2021-02-16, 02:53 PM
DẤU XƯA
Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. Một chiếc lược gãy trong rổ may của bà ngoại đã khuất, chiếc áo cũ đã sờn của mẹ hay cặp kính lão của người ông nay đã không còn nữa, và có khi chỉ là một lá thư đã nhoè mực......thương lắm!!! Nó chứa trong đó cả một trời xưa, dấu cũ của đời kiếp! Có lẽ đó cũng là một phần lý do khiến giữa thế giới điện tử cực kỳ tinh vi hiện đại hôm nay vẫn còn lắm người cứ nấn ná những tên gọi Lá Bối, Phương Bối, Luy Lâu, Xóm Hạ....
Trộm nghĩ sống theo tinh thần tỉnh thức của Phật Giáo là đối diện thực tại, nhưng những hồi ức lành mạnh hướng thượng cũng không phải là xấu nếu đúng lúc và hữu ích. Hồi xưa, Đức Phật cũng từng nhắc lại dăm kỷ niệm cũ trong tình thần đó. Thế Tôn Ca Diếp từng tĩnh tọa chỗ này, nay kể thêm ta nữa thì ở đây đã ghi dấu hai Đức Phật. Chưa hết, ngày Phật về Kusinara để viên tịch, Ngài cũng nhắc lại một tiền thân làm Vua ở đây và xác nhận đây là lần thứ tám bỏ xác chỗ này. Những Hoài niệm đó có lợi cho người nghe, vì nghe rồi, người ta càng thêm phần tinh tấn.
Tôi có một thói quen ngộ nghĩnh là khi đọc sách về những danh nhân mà mình có cảm tình, thường để ta xem họ có sống được bao lâu. Thọ thì không nói gì, nếu người đó đi quá sớm, tự nhiên nghe lòng ray rứt lạ lùng. Dù thường họ là người của xứ nào đó, chẳng phải người Việt. Ray rứt rồi tự nghĩ về mình. Dù đến tận lúc này, tôi vẫn chưa có dịp hầu trà cho danh nhân nào, nói gì là.....
Cái chết là kỳ thi cuối cùng cho mỗi đời người. Chưa xuôi tay thì khó biết ai đậu rớt. Có kẻ tiếng tăm chưa bao lâu thì đã tiếng tai. Phải đợi họ nằm xuống ít lâu, và ta chịu khó nghe ngóng trong thiên hạ xem vị trí của người đó bây giờ ra sao. Đại chúng thường có vẻ dễ bị cuốn hút bởi những đòn phép quảng cáo. Nhưng đã là đám đông thì dễ sợ lắm, tưng bừng ủng hộ một đỗi rồi thì cùng ngồi lại để sàng lọc. Có thể nói tất cả di sản văn hoá, văn mình của nhân loại xưa giờ đều phải trãi qua những thử thách khốc liệt và nghiêm khắc kiểu đó.
Vậy thì chết không phải là hết. Tới đó thì chỉ mới là một phần đường trong hành trình xác định bản thân mỗi con người, mỗi tác phẩm. Từng ngày trong thuở bình sinh đều góp phần quyết định cho cái ngày sau ấy. Từ đó suy ra, từng phút giây hiện tiền phải được sử dụng trong tình thần trách nhiệm; và rõ ràng quá khứ , hiện tại và tương lai luôn có một mối quan hệ mặn mà. Tưởng tiếc dĩ vãng hay mộng mị về tương lai để buồn vui vớ vẩn có thể không cần thiết, nhưng lấy chuyện lúc này để xây dựng cho chuyện một lúc khác thì có lẽ ngược lại.
Nói quẩn quanh cũng chỉ để trở về ý tưởng ban đầu của bài viết là quá khứ đôi khi có những giá trị khó ngờ. Theo A Tỳ Đàm Nam Truyền, xét về thực tính đệ nhất nghĩa đế, quá khứ là cái đã không còn nữa, nhưng trên quan điểm Thi Thiết, nếu ta muốn, nó vẫn còn nguyên vẹn đó trong tâm tưởng chúng ta. Nó tồn tại vì ta nghĩ đến nó. Cái lược gãy cộng với nỗi nhớ của chúng ta sẽ tái hiện lại hình bóng của bà ngoại đã khuất. Háo hức , cắm cúi chạy theo những lo toan thời thượng , nhiều người đã quên mất hình thức tồn tại thứ hai của vạn hữu. Dĩ nhiên tôi chỉ muốn nói tới những gì hữu ích.
Và thật vô cùng xin lỗi những ai đang đọc bài viết này của tôi, khi nguồn ý tưởng và cảm hứng cho bài tiểu luận này ( tạm gọi vậy) không hề hình thành từ một phút giây thiền định tĩnh tọa nào nghỉ ngút khói nhang. Chúng đến từ một phút giây lạc đường của tôi trên Internet. Đi tìm cái này thì lại gặp cái kia, và chợt nảy ý chép lại cảm xúc lúc đó. Những ai không ưa bài viết này của tôi, có thể vào đó để thăm viếng, xem như lời xin lỗi của tôi.
Có lẽ cũng xin thưa rõ, đó là những âm thanh nguyên thủy của một Quán Văn lừng danh tại Sài Gòn vào giữa thập niên 1960 với những Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời son trẻ. Lúc đó người viết bài này vẫn chưa nhìn thấy mặt trời. Tôi biết đến Quán Văn qua hình thức tồn tại thứ hai của nó, như vừa thưa ở trên. Hãy nghe để tìm lại một thời đã mất, tìm lại thời khói lửa ác liệt mà cũng nồng nàn nhất của quê hương Việt Nam, khi mà nhạc sỹ Trịnh Công Sơn chưa kịp bị đời phân loại bằng một cái nhìn biến kế sở chấp. Hãy nghe như chưa nghe lần nào! Xin lỗi nhạc sỹ Phật tử Trịnh Công Sơn.
Trích: Truyện Phiếm Thầy Tu
Tác giả: Toại Khanh
Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. Một chiếc lược gãy trong rổ may của bà ngoại đã khuất, chiếc áo cũ đã sờn của mẹ hay cặp kính lão của người ông nay đã không còn nữa, và có khi chỉ là một lá thư đã nhoè mực......thương lắm!!! Nó chứa trong đó cả một trời xưa, dấu cũ của đời kiếp! Có lẽ đó cũng là một phần lý do khiến giữa thế giới điện tử cực kỳ tinh vi hiện đại hôm nay vẫn còn lắm người cứ nấn ná những tên gọi Lá Bối, Phương Bối, Luy Lâu, Xóm Hạ....
Trộm nghĩ sống theo tinh thần tỉnh thức của Phật Giáo là đối diện thực tại, nhưng những hồi ức lành mạnh hướng thượng cũng không phải là xấu nếu đúng lúc và hữu ích. Hồi xưa, Đức Phật cũng từng nhắc lại dăm kỷ niệm cũ trong tình thần đó. Thế Tôn Ca Diếp từng tĩnh tọa chỗ này, nay kể thêm ta nữa thì ở đây đã ghi dấu hai Đức Phật. Chưa hết, ngày Phật về Kusinara để viên tịch, Ngài cũng nhắc lại một tiền thân làm Vua ở đây và xác nhận đây là lần thứ tám bỏ xác chỗ này. Những Hoài niệm đó có lợi cho người nghe, vì nghe rồi, người ta càng thêm phần tinh tấn.
Tôi có một thói quen ngộ nghĩnh là khi đọc sách về những danh nhân mà mình có cảm tình, thường để ta xem họ có sống được bao lâu. Thọ thì không nói gì, nếu người đó đi quá sớm, tự nhiên nghe lòng ray rứt lạ lùng. Dù thường họ là người của xứ nào đó, chẳng phải người Việt. Ray rứt rồi tự nghĩ về mình. Dù đến tận lúc này, tôi vẫn chưa có dịp hầu trà cho danh nhân nào, nói gì là.....
Cái chết là kỳ thi cuối cùng cho mỗi đời người. Chưa xuôi tay thì khó biết ai đậu rớt. Có kẻ tiếng tăm chưa bao lâu thì đã tiếng tai. Phải đợi họ nằm xuống ít lâu, và ta chịu khó nghe ngóng trong thiên hạ xem vị trí của người đó bây giờ ra sao. Đại chúng thường có vẻ dễ bị cuốn hút bởi những đòn phép quảng cáo. Nhưng đã là đám đông thì dễ sợ lắm, tưng bừng ủng hộ một đỗi rồi thì cùng ngồi lại để sàng lọc. Có thể nói tất cả di sản văn hoá, văn mình của nhân loại xưa giờ đều phải trãi qua những thử thách khốc liệt và nghiêm khắc kiểu đó.
Vậy thì chết không phải là hết. Tới đó thì chỉ mới là một phần đường trong hành trình xác định bản thân mỗi con người, mỗi tác phẩm. Từng ngày trong thuở bình sinh đều góp phần quyết định cho cái ngày sau ấy. Từ đó suy ra, từng phút giây hiện tiền phải được sử dụng trong tình thần trách nhiệm; và rõ ràng quá khứ , hiện tại và tương lai luôn có một mối quan hệ mặn mà. Tưởng tiếc dĩ vãng hay mộng mị về tương lai để buồn vui vớ vẩn có thể không cần thiết, nhưng lấy chuyện lúc này để xây dựng cho chuyện một lúc khác thì có lẽ ngược lại.
Nói quẩn quanh cũng chỉ để trở về ý tưởng ban đầu của bài viết là quá khứ đôi khi có những giá trị khó ngờ. Theo A Tỳ Đàm Nam Truyền, xét về thực tính đệ nhất nghĩa đế, quá khứ là cái đã không còn nữa, nhưng trên quan điểm Thi Thiết, nếu ta muốn, nó vẫn còn nguyên vẹn đó trong tâm tưởng chúng ta. Nó tồn tại vì ta nghĩ đến nó. Cái lược gãy cộng với nỗi nhớ của chúng ta sẽ tái hiện lại hình bóng của bà ngoại đã khuất. Háo hức , cắm cúi chạy theo những lo toan thời thượng , nhiều người đã quên mất hình thức tồn tại thứ hai của vạn hữu. Dĩ nhiên tôi chỉ muốn nói tới những gì hữu ích.
Và thật vô cùng xin lỗi những ai đang đọc bài viết này của tôi, khi nguồn ý tưởng và cảm hứng cho bài tiểu luận này ( tạm gọi vậy) không hề hình thành từ một phút giây thiền định tĩnh tọa nào nghỉ ngút khói nhang. Chúng đến từ một phút giây lạc đường của tôi trên Internet. Đi tìm cái này thì lại gặp cái kia, và chợt nảy ý chép lại cảm xúc lúc đó. Những ai không ưa bài viết này của tôi, có thể vào đó để thăm viếng, xem như lời xin lỗi của tôi.
Có lẽ cũng xin thưa rõ, đó là những âm thanh nguyên thủy của một Quán Văn lừng danh tại Sài Gòn vào giữa thập niên 1960 với những Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời son trẻ. Lúc đó người viết bài này vẫn chưa nhìn thấy mặt trời. Tôi biết đến Quán Văn qua hình thức tồn tại thứ hai của nó, như vừa thưa ở trên. Hãy nghe để tìm lại một thời đã mất, tìm lại thời khói lửa ác liệt mà cũng nồng nàn nhất của quê hương Việt Nam, khi mà nhạc sỹ Trịnh Công Sơn chưa kịp bị đời phân loại bằng một cái nhìn biến kế sở chấp. Hãy nghe như chưa nghe lần nào! Xin lỗi nhạc sỹ Phật tử Trịnh Công Sơn.
Trích: Truyện Phiếm Thầy Tu
Tác giả: Toại Khanh