Posts: 4,613
Threads: 153
Likes Received: 1,730 in 809 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2022-05-21, 11:10 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Một bài hát của người em bên Paris sáng tác.
Đôi lời của tác giả:
Tôi đã rời xa quê hương rất nhiều năm rồi và những hình ảnh lầm than luôn ám ảnh tôi. Nhất là vào những buổi chiều mưa tỉ tê, buồn thảm. Sau bao nhiêu năm trở về tôi vẫn bắt gặp những mảnh đời bất hạnh ấy. Bài hát này dành riêng cho những số phận bi thuơng. Dù có rơi vào hoàn cảnh cùng cực nào, thì nhân phẩm của con người vẫn luôn là thứ cao quý nhất.
Mưa Khóc
Đình Đại sáng tác và trình bày
Nghĩa Sữa hoà âm và đệm đàn
Phòng thu Erick Hiep Nguyen
Ông này cũng chịu chơi nhỉ.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2022-05-21, 10:23 PM)Mãi Yêu Thương Wrote: Kỳ học hát bài này được chưa ? M cũng thích bài này và bài Nữ nhi tình và nhiều bài khác..
Kỳ có sẵn thầy bên cạnh rồi nên dễ dàng học
Dạo này xếp dao lại không múa nữa hả Kỳ ơi ?
Bài này Kỳ hát tạm được rồi, có hứng Kỳ sẽ thu thử.
Thiệt là mắc cỡ lắm nàng ơi, ông thầy bắt học nhuần nhuyễn một câu à. ☺️
PS. Uhm, cất lại hết rồi nàng ơi, ra phi trường với một cái valise à. 😉❤️
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2022-05-22, 01:21 AM)005 Wrote: Ông này cũng chịu chơi nhỉ.
Dạ Đình Đại là nhạc sĩ chuyên viết nhạc đấu tranh đó ngũ ca. 😊
Đây là một bài hùng ca em ấy sáng tác cũng hay lắm.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,853
Threads: 1
Likes Received: 568 in 242 posts
Likes Given: 671
Joined: Apr 2020
Reputation:
131
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,853
Threads: 1
Likes Received: 568 in 242 posts
Likes Given: 671
Joined: Apr 2020
Reputation:
131
(2022-05-22, 09:26 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote:
Trời ạ, khi nãy Kỳ phải google 520 là câu gì nè nàng ơi.
Uhm, cám ơn nàng. ❤️ Cho tcc đi chơi mấy tháng hè, mùa đông bên đó lạnh Kỳ chưa quen nên đành làm chim vậy.
Hahaha, thấy M ngầu không, biết luôn 520. Do M hay đọc tiểu thuyết ngôn tình đó mà
Bên đó thời tiết chán lắm, thời tiết ở P ấm hơn, nên người bên đó qua P sống cũng khá nhiều. Vùng M, nhiều người từ đó sang luôn, và những người bạn dễ thương của M cũng toàn là người bên đó.
Dù mạnh mẽ tới đâu... khi hết tiền tôi vẫn buồn
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2022-05-22, 09:40 PM)Mãi Yêu Thương Wrote: Hahaha, thấy M ngầu không, biết luôn 520. Do M hay đọc tiểu thuyết ngôn tình đó mà
Bên đó thời tiết chán lắm, thời tiết ở P ấm hơn, nên người bên đó qua P sống cũng khá nhiều. Vùng M, nhiều người từ đó sang luôn, và những người bạn dễ thương của M cũng toàn là người bên đó.
Hahaha, nàng quá là ngầu luôn, chịu chơi thế còn luyện tiểu thuyết ngôn tình nữa huh. Oh my my...
Oh vậy huh nàng, Kỳ chưa ở bên đó nên kg biết nữa nàng ơi, hôm nọ ở có một đêm trước khi về Mỹ thôi à nên chưa biết phố xá gì hết. Hai mẹ con có ba tháng hè để dạo với đi xem nhà, nếu kg vui chắc năn nỉ N cho lang thang sang P tìm dì M quá, khi nào nàng về P?
PS. Vùng nàng ở cách Nice bao xa?
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Ngũ ca ơi muội tìm ra bài Casablanca ngũ ca hát bằng tiếng Tàu nè, hèn chi trong mấy CD kia họ để là Chinese melody. Thiệt tình.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,853
Threads: 1
Likes Received: 568 in 242 posts
Likes Given: 671
Joined: Apr 2020
Reputation:
131
(2022-05-23, 04:28 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Hahaha, nàng quá là ngầu luôn, chịu chơi thế còn luyện tiểu thuyết ngôn tình nữa huh. Oh my my...
Oh vậy huh nàng, Kỳ chưa ở bên đó nên kg biết nữa nàng ơi, hôm nọ ở có một đêm trước khi về Mỹ thôi à nên chưa biết phố xá gì hết. Hai mẹ con có ba tháng hè để dạo với đi xem nhà, nếu kg vui chắc năn nỉ N cho lang thang sang P tìm dì M quá, khi nào nàng về P?
PS. Vùng nàng ở cách Nice bao xa?
Khi nào M bị Me đuổi vì ăn tốn cơm hao gạo quá sẽ về Pháp
Truyện ngôn tình thì M cũng hay đọc, những câu chuyện nhẹ nhàng thời thanh xuân vườn trường. Giờ thì tránh xa những truyện nặng nề hay phim cung đấu, mưu mô, chém giết ...
Nice ở phía nam của P, nắng ấm. M ở ngay giữa nước P nên cũng không gần Nice đâu.
Không biết ai đọc lời dẫn trong bài Như chiếc que diêm mà hay quá vậy Kỳ, anh Hai phải không?
TCC được đi chơi vậy chắc sẽ rất vui.
Dù mạnh mẽ tới đâu... khi hết tiền tôi vẫn buồn
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Nhân 100 năm sinh NS Trọng Khương (1922-2022):
CÁI CHẾT BI THƯƠNG CỦA MỘT NGHỆ SĨ TÀI HOA
Trương Lang Vương
Một người nhạc sĩ, một nhạc công guitar thần sầu, một thư sinh với áo quần bảnh bao nhưng lại sống và tồn tại như một con ngựa hoang mãi lang thang trên cánh đồng lãng tử. Khúc nhạc này trước khi chết hãy để Lang hát lại cho Khương, trong bão tố chập chờn, trong khói lửa huy hoàng của một thời binh biến, khi con sói hoang cố chạy đuổi theo vết vó câu nay đã không còn nữa.
Có chàng trai trẻ quê ở Thái Bình, là con thứ tư trong một gia đình làm nông có tới tận 7 đứa con. Năm 16 tuổi, sau khi học xong chương trình quốc ngữ ở quê thì cậu theo người quen lên Hà Nội để tìm việc, lận đận một hồi thì may sao xin được việc làm phó may trong một tiệm Âu phục. Tại đó, cậu vừa học nghề vừa được đứa con trai của ông chủ tiệm dạy cho cách chơi guitar. Kể từ đó thì tiếng đàn đã ám vào cuộc đời cậu, sống không rời chết không buông, trọn vẹn trọn kiếp mãi có một tiếng đàn.
Năm 1944, trong cuộc thanh trừng chính trị hàng loạt của đảng cộng sản, lúc mà xu hướng đánh Tây bắt đầu manh nha khiến tiệm may buộc phải đóng cửa thì cậu vào Nam khi mới 22 tuổi. Mục đích không phải vì chính trị cũng không phải vì tiền bạc, lý do rất đơn giản thôi, chỉ là vì cậu muốn mua cho mình một cây đàn.
Cậu tiếp xúc đầu tiên là với guitar cổ điển, nhưng người dạy thì không biết đến nơi đến chốn, vậy nên cậu mới tự lần mò mà tìm ra một cách riêng để bộc lộ cảm xúc thông qua tiếng đàn, mà hạt mầm là đến từ những đĩa than nhạc Âu-Mỹ mà ông chủ tiệm có. Những thập niên đó đang là thời đại của nhạc Jazz, Swing, Fox và những ca từ lãng mạn ngân nga theo khung hình điện ảnh đen trắng, đó là những giai điệu rất khó lột tả hay truyền tải được bằng guitar, đặc biệt khi bản thân không có nổi cho mình một cây guitar.
Hắn tài lắm, lúc này đừng gọi bằng cậu nữa, vì chữ cậu nghe nó ngây thơ và non nớt lắm, còn lúc này khi đã vào được trong Nam thì hắn đã khác rồi. Đã là lãng tử, với gương mặt đẹp trai, giọng nói nhỏ nhẹ và nụ cười hiền lành, luôn giữ ý tứ khi ngồi gần và bất chợt bùng cháy khi có tiếng guitar.
Hắn có thể chơi một bản nhạc trọn vẹn kể cả khi cây đàn đã đứt mất hai dây son và mí, vừa đàn vừa hát nhạc phẩm do chính mình sáng tác, rồi hát xong thì đỏ mặt cúi đầu với nụ cười ngượng ngùng kiểu trai tơ.
Nhưng không phải, hắn không phải trai tơ, hắn là trai lơ, tức là cái thứ trai thích làm lơ người khác. Nói có sách mách có chứng, để kể cho nghe câu chuyện về hai cỗ xe ngựa một trước một sau cứ nối đuôi mà không bao giờ về chung bãi.
Hồi mới vào miền Nam, hắn chưa có hoạt động liền trong lĩnh vực âm nhạc, bởi phải kiếm ăn trước cái đã, vậy nên hắn đi làm nhân viên canh nông địa chính cho chính phủ quốc gia ở dưới miền Tây. Rồi có một lần nào đó mà hắn vừa đàn vừa hát, hay dở sao đó không biết mà hớp luôn hồn của cô con gái út nhà ông chủ đất, khiến cô gái trẻ bỏ nhà theo trai, ngồi xe ngựa mà đuổi theo hắn như hình với bóng. Hắn đi tới đâu thì cô đi tới đó, hắn ngồi xe ngựa đi trước thì cô ngồi xe ngựa theo sau, hắn đàn hắn hát thì cô nghe, và cô không cho phép bất kỳ bóng hồng nào khác được lại gần hắn.
Nhưng hắn không chịu cô, không chịu về làm rể nhà giàu, hắn nói đời hắn chỉ yêu mỗi cây đàn này thôi, một tay trên dây và một tay trên phím, ôm sát lồng ngực và kẹp sát trái tim, không còn một chỗ nào khác cho nữ nhi tình trường. Nét chữ nét người, âm nhạc là thứ gần với linh hồn nhất chỉ sau tình yêu, và tình yêu của hắn thì đã dành hết cho âm nhạc, vậy thì thử hỏi còn chỗ nào nữa cho cô?
“…Ta luyến lưu một kiếp giang hồ
Dù rằng, cuộc sống vô bờ
Tim nồng tràn máu vô tư.
A há ha suối in hình chiếc xe tàn
Đêm nao đập vỡ cây đàn
Giận đời nào ai mắt xanh…”
Xe này là xe ngựa đó, chứ không phải xe ôtô đâu, là hắn vừa đàn hát vừa ảo tưởng nên mình nghe vô thì mình tưởng ôtô nó đang lướt, chứ thật ra là xe ngựa đó.
“Vó câu bấp bênh
Trên đường gian nan.
Chiếc xe lắc lư ru hồn nghệ sĩ tới nơi xa ngàn
Xe lăn êm êm dưới ánh trăng vàng
Môi ai say sưa hé mấy cung đàn
Ca lên cho tan nỗi niềm cay đắng”.
Đểu, ai mà là đàn ông thì vừa nghe đã thấy thằng này nó đểu, rõ ràng là cái loại vùi hoa dập liễu xong rồi quất ngựa truy phong, thứ nham hiểm húp sạch nước non của con gái nhà người ta xong rồi thì quẹt mỏ kêu cay đắng. Là cái loại đểu mà viết luôn thành bài ca.
Nhưng mà đàn bà con gái thì không nghĩ vậy, họ sẽ cho rằng anh chàng này là lãng tử, là người nghệ sĩ với tâm hồn phóng khoáng tự do. Vậy nên họ sẽ một nửa vì trân trọng vì yêu mến nên muốn để cho anh tự do, và một nửa vì quá yêu nên không cam lòng lùi lại.
Vậy nên cô gái ấy vẫn đi theo hắn, theo tới tận Sài Gòn, rồi lấy tiền nhà để mở một tiệm vải, rồi cứ vậy mà yêu, mà theo, mà chờ, mà đợi, mà tương tư cho tới tận cuối cuộc đời. Cô gái đó năm đó mà gặp được tôi là xong rồi, dính vô chi không biết cái thằng ‘Khương khùng’ đó.
Để nói luôn về cái chữ ‘khùng’ của nó, từ giờ chuyển qua ‘nó’ đi, cho phù hợp với nội dung.
Khi mà nói về Trọng Khương, người ta chỉ biết tới những ca khúc sôi động, yêu đời yêu người, khát khao một tâm hồn tự do và cuộc đời bùng cháy. Giai điệu vui tươi không đối thủ như ‘Bánh xe lãng tử’ với ca từ nhiều ai oán, rộn ràng như ‘Ghen’ với vô số những yếu tố mập mờ, rồi những tiếng đàn sôi động giật gân được xuất bản bằng đĩa than qua tới tận trời Tây... Nhưng phải nhớ thêm một việc nữa rằng Khương là lứa nhạc sĩ đầu của nền tân nhạc Việt Nam, và đặc biệt là âm nhạc của thời chinh chiến, vậy nên Khương vẫn cần có trách nhiệm với thời đại mà mình đang sống.
Vậy nên Khương, chính là người đầu tiên, trước cả Văn Phụng, Trầm Tử Thiêng hay Lam Phương,.. đã trực tiếp đề xuất và làm việc với chính phủ đệ nhất VNCH để thành lập nên Nha Chiến tranh tâm lý, mà sau này chính là ‘Cục Tâm lý chiến’ và ‘Cục Chính huấn’ như mọi người đã biết. Giai đoạn đó Khương không làm việc với tư cách của một nhạc sĩ, mà là một nhà hoạch định chiến lược, với những đóng góp rất lớn trong giai đoạn di cư của người dân miền Bắc vào miền Nam sau hiệp định Genève 1954.
Và sau đó, thì Khương chính là nhạc sư đã dạy nhạc lý cũng như giúp ký âm và kỹ năng phối bè trong ban nhạc cho rất nhiều những nhạc sĩ trẻ tuổi lúc bấy giờ, từ đó mà giúp cho nền âm nhạc của miền Nam Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung, thêm được rất nhiều phần phong phú. Tất cả những bài hát không ký tên tác giả từng vang dội một thời của cục chính huấn, đa phần đều là của Khương.
Nhưng Khương, nói gì thì nói, từ sâu trong tận cốt xương cốt tủy của Khương vẫn là một nghệ sĩ, một người sống với tình yêu bao la dành cho cả thế giới này, người dành cả đời để tôn vinh và ca ngợi tình yêu đó bằng trái tim và tiếng đàn. Hay nói đơn giản dễ hiểu hơn, thì tới gái trẻ đẹp con nhà giàu có mà nó còn bỏ được, thì mấy cái chức tước kia có quan trọng gì đâu với nó, tại nó bị ‘khùng’ mà.
Thế là Khương bỏ hết tất cả để về với giấc mơ của cuộc đời mình, Khương hay ôm đàn ra bờ sông Sài Gòn để hát cho mấy lái ghe trái cây ở đó nghe, ra chỗ đường lộ đang làm ở Bình Dương để hát cho công nhân, rồi lên phà ngồi cả ngày để vừa đàn vừa hát tới khi nào bị đuổi đi thì thôi, hay theo Hoàng Thi Thơ qua Singapore để tới mấy xóm hải tặc cũ mà hát, rồi lên Đà Lạt ngồi một mình trên đồi hát nghêu ngao, đến mấy phòng trà để ngồi một góc làm nhạc công vô danh với tiếng đàn kỳ diệu. Rồi tới vĩ tuyến 17, ngồi trên cỏ cháy mắt nhìn xa xa về phía cây cầu, nơi có quê xưa và tuổi thanh xuân, để đàn, để hát.
Con ngựa vô danh, người lãng tử phiêu bồng, cả một đời ngây thơ như đứa trẻ, mãi một giấc mơ một nỗi niềm, ôm cây đàn đi trong gió trắng, ngón tay này ôm nhẹ hết quê hương, Khương cứ thế những bước chân không bao giờ mỏi, vang khúc nhạc mãi trong sáng thật thà…
Tháng ba năm 1975, khi những người di tản từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang… tới Sài Gòn, trong sự hoảng sợ và lo lắng khôn nguôi, họ sẽ bắt gặp đâu đó tại bến cảng hay tại những ngã tư đường, có một người nhạc sĩ ôm cây đàn hát nghêu ngao, khi xung quanh là xác chết máu người, khi tiếng đạn vang đều hơn tiếng khóc, có một người nghệ sĩ vẫn ôm đàn hát nghêu ngao…
Ai đi cứ đi, ai chạy cứ chạy, ai hỏi ‘tại sao không đi?’, thì mỉm cười, vì người nghệ sĩ đó vẫn đang bận hát nghêu ngao.
Rồi trong những ngày cuối cùng của tháng tư, trong đôi mắt của những người đang hoảng sợ vì đã bỏ lỡ chuyến bay cuối cùng, vẫn có một người nghệ sĩ ngồi đó ôm đàn hát nghêu ngao.
Tin rằng, trong những giờ phút tuyệt vọng đó, gương mặt hiền lành cùng giai điệu trong sáng kia của Khương, đã giúp cho rất nhiều người có lại được chút niềm tin, chút ánh sáng để đủ dũng cảm mà tự giữ lại sinh mạng của mình.
Tạm biệt Khương! Thật hạnh phúc làm sao khi biết rằng trên cuộc đời này vẫn còn có những linh hồn đẹp đến như thế.
T.L.V.
¬¬¬¬______________
Nhạc sĩ Trọng Khương (Nguyễn Văn Sách, sinh năm 1922 tại Thái Bình) đã chết vì đói trên đường phố Sài Gòn vào tháng 5-1977. Ông đói và nằm một chỗ trên đường ray bỏ hoang ở ga Hòa Hưng suốt ba ngày, người dân ở đó không dám đem thức ăn ra cho ông vì bị lính cộng sản cấm cản. Ông ra đi vào giữa khuya, trong một cơn mưa lớn, nằm ngửa nhìn trời với cây đàn guitar vẫn đang ôm chặt trong tay. Nghe nói, người dân đã chôn Khương với cây đàn.
Chết vô danh! Để thân xác mục rữa khô héo trên đời đau vắng ngắt, không cần đưa tang, không cần bia mộ hay điếu văn. Thậm chí đến ngày thắp hương cũng không lưu lại cho rõ ràng.
Lạnh lẽo nơi đường ray xe lửa.
Là chết đẹp hay chết khổ đau?
Người đời sau mấy ai còn nhắc lại
Tiếng đàn nào Khương để lại nhân thế
Hỏi trăm năm có Trọng giấc mơ nồng?
Một bài hát quen thuộc được phổ từ thơ của Nguyễn Bính.
Ghen
Thơ: Nguyễn Bính
Nhạc: Trọng Khương
Hỡi cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
những lúc có tôi và mắt chỉ
nhìn tôi trong lúc tôi xa xôi
Tôi muốn cô đừng nghĩ tới ai
Đừng hôn dù thấy đóa hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nằm ngủ
Đừng tắm chiều nay bể lắm người
Tôi muốn mùi thơm của nước hoa
mà cô thường xức chẳng bay xa
chẳng làm ngây ngất người qua lại
dẫu chỉ qua rồi khách lại qua
Nghĩa là yêu quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của đời tôi
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,769
Threads: 132
Likes Received: 4,468 in 1,893 posts
Likes Given: 2,176
Joined: May 2021
Reputation:
67
Hôm nay mới đọc và biết về cuộc đời của "lãng tử" Trọng Khương chỉ biết cúi đầu ngậm ngùi và thán phục, đây mới là bậc thánh của hai chữ "lãng tử".
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Huyền Thoại Về Tượng Thương Tiếc
Chuyện hiển linh xưa nay không hiếm, nhưng những huyền thoại về Tượng Thương Tiếc, sống động như chuyện đời thường, chuyện hàng ngày trước mắt, khiến cho ai nghe cũng cảm động nghiêng mình kính cẩn và hết lòng thán phục.
Huyền thoại về Tượng Thương Tiếc được lan toả khắp nơi và khá nhiều chuyện tình tiết khó hiểu:
- Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chặn xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
- Một chuyện khác xảy ra ở Biên Hoà, vào một buổi sáng, có một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, đến lúc cần tiền lấy hàng, mở tủ ra chỉ thấy toàn tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…
- Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống Tượng Thương Tiếc đến như thế?”. Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại, cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt pho tượng Thương Tiếc, vết sình non hãy còn dính đầy đôi giầy trận, cụ cho rằng đêm qua bức tượng đã hiện thành người. Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một người đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm… lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hoà, đổ nhau đi coi tượng đài Thương Tiếc làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng nghĩa trang.
- Một chuyện khác, những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng nghĩa trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt Tượng Thương Tiếc đi lại trên xa lộ!
Chuyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Đội. Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Úy Thường Vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghe, Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:
“Nhân một hôm đi Chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn lên tượng, và nói với giọng điệu cố hữu của một Thượng Sĩ đại đội:
- Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơi.
Nói xong tôi bước về nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch chung sự. Tám giờ sáng hôm sau, việc cúng giỗ bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài đến một giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm qua thức khuya. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:
- Ai phá nhà tao đó?
Tiếng gõ cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậy mở cửa, tôi sửng sốt, thấy Tượng Thương Tiếc đứng chình ình trước cửa và nói:
- Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối quá, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ tôi nhậu với ai?…
Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoài. Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, tiếng chân xa dần rồi im bặt”.
Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp Tượng Thương Tiếc ngồi sau xe Jeep của ông:
“Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đỡ mỏi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, lúc tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe đón một Hạ Sĩ xin quá giang. Lúc anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm một tí nào… Tôi quay ra, định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức Tượng Thương Tiếc đang ngồi phía sau. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:
- Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi…
Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng cũng biến mất”.
Vị Thiếu Tá còn kể tiếp:
“Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, vì quen với lối trêu chọc của lính nên cô chẳng thèm quay lại xem hình dáng người tán tỉnh mình là ai. Cô nghe tiếng người lính hỏi:
- Cô có biết tôi là ai không?
Cô gái vẫn cắm cúi làm việc và trả lời:
- Ông là ai, kệ ông chứ mắc mớ gì tôi…
Bỗng cô gái nghe một tràng cười ngạo nghễ từ phía sau và những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thấy bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt. Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ việc ngay ngày hôm đó…”
- Một chuyện khác: “Vào giữa một đêm trăng mờ năm 1968, một chiếc xe đò chở đầy hành khách từ miền Trung về, khi tới xa lộ còn cách nghĩa trang quân đội 500 thước, viên tài xế bị ngủ gật nên thắng gấp, khiến bánh xe trợt một đoạn dài, rồi lật nghiêng. Trong lúc mọi người đang khóc than, đang tìm cách đập vỡ cửa kiếng chui ra, thì chợt có tiếng nói vang lên:
- Xin đồng bào bình tĩnh... xin đồng bào bình tĩnh... ai đâu ở đó... đã có lính nhảy dù đến cứu bồ.
Tiếng nói vừa dứt thì xe được đẩy lại dựng đứng như cũ, anh tài xế cùng lơ xe và khách vừa mở cửa ra ngoài, vừa hết lời khen sức mạnh ghê gớm của đại ân nhân. Thế nhưng mọi người chỉ thấy ân nhân dáng người cao lớn đứng sừng sững bên kia đường, rồi ông ta bước từng bước rất dài về phía trước. Tới trước cửa nghĩa trang quân đội thì biến mất. Anh tài xế bỗng la thất thanh, chỉ vào Tượng Thương Tiếc:
- Bà con ơi... ổng đó... ổng đó... Trời ơi... trời ơi... ổng hiển linh cứu bà con mình.
Thế là mọi người vội leo ngay vào trong xe, rồi ai nấy đều chắp tay lạy... đều đọc kinh râm ran... cả kinh Phật lẫn kinh Chúa”.
- Chuyện Tượng Thương Tiếc cứu người bị cướp: “Vào lúc 10 giờ tối tháng 3 năm 1969, có hai cặp tình nhân đi trên hai chiếc Honda ra xa lộ hóng gió, gần tới nghĩa trang thì bị ba chiếc khác chở 6 thanh niên tóc dài ép té bên đường. Liền sau đó 3 tên ngồi phía sau nhảy xuống dùng dao uy hiếp khổ chủ để cướp xe và lấy tiền. Trong lúc bọn cướp cạn đang trói các nạn nhân, thì bỗng có tiếng hét lớn trên đầu dốc:
- Chớ làm càn... chớ làm càn.
Rồi liền đó xuất hiện ở giữa đường xa lộ một bóng đen... Bóng đen khệnh khạng đi tới, một tên cướp hoảng hốt gào lên:
- Ối giời ơi... ma ma, chạy... chạy...
Thế nhưng không làm sao chúng chạy được, cứ thế đứng sững như trời trồng, bóng đen hai tay xách bổng hai chiếc Honda bỏ bên vệ đường, vừa lúc đó có bốn chiếc xe chạy đến, một xe Cảnh Sát đi tuần, một xe Jeep của bốn quân nhân nhảy dù, trên có một Trung Tá, còn hai xe kia là du lịch. Thấy chuyện lạ, các xe ngừng hết lại. Dưới bóng tối mờ mờ mọi người thấy trên đỉnh dốc có một bóng đen đứng hiên ngang lừng lững. Khi rõ chuyện, Cảnh Sát đến chỗ bọn cướp, đứa nào đứa nấy cứ như bị điểm huyệt. Một người lớn tiếng hỏi:
- Còn ai đứng ở trên kia đó...
Một tràng cười vang lên, rồi một giọng như sấm động...
- Cố gắng, Nhảy Dù... cố gắng.
Như hiểu ra chuyện, vị Trung Tá Nhảy Dù trấn an mọi người:
- Không sao đâu, pho tượng Thương Tiếc đi tuần thôi.
Sau đó ông vẫy tay la to:
- Về nghỉ đi em, khuya rồi... Nhảy Dù...
Bóng đen bỗng đứng nghiêm giơ tay chào:
- Cố gắng... Tuân lệnh Trung Tá”.
Tôi chợt nhớ một đoạn trong bài học thuộc lòng thời xa xưa:
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước
Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu
Và làm cho những đất cát hoang vu
Biến thành một dãy sơn hà gấm vóc!
Chuyện hiển linh xưa nay không hiếm, nhưng những huyền thoại về Tượng Thương Tiếc, sống động như chuyện đời thường, chuyện hàng ngày trước mắt, khiến cho ai nghe cũng cảm động nghiêng mình kính cẩn và hết lòng thán phục. Sống nằm gai nếm mật bảo vệ quê hương, chết hồn thiêng còn hiện về giúp người hoạn nạn… Dù có bị làm nhục phỉ báng cũng không quên vai trò của người lính chiến.
Trần Công Nhung
Tiếc Thương
Nhạc & Lời: Anh Bằng | Cao Tần
Không nhận ra người nữa
Đầu người vỡ tan rồi
Toàn thân đầy vết đạn
Ôi tượng hình tả tơi
Súng trận không còn đó
Nón sắt vương nơi nào
Bệ ngồi trơ sương gió
Người ơi người về đâu?
Tôi vịn vào pho tượng
Tượng trách non sông mình
Rằng sao tàn lửa khói
Hận thù vẫn sục sôi?
Linh hồn tôi rơi lệ
Chạnh nhớ xưa nơi này
Bao người vì quê hương
Chết trong mộ tiếc thương
Viên đạn ai thù oán
Bắn nát pho tượng này
Để giờ lật trang sử
Run mười đầu ngón tay
Run mười đầu ngón tay
Viên đạn ai thù oán
Bắn nát pho tượng này
Để giờ lật trang sử
Run mười đầu ngón tay ...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
"Trong đen tối đất trời quê hương, một nhạc sĩ đã tự nguyện rút lui vào thế giới underground, từ bỏ những ánh hào quang danh lợi để được hát lên nỗi đau của dân tộc. Người nhạc sĩ ấy tên là Mặc Thiên - nhạc sĩ bí ẩn nhất của năm 2007. Như anh từng tâm sự với Chứng nhân Lịch sử, anh không thể cho phép mình thản nhiên đứng ngoài số phận của giống nòi, không thể bưng mắt, bịt tai trước cảnh khóc than của đồng loại.
...
Về ca khúc "Khóc mẹ dân oan", tôi đã viết ngay trong những ngày tháng diễn ra cuộc biểu tình của người dân miền Nam Việt Nam chống lại quân gian ác đã cướp đất đai, nhà cửa của mình. Báo chí nô dịch của nhà nước có thể gọi đó là cuộc "khiếu kiện đông người", nhưng tôi gọi đó là cuộc biểu tình chống chính sách ăn cướp của chính quyền từ những cấp rất cao chứ không chỉ của bọn cán bộ địa phương quen thói vơ vét, hà hiếp dân nghèo. Tôi đã không có điều kiện để vào tận nơi, để nhìn tận mắt cảnh khổ của bà con, nhưng qua những thông tin từ bạn bè văn nghệ sĩ, tôi biết bà con đã phải chịu đau khổ, uất ức đến bực nào. Nơi tôi ở đây cũng là một thành phố nhưng chỉ cần cán bộ phường đe nẹt một tiếng là người dân đã sợ điếng hồn. Không sợ sao được? Từ ngày có chế độ Cộng sản ở Việt Nam, bao nhiêu người đã chết, đã bị thủ tiêu bằng những hình thức man rợ nhất mà cuộc thảm sát năm 1968 ở Huế là vết đen Cộng sản sẽ không bao giờ rửa được dù họ có đổ hết bao nhiêu xà bông với hóa chất giặt tẩy loại mạnh nhất. Tội ác Cộng sản, tôi muốn dùng hai câu trong bài "Cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi để chỉ cho rõ. Đó là: "Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi".
Người dân Việt Nam đã quen bị hà hiếp đến mức chịu đựng trở thành một đặc tính. Vậy thì tại sao họ lại dám đứng lên, cả ngàn người? Chỉ có một cách trả lời thôi. Vì cái mà bọn cướp bắt họ chịu đựng đã vượt quá sức chịu đựng của người dân. Nói cách khác là người dân đã không thể chịu đựng nổi. Bạn tôi ở Sài Gòn kể lại trong gần một tháng đó, những người dân nghèo đã bị trệt đường sinh sống. Họ bị chặn không cho nhận tiếp tế thức ăn, nước uống. Họ bị chặn không cho tắm rửa, không cho đi vệ sinh là những nhu cầu thiết yếu của một con vật chứ chưa nói là một con người. Ai là người Việt Nam không xót xa khi nhìn thấy những người mẹ già, những đứa em thơ dại phải dầm mưa, dãi nắng để đòi lại đất nhà? Nếu có một hay nhiều kẻ như vậy, tôi phải gọi đó là bọn vô lương tâm, là quân dã thú."
Trích từ buổi phỏng vấn nhạc sĩ Mặc Thiên của Đỗ Quyên, báo CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ.
Khóc Mẹ Dân Oan
Sáng tác: Mặc Thiên
Một ngày trần gian khóc thương mẹ dân oan
Ngại gì sương gió nuôi con qua khổ nạn
Nay con sang giàu mẹ sống cảnh lầm than
Đời oan trái đã gieo bao oán hờn
Cưu mang con rồi nay con phủi công ơn
Vườn ruộng đất nhà tranh con hoán đổi
Mẹ sống sao đây khi đổi mười lấy một?
Mẹ đòi công lý chịu thêm nhiều uất hận
Hận kẻ vô tâm mẹ phơi thân giữa bão bùng
Trời lạnh giá tấm bạc thô không giữ được
Gió lùa mưa vào lạnh thấu cả tâm can
Tay mẹ run run đôi chân không vững được
Biết bám víu vào đâu khi mẹ tỏ tường đời?
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,304
Threads: 98
Likes Received: 3,261 in 1,666 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Đã nghe nhiều người hát, nhưng version với giọng hát của Elvis Phương (dù đã đã 77 tuổi) vẫn là hay nhất, kg ai hát hay bằng.
Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà
Thơ: Hữu Loan
Nhạc: Phạm Duy
Nàng có ba người anh đi quân đội lâu rồi
Nàng có đôi người em có em chưa biết nói
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh...
Tôi là người chiến binh xa gia đình đi chiến đấu
Tôi yêu nàng như yêu người em gái tôi yêu
Người con gái tôi yêu, người em gái tôi yêu.
Ngày hợp hôn tôi mặc đồ hành quân
Bùn đồng quê bết đôi giầy chến sĩ
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
Tôi mới từ xa nơi đơn vị về
Nàng cười vui bên anh chồng kỳ khôi
Thời loạn ly có ai cần áo cưới
Cưới vừa xong là tôi đi.
Cưới vừa xong là tôi đi.
Từ chốn xa xôi nhớ về ái ngại
Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại
Mà nhỡ khi mình không về
Thì thương người vợ, bé bỏng chiều quê.
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền xuôi
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền xuôi
Nhưng không chết người trai chiến sĩ
Mà chết người gái nhỏ miền xuôi
Hỡi ôi ! Hỡi ôi !
Tôi về không gặp nàng
Má ngồi bên mộ vàng
Chiếc bình hoa ngày cưới
Đã thành chiếc bình hương
Nhớ xưa em hiền hoà
Áo anh em viền tà
Nhớ người yêu mầu tím
Nhớ người yêu mầu sim.
Giờ phút lìa đời
Chẳng được nói một lời
Chẳng được ngó mặt người...
Nàng có ba người anh đi quân đội lâu rồi
Nàng có đôi người em, những em thơ sẽ lớn
Tóc nàng hãy còn xanh, tóc nàng hãy còn xanh
Ôi một chiều mưa rừng trên chiến trường Đông Bắc
Ba người anh được tin người em gái thương đau
Và tin dữ đi mau, rồi tin cưới đi sau.
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Rồi mùa Thu trên những dòng sông
Những dòng sông, những dòng sông làn gió Thu sang
Gió rờn rợn trên mộ vàng
Chiều hành quân qua những đồi sim
Những đoàn quân, những đoàn quân và tiếng quân ca
Có lời nào ru ời ời :
À ơi ! À ơi ! Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu
Những đồi sim, những đồi sim, đồi tím hoa sim
Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim
Đồi tím hoa sim, đồi tím hoa sim
Đồi tím hoa sim...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
|