Note nhạc




Nhìn Lại Ký Ức
Hoàng Luân
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2022-02-04, 04:38 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Người bạn trêu tôi bằng một chữ tiếng Đức, bứt tóc mấy hôm nghĩ vẫn kg ra.  Hỏi ông anh thì ổng chỉ cười kg nói, hôm nay được người ta cho hint… hoá ra là bài dương cầm tạm dịch là “Mùa Xuân tỉnh thức”, aka “Spring Awakening”.  Beautiful melody, giai điệu thật là đẹp sưởi ấm ngày đông lạnh giá âm độ C.  😍  




Nếu 5 dịch thì chỉ hai chữ thôi Shy :  Xuân Phân. 
Tuy nhiên hai tuần nay bên này bão bùng. Muốn có Xuân phân chắc phải chờ đến 20 tháng Ba.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Quốc ca VNCH được dàn nhạc Ukraine trình bày năm 2012.



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
[Image: original-768x941.jpg]


 Nguồn gốc bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa
Tác Giả:
Trần Gia Phụng

Chiều Thứ Ba 27-3-2018, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall Toronto ngày Thứ Bảy 28-4-2018 nhân dịp Tưởng niệm Quốc hận 30-04.

Chào quốc kỳ song hành với hát quốc ca. Nhân dịp nầy, chúng tôi xin ôn lại nguồn gốc bản Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa từ khi được sáng tác năm 1941 cho đến ngày nay.
Một bài hát luôn luôn gồm hai phần là nhạc và lời. Nhạc là nhịp điệu dẫn dắt bài hát. Lời là ca từ diễn ý bài hát. Thông thường trong một bài hát, nhạc là cái sườn, không thay đổi. Lời có thể thay đổi tùy ý tác giả viết ra bài hát, hay có thể thay đổi theo sáng kiến và hoàn cảnh của người sử dụng. Bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng thế, được thay lời nhiều lần.

Theo học giả Nguyễn-Ngu-Í trong bài “Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt”, đăng trên tạp chí Bách Khoa tại Sài Gòn số 244 ngày 1-3-1967, thì nguồn gốc đầu tiên của bài quốc ca VNCH là bài “Quấc dân hành khúc” do Lưu Hữu Phước, người Cần Thơ (Nam phần), sinh viên Đại học Hà Nội, sáng tác vào giữa năm 1941 tại Hà Nội. (Chữ “Quấc” viết với chữ “â”.)

Nguyễn-Ngu-Í (1921-1979) là người đồng thời với Lưu Hữu Phước (1921-1989), đã từng làm việc chung với Lưu Hữu Phước tại Hà Nội vào giữa năm 1946. Nhờ vậy, chắc chắn Nguyễn-Ngu-Í đã nghe Lưu Hữu Phước kể lại đầy đủ lai lịch và những thay đổi của bài “Quấc dân hành khúc”.

Chẳng những thế, sống tại Hà Nội, Nguyễn-Ngu-Í có thể cũng đã được nghe cả những sinh viên Hà Nội lúc đó, kể chuyện về hoàn cảnh xuất hiện và những thay đổi của bản “Quấc dân hành khúc”. Vì vậy, hy vọng nguồn tin của Nguyễn-Ngu-Í về bản nhạc nầy là khả tín. (Để đọc tạp chí Bách Khoa và tìm bài viết của Nguyễn-Ngu-Í, xin vào đaøi VOA tieáng Vieät,)

Cũng theo bài báo của Nguyễn-Ngu-Í, bản nhạc nầy được chính tác giả Lưu Hữu Phước đổi tên thành “Sinh viên hành khúc” vào cuối năm 1941. Tại đại học Hà Nội, ngoài sinh viên Việt, còn có sinh viên Lào, Cao Miên và cả người Pháp nữa, nên hai sinh viên Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên đặt thêm lời Pháp. Bài hát bằng tiếng Pháp có tên là “La marche des étudiants”. Vua Cao Miên lúc đó là Norodom Sihanouk rất thích bản nhạc bằng tiếng Pháp nầy.

Qua đầu năm 1942, Tổng hội sinh viên Đại học Hà Nội muốn có một bản hành khúc cho riêng sinh viên đại học, nên với sự đồng ý của sinh viên Lưu Hữu Phước, Tổng hội đã mở cuộc thi đặt lời cho bản nhạc của Lưu Hữu Phước.

Hai sinh viên Trường Thuốc (Y khoa) trúng giải là Lê Khắc Thiền (nhứt) và Đặng Ngọc Tốt (nhì). Lời hai bài trúng giải hợp lại cùng với điệp khúc của bài “Sinh viên hành khúc”, thành bản “Tiếng gọi sinh viên”, bài hát chính thức của Đại học Hà Nội.

Bài hát “Tiếng gọi sinh viên” nhanh chóng được truyền tụng trong giới sinh viên, học sinh và phổ biến rộng rãi ra ngoài khuôn viên trường học. Thanh niên các giới say sưa hát bản nhạc nầy, và tự ý đổi hai chữ “sinh viên” bằng hai chữ “thanh niên”, cho phù hợp với khung cảnh xã hội bên ngoài học đường.

Dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim từ tháng 4 đến tháng 8-1945, đoàn Thanh Niên Tiền Phong ở Nam kỳ do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch lãnh đạo, chọn bài “Tiếng gọi thanh niên” làm đoàn ca của đoàn. (Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên, “Những kỷ niệm với bài quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa”

Năm 1945, mặt trận Việt Minh, tổ chức ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương cướp chính quyền và lập ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945. Quốc ca của chế độ cộng sản là bản “Tiến quân ca” do Văn Cao sáng tác. Lúc đầu, bài hát nầy có câu rất sắt máu: “… Thề phanh thây uống máu quân thù”. Ngày nay được đổi thành “… Vì nhân dân chiến đấu không ngừng…”

Chiến tranh Việt Minh-Pháp bùng nổ tối 19-12-1946. Trong lúc chiến tranh xảy ra, Việt Minh cộng sản tiếp tục thi hành kế hoạch giết tiềm lực, tiêu diệt tất cả những thành phần theo chủ trương quốc gia dân tộc, không theo Việt Minh. Những thành phần nầy bị dồn vào thế phải quy tụ chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, và vì sống còn, chẳng đặng đừng liên kết với Pháp chống Viêt Minh. Mặt khác, Pháp chiếm các thành phố và vùng phụ cận, đánh đuổi Việt Minh chạy về nông thôn, hay lên rừng núi. Pháp cần tổ chức hành chánh ở những vùng Pháp chiếm được, nên cần một giải pháp chính trị mới. Vì vậy, Pháp cũng muốn nói chuyện với cựu hoàng Bảo Đại.

Do nhu cầu từ cả hai phía, phía những nhà chính trị theo chủ trương dân tộc và phía Pháp muốn thiết lập một cơ chế hành chánh mới, cao ủy Pháp Emile Bollaert tại Đông Dương mời cựu hoàng Bảo Đại hội kiến ngày 6-12-1947, trên chiến hạm Duguay Trouin, thả neo trong vịnh Hạ Long, để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho tình hình lúc bấy giờ. Hai bên đi đến thông cáo chung là sẽ cùng nhau thương thuyết để Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam.

Mở đầu cuộc vận động, cựu hoàng Bảo Đại qua Pháp tiếp tục thương thuyết. Khi về lại Hồng Kông, cựu hoàng thảo luận thêm với các chính khách quốc gia và giao cho thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập chính phủ trung ương lâm thời, nhằm thảo luận với Pháp một tạm ước về thống nhất đất nước. Nguyễn Văn Xuân đã từng được Hồ Chí Minh mời vào chính phủ đầu tiên năm 1945, nhưng ông Xuân từ chối.

Đối đầu với Việt Minh cộng sản, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thành lập chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam tại Sài Gòn ngày 1-6-1948, ban hành “Pháp quy tạm thời” (Statut Provisoire), chọn bài “Tiếng gọi thanh niên” làm quốc ca. (Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, California: Nxb. Xuân Thu, 1989, tr. 75.) Bản quốc ca bắt đầu bằng câu “Này thanh niên ơi …” (Hỏi chuyện tại Montreal ngày 2-12-2017 bác sĩ Từ Uyên, tú tài năm 1951 và giáo sư Bùi Tiến Rủng, tú tài năm 1953. Cả hai ông lúc đó là sinh viên Đại học Hà Nội, thuộc lòng bản quốc ca nầy. Hai ông xác nhận quốc ca lúc đó bắt đầu bằng câu: “Này thanh niên ơi …”)

Sau chính phủ Trung ương Lâm thời, cựu hoàng Bảo Đại tiếp tục thương thuyết và ký kết tại Paris với tổng thống Pháp là Vincent Auriol hiệp định Élysée ngày 8-3-1949, đưa đến việc thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng, chống Việt Minh cộng sản.

Chính thể Quốc Gia Việt Nam cũng dùng bài “Tiếng gọi thanh niên” làm quốc ca. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước ở vĩ tuyền 17. Chính thể Quốc Gia Việt Nam cai trị miền Nam Việt Nam. Lúc đó, quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Ông Diệm nhậm chức ngày 7-7-1954 (Ngày Song thất). Sau khi ổn định tình hình, thủ tướng Diệm tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955. Kết quả quốc trưởng Bảo Đại bị lật đổ, thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, đổi Quốc Gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa.

Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng Hòa được bầu ngày 4-3-1956. Trong khi soạn thảo hiến pháp, Quốc hội dự tính tuyển chọn quốc kỳ và quốc ca cho chính thể mới, nhưng chưa chọn được lá cờ và bản nhạc nào ưng ý, nên ngày 31-7-1956, Quốc hội quyết định giữ quốc kỳ và quốc ca cũ. (Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua, California, Nxb. Xuân Thu tái bản, không đề năm, tr. 200.)

Bản quốc ca “ Tiếng gọi thanh niên” được đổi thành “Tiếng gọi công dân”, và mở đầu bằng câu : “Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng…” Đồng thời thay đổi khá nhiều lời so với bài “Tiếng gọi thanh nhiên”. (Những người lớn tuổi, nhứt là những vị di cư sau hiệp định Genève, cho biết sau khi vào Nam Việt Nam năm 1954 một thời gian, thì mới có bài “Tiếng gọi công dân.)

Sau đó, Quốc hội lập hiến mở cuộc thi vẽ quốc kỳ và thi sáng tác quốc ca. Có tất cả 350 mẩu cờ và 50 bản nhạc được đề nghị. Ngày 17-10-1956, một lần nữa, Quốc hội lập hiến tuyên bố không chọn được bản quốc ca hay quốc kỳ mới, và quyết định giữ nguyên quốc kỳ và quốc ca cũ làm biểu tương. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 203.) Sau đây là nguyên văn lời bản “Tiếng gọi công dân” thời Việt Nam Cộng Hòa:

Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông, từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!

Như thế, bài hát “Quấc dân hành khúc” xuất hiện giữa năm 1941, đổi thành “Sinh viên hành khúc” cuối năm 1941, rồi “Tiếng gọi sinh viên” đầu năm 1942. Lúc đó, tinh thần yêu nước của dân chúng trên toàn quốc dâng lên rất cao sau cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và hai tác giả đặt lời là Lê Khắc Thiền và Đặng Ngọc Tốt là những sinh viên yêu nước, sáng tác bản nhạc nầy trong tinh thần yêu nước dạt dào, và chưa theo phong trào Việt Minh cộng sản.

Năm 1945, Lưu Hữu Phước cũng như một số thanh niên khác, vì lòng yêu nước, nghe theo lời phỉnh gạt, gia nhập phong trào Việt Minh, sinh hoạt trong ngành văn hóa, nghệ thuật, tuyên truyền. Vì thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản miền Nam, Lưu Hữu Phước không được cộng sản trọng dụng, cũng chẳng giữ một chức vụ gì quan trọng dưới chế độ cộng sản ở Bắc Việt Nan sau hiệp định Genève năm 1954.

Trong chiến tranh 1954-1975, do nhu cầu tuyên truyền và lôi kéo dân chúng Nam Việt Nam, cộng sản Bắc Việt Nam đề cử Lưu Hữu Phước đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng bộ Thông tin Văn hóa năm 1965 trong chính phủ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một công cụ bù nhìn để tuyên truyền của đảng Cộng Sản, gồm những người gốc miền Nam, kể cả những người không vào đảng Cộng Sản.

Sau năm 1975, “được chim bẻ ná, được cá đá lờ”, đảng Cộng Sản (lúc đó còn tên là đảng Lao Động) giải tán ngay mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, trong đó có bộ trưởng Lưu Hữu Phước. Suốt đời Lưu Hữu Phước bị đảng cộng sản lợi dụng, làm con cờ tuyên truyền, chỉ được cộng sản giao cho làm công tác văn nghệ, tức chỉ làm văn công cho cộng sản mà thôi.

Cần chú ý đến các điểm trên đây để thấy rằng bản nhạc được dùng làm quốc ca Quốc Gia Việt Nam từ năm 1948, rồi quốc ca Viêt Nam Cộng Hòa từ sau năm 1954, là tâm huyết của những sinh viên yêu nước vào những năm 1941, 1942, chứ lúc đó những tác giả nầy không phải là những người theo cộng sản.

Năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tạm thời cưỡng chiếm. Bản quốc ca “Tiếng gọi công dân” và lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cùng với người Việt di tản ra hải ngoại, được hát vang khắp nơi trên thế giới. Chẳng những thế, ngày nay bản quốc ca nầy cùng với lá Cờ Vàng bắt đầu sống lại ở trong nước, chẳng những ở Nam Việt Nam mà cả ở Bắc Việt Nam, như là biểu tượng của tự do dân chủ mà toàn dân Việt Nam đang khao khát.

Xin kính mời quý vị đồng hương Toronto và vùng phụ cận tham dự đông đảo LỄ CHÀO CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA vào lúc 12 giờ trưa THỨ BẢY 28-4-2018 tại City Hall Toronto trong buổi Tưởng niệm Quốc hận năm nay, và cùng nhau hát bản quốc ca yêu quý và thiêng liêng của chúng ta.

 
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto 18-04-2018)

/* nguồn: https://www.danchimviet.info/nguon-goc-b...2018/9553/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
NẾU TÔI CHẾT TRÊN CHIẾN TRƯỜNG 

Nếu tôi chết trên chiến trường 
Quấn xác tôi lại và gởi về nhà
Để huy chương trên ngực tôi
Nói với Mẹ tôi rằng tôi đã cố gắng hết sức 
Nói với Ba tôi đừng có cúi đầu 
Ông ta không còn căng thẳng khi gặp tôi
Nói với em trai tôi học hành cho thật giỏi
Chiếc xe đạp của tôi vĩnh viễn thuộc về em trai tôi 
Nói với em gái tôi đừng phiền muộn 
Tôi sẽ ngủ một giấc thật dài 
Và không bao giờ thức dậy sau đêm nay 
Nói với người yêu tôi đừng khóc
Nói với Quê Hương đừng khóc cho tôi
Bởi vì tôi là một người lính
Sinh ra để chết cho Quê Hương. 

Trần Lễ Nguyên lược dịch.

[Image: ke_o_mien_xa.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Sáng nay xem mấy clips quân Nga pháo kích và thả bomb trường học, bệnh viện, và những khu dân cư ở Ukraine mà chạnh lòng.  

Ngày này, năm xưa ...

Hỡi bé thơ ơi, sao vội lìa đời, khi tuổi còn tươi, khi tuổi còn xanh 
Tiếng hát ngây thơ bên trường ngày nào, 
bây giờ còn đâu khi đạn thù rơi 
Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp 
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe 
Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa
Lưu luyến vĩnh viễn ra đi 
Hỡi bé thơ ơi, sao vội bỏ thầy, bỏ mẹ, bỏ cha, bỏ bạn, bỏ em 
Hỡi bé thơ ơi, em tội tình gì, sao vội bỏ đi, em lại bỏ đi 
Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe 
Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa
Lưu luyến vĩnh viễn ra đi.

Sáng tác : Nhạc sĩ Anh Bằng

Thảm Sát Cai Lậy
Ngày 9 tháng 3, 1974

Nhạc phẩm "Truy Điệu" của nhóm Lê Minh Bằng sáng tác năm 1974 sau khi cộng sản pháo kích bừa bãi vào trường tiểu học Cai Lậy vào ngày 9/3/1974 giết chết 23 học sinh và 43 bị thương.



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Bài nhạc nghe khi cần giảm áp lực.   Tulip4





Who can say where the road goes
Where the day flows, only time
And who can say if your love grows
As your heart chose, only time

Who can say why your heart sighs
As your love flies, only time
And who can say why your heart cries
When your love lies, only time

Who can say when the roads meet
That love might be in your heart
And who can say when the day sleeps
If the night keeps all your heart
Night keeps all your heart

Who can say if your love grows
As your heart chose, only time
And who can say where the road goes
Where the day flows, only time

Who knows? Only time
Who knows? Only time
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Hãy là ngọn gió đổi thay

“Hãy là ngọn gió đổi thay” 
Mùa xuân chim én tung bay ngang trời
Nhân danh đời sống con người
Nắm tay ta đứng lên đòi Tự do!

“Hãy là ngọn gió đổi thay”
Rừng thiêng muôn lá mùa thay áo về
Núi thiêng vang vọng lời thề
Nước Nam xưa phải trả về dân Nam

“Hãy là ngọn gió đổi thay”
Này em còn đó tương lai rạng ngời
Học đi em. Học làm người
Xa lìa chủ nghĩa loài người đã chôn

“Hãy là ngọn gió đổi thay”
“Ngày nay học tập. Ngày mai giúp đời” 
Học cho rạng rỡ giống nòi
Mai về trang điểm lại đời quê hương

“Hãy là ngọn gió đổi thay”
Này anh xưa đã nằm gai chiến trường
Giờ đây đất nước tang thương
Hỏi: lòng anh có xót thương dân mình?

“Hãy là ngọn gió đổi thay”
Này anh ôm súng trong tay bây giờ…
Bừng ra cơn ngủ say mơ
Làm trai Tổ quốc tôn thờ xứng danh

“Hãy là ngọn gió đổi thay”
Ai kia hãy nói lời ngay một lần
Ngồi xuống đây, cúi thật gần
Nhìn trang sử sách của Dân tộc này!

“Hãy là ngọn gió đổi thay”
Này ai kia hãy chia tay hão huyền
Tham chi những thứ lợi quyền
Buôn dân, bán nước tội truyền thiên thu!


MSL

*** Một trong những rock band người Đức mà tôi rất thích từ bé là Scorpions với nhạc phẩm tiêu biểu là bài "Wind of Change" aka Ngọn Gió Đổi Thay được sáng tác vào thời kỳ Cold War của cộng sản Liên Sô mà anh nhạc sĩ Trúc Hồ đã mượn ý cho bài "Triệu Con Tim" của anh.





Follow the Moskva
Down to Gorky Park
Listening to the wind of change
An August summer night
Soldiers passing by

Listening to the wind of change
The world is closing in
Did you ever think
That we could be so close, like brothers

The future's in the air
Can feel it everywhere
Blowing with the wind of change

Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow dream away
In the wind of change

Walking down the street
Distant memories
Are buried in the past, forever

I follow the Moskva
Down to Gorky Park
Listening to the wind of change

Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow share their dreams

With you and me
Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow dream away
In the wind of change
The wind of change

Blows straight into the face of time
Like a storm wind that will ring the freedom bell
For peace of mind
Let your balalaika sing
What my guitar wants to say

Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow share their dreams
With you and me

Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow dream away
In the wind of change
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Teresa Mai aka Sangeeta Kaur thắng giải Grammys for Best Classical Solo Vocal.  😍

[Image: 6-EECEDB2-5-BAF-402-C-AF74-B8-DD94837-B87.png]



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
 Lúc cô này được đề cử, trước khi nhận giải không lâu, một số người Việt trên mạng xã hội đã bàn ra tán vào, nói rằng có chồng giàu vận động, mua giải. Thực hư không biết thế nào. Tuy nhiên khi mình phát ngôn như vậy nghĩa là mình chà đạp sự danh giá của cái giải đó mà không hề đưa ra một cái bằng chứng. Tự hạ thấp tri thức của mình.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-04-05, 12:03 AM)005 Wrote:  Lúc cô này được đề cử, trước khi nhận giải không lâu, một số người Việt trên mạng xã hội đã bàn ra tán vào, nói rằng có chồng giàu vận động, mua giải. Thực hư không biết thế nào. Tuy nhiên khi mình phát ngôn như vậy nghĩa là mình chà đạp sự danh giá của cái giải đó mà không hề đưa ra một cái bằng chứng. Tự hạ thấp tri thức của mình.

Dạ thói xấu của một số người thôi ạ, kg bằng được như người ta thì bêu rếu và chà đạp trực tiếp hay gián tiếp để tự an ủi bản thân đó mà, những bài viết như rứa muội chỉ đọc vài hàng là dẹp, kg đáng tốn thời gian đọc tiếp.   Lol 

Chỉ cần nghe giọng angelic của cô ấy thôi chứ kg cần đọc bình luận gì cũng thấy cô ấy xứng đáng với giải thưởng này.  Thế hệ bây giờ người hát nhạc classical opera - vocal càng ngày càng ít, và có được giọng hát như cô thật là a gift from God.  Ngoài ra những ai có giao tình hay qua lại tiếp xúc với cô ấy đều có thể khẳng định cô là một người phụ nữ vừa đẹp, vừa tài năng, tính tình dễ thương rất là đáng quý, có lẽ một phần vì cô được thấm nhuần tư tưởng khiêm cung, khiêm hạ, bình dị của Phật Giáo đó ngũ ca. 

Nghe mà goosebumps.   Heavy-black-heart4



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
5 thấy kiểu cách của cô rất thật, authentic, coi cái clip phỏng vấn thì 5 có cảm tình đó. Xưa có nghe cô một lần hát trên Paris By Night nhưng không để ý nhiều.

 

[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-04-06, 11:40 AM)005 Wrote: 5 thấy kiểu cách của cô rất thật, authentic, coi cái clip phỏng vấn thì 5 có cảm tình đó. Xưa có nghe cô một lần hát trên Paris By Night nhưng không để ý nhiều.

 

Dạ trong PBN cô ấy hát bài "Quan Âm Thị Kính" do cô ấy viết bằng tiếng Anh.  Cô ấy hát bên Asia nhiều hơn.  Nếu có dịp tiếp xúc với cô ấy, muội nghĩ cảm tình của ngũ ca sẽ tăng chứ kg giảm, ngay cả muội là đứa ít nói, lạnh lùng mà cũng rất mến cô ấy.   Shy

Bài hát này với muội là một kết hợp tuyệt vời và hiếm hoi của làng nhạc Việt Nam, giọng opera của hai người tương xứng thật là hay.





Con Đường Việt Nam
Nhạc & Lời: Trúc Hồ, Anh Bằng
Chuyển ngữ tiếng Ý: Teresa Mai

Nhớ khi tuổi thơ dại mẹ dìu con qua đường cái
Vũng mưa chân quen lội nhìn mẹ vui con cũng cười
Nhớ đêm ngủ hiên ngoài tiếng võng đưa miệt mài
Tiếng khuya mẹ ru hời trời vừa sang canh gà [Am] gáy.

Nhớ xưa con đi học đường quê biền biệt màu nắng
Bướm bay như mây vàng dập dồn vui lây xóm làng
Nhớ hoa bưởi sau nhà bóng tre đưa la đà
Tiếng ve kêu trưa hè thành tiếng quê hương đậm đà.

Đã bao năm rồiđó thôi không còn nữa
Bóng dáng con trâu gặm cỏ đường chiều 
Một vài em bé vui chơi thả diều
Có tiếng ai ca đưa duyên tình tứ
Đêm trăng hò lớ.

Nhớ xưa con đi rồi mẹ buồn thôn xóm lửa khói
Những mo cau ngăn đường từng miền quê ra phố phường
Nhớ bom nổ kinh hoàng cắt con đê qua trường
Nhớ ôi bao kỷ niệm từ những con đường Việt Nam.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Chờ một năm rồi mới có cơ hội đi xem chương trình này ở Dallas.  So exciting!  Tulip4

https://www.shenyun.com/dallas/att-perfo...0qEALw_wcB



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
Hôm nay được nghe ngũ ca "thở than" bài "Những Lời Dối Gian" làm nhớ lần đầu tiên đi xem concert của Andy Lau khi còn là sinh viên nghèo, mấy cô nhỏ hùn vô chỉ mua được mấy cái vé ở tuốt trên cao, tầng xa nhất hoả tiễn bắn kg tới, vậy mà háo hức, hớn hở lắm cơ.  Dù chỉ thấy được "Dương Quá" ở xa tít, nhỏ xí mà tim cũng rộn ràng.   Lol Heavy-black-heart4






共我道别吧 就让空虚把我摧毁
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply