Sự thông minh của ông Trump
#1
Thiếu thiết bị y tế
Mặt nạ, găng tay, áo choàng và quạt thông gió. Các bác sĩ và bệnh viện trên cả nước, nhưng đặc biệt là ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, đang tranh giành các vật dụng thiết yếu để giúp những người bị virus tấn công và bảo vệ các chuyên gia y tế.
Việc thiếu nguồn cung cấp đầy đủ buộc nhân viên y tế phải sử dụng lại thiết bị vệ sinh hiện có hoặc tự tạo ra thiết bị tạm thời. Việc thiếu máy thở khiến các quan chức nhà nước lo ngại rằng họ sẽ sớm bị buộc phải thực hiện các biện pháp y tế, quyết định tại chỗ bệnh nhân nào nhận được sự hỗ trợ duy trì sự sống - và bệnh nhân nào không.
Hôm thứ ba, Thống đốc New York Andrew Cuomo phàn nàn rằng các tiểu bang, cùng với chính phủ liên bang, đang cạnh tranh về thiết bị, đẩy giá lên cho tất cả mọi người.
"Nó giống như cuộc đấu giá mua máy thở trên eBay giữa 50 tiểu bang", ông nói.
Lẽ ra đã không phải đi đến tình trạng này, Jeffrey Levi, giáo sư chính sách và quản lý y tế tại Đại học George Washington, nói. Chính phủ Hoa Kỳ đã thất bại trong việc duy trì đầy đủ kho dự trữ vật tư cần thiết để đối phó với đại dịch như thế này - và sau đó lại chuyển động quá chậm khi bản chất của cuộc khủng hoảng hiện nay trở nên rõ ràng.
"Chúng ta đã mất nhiều tuần trong việc tăng cường năng lực sản xuất những thiết bị bảo vệ cá nhân và không bao giờ sử dụng đầy đủ thẩm quyền của chính phủ để đảm bảo rằng việc sản xuất đã diễn ra," ông nói.
Xét nghiệm trì trệ
Theo giáo sư Levi, việc cho xét nghiệm sớm - như được thực hiện ở các quốc gia như Hàn Quốc và Singapore - là chìa khóa để kiểm soát sự bùng phát của loại virus như Covid-19. Sự bất lực của chính phủ Hoa Kỳ trong việc này là một thất bại nghiêm trọng từ đó các biến chứng tiếp theo đã xảy ra.
"Tất cả các phản ứng với đại dịch đều phụ thuộc vào nhận thức tình huống - biết những gì đang xảy ra và nơi nó đang xảy ra", ông nói.
Không có thông tin này, các quan chức y tế công cộng về cơ bản là bị mù, không biết điểm nóng virus tiếp theo sẽ bùng lên ở đâu. Xét nghiệm toàn diện có nghĩa là các bệnh nhân bị nhiễm bệnh có thể được xác định và cách ly, hạn chế nhu cầu về các lệnh phải ở nhà trên toàn tiểu bang khiến cho nền kinh tế Mỹ đóng băng và dẫn đến hàng triệu công nhân thất nghiệp.
Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Nam Hàn đã đặt ra tiêu chuẩn trong việc xét nghiệm rộng rãi
Levi nói rằng trách nhiệm cho thất bại này thuộc về chính quyền Trump, vốn coi thường các kế hoạch ứng phó với đại dịch đã được thiết lập từ hơn một thập kỷ trước, trong nhiệm kỳ của tổng thống của George W Bush, mà cũng không mướn đủ người để vận hành bộ máy y tế công cộng.
"Lãnh đạo chính trị trong chính quyền này thực sự không tin vào chính phủ," Levi nói. "Điều đó đã thực sự cản trở sự sẵn lòng của họ trong việc khai thác các nguồn tài nguyên mà chính phủ liên bang đã phải đáp ứng vào thời điểm như thế này."




Covid-19: Nỗi sợ hãi trong phòng hồi sức cấp cứu
Các con số, đặc biệt là về xét nghiệm, chứng minh được điều này. Các xét nghiệm ban đầu được chính quyền gửi đi vào tháng Hai tới chỉ một số phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ thì lại bị lỗi.
Đến giữa tháng 3, chính quyền đã hứa hẹn ít nhất 5 triệu xét nghiệm tra vào cuối tháng. Tuy nhiên, một phân tích độc lập về tổng số vào ngày 30/3, cho thấy chỉ khoảng một triệu xét nghiệm đã được thực hiện. Con số này nhiều hơn bất kỳ nước nào khác, nhưng dân số Hoa Kỳ là khoảng 329 triệu người.
Hơn nữa, vì quá trình xét nghiệm xảy ra sau những thiếu sót ban đầu, các phòng thí nghiệm phân tích kết quả bị quá tải, dẫn đến việc người được xét nghiệm phải chờ một tuần hoặc lâu hơn trước khi biết kết quả là họ có dương tính hay không.
Liệu Trump vẫn muốn nới lỏng sinh hoạt ở Mỹ?
Thông điệp 'bất nhất' và gấu ó chính trị
Trong cuộc họp báo chiều thứ Ba, Donald Trump đã đưa ra một viễn cảnh nghiệt ngã cho quốc gia.
"Tôi muốn mọi người Mỹ chuẩn bị tinh thần cho những ngày khó khăn nằm ở phía trước", ông nói.
Các cố vấn y tế công cộng của ông theo sau tuyên bố đó với các biểu đồ dự đoán ít nhất 100.000 người Mỹ sẽ tử vong vì virus ngay cả dưới những biện pháp ngăn chặn hiện tại.
Thông điệp của tổng thống hoàn toàn trái ngược với những nhận xét thậm chí chỉ một tuần trước đó, khi ông bày tỏ hy vọng rằng Hoa Kỳ có thể bắt đầu mở lại các doanh nghiệp vào kỳ nghỉ lễ giữa tháng Tư.
Trump rút ý định 'phong tỏa' tiểu bang New York
Trong tháng Giêng và tháng Hai, khi sự bùng phát virus đã tàn phá nền sản xuất của Trung Quốc và bắt tạo khủng hoảng lớn ở Ý, tổng thống liên tục gạt đi sự đe dọa đối với Mỹ. Sau vài trường hợp nhiễm đầu tiên ở Mỹ, Trump và các quan chức khác trong chính quyền ông nói tình hình đã được kiểm soát và dịch sẽ tan biến vào mùa hè "như một phép màu".
Thông điệp không nhất quán từ cấp lãnh đạo cao nhất thực sự là một vấn đề, Giáo sư Levi nói. "Sẵn sàng để ứng phó với đại dịch là một môi trường thay đổi liên tục và đôi khi thông điệp của bạn cũng thay đổi. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đã có những tuyên bố bất nhất xung quanh những thông điệp không phản ánh sự thay đổi trong khoa học hoặc những gì đang diễn ra trên mặt đất, mà thay vào đó phản ánh mối quan tâm chính trị. "
Tổng thống cũng tranh cãi với các thống đốc bang Dân chủ, chỉ trích Thống Đốc Andrew Cuomo của New York và sỉ nhục Thống Đốc Gretchen Whitmer của Michigan trên Twitter. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo tiểu bang cần phải "đánh giá cao" chính phủ liên bang.
Cách giản xã hội thất bại
Sinh viên đại học trong kỳ nghỉ xuân tràn ngập bãi biển Florida. Cư dân thành phố New York chật đầy xe điện ngầm. Một nhà thờ ở Louisiana tiếp tục chào đón hàng ngàn tín đồ mặc dù mục sư Tony Spell bị buộc tội hình sự vì vi phạm một quy định giới hạn các cuộc tụ họp đông người.
"Virus, chúng tôi tin rằng, có động cơ chính trị," Spell nói với một đài truyền hình địa phương. "Chúng tôi giữ quyền tự do tôn giáo của mình, và chúng tôi sẽ tập hợp bất kể ai đó nói gì."
Trên khắp đất nước, có rất nhiều ví dụ về việc người Mỹ không thực hiện các cuộc kêu gọi tránh tiếp xúc gần gũi với xã hội của các chuyên gia y tế công cộng, đôi khi được trợ giúp bởi các quan chức chính quyền địa phương và tiểu bang miễn cưỡng ra lệnh cho các doanh nghiệp đóng cửa và công dân nên ở nhà.
"Nếu tôi nhiễm corona, tôi sẽ nhiễm corona", một người đi biển ở Florida nói với CBS News vào giữa tháng Ba. "Vấn đề là, tôi sẽ không để corona ngăn tôi tiệc tùng."
Ngay cả các quy định được thực hiện với ý định tốt nhất cũng có thể có hậu quả bất lợi. Cắt giảm các dịch vụ giao thông công cộng, chẳng hạn như tàu điện ngầm của New York, có thể đã dẫn đến các chuyến tàu và xe buýt đông đúc hơn. Các trường đại học gửi sinh viên về nhà với gia đình của họ có thể đã góp phần vào việc lây lan vi-rút bằng cách đưa các cá nhân bị nhiễm bệnh trở lại thành phố, khu phố và nhà chưa hoàn toàn giản cách xã hội.
Sự thiếu rõ ràng trong lệnh của tổng thống trong việc ngăn chặn việc nhập cảnh vào Mỹ từ châu Âu - lúc đầu dường như áp dụng với công dân Mỹ cũng như công dân nước ngoài - dẫn đến tình trạng các đám đông lớn tại các sân bay nơi hành khách bị nhiễm bệnh không được sàng lọc có thể dễ dàng truyền bệnh cho người khác.
Những quyết định như thế có thể đã gây ra hậu quả thảm khốc, cản trở những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh trên toàn quốc - một việc tương đương với việc ném xăng vào đám cháy đang hoành hành.
 
NHỮNG ĐIỀU LÀM ĐÚNG
Gói kích thích khổng lồ
Tuần trước, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật cứu trợ virus coronavirus trị giá 2 ngàn tỷ đôla, bao gồm thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho nhiều người Mỹ, mở rộng hỗ trợ thất nghiệp, viện trợ cho các tiểu bang, cơ sở chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ công cộng khác, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp gặp khó khăn nhất và cho các doanh nghiệp nhỏ và cỡ trung bình vay những khoản tiền có thể không phải trả lại nếu họ tránh được việc phải sa thải nhân viên.
Đó là một bộ luật khổng lồ, phá kỷ lục, là kết quả của các cuộc đàm phán liên quan đến các nhà lãnh đạo Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội, cũng như Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin và các đại biểu của ông.
"Điều này nên được mô tả như một dự luật sinh tồn, không phải là một dự luật kích thích kinh tế", Graetz của Columbia, tác giả cuốn ''The Wolf at the Door: The Menace of Economic Insecurity and How to Fight It,'' nói.
"Mọi người đều có những thứ họ không thích hoặc họ mong muốn tốt hơn, không ai sẽ hoàn toàn hài lòng với dự luật này", ông nói, "nhưng tôi nghĩ rằng gói kích thích sẽ đạt điểm cao cho một khởi đầu."
Bản quyền hình ảnh AFP
Một phần của thách thức đối với các nhà lập pháp, Graetz nói, là hệ thống bảo hiểm thất nghiệp hiện nay dành cho người lao động Mỹ đã lỗi thời - một sự chắp vá của các chương trình do nhà nước điều chỉnh với các yêu cầu về lợi ích và trình độ khác nhau không phù hợp với nền kinh tế hiện đại. Quốc hội đã cố gắng giải quyết vấn đề này trong luật virus corona bằng cách đảm bảo rằng những người lao động tự do và thế giới của những người tự làm chủ cũng được bảo hiểm và tạm thời bổ sung các quyền lợi hiện có.
"Nó có thể sẽ là quá ít đối với nhiều người, nhưng đó là giải pháp duy nhất hiện có," ông nói. "Quốc hội đã bắt đầu quá trình này với một vị trí rất yếu trong việc có một hệ thống bảo vệ xã hội vững chắc hoặc mạng lưới an toàn để từ đó cải thiện."
Cả Trump và Chủ tịch Quốc hội đảng Dân chủ Nancy Pelosi đã nói về việc sẽ đưa ra với một dự luật viện trợ khác, có lẽ với đầu tư cơ sở hạ tầng và các lợi ích chăm sóc sức khỏe bổ sung, cho thấy sự hợp tác giữa hai đảng gần đây chỉ là một sự khởi đầu.
Hỏa lực nghiên cứu
Nếu virus corona phơi bày một số lỗ hổng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ - chi phí cao, thiếu bảo hiểm toàn cầu và chuỗi cung ứng không thể chịu được cú sốc - nó cũng có thể làm nổi bật sức mạnh của cơ sở hạ tầng của ngành nghiên cứu và phát triển thuốc của nước này.
Các nhà sản xuất dược phẩm và các nhà nghiên cứu y tế đang gấp rút tìm hiểu thêm về virus này trong nỗ lực đưa ra các chiến lược mới để đánh bại đại dịch.
Một công ty đã chế ra một xét nghiệm có kết quả nhanh mới có thể xác định được những người bị nhiễm virus gần như ngay lập tức, chấm dứt nạn xét nghiệm bị tồn đọng hiện tại và cho phép các quan chức y tế công cộng nhanh chóng xác định các điểm nóng mới bùng phát và đưa ra quyết định kiểm dịch.
Bản quyền hình ảnh AFP
"Triển vọng dài hạn quanh việc chế vắc-xin và phát triển trị liệu đang khích lệ hơn," Levi nói. "Nghiên cứu khoa học đang được thực hiện."
Ông nói thêm rằng các công ty dược phẩm đang nghiên cứu các phương pháp điều trị và chữa bệnh đang nhận được sự đảm bảo từ chính phủ rằng sẽ có thị trường cho các sản phẩm của họ và họ sẽ được đền bù thỏa đáng cho các khoản đầu tư. Vấn đề, ông nói, là những nỗ lực được thực hiện ngày hôm nay sẽ phải mất vài tháng - hoặc lâu hơn - trước khi chúng cho thấy kết quả.
Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, dự đoán rằng sẽ mất ít nhất một năm trước khi có được vắc-xin phổ biến. Mục tiêu của chính sách y tế công cộng hiện nay là hạn chế số lượng vi rút gây ra cho dân chúng cho đến ngày đó.
Virus corona: Bao lâu nữa thì có vaccine hay thuốc điều trị?
Lãnh đạo tiểu bang
Hệ thống chính phủ liên bang Hoa Kỳ, vốn ủy thác nhiều quyền lực rộng lớn cho các tiểu bang, đã được chứng minh là cả một phước lành và một lời nguyền. Trong thời gian tốt, nó cho phép các nhà lãnh đạo cấp tiểu bang được thử nghiệm các giải pháp chính sách công khác nhau, thử nghiệm các phương pháp tốt nhất mà sau đó có thể được áp dụng trên toàn quốc.
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra đại dịch chết người, một phản ứng chắp vá có thể không thỏa đáng - và dẫn đến cái chết có thể tránh được và gián đoạn kinh tế.
"Mọi thống đốc đều tự mình đưa ra quyết định," Levi nói. "Một số đang đưa ra quyết định tốt; một số thì không."

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Tàu bệnh viện của Hải quân Hoa Kỳ USNS Comfort đi ngang qua Tượng Nữ thần Tự do
Ông đơn cử các thống đốc như Gavin Newsom ở California và Jay Inslee của Washington, những người đã sớm đóng cửa các trường học và ban hành các lệnh ở nhà dẫn đến kết quả virus lây lan chậm hơn trong dân số của họ.
Thống đốc Ohio Mike DeWine cũng đã nhận được lời khen ngợi từ nhiều phía về những bước đi quyết định đầu tiên của ông mà vào thời điểm đó được một số người coi là quá quyết liệt.
Giới chức y tế cho biết hầu hết các khu vực đô thị lớn của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như thành phố New York. Điều đó, họ nói, có thể không phải là như vậy.
Một số tiểu bang đang nỗ lực để tránh số phận của New York, nhưng Levi cảnh báo rằng những nỗ lực của họ có thể bị cản trở bởi các địa điểm khác không làm đủ.
"Vấn đề chúng ta gặp phải ở Mỹ," ông nói, "là khả năng đáp ứng thay đổi đáng kể trên từng tiểu bang tùy theo sự sẵn sàng đầu tư vào y tế công cộng."
"Chúng ta chỉ được bảo vệ bằng với các tiểu bang yếu
Reply
#2
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến chiều 3/4 theo giờ địa phương, Mỹ ghi nhận 7.077 ca tử vong vì Covid-19, tăng 1.094 ca so với một ngày trước đó, đánh dấu ngày có nhiều người chết vì viêm phổi cấp nhất kể từ khi dịch bùng phát tại Mỹ cuối tháng 1. Hiện Wyoming là bang còn lại duy nhất của Mỹ chưa ghi nhận ca tử vong vì Covid-19.
Cũng trong ngày hôm qua, Mỹ ghi nhận kỷ lục hơn 30.000 ca mắc mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 tại đây lên hơn 275.000 ca, theo số liệu trên trang web Worldometer. Mỹ tiếp tục là nước có nhiều người nhiễm bệnh nhất thế giới, chiếm khoảng 24% trong số hơn 1 triệu ca nhiễm bệnh toàn cầu.
Ngày 3/4 cũng đánh dấu ngày chết chóc nhất ở nhiều địa phương của Mỹ. Tại tâm dịch New York, trong vòng 24 giờ tính đến sáng 3/4 theo giờ địa phương, số ca tử vong tại đây tăng 562 người, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 tại bang lên 2.935 ca. Như vậy, số người chết vì Covid-19 ở New York đã ngang với số người chết trong vụ tấn công khủng bố 11/9 chấn động nước Mỹ năm 2001 khiến gần 3.000 người chết. Bang New York hiện cũng ghi nhận khoảng 103.000 người mắc Covid-19.
Thống đốc New York Andrew Cuomo hôm qua cho biết sẽ ký thông qua sắc lệnh cho phép Lực lượng vệ binh quốc gia của bang can thiệp để đưa máy thở và một số thiết bị trợ sinh khác ở các bệnh viện của bang không nằm trong tuyến đầu chống dịch để bổ sung cho các bệnh viện đang quá tải vì số bệnh nhân Covid-19 tăng mạnh. Thống đốc Cuomo trải lòng: “Thực lòng mà nói, thật khó khăn để trải qua ngày này, thật đau lòng khi trắng đêm theo dõi những số liệu công bố”.
Về phần mình, Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio nói, thành phố chỉ có ít ngày để chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất của dịch Covid-19. Ông Blasio nói, New York đang chạy đua với thời gian và nhấn mạnh rằng thành phố này đang cần được tiếp tế thêm vật tư y tế, giường bệnh. Ông một lần nữa kêu gọi chính phủ liên bang huy động quân đội hỗ trợ New York ứng phó dịch.
Tại một điểm nóng khác, bang Louisiana ghi nhận số ca tử vong kỷ lục trong vòng 24 giờ từ 310 ca lên 370 ca tính đến trưa 3/4.
Trong một diễn biến liên quan khác, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm qua khuyến cáo người dân Mỹ tự nguyện đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang kháng khuẩn khi ra ngoài để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19, song không khuyến cáo sử dụng khẩu trang y tế do nguồn cung phục vụ cho đội ngũ y tế đang khan hiếm. Động thái này đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của CDC khi trước đó cơ quan này chỉ khuyến cáo đeo khẩu trang đối với người mắc bệnh hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ không cần sử dụng đến khẩu trang.
Giới chức y tế Mỹ đầu tuần này dự đoán, đỉnh dịch ở nước này có thể diễn ra trong 2 tuần tới và số người chết vì Covid-19 tại Mỹ có thể lên tới 100.000 đến 200.000 người.
Reply
#3
Ông Trump tuyên bố bản thân không xử dụng khẩu trang , chắc là để người dân Mỹ bắt chược theo. Nếu Trump chết vì Coronavirus, nước Mỹ sẽ có Tổng Thống mới và vị này thấy bài học sai lầm từ ông Trump mà có kế sách cứu dân Mỹ. Không biết sau này có toà án nào chiếu theo luật pháp xét xử Mr Trump vì đã hại người dân Mỹ đến thế không. Hiện nay có 275 ngàn người Mỹ nhiễm Coronavirus rồi mà ông ta vẫn chưa chịu ra thông cáo buộc toàn quốc mang khẩu trang. Thuốc trị bịnh chưa có, nếu không mang khẩu trang lấy cái chi để chống Virus ? Đổ lỗi cho văn hoá Mỹ là vì văn hoá nên không bắt mang khẩu trang được trong khi dân Mỹ đang chết như rạ tăng cao từng ngày một. Thời điểm này mọi hảng xưởng quán ăn đều đóng cửa mà còn lo văn hoá là nghĩa gì ? Mạng sống hàng trăm ngàn người dân Mỹ còn thua cái văn hoá đó hay sao. Mấy thằng cha già đầu óc khùng khùng bảo thủ số 1, cho làm Tổng Thống họ không chịu nghe ai hết. Tuồi già thường là vậy. Đúng ra chỉ người trẻ mới nên được bầu làm Tổng Thống vì tuổi trẻ luôn open mind.
Reply
#4
Reply
#5
[b]Covid-19 và những lỗ hổng y tế của Mỹ[/b]
Tại Mỹ, dịch Covid-19 đã làm cho hơn 6.000 người chết. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo người dân « hai tuần địa ngục » sắp tới, khi dự phóng con số nạn nhân có thể lên từ 100 -240 ngàn người. Hoa Kỳ có nguy cơ trở thành tâm dịch mới của thế giới.
Bất chấp dịch bệnh hoành hành dữ dội trong nước, chủ nhân Nhà Trắng vẫn khước từ ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc như nhiều nước châu Âu đang làm. Và tùy theo từng bang, biện pháp phong tỏa được áp dụng một cách khác nhau.
Trả lời các câu hỏi của RFI, cô Sarah Rozenblum, chuyên nghiên cứu về Y tế công và Khoa học chính trị tại đại học Michigan cho rằng khủng hoảng dịch tễ hiện nay cho thấy rõ những khiếm khuyết của hệ thống y tế của Mỹ.
« Điều đó có liên quan đến đặc tính rất phân cấp của hệ thống y tế Mỹ. Ở nước này, các quyết định y tế được đưa ra ở cấp độ bang hay địa phương. Bởi vì, ý tưởng chính là làm sao các quyết định đưa ra phải gần với nhu cầu của dân chúng.
Khi không có các cuộc khủng hoảng có quy mô lớn, điều này có ý nghĩa. Nhưng trong cuộc đại dịch toàn cầu này, cần phải hợp nhất, phối hợp hài hòa đối phó ở cấp độ từng bang mà cả ở quy mô liên bang. Đó chính là những gì tài liệu hướng dẫn chuẩn bị nguy cơ đại dịch đề ra, do chính quyền Obama soạn thảo.
Thế nhưng cách nay vài ngày, chúng tôi được biết là chính quyền Donald Trump đã quyết định cố tình lờ đi tập sách, vốn khuyến nghị chính phủ liên bang nắm giữ một vai trò thống nhất, một vai trò tuyến đầu…
Trong khi chính quyền Donald Trump quyết định chọn thoái lui ra khỏi việc quản lý của khủng hoảng trên bình diện y tế khi ưu tiên cho mảng kinh tế nhiều hơn, Ông ấy đã ủy thác việc xử lý dịch bệnh cho các thống đốc và chính quyền địa phương, vốn dĩ có những phản ứng ít nhiều gì cũng hung hăng hơn, duy ý chí và nhiều khiếm khuyết. »
Liệu rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay có thể làm tạo ra một mô hình xã hội mới hay một hệ thống y tế mới tại Mỹ ? Về câu hỏi này, cô Sarah Rozenblum tỏ ra không mấy lạc quan.
« Hiện có 87 triệu người dân Mỹ là không có hoặc có bảo hiểm rất ít. Nghỉ bệnh không được quy định trong luật liên bang và chỉ có 11 bang công nhận quyền này. Chúng ta cũng biết là rất nhiều người dân Mỹ có bảo hiểm y tế qua trung gian người tuyển dụng.
Giờ phải chờ xem liệu cuộc khủng hoảng này có thể làm xuất hiện một trật tự xã hội mới, một mô hình chính trị hay một hệ thống y tế mới hay không. Điều đó có thể lắm nhưng lịch sử nước Mỹ luôn cho thấy là điều này khó có thể thực hiện.
Ví dụ, ngày hôm sau vụ khủng bố 11-9, việc xử lý cuộc khủng hoảng đã không có chút gì là tình liên đới cả, bởi vì những người thuộc lực lượng phản ứng nhanh như bác sĩ, hay lính cứu hỏa khi bắt đầu phát bệnh ung thư, hay các chứng bệnh đường hô hấp sau các chiến dịch cứu hộ phải mất rất nhiều thời gian để có bảo hiểm y tế.
Tại Mỹ, các thảm họa thiên nhiên tệ hại chưa bao giờ dẫn đến những thay đổi triệt để trên bình diện y tế. Hiện nay, tình hình có thể sẽ khác đi do tính chất chưa từng thấy của cuộc khủng hoảng, vốn dĩ chỉ mới bắt đầu. Thế nên, rất khó mà tiên đoán được. »
Reply
#6

[Image: 200130165125-corona-virus-cdc-image-supe...96x392.jpg]

[Image: system14.jpg]
Ít nhất 8,100 người đã chết ở Mỹ do coronavirus, theo thống kê của CNN Health.
Tổng cộng, có ít nhất 300,000 trường hợp nhiễm coronavirus trong nước.
Các coronavirus mới đã nhiễm hơn 1,1 triệu người và giết chết hơn 60.000 trên toàn thế giới, theo Đại học Johns Hopkins. Hoa Kỳ có hơn 300.000 trường hợp và hơn 8.100 người chết, theo số liệu sửa đổi.
Trump nói rằng sẽ có “rất nhiều người chết” trong hai tuần tới
Tổng thống Trump nói rằng tuần này và tuần tới có lẽ sẽ là khó khăn nhất trong cuộc chiến chống lại coronavirus và rằng sẽ có rất nhiều người chết.
Trong bài phát biểu tại cuộc họp báo về lực lượng đặc nhiệm coronavirus hôm thứ Bảy, Trump đã vẽ một bức tranh ảm đạm trong hai tuần tới, nhưng nói thêm rằng sẽ có ít cái chết hơn nếu không thực hiện các bước giảm thiểu nhất định.
Reply
#7
Tình hình nước Mỹ hiện giờ cần một Tổng Thống có học như Obama giải quyết mới êm. Người vô học như ông Trump làm tổng thống có thể giỏi làm kinh tế vì là người có kinh nghiệm trong kinh doanh, nhưng không thể có một cái đầu như một người có học để suy nghĩ đúng mà ứng phó với tình hình dịch bịnh này. Ai đời nước Mỹ đang có 300 ngàn người nhiễm bịnh và số bịnh nhân đang tăng cao từng ngày một mà Tổng Thống cứ lo tính phải làm sao cho kinh tế vực dậy như xưa. Mắt ông Trump này quáng gà rồi, chắc tại già quá nên thành lẩm cẩm. Tới nay cũng chưa chịu ra lịnh bắt mang khẩu trang nửa chứ. Con số 300 ngàn người bịnh đó đang lây nhiễm dữ dội từng ngày do tổng thống không quyết đoán thì con số đó tăng lên 500 ngàn hay 1 triệu người là có thể xảy ra. Cái mạng ông Trump đền cho mạng 1 triệu người được không . Không biết tại sao không có cơ quan pháp luật nào của Hoa Kỳ không đứng ra chống ông Trump để cứu dân Mỹ trong lúc này. Chờ cả nước Mỹ nhiễm bịnh hết rồi lúc đó đổ trách nhiệm lên đầu ông Trump là việc làm vô ích. Làm gì là phải làm ngay từ bây giờ. Có lẽ nước Mỹ mang cái vận mệnh phải bị trời phạt nên mới để xảy ra chuyện như vậy.
Reply
#8
Ông Trump vi phạm luật pháp rõ ràng vì có các nhân chứng khó chối cải nhưng khi bị luận tội thì được phe Cộng Hoà bênh nên trắng án. Sau đó Trump thẳng tay trả thù công khai những người dính líu tới việc luận tội dù họ là quan chức cấp cao của chính phủ. Chưa có tổng thống nào dám làm trắng trợn như vậy. Mới đây tới việc tàu hạt nhân Mỹ bị dính Coronavirus, Hạm trưởng đã báo cáo lên cấp trên nhưng không được giải quyết, vì muốn cứu lính mình, vị hạm trưởng này phải viết thư đăng báo nhờ ông Trump giải quyết. Kết quả bị bộ trường hải quân cách chức. Ai cũng biết việc cách chức này là bộ trưởng hải quân phải hỏi qua ý kiến ông Trump trước khi ra lịnh vì đây là việc lớn. Một người ít học như ông Trump hay làm bậy bạ bất kể luật pháp như thế là tự nhiên. Người Mỹ sẽ hiểu hết các việc đó và ông Trump chắn chắn sẽ bị thất cử trong lần bầu cử sắp tới. Ông này phải nói là quá ngu vì ai cũng biết dân Mỹ bất bình trong những chuyện trên. Dân Mỹ chỉ bị lầm về ông Trump một lần thôi, không có lần thứ hai. Nhất là việc để cho hàng trăm ngàn người Mỹ sẽ tử vong do không coi trọng sinh mạng người dân mà chỉ nghĩ về kinh tế.
Reply
#9
Tổng Thống Trump sa thải Tổng thanh tra tình báo của nước Mỹ vì ủng hộ cuộc luận tôi,

“Tôi không còn tín nhiệm vị tổng thanh tra này nữa,” ông Trump nói.
Một quan chức Mỹ cho biết Thomas Monheim, một quan chức tình báo chuyên nghiệp, sẽ giữ vai trò tổng thanh tra tạm quyền vào thời điểm hiện tại.

Ông Atkinson, một người được ông Trump bổ nhiệm, đã xác định một báo cáo của một người tố cáo tiêu cực là đáng tin cậy trong cáo buộc ông Trump lạm dụng quyền hành tổng thống nhằm hối thúc Ukraine can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ vì lợi ích chính trị của ông.

Ông Atkinson cũng lo ngại rằng ông Trump có thể đã tự đưa mình đối diện với “những nguy cơ nghiêm trọng về an ninh quốc gia và phản gián” khi ông thúc giục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy điều tra ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden và người con trai trong cuộc điện đàm vào ngày 25 tháng 7, theo một quan điểm pháp lí của Bộ Tư pháp.

Sau các phiên điều trần gay gắt mang tính đảng phái, Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo đã biểu quyết luận tội ông Trump nhưng Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo xử trắng án cho ông về các cáo buộc vào đầu tháng 2.
Reply
#10
(2020-04-04, 10:11 PM)ai oi Wrote: Tình hình nước Mỹ hiện giờ cần một Tổng Thống có học như Obama giải quyết mới êm. Người vô học như ông Trump làm tổng thống có thể giỏi làm kinh tế vì là người có kinh nghiệm trong kinh doanh, nhưng không thể có một cái đầu như một người có học để suy nghĩ đúng mà ứng phó với tình hình dịch bịnh này. Ai đời nước Mỹ đang có 300 ngàn người nhiễm bịnh và số bịnh nhân đang tăng cao từng ngày một mà Tổng Thống cứ lo tính phải làm sao cho kinh tế vực dậy như xưa. Mắt ông Trump này quáng gà rồi, chắc tại già quá nên thành lẩm cẩm. Tới nay cũng chưa chịu ra lịnh bắt mang khẩu trang nửa chứ. Con số 300 ngàn người bịnh đó đang lây nhiễm dữ dội từng ngày do tổng thống không quyết đoán thì con số đó tăng lên 500 ngàn hay 1 triệu người là có thể xảy ra. Cái mạng ông Trump đền cho mạng 1 triệu người được không . Không biết tại sao không có cơ quan pháp luật nào của Hoa Kỳ không đứng ra chống ông Trump để cứu dân Mỹ trong lúc này. Chờ cả nước Mỹ nhiễm bịnh hết rồi lúc đó đổ trách nhiệm lên đầu ông Trump là việc làm vô ích. Làm gì là phải làm ngay từ bây giờ. Có lẽ nước Mỹ mang cái vận mệnh phải bị trời phạt nên mới để xảy ra chuyện như vậy.



Ai đứng ra cải lời ông Trump, ông ta trả thù ngay sau đó để người khác thấy tấm gương đó mà sợ. Nhiều bộ trưởng, thứ trưởng, tướng lãnh của Mỹ đã bị ông ta ta trả thù như thế trong mấy năm qua nên giờ ít ai dám có ý kiến phản đối, vì cứ phản đoi la bi mat chuc vu. Trong lịch sử nước Mỹ chưa từng có tổng thống Hoa Kỳ nào bất chấp luật pháp như ông Trump. Người dân Mỹ đang nhìn thấy các việc đó xảy ra trước mắt mình mà chịu bó tay không làm chi được vì đã lỡ bầu cho ông ta làm tổng thống.
Reply
#11
(2020-04-04, 10:11 PM)ai oi Wrote: Tình hình nước Mỹ hiện giờ cần một Tổng Thống có học như Obama giải quyết mới êm. Người vô học như ông Trump làm tổng thống có thể giỏi làm kinh tế vì là người có kinh nghiệm trong kinh doanh, nhưng không thể có một cái đầu như một người có học để suy nghĩ đúng mà ứng phó với tình hình dịch bịnh này. Ai đời nước Mỹ đang có 300 ngàn người nhiễm bịnh và số bịnh nhân đang tăng cao từng ngày một mà Tổng Thống cứ lo tính phải làm sao cho kinh tế vực dậy như xưa. Mắt ông Trump này quáng gà rồi, chắc tại già quá nên thành lẩm cẩm. Tới nay cũng chưa chịu ra lịnh bắt mang khẩu trang nửa chứ. Con số 300 ngàn người bịnh đó đang lây nhiễm dữ dội từng ngày do tổng thống không quyết đoán thì con số đó tăng lên 500 ngàn hay 1 triệu người là có thể xảy ra. Cái mạng ông Trump đền cho mạng 1 triệu người được không . Không biết tại sao không có cơ quan pháp luật nào của Hoa Kỳ không đứng ra chống ông Trump để cứu dân Mỹ trong lúc này. Chờ cả nước Mỹ nhiễm bịnh hết rồi lúc đó đổ trách nhiệm lên đầu ông Trump là việc làm vô ích. Làm gì là phải làm ngay từ bây giờ. Có lẽ nước Mỹ mang cái vận mệnh phải bị trời phạt nên mới để xảy ra chuyện như vậy.


Vậy nguyên nhân bị trời phạt là do chính phủ các cường quớc tổ chức cho các nước đánh giết nhau để có cơ hội bán vũ khi cho cả hai bên phải không, đứng đầu vụ kiếm tiền này là nước Mỹ. Nếu qua được việc Coronavirus này dù phải chết vài trăm ngàn người dân Mỹ. Chính phủ Mỹ có ăn năn cũng như sửa sai chuyện này không ? Có lẽ không. Tổng Thống Mỹ vẫn ủng hộ các công ty sản xuất vũ khí quốc phòng được tự do dàn xếp cho nhiều nước giết nhau để bán được càng nhiều vũ khí càng tốt vì đây là thương vụ dễ kiếm tiền, vốn bỏ ra chừng 2, 3 nhưng lời tới 10. Chuyện này đã xảy ra từ lâu, đang xảy ra và có lẽ sẽ tiếp tục xảy ra .Do đó Trời không thể tha thứ cho những kẻ vì muốn có tiền cố tình gây tội ác cho nhân loại. Nếu mọi người tin có Trời mới hiểu chuyện này. Ai không tin có Trời thì không hiểu . Khu vực Trung Đông là khu vực mà những nước lớn trên thế giới đều muốn lúc nào cũng phải giết nhau để Mỹ và Nga đều có cơ hội bán vũ khí cho hai phe. Tất cả những ai muốn tạo ra sự hoà bình cho khu vực trung đông đều bị chính phủ Mỹ và Nga ngăn cản. Hồi trước Tổng Thống Obama cố hết sức dàn xếp hoà bình cho vùng trung đông nhưng bất thành. Trong các Tổng Thống Hoa Kỷ, chỉ có một mình Obama là không ủng hộ kế hoạch của các công ty quốc phòng nước Mỹ. Obama là một người tốt . Ông Trump thì khỏi nói ai cũng biết, chuyện gì kiếm nhiều tiền được là làm, bất kể đạo đức. Nhưng khi tổ chức cho các nước giết nhau để bán vũ khí cho hai phe là đã kinh động tới Trời . Ông Trời không chịu nhịn nửa .
Reply
#12
VÌ SAO HOA KỲ BỊ CORONAVIRUS LÂY NHIỄM NHANH CHÓNG .


Chỉ một tháng sau, với 188.578 ca dương tính, nước Mỹ đã trở thành tâm dịch virus corona lớn nhất. Theo bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện quốc gia về các bệnh truyền nhiễm và dị ứng, đại dịch này có thể làm cho từ 100.000 đến 200.000 người chết.

Số lượng lớnhành khách từ Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ
Nếu nói rằng nước Mỹ bị bất ngờ thì không đúng. Ngay từ ngày 7/1, Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh (CDC) đã lập ra một bộ phận để theo dõi sự tiến triển của con virus từ Vũ Hán. Mười ngày sau, các sân bay ở Los Angeles, New York và San Francisco được tăng cường kiểm soát. Mạng lưới này đóng góp vào việc phát hiện những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên từ nước ngoài nhập vào. Nhưng hàng ngày có đến 14.000 hành khách đến từ Trung Quốc, đây là một thử thách rất lớn.

Trên đất Mỹ, các nỗ lực phát hiện Covid-19 gặp trắc trở. Nhờ con virus đã được giải Mỹ, CDC đã có thể xét nghiệm từ ngày 20/1, nhưng bộ kit giao cho các phòng thí nghiệm được chứng nhận bị lỗi. Về phía Cơ quan quản lý dược phẩm (FDA) phản đối việc thương mại hóa bộ xét nghiệm do các bệnh viện hay công ty tư nhân đưa ra. Kết quả là hệ thống y tế bị quá tải, và cường quốc số một thế giới rốt cuộc cũng cùng số phận với Ý, Pháp, Tây Ban Nha.


Tin xấu từ vùng ngoại ô Seattle
Cho đến giữa tháng Hai, chỉ có 460 người được xét nghiệm. Theo tính toán sau này của các nhà vi trùng học, lúc đó đã có khoảng mấy trăm người dương tính nhưng không có triệu chứng đang tự do di chuyển tại Hoa Kỳ. Nhưng phải đợi đến khi xảy ra những trường hợp tử vong đầu tiên, sự thật mới bắt đầu hiển hiện.
Benjamin Linas, giáo sư về bệnh truyền nhiễm ở Boston University School of Medicine tóm lược : « Chúng ta đã mất đi một tháng, và lỡ mất dịp may quý giá để chận không cho dịch bệnh lan tràn. Khi nghiên cứu về dịch bệnh sau này, phản ứng của CDC và FDA chỉ có thể mô tả là một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử y tế cộng đồng ».
Ngày 28/2, tại Kirkland, ngoại ô Seattle, tin xấu đã xảy ra. Con virus từ Vũ Hán lan đến bang Washington một tháng trước đó, đã tấn công một phụ nữ 73 tuổi. Bệnh nhân này không hề đi Trung Quốc và cũng không có tiếp xúc nào với những người dương tính. CDC gởi ngay một ê-kíp chuyên về bệnh nhiễm đến viện dưỡng lão nơi bà cụ đang trú ngụ.
Hai tuần sau, bản án đã được tuyên. Qua điều tra, đã phát hiện được 167 ca bị lây nhiễm, trong đó có 101 người là cư dân tại chỗ. Tổng cộng có 34 người trong số này qua đời vì con virus độc hại. Đối với chính quyền địa phương, đây là dấu hiệu tỉnh thức. Nhân viên các viện dưỡng lão từ nay phải khám bệnh toàn diện, và các cuộc thăm viếng tạm thời bị cấm. Những cuộc tụ họp bị hạn chế, trường học đóng cửa, số ca dương tính bị phát hiện giờ đây lên đến hàng ngàn.
Sau nhiều tuần lễ trên thực địa, CDC nay có thể thực hiện việc xét nghiệm ở quy mô lớn. Số lượng người bị phát hiện dương tính cứ mỗi hai ngày lại tăng gấp đôi, vòng ảnh hưởng của đại dịch nay hiện rõ. Trên bản đồ được cập nhật sát sao của trường đại học John-Hopkins giờ đây chi chít những điểm đỏ, người Mỹ nhận ra rằng không tiểu bang nào thoát được con virus từ Vũ Hán. Tổng thống Donald Trump ban đầu tỏ ra khinh suất, nay phải công nhận tình hình là nghiêm trọng. Nhưng ý thức được thì đã quá trễ.
Lễ hội Mardi gras ở Louisiana
Cuối tháng Hai, hàng trăm ngàn người vô tư tập trung tại trung tâm thành phố New Orleans để mừng lễ hội Mardi gras. Với trên 3.300 ca dương tính và 151 người chết trong vòng ba tuần, Louisiana có tiến độ lây nhiễm kỷ lục.
Tại Florida, thống đốc Cộng Hòa không muốn cấm các cuộc tụ họp của « spring breaker » (sinh viên các bãi biển của tiểu bang này trong kỳ nghỉ mùa xuân), dù con virus đang lan tràn nhanh chóng, và tuổi trung bình của cư dân khá cao. 


Carl Bergstrom, giáo sư sinh học của trường đại học Washington tiếc nuối : « Sự thay đổi ý kiến của Nhà Trắng và thái độ trống đánh xuôi kèn thổi ngược của nhiều cơ quan y tế đã khiến người dân nghi ngờ về hiệu quả của các biện pháp được đưa ra, làm ảnh hưởng đến các thống đốc. Họ do dự không muốn áp đặt các biện pháp hạn chế vì gây mất lòng dân ».
Theo một cuộc thăm dò vào giữa tháng Ba của đài phát thanh công NPR, có 76% cử tri Dân Chủ coi con virus từ Vũ Hán là « mối đe dọa thực sự », tỉ lệ này đối với cử tri Cộng Hòa chỉ có 40%. Cũng theo giáo sư Bergstrom : « Đối với các chuyên gia từ nhiều năm qua đã chuẩn bị đối phó với một tình hình như thế, rất đáng tiếc là lời nói của các nhà khoa học không được  Tổng Thống Trump tin tưởng, mà chỉ dựa vào niềm tin chính trị ». Do chậm trễ hành động, Washington đã để mặc cho các tiểu bang tranh nhau mua thiết bị y tế. Cho đến thứ Hai đầu tuần, khoảng 20 thống đốc vẫn từ chối áp đặt phong tỏa.
Reply
#13
Tính đến sáng 08/04/2020, thế giới có 1.430.453 người bị nhiễm virus corona và 82.133 người chết. Mỹ chiếm đến gần một phần tư số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới, với 401.608 người, và 12.902 ca tử vong. Chỉ riêng trong vòng 24 giờ qua, Mỹ có thêm 1.939 người thiệt mạng, hiện là con số người chết cao nhất trong một ngày tính đến nay.
Về số ca nhiễm Covid-19 ngày càng nhiều, trong buổi họp báo tối 07/04, tổng thống Donald Trump giải thích là nhờ vào việc « Mỹ tiếp tục xét nghiệm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới », cụ thể là 1,8 triệu xét nghiệm.
Cũng trong buổi họp báo, tổng thống Mỹ dọa sẽ ngừng đóng góp cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WH0), vì theo ông, WHO đã bất lực để xảy ra đại dịch Covid-19 và quá ủng hộ Trung Quốc: « Chúng ta (Hoa Kỳ) chi trả phần lần lớn cho ngân sách của họ (Tổ Chức Y Tế Thế Giới), vậy mà họ chỉ trích tôi đã ra lệnh đóng cửa biên giới. Họ đã nhầm và họ sai lầm về nhiều thứ. Có rất nhiều thông tin mà họ đã không muốn công bố sớm hơn và họ có vẻ rất thiên vị Trung Quốc. Nhưng chúng ta sẽ theo dõi chặt chẽ hơn Tổ Chức Y Tế Thế Giới, vì họ đã thực sự sai lầm. Họ đã không cảnh báo, lẽ ra họ đã phải làm điều đó sớm hơn một tháng ».
[b]Donald Trump phớt lờ cảnh báo đại dịch, từ cuối tháng Giêng[/b]
Tuy nhiên, theo hai bản ghi nhớ của cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro, được báo chí Mỹ công bố, tổng thống Donald Trump lẽ ra đã có thể chuẩn bị đối phó dịch ngay từ cuối tháng 01/2020. Tuy nhiên, chủ nhân Nhà Trắng từng khẳng định không được báo trước và tiếp tục giảm thiểu quy mô dịch Covid-19 tại Mỹ.
Thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình từ Washington :
« Đó là một lời cảnh báo trực tiếp, được gửi ngay từ ngày 29/01 đến Nhà Trắng. Trong đó cố vấn Peter Navarro ghi rõ : Nếu không có biện pháp phòng vệ hoặc không có vác-xin, người dân Mỹ sẽ không có khả năng chống đỡ, trong trường hợp xảy ra dịch virus corona.
Trong bản lưu ý đầu tiên này, cố vấn thương mại đã nêu khả năng virus sẽ khiến khoảng một nửa triệu người dân Mỹ thiệt mạng. Hai ngày sau, tổng thống Donald Trump ra lệnh đóng cửa biên giới với Trung Quốc, nhưng ông vẫn tiếp tục giảm thiểu nguy cơ. Thậm chí, tổng thống Mỹ còn trấn an rằng virus sẽ tự biến mất.
Được cảnh báo, ông Peter Navarro đã thảo bản lưu ý nội bộ thứ hai vào ngày 23/02. Lần này, ông nhắc đến khả năng rất cao đại dịch xảy ra và ghi chú rằng hàng trăm triệu người Mỹ có thể sẽ bị nhiễm virus corona, khiến khoảng 1,2 triệu người chết. Vị cố vấn thương mại yêu cầu chính quyền chi ngay 3 tỉ đô la để tổ chức công tác phòng chống và chẩn đoán, nói cách khác là để sản xuất bộ xét nghiệm.  
Tuy nhiên, không một biện pháp nào theo hướng này được tiến hành. Một tháng sau, ngày 21/03, Mỹ đã vượt ngưỡng 300 người tử vong vì virus corona và tổng thống Donald Trump phát biểu : Lẽ ra tôi muốn được báo trước sớm hơn. Chúng ta đã không được biết chuyện gì sắp xảy ra ».
Reply
#14
Tội nghiệp, cái đám Anti Trump phải dụ khị ngưỜi ta vô đọc post của nó tại vì nó biết nó mà để tựa đề Anti Trump là y như rằng không có con ma nào vô hết.

Sao nó không tự hỏi, vì sao..... vì sao đông người Việt pro Trump? Cũng như trước đó Obama, Hillary cũng có lượng fans Việt đông đảo. Mà từ khi Obama hết nhiệm kỳ hay Hillary thất cử thì thằng chả con mẹ bị ghét tới nổi hết ai muốn ngó mặt. Mất ấn tượng thì bị chúng ghét. Còn ấn tượng thì người ta ũng hộ đông.

Có nhiêu cũng không hiểu, cái đám Anti Trump thà tụi nó... Pro China đập chết Mỹ còn hơn nó theo Trump đập chết China.

Cái lũ khôn nhà dại chợ, sao tụi bây không đi qua China hay Việt Nam sống đi đồ ăn cơm Cộng Hòa thờ ma cộng sản.
Reply
#15
Dân Mỹ khôn lắm.

Họ nói: "Chúng tôi nghe lời khuyến cáo của CDC.  Chúng tôi không nghe lời Trump."

Thumbs-up4
Reply