Posts: 7,730
Threads: 407
Likes Received: 1,131 in 893 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Đều là những thực phẩm quen thuộc nhưng nếu chế chiến sai cách cũng khiến bạn có thể bị ngộ độc bất cứ lúc nào.
1. Quả đậu
Quả đậu (đỗ) là một trong những loại thực phẩm được nhiều người ưa thích dùng để chế biến món ăn. Quả đậu thường được đem xào, luộc, hấp... Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, dù là cách chế biến nào thì quả đậu cũng cần được nấu chín.
Nếu quả đậu xanh không được nấu chín, saponin trong nó sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đậu xanh còn chứa nitrite và trypsin, có thể kích thích dạ dày và ruột của con người, gây ngộ độc thực phẩm và viêm đường tiêu hóa.
Ngoài ra, còn có độc tố làm tan máu ở một số loại quả đậu có thể gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, tức ngực, đổ mồ hôi lạnh và tê ở chân tay. Để ngăn ngừa ngộ độc khi ăn, quả đậu xanh cần phải được nấu chín kỹ.
[size=undefined]
[/size]
2. Hải sản
Nếu cua không được hấp chín trước khi ăn, rất khó để tiêu diệt ấu trùng giun tròn. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể người đến ruột non, di chuyển xung quanh và phát triển.
Sán lá phổi có thể xâm nhập vào thành ruột, khoang bụng và gan và sau đó đi qua cơ hoành đến phổi để ký sinh và đẻ trứng.
Ngoài ra, vi khuẩn vibrio parahaemolyticus có trong hải sản có tỷ lệ gây ngộ độc cao. Các triệu chứng ngộ độc bao gồm nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy.
Tuy nhiên, hải sản khi đã được nấu ở nhiệt độ 90 độ C, những loại ký sinh trùng, vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt sau 1 phút. Vì vậy hãy nhớ, nấu chín kỹ thức ăn khi ăn hải sản.
[size=undefined]
[/size]
3. Khoai tây
Khoai tây là một trong những loại rau củ cần nấu chín kỹ nếu không nó sẽ gây ra sự đầy hơi và các vấn đề không tốt cho tiêu hóa vì khoai tây chứa tinh bột làm cản trở quá trình tiêu hóa.
Khoai tây được lưu trữ thời gian dài ở những nơi ẩm ướt, loại độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu một củ khoai tây xuất hiện những đốm màu xanh, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.
[size=undefined]
[/size]
4. Mộc nhĩ
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - đây là một loại chất rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da. Vì thế, bạn cần nấu mộc nhĩ chín kĩ trước khi ăn.
Ngoài ra, cũng không nên ăn mộc nhĩ ngâm lâu. Vì ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn.
Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.
[size=undefined]
[/size]
5. Loại nấm lạ
Loại nấm lạ
Những loại nấm lạ, không rõ tên hay có màu sắc đẹp, sặc sỡ... thì tốt nhất bạn không nên chế biến vì rất có thể chúng là nấm độc.
Ngoài các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, nấm độc có thể gây ảo giác, thậm chí tệ hơn, nó gây tổn thương gan và thận, không thể hồi phục, nặng nhất là tử vong.
Do đó, nếu thích ăn nấm, chỉ nên mua ở những nơi có địa chỉ uy tín, không nên hái những cây nấm lạ để ăn.
phục, nặng nhất là tử vong
Posts: 7,730
Threads: 407
Likes Received: 1,131 in 893 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Đừng dại mua 4 món quen thuộc này ở siêu thị, nhân viên bán hàng còn chẳng dám ăn
Ngày 11/01/2020, 01:13
An toàn thực phẩm
Dù tiện lợi và trông hấp dẫn đến mấy bạn cũng nên tránh mua những loại thực phẩm này ở siêu thị.
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người lựa chọn đi siêu thị mua thực phẩm rồi dự trữ cả tuần thay vì đi chợ hàng ngày. Thực tế, việc mua thực phẩm ở siêu thị rất tiện lợi vì phần lớn chúng đã qua sơ chế hoặc có những loại đã được nấu sẵn, chỉ cần mang về rồi thưởng thức. Tuy nhiên, có 4 loại dưới đây bạn nên tránh xa. Một số nhân viên bán hàng ở siêu thị từng tiết lộ, đây là những thực phẩm đến họ cũng không dám ăn.
1. Thịt xay sẵn
Việc băm thịt hoặc tự xay thịt ở nhà khiến mất khá nhiều công sức, chưa kể đến việc cọ rửa dụng cụ rất tốn thời gian nên nhiều người lựa chọn mua thịt xay sẵn ở siêu thị. Những khay thịt xay đỏ tươi trong rất bắt mắt nhưng bạn không hề biết rằng chúng được làm từ thịt gì. Có thể nó được làm từ rất nhiều thịt vụn, mỡ, thậm chí thịt để lâu... mà bạn không hề biết được. Dù những khay thịt này có ghi hạn sử dụng rõ ràng nhưng không có nghĩa là thịt bên trong còn tươi mới.
Do đó, tốt nhất bạn hãy mua thịt nguyên miếng, còn tươi ngon thay vì mua thịt xay sẵn.
[size=undefined]
[/size]
2. Ngô ngọt
Ngô ngọt được bán nhiều ở siêu thị, có cả loại đã bóc sẵn vỏ chỉ cần mang về nấu luôn. Nhiều người mua loại ngô ngọt đã bóc sẵn này về để ăn lẩu, luộc, chiên... tuy nhiên không phải mùa nào cũng có ngô ngọt. Do đó, ngô đã bóc sẵn rất có thể đã được để từ lâu và được sử dụng chất bảo quản giúp nó tươi trong một thời gian dài. Vì thế, để an toàn, bạn nên tránh mua chúng ở siêu thị.
[size=undefined]
[/size]
3. Cà chua
Cà chua là loại quả rất dễ mua, dù ở chợ hay ở siêu thị. Tuy nhiên những quả cà chua bạn thấy trong siêu thị có thể chúng đã được để từ rất lâu. Thực tế chúng là những quả cà chua xanh được để chín dần, vỏ còn rất cứng, không thể ăn được.
[size=undefined]
[/size]
4. Bột ớt
Bột ớt là gia vị được nhiều người sử dụng để nấu ăn, làm kim chi... Nhưng bạn cần lưu ý, bột ớt nên có màu đỏ cam, nếu nó có màu đỏ tươi bất thường là đã được tẩm thêm màu hóa học. Do đó, khi mua bột ớt ở siêu thị, bạn cần quan sát thật kỹ tránh mua phải hàng kém chất lượng, không an toàn.
[size=undefined]
Nguồn: http://khampha.vn/bep/dung-dai-mua
[/size]
Posts: 7,730
Threads: 407
Likes Received: 1,131 in 893 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cẩn thận kẻo hại cả nhà nếu cứ giữ mãi những thói quen nấu nướng này
Ngày 20/12/2019, 15:08
An toàn thực phẩm
Không chỉ có thực phẩm bẩn mà chính những thói quen nấu nướng của bạn đôi khi cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe gia đình. Có thể bạn chưa biết, việc nấu ăn sai cách có thể làm phát sinh nhiều căn bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm.
Nấu ăn tại nhà chắc chắn vẫn đảm bảo hơn rất nhiều so với việc cả nhà thường xuyên ăn cơm quán xá. Thế nhưng các bà nội trợ hãy từ bỏ những thói quen nấu nướng không tốt này để bảo vệ trọn vẹn cho sức khỏe gia đình mình nhé!
Nấu ăn không bật máy hút mùi
Những loại dầu chiên xào luôn chứa một vài chất độc hại, nếu hít phải khói bếp có thể gây hại cho da và hệ hô hấp. Đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh hô hấp còn có thể có các triệu chứng như buồn nôn và khó chịu ở mũi, họng. Bên cạnh đó, khói dầu là một nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi cao.
Chính vì vậy các bà nội trợ hãy nhớ mở máy hút mùi trước và cả sau khi nấu ăn khoảng 10 phút để đảm bảo khói được hút ra hết. Nếu nhà nào không có máy hút mùi thì nên mở cửa cho thông thoáng bếp khi nấu ăn là được.
Tái sử dụng dầu thừa
Nhiều người thường quen chiên rán lại dầu mỡ đã qua sử dụng nhằm mục đích tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, điều này vô tình gây hại không nhỏ tới sức khỏe gia đình của bạn.
Khi dầu bị đun sôi nhiều lần, thành phần hóa học trong dầu thay đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn như vitamin A, E và một số dưỡng chất bị biến mất. Đồng thời, gây ra những chất độc như: aldehyde, benzopyrene có khả năng gây ung thư cho cơ thể.
Hơn thế, những chất độc còn tăng gấp đôi tỷ lệ bệnh về buồng trứng và dạ con ở người phụ nữ. Vì vậy, tránh sử dụng lại những loại dầu đã qua chế biến. Đây là cách bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho gia đình của bạn.
Rã đông thực phẩm không đúng cách
Công việc bận rộn khiến các bà nội trợ thường để những thực phẩm như cá, thịt,… và những đồ ăn trong tủ đông vào ngay lò vi sóng để rã đông đồ ăn một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên rã đông không đúng cách sẽ gây ra các nguy hại như: tế bào đông lạnh sau rã đông sẽ vỡ ra và trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Từ đó dễ gây ra tiêu chảy, ngộ độc hoặc thậm chí chất độc tích tụ có thể dẫn đễn ung thư. Nếu bạn trực tiếp rã đông thực phẩm vào dầu nóng hay lò vi sóng,… ở nhiệt độ không phù hợp sẽ tạo điều kiện cho chất propanal – một chất ung thư mạnh tác động trực tiếp đến các tế bào cơ thể.
[size=undefined]
[/size]
Nấu quá lâu, hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần
Trong bất kỳ cách chế biến nào, bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu, hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản sinh ra chất gây ung thư.
Nêm nếm quá nhiều muối
Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc áp dụng chế độ ăn nhiều muối trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch đồng thời dễ dẫn tới đột quỵ.
WHO cũng khuyến cáo rằng, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gram muối/ngày (tương đương một thìa cà phê). Người Việt có thói quen ăn mặn nên sử dụng nhiều muối trong việc chế biến cũng như dùng trực tiếp. Việc này làm tăng nguy cơ suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày. Mọi người cần hạn chế sử dụng nhiều muối tập thói quen ăn thanh đạm để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Sai lầm khi rửa rau củ quả
Nhiều người thường có thói quen ngâm rau với nước muối để loại bỏ thuốc trừ sâu nhưng đây là thói quen sai lầm dễ gây phản tác dụng. Nước muối chỉ có tác dụng khử khuẩn và không thể làm sạch thuốc trừ sâu bám trên thực vật. Vì vậy, nếu rửa rau không đúng cách, chỉ ngâm nước muối thì rất tai hại.
Theo các chuyên gia, để rửa rau củ quả cần phân loại chúng thành từng loại riêng như lá, quả, củ và hoa vì mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, vi khuẩn và chất độc khác nhau. Sau đó cách tốt nhất là rửa nhiều lần với nước sạch trước, rồi rửa từng nắm nhỏ dưới vòi nước chảy nhiều lần.
Đối với rau ăn sống, trước khi ngâm nước kiềm mạnh, bạn cần ngâm trong nước axit mạnh (pH 2.5) trong khoảng 30 giây để khử trùng diệt khuẩn.
[size=undefined]
[/size]
Để sôi dầu mỡ mới cho đồ ăn vào
Khi nấu ăn nhiều người có thói quen cho dầu vào nồi và chờ đến khi dầu sôi, thậm chí bốc khói lên mới thả thức ăn vào xào nấu. Đây là một thói quen cực kỳ có hại, bởi khi nhiệt độ dầu quá cao sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng của thực phẩm. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho một số chất gây ung thư sinh sôi, chẳng hạn như aldehyde.
Chính vì vậy, thay vì chờ dầu thật nóng mới cho đồ ăn vào thì hãy canh sao cho dầu vừa sôi và thả thực phẩm vào ngay là tốt nhất. Bạn có thể thử thả đầu đũa vào để kiểm tra độ sôi của dầu, nếu thấy sủi bọt lăn tăn là độ sôi vừa đủ.
Sử dụng nồi chảo cũ để chế biến món ăn khác
Trong những dịp lễ tết, nhu cầu nấu nướng tăng cao nên các chị em thường tái sử dụng nồi chảo cũ đã nấu món trước để chuẩn bị tiếp món khác. Thế nhưng đây lại là một thói quen nấu ăn cực kỳ tai hại mà ai trong số chúng ta có lẽ đều đã từng mắc phải rất nhiều lần.
Theo các chuyên gia, sau khi chế biến các món ăn thì lượng dầu mỡ cùng thực phẩm còn thừa sẽ sót lại trên chảo. Lúc này nếu không được làm sạch mà vẫn tiếp tục đun lại, lượng mỡ thừa cùng thức ăn bám dính sẽ bị nấu cháy và biến thành các chất có hại như benzopyren gây hại cho sức khỏe của bạn. Thế nên đừng tiếc vài phút rửa sạch nồi chảo nhé.
[size=undefined]
[/size]
Trữ thịt quá lâu trong tủ lạnh
Để tiết kiệm thời gian đi chợ rất nhiều bà nội trợ có thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn trong thời gian dài. Điều này không chỉ làm thịt mấy đi độ ngon tự nhiên mà còn gây biến chất, rất có hại cho cơ thể. Nếu không có thời gian đi chợ, buộc phải mua nhiều để dùng dần thì cũng chỉ nên tích trữ không quá 1 tuần trong ngăn đá mà thôi.
[size=undefined]
Nguồn: http:/
[/size]
Posts: 7,730
Threads: 407
Likes Received: 1,131 in 893 posts
Likes Given: 240
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
20 sai lầm thường mắc phải khi chế biến rau xanh trong bữa ăn hàng ngày
Ngày 28/10/2019, 18:30
An toàn thực phẩm
Từ bỏ một số thói quen chế biến rau thiếu khoa học, bạn có thể làm hao tổn rất nhiều dinh dưỡng trong rau củ quả ăn hàng ngày khi muốn bổ sung đủ vitamin cho cơ thể khỏe mạnh.
1. Chỉ ăn 1-2 loại rau cố định
Nhiều người do thói quen ăn uống nên chỉ biết hoặc thích ăn 1-2 loại rau quen thuộc mà không biết rằng mỗi loại rau có rất nhiều các vitamin khác nhau đều rốt và cần thiết cho cơ thể. Cần ăn thật đa dạng các loại rau theo mùa và theo đủ màu sắc tự nhiên của rau củ để luôn có nguồn vitamin tươi dồi dào bổ sung cho cơ thể.
2. Rau xanh để lâu
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.
Ví dụ, các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong 1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.
3. Thời gian xào nấu quá lâu
Các vitamin có trong rau củ rất “nhạy cảm”, nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy.
Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
4. Cắt rau xong không nấu ngay
Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái “dễ bay hơi”. Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.
5. Nhặt bỏ lá rau
Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau nhúc... Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.
6. Chỉ ăn cái, bỏ nước
Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hóa giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.
7. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
8. Rửa rau 3 nước là sạch
Theo Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm - sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn nhầm.
Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.
9. Cắt rau xong mới rửa
Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình “rửa” đi lượng lớn vitamin.
10. Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím...
Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
11. Dùng lửa nhỏ xào rau
itamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn. Một số loại rau thích hợp với cách ăn “tươi sống” hơn ví dụ như dưa chuột, cà chua, xà lách.
12. Nấu xong rồi không ăn ngay
Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức. 13. Thường xuyên ăn salad và rau sống Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó, khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều.
14. Ăn cà chua trước bữa ăn
Cà chua nên ăn sau bữa ăn. Như vậy, có thể khiến axit dạ dày kết hợp với thực phẩm làm giảm nồng độ axit, tránh để áp lực dạ dày tăng cao dẫn tới sự giãn nở dạ dày, dễ gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở dạ dày…
15. Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước
Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp nhận ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Nhưng nếu trước khi ăn rửa quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm tổn thất rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương cũng không thể dùng nồi sắt hay nồi đồng, tránh làm mất chất dinh dưỡng.
16. Ăn mướp đắng sống
Chất đắng axit oxalic trong mướp đắng có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, trước khi ăn mướp đắng phải luộc qua nước sôi để loại bỏ axit oxalic. Đặc biệt, những trẻ nhỏ cần phải bổ sung nhiều canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.
17. Ăn quá nhiều rau bina
Trong rau bina chứa một lượng lớn axit oxalic, không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic trong cơ thể sẽ cùng với canxi và kẽm tạo ra calcium oxalate và zincoxalatedihydrate, không dễ hấp thụ và thải ra ngoài.
Rau bina cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong đường ruột, dễ khiến cho bé bị thiếu canxi, thiếu kẽm, dẫn tới xương và răng phát triển không tốt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trí não.
18. Ăn nhiều giá đỗ sống
Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
19. Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau
Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.
20. Nấu rau quá kỹ
Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
Sai lầm khi chế biến thịt lợn "rước bệnh" vào người chị em cần loại bỏ ngay
Theo Bạch Linh (Tổng hợp) (Infonet)
|