Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
2020-04-01, 12:00 PM
Đại dịch COVID-19: Góc nhìn từ vật lý và sinh học cấu trúc
31/03/2020 07:47 - Trần Quang Huy - Đào Tiến Khoa
Năm 2020 đã trở thành một mốc lịch sử khi toàn thế giới phải chống chọi với đại dịch COVID-19, một thảm họa lớn nhất của nhân loại kể từ chiến tranh thế giới thứ 2. Từ những nước đang phát triển cho đến các quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, tất cả đều đang gồng hết sức mình để ngăn chặn đại dịch, huy động toàn bộ các tiềm lực kinh tế, quốc phòng, y tế… cùng sự đóng góp của toàn cộng đồng, trong đó các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH).
Nhà nghiên cứu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiểm tra mẫu virus SARS-CoV 2 trên kinh hiển vi điện tử (TEM). Nguồn: NIHE
Ngay từ đầu thế kỷ XXI, nhân loại đã liên tục chứng kiến và phải chống chọi với hàng loạt dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây bởi virus. Đó là dịch viêm đường hô hấp cấp SARS năm 2003 hoành hành tại 29 quốc gia với 8.422 ca nhiễm và 774 ca tử vong, đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009 lây lan toàn thế giới với hơn 200 triệu ca nhiễm và gần 600 ca tử vong, hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông MERS năm 2012 tại 26 nước với 1.218 ca nhiễm bệnh và 450 ca tử vong, dịch Ebola năm 2014 ở châu Phi với hơn 28 nghìn ca nhiễm và hơn 11 nghìn ca tử vong, dịch virus Zika năm 2015-2016 gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ em với hơn 1,5 triệu ca nhiễm. Và từ đầu năm 2020 đến nay, cả thế giới thực sự bị chấn động vì đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2, một chủng vi rút corona tương tự như chủng virus đã gây dịch SARS và MERS trước đây, gây ra. Kể từ sau đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1920, chưa bao giờ số liệu về ca nhiễm và tử vong vì một đại dịch lại tăng nhanh đến chóng mặt như vậy ở quy mô toàn cầu.
Mỗi khi đại dịch xảy ra, những nỗ lực NCKH luôn được huy động để xác định bản chất y sinh hóa của quá trình lây nhiễm bệnh, giúp phát triển các bộ kit chẩn đoán phát hiện nhanh virus, nhằm ngăn chặn và khống chế dịch bệnh lây lan. Bên cạnh đó, cộng đồng khoa học quốc tế cùng nỗ lực của các công ty dược đang chạy đua với thời gian để nhanh chóng nghiên cứu, điều chế ra thuốc đặc trị và vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên quá trình này không hề dễ dàng, đòi hỏi thới gian và hiện nay thế giới vẫn chưa có những loại thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh hiệu quả nào được chính thức đưa ra thị trường. Để hiểu và thấy được tầm quan trọng của các hoạt động NCKH này, việc cập nhật những thông tin khoa học tổng quát về chủng virus mà chúng ta đang phải đối mặt trong cuộc chiến chống đại dịch này là cần thiết.
Cấu trúc virus SARS-CoV-2
SARS-CoV- 2 là tên viết tắt của chủng virus corona mới gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng ( Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2), đây là loại virus RNA sợi đơn, có kích thước 80-150 nm. Vật liệu di truyền là RNA, có kích thước khoảng 27-32 kilobases, lớn nhất trong các loại virus RNA đã biết, được bao bọc bởi nucleocapsid cuộn thành dạng xoắn ốc. Theo tiếng Latin, chữ “corona” trong tên virus có nghĩa là “vương miện”. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), xung quanh hạt virus có các gai (protein S) bao bọc giống như chiếc vương miện của nữ hoàng. Nhìn chung, hình thái và cấu trúc của SARS-CoV-2 cũng giống như chủng virus corona khác gây bệnh cho người và động vật. Tuy nhiên, SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 lần này đang cho thấy mức độ nguy hiểm của chúng lớn hơn nhiều so với các chủng đã biết. Những kết quả NCKH gần đây đã chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có khả năng sống nhiều giờ trên bề mặt vật rắn [1]. Khi có cơ hội tiếp xúc với cơ quan hô hấp của người ta như miệng hay mũi, chúng nhanh chóng thích ứng với các tế bào cảm thụ, nhân lên và tàn phá tế bào. Hình 1 mô tả về hình thái 3D và cấu trúc 2D của virus SARS-CoV-2. Trong đó, protein S với khối lượng ∼150 kDa (1Da=1/12 khối lượng của nguyên tử 12C) có vai trò chính trong việc gắn kết với thụ thể của tế bào cảm thụ để bắt đầu quá trình xâm nhập và nhân lên trong tế bào vật chủ, còn protein M (∼25–30 kDa) là protein cấu trúc, đóng vai trò quan trọng trong quá trình lắp ráp với nucleocapsid để hình thành hạt virus hoàn chỉnh trước khi giải phóng ra khỏi tế bào.
Hình 1: Mô hình 3D (A) và 2D (B) của vi rút SARS-CoV-2 [3]
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, virus SARS-CoV-2 có khả năng lây từ người sang người qua các giọt dịch tiết bắn ra từ khoang miệng hoặc mũi khi có sự tiếp xúc gần ở khoảng cách dưới 2 m hoặc tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt đồ vật hay môi trường xung quanh có bám dính dịch tiết mũi họng của người bệnh. Sau khi virus đi vào cơ thể, chúng bám vào tế bào vật chủ nhờ protein S gắn với các thụ thể đặc hiệu trên mặt tế bào, sau đó giải phóng nucleocapsid của vi rút vào trong tế bào. Ngay tại bào tương, RNA sợi dương của virus trực tiếp tạo ra các proteins và vô số bản sao của chúng. Tiếp theo, protein N bao bọc xung quanh bản sao RNA này thành nucleocapsid, trong khi các protein khác (M, S, HE…) được tổng hợp và gắn trên màng của các lưới nội bào có hạt (rER). Nucleocapsid của vi rút tiến gần tới màng rER và dùng ngay màng này để cuộn lại hình thành hạt virus hoàn chỉnh (Hình 2). Các hạt vi rút nảy chồi vào trong các không bào, các khoang chứa virus tiến ra sát màng tế bào và giải phóng vi rút ra bên ngoài môi trường để chúng tiếp tục lây nhiễm đối với các tế bào khác và thực hiện các chu trình nhân lên tiếp theo.
Hình 2: Hình ảnh hiển vi điện tử của vi rút SARS-CoV-2 chồi vào các khoang của tế bào (Va). Các đầu mũi tên trắng chỉ các hạt vi rút [2]
Các nhà khoa học thường dựa trên các thông tin phân tích về cấu trúc, quá trình nhân lên của virus trên tế bào cũng như những dữ liệu về sinh học phân tử để thiết kế và phát triển các loại thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng bệnh thích hợp. Tuy nhiên, nhiều thông tin về protein phi cấu trúc được mã hóa bởi virus này vẫncòn chưa rõ, nên hiện nay cộng đồng khoa học vẫn chưa hiểu được vai trò và chức năng của chúng trong quá trình gây bệnh cũng như nhân lên trên tế bào [3].
Khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Mặc dù có khả năng lây lan nhanh chóng giữa người và người, nhưng theo các dữ liệu khoa học, các chủng virus corona nói chung nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, dung môi hòa tan lipid như ete hay chloroform; pH thấp hay tia cực tím. Ngoài ra, virus gây bệnh nói chung và SARS-CoV-2 nói riêng không thể tự sinh sản hay nhân lên mà không có tế bào vật chủ, chúng cũng không thể tồn tại ngoài môi trường mà không có lớp dung dịch bảo vệ như dịch tiết hầu họng, môi trường nuôi cấy virus... Chính vì thế, SARS-CoV-2 hoàn toàn có thể được ngăn chặn và tiêu diệt nếu các biện pháp y tế khuyến cáo được thực thi một cách nghiêm túc, đồng bộ và triệt để. Đối với việc phát triển thuốc đặc trị và vaccine để ngăn chặn SARS-CoV-2, mặc dù cộng đồng khoa học trên thế giới đã đạt được những bước tiến quan trọng như: nuôi cấy thành công vi rút trong phòng thí nghiệm, giải mã toàn bộ bộ gene của virus, và nghiên cứu chi tiết cấu trúc phân tử của virus [4]. Tuy nhiên, cho dù tình hình nghiên cứu đạt được những kết quả khả quan nhất thì chúng ta vẫn phải chờ đợi nhiều tháng cho tới hàng năm nữa đến khi sản phẩm mới có thể đến được với người dân, do thuốc hay vắc xin phải trải qua quá trình đánh giá về tính an toàn, hiệu quả cũng như khả năng sinh miễn dịch của cơ thể.
Vai trò của Vật lý trong nghiên cứu virusSARS-CoV-2
Ngoài việc xác định cấu trúc gene và cấu trúc phân tử của virus, việc nghiên cứu phản ứng của vi rút với các hợp chất dược thuốc hay vaccine có vai trò quyết định trong việc điều trị COVID-19 và chế ngự sự lây lan của đại dịch này. Các chuyên gia sinh học cấu trúc (SHCT) đang được huy động tối đa vào công việc này. SHCT nghiên cứu virus bằng phương pháp vi mô nhất có thể của sinh học phân tử, không chỉ xác định cấu trúc đa nguyên tử của phân tử enzyme virus mà còn tìm hiểu sự thay đổi cấu trúc đa nguyên tử này trong các phản ứng sinh hóa xảy ra khi virus trong tế bào chủ tiếp xúc với hợp chất dược thuốc hay vắc xin thử. Trong ngôn ngữ vật lý, với nhiều nghìn nguyên tử Các bon ©, Ni tơ (N), Ô xy (O) và Lưu huỳnh (S) liên kết hữu cơ với nhau trong protease (enzyme thủy phân protein) của vi rút, đây là hệ phân tử nhiều hạt và các tính toán mô phỏng động học phân tử (molecular dynamics) một hệ như vậy chỉ tiến hành được trên siêu máy tính lớn. Các nghiên cứu SHCT trong phòng thí nghiệm cũng hoàn toàn dựa vào các phương pháp vật lý như nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction) hay kính hiển vi điện tử (EM)…
Hình 4: Bức xạ photon (từ vi sóng đến tia X năng lượng cao) được phát ra từ chùm electron được gia tốc theo hướng vuông góc với hướng từ trường trong máy gia tốc synchrotron. Bức xạ này còn được gọi là bức xạ từ hãm (magnetobremsstralung). Minh họa lấy từ Wikipedia.
Theo dòng lịch sử, vật lý luôn có đóng góp thiết yếu nhất cho SHCT [5], từ kính hiển vi thế hệ đầu tiên cho đến EM và kính hiển vi điện tử lạnh (Cryo-EM), máy quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR đến hệ đo nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction)… luôn đồng hành cùng các nhà y sinh học, giúp phát hiện và phân loại cấu trúc của nhiều loại virus gây bệnh dịch. Cấu trúc xoắn kép DNA, một trong những khám phá quan trọng nhất của thế kỷ XX, đã được phát hiện qua phổ nhiễu xạ tia X của tế bào. Nhiễu xạ tia X là thí nghiệm đo tán xạ chùm photon tia X với năng lượng từ vài keV đến vài chục keV trên các mẫu vật liệu hay mẫu phẩm sinh học khác nhau, với năng lượng photon được chọn sao cho độ phân giải của thí nghiệm tán xạ nhỏ hơn nhiều so với kích thước của mẫu đo. Hiện nay, với tia X cường độ dòng lớn phát ra từ các chùm electron được gia tốc trong từ trường mạnh của synchrotron (Hình 4), những thí nghiệm nhiễu xạ tia X có thể được thực hiện rất nhanh với độ chính xác cao. Ngày 5/2/2020, sau một thời gian ngắn kể từ khi bùng dịch ở Vũ Hán, nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Thượng Hải đã tải lên Ngân hàng dữ liệu protein cấu trúc protease chính của SARS-CoV-2 do bằng nhiễu xạ tia X tạo ra trong synchrotron của Viện vật lý ứng dụng Thượng Hải (SINAP). Với độ phân giải chi tiết của thí nghiệm này tới 0,2 nm, số lượng các nguyên tử C, O, N và S cùng phân bố không gian của chúng trong protease SARS-CoV-2 được xác định chính xác tới 99,5% [6]. Những cơ sở dữ liệu này là tối cần thiết cho các công ty dược phẩm nghiên cứu và phát triển thuốc đặc trị virus gây dịch COVID-19. Theo các chuyên gia vật lý, cách đây khoảng 10 năm, thí nghiệm này phải thực hiện ít nhất trong vòng một năm mới có được độ chính xác cao như vậy (cuối thế kỷ XX người ta đã cần hơn 4 năm để khẳng định được cấu trúc tinh thể của protease HIV gây bệnh AIDS) [5].
Trước tình hình lan truyền rất mạnh của dịch COVID-19 trên thế giới, nhiều cơ sở nghiên cứu vật lý và SHCT đã được yêu cầu tập trung gấp vào lĩnh vực vi rút SARS-CoV-2. Thí dụ, Quỹ khoa học quốc gia NSF của Hoa Kỳ vừa quyết định tài trợ gấp cho một nhóm các nhà khoa học ở Khoa vật lý thuộc Trường đại học tổng hợp Utah nghiên cứu vi rút SARS-CoV-2 [7]. Tại đây, khả năng chịu đựng của virus corona đối với thay đổi của độ ẩm và nhiệt độ sẽ được kiểm tra trong điều kiện mà cấu trúc virus có thể bị phá hủy. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp y tế công cộng hiểu được cách thức SARS-CoV-2 hoạt động và bị phá hủy thế nào trong các điều kiện môi trường khác nhau. Nhiều chương trình NCKH tương tự hiện đang được triển khai rất khẩn trương trên thế giới.
Lời kết
Đại dịch COVID-19 còn đang diễn biến rất phức tạp trên toàn thế giới, với những hậu quả rất năng nề không thể lường hết được đối với toàn nhân loại. Một điều chắc chắn rằng, phong cách sống hàng ngày của con người ta cũng như nhiều lĩnh vực cộng đồng như phát triển y tế, du lịch, quy hoạch kiến trúc xây dựng… đặc biệt là khoa học và công nghệ sẽ có những thay đổi lớn trong những năm hậu dịch.
Theo báo Khoa học Tiasang.com.vn
Tài liệu tham khảo
1. https://www.nih.gov/news-events/news-rel...s-surfaces
2. Nguyễn Thanh Thủy, Trần Quang Huy. Atlas vi rút gây bệnh cho người. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2010
3. Fehr and Perlman, Coronaviruses: An Overview of Their Replication and Pathogenesis. Methods, Mol. Biol. 2015; 1282: 1–23.
4. https://www.nature.com/articles/d41586-020-00798-8
5. https://physicsworld.com/a/covid-19-how-...-pandemic/
6. DOI: 10.2210/pdb6lu7/pdb
7. https://attheu.utah.edu/facultystaff/covid-19-physics/
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
Ly dị tăng trong thời Dịch virus Corona
Số các cặp vợ chồng Mỹ đi đến chia tay, ly dị gia tăng khi họ bị bắt buộc sống cách ly, và ở nhà chung nhau suốt ngày trong thời gian ngăn ngừa bệnh dịch virus Corona lây nhiễm. Khi có thời gian ở cạnh kề nhau ở nhà suốt mùa cách ly 24/24 như vậy, thì họ khám phá ra rằng có nhiều điểm bất đồng khó có thể chịu đựng trong quan hệ vợ chồng. Trước đó thì hầu như thời gian ban ngày họ làm việc ở công sở, giao tế ngoài xã hội, và chỉ gần gũi nhau vào chiều tối. Những luật sư chuyên về ly dị sẽ làm ăn khấm khá hơn khi có nhiều khách hàng nhờ họ giúp việc ly dị.
Đọc tin này mà tôi cũng ngạc nhiên là có không ít cặp vợ chồng người Mỹ lại lơ là trong vấn đề trao đổi tìm hiểu lẫn nhau trước khi kết hôn.
...
Divorce on the Rise as Couples Are Forced To Spend Time Together in Isolation
Some couples are finding out that they don’t like each other’s constant company in quarantine as much as they’d hoped. Business is booming for many divorce attorneys as some married couples are finding that time together isn’t bringing them closer to their spouse, it’s driving them apart. Family therapist Melissa Thoen says that the coronavirus pandemic is causing couples to make big decisions about their futures. For some people, that means having discussions they’d been avoiding, until now.
https://www.yahoo.com/entertainment/divo...02202.html
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 15,976
Threads: 1,117
Likes Received: 263 in 115 posts
Likes Given: 381
Joined: Dec 2017
Reputation:
368
(2020-04-01, 01:25 PM)anatta Wrote: Ly dị tăng trong thời Dịch virus Corona
Số các cặp vợ chồng Mỹ đi đến chia tay, ly dị gia tăng khi họ bị bắt buộc sống cách ly, và ở nhà chung nhau suốt ngày trong thời gian ngăn ngừa bệnh dịch virus Corona lây nhiễm. Khi có thời gian ở cạnh kề nhau ở nhà suốt mùa cách ly 24/24 như vậy, thì họ khám phá ra rằng có nhiều điểm bất đồng khó có thể chịu đựng trong quan hệ vợ chồng. Trước đó thì hầu như thời gian ban ngày họ làm việc ở công sở, giao tế ngoài xã hội, và chỉ gần gũi nhau vào chiều tối. Những luật sư chuyên về ly dị sẽ làm ăn khấm khá hơn khi có nhiều khách hàng nhờ họ giúp việc ly dị.
Đọc tin này mà tôi cũng ngạc nhiên là có không ít cặp vợ chồng người Mỹ lại lơ là trong vấn đề trao đổi tìm hiểu lẫn nhau trước khi kết hôn.
...
Divorce on the Rise as Couples Are Forced To Spend Time Together in Isolation
Some couples are finding out that they don’t like each other’s constant company in quarantine as much as they’d hoped. Business is booming for many divorce attorneys as some married couples are finding that time together isn’t bringing them closer to their spouse, it’s driving them apart. Family therapist Melissa Thoen says that the coronavirus pandemic is causing couples to make big decisions about their futures. For some people, that means having discussions they’d been avoiding, until now.
https://www.yahoo.com/entertainment/divo...02202.html
Giờ nhiều người ở nhà
Suốt ngày gặp mặt đụng chạm nhau ..rồi phải canh nhau giữ con cái...tiền lương thì không có... ngày nào cũng ăn uống....nói chung sẽ có nhiều xung đột....nên ly hôn/ chia tay cũng sẽ dể xãy ra hơn
Posts: 5,425
Threads: 134
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Feb 2018
Reputation:
65
Con Virus nhỏ tẹo làm cho cả thế giới thay đổi hoàn toàn .
Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .
Posts: 5,425
Threads: 134
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Feb 2018
Reputation:
65
(2020-04-01, 06:09 PM)BVCN Wrote: Con người bắt buộc phải thay đổi khi vẫn còn lệ thuộc vào bất cứ cái gì, vấn đề gi...!!!
Thay đổi bất ngờ khiến nhiều người hoang mang lo sợ anh .
Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .
Posts: 5,425
Threads: 134
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Feb 2018
Reputation:
65
(2020-04-01, 06:19 PM)BVCN Wrote: Tại họ không chịu châm dầu... Khi chàng rể đến thì không được dự tiệc..
Anh hôm nay nói chuyện cao siêu . Bee hiểu đó .
Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .
Posts: 13,365
Threads: 205
Likes Received: 1,626 in 754 posts
Likes Given: 1,761
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
(2020-04-01, 06:19 PM)BVCN Wrote: Tại họ không chịu châm dầu... Khi chàng rể đến thì không được dự tiệc..
Ô ô cái này tui cũng hiểu, dù ít đi nhà thờ
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
Đại dịch-COVID19
Bill Gate đã kêu gọi chính phủ, các lãnh đạo của Mỹ trong bài báo của tờ Washington Post hôm qua, 03/31/2020, rằng nên phong tỏa (shut down) toàn quốc trong thời gian 10 tuần lễ để đối phó với đại dịch lây lan nhanh chóng của Covid-19. Nếu không sự truyền nhiễm và tổn thất nhân mạng gây ra bởi vi rút Corona sẽ trở thành thảm họa cho nước Mỹ. Theo ông Gate, đại dịch COVID-19 là hiện tượng "trăm năm mới thấy một lần". Ông gợi ý ba điều cần thực hiện.
1. Phong tỏa toàn quốc trong 10 tuần lễ để số ca nhiễm bệnh dịch bắt đầu có chiều hướng giảm dần.
2. Nỗ lực gia tăng thêm số ca thử nghiệm.
3. Phát triển thêm những cách thức điều trị vi rút Corona và bào chế vacccine sớm nhất có thể được.
Link bài báo: https://www.yahoo.com/huffpost/bill-gate...56624.html
***
Trong buổi họp báo ở Nhà Trắng chiều nay, 04/01/2020, tổng thống Trump đã biết lắng nghe theo đội ngũ chuyên gia các bác sĩ Viện phòng chống bệnh Dịch của ông, mà dẫn đầu là bác sĩ Fauci.
- TT Trump xem xét ký lệnh cho những người dân sẽ được thử nghiệm test Covid-19 miễn phí, nếu phải lấy thử nghiệm. Trong vài ngày tới ông và bộ sậu của ông sẽ bàn thảo với các hãng bảo hiểm để những người bị nhiễm bệnh Covid-19 được chữa trị không tốn tiền.
- Có thể trong vài hôm nữa hơn 87% người dân Mỹ phải tuân thủ lệnh cách ly, ở nhà (stay-at-home order), nói cách khác là toàn quốc sẽ phải đóng cửa, phong tỏa toàn diện. Chỉ trừ ra những cơ sở cần yếu như các cửa tiệm bán thực phẩm, thuốc men, cung cấp dịch vụ cần tiết .v.v...
Cách nay vài ngày, bác sĩ Fauci cũng dự đoán là có thể sẽ xảy ra thêm một nạn dịch Coronavirus lần thứ hai vào mùa Thu năm nay, và nạn dịch này hoàn toàn khác biệt so với đại dịch Covid-19 hiện tại. Ông cũng khuyên nhủ thêm, chúng ta người dân nên có ý thức cách ly cộng đồng (social distancing), vì sự cách ly khi giao tiếp như thế sẽ làm giảm sự lây truyền của bệnh dịch.
Theo CNN, số người bị chết vì dịch Corona hôm nay là 917 người, con số nhiều nhất bị chết của một ngày trong vài tuần qua. Số người bị nhiễm COVID-19 đã vượt qua 215,00 người.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Posts: 2,693
Threads: 148
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
160
CỘI RỄ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19:
PHÁ HUỶ RỪNG GIÀ, TẬN DIỆT THÚ HOANG
Trọng Thành | RFI
31/03/2020
Tháng 01/2020, siêu vi gây dịch Covid-19 làm rung chuyển Trung Quốc. Ít tuần sau đến lượt toàn thế giới. Nhiều người tìm căn nguyên trong việc Bắc Kinh giấu dịch khiến quốc tế bị động. Không ít người phê phán phương Tây chủ quan. Tuy nhiên giới khoa học về sinh thái chỉ ra cội rễ sâu xa của đại dịch chưa từng có. Đó là nền văn minh công nghiệp đương đại lấy khai thác triệt để thiên nhiên làm mục tiêu.
Khi rừng già bị hủy hoại, thú hoang bị tận diệt, virus bành trướng tấn công con người là điều ‘‘ không tránh khỏi’’. Mục ‘‘ Theo dòng thời sự’’ của RFI xin tổng hợp nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu Pháp trong lĩnh vực sinh thái học, về chủ đề ‘‘ Cội rễ của đại dịch Covid-19’’.
Vì sao phá hủy rừng già, tận diệt thú hoang là cội nguồn dẫn đến đại dịch?
Cho đến nay, vẫn còn nhiều bí ẩn bao trùm xung quanh sự xuất hiện của virus corona mới gây bệnh Covid-19, tên khoa học là SARS-CoV-2, đang khiến toàn thế giới chao đảo, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh không tạo điều kiện cho giới khoa học quốc tế đến thành phố Vũ Hán, nơi dịch bùng phát, tiếp cận hiện trường. Không ít người đặt giả thiết loài virus này thoát ra từ một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Vũ Hán, chuyên nghiên cứu về các virus nguy hiểm. Thậm chí có người còn cho virus SARS-CoV-2 là một vũ khí sinh học bí mật. Không đi vào các nhận định, suy luận khó kiểm chứng này, về đại dịch Covid-19, giới sinh thái nhìn chung đều thống nhất ở một điểm: virus SARS-CoV-2, gây dịch Covid-19 có nguồn gốc động vật hoang dã, cũng giống như khoảng một nửa số loài virus tấn công con người, từ gần một thế kỷ nay.
Từ virus gây bệnh Sida (được cho là truyền từ loài vượn), đến Ebola ở Tây Phi (truyền qua dơi), hay virus H5N1 (truyền qua chim), hay bệnh sốt rét, sốt xuất huyết hay Zika tại châu Mỹ (truyền qua muỗi)… virus SARS xuất hiện tại châu Á năm 2002 (được truyền từ cầy hương)… Việc phá hủy rừng, để trồng trọt, xây dựng thành phố, khiến các loài động vật hoang dã mất nơi sinh sống làm gia tăng nguy cơ động vật hoang tiếp xúc với động vật nhà, với con người, khiến virus dễ dàng bành trướng.
Trong một bài trả lởi phỏng vấn báo Libération, ông Serge Morand, giám đốc nghiên cứu CNRS, chuyên gia về sinh thái học y tế, nhấn mạnh đến tình trạng, kể từ những năm 1960 đến nay (tương đương với thời kỳ công nghiệp hoá mãnh liệt trên quy mô toàn cầu), ‘‘ ngày càng có nhiều bệnh dịch trong năm hơn, dịch bệnh lan rộng hơn…’’, tỉ lệ các dịch bệnh được gọi là ở quy mô ‘lịch sử’’ nhiều hơn (bài '‘ La crise du coronavirus est une crise écologique / Khủng hoảng virus corona là một cuộc khủng hoảng sinh thái’’, ngày 26/03/2020).
Theo nhà sinh thái học Serge Morand, có ba nhân tố đồng thời khiến dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật nói chung, động vật hoang dã nói riêng, bùng phát. Ba nhân tố đều liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học.
Thứ nhất là sự suy giảm ngày một nghiêm trọng của đa dạng sinh học, nói cách khác, tốc độ tuyệt chủng các giống loài gia tăng.
Thứ hai là nông nghiệp ngày càng biến thành một ngành công nghiệp, nhân tố góp phần mạnh mẽ vào sự suy giảm đa dạng sinh học.
Thứ ba là sự phát triển đột biến của ngành giao thông hàng hoá và vận tải người. Sự phát triển về giao thông này vừa là nhân tố khiến dịch bệnh dễ dàng lan rộng, do các tiếp xúc gia tăng giữa người với người, về tần số, về số lượng, vừa là yếu tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất coi khai thác ‘‘ tài nguyên’’ thiên nhiên hoang dã là mục tiêu. Giao thông tăng trưởng gắn liền với kinh tế tăng trưởng, nhưng cũng là con đường giúp dịch bệnh tăng trưởng đột biến, dễ dàng di chuyển từ vùng này đến vùng khác.
Một vài con số minh hoạ: Thế giới hiện nay có 1,5 tỉ bò nuôi, 25 tỉ gà nuôi, hàng tỉ con heo… Tất cả thường được nuôi bằng các loại hạt được trồng theo phương thức công nghiệp hoá, như đậu tương. Để có diện tích nuôi gia súc, gia cầm, đất trồng cây làm thức ăn cho chúng, các diện tích rừng khổng lồ đã bị hủy diệt… Các loài động vật hoang dã, bị dồn đuổi, ngày càng đến gần hơn, nhiều hơn với thế giới con người… Vận tải hàng không, tăng gấp 12 lần giữa năm 1960 đến 2018, giao thông hàng hải cũng tương tự… Tất cả những yếu tố này quá đủ làm nguyên liệu cho " những trái bom’’ dịch bệnh, sẵn sàng phát nổ.
Những con đường đưa các sinh vật ‘‘nguy hiểm’’ đến với thế giới con người
Nhà sinh thái học Rodolphe Golza, giám đốc nghiên cứu IRD, trong bài trả lời tuần báo L’Obs, lưu ý đến tập quán buôn bán động vật hoang dã, làm thực phẩm hay vì các mục tiêu khác, trở nên hết sức phổ biến, với quy mô lớn tại Trung Quốc, tạo nên một không gian lý tưởng cho sự tăng trưởng của nhiều loài siêu vi, kênh truyền virus dễ dàng từ động vật sang người (bài ‘‘ ‘ Le Covid-19 était inévitable, et même prévisible’ du fait de notre impact écologique / ‘‘ ‘Covid - 19 là không thể tránh khỏi thậm chí có thể báo trước’ do tác động sinh thái của xã hội con người ’’, ngày 17/03/2020).
Giám đốc nghiên cứu sinh thái học, Viện IRD, nhấn mạnh đến việc khi không gian sinh sống truyền thống của các loài sinh vật hoang dã bị phá hủy, do con người hay do thiên tai, các mầm bệnh được truyền đi khắp nơi, trong quá trình này, trong một số điều kiện nhất định, chúng có thể tìm được các vật trung gian phù hợp hơn, trở thành các phương tiện truyền bệnh hiệu quả hơn. Ông đặc biệt chú ý đến việc một số không gian sinh sống bị phá hủy dẫn đến sự diệt vong của một số giống loài tuy mang các bệnh truyền nhiễm, nhưng khả năng lây lan không cao, việc chúng bị hủy diệt khiến virus bành trướng, phát triển theo nhiều con đường bất thường. Đây là điều mà ông gọi là ‘‘ hiệu ứng lan toả’’.
Để virus từ một động vật hoang dã truyền được đến con người và trở thành yếu tố gây dịch bệnh, virus thường phải sự đột biến về gen, mới có thể xâm nhập vào tế bào người. Cụ thể về dịch Covid-19, theo giáo sư Serge Morand, virus corona mới xuất phát từ loại dơi (‘‘ khả năng chắc chắn đến 98%’’), việc biến đổi về gen để thích ứng với cơ thể người xảy ra trong quá trình chúng sống ký sinh trên một động vật trung gian (có thể là qua loài tê tê hoặc một loài khác). Và loài vật trung gian này thường là một loại vật hoang dã có nhiều tiếp xúc với con người.
Thuần hóa các động vật hoang: Một kênh truyền bệnh chính
Theo các nhà sinh thái học, việc thuần hóa các động vật hoang dã đã từng là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh truyền nhiễm hiện nay, như cúm, sởi, sởi Đức, bệnh đậu mùa hay quai bị… Loại người chúng ta cùng với chó, bò hay lợn, có nhiều căn bệnh chung hơn là so với giữa người với thỏ, bởi với ba loài trên, thời gian thuần hoá diễn ra vào khoảng 17.000 đến 10.000 năm trước, loài thỏ mới chỉ được thuần hóa từ 2.000 năm nay. Bệnh truyền nhiễm cũng đến từ loài chuột (sống cạnh loài người từ khoảng 10.000 năm). Loài chuột làm trung gian truyền các bệnh từ các loại gặm nhấm hoang dã sang người, loài chó truyền các bệnh từ chồn hay sói. Về phía các loài chim, vịt nhà là nơi trung gian truyền các virus gây cúm từ vịt hoang… Việc thuần hóa một số giống loài mới đây, ví dụ như nuôi chồn tại nhiều nước Đông Nam Á, để phục vụ cho ngành sản xuất '' cà phê chồn'', có thể là các kênh truyền bệnh mới.
Triệt phá môi trường nuôi dưỡng các siêu vi có phải là giải pháp?
Một số người muốn tận diệt một số giống loài được coi là mang bệnh để huỷ bỏ hết nơi trú ẩn của virus, giúp loài người không còn bị dịch bệnh quấy rối. Giấc mơ này cũng tựa như việc tiêu huỷ hết rừng để không còn bị cháy rừng. Theo các nhà sinh thái học, thì cần phải làm điều ngược lại. Có một thực tế là số lượng bệnh truyền nhiễm càng tăng khi các giống loài càng bị tiêu diệt, siêu vi sẽ tản đi khắp nơi để tìm đường sống. Chuyên gia Serge Morand lưu ý là chính việc bảo vệ các môi trường tự nhiên, phong phú về hệ sinh thái, khiến các loài virus có thể gây bệnh, tuy hiện diện nhiều, nhưng chúng sống gắn liền và phụ thuộc vào một số địa bàn cụ thể, hay nói cách khác ăn ở yên lành tại đấy, không thể di chuyển dễ dàng sang nơi khác, để gây các dịch lớn.
Về dịch bệnh và chăn nuôi, nhà sinh thái học Serge Morand tố cáo phương pháp dập dịch gia cầm bằng cách tiêu diệt ồ ạt các giống gia cầm địa phương, để thay thế bằng các giống công nghiệp, được cho là thích hợp với ‘‘ chăn nuôi lớn’’, như trong dịch H5N1 tại Thái Lan (năm 2004), dịch cúm gia cầm H5N8 ở Hàn Quốc (năm 2016)... Chính Tổ Chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã khuyến khích cách làm này, trong khi bản thân FAO cũng thừa nhận kể từ đầu thế kỷ XX, nhân loại đã mất đi khoảng 30% giống gà, 20% giống heo…, vốn là sản phẩm của quá trình tiến hoá, lai tạo hàng trăm, hàng nghìn năm. Điều căn bản mà nhiều người không hiểu là, chính sự đa dạng về di truyền của các vật nuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm không dễ lây lan, biến thành đại dịch. Nhiều giống vật nuôi lâu đời, sống gắn với một địa bàn cụ thể, thường có khả năng kháng cự rất tốt với dịch bệnh. Tính đa dạng sinh học cũng cản trở virus tác oai, tác quái.
Nhìn chung, theo giáo sư Rodolphe Golza, trong kỷ Nhân Sinh ( Anthropocène), thuật ngữ địa chất học dùng để chỉ thời kỳ con người trở thành thế lưc có khả năng làm biến đổi sâu sắc toàn bộ hành tinh, thì rất có nguy cơ nhiều bệnh truyền nhiễm hoàn toàn mới xuất hiện. Do sự huỷ hoại các không gian sống tự nhiên của các loài sinh vật hoang dã, do tính siêu kết nối của nhân loại hiện nay (như đã nêu), nhưng đặc biệt cũng do Biến đổi khí hậu, có khả năng tác động rất lớn đến thế giới sinh vật hoang dã (đặc biệt do sự thay đổi của nơi cư trú), đến quan hệ giữa con người với các động vật hoang dã.
Học thiên nhiên để sống với thiên nhiên
Bên cạnh việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã, chuyên gia sinh thái Serge Morand đề xuất phát triển mạnh các hình thức nông nghiệp thuận tự nhiên, trồng rừng thuận tự nhiên, chăn nuôi thuận tự nhiên…, để góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, điều kiện để các loài virus nguy hiểm không dễ dàng trực tiếp đến với con người. Trên thực tế, vấn đề dịch bệnh từ các loài động vật hoang dã truyền sang người là một lĩnh vực còn đầy bí ẩn, cần phải có sự phối hợp nghiên cứu giữa giới y khoa, thú y, sinh thái học, cũng như những nhà nghiên cứu xã hội, chính trị, để có các chính sách phù hợp ‘‘ tránh cho các bệnh dịch không biến thành khủng hoảng y tế".
Để có một chiến lược phù hợp trong vấn đề mang tính sống còn này, xã hội con người cần thay đổi triệt để cách tiếp cận. Nhà nghiên cứu Aleksandar Rankovic, Viện tư vấn về Phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế (IDRRI), nhấn mạnh là cần thay thế lối suy nghĩ theo kiểu con người khai thác, thống trị thiên nhiên lâu nay, bằng một cách nghĩ thật sự khiêm nhường, để con người có cơ hội hiểu được sự kỳ diệu của tự nhiên, để biết học cách chung sống với tự nhiên ( theo nhà sinh thái Rodolphe Golza, cùng đối mặt với khủng hoảng nhưng một số quốc gia, đặc biệt là các nước châu Á, như Nhật Bản, Malaysia, Singapore, và kể cả Trung Quốc, đã có truyền thống đối phó với dịch bệnh thường xuyên, nên có một số phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn).
Khủng hoảng Covid-19 là một khủng hoảng sinh thái, ‘‘ khủng hoảng mang tính hệ thống’’, một cuộc đại khủng hoảng. Một bộ phận giới chính trị dường như đã bắt đầu thừa nhận điều này. Chỉ có các phối hợp tập thể trên quy mô toàn cầu mới có khả năng giúp nhân loại tìm được lối thoát cho cuộc đại khủng hoảng hiện nay.
Nguồn: ThuVienHoaSen
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
When Humans Are Sheltered in Place, Wild Animals Will Play
Goats in Wales; coyotes in San Francisco; rats, rats, everywhere: With much of the world staying home to prevent the spread of the coronavirus, animals have ventured out where normally the presence of people would keep them away.
Great Orme Kashmiri goats on the streets of Llandudno, Wales. Credit... Andrew Stuart
Source: https://www.nytimes.com/2020/04/01/scien...ket-newtab
|