Thế nào là “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”?
#1
Hỏi: Nên hiểu thế nào về câu: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.


Đáp: Câu này cũng giống như bài kệ trong kinh Hạnh Phúc: “Khi xúc chạm việc đời. Tâm không động không sầu. Tự tại và vô nhiễm. Là phúc lành cao thượng”. Đây là bài kệ số 10 trong 11 bài kệ của kinh Hạnh Phúc. Trong bài kinh Hạnh Phúc, Đức Phật dạy người cư sĩ tuần tự tu tập từ bài kệ số 1 đến số 10 cách sống trong giới, định, tuệ. Bài kệ số 1 đến bài kệ số 8 là Nhân, từ bài kệ số 9 đến bài kệ số 10 là Quả. Đến bài kệ số 9, hành giả đã thấy được Niết bàn. Nhưng phải đến bài kệ số 10, hành giả đã đạt tới đạo quả A La Hán với câu: “Tự tại và vô nhiễm”. Chỉ có bậc A La Hán mới vô nhiễm và đạt đến tự tại. Các bậc thánh khác vẫn còn nhiễm ít nhiều nên còn bị tái sinh ít nhất là 1 kiếp như A Na Hàm.

Như vậy câu: ” Khi xúc chạm việc đời . Tâm không động không sầu. Tự tại và vô nhiễm” cũng giống như câu: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” thì tâm này là pháp Quả chứ không phải pháp Nhân. Tức là khi đạt tới quả A La Hán, vị ấy sống với tâm vô nhiễm (tâm Duy Tác) còn gọi là tâm không tạo nghiệp mà các bậc Thánh khác và phàm phu không có được. Vì là pháp Quả và là tâm Duy Tác nên nó không phải là chủ thể hay đối tượng của thiền Vipassana. Tâm Duy Tác được định nghĩa là: “Là những tâm chỉ xuất hiện để đối xử với cảnh và khi diệt đi không để lại dấu vết. Những tâm này chỉ sanh nơi cơ tánh của vị A-La-Hán.”. Trong khi chủ thể của thiền Minh Sát (Vipassana) là tâm sở Trí Tuệ (tâm sở số 52).

Thiền Vipassana dẫn đến Niết bàn nhưng không tạo ra Niết bàn. Giống như con đường dẫn đến đích chứ không tạo ra đích đến. Cũng thế, thiền Vipassana dẫn đến tâm Duy Tác (tâm khi đạt đạo quả A La Hán) chứ không tạo ra tâm Duy Tác.

Vì thế nếu chúng ta cho rằng mình có thế có “tâm không động không sầu” là nhầm vào pháp Quả (tưởng có Quả mà việc gieo Nhân là hành thiền Vipassana hay thiền Tứ Niệm Xứ chưa có hay chưa thành tựu). Hay cho rằng “tâm không động không sầu” là một pháp hành Vipassana hay Tứ Niệm Xứ thì cũng không đúng. Cực đoan hơn, có người cho rằng “tâm không động không sầu” là Phật tánh, chân tâm, tánh biết, tánh thấy thường hằng bất biến mà ai cũng có, chỉ cần tác ý lấy ra xài lúc nào cũng được.
(Thấy Biết)

https://tuniemxu.org/the-nao-la-tam-bat-...-van-bien/
Reply
#2
Bài giảng Thế nào là “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”? bác abc vừa post hay quá .  Cám ơn bác nhiều .  Tiện đây, LTP xin post ké bài Kinh Hạnh Phúc để chúng ta cùng tham khảo đoạn nào là Nhân (1-8) và đoạn nào là Quả (9-10).
Quote:Kinh Hạnh Phúc

Như vầy tôi nghe
Một thời Thế Tôn
Ngự tại Kỳ Viên tịnh xá
Của trưởng giả Cấp Cô Ðộc
Gần thành Xá Vệ
Khi đêm gần mãn
Có một vị trời
Dung sắc thù thắng
Hào quang chiếu diệu
Sáng tỏa Kỳ Viên
Ðến nơi Phật ngự
Ðảnh lễ Thế Tôn
Rồi đứng một bên
Cung kính bạch Phật
Bằng lời kệ rằng

Chư thiên và nhân loại
Suy nghĩ điều hạnh phúc
Hằng tầm cầu mong đợi
Một đời sống an lành
Xin ngài vì bi mẫn
Hoan hỷ dạy chúng con
Về phúc lành cao thượng
Thế Tôn tùy lời hỏi
Rồi giảng giải như vầy

1/ Không gần gũi kẻ ác
Thân cận bậc trí hiền
Cúng dường bậc tôn đức
Là phúc lành cao thượng

2/ Ở trú xứ thích hợp
Công đức trước đã làm
Chân chánh hướng tự tâm
Là phúc lành cao thượng

3/ Ða văn nghề nghiệp giỏi
Khéo huấn luyện học tập
Nói những lời chơn chất
Là phúc lành cao thượng

4/ Hiếu thuận bậc sanh thành
Chăm sóc vợ và con
Sống bằng nghề lương thiện
Là phúc lành cao thượng

5/ Bố thí hành đúng Pháp
Giúp ích hàng quyến thuộc
Hành vi không lổi lầm
Là phúc lành cao thượng

6/ Xả ly tâm niệm ác
Tự chế không say sưa
Tinh cần trong thiện pháp
Là phúc lành cao thượng

7/ Biết cung kính khiêm nhường
Tri túc và tri ân
Ðúng thời nghe chánh pháp
Là phúc lành cao thượng

8/ Nhẫn nhục tánh thuần hoá
Thường yết kiến sa môn
Tùy thời đàm luận pháp
Là phúc lành cao thượng

9/ Thiền định sống phạm hạnh
Thấy được lý thánh đế
Chứng ngộ quả niết bàn
Là phúc lành cao thượng

10/ Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động không sầu
Tự tại và vô nhiễm
Là phúc lành cao thượng

Những sở hành như vậy
Không chỗ nào thối thất
Khắp nơi được an toàn
Là phúc lành cao thượng 

https://www.budsas.org/uni/u-nghithuc-tung/nthuc11.htm
Reply
#3
Thật là tội nghiệp cho những người KHÔNG BIẾT bám víu vào cái KHÔNG BIẾT!

Tâm BẤT BIẾN là gì???

 Tâm BẤT BIẾN này là TÂM không những BẤT BIẾN mà còn là VẠN BIẾN....ỨC ỨC ỨC ỨC .........ỨC.....BIẾN mới có số thứ tự 52 phải không??? 

Có ai nghe TÂM VÔ LƯỢNG là TÂM con số thứ mấy không???

 A la hán sống với TÂM VÔ LƯỢNG nầy nè! 
Còn phàm phu thì lại sống với TÂM BẤT BIẾN nhưng lại VẠN VẠN ỨC ỨC ỨC ỨC BIẾN.  

Xin hỏi: 
Người Copy and Paste tức KHÔNG BIẾT tham khảo với người Copy and Paste làm sao BIẾT???

Chớ VỘI TIN người nói, người Copy and Paste nghen! 
PhảiTỰ TRI TỰ CHỨNG TỰ ĐẠT mới BIẾT A la hán, phàm phu sống với TÂM gì????  



Có một cái tức cười là A la hán với phàm phu sống trong xã hội thật không khác biệt!

Ai BIẾT??????
Reply
#4
TÂM là gì???
 TÂM là vạn vật vũ trụ, và chúng ta. 

Dòng đời là gì??? 
Dòng đời cũng là vạn vật vũ trụ, và chúng ta. 


TÂM chúng ta xưa nay đã là BẤT BIẾN! 
Vì chúng ta CÓ THÂN,  Ý THỨC vô thường THAY ĐỔI VẠN BIẾN! 

Bởi thế cho nên chúng ta làm Dòng Đời VẠN BIẾN.


Chúng ta KHÔNG THẤY TÂM! 
Chúng ta chỉ THẤY THÂN nên chúng ta VỌNG TƯỞNG là phải tu hành THÀNH Phật, A la hán mới có TÂM BẤT BIẾN, BẤT ĐỘNG....etc.....whatever???? 


Chúng ta không cần thành Phật, A la hán gì đó mới CÓ TÂM gì gì đó??? 

THÂN chúng ta THAY ĐỔI VẠN BIẾN! Chứ TÂM chúng ta VÔ TƯỚNG thì phải BẤT BIẾN, BẤT ĐỘNG như Hư Không VÔ LƯỢNG!






Tại sao TÂM VÔ TƯỚNG lại bị chia xẻ thành nhiều TÂM??? 
Chúng ta KHÔNG THẤY TÂM của chúng ta nên chúng ta phải DỰA vào Ý THỨC THAY ĐỔI VẠN BIẾN của chúng ta.

Bởi thế cho nên chúng ta chia xẻ thành nhiều TÂM CÓ TƯỚNG để giải thích TÂM chúng ta!
Reply