Anh em xa không bằng láng giềng gần
#1
Chợt nhớ tới câu này , nên muốn tìm hiểu trọn vẹn ý nghĩa . Quanh ta vẫn luôn có những mãnh đời bất hạnh , nếu ta thật sự có 1 trái tim nhân hậu 



+++++++++++++++++++++++


Những câu tục ngữ của người xưa luôn là những lời răn dạy hữu ích đã được đúc kết lại cho con cháu đời sau. Cuộc sống của người dân Việt Nam xưa kia thì người dân thường sống gắn bó với nhau trong một làng xã. Họ thân quen nhau và trở thành người thân thiết như ruột thịt. Cho nên có câu tục ngữ cũng nói về vấn đề tình làng nghĩa xóm “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu nói là gì? Thực ra chúng ta cũng phải biết được rằng trong câu nói như nhắc đến chuyện mua bán nhưng không phải vậy. Câu này như đã có ý khuyên răn mỗi người chúng ta nên ăn ở cũng như phải sống thật vui vẻ hòa đồng với hàng xóm láng giềng kề bên. Lý do ở đây đó chính là bởi anh em họ hàng dù là thân tình, dù là máu mủ nhưng ở xa thì khi mà có những việc hệ trọng và khẩn cấp thì không thể nào mà có thể tới ngay đây được. Điều này lại như gợi nhắc chúng ta đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có việc quan trọng mà người thân ruột thịt không có ở đây thì những người hàng xóm lại sang giúp đỡ và như là những người thân vậy.
Khi con người ở bất cứ đâu cũng cần phải có được một sự gắn kết cộng đồng để có thể chia sẻ cũng như giúp đỡ cùng nhau sống vui vẻ lạc quan. Câu tục ngữ thật đặc sắc “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã như lấy chuyện mua bán ra để nói, nhưng ấn tượng hơn là lại “bán” anh em ở xa để đổi lấy việc “mua” láng giềng ở gần. Như trên đã nói thì không có một cuộc mua bán nào ở đây, mà câu tục ngữ như chỉ muốn nhấn mạnh rằng khi đến một nơi xa mà không có người thân ruột thịt thì phải biết yêu những người xung quanh, yêu những người hàng xóm. Ta cũng cần phải hiểu câu tục ngữ một cách linh hoạt hơn, chứ không phải cố thân quen với hàng xóm để nhận được sự giúp đỡ. Có ai đó đã từng nói rằng “Còn gì đẹp trên đời hơn thế! Người với người sống để yêu nhau”. Khi chúng ta đi xa, đến một nơi không có người thân quen chắc chắn rằng sẽ thấy rất vất vả, lạ lẫm và cả sự cô đơn. Chắc chắn ai ai cũng sẽ có tâm lý như vậy. Cho nên việc “mua láng giềng gần” như một cách giúp cho chính bạn thích nghi được với cuộc sống nơi phương xa đó.
Nói đến hàng xóm người dân Việt Nam ta rất hay coi trọng, bởi họ là những người ở gần với nhau. Họ có thể chia sẻ, giúp đỡ chính mình, và không dừng lại ở đó mình cũng đi giúp đỡ chính họ. Để rồi những ngày khó khăn lại cưu mang đùm bọc nhau giúp nhau có thể vượt qua được khó khăn. Thực tế cho thấy có rất nhiều khu, làng có những người hàng xóm thân thiện. Họ dường như chỉ sống trong những ngày hạnh phúc, họ cũng đã thấy được rằng “có tiền cũng không mua nổi” tình làng nghĩa xóm. Khi một nhà có chuyện, cả xóm cũng lo lắng và đồng cảm cho nhà người đó. Chính những cái nắm tay, những ánh mắt trìu mến của những người hàng xóm như chính là động lực để giúp cho gia đình gặp chuyện thêm ấm lòng hơn.
Ta như vẫn thấy được những người hàng xóm thường sang nhà nhau chơi để nói chuyện. Các chuyện từ trên trời xuống dưới biển, miễn sao họ cảm thấy vui vẻ. Người nông dân xưa kia thì lại cần được tình làng nghĩa xóm hơn bao giờ hết. Với cảnh nhà nông quanh năm suốt tháng phải ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” như cứ mãi đeo bám họ. Những người hàng xóm chung cảnh nghèo khó họ như càng thương nhau hơn, đùm bọc nhau như người thân. Họ cùng nhau lao động, cùng nhau sẻ chia mọi thứ trong cuộc sống để rồi để khi mỗi người trong số họ khi đi xa lại khôn nguôi nhớ nhà, nhớ quê và nhớ cả những tình làng nghĩa xóm.
Trong xã hội hiện đại ngày nay thì người ta lại không hiểu được hết ý nghĩa của câu nói “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Xã hội ngày nay “ai biết nhà ấy”, hàng xóm ở gần nhau mà không biết tên nhau cũng là hiện tượng dễ nhận thấy. Song, bên cạnh đó ta cũng không thể phủ nhận được nhiều tập thể hàng xóm hiện nay vẫn giữ được tình cảm làng xóm thân thiết đó. Khu nhà, khu phố sẽ trở lên vui tươi hơn khi có được những tiếng cười vui của hàng xóm.
Thông qua câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đã giúp cho người đọc thấy được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của những người hàng xóm. Tình làng nghĩa xóm cũng được xem là một trong những thứ tình cảm đẹp và đáng có của mỗi con người.
Reply
#2
Anh em online là người xa nên bán anh em online xa đi để mua láng giềng gần Becuoi
Reply
#3


Reply
#4
[quote pid='308735' dateline='1608047950']



[/quote]



Reply
#5


Reply
#6
KHIÊM TỐN LÀM VIỆC THIỆN
(Thứ Tư Lễ Tro)
Lm. Đan Vinh
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 6,1-6.16-18
(1) Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng. (2Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (3) Còn anh khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, (4) để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (5Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: Chúng đã được phần thưởng rồi. (6) Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.
(16) Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: Chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (17) Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, (18) để không ai thấy là anh ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su đòi môn đệ phải làm các việc đạo đức phù hợp với tinh thần mới của Người: - Đối với tha thân: Phải quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất.- Đối với Thiên Chúa: Phải chuyên cần cầu nguyện.- Đối với bản thân: Phải năng ăn chay hãm mình đền tội. Điều cốt yếu khi làm các việc ấy là phải làm trong tinh thần khiêm tốn: Tránh khua chiêng đánh trống khi bố thí để tìm tiếng khen; Tránh cầu nguyện ở chỗ đông người để được ca tụng; Tránh làm bộ mặt rầu rĩ khi ăn chay để cho người ta biết mình đang ăn chay.
3. CHÚ THÍCH:
C 2-4: + Bố thí: Thời Đức Giê-su, bố thí là việc công chính bậc nhất (x. Hc 7,10). Hình như người ta ưa làm việc bố thí công khai, nên dễ đưa tới thái độ phô trương bề ngoài, nhằm để được người khác ca tụng. Đừng có khua chiêng đánh trống: Rất có thể những người Pha-ri-sêu thời bấy giờ dùng chiêng trống để loan báo cho người ăn xin nghèo khó tập trung lại nhận quà. Tuy nhiên, không thấy bản văn nào nói đến việc này. Do đó ta có thể coi đây chỉ là một ví dụ có tính phóng đại để khuyến cáo môn đệ phải khiêm tốn khi làm các việc đạo đức. Chúng đã được phần thưởng rồi: Lời khen của người đời chính là phần thưởng dành cho những ai làm việc bố thí chỉ nhằm khoe khoang. Do đó, họ sẽ không được công phúc thiêng liêng trước mặt Thiên Chúa sau này. + Đừng “cho tay trái biết việc tay phải làm”: Là một kiểu nói có nghĩa là cần phải giữ kín, không cho người khác biết việc tốt mình đang làm.
Reply