Im Lặng Còn Vang
#61
Các truyện ngắn được Ếch đăng tải hay lắm.  

Thanks-sign-smiley-emoticon Ếch
Reply
#62
Một ngày tui đọc cũng khá nhiều truyện, nhưng chỉ đăng lại những truyện mình thích. Rất vui khi thấy mình cùng gu. Cheer

Reply
#63
Nghe nói tư tưởng lớn gặp nhau nên cùng gu là phải rồi.

Cheer
Reply
#64
QUÀ MUỘN
NGUYÊN HƯƠNG


Căn nhà được quy giá trị ra vàng, ai ở lại thì đưa cho người kia một nửa. Xe, tivi, tủ lạnh... tất cả đều chia đôi. Sự phân chia êm thấm và ai cũng sẵn sàng nhường cho người kia hơn một chút.

Chỉ còn lại Thu và tôi. Áo quần của hai chị em thường để chung một ngăn, bây giờ bề bộn đầy giường. Hai đứa tôi vừa xếp riêng quần áo của mỗi đứa ra, vừa lắng nghe ba mẹ nói với nhau về con cái. Nói qua nói lại cho đến chiều thì ba tôi không còn nhỏ nhẹ nữa, ông thẳng thừng:

Về tài sản thì bà muốn lấy thêm gì tuỳ ý. Nhưng về con cái thì tôi nuôi con Linh. Khỏi cần bàn cãi nữa.

- Đành rằng toà xử tôi một đứa, ông một đứa. Nhưng tôi muốn tụi nó có chị có em với nhau - Giọng mẹ năn nỉ.

- Vậy, tôi muốn cả hai đứa, bà chịu không? Tôi cũng muốn tụi nó có chị có em - Giọng ba thách thức.

Im lặng một phút rồi mẹ nói, giọng cay đắng:

- Có thật là ông muốn tụi nó có chị có em không?

- Đủ rồi! Con Linh là con của tôi - Ba lớn tiếng.

- Đồ khốn nạn! - Cả người mẹ run lên - Con Thu cũng là con của ông. Tôi nói đi nói lại điều này suốt bao năm nay, không phải vì tôi muốn chứng tỏ sự chung thủy của tôi đối với ông... - Mẹ cười khẩy - Ông không đáng có mọt người vợ chung thủy...

- Đừng nói nhiều vô ích - Giọng ba lạnh ngắt.

- Tôi nói để cho hai đứa con hiểu rằng tụi nó là chị em ruột thịt.

- Đằng nào thì con Linh cũng ở với tôi.

Mẹ đi đến giường chất đầy áo quần của hai đứa tôi. Bàn tay mẹ ấn trên vai tôi đau điếng:

- Linh... em Thu... yếu đuối hơn con nên em cần mẹ hơn. Con hiểu mẹ không?

Tôi không hiểu được. Cảm giác kiêu hãnh thường ngày biến mất. Thường ngày tôi luôn được khen thông minh hơn, dễ thương hơn và học giỏi hơn Thu. Thường ngày tôi luôn kiêu hãnh, vì ai đến nhà cũng vuốt tóc nựng tôi và chẳng mấy ai hỏi han đến Thu. Và thường ngày, tôi cũng hay lấn át Thu nữa... Nhưng lúc này tôi chỉ thấy tội nó. Tôi không kịp suy nghĩ về những buổi chia tay đang diễn ra. Tôi nhìn đống quần áo đã phân đôi trên giường và chợt nhận ra bao nhiều quần áo đẹp đều là của tôi! Áo quần để chung, nhưng có khi nào Thu mặc đâu. Toàn là tôi mặc và quen dần ai cũng coi đó là của tôi.

Mẹ nhét áo quần của Thu vào valy và cúi hôn tôi:

- Mẹ yêu cả hai đứa! Con hay nói rằng mẹ không thương con, nhưng không phải vậy đâu. Rồi con sẽ hiểu.

o O o

Để hiểu được lời mẹ nói, tôi phải trải một thời gian dài. Suốt những năm tháng dài đó, tôi luôn nhớ đén hình ảnh đứa em gái xấu xí khờ khạo của tôi:

- Chị Linh, con búp bê này chia làm sao? - Nó giơ tay định vặn cổ con búp bê.

- Cho Thu luôn đó! - Tôi vội giựt con búp bê lại, nhét vào valy của mẹ, lần đầu tiên trong đời tôi nhường em mình. Và kể từ hôm đó, những con búp bê trong tủ kính chưng bày ở tiệm không còn hấp dẫn tôi nữa. Một điều gì đó đã vĩnh viễn qua đi.

Hai năm đầu, tết nào mẹ cũng gửi thư và quà cho tôi. Con dấu ngoài phong bì cho biết mẹ ở Nha Trang, nhưng không cho biết rõ địa chỉ. Đến năm sau, năm sau nữa... tôi không còn nhận được tin mẹ. Ba cười khẩy: - Chắc mẹ mày lấy chồng rồi! Tôi không nghĩ đến chuyện mẹ lấy chồng. Tôi chỉ nghĩ rằng mẹ không buồn nhớ đến tôi nữa. Ngày xưa, mẹ cũng ít khi nựng nịu chìu chuộng tôi, mẹ thương em Thu hơn.

Ba lấy vợ. Dì mới hai mươi ba tuổi, lớn hơn tôi tám tuổi. Nhìn dì và tôi người ngoài dễ lầm là hai chị em. Dì không hoạnh họe tôi như những bà dì ghẻ người ta hay nói. Mà thật ra dì không chú ý đén tôi thì đúng hơn. Sáng tám giờ dì thức dậy, chải đầu, thay quần áo rồi ăn sáng đến mười giờ, đi chợ, vậy là tới trưa. Ngủ trưa dậy là đã ba giờ, dì tới tiệm gội đầu hoặc làm móng tay móng chân... rồi cơm chiều. Rồi tối coi tivi hoặc đi xem phim, nghe nhạc...

Khi có bầu, da mặt bị nám một chút, dì khóc, không chịu vào bếp nấu ăn vì sợ nám nhiều hơn. Ba mua bếp điện về, dì than cái thai làm dì mệt. Vậy là ba thuê một bà già ngày ngày tới lo cơm giặt giũ.

- Chứ còn con Linh làm gì? - Đó là câu nói đầu tiên của dì ám chỉ đến tôi sau một năm sống chung.

- Để cho nó học hành! - Giọng ba như ra lệnh, dì im lặng ngay. Dường như dì hiểu được rằng ba rất cưng tôi và đặt hy vọng nơi tôi rất nhiều. Dì muốn gì thì muốn, trừ việc... gây sự với tôi.

Chỉ tội nghiệp cho bà già giúp việc - Ba tôi vốn khó tính, dì không khó tính nhưng lại nhỏng nhảnh, còn tôi thì ngủng ngẳng với tất cả... Bà nấu món gì, hễ tôi khen ngon thì dì chê dở; bà làm gì, hễ được dì khen thì tôi lại chê. Ba tôi khi thì nghe theo dì, khi thì nghe theo tôi... và một ngày kia ông quát lên:

- Từ nay về sau ai chê thì tự làm lấy.

o O o

Dì sinh ra một đứa em gái giống em Thu như đúc. Bà gì giúp việc lắc đầu: - Đàn bà có thai mà chưng diện thì sinh con xấu xí vô duyên là đúng rồi. Chỉ tội nghiệp con bé...

Ba tôi cau mặt mỗi khi nhìn thấy đứa nhỏ. Dì trút bỏ áo quần đẹp, thôi son phấn, cả ngày dì ôm con vào lòng nựng nịu mong cho nó biết cười. Nhưng mặc kệ tình thương lẫn nước mắt của dì, nó vẫn cứ nhìn quanh bằng đôi mắt lờ đờ và chẳng hề vui chút nào khi nghe tiếng lúc lắc của món đồ chơi. - Sao anh chẳng bao giờ nựng con hết vậy? - Tôi nghe tiếng dì khóc hỏi ba tôi và tiếng giày ba tôi đi xa dần.

Đứa bé đã kéo tôi đến gần dì. Đi học về, tôi thường vào phòng dì bồng bé lên. Tôi ca hát, vui đùa trêu chọc bé, cũng như dì, tôi thiết tha mong nghe tiếng nó cười. Dì vui hơn khi thấy tôi gần gũi bé Bi của dì, nhưng không bao giờ dì hiểu được rằng tôi đang nhìn thấy mẹ nơi dì và bé Bi là em Thu ngày xưa. Giờ thì tôi hiểu được câu cuối cùng mẹ nói "em Thu yếu đuối hơn con nên em cần mẹ hơn".

o O o

Sau bao ngày tháng, giờ đây tôi bỗng nhớ mẹ và em Thu đến cồn cào. Tôi nhớ hồi đó tôi hay giành đồ chơi với Thu và nó chẳng biết làm gì hơn là khóc ư ử. Cuối năm học nào tôi cũng ôm về gói phần thưởng lớn nhất lớp và ba tôi hãnh diện chở tôi khắp nhà người quen. Mỗi lần ba nựng nịu hoặc mua quà cho tôi thì mẹ lại đưa em Thu đi loanh quanh trong xóm và mua cho em một món quà tương tự để rồi tôi giành luôn món quà đó bằng câu phụng phịu:

- Mẹ ứ thương con. mẹ chỉ thương em Thu thôi.

- Linh! Con là chị. Con phải nhường em. - Mẹ dàn hòa.

Và đôi khi mẹ nói như năn nỉ tôi:

- Khi nào đi chơi, con dắt em theo cho em biết này biết nọ với nghe con. Tôi lắc đầu nguây nguẩy:

- Nó chậm chạp lù đù, dắt theo mệt lắm.

Tôi chưa bao giờ quan tâm đến em Thu - Ba đã khiến tôi nhận ra điều này! Tỗi ẵm bồng bé Bi, ru nó ngủ, may áo búp bê, mua đồ chơi cho nó. Tôi muốn làm thật nhiều cho bé để chuộc lại sự vô tâm đối với em Thu. Nhưng bé Bi là bé Bi, em Thu là em Thu và tôi bật khóc mỗi khi nhớ mẹ. Tôi lục mấy phong thư cũ, tìm địa chỉ cỉa mẹ nhưng vô ích, con dấu ngoài phong bì với hai chữ Nha Trang lạnh lùng chẳng nói được gì hơn. Nha Trang trở thành một địa danh ám ảnh.

o O o

Giấy báo tôi thi đậu á khoa Đại Học Y Thành phố Hồ Chí Minh gởi về nhà. ba mở tiệc mừng ngay ngày hôm sau. Tiếng cụng ly của khách khứa chúc mừng tương lai tôi vọng vào phòng khiến dì run vai lặng khóc. Tôi bồng bé Bi lên, bé nhìn tôi bằng đôi mắt lờ đờ rồi mệt mỏi ngả cổ trên vai tôi.

- Mai mốt Linh đi học... ở đây một mình... dì biết làm sao? - Dì nói nho nhỏ, thống khổ, tuyệt vọng, cô đơn. Dì già sọm như đã bốn mươi.

Tôi cắn nghiêm môi lại. Mẹ cũng đã từng thấy đau khổ, tuyệt vọng và cô đơn như vậy. Mà hồi đó, tôi còn quá nhỏ để biết chia sẻ.

Tôi rời bữa tiệc mừng đi lang thang trên phố. Hàng cây hai bên đường rũ lá lặng im. Niềm kiêu hãnh trước sự quan tâm đặc biệt của ba dành cho tôi không còn nữa, điều gì đó đã nứt rạn, xót xa.

- Con gái của ba, con muốn ba thưởng gì cho con? - ba hồ hởi khi tôi quay về sau bữa tiệc.

- Con thích đi Nha Trang - Tôi đáp và mong ba hỏi "tại sao con muốn đi Nha Trang" để tôi nói với ba về nỗi ray rứt trong tôi, nhưng ba không thèm thắc mắc.

o O o

Mặc đám bạn vui đùa trên bãi cát. Tôi đi lòng vòng khắp phố biển như một con điên. Tôi dáo dác nhòm ngó, nghểnh cổ xoay đầu nhìn quanh tựa như mẹ và em Thu vừa mới chia tay với tôi xong.

Tôi đặc biệt chú ý đến những đứa bé trạc tuổi Thu ngày ra đi, những đứa bé rách rưới nhẫn nhục chìa cái mũ trước ngực và ngước mắt chờ đợi. "nếu bỗng nhiên một đứa bé ngửa mũ trước mặt tôi với nụ cười nhăn nhở đó là Thu thì sao?". Câu hỏi kinh khủng lóe lên khiến tôi sựng người khiếp sợ. Mẹ sẽ không bao giờ để em Thu như vậy! Nhưng có thể là mẹ làm sao đó... mẹ chết chẳng hạn và chẳng còn ai trên đời này biết đến em tôi. Một con người sinh ra không lý trí thì có thể làm được gì ngoài việc ngửa mũ xin ăn? tôi thẫn thờ đi trên phố, lòng vừa mong gặp, vừa mong đừng gặp.

Ngày cuối cùng ở Nha Trang, tôi đi quanh các cửa hàng tìm mua quà cho bé Bi. "Có món quà nào thật hay khiến cho bé cười được không?". Tôi lùng sục món quà trong trí tưởng tượng của mình một cách xét nét tỉ mỉ khiến đám bạn cùng đi kêu trời:

- Sao mày khó tính như bà già vậy Linh?

Cuối cùng tôi tìm mua được con thuyền bằng vỏ ốc gắn vào nhau. Những cái vỏ ốc nhiều màu lấp lánh dưới nắng mặt trời.

- Cám ơn Linh đã mua quà cho bé Bi - Dì buồn bã nói. - Từ lâu rồi, dì cũng chẳng nhớ đến việc mua quà cho bé nữa.

Dì đưa chiếc thuyền cho bé và ngay lập tức chiếc thuyền tuột khỏi đôi bàn tay lỏng lẻo của bé, rơi xuống nền xi măng khô khốc, vỏ ốc văng tung toé.

o O o

Thật là bất ngờ, tôi gặp mẹ ngay ngày đầu tiên đến trường Đại học. Trong phút giây, tôi và mẹ đứng lặng nhìn nhau. Mẹ già đi nhiều, tóc lốm đốm bạc. - Sao mẹ... đứng ở đây? Tôi ấp úng hỏi một câu ngu ngơ.

- Mẹ đợi con! - Giọng mẹ khàn khàn.

- Sao mẹ... không viết thư cho con?

- Biết ba con lấy vợ nên mẹ thôi không gởi. Mẹ ngại ba nghĩ rằng mẹ quấy rầy hạnh phúc của ba con.

- Mẹ ngại... ngại... Mẹ không nhớ đến con thì có! - Tôi dằn dỗi, như ngày xưa mỗi lần mẹ mua quà cho em Thu.

- Linh! - Mẹ dịu dàng gọi tên tôi - mẹ luôn hỏi thăm về con. Con có thấy là mẹ đang đứng đây không? từ khi biết con đậu trường này, ngày nào mẹ cũng đến đây đợi...

Hai mẹ con mà phải đợi chừng đó năm tháng để gặp nhau ở một nơi xa lạ. Tôi gục đầu trên vai mẹ, bật khóc.

- Con về Nha Trang tìm mẹ... mẹ ơi!

- Hồi đó mẹ đưa em về Nha Trang với hy vọng khí hậu biển sẽ tốt hơn cho em con. Rồi nghe nói ở thành phố có nhiều bác sĩ giỏi nên mẹ đưa em về đây. - Em Thu... sao rồi mẹ? - Tôi hồi họpp hỏi.

- Em con mất rồi! - Nước mắt mẹ rơi trên tóc tôi - Em con không ý thức được nguy hiểm nên đút tay vào ổ điện.

Đột nhiên tôi thấy nhẹ nhõm, nỗi nhẹ nhõm tàn nhẫn, kỳ quặc và đau đớn. Mẹ nghẹn ngào:

- Chết có lúc là giải thoát phải không con?

Nỗi đau trong mắt mẹ khiến cổ tôi cứng lại.

o O o

Tôi có thêm một đứa em trai, vì mẹ đã có chồng. Chồng của mẹ là một bác sĩ khoa tâm thần. Thật khó chịu khi biết mẹ có chồng. Việc mẹ có chồng khác hẳn việc ba có vợ! Không thể giải thích được vì sao lại như vậy.

Tôi cố tạo một vẻ mặt vô tư khi gặp cậu bé. Nó có khuôn mặt tròn và sóng mũi thanh tú của mẹ. Rồi khi đối diện với ông bác sĩ, tôi nhận ra đôi mắt nó là bản sao của đôi mắt ông.

Câu chào ngập ngừng trên môi, rồi tôi bật ra "Chào bác".

Ông đáp lại câu chào của tôi bằng một nụ cười.

Ông đưa mẹ và tôi ra mộ em Thu. Ngôi mộ xây theo một kiểu là lạ, ngồ ngộ. Những viên đá hoa đủ màu đắp quanh mộ như những món đồ chơi bày ra bừa bãi. - Với dáng mộ này, bác mong em của cháu có được tuổi thơ ở thế giới bên kia - Ông nói bằng một giọng ấm áp, ân cần.

Tôi hình dung một cuộc sống có ông, mẹ, em Thu và đứa em tôi mới gặp. Thật khó mà hình dung được cuộc sống đó ra sao. Tuy nhiên, tôi hiểu ông rất yêu mẹ tôi. Vì yêu mẹ nên ông đã tặng cho em tôi tuổi thơ, dẫu muộn màng. Cũng như tôi thân thiện với dì vì nhớ mẹ, và nựng nịu vỗ về bé Bi vì tình yêu muộn màng dành cho em Thu.

Tôi chợt hiểu ra một điều cơ bản của cuộc sống. Những ai biết yêu thương sẽ sống đẹp hơn.

Daklak, 9.94

Reply
#65
QUÊN.
Trần Lệ Thường.

[Image: 242280080-2965110457073769-8171646853867672634-n.jpg]

Trời mưa to, cơn mưa kéo dài khiến bầu trời u ám. Cây Hoàng Hạ rủ xuống như liễu, buồn đến ngơ ngác. Trong mưa, từng chùm hoa vàng không còn lộng lẫy kiêu sa. Thật thảm hại! Mưa làm lạnh buốt toàn thân và cái lạnh tâm hồn khiến tôi oằn người như cây Hoàng Hạ.

Trong nỗi cô đơn cùng cực tôi đã gặp một người. Một người đàn ông trung niên có địa vị và một gia đình, theo lời anh nói thì không hạnh phúc. Tôi gặp anh trong một chuyến tham quan. Anh ở cách xa tôi mấy trăm Kilômet. Anh về, gởi qua đường Bưu điện cho tôi tấm ảnh chụp chung với nhiều người khác lúc đi chơi. Trong ảnh, tôi đứng cạnh anh cười rạng rỡ. Còn có một bài thơ tặng tôi. Mối cảm tình phát sinh từ đó. Thỉnh thoảng anh gọi điện cho tôi, giọng trầm ấm, dịu dàng. Và tiếng cười khiến cả vùng không gian quanh tôi ấm lại.

Tôi có một mối tình đầu năm hai mươi mốt tuổi. Anh ấy là bạn học chung trường thời trung học. Thời gian yêu nhau kéo dài cả năm. Như bao cô gái khác, tôi đã yêu với một tình yêu nồng nàng, say đắm. Một buổi tối đi chơi bất ngờ trời đổ mưa, anh đưa tôi về chỗ nghỉ của anh. Vòng tay ôm và những nụ hôn khiến tôi không còn tự chủ. Tuy vậy, tôi vẫn quyết liệt kháng cự nhưng anh đã thô bạo cưỡng bức tôi. Sự thể đã rồi, đàng nào chúng tôi cũng kết hôn. Sau lần đó anh luôn tìm cách tránh mặt tôi, lúc nào anh cũng bận. Hàng tháng trời chờ đợi, tìm kiếm anh, cuối cùng anh nói: “Mình không hợp nhau, chia tay đi”. Tôi đi, đi mãi dưới trời mưa, không dám về nhà gặp người thân. Tôi đi lên cầu rồi đứng trên đó nhìn ra biển. Biển mênh mông mờ mịt dưới mưa. Cả người tôi ướt sủng, tôi không biết mình có khóc hay không khi mặt đầy nước. Trong tôi trống trải đến lạ kỳ, cuộc sống bỗng trở nên vô vị. Tôi dở sống dở chết một thời gian dài, như một người ốm nặng. Ngủ thì thôi, mở mắt lại thấy anh, cảm thấy đôi môi đang chạm vào tai và bàn tay đang ở trên ngực. Uất ức và đau khổ, tôi trở nên lặng lẽ, sống khép kín. Tôi thề: “Không bao giờ yêu ai nữa”.

Khi gặp anh, người đàn ông trung niên có một người gia đình không hạnh phúc, tôi đã qua tuổi ba mươi. Ngần ấy năm dài lo toan vất vả, cuộc sống bộn bề với bao khó khăn cho tương lai sự nghiệp, tôi quên đã có lần thề: “Không bao giờ yêu ai nữa”. Buổi tối, nằm trên chiếc giường rộng thênh thang, tôi nhận ra nỗi cô đơn đang nhấn chìm tôi xuống đầm lầy. Tôi như bị đóng băng giữa một vùng nhiệt đới. Và ánh mắt anh, những lời thơ của anh làm tan chảy lớp băng bao bọc tôi. Ánh mắt mà lần đầu tiên tôi gặp, tôi đã không thể nào quên được. Một đôi mắt biết nói. Chỉ vì một đôi mắt người ta có thể yêu luôn con người đó. Còn anh, yêu gì ở tôi? Anh nói: “Em là một người phụ nữ rất đàn bà. Anh yêu cái lặng lẽ âm thầm mà nói lên thật nhiều ở nơi em”. Tôi tin những lời anh nói vì tôi quên, có lần tôi cũng đã tin. Nhưng tôi chỉ biết yêu anh qua tâm tưởng vì anh đang có gia đình dù không hạnh phúc. Vì vậy, nỗi cô đơn trong tôi càng lớn hơn, mãnh liệt hơn. Tôi muốn có anh, muốn được anh siết chặt trong vòng tay đến nghẹt thở, tôi muốn được có cái cảm giác đã từng có… Tôi đã không làm được và không có được. Quả thật, người ta nói niềm vui và nỗi buồn đi đôi với nhau. Có hạnh phúc thì sẽ có khổ đau. Tôi muốn thoát ra rồi lại tự buộc vào. Sự mâu thuẫn cứ tồn tại trong tôi ngày này sang ngày khác.

Rồi có một ngày tôi đi công tác nơi anh, vỡ lẽ ra anh có rất nhiều người từ Nam ra Bắc. Nơi nào đi qua anh đều gieo lại yêu thương. Chẳng biết gặt hái được bao nhiêu. Tôi về, đổ xuống như cây cổ thụ bị đốn. Xác xơ như người bệnh lâu năm. Đó là tình yêu sao? Tôi vụt tỉnh ngộ. Đó chỉ là lời lẽ trên đầu môi chót lưỡi để tìm kiếm những cuộc vui. Cái gọi là “Một gia đình không hạnh phúc” chỉ là giả dối. Một cuộc chia tay âm thầm, lặng lẽ, êm rơ như nước chảy qua cầu. Một lần nữa tôi lại thề…

Mấy năm qua đi, thời gian như những sợi tóc ở trên đầu, cứ dài theo năm tháng. Có một người khác lại đến với tôi. Theo lời anh nói thì anh đã ly dị vợ, đang sống độc thân, lương cũng khá. Tôi quen anh trong một đám cưới. Anh đưa tôi về, xin số điện thoại. Rồi những cuộc nói chuyện qua điện thoại bắt đầu. Những tấm thiệp, những món quà nho nhỏ khởi đầu cho một mối tình mới. Lòng tôi bắt đầu chao đảo rung động, lại thấy xao xuyến với cái nắm tay vội vàng trong quán nước. Tôi lại quên đã có lần thề… Anh có một ngôi nhà nhỏ xinh xắn, chúng tôi dự định sẽ sống ở đó, chỉ sửa sang lại đôi chút. Tôi hớn hở đi mua quần áo trong mới, toàn những thứ đắt tiền mặc dù thường ngày chi tiêu rất dè xẻn. Tôi đi làm tóc, massage… Cái người đàn bà bị bỏ quên quá lâu rồi ở trong tôi bắt đầu trỗi dậy. Dầu muộn màng, tôi vẫn có cảm giác của một người sắp sửa làm cô dâu.

Một buổi chiều, hết giờ làm việc tôi bỗng thấy nhớ, muốn đến chỗ anh nên mua một ít thức ăn cầm đến để cùng nhau ăn tối. Muốn cho anh bất ngờ nên không gọi điện. Tưởng sao, tôi cũng là kẻ bị bất ngờ. Bất ngờ đến muốn biến thành Tô Thị dầu không chờ chồng. Giá mà có thể hóa đá thì hay biết mấy. Để không biết đau khổ và oán hận. Vợ anh từ dưới quê lên thăm chồng cùng với đứa con nhỏ. Cái gọi là”ly dị, sống độc thân” chỉ là một trò lường gạt. Tôi về, mở mắt thao láo nhìn lên trần nhà, nghiến răng: “ Không bao giờ yêu ai nữa”.

Có người mang đến nhà tặng một cây Hoàng Hạ. Cây đẹp rực rỡ, kiêu sa. Đó là anh của một người bạn đồng nghiệp. Cô bạn này muốn mai mối cho tôi. Anh ấy đã hơn bốn mươi, có việc làm ổn định, vợ con đi nước ngoài hết. Bởi vì anh không thuận với bên vợ nên họ bỏ anh lại. Có một chút gàn và một chút mơ mộng. Rất tiếc, lần này tôi nhớ mình đã từng thề… Tôi không tin cái gọi là “Vợ con bỏ đi nước ngoài”. Tôi như con chim cánh cụt đi lặc lè và không biết bay giữa vùng băng tuyết. Cô bạn thường là trung gian cho những món quà và những cuộc đi chơi. Anh gọi điện hoặc nhắn tin cho tôi thường xuyên dầu chỉ nói: “Mưa lớn quá!”, “Trời lạnh ghê!”.

Ba tôi phải nhập viện vì bệnh nặng. Ba bị đau bao tử mấy năm trước rồi bây giờ trở bệnh. Má và tôi vô cùng tất bật. Anh cũng tất bật theo. Một ngày mấy lượt anh đến bệnh viện thăm nom ba, đôi khi cùng tôi về. Anh nói về bên vợ, chạy theo vật chất tiền bạc, xem thường anh, một công chức tầm thường mê nhạc Trịnh Công Sơn và tranh của Picasso. Không thích sắm xe xịn và không uống cafê ở những quán đắt tiền. “Vào đây ăn tối đi!”. Một tối đi về, anh đưa tôi đến một nhà hàng sang trọng. Tôi ngập ngừng giây lát. “Đến đằng kia ăn phở cũng được”. Anh cười nhẹ: “Tiết kiệm dùm anh hả?”, “Không phải! Em vốn là vậy mà!”.

Sau một tháng ở bệnh viện, về nhà ba tôi nói: “Nó là một người tốt sao vợ con lại bỏ đi”. Tôi không giải thích với ba về những gì đã biết. Tôi hiểu anh, không còn nghi ngờ anh nhưng tôi luôn nhớ mình đã từng thề…

Mưa ngớt hạt rồi tạnh hẳn. Mặt trời lấp ló dầu chỉ vớt vát một chút ráng chiều. Tôi bắt đầu thấy ấm áp. Cây Hoàng Hạ bắt đầu bừng tỉnh, màu vàng lại sáng rực lên kiêu hãnh. Món quà đầu tiên anh tặng tôi, từ khi đem về trồng cây lớn nhanh, ra hoa đẹp. Tiếng nhạc điện thoại chợt vang lên, tôi vừa lấy điện thoại trong túi áo ra thì đã thấy anh chạy xe gắn máy đến trước nhà dừng lại: “Trời đẹp quá!”. Ngay lúc này và mãi mãi về sau tôi muốn quên mình đã nhiều lần thề: “Không yêu ai nữa” để yêu anh. Tôi đi về phía anh bằng những bước chân của con chim cánh cụt. Điện thoại áp vào tai, tôi cũng ngớ ngẩn chẳng khác gì anh “Mưa tạnh rồi!”.

🍀Trần Lệ Thường.

Reply
#66
SAO ĐỨA CHẾT KHÔNG PHẢI LÀ MÀY?

Buổi sáng năm ấy, mẹ đi làm, bảo tôi ở nhà trông em. Ba chị em thơ thẩn đuổi bắt chuồn chuồn, em thứ hai của tôi trượt chân ngã xuống ao. Tôi hoảng sợ vừa khóc vừa chạy đi kêu người đến cứu.

Nhưng em tôi đã mãi mãi ra đi khi vừa qua sinh nhật 7 tuổi.

Khi ấy mẹ tôi như điên dại, vừa gào khóc vừa mắng chửi tôi: “Vì mày mà em trai mày chết. Sao đứa chết đi không phải là mày hả, con kia”. Câu nói ấy mãi mãi găm trong tim cô bé vừa lên 10 tuổi, đến nỗi lúc đó tôi cũng nghĩ đáng lẽ người chết phải là mình thì mẹ sẽ không đau buồn đến thế.

Sau tôi vẫn còn một đứa em trai nữa, và mẹ vẫn luôn không coi tôi là gì. Mẹ luôn nói “Đẻ con gái thật vô dụng”. Tôi lớn lên trong sự ghẻ lạnh của mẹ, khát thèm tình yêu giống như mẹ dành cho đứa em trai. Mẹ thích con trai chỉ vì bố thích con trai. Tôi đã trưởng thành như thể, có bố mẹ mà luôn cảm thấy mình lẻ loi cô độc.

Vì gia cảnh khó khăn, mẹ bảo tôi nghỉ học sớm để em có thể đến trường. Mẹ nói: “Con gái học làm gì nhiều, biết chữ là được rồi”. Mười bốn tuổi tôi đã lên thành phố bán hàng thuê cho một người quen trong làng để kiếm tiền gửi về cho mẹ. Quãng thanh xuân rực rỡ nhất cũng chưa từng có thời gian để nghĩ cho mình.

Hai mươi hai tuổi tôi quyết định kết hôn khi có người thương. Anh ấy là dân thành phố, nhưng nhà nghèo nên cũng sớm lăn lộn mưu sinh giữa đời. Mẹ không đồng ý cho tôi lấy chồng với lý do: “Em mày còn chưa vào Đại học mà mày chỉ biết lo vun vén cho thân mình”. Nhưng tôi quyết lấy và mẹ từ mặt tôi.

Tôi cùng anh đi đăng kí kết hôn, nhà anh làm dăm mâm mời họ hàng, không đám cưới. Ngày tôi về nhà chồng, bố lên thành phố dúi vào tay tôi một chiếc phong bì 50 ngàn, mẹ tôi không có mặt. Mỗi lần vợ chồng tôi về mẹ đều mượn cớ “mắng chó chửi mèo” xua đuổi. Dần dần, tôi không về quê nữa.

Chuyện đã xảy ra lâu lắm rồi, khi tôi còn nhỏ, khi tôi còn trẻ, nhưng nó bỗng như một thước phim đầy ám ảnh hiện về trong tôi khi vài ngày trước mẹ tìm đến tận nhà tôi sau nhiều năm coi như không có tôi trên đời với lời cầu khẩn: “Mẹ không có chỗ nào để đi, mẹ có thể về ở nhà con được không?”.

Bố tôi đi làm xa rồi bỏ mẹ đi theo người đàn bà khác. Mẹ tôi nghe lời con trai, bán hết đất đai vườn tược ở quê đưa tiền cho em trai làm ăn rồi lên sống với vợ chồng nó. Nhưng mẹ tôi không ở được với con dâu, con trai thì nhu nhược. Bà không còn chốn để về, cũng không biết đi đâu, cuối cùng tìm đến nhà tôi gõ cửa.

Mẹ tôi đã hơn 60 tuổi, nhìn rất khắc khổ đáng thương, không còn dáng vẻ ghê gớm như khi xưa tôi từng thấy, nhưng lòng tôi không hề thương. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, khóc cũng rất nhiều khi nhớ đến những đắng cay mình đã trải. Bao nhiêu năm nay tôi nào có khác gì một kẻ mồ côi. Đối với mẹ mình tôi chỉ có những kỉ niệm buồn khổ, không hề có yêu thương.

Chồng tôi hỏi tôi:

- Em định như thế nào?

- Đây là nhà anh, em không có quyền gì đón mẹ về đây ở cả.

- Nhà này là nhà của chúng ta, mẹ em cũng là mẹ anh. Anh không thấy phiền gì cả. Dù gì bố mẹ anh cũng mất rồi, chúng ta chỉ còn mẹ em thôi. Bà cũng già rồi…

- Không là không. Bà ấy đáng phải chịu như thế.

Chồng tôi không ngạc nhiên trước thái độ của tôi. Anh chỉ khuyên tôi nên bình tĩnh, nên suy nghĩ kĩ, hãy bỏ qua và chôn chặt quá khứ đi. Nhưng tôi có gì đáng để suy nghĩ hay sao?

Từ nhỏ mẹ đã mong tôi có thể chết thay em trai tôi. Bà ghẻ lạnh tôi, cướp đi ước mơ được đến trường của tôi. Tuổi thiếu niên tôi đã phải thức khuya dậy sớm đi làm thuê kiếm tiền, tháng nào bà lấy sạch tiền công tháng ấy, đến khi tôi lấy chồng không một xu dính túi. Bà còn xỉa xói tôi vì lấy chồng sớm, không tiếp tục “làm trâu làm ngựa” cho đến khi em tôi học xong đại học. Nếu không có chồng tôi yêu thương bù đắp, không biết đời tôi đã đi về đâu. Giờ bà bị chính con trai mình ruồng rẫy mới còn nhớ vẫn còn một đứa con gái ở trên đời.

Mấy hôm nay mẹ ở nhà tôi, lặng lẽ như một cái bóng. Tôi không nói chuyện với bà, không hề muốn nói. Bà vẫn đang nhẫn nại chờ một câu nói từ tôi để bà yên tâm mà ở lại. Nhưng đầu óc tôi rối bời, muốn nói thẳng với bà rằng “ngôi nhà này không có chỗ cho bà” nhưng lại không thể mở miệng ra mà nói được.

Đuổi bà đi thì không đành, mà giữ bà lại thì không cam tâm. Tôi không biết nên làm thế nào nữa.?

Nói đuổi đi là bất hiếu, nhưng tôi phải sống thế nào? Khi nghe bà nói với chồng tôi: “ Chẳng có thằng con trai nào bỏ mẹ khi mẹ lo cho nó tận răng, đuổi mẹ cũng chỉ tức thời mà thôi..”

Chẳng gì cũng vậy mẹ sinh ta
Tại cớ làm sao phủi bụi nhoà
Dưỡng dục ngàn năm còn mãi đọng
Mà sao lại nỡ đuổi đi ra ?

Một câu chuyện đáng suy ngẫm

HC.(st)

Reply
#67
KẺ CẮP
Nguyễn Trọng Hoạt

Trước khᎥ lão Mộc về làng, ҳóm gᎥềng ᵭã ᵭᎥên ᵭầu vì mất cắp, từ gà vịt ᵭến chó mèo rồᎥ soong chậu, cả lư ᵭồng trong mấy nhà thờ họ cũng Ьị rᎥnh cả cụm. MỗᎥ lần mất của, lòng ngườᎥ như ҳa thêm một tí, ngườᎥ ƭa nhìn nhau Ьằng ánh mắt “nộᎥ soᎥ”, Ԁè chừng; lᎥền ᵭó kẻ khả nghᎥ Ьị ᵭưa vào tầm ngắm. Lúc trước ngườᎥ ƭa nghᎥ mông lung, nhưng sau này thì Ԁồn vào Mộc, khᎥ lão lò Ԁò quay về làng, sau Ьao năṁ ЬᎥệt tích.

Theo những Ьậc cao nᎥên, gần năṁ mươᎥ năṁ trước, một ᵭứa trẻ chưa rụng rốn, ᵭỏ như hòn máu ᵭược quấn trong mớ gᎥẻ rách Ьị Ьỏ rơᎥ trước cổng chùa ᵭầu ҳóm. Một phụ nữ luống tuổᎥ ᵭơn thân trong làng ᵭã ôm nó về. NgườᎥ mẹ nghèo ấy khôпg sống tớᎥ ngày con trưởng thành ᵭể ᵭược nhờ và cậu lạᎥ Ьơ vơ. Như cáᎥ cây mọc hoang, ít ᵭược Ьón chăm uốn nắn, nó từng ngã nghᎥêng Ьầm Ԁập. Đứa Ьé sớm haᎥ lần mồ côᎥ ấy chính là lão Mộc Ьây gᎥờ.

MườᎥ sáu tuổᎥ, Mộc Ьỏ làng ra ᵭᎥ, chẳng aᎥ ЬᎥết ᵭᎥ ᵭâu; mãᎥ khᎥ tên cậu Ьị ᵭưa lên Ьáo, láng gᎥềng mớᎥ hay. Thì ra cậu ҳuôᎥ về phương Nam; rờᎥ cáᎥ lᎥềm cáᎥ cuốc thì cầm cáᎥ Ьay vᎥên gạch ᵭứng trên gᎥàn gᎥáo. Thế rồᎥ một mùa mưa ԀaᎥ Ԁẳng kéo theo những ngày ԀàᎥ ăn khôпg nằm chờ ᵭã ᵭẩy cậu rẽ vào ngõ cụt. Đó là ЬuổᎥ chᎥều u ám, nằm trong lán chất ᵭầy ҳᎥ măng và sắt thép, cậu Ьuồn Ьã nhìn mưa rơᎥ, vớᎥ túᎥ lép Ьụng ҳẹp. TᎥếng Ԁầu mỡ ҳào nấu ҳèo ҳèo lẫn mùᎥ thơm ᵭᎥếc mũᎥ phả ra từ nhà Ьên khᎥến cáᎥ ᵭóᎥ càng cào cấu tâm can.

Chờ ᵭêm ҳuống, cậu vọt hàng rào qua nhà Ьên rồᎥ Ьu theo ᵭường ống nước leo lên, chuᎥ qua cửa thông gᎥó, tìm ᵭến nơᎥ từng Ԁậy mùᎥ khᎥêu khích cơn ᵭóᎥ. Cậu rón rén vào Ьếp, những mong ᵭem lạᎥ sự thỏa mãn tức thờᎥ cho cáᎥ Ԁạ Ԁày trống rỗng. Lập cập luống cuống khᎥến cậu sơ sẩy. Sau tᎥếng kêu thảng thốt của chᎥếc vung Ьị rớt ҳuống nền nhà, ᵭᎥện Ьật sáng. Bà cụ chủ nhà từ Ьuồng ngủ vọt ra, co rúm như Ьị ᵭᎥện gᎥật, hốt hoảng: “Cướp, cướp!” Kẻ cắp thẳng ƭay ҳô chủ nhà vô tường, tông cửa nhào ra ᵭường nhưng khôпg thoát. Bà cụ trọng thương nhưng may là Ьảo toàn ᵭược tính mạng.

Ba năṁ tù là cáᎥ gᎥá Mộc phảᎥ trả cho tộᎥ lỗᎥ của mình. Ra tù, cậu lạᎥ lơ ngơ vô ᵭịnh; khôпg ЬᎥết về ᵭâu, ᵭành trụ lạᎥ vùng rừng núᎥ heo hút, cách trạᎥ gᎥam khôпg ҳa. KhởᎥ ᵭầu là làm thuê cho các chủ trang trạᎥ rồᎥ lần hồᎥ Mộc cũng có ᵭược rừng rẫy rᎥêng. Nghịch cảnh là, trong khᎥ lũ gà vịt Ьò Ԁê khôпg ngừng sᎥnh sôᎥ ԀướᎥ ᵭôᎥ ƭay cần mẫn thì ngườᎥ chủ của chúng vẫn một mình một Ьóng. Mộc quen lặng lẽ cùng những ᵭồᎥ Ьạch ᵭàn, sao ᵭen từng ngày vươn cao khép tán cùng ᵭàn gᎥa cầm gᎥa súc vây quanh. Lão vẫn ᵭơn ᵭộc, cả khᎥ tóc ᵭã ngả màu, Ьáo hᎥệu tuổᎥ gᎥà ᵭang thấp thoáng phía trước. Cuộc sống của lão Ьị ᵭảo lộn khᎥ cả vùng núᎥ rừng tĩnh mịch Ьị ԀᎥ ԀờᎥ gᎥảᎥ tỏa rồᎥ ᵭào ЬớᎥ san lấp, mở ᵭường ҳây Ԁựng nhà máy thủy ᵭᎥện. Thế là lão lếch thếch về làng.

Chuyện Ьuồn ᵭau thuở thᎥếu thờᎥ tưởng ᵭã vùᎥ theo thờᎥ gᎥan, nay lạᎥ lẽo ᵭẽo theo lão về quê. Dường như mỗᎥ khᎥ mất trộm, ngườᎥ ƭa lạᎥ nghĩ ngay ᵭến Mộc, nhìn lão vớᎥ ᵭôᎥ mắt soᎥ móᎥ, ghẻ lạnh. Trong những ᵭám hᎥếu hỉ hay họp thôn, nhᎥều ngườᎥ khôпg muốn ngồᎥ gần lão, có chăng chỉ gắng gượng. Chuyện ở quê gᎥống như Ьình thông nhau, trong nhà chưa tỏ ngoàᎥ ngõ ᵭã tường, kết nốᎥ nhanh như mạng ҳã hộᎥ nhưng Mộc thì ngoạᎥ lệ. Rất ít khᎥ láng gᎥềng qua lạᎥ tâm tình vớᎥ lão. Lão Ьuồn, chỉ cúᎥ mặt, thở ԀàᎥ. Sống gᎥữa ngườᎥ ngườᎥ nhưng Mộc thấy lẻ loᎥ hơn cả những ngày một mình nơᎥ rừng sâu núᎥ thẳm.

Bà Năm Dụng ở sát nhà Mộc, mỗᎥ lần mất cắp lạᎥ ҳỏ mồm qua hàng rào chửᎥ như Ьão gᎥông sấm sét. Nếu Ьị nguyền rủa mà ᴄһếт thì lão ᵭã Ьị Ьà ЬᎥến thành ma từ lâu rồᎥ. Mặc Ьà hàng ҳóm phun lờᎥ lờᎥ ác ᵭộc như những loạt ᵭạn Ьắn thẳng, lão vẫn lặng Ꭵm, cùng lắm là ra ᵭồng hoặc tạm thờᎥ “lánh nạn” ᵭâu ᵭó. Đã thế, Ьà càng chửᎥ ác, gần như nhằm thẳng mặt:

Quân khốn nạn! Còn aᎥ Ьắt gà vào ᵭây nữa, nếu khôпg phảᎥ cáᎥ thằng quen trộm cắp từ thuở mớᎥ nứt mắt kᎥa?!” NgườᎥ Ьị nghᎥ vẫn Ꭵm, chỉ có lũ chó ầm ỹ ᵭáp trả mớ âm thanh hỗn ᵭộn khᎥến Năm Dụng càng “lên cơn”. Chỉ ᵭến khᎥ ông trưởng thôn can ngăn, Ьà mớᎥ chịu “tắt ᵭàᎥ”. Ông Ьảo kẻ hồ ᵭồ rằng, ᵭừng nghᎥ ngờ chửᎥ ЬớᎥ lung tung mà mang tộᎥ và ᵭᎥếc ƭaᎥ hàng ҳóm, ᵭừng ᵭịnh kᎥến thù ԀaᎥ mà hạᎥ mình hạᎥ ngườᎥ.

MỗᎥ lần trong ҳóm mất cắp, trưởng thôn có vẻ Ьứt rứt lắm. Ông ᵭến tận “hᎥện trường” ᵭᎥều nghᎥên, từ nhìn Ԁấu chân rồᎥ lần theo ngõ ngách ra vào của kẻ trộm. Chẳng ЬᎥết ông nghᎥ aᎥ nhưng sau mỗᎥ vụ Ьất lương, ông thường gặp thằng BᎥnh ở cuốᎥ ҳóm.

Đang học lớp 11, BᎥnh Ьỏ ngang rồᎥ nhập Ьọn vớᎥ ᵭám chơᎥ ЬờᎥ trên thị trấn. Nó lang thang như kẻ vô gᎥa cư, ngủ ngày ᵭᎥ ᵭêm như con vạc; ᴜốпɡ гượᴜ һúт тһᴜốᴄ lᎥên mᎥên Ьát ngát. Trưởng thôn ᵭến tận nhà cảnh Ьáo Ьa mẹ BᎥnh rồᎥ kéo thằng nhỏ ra gặp rᎥêng. Ông nhắc nhở những ЬᎥểu hᎥện Ьất thường của nó rồᎥ Ьuông lờᎥ ҳa ҳôᎥ “gần mực ᵭen gần ᵭèn sáng”; “nhàn cư vᎥ Ьất thᎥện”. Ông còn Ԁằn mặt: “ĐᎥ ᵭêm lắm coᎥ chừng có ngày gặp ma!”. Nó Ԁạ Ԁạ như Ьắp rang nhưng chẳng ЬᎥết có làm theo lờᎥ ông khôпg.

VớᎥ lão Mộc, trưởng thôn là ngườᎥ gần gũᎥ. Ông thường ghé nhà lão uống nước hút тһᴜốᴄ, rề rà tán Ԁóc cả ЬuổᎥ. Lão ngồᎥ lặng rưng rưng mỗᎥ khᎥ nghe ông ЬᎥểu Ԁương trong các cuộc họp. Chuyện là thấy Ьà con, nhất là tụᎥ nhỏ vọt qua những con kênh hay Ьị trượt ngã, lấm lem Ьùn ᵭất nên lão chặt Ԁừa, Ьắc ngang làm cầu tạm. Cũng một mình, lão vần ᵭá ҳếp thành Ьậc lên ҳuống ở ao làng ᵭể Ьước chân ҳuống lên ᵭược Ԁễ Ԁàng. Thấy lão chặt tre găm Ԁọc Ьờ sông, nhᎥều ngườᎥ trố mắt, tưởng khùng nhưng mấy năṁ sau tre mọc thành lũy, gᎥữ yên Ьến Ьờ trước những mùa lụt… Chuyện nhỏ ấy, lão làm ҳong rồᎥ quên nhưng trưởng thôn thì nhớ, lạᎥ nhắc ᵭến trong các ЬuổᎥ họp Ԁân khᎥến lão vuᎥ vuᎥ.

Một tốᎥ, Ьà Năm Dụng lật ᵭật chạy qua nhà trưởng thôn, hớt hảᎥ:

– Thằng BᎥnh vớᎥ lão Mộc!!!

Trưởng thôn gᎥật gᎥọng:

– Bọn họ làm sao?

Đáp lạᎥ là gᎥọng hổn hển:

– Hình như ᵭang Ьày mưu tính kế! Bà chỉ về phía nhà Mộc rồᎥ cầm ƭay ông kéo ᵭᎥ. Đến sát Ьờ rào nhà lão, cả haᎥ nhẹ chân, lắng ƭaᎥ, căng mắt hệt như lính trᎥnh sát. Trong ngôᎥ nhà nhỏ Ьên kᎥa rào, haᎥ ngườᎥ ᵭang ngồᎥ ᵭốᎥ ԀᎥện qua chᎥếc Ьàn con, Ԁáng lờ mờ ԀướᎥ ánh sáng leo lắt ᵭỏ quạch của Ьóng ᵭèn quả ớt. Họ thì thầm. GᎥọng lão Mộc ồm ồm, muốn nhỏ cũng chẳng ᵭược; thằng BᎥnh thì run run, gᎥọng lòe nhòe, ᵭứt ᵭoạn. Hắn ngước nhìn lão, vẻ ҳót thương:

– Bị ngườᎥ ƭa nghᎥ ăn cắp sao chú khôпg nóᎥ gì?

Sau tᎥếng thở ԀàᎥ là gᎥọng Ьuồn Ьuồn:

-Họ ᵭâu ᵭᎥểm mặt chỉ tên mà mình lên tᎥếng. Tao cũng khổ tâm lắm nhưng ЬᎥết làm sao!?

Nó ngập ngừng một lúc rồᎥ trảᎥ lòng, mắt nhìn lảng ra sân; gᎥọng ᵭột ngột nhỏ lạᎥ:

– Thấy chú Ьị oan, cháu Ԁay Ԁứt lắm nên ᵭã ᵭoạn tuyệt thóᎥ chôm chỉa từ lâu rồᎥ, chú ạ.

Cả haᎥ lặng Ꭵm, lão ngả ngườᎥ trên ghế, ngước nhìn trần nhà. Nó len lén nhìn lão, chờ ᵭợᎥ. Lâu sau, lão ҳoay ngườᎥ nhìn kẻ ᵭốᎥ ԀᎥện, mᎥệng nhoẻn nụ cườᎥ Ьuồn, ᵭưa ngón ƭay Ԁứ Ԁứ trước mặt nó:

– Thì ra là mày. Nhưng mày Ьỏ ᵭược tính ҳấu ấy là quý rồᎥ.

Nhưng nó vẫn chưa thôᎥ Ԁay Ԁứt:

– Thấy chú Ьị mang tᎥếng ҳấu, cháu khôпg chịu ᵭược; ᵭịnh thú nhận vớᎥ Ьà con ᵭể mᎥnh oan cho chú.

Lão nhăn mặt suy tư rồᎥ Ьất ngờ nhõm Ԁậy, lắc ᵭầu lᎥa lịa, vung ƭay chém gᎥó, hệt như cáᎥ Ьa-rᎥ-e Ԁập ҳuống:

– Khôпg nên!

Nó tròn mắt:

– Sao vậy, chú?

GᎥọng lão chậm rãᎥ, ngỡ như có nước thấm trong từng lờᎥ:

– Tao từng ᵭᎥ tù, gᎥờ tᎥếp tục Ьị nghᎥ ăn cắp, ᵭau lắm! Nhưng ráng chịu ᵭược. Vả lạᎥ, ƭao chẳng có Ьà con ruột thịt nên khôпg aᎥ phảᎥ lᎥên lụy - Lão Ԁừng lờᎥ, nhìn thẳng mặt nó, hạ gᎥọng - Mày còn trẻ, còn ông Ьà cha mẹ rồᎥ maᎥ chᎥều có vợ con nữa… Nhưng mang tᎥếng là thằng ăn cắp thì sống sao nổᎥ!?

Nó cúᎥ mặt, ngồᎥ Ьất ᵭộng. Lão cầm ƭay nó, lặp lạᎥ những lờᎥ an ủᎥ:

– Mày ᵭã Ьỏ thóᎥ chôm chỉa là ᵭược rồᎥ; ᵭó cũng là cách sám hốᎥ; khôпg cần phảᎥ nóᎥ ra.

Nghe tᎥếng chân Ьước vộᎥ, cả haᎥ cùng ngoảnh ra, sửng sốt thấy Ьà Năm Dụng và ông trưởng thôn ᵭang vào sân. Kẻ ᵭứng ngườᎥ ngồᎥ, họ Ꭵm lặng nhìn nhau, ЬốᎥ rốᎥ. Bất chợt Ьà Năm Dụng Ьước tớᎥ, ᵭưa haᎥ ƭay nắm lấy Ьàn ƭay lão Mộc, mᎥệng ngắc ngứ như muốn nóᎥ ᵭᎥều gì mà khôпg nóᎥ ᵭược.

Reply
#68
TIẾNG SÁO TRÊN DÒNG LUNG CÙNG.
Nguyễn Thị Việt Hà

“Tui già rồi còn mơ mộng nỗi gì”. Cái câu đó của chị Lan tôi nghe không biết bao nhiêu lần, nhiều tới mức mỗi khi chị định nói câu đó tôi cướp lời nói tiếp chị luôn để khỏi phải nghe. Chị nói y như chỉ lụm khụm dữ lắm. Mà kì, chị đâu có già, mới chừng đâu 22, 23 tuổi, tóc xanh, mắt trong, thân hình tròn trịa nuột nà thì già nỗi gì. Mà kêu chị lấy chồng chớ có kêu đi thi hát, nhẩy đầm, mần thơ đâu mà kêu mơ với mộng.

Chị gánh rau, cá đi bán. Chưa đi tới chợ hàng của chị đã hết. Người đẹp đến cái dáng gánh đôi quang gánh cũng đẹp. Đường kênh nhỏ xíu lô nhô chỗ thấp chỗ cao mà chân chị rảo dẻo quẹo đều ran. Hồi đó tôi mới học đâu có lớp 9 hà, mà ngó chị đi ngang thấy gió ngược lật xéo tà áo bà ba của chị, tui xém lọt sông. Người gì đâu mà trắng dữ thần. Cái eo cong như khúc cua quẹo ngoài ngã ba. Chị bán không giống người ta. Người ta mua cá, chị cho thêm miếng hành, thêm lọn rau nhỏ cho đủ bộ. Người ta mua rau, chị bốc thêm 4 hay 5 con tôm gì đó biểu cho ngọt canh. Của nhà làm ra, lời lỗ đâu mà sợ.

Má tui chậc lưỡi: Thấy con gái người ta mà thèm. Vừa đẹp vừa giỏi giang, hiền thảo có đâu như đám con gái xóm này. Trời ơi ta nói nó tức trong mình gì đâu. Tối ngày se sua quần này áo nọ tóc vàng tóc đỏ theo mấy cô gơ gơ gì đó. Nuôi trọng trọng chút là đòi lên Sài Gòn hết ráo. Nghe nói lên trển mấy nó bán rau sạch. Mắc cười hôn bán rau sạch thì ở quê cũng bán được chớ mắc mớ gì lên tới Sài Gòn.

Cái chuyện con gái xứ Lung Cùng đi lên thành phố bán rau sạch ra sao thì tôi không biết, hồi đó tui còn nhỏ chưa hiểu chuyện đời nên cũng thắc mắc như má với chỉ: Sao chị không lên Xì Gòn bán rau sạch cho có giá hơn dưới quê mình như mấy chị trong xóm. Chị Lan kí đầu tui đau muốn nổi u: Biết rau sạch là cái thứ chi không mà xúi chị? Là cái thứ chi? Tôi ngóc cổ lên hỏi. Con nít hỏi chi mấy thứ đó không biết nữa. Rau sạch là… là… là cái thứ không sạch, biết hôn. Ngộ heng! Rau sạch là cái thứ không sạch là sao? Chị Lan không nói gì nữa cắp cái rổ đựng mớ tôm mới lặt râu ra phía đằng sau kho với nước dừa. Đứng kế lửa má chị ửng hồng, mấy lọn tóc mai lòa xòa trước trán. Giờ tui mới biết sao con trai xứ này biết mình ên chị Lan để mấy đứa con gái mới nhổ giò trổ mã tức cành hông. Chị đẹp. Đẹp lạ lùng mà tôi không biết đường tả mà chỉ có thể nói chị đẹp như… má tôi vậy. Má tôi hồi đó cũng đẹp nhứt nhì cái xóm Lung Cùng này…

***
Cũng như mấy đứa con gái trong xóm, chị Lan học hết lớp 7 rồi nghỉ. Nhà tôi cách nhà chị miếng vuông nên hay chạy qua chạy lại. Bác Ba Phỉ (ba chị Lan) ở đâu xứ Trần Văn Thời chuyển qua Lung Cùng cỡ chục năm có ngoài. Bác Ba có hai người con chị Lan là út, trước chị Lan là anh Minh. Ảnh học giỏi lên Cần Thơ học lâu lâu mới về một lần. Là anh em ruột chớ chị Lan với anh Minh hai mặt khác nhau mà chị Lan cũng không có giống ba má chỉ.

Má tôi ngó sang bên nhà bác ba Phỉ thấy chị Lan gánh nước tưới mấy liếp rau thở dài: Ờ má thấy con Lan nó cũng khác mặt với anh chị Ba bên đó. Sanh được đứa con như vậy có phước quá, đâu cần mai mốt mới được nhờ. Con nhỏ vừa đẹp vừa siêng mà uổng cái… Má bỏ lửng câu nói kéo cái lú lên đổ tôm. Tôi hỏi dồn: Uổng cái gì má? Sao đẹp mà uổng. Cái thằng này, má gắt lên, tao biểu mày đi nhúm lửa bắt cơm ngheo, chiều dữ rồi.

Anh Minh về bác ba Phỉ nấu cháo vịt kêu ba má tôi qua chơi. Chị Lan chừa cho tôi cặp chân vịt ngon xớt. Rồi bác Ba gái đốt mấy cặp vỏ dừa um muỗi trải cái chiếu ra hàng ba đặng bày đờn ca. Chị Lan ca bản “Hoa nở về đêm”, bác Ba trai đệm đờn Sến, còn anh Minh thổi sáo nối câu. Chị Lan đôi mắt buồn thăm thẳm ca tới đâu thấm tới đó. Đương lúc hay má bấm chân biểu tôi về học bài, con nít con nôi ở đây phiền người lớn. Con 16 tuổi rồi ngheo, người ta được vô Đoàn, học tới cấp 3 rồi mà má kêu con nít hoài. Tôi đợi chị Lan ca hết bản rồi về, lúc dợm bước ngoái lại tôi thấy chị với anh Minh dòm nhau. Không biết do tôi giỏi tưởng tượng hay tại cây đèn bão nó sáng trưng rọi tạng mặt hai người nên tôi thấy ánh mắt họ nhìn nhau kì lắm. Cũng không biết tả sao nhưng anh em người ta không dòm nhau tình tứ như vậy. Chị Lan, hổng biết sao mắt ươn ướt cất giọng ca giọng buồn não nùng như ướp muối vô lòng.

Mấy ngày ảnh ở nhà, chị Lan lui cui lo làm món này món nọ, săm soi coi áo quần anh Minh có vết chàm vết thâm nào không đem vò tẩy tới trắng thiếu điều mòn vải. Chiều chiều chị Lan gánh nước tưới đám hẹ hành, anh Minh kê hòn đá đầu bờ ngồi đọc sách. Anh Minh thả lưới, chị Lan xách cái xô kè kè đi theo đựng cá.
Anh em người ta thương nhau vậy đó, ai như hai anh em bây như chó với mèo – má tôi chỉ tay sang bên bác ba. Ngoài vườn anh Minh khum khum vun đất thành liếp còn chị Lan rãi hạt ở liếp kế bên.
Anh em như vậy mới kì đó – tôi làu bàu, chợt nhớ tới ánh mắt anh Minh chị Lan nhìn nhau đêm hổm. Tôi tót qua bên nhà bác Ba, phía sau má còn nói cái gì đó tôi nghe không rõ.

Sao chị không đi lấy chồng cho phức? Vừa hái đọt lang tôi vừa hỏi. Ờ, già rồi... chị nói lửng câu tôi cướp lời: Mơ mộng nỗi gì phải hôn?. Bày đặt mới có 21, 22 mà già. Chớ hổng phải chị chê anh Tuấn con thím Bảy không cao dàn tốt tướng sao? Người ta đi coi mắt mà chị từ chối đó. Chị nín thinh không nói gì. Xếp đôi thùng vô nhà để mình ên tôi với mấy cọng rau xanh ngắt vô duyên.

Quang nhiêu tuổi rồi? Mười sáu tuổi mấy rồi chị? Nhanh thiệt Quang hé? Hồi đó nhớ chị còn cõng Quang đi vòng vòng xóm chơi mà giờ sắp tới tuổi lấy vợ rồi.

Chị Lan vuốt mồ hôi trên mặt. Tôi đờ ra mấy giây bởi cái cổ áo trễ nãi của chị. Trắng ngần và sâu hun hút. Tôi vội ngoảnh mặt ra sông, cảm giác nóng bừng như đang ngồi bên hầm than.

Chị lấy chồng đi. Chế Huệ, chế Mai bằng tuổi chị mà con người ta đi học mẫu giáo rồi đó. Chị đừng có nói “Tui già rồi mơ mộng nỗi gì” nghe. Thì già thiệt mừa có trẻ trung với ai hả Quang. Như cái đám bắp này nè, chị mà không khử cờ, tỉa chồi để lâu bắp lép hột vô duyên lắm. Nói tới đó chị dừng lại ngó vô trong nhà, bác Ba trai đang vá lú, mái tóc muối tiêu đổ lệch che khuất cả khuôn mặt.

Mơi mốt Quang ít qua đây chơi thôi he! Mười sáu tuổi mấy rồi đâu còn con nít. Để người ta nói kì – Chị Lan nói mà không thèm ngó tôi để coi cái bản mặt tôi nó sưng như ong chích. Tôi nhẩy dựng: Có gì đâu, em với chị thân nhau từ cái hồi cởi truồng tắm mưa mừ. Chị sợ kì, em không sợ kì. Chị cười nhẹ tênh: Người ta nói đờn ông đờn bà ở không càm ràm với nhau dễ sinh chuyện. Chị nói kì là kì, Quang dzìa đi.

Em với chị mà kì cái gì. Có anh em mấy người mới kì – Tôi bực dọc chạy xuyên qua rẫy bắp, gió xô đẩy, lá bắp chạm vô chân tay cắt cứa, đầu óc như đám cỏ lóc chóc hươ rối loạn trong gió. Chị Lan ngước lên nhìn tôi mắt ướt rượt như mới khóc.
***
Con Lan nó chết rồi. Người ta mới vớt nó dưới sông lên hồi 9 giờ. Nó kẹt ngay dưới chân cầu. Hờn oán gì mà đi tự tử không biết... Tôi không nghe hết câu nói của má quẳng cái cặp chạy sang nhà bác Ba Phỉ. Tôi sợ bất kì ý nghĩ, phỏng đoán nào nhẩy vào đầu óc tôi lúc này. Lá bắp xô đẩy ràn rạt, thấp thoáng đôi mắt ướt rượt của chị Lan chiều qua.

Người ta để chị nằm đó. Trời ơi chị Lan ơi chị nói chuyện đi. Chị nói gì cũng được. Sao không ai thay đồ cho chị để chị Lan nằm trên chiếc chiếu cũ giữa sân vầy nè. Trên huyện người ta nói còn khám nghiệm tử thi – ba tôi vừa nói vừa lui cui thu dọn cái bàn đặt nải chuối thẻ nhang. Người ta lô nhô xung quanh chị. Anh Minh, bác Ba trai ngồi im lặng như tượng còn bác Ba gái ôm chân chị Lan khóc hụ hụ…

Tôi không biết mình chạy đi đâu giữa bạt ngàn xanh bắp. Sống chết có nghĩa gì đâu hả Quang mà em khóc chi? Tôi ngu ngơ: Ơ chị đi đâu ra chỗ này, mới thì em còn nhìn thấy chị nằm trên chiếc chiếu giữa sân. Chị tắm sông thôi mà chết làm sao được. Chị còn chừa cặp giò vịt cho em nè. Tôi cười như khóc: Thôi, em không ăn giò vịt nữa, chị làm em sợ muốn chết hà. Tưởng chị chết sông rồi chớ. Chị Lan lại cười hất ngược mái tóc dài ra phía sau, chị gầy, da xanh, trong suốt: Sống chết có nghĩa gì đâu. Em về đi, tới giờ chị đổ lú rồi. Cầm cho chị cây sáo này. Ơ chị… đợi em đã… Tôi hớt hải gọi chị nhưng chị xua xua tay biểu tôi về đi rồi chị trôi vụt qua, nhanh lắm. Tôi chới với mắc đám rễ cây sanh té sấp mặt xuống đất. Rờn rợn lạnh. Trên tay tôi là cây sáo của anh Minh.

Mày không đáng để tao gọi bằng anh! Thằng khốn nạn. Anh Minh loạng choạng sau cú đấm của tôi, liếp bắp đang mùa thu hoạch rạp xuống. Anh lau máu trên khóe miệng rồi nắm lấy vai tôi lắc: Mày nghe được những gì mà đánh anh. Nghe gì hả - tôi gằn giọng – cả cái xã này nói chị Lan không có nhảy cầu tự tử đâu. Chị đẹp vậy, yêu đời vậy làm sao nhẩy cầu. Công an người ta nói chị bị hiếp trước khi chết. Sao anh không ở luôn Cần Thơ đi về hại chỉ làm chi? Chỉ là em gái ruột anh mà – Tôi vùng dậy hét lên, đấm đá túi bụi. Anh Minh cũng nổi khùng lao vào tôi đánh loạn xạ cho đến khi cả hai thằng đàn ông nằm vật ngửa ra đám bắp. Không phải anh, anh không phải là thằng khốn nạn như thế mày biết không? Tôi hét lên: Làm sao tôi tin cái thứ loạn luân như anh đây! Mày phải tin. Anh yêu Lan, Lan không phải là em gái ruột của anh. Lan là đứa con hoang của dì ba em má, dì ba sanh Lan xong băng huyết mà chết, má anh nhận về nuôi từ đó… Anh Minh khóc rống lên đau đớn. Tôi chết điếng nằm xuôi xuội có cảm giác tôi đang trôi theo chị Lan trên con sông Lung Cùng đầy rác rưới. Sóng lớp lớp dồn đuổi vần vũ quanh tôi.

Tiếng bác Ba gái thất thanh: Minh ơi, con ơi… Mày cản ba mày cho má… Ổng chạy xuồng ra huyện đầu thú kìa Minh ơi…

Anh Minh dựng dậy nhảy xuống dòng Lung Cùng tính níu chiếc xuồng bác Ba Phỉ nhưng xuồng đã vọt trên sông đi về phía huyện. Bác ba gái đổ sụp xuống hàng ba: Ông ơi, con Lan chết đã chết rồi. Giờ tôi ăn làm sao, nói làm sao với vong hồn má nó, sống làm sao với bà con cô bác ở đây… Trời ơi, Lan ơi phải chi má sửa cái buồng sớm cho con thì đâu có ai oán như vầy. Minh ơi, cản ổng cho má, ông ơi…

Ba ơi… Lan ơi…. Tiếng kêu cô độc của anh Minh chìm nghỉm trong tiếng xuồng máy kêu giòn rã lan trên mặt sông. Dòng Lung Cùng bỗng dậy lên tiếng sáo réo rắt sầu ai bi thảm. Chị Lan đi từ phía sông về nhà, tóc chị vẫn bới cao, đôi mắt ướt rượt nước mắt. Hai dòng đỏ như máu tươi đổ ra từ khóe mắt…

Reply
#69
(2021-11-05, 10:40 AM)Ech Wrote: TIẾNG SÁO TRÊN DÒNG LUNG CÙNG.
Nguyễn Thị Việt Hà

“Tui già rồi còn mơ mộng nỗi gì”. Cái câu đó của chị Lan tôi nghe không biết bao nhiêu lần, nhiều tới mức mỗi khi chị định nói câu đó tôi cướp lời nói tiếp chị luôn để khỏi phải nghe. Chị nói y như chỉ lụm khụm dữ lắm. Mà kì, chị đâu có già, mới chừng đâu 22, 23 tuổi, tóc xanh, mắt trong, thân hình tròn trịa nuột nà thì già nỗi gì. Mà kêu chị lấy chồng chớ có kêu đi thi hát, nhẩy đầm, mần thơ đâu mà kêu mơ với mộng.

Chị gánh rau, cá đi bán. Chưa đi tới chợ hàng của chị đã hết. Người đẹp đến cái dáng gánh đôi quang gánh cũng đẹp. Đường kênh nhỏ xíu lô nhô chỗ thấp chỗ cao mà chân chị rảo dẻo quẹo đều ran. Hồi đó tôi mới học đâu có lớp 9 hà, mà ngó chị đi ngang thấy gió ngược lật xéo tà áo bà ba của chị, tui xém lọt sông. Người gì đâu mà trắng dữ thần. Cái eo cong như khúc cua quẹo ngoài ngã ba. Chị bán không giống người ta. Người ta mua cá, chị cho thêm miếng hành, thêm lọn rau nhỏ cho đủ bộ. Người ta mua rau, chị bốc thêm 4 hay 5 con tôm gì đó biểu cho ngọt canh. Của nhà làm ra, lời lỗ đâu mà sợ.

....

Một thảm kịch quá đau thương .

Disappointed-face4
Reply
#70
(2021-11-05, 12:25 PM)LeThanhPhong Wrote: Một thảm kịch quá đau thương .

Disappointed-face4

Đúng là hồng nhan bạc phận. Tội nghiệp một kiếp sống quá mịt mờ của cô Lan. Yêu mà không dám nói....rồi lại phải chết trong tức hận vì ông...bố...dượng!  Crying-face4
                                                                                     
Reply
#71
(2021-11-05, 12:46 PM)TTTT Wrote: Đúng là hồng nhan bạc phận. Tội nghiệp một kiếp sống quá mịt mờ của cô Lan. Yêu mà không dám nói....rồi lại phải chết trong tức hận vì ông...bố...dượng!  Crying-face4

Trích lời của Minh: "Lan là đứa con hoang của dì ba em má, dì ba sanh Lan xong băng huyết mà chết, má anh nhận về nuôi từ đó… "

Minh là anh họ của cô Lan .  Mẹ của cô Lan là em gái của mẹ Minh .  Không biết mẹ cuả Minh là chị ruột hay là chị họ của mẹ Lan ?

Nếu hai bà là chị em ruột, mối tình giữa Lan và Minh cũng không nên vì huyết thống quá gần gũi, sinh con dễ bị tật nguyền .  
Reply
#72
(2021-11-05, 02:33 PM)LeThanhPhong Wrote: Trích lời của Minh: "Lan là đứa con hoang của dì ba em má, dì ba sanh Lan xong băng huyết mà chết, má anh nhận về nuôi từ đó… "

Minh là anh họ của cô Lan .  Mẹ của cô Lan là em gái của mẹ Minh .  Không biết mẹ cuả Minh là chị ruột hay là chị họ của mẹ Lan ?

Nếu hai bà là chị em ruột, mối tình giữa Lan và Minh cũng không nên vì huyết thống quá gần gũi, sinh con dễ bị tật nguyền .  

Lan hiểu chứ anh! Nên Lan mới nói cô Lan yêu mà không dám nói, mà Lan cũng hiểu là Minh cũng yêu Lan nhưng vì sự ràng buộc huyết thống nên hai người mới không dám đến với nhau đó....Và Lan==>TTTT nghĩ ông bố nuôi cũng là dượng của cô Lan đã hãm hiếp cô ấy nữa.
                                                                                     
Reply
#73
Một câu chuyện thật đau lòng hén. Nhưng tui thích cách tác giả dẫn dắt câu chuyện và cách hành văn của tác giả. Có nhiều tác giả mình chưa bao giờ nghe tên mà viết hay ghê.

Reply
#74
(2021-11-05, 02:53 PM)TTTT Wrote: Lan hiểu chứ anh! Nên Lan mới nói cô Lan yêu mà không dám nói, mà Lan cũng hiểu là Minh cũng yêu Lan nhưng vì sự ràng buộc huyết thống nên hai người mới không dám đến với nhau đó....Và Lan nghĩ ông bố nuôi cũng là dượng của Lan đã hãm hiếp cô ấy nữa.

Có lẽ cô Lan (Minh, và bà mẹ nuôi) cũng đã bắt gặp cái nhìn "hau háu" tham lam của ông bố Minh từ lâu, không phải thình lình mới xảy ra cớ sự như vậy !  Tuổi dậy thì xinh đẹp của các cô gái bắt đầu khoảng 16 hay 17 chi đó .  Nếu mẹ của Minh biết, nhưng bà bất lực không thể bảo vệ Lan chăng ?  Có lẽ bà đã yêu chồng và đã nhắm mắt làm ngơ cho dù biết chồng mình có dã tâm ?  Bằng chứng là bà cầu cứu Minh, hy vọng Minh ngăn cản không để chồng mình thú tội đã hãm hiếp cô Lan .

Cô Lan cũng đã hơn 20 tuổi . Trước đó, với sự giúp đỡ của mẹ Minh, cô có thể thoát ly khỏi gia đình của ba` để tránh cả hai cha con Minh . Giải pháp này có lẽ tốt hơn cả . 

Tội nghiệp . Phụ nữ Việt Nam khó tự thoát ly khỏi gia đình để sống một mình dễ dàng .

(Cho dù câu chuyện có thật, mình là người ngoài nên ... sáng suốt quá  Biggrin .  Hy vọng đây chỉ là một câu truyện hư cấu .   Biggrin )
Reply
#75
(2021-11-05, 02:58 PM)Ech Wrote: Một câu chuyện thật đau lòng hén. Nhưng tui thích cách tác giả dẫn dắt câu chuyện và cách hành văn của tác giả. Có nhiều tác giả mình chưa bao giờ nghe tên mà viết hay ghê.

Phải lắm .  LTP thường rình vào đọc thread này của Ếch cưng đó .
Reply