán lá gan lớn....
Thể nhẹ
+ Triệu chứng lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn thường không đặc hiệu, có trường hợp không có triệu chứng, chỉ khi khám sức khỏe mới phát hiện tổn thương.
+ Người bệnh thấy mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút, sốt, thiếu máu.
Thể trung bình



+ Đau bụng: Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau (chiếm 70-80 % các trường hợp), hoặc đau vùng thượng vị hoặc và mũi ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, đau từng cơn, đau tức.
+ Sốt: Sốt cao, rét run đôi khi sốt kéo dài.
+ Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt. Gặp ở các trường hợp nhiễm kéo dài.
+ Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Thể nặng
+ Một số người bệnh có biểu hiện lâm sàng của biến chứng: tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa....
+ Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau.
+ Phản ứng viêm: đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da.
+ Có mẩn ngứa ngoài da, dị ứng da gặp ở 20-30 % người bệnh, biểu hiện các nốt sẩn trên da gặp chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, bứt rứt, khó chịu.
+ Ho, khó thở.
+ Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút.
+ Sốt: sốt thất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc chỉ sốt thoáng qua rồi hết, đôi khi sốt kéo dài.
+ Tràn dịch màng phổi.
+ Các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp, vú, cơ ngực, bắp chân hoặc các cơ quan khác.
Để phòng bệnh, nhiễm sán lá gan lớn liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn sống các loại rau mọc dưới nước; Không uống nước lã; Người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời…
Be Vegan, make peace.
Reply
#41
Dấu hiệu nhận biết mắc sán lá gan sau khi ăn gỏi cá, lẩu cá chưa chín

Thứ Tư, ngày 18/05/2022 21:00 PM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Ngộ độc thực phẩm
 


Người nhiễm sán lá gan nhỏ khi ăn các thức ăn từ cá chưa được nấu chín có ấu trùng sán lá gan nhỏ còn hoạt động, như: Gỏi cá, lẩu cá, cá muối, cá ngâm giấm, cá khô, cá hun khói...









[Image: Dau-hieu-nhan-biet-mac-san-la-gan-sau-kh...ght525.jpg]
Ảnh minh họa: Triệu Quang 
Bộ Y tế vừa có Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan nhỏ. Theo đó, bệnh sán lá gan nhỏ là bệnh ký sinh trùng do sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật trong gan gây nên những tổn thương đường mật, túi mật và các cơ quan khác với các bệnh lý tùy theo mức độ nhiễm, thời gian nhiễm.
Tại Việt Nam có 2 loài sán lá gan nhỏ là C.sinensis và O.viverrini phân bố ở ít nhất 32 tỉnh, thành phố. Người nhiễm sán lá gan nhỏ khi ăn các thức ăn từ cá chưa được nấu chín có ấu trùng sán lá gan nhỏ còn hoạt động, như: Gỏi cá, lẩu cá, cá muối, cá ngâm giấm, cá khô, cá hun khói...


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]







Các triệu chứng mắc bệnh sán lá gan nhỏ
Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh và cường độ nhiễm cũng như các yếu tố ảnh hưởng mà các biểu hiện lâm sàng điển hình hay không điển hình.
Đa số trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng lâm sàng hoặc có một số triệu chứng như:
- Rối loạn tiêu hóa: phân sống, đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch, ăn nhiều mỡ đau tăng lên.
- Mệt mỏi, chán ăn, gầy sút.
- Đau tức hạ sườn phải và vùng gan, xuất hiện khi lao động nặng, đi lại hoặc khi sức khỏe giảm sút. Đôi khi có cơn đau gan điển hình và kèm theo vàng da, nước tiểu vàng, xuất hiện từng đợt, một số trường hợp bị sạm da.



- Gan có thể sưng to dưới bờ sườn, mềm, mặt nhẵn và tiến triển chậm, lúc này có thể đau điểm túi mật.
- Thể nhẹ: Giai đoạn đầu, đa số không có triệu chứng điển hình, đôi khi có rối loạn tiêu hoá.
- Thể trung bình: Tương ứng giai đoạn toàn phát người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau:
+ Toàn thân: Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, giảm cân.
+ Đau bụng: Thường đau ở vùng thượng vị, hạ sườn phải hoặc cả hai, đau tăng khi lao động nặng, đi lại, có thể có cơn đau gan điển hình, đau bụng có thể kèm theo tiêu chảy.
+ Rối loạn tiêu hóa: Phân sống, đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch.
+ Vàng da, nước tiểu vàng, xuất hiện từng đợt, một số trường hợp có sạm da. Khám gan to dưới bờ sườn, ấn mềm, lúc này có thể có điểm đau túi mật.
- Thể nặng:
+ Giai đoạn cuối bệnh nhân càng ăn kém, gầy yếu, sụt cân, giảm sức lao động.
+ Phần lớn người bị bệnh sán lá gan có xơ gan ở nhiều mức độ khác nhau do sán kích thích tăng sinh tổ chức xơ lan tỏa, đường mật dày lên, kém đàn hồi, có thể bị tắc. Những trường hợp không điều trị có thể dẫn đến xơ gan, cổ trướng và bệnh có liên quan đến ung thư biểu mô đường mật gây tử vong.
Bộ Y tế khuyến cáo, không ăn gỏi cá và các loại thực phẩm chế biến từ cá chưa nấu chín; Không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế xuống các nguồn nước; Định kỳ tẩy sán cho chó, mèo, lợn
Be Vegan, make peace.
Reply
#42
Ăn sống bí đao tưởng giảm được cân ai ngờ mang bệnh vào người

Thứ Tư, ngày 27/05/2020 16:00 PM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Sống khỏe
 


Nhiều người rỉ tai nhau cách ăn sống hay uống nước ép bí đao sẽ giảm được cân nhanh chóng mà không biết cách làm này gây nguy hại khôn lường cho sức khỏe.






[Image: 1590569922-175c44aa4f2498363eb143109ec3aae2.jpg]
Bí đao là loại quả được dùng như rau ưa chuộng vào mùa hè.
Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn... là một loại quả dùng như rau tươi và làm mứt rất thông dụng. Trong thành phần của bí đao phần lớn là nước, không chứa lipid.
Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo.
[Image: png;base64,iVBORw0KGgoAAAANSUhEUgAAAAEAA...5ErkJggg==]
Bí đao chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Thịt quả bí đao chứa nhiều chất xơ dạng sợi. Loại chất xơ này rất có lợi cho ruột và đường tiêu hóa.


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]







Ngoài ra, các vitamin B9, vitamin C, vitamin E, vitamin A và các khoáng chất như: kali, phospho, magiê có trong bí đao cũng góp phần làm đẹp cơ thể, loại bỏ mỡ ở bụng.
Với những người mắc bệnh béo phì hoặc muốn giảm cân, ăn bí đao thường xuyên thực sự rất tốt. Cao bí đao có tác dụng dưỡng da làm đẹp được các chị em ưa chuộng.



[Image: 1590569922-ef67d36420fe0a61ff2a946bf24c93c6.jpg]
Bí đao sống có tính chất xà phòng rất mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng tuyệt vời, bí đao cũng cần được lưu ý khi sử dụng loại quả này bởi nó có tính xà phòng rất cao. Ngày xưa ở các làng dệt vải người ta thường lợi dụng tính chất này của bí đao dùng nước bí đao sống để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy.
Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
[Image: 1590569922-724a385b25fda1011c6c4865e74c6c21.jpg]
Bí đao cần nấu chín khi ăn thì mới tốt cho sức khỏe.
Bí đao khi được nấu với rượu làm cao bí đao hoặc được đun chín kỹ thì tính xà phòng gần như mất hết nên thường xuyên ăn bí đao nấu kỹ hay uống nước bí đao luộc thì được.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/doi-son...
Be Vegan, make peace.
Reply
#43

8 sự kết hợp thức ăn sai cách bạn thường mắc phải

Thứ Bảy, ngày 16/12/2017 16:00 PM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Sống khỏe
 


Chúng ta đều biết sức khỏe phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn mà ta chọn và nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi sự kết hợp giữa các thực phẩm sai cách có thể gây hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới.






Theo Bright Side, tám thực phẩm sau đây không nên kết hợp với nhau và mẹo kết hợp các thực phẩm đấy sao cho đảm bảo được chế độ dinh dưỡng nhất.
1. Ca cao + Sữa
Ca cao giàu acid oxalic, ngăn chặn sự hấp thụ canxi có trong sữa. Khi kết hợp với canxi, acid này làm hình thành các tinh thể oxalat có hại cho thận của bạn. Tất nhiên, một cốc sôcôla nóng mỗi tuần sẽ không làm hại bạn nhưng hãy cẩn thận với nó, đặc biệt nếu bạn có vấn đề về thận.
Lời khuyên: Chất béo tạo điều kiện cho việc hấp thụ oxalat, do đó nếu bạn dễ bị sỏi thận, hãy pha ca cao bằng sữa tách kem.
2. Salad + nước chanh hoặc dấm
Nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng có giá trị khác (như carotenoid) được tìm thấy trong rau dễ dàng mất đi khi chúng ta ăn salad với chanh hay dấm.
Lời khuyên: Nếu bạn không phải là người thích dùng dầu thực vật (mặc dù chúng rất tuyệt vời, giúp chúng ta trẻ và đẹp), bạn có thể cân nhắc thêm các sản phẩm giàu chất béo khác vào salad của bạn như bơ, ôliu, hoặc một số loại hạt.
3. Pho mát + mì ống + cà chua
Các tinh bột có trong mì ống rất phong phú, chúng bắt đầu tiêu hóa ngay trong miệng của chúng ta. Điều này được thực hiện với sự trợ giúp của một chất lên men đặc biệt là ptyalin, được tìm thấy trong tuyến nước bọt. Mặt khác, cà chua có chứa acid (malic, oxalic, citric), thậm chí với một lượng nhỏ cũng có thể phá vỡ quá trình tiêu hóa này. Điều này dẫn đến sự cản trở quá trình tiêu hóa tinh bột. Các protein tìm thấy trong phô mai cũng có thể gây ra tình trạng này.
Lời khuyên: Các loại rau tươi hoặc rau xanh (như húng quế) có thể là một sự bổ sung tuyệt vời cho mì ống của bạn!
4. Trứng + thịt xông khói
Sự kết hợp này được nhiều người nhưng các nhà khoa học cho rằng điều này không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Cơ thể chúng ta dành rất nhiều năng lượng để tiêu hóa các sản phẩm đó. Đó là lý do tại sao, khi ăn trứng và thịt xông khói vào bữa sáng, chúng ta sẽ mất đi năng lượng mà chúng ta cần rất nhiều vào đầu ngày.


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]





















powered by AdSparc















[Image: 8-su-ket-hop-thuc-an-sai-cach-ban-thuong...ght433.jpg]



Nên thay thế thịt xông khói bằng cà chua. Ảnh: Brightside
Lời khuyên: Thay thế thịt xông khói bằng cà chua. Chất Selenium chống oxy hóa được tìm thấy trong trứng sẽ tiêu hóa tốt hơn khi gặp các acid trong cà chua. Và lycopene trong cà chua có tác dụng tốt hơn cho sức khỏe khi bạn kết hợp với vitamin E từ lòng đỏ trứng.
5. Bột ngũ cốc + sữa
Các acid phytic được tìm thấy trong bột sẽ không hòa tan khi nó được kết hợp với canxi và magiê. Nó cũng làm cho các khoáng chất không thể tiếp cận bổ sung cho cơ thể của bạn. Acid này cũng được tìm thấy trong bột mì và bột yến mạch nhưng với số lượng nhỏ hơn. Đó là lý do tại sao không nên kết hợp các sản phẩm này với sữa quá thường xuyên. Hơn nữa, các nhà khoa học khuyên bạn nên uống riêng sữa, 1-1,5 giờ sau bữa ăn.
Lời khuyên: Đun sôi bột ngũ cốc trước bởi vì quá trình xử lý nhiệt sẽ làm hỏng acid phytic.
6. Ngũ cốc + nước cam
Ngũ cốc kết hợp với nước cam, đặc biệt là vào buổi sáng sẽ không mang lại cho bạn sức mạnh mà bạn mong đợi và nó có thể gây ra sự khó chịu và nặng nề trong dạ dày của bạn. Các acid trong nước cam làm giảm đáng kể hoạt tính của enzym chịu trách nhiệm phá vỡ carbohydrate trong ngũ cốc. Vì lý do này, không nên kết hợp ngũ cốc với bất kỳ trái cây chua hoặc quả mọng khác.
Lời khuyên: Tốt hơn là nên uống ly nước cam hoặc nước trái cây khác một giờ sau bữa ăn.
7.  Pida + Soda (nước ngọt có ga)
Sự kết hợp giữa protein và tinh bột khiến cơ thể mất rất nhiều năng lượng để tiêu hóa. Lượng đường trong soda sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày và điều này dẫn đến chứng đầy hơi. Ngoài ra, đường không thể đến ruột của bạn. Sự kết hợp của những thực phẩm này có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày nếu bạn ăn quá thường xuyên.
Lời khuyên: Bất kỳ loại thực phẩm nào có lượng đường cao nào cũng cần được tiêu thụ 1-1,5 giờ sau khi ăn.
8. Bánh mì + mứt
Bột mì tinh kết hợp với đồ ngọt làm hàm lượng đường trong máu tăng nhanh. Nó sẽ cung cấp cho bạn một sự gia tăng năng lượng chỉ trong một thời gian ngắn, tiếp theo là sự kiệt sức và tâm trạng bạn trở nên tồi tệ đi. Một lập luận khác chống lại sự kết hợp này là sự bất ổn trong ruột của bạn, gây ra bởi sự liên kết lên men giữa bột và đường. Thường không nên ăn bánh mì với mứt trên bụng đói.
Lời khuyên: Thay bánh mì bằng bột mì, đặc biệt nếu không có men và thay mứt bằng mật ong vì nó không gây ra bất ổn ruột và nói chung đó là một sản phẩm lành mạnh
Be Vegan, make peace.
Reply
#44
Thay đổi 8 thói quen dưới đây giúp bạn tránh xa sỏi thận

Thứ Tư, ngày 01/06/2022 12:00 PM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Bệnh sỏi thận
 


Sỏi thận là một bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu, chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 48%. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có một số thói quen xấu.
Advertisement










×

Theo nghiên cứu, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm dễ làm cho cơ thể con người mất nước nhiều, nên nhiều người mắc sỏi thận. Khoảng 10-14% người mắc sỏi thận và trong số các bệnh đường tiết niệu thì sỏi thận chiếm tỷ lệ khoảng 48%.
Theo thống kê nam giới mắc sỏi thận nhiều hơn nữ giới, lứa tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi là 75 – 80%. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng khó lường như: Nhiễm khuẩn tiết niệu; viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; suy thận do sỏi thận 2 bên gây tắc nghẽn….


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]





















powered by AdSparc

















1. Triệu chứng bệnh sỏi thận
Thông thường người bệnh được phát hiện mắc sỏi thận tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ. 95% trường hợp có sỏi thận sẽ được phát hiện ra bệnh nhờ siêu âm.
Ngoài ra, có một số trường hợp người bệnh phát hiện bệnh qua những triệu chứng như: buồn nôn kéo theo cơn đau rất dữ dội từ phía sau lưng lan ra phía trước vùng bụng dưới.
Bên cạnh đó, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp ở người bệnh sỏi thận. Người bệnh có triệu chứng như sốt lạnh run, đau một bên hông lưng, tiểu nhiều lần, tiểu gắt buốt hoặc tiểu máu. Đây là biến chứng nặng và nguy hiểm, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt.

[Image: 1653883902-051e11120a4f2e0966b7b7ea83d0e...ght533.jpg]


Khoảng 10-14% người mắc sỏi thận và trong số các bệnh đường tiết niệu thì sỏi thận chiếm tỷ lệ khoảng 48%.
2. Thay đổi 8 thói quen để phòng ngừa sỏi thận
Sỏi thận là tình trạng lắng đọng, tích tụ của những hợp chất có trong nước tiểu, lâu ngày những cặn này kết tủa tạo thành sỏi cứng nằm trong thận. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có một số thói quen xấu. Chính vì vậy, cần thay đổi thói quen xấu hàng ngày để phòng ngừa căn bệnh này.
- Thói quen ngại uống nước
Nhiều người thường rất ngại uống nước với nhiều lý do vì sợ phải đi tiểu và cho rằng ít mồ hôi nên không cần uống nước, đó là một sai lầm đáng tiếc. Uống nước mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng bởi nước chiếm đến 60% cơ thể con người, có tác dụng bôi trơn xương khớp, điều hòa nhiệt độ cơ thể, nuôi dưỡng não và tủy sống.
Các nghiên cứu cho rằng, uống ít nước sẽ khiến nước tiểu trở nên đậm đặc, đọng lại nên dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Trong khi chúng ta đã biết sỏi thận là sự lắng đọng, tích tụ các tinh thể muối, khoáng có trong nước tiểu. Do đó, nếu uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu bài tiết ra ít, không đủ hòa tan muối, khoáng chất và chất khác trong cơ thể dẫn đến hình thành sỏi thận.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn thấy ngại uống nước dẫn đến tình trạng thiếu nước lâu dài không chỉ liên quan đến nguy cơ sỏi thận mà còn liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiết niệu, ung thư đại tràng, đau tim, tiểu đường, các vấn đề da liễu. Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của một người (hay lượng calo bị đốt cháy trong lúc nghỉ ngơi) chỉ tăng lên khi cơ thể được cung cấp nước đầy đủ.
Vì vậy, đừng ngại uống nước, khi uống đủ nước, lượng bài tiết nước tiểu sẽ tăng lên, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và giúp sỏi bài tiết ra ngoài và còn tốt cho sức khỏe.
- Thói quen nhịn tiểu
Công việc bận rộn khiến bạn có thói quen nhịn tiểu. Chúng là nguyên nhân làm tăng áp suất nước tiểu dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không tự chủ.
Quá trình đào thải nước tiểu ở hệ thống đường tiết niệu không chỉ giúp đào thải lượng nước thải dư thừa trong cơ thể mà còn giúp loại bỏ các độc tố có hại trong cơ thể ra bên ngoài. Nhịn tiểu sẽ làm cho các chất độc lắng cặn lại trong thận, bàng quang. Sau một thời gian dài tích tụ, các lắng cặn này sẽ hình thành nên sỏi thận, gây viêm cầu thận, suy thận và ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận.
[Image: png;base64,iVBORw0KGgoAAAANSUhEUgAAAAEAA...5ErkJggg==]
Thói quen ăn mặn không tốt cho thận.
- Thói quen nhịn ăn sáng
Khá nhiều người nhịn ăn sáng bởi bận rộn áp lực công việc và gia đình và cũng có người vì sợ béo mà nhịn ăn sáng. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi thận, sỏi mật.
Cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng để thực hiện tiêu hóa thức ăn. Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và kết tủa thành sỏi.



- Thói quen dùng thuốc, vitamin tùy tiện
Hiện nay nhiều người có thói quen dùng thuốc tùy tiện. Hễ có vấn đề về sức khỏe không cần đi khám, chẳng cần chỉ định của các nhà chuyên môn mà tự mua thuốc về điều trị, thậm chí mua thuốc theo mách bảo hoặc theo khuyến cáo trên mạng xã hội. Nhiều người dùng lại đơn thuốc khám từ các lần trước… rất nguy hiểm. Việc dùng thuốc tùy không theo chỉ định hoặc đơn thuốc của bác sĩ dẫn đến bệnh không khỏi, hoặc không điều trị dứt điểm, hoặc tác động xấu đến cơ quan bài tiết như thận.
Nhiều người sử dụng các loại thuốc lợi tiểu quá mức cũng là nguyên nhân khiến cơ quan bài tiết sinh bệnh, gây sỏi thận, thậm chí nhiều trường hợp dùng thuốc sai cách dẫn đến suy thận.
Trên thực tế hiện nhiều người cho rằng thiếu vitamin, thiếu canxi… cần bổ sung thường xuyên dẫn đến việc thừa hoặc thiếu với các vitamin, canxi trong cơ thể. Bổ sung vitamin, canxi có thể hữu ích với người có lượng canxi thấp hoặc thiếu vitamin. Tuy nhiên, dùng quá nhiều chất bổ sung cũng có thể gây ra vấn đề. Hãy trao đổi với bác sĩ về các loại vitamin đang dùng. Thừa vitamin C hoặc D, canxi cũng có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi.
- Thói quen ăn nhiều đồ ngọt, ăn mặn
Chế độ ăn cũng liên quan đến việc thu nạp các chất trực tiếp hình thành nên sỏi thận. Nhiều người có thói quen thích ăn ngọt và ăn mặn, trong khi đó thủ phạm chính bao gồm đường fructose (còn gọi là đường trái cây) có trong đường cát trắng, và muối, làm tăng lượng canxi trong thận.
Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết canxi và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra, chúng còn làm giảm bài tiết chất citrate – chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.
Để giảm lượng muối, hãy hạn chế một số loại thực phẩm gồm: các loại thịt đã qua xử lý như giăm bông, xúc xích và thịt xông khói, đồ ăn nhẹ tẩm muối, sốt trộn salad, mù tạt, tương cà, nước tương, nước sốt thịt nướng, đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn...
- Ăn nhiều đạm động vật và ít rau xanh
Với sự phát triển kinh tế, hiện khá nhiều người ăn đạm động vật nhiều hơn ăn rau xanh. Điều này vô cùng không tốt cho thận, các bằng chứng cho thấy chế độ ăn giàu chất đạm tạo ra căng thẳng lớn hơn đối với thận, điều này rất quan trọng trong việc lọc các chất thải ra ngoài khi cơ thể tiêu hóa đạm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh thận cao ở những người ăn nhiều đạm.
Các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, sữa và hải sản có thể làm tăng nồng độ axit uric, dẫn đến hình thành sỏi. Hãy giảm tiêu thụ đạm động vật và tăng đạm thực vật từ rau quả nhất là các loại đậu như đậu phộng hoặc đậu lăng, đậu nành bao gồm sữa đậu nành hoặc đậu phụ.
- Thói quen lười vận động
Nhiều người cho rằng bận rộn lười vận động, ngại tập thể dục nhưng có thể ngồi hàng giờ để lướt các trang mạng, tham gia vào các mạng xã hội… đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Điều này không tốt cho sức khỏe nói chung và gây sỏi thận.
Lười vận động làm giảm hấp thu canxi, lượng canxi trong cơ thể thiếu cũng là nguyên nhân gây sỏi thận. Lười vận động khiến nước tiểu đào thải chậm, tốc độ bài tiết kém, khiến các khoáng chất có thời gian lắng cặn tại thận lâu hơn, sỏi thận hình thành.
Thói quen lười vận động gây ra tình trạng béo phì. Nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ mắc sỏi thận của phụ nữ béo phì cao hơn người khác 35%. Những người béo phì thường thay đổi nồng độ pH trong nước tiểu, gây tích tụ axít uric - đây là nguyên nhân hình thành sỏi thận.
- Thói quen uống trà, nước soda… thay nước lọc và uống nhiều cà phê
Nhiều người chúng ta có thói quen uống trà và các loại nước khác hàng ngày mà không uống nước lọc đặc biệt là vào mùa hè. Tuy nhiên, điều này không tốt có nguy cơ gây sỏi thận. Bởi vì trong trà chứa nhiều oxalat, một trong những hóa chất quan trọng dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Người ta còn tìm thấy caffeine trong cà phê. Đây có thể coi là chất kích thích ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tăng nguy cơ sỏi thận nếu sử dụng quá nhiều và thường xuyên.
Mặc dù trà và các loại nước giải khát là thức uống phổ biến, tiện dụng với nhiều người nhưng các khuyến cáo không nên quá lạm dụng, thay vào đó nên uống nước lọc hoặc nước chanh để làm dịu cơn khát, có lợi cho sức khoẻ. Đặc biệt không nên thay thế các loại nước hoàn toàn mà không uống nước lọc sẽ không tốt cho thận cũng như sức khỏe.
Chủ động phòng ngừa sỏi thận ngay từ hôm nay bằng các biện pháp sau:

- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2-3 lít nước)

- Hạn chế tối đa việc nhịn tiểu và đáp ứng cho nhu cầu tiểu tiện nhanh nhất có thể.

- Ăn uống điều độ: không bỏ bữa, hạn chế ăn quá mặn, tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, oxalat… Không sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe…

- Rèn luyện sức khỏe thường xuyên

- Đi khám sức khỏe định kỳ….

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/thay-doi-8-th...
Be Vegan, make peace.
Reply
#45

Những biện pháp tự nhiên tại nhà để điều trị và ngăn ngừa sỏi thận

Thứ Bảy, ngày 12/03/2022 14:00 PM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Bệnh sỏi thận
 


Uống trà xanh, nước, nước chanh, nước ép lựu,... có thể giúp ức chế sự hình thành sỏi thận.
Theo Insider, sỏi thận là sự tích tụ cặn cứng của các hợp chất thường được tìm thấy trong nước tiểu, kết tụ lại với nhau trong đường tiết niệu của bạn.
Thông thường, sỏi thận được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thỉnh thoảng dùng thuốc. Tuy nhiên, cũng có những phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp ngăn ngừa và thậm chí điều trị sỏi thận.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà có thể giúp giảm thiểu sự hình thành sỏi thận.
Uống nước chanh
Nước chanh có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận, đặc biệt là sỏi canxi vì nó có chứa citrate.


Canxi và oxalat sẽ kết dính với nhau, tạo thành canxi oxalat. Khi điều này xảy ra trong đường tiết niệu, nó sẽ dẫn đến sỏi thận.

[Image: 1646038085-nuoc-chanh-2_zsma-width1200height832.jpg]


Nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nước chanh có thể giúp giảm tỉ lệ hình thành sỏi thận. Ảnh: NHẬT LINH
Bác sĩ Craig cho biết về cơ bản, citrate "bao phủ" các chất lắng đọng để nhiều canxi và oxalat không thể tụ lại.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Urology cho thấy uống hai lít nước với 118ml nước chanh mỗi ngày làm giảm tỷ lệ hình thành sỏi từ 1,00 xuống 0,13 mỗi người mỗi năm.
Các nguồn citrate khác bao gồm bưởi, cam và quýt.
Uống đủ nước
Nếu bạn bị sỏi thận hoặc dễ mắc phải chúng, điều đầu tiên mà bác sĩ có thể sẽ cho bạn biết là hãy đảm bảo rằng bạn uống nhiều nước.



Sỏi thận hình thành khi một số khoáng chất và muối trong nước tiểu của bạn kết tụ lại với nhau. Uống nhiều nước giúp giữ cho nước tiểu loãng và thải ra ngoài qua thận và đường tiết niệu, do đó các khoáng chất và muối không bị tích tụ và tạo thành sỏi. Cho dù bạn bị loại sỏi thận nào, uống nhiều nước sẽ có ích.
Kiersten Craig, bác sĩ tiết niệu tại Weil Cornell Medicine, cho biết nếu bạn bị sỏi thận, các bác sĩ khuyên bạn nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn đang hoạt động hoặc sống ở nhiệt độ nóng, bạn có thể muốn uống nhiều hơn thế.
Nước ép lựu
Lựu thường được sử dụng để điều trị các tình trạng như loét và tiêu chảy, và nó cũng có thể có lợi trong việc điều trị sỏi thận, vì nó làm giảm canxi oxalat và cũng giàu chất chống oxy hóa. 
Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và giảm stress oxy hóa, có liên quan đến sự hình thành sỏi thận.
Trên thực tế, nước ép lựu có khả năng chống oxy hóa cao gấp 2 đến 3 lần trà xanh hoặc rượu vang đỏ.
Uống trà xanh
Một nghiên cứu được công bố trên Wiley Online Library cho thấy, những người uống trà xanh có nguy cơ phát triển sỏi thận thấp hơn những người không uống trà.
Và, nghiên cứu đã kết nối các đặc tính chống oxy hóa của trà xanh với việc ngăn ngừa sự hình thành sỏi, theo Insider.
Nguồn: https://plo.vn/an-sach-song-khoe/nhung-
Be Vegan, make peace.
Reply