Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Nhật Ký Chép Bằng Kinh
#16
“Gāme akubbaṃ santhavāni”

KHÔNG TÁC THÀNH HỆ LỤY

Đừng để buồn vui của người khác trở thành nỗi ám ảnh của mình. Cứ để ý mà xem, buồn vui của chúng ta luôn luôn gắn bó mật thiết với người khác. Hôm nay tôi vui vì tôi nhận được tin xa, đứa con học được điểm cao; tôi mừng vì chú bác vừa cất nhà; tôi buồn vì trong gia đình có người bị tai nạn v.v... Lo cho bản thân còn chưa xong, nên hạn chế nghĩ đến người khác. Nói như vậy không có nghĩa là ích kỷ mà là tránh bận lòng những gì không cần thiết.

Có một câu chuyện rất vớ vẩn nhưng dùng minh họa cho trường hợp này thì rất phù hợp. Ngày kia người ta thấy trên đường có một người gánh hai cái bình gốm lớn, rất đẹp; đang đi thì bị trượt vỏ chuối, hai cái bình vỡ tan. Ông ta vẫn tỉnh bơ gác đòn gánh trên vai và đi tiếp. Mọi người hai bên đường kêu ông: “Hai bình rớt mà ông không hay hả”. Đi chậm lại một chút, ông trả lời: "Tôi biết chớ nhưng biết làm gì bây giờ, đứng láng cháng mất công phải dẹp nữa, thôi đi luôn, tôi đang bận ghê lắm". 

Mình bắt chước câu chuyện này thì không được, nhưng tôi thích câu chuyện ở thái độ tâm lý của ông này. Hãy hạn chế những gì thật sự không cần thiết, riêng chuyện của mình đã mệt mỏi rồi. Hơn phân nửa bận tâm của mình là chuyện không cần thiết mà Đức Phật gọi là “tác thành hệ lụy”. Gāme akubbaṃ santhavāni, bậc thánh không tác thành hệ lụy, không tạo thêm ràng buộc với đời.

(Những bài giảng Kinh Tương Ưng, tập IV, by Sư Toại Khanh)
Reply
#17
Nếu phải đi thì nên đi như gió, nếu phải ở thì nên ở như đốm nắng bên thềm. “Phong lai sơ trúc bất lưu thanh, nhạn quá hàn đàm vô lưu ảnh”. Đi như gió không phải đi nhanh, mà đi không vướng kẹt, ở thì ở như đốm nắng bên thềm, khi mặt trời đã đi qua mái hiên thì nắng không còn. Đây chính là giáo lý duyên khởi.

(Những bài giảng Kinh Tương Ưng, by Sư Giác Nguyên)
Reply
#18
(2020-04-24, 08:34 AM)abc Wrote: Nếu phải đi thì nên đi như gió, nếu phải ở thì nên ở như đốm nắng bên thềm. “Phong lai sơ trúc bất lưu thanh, nhạn quá hàn đàm vô lưu ảnh”. Đi như gió không phải đi nhanh, mà đi không vướng kẹt, ở thì ở như đốm nắng bên thềm, khi mặt trời đã đi qua mái hiên thì nắng không còn. Đây chính là giáo lý duyên khởi.

(Những bài giảng Kinh Tương Ưng, by Sư Giác Nguyên)

Lời dạy này làm LTP nhớ đến lời dạy của Don Juan, vị thầy của Carlos Castaneda.  

Don Juan dạy ông Carlos không để vết tích gì trên cõi đời này. "Đừng lưu lại history của cuộc đời bạn.". Vì thế, mặc dù rất nổi tiếng, và là tác giả gần 20 cuốn sách thuộc loại best sellers, cuộc đời của Carlos rất bí mật.

Cheer
Reply
#19
\
ÂN ĐỨC PHẬT BẢO (BUDDHAGUṆA) & CÁCH THỰC HÀNH NIỆM ÂN ĐỨC PHẬT

Ân đức Phật Bảo vô cùng vi tế, sâu sắc, rộng lớn, vô lượng vô biên không sao kể xiết. Tuy vậy, trong bài kinh Dhajaggasutta, Đức Phật dạy niệm 9 Ân đức Phật Bảo như sau:
“Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro purisadammasāratthi, Satthādevamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā”

1- Ý NGHĨA 9 ÂN ĐỨC PHẬT
1) Arahaṃ: Đức Arahán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiên và nhân loại.’

Araham có 5 ý nghĩa
- Arahaṃ có nghĩa là đã xa lìa mọi phiền não.
- Arahaṃ có nghĩa là đã diệt đoạn tuyệt mọi kẻ thù là phiền não.
- Arahaṃ có nghĩa là đã phá huỷ vòng luân hồi trong ba giới bốn loài.
- Arahaṃ có nghĩa là không bao giờ làm điều ác ở nơi kín đáo.
- Arahaṃ có nghĩa là xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường.
----------------
2) Sammāsambuddho: Đức Chánh Đẳng Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị.
* Chân lý Tứ Thánh Đế trích từ Kinh Sở Y Xứ (Titthāyatanādi Sutta):
- Thánh đế về Khổ:
“Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ. Này các Tỳ- khưu, đây là Khổ Thánh đế.”
-Thánh đế về Khổ tập:
“Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Như vầy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Này các Tỳ- khưu, đây gọi là Thánh đế về Khổ tập.”
-Thánh đế về Khổ diệt:
“Do vô minh diệt không có tàn dư, nên các hành diệt. Do hành diệt, nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não đều diệt. Như vậy là sự đoạn diệt toàn bộ của khổ uẩn này. Này các Tỳ- khưu, đây gọi là Thánh đế về Khổ diệt.”
- Thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt:
“Ðây là Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỳ- khưu, đây gọi là Thánh đế về con đường đưa đến Khổ diệt.”
----------------

3) Vijācaraṇasampanno: Đức Minh Hạnh Túc là Bậc có đầy đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 Đức Hạnh cao thượng.

* Tam Minh:
Túc mạng minh là trí tuệ thấy rõ, biết rõ, nhớ rõ trở lại tiền kiếp từ một kiếp, hằng trăm kiếp, hằng ngàn kiếp, hằng vạn kiếp, hằng triệu kiếp, hằng triệu triệu kiếp. Đức Phật Chánh Đẳng Giác có khả năng ghi nhớ lại vô số kiếp không có giới hạn (còn Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác có giới hạn).
Túc mạng minh là trí tuệ biết rõ tiền kiếp thuộc loại chúng sinh nào, tên gì, thuộc dòng dõi nào, tạo thiện nghiệp, bất thiện nghiệp, ba-la-mật, thọ lạc, thọ khổ, tuổi thọ… đều ghi nhớ rõ ràng mọi chi tiết.
Thiên nhãn minh là trí tuệ thấy rõ, biết rõ kiếp quá khứ, kiếp vị lai của tất cả chúng sinh như mắt của chư thiên, phạm thiên.
Thiên nhãn minh có hai loại:
a) Tử sanh minh là trí tuệ biết rõ sự tử, sự tái sinh của tất cả chúng sinh.
Đức Thế Tôn có tử sanh minh này nên biết rõ chúng sinh sau khi chết, rồi do nghiệp nào cho quả tái sinh trong cảnh giới nào.
b) Vị lai kiến minh là trí tuệ thấy rõ những kiếp vị lai của chúng sinh.
Chư Phật dùng vị lai kiến minh này để thọ ký chúng sinh trong những kiếp vị lai xa xăm, còn thời gian bao nhiêu đại kiếp trái đất nữa, sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác…
Lậu tận minh là trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới, đó là 4 Thánh Đạo Tuệ, diệt đoạn tuyệt được 4 pháp phiền não trầm luân không còn dư sót; đồng thời Đức Thế Tôn tận diệt được tất cả mọi tiền khiên tật (vāsanā) đã tích luỹ từ vô lượng kiếp trong quá khứ.

*Bát Minh
Túc mạng minh.
Thiên nhãn minh.
Lậu tận minh.
Thiền tuệ minh là trí tuệ thiền tuệ tam giới thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp sắc pháp, và trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới chứng đắc 4 Thánh Đạo Tuệ, 4 Thánh Quả Tuệ và Niết Bàn.
Hoá tâm minh là trí tuệ có khả năng hoá thân khác theo mong muốn của mình, do năng lực của thiền định. Như trường hợp Đức Phật thuyết tạng Vi Diệu Pháp vào hạ thứ bảy tại cung Tam Thập Tam Thiên suốt ba tháng. Mỗi ngày đến giờ đi khất thực, Đức Phật hoá thân khác như Đức Phật tiếp tục thuyết pháp, còn chính Đức Phật thật đi khất thực ở bắc Câu Lưu Châu. Khi độ ngọ xong trở lại cung trời thay thế Đức Phật hoá thân, chỉ có một số ít chư thiên, phạm thiên bậc cao có nhiều oai lực mới biết được.
Thần thông minh là trí tuệ có khả năng biến hoá nhiều phép thần thông khác nhau, do năng lực thiền định, như một người hoá thành nhiều người, tàng hình không ai thấy, hiện hình nơi khác, đi xuyên qua núi, đi trên hư không…
Thiên nhĩ minh là trí tuệ có khả năng nghe được nhiều thứ tiếng người, tiếng súc sinh, tiếng chư thiên gần xa, do năng lực thiền định, như tai của chư thiên.
Tha tâm minh là trí tuệ có khả năng biết đến tâm của người khác, chúng sinh khác đang nghĩ gì, tâm thiện hoặc tâm bất thiện...

*15 Đức Hạnh cao thượng
Giới đức: Hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh.
Thu thúc lục căn thanh tịnh: Thu thúc khi thấy bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mũi, nếm bằng lưỡi, tiếp xúc bằng thân, suy nghĩ bằng ý hoàn toàn thanh tịnh.
Biết tri túc trong vật thực: Nhận vật thực vừa đủ, khi thọ thực đàng hoàng, còn 4 - 5 miếng cơm đủ no, biết ngừng lại để dành uống nước, không dùng no quá.
Tinh tấn tỉnh thức: Ngày, đêm tinh tấn hành phận sự, nghĩa là suốt ngày không ngủ, ban đêm có 3 canh; canh đầu: ngồi hành đạo, đi kinh hành; canh giữa (22 giờ khuya): nằm nghỉ ngủ trong tư thế nằm nghiêng bên phải, có trí nhớ, trí tuệ trước khi ngủ, sẽ thức dậy lúc cuối canh giữa, canh chót (2 giờ sáng): hành đạo, đi kinh hành… Gọi là tinh tấn luôn luôn tỉnh thức.
Đức tin: Có đức tin không lay chuyển.
Trí nhớ: Thường có trí nhớ.
Hổ thẹn: Tự mình biết hổ thẹn, không làm mọi tội ác.
Ghê sợ: Biết ghê sợ, không làm mọi tội ác.
Đa văn túc trí: Học nhiều hiểu rộng tất cả các pháp.
Tinh tấn: Có tâm tinh tấn không ngừng nghỉ.
Trí tuệ: Có trí tuệ hiểu biết rõ tất cả các pháp.
Đệ nhất thiền: Có đệ nhất thiền hữu sắc và vô sắc.
Đệ nhị thiền: Có đệ nhị thiền hữu sắc và vô sắc.
Đệ tam thiền: Có đệ tam thiền hữu sắc và vô sắc.
Đệ tứ thiền: Có đệ tứ thiền hữu sắc và vô sắc.
Đức Thế Tôn có trọn đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 Đức Hạnh cao thượng hợp với trí đại bi, để tế độ chúng sinh có hữu duyên nên tế độ, cứu vớt chúng sinh ấy giải thoát khỏi mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
Do đó, Đức Thế Tôn có Ân đức Vijjācaranasampanno: Đức Minh Hạnh Túc.
----------------

4) Sugato: Đức Thiện Ngôn là Bậc thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng sinh.
* Sugato có 4 ý nghĩa:
- Ngự theo Thánh Đạo.
- Ngự đến Niết Bàn an lạc tuyệt đối.
- Ngự đến mục đích cao thượng, bất thoái chí.
- Thuyết pháp chân lý đem lại sự lợi ích cho chúng sinh

5) Lokavidū: Đức Thông Suốt Tam Giới là Bậc thấy rõ, biết rõ chúng sinh thế giới, cõi thế giới, pháp hành thế giới.
Thế nào gọi là chúng sinh thế giới?
Chúng sinh thế giới có nhiều loại.
Về nơi sanh có 4 loại:
Thai sanh: Chúng sinh sanh từ bụng mẹ (loài người, trâu, bò…).
Noãn sanh: Chúng sinh sanh từ trứng (gà, vịt, chim…).
Thấp sanh: Chúng sinh sanh từ nơi ẩm thấp (con dòi, con giun,…).
Hoá sanh: Chúng sinh sanh hiện hữu ngay tức thì (chư thiên, phạm thiên, loài ngạ quỷ, atula, chúng sinh địa ngục, con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất này…).
Về uẩn có 3 loại:
Chúng sinh có ngũ uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn trong 11 cõi dục giới và 15 cõi sắc giới.
Chúng sinh có tứ uẩn: Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (không có sắc uẩn) trong 4 cõi vô sắc giới.
Chúng sinh có nhất uẩn: Sắc uẩn (không có 4 danh uẩn) trong cõi sắc giới vô tưởng thiên v.v…
Đức Thế Tôn biết rõ tất cả mọi loài chúng sinh có căn duyên cao hoặc thấp, có phiền não ngấm ngầm nặng hoặc nhẹ, có bản tánh riêng của mỗi chúng sinh, có nguyện vọng cao quý hoặc thấp hèn, có 5 pháp chủ (tín, tấn, niệm, định, tuệ) già dặn hoặc còn non nớt…
Chúng sinh có khả năng chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả trong kiếp hiện tại, hoặc kiếp vị lai trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác,...
Chúng sinh không có khả năng chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả trong kiếp hiện tại, bởi do nguyên nhân nào…
Đức Thế Tôn thông suốt tất cả các loài chúng sinh không còn dư sót.

Thế nào gọi là cõi thế giới?
Cõi thế giới là nơi tạm trú của tất cả các loài chúng sinh hiện hữu, tuỳ theo thiện nghiệp, ác nghiệp cho quả và hỗ trợ chúng sinh.
Tam giới
Tam giới là một thế giới nhỏ, gồm có 31 cõi:
Dục giới có 11 cõi.
Sắc giới có 16 cõi.
Vô sắc giới có 4 cõi.
11 cõi dục giới
* 4 cõi ác giới
Cõi địa ngục: Có tuổi thọ không nhất định.
Cõi atula: Có tuổi thọ không nhất định.
Cõi ngạ quỷ: Có tuổi thọ không nhất định.
Cõi súc sinh: Có tuổi thọ không nhất định.
* 7 cõi thiện dục giới
Cõi người: Có tuổi thọ không nhất định.
Cõi Tứ Đại Thiên Vương: Có tuổi thọ 500 tuổi trời, bằng 9 triệu năm cõi người (bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 50 năm cõi người).
Cõi Tam Thập Tam Thiên: Có tuổi thọ 1.000 tuổi trời, bằng 36 triệu năm cõi người (bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 100 năm cõi người).
Cõi Dạ Ma Thiên: Có tuổi thọ 2.000 tuổi trời, bằng 144 triệu năm cõi người (bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 200 năm cõi người).
Cõi Đẩu Xuất Đà Thiên: Có tuổi thọ 4.000 tuổi trời, bằng 576 triệu năm cõi người (bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 400 năm cõi người).
Cõi Hoá Lạc Thiên: Có tuổi thọ 8.000 tuổi trời, bằng 2.304 triệu năm cõi người (bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 800 năm cõi người).
Cõi Tha Hoá Tự Tại Thiên: Có tuổi thọ 16.000 tuổi trời, bằng 9.216 triệu năm cõi người (bởi 1 ngày 1 đêm ở cõi trời này bằng 1.600 năm cõi người).

16 cõi sắc giới phạm thiên
* Đệ nhất thiền hữu sắc có 3 cõi
Cõi Phạm Chúng Thiên: Có tuổi thọ 1/3 a-tăng-kỳ kiếp trụ.
Cõi Phạm Phụ Thiên: Có tuổi thọ 1/2 a-tăng-kỳ kiếp trụ
Cõi Đại Phạm Thiên: Có tuổi thọ 1 a-tăng-kỳ kiếp trụ.
* Đệ nhị thiền hữu sắc có 3 cõi
Cõi Thiểu Quang Thiên: Có tuổi thọ 2 đại kiếp (trải qua 4 a-tăng-kỳ thành, trụ, hoại, không của kiếp trái đất).
Cõi Vô Lượng Quang Thiên: Có tuổi thọ 4 đại kiếp.
Cõi Quang Âm Thiên: Có tuổi thọ 8 đại kiếp.
* Đệ tam thiền sắc giới có 3 cõi
Cõi Thiểu Tịnh Thiên: Có tuổi thọ 16 đại kiếp.
Cõi Vô Lượng Tịnh Thiên: Có tuổi thọ 32 đại kiếp.
Cõi Biến Tịnh Thiên: Có tuổi thọ 64 đại kiếp.
* Đệ tứ thiền sắc giới có 7 cõi
Cõi Quảng Quả Thiên: Có tuổi thọ 500 đại kiếp.
Cõi Vô Tưởng Thiên: Có tuổi thọ 500 đại kiếp.
Cõi Phước Sanh Thiên: Có 5 cõi dành riêng cho bậc Thánh Bất Lai chứng đắc đệ tứ thiền hữu sắc:
Cõi Vô Phiền Thiên: Có tuổi thọ 1.000 đại kiếp.
Cõi Vô Nhiệt Thiên: Có tuổi thọ 2.000 đại kiếp.
Cõi Thiện Hiện Thiên: Có tuổi thọ 4.000 đại kiếp.
Cõi Thiện Kiến Thiên: Có tuổi thọ 8.000 đại kiếp.
Cõi Sắc Cứu Cánh Thiên: Có tuổi thọ 16.000 đại kiếp.

4 cõi vô sắc giới phạm thiên
Không vô biên xứ thiên: Có tuổi thọ 20.000 đại kiếp.
Thức vô biên xứ thiên: Có tuổi thọ 40.000 đại kiếp.
Vô sở hữu xứ thiên: Có tuổi thọ 60.000 đại kiếp.
Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên: Có tuổi thọ 84.000 đại kiếp.
1 thế giới có tam giới, gồm có 31 cõi.
1 tiểu thế giới có 31.000 cõi.
1 trung thế giới gồm có 31 triệu cõi.
1 đại thế giới gồm có 31 triệu triệu cõi (31.000 tỉ cõi).
Đức Thế Tôn không những thông suốt 31.000 tỉ cõi mà còn thông suốt vô lượng thế giới (anantacakkavāla).
Thế nào gọi là pháp hành thế giới?
Pháp hành thế giới là ngũ uẩn do nhân duyên cấu tạo, nên có sự sinh, sự diệt.
Chúng sinh thế giới và cõi thế giới thuộc về thế giới do Chế định pháp (Pannat-tidhamma), còn pháp hành thế giới thuộc về Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma).
Đức Thế Tôn thông suốt pháp hành thế giới có nhiều loại như sau:
Thế giới có 1 pháp: Tất cả chúng sinh được tồn tại do nhờ nhân (āhāra).
Thế giới có 2 pháp: Danh pháp và sắc pháp.
Thế giới có 3 thọ: Thọ khổ, thọ lạc, thọ xả.
Thế giới có 4 pháp: 4 pháp đem lại quả là vật thực, xúc, tác ý, tâm.
Thế giới có 5 uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.
Thế giới có 6 xứ bên trong: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; và có 6 xứ bên ngoài: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Đức Thế Tôn thông suốt cả vô lượng thế giới, bắt nguồn từ thế giới ngũ uẩn của mình.
Do đó, Đức Thế Tôn có Ân đức Lokavidū: Đức Thông Suốt Tam Giới.
6) Anuttaro purisadammasārathi: Đức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh là Bậc giáo huấn chúng sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm nhân lên bậc Thánh Nhân.
7) Satthādevamanussānam: Đức Thiên Nhân Sư là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại…
8) Buddho: Đức Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, rồi Ngài thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài (cũng chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn tùy theo năng lực ba-la-mật và hạnh nguyện của mỗi chúng sinh).
9) Bhagavā: Đức Thế Tôn là Bậc có 6 Ân đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật của Ngài.


2- CÁCH THỰC HÀNH NIỆM ÂN ĐỨC PHẬT

Niệm Ân đức Phật có nhiều cách.

Cách thứ nhất (phổ thông): Niệm 9 Ân đức Phật
Hành giả tiến hành niệm 9 Ân đức Phật như sau:
“Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro purisadammasāratthi, Satthādevamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā.”...
Hành giả tâm niệm đến Ân đức Phật nào, nên hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của Ân đức Phật ấy, định tâm theo dõi mỗi Ân đức Phật như vậy, hằng trăm lần, hằng ngàn lần... trong suốt thời gian tiến hành niệm 9 Ân đức Phật, để làm tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Đức Phật Bảo.

Cách thứ nhì: Niệm một câu Ân đức Phật.
Hành giả có thể chọn một câu Ân đức Phật nào trong 9 Ân đức Phật làm đối tượng, để tiến hành niệm Ân đức Phật, nên hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của Ân đức Phật ấy, luôn định tâm nơi Ân đức Phật ấy.
Ví dụ: Niệm Ân đức Phật thứ nhất Itipi so Bhagavā Arahaṃ..., Itipi so Bhagavā Arahaṃ...
Hoặc: Niệm Ân đức Phật thứ tám Itipi so Bhagavā Buddho..., Itipi so Bhagavā Buddho...
Hoặc: Niệm Ân đức Phật thứ chín Itipi so Bhagavā Bhagavā..., Itipi so Bhagavā Bhagavā...
Hành giả tâm niệm câu Ân đức ấy đồng thời hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của Ân đức Phật ấy, định tâm theo dõi Ân đức Phật ấy hằng trăm lần, hằng ngàn lần... trong suốt thời gian tiến hành niệm Ân đức Phật, để làm tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Đức Phật Bảo.

Cách thứ ba: Niệm một danh hiệu Ân đức Phật.
Hành giả có thể chọn một danh hiệu Ân đức Phật nào trong 9 Ân đức Phật làm đối tượng, để tiến hành niệm Ân đức Phật, nên hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của danh từ Ân đức Phật ấy, luôn định tâm nơi Ân đức Phật ấy.
Ví dụ: Niệm Arahaṃ..., Arahaṃ..., Arahaṃ...
Hoặc: Niệm Buddho..., Buddho..., Buddho...
Hoặc: Niệm Bhagavā..., Bhagavā..., Bhagavā...
Hành giả tâm niệm danh từ Ân đức Phật ấy đồng thời hiểu rõ ý nghĩa và chi pháp của Ân đức Phật ấy, định tâm theo dõi Ân đức Phật ấy hằng trăm lần, hằng ngàn lần... suốt trong thời gian tiến hành niệm Ân đức Phật, để làm tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Đức Phật Bảo.
Đề mục niệm Ân đức Phật là một đề mục dễ làm cho phát sinh đức tin nơi Tam Bảo, mà đức tin là nền tảng mọi thiện pháp từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp cho đến Siêu tam giới thiện pháp.


3- QUẢ BÁU ĐẶC BIỆT NIỆM ÂN ĐỨC PHẬT
Hành giả tiến hành niệm Ân đức Phật, trong kiếp hiện tại chưa chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, hành giả sẽ được hưởng những quả báu đặc biệt ngay trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai như sau:
- Được phần đông chúng sinh kính trọng.
- Tâm thiện trong sạch thanh tịnh.
- Khi sắp chết, tâm bình tĩnh sáng suốt, không mê muội.
- Sau khi chết, do thiện nghiệp này cho quả tái sinh làm người cao quý hoặc chư thiên cao quý.
- Tái sinh kiếp nào cũng thuộc hàng chúng sinh cao quý.
- Có sắc thân xinh đẹp đáng ngưỡng mộ.
- Các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng quý.
- Thân có mùi thơm tỏa ra.
- Miệng có mùi thơm tỏa ra.
- Có trí tuệ nhiều.
- Có trí tuệ sâu sắc.
- Có trí tuệ sắc bén.
- Có trí tuệ nhanh nhẹn.
- Có trí tuệ phong phú.
- Trí tuệ phi thường.
- Nói lời hay có lợi ích…
- Kiếp vị lai có duyên lành gặp Đức Phật, lắng nghe chánh pháp dễ dàng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn...
Đó là những quả báu phát sinh từ niệm Ân đức Phật.

(Biên soạn và lược trích từ RATANATTAYAGUNA- Trưởng lão Hộ Pháp)

Dưới đây tôi xin hoan hỷ chia sẻ bài Niệm Ân Đức Phật file mp3, các vị đạo hữu có thể lưu về theo link này

https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%...gmrxVGlYsA
Reply
#20
Bác abc,

Khi dịch Buddhaguna là ÂN ĐỨC PHẬT, thiển nghĩ khó hiểu.

LTP được biết Buddhaguna có nghĩa là "qualities of the Buddha" (phẩm chất, đặc tính của Đức Phật) có lẽ rõ hiểu hơn.  Niệm ("ghi nhớ") những đặc tính cao quý của Đức Phật dễ hiểu hơn là niệm "ân" Đức Phật.

Hay là các sư dịch Buddhaguna là "ân Đức Phật" có dụng ý sâu xa gì chăng?

(Khi dùng chữ "ân", LTP nghĩ tới "ơn", trong khi chúng ta niềm 9 Buddhaguna đâu có "ơn" gì đâu?)
Reply
#21
(2020-04-26, 12:17 PM)LeThanhPhong Wrote: Bác abc,

Khi dịch Buddhaguna là ÂN ĐỨC PHẬT, thiển nghĩ khó hiểu.

LTP được biết Buddhaguna có nghĩa là "qualities of the Buddha" (phẩm chất, đặc tính của Đức Phật) có lẽ rõ hiểu hơn.  Niệm ("ghi nhớ") những đặc tính cao quý của Đức Phật dễ hiểu hơn là niệm "ân" Đức Phật.

Hay là các sư dịch Buddhaguna là "ân Đức Phật" có dụng ý sâu xa gì chăng?

(Khi dùng chữ "ân", LTP nghĩ tới "ơn", trong khi chúng ta niềm 9 Buddhaguna đâu có "ơn" gì đâu?)

đồng ý với bạn LTP , tui cũng nghĩ nên dịch là phẩm chất , đức hạnh 

cái này hỏi sư GN là bảo đảm có câu trả lời vừa ý .... 

giờ thì hiểu vậy trước cái đã ... hay là:

"xin đừng gặm những ngôn từ đã củ

thoát ra ngoài văn tự một lần xem"

:full-moon-with-face4:

btw, nguyên cuốn : http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/Th...TamBao.pdf
Reply
#22
(2020-04-26, 12:42 PM)abc Wrote: đồng ý với bạn LTP , tui cũng nghĩ nên dịch là phẩm chất , đức hạnh 

cái này hỏi sư GN là bảo đảm có câu trả lời vừa ý .... 

giờ thì hiểu vậy trước cái đã ... hay là:

"xin đừng gặm những ngôn từ đã củ

thoát ra ngoài văn tự một lần xem"

:full-moon-with-face4:

btw, nguyên cuốn : http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/Th...TamBao.pdf

LTP có cuốn Tìm Hiểu Pháp Môn Niệm Phật của Sư Hộ Pháp rồi. Sách viết công phu lắm.

Cám ơn bác nhiều.

Cheer
Reply
#23
NGƯỜI CHẾT KHÔNG PHẢI MỘT NHƯNG CŨNG KHÔNG PHẢI KHÁC VỚI NGƯỜI TÁI SANH


HỎI: Bạch ngài cho con hỏi: Dù nếu con có sụt mất rất nhiều ký, đã cắt tóc khác đi, và phát triển những sở thích mới, song những người khác và bản thân con cũng vậy, vẫn sẽ biết con là chính con. Sao lại thế, nếu như không có tính tương tục?

Đáp: Tính tương tục ấy chỉ được tạo ra trong tâm chúng ta. Thực ra, không có tính tương tục, mà chỉ có mối liên hệ của nhân và quả. Nhiều người hỏi: ‘Nếu không có ātman hay cái ngã để đi đến các cõi khác, vậy thì sao những người theo đạo Phật bảo rằng chúng ta có những kiếp sống quá khứ và tương lai?’ Câu trả lời ở đây là các hiện tượng tâm và vật lý (danh pháp và sắc pháp) sanh và diệt trong từng sát-na. Chúng xuất hiện, rồi biến mất, và trong vị trí của chúng, các hiện tượng mới khác xuất hiện. Nhưng hiện tượng mới xuất hiện đó không hoàn toàn khác hay hoàn toàn mới bởi vì chúng sanh lên do có nhân. Nghiệp (kamma) là nhân khiến cho có kiếp sống kế tiếp, và kiếp kế tiếp ấy không hoàn toàn mới và khác; nó cũng không phải là một với kiếp sống cũ hay đồng nhất với kiếp sống cũ. Nhân khiến cho quả sanh, và quả đó không phải là kết quả của bất cứ nhân nào khác, mà là của một nhân đặc biệt: một mối quan hệ mật thiết hiện hữu giữa nhân và quả. Nhân có thể tạo ra một số tính chất tương tự của nó cho quả, ở đây cần hiểu là ‘tạo’ theo nghĩa khiến cho một số tính chất nào đó xuất hiện. Theo cách này, chúng ta có ý niệm về tính tương tục, nhưng thực ra mọi thứ đều xuất hiện một cách mới mẻ trong từng sát-na.
Có một định thức của đạo Phật mô tả sự tái sanh: không phải người đó cũng không phải người khác. Điều này có nghĩa rằng một người tái sanh trong kiếp sống tương lai, nhưng người đó không giống hệt người đã chết ở đây; tuy thế người đó cũng không phải tái sanh như một người mới hoàn toàn.
Các bản chú giải, như ở chương XVII trong Thanh Tịnh Đạo chẳng hạn, đưa ra một số lối so sánh kể như những ví dụ. Giả sử một người hét lớn vào một cái hang. Khi âm thanh dội lại, nó không phải là âm thanh ban đầu, song nếu không có âm thanh ban đầu, không thể có tiếng vang. Hay, giả sử người ta mồi cây đèn từ một cây đèn khác. Tất nhiên không thể nói rằng ngọn lửa đã tự di chuyển sang cây đèn khác. Ngọn lửa trong cây đèn thứ hai không phải là một với ngọn lửa trong cây đèn thứ nhất, nhưng nó có mặt nhờ sự giúp đỡ của cây đèn thứ nhất vậy. Tương tự, một con dấu để lại dấu ấn của nó trên trang giấy. Dấu ấn dĩ nhiên không phải là một với con dấu nguyên thủy, song nó cũng không phải không liên hệ gì với con dấu ấy.
Chúng ta, những người Phật tử, không chấp nhận sự thường hằng, nhưng chúng ta chấp nhận có một mối liên hệ giữa nhân và quả. Nhân và quả cứ tiếp tục diễn tiến không ngừng, ngay cả trong kiếp hiện tại, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác. Chính sự tiếp nối nhân-quả này đã cho người ta cái ấn tượng về tính tương tục, ấn tượng về cùng một con người như vậy liên tu bất tận. Trong khi nhân và quả cứ diễn tiến và tiếp diễn không ngừng suốt cả cuộc đời cho đến lúc già và chết. Nhưng cái chết cũng chỉ là một từ ước lệ để chỉ sự biến mất của một tiến trình sống tâm vật lý nào đó. Chứ thực sự ra, chúng ta đang chết và tái sanh trong từng sát-na. Những ý nghĩ hay tư duy cũng chết và xuất hiện trong từng sát-na như những thuộc tính vật lý vậy. Như thế, ngay cả khi chúng ta đang sống như chúng ta đang sống hiện giờ, chúng ta cũng đang chết, nhưng chúng ta không gọi nó là chết. Chúng ta chỉ gọi nó là chết khi chúng ta đi đến cuối cùng của một cuộc đời mà thôi. Ngay sau cái chết của kiếp sống này, liền có kiếp sống kế tiếp. Ngay sau chết, liền có sanh; không có thời gian chờ đợi giữa chết và tái sanh.
Cứ thử nghĩ về giờ nửa đêm của ngày hôm trước xem. Chỉ một giây sau đó, chúng ta đã gọi nó là một ngày mới, ngày kế tiếp rồi. Thực sự, thời gian cứ tiếp tục trôi và tiếp diễn không ngừng. Một khoảnh khắc trước chúng ta goi là Chủ nhật, và khoảnh khắc sau chúng ta đã gọi là thứ Hai. Tương tự, sống, chết và tái sanh cứ tiếp diễn một cách liên tục như vậy.
Sīlananda Sayādaw
Reply
#24
Chư Phật chỉ nói ra điều gì đó khi hội đủ bốn tiêu chuẩn này:

1. (Bhutavadi) Nói đúng sự thật.
2. (Kalavadi) Nói đúng lúc.
3 (Atthavadi ) Chỉ nói điều hữu ích cho người nghe.
4 (Mettavadi) Luôn nói bằng từ tâm.
Trong chung đụng không thể tránh việc góp ý phê bình nhau, nhưng việc ấy phải có đủ bốn tiêu chí trên.
(Ghi từ thời pháp tối nay 6-2-2018 - Kinh Tăng Chi, Sư Toại Khanh giảng
Reply
#25
HỎI
Con muốn hỏi một câu ạ. Bà Dương Nguyệt Ánh, trong bài báo này, với sáng kiến của bà chế tạo máy truy tìm các chiến binh khủng bố. Sau đó, Hoa Kỳ đã truy giết được những phần tử khủng bố. Việc làm của bà như vậy có công với nước Mỹ, và (có thể) cả nhân loại, nhưng dù sao cũng gián tiếp tiếp tay việc giết người. Vậy bà có tội hay không?
Có thể việc bà ngồi miệt mài trong phòng thí nghiệm chỉ có cái cảm giác giống như bọn trẻ con chơi trò chơi điện tử giết giặc trên máy tính. Con cảm ơn Sư.

TRẢ LỜI

Câu hỏi này không đơn giản chút nào vì nó thuộc thế pháp. Trong lý duyên khởi, vô minh duyên hành. Một người làm việc thiện cũng không tránh khỏi vô minh duyên hành. Nhưng dù sao cũng cho quả sinh nhàn cảnh. Còn người không hiểu đạo thì vô minh duyên hành khó duyên cho hành thiện thuần túy, sự cố ý của họ liên quan suy nghĩ của họ và nó dính tới danh, lợi, địa vị, từ đó sẽ tạo nhiều loại nghiệp bất thiện. Các nhà sáng chế vũ khí cuối đời đều hối hận sâu sắc. Giải Nobel cũng xuất phát từ nỗi hối hận và ông lập ra giải này như hành động chuộc lỗi. Người sáng chế ra súng AK, người Nga, cuối đời cũng không làm cho lương tâm thanh thản. Người ta sẽ dùng loại vũ khí vào nhiều việc, không phải chỉ một việc. Nếu luận việc đời thì dễ rơi vào thế giới của Ma. Như Iraq, cho đến bây giờ dân chúng chưa biết bao giờ sống trong hòa bình.
(Sư Giác Lộc)
Reply
#26
CÁCH HỒI HƯỚNG CHO NGƯỜI ĐÃ MẤT ĐÚNG CHUẨN


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư tăng kính thưa quý vị Phật tử !


Nói một cách riêng tư là chủ nhật này nữa là thân mẫu của tôi đã qua đời đúng một tuần ,nói theo thế gian là bắt đầu tuần thất thứ nhất ,nhưng trong Phật pháp truyền thống thì một người mà họ qua đời giống như là họ đi vào tù , vào bệnh viện đi xa vậy đó ,chuyện gì mình có thể làm cho họ thì mình phải khẩn trương ,phải tranh thủ chứ mình không có phải lệ thuộc vào vấn đề ngày giờ , chúng ta biết rằng chuyện mà cúng 7 thất hoặc là chuyện làm giỗ đó là truyền thống văn hoá của một số nước trong khu vực như VN ,Tàu ,Đại Hàn chẳng hạn chứ không phải trên thế giới nước nào cũng có truyền thống đó , xưa bày thì nay làm .

Theo tinh thần của Phật giáo Nguyên Thủy thì khi người thân mình họ ra đi thì mình chưa biết họ đi về cảnh giới nào nhưng chuyện đầu tiên là từ giây phút mình biết họ đã ra đi từ đó trở đi bất cứ giây phút nào thì mình làm được cái gì đó để mình hồi hướng cho họ thì mình nên làm. Và có một chuyện hiểu lầm rất lớn là bà con mình cứ ngỡ rằng chuyện duy nhất mà mình có thể làm cho người quá cố đó là cúng ,đó là chuyện mà tôi rất lấy làm tiếc là nhiều người VN cứ hễ nói đến người chết là mình nghĩ đến chuyện cúng ,mà hễ nghĩ đến chuyện cúng là mình nghĩ đến cúng thức ăn ,bây giờ nó còn lòi ra cúng hàng mã nữa .Thí dụ như lúc sống họ thích cái gì bây giờ ở VN họ làm cả nhà lầu , điện thoại ,cell phone ,xe Mercedes ,xe Lexus ,bây giờ trong nước còn có vụ nàng hầu nữa ,tức là họ làm mấy cô supper-model viết tên phía sau lưng như : Paris Hilton ,Britney spears , Angelina Jolie ,Sophia Lauren .

Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì xin các vị nhớ giùm ,khi mình còn sống cuộc sống của một con người nó gồm có hai phần đó là tinh thần và vật chất .Vật chất là cơm ăn ,áo mặc ,nhà ở ,chăn ,đèn .Nhưng mà chúng ta biết rằng ngay như cha mẹ mình tại tiền thì ngoài những thứ đó ra thì cha mẹ rất cần đời sống tinh thần nữa .Các vị cứ thử tưởng tượng mình có rất là nhiều tiền cho cha mẹ , cho cha mẹ đi những cổ xe đắc tiền hàng triệu dollar ,nhưng mà đời sống tinh thần và tình cảm của hai cụ không được vui thì hỏi đời sống tuổi già của các cụ có trọn vẹn hay không ? Dứt khoát là không trọn vẹn rồi , tôi có biết một vài chuyện rất là buồn cười và rất đau lòng ,đó là có nhiều bà cụ ở VN qua bên đây quen rồi cứ thấy con cháu là bồng ,nhưng mà có nhiều cô con dâu không có thích chuyện đó ,rồi hôi mùi dầu xanh dầu gió không có tốt ,khi bồng như vậy mồ hôi của bà làm cho đứa bé bị rôm bị sảy ,bị ngứa , chưa kể có nhiều bà cụ bên VN mình thương cháu đang ăn cái gì ngon móc trong miệng cho cháu , mà bên đây dâu với rể cái vụ đó họ dị ứng lắm , cho nên khi tuổi già không được trọn vẹn thì dầu có giàu có cách mấy mình cũng không an lạc ,điều đó có nghĩa gì ? Xin thưa rằng điều đó có nghĩa rằng đời sống vật chất nó chưa đủ đâu ,nó còn một nửa của chúng ta là đời sống tinh thần tâm tư tình cảm .


Những gì anh tin ,anh hiểu , anh thích thì những cái đó là phân nửa cuộc đời của anh .Có nhiều người phần đời sống tinh thần chiếm đến 70 %chứ không phải 50% , tôi nói 50% là tôi nói có ngã giá có thương lượng rồi ,chứ có nhiều người họ xem đời sống vật chất nó nhẹ lắm ,ăn gì cũng được mà quan trọng là đời sống tinh thần .Cho nên ngay khi còn sống mà mình có hai phần đời sống vật chất và tinh thần thì nói chi là lúc mình đã qua đời ,cho nên một cái hiểu lầm rất lớn ở đây là khi nói đến chuyện cúng bái tưởng nhớ cho người thân chúng ta thường nghĩ đến có một chuyện thôi đó là cúng tặng ,tôi xin thưa nhiều chuyện lắm, tôi nói rồi đời sống tinh thần nó phức tạp nó đa đoan phong phú lắm cho nên mình làm phước mình cúng thức ăn cho người thân của mình chưa có đủ đâu mình phải hành thiền hồi hướng ,niệm Phật hồi hướng ,tụng kinh cũng hồi hướng , nghe pháp cũng hồi hướng ,bố thí cúng dường cũng đem hồi hướng .

Tôi nhắc lại , trong cơ thể mình nó rất cần nhiều vitamin ,rất nhiều dưỡng tố ,thì trong đời sống của một người nó cũng cần rất là nhiều thứ ,cho nên kể từ khi người thân mất đi rồi ,có nhiều cái phước để mình hồi hướng lắm chứ không phải chỉ riêng gì phước bố thí cúng bái , mà người VN mình 95% là cứ người thân mất là cúng đồ ăn ,bên kia thế giới họ đâu phải chỉ có chuyện ăn thôi sao , cho nên chuyện quan trọng ở đây đó là chánh kiến , tôi biết một vài Phật tử ở đây có lẽ ngạc nhiên là tại sao mẹ tôi mất mà tôi không có khóc ,đó là chuyện thứ nhất , chuyện thứ hai là các vị có thấy ở đây tôi cũng chỉ có một mình , nhưng mà đúng ra theo anh em ngoài đời chúng tôi phải dồn lại một chỗ để cúng mẹ ,nhưng mà tôi cũng không đi ,những người Phật tử Nam tông trong vùng họ tới họ thăm tôi ,mấy cái hoa này là họ dâng giùm tôi đó .


Một điều nữa là quý vị thấy tôi không có để hình mẹ ,quý vị đừng tưởng là tôi không có hình mẹ ,tôi có chứ ! Nhưng vì sao ? Vì mẹ trong lòng mình là đủ rồi ,vì để tấm hình lớn vô tình người khác hiểu lầm tưởng nhớ tới thân nhân phải có tấm hình to như vậy ,cho nên đối với tôi nhiều lắm trong phòng ngủ của tôi có tấm hình của bà nhỏ nhỏ , lớn hơn hình passport một tí vậy thôi đó là nếu tôi muốn ,chứ còn quan trọng nhất là đầu hôm sớm mai đi ra đi vào cứ nhớ mẹ ,làm cái gì cũng tâm niệm : “Nếu mà mẹ biết thì mẹ hãy vui với cái phước mà con đang làm ở đây nhe mẹ “ vậy thôi . 

Sáng ra cắt mấy cái bông hồng cúng lên bàn Phật cũng nghĩ trong bụng :” Nếu mà mẹ đang quan sát con đang làm gì thì mẹ hãy vui nhe ,mẹ ở phương trời nào đi nữa mẹ có biết là con đang làm cái gì tốt đẹp mẹ vui nhe “ chỉ nghĩ vậy thôi .Bởi vì mình phải học giáo lý mình mới biết rằng khi mà họ ở cảnh giới nào đó mà họ vui với Phật pháp là họ ngay lập tức hào quang của họ nó sáng hơn ,thân tướng của họ nó đẹp hơn ,thức ăn của họ nó phong phú hơn ,chiếc xe mà họ đang đi nó sẽ ngon lành hơn ,chỉ cần họ vui thôi .Tuy nhiên còn chuyện này rất quan trọng là mình có một hiểu lầm rất lớn , mình cứ ngỡ rằng chết là sẽ sanh vô cảnh giới về tiên ,nhưng mà chúng ta chưa chắc là vì lục đạo mà quý vị. 

Nếu chẳng hạn mẹ tôi phước nhiều ,mẹ tôi có thể sanh về các cõi trời , làm người hoặc là phải do trả một cái nghiệp xấu nào đó trong quá khứ thì bà có thể bị đọa , bà đi vào một trong bốn đường dữ , súc sanh , địa ngục , ngạ quỷ , A-tu-la , và ở đây tôi cùng muốn mở ngoặc nói thêm là không phải trường hợp nào người thân của mình cũng nhận được phước báu hồi hướng đâu , tôi thí dụ mẹ tôi sanh vào loài bàng sanh tức là làm con trùng , con dế thì coi như là phước báu đó không nhận được ,hoặc là bà sanh vào cảnh giới Phạm thiên trên cao trên xa thì bà cũng không nhận được .Bà chỉ nhận được phước trong hai trường hợp (1) là bà biết rõ tôi đang làm cái gì , (2)hoặc là nếu bà không biết thì có chư thiên mách bảo ,cho nên ở đây mình hay có câu là xin chư thiên đến mách giùm báo cho biết là có người con hồi hướng .

Tôi thí dụ mấy người đang ngồi trước mặt tôi , tôi nói sáng nay tôi làm được chuyện hay quá, tôi chia hết công đức cho quý vị ,thì quý vị cám ơn ,quý vị chỉ thấy vui chứ không có gì thay đổi ,nhưng ở trong thế giới vô hình của phi nhân không phải như vậy .Tôi ví dụ quý vị chết rồi ,quý vị là năm vị phi nhơn đang ngồi trước mặt ,thì tôi nói sáng nay tôi làm phước tôi hồi hướng cho các vị nhe , khi mà các vị vui thì các vị sẽ có được hai thành tựu ( 1) là các vị sẽ chết liền để sanh về cảnh giới cao hơn (2) là những gì quý vị đang hưởng lập tức nó sẽ nhân lên gấp nhiều lần ,đó là theo kinh điển Pali nói như vậy , cho nên đó là tại sao ở đây chúng tôi không có đặt nặng vấn đề hình thức mẹ mất là vì chúng tôi không khóc ,không có treo hình ,tôi cũng không có thầy bà chuông mõ gì hết , cái chuyện là tôi tận lực được tôi làm cái gì thì làm thí dụ như tôi gởi tiền về VN cho mấy học viện hoặc là ở miền Trung những chỗ nào mà nuôi chư tăng hoặc là tôi xin địa chỉ của mấy cô tu nữ hoặc là chư tăng đang học ở Miến Điện , Ấn Độ ,Thái Lan ,thì mẹ tôi cũng nhờ được phước đó .


Tôi muốn thưa với quý vị một chuyện mà tôi biết quý vị khó chịu nhưng tôi cũng phải nói : Hôm nay ai cũng thích cất chùa đúc tượng , đúc chuông , nhưng quý vị có biết vận mạng thật sự của Phật giáo sau này nằm ở đâu không ? Không phải nằm trong tay của mấy ngôi chùa , mà vận mạng Phật giáo nằm trong tay tăng và ni ,cho nên nếu hôm nay mình không có bồi dưỡng không có tài bồi , không có ung đúc hỗ trợ tăng ni thì Phật giáo sẽ mất ,tăng ni quan trọng lắm ! 


Các vị nên nhớ tăng tài tạo ra chùa lớn chứ chùa lớn chưa chắc tạo ra tăng tài , cho nên cách làm phước hay nhất để hồi hướng cho người thân quá vãng đó là mình phục vụ chúng sanh , phục vụ cho tập thể phước lớn hơn cá nhân ,có nhiều cách : làm cầu đường , đào giếng cũng là tập thể , cúng dường cho tăng ni cũng là làm phước cho tập thể là vì gương mẫu tu hành của họ , màu y sắc áo của họ nó trở thành là phước điền cho thiên hạ muôn phương và đặc biệt là đang có hỗ trợ cho những vị đang có tu học , thì tất cả những hỗ trợ đó nó là công đức rất lớn , vì nó là công đức mang ý nghĩa nối truyền huệ mạng của chư Phật ba đời , như hôm nay tất cả mọi người và kể cả chúng tôi và quý vị mà biết được Phật pháp thì cũng nhờ các thế hệ truyền thừa và những thế hệ truyền thừa đó làm sao mà họ sống được nếu mà không có sự hộ trì của những người cư sĩ vô danh .Và chính những tâm hồn , những người vô danh đó đã kéo dài tuổi thọ Phật pháp suốt 25 thế kỷ qua .

Ở đây các vị có tuổi rồi , tôi chỉ xin quý vị một chuyện thôi , hít sâu thở chậm , tỉnh thức , làm cái gì biết cái đó , khi giận biết mình giận , khi vui biết mình vui , không để vui quá trớn , không để giận quá trớn , đó là pháp dưỡng sinh mà cũng là pháp tu ,chỉ có cách đó mai nầy chúng tôi có tụng kinh cho quý vị chúng tôi mới có niềm tin ,chứ còn lăng xăng thì tôi ...không tin. Cho nên nếu các vị là ba mẹ tôi thì tôi cũng nói câu đó thôi , tức là về sống chậm lại , nhớ là bây giờ xương cốt mình nó loãng , giòn dễ gãy ,đi đứng phải cẩn thận ,đêm ngủ mà mất thở không có gì phải sợ phải bình tỉnh ,mình phải tập trung vào trong chánh niệm ,tuỳ có người tập trung ở lỗ mũi có người tập trung ở vùng bụng , tập trung xem tại sao hơi thở nó mất .Nhớ ! Đừng bao giờ sợ hãi , sợ hãi nó chỉ hại chứ nó không giúp được gì đâu ,tâm của mình nó mạnh lắm ,đó cũng là một cách sống , hồi đó tới giờ mình xô bồ xô bộn , mình sống như một xác chết biết đi , thế giới này người ta đau khổ vì người ta làm mà người ta không biết làm cái gì ,người ta nói mà không kềm chế được lời nói cho nên người ta mới làm khổ nhau , bây giờ mình tập sống làm sao mà mình có thể biết rõ được những điều mình nói ,đời sống khổ là bởi vì mình mất sự kiểm soát , bây giờ mình tập sống có kiểm soát ,chỉ vậy thôi .


Giảng như vậy cũng nhiều lắm rồi ,xin cám ơn các vị rất nhiều ,trước khi dứt lời xin hồi hướng công đức này đến bà cụ của tôi là bà Phạm Thị Thu sanh năm 1937 mất ngày 8-8-2010 . Mong mẹ ở cảnh giới nào cũng được tiếp tục sống trong hào quang của chánh pháp và cũng không quên chia sẻ công đức này đến tất cả thân nhân của quý vị từng người trong room và từng người trước mặt tôi ,thất thế phụ mẫu ở nơi chốn nào cũng sống trong đạo tình của chư Phật , và mong các vị tiếp tục tu hành .


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


SƯ GIÁC NGUYÊN
( Chép lại bài giảng của Sư )
Reply
#27
[Image: 95357994_626782567916446_173370590170290...e=5EDA48E2]
Reply
#28
Kính mừng Lễ Tam Hợp.
Reply
#29
(2020-05-07, 10:11 AM)abc Wrote: [Image: 95357994_626782567916446_173370590170290...e=5EDA48E2]

Thiện là sao? Bất thiện thì là sao? Có khi nào ta sống bất thiện mà ta tự biết là mình bất thiện không ta?  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Ta nhẹ nhàng đi như khi ta nhẹ nhàng đến
Ta vẫy tay chào không một chút vấn vương!
Reply
#30
(2020-05-07, 11:16 AM)Bella Wrote: Thiện là sao? Bất thiện thì là sao? Có khi nào ta sống bất thiện mà ta tự biết là mình bất thiện không ta?  Grinning-face-with-smiling-eyes4

thiện hay bất thiện là những khái niệm theo quy ước , có tính cách tương đối , chưa phải là sự thật tuyết đối

thiện là làm gì lợi cho người và lợi cho mình , bất thiện là ngược lại

sống bất thiện mà tự biết là mình bất thiện thì có hai cách nói

1- nói theo lẽ thường nhiều người rất rõ rằng mình sống bất thiện 
2- theo vi diệu pháp thì cái tâm biết cái tâm đã qua là bất thiện thì cái tâm biết đó là tâm thiện ... do đó không có ai biết mình bất thiện , mà chỉ có biết mình đã bất thiện ( mà suy cho cùng thì "mình" ở đây cũng chỉ là mình của quá khứ , ko hẳn là mình mà cũng không hẳn không là mình)
Reply