2021-08-02, 09:08 PM
Sài Gòn thương yêu,
Hôm nay là ngày 20/7, thế là Sài Gòn ốm nặng tròn mười ngày rồi phải không, những ngày tháng này gặp ai trong cộng đồng Việt Nam ở nơi này cũng nghe nhắc đến Sài Gòn với bao nhiêu yêu thương, lo lắng và đồng cảm, thế nhưng cũng không phải là không có những lời nói khó nghe về Sài Gòn trong những tháng ngày lâm bệnh này đâu đó, mình thì im lặng, lắng nghe và nhìn xem những gì đang diễn tiến quanh Sài gòn thân yêu của mình, im lặng để cho những nỗi buồn thương tiếc nhớ thẫm đẫm vào hồn, và im lặng để những hình ảnh yêu thương cũ như một khúc film, như một đoạn đời không tài nào bôi xóa, không thể nào lãng quên quay chầm chậm trong đầu để âm thầm tiếc nhớ xót sa và thương cảm, cho dẫu mình vẫn biết thời gian là mũi tên đã bắn đi rồi, sẽ không bao giờ có thể quay trở lại điểm xuất phát, nhưng mình luôn ước ao phải chi thời gian có thể là chiếc Boomerang của thổ dân Úc, khi quăng đi rồi sẽ quay trở lại với người đã quăng nó, để mình có thể xin lỗi Sài Gòn, xin lỗi những tháng ngày tuổi trẻ đã phung phí ở đâu đó một cách vô tình, xin lỗi những người đã từng yêu thương và trân trọng mình mà mình đã hờ hững đi qua, thờ ơ không tôn trọng, và cả giả vờ như không hay biết, hay cười cợt trêu chọc, để giờ này rất nhiều lúc phải âm thầm tiếc thương cho quá khứ, bởi quá khứ luôn là một khúc quanh khó quên, nên cho dù có cố tình quên, thì nó vẫn âm thầm hiện ra đâu đó trong đời sống của riêng mình, hiện ra vào những phút giây không ngờ đến nhất . . .
Sài Gòn thương nhớ,
Mình viết cho Sài Gòn vào đúng ngày ký kết hiệp định Geneve, cái hiệp định vô duyên và khắc nghiệt đã bị các cường quốc thỏa hiệp cùng nhau, để rồi phân định ranh giới cắt chia đất nước chúng mình thành hai miền xa lạ, cho dù vẫn có cùng màu da, tiếng nói, và dĩ nhiên màu máu nào chẳng đỏ, và máu nào khi rời khỏi xác thân thì cũng tanh tưởi như nhau. Sự chia cắt đó đã làm bao nhiêu triệu lít máu thấm vào lòng đất, bao nhiêu xác thân đã trở thành phân bón cách vô nghĩa, và cả đớn đau . .. Tuy nhiên vẫn không đau bằng những tâm hồn đã nát tan vì mất niềm tin vào cuộc sống, sự thay đổi trong suy nghĩ và những suy đồi trong nếp sống của những con người hôm nay, thêm vào đó có cả bao nhiêu sự khổ đau oằn nặng lên tâm hồn những người Dân Đất Việt của chúng mình cho đến tận bây giờ những nỗi đau vẫn âm thầm nhức nhối và mưng mủ trong lòng mỗi con người, dù đang sống ở nơi nào trên trái đất này thì những người Việt Nam còn có một tấm lòng, còn có chút hồn quê ẩn dấu trong tâm tưởng vẫn âm thầm nhỏ lệ xót thương cho những ngày tháng cũ, cho một hình bóng đã xa mờ trong quá khứ . . .
Viết cho Sài Gòn hôm nay bỗng dưng mình nhớ đến một bài hát của nhạc sĩ Thanh Bình, một nhạc sĩ đã không gặp may mắn trong cuộc đời, và cho đến tận lúc chết cũng dường như không được bình an, cho dẫu rất nhiều người đã biết đến ông trong ca khúc “Tình Lỡ: Thôi rồi còn chi đâu em ơi, còn còn lại chăng dư âm thôi . . .” Bài hát đã làm nên tên tuổi cho nhiều ca sĩ, cả những người thành danh sau 1975, và không phải người của Miền Nam, nhưng ít ai biết ông còn có những bài hát rất hay, rất nổi tiếng như “Tiếc Một Người”, với những ca từ khiến lòng ta ngậm ngùi tiếc thương cho một người đã xa xăm trong quá khứ, hay như bài “Những Nẻo Đường Việt Nam” bài hát đã được nhiều hội đoàn như Hướng Đạo Việt Nam đưa vào tập Đoàn Ca của mình ( Những nẻo đường Việt Nam, suốt từ Cà Mau thẳng tới Nam Quan … Bài hát đã khẳng định ranh giới trải dài của dải đất quê hương Việt Nam). Tuy nhiên, có một ca khúc của ông xuất bản từ rất lâu, sau ngày Quốc Hận 20/7/1954, đó là bài : “Thư Về Làng” mà hôm nay mình muốn bắt chước ông, và mượn lời ca của ông, dĩ nhiên sẽ phải đổi vài ca từ cho phù hợp với nốt nhạc, để viết cho Sài Gòn, bài hát của ông: “Từ Miền Nam, viết thư về thăm xóm làng, sắt son gửi trong mấy hàng thăm bà con dãi dầu năm tháng, từ Tiền Giang, thương qua Đèo Cả thương sang, đêm đêm nhìn vầng trăng sáng, thương những Già hôm sớm lang thang. Em thơ ơi, có còn học hành sớm tối, áo nâu tươi gái làng còn che môi cười, và đàn bò còn nghe chim hót lưng đồi, nhớ nhung rồi thương quá lắm bé thơ ơi, ruộng vườn yêu ơi, thôn làng ruộng vườn yêu ơi, từ ngàn trùng khơi nhắn qua non sông núi đồi . . .”, và dĩ nhiên, mình chỉ dám copy vài dòng thôi : “Từ Quận Cam, viết thư về thăm “phố nhà” … “Phố nhà” vì như thế hát mới vần với điệu nhạc, và cũng vì Sài Gòn với mình chính là Phố Nhà Thân Yêu, vì mình đã đến với Sài Gòn từ ngày chưa đủ tuổi thôi nôi, và cho dù có đi đâu chăng nữa thì cuối cùng mình cũng ghé lại chốn xưa, và sau này mình đã ở cùng Sài Gòn suốt bốn mươi năm liền không rời xa, cho đến tận ngày dời nhà qua Quận Cam, xa tận bên kia bờ Đại Dương chăng nữa thì Sài Gòn vẫn ở với mình trong từng nỗi nhớ xót sa . . .
Những ngày tháng này, có rất nhiều điều để nói về Phố Nhà Thân Yêu Sài Gòn của chúng mình lắm đó, thật ra mình cũng không hiểu rõ lắm thực hư thế nào, vì dường như tin tức chỉ nói đúng có một nửa sự thật, mà sự thật một nửa thì cũng chẳng khác gì lời dối trá. Một nửa cái bánh mì, vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật chắc chắn không phải là sự thật, lắm khi ngược lại còn là lời dối trá trắng trợn, bởi khi chúng ta cắt ra một câu nói của ai đó với ác ý thì dĩ nhiên câu nói đó lại trở thành mũi dao nhọn hoắt đâm vào tim người đã nói, điều này dường như là “ Độc Quyền” của những người ăn trên ngồi trốc của quê hương chúng ta hôm nay, điều này không nói hẳn SG cũng quá rõ rồi phải không, đó chính là lý do tại sao mình vẫn “Tịnh Khẩu” trong những ngày này đó Sài Gòn
Sài Gòn thương nhớ,
Hôm nay lại qua một ngày mới rồi mà thư cho Sài Gòn vẫn chưa viết xong, SG có biết tại sao không, để mình nói cho SG biết nha. Sáng hôm qua mình đang viết cho Sài gòn với biết bao nhiêu yêu thương rộn chảy trong tim mình, lá thư đang viết được hơn ba ngàn chữ, bỗng nhiên chỉ một cái “click”vào phím “cách” tự dưng nó biến mất hơn hai ngàn chữ mình vừa viết xong, hai ngàn chữ với những tâm tình và yêu thương của mình cho Sài gòn, mình tức phát khóc và điên cả đầu, vì tự dưng không nhớ nổi mình đã viết những gì cho Sài Gòn thân yêu của mình, và cả ngày hôm qua cho đến tận bây giờ mình cũng không thể nào nhớ lại nổi dẫu chỉ là một con chữ, chắc mình đang bị bịnh quên nó hành rồi Sài Gòn ạ, mình đã cố quên đi nỗi bực dọc này vì mình biết có làm gì thì cũng không thể nào tìm lại những gì đã đánh mất, giống như Sài Gòn đã bị vuột mất những tháng năm tươi đẹp cũ, và cho dù giờ này Sài Gòn có tô son trét phấn cho dày vào thì cũng giống như một cô gái đã về chiều, sau thời gian dài đã phải trải qua bao nhiêu tang thương khốn khó trong đời, giờ muốn tìm lại chút thời xuân sắc cũ bằng những thứ phấn điểm trang rẻ tiền thì chỉ khiến thêm bẽ bàng chua xót, vì không thể nào tìm lại đôi má hồng tự nhiên, nụ cười hồn nhiên rạng rỡ, và đôi mắt trong sáng ngây thơ của tháng ngày xa xưa cũ . .. Giống như phía sau những tòa nhà rực rỡ ánh đèn của những Vincom, những thương xá bày bán những món hàng xa xỉ là một Sài Gòn với những mảnh đời bất hạnh, những mảnh đời không cả chốn dung thân, đến độ phải sống chung “Nhà Với Những Người Chết”, đã phải lấy những ngôi mộ làm chỗ nương thân, những vỉa hè làm nơi gối đầu, như mình đã được nhìn thấy qua những Clip được đăng tải tràn lan trên các trang mạng
Sài Gòn thương yêu,
Rất nhiều người đã viết, đã nói về SG trong những ngày bị con cúm tầu phù xâm chiếm và hành hạ, giống như một “ thứ cùi hủi mới của khoa học và thời đại ác ôn”, và tệ hại hơn nữa cơn đại dịch này giống như một thứ âm mưu đen tối nào đó đang đổ ập lên Sài Gòn thân yêu của mình cùng với mười sáu tỉnh thành phía nam để thêm một lần nữa SG như bị trói chặt tay chân vì cái con virus vô hình nào đó, ( SG có thấy lạ không, cho dù mình biết rằng những nghĩ suy này có vẻ không hợp lý lắm, nhưng với những con người chỉ có trái tim mang tính cơ học, nghĩa là chỉ biết co bóp cho máu luân lưu nuôi cơ thể, chứ hoàn toàn không có chút yêu thương, và nhân bản thì có điều gì lại không thể xảy ra phải không SG)
Rất nhiều bài viết về Sài Gòn trong những tháng ngày này, thương yêu có, thông cảm có, than vãn cũng có, và cả “Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời . . .” Riêng với mình thì lại khác, Sài Gòn luôn là một thực thể vô cùng thiêng liêng và trân quý trong trái tim mình, cho dù mình không phải là “dân Sài Gòn chính cống bà lang trọc, có nhãn hiệu cầu chứng tại tòa” như những đứa bạn học của mình ngày xưa ở SG, và thật ra mình cũng chưa thể đi hết những ngõ ngách trong lòng Sài Gòn chăng nữa, nhưng với mình Sài Gòn không bao giờ mất, bởi cho dù ngày nay bộ mặt Sài Gòn đã bị biến dạng giống như cô gái trở nên đẹp nhờ dao kéo chăng nữa, thì với mình, chỉ cần một phút giây thoảng qua, với đôi mi khép hờ, cả một Sài Gòn với những góc phố thân yêu mình từng đi qua vẫn hiển hiện không sai một chấm phẩy nào, cho dù chúng đã bị biến mất không còn chút dấu vết của những ngày xa cũ. Nhưng không làm sao có thể quên được phải không Sài Gòn? Sài Gòn với những buổi sớm mai còn đang ngái ngủ, những cửa hàng vải vóc, giày dép của những Tự Do, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ, Crystal Palace, Thương Xá Tax, Cafeteria Rex, Passage Eden . . . còn chưa kịp mở mắt, vì một đêm thức khuya mở cửa cho một Sài Gòn rực sáng về đêm, thì mình đã ngồi ở La Pagode nhâm nhi croissant và café, cùng với giọng ca của Adamo, Christophe, Sylvie Vartan . . .
Và mình nhớ có lần ai đó đã nói với mình rằng chẳng nên đi chơi với người yêu vào buổi sáng của SG, vì rồi nắng sẽ lên nên dù em có mặc áo Lụa hà Đông chăng nữa thì cũng chỉ mát trong thơ mà thôi, riêng mình vẫn muốn lang thang qua những con phố Sài Gòn vào buổi sớm mai, bởi đơn giản là mình muốn ngắm nhìn những sinh hoạt rất bình thường của Sài Gòn ngay từ khi những người bán hàng rong bình dân, từ những xóm lao động nghèo quẩy trên vai gánh xôi, gánh hủ tíu mì bình dân, hay gánh bánh ướt chả chiên và bánh cóng rải đi khắp những con phố của Sài Gòn hoa lệ, đến trước cổng những nhà máy sản xuất thuốc lá, những hãng xưởng để nhanh tay gói xôi, hay cắt bánh vào điã cho những người công nhân vừa ăn, vừa râm ran nói đùa với nhau vài câu trước khi bắt tay vào công việc quen thuộc hàng ngày . . . Và rồi khi nắng bắt đầu ngự lên những vòm cổ thụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quý Cáp và nhất là nơi hai hàng me trên đường Gia Long, khi những giọt mồ hôi nhẹ vương lên đôi má ửng hồng vì nắng SG thì lại ghé vào đâu đó trên con đường Duy Tân, một quán nhỏ bên đường để : “Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”; hay thậm chí một xe đẩy bán chè cạnh những ngôi trường nữ sinh nhộn nhịp, cùng với bò bía, bột chiên, hay gỏi khô bò cay xé lưỡi cũng là nơi không dễ bỏ qua . . . Và rồi bữa cơm trưa ở quán Bà Cả Đọi, với những món ăn quen thuộc ngon như mẹ nấu ở nhà, cũng làm cho lòng kẻ tha hương bỗng dưng ấm lại . . . Ăn xong nếu thấy mỏi chân thì rủ nhau ghé vào Rex, hay Vĩnh Lợi, Lê Lợi, hưởng không khí mát của máy lạnh, và để tiếng đối thoại của các diễn viên trên màn ảnh ru mình vào giấc ngủ trưa ngắn ngủi, xong lại mở mắt ra thưởng thức cuốn film với những tài tử mình yêu thích… Xế trưa nếu thích thì vào hẻm Casino ăn bún chả giò, bún thịt nướng, và nhiều thứ linh tinh khác, hay ghé qua bà cụ bán bún riêu cua ốc giò heo phía sau rạp Eden, bát bún đỏ màu gạch cua và cà chua, thêm chút gừng ngâm dấm trộn vào những cọng rau muống chẻ xanh mướt và kinh giới thơm phức, thêm chút mắm tôm và ớt… Trời đất !, nhắc tới đây đã nghe nước miếng chảy ra rồi đó Sài Gòn…. Ôi Sài Gòn của mình, sẽ không thể nào kể ra cho hết những kỷ niệm, những món ăn từ vỉa hè cho đến những nơi được xem là sang trọng phải không, chắc là phải nhiều kỳ, nhiều lần nữa mới có thể kể hết . .. Bây giờ có lẽ là không phù hợp khi nhắc đến những kỷ niệm êm đềm này phải không . . .
Sài Gòn thương nhớ,
Viết cho Sài Gòn đã hơn mười ngày rồi mà vẫn chưa xong, từ tháng bảy, và hôm nay đã là một ngày đầu tháng Tám, tháng gợi nhớ đến những ngày Tựu Trường đã qua trong đời, tháng Tám với bài “ Tôi Đi Học” của Thanh Tịnh đã xa nhưng vẫn luôn là nỗi nhớ nhung bâng khuâng trong lòng không biết bao nhiêu thế hệ những cô cậu học sinh của Sài Gòn trước 1975 . . . Năm nay ngày tựu trường của Sài Gòn dường như đã chẳng còn ai nhớ đến ngoài chuyện phải lo “ Chiến Đấu” với con Virus vô hình mà vô cùng lợi hại, nó phủ chụp một màu xám xịt lên cả thế giới nói chung và Sài Gòn thân yêu nói riêng, những tin tức thật chẳng vui chút nào, nếu không muốn nói là quá thảm thương cho Sài Gòn, cho quê hương Việt Nam chúng ta, những con số nhiễm bệnh, những người dân Sài Gòn lìa bỏ cuộc đời đắng cay nghiệt ngã này cách đột ngột khiến lòng mình lo âu và buồn bã, giống như một câu hát của PD “Đất Nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh Nước nổi trôi . . .” và cả những kẻ được gọi là “Cha Mẹ của Dân” vẫn cứ bình chân như vại, chả thấy có một động thái nào khả dĩ làm an lòng dân. Mình thấy buồn và lo quá cho Sài Gòn mà chẳng biết làm gì, dĩ nhiên ngoài những dòng thương nhớ gửi Sài Gòn, mình cũng phải có những gì phải làm chứ, nhưng chỉ Sài Gòn biết là đủ rồi. Tuy nhiên trong những nỗi buồn lo đó mình cũng thấy được chút ấm áp của Tình Người Sài Gòn dành cho nhau và cho những người tạm cư khốn khó, đó là những bữa cơm nóng được gói ghém đưa đến tận tay người đang thiếu đói, những bó rau muống, những bịch giá được gửi trao cho những người cần, những “ Chợ Không Đồng” của các Linh Mục, các Soeur, các Tu Sĩ Nam Nữ của các Tôn Giáo cùng chung tay chia sẻ những gì cần thiết tối thiểu trong cuộc sống,và nhất là đã không quản ngại hiểm nguy khi tình nguyện đi đến với những người đang bị nhiễm bệnh, giúp đỡ những người phải cách ly khỏi cộng đồng và gia đình vì đã bị lây nhiễm con Virus tầu phù khốn kiếp bởi họ đã không quên câu :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay : “Lá rách đùm lá nát”
Và cả tấm lòng của những người bị xã hội gọi là “Giang Hồ”, quả thật giang hồ của Sài Gòn cũng có khí phách của anh hùng Lương Sơn Bạc, khi họ đã cùng chia sẻ cho nhau, cho những người Sài Gòn, những người tạm cư từng bó rau, lon gạo. Mình cũng thấy những người dân phải tự chở nhau bằng xe hai bánh, đùm túm con nhỏ và đồ đạc về quê, vì ở Sài Gòn không còn việc làm, không còn cả tiền để trả tiền thuê nhà và tiền ăn . . . Thật khổ cho dân Việt tôi, cũng may sao có được những tấm lòng vàng đã tự đứng ra trao tặng những người đi đường về quê phần quà gồm hai ổ bánh mì, hai chai nước, hai hộp sữa và năm trăm ngàn đồng tiền VN để đi đường. Quả thật không sai khi người ta nói : “Nước có Biến mới biết Tôi Trung, Nhà có Nạn mới biết con Hiếu” Và chỉ trong cơn hoạn nạn mới thấy được “Tấm Lòng Rất Sài Gòn” của Người Sài Gòn dành cho nhau và cho cả tha nhân, những người từ nơi xa đến và chắc chắn là họ sẽ xin được nhận Sài Gòn làm quê hương. Và cho dẫu trong hoàn cảnh nào chăng nữa thì : “ Sài Gòn ơi tôi không bao giờ có thể đánh mất người trong cuộc đời, và cho đến ngày tàn cuộc đời thì Sài Gòn vẫn sống mãi trong tôi, trong tim bao nhiêu người con xa xứ”. Thương nhớ lắm Sài Gòn ơi, Cố vượt qua cái ách nạn cuộc đời này nghe Sài Gòn !
Hôm nay là ngày 20/7, thế là Sài Gòn ốm nặng tròn mười ngày rồi phải không, những ngày tháng này gặp ai trong cộng đồng Việt Nam ở nơi này cũng nghe nhắc đến Sài Gòn với bao nhiêu yêu thương, lo lắng và đồng cảm, thế nhưng cũng không phải là không có những lời nói khó nghe về Sài Gòn trong những tháng ngày lâm bệnh này đâu đó, mình thì im lặng, lắng nghe và nhìn xem những gì đang diễn tiến quanh Sài gòn thân yêu của mình, im lặng để cho những nỗi buồn thương tiếc nhớ thẫm đẫm vào hồn, và im lặng để những hình ảnh yêu thương cũ như một khúc film, như một đoạn đời không tài nào bôi xóa, không thể nào lãng quên quay chầm chậm trong đầu để âm thầm tiếc nhớ xót sa và thương cảm, cho dẫu mình vẫn biết thời gian là mũi tên đã bắn đi rồi, sẽ không bao giờ có thể quay trở lại điểm xuất phát, nhưng mình luôn ước ao phải chi thời gian có thể là chiếc Boomerang của thổ dân Úc, khi quăng đi rồi sẽ quay trở lại với người đã quăng nó, để mình có thể xin lỗi Sài Gòn, xin lỗi những tháng ngày tuổi trẻ đã phung phí ở đâu đó một cách vô tình, xin lỗi những người đã từng yêu thương và trân trọng mình mà mình đã hờ hững đi qua, thờ ơ không tôn trọng, và cả giả vờ như không hay biết, hay cười cợt trêu chọc, để giờ này rất nhiều lúc phải âm thầm tiếc thương cho quá khứ, bởi quá khứ luôn là một khúc quanh khó quên, nên cho dù có cố tình quên, thì nó vẫn âm thầm hiện ra đâu đó trong đời sống của riêng mình, hiện ra vào những phút giây không ngờ đến nhất . . .
Sài Gòn thương nhớ,
Mình viết cho Sài Gòn vào đúng ngày ký kết hiệp định Geneve, cái hiệp định vô duyên và khắc nghiệt đã bị các cường quốc thỏa hiệp cùng nhau, để rồi phân định ranh giới cắt chia đất nước chúng mình thành hai miền xa lạ, cho dù vẫn có cùng màu da, tiếng nói, và dĩ nhiên màu máu nào chẳng đỏ, và máu nào khi rời khỏi xác thân thì cũng tanh tưởi như nhau. Sự chia cắt đó đã làm bao nhiêu triệu lít máu thấm vào lòng đất, bao nhiêu xác thân đã trở thành phân bón cách vô nghĩa, và cả đớn đau . .. Tuy nhiên vẫn không đau bằng những tâm hồn đã nát tan vì mất niềm tin vào cuộc sống, sự thay đổi trong suy nghĩ và những suy đồi trong nếp sống của những con người hôm nay, thêm vào đó có cả bao nhiêu sự khổ đau oằn nặng lên tâm hồn những người Dân Đất Việt của chúng mình cho đến tận bây giờ những nỗi đau vẫn âm thầm nhức nhối và mưng mủ trong lòng mỗi con người, dù đang sống ở nơi nào trên trái đất này thì những người Việt Nam còn có một tấm lòng, còn có chút hồn quê ẩn dấu trong tâm tưởng vẫn âm thầm nhỏ lệ xót thương cho những ngày tháng cũ, cho một hình bóng đã xa mờ trong quá khứ . . .
Viết cho Sài Gòn hôm nay bỗng dưng mình nhớ đến một bài hát của nhạc sĩ Thanh Bình, một nhạc sĩ đã không gặp may mắn trong cuộc đời, và cho đến tận lúc chết cũng dường như không được bình an, cho dẫu rất nhiều người đã biết đến ông trong ca khúc “Tình Lỡ: Thôi rồi còn chi đâu em ơi, còn còn lại chăng dư âm thôi . . .” Bài hát đã làm nên tên tuổi cho nhiều ca sĩ, cả những người thành danh sau 1975, và không phải người của Miền Nam, nhưng ít ai biết ông còn có những bài hát rất hay, rất nổi tiếng như “Tiếc Một Người”, với những ca từ khiến lòng ta ngậm ngùi tiếc thương cho một người đã xa xăm trong quá khứ, hay như bài “Những Nẻo Đường Việt Nam” bài hát đã được nhiều hội đoàn như Hướng Đạo Việt Nam đưa vào tập Đoàn Ca của mình ( Những nẻo đường Việt Nam, suốt từ Cà Mau thẳng tới Nam Quan … Bài hát đã khẳng định ranh giới trải dài của dải đất quê hương Việt Nam). Tuy nhiên, có một ca khúc của ông xuất bản từ rất lâu, sau ngày Quốc Hận 20/7/1954, đó là bài : “Thư Về Làng” mà hôm nay mình muốn bắt chước ông, và mượn lời ca của ông, dĩ nhiên sẽ phải đổi vài ca từ cho phù hợp với nốt nhạc, để viết cho Sài Gòn, bài hát của ông: “Từ Miền Nam, viết thư về thăm xóm làng, sắt son gửi trong mấy hàng thăm bà con dãi dầu năm tháng, từ Tiền Giang, thương qua Đèo Cả thương sang, đêm đêm nhìn vầng trăng sáng, thương những Già hôm sớm lang thang. Em thơ ơi, có còn học hành sớm tối, áo nâu tươi gái làng còn che môi cười, và đàn bò còn nghe chim hót lưng đồi, nhớ nhung rồi thương quá lắm bé thơ ơi, ruộng vườn yêu ơi, thôn làng ruộng vườn yêu ơi, từ ngàn trùng khơi nhắn qua non sông núi đồi . . .”, và dĩ nhiên, mình chỉ dám copy vài dòng thôi : “Từ Quận Cam, viết thư về thăm “phố nhà” … “Phố nhà” vì như thế hát mới vần với điệu nhạc, và cũng vì Sài Gòn với mình chính là Phố Nhà Thân Yêu, vì mình đã đến với Sài Gòn từ ngày chưa đủ tuổi thôi nôi, và cho dù có đi đâu chăng nữa thì cuối cùng mình cũng ghé lại chốn xưa, và sau này mình đã ở cùng Sài Gòn suốt bốn mươi năm liền không rời xa, cho đến tận ngày dời nhà qua Quận Cam, xa tận bên kia bờ Đại Dương chăng nữa thì Sài Gòn vẫn ở với mình trong từng nỗi nhớ xót sa . . .
Những ngày tháng này, có rất nhiều điều để nói về Phố Nhà Thân Yêu Sài Gòn của chúng mình lắm đó, thật ra mình cũng không hiểu rõ lắm thực hư thế nào, vì dường như tin tức chỉ nói đúng có một nửa sự thật, mà sự thật một nửa thì cũng chẳng khác gì lời dối trá. Một nửa cái bánh mì, vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật chắc chắn không phải là sự thật, lắm khi ngược lại còn là lời dối trá trắng trợn, bởi khi chúng ta cắt ra một câu nói của ai đó với ác ý thì dĩ nhiên câu nói đó lại trở thành mũi dao nhọn hoắt đâm vào tim người đã nói, điều này dường như là “ Độc Quyền” của những người ăn trên ngồi trốc của quê hương chúng ta hôm nay, điều này không nói hẳn SG cũng quá rõ rồi phải không, đó chính là lý do tại sao mình vẫn “Tịnh Khẩu” trong những ngày này đó Sài Gòn
Sài Gòn thương nhớ,
Hôm nay lại qua một ngày mới rồi mà thư cho Sài Gòn vẫn chưa viết xong, SG có biết tại sao không, để mình nói cho SG biết nha. Sáng hôm qua mình đang viết cho Sài gòn với biết bao nhiêu yêu thương rộn chảy trong tim mình, lá thư đang viết được hơn ba ngàn chữ, bỗng nhiên chỉ một cái “click”vào phím “cách” tự dưng nó biến mất hơn hai ngàn chữ mình vừa viết xong, hai ngàn chữ với những tâm tình và yêu thương của mình cho Sài gòn, mình tức phát khóc và điên cả đầu, vì tự dưng không nhớ nổi mình đã viết những gì cho Sài Gòn thân yêu của mình, và cả ngày hôm qua cho đến tận bây giờ mình cũng không thể nào nhớ lại nổi dẫu chỉ là một con chữ, chắc mình đang bị bịnh quên nó hành rồi Sài Gòn ạ, mình đã cố quên đi nỗi bực dọc này vì mình biết có làm gì thì cũng không thể nào tìm lại những gì đã đánh mất, giống như Sài Gòn đã bị vuột mất những tháng năm tươi đẹp cũ, và cho dù giờ này Sài Gòn có tô son trét phấn cho dày vào thì cũng giống như một cô gái đã về chiều, sau thời gian dài đã phải trải qua bao nhiêu tang thương khốn khó trong đời, giờ muốn tìm lại chút thời xuân sắc cũ bằng những thứ phấn điểm trang rẻ tiền thì chỉ khiến thêm bẽ bàng chua xót, vì không thể nào tìm lại đôi má hồng tự nhiên, nụ cười hồn nhiên rạng rỡ, và đôi mắt trong sáng ngây thơ của tháng ngày xa xưa cũ . .. Giống như phía sau những tòa nhà rực rỡ ánh đèn của những Vincom, những thương xá bày bán những món hàng xa xỉ là một Sài Gòn với những mảnh đời bất hạnh, những mảnh đời không cả chốn dung thân, đến độ phải sống chung “Nhà Với Những Người Chết”, đã phải lấy những ngôi mộ làm chỗ nương thân, những vỉa hè làm nơi gối đầu, như mình đã được nhìn thấy qua những Clip được đăng tải tràn lan trên các trang mạng
Sài Gòn thương yêu,
Rất nhiều người đã viết, đã nói về SG trong những ngày bị con cúm tầu phù xâm chiếm và hành hạ, giống như một “ thứ cùi hủi mới của khoa học và thời đại ác ôn”, và tệ hại hơn nữa cơn đại dịch này giống như một thứ âm mưu đen tối nào đó đang đổ ập lên Sài Gòn thân yêu của mình cùng với mười sáu tỉnh thành phía nam để thêm một lần nữa SG như bị trói chặt tay chân vì cái con virus vô hình nào đó, ( SG có thấy lạ không, cho dù mình biết rằng những nghĩ suy này có vẻ không hợp lý lắm, nhưng với những con người chỉ có trái tim mang tính cơ học, nghĩa là chỉ biết co bóp cho máu luân lưu nuôi cơ thể, chứ hoàn toàn không có chút yêu thương, và nhân bản thì có điều gì lại không thể xảy ra phải không SG)
Rất nhiều bài viết về Sài Gòn trong những tháng ngày này, thương yêu có, thông cảm có, than vãn cũng có, và cả “Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời . . .” Riêng với mình thì lại khác, Sài Gòn luôn là một thực thể vô cùng thiêng liêng và trân quý trong trái tim mình, cho dù mình không phải là “dân Sài Gòn chính cống bà lang trọc, có nhãn hiệu cầu chứng tại tòa” như những đứa bạn học của mình ngày xưa ở SG, và thật ra mình cũng chưa thể đi hết những ngõ ngách trong lòng Sài Gòn chăng nữa, nhưng với mình Sài Gòn không bao giờ mất, bởi cho dù ngày nay bộ mặt Sài Gòn đã bị biến dạng giống như cô gái trở nên đẹp nhờ dao kéo chăng nữa, thì với mình, chỉ cần một phút giây thoảng qua, với đôi mi khép hờ, cả một Sài Gòn với những góc phố thân yêu mình từng đi qua vẫn hiển hiện không sai một chấm phẩy nào, cho dù chúng đã bị biến mất không còn chút dấu vết của những ngày xa cũ. Nhưng không làm sao có thể quên được phải không Sài Gòn? Sài Gòn với những buổi sớm mai còn đang ngái ngủ, những cửa hàng vải vóc, giày dép của những Tự Do, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Huệ, Crystal Palace, Thương Xá Tax, Cafeteria Rex, Passage Eden . . . còn chưa kịp mở mắt, vì một đêm thức khuya mở cửa cho một Sài Gòn rực sáng về đêm, thì mình đã ngồi ở La Pagode nhâm nhi croissant và café, cùng với giọng ca của Adamo, Christophe, Sylvie Vartan . . .
Và mình nhớ có lần ai đó đã nói với mình rằng chẳng nên đi chơi với người yêu vào buổi sáng của SG, vì rồi nắng sẽ lên nên dù em có mặc áo Lụa hà Đông chăng nữa thì cũng chỉ mát trong thơ mà thôi, riêng mình vẫn muốn lang thang qua những con phố Sài Gòn vào buổi sớm mai, bởi đơn giản là mình muốn ngắm nhìn những sinh hoạt rất bình thường của Sài Gòn ngay từ khi những người bán hàng rong bình dân, từ những xóm lao động nghèo quẩy trên vai gánh xôi, gánh hủ tíu mì bình dân, hay gánh bánh ướt chả chiên và bánh cóng rải đi khắp những con phố của Sài Gòn hoa lệ, đến trước cổng những nhà máy sản xuất thuốc lá, những hãng xưởng để nhanh tay gói xôi, hay cắt bánh vào điã cho những người công nhân vừa ăn, vừa râm ran nói đùa với nhau vài câu trước khi bắt tay vào công việc quen thuộc hàng ngày . . . Và rồi khi nắng bắt đầu ngự lên những vòm cổ thụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quý Cáp và nhất là nơi hai hàng me trên đường Gia Long, khi những giọt mồ hôi nhẹ vương lên đôi má ửng hồng vì nắng SG thì lại ghé vào đâu đó trên con đường Duy Tân, một quán nhỏ bên đường để : “Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”; hay thậm chí một xe đẩy bán chè cạnh những ngôi trường nữ sinh nhộn nhịp, cùng với bò bía, bột chiên, hay gỏi khô bò cay xé lưỡi cũng là nơi không dễ bỏ qua . . . Và rồi bữa cơm trưa ở quán Bà Cả Đọi, với những món ăn quen thuộc ngon như mẹ nấu ở nhà, cũng làm cho lòng kẻ tha hương bỗng dưng ấm lại . . . Ăn xong nếu thấy mỏi chân thì rủ nhau ghé vào Rex, hay Vĩnh Lợi, Lê Lợi, hưởng không khí mát của máy lạnh, và để tiếng đối thoại của các diễn viên trên màn ảnh ru mình vào giấc ngủ trưa ngắn ngủi, xong lại mở mắt ra thưởng thức cuốn film với những tài tử mình yêu thích… Xế trưa nếu thích thì vào hẻm Casino ăn bún chả giò, bún thịt nướng, và nhiều thứ linh tinh khác, hay ghé qua bà cụ bán bún riêu cua ốc giò heo phía sau rạp Eden, bát bún đỏ màu gạch cua và cà chua, thêm chút gừng ngâm dấm trộn vào những cọng rau muống chẻ xanh mướt và kinh giới thơm phức, thêm chút mắm tôm và ớt… Trời đất !, nhắc tới đây đã nghe nước miếng chảy ra rồi đó Sài Gòn…. Ôi Sài Gòn của mình, sẽ không thể nào kể ra cho hết những kỷ niệm, những món ăn từ vỉa hè cho đến những nơi được xem là sang trọng phải không, chắc là phải nhiều kỳ, nhiều lần nữa mới có thể kể hết . .. Bây giờ có lẽ là không phù hợp khi nhắc đến những kỷ niệm êm đềm này phải không . . .
Sài Gòn thương nhớ,
Viết cho Sài Gòn đã hơn mười ngày rồi mà vẫn chưa xong, từ tháng bảy, và hôm nay đã là một ngày đầu tháng Tám, tháng gợi nhớ đến những ngày Tựu Trường đã qua trong đời, tháng Tám với bài “ Tôi Đi Học” của Thanh Tịnh đã xa nhưng vẫn luôn là nỗi nhớ nhung bâng khuâng trong lòng không biết bao nhiêu thế hệ những cô cậu học sinh của Sài Gòn trước 1975 . . . Năm nay ngày tựu trường của Sài Gòn dường như đã chẳng còn ai nhớ đến ngoài chuyện phải lo “ Chiến Đấu” với con Virus vô hình mà vô cùng lợi hại, nó phủ chụp một màu xám xịt lên cả thế giới nói chung và Sài Gòn thân yêu nói riêng, những tin tức thật chẳng vui chút nào, nếu không muốn nói là quá thảm thương cho Sài Gòn, cho quê hương Việt Nam chúng ta, những con số nhiễm bệnh, những người dân Sài Gòn lìa bỏ cuộc đời đắng cay nghiệt ngã này cách đột ngột khiến lòng mình lo âu và buồn bã, giống như một câu hát của PD “Đất Nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh Nước nổi trôi . . .” và cả những kẻ được gọi là “Cha Mẹ của Dân” vẫn cứ bình chân như vại, chả thấy có một động thái nào khả dĩ làm an lòng dân. Mình thấy buồn và lo quá cho Sài Gòn mà chẳng biết làm gì, dĩ nhiên ngoài những dòng thương nhớ gửi Sài Gòn, mình cũng phải có những gì phải làm chứ, nhưng chỉ Sài Gòn biết là đủ rồi. Tuy nhiên trong những nỗi buồn lo đó mình cũng thấy được chút ấm áp của Tình Người Sài Gòn dành cho nhau và cho những người tạm cư khốn khó, đó là những bữa cơm nóng được gói ghém đưa đến tận tay người đang thiếu đói, những bó rau muống, những bịch giá được gửi trao cho những người cần, những “ Chợ Không Đồng” của các Linh Mục, các Soeur, các Tu Sĩ Nam Nữ của các Tôn Giáo cùng chung tay chia sẻ những gì cần thiết tối thiểu trong cuộc sống,và nhất là đã không quản ngại hiểm nguy khi tình nguyện đi đến với những người đang bị nhiễm bệnh, giúp đỡ những người phải cách ly khỏi cộng đồng và gia đình vì đã bị lây nhiễm con Virus tầu phù khốn kiếp bởi họ đã không quên câu :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”, hay : “Lá rách đùm lá nát”
Và cả tấm lòng của những người bị xã hội gọi là “Giang Hồ”, quả thật giang hồ của Sài Gòn cũng có khí phách của anh hùng Lương Sơn Bạc, khi họ đã cùng chia sẻ cho nhau, cho những người Sài Gòn, những người tạm cư từng bó rau, lon gạo. Mình cũng thấy những người dân phải tự chở nhau bằng xe hai bánh, đùm túm con nhỏ và đồ đạc về quê, vì ở Sài Gòn không còn việc làm, không còn cả tiền để trả tiền thuê nhà và tiền ăn . . . Thật khổ cho dân Việt tôi, cũng may sao có được những tấm lòng vàng đã tự đứng ra trao tặng những người đi đường về quê phần quà gồm hai ổ bánh mì, hai chai nước, hai hộp sữa và năm trăm ngàn đồng tiền VN để đi đường. Quả thật không sai khi người ta nói : “Nước có Biến mới biết Tôi Trung, Nhà có Nạn mới biết con Hiếu” Và chỉ trong cơn hoạn nạn mới thấy được “Tấm Lòng Rất Sài Gòn” của Người Sài Gòn dành cho nhau và cho cả tha nhân, những người từ nơi xa đến và chắc chắn là họ sẽ xin được nhận Sài Gòn làm quê hương. Và cho dẫu trong hoàn cảnh nào chăng nữa thì : “ Sài Gòn ơi tôi không bao giờ có thể đánh mất người trong cuộc đời, và cho đến ngày tàn cuộc đời thì Sài Gòn vẫn sống mãi trong tôi, trong tim bao nhiêu người con xa xứ”. Thương nhớ lắm Sài Gòn ơi, Cố vượt qua cái ách nạn cuộc đời này nghe Sài Gòn !