Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Luân Hồi và Giải Thoát
Hai chữ Luân hồi và Giải thoát hiểu cho tới nơi tới chốn thì nó không có đơn giản đâu. Và hiểu được hai chữ đó, khi bắt chân ngồi thiền thì coi mình đang luân hồi hay giải thoát. Và luân hồi kiểu nào và giải thoát kiểu nào.
Ngày xưa ở ngoài đời, mình chưa biết Đạo, mình chỉ đam mê tiền bạc, danh vọng thôi. Bây giờ biết Phật pháp rồi, mình buông hết, mình đi vào ngồi thiền định thì coi chừng mình bị giam vô một cái nhà tù khác. Và cho dù nhà tù mới có êm ái hơn nhà tù cũ thì nó vẫn là nhà tù. Cho dù cái dây xích xiềng chân mình bằng vàng thì nó vẫn là dây xích. Cho dù người canh cửa cho mình là một hoa hậu thì vẫn là giám ngục.
Có một câu chuyện mà tôi rất tâm đắc đó là có một ông người Nhật bị mù, không biết ai vu oan ổng mà ổng vô tù. Lúc mà ổng ra tù, bạn bè tới thăm và an ủi ổng, thì ổng nói thế này: "Mù mà! Tôi coi chuyện ở tù hay không ở tù thì cũng vậy thôi. Tôi đâu biết trời cao, đất rộng là gì, lúc nào cũng mò mò thôi. Nhưng mà thế này, đối với tôi tù hay không phải tù, nó nằm ở chỗ khóa trong hay khóa ngoài và đứa nào giữ chìa .".
Cái câu này rất hay, chắc phải xâm lên người chữ này: "Tù hay không tù nó nằm ở chỗ khóa trong hay khóa ngoài và đứa nào giữ chìa". Đứa ngoài giữ chìa thì đứa trong đây đang bị tù. Còn nếu mình ở trong mình giữ chìa thì mình không bị tù. Cho nên, mình đang bị giam nhốt trong cái hình hài đau khổ này, mình bị giam nhốt trong một môi trường sống không ra gì .
Nếu mà ta có chánh niệm và trí tuệ là ta đang giữ chìa khóa đó.
Nếu mà ta để cho chuyện đời, cái buồn vui của mình mà để cho đứa khác nắm là thấy mụ nội luôn. Một ngày mà không nghe tiếng gọi phone là chịu không nổi. Một tuần mà không thấy mặt là chịu không nổi. Lúc đó nó đang giữ chìa khóa.
--ooOoo--
Tùy vào cách tu mà cách chứng khác nhau
... chiều nay khi nói về Luân hồi và Giải thoát, chúng ta bắt buộc phải quay lại với định nghĩa quan trọng của đạo Phật . Đó là:
"Anh có làm chủ được sáu căn của anh hay không?".
Làm chủ ở đây không có nghĩa là anh có được một đôi mắt đẹp. Không phải. Không phải anh có được lỗ tai thính. Không phải anh có được một lỗ mũi đẹp.
Làm chủ ở đây có nghĩa là anh không bị sáu trần nó làm khổ anh thì đó được gọi là giải thoát. Làm chủ ở mức độ tương đối thì được gọi là giải thoát tạm thời. Còn ở mức độ tuyệt đối thì được gọi là giải thoát vĩnh viễn. Mà hễ cái gì tạm thời thì nó ngắn hạn. Và tiền nào của nấy, sức tu tới đâu thì mức giải thoát tới nấy. Bỏ ra 10.000 đồng thì mình mua cái đồng hồ khác, bỏ ra 20 đồng thì mình mua được cái đồng hồ khác . Tiền nào của nấy, nhớ nha.
Cho nên cái khả năng giải thoát của mình nó quyết định mức độ an lạc của mình. Và cái cấp độ giải thoát ấy tùy thuộc vào công phu mà mình hạ thủ, ra tay ra sức. Kiểu tu tà tà mà mong rằng chấm dứt phiền não, sanh tử thì không thể. Trong kinh quý vị coi thấy có nhiều vị gặp Phật mới có một câu rồi đắc, quý vị tưởng tu nó dễ, thật ra các vị gặp Phật mà đắc là họ đã tu mỏi mòn. Họ đã đỗ mồi hôi, xót con mắt, bao nhiêu trăm ngàn đại kiếp, nên bây giờ gặp Phật chỉ một câu thôi.
Người Việt Nam mình có câu "Chiều hôm qua không xong, hôm nay xong sớm". Có nghĩa là chiều hôm qua họ đã làm đến tối rồi. Họ làm đến mười giờ đêm họ mới đi ngủ, nên sáng hôm nay bảy giờ họ làm quèo quèo cái là xong. Mình thấy ổng làm quèo quèo xong mình khoái quá, mình cũng quất cho đến bảy giờ mình ra mình quèo quèo, mà mình quên hôm qua mình nghỉ lúc hai giờ trưa. Người ta là mười giờ đêm người ta mới rửa tay, còn mình hai giờ đêm là xong. Cho nên mình còn cù, còn nợ nhiều, tu kiểu tà tà. Còn người ta là mười giờ đêm người ta còn ở ngoài đồng, cái việc còn lại không bao nhiêu hết, nên sáng nay bảy giờ ra khều khều cái nó xong.
Những vị mà gặp Phật nói một câu mà đắc là hồi xưa đã học, đã hành, đã này nọ, máu lệ biết là bao nhiêu.
Trong kinh nói là tùy vào cách tu mà cách chứng khác nhau. Nói gọn lại mỗi người có một kiểu tu chứng khác nhau là vậy đó.
Có bốn cách tu:
- tu khó đắc nhanh,
- tu khó đắc chậm,
- tu dễ đắc nhanh,
- tu dễ đắc chậm.
Tu dễ đắc nhanh: thí dụ như không có cần phải rừng sâu, núi thẳm, kiêng khem, khổ hạnh, bần tăng, khổ sãi, không cần. Tự nhiên vợ con đùm đề, hưởng thụ vinh hoa phú quý, tự nhiên gặp Phật, Phật nói một câu là "bùm", xong. Còn có nhiều vị gặp Phật thích quá, họ xin xuất gia, mà nhiều vị hay lắm, không cần cực khổ, chỉ nói "Bạch Thế Tôn, con xin xuất gia". Phật chỉ đưa tay ra "Tới đây, tu đi" là "bùm", y áo có sẵn luôn. Tại kiếp trước họ từng cúng dường y áo đó (Có nhiều vị kiếp trước cúng dường giày dép, nó ra giày dép luôn. Cúng phải lựa chứ, để mốt nó ra không đủ bộ, kỳ dữ lắm! Cái này nói đùa cho đừng buồn ngủ).
Tùy kiểu tu của mỗi người mà mai mốt kiểu đắc nó ra sao. Có vị phải rừng sâu, núi thẳm, bị này bị kia, độc xà, mãnh thú, lam sơn, chướng khí tùm lum hết, đói, lạnh triền miên, bệnh hoạn, cuối cùng đắc. Có vị chỉ gặp Phật, Phật nói một câu là đắc.
Lục thông tam minh: Mới vừa xuất gia mà có khả năng đi mây về gió. Không có gì sung sướng bằng một người không còn phiền não. Không có gì để ghét, để thích, để sợ đã là sung sướng rồi . Còn thêm nữa trong kinh nói một vị mà họ đã đắc tới tứ thiền, A La Hán là họ đã không còn thương, ghét, thích, sợ. Đã vậy mà họ còn đắc tứ thiền sắc giới trở lên, cái cơ thể họ không bị tác động vật lý nữa. Không còn bị tác động bởi lực hút trái đất
Họ không còn bị cái vụ nhiệt độ -45, -48, không vấn đề với họ vì họ có thể đi sang một vũ trụ khác, một tinh hà khác, một thiên thể khác . Khiếp như vậy. Cho nên đã đắc A La Hán là không còn thương, thích, ghét, sợ, cho đến tứ thiền là cái thân họ miễn nhiễm với mọi tác động vật lý. Còn cái gì sung sướng cho bằng.
--ooOoo--
Bỏ bớt gánh nặng
Những điều kiện giải thoát nó đến từ đâu? Nó đến từ một chuyện rất đơn giản là bỏ bớt gánh nặng.
Anh muốn giải thoát anh phải bỏ bớt gánh nặng như rất là nhiều lần tôi nói "Muốn đi xa, muốn trèo cao thì hành lý phải đơn giản".
Thoát là gì, thoát là ra khỏi một nơi chốn, một tình trạng đúng không? Chuyện đầu tiên là anh phải gọn nhẹ. Leo cao, đi xa thì phải gọn nhẹ. Tôi nói hoài ở mấy cái chỗ bán đồ thể thao của Mỹ nó để là "Go light. Go small. Go fast" có nghĩa là hành lý càng nhỏ gọn thì đi càng nhanh.
Câu đó rất là hay các vị biết không?
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=...1t+%281%29
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (1) (1-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=SGE3HY7Wvfk&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%281%29
Quote:Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép.
03/08/2020 - 11:19 - hongha7711
Trước khi nói đến chuyện tu hành thì anh phải biết
- anh là ai,
- anh ở đâu trong cái cuộc đời này và
- tại sao anh phải tìm đến Phật pháp.
Đúng ra cái bài này mình phải học trước. Tôi phải nói rõ những đề tài, những bài giảng ở đây tôi không có soạn trước mà lúc tôi giảng tôi để ý bà con, đặng tôi cho thuốc. Đầu tiên tôi chỉ cho bà con thuốc ngủ với thuốc tiêu thôi, từ từ tôi cho uống, thấy bà con lòi ra có người bị cao máu, tiểu đường, rồi tôi cho uống sau. Buổi đầu tôi cho bà con nhẹ nhàng, sáng nay bắt đầu tôi kê toa, chỉ chữa bà con từ chiều nay đến ngày mai là hết chữa rồi.
Mình học đề tài là "Cấu trúc và vận hành của thế giới". Bà con còn nhớ rằng tôi nói là mỗi một cái vũ trụ nó chỉ là một cái trái lựu, nhớ không? Trong một cái trái lựu như vậy nó gồm có hai mươi bảy hột. Tức là hai mươi bảy cảnh giới. Những vị mà có thiên nhãn họ mới nhìn xuyên qua cái trái lựu đó họ mới biết là ngoài cái trái này nó còn có vô số cái trái khác. Đó là người có thiên nhãn mạnh, còn vị mà thiên nhãn yếu thì chỉ thấy rằng có hai mươi bảy cái hột trong cái trái lựu này thôi chứ họ không thấy xuyên qua cái vỏ lựu đó. Và bữa nay quý vị biết cái chuyện này còn hết hồn nữa. Cái khoảng trống rộng nhất của ruột trái lựu là 300.000.000 năm ánh sáng. Cái đó khoa học nói, không phải kinh nha, cái vụ hột là kinh nói, nhưng mà mình ráp với khoa học. Họ cho mình biết là trong mỗi universe, cái chỗ rộng nhất là 300.000.000 năm ánh sáng. Một giây ánh sáng đi được 300.000 cây số, 300.000 km/s. Các vị tưởng tượng 1 phút là 60 giây, quý vị lấy 60 nhân cho 300.000, nó xa dữ lắm phải không. Chỗ rộng nhất của cái trái lựu đó là 300.000.000 năm ánh sáng. Nó rất là xa. Tuy nhiên nó chỉ trong một trái lựu thôi. Và trong mỗi trái lựu như vậy nó có một mặt trăng, một mặt trời, có một Saturn, một Venus, một Mercury, một Mars, nhớ không? Kim tinh, mộc tinh, thủy tinh, mặt trăng, mặt trời. Mỗi một trái lựu như vậy nó có cái đó.
1000 cái trái lựu như vậy là một tiểu thiên thế giới
2000 cái tiểu thiên là một trung thiên
3000 cái trung thiên đó là một đại thiên
1000 tỷ cái đại thiên như vậy là một cái Buddha zone của đức Phật.
Biết Buddha zone không? Khu vực hoằng pháp của một Đức Phật. Tới đây quý vị hỏi tôi "Dựa vào đâu, và ai là người sắp xếp cái zone đó?". Dạ, cái luật của vũ trụ. Một cái Buddha zone như vậy được mô tả giống như một cái ổ ếch vậy đó. Ở đây không biết có ai biết hột é không? Hột chia không? Có ai biết ổ ếch không? Ếch nó đẻ ra một dề, nhớt lầy, có mấy cái chấm đen đen, mỗi chấm là một con ếch sau này. Cái chấm đó nó phát triển thành con nòng nọc, rồi con nòng nọc nó mới phát triển thành con ếch.
Một cái Buddha zone như vậy chỉ là một cái bãi ổ ếch thôi. Mà nó có vô số cái bãi ổ ếch như vậy. Trong kinh điển Nam truyền chỉ nói tới đó thôi không nói thêm, các vị Tổ ấm ức lắm. Tổ tức là mấy chư Tăng đời sau Phật, ấm ức lắm, ấm ức thêm cái vụ Phật Quốc, Cõi Chúng Hư, Dược Sư Lưu Ly Quang, Cõi A Di Đà. Học Nam Tông mà mù tịt bên Bắc Tông, ăn rồi chổng mông chửi bên Bắc Tông là sai, nhưng mà cắm đầu bên Bắc Tông mà chửi Nam Tông là sai.
Tại sao, bộ mấy Tổ khùng mới lòi ra cái đó ? Thí dụ Cõi Chúng Hư, theo như mấy Tổ, mặc dù theo bên Nam truyền đó là vẽ vời nhưng mà không phải họ vô lý. Là vì sao?
Là vì mỗi một vị Bồ Tát khi mà thành Phật rồi, tất cả chư Phật đều có trí tuệ, đều có thiền định, đều có đức hạnh, đều có suy nghĩ giống hệt như nhau . Nhưng mà khi còn là Bồ Tát, bên cạnh cái lý tưởng Phật đạo, các vị có những cái thích không có giống nhau. Còn phàm mà, khi thành Phật rồi thì rất là chuẩn. Khi là bác sĩ rồi, hầu hết các bác sĩ đều có cái việc giống nhau, có suy nghĩ giống nhau . Nhưng khi còn là sinh viên, nhiều sinh viên nó phá dữ lắm.
Chính vì cái chỗ hồi còn phàm họ có nhiều ước nguyện kỳ lắm. Có vị nguyện là khi tôi thành Phật là hào quang nó phủ khắp cả trái đất. Có vị nguyện khi tôi thành Phật rồi đi đâu bông sen cũng mọc đầy hết. Có vị nguyện thành Phật rồi đi đâu trên đầu tôi cũng có cái lộng che hết. Tại sao?
Tại có bữa ngồi nắng quá, cái nghĩ đến lúc sau này thành Phật đi hoá độ mệt, mà chưa có thành Phật lần nào hết, cứ sợ đi bộ mệt, thế là nguyện chơi vậy đó, tới hồi thành có thiệt, lúc thành y chang vậy đó. Có vị lúc đang hành Ba La Mật thấy chúng sanh nó đói khổ, nó nghèo quá, nó không đi nghe Pháp được, nó lo kiếm ăn, khởi lòng đại bi nguyện "Mai này tôi chỉ ra đời khi trái đất này không có đói kém, không có thiếu thốn thực phẩm", tức là khi tôi ra đời toàn là chúng sanh hưởng phước thôi, chứ đừng cho tôi đi độ cái đám này, nó mệt quá đi. Mở lớp ra dạy nó, đứa thì tới, we đứa thì không, nó ghé nghe được một chút rồi nó đi giao hàng nữa, đứa làm nail sáng đứa làm nail chiều, rồi đang nghe vậy, ngoài tiệm nói thiếu thợ là bỏ chạy tiếp. Các Ngài lúc đang làm Bồ Tát các Ngài thấy cái đó các Ngài ngán quá đi. Các Ngài nguyện "Tôi thành Phật không còn cảnh này nữa". Thế là các Ngài chỉ ra đời khi thế giới này không có người nghèo. Cho nên không phải vô lý mà các Tổ bày ra mấy cái cõi Phật, kêu là Phật Quốc hay là Phật Sát, sát là cảnh giới không phải là giết, nhớ nha. Mình kêu là Buddha zone đó.
Vậy chứ quý vị hỏi tôi "Ai là người chia cái vụ 1000, 3000?". Dạ thưa chính chúng sanh chia. Còn nhớ hôm bửa tôi nói không?
Nhắm mắt lại, nghe kỹ.
Giống nhau nhiều làm mẹ con, chồng vợ, anh em. Cái điểm tương đồng ít một chút thì cùng làng, cùng xã. Ít một chút thì quận, huyện, tỉnh. Tán ra, tán ra. Ít một chút, người chung miền, miền Trung, miền Bắc, miền Nam. Ít một chút chỉ là đồng hương, người cùng quốc tịch thôi, chung một nước. Ít hơn chút, cùng khu vực Asian. Ít hơn chút nữa thì nó tán ra là Châu Á. Ít hơn chút nữa là Nam Bán Cầu. Ít hơn chút nữa là chung trái đất. Chính vì vậy mà mới có cái chuyện là chung trái lựu, chung một group tiểu thiên, chung một cái trung thiên, chung một cái đại thiên rồi chung một cái ổ ếch. Và tại sao có Buddha zone? Khi mà mình đã phát triển thành Bồ Tát rồi mình sẽ quẩn quanh trong cái Buddha zone đó để mình gieo duyên. Có hiểu chữ gieo duyên không? Tức là nó đã từng gặp mình rồi, mình đã từng hướng dẫn nó, lúc mình còn phàm mình đã từng nói chuyện với nó rồi. Mình từng làm vua, một vị minh quân, mình từng là Nghiêu là Thuấn, nó đã từng nghe lời dạy của mình rồi, nó đã từng sống theo cái hướng dẫn của mình rồi.
Các vị biết hôm nay các vị về Nam Kinh . Ngay trong cái chế độ Cộng sản . Người dân Trung Quốc chỉ có một là người dốt, hai là Đảng viên cuồng tín mới thờ ông Mao thôi. Chứ người dân Trung Quốc, một là không cuồng tín, hai là dân có học đều thờ một người đó là ông Tôn Văn, ông Tôn Dật Tiên đó.
Cho tôi nói, khổ quá, trong nước họ bị nhiễm họ nói tôi chống Cộng, không phải. Tôi ví dụ, trong nước có ông tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước nào được thương hơn ông Trịnh Công Sơn không? Có hiểu tôi nói không? Tôi nói một chuyện còn nhục nữa, có ông tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước nào được dân thương hơn Bùi Giáng không? Ông Nguyễn Văn Linh, ông Nông Đức Mạnh, không ông nào được . Nếu mà tính trên đầu người thì số người thích ông "khùng" Bùi Giáng nhiều lắm, even me.
Cho nên khi mình nguyện thành Phật thì mình quẩn quanh trong đó để mình gieo duyên. Gieo bằng cách nào?
Mình là một ông vua hiền, mình là một nghệ sỹ, một nhạc sỹ, một nhà văn, một nhà thơ, bla bla bla... để chi? Để mình gieo rắc cái quan điểm thiện lành cho người khác.
Chửi gì thì chửi nhưng Trịnh Công Sơn dạy người Việt Nam mình biết xài tiếng Việt đàng hoàng hơn, đúng không? Chính Trịnh Công Sơn dạy người Việt mình biết yêu nước một cách thông minh hơn. Chính Trịnh Công Sơn dạy người Việt Nam mình yêu nhau nhiều hơn, người thương người tử tế hơn, có đúng vậy không? Chứ còn "anh nhớ em, em nhớ anh" cái đó ba xu. Chính Trịnh Công Sơn dạy mình yêu nước yêu nòi nhiều hơn. Nòi "o" chứ không phải Nồi "ô".
Cho nên tại sao có Buddha zone, bây giờ hiểu chưa?
- Một là nó giống nhau nó sẽ nằm chung một cái zone,
- thứ hai chính cái zone đó là chỗ để cho chư Phật ra đời.
Chỉ có một điều, Phật hiếm quá.
Cho nên một cái ổ ếch vậy mà cả một A Tăng Kỳ không có Phật ra.
Một A Tăng Kỳ là 10 lũy thừa 140, tức là một con số 1 và 140 con số 0. Suốt thời gian đại kiếp không có Phật ra đời. Mà theo khoa học, tuổi thọ trái đất tính bằng tỷ năm, vài tỷ năm là tuổi thọ trái đất. Ví dụ, dự tính là 5 tỷ năm nữa là mặt trời không còn. Còn cái chuyện nó có cái mới hay không thì chuyện đó tính sau . Nhưng mà ngay bây giờ theo cái tính toán của họ, họ cho mình một vài cái thông số về vũ trụ.
04/08/2020 - 10:48 - hongha7711
Có một bài báo nói số động vật trên hành tinh này như kiến, một loài kiến, tính bằng số trăm tỷ. Quý vị biết bây giờ tôi lật cái nền nhà này lên biết bao nhiêu con trong đó, quý vị tưởng tượng một trái lượu nó nhiều chúng sanh đến mức nào. Mình may mắn mình có được thân người, mình may mắn mình có được sức khỏe, tài chánh, về nhận thức, chứ còn mình sanh ra ở xứ Hồi Giáo, Cu Ba, Bắc Hàn, bộ lạc ở rừng sâu núi thẳm Amazon hoặc là ở Ấn Độ, Châu Phi là chết. Cho nên có cơ hội biết được Phật pháp là quý.
Và tôi nhắc lại lần nữa, không nên và không cần thiết nhắm mắt thờ lạy một đối tượng tôn sư nào hết.
Đời sống nó là sự chọn lựa, thầy bà nào cũng là sự chọn lựa thôi.
Cái bậy nhất là mẹ sanh mình ra trên tay không có xiềng xích, mẹ sanh mình ra trong nhà bảo sanh không phải trong tù, nhưng theo thời gian mình lớn lên, chính tôn giáo, chính trị, văn hóa, xã hội nó xiềng mình. Có những người có suy nghĩ rất độc quyền vì họ đã trót theo đuổi một ý thức hệ chính trị, họ đã trót thờ lạy một tôn giáo nào đó, họ đã trót thần tượng một sư phụ nào đó mà đụng tới nó nhảy như điên. Có loại này không? Nó đã thờ ông đó rồi mà có ai đó nói không giống với thầy là nó điên lên, các vị nghĩ cái đó có đáng không? Cái đó bậy vô cùng.
Mẹ sanh mình ra mình đang Ok, freedom, lớn lên tự nhiên đi thờ một ông thầy nào đó, có ai đó nói không giống với ông thầy, với suy nghĩ của mình là mình nổi điển lên. Mà trời cao đất rộng tự nhiên mình đóng một cái khung, mình leo vô trong đó, đứa nào cao quá 1m2 là trật, đứa nào dưới 6 tấc là sai. Vậy là chết rồi, trời cao đất rộng cái 6 tấc với 1m2 đó không phải là cái chuẩn. Ông thầy mình ổng luôn luôn là vàng khè và cao 1m2, đứa nào không phải màu vàng là đứa đó sai, đứa nào cao quá 1m2 hoặc dưới 1m2 là sai. Phải đúng màu vàng và phải là 1m2 mới là chân lý. Các vị nghĩ có đáng không? Và khổ thay cái chuyện đó nó lại xảy ra khắp nơi và mọi lúc. Chính vì vậy chúng ta là những tù nhân tự nguyện, tù nhân hành chánh và tù nhân tâm thức.
- Tù nhân hành chánh là tù nhân bị kêu án.
- Còn tù nhân tâm thức là tự ở trong tâm thức mình đã là tù nhân, nô lệ rồi.
Cho nên, sáng nay tôi nói về Cấu Trúc và Sự Vận Hành của Thế Giới .
Chuyện đầu tiên tôi phải xác định cho quý vị biết đó là quý vị chỉ là một con virus trong một trái lựu thôi. Và trái lựu đó là một cái chấm đen trong một cái ổ ếch. Cứ 1000 trái lựu như vậy nó là một tiểu thiên, 2000 tiểu thiên là một trung thiên, 3000 cái trung là một cái đại, mà 1000 tỷ cái đại đó là một Buddha zone. Mỗi một Buddha zone như vậy, có nhiều khi trong một đại kiếp như trái đất này, nó có đến năm vị Phật.
Nhưng sau khi trái đất này bị hoại rồi thì một A Tăng Kỳ không có một vị Phật. Khiếp như vậy.
Cho nên, tôi nhắc lại một lần nữa, các vị ngồi nghe giảng ở đây và các vị ở gần xa có quyền nghi ngờ thông tin là mấy con số đó có thật hay không, nhưng các vị nên nghĩ thế này là mấy con số đó có chính xác như vậy hay là nó có nhiều hơn hay ít hơn, chuyện đó không quan trọng.
Mình chỉ nhớ một chuyện là
- làm thân người rất là khó.
- Cơ hôi gặp được Chánh pháp là khó.
- Và khi gặp được Chánh pháp rồi, làm thân người rồi, tùy theo cái căn duyên của mình mà mình có thấy được Phật pháp hay không hay là chỉ đến như là một con chim đậu trong vườn chùa.
Con chim đậu trong vườn chùa nó có biết gì kinh kệ không? Cho nên, tùy căn duyên của mỗi người chúng ta có gặp được Phật pháp hay không.
Gặp Phật pháp rồi, chúng ta
- quan tâm cái gì,
- quan tâm thế nào,
- quan tâm bao xa, và
- bao lâu.
"What" và "How", "How long", "How deep", "How far".
Đừng có nói: "Tôi là Phật tử, tôi giống như Phật tử khác". Sai.
Anh quan tâm cái gì đó là "What" và anh quan tâm được bao xa, bao lâu. Thí dụ như cũng là Phật tử
- đi vào chùa là nhào vô chạy lên chánh điện đốt ba cây nhang khấn cả buổi luôn.
- Có người đi vào chùa là nhào vô thư viện kiếm sách đọc.
- Có người vô chùa kiếm góc nào vắng vắng, xếp bằng, thiền.
- Có người nhào vô chùa là vô trong bếp, bằm bằm, xắt xắt, chùi cầu, rửa chén.
- Có trăm ngàn kiểu đi chùa.
Cho nên chính vì cái cơ duyên của mình mà mình đến với đạo Phật .
Chuyện đầu tiên mình quan tâm tới là
- "What" và sau đó là quan tâm đến cái
- "How",
- "How long",
- "How deep" và
- "How far".
Cũng nghiên cứu Phật pháp nhưng mà coi cái quyển kinh đó là tâm đắc, là vũ trụ. Và sau khi mình nắm được cái quyển đó rồi mình là cái rốn của vũ trụ . Mấy đứa khác là dốt, là súc vật hết, chỉ có mình là hiền thánh thôi, mình chỉ tâm đắc đúng quyển kinh đó thôi.
Rồi cũng mê thiền lắm, cũng ngồi thẳng lưng, tôi nói hoài có hai loại thiền là thiền Mông Cổ và thiền Ấn Độ, nhớ không?
Thiền Ấn Độ là thiền bằng cái đầu, còn thiền Mông Cổ là giữ cái mông cho vững, cái cổ cho thẳng, và cứ ngồi suốt thì thiền đó là thiền Mông Cổ và ở Việt Nam, thiền Mông Cổ nhiều lắm.
Sáng nay tôi nói đến bốn hạng chúng sanh trong cuộc đời. Còn nhớ ngày hôm qua tôi nói không ? Cái vòng luân hồi là vô tận, mỗi một kiếp chúng ta ra đời chúng ta mang một số 3.
Số 3 đó là gì? Là
- tiền nghiệp nghĩa là thiện ác quá khứ,
- thứ hai là khuynh hướng tâm lý và
- ba là môi trường sống.
Do cái tiền nghiệp mà bây giờ tôi sanh về châu Á, Phi, Mỹ, Úc. Do cái tiền nghiệp mà tôi là nam, nữ hay bê đê. Do tiền nghiệp mà tình trạng sức khỏe, khả năng nhận thức của tôi nó như thế nào. Sanh ra mình cứ cười cười không, có loại đó không? Chính tiền nghiệp nó ảnh hưởng đến môi trường sống, chính tiền nghiệp nó ảnh hưởng đến khuynh hướng tâm lý. Nhưng mà mình phải xé ra làm ba mới rõ. Mỗi kiếp mình sanh ra mình là một con số 3.
- Do tiền nghiệp nó đẩy mình vào một cái góc đời nào đó và trong cái góc đời đó mình lại buồn vui, sống và hành động với khuynh hướng tâm lý tiền kiếp.
- Và chính cái môi trường sống đó nó quyết định là mình tiếp tục giữ lại khuynh hướng tâm lý đó hay là thay đổi. Tức là tôi bước vào đời, vừa lọt lòng mẹ là tôi đã có ba cái này rồi nhưng khi lớn lên chính môi trường sống nó có tác động gì đến tiền nghiệp của tôi hay không, chính cái môi trường sống đó ảnh hưởng đến khuynh hướng tâm lý của tôi và khuynh hướng tâm lý của tôi nó ảnh hưởng lại cái môi trường sống.
- Do khuynh hướng tâm lý cho nên tôi mới chọn lựa môi trường sống. Có trường hợp khuynh hướng tâm lý không tác động môi trường sống mà môi trường sống tác động lại khuynh hướng tâm lý.
Có những gia đình chồng tác động vợ, có những gia đình vợ tác động lại chồng. Ai mà có cái lực tác động mạnh, người đó sẽ chi phối người kia.
Chính tiền nghiệp nó đưa tôi vào căn nhà này, thì khi tôi vào căn nhà này rồi, một là khuynh hướng tâm lý nó tác động môi trường sống, hai là chính môi trường sống nó tác động lại khuynh hướng tâm lý của tôi.
Ở đây có bốn hạng chúng sanh.
Cái hạng thứ nhất là chìm sâu trong số 3. Bài giảng này tôi muốn dành cho các vị sơ cơ nhất, sơ cơ là chưa từng đi chùa hoặc chưa từng dự các loạt bài giảng trước đây, chỉ học bài giảng sáng nay thôi.
Các vị còn nhớ chuyện trái lựu chưa ? Tôi nói cho các vị ở đâu rồi đó.
Bây giờ, tôi nói về con người của quý vị. Mỗi một lần mình sanh ra là mình có cái vòng tròn chứa số 3 trong đó. Con rùa nó đang bay nó có con số 3 trong đó không? Ngài Xá Lơi Phất ngài có số 3 không? Thái tử Tất Đạt có con số 3? Và từng người ở đây cũng có con số 3 đúng không? Sư Danh và tôi, mỗi người chỉ là con số 3 thôi.
Nghe kỹ lại .
Do tiền nghiệp mới đẩy chúng ta có mặt ở đâu đó, và do chính khuynh hướng tâm lý nó mới đẩy cho chúng ta chọn lựa môi trường sống hoặc môi trường ấy không do mình chọn mà lại do tiền nghiệp tác động, thì lúc bấy giờ môi trường nó tác động ngược lại khuynh hướng tâm lý.
Ở đây có nhiều người ở được nơi mình chọn đúng không? Rồi có nhiều người họ bị ở một chỗ mà họ không muốn đúng không? Có trường hợp khuynh hướng tâm lý nó đưa mình đi tìm môi trường sống, có trường hợp kẹt quá phải về chỗ đó, chính chỗ đó tác động ngược lại khuynh hướng tâm lý. Và chính khuynh hướng tâm lý đó nó mới quyết định là mình tiếp tục ở cái môi trường sống đó hay mình lìa bỏ đi.
Ba cái này nó liên hệ nhau rất chặt chẽ. Mỗi người là một con số 3. Và mỗi chúng sanh trong đời đều nằm gọn trong bốn hạng:
Hạng một, chìm sâu trong con số 3. Chìm sâu trong con số 3 là sao? Tôi sanh ra trong vũng sình, trong thân phận một con lươn, cả đời tôi chỉ biết sống trong hình hài, thân phận của một con lươn. Tức là tiền nghiệp của tôi nó đưa tôi vô trong cái vũng sình làm một con lươn, và khuynh hướng tâm lý của tôi trong hình hài của một con lươn. Chắc quý vị biết khuynh hướng tâm lý của nó mà, chỉ biết ăn, biết lúc nhúc thôi. Và cái môi trường sống của tôi quý vị biết mà, sình.
Và tôi hỏi thiệt luôn, ở đây có ai mang thân người mà sống như con lươn không? Sao nhát quá không dám trả lời? Có. Tức là cha mẹ tạo ra mình, rồi khi lớn, trai lớn lấy vợ, gái lớn lấy chồng, rồi đẻ một bầy con, rồi cứ đi làm quần quật. Đi làm để sống, sống để đi làm và đi làm để sống, sống để đi làm. Mà nó cứ như vậy. Tức là "Xào xạc trời gió trời mưa. Có ông thợ mộc quẩy cưa quẩy bào. Trời mưa trời gió xạc xào. Có ông thợ mộc quẩy bào quẩy cưa." Mà cứ quẩy suốt cuộc đời như vậy. Ở đây bà con biết chuyện "Hai con một hột" không?
06/08/2020 - 01:53 - hongha7711
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (1) (2-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=SGE3HY7Wvfk&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%281%29
06/08/2020 - 01:53 - hongha7711
Trong một cái nhà tù giam toàn là trọng phạm không à. Trọng phạm là mấy thằng trâu, mấy thằng trưởng lão. Mỗi đêm thằng nào biết hát thì hát, ngâm thơ, kể chuyện ma, kể chuyện chưởng, kể chuyện tếu, kể chuyện Quỳnh Giao, mà nó kể riết nó không còn chuyện kể nữa. Có cái thằng nó bị nhốt tám năm rồi, nó chỉ biết cười thôi. Kể chuyện ma thì rùng mình, kể chuyện tếu thì cười, kể chuyện chưởng thì gồng mình vận công, chứ còn nó không có biết kể.
Thằng trưởng phòng, đại ca, đại bàng nó mới bực "Người ta hết chuyện kể, mày tối ngày mày cười không, giờ tới phiên mày kể". Nó nói: "Đại ca ơi, em chữ nghĩa không có, không biết chữ, nghe cũng không nhớ, sao mà em kể"
- "Bây giờ mày kể đại chuyện nhà, chuyện đời cũng được, chứ bây giờ hết chuyện rồi"
- "Anh hứa nha, em kể chuyện nhà em".
Cái bắt đầu ảnh kể "Ông nội em bán gạo. Rồi tới ba em cũng bán gạo. Đến đời em trước khi vô tù em cũng bán gạo. Bữa đó, trời mưa nước lên, gia đình phải dời gạo từ chỗ thấp lên chỗ cao. Lúc dời gạo, bao gạo nó bị lủng (Cả đám tù nó nghe, chắc có chuyện gì rồi) Gạo rớt, rớt... Mấy con kiến nó biết sắp có đồ ăn. Cho nên cứ hai con nó tha một hột, hai con nó tha một hột..."
Mà cả đám tù nghe nó ngủ mà nó cứ "Hai con một hột...". Nó kể đến khuya, cả trại giam nó ngáy hết rồi . Thằng đại bàng mới giật mình dậy, nó vẫn nghe thằng này vừa ngủ gục vừa "Hai con một hột". Nó chửi thề "Cái chuyện gì kì vậy"
- "Không anh, mới nửa bao à!".
Cả tù nó chửi, có đứa cười, có đứa thì chửi. Chuyện đó bỏ qua. Sau mấy tháng, cả đám muốn kể chuyện nữa, cái chỉ nó "Bữa nay tới mày", cái nó nói "Bữa nay, còn nửa bao nha!".
Có nghĩa là từ đó về sau đại ca muốn có chuyện cười là kêu nó. Cái mỗi lần kêu nó, nó nói "Còn nửa bao mà", đâu có sợ. Bây giờ nhốt chung thân nó cũng không ngán, tại mình đâu có biết kì đó gia đình nó lủng mấy bao. Mà nó cứ làm như vậy.
Thật ra câu chuyện đó rất là sâu. Sâu ở chỗ nào?
Đời sống của chúng ta là "hai con một hột". Nó tẻ nhạt. Cứ đi làm để sống, sống để đi làm và cứ làm để sống, sống để làm, làm để sống, sống để làm... Nó y như hai con một hột, hai con một hột, mình đếm nguyên đêm đó mà chắc không tới nửa bao, vài ký à, một bao hai chục ký, kể biết chừng nào cho hết ? Mà mình chưa biết bao nhiêu ký mới ghê chứ.
Cho nên, cái hạng đầu tiên là chìm sâu trong số 3. Tức là tiền nghiệp dắt nó đến chỗ nào là nó chết dí trong chỗ đó.
Đó là hạng một, mà hạng này hơi bị nhiều đúng không? Kể cả vô chùa luôn cũng vẫn là hạng một này rất là nhiều. Cạo đầu xong, là sáng một thời công phu, chiều một thời công phu, giữa , ngày là nấu cơm, xong rồi quét lá, se nhang, làm đậu hũ, nấu tương, Phật tử vô, cũng ra chào coi có nhét vô cái thùng kia không? Đứa nào nhét mình chào hơi nhiều, đứa nào không nhét mình làm lơ. Mà cứ kéo dài như vậy, đến bốn chục năm thì cũng lên hàng hòa thượng rồi, rồi từ từ lên bàn thờ luôn .
Cái đám sau nó cứ tiếp tục "Con đường xưa em đi" nó đi nữa. Cũng vô sáng một chầu, chiều một chầu, khúc giữa cũng quét lá, coi đứa nào vô có nhét hay không. Mà cứ suốt như vậy, thì đúng là cái hạng một. Cái này tu hành cũng một đời tu, nhưng tu hành kiểu đó cũng chỉ có hạng một.
Phật tử: "Cái này cũng đỡ hơn người không tu?".
Trả lời: Nói chữ "đỡ hơn" cho nó "đỡ nhục". Cũng hai thằng nhậu hết, một thằng nhậu lít rưỡi, thằng nhậu một lít . Thấy thằng một lít đỡ hơn lít rưỡi
- "Vậy thầy còn chê! Nó nhậu có một lít à". Cái chữ "Đỡ hơn" nó tệ lắm, đỡ hơn thằng tệ. Cái khuynh hướng này là loại một nè! Nói mà mình nghe cái mùi tanh tanh là mình biết loại một rồi. Đã nói đến cái nước mạt sát như vậy mà còn nói "Đỡ hơn". Thằng nhậu ngày một lít, với thằng một lít rưỡi thì bả nói thằng một lít đỡ hơn. Thằng nhậu xong thì đi chém người ta, thằng nhậu xong không có chém mà lấy dao nó đâm người ta. Thì thằng đâm nó đỡ hơn vì cái dao nó nhỏ hơn cái mã tấu. Cho nên, loại một là loại chìm sâu, loại này quá tệ.
Loại hai, là có chọn lọc trong số 3. Là sao?
Là trong khuynh hướng tâm lý của ảnh. Mình còn nhớ sáu khuynh hướng không?
- Một là dục tánh: thích tùm lum.
- Hai là nộ tánh: bất mãn tùm lum.
- Ba là độn tánh: nghe chậm, hiểu chậm.
- Bốn là đãng tánh: lăng xăng, buông bắt.
- Năm là mộ tánh: bạ đâu tin đó.
- Sáu là ngộ tánh: nghe nhanh, nhớ lâu, hiểu nhiều.
Hạng thứ hai này nó có chọn lọc. Tức là nó
- tham nhưng nó biết cái nào nên và không nên.
- Thích lắm nhưng mà có trường hợp lấy trường hợp không lấy.
- Bực mình lắm nhưng mà có trường hợp biểu lộ và không biểu lộ, biểu lộ như thế nào.
Cho nên, cái loại một là không có gì để nói hết, tức là tiền nghiệp đưa vô đâu là nó chết dí trong đó luôn.
Còn loại hai là có chọn lọc. Có nghĩa là nó mà là tánh tốt thì nó lựa cái hướng sống theo tánh tốt. Còn nếu mà nó xấu thì nó biết lựa xấu theo kiểu nào, mức độ nào.
Rồi cái môi trường sống, nó biết lựa môi trường sống. Người ta nói "Ta không thể lựa nơi sanh mà ta có thể lựa nơi sống". Bạn mình lựa được đúng không? Hạng thứ hai là có chọn lọc nhưng mà nó vẫn tiếp tục chìm trong con số 3 đó, nó còn có chọn lọc để mà nó tiếp tục sống trong con số 3 đó.
Thí dụ,
cái hạng một là thuần túy chỉ biết trốn khổ, tìm vui. Cái nào nó thích thì nó nhào theo, cái nào nó ghét thì nó cắm đầu chạy sút dép.
Còn loại hai, trong cái nó ghét thì nó còn biết gồng mình để chịu đựng vài thứ, và trong cái nó thích nó cũng biết gồng mình để từ chối vài thứ. Có đúng vậy không? Người có giáo dục, người biết Đạo, nói chung là người có hàm dưỡng thì không phải cái nào mình bực, mình ghét là mình cũng cuống cuồng bỏ chạy, mà không phải cái nào mình thích là mình cũng cắm đầu, gục mặt vô trong đó, đúng không? Thí dụ, giờ mình biết Đạo rồi đi chùa nhiều lúc không có gì ăn, thôi mình cũng ráng để nghe Pháp, trời lạnh cũng ráng ngồi, ráng ngồi gần cửa chịu lạnh để nghe Pháp. Nhưng mà loại một họ không có khả năng đó.
Loại một cái gì mà khó chịu là nó không có chấp nhận. Loại hai có chọn lọc. Chính vì loại hai này có chọn lọc cho nên nó mới biết tu hành. Mà tu hành để chi? Để được quẩn quanh trong con số 3. Nó khổ ở chỗ là đất nước mình mỗi lần tôi nói là nó đụng, mà nó đụng là nói tôi chống Cộng. Khổ quá! Tôi không có chống ai hết.
Mà đã nói đến chân lý là mình phải nói thiệt, mà nói thiệt thì anh bầy hầy, ảnh tưởng mình chửi ảnh.
Quý vị biết người Việt Nam có hai loại,
- một loại là làm đủ thứ chuyện để đi định cư nước ngoài.
- Còn loại thứ hai là làm đủ thứ chuyện để tiếp tục sống trong nước.
Loại hai này là trường hợp làm đủ thứ để tiếp tục sống trong nước. Làm giàu, trở thành đại gia, sống hưởng thụ, sống tiêu phí tiền bạc. Có loại đó không? Họ mua một chậu bonsai mấy tỷ, khu vườn mấy tỷ, xây mấy cái khu nhà, biệt thự mấy chục tỷ, mấy trăm tỷ. Để chi? Để quẩn quanh sống trong đó thôi, họ không nghĩ đến cái chuyện đi ra ngoài.
Chứ nếu mà tôi không ở đây, tôi ở trong nước thì tôi tìm mọi cách tôi lấy quốc tịch Lào chứ tôi không ở trong nước. Tại tôi không có chịu được cái chuyện bực mình không nói ra lời, tôi chịu không có nổi. Bực quá, thấy nó vô lý, mà nói ra là nhốt, nói ra là nhốt, nói mình phản động, tôi ghét cái đó lắm. Vô lý mà nói không được.
Có những trường hợp Phật tử bắt bẻ ông Sư, bên đó họ nói là phạm tăng, mình biết cái đó không? Cái đó rất là khó chịu, khó chịu là xúc phạm Tam Bảo, tùm lum hết. Nhưng mà bên đó nó khó lắm, rất là khó.
Cho nên, có những chúng sanh chìm sâu trong số 3, nhưng mà loại hai nó vẫn thích trong cái môi trường sống đó mà nó có chọn lọc.
Cái ác của nó có chọn lọc .
Cái thiện nó có chọn lọc .
Để chi ? Để nó tiếp tục quẩn quanh trong cái môi trường đó. Cho nên, loại hai này nó khá hơn một chút, đó là nó
- ác nó cũng ác có chọn lọc.
- Thiện là thiện có chọn lọc,
- sướng là sướng có chọn lọc,
- khổ là khổ có chọn lọc.
Không có ai thích khổ hết nhưng mà có trường hợp người ta phải chịu khổ.
07/08/2020 - 02:09 - hongha7711
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (1) (3-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=SGE3HY7Wvfk&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%281%29
07/08/2020 - 02:09 - hongha7711
Thí dụ như bây giờ mình lỡ có chồng có con rồi mình phải buông gánh bán bưng, chuyện đó có không? Cái đó có phải là khổ không?
Nhưng mà tại sao người ta lại chịu cái đó?
Tại vì người ta nuôi con.
Sướng, cũng có sướng chọn lọc. Ở đây quý vị có khả năng đi nhảy đầm mỗi đêm không? Nhưng mà tại sao quý vị không đi nhảy đầm? Bây giờ hiểu chưa?
Có đủ tiền để đi uống rượu mỗi đêm không? "Dạ có". Nhưng tại sao cô không đi uống? "Dạ không biết uống". Không biết uống, uống rồi nó biết. "Dạ phạm giới, thầy".
Như vậy đó là chọn lọc, khi mình sợ phạm giới nghĩa là nó là chọn lọc. Cho nên trong cái hạng số hai này nó sướng có chọn lọc. Có nhiều cái sướng tại sao mình từ chối? Có nhiều cái khổ, đâu ai thích khổ, mà mình lại chấp nhận? Các vị biết ngồi xếp bằng trên cái sàn nhà này nó đâu có hay ho gì đúng không? Tại sao các vị ngày nào cũng lết tới đây hết vậy? Đó là khổ có chọn lọc. Các vị tưởng tôi ngồi vậy sướng lắm à, cái ghế vô duyên, nó lót hai miếng thế này ngồi nó chông chênh giống như đi vượt biên vậy đó. "Dạ, có một miếng lót lưng của thầy cho êm". À, bây giờ nó ngã xuống thành hai lớp. Tôi lộn. Em sai rồi, xin lỗi em đi!
Loại hai là cái loại mà khá hơn loại một. Sướng khổ có chọn lọc, thiện ác có chọn lọc. Nói gọn lại, loại nào cũng sống trong nhân quả hết, nhưng mà loại hai có chọn lọc trong nhân quả, có chọn lọc trong sướng khổ và có chọn lọc trong thiện ác. Nhưng mà chọn lọc để chi, để tiếp tục ở trong đó nữa. Giống như làm lụng cực khổ để chi, để tiếp tục ở trong nước nữa.
Trong cái số một tỷ người đó lâu lâu lòi ra một nhóm, thấy cái này quẩn quanh cứ "hai con một hột" hoài nó ngán, nó mới lòi ra nhóm thứ ba.
Cái nhóm thứ ba nó không thích nữa, nó muốn thoát ra khỏi nhóm một và nhóm hai. Nó thoát ra bằng cách nào? Không có Phật pháp, nó chỉ nghĩ ra được một cách thôi. Tập trung tu thiền.
Khi không mình không biết Phật pháp thì thế giới này có hàng tỷ thứ: đất đá, cây cỏ, sông núi, đàn ông, đàn bà, hoa cỏ, chim muông...
Còn khi nó biết thiền rồi thì nó chỉ tập trung mười thứ thôi:
- đất, nước, lửa, gió, (4)
- xanh, vàng, đỏ, trắng, (4)
- hư không, ánh sáng. (2)
Tại vì nó thấy rằng cái đứa ăn rồi còn đi tìm cái để nghe, để ngửi, đứa đó tầm thường lắm, rẻ tiền. Bây giờ tôi chỉ tập trung có một cái này thôi. Tôi không muốn dòm đến đời sống của loại một, loại hai nữa, tôi chán "tụi bây thấp kém lắm, tụi bây tầm thường, tụi bây ba xu, tụi bây rẻ tiền lắm. Bây giờ tập trung vô cái này thôi".
Khi tập trung vô cái đó thì nó đắc thiền, về cõi Phạm Thiên. Và dĩ nhiên về cõi Phạm thiên nó thoát được nhiều cái khổ. Vậy nó thoát khổ bằng cách nhắm mắt làm ngơ nhóm một và nhóm hai.
Cho nên, trong cái Giới - Định - Tuệ, giữ giới là giải quyết các vấn đề của nhóm một và nhóm hai. Hồi đó mình muốn làm gì thì làm, nói gì thì nói. Còn bây giờ thì nói có chọn lọc, làm có chọn lọc.
07/08/2020 - 07:54 - hongha7711
Mỗi người sanh ra là cõng con số 3. Có con số 3 đó rồi thì mình mới lọt vô trong bốn cái nhóm.
Nhóm một là chìm sâu trong số 3, không có ý kiến. Và tôi nói lại lần nữa, con dòi, con giun là nhóm một. Và buồn thay, con người rất nhiều kẻ lọt vô nhóm một. Trước hết tôi phải nói con ruồi, con giun, con dế là nhóm một là mình đã thấy đau lòng. Và cuối cùng tôi phải nói luôn là có vô số con người cũng lọt vô số một. Sanh ra buồn vui thiện ác không điều kiện, đời đẩy về đâu thì cứ về, không hề thắc mắc, không hề có ý thức.
Nhóm hai, thiện ác buồn vui có chọn lọc. Có nghĩa là sao? Có những cái khổ họ ráng họ gồng vì là nên khổ. Có những cái vui họ ham lắm nhưng họ phải tránh vì nó không có ích. Có những cái ác mà họ cũng phải tránh. Hồi nãy hỏi sao không đi uống rượu, đi đánh bài, đúng không? Rồi có những cái thiện mà họ không thích họ cũng phải ráng làm. Không thể nào nói rằng không có. Có. Có những cái thiện mà tôi không có thích làm. Thí dụ như đang dừng xe, thấy homeless đứng, lấy chút tiền lẻ mà mắc công quá đi, sợ đèn xanh nó bật lên nữa, lẹ lẹ hốt. Chứ nếu mình không có đạo tâm thì không phải cực, cái đó cực lắm quý vị biết không? Lục giỏ kiếm một đồng, hai đồng cho nó khó lắm. Có bữa hốt lộn tờ 100 nữa, thấy có con số một ai ngờ thấy có hai con số "0", hết thồn, cái đó mệt dữ lắm. Nên ở đời đừng có chê số "0", nó lớn chuyện. Quý vị biết cái cheque quý vị ký hai con số "0" nó khác mà ba con số "0" nó khác. Chứ nói zero không giá trị là sai. Việt Nam có câu này "Trước bốn giờ, chưa biết ai hơn ai", đến giờ xổ số. Việt Nam có câu này "Giàu thì ghét, nghèo thì khinh, thông minh thì nó giết". Cho nên khi gây lộn với nhau, nó thấy mình nghèo nó khinh, mình nói "Xin lỗi mày nha, chưa bốn giờ chưa biết thằng nào hơn thằng nào". Tại sao tôi nói đến cái đó? Là tại tôi muốn nói đến chuyện khác sâu sắc. Nói chậm nghe chậm.
Cuộc đời của chúng ta, thời gian của chúng ta có trong mỗi ngày là một tờ vé số chưa dò. Anh sử dụng hai mươi bốn giờ đó ra sao. Anh sử dụng đúng nó là tờ độc đắc. Mà anh sử dụng sai nó là tờ vé số trật.
Rất nhiều lần và nhiều lần, tôi cầm vé máy bay, vé xe lửa bên Thụy Sĩ, nhìn nó mà tôi nhớ giống cuộc đời mình lắm. Trời sáng lạnh le lưỡi mà cả một rừng người đứng xếp hàng lấy vé mệt muốn chết. Tới mình lấy được mình mừng lắm, tưởng sao bỏ vô túi lên xe lửa, có bữa nó xét có bữa nó không có xét. Tại vì tấm vé trời ơi đó mà trẫm phải xếp hàng. Lạnh lắm. Có bữa nó đi làm mắc chứng gì nó ùa ra đông lắm, ở trong có phòng bán vé có người bán mà nó cứng ngắc, trong đó thì nó ấm đã lắm, mà tôi thấy nó đông quá đi, nên tôi phải chạy ra cái máy ở ngoài mà ở ngoài cũng đông luôn. Nó xui có bữa nó hư, mới ghê chứ. Ba máy nó hư hết hai máy tại nó chọt, nó chọt sao mà hư, nên tụi nó xếp hàng dài lắm. Trời lạnh, lập cập, mà cứ ngó đồng hồ sợ tàu tới, trễ. Chết rồi, chết rồi, sao cái bà này... Có nhiều bà thấy thương lắm, móc tiền ra đếm, thay vì bả đưa cha cái tờ bự cho nó thối, bả muốn giải quyết cái "đống nợ" này. Mà bả không thấy đường nữa, bả kéo mắt kiếng, bỏ từng đồng coin vào. Lúc đó, tự nhiên mình nghĩ "sao ai chết mà chưa thấy bà chết?". Mình là ông sư mà mình phải nghĩ cái câu đó, tôi nghĩ trong bụng "Biết bao nhiêu người chết mà tại sao tới nay bà chưa chịu chết? Bà sống làm chi mà nó khổ một rừng người sau lưng bà kìa". Tôi không có trù, tôi chưa bao giờ trù ai hết, tôi chỉ thắc mắc thôi à, tôi chỉ thắc mắc "Tại sao nhiều người chết mà chưa thấy bà chết" vậy đó. Mà tưởng sao, nó cực như vậy để chi? Để lấy cái tờ vô duyên đó nhét vô túi, rồi không bao giờ xài đến nó nữa, tại nó đâu có xét vé đâu. Nó chỉ có giá trị khi nào người ta xét thôi, chứ người ta không xét nó không có giá trị gì hết. Mà cái này mới đau, xe lửa Thụy Sĩ nhiều chuyến nó không có ma nào hết, nó trống rỗng cũng có nữa, mà mình có mua hay không mua thì chiếc tàu đó không vì mình mà nó nặng hơn. Vậy mà phải mua vì nó xét mà không có thì nhảy lầu. Vì cái đó phải mua, mua rồi để trong túi. Có nhiều bữa vắng hoe vậy đó. Quên nói cho quý vị biết, xếp hàng chung một máy mà chưa chắc đi cùng một điểm, quý vị có biết không? Cái destination khác nhau, người thì đi về điểm A, người thì đi về điểm F nhưng cái lúc mua thì chung một cái máy, nó lâu biết bao nhiêu. Mà tưởng sau lúc mình lên cái tàu của mình nó vắng hoe, mà không ai thèm xét hết, mà vì cái tờ giấy vô duyên đó mình phải cực như vậy.
Cuộc đời mình y chang như vậy. Đời mình là một tờ vé số chưa dò. Anh sống đang hoàng, hữu ích thì đó là tờ trúng, tệ lắm cũng là trúng an ủi. Còn anh sống vô ích thì đó là một tờ trật lất. Đời anh, những cái sự nghiệp của anh nó chỉ là tờ vé tàu thôi. Anh mua để anh đi về một nơi nào đó, tới rồi, liệng.
Trong Đạo buồn lắm, cỡ lên tới hòa thượng Tâm Châu, hòa thượng Hộ Giác, hòa thượng Trí Quang thì lên bàn thờ. Nếu mà đầu thai thì cũng làm chú tiểu, cũng đói nghèo trong một ngôi chùa, ngủ không gì đắp, đói không gì ăn, bệnh không có thuốc, học hành, len lỏi, cuối cùng lên tới thượng tọa, hòa thượng thì lên bàn thờ. Cứ như vậy, vòng luân hồi nó như vậy. Mà đó là được làm người, được gặp chánh pháp đó nha. Còn không gặp là làm lươn, làm lịch, cá trình, ruồi, muỗi, chui rúc mệt lắm. Hiểu không?
Cho nên, loại một là chìm sâu trong đó, loại này rất là đông. Loại hai có chọn lọc, sanh ra thiện ác, buồn vui có chọn lọc. Khổ không ai muốn nhưng nhiều khi phải chấp nhận cái khổ nào đó. Sướng thì không ai không thích nhưng có những trường hợp mình phải từ chối cái sướng nào đó. Có nhiều cái ác mình thích nhưng mình phải từ chối nó. Có nhiều cái thiện mình không thích mình phải chấp nhận nó. Quý vị hiểu không? Đời sống này là một chuỗi dài của những bất toại. Bất toại là nghịch ý, không có như mình muốn. Nhưng mà mình thuộc nhóm hai mà, mình khá.
Tới cái nhóm ba, ở đâu nó ra? Nó từ nhóm hai ra. Nó chán, nó thấy cứ quẩn quanh quẩn quanh, chán quá chán. Nó chán nên nó mới chọn giải pháp là lìa bỏ nhưng vì nó không biết Phật pháp. Nó lìa bỏ bằng cách là nó không thèm dòm cái tụi kia nhìn nữa. Các vị biết nhiều khi mình chán chuyện nhà quá mình không biết làm gì, cái mình đi đọc sách, hay là mình đi chùa, đi phố. Có nhiều khi mình không có sách để đọc hoặc là mình không thích đọc sách mà mình không muốn thấy cái chung quanh này, mình kiếm một chuyện gì đó để tập trung, có không?
Có nhiều bà bả đan len, không phải vì bả mê len mà vì bả muốn quên đi cái tuổi già cô quạnh, có cái đó không? Tìm quên bằng mấy việc ruồi bu đó thì anh không thuộc nhóm ba.
Nhóm ba ở đây là tìm quên bằng cách tập trung vô việc tu thiền. Có những người họ tìm quên cái thế giới xung quanh bằng cách tập trung vô cái gì đó. Chỉ có tập trung vô thiền định thì mới lọt vô nhóm 3. Còn nếu tìm quên bằng cách tập trung vô mấy cái ruồi bu thì vẫn tiếp tục lọt vô nhóm một và nhóm hai. Nhớ nha! Chứ đừng có về mà nói rằng ổng nói người lựa gạo là thuộc nhóm ba, là chết luôn.
Mà thật ra cái chữ "lựa" trong đạo Phật rất là hay, cái chữ lựa gạo trong đạo Phật gọi là (Pali) tức là Trạch Pháp Giác Chi.
Lựa Đậu
Có cái chùa quê, mấy bà cụ, mấy bà già trầu, vô hành thiền với vị hòa thượng: "Tụi này không biết chữ, không biết đọc sách. Hòa thượng dạy tụi này ngồi thiền đi". Ngài suy nghĩ hồi Ngài nói "Biết lựa gạo, lựa đậu không?". Mấy bả nói "Biết!". Hòa thượng mới phát cho mỗi bà hai cái tô, một cái tô không và một cái tô đậu trộn trong đó gồm có đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu xanh. Ngài nói "Bả giờ lận chuỗi, chưa kịp lận thì cũng ngủ à. Rồi kêu bà theo dõi hơi thở thì ngủ lẹ hơn một chút. Thôi thì cho bà lựa đậu đi".
Ngài đưa bả một tô đậu trộn và một tô không, bắt bả ngồi thẳng lưng "Bà cứ ngồi thế này nha, ngồi im nhìn mấy tô đậu mà thấy có suy nghĩ gì bậy bạ, mình lượm hạt đậu đen bỏ ra. Được không?" - "Dạ được" - "Thí dụ muốn chửi lộn, bỏ hột đậu đen ra. Bực mình sao ông thầy ổng nói pháp môn gì kỳ quá, bỏ hạt đậu đen ra. Muốn chiều nay về làm bánh xèo, bỏ hột đậu đen ra. Buồn ngủ quá muốn đi ngủ một chút, bỏ hột đậu đen ra. Cứ thấy bậy là bỏ hột đậu đen ra. Được không?" - "Dạ được".
Trời đất ơi, buổi đầu cả tháng trời toàn đậu đen không à. Rồi khi bả khá rồi, thấy đậu đen nó ít dần, bắt đầu Ngài đổi qua "Thấy cái tư tưởng gì hay hay, lựa hạt đậu trắng bỏ ra". Cả tháng bả được có sáu hột à. Lúc đó bả mới thấm tại sao Ngài kêu lựa đậu. Ngài nói "Phải trung thực nha, chứ đừng hốt một nắm, kỳ dữ lắm".
Buổi đầu là cứ thấy bậy là cứ hốt đậu đen bỏ ra, buổi đầu Ngài cho tu toàn là đậu đen thôi. Thấy bả khá rồi thì Ngài đổi "thấy bực mình nhiều thì liệng đậu đỏ ra". Nguyên ngày chỉ theo dõi đậu đỏ thôi.
Chữ tham, sân, si, tùy bữa Ngài nói "Bữa này tu tâm sân nha" là nguyên ngày chỉ nhìn tâm sân thôi, thấy có tâm sân mới lượm hạt đậu đỏ liệng ra, còn không có thì thôi, chỉ ngồi nhìn nó thôi.
- "Hay quá Sư, mình tu cái đó cũng được đó sư"
- "Thôi, tui ngán chè đậu lắm rồi".
Có nhớ vụ bà ngoại tình hôm qua không, ông chồng trước khi chết ổng nói "Em nói thiệt đi, em phản bội anh mấy lần?". Cái bả mới nói "Cứ mỗi lần là em lượm một hột đậu làm kỷ niệm. Có nhiêu em nấu chè cho anh ăn hết rồi". Bả làm chắc cũng vài ký.
Nhóm Ba - Thiền Chỉ
Như vậy thì nhóm ba nó không có tiếp tục chìm trong số 3 mà nó bắt đầu biết làm lơ cái thế giới chung quanh. Nó làm lơ bằng cách nào? Là nó gom 10.000 cái vũ trụ vào con số 10 thôi. Có nghĩa là nó chỉ biết đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng.
Bây giờ trong lớp này thắc mắc không biết tập trung bằng cách nào? Bữa hổm tôi nói rồi, tức là tu thiền, thiền chỉ.
Lấy một cái tô nước, cái thau nước để trước mặt, cứ tập trung niệm nước, nước, nước... cứ niệm hoài, nhắm mắt lại vẫn thấy một tô nước nguyên vẹn. Tiếp tục niệm nữa, niệm hoài đến một lúc mình thấy cái tô nước đó sáng lòa giống như cái dĩa bằng bạc vậy, giống như mặt trăng vậy, có người thấy nó giống như mặt trời vậy. Tiếp tục niệm nữa thì mới đắc sơ, nhị, tam, tứ thiền. Khi mà đắc thiền nhờ đề mục đó thì sau đó người đó có thể biến mọi thứ thành nước như mình muốn, có thể lay động những thứ vững chắc. Ví dụ như bây giờ quý vị không có tu đề mục nước, không tu đề mục gió thì quý vị không có khả năng làm lúc lắc cái gì hết.
Các vị đừng có tưởng có thần thông là muốn làm gì thì làm. Thần thông đó nó có từ cái việc mình tu đề mục nào thì khi quán hiện nó mới làm được chuyện đó.
Thiền Chỉ - Đề Mục Nước
Có một vị A La Hán bảy tuổi, lúc đó Phật Niết Bàn rồi. Ngài mới lên cõi trời, Ngài đứng nhìn lâu đài của Đế Thích, Ngài mới nghĩ là ngài Mục Kiền Liên thấy chư thiên dễ duôi không có chịu tu hành, ngài Mục Kiền Liên mới dùng ngón chân cái bấm nhẹ vô lâu đài này làm cho lâu đài rung, để cho Chư Thiên họ hết thồn họ tu. "Đâu hôm nay mình bấm thử". Bấm nó không lúc lắc gì hết. Ngài mới về hỏi sư phụ là "Tại sao ngài Mục Kiền Liên làm được mà con làm không được". Thì sư phụ mới nói "Con có thấy miếng phân bò trôi sông không?". Ngài nói "Con hiểu rồi!". Ngài mới trở lên, nhập vô cái thiền đề mục nước. Khi ngài nhập vô đề mục nước thì cái lâu đài nó nằm trên nước mà, Ngài nhấn ngón chân xuống là nó lắc thôi. Có nghĩa là mỗi loại đề mục nó cho mình khả năng khác nhau.
Thiền Chỉ - Các đề mục khác
Thí dụ như mình muốn đi trên nước hay bay trên hư không mình phải xài đề mục đất, có nghĩa là mình nhìn đâu cũng thấy đất hết trơn.
Còn mình muốn độn thổ mình phải tu đề mục nước bởi vì mình chỉ cần nói "Nước đi" là mình lặn theo nước.
Còn mình muốn đi xuyên qua tường thì mình phải xài đề mục hư không. Hư không là sao? Nghĩa là hành giả khoét một cái lỗ, cứ niệm hoài "Khoảng trống, khoảng trống, khoảng trống...", niệm hoài mà đến một lúc khoảng trống đó nhập tâm mình. Cứ một vật chướng ngại gì mình nói "Khoảng trống đi" là nó trống rỗng à, núi, tường nó đi xuyên qua. Mà bởi vì khả năng tập trung của mình nó yếu quá, mình cũng niệm rồi mình đi xuyên qua đụng vô tường nó u một cục.
08/08/2020 - 02:21 - hongha7711
Có một ông vua ổng hỏi vị A La Hán "Con nghe nói có thần thông bay được, mà nói không tin thì vô lễ vô phép, mà nói tin thì nói thiệt con không biết con tin kiểu gì. Tự nhiên bay được con thấy nó kì kì. Có cách nào Ngài nói cho con tin không?".
Ngài A La Hán mới hỏi ổng "Từ nhỏ đến lớn có khi nào ông cảm nhận cơ thể ông nó lơ lửng trên không không?".
Ổng nói "Có ."
- "Lúc nào?"
- "Lúc con nhảy".
Vị A La Hán hỏi "Vậy thời gian lơ lửng bao lâu?"
- "Dạ nháy mắt".
Thì vị A La Hán mới nói thế này "Khi ông còn hưởng dục, ông còn bị năm thứ phiền não đó là tham dục, sân hận, tức là còn thích, còn ghét, còn hôn thụy tức là buồn ngủ, còn trạo hối tức là còn bị ray rứt, còn hoài nghi tức là còn hoang mang, nghi hoặc.
Khi mà ông còn bị năm thứ phiền não đó chi phối thì ý muốn của ông nó không đủ mạnh, nó nhiều lắm là nó cho ông lơ lửng trên đất, trên hư không trong nháy mắt thôi. Nhưng mà khi một người họ không còn năm cái thứ đó nữa, thì cái muốn của họ nó mạnh hơn người bình thường".
Giống như một đứa bé nó ráng nâng một cái vật nặng không có lâu bằng một người lớn đúng không? Cái sức khỏe của một đứa bé "Con, con cầm dùm mom, cầm dùm mom con", nó mới bốn tuổi "ư...bụp", buông.
Hồi đó có một lần tôi ở (...), lúc đó chưa có địa chỉ, tôi mới nhờ một ông Mỹ tôi mượn địa chỉ để gửi đồ về. Trời đất ơi tới hồi đồ về ổng kêu tôi tới lấy. Ổng để trong garage ổng khiêng ra xe cho tôi, còn thằng nhóc bốn tuổi nó thấy nó khoái nó cũng hì hục nó đẩy, mặt mày nó đỏ chét "À... À...", thấy ghét lắm, mập ú à. Nó không làm được gì, nó chỉ chàng ràng thôi à. Bố nó suýt đạp nó mấy lần, tại nó cứ chen vô cái chỗ mình khiêng. Mà nó cũng ì ạch nó làm dữ lắm, mà nó làm không được, bốn tuổi mà, mà nó khôn lắm. Thì mình thấy rõ ràng nó cũng muốn khiêng mà khiêng không được. Hoặc kêu nó cầm cái gì, quý vị có nhờ con nít làm việc chưa, thấy ghét lắm. Cái tay nó có một khúc như nãi chuối cau, nó không có cầm được, rồi nhiều anh cái bàn chân nó có một khúc nó đi không có vững mà cái gì cũng dành làm hết.
Đi không rành mà thích chạy, lúc lớn lên nhờ thì không thèm làm, mà lúc nhỏ thì cái gì cũng có ảnh hết, cái gì cũng chọt. Lùn xịt mà người ta đang bằm, đưa cái tay vô cái thớt mới ghê chứ. Đủ trò hết, thấy ghét lắm.
Ở chỗ Security ở sân bay có cái chỗ quốc tế vô làm immigration, nghe nói có cái chỗ con nít nó hay bị kẹt tay hoài là do nó chọt tay vô cái bản lề. Cuối cùng người ta phải để một miếng nilon cứng để cho nó đừng chọt. Ngộ lắm, cứ đi ngang là nó đưa cái tay vô, đưa vô chi? để cho người lớn đóng cửa lại, ngu khủng khiếp.
Ở đây cũng vậy, cái thời gian để làm một việc đàng hoàng nó làm không được là vì sao? Vì nó là con nít.
Người hưởng dục y chang như đứa con nít vậy, nó không có khả năng. Cho nên nó muốn trốn khổ tìm vui thì luôn luôn thất bại. Kể cả cái chuyện nó muốn độn thổ, nó muốn bay, đi xuyên tường, nó làm không được là bởi vì nó y như đứa con nít không có khả năng. Cái người có khả năng định tâm, vắng mặt năm thứ triền cái, năm thứ phiền não, lúc đó người ta mới có thể giống như một người trưởng thành. Và thế giới này nếu các vị hiểu thêm các vị mới giật mình.
Thế giới này là thế giới của perception, của tưởng tượng.
Khi mà
- cái phước mình ít, định ít, trí ít, niệm ít thì cái chuyện mình làm được cũng rất ít.
- Phước nhiều, định nhiều, trí nhiều, niệm nhiều thì cái chuyện mình làm được rất là nhiều.
Đây là một công thức rất là sơ đẳng nhưng mà rất là căn bản.
Phước ít, định ít, trí ít, niệm ít mà đòi làm như người ta là không được.
Có nhiều người họ nghe nói Phật là cái gì cũng biết, ai Ngài cũng thương, đức lành nào Ngài cũng có, họ hoang mang hỏi "Có thiệt không?".
Thì tôi chỉ hỏi họ một chuyện thôi "Xin lỗi anh nha, thu nhập một tháng của anh là bao nhiêu? Ở Mỹ lịch sự người ta không hỏi tuổi đàn bà, không hỏi thu nhập của đàn ông nhưng bữa nay anh ép tôi, tôi hỏi anh một tháng anh thu nhập được bao nhiêu, anh bịa đại đi. Một tháng 6000 đúng không?".
Tôi hỏi ổng là lúc đó ông Bill Gates mới có 50 tỷ thôi. "Anh biết không một tháng anh kiếm được 6000. Nếu mà mỗi năm trừ thuế hết mà anh còn đúng một triệu thì phải 50 thế kỷ nữa thì anh mới bằng ông Bill Gates sáng nay. Anh lấy khả năng tài chánh của anh mà anh so với ổng thì anh không tin rằng trên đời này có cái tên nào mà nó giàu dã man vậy, đúng không?
Chỉ riêng cái tiền thôi.
Và anh tưởng tượng trên đời này có những người năm mươi tuổi mà cộng, trừ, nhân, chia họ còn làm lúng túng, lọng cọng. Mà có những kẻ bây giờ nó còn tính được đường bay của phi thuyền
08/08/2020 - 04:21 - hongha7711
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (1) (4-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=SGE3HY7Wvfk&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%281%29
08/08/2020 - 04:21 - hongha7711
Họ tính chính xác vận tốc của quả đất như thế này thì sẽ phóng cái phi thuyền ra khỏi trái đất vào thời điểm nào, để khi nó trở về với tại vận tốc nào sẽ rớt chính xác chỗ nào.
Rồi chưa kể, trước năm 75 có mấy cái Đề-lô pháo binh, là Việt Cộng nằm một bên, Quốc Gia nằm một bên, mình phải cho cái tọa độ chính xác để nó rót ngay cái thằng Việt Cộng nằm cách mình có 8 mét thôi. Cho lộn một cái nó hốt nguyên gia đình đi luôn.
Chỉ có một trường hợp mình biết là ông Nguyễn Đình Bảo ở trại đồi Charles là ổng biết thua rồi nên đành cho nguyên cái tọa độ luôn, để nó dập, hốt hai phía luôn. Chỉ có trường hợp đó. Những người Đề-lô pháo bình họ phải biết chính xác trường hợp đó, lúc đạn nó réo như cơm sôi nhưng cái đầu họ phải đủ tỉnh, thần kinh thép để nó cho tọa độ chính xác đặng thằng kia nó rót vô, rót cách bên phía giặc có 8 mét thôi. Nó ngay chốc mà bên gia đình mình an toàn. Gia đình mình tức là đơn vị mình đó.
Mà trong khi mình vô trong lớp, an toàn trong lớp, trên là thầy cô, dưới là bạn bè, phấn trắng bảng đen, mình ngồi nghĩ không có ra. Mình đem cái đầu "bư" của mình mình so với thằng kia, nó vừa giỏi toán, giỏi hình học mà nó phải lạnh ngắt, phải bình tĩnh như vậy đó. Đó là tôi so sánh những chuyện rất là nhẹ.
Chưa kể những cái pha xử lý hoàn cảnh của phi công trong lúc ngặt nghèo quý vị biết không?
Cách đây không lâu có một chiếc của Delta nó đi từ Atlanta về (...), nó đi ngang cái eo nó rớt tự do 6000 mét. Qúy vị biết gặp người bình thường là đã điên rồi, đã "đi ra" một quần rồi, mà lúc đó họ vẫn tỉnh táo để họ kéo nó lên trở lại. Còn mình chỉ cần nó lách ngang một chút là mình chửi "Đồ quỷ sứ chạy nguy hiểm!". Thí dụ như vậy. Trong khi người ta rớt tự do 6000 mét. Tỉnh bơ. Qúy vị có hình dung được cái đó không? Khiếp lắm. Tại vì lúc mình ngồi trong đó mà nó rơi tự do 6000 mét là mình nghĩ nó xong rồi. Như có cái anh đó gặp lúc ngặt nghèo ảnh mới gọi xuống trạm điều hành không lưu ở dưới mới nói "Hoàn cảnh của tôi như vậy...". Ở dưới nó nói "Giờ anh phải làm theo tôi nè. Xong chưa? Chuẩn bị chưa?" - "Chuẩn bị rồi" - "Anh làm dấu Thánh đi".
Có một điểm đặc biệt khác giữa Nam Hàn với Bắc Hàn đó là khi gặp một chiếc máy bay trục trặc về máy móc thì Nam Hàn thay đổi máy bay, còn Bắc Hàn thay đổi phi công. Người ta nói đó là điểm khác biệt giữa Nam Hàn và Bắc Hàn.
Cái nhóm thứ ba này nó thấy nhóm một bậy quá, nhóm hai cũng vẫn còn bậy. Cho nên nó lo tập trung nó quan sát thế giới vô lượng vũ trụ vào còn con số 10. Rồi quý vị hỏi tôi "Từ nhỏ đến lớn tôi đâu có thấy giải quyết vấn đề bằng mấy cái này?".
Dạ thưa, xứ Việt Nam mình không có chứ còn bên xứ Ấn Độ nó có. Như Bồ Tát lúc ngài bảy tuổi, cha Ngài đem Ngài ra ruộng lúc làm lễ cày ruộng đầu năm, vua làm màu diễn giống như bác Hồ trồng cây đặng chụp hình. Vua đi cày hai ba đường làm mẫu để cho phóng viên chụp hình. Bồ Tát ngồi dưới gốc cây, Bồ Tát nhìn xung quanh không có gì để nhìn hết.
Ăn tiền chỗ đó, nhìn quanh mà không có gì đáng để nhìn. Ngài nhắm mắt lại. Bồ Tát mới bảy tuổi, khi Bồ Tát nhắm mắt lại, thấy cái gì? Chỉ thấy hơi thở thôi. Bồ Tát mới theo dõi ra biết ra, vào biết vào, đắc sơ thiền ngay chỗ đó.
Chưa kể trong Kinh có nói rằng thế giới nhân loại chia làm hai vùng là
- (Pali) tức là vùng biên địa,
- vùng thứ hai là (Pali) vùng trung thổ hay là khu vực trung tâm văn minh.
Biên địa là sao? Là vùng mà ở đó ánh sáng văn minh, văn hóa nó tới không được. Thí dụ như có một số vùng ở châu Phi, Châu Phi mình chỉ biết có Nam Phi thôi là còn có hơi hướng của văn minh, chứ còn lại là thua. Đó là về Châu Phi. Chứ còn châu Mỹ, mình chỉ biết Bắc Mỹ thôi.
09/08/2020 - 02:26 - hongha7711
Nam, Trung Mỹ không có tệ nhưng không bằng Bắc Mỹ. Còn Châu Âu mình chỉ biết có Tây Âu với Bắc Âu thôi, chứ còn mấy cái Âu còn lại không bằng. Rồi Châu Á, mình thấy Trung Á, Tiểu Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thì trong đó chỉ có Đông Nam Á là khu vực có Phật giáo, ngày xưa thì có Nam Á nhưng sau đó nó tràn xuống Đông Nam Á rồi nó ngưng đó, Thái Lan, Miến Điện, Lào.
Paccantapadesa gọi là cái vùng biên địa là vùng ánh sáng văn minh, khoa học, đạo đức, tâm linh nó tới không kịp, tới không được.
Văn minh của nhân loại chia làm hai loại là
- văn minh tâm linh và
- văn minh vật chất.
Những xứ Âu Mỹ là những xứ văn minh về vật chất, văn minh tâm linh là mấy xứ Châu Á. Dầu văn minh nào đi nữa, văn minh tâm linh hay văn minh vật chất thì vẫn là văn minh, cái đó được gọi là Matjhimapadesa là vùng trung thổ.
Trung ở đây là trung tâm, còn Paccantapadesa là thua.
Hồi nãy có nói với quý vị loại thứ ba này là nó chán nhóm một, nhóm hai và nó tu tập thiền định.
Các vị hỏi tôi tại sao biết chán là đi vô tu?
Thì tôi nói rõ luôn, người Việt Nam mình rất xa lạ với thiền định . Nếu không có Phật giáo mình không biết về thiền định luôn, bởi vì mình thuộc về nhóm Paccantapadesa. Đất nước của mình nằm ở vùng rất là khó.
Các vị có nghe người xưa nói "Nhất cận thị, nhị cận giang" không? Một là gần chợ, hai là gần sông. Gần chợ là gần nơi người ta buôn bán, mình có điều kiện tiếp xúc với khách phương xa tới.
"Nhất cận thị", cận thị là gần chợ chứ không phải cận thị là không thấy đường.
"Nhị cận giang", có 'g', giang là sông, chứ không phải mấy cái đám gian này. Ngày xưa đường bộ không có phương tiện, chỉ gồm có walking, xe bò, xe ngựa, hết. Cho nên ngày xưa muốn vận chuyển đi xa và chở nặng thì chỉ trông cậy vào đường thủy.
Vào đời Tùy Vạn Đế ở thế kỷ thứ IV, Tùy Vạn Đế là bạo chúa, hôn quân nhưng ổng có một cái công rất lớn, có nghĩa là vừa công vừa tội mình chưa biết cái nào lớn hơn. Đó là ổng muốn từ vũng Giang Nam đi chơi qua Bắc Kinh. Đâu có cách nào, ổng kêu người ta đào con kênh dài 800 cây số, tên là Đại Vận Hà. Đó là đường thủy lộ lâu nhất trên thế giới được sử dụng cho đến tận bây giờ. Đường thủy ngày xưa nó quan trọng lắm. Và bao nhiêu gạch, đá, ngói, gỗ được đem về xây dựng Tử Cấm Thành là được đem về bằng đường thủy hết. Đường thủy nó quan trọng lắm.
Mà tại sao tôi lạc đề? Là tại vì tôi muốn nói ý nghĩa Paccantapadesa, trung thổ và biên địa là chỗ nào. Mình ở một nơi chốn mà nó có điều kiện tiếp xúc với nền văn minh, văn hóa. Dầu là văn hóa, văn minh về tâm linh hay vật chất vẫn là văn hóa, văn minh, những chỗ đó mình có điều kiện để học hỏi.
Còn như người Việt Nam mình điều kiện tiếp xúc rất là ít nên nó mới tạo ra cái não trạng của người Việt Nam là nô lệ tâm thức.
Nói ra các vị buồn cũng như trong nước họ đang thù tôi. Cái gì là rác của thế giới đổ về Việt Nam mình thờ hết. Mỹ qua Việt Nam đem mấy cái vụ xì ke, nhảy đầm, chích hút, gái điếm. Mỹ đi rồi mình lấy cái đó mình thờ. Các vị biết nếu mà nói về trụy lạc, người Mỹ không có bằng dân Châu Á, các vị biết không? Tỷ lệ người Mỹ hút thuốc tính theo phần trăm ít hơn mình, các vị biết không? Nó đem qua là mình thúi hoắc luôn . Còn nó, nó Ok.
Cho tôi nói luôn, đạo Thiên Chúa tụi Âu Mỹ nó qua nó truyền qua mình, phải nói tín đồ ngoan đạo hàng đầu thế giới trong đó phải kể người Việt Nam. Chứ còn dân Âu Mỹ nói đến Chúa nó thoáng lắm các vị biết không? Nhà thớ bên Châu Âu không có Cha. Giáo dân bên Châu Âu nó sẵn sàng đi nghe thầy Nhất Hạnh. Còn bên mình... là đệ nhất thiên hạ cuồng tín . Nó dữ như quỷ vậy đó.
Rồi ngay cả Chủ nghĩa Cộng Sản, Đông Âu là nó sụp lâu rồi. Nga nó sụp lâu rồi, mà tới giờ mình vẫn thờ trên đầu, coi nó là ánh sáng soi đường, mình vẫn là đỉnh cao trí tuệ. Tôi không có chửi Cộng Sản. Tôi chỉ nói rằng cái mà tôi chê họ .
Đó là thế giới luôn thay đổi, nên mọi giải pháp đều mang tính tạm thời.
Một thời điểm nào đó triết học Mác-Lê là cần thiết nhưng thế giới chuyển mình thì chúng ta phải đi tìm một hướng khác. Chúng ta yêu nước có nhiều cách yêu nước chứ chúng ta không nên nhắm mắt theo đuổi một cái học thuyết. Sai.
Thí dụ như Phật pháp để nói về Bốn Đế, giáo lý Bát Chánh Đạo, Đức Phật có nhiều cách nói chứ Ngài không có nói theo một cách. Đó là lý do tại sao kinh có tới 45 cuốn, 1 bộ Đại Tạng, nội dung cũng chỉ có Bát Chánh Đạo thôi nhưng mà phải linh động.
Tôi nhắc lại thế giới luôn thay đổi nên mọi giải pháp đều mang tính tạm thời.
Không có gì bậy bạ bằng cắm đầu theo đuổi một công thức. Có hiểu không? Mà người mình cho tới bây giờ vẫn chưa thấy được cái đó. Theo Chúa, theo Phật, theo chính trị, mình luôn luôn là thích cái gì thì gục mặt vô đó thờ, thích cái gì là gục mặt vô đó thờ và không dám nhìn, không dám hoài nghi, không dám hoang mang, nghi hoặc con đường dưới chân của mình xem nó dẫn về đâu, không có dám. Đó là nô lệ tâm thức.
Não trạng tâm thức. Thầy mình giỏi bằng trời nhưng mà mình phải biết nhìn lại chứ. Sư phụ tôi là hòa thượng Nhất Hạnh, hòa thượng Thanh Từ. Tôi thờ những hòa thượng đó. Tôi ví dụ như vậy.
Nhưng tôi phải
- nhìn lại hòa thượng đang viết gì, đang nói gì,
- chung quanh hòa thượng có những ai,
- họ đang nói gì và đang viết gì.
- Chưa kể tôi phải nhìn lại kinh điển nữa chứ.
Bao nhiêu thế hệ lịch đại tổ sư đã nói gì, đã làm gì. Nghe hiểu không? Chứ đâu phải tôi cắm đầu theo Làng Mai mà không biết gì. Đâu phải chỉ có Làng Mai, còn nhiều cái làng khác cũng được lắm. Làng Mai còn có Làng Mốt, Làng Bữa Kia nữa, chứ đâu phải chỉ có một làng. "Mai" của người ta là 'Plum' đó chứ không phải là 'Tomorrow'.
Chính vì cái tâm thức nô lệ đó mới đẩy quý vị vô Paccantapadesa . Đẻ ra là chui vô cái chỗ biên địa đó, để chi? Để tiếp tục làm nô lệ.
Nô lệ tôn giáo, nô lệ chính trị, nô lệ văn hóa.
Có nhiều người tới bây giờ thế giới có bao nhiêu chuyện để quan tâm mà bây giờ vẫn còn chống Cộng, chống Trung Quốc trong khi có biết bao nhiêu chuyện.
Còn có một anh, ảnh cũng cực đoan. Tôi hỏi nhỏ ảnh "Anh năm nay nhiêu tuổi rồi?". Ảnh nói "Năm nay con 56 tuổi". Tôi nói "Anh có tin có tái sanh không?". Ảnh nói "Con thờ Phật mà". Cái tôi nói "Anh có biết cái chuyện mình sẽ sanh về đâu nó tùy thuộc vào đời sống của mình, anh có tin không?" - "Dạ tin, con nghe pháp mà". Tôi nói "Vậy chứ anh nghĩ sao khi anh chết anh sanh về Tàu, anh muốn Trường Sa của ai, Hoàng Sa của ai?".
Cái mình cần xây dựng là một đầu óc biết mở cửa thông thoáng để tiếp nhận cái hay, chọn lọc, chọn lọc, chọn lọc và chọn lọc.
Anh đừng có nói với tôi anh ghét Tàu, anh đừng có nói với tôi anh ghét Cộng, kiểu sống của anh bây giờ miệng của anh nói chống, nhưng mà đời sống của anh rất là Cộng Sản thì anh sẽ trở về làm con của Tổng Bí Thư. Hiểu không?
Miệng vẫn nói chống mà
- mình vẫn thích sướng,
- mình vẫn thích quyền lực,
- mình vẫn thích đè đầu, đè cổ người khác.
"Bùm", lên đó. Nếu mà có phước là vô trong đó nữa. Khi vô trong đó rồi mình có não trạng của con ông cháu cha. Mình trở về với cái mình vẫn chống xưa nay. Coi chừng chống Phát-xít, mình lại Phát-xít cha Phát-xít. Mình chống cực đoan mình lại là cha cực đoan. Mình chống khủng bố mà mình lại là khủng bố. Có cái đó không ta?
Mình chống khủng bố bằng tư tưởng khủng bố. Cuối cùng mình quẩn quanh trong cảnh giới của khủng bố.
Tu hành để thoát khổ mà chỉ cần
- nhận thức sai,
- sai trong nhận thức và
- sai trong hành trì
có khả năng quay trở lại cái khổ nữa.
Cho nên giải thoát có hai,
- tà giải thoát và
- chánh giải thoát.
- Chánh giải thoát là đi lên, đi ra luôn, không quay lui.
- Tà giải thoát là đi xuống, đi vào
và 'hai con một hột, hai con một hột, hai con một hột...' cái đó gọi là tà giải thoát.
Trong vô số kiếp luân hồi mình đã có vô số lần giải thoát rồi, giải thoát cái kiểu đó đó. Tức là từ hạng một leo lên hạng hai, từ hạng hai leo lên hạng ba, rớt trở lại hạng hai. Và mình cứ như vậy bao nhiêu lần rồi.
Cái thứ ba là mũ ni che tai. Có nghĩa là làm lơ, kéo cái nón xuống, là chỉ về trời né được một thời gian thôi nó rớt trở về đơn vị gốc.
Chỉ có cái ông thứ tư ổng mới ghê. Ổng giải quyết vấn đề bằng cách thấu suốt thì mới có buông bỏ. Còn anh không thích nó, anh muốn lìa bỏ, anh muốn chối từ, tống khứ nó mà anh không hiểu gì về nó, coi chừng nay mai anh quay trở lại nó, khả năng đó cực lớn.
Chán hôn nhân tại vì cái thằng vũ phu. Kiếm thằng khác, nó là vũ sư còn tệ hơn vũ phu nữa. Vũ phu là nó quýnh mình trào máu nhưng nó chỉ ngủ với một mình mình. Còn thằng vũ sư mỗi lần nó kè Paso Doble, rồi Tango, chachacha, mỗi lần nó kè nó vớt là còn chết nữa. Mà cứ nói là chán hôn nhân nhưng mà cứ buông cái này bắt cái kia. Chạy thằng cái dính thằng con, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
Cho nên cái quan trọng nhất là thấu suốt, có thấu suốt mới có buông bỏ.
Ngài thiền sư Ajahn Chah người Thái, các vị biết mà Ngài là tổ sư của một truyền thống lớn. Ngày Ngài còn trẻ, có mùa an cư, Ngài nói mình tu đã lâu nên có cái gì lạ lạ. Sắp đến mùa an cư, Ngài khấn với bản thân "Ba tháng này không nhìn phụ nữ". Ngài đi bát Ngài chỉ nhìn dưới đất thôi, Ngài không có nhìn lên suốt tám mươi tám ngày. Tới cái ngày thứ tám mươi chín, Ngài nghĩ trong bụng "Đâu thử ngước lên coi chết thằng Tây nào không". Thì Ngài ngước lên ngay chốc cái bà đó cũng coi được. Ngài nói Ngài cảm giác như điện từ ở trên đầu nó giật xuống vậy đó. Các vị nghe các vị cười "Tại sao thầy chùa còn mê gái". Không phải. Cái thứ nó nén nó mới vỡ bờ. Ngài không nhìn mà cái tâm Ngài không nghĩ tới luôn đó.
Các vị có nghe chuyện ông sư đi qua đò chưa? Lần thứ nhất ổng đi qua đò thì cô lái đò lấy tiền ổng gấp đôi. Ổng hỏi "Tại sao?" - "Thầy đi đò mà thầy cứ nhìn em hoài à". Lần thứ hai ổng không nhìn mà cổ lấy gấp ba, ổng hỏi "Sao kì?"
- "Vì thầy không nhìn mà thầy tưởng tượng còn ghê hơn nữa. Hồi đầu thầy chỉ nhìn mặt em, còn cái thứ không nhìn mà thầy tưởng tượng từ trên xuống dưới không sót ngõ ngách".
Nhưng tới lần thứ ba thì bả miễn phí bởi vì "Thầy thấy em đanh đá quá thầy chỉ có ghét thôi chứ thầy không còn màng đến em nữa. Em chặt thầy hết hai lần rồi làm sao thầy còn bụng dạ nào mà thương em. Kì này mới thứ thiệt đó. Em chở một bậc chân tu qua sông".
Thì ở đây cũng vậy, mình không giải quyết vấn đề bằng cái sự né tránh. Nói theo A Tỳ Đàm mới ghê: mình nhìn họ, mình thích họ trong hai phút thì tội lỗi trong hai phút. Nó còn đỡ hơn là mình không nhìn mà mình trùm mền mình tưởng tượng trong hai tiếng.
Trong cái quan điểm thế gian, một ông thầy chùa nhìn gái trong hai phút tội rất nặng. Còn trong Đạo, nói khác "Tự con làm Judge cho con". Hồi nãy ngoài chợ con không có nhìn. Đúng. Thằng bạn của con nó nhìn. Con không có nhìn. Về con trùm mền hai tiếng ở trỏng, cái tội con nặng hơn. Cái tội luân hồi của con nặng hơn cái đứa nhìn hai phút.
Mà người đời chỉ đánh giá cái mặt là thấy ổng cứ liếc liếc bả hoài thì cái đó là ổng thích mà thực ra cái ông mà không liếc mới ghê. Nên nếu tôi mà có liếc, tội ít hơn sư Danh. Ổng không liếc mà ổng ngồi ổng tưởng không là chết luôn.
Nói đến đây tôi mới nhớ một chuyện. Có hai vợ chồng đi coi triễn lãm tranh. Ông chồng ổng mới thấy có bức tranh khỏa thân mà cái người trong đó là vợ ổng. "Trời đất ơi!" ổng chết điếng luôn
- "Em làm mẫu cho người ta vẽ hả?".
- "Không. Ổng vẽ theo trí nhớ thôi!".
Có hiểu không? "Dạ hiểu". Là sao? "Em chính chuyên thế này em làm mẫu cho ổng hay sao? Ổng vẽ theo trí nhớ thôi". Hiểu hả?
Cho nên là phải thấu suốt. Thì lúc mà Ngài (Ajahn Chah) thấy cô đó mà Ngài bị "điện giật", thì lúc đó Ngài mới ngộ ra thì ra tu không phải là đóng cửa mà là thấu suốt.
Hồi nhỏ người lớn cấm không có ăn ngọt trước khi ngủ, mình chỉ vì sợ bị la nên mình không có ăn nhưng trong bụng của mình nó ấm ức giữ lắm. "Ngon quá mà, kem ngon quá mà, mà tại sao trước khi đi ngủ, không cho ăn?". Nhưng mà một ngày nào đó khi mình trưởng thành rồi, không có ai la mình nữa, nhưng lúc đó mình không ăn là vì không phải mình bị cấm, vì lúc đó mình hiểu là tại sao trước khi ngủ không nên ăn ngọt. Hai cái đó nó khác nhau chứ. Một bên mình không làm vì bị một cái gì đó. Một bên mình không làm là vì mình đã hiểu tất tần tật.
Cho nên cái hạng thứ tư là hạng đáng nể nhất. Có nghĩa là họ buông bỏ thế giới này vì họ hiểu nó là cái gì. Họ hiểu
- tôi chỉ là một con virus, một con bacteria trong một cái trái lựu. Cứ 1000 trái lựu như vậy là một tiểu thiên. 2000 tiểu thiên là một trung thiên. 3000 cái trung thiên là một đại thiên. Và 1000 tỷ cái đại thiên như vậy là một Buddha zone, cái ổ ếch thôi.
- Và cái chuyện người này thích người kia, chúng ta thích ăn món này, thương người nọ, hoàn toàn là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống.
Bây giờ mình mang thân người mà lại mang thân nam thì mình khoái nữ.
Kiếp sau mình mang thân người mà là thân nữ mình lại khoái nam.
Nhiều lúc tôi lén nhìn người đàn ông tôi thấy tại sao mấy bà khờ đến mức lại lấy cái người nó xấu hoắc như vậy? Anh chàng ảnh hỏi Chúa trời "Tụi con, trời ơi vòng một, vòng hai Ok quá mà tại sao Chúa tạo đàn ông nó xấu hoắc như vậy?". Thì Chúa nói "Con để ý đi, đàn ông thông minh lắm cho nên nó chọn tụi con, tụi con phải khờ một chút mới thương được tụi nó".
Nhưng mà khi mình mang thân nữ rồi, mình lại thương những cái thằng trời ơi nó không có ra gì hết. Cho nên đàn ông thương bằng mắt là chỗ đó.
Nhưng mà ngược lại tôi lại thích sống gần đàn ông. Một là tôi thương họ, hai là tôi không thương tôi cũng không có phiền bằng người nữ. Còn người nữ nếu mình không thương được họ thì lạy Trời cho ông đừng có sống gần bả. Nó độc hơn là vịt xiêm.
Không có gì vô duyên hơn bằng gặp một người đàn bà mình không thích. Đàn ông Ok. Nguyên cái đám đàn ông này mà tôi không thích, do hoàn cảnh tôi phải gồng thì tôi vẫn sống được. Ok. Không thích nhau thì thôi, chạm mặt không nhìn hoặc chỉ chào nhau một cái đứa nào về phòng nấy. Tôi vẫn sống được ba chục năm với một đám đàn ông lựu đạn. Tôi vẫn sống được.
Nhưng mà nữ thì không. Đã ghét rồi thì chỉ có chết thôi, hoặc là You hoặc là Me , hoặc chết hoặc chia tay chứ không có cửa nào sống chung được. Cho nên Chúa tạo rất là thông minh.
- Tại sao mình phải tu tập Tứ Niệm Xứ ?
- Tại sao mình phải học giáo lý?
- Phải học giáo lý để nắm được lý thuyết.
- Phải tu Tứ Niệm Xứ để có được phần thực hành.
Bản Đồ và Con Đường
Tôi nói lại một lần nữa: Con đường trên bản đồ và con đường ngoài thực tế không giống nhau nhưng không phải vì vậy mà chúng ta từ chối bản đồ. Còn đường trong bản đồi, trong GPS,... nó không giống trong thực tế, nó không có ngõ hẻm, không có cây cối, hàng quán đúng không? Như vậy thì nó không có đúng với con đường ngoài đời nhưng không phải vì nó không giống 100% mà mình từ chối con đường trong GPS, phải theo đó làm đi.
Muốn thấu suốt, muốn buông bỏ, chuyện đầu tiên anh phải có lý thuyết, anh phải học giáo lý. Bởi vì cái đầu phàm phu của anh nó không đủ để mà anh hiểu ra được cái chuyện ổ ếch hồi nãy tôi nói.
Và tôi nhắc lại lần nữa, những ai đang nghe giảng trực tiếp hoặc nghe lại trên youtube, các vị phải nhớ một điều:
Đừng bao giờ dại dột bận tâm đến những chi tiết râu ria ở trong Kinh.
Thí dụ như là 3000, 4000... cái chánh là mình lấy cái 'main idea' thôi. Bây giờ các vị hỏi tôi "cái main idea là gì?". Theo tôi,
- chúng ta không phải là một loại động vật duy nhất trên thế giới này đúng không?
- Thứ hai, cảnh giới loài người không phải là cái không gian cư trú duy nhất đúng không?
- Thứ ba, không phải có mặt một lần này rồi thôi.
Lấy ba cái này cộng lại thì ba cái vụ 3000 tỷ, 5000 tỷ, vứt, trẫm không quan tâm. Học kinh phải học như vậy đó. Tại vì chưa gì hết có những người họ đi vào trong Kinh họ bị dính mấy cái chi tiết. Có kẻ thì không tin, bỏ kinh, sai. Có kẻ khư khư, ôm cứng ngắc mấy chi tiết, sai luôn.
Bà ngoại, mẹ kể cho mình nghe về cái thời con gái của họ để mình học kinh nghiệm thì mình chỉ học cái sườn thôi. Chứ còn ngày xưa, ngoại thương cái ông có râu, má thương anh chàng biết chơi guitar, cái chuyện đó không có mắc mớ gì mình hết. Mình chỉ học cái kinh nghiệm ngày xưa, họ bị gạt như thế nào mà có mình thôi. Có hiểu không? Còn cái chuyện ông ngoại mình có râu, chuyện nhỏ. Ba mình cũng có râu, chuyện nhỏ luôn. Mà cái quan trọng là hai người họ bị gạt như thế nào, đã hên xui như thế nào trong tình trường, trong cõi yêu để rồi bây giờ ra cái thằng này. Chú ý cái đó để mai mốt đừng có những con người làm nên lịch sử và những con người do vô ý sanh ra, là mình không có thuộc vào cái loại đó. Mình không có trở thành nạn nhân của thời cuộc như vậy.
-Hết-
Mục Lục các Bài Giảng
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (2) (1-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=0i-dGx0FccU&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%282%29
Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (2)
Quote:Kalama xin tri ân bạn hongha7711 nghi chép
09/08/2020 - 09:00 - hongha7711
Bây giờ tôi ôn lại cái hồi sáng. Lớp này được cái là học trước rồi quên sau nên phải ôn lại. Ôn lại coi ai lộn.
Một là trong vô số kiếp luân hồi, n cái tiền kiếp và n cái hậu kiếp. Trong cái dòng chảy n đó thì mỗi kiếp mình sanh ra mình là con số 3. Như cái hình hài của mình, mỗi người là con số 3.
Số 3 gì? Là
- tiền nghiệp,
- khuynh hướng tâm lý và
- môi trường sống.
- Do tiền nghiệp mà ta có mặt ở đâu.
- Do khuynh hướng tâm lý ta có cái hướng tư duy và hành động như thế nào.
- Và do có môi trường sống nên ta tiếp tục đầu tư tiền nghiệp cho kiếp sau. Và do cái môi trường sống ta tiếp tục giữ lại khuynh hướng tâm lý cũ hay là thay đổi nó.
Khuynh hướng tâm lý gồm có sáu.
- Dục tánh: thích tùm lum.
- Nộ tánh: bất mãn đủ thứ.
- Độn tánh: chậm hiểu, u mê.
- Đãng tánh: buôn cái này bắt cái kia, không có chủ kiến, lập trường.
- Mộ tánh: đụng đâu tin đó.
- Ngộ tánh: có khả năng phân biệt sáng suốt.
Trong kinh ghi rất rõ cả sáu khả năng đó đều có ở mỗi con người, có một điều là cái nào nặng nhất.
Ví dụ: người dục tánh, họ vẫn có ngộ tánh nhưng ngộ tánh của họ là nhiều hay ít, không nói được. Kể gọn là kể có sáu nhưng trong kinh kể là có những người dục mạnh nhất, trí mạnh nhì, đức tin mạnh ba . Có những người dục mạnh nhất, sân mạnh nhì, ... Có người 1-3-4, 1-4-3, 1-2-4, 1-6-5.
Có nghĩa là người dục mạnh nhất, si mạnh nhì, đãng mạnh thứ ba.
Rồi có người dục mạnh nhất, mộ mạnh nhì, si mạnh ba.
Có nghĩa là ai cũng có 6 hết .
Cho nên cũng hai người nặng về dục, thích tùm lum hết nhưng mà anh này ảnh thích tùm lum mà ảnh thông minh, còn anh kia ảnh thích tùm lum mà ảnh chậm.
Rồi có anh cũng thích tùm lum mà tánh cũng nóng nữa, có anh thích tùm lum mà tánh nguội. Cái mạnh nhất vẫn là cái đầu tiên. Đó là cái số 1. Có người số 2 mạnh nhất, có người số 3 mạnh nhất.
Như vậy mỗi người sanh ra đã là một con số 3 và chính ba cái đó giúp qua lại lẫn nhau. Chính vì ba cái đó của mỗi người không giống nhau nên ta mới qua lại trong bốn hạng người.
Hạng người đầu tiên là chìm sâu trong số 3, nghĩa là tiền nghiệp đưa nó vô đâu là nó lún trong đó luôn, không có ngóc cái đầu lên được.
Hạng thứ hai nó cũng ở trong số 3 đó nhưng mà nó khá hơn hạng một vì nó biết chọn lọc. Nghĩa là nó biết chọn trong cái khổ một chút, chọn trong cái vui một chút, chọn trong cái thiện một chút, chọn trong cái ác một chút. Ở đây quý vị đồng ý với tôi là thiện, ác, buồn, vui ai cũng có đủ hết phải không? Nhưng mà có chọn trong đó không? Có. Ví dụ như cô Nga này tham, sân, si cổ không có mẻ miếng nào đâu nhưng mà có những cái ác bả né. Có những cái thiện cô Nga làm không nổi, có không? Có. Biết nó thiện nhưng mà thôi để kiếp khác đi đã. Cái vui cũng vậy, có những cái vui cổ thích cổ giữ lại nhưng có những cái vui cổ từ chối. Có những cái khổ, cái buồn cổ không có chọn nó.
Thí dụ như có những người thương con cháu lắm nhưng mà dứt khoát không giữ cháu. Tôi có gặp một vài Phật tử tôi hoan nghênh hai tay, hai chân. Thương con cháu lắm, sẵn sàng thay mặt con gái, con trai đưa cháu đi bác sĩ nhưng mà khi nó qua cơn nguy kịch rồi thì "Má về nhà nghen", quay lưng đi liền . Chứ còn không, nó được, nó gửi hoài, nó quên lấy lại. Mấy tuổi trẻ bây giờ nó hay bị lẫn lắm. Tiền mượn má nó quên trả, mà nó gửi con thì nó quên lấy. Nó ác dữ lắm, nó ác lắm. Mà ngộ lắm má có mấy cái nhà cho thuê nó nhớ hết à tại vì má lật ngang là nó có tên ở trỏng. Cái hay của nó là nó biết lựa, nó Trạch Pháp Giác Chi mạnh lắm. Có gì khó là nhớ má. Nhiều bà bả cũng khôn lắm, bả né. Thương thì thương nhưng có cái vụ làm mọi không công, làm oshin thì cho em xin. Em đã ru em, ru con hồi nhỏ rồi bây giờ đến ru cháu, cho em xin. Phải quật cường lên mới được, chứ thấy thương con thương cháu mà nhào ra gánh tới hồi về già không có thời gian ngồi niệm Phật nữa. Thương lắm. Cái đó tôi gọi là u mê.
Chính vì có chọn lọc nên cái hạng hai này có tu hành chút đỉnh, quẩn quanh trong các cõi nhân thiên, dục giới.
Cái hạng thứ ba khá hơn, chán, không có muốn cái gì thuộc về vật chất tầm thường nữa.
13/08/2020 - 02:29 - hongha7711
Hạng này là nhắm mắt làm ngơ. Nhắm mắt ở đây là tu tập thiền định. Chiều nay tôi giảng sâu về cái này.
Hai khu vực cư trú: Biên địa và Trung Thổ
Tôi nhắc thiệt là chậm . Hồi sáng tôi có nói đến hai khu vực cư trú.
Biên địa: những nơi nền văn minh vật chất hoặc nền văn minh tâm linh không tới được
Khu vực một là nơi mà ánh sáng văn hóa, văn minh không tới được. Là những nơi nền văn minh vật chất hoặc nền văn minh tâm linh không tới được. Ở những nơi đó mình không được khai hóa, mà không được khai hóa có nghĩa là chưa được khai hoang, mà chưa được khai hoang nghĩa là mình tiếp tục bán khai, mọi rợ, dã man, rừng rú.
Chẳng hạn như Việt Nam, mình nói mọi rợ thì tàn nhẫn nhưng mà về văn hóa tâm linh là mình vẫn mọi rợ là vì sao? Vì các vị thử tưởng tượng các vị lật ngược dòng lịch sử lại. Nếu không có sự ảnh hưởng từ hai nguồn văn hóa, văn minh lớn đó là Tàu và Ấn thì Việt Nam mình...
Việt Nam tại sao gọi là biên địa ?
Vì mình vốn không có văn hóa riêng, phần đầu chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu, khúc giữa là Chàm, Chàm thì lại là Ấn Độ, khúc dưới là văn hóa Chân Lạp, Chân Lạp thì lại là Ấn Độ luôn. Ngôn ngữ Chàm, Miên, Thái, Lào, Miến là tiếng Pali, tiếng Sankrit dày đặc. Có nghĩa nếu bỏ đi văn hóa, văn minh Ấn và Tàu thì Việt Nam không còn cái gì hết...
Có những người do ly dục, họ lập tức quay lại với cảnh giới thiền định.
Đặc biệt có những dân tộc ở Châu Mỹ như nền văn minh Maya,..., rồi mình có nền văn minh Ai Cập, nền văn minh Chile và Iraq, Iran, rồi có Ấn, có Hi Lạp . Chứ còn Việt Nam mình thì không. Việt Nam mình không có nền văn minh nào hết, hỗn tạp và rất là non trẻ. Non trẻ ở đây là giai đoạn có chính sử thì vào thế kỷ thứ X mình mới có, bắt đầu từ thời Ngô Quyền mình mới có . Trước đó gọi là huyền sử. Cho tới bây giờ ông An Dương Vương ổng là người gì mình còn chưa biết mà trong khi mình qua Quảng Châu, Triệu Đà, Trọng Thủy họ nói về mấy nhân vật đó mình thấy giống như mình bị hố vậy...
Gọi là biên địa bởi vì chúng ta không có cái gì hết. Mà vì tự ái dân tộc, vì sĩ diện nên chúng ta vơ đại.
Biên địa loại nặng là
- không có nền văn hóa, văn minh, đồng thời chúng ta cũng
- không có điều kiện tiếp nhận .
Biên địa loại nhẹ là
- không có mà phải cóp nhặt của người khác, mà
- thường cóp nhặt nó hay dễ bị tật nguyền lắm.
Ngay cả Phật giáo Nhật, Phật giáo Đại Hàn cũng có vấn đề là bởi vì họ không có Phật giáo chính thống. Phật giáo Nhật, Đại Hàn không có được truyền trực tiếp từ Ấn Độ mà phải qua Trung Quốc. Phật giáo Trung Quốc ít nhiều cũng đi về từ Ấn nhưng Nhật và Đại Hàn thì không. Phật giáo Mông Cổ cũng vậy, chỉ có Tây Tạng, Phật giáo Tàu. Kể cả Phật giáo Việt Nam vậy mà còn được truyền tực tiếp vào bản quốc. Hai vị Nam Tông đầu tiên đem Đạo vào Việt Nam là ngài Sona và ngài Uttara, ngài đem vào cái ngã An Giang, Ba Thê. 'Ba' là hai, 'thera' tiếng Phạn là trưởng lão. Hai vị đến đó hoằng pháp rồi tịch ở đó Người dân ở đó họ gọi là núi Ba Thê.
Do cái não trạng của mình nó như thế nào mà nó đưa mình về đầu thai chỗ nào.
Các vị có biết cho tới hôm nay mình nói dân Do Thái là dân điêu linh. 2000 năm qua dân Do Thái đi tìm đất hứa . Nhưng các vị có biết ngày hôm nay một bộ phận rất lớn nền kinh tế và chính trị ở Mỹ là do người Do Thái nắm không? Dân Do Thái họ có một nền giáo dục, nền văn minh, minh triết rất là cao. Đa phần những người được giải Nobel ở các lĩnh vực đều là người Do Thái. Đứng đầu về kinh tế và khoa học đều là người Do Thái. Và người Do Thái nào cũng phải biết một chuyện là dạy con làm sao cho nó giỏi. Người Việt Nam nhiều khi bắt chước Tàu, bắt chước Tây nói nhưng mà nói chứ làm không có được. Người Tàu, người Việt nói "Để lại cho con một rương vàng không bằng để lại cho con một cái nghề". Người Do Thái họ cũng có câu giống vậy nhưng mà đặc biệt người Do Thái họ dạy con là "Con ăn mày cũng được nhưng mà con phải biết đọc sách. Thà là một người ăn mày biết đọc sách còn hơn là một phú ông không biết chữ". Nói theo trong kinh thì người Do Thái là một giống dân thông minh.
Và có một lý do rất sâu sắc là tại sao người Đức họ ghét người Do Thái? Bắt đầu ở cái chỗ là họ bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng Cơ Đốc, cho rằng Do Thái là dân phản Chúa. Nhưng một phần người Đức họ rất là ngại sự thông minh của người Do Thái do lúc đó đa phần những bộ óc trác biệt cầm chịch, nắm cán nền khoa học của Đức là người Do Thái. Ông Einstein là người Do Thái. Nhiều và rất nhiều cái thời đó.
13/08/2020 - 09:02 - hongha7711
Cho nên người Cơ Đốc họ coi người Do Thái là phản Chúa. Người Đức họ coi người Do Thái là một đối thủ về cái đầu.
Tùy vào cái não trạng của mình mà chúng ta sanh vào môi trường nào. Đôi khi do một cái nghiệp đặc biệt chúng ta phải sanh vào một chỗ không có thích hợp với mình thì sau đó tự cái nghiệp đó phải 'búng' cho mình văng trở ra.
Các vị có biết chữ 'dị vật' (foreign object) không? Ở trong cơ thể mình nó chỉ chứa cái gì thích hợp với nó. Cái gì không thích hợp nó đẩy ra. Cũng vậy, một là chính cái nghiệp đó nó đưa ta về cái chỗ thích hợp nào đó. Hai, nếu vì một cái nghiệp đặc biệt ta phải có mặt trong chỗ đó, thì ta chỉ có mặt gá gửi tạm thời, rồi sau đó ta phải trào, văng trở ra.
Cho nên ngay bây giờ mình phải chuẩn bị để mình có một chốn về thật là tốt, thật là đẹp. Đẹp ở đây không phải về vật chất, mà là đẹp về tinh thần. Nếu lỡ sau này mình phải sanh vào một gia đình Âu Mỹ hoặc Hồi Giáo thì chính cái chủng tử Bồ Đề của mình nó cũng có cách nào nó quay quay quay làm sao đó để mình trở thành một dị vật, để mình bị văng ra khỏi môi trường đó.
Vua Milinda hỏi ngài Na Tiên "Thường con giống cha, thế mà Đức Thế Tôn ngài hơn hẳn cha và mẹ của Ngài. Thế Ngài giải thích trường hợp đó ra sao?". Ngài Na Tiên ngài trả lời hơi nặng nhưng mà đúng, Ngài nói rằng "Sen đi ra từ bùn nhưng sen đâu có gì giống bùn". Có nhiều khi ta lớn lên trong bùn mà giữa ta và bùn có điểm tương đồng. Nhưng có trường hợp ta lớn lên trong bùn nhưng mà bùn chỉ là chỗ ghé chân tạm thời thôi. Thí dụ như nếu ta là con lươn, con lịch, củ co, củ súng thì giữa ta và bùn có điểm tương đồng rất lớn. Nhưng nếu ta là hoa sen thì giữa ta và cái điểm xuất phát ngàn trùng vạn lý.
Tôi nhắc lại, tùy vào cái chuẩn bị tâm lý của mình mà chúng ta sẽ sanh về cảnh giới nào. Còn lỡ như mà ta đi về vào một nơi chốn không đáng gì thì sớm muộn gì ta cũng ra đi và nơi đó trở thành cái bến ghé tạm thời thôi. Có nhiều cuộc hôn nhân rất là bất hạnh và một người rất là dễ thương mà lại lọt vào cuộc hôn nhân đó. Mình thấy tội lắm nhưng mà các vị yên tâm đi, chỉ cần nó có cái đầu và có công đức thì đến một lúc nào đó tự động nó văng ra. Một là chồng chết sớm, hai là vợ chết yểu, ba là phát hiện ngoại tình. Người ta nói thế này "Hôn nhân là Accomplish mà ly dị là Finish".
Tất cả mọi thành công trên thế gian này là accomplish, chỉ có giải thoát, chứng A La Hán là finish. Mua được cái nhà là accomplish, bán được cái nhà là finish. Thương nhau, lấy nhau là accomplish, ly dị nhau là finish.
Đức Phật nói hễ accomplish là nó còn mệt lắm quý vị. Bản thân chữ 'accomplish' là hoàn thành nhưng hoàn thành mà đằng sau nó còn đầy bất trắc, nhưng mà 'finish' là xong, done, game over. Mục đích của Đạo Phật là game over, the ending, no beginning more. Cho nên người không biết Đạo nghĩ Đạo Phật là bi quan. Sai.
Đạo Phật là vua lạc quan. Bởi vì những cái lạc quan của người đời nó đều đính kèm với một sự thơ ngây. Thơ ngây là gì? Vì lạc quan của người đời họ không lường trước cái sự bất trắc.
Còn người theo Đạo Phật nếu có lạc quan là bởi vì tôi đã lường trước cái sự bất trắc cho nên tôi mới nhăn răng tôi cười. Một đứa nó lạc quan vì nó không thấy được bất trắc. Còn một đứa nó lường được cho nên nó tỉnh bơ. Cũng hai tên sống vui vẻ mà một tên vui vẻ kiểu trẻ con, rất là hồn nhiên, thơ ngây. Cái kiểu vui vẻ đó đạo Phật nói rất là nguy hiểm. Nhưng mà một tên vui vẻ vì nó biết chuyện. Còn một bên vui vẻ vì không có biết chuyện.
Cho nên cái hạng thứ ba là sau khi thấy đời sống của loại 1, loại 2 thấy ghê quá, bất trắc quá nên mới tìm cách rút. Nhưng mà khi không biết Phật pháp, ảnh tìm cách rút duy nhất là tu tập thiền định. Ảnh rút bằng cách là nhắm mắt, bịt lỗ tai lại, ảnh không muốn biết chuyện gì nữa. Cảnh giới cao nhất của ảnh là gì? Tới cõi Phạm Thiên thôi.
Ở đây tôi nói hơi nhiều chút về định.
Xưa nay hạng một, hạng hai chỉ là buồn, vui, khóc, cười, sống, chết, thành, bại, vinh, nhục, thăng, trầm trong năm trần, trong những gì mình thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Hạng thứ ba thấy nó ớn quá. Hạng thứ ba thấy rằng cái loại một này quá tệ không nói tới, nhưng mà nó thấy cái hạng thứ hai cũng có vấn đề. Hạng thứ hai sống có chọn lựa, sống có cân nhắc. Đúng. Nhưng mà tưởng sao, nó sống có chọn lựa, có cân nhắc nhưng mà cũng quẩn quanh trong cái hạng một.
Hai thằng đi nhậu, một thằng đi nhậu quắc cần câu đi lái xe thì một là nó gây tai nạn, hai là cảnh sát bắt nó. Thằng thứ hai khôn hơn, cũng đi nhậu, nhậu chung một bàn, chung một tiệm, chung một món luôn nhưng mà nó kêu Uber trước thì mình thấy cái đứa thứ hai nó ngon hơn đứa thứ nhất. Nhưng mà nó giống nhau một điểm là mai mốt hai đứa ung thư gan nằm chung một giường. Cái tên này nó ngon rồi, nó nhậu là nó kêu Uber hoặc là nhờ người nhà tới chở, đúng. Nhưng cứ một ngày anh một lít, tôi một lít thì cuối cùng hai đứa chung một phòng. Mà nói đến chung một phòng tôi ớn lắm.
Hồi đó ở bên Đức tôi nằm ở phòng tiết niệu . Lúc nó đưa tôi vô tôi gặp một cụ . Sáng hôm sau dậy tôi còn có một mình, Chúa gọi, Chúa gọi cụ. Sẽ có một ngày mình nằm chung cái phòng với một người mà họ muốn đi thì đi, nó nản dữ lắm. Cái bệnh tôi không có nguy ngập đến mức phải nằm chung với người sắp chết nhưng mà ổng lớn rồi. Ổng vô thì cũng có liên hệ đến cái vụ "nước nôi" đó đó, ổng một bịch tôi cũng một bịch, ổng một ống tôi cũng một ống. Mà tôi nghe nói ổng đi rồi, tôi nản quá. Lần đầu tiên trong đời tôi bị xua đuổi mà tôi mừng, quý vị biết không?
Đó là lần thứ hai tôi cấp cứu cũng tại bên Đức. Ba tháng đau quá tôi trở vô. Nó kêu tôi ngồi chờ, rồi nó bỏ lên xe, đẩy tôi đi chụp hình . Chụp xong, tôi hỏi nó "Tôi có cần qua đêm không?", nó nói "You về đi". Mà ở ngoài trời đang lạnh, nó đuổi tôi về . Tôi đứng bơ vơ ngoài đường, chờ Phật tử tới rước. Gió lạnh mà tôi vui quá vì tôi bị bệnh viện đuổi. Chứ còn nó ân cần xếp phòng là rồi! Tôi kể ở đây không phải cho các vị cười. Mà là có nhiều lúc chúng ta bị xua đuổi, bị tống khứ lại là cái hay. Có đôi lúc cái mất mát lại là cái đẹp, quý vị biết không? Có những cái chuyện phụ bạc, phụ rẫy, phản bội trong tình cảm lại là cái cơ hội để mình tìm thằng khác. À không! Mình tìm mảnh đời khác.
Còn nếu cái cũ không đi thì làm sao cái mới nó tới. Vấn đề là cái thái độ sống của anh ra sao trong cuộc đời này. Cái đó mới lớn chuyện. Chứ còn cái chuyện đắng cay, ngọt bùi... Chiều nay tôi nhờ người ta mua dùm tôi mười trái khổ qua đắng, tôi vẫn đi tìm cái đó vì nó có lợi cho tiểu đường. Người ta mới cho tôi hộp bánh Pía, tôi nhìn người ta như kẻ thù "Muốn giết tôi mà!". Nó biết mình ăn không được, mà nó ác nó mua bánh Pía; còn hỏi sen hay là môn, cái nào cũng chết hết trơn.
Cái người mà hiểu Đạo người ta sẽ chọn con đường sống rất là thông minh. Có đôi lúc trong đời sống chúng ta phải chấp nhận cái đắng nếu nó là lối thoát. Chúng ta phải chấp nhận chia tay cái ngọt nếu nó là đường chết. Phải có cái gan đó. Chúng ta biết đi nha sỹ nó đau lắm nhưng mà không đi nó đau hơn, phải đi. Còn có nhiều người họ nhát họ ngậm muối hoài nó đau một tháng, đi nha sỹ nó đau có một tuần, thì thà đau một tuần còn hơn đau một tháng.
Hạng thứ ba là hạng chấp nhận đau một tuần. Bởi vì sống ly dục rất là khổ các vị có biết không?
Khi Đức Phật sắp tịch, ngài Ca Diếp mới đến lạy Phật "Bạch Thế Tôn! Muốn sống như lời Phật dạy không phải chuyện dễ, đầy những bất trắc".
Phật dạy "Này Ca Diếp! Ngươi nói rất đúng. Muốn sống như lời ta dạy, đầy bất trắc".
Bây giờ các vị không thấy hình ảnh một ông sư mỗi ngày ôm bình bát đi xin, thích thì họ cho, không thích thì họ chửi. Trời năng chang chang hoặc lạnh như cắt mà phải bưng bình bát đi chân không, ăn thì bữa có bữa không, nói chi là bệnh, làm gì có thuốc. Cho nên trăm sự phải tự mình chăm sóc. Mình đi thì lễ cái gì mình cũng nhận, nhưng về mình phải lựa ra cái gì mình ăn mà mình khỏe, còn cái gì không khỏe mình phải biết bỏ. Tự lo không cha, không mẹ, sống một mình trong một cái chòi lá giữa rừng. Thấy chua lắm chứ không phải không. Rồi những đêm tối mùa đông, có một mình.
Đời tu trong kinh nói có ba cái đáng ngại.
Thứ nhất là vị ngọt, ngọt là những cám dỗ, nó tới lượn lờ, lượn lờ hoài mà dễ thương quá, cũng chết.
Thứ hai là vị đắng, đói không có gì ăn, bệnh không có thuốc uống, đêm hôm mưa gió lạnh lẽo chỉ có một mình thôi. Nhất là trên núi cao đêm hôm nhìn về phố thấy đèn đóm sáng choang, có những tiếng nhạc xa xa nghe Vũ Thành An hát ở dưới "Ta lần mò leo mãi không qua được vách sầu", chết.
Mà qua được cái đó là vị đắng của đời tu. Đắng đáng sợ, ngọt đáng sợ, nhưng có cái vị thứ ba, 'thầy', đó là vị lạt. Nó nhạt đó. Nó không phải là cám dỗ, không phải là sự thử thách mà là sự buồn tẻ, sự vô vị, sự nhạt nhẽo của đời tu.
Có những ngày mình thức dậy không biết làm gì, mình đi đâu, không biết gặp ai. Ngày còn trẻ tôi sợ những buổi sáng như vậy lắm nhưng mà bây giờ tôi già rồi tôi lại khoái những buổi đó. Các vị nên xâm câu này lên người "Ngày vô vị có nghĩa là ngày vô sự". Có hiểu chữ vô sự không? Là không có gì phải âu lo hết. Có những ngày cơ thể nó không có kiếm chuyện là mình mừng. Một ngày nào đó không có những cú phone kiếm chuyện, quấy rầy là mình mừng. Khi mà thấy vô vị là hôm nay mình phải mừng vì không có chuyện gì để lo. Có một ngày nào đó quý vị thấy không có chuyện để lo nó còn quý hơn có chuyện để vui, vì đằng sau cái vui luôn là vị đắng. Lão tử nói "Đằng sau hạnh phúc luôn là đau khổ", mặc dù đằng sau cái khổ luôn là hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây chưa chắc là cái đau khổ đem lại hạnh phúc, có điều là cái gì nó tận cùng thì nó thay đổi.
Cái bà đó bốn mươi tám tuổi bả đi coi thầy bói, bả nói "Đời tôi khổ quá, chừng nào hết khổ?". Thầy bấm bấm tay, ổng nói "Hai năm nữa hết khổ". Bả hỏi "Thiệt không". Ổng nói "Đúng rồi. Vì khổ riết nó quen rồi!".
Sẽ có một ngày quý vị thấy rằng không có chuyện gì là một cái may mắn. Dầu không có chuyện gì vui cũng là cái may mắn bởi vì không có gì vui mà cũng không có gì để lo, còn tốt hơn là có chuyện lo, tốt hơn là đằng sau cái vui đó mình phải trả một cái giá.
Chính vì hiểu hết như vậy nó mới lòi ra hạng người thứ ba. Họ xoay lưng lại với hạnh phúc thế gian để làm chi? Để họ tránh cái đau khổ thế gian. Người hành thiền quay lưng lại với hạnh phúc thế gian để tránh đi những nỗi khổ, niềm đau do thế gian mang lại.
Người không học Đạo không biết được công thức này. Khi ta không quay mặt với cái hạnh phúc thế gian, tôi phải nói bốn chữ 'hạnh phúc thế gian, thì ta phải chấp nhận cái đau khổ của thế gian vì tụi nó là một cặp không rời nhau.
Các vị có tin chuyện đó không? Hạnh phúc thế gian luôn luôn gắn liền với đau khổ của thế gian. Cho nên người tu thà phải chia tay hạnh phúc thế gian để không phải chịu cái đau khổ của thế gian. Thà là chịu cái đau khổ của người tu, nó tốt hơn.
Đau khổ của người tu là gì? Là thiếu cái này, thiếu cái kia, thấy nó vậy đó nhưng mà nó lại là ngọt, nó là cái vị đắng có hậu, hậu ngọt. Nhưng hạnh phúc thế gian là ngọt trước mắt nhưng mà nó đắng cái hậu. Mà tôi đã nói ba ngàn lần,
Tất cả hạnh phúc trên đời đều đến do một trong hai nguồn sau đây, là
- có cái gì đó và
- không có cái gì đó.
Và tất cả đau khổ trên đời này cũng đến từ hai nguồn là
- có cái gì đó và
- không có cái gì đó.
Đúng không? Tôi bảo đảm 1000% là không hề có cái nguồn thứ ba. Các vị về gác tay lên trán nghĩ coi có không, không hề có.
Tất cả hạnh phúc trên đời đều chỉ đến từ hai nguồn đó thôi. Một là do có cái gì đó, hai là do không có cái gì đó. Đau khổ và hạnh phúc đều từ do hai cái nguồn đó.
Và từ đó tham và sân nó cũng có hai thứ.
Tham là thích, là vui.
- Một là mình ham thích có được cái gì đó.
- Hai là mình muốn đừng có cái gì đó.
Cả hai đều là tham hết.
Và sân, bất mãn nó cũng đến từ hai cái.
- Một là mình bất mãn là vì mình không có được cái mình thích.
- Hai là mình tránh không được cái mà mình ghét.
Tôi muốn ôn tới ôn lui, chừng nào nó nhão nhừ quý vị chán luôn. Có bao nhiêu đó. Tất cả hạnh phúc đều đến từ hai nguồn, có hoặc không có cái gì đó. Và từ đó tâm tham của chúng ta nó cũng đến từ hai nguồn đó là do tránh được cái mình ghét và có được cái mình thích. Và bất mãn cũng đến từ hai nguồn đó là tránh không được cái mình ghét và không có được cái mình thích. Chỉ có bao nhiêu đó, chỉ có cái thích ghét mà nó tạo ra đau khổ và hạnh phúc.
Mà cái thích ghét nó đi ra từ ba cái nãy tôi nói, đó là
- tiền nghiệp,
- khuynh hướng tâm lý và
- môi trường sống.
Bây giờ các vị càng thấm dần dần thì ra Phật dạy
- mọi thứ ở đời do duyên mà ra.
- tất cả đều là composition, là transition, là giả tạm, là lắp ghép, là lắp ráp, ghép nối
- không có cái gì mà nó thuần nhất,
tất cả đều do duyên mà ra. Ngay bây giờ mình không phải là hành giả mình nói "Ồ, chuyện đó bình thường, tôi hiểu, có gì đâu hay". Không. Khi nào bà con hành thiền, bà con sống chậm với chánh niệm, bà con mới nhớ lại những bài giảng này bà con mới hiểu cái sự gọi là buồn cười của cái mình vẫn gọi là hạnh phúc, nó rất là tạm bợ, rất là mong manh. Mình gọi nó là cái bàn bốn chân, nhưng chỉ cần nó mất đi một chân thì không đứng được. Cái bàn ba chân mất đi một chân là không đứng được. Còn mình mất hết chân cũng còn được cái xe lăn, đúng không?
14/08/2020 - 02:20 - hongha7711
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (2) (2-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=0i-dGx0FccU&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%282%29
14/08/2020 - 02:20 - hongha7711
Nói đến chân tôi nhớ một chuyện nữa. Ở trên đời nhiều khi mình càng có nhiều điều kiện mình càng lệ thuộc nhiều mà thôi.
Như tôi kể chuyện một lần các loài vật nó có một buổi party. Tụi nó cử một con đi mua đồ, cử con rít đi vì nó chân nhiều. Tụi nó chờ hoài chưa thấy con rít đi. Đến hồi tụi nó ra thấy con rít đang mang vớ. Mình tưởng chân nhiều là nó đi nhanh. Đúng, nó sẽ đi nhanh nhưng mà trước mắt nó phải mang vớ nhiều quá. Mà nhất là hỏi "sao mày mang chậm quá?" - "Kiếm vớ cùng màu!".
Cho nên quý vị tưởng quý vị nhiều điều kiện, quý vị ngon, quý vị đẹp, quý vị giàu, các vị có vợ đẹp, con ngoan, nhà lầu, xe hơi, sức khỏe, nhan sắc. Sai. Coi chừng có càng nhiều cái nó không phải là phương tiện mà là những trở ngại. Xấu một chút là đã đi chùa được rồi! Đằng này ngó được quá sắp đi, cái nó gọi điện thoại tới, nó dê, nó rủ đi chỗ này chỗ kia, hiểu không? Có nhiều thằng mình không có gan từ chối. Có nhiều cô tội nghiệp lắm, có cái lỗi là không từ chối được đại gia. Cho nên xấu một chút là đời nó yên rồi.
Rồi nói tại sao mà hồng nhan bạc phận, mặc dù thường xuyên là bạc triệu. Tại sao hồng nhan bạc phận? Vì đời con gái đẹp nó quá nhiều chọn lựa, mà cái khuynh hướng tâm lý của mình thường chọn sai. Muốn thử không? Làm một chùm chìa khóa dùm tôi, giống nhau là luôn luôn mở cửa mình thường mình chọn chìa sai không à. Có để ý cái đó không? Con nít khi nó mang vớ luôn luôn nó mang trật. Nó lạ lắm. Cái khuynh hướng con người mình là luôn luôn lựa chọn sai. Người Mỹ họ định nghĩa chữ 'Luxury' là gì? Có nghĩa là đời sống có nhiều chọn lựa. Nhưng mà thường chúng ta chọn lựa sai. Hiểu hết mấy cái điều tôi nói, nó mới lòi ra cái hạng thứ tư.
14/08/2020 - 07:56 - hongha7711
Hạng thứ ba là nó thấy nhóm một, nhóm hai khổ quá. Nhóm một thì khỏi nói rồi, còn nhóm hai nó còn quẩn quanh trong cảnh giới của nhóm một. Thế là họ vùi đầu trong thiền định, họ tu tập thiền định. Họ sanh về cõi Phạm Thiên . Hết thời gian ở đó họ sanh trở xuống, mọi sự như cũ.
Cái cảnh giới Phạm Thiên, thời gian tu tập thiền định giống như một viên sỏi ném xuống ao bèo cám vậy, bèo dạt ra rồi nó liền lại như cũ. Trong cái dòng chảy luân hồi miên viễn thiên thu đó, vài tỷ năm chỉ là một nháy mắt thôi, các vị có biết không một nháy mắt thôi.
Thời gian có hai thứ,
- thời gian tâm lý và
- thời gian vật lý.
Thời gian vật lý là thời gian mình có thể cân đong, đo đếm bằng đồng hồ.
Có một thời gian thứ hai đó là thời gian tâm lý, mình muốn thấy nó lâu thì nó lâu, mình muốn thấy nó mau thì nó mau.
Có quý Phật tử hỏi tôi:
- "Con đi nghe Pháp con muốn nguyện thành Phật lắm. Một là con thỏa được cái trí tò mò muốn biết tất cả. Thứ hai là con cũng muốn có lòng giúp chúng sinh. Con muốn nguyện thành Phật mà con thấy thời gian nó lâu quá đi. Sư cho con một gợi ý để con đủ cái gan để con đi, đi trong thời gian dài như vậy để con đừng có sợ"
- "Tôi nói tôi không phải là Phật, tôi không phải là Bồ Tát. Tôi không có tư cách để nhắc anh, nhưng nếu anh muốn tôi chỉ giúp anh một câu thôi".
Ổng nói: "Con muốn trở thành Phật quá mà con thấy lâu quá Sư ơi! Gì mà mấy chục A Tăng Kỳ tùm lum hết".
Tôi hỏi "Giờ anh biết nó khó không?"
- "Con biết, nhưng sao mà thấy nó đừng có lâu là được rồi".
Tôi hỏi ảnh thế này: "Mấy chục A Tăng Kỳ nó lâu thiệt nhưng mà bây giờ tôi hỏi anh nha. Nếu bây giờ anh được sanh về một cảnh giới nó sướng như tiên, anh ở trên đó suốt hai chục A Tăng Kỳ rồi sau đó anh đời đời bị chìm vào hỏa ngục, thì hai chục A Tăng Kỳ nó lâu hay mau?".
Quá mau. Cũng vậy, một người mà chịu khổ để mà thành Phật, đồng ý mấy chục A Tăng Kỳ nó lâu thiệt nhưng sau đó thì vĩnh viễn không còn luân hồi nữa. Một bên thì mất hai chục A Tăng Kỳ rồi cuối cùng vĩnh viễn không luân hồi nữa, lấy hai chục mà đổi lấy cái vĩnh viễn thì nó cũng đáng, đúng không?
Như có một lần tôi nói đừng bao giờ tự hào tự đắc với cái mình biết bởi vì cái mình biết so với cái mình không biết nó nhỏ hơn hạt cát trên sa mạc. Bởi vì cái hạt cát nó là limit, mà sa mạc cũng limit, sa mạc mình tính được diện tích của nó mà. Nhưng mà cái mình không biết thì unlimit. Cho nên dầu mình có tám cái bằng tiến sỹ đi nữa thì mình cũng không nên tự đắc.
- Thứ nhất, cái mình biết nó không bao nhiêu hết, nhiều lắm mình chỉ hơn mấy đứa dở hơn mình thôi.
- Cái thứ hai, cái này tôi nói các vị mới thấy khiếp. Bất cứ một lãnh vực nào dầu các vị có bằng tiến sỹ thì kiến thức của vị tiến sỹ đó chưa thấm vào đâu so với cái tận cùng của lãnh vự đó.
Nguồn Gốc của Chuông, Phong Linh và Mõ
Thí dụ, các vị biết đây là một cái dùi chuông bằng gỗ Mahogany hay là gỗ Teak. Các vị nghĩ đơn giản là một ông tiến sỹ ổng hiểu hết cái này. Sai. Nó có bao nhiêu chuyện liên hệ với cái này các vị biết không? Thí dụ, như là ảnh hưởng của nó với điện từ. Thứ hai, nó được sinh trưởng từ vùng đất nào? Tại sao vùng đất A không có mà vùng đất B có? Vùng đất A nó có cái gì mà mọc được cây này, vùng đất B không có cái gì mà không mọc được loại cây này? Và cái cây này nó thuộc về cái họ nào, cái family của nó có bao nhiêu cây khác? Cây nào có thể mọc ở nhiều nơi và cây nào cũng family đó mà mọc ít hơn, why?
Rồi thời nào người ta biết xài chuông mà mới có cái dùi này? Mà nguyên ủy vì đâu mà có cái chuông? Các vị có biết bàn về cái chuông nó lớn chuyện lắm không? Nhiều Phật tử không biết vì sao có cái chuông . Cái chuông hồi đầu nó có nghĩa là 'announcement', rồi sau nó có nghĩa là 'remind', tới phiên mình bây giờ thì nó là '...', qua tới nghi thức rồi. Chứ cái chuông hồi đầu nó chỉ có nghĩa là 'announcement'. Chư tăng ở trong khu rừng rộng mênh mông, hồi đó không có phone thì kêu bằng cách nào, gõ chuông.
Dần dần cái chuông được nâng lên một chiều cao mới, nó cộng thêm một ý nghĩa mới đó là sự nhắc nhở. Một là người ta dùng chuông gió, từ chuông đánh chuyển qua chuông gió. Có nhiều chùa hoặc là tự viện người ta phải cử người đánh chuông mỗi một giờ, hoặc mỗi nữa giờ cũng phải đánh để tất cả chư tăng hoặc những người ở trong khu đất đó mỗi lần nghe chuông là nhớ đến chánh niệm. Mình là ngoài giờ hành thiền ra là mình ngồi mình mộng mơ, mình nhớ đến con Lan, con Lan nó nhớ thằng Điệp, Điệp nhớ đến con Lan. Còn đằng này cứ mỗi lần nghe 'beng' là mình niệm trở lại. Cứ lâu lâu mình thất niệm là nghe cái 'beng' vậy đó.
Nhiều chùa không tìm ra được người để giao phó nhiệm vụ đánh chuông nên họ đành dùng cái phong linh wind chime. Nhiều người không biết tưởng phong linh để trang trí. Sai. Phong linh từ chùa ra. Mỗi lần gió thổi hành giả nghe cái tiếng đó phải nhớ là "niệm nha! niệm nha!". Còn mình bây giờ để treo phong thủy, để treo trang trí, là sai. Có nhiều cái trong chùa ra mà người đời xài không biết. Rồi bây giờ từ chỗ nhắc nhở chánh niệm nó chuyển qua phong thủy mới ghê chứ. Trớt quớt à. Sai bét. Hồi xưa họp chúng là nhờ cái chuông.
Cái mõ cũng vậy, cái mõ bằng gỗ, cái chuông bằng kim loại. Cái mõ buổi đầu từ đâu nó ra? Vì có những địa phương người ta không có kim loại thì sao, muốn đúc một cái chuông quý vị phải có tiền, có thầy thợ đúc. Vừa có nguyên liệu, tháy thợ, muốn có nguyên liệu và thầy thợ thì phải có tiền. Thì có những người nghĩ rằng người tu mà kiếm tiền, thầy thợ, nguyên liệu thì quá khó. Họ để ý những gốc cây bọng trong rừng, gõ vào đó nó cũng có tiếng động vậy. Nguyên thủy nó đơn giản như vậy.
Trước khi nhà chùa mượn cái đó thì chính dân bộ tộc, bộ lạc đã nghĩ ra cái đó, họ thấy mấy cái cây bọng gõ vào đó thấy nó kêu và tiếng kêu nó vang rất là xa. Và họ muốn liên lạc hoặc là báo cho nhau biết có kẻ thù xâm nhập hay là có thú để đi săn hoặc là liên lạc nhau để họp mặt giải quyết chuyện của bộ lạc vì ở trong rừng mà, thế là họ gõ vào những gốc cây bọng. Gốc cây bọng là nó ở đâu thì nó nằm yên đó. Còn mình phải có cai gì đó để xê dịch thì cái cây đó tiện hơn. Họ mới tìm những gốc cây nhỏ họ khoét. Từ đó mới truyền ra dân gian bên ngoài mới biết xài mõ.
Nhà chùa mới thấy cái đó hay quá mới đem về xài . Những vị sư trong rừng họ không có tiền để kiếm chuông thì với con dao họ có thể có cái mõ. Nếu mà mình có lòng .
Còn nếu quý vị làm biếng thì thôi "alô" một tiếng, nó đem năm chục cái mõ vô . Cái đó thì nói làm chi.
(Nói gì tôi đi xa quá vậy! Từ đâu tôi qua chuông mõ. Dễ sợ, một rừng người tôi quên, quý vị cũng quên)
15/08/2020 - 01:01 - hongha7711
Người nhóm thứ ba họ thấy loại một, loại hai quá phức tạp. Cho nên họ gom hết thế giới vào mười thứ thôi.
- Nhờ họ gom như vậy cho nên cái đầu họ nó gọn lại.
- Khi họ gọn lại họ mới có khả năng tập trung tư tưởng. và
- khi họ gom tất cả vũ trụ vào mười cái đó thì họ không còn cái gì để thích, để ghét hết.
Cho nên việc đầu tiên của người đắc sơ thiền-tầng thiền thấp nhất thì việc đầu tiên là không còn năm triền cái. Đó là :
- ly dục,
- vô sân,
- không còn buồn ngủ,
- không còn ray rứt chuyện cũ và
- không còn hoang mang, nghi hoặc.
Tất cả là năm.
- Một là không còn thích gì,
- hai là không còn ghét gì,
- không còn buồn ngủ lười biếng,
- bốn là không còn hoang mang nghi hoặc, và
- cũng không còn ray rứt chuyện cũ.
Cái này rất là sâu.
Tại sao có cái vụ ray rứt chuyện cũ? Trong kinh nói ray rứt chuyện cũ nó gồm có hai.
- Một là ray rứt tại sao ta đã nói, đã làm cái chuyện đó.
- Thứ hai ta ray rứt là tại sao ta không chịu làm, không chịu nói cái chuyện đó ra.
Các vị đừng coi thường cái này. Hồi tôi còn trẻ tôi đọc trong các thứ phiền não thì cái ray rứt chuyện cũ nó đâu có cái gì ghê gớm. Mà bây giờ tôi mới hiểu.
Tôi hỏi thiệt bà con:
- "Khi bà con ngồi nhớ lại chuyện cũ bà con có tiếc nuối không? Tiếc nuối rằng tại sao mình làm như vậy và tại sao mình không chịu làm như vậy, có không?"
- "Dạ có Sư".
Ở trong mấy sách thiền họ có dạy kinh nghiệm này hay lắm. Những khi hành giả đang tu thiền ngon lành tự nhiên xếp cái chân vô nó không có tập trung, đi kinh hành, mọi bữa bước ba bước, là chánh niệm nó vô rồi . Bữa nay, bước cả buổi nó không có vô, ngồi cả buổi, chánh niệm nó không có vô .
Nó cứ phân tán thì hành giả nên xét cái này. Nó có nhiều nguyên nhân.
- Một là ta đi xa mới về, chánh niệm nó bị mất.
- Thứ hai là ta phải xét đến những lý do sau đây:
- Một, ta có hứa ai cái gì mà mình chưa làm. Khi mình hứa mình không làm thì trong tiềm thức nó cứ treo toòng teng cái đó hoài.
- Thứ hai, mình có xúc phạm ai mình chưa xin lỗi.
Lúc mình không có tu cái chuyện đó nó không có để lại dấu ấn tâm lý. Nhưng mà đối với một người có tu tập mấy cái đó nó lớn chuyện lắm. Vì sao?
Vì trong Kinh nói cái tâm người tu tập nó như một cái tấm vải trắng vậy . Nó bị một chút xíu là nó ố liền. Trong khi đó, xin lỗi mình không có tu, cái tâm mình như cái nùi giẻ vậy. Có chuyện gì xảy ra mình không biết bởi vì nó là cái nùi giẻ, nó tận cùng rồi. Nhưng vì mình là một tấm lụa trắng nên nó chỉ cần tí ti là để lại một dấu ấn, ấn tượng, một vết hằn trên đó. Cho nên bây giờ mới thấy cái tâm của người tu nó ghê gớm hơn người không tu cỡ nào.
Tại sao mình ngồi tu thiền mình nghe đau tùm lum? Không nên buồn mà phải nên mừng. Là vì trước đây mình sống lăng xăng như con khỉ vậy, mình không có biết được cái gì đang xảy ra hết, rồi mình tưởng mình không có đau. Sai, sai rồi. Khi mà nó lăng xăng thì chuyện gì xảy ra mình không có biết. Bởi vậy bà con ngồi yên lại dùm tôi, thấy nó kiếm chuyện tùm lum hết.
15/08/2020 - 04:46 - hongha7711
Mọi khi nó vẫn kiếm chuyện mà tại cái đầu mình nó "phiêu lãng cuối trời" mà, nên không biết, mình thường xuyên "vắng nhà", luôn luôn "vắng nhà". "Vắng nhà" là không có chánh niệm. Cho nên "nhà" cháy, trộm khoét tường mình không có biết. Nhưng khi mình sống trong chánh niệm là phát hiện ra đủ thứ chuyện hết. Vừa mới xếp chân vô một phát là nó rêm, nó nhức, nó mỏi, nó giựt, có kiến bò trên mặt, có thằn lằn nó bò lên cột sống.
Có cha đó chả lên trình sư phụ "Sư phụ ơi sao lúc này ghê quá, mỗi lần nhắm mắt là thấy nguyên con nhện bự bằng cái chén phóng tới người con. Con khổ tâm quá!". Sư phụ nói "Cái đó phải trị. Con nhện này độc lắm. Cái này phải xài pháp của thầy mới được". Sư phụ mới lấy cây bút lông, nhúng vô mực "Con giữ nguyên vầy, con cầm như vầy. Con ngồi thiền con cầm chắc trong tay như vậy nè. Nó mà nhảy tới, con vẽ vô cái rốn của nó là nó mất". Anh này ảnh cầm ảnh đi về ngồi thiền như tiểu tử cầm đao vậy "Chết cha mày rồi. Vô đi con!". Ảnh ngồi nhắm mắt thì lát sau con nhện bự bằng cái chén nó phóng tới, ảnh vẽ vô cái bụng nó. Ảnh trình sư phụ "Sư phụ, xong rồi!". Sư phụ kêu "Vạch áo ra coi". Ở dưới rốn của ảnh có nguyên một vết mực. Là bình thường mình phóng tâm mình không có biết cái gì hết trơn nhưng khi mình bắt đầu vô ngồi thiền nó đủ thứ ma chướng. Không có ma nào hết do "trong đây" nó chướng nhiều hơn. Chính cái chướng của mình mà nó thành ma.
Rồi ở bên Mật Tông mỗi lần ra khóa, khi mà thi tốt nghiệp họ tìm cách họ thử. Có khóa đó, sáng mai là thi tốt nghiệp thì đêm nay ông sư phụ ổng phát cho mỗi đứa đệ tử một cục than. Đêm đó, mỗi ông cầm cục than về. Chuyện dài lắm tôi kể vắn tắt. Ông nào về đến phòng mở cửa ra thì cũng nằm ngủ được tới khuya là nghe thơm thơm, xong nhìn qua là nguyên một cô đẹp lộng lẫy luôn. Thì hồi đầu cũng 'ngộ ái nị, nị ái ngại, nị không cho, ngộ làm đại'. Cuối cùng thì cũng có ngại, 'ngộ ái ngại nị' nhưng riết nó không ngại nữa. Thì coi như ông nào cũng có "vấn đề" hết. Mấy ổng nghĩ chắc chuyện của mình không có ai biết. Tới sáng bốn giờ Đại Hồng Chung đánh 'boong, boong, boong...' các thí sinh lên chánh điện thi, thi tới khuya. Thì trời ơi! nhìn ông nào ông nấy mặt mũi than không. Tại vì hồi khuya mấy ổng ôm cái cục than mà.
Bởi vậy trước khi lên chánh điện mình hay soi gương là ở chỗ đó đó. Cái vọng của mình mà mình không ngờ cái vọng đó nó đến từ những cái rất là thường.
Khi mà các vị phóng dật, không định, không niệm thì các vị không có ngờ được thân này vốn là một cái nhà máy, nó hoạt động hết công suất. Mà đã là nhà máy thì nó đủ thứ chuyện trong đó hết, trục trặc lung tung.
Ở đây có ai nghe ... cái tiếng nó chịu không nổi, cái volume mà mình chỉnh lớn là mình nghe chịu không nổi 'buỳnh, buỳnh, buỳnh...' đó là cái "nhà máy" ở trỏng đó. Tôi có nghe được một lần, người quen cho tôi nghe, tôi không ngờ ở trong nó hoạt động dễ sợ như vậy, nguyên cái nhà máy 'Xi măng Hà Tiên' nằm ở trỏng.
- Cho nên thứ nhất xét xem mình có hứa với ai àm mình chưa làm.
- Thứ hai, có xúc phạm ai mà chưa xin lỗi.
- Tiếp theo, có dự tính nào mà chưa thực hiện. Tức là sáng nay mình tính đóng cây đinh giăng cái sào đồ. Chuyện vậy thôi đó mà chưa làm nó không có yên.
Không biết các vị có bị cái này không, đi ra đi vô tức lắm "L úc nãy tính đi vô nhà bếp làm cái gì ta?" Tức lắm. "Cái gì ta? Tại sao từ trên lầu đi xuống bếp lúc hai giờ sáng?". Tức lắm. Mình không tu mình không có thấy nó lớn chuyện nhưng lúc mình tu rồi thì cái đó nó lớn chuyện lắm. Lúc đó mình mới thấy cái giá trị của đời sống tỉnh thức. Nó làm cho mình trở thành một miếng gương sáng, một miếng vải trắng.
Tôi nói không biết bao nhiêu lần, người tu phải biết cùng lúc huấn luyện nội tâm mình thành hai thứ đối lập sau đây.
- Một, có lúc phải biến cái tâm mình thành cái nền đất, để bao nhiêu thứ bụi trần rớt trên đó lòng vẫn dửng dưng, vì bụi và đất là cùng một thể. Bao nhiêu chuyện buồn vui rớt trong lòng mình, mình vẫn tỉnh bơ.
- Thứ hai, đôi lúc phải giữ lòng mình như một nền gạch để một tí bụi rớt trên đó phát hiện liền
15/08/2020 - 10:51 - hongha7711
Mà thường ta hay tu ngược. Có người đối với phiền não thì họ giữ cái tâm như nền đất, rớt xuống không hay mà có chút thị phi tới họ làm như miếng gạch vậy, biết liền, tu lộn. Hỏi họ sao kì vậy? "Trứng vịt còn lộn mà!"- họ nói vậy.
- Trước thị phi cuộc đời, phải giữ lòng mình như cái nền đất; nhưng mà
- Trước sự tấn công của phiền não, mình phải giữ lòng mình như một miếng gương, cái gì rớt lên một tí là biết liền.
Cho nên mình phải xét coi mình có mắc cái đó không.
Cuối cùng, thiền sư khuyên có nhiều trường hợp nếu
- không mắc phải cái chuyện hứa ai cái gì,
- xúc phạm ai mà chưa xin lỗi,
- dự tính gì mà chưa hoàn tất thì
- có giải pháp cuối đó là hành giả thử buông công phu một ngày.
Buông ở đây có nghĩa là không tiếp tục ở trong thiền viện nữa, không tiếp tục lên thiền đường nữa mà chạy đi quét sân chùa, dọn tháp, xuống rửa chén, chùi cầu. Mà nếu có điều kiện thì bỏ tiền ra làm trai tăng một ngày cho đại chúng bữa ăn. Tự nhiên mình làm xong một cái phước tự nhiên cái nó quay trở lại liền. Chính cái niềm vui trong lúc làm phước nó kéo mình trở lại.
Đó là những kinh nghiệm.
Cho nên đi tu thiền cũng phải giữ chút tiền để ngừa trường hợp đó, có gì cho tôi mượn. Có hiểu không? Rất là quan trọng.
Hạng thứ ba trốn khổ bằng cách không nhìn đến nó nữa . Người Trung Đông họ gọi cái đó là "Đà điểu vùi đầu trong cát". Giải quyết phiền não bằng cách vùi đầu trong cát thì cũng được nhưng mà không có bền. Mình nghe ồn quá mình giải quyết bằng cách mình bịt lỗ tai nhưng mình không giải quyết tiếng ồn đó từ đâu ra.
Như tôi nhớ hồi xưa nhiều vị họ kể chuyện cũ ở trong bưng hồi trước 75, đang nghe đài Mặt trận giải phóng miền Nam, đài đó của Việt Cộng phát. Có nhiều gia đình đang nghe cái đài đó thấy lính bên trong này đi vô nó sợ. Mà xui một chỗ là trong nhà chỉ có ông chồng biết tắt thôi, ông chồng lúc đó đi đâu mất tiêu rồi. Bây giờ lính nó vô rồi, bà giờ loay hoay không biết làm sao, bả lấy cái mền bả đậy lại. Lấy cái mền, lấy cái gối đậy lại, kêu mấy đứa nhỏ leo lên đè, lính nó thấy lạ, lại vạch ra nghe hết.
Có nghĩa là đôi khi mình đối phó với phiền não bằng cách rất là trẻ con.
Như cái ông đó, người ta bị sốc cây dầm vô tay chở lại cho ổng. Ổng mới ra trường, ổng nhìn nhìn một hồi ổng vô lấy cây cưa, cưa sát (với phần da) "Tôi là ngoại khoa tôi chỉ giải quyết tới đây thôi, phần còn lại là của nội khoa".
Cho nên thiền định là chỉ giải quyết tạm thời thôi.
Trong tất cả chúng ta ở đây, trong vô số kiếp chúng ta đã từng là những vị Phạm Thiên thứ dữ. Thần thông đối với chúng ta là coi như bình thường, cõi Phạm Thiên chúng ta vào ra như hoàng tử vào cung. Cuối cùng chúng ta vẫn ở đây một lũ! Trong khi thánh nhân thì không.
Thiền định có rồi vẫn bị mất, thánh trí từ Tu Đà Hoàn trở lên là chỉ chờ đi lên chứ không có quay lui. Đó là điểm đặc biệt. Vì sao?
Là vì phàm phu khi đắc thiền họ chỉ dàn xếp tạm thời phiền não để mà họ đắc thiền thôi.
Còn các vị thánh Tu Đà Hoàn trở lên, tại sao người ta chứng thánh, là vì người ta phải hiểu rõ được Bốn Đế.
Hiểu rõ Bốn Đế là gì?
Chuyện đầu tiên họ hiểu rằng mọi thứ ở đời là khổ.
Đi đâu, sống đâu cũng là quẩn quanh trong khổ.
Và chữ 'khổ' ở đây tôi nhắc lại lần nữa . Nếu chữ 'khổ' không định nghĩa tới nơi tới chốn thì nhiều người họ tức lắm.
Họ nói "Rõ ràng là tôi đang vui cười sằng sặc mà tại sao đạo Phật nói rằng mọi thứ là khổ? Tôi vui quá mà, tôi thấy tôi đẹp, tôi giàu mà, chồng con tôi Ok. Mà giờ Sư bắt tôi thấy đời là khổ. Khổ là khổ ở chỗ nào?".
Đó là lỗi của người nói Pháp. Cứ đè nó ra nói 'khổ' mà không giải thích khổ là cái gì.
Dạ thưa má, khổ có hai.
- Khổ cảm giác và
- khổ bản chất.
- Khổ cảm giác là gì? Là cái gì làm cho thân này, tâm này, hồn này, xác này nó khó chịu thì các đó gọi là khổ cảm giác.
- Còn khổ bản chất là sao? Là tính bất trắc, bất toàn của nó, cái bản chất mong manh, sớm muộn gì cũng có chuyện.
Thí dụ bây giờ tôi thấy cái thằng đó nó vì mê gái mà trời lạnh vậy nó đứng ở ngoài Bellaire nó đứng chờ con nhỏ đó tới. Mà nhỏ đó đang hát karaoke với thằng khác. Thì tôi đi ngang tôi nhìn "Trời ơi! sao mà khổ quá vậy trời!". Các vị nói "Không, nó đâu có khổ, nó đang cười hí hửng kìa!". Bây giờ các vị có hiểu chữ khổ đó chưa ? Con nhỏ kia đi hát với thằng khác mà thằng này đứng ngoài này chờ mà mặt vui trên tay cầm bó hoa hồng. Thì nó là em ruột của tôi "Trời ơi, sao em khổ quá vậy. Anh mới thấy nó hát với thằng kia ở trỏng kìa" - "Em đâu có khổ, em đang vui mà". Nhưng mà theo quý vị tôi nói chữ khổ đúng hay sai? Đúng ở chỗ nào, em tôi nó đang cười mà? Sớm muộn gì cái sự thơ ngây này của nó cũng phải trả giá. Sẽ có một ngày con nhỏ kia về đẻ một đứa không giống nó.
Như cái ông đó ổng tám chục tuổi mà ổng lấy cô vợ trẻ hai chục tuổi. Sáu tháng sau cổ có mang. Ổng mừng lắm. Ổng nói với mấy đứa bạn, ổng mời đến làm tiệc. Ổng nói "Thấy không. Xe cũ mà cũng còn xài được". Một năm sau cổ đẻ ra một đứa nữa mà đen thui. Mấy đứa bạn nói "Xe chạy được nhưng mà phải thay nhớt!". Khổ lắm. Chưa, còn vụ nữa. Ông đó chín chục tuổi lấy một cô có hai chục tuổi. Cổ có mang, ảnh mừng lắm. Bửa đó ảnh đi bác sĩ khám định kỳ, ảnh khoe. Ảnh nói "Trời ơi, tôi chín chục mà... Được ha!". Cái bác sĩ nói "Cái chuyện đó có gì đâu mà lạ. Cháu mới tuần rồi đi săn nè. Đi săn mà quên đem theo súng, chỉ đem theo dù thôi. Con cọp nhảy ra, cái cháu cầm cây dù bóp cò, con cọp chết ngắt". Cái ổng nói "Chắc thằng nào bắn dùm" - "Ừ, thì ở đây cũng vậy đó!". Quên đem súng, chỉ đem cây dù thôi, mà còn cọp nhảy ra nó bóp cò, cò ở đâu? Thứ nhất là cây dù làm gì có cò mà con cọp chết. Ông già ổng mới nói chắc có ai bắn dùm, ông bác sĩ nói thì ở đây cũng vậy. Mà ổng không hiểu, tối ổng về phone hỏi tôi, tôi mới giải thích cho ổng nghe đó.
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (2) (3-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=0i-dGx0FccU&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%282%29
Vị Tu Đà Hoàn thấy rằng sanh ở đâu cũng vậy thôi. Sướng bằng trời thì cũng khổ. Vì sao? Khổ có hai, khổ cảm giác và khổ bản chất.
- Khổ cảm giác là cái gì là máu và lệ, rên xiết, than thở.
- Còn khổ bản chất là cái tình trạng sớm muộn gì cũng có chuyện.
Nếu mà nói như vậy thì cái tên mà mới đắc cử tổng thống cũng là đang chuốc khổ phải không? Quá khổ.
Thậm chí ông Voltaire ổng nói cái này: "Xưa nay mình khóc khi thấy một ông già qua đời mà lẽ ra ta phải khóc khi thấy một đứa bé chào đời".
Mà có những người họ sợ đời đến mức họ thấy cái đám ma họ không có teo bằng việc thấy cái đám cưới. Bởi vì cái đám ma nó là finish nhưng mà đám cưới mới điểm bắt đầu. Tôi nói cái này các vị có hiểu không? Cái đám ma nhìn thấy ghê thiệt nhưng mà nó là finish, hết rồi, đám ma là hết. Nhưng mà đám cưới là không, nó mới là điểm bắt đầu thôi.
Tôi dự đám ma xong tôi nghĩ tôi sẽ không nghe chuyện gì nữa về người chết đúng không? Trừ khi ổng đi về ổng kéo g[ò thôi. Nhưng mà cái đám cưới thì không, rất là nhiều chuyện.
Cho nên việc đầu tiên vị Tu Đà Hoàn thấy rằng mọi thứ ở đời đều là khổ. Chính vì mọi thứ đều là khổ nên thích cái gì cũng là thích trong khổ. Chính vì cái chỗ thấy mọi thứ đều là khổ nên vị ấy thấy rằng
- Thiền định chỉ là phương tiện để tu hành.
- Phước báu chỉ là phương tiện để tu hành.
- Những cái điều kiện tiện nghi vật chất chỉ là điều kiện để tu hành.
- Nhan sắc, sức khỏe, uy tín, tiền bạc, tất cả đều là phương tiện để mình làm cái gì đó.
Còn nếu coi nó là cứu cánh là chết rồi!
Mọi thứ ở đời chỉ là phương tiện thì Ok . Nhưng nếu anh coi nó là cứu cánh thì anh sai rồi. Không có cái gì ở trên đời này đáng gọi là cứu cánh hết. Dầu đó là tình yêu, là tiền bạc, là quyền lực, là tiếng tăm, không có cái nào đáng được gọi là cứu cánh hết, theo tinh thần nhà Phật là như vậy đó.
Một cuộc đời cực kì sung sướng
Tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần tôi cho các vị một cuộc đời sung sướng cực kì, đẻ bọc điều, sanh ra trong một gia đình phải nói là trâm anh thế phiệt, quyền quý giàu sang, lớn lên coi như là mười sáu tuổi lấy bằng tú tài, hai mươi lăm tuổi là có bằng tiến sỹ, nếu mà học dược, học y thì ba chục tuổi có bằng bác sỹ, làm trong bệnh viện lớn hoặc là có phòng mạch nổi tiếng, làm chủ nguyên một cái khu văn phòng. Rồi thì sao? Có được vợ đẹp là hoa hậu đẻ ra được năm thằng con, thằng nào cũng bác sỹ hết .
Các vị sống đến chín chục tuổi.
Rồi gì nữa? Không chết phải không? Chín lăm. Không chết nữa.
Lẫn, sẽ có một ngày nó lẫn. Nó không chết nó phải lẫn chứ, chứ lẽ bây giờ quý vị cấm không cho lẫn à.
Mà chín lăm nó không lẫn thì một trăm nó phải lẫn.
Sẽ có một ngày dòm cái (mặt) đó hỏi "Cái gì vậy?".
--ooOoo--
Tôi nhớ bên Thiên Chúa có một câu chuyện thế này. Cái thuở khai thiên lập địa Chúa cho muôn loài sống bằng nhau. Thì mấy cái loài kia có một số con nó phản ứng nó nói "Không, sống có gì đâu mà vui". Chắc nó có học Đạo hay sao nó nói vậy đó. Con khỉ nó nói "nhảy lăng quăng mỏi chân lắm sống ít thôi". Con bò nó nói "Cày bừa mệt lắm thôi sống ít thôi". Con heo "Ăn hoài, ngủ, cũng không đi vào đâu hết, thôi sống ít thôi". Con người đứng kế bên "Chúa, tụi nó chê, thôi cho con xin đi". Chúa nói "Ok, tụi nó không lấy thì mày lấy đi". Cho nên trong đời, ngoài thời gian mình sống như con người, có lúc mình sống như heo, có lúc sống như khỉ, có lúc sống như chó, có lúc sống như bò. Có lúc thì cày như bò vậy đó, có lúc nhỏ ăn ngủ như heo vậy đó. Và cuối đời ngồi như con khỉ vậy. Chín chục tuổi ngồi ngó ra đường vậy đó. Là do mình lấy tuổi của tụi nó. Hồi đó có nhiêu sống nhiêu mình đâu có khờ dữ thần vậy.
--ooOoo--
Vị Tu Đà Hoàn khi hiểu rằng mọi thứ đều là đồ giả,
- họ không còn thiết tha cái trước mắt mà
- họ cũng không có thiết tha cái chuyện sẽ sanh đi về đâu và
- họ cũng không có tiếc nuối cái chuyện cũ nữa.
Vị Tu Đà Hoàn có cái điểm đó.
- Họ không khổ vì những chuyện quá khứ,
- họ không khổ vì những toan tính tương lai.
- Còn chuyện trước mắt thì tới đâu hay tới đó.
- Họ chỉ hết lòng sống thiện như có thể 'Be good, be nice as possible'.
Vị Tu Đà Hoàn,
- bậc Thánh họ tốt không phải vì họ cầu công đức, mà
- bậc Thánh họ tốt là vì họ không thể xấu.
- Có người họ tốt là vì họ cầu danh, trục lợi.
- Có người họ tốt là vì họ cầu cái quả báo nhân thiên.
- Có người họ tốt là vì họ không thể sống tệ.
- Có người ăn nói lịch sự là vì sợ người khác đánh giá.
- Có người ăn nói lịch sự là vì họ được giáo dục từ bé, họ không thể nói khác được.
Cho nên những người lịch sự mà bằng trí nhớ, có bữa họ quên.
Có loại lịch sự bằng trí nhớ không? Có bữa trí nhớ đi vắng cái nó hết lịch sự, nó lòi ra.
Rồi có loại lịch sự từ trong máu, nó đang ngủ, dựng nó dậy là nó vẫn lịch sự.
Thánh nhân khác mình chỗ đó.
- Một là mình 'Be good, be nice' để cầu danh trục lợi.
- Hai 'Be good, be nice' vì muốn được người ta khen, vì sợ người ta chê.
Nhưng đối với bậc Thánh 'Be good, be nice' bởi vì họ không thể sống tệ.
Khác nhau nhiều lắm. Có nhiều chuyện mình tưởng mình biết rồi nhưng mà chưa có cái nào hết.
(Hết)
Mục Lục các Bài Giảng
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (3) (1-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=EjWLaqSFRGM&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%283%29
Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (3)
Quote:Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép
17/08/2020 - 09:56 - hongha7711
Tôi đang nói đến hạng người thứ 4.
Hạng thứ 3 là phàm phu tu thiền để giải quyết cái khổ trước mắt bằng cách là an lạc ngay đời này rồi chết sanh về cõi Phạm Thiên.
Chúng sanh ở đời chia làm ba tầng.
- Tầng một là sống chết trong dục,
- tầng thứ hai là sống chết trong thiền,
- tầng thứ ba là nhàm chán cả dục cả thiền.
Hai cái hạng đầu nó thuộc về ba trường hợp tôi vừa nói. Riêng cái hạng thứ tư họ thấy ba cái hạng kia không khá. Nhà cháy một đứa chui xuống sàn, một đứa chui vô nhà bếp, một đứa leo lên nóc, quý vị nghĩ có đứa nào khá hơn đứa nào không?
Quý vị có nhớ vụ World Trade Center (9/11/2001 ở New York) không? Có người chọn giải pháp là nhảy xuống, mà nghe nói không có người nào sống hết, khoảng bảy, tám chục tầng cái đó chết sạch à. Mà cũng không cần nghe nói, mình đoán cũng ra. Lúc đó họ cũng hoảng loạn rồi.
Tôi nhắc lại, nhà đang cháy, chui xuống sàn, hay là vô nhà tắm, hay là vô closet, hay là leo lên nóc đều là những cái chọn lựa không thông minh. Chọn lựa thông minh nhất đó là phải đi ra ngoài căn nhà đó thôi.
Hạng bốn họ thấy như vậy. Họ thấy hạng một là chui xuống sàn, hạng hai là chui vô nhà tắm. Bây giờ họ thấy leo lên nóc là "an toàn" nhất, nó cháy sau, chết sau. Chỉ có cái ông hạng thứ tư này, ổng thấy không được, chui xuống sàn, gầm giường, vô nhà tắm hay là leo lên nóc, không có cái nào được, nên ổng mới mở cửa ổng dọt. Nhưng mà trong cái đám mở cửa dọt đó có một số ra tới cửa rồi tiếc đồ quay trở lại, đó là chúng ta.
Biết Phật pháp, biết hết đó, biết hành thiền là gì, biết tại sao phải hành thiền, hành thiền thế nào, biết hết, nhưng khi vừa chớm chớm có lòng tu thì tiếc quay trở lại.
Cho nên trong hướng dẫn an toàn trên máy bay họ có ghi rõ là khi có chuyện thì phải tuân theo hướng dẫn của tiếp viên, mọi người thứ lớp trật tự tìm về ngõ thoát hiểm và điều đặc biệt là đừng tiếc nuối tài sản.
Cách đây hai năm có một chiếc máy bay của Iran, nó hạ cánh khẩn cấp vì trục trặc máy móc, kỹ thuật. Khi hạ xuống như vậy nó phải cho mọi người đi ra bằng cửa thoát hiểm tức là nó bung cái cầu thang hơi. Người ta nói nếu mà ở Âu Mỹ thì không có điều gì đáng tiếc nhưng riêng cái vụ đó xảy ra ở Châu Á. Mấy bà mấy cô đang đi quay trở lại lượm mấy cái túi Lvis với Witchy. Khi bả quay lại như vậy đâm ra nó rối. Người ta đang nhảy xuống thì bả quay trở lại chỉ vì tiếc hành lý.
Trong Kinh nói rất rõ .
- Có trường hợp chúng ta phải biết hy sinh cái lợi nhỏ để được cái lợi lớn.
- Có lúc chúng ta phải bỏ đi vật chất để giữ lấy tứ chi. Tứ chi là tay chân.
- Có lúc phải hy sinh tay chân để mà giữ cái mạng.
Đó là người không biết Đạo.
Còn người biết Đạo .
- Nếu cần thì phải bỏ cả cái mạng để mà giữ lấy Pháp.
Bỏ mạng giữ Pháp là sao? Là khi thấy không thoát được rồi thì
- lúc đó tập trung chánh niệm coi coi nó chết kiểu nào, chứ
- lúc đó có cuống quýt cũng vậy thôi.
Và theo kinh nghiệm của các chuyên gia cứu hộ, cứu hộ là rescue đó. Họ cho biết một chuyện rất là Phật giáo. Họ nói tất cả trong
- mọi tình huống khẩn cấp, những người bình tĩnh có cơ hội sống sót cao hơn những người hoảng loạn.
Quý vị biết chuyện đó không? Có nhiều người họ chết không phải vì tai nạn mà vì run quá, rồi giẫm đạp, hoặc là run quá nó nhồi máu cơ tim, lên máu, chết, có nhiều người chết oan ức lắm.
Có ông đó bị bệnh tim ổng vô bệnh viện nằm. Trước khi ổng vô ổng có mua được tờ vé số trúng độc đắc. Người nhà muốn báo cho ổng biết để ổng vui mà sợ báo ổng nghe rồi ổng lên cơn ổng chết, mới suy nghĩ tới lui nhờ ông linh mục nói dùm. Ông linh mục mới vô nói ổng thế này "Ông có biết mọi thành tựu, mất mất ở đời này là do Chúa ban không?" - "Dạ con biết" - "Bây giờ ông bị mất mát tài sản ông có buồn không?" - "Dạ, Chúa cho, Chúa đòi là bình thường" - "Bây giờ ông trúng độc đắc ông có mừng lắm không? - "Dạ thì cũng mừng vì đó là Chúa cho. Mà nếu con trúng con hiến cho nhà thờ để sửa lại nhà thờ mới". Ông Cha chết! Chết lãng nhách vậy đó. Đúng ra là thằng cha trúng số chả chết, mà chả không chết, chả xui hứa cho nhà thờ thì ông linh mục ổng "đứt bóng".
Đối với người biết Đạo thì
- cái quan trọng nhất vẫn là lợi nhỏ sao bì được lợi lớn. Đó là nói về vật chất.
- Còn đem so với tinh thần, lợi lớn về vật chất sao bì được cái lợi tinh thần.
Mà nếu đem so ra, mạng cùi của mình không có bì được Phật pháp . Là vì sao?
Vì một lý do rất là technical đó là những gì mà ta hiện có bây giờ mà ta thấy nó hay hay là nó đều do ngày xưa ta từng tu hành.
Tất cả những gì mà bây giờ quý vị thấy nó hay hay, thí dụ như
- được mang thân người,
- được ở một xứ tự do,
- có được một tí tiền,
- cái mặt mũi ngó cũng được được
toàn là hồi xưa mình đã từng tu hành sao đó . Chứ không bây giờ là ở một xứ trời ơi nào đó rồi.
Các vị có biết mình rất là may mắn không?
Người ta nói nếu mà các bạn trừ hết mọi thứ nợ nần mà các bạn có trong túi một trăm đô la là các bạn đã giàu hơn hàng trăm triệu người trên thế giới rồi các bạn có biết không? Một trăm đô la thôi .
- Mỗi một tháng, trừ hết mọi thứ mà các bạn còn dư đúng một trăm đô la là các bạn đã giàu hơn mấy trăm triệu người trên hành tinh này.
- Rồi chưa hết, các bạn chỉ cần có hàm răng mà không cần đi nha sỹ các bạn đã may mắn hơn mấy trăm triệu người trên thế giới này, trong đó có tôi.
- Các bạn có một cái thận không có vấn đề đã hơn mấy trăm triệu người.
- Các bạn có một cái bao tử không cần phải mổ, các bạn có một trái tim không cần phải mổ, các bạn biết đọc biết viết, các bạn có thể communicate bằng một ngoại ngữ nào đó dầu dở ẹc miễn nó hiểu thôi.
Thí dụ mình nói chết lên chết xuống là 'die up die down', 'You go your sugar. I go my sugar', dầu như vậy ít ra cũng còn đỡ, khi mà anh biết nói một hai chữ như vậy thì anh đã hơn hàng trăm triệu người trên thế giới này không biết tiếng Mỹ. Cho nên mình may mắn dữ lắm!
Những gì mình có bây giờ là do mình có tu, mặc dù cái tiếng Anh của mình nó cà chớn thiệt, nhưng mà ít ra có tu, mặc dù tu cà chớn.
Tại sao mình hiểu trọng Pháp hơn trọng cái mạng? Là vì cái tôi đang có là do Pháp mang lại. Pháp ở đây là tu hành.
Mà con người mình nó rất là bậy, thích sống sướng mà gieo toàn là nhân khổ. Thích ăn sầu riêng mà trồng toàn khổ qua. Đứa nào cũng khoái ăn sầu riêng, măng cụt mà trồng toàn là mắt mèo không.
Cho nên, các vị Tu Đà Hoàn họ thấy cái đó họ chán, họ thấy hễ ngày nào còn sống trong cuộc đời này là còn phải bị dính mắc trong cái thương cái ghét . Mà cái thương cái ghét là do vô minh, do không thấy những cái điều nãy giờ tôi nói. Và họ thấy rằng dầu có sanh về cảnh giới nào đi nữa thì cũng chỉ quẩn quanh trong sướng và khổ. Không sướng nào là bền mà cũng không có khổ nào là thiên thu, không sướng nào là vĩnh cửu, sướng khổ nó đắp đổi cho nhau, siêu rồi đọa, đọa rồi siêu, cuối cùng lại đi về đâu? Rồi cứ lặp lại một điệp khúc tẻ nhạt như vậy. Nó lâu đến mức mà số sữa mẹ mình bú trong vòng luân hồi nó nhiều hơn bốn biển. Cái lệ, máu mình đổ ra trong vòng luân hồi nó nhiều hơn nước trong bốn biển.
Các vị đó nghĩ tới các vị ngán quá đi. Khi mà ổng thấy rằng sướng khổ là do các điều kiện, chính vì chỗ đó ổng mới thấu suốt, chính vì thấu suốt mới buông được.
Cái thoát khổ của ông thứ tư này mới đặc biệt, mới là cần thiết nhất.
Như vậy trong cuộc đời này chúng sanh chia làm bốn hạng.
Trước hết, hạng nào đi nữa khi mà lọt lòng đều có số 3 trong người dầu đó là con giun, con dế hay là một ông Giáo Hoàng, tổng thống Mỹ đều có số 3 đó hết.
Ta làm gì với số 3 đó thì đó là chuyện của mỗi người.
- Do tiền nghiệp ta sanh ra bây giờ ta được cái này cái kia. Có đủ chưa? Chưa.
- Mình còn xét tới cái thứ hai nữa, khuynh hướng tâm lý của mình nó như thế nào? Đủ chưa? Chưa.
- Còn cái thứ ba là môi trường sống.
Môi trường sống nó có hai trường hợp:
- Một là do mình lựa chọn. do khuynh hướng tâm lý mà mình tìm đến môi trường sống nào.
- Hai, khi mà chỗ ở đó không do ta lựa mà do hoàn cảnh thì coi chừng chính cái môi trường sống đó nó tác động ngược lại khuynh hướng tâm lý.
- Tiền nghiệp nó đưa mình tới một cái chỗ nào đó,
- còn cái thứ hai và thứ ba có thể đứa này tác động đứa kia, hay đứa kia tác động đứa này: Một là do khuynh hướng tâm lý nó dẫn mình đến môi trường sống, hai là do môi trường sống nó tác động tâm lý.
Hai cái đó chưa hẳn cái nào là tốt hoặc xấu.
Có nhiều khi cái chỗ ở đó mình không có lựa được nhưng mà mình về đó để mà mình tìm cách để vươn lên.
- Có nhiều người nghịch cảnh đối với họ lại là điều kiện tốt.
- Còn đối với nhiều người cái thuận duyên lại là điều kiện xấu.
Cái này có không? Tôi thấy có. Có nhiều người do cái thiếu nên họ lại dễ thương, họ lại tốt. Có nhiều người chính do cái no đủ họ lại trở nên tệ. Nhưng mà không phải trăm phần trăm như vậy, nhờ cái đầy đủ họ lại tốt hơn . Có nhiều người vì cái đầy đủ họ tệ hơn, có nhiều người vì khó khăn họ tốt hơn, có nhiều người vì khó khăn họ tệ hơn. Khó nói lắm.
Cái đó do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống cứ tác động qua lại như vậy.
Môi trường sống ở đây nó gồm
- Sống ở đâu?
- Thường gặp ai?
- Thường làm gì?
- Thường nghĩ gì?.
Bốn cái đó cộng lại được gọi là môi trường sống. Tôi bảo đảm tất cả chúng sanh từ con dòi đến vị Phạm Thiên đều không nằm ngoài bốn cái này.
- Một là chìm sâu trong số 3.
- Hai là có chọn lọc, có nghĩa là buồn vui, sướng khổ có chọn lọc. Cái loại này là 50-50, nửa thiện nửa ác.
- Loại thứ ba là thuần thiện, nhưng mà cái thiện của người này chưa phải chí thiện. Tuy là thuần thiện nhưng mà nó còn mang tính tạm bợ, sau cái sân thiện này nó còn có lối mòn dẫn về chỗ cũ.
Các vị có nhớ nhà của Thúy Kiều không, có tường nhưng mà có chỗ để nàng leo qua gặp Kim Trọng, có nhớ chỗ đó không? Đi chơi mả Đạm Tiên về đó, rồi lang thang làm sao rớt cấy trâm đó, cố ý làm rớt ở ngoài mà hỏi không biết. Có nghĩa là tất cả chúng ta ở đây đều là Thúy Kiều, ai ở đây chúng ta cũng có một Kim Trọng hết. Rồi cũng giả bộ làm rớt thoa, làm rớt trâm, để mà đứa đi lượm, đứa thì trả, đứa thì đòi, đứa đi kiếm, vậy đó. Nhà nào của chúng ta cũng có cửa sau để rước trộm vào nhà hết, trộm không tìm thì mình đi tìm trộm.
Cái nhóm thứ ba này là cái loại cất nhà chừa cửa hậu.
Bậc Thánh họ dòm cái nhà đó họ ngán lắm.
Thấy cái nhà mà có lối thoát phía sau. Quý vị nên nhớ lối thoát nó có hai ý nghĩa.
- Nghĩa tốt là lối thoát cho người ở trong.
- Nghĩa xấu là cho người ở ngoài nó vô.
Cho nên nhìn cái nhà mà có cửa hậu thì mình cũng phải hỏi kĩ là ai làm. Tôi nhớ có cái ông đó, nhà ổng lục đục hoài mà ổng sợ vợ dữ lắm. Ổng mới rước thầy phong thủy về nhờ thầy phong thủy sửa nhà cho nó tốt. Ông thầy ổng tiếp xúc với hai vợ chồng rồi ổng ra ổng nghiên cứu, cuối cùng kêu hai vợ chồng làm cái hòn non bộ, mà nó to dữ lắm, tính ra trên diện tích của cái sân đó hòn non bộ khoảng một mét rưỡi là được rồi nhưng mà ổng làm hòn non bộ đó đường kính ba mét rưỡi lận.
Thì ông chủ nhà ổng nói
- "Tại sao to dữ vậy?".
Ổng nói
- "Tôi đã quan sát kỹ. Cái gì cũng phải thiên thời, địa lợi, nhân hòa hết. Ông sợ vợ mà ông để cho làng xóm biết, nó dở lắm. Làm bự vậy để mỗi lần bả rượt ông, không biết ai chạy trước ai chạy sau ."
Tại vì bả rượt ổng, ổng cứ nói:
- "Tao cho mày chết, tao cho mày chết..." thì người ta tưởng là ổng rượt bả .
Thật ra là ổng chạy. Mà ổng vừa chạy ổng vừa nói: "Tao cho mày chết, tao cho mày chết, tao bắt được tao cho mày chết". Mà thật ra bả cầm cây chổi lông gà bả đi đằng sau.
Tôi lại nhớ câu chuyện nữa. Có một cái trang trại, cái ông đó nuôi một con gà trống mà hai chục con gà mái. Nuôi một thời gian thì con gà trống nó già quá đi, ổng mới đem một con gà trống trẻ về thế. Mà hễ thế con trẻ là phải giết con già.
Rồi con già nó buồn lắm, nó mới kêu con trẻ nó nói
- "Tao nghĩ sớm muộn tao cũng chết, mày chìu tao một lần được không?".
Con trẻ nó nói
- "Một lần thì được mà chiều cái gì?".
Cái nó nói
- "Bây giờ tao chạy trước mày chạy sau. Mày nhớ phải giữ khoảng cách. Mày chạy ba vòng ngày mai tao chết tao cũng nhắm mắt".
Con gà trẻ nó nói
- "Được, ông chạy trước tôi chạy sau mà giữ khoảng cách đúng không? Được!".
Ngày mai ông chủ ổng đang ngồi cho gà ăn thì con gà già nó chạy đằng trước, con gà trẻ nó rượt đằng sau. Nó chạy vòng vòng, ông chủ nhà mới nói
- "Trời ơi, kiếm nhầm con gà bê đê. Đã gà trống mà gà già nó còn không tha nữa".
Ổng giết con trẻ liền, con gà già nó tiếp tục ở lại. Tại vì đem con gà bê đê về làm được cái gì. Nó hay ở chỗ đó. Tui giỡn với quý vị mà tôi quên mất tôi giảng cái gì.
18/08/2020 - 04:12 - hongha7711
Khi mình hiểu hết vấn đề mình mới buông xuống một cách triệt để được. Còn mà lấy tay che giống như mấy bà mấy cô sợ quá lấy tay che, có cái gì mà sợ, mắc cỡ, hoặc đi ngang thấy mấy ông làm bộ che "Ghê quá, ghê quá" mà che toàn là hở ngón tay ra chứ không có ai khép lại. Che như vậy nó thấy còn kĩ hơn cái thằng không che nữa. Cho nên tu thiền là che tạm thời, che mà còn muốn thấy.
Giống như hồi nhỏ tôi sợ ma, nhưng mà tôi rất là khoái nghe chuyện ma các vị biết không? Cái thứ mà sợ ma biết thân thì tránh đi nhưng mà không, cứ trùm mền mà lắng tai nghe kể, nghe những chuyện ma trời ơi. Như có bà đó bả đi ngang nghĩa trang, bả đi một mình bả sợ lắm. Bả thấy đóm thuốc lá bả mừng bả chạy theo. Bả nói "Ông ơi ông, ông cho tôi đi chung". Ổng nói "Ừ, đi thì đi". Cái đi một đỗi, bả nói "Ông đàn ông sướng thiệt hỏng có sợ ma. Đàn bà sợ khổ quá". Ổng nói "Ừ, hồi còn sống tôi cũng sợ chứ!".
Đại khái là mình nghe những cái chuyện như vậy là tôi thích lắm. Tôi rất là thích. Mình nghe mình cũng tò mò coi cái chuyện này nó sẽ đi về đâu. Tôi lại thích cái chuyện là ông đó ổng chạy xe ra nghĩa trang ban đêm, gặp cái cô đó mặc nguyên bộ áo dài trắng mà mặt tái mét giống như trong bệnh viện mới ra vậy. Mà đứng ngoắc ngoắc tay, là ảnh biết không phải người nhà rồi, ảnh đạp hết ga luôn. Quá giang, ở ngoài nghĩa trang mà mặt tái mét, ngoắc ngoắc, mắt đứng tròng luôn. Ảnh đạp hết ga băng qua nghĩa trang đến khu dân cư. Ảnh thở dài, cái ảnh gặp một cô gái trẻ mặt quần jean, áo thun, trẻ trung, đeo balô, mang giày thể thao, nhảy tăng tăng tăng ngoắc ảnh, ảnh mừng lắm. Ảnh thắng cái kéc, cổ nhảy lên, cổ thở hổn hển "Hồi nãy hỏng ngừng làm người ta chạy mệt thấy bà!". Tức là bả luôn. Mà hồi nãy bả đứng ở chỗ đó bả xanh lè à. Tới hồi ảnh ra tới cái khu này ảnh thấy khỏe rồi, đêm hôm mà có gái đẹp, người trắng trẻo, trẻ trung, chịu quá. Ai ngờ bả lên bả thở "Hồi nãy hỏng chịu ngừng làm người ta chạy mệt thấy mồ!". Thì cái kiểu mình sợ ma mà mình cứ khoái lén lén nghe.
Hoặc là người Việt mình hay có biết cái đó hôi hay lén ngửi. Có cái đó không?
Mình sợ khổ mà mình cứ vòng vòng cái khổ mà mình không có cái gan mình dứt ra nó vì một lý do nào đó không rời được cái khổ. Giống như hồi nãy tôi nói biết đó là chốn nguy hiểm nhưng mà người ta cứ tìm mọi cách để quay ra quay vô.
Chỉ có cái hạng thứ tư này biết nó là độc không rớ . Giống như mình biết nó là chuyện ma đừng có ráng nghe vậy đó. Nghe nó rất là độc .
Tôi nói cái này nghe nó hơi vô thần. Tôi học Phật tôi tin có ma đó nhưng mà thường người ta kể chuyện ma tôi không có tin. Vì
- một là người ta bịa để người ta nhát người khác,
- hai là do người sợ họ hay thường có cái ảo giác.
Chẳng hạn như mình càng chạy nhanh mình tưởng có tiếng chạy sau lưng. Hoặc có nhiều khi mình sợ quá mình trông gà hóa cuốc, mình nhìn cái này mà thấy cái kia. Cho nên tôi nghe kể chuyện ma tôi không có tin nhưng mà cái bậy nhất là mình sợ mà mình cứ nghe lâu ngày nó ám trong bụng mình, nhất là ở nhà một mình.
Ở Houston có một cô Phật tử mỗi lần cổ đi dự đám tang về cổ đi tắm là bắt ông chồng đứng trước cửa. Bả tắm một hồi cái "Anh còn đó không?", mà hễ mời là bả đi, tại thành phố này nè, quý vị biết bả. Cứ hễ đám ma, nhất là mấy cái đám mà cái mặt thấy ghê, bả là đứng coi lâu nhất. Rồi tối về tắm, bắt ổng bắt cái ghế ngồi canh, ổng buồn ngủ muốn chết cứ gật gù, mà cứ lâu lâu:
- "Anh còn đó không?"
- "Còn"
là bả tắm tiếp. Mà mỗi lần đám ma là ổng phải có trách nhiệm canh cho bả, mà cái mặt càng ghê là ổng phải canh hơi gần chút, ngộ lắm.
Muốn thoát khổ là phải hiểu khổ toàn bộ . Không còn dây dưa một chút nào hết như người sợ ma mà cái lòng còn chút dây dưa là không nên.
Như hồi sáng tôi kể chuyện của ngài Ajahn Chah còn nhớ không, Ngài thử ngài đối phó với phiền não bằng cách bịt mắt trong mấy chục ngày không hiệu quả.
Cái quan trọng nhất là
- hiểu nó là cái gì để buông nó
- không phải không nhìn nó . Không nhìn nó là chưa giải quyết được.
Tôi nhớ hoài cái chuyện ...,
- muốn giải quyết cái gì
- phải bạch hóa nó, mình
- phải biết rõ nó mười mươi
mình mới có cái chọn lựa dứt khoát được.
Còn nếu như mình hiểu nó một cách mơ hồ thì cái sự chán sợ của mình đối với nó chỉ ở mức tương đối.
Tứ Niệm Xứ
Bây giờ mới đào sâu vô Tứ Niệm Xứ.
Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ? Tại sao hành giả thứ tư này phải tu Tứ Niệm Xứ? Tại sao? Là bởi vì Đức Phật ngài dạy như thế này "Không có gì trên đời này tồn tại quá một nháy mắt hết", đúng là Ngài nói chứ sát-na nhưng mà nói chữ sát-na mắc công giải thích mệt quá nên tôi dùng chữ nháy mắt.
Đức Phật dạy:
- "Không có cái gì trên đời này tồn tại quá một nháy mắt".
- Nhưng mà do nó sanh diệt tiếp nối quá nhanh, cái cũ và cái mới nó thừa tiếp với nhau liên tục không gián đoạn, cho nên mình ngó vào mình tưởng chừng như là có một.
Cho nên mình mới có cái ngộ nhận là thằng Tèo bốn tuổi, thằng Tèo mười tuổi, thằng Tèo mười lắm tuổi, anh Tèo hai chục tuổi, rồi bác Tèo bốn chục tuổi, rồi cụ Tèo tám chục tuổi. Thật ra không có một người Tèo nào tám chục năm hết.
Mình chết đi sống lại trong từng phút, trong từng nháy mắt. Mình giống như một ngọn nến vậy . Ngọn nến trong tiếng Mỹ nó xài số ít 'Flame', thật ra trong từ điển nhà Phật không có gì là 'một' hết.
Được gọi là một ngọn lửa đó là một cái quy trình, một cái process tiêu thụ năng lượng, nó đốt cháy oxy tạo ra ngọn lửa, cái đó mình không thể gọi là 'một' được.
- Nó vô số biến động hóa chất trong một ngọn lửa.
- Chính vì mình không hiểu cái đó nên đi đến ngộ nhận là cái này dễ thương, cái kia dễ ghét, cái này dơ cái kia sạch. Chứ nói rốt ráo theo nhà Phật, nếu nói về vật chất thì chỉ có đất, nước, lửa, gió liên tục sinh diệt dựa vào các điều kiện tác động.
- Còn nói về danh pháp, tâm tư, linh hồn, tinh thần của mình thì ở đó chỉ là sự kết hợp, hợp tác cộng sinh của thiện, ác, buồn, vui.
- Và bốn thứ thiện, ác, buồn vui đó luôn luôn sanh diệt trong từng nháy mắt mà mình không có nhận ra.
19/08/2020 - 02:03 - hongha7711
Chính vì mình không thấy được cái chỗ đó cho nên mình mới thích cái này và ghét cái kia.
Do không thấy mọi thứ là chớp nhoáng nên mới có thích và ghét.
Do có thích ghét nên mới có chuyện trốn cái này tìm cái kia.
Trốn một cách thành công là hạnh phúc,
tìm được một cách thành công là hạnh phúc.
Trốn không được là đau khổ,
tìm không được là đau khổ.
Do hiểu lầm mới có thích ghét.
Do có thích ghét mới có trốn chạy và kiếm tìm.
Mà trốn chạy thất bại là đau khổ,
trốn chạy thành công là hạnh phúc.
Kiếm tìm thành công là hạnh phúc,
kiếm tìm thất bại là đau khổ. Nó rất là sáng, sáng trưng.
Mà thấy cái này bằng cách
- nghe người ta nói, đọc ở trong sách không xài được.
- Anh phải sống trong đó.
Như tôi nói một ngàn lần, không thể nào đọc cuốn sách ngàn trang, nghe người ta giải thích về mùi cà phê mà mình biết được, mà mình phải ngồi xuống mình pha một tách cà phê, hớp một ngụm là nó thông à.
Còn đọc một ngàn trang nó tả mùi cà phê giống đậu rang, bắp rang, giống cơm cháy, trật lất hết, chỉ có uống cà phê thôi.
Để thấy mọi thứ là
- vô ngã,
- vô thường
thì anh phải sống bằng chánh niệm.
Tôi nhắc lại một lần nữa cái công phu chánh niệm ấy không có gì ngoài hai chuyện sau đây. Đó là
học giáo lý và
sống tỉnh thức trong từng ngày, làm gì biết nấy .
Đừng có nghe người ta rù quến, tuyên truyền, nhồi sọ cho rằng thiền là quán chiếu. Tôi nói không hề có quán chiếu gì hết, cứ sống chánh niệm nhưng phải có học giáo lý. Rồi sẽ có một ngày cái giáo lý đó cộng với chánh niệm nó sẽ lòi ra một cái, tôi gọi là thực chứng.
Còn giờ bắt tôi nói thực chứng, nếu mà tôi nói thực chứng được thì Phật đã chứng dùm mình rồi.
Tôi đã nói một ly cà phê người ta không có uống dùm để tả cho mình được thì Đạo Quả làm sao mà tả, làm sao mà được. Quý vị có thể tả cái cảm giác mà quý vị nhức răng được không? Tả người ta không hiểu làm sao mà tả được, chỉ nói gượng vậy thôi, chứ bây giờ làm sao mà tả.
Bây giờ nói "Trời ơi, Sư qua bên chỗ tuyết nó đẹp lắm", tôi không biết tuyết nó đẹp ở chỗ nào chứ tôi mở cái ngăn đá tủ lạnh ra thấy nó lạnh muốn chết mà đẹp cái gì. Nhưng mà tôi phải đi qua xứ tuyết, tôi phải ăn mặc đàng hoàng, đứng giữa tuyết thì mới thấy nó đẹp.
Sẵn tôi bày luôn, muốn thưởng thức cái tuyết đẹp là phải nói là ý trời.
Tuyết rơi càng dày mà lúc không gió, cực đẹp.
Chứ còn tuyết rơi lúc gió mưa là mệt lắm.
Thứ hai, tuyết rơi dày, trời không gió, trong một đêm không trăng, thiên đường! Ánh sáng của tuyết nó phản quang đẹp lắm.
Cái chỗ tôi ở ban đêm nai nó ra, trăng nó treo mà mấy nhánh cây khô, rồi tuyết nó bám từng tảng, ở dưới là gỗ rồi nai trong rừng nó ra, mình nhìn mình chết được. Đẹp lắm, rất là yên bình. Mà nó mát, tuyết mà không có gió nó không có lạnh mà nó mát, mình thở nó xuống tới rốn luôn, nó qua phổi rồi nó xuống tới rốn mà nó mát và sạch lắm.
Mà nói tả không được . Cái em nào chưa từng ở trong đó thì tối nay nó về nó mở cái tủ lạnh đúc cái đầu vô nó cũng không có thấy được trời tuyết trong đó nữa. Hoặc là vô Vĩnh Phước nan nỉ cái bà kia cho vô "phòng lạnh" nằm nó cũng không giống nữa.
21/08/2020 - 01:10 - hongha7711
(còn tiêp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (3) (2-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=EjWLaqSFRGM&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%283%29
21/08/2020 - 01:10 - hongha7711
Cho nên muốn thấy mọi thứ là sanh diệt, vô ngã, vô thường thì anh phải sống với nó. Giống như tuyết vậy đó anh phải sống với nó.
Khi anh sống chậm lại anh mới thấy mình không muốn mỏi lưng mà nó vẫn mỏi. Đó là vô ngã, đủ duyên là nó mỏi.
Còn vô thường là sao? Hồi nãy nó không mỏi mà bây giờ nó mỏi thì đó là vô thường. Còn vô ngã là đủ duyên thì nó mỏi, chưa đủ duyên kêu nó mỏi nó lắc đầu, mà đủ duyên rồi kêu nó ngừng mỏi nó lắc luôn. Nó nói "Để tao mỏi cho đã đã, duyên đang có!", đang có mối lương duyên mà, nó phải mỏi.
Có nghĩa là mọi thứ trong đời này đều là duyên hết, nó do duyên mà có.
"We are nothing but relationship", chúng ta chẳng là cái khỉ gì hết chỉ là những mối quan hệ thôi.
Chỉ có quan hệ giữa lực tác động và phản ứng thôi.
Dầu muốn dầu không quý vị bắt buộc phải nhìn nhận như vậy.
Duyên đủ rồi có đuổi nó cũng không đi mà duyên đủ rồi muốn giữ nó lại nó cũng không ở. Đó là vô ngã.
Vô ngã không phải là 'Nothing' mà vô ngã là 'No body'.
- Ngày mình chưa biết Đạo mình nghĩ mình là 'somebody',
- biết Đạo rồi mình chỉ là 'something'.
Khi mình hiểu mình là 'something' hay 'somebody' nó khác nhau nhiều lắm, rất là khác. Khi mình là một người Cộng sản vô thần mình nghe nói chết là hết, mình sẵn sàng quăng ra một chữ 'Nothing'.
Đạo Phật nói 'Không', 'Nothing is nothing'. Có hiểu câu đó không? Câu đó rất dễ hiểu lầm. Không có gì trên đời này nó không để lại một cái hậu quả, để lại một tác động. Trên đời này không có gì là vô nghiệm. Một chiếc lá rơi xuống là do vô số điều kiện chiếc lá đó nó rơi xuống. Nhưng mà cái chuyện nó rơi xuống lại là điều kiện cho vô số chuyện khác. Do vô số điều kiện nó mới có cái dùi chuông này nhưng mà cái dùi chuông này nó hoàn toàn có thể là điều kiện để tạo ra vô số chuyện khác. Tôi cầm nó tôi nhắm mắt liệng có chuyện không? Có. Nó được tạo ra bởi vô số điều kiện nhưng bản thân nó hoàn toàn có thể dẫn đến vô số chuyện khác. Tôi nói hoài, một sợi tóc, một lá me nhỏ thiệt nhưng nó có thể là điểm bắt đầu cho vô số chuyện. Một sợi tóc trên đầu là ít nhưng một sợi tóc trong ly nước là nhiều. Một hạt bụi bay trong gió là ít nhưng mà nó rớt vô trong con mắt là hơi nhiều, quý vị chịu nổi mấy hột? "Dạ một hột là đủ chết rồi". Và một hạt bụi có thể làm nên chuyện tan nhà nát cửa không? Thí dụ người ta đang chạy moto, người ta đang là trụ cột kinh tế của nhà, hạt bụi vô mắt lo dụi, quất cái 'rầm', mà họ là trụ cột tài chánh. Có nhiều người bên Mỹ một mình họ làm họ nuôi ba gia đình, một gia đình bên đây, hai gia đình trong nước. Có nhiều cái chuyện lạ lắm, các Pháp là tương duyên, một người bị xe đụng ở Sài Gòn mà hai người ở Cali chết là vì cái ông ở Việt Nam ổng mượn tiền chưa có trả cho hai người bên đây. Cho nên ổng bị đụng ở Hàng Xanh mà bên đây ở bên Mosa hai ông lăn ra chết, bởi vì mượn tiền mặt không có giấy tờ. Cho nên coi chừng cái vụ mượn tiền cash nhiều khi có những cái chết tele-die.
Có nghĩa là mọi sự đều do duyên hết. Mọi thứ do vô số điều kiện tạo ra mới có và bản thân nó lại là điều kiện tạo ra vô vàn cái khác. Và để thấy được điều này một cách như chân như thật thì chỉ có tu tập Tứ Niệm Xứ.
Và tôi đã nói một triệu lần trong các Pháp hội.
Có hai cách để chúng ta tìm đến chân lý.
- Một, là ta thấy vấn đề như nó là.
- Hai, là ta thấy vấn đề như mình muốn.
Cái người không tu tập Tứ Niệm Xứ đánh giá cuộc đời này theo cái cách mình muốn không à. Tôi thấy cái đó tôi thích quá tôi nghĩ về nó theo cái cách tôi muốn. Chỉ có thằng cha tu chánh niệm là chả nhìn vấn đề như nó là thôi. Chuyện đó rất là quan trọng. Chỉ có tu chánh niệm mới là loại người thứ hai, quan sát vấn đề như nó là, còn tất cả những người còn lại nhìn vấn đề như mình muốn. Tôi thích cái đó quá là tôi tìm đủ cách tôi bao biện, ngụy biện để nó trở thành hợp lý.
Có đúng vậy không? Một là mình nhìn vấn đề như nó là, hai là mình nhìn vấn đề như mình muốn. Chỉ có người tu tập Tứ Niệm Xứ mới nhìn vấn đề như nó là.
Định nghĩa Chánh Niệm và Tỉnh Giác
Và ngày hôm qua tôi nói bà có Tứ Niệm Xứ là một pháp môn gồm hai yếu tố rất là quan trọng.
- Một là chánh niệm,
- Hai là tỉnh giác.
Chánh niệm là gì?
Chánh niệm là sự tỉnh thức, sự biết rõ.
Đó là định nghĩa rất là sách vở. Còn nói theo ở ngoài là làm cái gì biết rõ mình làm cái đó thì đó là chánh niệm.
Còn tỉnh giác là gì?
Tỉnh giác nó gồm có bốn. Cái này quan trọng lắm. Hồi này tôi mới vừa nói, có hai cách tìm đến chân lý. Cách một là thấy mọi sự như nó là, hai là thấy như mình muốn. Bây giờ tôi định nghĩa về bốn cái tỉnh giác.
1. Một, trước khi làm cái gì mình phải biết rõ cái này có lợi ích gì cho chuyện tu học hay không, cho con đường giải thoát hay không.
2. Thứ hai, cách hành động, cách thực hiện này có thuận lợi, thuận tiện hay không. Tu là tốt, đúng, nhưng trời mưa mình đi kinh hành ngoài trời có 'comfortable' không? Không, vô lý. Thứ nhất là nó có 'helpful' hay không, thứ hai là nó có 'comfortable' hay không.
3. Thứ ba, cái chuyện mình sắp làm nó có đưa mình ra khỏi cảnh giới chánh niệm hay không. Thí dụ như mình đang tu tập chánh niệm ngon lành tự nhiên có người rủ mình đi chùa, sáng nay đi lễ, đi dâng y, đi cúng dường, thì mình phải xét lại khi mình đi như vậy mình trở về chánh niệm nó không còn như cũ nữa. Cái đó có. Trong khi cái đầu mình nó ngu, mình cứ nghĩ cúng dường là tốt, nghe Pháp là tốt. Sai. Không phải lúc nào ăn xà lách cũng tốt. Chẳng hạn như sau năm giờ chiều uống nước cam không tốt, quý vị biết không? Ăn trứng là cần thiết nhưng một tuần mà quá hai trứng là phải xét lại, có biết cái đó không? Người Thụy Sĩ họ cũng ăn chay nhưng mà ăn chay là vì 'healthy'. Họ ăn chay vì hai lý do rất là đẹp, một là vì lòng từ, họ thương động vật, hai là vì healthy. Chứ họ không ăn chay vì một tín ngưỡng mơ hồ, ăn như vậy để Phật thương, Tổ thương, ăn để được báo ứng là không. Tôi không có phũ nhận niềm tin tu hành của người Phật tử. Tôi không có phủ nhận. Tôi đang nói về người Thụy Sĩ, họ ăn chay là vì họ nhắm đến cái 'healthy' trong khi người Việt Nam mình ăn chay nó lạ lắm, mình ăn chay chỉ vì mục đích tôn giáo thôi, không hiểu tại sao phải ăn chay. Các vị quên một chuyện, giữ giới là thói quen tâm lý. Mà thói quen tâm lý rất là khó có. Giữ giới được là mình phải hình thành thói quen tâm lý nhưng mà ăn chay là thói quen sinh lý. Ăn chay riết nó quen, ăn mặn nó tanh. Đó là thói quen sinh lý. Còn giữ giới là hơi khó vì muốn giữ giới được là mình phải hình thành thói quen tâm lý. Hồi nãy tôi có nói, ở trên đời có ba hạng người mà 'being nice, being good'. Một, họ 'being nice, being good' là muốn cầu danh, cầu lợi, muốn được người khác khen, sợ bị người khác chê. Hạng thứ hai, họ 'being nice, being good' là bởi vì họ muốn cầu cái quả lành nhân thiên. Hạng thứ ba, họ 'being nice, being good' là bởi vì họ không thể nào sống tệ được, họ hết chọn lựa rồi.
Giống như hồi nãy tôi nói người ăn nói lịch sự nó cũng có nhiều loại lắm. Loại thứ nhất, ăn nói lịch sự là đãi bôi. Loại thứ hai, ăn nói lịch sự là vì họ có học, họ có khả năng gồng mình. Nhưng có loại thứ ba, họ ăn nói lịch sự là vì bản chất của họ không thể ăn nói thô lỗ. Tôi sợ nhất là lịch sự bằng trí nhớ, bữa nào trí nhớ đi vắng là nó lưu manh trở lại. Đa phần người phàm mình 'being nice, being good' là bằng trí nhớ không à, bữa nào nó không quỡn là nó lưu manh liền vậy đó.
Cho nên cái thứ ba là liệu cái ta sắp làm nó có đưa ta ra khỏi cảnh giới chánh niệm không. Và cái thứ mới ghê. Tất cả công phu tu tập, chánh niệm, trí tuệ của ta hoàn toàn chỉ là có sự có mặt của chánh niệm và trí tuệ. Ở đây không có thằng nào tu hết. Luôn luôn phải nhớ rằng, ở đây chánh niệm và trí tuệ đang làm việc. Làm việc với cái gì? Làm việc với sáu trần, hết. Đang đau biết rằng 'cơn đau đang có mặt' chứ không phải là 'tôi đang đau'. Đang bực mình thì biết rõ rằng 'tâm sân đang có mặt' chứ không có nên ghi nhận là 'tôi đang bực mình', là sai. Mặc dù nhiều cuốn sách ghi như vậy. Họ ghi thì kệ họ nhưng trong nguyên tắc của Tứ Niệm Xứ kị 'cái tôi', kị khái niệm 'tôi', 'tôi là', 'của tôi'. 'Đây là tôi', 'Đây là của tôi', 'Tôi là cái này', 'Cái kia là tôi' là không được.
4. Cái thứ tư gọi là (Pali) nghĩa là tỉnh thức vô ngã. Cái đó rất là khó, rất là khó làm được cái thứ tư này, phải là người có căn lành ba la mật mới làm được cái đó.
Chứ còn mình làm được cái gì hay hay là mình thấy mình hay, mình làm được cái gì đẹp là mình thấy mình hay. Cái đó là sai.
Muốn thoát khổ chuyện đầu tiên là gì? Anh phải thấy mọi thứ là khổ kể cả ý niệm 'tôi là'. Tất cả mọi cái khổ đều đi ra từ cái ý niệm 'tôi là'. Khi mình thấy 'mình là cái gì đó' và 'cái gì đó là của mình' thì bắt đầu mình quan trọng.
Một cọng rơm, một tờ giấy nó rơi từ trên lầu xuống nó không bị 'damage'. Nhưng mà một cái tô, một cái chén hoặc là một con người rơi từ trên lầu xuống là mình sẽ bị 'damage', sẽ bị 'collapse'. Tại sao vậy? "Tại nó nặng nề, dễ vỡ". Vậy khi mình coi mình là một cọng rơm, một tờ giấy mình sẽ không bị tổn thương, không bị 'hurt'. 'Cái tôi' nó càng nhỏ thì khả năng bị tấn công nó ít đi. Tôi đưa một sợi chỉ lên thì khả năng bị ném đá rất là thấp. Còn tôi đưa nguyên cái mặt tôi ra thì khả năng trúng đá rất là cao đúng không? Hiểu không? Biết vậy mà đứa nào cũng thích cái tôi nó bự chần dần hết. Tôi là bác sĩ, tôi là pháp sư , tôi đi đâu ai cũng phải biết tôi mà họ quên rằng càng nhỏ bị ném đá khó trúng lắm. Có một ông quan đó đến thăm một vị thiền sư. Ổng viết một danh thiếp thế này "Trần Công Triển, Án Sát, Ngự Sử kiêm Tổng Trấn Tô Châu". Ổng đưa cho thị giả trình cho thiền sư. Thiền sư nói là "Ra nói với cái ông này cái am thầy chật lắm không chứa nhiều người được". Thì ông thị giả ra đưa cho ông quan "Sư phụ nói cái am chật lắm không có chứa nhiều người". Ổng nói "Không. Có một mình tui à!" - "Để tôi chạy vô tôi hỏi" - "Sư phụ..." - "Không, đã nói rồi ở đây chật lắm không có chứa nhiều người, sao mà lì quá vậy". Thì ông quan ổng nghe ổng hiểu, ổng kêu "đưa danh thiếp đây", ổng gạch cái rẹc, ghi "Thiện nam Lê Văn Tèo". Ổng đem vô đưa thiền sư "Ờ, vậy thì được". Có nghĩa là nào là Tổng trấn, ngự xử, án sát, nhiều quá đi, cái am có bao nhiêu mà nó đem cùng một lúc ba bốn thằng vô, nó nhiều quá. Hay ở chỗ đó. "Khi con đến với Đạo con phải buông con người cũ của con, con phải trụi lũi, trống trơn, trần trụi thì thầy mới có cái thầy cho con được". Muốn cho con cái áo mà con mặc mười tám lớp thì con mặc chỗ nào? Tại sao có 'fitting room'? Tại vì vô trong đó anh phải trụi lũi anh mới thay được đúng không? Chứ nếu không có 'fitting room' anh có dám trụi lũi ở ngoài không? Khi không dám thì anh thử đồ không chính xác đúng không? Muốn chính xác là phải trũi lũi mà muốn trụi lũi thì phải có 'fitting room'. Thiền viện là 'fitting room'.
21/08/2020 - 07:20 - hongha7711
Thiền viện là 'fitting room', là cái chỗ mà anh thử một lần trần trụi, mặc áo da trời. Nhưng mà nói vậy thôi, tắm nhớ đóng cửa.
Chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ mình mới có dịp sống trần trụi.
Chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ là cái cơ hội để mình nhìn lại mình để mình thấy cái gì nó làm cho mình vui, cái gì nó làm cho mình buồn.
Chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ là cơ hội tốt nhất để bà con ôn lại mấy bài học mà tôi nói.
Hạnh phúc nó đến từ cái chuyện trốn được cái mình ghét và có được cái mình thích. Cái này học như két, như vẹt, như nhồng, như sáo, như cựa cả đời không hiểu, chỉ có người tu Tứ Niệm Xứ h laọ mới hiểu hạnh phúc nó là cái gì. Nó ngứa gãi nó đã lắm biết không?
Bây giờ các vị thấy các vị có mọi thứ là hạnh phúc, nhưng khi vô thiền viện sẽ có một ngày các vị thèm một dĩa bánh ướt các vị biết không? Hai tuần nay ngồi thiền thấy dĩa bánh ướt nằm trước mặt, bánh ướt Thanh Trì, chả cá Lã Vọng. Nó ngộ lắm, nó đang ở Houston, đang ở Bellaire nó có bao giờ thèm cái đó đâu, mà nó vô thiền viện nó lòi ra, nó lấp lánh lung linh Thanh Trì, Lã Vọng hiện ra.
Có nhiều người tội nghiệp lắm, mới hành trì có ba bửa thấy chữ ... nó hiện lên. Khi mà cái tâm nó lao xao nó không có thấy. Khi mà nó vọng động mình không có ngờ nó hèn như vậy. Mà nó ăn không à. Tới lúc mà cái tâm nó lắng nó mới lòi con người thiệt mình ra. Tôi nói rất là nhiều lần
- Trong cái đói, cái nghèo mình mới lòi con người thật mình ra.
- Trong cái quyền lực mình mới lòi cái con người mình ra.
Tây nó có một câu rất là hay "Muốn biết bản chất thật của một con người hãy cho nó khổ tới nơi và sướng tới bến", hoặc còn có một câu nữa "Muốn biết rõ một con người hãy trao vào tay hắn một quyền lực". Lúc đó không còn giấu nữa, nó mới xì ra. Bao nhiêu nhà chức trách đem ích nước lợi dân, dân tộc, quê hương tùm lum hết, đến hồi có quyền rồi thì tào lao lắm. Chuyện đầu tiên là nó lo cho gia đình nó trước cái đã, chuyện đầu tiên là kiếm xe chống đạn, có phi cơ, du thuyền. Biết bao nhiêu đại gia xum xuê ảnh, hiến tặng ảnh bao nhiêu tiện nghi, ảnh ngu gì ảnh từ chối. Rồi khi mà anh chấp nhận cái quyền lợi của người ta thì phải nghe lời của người ta. Rồi từ đó bao nhiêu lý tưởng ghê gớm thuở nào banh chành hết. Cho nên nếu má nói làm chính trị, chống Cộng, đi theo Quốc gia, tất cả đều mệt mỏi bởi vì khi mình bỏ đời mình ra, tánh mạng, bao nhiêu thời gian, công sức, tài sản chống cho đã, lật được thằng Tèo đưa thằng Tí lên, thằng Tí nó có còn như mình muốn không?
"Quen em, em mười tám tuổi. Cưới được em rồi, em bảy mươi hai". Tức là khi mình phò nó, nó là một chính khách trinh nguyên, tinh tuyền. Tới hồi nó được lên ngôi rồi nó ra một cái thằng trời ơi đất hỡi.
Cho nên theo Đạo Phật thì thế giới chỉ là từng phút giây hiện tại, sống đẹp với nó đi, sống đẹp với nó thì thế giới sẽ đẹp. Từng người đẹp, thì xã hội đẹp, gia đình đẹp và thế giới đẹp. Đó là nói về từng cá thể. Còn nói về thời gian của cuộc sống, vui trong từng phút được thì cả đời vui.
Cái câu nghe rất là kì phải hông? Có hiểu câu đó không? Vui được trong từng phút thì cả đời vui. Từng người tốt thì cả thế giới sẽ tốt. Mỗi người đốn một cái cây thế giới thành đồi trọc. Mỗi người tiện tay nhổ một sợi tóc cuối cùng không còn sợi nào hết.
Có ông ở Việt Nam ổng ra mấy tiệm tóc thanh nữ cho mấy cô nhổ tóc sâu, nhổ riết rồi ổng ghiền cái cô đó lắm, ổng mới than "Trời ơi, anh lo quá mai mốt anh không còn tóc nữa làm sao anh từ Cali về cho em nhổ?" - "Không, anh cứ đội đầu tóc giả em nhổ cũng được!". Khủng khiếp như vậy "Anh cứ đội tóc giả nhổ tiếp. Cứ có tiền là em nhổ à".
Cái lớp này lạ nói giáo lý thì nó buồn ngủ. Nói tầm bậy thì nó khoái, cái mắt nó sáng ngời luôn. Cái bản tính tôi dễ thương, tôi giảng tôi đùa vậy thôi. Nhưng những cái tôi giảng phải nhớ, đó là con đường huyết lệ của Đạo Phật.
Đạo Phật không phải là cái chỗ để mình tu tà tà. "Không có nếm trải tận cùng nỗi đau sanh tử thì đừng hòng mà nghĩ đến chuyện thoát ly nó một cách triệt để". Đó là câu nói bằng vàng. "Không thấy được tận cùng nỗi đau của sinh tử thì đừng hòng nghĩ đến chuyện giải thoát triệt để".
Có nếm trải được cái kinh hoàng của hôn nhân thì thấy cái nhẫn cưới nó dễ sợ lắm, thấy cái sa rê là khóc. Còn cái thứ mà bị bồ đá một hai lần thì nó còn mong có một lần mặc áo cưới lên xe hoa. Còn cái đứa nào mà thấy sa rê nó xanh mặt là biết đứa đó đã giác ngộ rồi.
Chưa nếm trải tận cùng nỗi đau sanh tử đừng hòng được giải thoát triệt để. Muốn giải thoát triệt để thì mình phải nìếm trải nỗi đau tận cùng.
Hai Trường Phái Hành Thiền:
Đó là lý do vì đâu có hai trường phái hướng dẫn ngồi thiền mà hôm qua tôi nói.
1. Trường phái một chủ trương đau tới đâu cũng ráng chịu. Họ không phải vô lý đâu. Tại sao mình phải tiếp tục chịu đựng nỗi đau khi ngồi thiền?
Là bởi vì cái nỗi đau này nếu mà mình cứ chiều, nó kêu đổi đi là mình đổi thì coi như là nô lệ cho nó rồi. Mới ngồi có ba phút, đổi, bốn phút, đổi, cả buổi mình như đồng hồ quả lắc vậy. Cái đó chỉ nghe quý vị đã thấy nó bậy rồi đúng không? Mình sẽ trở thành nô lệ cho cảm giác.
Thứ hai, cái đau này mà chịu không nổi, mai này trên giường chết, ung thứ di căn là chịu không nổi. Tôi từng nghe nói có những người bị ung thư ruột họ chỉ bò và họ rống thôi biết không? Đau ở đâu thì có thể gồng chứ còn đau ruột gồng không có được. Tôi còn biết một chuyện bên Tây có cái bà đó bả bị ung thư mà ung thư gì tôi quên rồi, mà coi như phải chích morphine cầm canh, cầm canh vậy đó thì bả mới chịu nổi, mà chích vô trong người nó kì lắm. Rồi cái lần chích cuối cùng, buổi sáng trước khi bả mất là chích lần cuối. Mấy lần kia chích cứ gạt bả không à "Chích cái này cho khỏe má". Bả biết bả không nói, mình tưởng bả không biết. Đến lần chích lần cuối cùng bả nói "Chích để đi phải không?". Cho nên hành giả khi mà đau quá cứ nhớ rằng cái này không chịu nổi thì mai mốt "cái kia" làm sao chịu nổi.
Thứ ba, là cái hồi nãy tôi vừa nói. Không có chạm vào tận cùng nỗi đau của tấm thân này thì làm sao mà có thể nuôi cái nguyện giải thoát triệt để được.
Có ba lý do, nhắc lại:
- Một, là ta không thể làm nô lệ cho từng cơn đau, từng cảm xúc. Cái thằng thoái mái nó kêu "Kiếm em nè!", cái thằng đau khổ thì "Đuổi tôi đi!", cứ như vậy mà mình làm nô lệ cho hai đứa đó đúng không? Cuốc bắt 10-15-20...
- Thứ hai, là cái đau này không chịu nổi thì làm sao chịu nổi cái đau "kia".
- Thứ ba, phải đau tận cùng mới giải thoát triệt để.
Dĩ nhiên ở đây có nhiều người họ không chấp nhận. Những người đang nghe tôi giảng trực tiếp họ chịu không nổi "Ủa sao kì?" nhưng mà đó là một trường phái, tôi thấy họ cũng có lý.
2. Trường phái hai là nói ngược lại. Đau là phải đổi.
Vì sao? Vì đau đớn là cảm xúc mà thoải mái cũng là cảm xúc. Quan sát cảm xúc nào cũng là quan sát như nhau. Nhìn cái hoa héo đắc Đạo được thì nhìn cái hoa tươi cũng đắc Đạo được. Tại sao cứ gì phải nhìn hoa héo? nhất là hoa huệ. Ở đây có biết bông huệ không, sơ ý nó đổ ra là dọn nhà biết không? Họ nói là nhìn cái bông nào cũng là nhìn sao mắc gì nhìn cái hoa héo làm chi?. Tại sao phải nhìn nỗi đau, tại sao không nhìn sự thoải mái? Họ có lý chứ.
Thứ hai, họ nói rằng tu là phải thoải mái, dễ chịu, vui vẻ để mỗi lần nghe nói tu người ta mới hào hứng, hừng hực. Chứ còn đằng này mỗi lần nghe nói thiền là nó xanh mặt, nó chạy mất dép, vậy có nên hay không?
Cái thứ ba là, tu bằng thoải mái nhiều lắm là tâm tham, tu mà khó chịu là tâm sân, vậy là 'the same'. Cái nào cũng phiền não hết, tại sao phải tu bằng tâm sân? Cũng có lý.
Ở đây quý vị hỏi tôi chọn cái nào? Tôi không có nói dùm, vì chuyện quý vị bị ảnh hưởng do nghe tôi mấy ngày nay, quý vị có thể chạy theo tôi, đó là cái sai. Tôi 50-50.
Tôi không chủ trương phải chạy theo, phải chiều theo cơn đau một cách yếu đuối.
Nhưng mà tôi cũng không chủ trương cắn răn một cách cuồng tín. Cuồng tín thì không mà dễ dãi với nó thì tiêu.
Cảm xúc của mình giống như một đứa bé. Mình không thể làm mẹ ghẻ mình bạc đãi nó được nhưng mình cũng không thể là một bà mẹ mà chiều con quá mức. Con nít mình nuông nó quá thì nó hư. Mình hất hủi, bạc đãi nó quá thì nó sẽ bị abuse , cuộc đời nó sau này nó sẽ bị tổn thương rất là lớn về mặt tình cảm.
Cả hai không có cái nào nên hết. Mà liệu cách để mà đối phó với nó. Cứ từ từ vậy đó.
Ở đây cũng nói luôn cho các vị nhớ, ở đây không ai còn trẻ hết, chúng ta không có nhiều thời gian nữa, phải tập ngay bây giờ. Và nên nhớ rằng pháp môn Tứ Niệm Xứ không phải là một cái nghi thức tôn giáo, mà nó là một cái phép sống lành mạnh, vui vẻ. Chứ còn có những ông chồng, những bà vợ mà nghe người phối ngẫu đi nghe Đạo về, thấy họ xếp bằng, rồi lim dim không màng tơi mình, rồi mình sợ bị ghẻ lạnh. Không phải. Họ có an lạc thì mình mới an lạc. Chứ còn họ không an lạc thì đừng hòng có một cuộc hôn nhân đẹp. Khó lắm. Đó là nói chuyện thế gian. Còn một chuyện nữa là phải chuẩn bị có một ngày nọ, một trong hai đứa sẽ có một đứa "đi" trước, đứa còn lại sống làm sao đây? Cũng khó. "Ta rất sợ một mai thành chánh giác. Đường trần gian ai dìu bước em đi".
Cho nên phải chuẩn bị rất là nhiều, ngay bây giờ. Khi chuyện nó chưa có, mình chuẩn bị lâu ngày nó thành nếp.
Tôi nói hoài,
- Không cần sống lâu.
- Chỉ cần được chết sạch, chết yên và chết tỉnh.
- Chết sạch là không hôi hám, dơ bẩn.
- Chết yên là không dãy dụa, quằn quại.
- Chết tỉnh là không hôn mê, nói sảng, xì ra quá khứ, những chuyện mình dấu ngày xưa giờ xì ra hết, không nên. Cái đó phải nguyện thôi.
Thế nào trong room này những người nghe tôi giảng họ cũng cãi "Cái đó là nghiệp". Sai.
- Một phần là nghiệp tiền kiếp, và
- một phần là nghiệp hiện tại.
Chứ ăn rồi cứ nói nghiệp tiền kiếp thì bây giờ tôi khỏi tu nha, quý vị khỏi tu được không? Dẹp, giờ đi đánh bài, tại mình đang chờ quá khứ nó trả mà. Nếu kiếp trước mình không tu, mình cứ chờ cái cũ nó trả, thì bây giờ mình hưởng được cái gì?
- Kiếp vừa rồi là kiếp trước của kiếp này còn
- kiếp này là kiếp trước của kiếp sau.
Nên mình không thể nói là không cần tu, chỉ chờ kiếp trước mình đã làm những gì thì kiếp này ngồi hưởng thôi.
Cho nên mình phải tin là nghiệp báo nó có hai cái tác dụng.
- Một là tác dụng qua một kiếp sống khác.
- Hai là tác dụng ngay bây giờ.
Nó có một cái tác động rất là lớn trong đời sống của chúng ta, có tin chuyện đó không?
22/08/2020 - 01:38 - hongha7711
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (3) (3-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=EjWLaqSFRGM&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%283%29
22/08/2020 - 01:38 - hongha7711
Người đánh bài, người ăn nhậu hoài đời sống tâm linh nó không giống người hiền lương, sống tỉnh thức. Tôi không biết siêu đọa có thiệt hay không, mà tôi biết sống bậy bạ thì ngay hiện tại tôi thấy hình như nó hơi khác. Cái người mà ăn rồi cứ toan tính, tỵ hiềm, rình rập, hại người hình như tôi thấy nó khác với người sống thoải mái, yêu thương, vị tha. Cho nên cái chuyện đầu tiên mình phải tin một cái lời nguyện lặp đi lặp lại nhiều lần nó có sức mạnh. Trong kinh nói rất rõ, cái này nói chậm nha "Muốn phát nguyện một điều gì to tát nên dọn lòng ít nhất bảy ngày". Kinh nói thế không phải em nói. "Muốn phát nguyện một điều gì to tát nên dọn lòng ít nhất bảy ngày". "Ở kinh nào nói?". Dạ Tiểu Bộ kinh nói, Bản Sự và chú giải Trưởng Lão Ni và Trưởng Lão Tăng. Tức là muốn phát thệ một cái đại nguyện, một cái nguyện lớn thì phải dọn lòng ít nhất bảy ngày. Dọn lòng là sao? Ngồi thiền, giữ giới, trai tăng, bố thí suốt bảy ngày như vậy thì cái ngày thứ bảy nguyện. Đúng ra quý vị phải trả tiền để được nghe cái câu này. Kể từ bây giờ nhớ. Và một cái chỗ rất là độc đáo, muốn làm phước cho nó sướng thì chỉ có về Miến Điện thôi. Tăng Ni đủ thứ, chuyên về thực hành cũng có, chuyên về pháp học cũng có mà số lượng không đếm xiết. Các vị muốn trai tăng cho nó mỏi tay thì về bển. Tại sao tôi không giới thiệu Thái Lan vì phải nói là về đời sống tu học Thái Lan không bằng Miến Điện. Mà Thái Lan giàu nữa, mình muốn trai tăng coi cho được mình phải ra gấp mười lần Miến Điện. Tu học không bằng người ta mà tại vì con nhà giàu, mình cúng mỏi mệt lắm, cúng nhiều coi mới được.
Còn Miến Điện, quý vị cho họ một chai dầu cù là họ cũng mừng nữa vì họ nghèo lắm, mà họ tu học rất tốt, và số lượng lớn lắm. Quý vị qua bên đó quý vị chỉ cần kiếm dùm tôi một ngàn chai cù là thôi là cho mấy ổng mừng lắm. Mấy ổng có lạ vậy nè là mấy ổng thích đồ địa phương, thích đồ nội hóa. Thứ nhất họ quen như vậy, thứ hai họ thấy chữ Tây họ không biết nó nói cái gì. Chỉ cần lận dùm tôi 300 đô la qua bển mua cả núi dầu cù là, một núi dầu gió, qua bển phát người ta cám ơn dữ lắm. Nhất là, đứt ruột, tu nữ, cúng là toàn cúng cho mấy ông Tăng, Ni thông cảm đi.
Ni vẫn giữ bát giới trong sạch. Ni vẫn là chiều nhịn đói y như chư Tăng. Ni là coi như cả đời sống trong bóng tối.
Tăng là chỉ ôm bát lấy thức ăn về ăn thôi. Còn ốm đau, bệnh hoạn, mùng mền, chăn gối có Phật tử lo hết. Còn Ni phải đi xin gạo sống, đi xin từng trái cà, trái ớt về nấu ăn. Nếu mà mẹ tôi, chị tôi ở bên đó tôi nhìn tôi khóc đó. Là coi như rác.
Trên thế giới Ni mà thấy ghét nhất là Ni Đài Loan. Nó giàu mà nó chảnh banh xác. Còn Ni Miến Điện tu học tốt lắm. Họ tốt đến mức mà mấy vị Tôn Túc họ mời Ni giảng cho mấy chục ông tăng nghe.
Ni Miến Điện nhiều vị rất giỏi, chẳng hạn như tôi có biết một vị Ni người Miến Điện đang dạy học ở Bangladesh, tiếng Anh như gió, có bằng MA ở Mỹ, bỏ hết về xứ Miến Điện xuất gia. Rồi sư phụ thấy bên Bangladesh có nhu cầu, mà bên đó làm sao nói tiếng Miến được. Cho nên cho bả qua bả dạy tiếng Anh cho mấy Sư. Abhitham, Vipassana và Pali bả giỏi cực kì. Có MA ở Mỹ, đáng lẽ ở Mỹ lấy chồng, không, nàng bỏ hết nàng về làm cái chiêu đó, mà về bển sống trong cái sự ghẻ lạnh của mọi người bởi vì bên đó cái xứ họ vậy đó, họ coi Tăng là số 1, Ni là số 10.
01/09/2020 - 11:03 - hongha7711
Kỳ rồi tôi qua bển, tôi có đăng lên Kalama, tôi tới trai tăng ở chùa.... Thương lắm, 3 tầng lầu, 500 cô, nhỏ nhất là 10 tuổi, áo quần tinh tươm, chỉnh chu, dầu hơi cũ. Mà tới giờ quýnh cái "beeng" là nhào lên học thẳng tắp, tiếng Anh, tiếng Miến, toán, lý, hóa, địa, sử đàng hoàng. Học xong quýnh cái "beeng" nhảy qua học giáo lý, học Pali đàng hoàng. Xong rồi quýnh cái "beeng" nhào xuống ăn, đi thảng băng, vô ngồi răm rắp như quân đội. Mà nghe thương, quý vị nghe đứt ruột. Đoàn tụi tôi qua trai tăng, hỏi "Bên đây bao nhiêu người?" - "500 cô" - "Trai tăng bao nhiêu thì được" - Họ nói liền không suy nghĩ "Cho xin 300 đi". Lúc tôi vô bà sư cô bả nói bữa nay là ăn thịnh soạn đó, được một cái trứng, với miếng sốt cà, với cơm Miến Điện, là thịnh soạn. Bình thường chắc nó cho ăn đinh với kẽm gai hay sao mình không biết nữa. Nhưng mà một cái trứng với miếng sốt cà, thịnh là thịnh cái gì. Trứng nó luộc rồi nó đem đi chiên (mà nói cũng thèm chớ!) chiên cho cháy cạnh đó, nó làm miếng nước sốt, chắc bình thường nó ăn kẽm gai hay sao. Nói thiệt, không có nói giỡn, nó chỉ ăn kẽm gai thôi thì mới thấy cái đó là thịnh soạn, nó thịnh là thịnh cái gì. Chắc nó lấy rau để xào mặn. Qua đó mới thấy thương, tăng ni đều tu hành như nhau hết mà ni thì như vậy.
Thương là thương chỗ này, tăng mặc đồ mới tinh à, nghèo thì có nghèo thiệt, không có tiền mặt "no cash", đi bát, một bữa ăn của chư tăng dầu chùa nghèo đi nữa nhìn đã lắm. Còn ni thì đồ nấu chín ít lắm, thường họ đi xin gạo sống, rau trái củ quả mà tôi liếc thấy héo queo, chợ chiều đó, đi bát buổi chiều chứ buổi sáng mấy ông sư vớt rồi. Mà đi chợ chiều, rồi gạo, bạc cắc. Mà có chuyện này tôi thương thiệt là thương.
Kỳ đó tôi đi với bốn vị Miến Điện, đi ra mua đồ để về cúng cho một cái học viện, bút, mực, dầu gió. Đi ra tới chợ... mới gặp một chục "chị hai" của tôi đang ôm cái thố bằng nhôm. Trong đó mình thấy có tiền Miến Điện, 2000 Kyat là 1 đô la, mà tôi thấy trong đó có 1 tờ 500 biết chừng nào được 1 đô. Mà cái ông sư đi chung ổng nói giỡn bằng tiếng Miến Điện ổng nói ổng cần cái đó, có chút tiền, mình hiểu như vậy. Nó hốt nó đưa ổng mà nó đi xin từ trưa đến giờ, mà ổng với cái đám đó không có quen. Chỉ kêu bác Hồ bằng Bác thôi, chứ không có quen biết gì hết. Có nghĩa là nó tu mà cái lòng nó rộng lắm. Ok, tôi xin tôi cực, mà you cần thì tôi cho.
Cũng như ông người Mỹ ổng "bị" Phật giáo Tây Tạng đánh gục bằng một đòn chí tử rất là đẹp. Là ổng đi chụp hình ở ..., gặp bà cụ người Tây Tặng ăn xin bên đường, ăn xin người ta cho bạc cắt, đồng xu. Đến giờ ăn, Mỹ bên đây ngồi uống cà phê thì bả bên kia đang cầm khúc bánh mì, có con chó nó chạy ngang bả bẻ nửa khúc bả đưa nó. Bả đang đói, đói từ sáng đến giờ. Thì ông phóng viên Mỹ mới hỏi "Bà đói mà, tại sao bà cho nó phân nửa vậy". Bả nói "Nó cũng đói vậy". Bả trả lời giống như nó rất bình thường.
Tu đến một cái mức mà vô ngã, vị tha. Chữ nghĩa họ không nhiều, mà nhờ họ nghèo cộng thêm với dốt, chỉ cần chánh tín, họ sống sát sao với Đạo Phật hơn là cái thứ trí thức nửa vời. Thứ trí thức nửa vời, cái thứ thức không ra thức, ngủ không ra ngủ, nó chập chờn, tôi sợ lắm. Một là trí tuệ cho tới bến người ta gọi là trí thức, còn hai là nó ngu cho em nhờ. Còn cái thứ thức không ra thức, ngủ không ra ngủ, cái thứ lơ mơ, lơ mơ nó dễ thành gà mờ. Gà mờ thì tới chết vẫn còn mơ.
Người Miến Điện, người Tây Tạng, họ có một nếp sống rất là đẹp.
Và muốn thương được họ, giống như pháp môn thiền quán vậy. Muốn thương được họ phải cọ xát với họ. Muốn hiểu được danh sắc phải từng phút cọ xát với danh sắc. Muốn hiểu thế giới anh phải dấn thân, anh phải nhập cuộc, anh phải thành một với nó mới hiểu nó. Nói như vậy không có nghĩa để quá độ mình phải vào quán bar, không phải, mà có nghĩa là có nhiều lúc pháp môn Tứ Niệm Xứ nó cho mình cơ hội sâu sát với cái cảnh danh sắc.
- Lâu lắm rồi nhiều kiếp mình không biết mình đang vui buồn, thiện ác, mình không biết.
- Và tệ nhất là mình không học giáo lý, mình không biết thiện là cái gì.
Cho nên nhiều Phật tử nói rằng: "Đi vào chùa thì cứ hành thiền, học chi cho mất thời gian". Người lạ tôi nhìn thấy ghét thì tôi im re . Còn người nào thấy thân thân tôi hỏi họ một câu thôi: "Cô ơi, anh ơi, cứ lo thiền không lo học thì nghe cũng hay đó nhưng lúc phiền não nó tới đó thì làm sao mình biết đó là phiền não".
Có nhiều cái phiền não với cái thiện nó giống nhau y chang.
Thí dụ như cái niềm vui của người học Đạo nó giống với sự kiêu ngạo của thằng không ra gì, nó giống lắm.
Như bữa nay, cả sáng hôm nay tôi ngồi hai tiếng đồng hồ, lòng tôi nó yên tĩnh, không có thích, không có ghét gì hết, lòng tôi đang vui lắm. Cái vui đó nó cũng hao hao giống cái vui của người thấy sáng giờ mình ngồi quá giỏi, ngồi hơi lâu vậy đó. Cái đó chỉ có thằng học giáo lý nó mới biết cái nào là ngã mạn, cái nào là pháp hỷ, cái nào là hỷ giác chi, cái nào là tâm tham có ngã mạn đi cùng.
Vị Alahán có mệt mỏi và có đi nằm ngủ. Nhưng cái mệt mỏi của vị Alahán hoàn toàn là vấn đề về thể lý physical, chứ không có hôn thụy, hôn thụy là vấn đề của mental problem. Muốn hiểu được hai cái này bắt buộc anh phải là người học giáo lý.
Các vị học hóa chất các vị biết có những thứ cái mùi cũng chua chua nhưng nó không giống nhau đúng không? Chưa kể có những thứ không mùi mà độc le lưỡi luôn như Cyanua biết không? Cyanua là một thứ chất độc không màu, không mùi, không vị, mà cái ghê nhất của nó (Tôi nói mà tôi sợ, chắc mai mốt tôi đem nước chai tôi uống quá). Nó ghê một chỗ là bỏ vô trong nước, người uống không có biết, mà khi uống rồi nó tạo ra một phản ứng sinh học y như nhồi máu cơ tim vậy. Uống xong thì tim không làm việc nữa, đem đi bác sĩ thì nó nói thằng này chết do nhồi máu cơ tim. Lúc đó chỉ có một cách thôi là ta phải đi điều tra cái ly đã đựng. Nếu cái ly đó đã vứt rồi thì chết luôn. Và nhất là trãi qua một tời gian dài thì dấu vết đó không còn nữa.
Thì phièn não nó y chang như Cyanua vậy. Có nhiều khi khoảng cách giữa thiện và ác nó rất là gần nhau. Tôi ví dụ như tôi làm phước tôi hoan hỷ. Nếu tôi học Đạo thì tôi biết đó là ngã mạn, nhưng nếu tôi không biết tôi nghĩ nó là niềm vui trong thiện pháp.
Và chính ngài Xá Lợi Phất ngài cũng nói: "Có những cái khó chịu nên có và cũng có những cái khó chịu không nên có".
- "Khó chịu nên có" là khi thấy mình không tinh tấn mình khó chịu, hoặc là khó chịu khi nghĩ đến chuyện mình sẽ chết, mình sẽ bị sa đọa, rồi mình khó chịu khi mình tiếp tục luân hồi nếu mình dễ duôi. Đó là khó chịu nên có, bởi vì nhờ cái khó chịu đó mình tiếp tục mình tu.
- Còn những cái khó chịu là vì mình không được cái mình thích, khó chịu vì mình bị chê, khó chịu vì bla bla bla... đó là những cái "khó chịu không nên có".
- Chính ngài Xá Lợi Phất ngài dạy như vậy trong kinh hành trì (Pali). Và phải học giáo lý để biết cái nào là nên có, cái nào là không nên có.
- Và cái ranh giới giữa thiện với ác đôi khi nó chỉ là một sợi tóc thôi.
Cho nên phải học giáo lý, rồi phải sống chánh niệm. Chỉ hai việc đó. Tôi không đòi các vị làm việc thứ ba.
Bây giờ các vị hỏi đi. Ai có thắc mắc gì thì hỏi.
--ooOoo--
Hỏi: Thưa thầy, nãy thầy có nói niềm vui của người học Đạo bằng cái chi thưa thầy? Con viết không kịp. Cái vui của người học Đạo bằng cái gì đó thì con nghe không rõ nhưng mà cái câu đó rất là hay. Con muốn viết lại"
Đáp: Tôi hy vọng tôi nói đúng vì tôi nói xong tôi quên.
Cái niềm vui của người học Đạo nó đến từ nhiều nguồn.
- Người mà không học Đạo, họ vui vì họ có cái này cái kia.
- Còn niềm vui của người học Đạo là do bỏ được cái này cái kia.
Không biết cái tôi nói có phải cái này không. Vui của người học Đạo nó đến không phải do sự nắm giữ cái gì mà là buông bỏ được cái gì. Tôi rất là thường nói câu đó. Bởi vì niềm vui bằng cái cầm nắm một cái gì đó mình thích nó không lâu bền bằng niềm vui của người họ buông. Bởi vì cầm nắm mình cầm được bao lâu, còn niềm vui của người rãnh tay thì nó lâu hơn.
Tôi biết có nhiều quen với tôi họ đi chơi là họ không có muốn mang xách tùm lum, họ thà tốn tiền họ đi mua thức ăn dọc đường chứ không muốn xách đồ ăn theo là vì
- một là nó nặng,
- thứ hai nữa là nó bị hư, dọc đường nó dập, nó bể, nó chảy nước mà mang xách thì nặng.
- Thêm cái cuối cùng nữa, gặp món ngon, món lạ không dám ăn bởi vì ăn thì cái này tính làm sao. Vác theo rồi cũng đi mua đồ ở ngoài.
- Mà cái cuối cùng, nặng. Một kí lô ở 5 cây số đầu nó khác với cây số sau.
- Và nhất là trong đó không có cái gì hư bể, mình cần mình lấy nó gối đầu .
Còn đằng này mình để trong đó trái chuối, với cái trứng chiên, mà hai cái thứ đó nó bị dẹp nó trộn lại coi nó kì dữ lắm."
--ooOoo--
Hỏi: Hồi nãy Sư có nói cái người làm điều thiện có tâm vui, tâm hỷ. Sư nói đó là do cái ngã.
Đáp: Hiểu lầm rồi. Tôi nói không học giáo lý thì mình không phân biệt được
- cái vui của cái tâm tham ngã mạn
- và cái vui của người hành Đạo.
Nghe kịp không? Không phân biệt được .
Tôi mới vừa làm công đức xong tôi vui . Nếu tôi học giáo lý
- tôi biết rằng cái vui đó là cái vui của người mới làm được việc lành hoặc là
- tôi biết rõ cái vui đó là vui của người kiêu ngạo là "trong đây không ai làm phước bằng tôi hết".
Hiểu không?
Hai cái đó nó hơi giống nhau, nó phảng phất, phảng phất. Mà tôi có học tôi mới biết nó giống nhau, còn nếu tôi không học tôi cứ thấy "Hoan hỷ quá! hoan hỷ quá!". Tôi biết có nhiều người Phật tử họ làm xong, họ lên facebook họ khoe khắp nơi hết, họ nói "Hoan hỷ quá . Bữa nay được cúng dường mấy cái vị Miến Điện, Tích Lan. Đâu phải ai muốn cũng được!". Quất cái câu sau là thấy thúi hoắc rồi. "Bữa nay hoan hỷ quá" là thấy cũng được, mà quất cái câu sau "Đâu phải ai muốn cũng được" là thấy rồi, cái bà này là xong rồi. Mà kỳ lắm.
--ooOoo--
03/09/2020 - 01:32 - hongha7711
Hỏi: Thưa Sư, con học ở đây thấy có nhiều điều hay. Con muốn chia sẻ với ông xã con và em con. Con có nên chia sẻ không và chia sẻ cách nào? Con chia sẻ với ông xã con, ổng không muốn nghe thì con im. Con chia sẻ với em con, một người em ở Canada và một người em ở bên Pháp, họ có học Phật giáo nhưng không có học với thầy.
Đáp: Thưa cô, đó là một chuyện nghe thì nó đơn giản nhưng nó khó lắm cô. Tại vì cô trực tiếp tiếp xúc với tôi thì
- cô chấp nhận cách nói chuyện của tôi và cô nghe live, nghe tiếng nói và thấy mặt nó khác. Còn đằng này cô chỉ nhắc lại cái cô nghe thì nó khác nhiều lắm. Tôi thí dụ nó hơi đời một chút, cô thích Tuấn Ngọc mà cô muốn rủ người khác nghe, cô giả cái giọng rên rên rên... thì tôi thề với cô, tôi không có nghe Tuấn Ngọc đâu, bởi cô nhái không giống. Cô thấy khó không, may là cái giọng thôi không có ngôn từ. Khó lắm. Hoặc quý vị tả cho tôi món bánh cuốn đó nó ngon, muốn thuyết phục tôi không phải dễ, tại vì tôi chưa từng ăn bánh cuốn. Quý vị tả một hồi làm tôi thêm ác cảm nữa. Đó là một.
- Chuyện thứ hai, đó là vấn đề tâm linh, vấn đề trừu tượng, vấn đề tinh thần, cái khẩu vị mỗi người mỗi khác thưa cô. Cô hợp với cái đó nhưng mà chưa chắc người ta thích. Cái đó chỉ có hy vọng mong manh thôi là có một dịp nào đó, cái này tôi nói vô tư thôi, một dịp nào đó mà cô sắp xếp có một cuộc gặp mặt thì maybe. Nói vậy chứ tôi cũng nghĩ chỉ có 40% thôi. Chứ thông qua một trung gian thì khó, nhất là trung gian đó họ thường gặp mấy chục năm nay nữa. Cô hỏi tôi có nên hay không thì tôi đã trả lời .
Câu còn lại thì khỏi nói rồi "Nên nói bằng cách nào?" thì không cần giải thích nữa. Nói nửa câu đầu là thấy mệt rồi. Bởi vì qua một trung gian họ đã gặp mặt nhiều năm rồi thì "Bụt nhà không thiêng". Phải trực tiếp live. Thậm chí cô biết người ta nghe tôi mà nghe qua video thu lại nó cũng khác với nghe tôi nói ở ngoài nữa. Và tôi cũng có một chút kinh nghiệm, tôi kể thiệt tình, vô tư, không có ý gì hết, vì nó kẹt nên tôi phải nói thiệt.
Tôi từng gặp một số nhân vật văn hóa ngoài đời.
Thí dụ tôi từng gặp ông Huy Cận. Hồi đó tôi đi học ở Sài Gòn, trong cái ngày kỷ niệm 50 năm Thơ Mới, ông Huy Cận có vào cái chỗ đó, tôi gặp ổng người thiệt ở ngoài. Rồi tôi có gặp nhà văn Sơn Nam, ông Bùi Giáng.
Khi tôi gặp họ ngoài đời, cái tôi cảm nhận về họ nó hoàn toàn không giống với cái tôi đọc ở họ.
Hồi đó tôi ở cái rạp Đông Nhì thì ông Bùi Giáng ở hẻm Hương Gia, đường Lê Quang Định, Gò Vấp.
Sáng trước 10 giờ mấy quán nhậu chưa mở thì ổng tỉnh. Rồi từ lúc quán nhậu mở cửa thì từ đó ổng bắt đầu say xỉn, khùng điên cho tới khuya. Chứ còn ai gặp Bùi Giáng trước khi mấy quán nhậu đó mở thì ổng tỉnh lắm.
Ông với tôi như hàng xóm vậy. Nhiều khi tôi đi học từ bên chỗ tôi qua bên chùa Già Lam, học với ôn Thái Siêu. Tôi là người thường dắt ổng qua lộ. Lúc ổng tỉnh ổng rất là sợ xe. Nhưng mà lúc ổng say lên rồi ổng đội cái nón phụ nữ, quấn khăn, ổng cầm gốc cây làm cảnh sát giao thông, không có sợ xe. Nhưng lúc ổng tỉnh ổng rất là sợ. Tôi dắt ổng qua, tôi còn nhớ có lần ổng nói: "Kỳ quá. Chắc lớn tuổi rồi sáng hay đổ mồ hôi".
Chuyện thứ hai, tôi nhớ kỷ niệm lúc tôi đang dịch quyển Thiền Học Nam Truyền. Tôi có lại nhà hỏi ổng, tôi hỏi "Cái chỗ này nghĩa là sao?". Ổng mới dịch cho tôi một đoạn.
Chuyện thứ ba, có lúc đó sáng tôi đi từ bên rạp Đông Nhì qua chùa Dược Sư thỉnh sách thì gặp ổng. Trước đó một đêm tôi có đọc sách Phạm Công Thiện thì tôi có hỏi ổng "Bác nghĩ sao về ông Phạm Công Thiện?". Ổng trả lời thế này "Ôi cái thằng cha đó trên trời". Tới bây giờ tôi không có dịp hỏi "trên trời" là sao? "trên trời" là viển vông hay "Trên trời" là cao siêu.
Đó là những cái kỷ niệm tôi nhớ về ổng.
Tôi có vô nhà ổng được hai lần, tôi có quen với anh Hà cháu rể của ổng. Nhà ổng phía trước có cái cổng rào, có nguyên cái vách bằng tôn, có cây mận, ở dưới có giăng cái võng. Ổng hay ngồi đó khi ổng không xỉn.
Khi mà mình tiếp xúc với ổng ở ngoài đời nó khác ở trong sách vở nhiều lắm.
Cho nên những cái gì cô nghe được ở tôi mà cô muốn đi truyền tải, truyền đạt cho người khác sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhất là cái cách nói của tôi nhiều khi nó không được nghiêm túc. Mà nhiều người họ đòi hỏi một ông Sư phải đạo mạo, ghê gớm mà tôi quý vị thấy đó... nó bầy hầy, nó bê bối, bề bộn lắm.
--ooOoo--
Hỏi: Làm sao mình thực hành chết trong chánh niệm?...
Đáp: Tôi hỏi cô nè .
- "Thời gian học võ 10 năm của tôi với cô, ra hai người mình giỏi giống nhau không? Một thầy, một võ đường, cùng một thời điểm bắt đầu . Vậy 10 năm sau tôi với cô có giống nhau không?"
- "Dạ không".
- "Why?"
- "Trình độ hấp thụ của mỗi người khác nhau".
Đó chính là câu trả lời của tôi đó.
Cô hỏi tôi "Sư ơi làm sao mình chết trong chánh niệm?".
Thì:
1/ Cô tu kiểu gì? Cô tu cái kiểu tà tà thì hồi cô chết cô run bắn lên.
2/ Rồi chưa kể tiền nghiệp của cô lúc trước:
- cô từng tu nhiều hay tu ít.
- Kiếp trước cô có từng tu tập,
- cô có từng coi nhẹ cái mạng của mình chưa?
- Cô có từng coi chánh pháp là quan trọng chưa?
- Hay là cô thấy "cái tôi" của cô là quan trọng?
Cô đừng có nói với tôi là kiếp này cô có tu thì mấy cái đó của cô nó ngon lành.
Cho nên hỏi tôi:"Sư ơi làm sao để con tu được cái này cái kia ?"
- Thứ nhất là tôi không biết được cái tiền nghiệp của cô hồi trước, cô tu dày hay mỏng.
- Thứ hai, là ngay bây giờ cô tu kiểu gì?
Tôi nói hoài,
- "What" chưa đủ, "What" tức là tu pháp môn nào.
- Mà hai là "How", "How deep", "How long", "How far".
Chỉ nói gọn thôi, tôi nói kinh nghiệm của tôi.
Người ta tu người ta
- mong có cái chùa,
- có được đệ tử,
- có được đạo quả, đắc chứng tùm lum.
Nhưng tôi thì tôi treo cho đời tôi ba cái mục đích:
- Mục đích một, nghe cái gì thì cũng biết đường chạy vào kinh điển kiểm tra xem nó ở đâu, chứ tôi không có nói rằng trở thành người tinh thông kinh điển, mà tôi chỉ mơ rẳng tôi muốn biết cái gì tôi cũng có thể tìm cái đó ở đâu trong kinh điển. Tạm nói bây giờ tôi đã được, ít nhiều tôi đã làm được cái đó.
- Thứ hai, làm sao mình bớt bị tác động bởi thị phi, khen chê, bị chúng chửi cũng tỉnh bơ mà được chúng khen cũng thanh thản.
- Cái thứ ba, bớt sợ chết lại.
Đó là hai cái chắc làm đến cuối đời.
- Một là phải có chút chút kiến thức về kinh điển,
- hai là trước thị phi tỉnh bơ, tỉnh thiệt chứ không phải là tỉnh giả vờ. Nhiều khi đang giảng vậy người ta chửi mình, trước mặt mình cứ cười cười nhưng bên trong tan nát thì mình không có kể. Cái này là tỉnh thiệt.
- Cái thứ ba là bớt sợ chết.
Mà muốn bớt sợ chết thì chuyện đầu tiên phải coi thường cái sống.
Có hiểu "Coi thường cái sống" không? Có nghĩa là mình phải thấy
- sống là khổ,
- sống là gánh nặng.
Chứ còn không thể khơi khơi vẫn yêu đời rất mực mà một mặt thì không sợ chết, tôi thề tôi chưa từng thấy.
Khi anh coi thường được cái này, anh mới có được cái kia.
Khi mà mình còn ham sống thì đương nhiên là mình phải sợ chết.
Trong Kinh có nói rất rõ là có bốn hạng người sau đây không thể nào không sợ chết.
- Một, thích hưởng thụ.
- Hai, còn coi nặng cái thân này.
- Ba, làm quá nhiều điều ác.
- Bốn, làm quá ít điều lành.
Lúc còn sống mình không có thấy, tới hồi nó hấp hối tự nhiên nó lòi ra: "Ủa, mình tu cái gì ta?". Nhớ lại toàn là hình thức không à.
Tôi biết tôi nói cái này nó đụng tùm lum nhưng mà đã là người đi nói Pháp, đã là người hành Bồ Tát đạo bắt buộc phải có cái gan nói thiệt.
Rất nhiều và rất nhiều người hiểu lầm cạo đầu, mặc áo tu, hai buổi công phu, quét lá, nấu ăn là tu. Sai.
Bởi vì (Thê nào là "tu"?)
- ngoài chuyện cạo đầu,
- mặc áo tu ra anh phải
- nghiên cứu kinh điển,
- thực tập,
- hành trì mỗi ngày,
- dòm vào cái xấu cái tốt của mình để biết thêm cái nào bớt cái nào.
Cái đó mới gọi là tu. Chứ còn cạo đầu, mặc áo tu, ngày hai buổi công phu, lốc cốc leng keng, chưa gọi là tu. Chưa kể bày làm mứt, làm bánh bán, nấu tương, làm chao, làm ruộng, làm rẫy, cực khổ mặc áo nâu sòng vá víu, sống ăn rau củ vậy đó, khó khăn, uống nước suối rừng. Cứ nói đó là tu. Là sai.
Cho nên rất là khó. Hỏi rằng "Làm sao mà không có sợ chết?". Lúc cận tử, lúc lâm chung mới nhớ là bấy nhiêu năm qua mình là người sống cực, chứ không phải là người sống tu, người sống Đạo.
Sống Đạo khác . Sống cực khác.
Hoặc nói bằng cách khác, được gọi là một nhà khoa học là vì họ vùi đầu trong những cái định đề, vấn đề khoa học và họ có những nghiên cứu, những tìm hiểu và tốt nhất là có những phát hiện, những công trình cụ thể. Chứ không phải nhà khoa học là vì người đó ăn rồi vô phòng lab ngồi ở trỏng. Ngồi trong phòng lab chơi game, rồi hai chục năm sau trở thành nhà khoa học, có cái đó không? Chuyên gia kỹ thuật số (số đề), nó cũng số mà là số đề.
Cho nên "Muốn không sợ chết thì phải coi cái sống không ra gì".
Đây là một câu nói mang tính chất máu xương của nhà Phật.
Anh phải sống chánh niệm thường trực để anh thấy rằng cái tấm thân này, sự hiện hữu này nó là gánh nặng, nó là vui ít khổ nhiều, nó là bấp bênh, nó là bất toàn.
Tôi không muốn anh sống trong sự âu lo, trong sự bất mãn, trong sự tiêu cực, trong sự bi quan nhưng anh sẽ thấy nó là sự thật. Lâu ngày sẽ có một lúc anh sống được với sự tỉnh thức của một người tu, biết và luôn luôn nhớ nó nhưng lòng không còn sợ hãi nữa.
Hiểu không?
Luôn luôn nhớ nó mà lòng không còn sợ hãi nữa.
Giống như một người y tá, buổi đầu còn sợ máu, sợ kim nhưng sẽ có một ngày người y tá không còn sợ máu, sợ kim nữa mà chỉ còn là sự cẩn thận và tấm lòng của một người y tá mà thôi. Chứ không phải tới một ngày không còn sợ máu, sợ kim nữa .
Gặp là lụi, gặp là lụi, là sai.
--ooOoo--
03/09/2020 - 06:52 - hongha7711
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (3) (4-4)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=EjWLaqSFRGM&abt=C%E1%BA%A5u+Tr%C3%BAc+v%C3%A0+V%E1%BA%ADn+H%C3%A0nh+c%E1%BB%A7a+Th%E1%BA%BF+Gi%E1%BB%9Bi+%283%29
03/09/2020 - 06:52 - hongha7711
Hỏi: Bát Chánh Đạo có phải là Thất Giác Chi không?
Đáp: Cô phải học A Tỳ Đàm .
Bây giờ cả lớp thấy chưa, không học giáo lý cái thắc mắc như vậy đó.
Nó hỏi ông Trần Hưng Đạo có phải là Phạm Ngũ Lão không?
Cái đó chưa có đau, cái này mới đau, Nguyễn Huệ có phải Quang Trung không? Ba tui có phải là chồng của má tui không? Má tui có phải là con gái của ông ngoại tui, là con dâu của ông nội tui không?
Nó như thế này.
Bát Chánh Đạo là cái gì? (Tôi ghét tôi không thèm trả lời luôn tôi bán sách cho cô, cuốn 20 đồng, tiền trước sách sau nha).
Chánh kiến là gì? Trí.
Chánh tư duy? Trí luôn.
Chánh ngữ, nghiệp, mạng? là giới phần.
Chánh niệm là tâm sở niệm.
Định, tuệ là tâm sở định và trí tuệ.
Chánh niệm là sở hữu niệm. Chánh định là sở hữu định.
Có nghĩa là căn cứ vào chi pháp thuộc Bát Chánh Đạo mình thấy
- Chánh kiến, chánh tư duy nó thuộc về phần tuệ học.
- Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về giới học.
- Phần còn lại (chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định) là định học.
Thất giác chi là cái gì?
Niệm giác chi, phân tích cho tới nơi thì nó là chánh niệm trong Bốn Niệm Xứ.
Trạch pháp giác chi là trí tuệ trên hành trình tu tập bất cứ tình huống nào.
Định giác chi chính là chánh định.
Niệm giác chi chính là chánh niệm.
Xả giác chi chính là đỉnh cao của định và của tuệ.
(Ở trên, Sư liệt kê 4 chi: 1, 5, 6, 7)
- Trạch pháp (zh. 擇法, sa. dharmapravicaya), phân tích, biết phân biệt đúng sai,
- Tinh tiến (zh. 精進, sa. vīrya) chăm chỉ, kiên trì;
- Hỉ (zh. 喜, sa. prīti), tâm hoan hỉ;
- Khinh an (zh. 輕安, sa. praśrabdhi), tâm thức khinh an, sảng khoái;
- Niệm (zh. 念, sa. smṛti), tỉnh giác.
- Định (zh. 定, sa. samādhi), có sự tập trung lắng đọng.
- Xả (zh. 捨, sa. upekṣā), lòng buông xả, không câu chấp.
Vậy chừng đó Thất Giác Chi có phải là Bát Chánh Đạo không? Cái này nó 'là' cái kia, chứ không phải là 'giống' cái kia.
Nên nhớ:
- Tam học Giới-Định-Tuệ chia nó thành ra Thất Giác Chi cũng được,
- Chia nó thành ra Bát Chánh Đạo cũng được,
- Chia nó thành Ngũ Căn, Ngũ lực cũng được.
Do chính vì chia làm sao cũng được, Đức Phật ngài gom lại thành 7 nhóm, thành là là 37.
37 phẩm Bồ Đề là tổng hợp các nhóm pháp môn mà mỗi nhóm ấy có quan hệ tương tức lẫn nhau. Tương tức nghĩa là cái này nó chính là cái kia.
- Không bao giờ có chuyện một người tu hoàn tất Tứ Niệm Xứ mà không có thành tựu Bát Chánh Đạo.
- Không bao giờ có chuyện một người tu hoàn tất Bát Chánh Đạo mà không hoàn thiện Thất Giác Chi.
Chuyện đó không có mặc dù kể ra nó hơi khác khác. Nhưng mà không. Vì tùy cơ tánh chúng sanh mà Ngài phải nói như vậy.
Tôi ví dụ như cái từ "Không dễ ngươi", từ cũ là "Không dễ duôi". "Dễ ngươi" là khinh thường, coi thường. Có chỗ Đức Phật nói thế này "Toàn bộ con đường tu chứng chỉ nằm trong một câu thôi". Nghe kỹ nha, toàn bộ con đường giải thoát chỉ nằm trong một câu thôi đó là "Không dễ ngươi". Các vị thấy trong đó có Giới-Định-Tuệ không? Đâu có, đâu thấy đâu nhưng mà có đó.
"Không dễ ngươi" là gì? Có ba nghĩa.
- Một, là không coi thường cái điều ác nào là nhỏ rồi làm.
- Thứ hai, không chê cái điều thiện nào là nhỏ rồi không làm.
- Thứ ba, không có chấp nhận bất cứ một hình thức tái sanh nào dầu sướng như tiên, không chấp nhận bất cứ một hình thức tái sanh nào nữa.
Chỉ cần vướng một trong ba cái này thì bị xem là dễ ngươi.
Đức Phật có một lần Ngài đi bên một bờ sông, Ngài gặp khúc gỗ nó trôi, Ngài nói với chư Tăng "Theo các người khúc gỗ này có trôi ra biển hay không?". Thì chư Tăng nói "Dạ cũng maybe với điều kiện là nó không có bị những trở ngại sau đây. Một, là nó không tấp vào bờ (tấp vào bờ làm sao nó đi). Hai, là nó không bị người ta vớt. Ba, là nó không bị mục nửa đường trên cái hành trình ra biển. Bốn, là nó không bị mắc cạn. Năm là nó không có bị lọt vô vùng nước xoáy. Sáu, là nó không có bị mấy loài khuất mặt khuất mày can thiệp"
Cái này người mà vô thần nghe không có tin . Trong Kinh nói là phi nhơn, khuất mày khuất mặt nó rất thích gỗ thơm, rất thích bảo thạch, quý kim. Cho nên chỗ nào có vàng bạc, ngọc quý người ta đồn thường có ma quỷ . Cái đó đúng, mấy loài phi nhơn nó rất thích cái đó.
Và nó có nhiều hình thức để bảo vệ.
Một là nó tạo ra những cái tai nạn chung quanh khu vực có đồ quý.
Hai, nó tạo ra những hình thức như rắn, rít, mãng xà.
Còn không nó cho mình thấy có một cô leo lên leo xuống cười cười, đứng quắt quắt, mặt tái mét.
Có nhiều trường hợp như vậy, loài phi nhơn rất thích cái đó. cho nên những khúc gỗ quý nó sẽ vớt vô.
Chư Tăng nói như vậy thì Đức Phật ngài nói "Một tỳ kheo trên đường đi đến cứu cánh giải thoát có thể bị những trở ngại.
Thứ nhất, "bị tấp vào bờ" có nghĩa là sao? Một là bị tấp vào bờ này, hai là bị tấp vào bờ bên kia. Bờ bên kia có nghĩa là đam mê sáu trần, thích nhìn cái này, thích nhìn cái kia. Tấp vào bờ này nghĩa là coi nặng cái thân này. Có nhiều người họ không có thích nghe, ngửi gì hết mà thích dũa móng, thích chấm chấm, bậm bậm môi vậy đó.
"Không có bị mục" là đối với người không có đức hạnh. Chính cái đời sống của một người không có giới hạnh thì được xem là mục ruỗng từ bên trong.
"Không bị người vớt" ở đây có nghĩa là gì? Cái này mới ghê nè. Là không bị những mối quan hệ xã hội cuốn hút. Ăn rồi là cứ "Alo, chị tám khỏe hông?...ừm... ừm... em cũng đỡ hơn lúc mệt". Nó rất là mất thời gian. Còn ông Sư ăn rồi cứ hỏi thăm Phật tử "Sao, vừa rồi cúng giỗ cho má, khỏe hả cô chú? Vừa rồi thất thứ bảy, thất thứ tám này có vô không?" - "Dạ thất thứ bảy đủ rồi không có thất thứ tám thầy ơi" - "Ủa vậy hả thầy quên". Mà cứ như vậy, ăn rồi mà cứ lâu lâu tùm lum. Cứ như vậy đó thì gọi là bị người vớt, khúc gỗ bị người vớt đó là một người tu bị lôi bởi những quan hệ ngoài xã hội.
"Bị chư thiên vớt" là sao? Là tu mong sanh về cõi này, cõi kia. Hồi nãy tôi muốn giải thích chữ dễ ngươi mà tôi móc nguyên bài kinh dài này ra đó. Tu mà cầu về cõi này cõi kia là khúc gỗ bị chư thiên vớt. Tu là để chấm dứt sanh tử. Trong kinh Đức Phật có dạy mình một cái kinh Hộ Niệm rất là hay. Mình bây giờ thấy ngáp ngáp là thầy bà tới lốc cốc, leng keng, chuông mỏ khùng khùng điên điên. Chứ trong kinh nói rõ là thời Đức Phật không có chuyện cả đám bu quanh cái xác chết lạnh ngắt, nó đã đi rồi.
Giống như anh chàng đó lên thiên đường cứ cười cười, thánh Peter hỏi "Sao cười?". Ảnh nói: "Tôi lên tới đây rồi mà tụi nó còn mổ ở dưới".
Có nhiều cái vong nó chết rồi mà nó còn cười cười là tại vì mấy ông sư còn rải nước trúng mây đứa kia, còn nó chết ngắt rồi.
Khổ quá, tôi mệt với mấy bà mê tín thiệt. Tôi giỡn có nhiều lắm không?! Nó đã đi rôi, mà nãy giờ cứ lo tụng, nhắm mắt, cứ lo rải nước mà rải trúng mấy đứa còn sống không à. Cho nên khi mình có lòng cầu sanh về chỗ này chỗ kia là sai.
Chứ thời Đức Phật ngài nói thế này khi một người cận tử, chư Tăng tới không phải tới để cầu cho cái xác bả died, bởi vì chúng ta là "born to die", không có gì phải ngạc nhiên hết . Nhưng mà cái quan trọng nhất là hộ niệm cho cái tên mà còn nghe được, với điều kiện đương sự phải đồng ý nghe thì mới nên mời.
Còn kiểu như người nhà của cô hồi nãy, họ chưa có sẵn sàng mà vì cô thương tôi, cô năn nỉ tôi về . Nội họ trừng mắt tôi không là tôi đủ run rồi. Mà nó trừng mà nó còn sống tôi đỡ, còn nó trừng mà khuya nó "đi" luôn là tôi về, tôi khỏi ngủ luôn. Tôi nói nửa giỡn nửa thiệt các vị có phân biệt được không?
Chẳng hạn như tôi bây giờ tôi ngáp ngáp, mà cô Diệu Tịnh, cổ thương tôi cổ rước Cha đến làm lễ, quý vị nghĩ coi chịu nổi không? Tôi không có sẵn sàng. Tôi đang cần rửa mặt không rửa mà rửa tội cái gì.
- Cho nên chuyện đầu tiên chư Tăng thời Đức Phật đến không phải để giải quyết cái xác mà là để làm việc với cái tên ngáp ngáp. Mà cái tên đó nó phải sẵn lòng nó nghe thì Ngài mới tới.
- Chuyện thứ hai, Ngài dạy trong trường hợp không có chư Tăng, không có Như Lai tới thì người gia đình nên làm thế này. Nói với người sắp đi:
- "Ba ơi, má ơi, chuyện nhà đã có đám còn lại nó lo. Mình có lo bằng trời thì đi rồi thế giới vẫn quay, Trái đất vẫn quay. Mình lo làm gì để cái đám ở lại nó lo".
Cái thứ hai:
- "Thưa cha cái thân này nó đã cũ xì rồi, bỏ nó để lấy đồ mới xài tốt hơn. Lấy gì mà tiếc, hôi thúi, nặng nề, cũ kĩ, đau đớn, bất tịnh, tiếc chi nó. (Tiếc chi một đêm rồi mai xa ngàn trùng). Bỏ!".
Nói như vậy rồi tiếp, không có ngừng, nói tiếp:
- "Thưa cha, cha mong trở lại cõi người nhưng cha biết không, cõi người nó thua cõi chư thiên xa lắm. Mà thưa cha, cõi thấp nó không bằng cõi cao. Mà thưa cha, các cõi Dục Thiên, cái cõi mà còn hưởng thụ nó còn thua mấy cõi Phạm Thiên chỉ ngồi thiền không à. Mà thưa cha, thiền chi cho đã, một bữa nào đó nó hết thiền nó rớt trở lại. Thưa cha, tốt nhất cha hãy nghĩ mọi thứ là vô ngã, vô thường, chấm dứt sanh tử là tốt nhất!".
Phải hộ niệm như vậy. Và đương nhiên người hộ niệm cũng là người phải biết Phật pháp ít nhiều. Chứ còn cái thứ bình thường nó đi nhà thờ; bây giờ đem kinh ra giảng cho nó nghe, nó không cắn mình mới lạ đó.
Cho nên bị chư thiên vớt là sao, là chết còn mong sanh về cõi này cõi kia.
Đức Phật ngài dạy rằng "Người hạ căn phước ít mới cầu quả nhân thiên. Người thượng căn họ thấy quả nhân thiên là của tạm".
Mà theo nhà Phật mình kỳ lắm:
- Buông hết mình sẽ được tất cả .
- Nắm tùm lum không được gì hết.
Còn nắm níu, đi còn tiếc cái nhà, tiếc vợ, tiếc con, tiếc cửa . Xong sẽ quay lại, đi không có xa.
Tại vì nó có hai cái kiểu bay, bay kiểu diều và bay kiểu chim.
- Bay kiểu chim là bay tự tại, bay như mình muốn.
- Còn bay kiểu diều là có sợi dây giữ lại.
Cho nên đa phần Phật tử mình cứ toàn nghe mấy thầy tụng kinh, thuyết pháp mà kêu làm diều không à. Không có dạy cho nó biết là "Cắt dây đi con". Mà nói "Không, sợ diều (băng)". Mà nó quên một chuyện rất là quan trọng, đã là chim thì nó đâu có (băng).
Sẵn đây tôi nói câu cuối cùng trước khi tôi về, tôi mệt lắm rồi.
Có một điểm khác biệt rất là lớn giữa con người với con chim khi đứng trên cành cây.
- Con chim nó tin vào đôi cánh,
- Con người tin vào nhánh cây.
Tin cái nào chắc ăn hơn? "Tin vào đôi cánh".
Chúng ta không thể tin vào tấm thân này, chúng ta không thể tin vào sự nghiệp này, không thể tin vào cái mối hôn nhân này. Những cái đó rồi sẽ mất trong tích tắc.
Đứng trên nhánh cây của cuộc đời, con chim nó chỉ tin vào đôi cánh của nó thôi. Nếu vạn nhất có xảy ra điều gì bất trắc, chim có cánh để mà bay. Mình cũng vậy, yêu nhau cho lắm, giàu cho lắm vào, tình cảm, tiền bạc, sức khỏe, nhan sắc cho lắm vào, phải chuẩn bị cái lúc mà mình phải tự vỗ cánh mà bay về "cuối trời quên lãng".
Nghe hiểu không?
-Hết-
Mục Lục các Bài Giảng
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng Bốn Truyền Thống Thánh Nhân (1-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=AS9LfU4cqzo&abt=B%E1%BB%91n+Truy%E1%BB%81n+Th%E1%BB%91ng+Th%C3%A1nh+Nh%C3%A2n
Bốn Truyền Thống Thánh Nhân
Quote:Kalama xin tri ân bạn huynhthaoly0302 & hongha7711 ghi chép.
07/08/2020 - 09:06 - huynhthaoly0302
Phi nhân nhường nhịn người trần
Có cái ông người Việt Nam không có biết đạo, ổng bị stroke (đột quỵ) ổng ngồi xe lăn. Ổng về Việt Nam ổng chữa bệnh bốn năm, nhà bỏ trống. Khi ổng trở qua thì ổng ở trong nhà đó ổng hay thấy mấy hiện tượng kì cục, mấy cái hiện tượng mà mình gọi là ma đó, thì ổng sợ rồi ổng nhờ giúp.
Thứ nhất, chuyện đầu tiên tôi là người thuyết Pháp chứ không phải là thầy pháp. Tôi không phải là thầy pháp cho nên là trong mấy tình huống như thế này nè thì tôi chỉ góp ý theo kinh sách chứ tôi đâu có biết gì đâu mà tôi góp, tôi góp ý theo kinh thôi.
Một là có thể nhà bỏ trống lâu năm, rồi nói theo bên ngoài là cái âm khí nó nặng á, mình ở lâu thì có dương khí, có hơi người á, dương khí là hơi người thôi chứ không có gì hết. Dương khí là nắng; có ánh nắng, có hơi người gọi chung là dương khí.
Còn nhà lâu quá không ai ở thì âm khí nó nặng, âm khí ở đây nghĩa là nó thiếu cái dương thì thành ra âm chứ cũng không biết âm khí là cái gì nữa; âm khí mình hiểu nôm na là cái mùi mốc á. Cái nhà mà lâu quá nó không có ánh nắng, không có hơi người thì nó ẩm mốc, thì nó lạnh.
Bởi vì quý vị biết khi một người có mặt ở một căn phòng á, cái phòng nó tăng lên 5 độ thì quý vị biết không !? Mỗi người là một cái máy sưởi nhẹ, cho nên thường người ta có hiện tượng hay cưới nhau vào mùa đông, vì nhà thiếu máy sưởi .
Họ tính vụng một cái là tiền mua máy sưởi rẻ hơn tiền cưới nhau . Cái máy sưởi mình chán thì liệng được, còn cưới nhau chán thì liệng ở đâu, hổng lẽ đem lên chùa à !? Tôi đâu có rảnh tôi nhận, ngó được mới nhận chứ máy mà xấu quá tôi không có nhận.
Thì cái chuyện theo kinh nghiệm nhà Phật á, một là do cơ thể mình yếu cho nên nó tác động tâm lý mình dễ có những suy nghĩ tiêu cực, biết cái đó không, tâm lý mình bị bệnh á, rồi ba cái "hồn mai bóng quế" đồ đó.
Có nhiều người họ nói sai họ kêu "hồn ma", không phải .
Là "hồn mai", "hồn mai bóng quế", cây mai với cây quế á; nghĩa là những cái cây đó nó lâu ngày rồi người ta tin trong đó nó lẩn khuất, nó thấp thoáng mấy cai này kia đó, mà nhiều người không biết nên cứ kêu "hồn ma bóng quế"; "hồn ma" nói một mình thì được, mà thêm chữ "bóng quế" thì bắt buộc phải là "hồn mai bóng quế". Thì khi mình sợ vậy đó, thì dễ có những cái suy nghĩ tưởng tượng suy diễn, ma thì ít mà tưởng tượng thì nhiều .
- Cái chết không đáng sợ bằng sự sợ chết.
- Ma quỷ không đáng sợ bằng lòng sợ ma.
Khi mình sợ thì mình hay nghĩ tùm lum. Cho nên chuyện đầu tiên là phải nói cho người đó biết là tâm lý ổn định thì cái đó nó không còn nữa, đó là chuyện thứ nhất.
Chuyện thứ hai, nếu đúng trong nhà đó mà có mấy vị như vậy đó họ ở thì mình rải từ tâm với họ, mình rải từ tâm là:
"Tôi ở đây, nhà này là nhà của tôi, giữa chúng ta chỉ có hòa bình và hòa giải thôi, chứ không có cái chuyện là ai xâm lấn ai, thì làm ơn để yên cho tôi".
Và nói theo kinh Phật á, "Đây là cái nhà của tôi, tôi có quyền bởi vì cái nhà này có được nhờ cái phước của tôi, tôi có phước tôi mới làm chủ cái nhà này, như vậy tôi có cái quyền tôi đuổi "you" (anh/chị/em/cô/chú/bạn...) đi" .
Chú Giải kinh Bổn Sanh nói như vậy. "Nhà này nó có là do phước của tôi, đâu phải ai cũng có được cái nhà đúng không!? Cho nên nhà này có được là phước của tôi, cho nên trên pháp lý pháp luật, lẫn trên nhân quả báo ứng thì cái nhà này là tôi toàn quyền, mà nếu như vậy thì tôi có quyền đuổi "you", tức là tôi không muốn "you" ở nữa thì "you" phải đi."
- Nếu người chủ mà họ có đức độ thì cái lời đó nó sẽ có một ảnh hưởng mạnh .
- Còn nếu người chủ không có đức độ mà bị cái thứ nó mạnh thì nó sẽ phá ngược lại.
Tuy nhiên, các hàng phi nhân, theo tôi được biết qua kinh điển thì chỉ có một phần trăm trường hợp là loài phi nhân là họ không sợ con người thôi.
Chứ còn các vị biết rằng thí dụ như nhà cô Loan mà cô Loan thấy phá quá thì cô Loan có thể phá vách, sửa phòng sửa cửa, thì lúc đó tôi (giảng Sư đang ví dụ) ở không được nữa.
Cho nên lúc nào phi nhân họ cũng nhường mình ba phần hết á.
Cô Loan một là có đức độ thì chỉ nói một câu thôi "nhà của tôi, Sư đàng hoàng thì Sư ở, còn không thì Sư đi đi, đừng có phá tôi nữa" là tôi đi liền. Còn nếu phước cô ít quá cô nói tôi không sợ thì cô xài tới biện pháp mạnh đó là cô sửa phòng, sửa cửa sổ.
Đó là cái cớ để cho mấy nhà phong thủy họ làm ăn, thực ra phong thủy tôi không có bác nó.
Phong thủy là gì!?
Phong thủy là sự sắp xếp một cách hợp lý, nó xê dịch cái nguồn năng lượng; còn ở đây bà con không tin thì tôi nói luôn.
04/09/2020 - 02:52 - hongha7711
Tôi hỏi bà con, trong cơ thể mình có những cái chỗ đấm không có đau, có những cái chỗ chọt ngón tay nó nhột, có không?
Cái vai mình đấm bùm bùm không có sao hết nhưng cái eo mình chọt một phát nó lên tới đâu luôn.
Thì trong Trái đất này cũng vậy. Trái đất nó chỉ là một đơn vị nhỏ trong vũ trụ thôi, nó luôn luôn nhận rất nhiều nguồn tác động từ bên ngoài. Cái điểm A, B, C, D, E, F... nào đó trên đây, vào một thời điểm nhất định nào đó cái điểm A nó nhận nguồn tác động từ bên ngoài khác điểm C.
Cho nên những nhà phong thủy chân chính, tôi gạch dưới chân chính,
- họ là người phát hiện cái đó, vào thời điểm nào cái cục đất đó nó nhận được nguồn năng lượng này.
- Chưa kể ngay trên bản thân cục đất đó, cái vùng đó nước nhiều, vùng đó đất gò hay là đất trũng, thì ảnh hưởng của vùng đất đó nó có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và nó có ảnh hưởng đến tâm lí con người.
Các vị ở đồi nó khác ở hồ. Người dân ở miền núi cái tâm tình của họ khác người dân ở miền biển. Dân ở vùng đồng bằng sông nước nó khác với dân ở vùng núi non, cao nguyên. Mà núi non, cao nguyên nó khác với dân ở vùng sông rạch.
- Cho nên trong một bài viết tôi có viết tâm thức của người Tây Tạng là của đất và của gió.
- Còn tâm thức của người dân đồng bằng mình là của nước và của đất.
Cho nên âm nhạc, thơ ca, tư tưởng của người đồng bằng nó cũng ướt đẫm. Không phải ngẫu nhiên mà có
- hát xẩm, có quan họ của miền Bắc;
- mái nhì, mái đẩy của miền Trung;
- cải lương, tài tử, hát đối của miền Nam.
Không phải ngẫu nhiên có cái đó, bởi vì trong bối cảnh sông nước, man mác của hơi nước nó tác động đến suy nghĩ của người ta.
Cái môi trường sống nó quan trọng lắm.
Chưa kể trong nhà, cách sắp xếp đồ đạc nó ảnh hưởng tâm lý mình nhiều lắm.
Chẳng hạn như trong phong thủy họ cấm để một cây đà hay cây gì nằm ngang ở trên đầu của mình.
- Thứ nhất là mỗi lần mình nằm có cảm giác bị đè.
- Thứ hai nhỡ nó bị gãy thì cũng mệt.
- Họ kị cái nhà có quá nhiều góc nhọn,
- trẻ con nó đi nó va vào trong đó,
- người già trượt chân gõ vào trong đó.
- Họ kị những cái góc khuất trong nhà không sử dụng.
- Cứ thấy cái gì đó không xài nhét vào đó,
- nhét riết tạo thành một cái góc chết, bụi không, quét không được.
Nhìn thì xấu, mà ở đâu có bụi, ở đâu không thường xuyên lau dọn thì có rắn, chuột và maybe rắn, nhện. Trong khi nhà mình diện tích bao nhiêu mà mình mất quá nhiều cái góc chết.
Mấy bữa nay, tôi về Houston tôi có ghé nhà một số Phật tử, nhà góc chết nhiều quá, nhà không phải hẹp mà chất nhiều quá nên nó làm chết đi cái vùng không gian đó.
Trong phong thủy họ nói đó là ngăn chặn cái dòng năng lượng tốt.
Nói theo ngôn ngữ của mình thì là dơ, bụi.
Nhà dơ hầy, không quét dọn mà khoái party. Mà vui nhất là ở dưới bàn ăn lót thảm, đò ăn nó rớt xuống, nước mắm nó rớt xuống, ăn một ngày mà hôi cả tháng luôn.
Tôi trở lại cái chuyện của cái ông hồi nãy. Đó là,
- một là cái nhà bỏ lâu không được chăm sóc và cửa nẻo thiếu gió thiếu nắng.
- Thứ hai là trong điều kiện sức khỏe sa sút thì tâm lí mình bị ảnh hưởng.
- Ba thì mới kể đến cái "loại kia", mình phải rãi tâm từ hồi hướng cho họ.
Cho nên Phật pháp để trả lời những câu hỏi này, rất là rộng, không có phiến diện, không có một chiều.
- Một là nhà thông thoáng, có nắng, có gió, thường xuyên quét dọn, chống ẩm, tối.
- Thứ hai tình trạng tâm lí của chủ nhà có vấn đề.
- Thứ ba mới tới mấy "ông thầy" của tôi. Còn người Việt Nam mình chưa gì hết là ma, là rước mấy ông thầy về cũng cái đã.
Mà tôi thấy bày cái đầu vịt, cái đầu heo cúng là tôi thấy tôi đã sợ ma rồi. Mà nhiều thầy còn ác nữa cũng cái đầu heo mà đầu heo sống nữa, nhìn nó ghê quá đi. Có nhiều thầy nói con này nó thành tinh rồi, nó không ăn đồ chín, nó ăn đồ sống, chắc con đó ma Nhật vì nó ăn sushi quen rồi.
05/09/2020 - 02:14 - hongha7711
Sáng nay mình bàn cái chuyện này rất là quan trọng.
- Hạng một là chìm sâu trong số 3.
- Hạng thứ hai là chìm nhưng mà có chọn lọc.
- Hạng thứ hai nó khá hơn đúng không? Chúng ta ở đây toàn là hạng hai không. Cũng khoái nhà cửa, xe cộ, lén lút yêu đương tùm lum hết, lâu lâu cũng có đi chùa "tháo gỡ mặc cảm". Có nghe chữ "tháo gỡ mặc cảm" không? Hạng thứ ba là lìa bỏ cảnh dục bằng cách làm ngơ không nhìn nó nữa, tập trung vào các đề mục tu thiền.
- Hạng thứ tư là thấu suốt để buông bỏ.
Sáng nay mình bàn sâu về số bốn này.
Có thích là có ghét - Thích và ghét đê`u có hệ luỵ
Các vị nghe cho kỹ. Các vị đừng có nói với tôi là "Tôi đi làm, tôi có tiền, tôi có quyền tôi sắm cái tôi thích". Cái đó là người không biết Đạo họ mới nói như vậy.
Tôi nói thiệt chậm.
Cứ mỗi cái thích của quý vị trong sáu trần nó kéo theo một lô vấn đề các vị có biết không? Đừng có nói với tôi là trưng hoa là vô tội. Sai.
Thích hoa đẹp, thích ăn ngon, thích áo đẹp, thích nữ trang, thích mỹ phẩm, thích nước hoa. Tất cả những cái thích đó trên phương diện xã hội, trên phương diện thế gian, vô tội, thậm chí còn được khích lệ nữa là khác, được pháp luật bảo vệ nữa là khác, đó là cái quyền làm người.
Tuy nhiên khi đã nói đến Phật pháp thì mình phải nói đến một khía cạnh khác. Thí dụ như nói theo phương diện xã hội thì "mình thích gì mình ăn nấy", pháp luật bảo vệ mình . Nhưng không cần nói đến Phật pháp, đi vô hỏi mấy ông bác sĩ cái câu đó đúng hay sai là mấy ổng chửi cho tắt bếp luôn.
Hỏi: "Tôi có quyền ăn gì cũng được phải không?". Bác sĩ là họ đã chống rồi. Không cần bác sĩ, trẫm nè. Tôi có biết một số điều, đó là nước hoa là thứ không nên dùng, mùi thơm nhân tạo là độc. Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, mùi thơm nhân tạo là độc, thích thì dùng vậy thôi. Chứ còn cái mùi nhà quê vậy mà tốt. Thích thì lấy bồ kết, hoa bưởi gội đầu, dầu sả, lấy sả nấu, hoa bưởi, bồ kết, hoa chanh. Thơm được nhiêu thơm nhưng mà bảo đảm là phải sạch sẽ. Thà vậy còn tốt hơn là xài mấy cái mùi độc. Thứ hai, tắm mà ra thơm là tắm chưa có sạch, tắm sạch nó không có thơm. Nói hoài mà không hiểu. Mình tắm để nó trôi cái da chết, mà khi nó trôi mình lại trây một thứ khác vào. Cái chuyện mà các vị nói kem sữa, sữa dưỡng da là tôi không biết nhưng mà theo tôi biết tắm sạch là nó không có thơm. Và ở bên Thụy Sĩ tôi có biết một vài Phật tử họ nói là tốt nhất nên xài kem hoặc thuốc dưỡng da loại không có mùi. Nó có nhiều cái lợi lắm, hạn chế hóa chất độc hại, hai là không gây phiền cho những người khác. Có những cái mùi cô Nga thích mà cô này không có thích.
Tôi nhắc lại lần nữa, khi ta thích một cái gì đó nó kéo theo vô số hệ lụy mà ta không có biết, nhất là thói quen.
Trong A Tỳ Đàm nói rõ cái này. Tất cả chúng ta trong đời sống chúng ta đều có thích và ghét. Đời sống quý vị từ nằm ngửa tới lúc vào quan tài chỉ có thích và ghét thôi. Cái thích càng nhiều thì nó kéo theo nhiều vấn đề.
Tại sao? Là cứ mỗi cái thích như vậy nó cộng thêm cái phước và tội trong đó. Anh mỗi ngày có tu tập các công đức không, anh có bố thí, trì giới, tham thiền, phục vụ, nghe Pháp hay không.
- Khi mà anh có mấy cái đó mà cộng với cái thích thì đời sau sanh ra anh sẽ có những cái anh thích.
- Còn nếu anh thích tùm lum mà anh lại thiếu công đức thì đời sau anh sẽ đi về một cái chỗ thích hợp cho cái đứa thích tùm lum mà thiếu phước.
Các vị có thấy mấy bà điên ăn mặc rách rưới mà gài hoa trên đầu không? Mấy bả cũng thích đẹp mấy bả mới gài hoa chứ nhưng mà do điều kiện tinh thần của bả nó có vấn đề cho nên nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bả. Mấy bà điên mà lang thang chuyện đầu tiên là không có tiền cái đã, rồi không tỉnh táo. Không tiền mà lại không tỉnh, cộng với cái thích đẹp thì nó ra vậy đó. Có muốn tôi dắt đi coi không? Bây giờ thấy chưa? Đó là chuyện trước mắt.
Còn cái chuyện tại sao trong thế giới động vật các vị thấy thiên hình vạn trạng thì cứ vậy mà hiểu. Một bà điên, thứ nhất là phụ nữ thích làm đẹp trước cái đã. Trước hết mình phải nói giới tính trước, chứ mấy ông điên tôi thấy cũng hiếm ông nào mà ghim, cắm lắm, hiếm lắm.
- Một là giới tính,
- hai là thích làm đẹp,
- ba là không tỉnh,
- bốn là không tiền.
Bốn cái này cộng lại ra cái bà đó. Ở dưới thì teng beng, ở trên thì bả lấy mấy cái bông giả người ta vứt ngoài nghĩa trang ghim đầy hết. Đó là cái chứng minh cho quý vị thấy, cái thích và cái ghét cộng những điều kiện khác là sẽ ra cái đó. Cho nên quý vị muốn biết mình kiếp sau như thế nào thì nhìn bây giờ mình đang ra sau.
"Dục truy tìm thế nhân
Kim thân thọ giả thị
Dục truy lai thế quả
Kim thân tác giả thị"
(Muốn biết kiếp trước ta làm gì, nhìn ta bây giờ.
Muốn biết đời sau ta như thế nào, nhìn ta bây giờ.
Nhìn quả bây giờ biết nhân đời trước.
Nhìn nhân bây giờ biết quả đời sau.)
Lớn chuyện lắm.
Cái hạng thứ tư này nhiều chuyện để mà nói.
Tôi nhắc lại, sống trong cõi dục là ta phải quây quần với năm dục. Mà đã quây quần với năm dục thì ta phải chấp nhận hai cái hệ lụy sau đây, đó là
- thích và ghét trong năm dục.
- Và cái thích và ghét đó nó gắn liền với tội và phước.
- Tôi thích đủ thứ nhưng mà tôi lại có quá nhiều phước thì nó dắt tôi đi về một hướng nào đó.
- Tôi thích đủ thứ mà nó cộng với cái tội thì nó dắt tôi đi về một hướng khác.
Rồi ghét cũng vậy. Đừng coi thường mấy cái ghét. Tôi ghét cái gì đó mà cộng với tôi là người có tu.
Thí dụ
- tôi ghét ồn lắm nhưng tôi là người có tu tập, đời sau tôi sẽ sanh ra những cái chỗ yên tĩnh, đẹp.
- Còn nếu tôi ghét ồn mà tôi không có tu hành thì tôi sanh ra làm mấy cái con động vật ở trong rừng sâu, núi thẳm, sâu xa.
Tôi vô trong rừng núi Thụy Sĩ, những vùng sâu vùng xa, trong mấy hốc đá tôi thấy mấy con sóc ở trỏng, quanh năm nó không thấy gì hết. Rồi có những con sóc nó ở phố, có những lúc ra ngoài Galeria bị xe cán.
Thích yên tĩnh, không tu hành thì sẽ làm mấy cái con ở vùng xa xôi vậy đó. Thích yên tĩnh mà có tu hành sẽ về những cái vùng đẹp đẽ. Có nhiều cái nhà bên bờ hồ nhìn chết được, đẹp lắm. Có nhiều cái nhà người chủ hết phước làm chủ, không biết bao lâu họ không về, cửa đóng im lìm, mà mình nhìn cái đó mình mê thiệt là mê, nó hết phước làm chủ. Mà trong khi đó có bao nhiêu tỷ người sống chui rút ở xóm ổ chuột.
Quý vị gặp cái đó quý vị mới thấy nó đau.
Bên Thụy Sĩ nó có những cái bờ hồ nó đẹp như cõi tiên vậy. Có những cái nhà nằm ở vị trí vàng, cực kì đắt địa mà cửa cứ đóng im ìm, mình nhìn thấy cửa bị hư mà, cửa sổ bị vỡ do gió nó thổi, lâu lắm không có người ở. Trong khi ở xứ nóng là chim, chuột, mèo hoang nó về nó ở. Thì những con chim, chuột, mèo hoang đó là những con mà kiếp trước nó rất thích sự yên tĩnh nhưng kiếp này nó không đủ phước để làm chủ, nó chỉ đủ phước, chỉ đủ cái nghiệp để nó vào sống trong ngôi nhà hoang đó thôi. Nó thích yên tĩnh mà nó không có phước. Còn người thích yên tĩnh mà có phước mới làm chủ được cái nhà đó.
Thích bông hoa, cành lá, thơm, đẹp, mà có phước thì sanh làm chủ những cái hoa viên, làm chủ những khu vườn đẹp lộng lẫy. Còn thích bông hoa, chim cảnh mà không có phước thì sanh ra làm những con bướm lang thang trong những khu vườn của người khác. Chưa kể thỉnh thoảng còn bị người ta xịt thuốc sâu nữa.
Thích ăn ngon mà có phước sanh ra làm người có lộc ăn.
Thích ăn ngon mà không có phước sanh ra làm cái loài ăn tạp, gặp cái gì cũng ăn.
Quý vị thấy con gà suốt ngày nó cứ bới hoài vậy đó, con heo suốt ngày cứ ủi hoài vậy đó. Nhất là heo. Sở dĩ tôi chọn hai con này là vì nó thuộc về Nam Bắc song tu, chay mặn đều dùng được hết. Trùn nó cũng quất, cơm nó không có chê, đậu hũ mà có dính nước mắm nó cũng độ luôn. Nó là cái loài ăn tạp, gớm lắm.
Rồi có những loại gấu ở bên Alaska, một năm nó theo hai hệ phái. Có mùa nó ra ngoài mấy con suối nó tát mấy con cá, nó tát bằng bàn tay của nó, nó dứt mấy con cá hồi. Rồi hết mùa cá, nó ăn nấm, nó vô trong rừng nó ăn nấm, nó ăn mấy côn trùng vậy đó. Cho nên là thích ăn ngon mà không có tu hành là làm cái loại đó đó. (...)
Tại sao phải tu Tứ Niệm Xứ?
Tu Tứ Niệm Xứ là kiểm soát được thứ mình thích và mình ghét .
Và có một điều vô cùng đặc biệt mà chỉ có ai tu Tứ Niệm Xứ mới hiểu.
Khi mà ta thường xuyên quan sát cái mình thích và cái mình ghét thì tự nhiên cái thích ghét nó giảm đi. Cái phiền não nó như đứa con nít vậy, tức là khi mình kiểm soát là nó hết quậy. Kiểm soát là nhốt bỏ vô chuồng, bỏ vô củi, bỏ vô cái nôi là nó bớt quậy, chứ còn thả cho nó đi là nó quậy banh cái nhà luôn.
Đời sống của phàm phu chỉ có thích và ghét thôi. Cho nên khi mình sống chánh niệm là mình hạn chế thích và ghét.
Cái này quan trọng, tu hành
- không phải là cố ý thêm cái gì bớt cái gì mà là
- quan sát . Hãy để tự nó mất đi bằng sự kiểm soát, chứ không phải mình có cái ý loại trừ cái này và huân tập cái kia, sai nghe.
Đọc Kinh, nhiều người họ thấy giống giống nên họ tưởng lầm.
Mình tu tập thiện pháp không phải bằng cái ước muốn mong rằng cái đó nó nhiều .
- Khi mong cái đó nhiều nó đã sai rồi.
- Mà mình cũng đừng mong các pháp nó giảm
- mà chỉ đi đúng đường thôi la tự động nó mất.
Cái này là Phật nói chứ không phải tôi. Ngài nói "Áp dụng đúng cách, dầu không muốn lửa vẫn cháy. Áp dụng sai cách, dầu có muốn lửa vẫn không cháy". Cầm một vật bén nhọn mà biết để đúng hướng, đúng chiều, nó mới cắt, mới đâm lủng. Còn một vật bén nhọn mà cầm sai chiều nó không thể cắt, không thể đâm thủng.
Ngài nói mình nghe nó hơi ngộ ngộ "Tu đúng Bát Chánh Đạo đúng cách thì không muốn, không có cái tâm nguyện giải thoát cũng giải thoát".
Người mà không có coi Kinh, nghe cái đó thấy kì kì "Ủa mình phải có cái lòng giải thoát thì mình mới giải thoát chứ?". Nhưng mà nó nằm trong ngoặc đơn (không có Balamật làm gì tu đúng?).
05/09/2020 - 11:10 - hongha7711
Có một lần ngài Anan ngài đi bát. Ngài gặp cái ông đó ổng bắn tên rất là giỏi. Ổng có thể bắn bất cứ chiếc lá nào người ta đề nghị. Ổng bắn vào cái cuống xoài, nguyên một chùm mấy trái xoài . Người ta muốn ổng bắn vào cái trái xanh nhất hay vàng nhất, ổng bắn đúng cái trái đó thôi, giỏi vậy đó.
Ngài đi bát, Ngài đi dĩ nhiên Ngài chỉ nhìn dưới đất, nhưng chuyện gì xảy ra Ngài cũng biết chứ. Ngài nghe người ta nói chuyện bên tai Ngài biết, Ngài về thưa Đức Phật "Bạch Thế Tôn, con đi bát con nghe câu chuyện vậy đó...". Tại sao cái chuyện gì Ngài cũng kể cho Đức Phật nghe? Bởi gì Ngài biết bất cứ chuyện gì đến Đức Phật rồi thì cũng ra một pháp thoại.
Đức Phật hỏi ngài Anan:
- "Anan nghĩ sao, cái chuyện bắn trái xoài đó khó thiệt đó nhưng so với chuyện chẻ sợi tóc ra làm bảy rồi mình túm nó lại một mối, cái nào khó hơn?".
Ngài Anan mới nói:
- "Dạ bắn trái xoài khó thiệt nhưng chẻ sợi tóc ra làm bảy là khó rồi chứ đừng có nói chuyện túm nó".
Thì Đức Phật nói:
- "Cái chuyện hiểu được Bốn Đế nó còn khó hơn chẻ sợi tóc làm bảy nữa".
Nó kẹt vậy nè, khi cái Balamật mình không có đủ là mình đụng đâu dính đó, nó bị super glue.
Thí dụ như kêu: "Con quán vô ngã đi con",
là bắt đầu nó quán:
- "Thân của tôi là vô ngã",
- "Lúc này tôi tu tuệ quán nó khác hơn tôi trước đây",
- "Tôi hơn mấy người chung quanh" hoặc là
- "Tôi thiếu phước hơn mấy người chung quanh, tôi thấy họ ngồi được lâu còn tôi ngồi không được nhiều".
Quý vị nghe nó có mệt không? Tức là đi đâu mình cũng vác cái "tôi" to đùng theo mà bỏ không được mà nói gì thì nói.
Rồi họ còn lén lén nghĩ bậy nữa:
- "Nếu nói vô ngã vậy ai tu?".
Mà tại sao họ không chịu hiểu rằng không hề có chiếc xe, chỉ có cái sự lắp ráp phụ tùng mà có xe. Nói bao nhiêu lần họ cũng không hiểu, họ cứ ấm ức:
- "Nếu vô ngã thì không có người nào 'no body' thì ai làm thiện làm ác".
Mà tại sao họ không hiểu là 'something'?
Từ cái 'somebody' chuyển qua 'something' mà họ nghĩ không có ra. Họ hiểu nhiều cái lạ lắm.
--ooOoo--
Vô ngã không phải là 'nothing' mà là 'nobody'.
Và khi mình hiểu được lý vô ngã thì mình hiểu được mình không phải là 'somebody' mà mình là 'something'.
Và mình quan sát cái 'something' đó nó đang như thế nào.
- Nó đang đi,
- đang đứng,
- đang ngồi,
- đang nằm,
mình nhìn nó như cái vật bên ngoài vậy, đừng có tham dự vào nó nữa, vậy mà làm không được.
Chứ lúc nào cũng nhìn, cũng tu hành dưới góc độ "Tôi tu", "Tôi là", "Cái này của tôi", bỏ không được là không được, khó lắm.
Rồi chưa hết, làm sao để thấy cho được rằng
- mọi thứ là khổ và
- niềm đam mê trong cái nào cũng là nguyên nhân sanh khổ.
Đối với nhiều người thấy cái chuyện đó rất là đơn giản. Nhưng với nhiều người, họ không có cam lòng.
Họ ngạc nhiên ở chỗ là
- mình bị ngứa,
- mình bị mỏi,
- mình bị nhột,
- mình bị hờn giận,
- mình bị tức tối,
- mình bị sợ hãi, cái đó là khổ thì đúng rồi.
Nhưng tự nhiên
- tôi đang mát mẻ, vui vẻ
- kêu tôi thấy đó là khổ
- thì làm sao tôi thấy được?
Mà họ quên một chuyện, bởi tôi nói
- phải học giáo lý,
- học trước
- rồi trên cái nền đó sẽ có một ngày tự nhiên nó hiểu.
Khổ có hai, nhớ không?
- Khổ cảm giác và
- khổ bản chất.
Từ đó giờ mình nói toàn khổ cảm giác không à. Máu lệ, rồi sanh già đau chết, sanh ly tử biệt, muốn mà không được, rồi thương phải xa, ghét phải gần. Nói tới khổ là mình toàn nói khổ cảm giác không.
Nhưng mà nó có cái loại khổ bản chất nữa.
Còn nhớ ví dụ của tôi không, tôi gặp thằng bạn đứng ngoài Bellaire nó cầm bông hồng, năng chan chan hoặc là trời lạnh như cắt. Nó đứng ôm bó hồng mà mặt nó tươi rói,
- "Sao mày đứng đây làm cái gì?
- "Chờ nhỏ bồ"
- "Trời, ông ơi! Nó đang hát với thằng kia ở trong tiệm kìa cha! Đi về đi"
- "Không. Nó hứa lát nó ra. Nó nói nó thương có mình tui à".
Mà nó đang hí hửng nó cười. Xét trên mặt cảm giác, cảm xúc thì nó đang hạnh phúc đúng không? Nhưng mà tôi có quyền nói câu này không "Sao tao thấy mày khổ quá à, Tèo ơi!". Được không?
Cái khổ đó không phải là khổ cảm xúc. Cảm xúc thì nó đang sướng đó.
Nhưng mà nói về bản chất là tôi biết sớm muộn gì thì nó sẽ khóc một thúng luôn.
Cho nên khổ có hai, một là khổ cảm giác, hai là khổ bản chất. Có nghĩa là sao?
Nghĩa là
- ngay trước mắt nó đắng ngọt không biết
- nhưng sớm muộn nó cũng dẫn về nước mắt.
Không học giáo lý không biết cái khổ thứ hai này.
Cứ ăn rồi nói mình khổ với sướng, chỉ toàn nói cảm giác không, mình quên cái thứ hai.
- Cái khổ cảm giác nó cạn lắm, chỉ là một phần nhỏ thôi.
- Cái chính là khổ bản chất, bản chất bất toàn.
Một cái người biết Đạo họ nhìn cái đám ma họ không có rùng mình bằng họ nhìn cái đám cưới.
- Bởi vì cái đám ma là 'finish', là dấu chấm hết. Kể từ nay về sau không ai cần thiết và bận lòng về người đã chết nữa, người đã chết mình thích thì nhắc chơi cho vui thôi, không nhắc họ cũng không sao.
- Nhưng mà cái đám cưới là mệt. Đám cưới nó là bắt đầu, là không biết chuyện gì đằng sau cái đám cưới đó.
Tôi rời Việt Nam năm tôi ba mươi tuổi. Hồi đó trong nước tôi đọc sách tôi biết cái chữ ly dị là gì, nhưng đối với tôi cái từ đó xa lạ như Niết Bàn vậy đó. Tới hồi tôi qua Mỹ tôi mới biết, mấy người tôi gặp này nè, nhiều lắm, có người đang ly thân, có người đã ly dị, sắp ly dị, mới vừa ly dị, nhiều lắm. Dĩ nhiên từ một vị thế tu sĩ tôi không có khích lệ, chống đối gì hết nhưng mà tôi chỉ nói cho quý vị biết là trong bản thân cuộc hôn nhân nó đã chứa cái mầm tan vỡ trong đó rồi.
Phật dạy rất là kỹ "Bản thân cái nụ cười nó đã chứa nước mắt trong đó". Trong bản thân cái sự gắn kết nào nó đều chứa cái sự đổ vỡ trong đó. Đó là cái luật. Ngài nói rằng "Bản thân cái bình gốm khi nó xuất xưởng ra lò, nó đã chứa trong đó cái khả năng đổ vỡ".
Tôi nhớ có một đệ tử hỏi sư phụ
- "Người tu có yêu không thầy?". Thầy nói
- "Có".
Cái nó nói
- "Vậy người tu với người đời giống nhau hả thầy?".
Thầy nói
- "Không. Người đời họ yêu sợ đỗ vỡ. Người tu yêu sợ đổ bể!".
Mặc dù 'vỡ' với 'bể' nó giống nhau. Người đời yêu sợ đổ vỡ, như tôi yêu là sợ đổ bể.
Cho nên tu Tứ Niệm Xứ là kiểm soát được cái mình thích và ghét. Tại sao nó quan trọng như vậy? Nói rồi!
Càng nhiều cái thích là càng nhiều vấn đề. Vì sao?
Mỗi cái thích như vậy nó sẽ cộng với cái phước với tội. Mà phước với tội, cái nào nhiều? "Tội nhiều".
Thấy chưa! Còn ai không tin tôi nói luôn, xem coi một ngày mình có bao nhiêu phần trăm tội, bao nhiêu phần trăm phước là biết à. Phải xé vấn đề ra mình mới thấy khiếp, mới thấy tại sao tôi lôi cái chuyện này ra phanh phui cho nó lớn chuyện, nói chưa có hết, chưa có đã.
Tu Tứ Niệm Xứ là kiểm soát cái thích và cái ghét của mình. Và người tu không có mong cái gì và cũng không có đuổi cái gì. Tất cả chỉ là nhìn thôi.
Tại sao không mong, không đuổi?
- Mong mà không được là khổ,
- mà đuổi không được cũng là khổ.
- Cho nên người tu không có ngu gì đi chuốc khổ hết.
- Chỉ có nhìn thôi.
- Càng bớt mong, càng bớt đuổi.
Nên nhớ thế này, nó bớt mong tự nhiên nó bớt đuổi à.
Bởi vì cứ một cái thích là nó kéo theo một cái ghét. Tôi nói hoài mà không nhớ cái đó? Nó đi một cặp.
- Cứ là tôi thích êm ấm là tôi ghét cái gì lạnh lẽo.
- Tôi thích mịn màng thì tôi ghét cái gì sần nhám, thô ráp.
- Cái luật nó như vậy đó.
- Thích ấm áp thì ghét lạnh lẽo.
- Thích mát mẻ thì ghét nóng nực.
- Hễ mà thích cái này thì tự nhiên sẽ có cái ghét đối lập.
Cho nên chỉ có sống chánh niệm mình mới có dịp nhìn rõ mình.
Mà nhìn rõ cái gì?
-Chỉ có thích và ghét thôi.
Và các vị hỏi tôi:
- "Ở đâu nói vậy Sư?".
- Dạ trong kinh Tứ Niệm Xứ. Trong kinh Tứ Niệm Xứ nói: "Này các vị tỳ kheo. Chánh niệm, tỉnh giác quán thân trong thân, diệt trừ tham ưu ở đời".
- Tham tức là thích, mà
- ưu tức là ghét.
Ưu ở đây
- là bất mãn,
- là ghét bỏ,
- trốn chạy,
- là tống khứ,
- là từ chối,
- là từ khước.
Còn tham
- là thích,
- là kiếm tìm,
- là đầu tư,
- là theo đuổi.
Toàn bộ đời sống sanh tử của mình
- là chỉ quẩn quanh trong cái chuyện trốn khổ tìm vui,
- là đi theo cái thích và trốn lánh cái mình ghét.
Nó xui một chỗ là
- lòng tham mình thì không đáy, mà
- phước báu mình thì quá ít, mà
- chuyện đời nó vô ngã.
Cho nên
- cái mình thích thì cơ hội nó không có nhiều.
- Cái thích của mình nó chỉ vừa đủ tạo ra cái ghét thôi.
Trong kinh nói trên đời này mà có 'toại nguyện' là chỉ có Chư Thiên thôi, muốn gì được nấy, chứ mang thân nhân loại thì không được.
Trong kinh Hiền Ngu, Trung Bộ, nói phải lấy kinh ra mà nói bà con mới tin.
Ở đây có cô Phượng bên Việt Nam mới qua . Mỗi lần cổ nghe tôi giảng cái gì là cổ về cổ hỏi: "Sư, cái đó hay quá, mà Sư nói hay Kinh nói?".
Như cái này tôi phân bốn hạng, bả ra bả thỏ thẻ bả tâm sự: "Sư, cái đó Kinh nói hay Sư nói?". Cái tôi mới nói tôi mà chế ra được cái đó tôi lên 'tòa' tôi ngồi rồi.
Nhưng mà nếu có học giáo lý quý vị biết cái đó là tôi nói hay Kinh nói đúng không? Cách phân tích này các vị thấy có gom hết tất cả chúng sanh không? Hết sạch rồi. Làm sao tôi nghĩ ra được cái đó ?
Thì kinh Hiền Ngu Đức Phật nói thế này: "Này các tỳ kheo, vua chuyển luân thánh vương (đọc Chánh Tạng còn phải đọc thêm chú giải. Trong chú giải nói thế này).
Chuyển luân thánh vương có ba trường hợp.
Một là Kim Luân Vương.
Hai là Ngọc Luân Vương.
Và ba là Ngân Luân Vương".
Ngân Luân Vương là cái ông chuyển luân vương mà ổng chỉ cai trị có cái hành tinh này thôi. Mà ổng là ai? Các vị có nghe chữ Đế Vương Hoàng không?
08/09/2020 - 04:30 - hongha7711
(Còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt) Sư Toại Khanh Giảng Bốn Truyền Thống Thánh Nhân (2-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=AS9LfU4cqzo&abt=B%E1%BB%91n+Truy%E1%BB%81n+Th%E1%BB%91ng+Th%C3%A1nh+Nh%C3%A2n
Ông Đế, rồi ông Vương, ông Hoàng. Thí dụ như chúa Nguyễn Vương, rồi Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Quốc.
Đế là ông vua cao cấp nhất có sức ảnh hưởng nhiều nhất.
Còn Vương là căn cứ một vùng nhỏ. Hồi xưa ở bên Tàu ông nào có công nhiều thì vua ban cho làm vua một cõi, một góc riêng, mấy ông đó gọi là vương hết.
Còn ông Hoàng là lớn hơn ông Vương. Ông Đế với ông Hoàng là một, nhưng mà ông nào quyền lực nhiều, đức độ nhiều, ảnh hưởng nhiều, cũng là Hoàng đó nhưng mà ông đó được gọi là Đế. Hoặc là họ kêu chung Hoàng Đế.
Trong nhân loại của mình cứ mỗi một vùng lớn, vùng bé, có một ông đứng đầu, mình gọi là ông vua hoặc lãnh chúa.
Nhưng Chuyển Luân Thánh Vương là sao?
Tức là lâu lâu trên hành tinh này xuất hiện một con người đủ ba mươi hai tướng tốt như Đức Phật vậy. Lâu lâu có một con người như vậy. Mà ở đâu ra con người đó? Là trong ngàn triệu ông vua có một ông mà tu tập nhiều đời.
Ông Ngân Luân Vương ổng cũng có ba mươi hai tướng tốt. Mà ba mươi hai tướng không phải ngẫu nhiên mà có.
Mà thí dụ
như ổng có cái tướng gót chân dài là do nhiều đời ổng giữ giới sát sanh, giữ giới bằng sát. Người có cái gót chân đặc biệt như vậy thì không có bị người khác làm cho tử thương, tức là không có chết do người ta đâm chém. Người có gót chân dài là đau thương bất nhập mà bất độc, bất xâm. Bất độc, bất xâm tức là mình không có đầu độc, mình bỏ thuốc không chết được.
Rồi Ngài có cái tướng cái lưỡi Ngài nó dài hơn người bình thường, thì kẻ thù ghét mình bằng trời nghe Ngài nói, ghe cái giọng Ngài thôi là nó bị nhũn như bún thiêu vậy. Là vì nhiều đời Ngài chỉ nói cái lời cao ngôn mỹ từ thôi.
Rồi nhiều đời Ngài không có nhìn ngang liếc dọc, thấy huých lườm liếc, chỉ nhìn người khác bằng cái lòng lành thôi, cho nên đời này sanh ra cái cặp mắt của Ngài đẹp hơn người bình thường. Kẻ thù muốn đâm Ngài cái nó nhìn mắt Ngài là nó muốn buông gươm, buông kiếm, nó bị nhũn ra.
Tổng cộng là có ba mươi hai đại nhân tướng, có được từ ba mươi hai cái công đức.
Trên người Ngài đầy hết, không có chỗ nào lõm xấu như người bình thường, là vì nhiều đời Ngài bố thí thức ăn ngon cho người khác, có gì ngon Ngài hay chia. Có nhiều người họ thảo ăn lắm, mà thảo ăn là sanh ra là người có lộc ăn. Tôi thấy nhiều người họ thảo ăn lắm, có gì một chút cũng kiếm chia, mà tới hồi cái quả nó trổ thì ai có gì ngon là nhớ họ đầu tiên. Tôi không biết tôi tạo cái nghiệp gì mà người ta là món ngon vật lạ mà tôi là vật lạ nhiều hơn món ngon. Chắc hồi đó mình cũng cho người ta cái gì ngộ ngộ vậy đó. Chè mà mình chang nước mắm hay cái gì không biết. Mà đời này sao tôi ăn nhiều thứ đồ lạ lắm, vật lạ nhiều, món ngon thì hiếm, có nhiều món không tên luôn. Ông Vũ Thành An ổng có mấy chục bản Không Tên, còn tôi tôi toàn ăn đồ ăn không tên không. Ngài nhiều phước lắm, cho nên anh phải tạo mấy chục cái công đức như vậy thì anh mới có đủ ba mươi hai tướng tốt. Mà cũng tạo ba mươi hai công đức như vậy đó, nhưng mà cái ông mà nhiều, dĩ nhiên phải có chênh lệch chứ.
Cái ông cấp độ một, ổng nhiều nhất thì sẽ là Ngọc Luân Vương. Tức là khi mà ổng có đủ ba mươi hai tướng tốt thì có một ngày tự nhiên ổng nghĩ trong bụng "Có cách nào khiến cho mọi người đều làm lành lánh dữ, thương yêu nhau như anh em một nhà không ta?". Tự nhiên có một ngày khiến ổng nghĩ như vậy. Ổng đang là hoàng tử mà tự nhiên ổng nghĩ như vậy "Có cách nào mà mọi người, thiên hạ gom về một mối không ta?". Rồi suy nghĩ thứ hai "Muốn làm được chuyện đó là ta phải dùng sức mới giúp cho người ta được. Thiên hạ nó loạn lắm, mình phải là người tác động chuyện đó". Khi mà ổng nghĩ được như vậy thì bước thứ hai là gì? Ổng nghĩ "Ta phải thay đổi mình thành một con người mới thì ta mới làm được chuyện đó". Cũng chính cái phước nó khiến ổng nghĩ như vậy và cũng chính cái phước của ổng nó mới khiến ổng nghĩ đến cái chuyện là tự động ổng phát nguyện trai giới suốt bảy ngày. Các vị nghe các vị không tin, nghe nghĩ đây là chuyện phong thần nhưng tại các vị không có phước.
Tôi nói cho các vị biết một chuyện, trong kinh nói khi mà cái phước nó đến nó khiến cho mình có những suy nghĩ, những chọn lọc thông minh.
Bình thường mình không có thích mua nhà đất, mà tự nhiên bửa nay nó khiến làm sao, có người kêu mình "Alo, có cái nhà đó được mày mua không?". Cái mình nói "Ờ, được đó. Mai mốt có giá bán lại hoặc tôi sửa cuối tuần tôi về đó ở một mình nó cũng mát". Tự nhiên nghĩ vậy đó, mua xong ít bữa cái nhà đó lên gấp tám lần, hốt bạc. Do cái phước nó dục.
Nhiều khi cái tội nó tới nó cũng giục cho mình nghĩ ngu nữa. Tự nhiên đang đi vậy change lane không thèm dòm, đang đi ngon tự nhiên muốn change lane, dứt ngang... rước đi luôn. Cái nghiệp nó tới nó giục cho mình có những quyết định rất là ngu. Tự nhiên à, tôi thấy cái đó có. Tự nhiên buổi sáng bình thường cái mình đi kiếm chuyện à.
Bình thường bình bông nó vẫn nằm ở đó, tự nhiên bửa đó mắc cái chứng gì bà vợ bả gây:
- "Cái nhà này ngộ lắm, ở đâu cũng bình bông hết, để vậy đó tôi bực mình lâu rồi tôi không có nói".
Mà cái bình nó đã nằm đây tám năm rồi. Mà chính bả là cái người thay bông, ổng chồng ổng chỉ có tội là ngày xưa ổng là người mua cái bình này thôi, và khi ổng đem về là bả đã đồng ý rồi, bả mới để đó mà chính bả là người đã trưng bông tám năm nay rồi. Mà tự nhiên mắc cái chứng gì mà bữa đó tự nhiên bả moi ra bả gây:
- "Nhà ở đâu cũng bông hết, vướng tay vướng chân".
Hoặc có bữa bả gây thế này:
- "Ông đó, ông mua đồ xài không có được".
Ổng tức:
- "Tôi mua cái gì xài không được? Ai shopping mỗi tuần, you hay tôi"
- "Ông đó, ông mua tùm lum hết!"
- "You nói cụ thể đi, tôi mua cái gì?"
Bả dòm quanh:
- "Đó, đó, cái bình chữa lửa nè, mua về đâu có xài đâu!"
Cái ổng hỏi:
- "Bà muốn xài không? Tôi thấy muốn rồi đó".
Tức là cái cơn nó lên, cái nhà sắp có chuyện, cái tự nhiên nó giục cho nói ngu, trong khi cái bình chữa lửa là cái cần thiết mà tự nhiên gây nhau ma nó nhập tự nhiên nói: "Ông mua tùm lum không xài được". Ổng hỏi "Cái gì?". Bà tìm không ra, bả thấy cái bình đỏ đỏ là bà chỉ.
Cái ổng hỏi "Giờ bà muốn không? Đó là cái món đồ mà khi tôi mua tôi không muốn có ngày sử dụng, bà hiểu không? Đó là một trong những món mà tôi mua tôi không muốn có ngày sử dụng".
Thí dụ một món nữa là ... , lúc mình mua mình có muốn có lúc dùng không? Mặc dù mua là để có chuyện dùng nhưng mà không muốn dùng. Có những cái món mình mua nhưng mình không có muốn có dịp xài. Thí dụ như thuốc cảm, tiện tay thì mua nhưng tôi không muốn có dịp tôi uống thuốc. Nó đâu phải kẹo đâu mà buồn buồn vợ chồng mỗi đứa một nắm, nó đâu có đâu. Mà tôi bày cho, thí dụ hiểu chậm quá kiếm cái loại ... đứa một nắm.
Cái ông Ngọc Luân Vương sau bảy ngày trai giới tự nhiên có một cái bánh xe bằng ngọc tự nhiên nó xuất hiện trên tay ổng. Ổng chỉ cầm trên tay ổng nói là Dallas, ổng có mặt ở Dallas. Ngài muốn đi đâu Ngài chỉ cần cầm cái đó Ngài xoay. Nhưng vì Ngài là Ngọc Luân Vương với cái bánh xe ngọc đó Ngài đi ra khỏi cái hành tinh này. Chuyện này nó hơi phong thần, có nghĩa là Ngài không có bị ảnh hưởng bởi vấn đề khí quyển và áp lực trái đất, atmosphere và gravity. Nhưng mà chỉ cần mình hiểu nôm na là cái ông đó ổng phước nhiều.
09/09/2020 - 07:02 - hongha7711
Còn cái ông Kim Luân Vương cũng làm y chang vậy nhưng mà bánh xe bằng vàng, chỉ đi được có hai hành tinh, Trái đất này và một cái hành tinh nữa, hành tinh mà có người ở mà khoa học bây giờ chưa tìm ra cái đó, nó xa.
Còn cái ông thứ ba, tệ nhất là Ngân Luân Vương, cái bánh xe bằng bạc, ổng chỉ có ở đây thôi, ổng chỉ đi xa nhất trong Trái đất này thôi.
Và Ngài nói rằng "Này các tỳ kheo, ba vị chuyển luân vương
- vị nào cũng ba mươi hai tướng tốt, và
- vị nào cũng đẹp hơn người bình thường, và
- vị nào cũng sống lâu hơn người bình thường, và
- vị nào cũng có những món báu vật như là ngựa báu, voi báu. Con voi, con ngựa có thể đi vòng quanh Trái đất kịp để vua ăn sáng.
- Và nữ báu, là khi các vị này làm chuyển luân vương là Chư Thiên sẽ đem tới cho các vị một người con gái mà không quá cao, không quá thấp, không quá trắng, không quá đen, không quá mập, không quá ốm, người tự nhiên có mùi thơm, không xài tới mỹ phẩm và lòng nàng chỉ biết có vua, nàng không nghĩ đến người khác.
- Tướng quân báu là một vị tướng có khả năng hành quân rất giỏi, không có cần động dao động kiếm mà vẫn có thể chinh phục được đối phương bằng cái mưu trí của mình.
- Và cư sĩ báu, vị này có khả năng là bất cứ chỗ nào Ổng cần (vàng) Ổng thò tay xuống là có. Vua có bảy báu như vậy".
Ngài nói rằng "Này các tỳ kheo, nghe tả như vậy các ngươi thấy chuyển luân vương rất là sung sướng. Nhưng mà ta nói rằng cái hạnh phúc, khoái lạc của chuyển luân vương có được chỉ là một hòn sỏi so với cái núi".
Tức là so với Chư Thiên, so với Chư Thiên ở cõi Đao Lợi thôi, thì hạnh phúc của chuyển luân vương chỉ là một hòn sỏi so với một ngọn núi thôi. Hạnh phúc của Chư Thiên nó khác với loài người xa như vậy. Rồi thì sao?
Nó vô thường, sống hết tuổi thọ trên đó rồi thì bất định. Cái này phong thần, các vị có quyền không tin nhưng mà tôi phải kể hết.
Có một vị đại lực tiên ông ổng có một ngàn cô tiên đẹp lắm. Mà trong kinh nói Chư Thiên họ không trãi qua giai đoạn nằm nôi bú bình như mình. Khi mình có phước ở dưới đây mình tắt thở là mình có mặt trên cõi trời y như mình nằm ngủ rồi giật mình thức dậy vậy. Tự nhiên mình đang ngủ mình nghe thơm ngát, mát lạnh, du dương, mình mở mắt ra mình biết mình đang ở cõi trời. Tất cả các vị có mặt trên cõi trời đều có dung sắc của một người trưởng thành. Và cứ giữ dung sắc đó đến ngày chết chứ không có già đi. Ở đó không có bệnh, không có bị những thứ như ruồi, muỗi, đau lưng là không có. Họ giống như là sương khói. Mà cái này mới rùng rợn là một ngày nào đó họ cảm thấy mệt mỏi, trong cái hình dáng sương khói đó họ cảm thấy mệt mỏi, họ thấy hào quang họ nó mờ, họ thấy những bông hoa trên người họ nó héo là họ biết họ sắp chết.
Lúc đó mới lớn chuyện, cái ông tiên nào bình thường biết tu tập, biết Phật pháp, biết là ổng sẽ quay lại cái cõi này hoặc sẽ về cái cõi cao hơn hoặc là xuống cõi người cái gia đình nào ổng muốn. Còn ông nào thiếu phước, lúc đó ổng hoang mang không biết sẽ đi về đâu. Sợ lắm, sau khi sống mấy chục triệu năm sung sướng, thấy hoa héo, thấy hào quang mờ, thấy mệt mỏi, lúc đó mình biết mình sắp mất mình không biết mình sẽ đi về đâu.
Mình sống bảy chục năm, tám chục năm, hôm qua tôi có nói .
Có bốn hạng người chết trong hoảng loạn, sợ hãi.
- Một là cái người trong cuộc sống thích hưởng thụ, khi chết tiếc nuối.
- Hạng thứ hai là coi nặng cái thân xác này, khi chết cũng hoảng loạn, sợ hãi.
- Cái hạng thứ ba là quá nhiều tội ác.
- Hạng thứ tư là làm quá ít phước báu.
Mình sống mấy chục năm mình đã hoảng loạn. Quý vị tưởng tượng sống mấy chục triệu năm chỉ toàn hưởng thụ không, khi mình biết mình sắp chết, sợ dữ lắm.
Cái hạng thứ tư này nó thấy hết mấy cái đó, nó biết, nó có học giáo lý nó biết hết mấy cái đó. Nó chán, nó không muốn sanh về cõi nào, nó muốn đi cho sớm thôi.
Tôi nhắc lại lần nữa, tôi nói thiệt là chậm, tôi mong ở đây có người hiểu, không hiểu tại chỗ, thì về hiểu hoặc tháng sau, năm tới. Tôi nói thiệt chậm:
Chúng ta trong Kinh nói giống như con khỉ vậy, tức là mình cầm con khỉ mình liệng nó lên trên cây nó phải chụp một cái chỗ nào đó.
Chúng ta hạnh phúc là
- do cái tiền nghiệp nó đẩy mình vào đây và
- do cái tập khí phiền não nó khiến mình hễ mình rớt vô chỗ nào là mình thích chỗ đó.
Tôi mong quý vị hiểu được chỗ này vì nó rất là sâu.
Do cái tiền nghiệp nó đẩy mình rớt vào chỗ nào đó, rồi do cái phiền não nó khiến cho mình rớt vào đâu thì thích cái đó. Dầu mình sanh ra trong một hình hài tật nguyền, một gia đình khó khăn, nghèo khổ thì mình vẫn thích được làm người, thích được sống. Có đúng không? Tôi nói có đúng không?
Dầu tật nguyền, xấu xí cấp mấy ai cũng tham sống sợ chết hết.
Người khùng, người điên họ ăn họ biết ngon không? Biết chứ. Bằng chứng là đưa đồ dở nó không ăn.
Mà nó khác mình ở chỗ là, mình không thích, mình cũng tỏ ra lịch sư.
Còn nó không thích nó phun cái phẹt.
Do tiền nghiệp mà mình có mặt ở một cảnh giới nào đó.
Do phiền não khiến cho mình đam mê cái chỗ mà mình có mặt dầu cho cái chỗ đó không ra gì hết.
Bước thứ ba, do cái nghiệp phiền não mình đam mê bản thân mình vô điều kiện.
Hồi mình dậy thì mình thấy mình đẹp.
Tới hồi mình có chồng rồi, mình bệ rạc hơn chút, mình cũng thấy mình đẹp.
Lớn một chút nữa, sa sút, xuống cấp, không còn đẹp nữa, đập hết xây lại. Có không?
Tới lúc bảy chục tuổi mình cũng ráng nghĩ mình đẹp nên mới đắp, mới tô tùm lum. Đúng không? Nói thiệt, đừng có nói dóc.
Nếu mà anh nói với tôi anh không đẹp vậy anh đeo tùm lum làm cái gì?
Anh đeo vòng, vàng, nhẫn, anh đeo cho ai?
Tôi đang nói thuyết pháp làm ơn cho tôi nói thiệt, đừng có buồn.
Mà nó khổ là quý vị khoái các vị mà nói ngọt:
- "Hay quá, bà con hay quá. Bà con có phước báu, có duyên lành mới gặp mặt nhau ở đây nè".
Cứ toàn nói ru không à, mà không chịu nói thiệt. Hôm nay mình nói hết lời ra luôn.
- Có nghĩa là do tiền nghiệp mình có mặt tùm lum ở cõi này cõi kia.
- Thứ hai là do tham ái mà sanh ra ở đâu mình thích ở đó.
- Thứ ba, do nghiệp tham ái mà mình đam mê bản thân mình vô điều kiện.
- Và cái thứ tư, là do nghiệp phiền não hiếm người nghĩ đến cái chuyện giải thoát cái mình đang có.
Tại vì sao?
Vì kẹt cái thứ ba, do thích một cách vô điều kiện cho nên mình không có nghĩ đến cái chuyện giải thoát khỏi nó.
Có nghĩa là
- do cái tiền nghiệp mình có mặt trên cái bàn này, nhưng mà
- do cái nghiệp tham ái nó khiến cho mình thấy cái bàn này nó đã đời lắm.
Chính vì cái chỗ mình thấy nó hay cho nên mình không có nghĩ được cái chuyện mình rời cái bàn này mình đi. Cho dù nó là vũng sình, là đầm lầy, mình mà vô đó rồi mình thấy nó là tất cả.
Trong Kinh nói trong vô số kiếp luân hồi làm trâu, làm chó, làm heo, làm ngựa, làm người, làm trời, có một cái kiếp nào đó tình cờ mình nghe được mấy câu nói này, mấy câu nói nãy giờ.
Nếu lúc đó mình có phước nhiều mình nghe câu này mình đi tu liền.
Còn mình phước ít mình chỉ nghe rồi mình để nó nằm ở đó.
Phải qua nhiều nhiều nhiều kiếp nữa có người thứ hai nói lại cái câu này nữa nó mới đậm hơn một chút.
Còn cái chuyện bao lâu các vị nghe lại lần thứ ba? Bao lâu thì tôi nói không được.
Cô Nga này hai ngàn kiếp cổ nghe được một lần. Cô Loan tới sáu ngàn kiếp cổ mới nghe được một lần. Có nhiều khi có người nói mà lúc đó mình không thèm hiểu. Rồi có lúc mình đủ sức hiểu thì không có đứa nào nó nói.
Cho nên trong Kinh nói có nói những cái điều đại bất hạnh là
- khi Phật ra đời mà mình không được mang thân người, hoặc
- làm người ở cái vùng biên địa.
Nguyên cái hành tinh này nó chia ra làm hai vùng cư trú.
- Vùng một gọi là (Pali) là vùng biên địa, cái vùng mà không có ánh sáng văn minh soi rọi, cái vùng mà hàng tứ chúng Tăng, Ni, Phật tử không có lui tới.
- Cái vùng thứ hai gọi là (Pali) là vùng trung thổ, gọi là vùng văn minh.
Văn minh gồm có hai là văn minh vật chất và văn minh tâm linh.
- Văn minh vật chất nó tệ thiệt nhưng ít ra nó cũng đỡ hơn vùng bán khai mà
- tốt nhất là vùng văn minh tâm linh.
Trong Kinh nói Trái đất mình nó theo chu kỳ, có lúc trung tâm văn minh nó nằm ở đâu, nó cứ chạy vòng vòng, có lúc ở đây, có lúc ở kia. Nó khổ ở chỗ là có trung tâm văn minh nó lại chia làm hai là văn minh tâm linh và văn minh vật chất.
Và các vị cũng thắc mắc là các nền văn minh đó nằm ở đâu?
Dạ, lục đại cũ xưa nó chìm xuống biển và cái mới nó trồi lên.
- Và cứ không biết bao nhiêu hằng hà xa số kiếp mà nghe lại cái đó một lần. Rồi mình bỏ qua.
- Rồi lâu lâu có cơ hội làm người mình chui lên nghe được một cái nữa. Rồi mình bỏ qua.
- Cái nghe đó nó lặp lại nhiều lần .
- Rồi đến khi gặp Phật,
- Phật ra đời,
- Phật nói lần nữa
- cái mình đắc.
- Rồi có nhiều người họ làm trâu, làm chó,
- họ cũng có cái căn tánh bồ đề,
- nhưng mà bây giờ nó đã mang cái thân đó rồi.
- Nên ngay bây giờ Phật pháp còn ở đời
- nhưng mà bây giờ họ vậy đó,
- họ làm con này con kia
- là thua.
Tôi nói thiệt là chậm chỗ này:
- Do cái nghiệp quá khứ mà bây giờ mình có mặt ở nơi nào đó và
- do cái nghiệp tham ái, phiền não cho nên mình thích cái này, ghét cái kia.
- Và cũng do nghiệp tham ái mình có mặt ở đâu là ôm chặt chỗ đó.
Tôi hỏi cái này có lẽ các vị đồng ý.
Vàng với kim cương nó quý bởi vì nó hiếm đúng không?
Nếu bây giờ có một cái hành tinh nào đó vàng với kim cương nó nhiều hơn sắt và đồng, thì ở đó đồng với sắt nó quý đúng không?
Có nghĩa là cái mà mình thấy quý nó rất là tương đối.
Chưa hết, cái này mới phũ phàng.
Tối nay về mở cái hộp nữ trang ra coi, nó đau ở chỗ là cái Rolex, rồi mấy cái vòng, nhẫn, xuyến trong đó, nếu để yên đừng đập phá nó thọ hơn mình đúng không? Còn phải không? Nghĩ đến nản lắm. Nản lắm!
Có nghĩa là mình biết mình sống không bao lâu nhưng mà luôn thích xài đồ bền.
Có những cái món bền đến mức mình không nghĩa lý gì đến nó hêt.
Cái bàn (solid wood) nếu mà không có đập phá nó, nó vài trăm năm tỉnh bơ.
Bên Thụy Sĩ nó có mấy cái lâu đài xưa, mấy cái cầu thang gỗ là ba, bốn trăm tuổi .
Bây giờ nó bị lỏng rồi là do nhiệt độ khiến nó co rút, co giãn nên nó lỏng nhưng mà nó vẫn chắc khừ.
Rồi có những castle mà tôi tới nó cất đẹp lắm, bên ngoài nó tròn vo mà bên trong chính giữa là cái sân, cái sân nó lót đá granite dày mà người ta đi riết nó mòn nó bóng luôn, mấy trăm năm đó, không biết bao nhiêu thế hệ sơ, cố, nội, cha, ông sơ, ông sờ, ông xẩm, ông xít, cháu, chắc, chút, chít, chót, chét, nó đã sống ở trong đó bây giờ nó đi hết rồi mà cái nhà đó vẫn còn.
Mình thấy đời mình rất là phù du và rất là trẻ thơ, khờ dại lắm. Mình đi đầu tư những thứ mà mình sống không bằng nó. Nhìn cái đó nản lắm.
Tôi nhắc lại do cái nghiệp quá khứ mà bây giờ ta có mặt ở đâu.
Thứ hai do cái nghiệp phiền não, sanh ra ở đâu là bám chặt chỗ đó mà tưởng cái đó là hay lắm.
Như nguyên cái bộ phụ kiện trên người bà đó, bả vừa ý bả mới mặc đúng không? Chứ bây giờ bả tháo ra bả cho hết, tôi không lấy một món, quý vị biết không? Cái khăn màu xanh xanh, cái áo màu tím tím, cái quần bò, cái vớ... (không phải tôi chê, tôi đang ví dụ thôi. Cô có tin là cô cho tôi không lấy không?)
Nhưng mà bả khoái bả mới invest nó. Nguyên cái bộ trên người của cô Vy Nga tôi không có thích. Tôi tìm ở đây có cái nào tôi thích không. Không có.
Tôi chỉ thích cái túi da kế bên quý vị thôi bởi vì trong đó có cái tôi cần. Nguyên một rừng người thế này mà đồ trên người quý vị tôi không có thích cái nào hết. Vậy mà, vậy mà sao? Trời ơi, quý vị phải đi shopping biết bao lâu mới có chừng đó đồ đem đến đây diện. Đâu có dễ!
Tại sao mà Việt kiều khoái đi chùa, tại sao khoái đi ăn phở?
Tại vì đó là chỗ duy nhất để khoe đồ.
Mua về bắt thằng chồng nó coi à ? Chỉ có chùa thôi, chỉ có đi đám cưới thôi.
Chứ trong nước nhiều chỗ khoe lắm, Sài Gòn cứ đi bơ bơ ngoài đường, có nhiều đứa nó ganh tị và ngưỡng mộ.
Chứ ngoài ra Tây nó coi như rác.
Tây nó thấy mình ngày thường mặc đồ đẹp nó tưởng mình khùng nữa, nó tưởng mình quên uống thuốc.
Cho nên là cứ vô chùa, chỉ cái lễ bình thường, Chủ Nhật thôi là đã chơi từ trên xuống dưới, trang bị tận răng.
Mới mua được cái đồng hồ mới cứ lật ra coi hoài, coi giờ. Rồi đeo cái nhẫn bự, vô chùa hỏi ai có uống nước chanh không mà cái tay cứ ngoắc ngoắc. Cái bà nào hỏi uống nước chanh không, tôi hay dòm bàn tay bả lắm.
- Một là bả khoe nhẫn,
- còn hai là bả rửa móng .
Mỗi lần bả nặn chanh là bả rửa móng .
Cứ mỗi lần tôi được một ly là cái móng bả sạch. Ớn muốn chết luôn! Thấy gớm!
Tôi đang nói cho quý vị cười để quý vị đừng có ngủ nhưng tôi đang nói một chuyện rất là nghiêm túc.
Do tiền nghiệp thiện ác mà ta có mặt ở nơi nào đó.
Và do nghiệp tham ái, tập khí sanh tử nhiều đời lọt vô đâu là bám chặt chỗ đó.
Mà nãy giờ tôi đã nói rồi, mỗi người có một kiểu bám mắc cười lắm.
Xấu hoắc mà cũng mặc, mà tôi biết cái đó nó không có rẻ, nó cashmere đó, mà nó làm xấu hoắc à. Mà cũng mê đắm, rước về thờ phụng cho bằng được. Đi đâu khoác lên với tất cả sự hãnh diện, hy vọng người ta ngưỡng mộ và ganh tỵ. Rất là nhiều thứ của thằng Tèo mà thằng Tí nó ngửi không vô, mà thằng Tèo nó thấy sung sướng và hãnh diện.
Các vị thấy con công nó xòe cánh sung sướng mà các vị có biết tôi sợ cái lông công vô cùng. Cái lông công mà nó quẹt vô mắt nó hư mắt các vị biết không? Nó độc còn hơn cái gì. Nên một trong những cái mà bậy nhất là ngày xưa cái quạt lông công để quạt cho ông vua, rồi quẹt vô mắt là nó đui. Lông công nó độc hơn cái gì. Có những cái mình bậy mà mình không có biết.
Cho nên là nhiều khi mình sống chung với cái nó hại mình.
Mà nói theo trong Kinh là "Chúng sanh phàm phu có khuynh hướng chối bỏ, xoay lưng với đường sống mà thích tìm về nẻo chết".
Hồi đó tôi nhỏ tôi đọc cái đó tôi không hiểu, bây giờ tôi mới hiểu. Tức là mình cứ tìm những chốn đoạn trường mình đi, mình cứ lựa cái gì hại mình mình đi không. Vì sao vậy?
- Một là do vô minh hướng dẫn sai đường.
- Hai là do ác nghiệp quá khứ.
- Ác nghiệp nhiều hơn thiện nghiệp đúng không? "Dạ đúng".
- Trí tuệ và vô minh cái nào nhiều? "Vô minh". Giữa ác nghiệp, thiện nghiệp thì ác nhiều hơn. Vô minh cộng với ác nghiệp nó khiến ta lựa toàn đồ độc không.
- Nói phải có khoa học chứ còn bắt người ta phải nghe là không được.
- Phải hỏi ra từng điều từng điều như vậy người ta mới thấy Phật nói cái đó.
- Cứ ngồi nhâm rnhẩm từng cái giống như con nít học tiểu học vậy.
- Ác nhiều hơn thiện, mà hễ ác nhiều hơn thiện thì trong cái ác nó có vô minh đúng không? Mà trí tuệ nó nằm trong cái thiện đúng không?
Rất là toán.
- Mình nhớ ác nhiều hơn thiện vây thì vô minh nó nhiều hơn trí tuệ.
- Nếu ác nhiều hơn thiện thì mình tạo nhiều cái tội hơn cái phước.
- Nếu tội nhiều hơn phước mà cái vô minh nó nhiều hơn trí tuệ, thì cái tội nó cộng với vô minh thì nó dắt mình đi tầm bậy, nó dắt mình chọn toàn là tầm bậy không.
Còn cái gì nữa?
Ở đây không phải tôi hù quý vị mà tự quý vị về quý vị suy nghĩ coi có đúng như vậy không. Học Đạo phải xài cái đầu. (1:09:08)
10/09/2020 - 07:27 - hongha7711
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng Bốn Truyền Thống Thánh Nhân (3-3)
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=AS9LfU4cqzo&abt=B%E1%BB%91n+Truy%E1%BB%81n+Th%E1%BB%91ng+Th%C3%A1nh+Nh%C3%A2n
10/09/2020 - 07:27 - hongha7711
Nếu có người hỏi tôi cái đời sống nào hạnh phúc nhất?
Tôi nói đời sống hạnh phúc nhất là đời sống của một hành giả Tứ Niệm Xứ.
Và sẵn đây tôi nói luôn, trên đường tới đây tôi muốn giảng sơ, ôn sơ lại bốn hạng người, hạng thứ ta. Sáng nay tôi đặc biệt giảng về bốn cái pháp gọi là Truyền Thống Thánh Nhân...
Bốn Truyền Thống Thánh Nhân là gì?
Bốn nhưng mà gom có một thôi tại trong Kinh nói rộng chứ thật ra cái đó có một thôi. Bốn truyền thống đó là gì?
Là khả năng biết đủ trong ăn, mặc, ở, thuốc men.
Chỉ bấy nhiêu đó thôi, gọi là truyền thống thánh nhân. Mà nếu tôi không giải thích bà con bỉu môi nói "Cái đó có gì sâu?". Không! Nó sâu như biển.
Cái chuyện biết đủ trong ăn, mặc, ở, thuốc men.
Tại sao lại có thuốc men ở đây?
Vì theo trong Kinh, Đức Phật dạy đó là bốn nhu cầu tối thiểu của một con người, thiếu là chết liền.
Nó sâu ở chỗ mình phân tích từng điều mới khiếp.
Ngài dạy nhu cầu vật chất của chúng sanh nên dựa vào đâu?
Nên dựa vào đời sống của một vị tỷ kheo. Tỷ kheo có nhu cầu như thế nào thì cái nhu cầu đó được xem là nhu cầu căn bản nhất của chúng sanh.
- Một là ăn,
- hai là ở,
- ba là mặc,
- bốn là thuốc men.
Một người cư sĩ hỏi tôi:
- "Sư ơi, con muốn tu hành con phải sống làm sao?".
Tôi sẽ nói thế này:
- "Cứ theo cái đời sống của tỳ kheo rồi gia giảm là nó ra một đời sống cư sĩ hoàn hảo".
Ăn đủ no và healthy, đó là tiêu chuẩn ăn của một tỳ kheo.
Đủ no là sao?
- Một ngày thức ăn đủ cho cơ thể mình chỉ cần một bữa chánh thôi,
- còn nêu thêm nhiều lắm là một bữa điểm tâm nhẹ buổi sáng,
- còn buổi chiều nếu có nhu cầu thì uống chút nước thôi.
Cái đó là khoa học nói chứ không phải Phật nói. Là cơ thể của mình mỗi ngày nó chỉ cần một bữa ăn chính đàng hoàng, thêm chữ 'đàng hoàng', lành mạnh. Buổi chiều những vị có nhu cầu đặc biệt thì họ dùng một chút tinh bột để cho nó dằn cái bụng vậy thôi.
Chuyện ăn ở trong Đạo Phật là gì?
- Đủ sống và
- lành mạnh.
Cái lành mạnh rất quan trọng vì bạ cái gì ăn nấy thì lăn ra chết. Đủ sống, đủ nuôi mạng một ngày và lành mạnh.
Thứ hai là mặc.
Mặc để đáp ứng hai cái nhu cầu thôi.
- Một là che thân,
- hai là giải quyết được vấn đề nhiệt độ nóng lạnh .
Nóng quá mình phải mặc thích hợp, lạnh quá phải mặc thích hợp. Tức là mặc chỉ giải quyết hai chuyện, một là che thân hai là nhiệt độ. Hết. Ăn là để đủ nuôi thân và lành mạnh. Còn mặc là đủ để che thân và thích hợp nhiệt độ.
Cái thứ ba là ở.
Ở là chỉ giải quyết hai cái điều kiện thôi.
- Một là giải quyết nhiệt độ, nhờ cái nhà mình mới tránh được cái nóng cái lạnh.
- Thứ hai, là có chỗ để mà tu tập.
Tôi đang nói về tỳ kheo, về người tu là vậy đó. Tức là mỗi một nhu cầu chỉ đáp ứng có hai chuyện thôi. Nhớ không? Ăn là đủ nuôi thân và lành mạnh. Mặc là che thân và giải quyết vấn đề nhiệt độ. Ở là giải quyết vấn đề nhiệt độ và có cái chỗ để dưỡng tâm. Trong Kinh nói cái này mới ghê "Nhà là chỗ náu mình cho thân và cũng là chỗ náu mình cho tâm". cái trú xứ nó quan trọng lắm. Nếu mà nguyên căn nhà đó nó không nằm được trong chỗ thanh vắng thì căn nhà đó phải có một cái phòng để khi mình cần mình chui vô trong đó ngồi thiền. Chứ các vị than với tôi "Giờ hoàn cảnh vợ chồng con chỉ mua được căn nhà ở đây không mua được chỗ khác, Sư bắt con phải kiếm chỗ thanh tịnh". Đâu ai bắt đâu, nhưng mà trong nhà phải có một cái góc nào đó không có đồ đạc, sạch sẽ, thông thoáng, có nắng, có gió, không ẩm mốc, nặng mùi, và đủ thanh vắng. Và sẵn tôi nói luôn, bỏ đi cái đầu tôn giáo. Cái phòng có chút xíu, nhiều lắm là một bức hình nhỏ trên tường thôi, ở dưới là mấy cái tấm trải ngồi. Đừng có cái phòng bằng lỗ mũi mà để cái tượng bằng cái lu. Rồi bông hoa, nhan, đèn nghi ngút, tôi lạy mấy bố! Ngu vừa vừa thôi. Xách cái đầu tôi giáo vô mấy chỗ đó không có tu hành được, mà sao ngu quá bao nhiêu thế hệ không thấy cái đó. Đốt khói nhang nó độc hơn cái gì. Mà cái phòng có chút xíu mà bày nhiều quá thì quét dọn không được, quét không được thì bụi, muốn quét dọn được thì rất là cực. Thiền đâu không thấy mà mất thời gian lau dọn, mà lau dọn những thứ ruồi bu kiến đậu. Cúng thức ăn, một chén nước, một chén gạo, rồi bình bông, tượng lớn, tượng bé. Người Việt mình có nhiều người ngộ lắm, không biết xếp nó vào chỗ nào thì đem lên bàn thờ. Đi vô chùa người ta cho cái tượng Phật nhỏ, về không biết để đâu, phòng khách không được, phòng ngủ không được, Cho vô bàn Phật. Có cái xâu chuỗi, đẹp thì đeo mà nếu xấu quá không biết bỏ đâu thì cho vô bàn thờ. Cái gì mà xài không được đem bỏ lên bàn thờ. Bên Thụy Sĩ tôi có biết một cái nhà Phật Tử, bả thở Phật mà lúc tôi tới tôi tụng kinh, tôi hỏi "Mình lạy cái nào cô?". Nguyên một cái bàn thở, Phật bây lớn, cái bình bông cũng bây lớn, tượng ông Địa cũng bây lớn, cái dĩa bánh cũng cao bây lớn, hộp trà, Phúc Lộc Thọ cũng cao bây lớn, tôi vô nhìn rồi giờ mình tụng cái nào. Bàn thờ không có lớn, cao chừng một mét, bề ngang chừng tám tấc.
Tôi thấy bả ghim cây nhang, tôi hỏi "Ngài ở đâu?", tôi kiếm như con thơ tìm mẹ, thấy Ngài chìm ở trong cái cõi chợ đời ô trược đó: trà, bánh in Mai Hiên, Rồng Vàng bánh đậu xanh... Ngài nằm chung trong đó.
Tôi nhìn mà tôi đau, quý vị, bởi vì Mẹ tôi nằm lẫn trong đó. Con thơ tìm mẹ. Và từ cái nhà đó đi ra mới thấy mình còn thương Phật bởi vì nếu bả thờ đàng hoàng tôi đâu có nhớ Phật dữ dội vậy. Mà nhờ bả ém Ngài vô một cái góc chợ đời đầy ô trược, tôi thấy: "Ồ! thì ra mình thương Ngài."
Hay! Gợi nhớ ở mức độ rất cao!
Cho nên cái chỗ trú xứ của người tu, nếu được một chỗ thanh vắng hoàn hảo. Có một khu vườn, một địa điểm, một chỗ ở hoàn hảo, good location thì quá tuyệt. Còn nếu không thì làm ơn cho xin một căn phòng tĩnh tâm.
Cái trú xứ ấy không phải chỉ là chỗ náu thân cho mình mà còn cho cái tâm của mình nữa.
Cho nên nhắc lại bốn cái truyền thống thánh nhân là gì?
- Một là cái nhu cầu về ăn là chỉ giải quyết có hai chuyện thôi, là đói no và sức khỏe.
- Mặc là chỉ giải quyết vấn đề nóng lạnh và che thân.
- Ở là chỉ giải quyết vấn đề nóng lạnh và chỗ náu mình.
- Thuốc men thì tôi khỏi giải thích rồi. Cơ thể mình suốt ngày kiếm chuyện thì mình phải giải quyết rồi.
Mà tại sao bốn cái này nó sâu?
- Khi anh hạn chế được càng nhiều, anh bớt được những cái nhu cầu thì anh mới khác được với loài sa đọa.
- Sử dụng một cách thông minh những nhu cầu thì bấy giờ mình đang từng bước xa rời bốn cõi đọa. Vì bốn cõi đọa nó không có khái niệm đó.
Mấy cái loài đọa nó không có khái niệm đó.
Thí dụ như
- ngạ quỷ, cả đời nó chỉ biết thiếu thôi.
- Tới Atula, cả ngày nó ăn rồi nó đi kiếm chuyện không.
- Rồi tới địa ngục, suốt ngày nó nằm trong cái chảo dầu cháo quẩy, tôi hỏi các vị nó nóng cỡ đó làm sao nó quỡn mà nó nghĩ đến chuyện khác, nó nóng dữ lắm.
- Rồi tới súc sanh là miễn bàn rồi, súc sanh là nó thích cái gì là nó gục vô trong đó.
Chỉ có con người mình thôi. Con người mình có hai nhu cầu:
- một là nhu cầu tâm linh và
- hai là nhu cầu vật chất.
Nhu cầu tâm linh là phải đi đúng đường.
Nhu cầu tâm linh gồm
- nhu cầu nhận thức và
- nhu cầu hành trì.
Nhu cầu tâm linh có ở loài thấp không? Chỉ riêng cái vụ này là thấy khác cái loài đọa rồi.
Rồi qua đến vật chất, loài người với nhu cầu vật chất thì sử dụng một cách thông minh.
Ngay lúc mình ăn là ăn kiểu con người chứ không phải ăn kiểu con thú. Mình ăn để nuôi thân để có sức khỏe làm việc hữu ích cho mình, cho người.
Nói chung nhu cầu vật chất chỉ hỗ trợ cho nhu cầu tâm linh. Từ cái ăn, cái mặc, cái ở, cho đến thuốc men chỉ để hỗ trợ cho nhu cầu tâm linh thôi.
Mà loài súc vật nó không có nhu cầu tâm linh. Cho nên nó chỉ còn lại nhu cầu vật chất và cái nhu cầu vật chất của nó rất là phàm, rất là tục, người ta kêu là phàm ăn tục uống.
Trong khi con người mình có cả hai nhu cầu vật chất và tâm linh. Và nhu cầu vật chất của mình chỉ hỗ trợ cho nhu cầu tâm linh.
- Nhu cầu tâm linh gồm có hai đó là nhận thức và hành trì.
- Còn nhu cầu vật chất của mình vì nó là nền tảng cho nhu cầu tâm linh nên nó được sử dụng một cách thông minh ở mức độ cần và đủ.
- Cần là thiếu không được,
- Đủ nghĩa là không thiếu không dư.
Bây giờ quý vị mới thấy bốn cái này nó sâu cỡ nào chứ còn cứ nói: "Mình tu mình phải đơn giản nghe con!".
Nói vậy là cạn, phải xé cho nó banh chành ra như vậy.
Còn các vị hỏi tôi: "Kinh nào nói vậy Sư?". Dạ, Kinh Sa Môn Quả, kinh Trường Bộ, bài số hai, nói như nãy giờ tôi nói đó. Bây giờ mình xé ra mình mới thấy nhu cầu vật chất nó lớn chuyện quá.
Con người khác con thú ở chỗ là con người có đến hai nhu cầu, vật chất và tâm linh. Nhu cầu tâm linh gồm có hai thứ là nhu cầu nhận thức và nhu cầu hành trì. Còn nhu cầu vật chất gồm có bốn" ăn, mặc, ở và thuốc men. Nhu cầu vật chất là nền tảng cho nhu cầu tinh thần, nhu cầu tâm linh. Do đó nhu cầu vật chất của con người phải khác so với con thú là vì sao? Vì cái ăn của con người chỉ giải quyết có hai chuyện thôi đó là nuôi mạng và healthy. Còn nhu cầu mặc là chỉ giải quyết vấn đề nóng lạnh và che thân. Còn nhu cầu ở là chỉ giải quyết vấn đề nóng lạnh và chỗ náu mình, náu tâm.
Có hiểu chữ 'náu' không? Náu là 'u', còn Náo 'o' là ồn ào, tu riết thay vì 'Bát Nhã' nó chuyển qua 'Bát Nháo' là cái chỗ đó. Có hiểu bát nháo không? Cái Náu 'u' là cái chỗ ẩn nấp, cái shelter. Còn cái Náo 'o' là noisy. Các vị nghe chữ 'lao xao' các vị hiểu nó có nghĩa là gì? 'Lao xao' tiếng Việt là gió thổi lao xao, nhưng mà 'lao xao' tiếng Anh có nghĩa là gì, là um sùm, noisy...
11/09/2020 - 01:56 - hongha7711
Sáng nay tôi giảng về bốn nhu cầu vật chất. Các vị nghe các vị thấy thất vọng vì nó cạn quá. Nhưng mà không nó rất là lớn chuyện.
Nên nhớ vũ trụ này không có cái gì nó cạn hết mà tại cái đầu mình nó cạn. Các vị có biết cái cục kẹo này mình bỏ ra năm chục năm nghiên cứu mà mình vẫn còn chuyện đê nghiên cứu không? Năm chục năm nghiên cứu cái này cũng không hết.
Bây giờ tôi nói các vị nghe, trong đây nó có mật, các vị đã hiểu biết gì về mật chưa? Trong đây nó có chanh, mình biết gì về chanh? Mình có biết cái tác dụng của chanh đối với bệnh ung thư chưa?
Các vị có biết cái hột chanh nó lớn chuyện lắm. Rít nó cắn, lấy hột chanh cắt đôi áp lên nó rút nọc, các vị có biết không?
Các vị có biết mật ong có khả năng kháng khuẩn không? Không có gì ướp xác, cứ đổ mật ong vô ướp xác thì một ngàn năm sau con cháu đem lên vẫn còn tươi tỉnh, đè ra đánh môi son, vẫn cười nhăn răng như thường. Nhựa thông và mật ong khả năng kháng khuẩn cực mạnh. Một vết thương không có gì xức, lấy mật ong bôi lên. Còn kẹt quá đứt tay không có alcohol lấy nước hoa hoặc là lấy rượu Vodka, mà nếu bôi lên vẫn còn đau thì uống luôn, uống nó bớt đau.
Có cái ông đó ổng đi nhổ răng, ổng năn nỉ nha sĩ "Tôi là võ sĩ, tôi bự như vậy nè, tôi thấy máu tôi không sợ mà tôi thấy cây kim tôi sợ lắm. Nha sĩ cho tôi xin một miếng rượu mạnh thôi thì muốn nhổ gì nhổ". Ông kia ổng vô ổng mới rót cho ổng một miếng. Ổng uống vô rồi ổng mới nói "Cái tướng tôi vậy mà có chút xíu vậy đâu có thấm". Cái ông kia ổng rót cho miếng nữa. Cái ổng nói "Cho tôi xin một lần cuối cùng nữa thôi". Ông nha sĩ vô rót lần thứ ba. Ổng uống xong ổng nói "Bây giờ thằng nào đụng tới tao, tao đập chết cha nó luôn!". Có nghĩa là thuốc men phải xài chừng mực.
Qúy vị biết có cái chữ rất là hay, ở trong tiếng Pali, rượu tiếng Pali kêu là (...) mà nó cùng một căn với chữ (...) có nghĩa là anh hùng.
Rượu là cái uống vô làm cho một thằng hèn nó cũng gan nữa. Mà chừng khi nó tỉnh thì lại khác, nó hèn tiếp tục.
Bốn cái nhu cầu vật chất nghe nó thường mà nó rất là sâu. Chỉ cần hiểu sâu nhu cầu vật chất đã là tu rồi.
Tại sao tôi ăn?
Vì ăn, ở, mặc và thuốc men là nền tảng, là điều kiện hỗ trợ cho đời sống tâm linh.
Chính vì vậy trong cái ăn tôi chỉ giải quyết đúng hai nhu cầu thôi, đó là
- nuôi mạng trong một ngày và
- hỗ trợ cho sức khỏe dài lâu.
Thứ hai, mặc chỉ để giải quyết vấn đề
- nóng lạnh và
- che thân.
Ở cũng chỉ để giải quyết vấn đề
- nóng lạnh và
- chỗ náu thân, mà náu thân ở đây còn có nghĩa là náu tâm.
Vì sao vậy? Vì cái chỗ ở hoàn toàn ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của mình.
Hồi nãy tôi còn kỹ lưỡng dặn dò, nếu không có một căn nhà, một good location, vị trí như ý thì tối thiểu phải có một góc riêng trong nhà và góc riêng
chế những cái dấu ấn tôn giáo trong đó.
Nhang đèn nghi ngút, trong phòng hẹp không nên đốt nến trong đó, toàn CO2 không, mà nhất là nến thơm. Ngu vừa vừa thôi, cứ thích toàn cái ngu không.
Đốt nến, đốt hương không tốt.
Thỉnh thoảng phải mở ra cho nó thoáng, dầu trời lạnh cũng mở ra một, hai phút rồi đóng lại ngồi thiền, tụng kinh. Hoặc là trong đó tập yoga, khí công.
Mà tôi cũng nhắc luôn trong cái phòng thờ cũng nên thờ cái hình nhỏ thôi đặng lỡ mình có tập thể dục trong đó mình không thấy kì. Chứ còn mình thỉnh cái tượng Phật lớn, Ngài ngồi ở trên còn mình ở dưới mình mặc bộ đồ hai mảnh ưỡn ẹo, nó kì quá đi.Tôi chưa bao giờ mặc đồ hai mảnh hết, tôi thấy ngại, tôi không có mặc. Có thấy kỳ không? Ngài ngồi ở trên, mình ở dưới lăn lê bò toàn, mà ăn mặc nhìn nó ớn quá, đẹp cái gì, xấu hoắc, kiểu đó nó kỳ dữ lắm.
Cho nên một cái người tu hành chỉ riêng định nghĩa về vật chất là bao nhiêu vấn đề giáo lý trong đó rồi.
Và cứ nhớ thế này, loài chúng sanh cấp thấp
nó không có đời sống tâm linh, nó không có nhu cầu phát triển tâm linh, là thấy đã khác mình.
Thứ hai, ngay trong cái nhu cầu vật chất nó đã không có khả năng kiểm soát.
Còn mình, mình cao cấp là vì bên cạnh cái nhu cầu vật chất, mình còn có nhu cầu tâm linh.
Và trong cái nhu cầu vật chất đó nó vẫn luôn luôn trong sự kiểm soát và mọi thứ đều trong cái sự ý nghĩa, nó vừa healthful mà nó vừa meaningful.
Xuất sắc cái chỗ đó. Nó vừa lợi ích, nó vừa có ý nghĩa.
Làm sao trong cái ăn của mình nó đã là tu, trong cái ăn của mình nó đã có dấu ấn của trí tuệ.
Trong cái mặc cũng vậy, mình mặc cái áo vô nó đã là dấu ấn của trí tuệ.
Đó là lý do tại sao Đức Phật gọi rằng "Cái sự chừng mực trong nhu cầu vật chất là truyền thống của Thánh nhân ba đời".
Trong chú giải nói mới ghê "Bao nhiêu chư Phật, Tổ ba đời mười phương đều sống theo cái truyền thống này - chừng mực trong nhu cầu vật chất". Vì sao?
Vì đó là cái ranh giới để phân biệt sự khác nhau giữa loài cao, loài thấp trong chúng sinh.
Lớn chuyện lắm.
Chứ còn mình nói "tu hành là phải đơn giản, là phải bớt ham thích".
Tôi không thích nói cách đó mà phải nói tại sao?
Tại sao phải đơn giản? Là bởi vì
- Khi anh không có hiểu rõ cái chữ 'cần' và 'đủ', anh không khác con thú.
- Và bao nhiêu cái hệ lụy trong cuộc đời này nó đi ra từ cái chỗ mình không kiểm soát được nhu cầu vật chất.
Có biết cái đó không? Nó lớn chuyện lắm. Mà ngộ là họ vô họ đòi nghe cái gì ghê gớm: Tánh Không, Bát Nhã, tùm lum hết nhưng mà cái chuyện rất là nhẹ nhàng: ăn, ở, mặc và thuốc men họ không hiểu.
Cho nên các thiền viện đề nghị mặc đồng phục.
Có nhiều lý do lắm.
Khi mà mọi người đều giống nhau mà đánh cái "beeng" lên ngồi thiền là mình mặc đồ rất là lẹ, chứ mình không có lựa. Có gì đâu mà lựa? Có nhiêu đó lựa cái gì? Chỉ lựa cái nào nó rách mông là mình không có mặc thôi, chứ mà hễ nó không rách thì cứ xỏ vô đi tới thôi.
Còn cái thứ mà cho nó mặc thoải mái. Mỗi lần nghe ngồi thiền một cái là nó lựa là cái dưới phải đi với cái trên, rồi nó gắn hai cái đeo bông, son màu nước hay son màu, rồi nó lựa kẹp, rồi nơ, băng đô,... nó làm ngồi thiền như đi múa lân vậy. Mất rất là nhiều thời gian.
Còn đằng này, cái nhu cầu vật chất nó dừng ở mức cần và đủ.
Chúng ta không có nhiều thời gian.
Quý vị có biết tại sao tụi tôi đàn ông háo sắc mà thù đàn bà không? Tại các vị rất là mất thời gian. Kêu đi là cà rề cà rà. Chẳng qua các vị ngó còn được nên chúng tôi còn nấn ná chút, chứ cái tội làm mất thời gian của quý vị khiến chúng tôi nản quý vị lâu lắm rồi biết không? Nó ớn lên tới cổ rồi.
Không biết mình xấu hay sao mà làm lung tung hết. Mà ai nhìn? Không ai nhìn hết, một mình mình nhìn thôi.
Cho nên biết được chuyện đó, chuyện đầu tiên là mình tiết kiệm được thời gian cho mình và mình không làm phiền người khác.
Và thời gian tiết kiệm đó để làm cái gì? Biết bao nhiêu chuyện cần đến thời gian. Nhớ bao nhiêu đó thôi: Biết bao nhiêu chuyện cần đến thời gian.
Đời mình trừ ra hai cái thời điểm ngu và ngủ thì còn lại không bao nhiêu hết.
Ngu tức là từ một cho tới mười tám tuổi là ngu.
Còn ngủ là lúc mình ngủ.
Trừ thời gian ngu và ngủ ra thì phần còn lại rất là ít.
Một phần ba thời gian là ngủ mà. Trong đời mình bảy mươi lăm năm là có hai mươi lăm năm là ngủ.
Rồi trong khoảng bảy mươi lăm năm mình trừ thời gian mình ngu là mười tám nữa.
Vậy nó còn lại bao nhiêu? Không bao nhiêu hết.
Rồi chưa kể trừ thời gian mình bị bệnh, trừ những lúc mình buồn, mình giận, mình ghen tuông, mình sợ hãi, mình khổ tâm, mình mệt mỏi, mình bị stress, mình bị depress, trừ hết ra, thì cái giây phút mình thanh thản, mình tĩnh tâm, có trí tuệ, có từ bi không có nhiều. Cái đó chỉ ngồi làm một bài toán tiểu học nó ra hết.
Hỏi: Tại sao Làm thân người nó khó?
Trả lời: Vì mang thân người mà có trí tuệ, có Phật pháp mà đã tu không được bao nhiêu rồi, thì nói gì cái người không biết Đạo?
(Hết)
Mục Lục các Bài Giảng
|