Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tt và hết) Hòa thượng Narada Giảng Mười pháp Ba-la-mật (2-2)
Phạm Kim Khánh dịch
https://www.budsas.org/uni/u-ngan/10blm-vn2.htm
3. Xuất Gia (Nekkhamma): xa lìa cuộc đời phồn hoa đô hội
Xuất gia, (Nekkhamma), hay xa lìa cuộc đời phồn hoa đô hội và khoái lạc vật chất, là điều mà chư vị Bồ Tát hết lòng mong mỏi, vì bẩm tánh của các Ngài là ưa thích vắng vẻ, yên tĩnh.
- Danh từ Nekkhamma có nghĩa là từ khước những lạc thú trần gian để chọn lấy cuộc sống của hàng tu sĩ.
- Nekkhamma cũng có nghĩa là tạm thời vượt qua khỏi các pháp che lấp con đường Niết Bàn (Nìvarana) bằng cách thực nghiệm các tầng Thiền (Jhànas).
Trong mọi hành động, một vị Bồ Tát không bao giờ vị kỷ cũng không bao giờ dành để sở hữu nào cho riêng mình, mà luôn luôn vị tha. Bao giờ Ngài cũng hy sinh hạnh phúc của riêng mình để tạo hoàn cảnh an lành cho kẻ khác. Mặc dầu đôi khi, để tiện bề giúp đỡ người nào, Bồ Tát có thể sống sung sướng và đầy đủ tiện nghi, nhưng luôn luôn các Ngài không mê đắm trong lạc thú phù du tạm bợ của trần gian.
"Ðời sống gia đình tựa hồ như sào huyệt của bao điều tranh chấp, bao nhiêu gay go, cãi vã, như nơi chứa vựa của bao thiếu thốn, bao nhu cầu, như chỗ cư trú của bao điều phiền não khổ đau, bao nhiêu sự thất bại, bao nhiêu việc trái lòng. Nhưng đời sống của người đã ly gia cắt ái thật là thong dong tự tại, thâm diệu như trời xanh."
Nhận thức rằng xa hoa vật chất là ảo huyền và thú vui vật chất không tạo hạnh phúc thật sự, Bồ Tát tự nguyện lìa bỏ tất cả sự nghiệp trên đời để khoác lấy tấm y vàng và cố gắng sống hoàn toàn trong sạch. Ngài tự nguyện giữ tròn giới luật và nỗ lực nâng cao đức hạnh đến tột độ để trở nên hoàn toàn vị tha trong mọi hoạt động. Không gì có thể lay chuyển lòng Ngài. Thanh danh, sự nghiệp, hoàn cảnh vinh hiển giàu sang chỉ là vật báu của trần gian, không thể làm cho Bồ Tát lãng quên lối sống thanh đạm của mình.
Lắm khi, như trong câu chuyện của Túc Sanh Truyện Makhàdeva Jàtaka (số 9), chỉ những sợi tóc bạc đầu tiên cũng đủ nhắc nhở Bồ Tát, làm cho Ngài từ bỏ không khí nhộn nhịp, bất tịnh, của đền đài cung điện, để sống đời vắng vẻ đơn độc và biết bao lần thuận tiện hơn cho sự tiến hóa trên đường giác ngộ. Ðôi lúc một giọt sương trên cây cỏ trong buổi bình minh hay một lá đắng cũng đủ làm cho Ngài thức tỉnh và chấp nhận cuộc đời tu sĩ ẩn dật..
Hầu như đó là một thông lệ, tuy nhiên không phải tất cả chư vị Bồ Tát đều hành pháp Xuất Gia Ba La Mật.
Túc Sanh Truyện Kusa Jàtaka (số 531) có thuật tích chuyện một vị Bồ Tát phải chịu nhiều tủi nhục vì không tự chế ngự được tình yêu một bà công chúa xinh đẹp tên Pabhàvati.
Túc Sanh Truyện Darìmukha Jàtaka (số 373) thuật rằng có vị Ðộc Giác Phật (Pacceka Buddha) một hôm, gặp một vị Bồ Tát, nhận ra trước kia vị nầy là bạn mình và có lời khuyên:
"Những khoái lạc của nhục dục ngũ trần không khác nào bùn non, như hơi, như bụi. Tất cả đều tạm bợ, không bền vững, bởi nó bắt nguồn từ tham, sân, si. Nầy bạn, ta khuyên bạn hãy từ bỏ tất cả."
Bồ-Tát liền trả lời :
"Tôi thật điên cuồng. Các thú vui của trần gian đã thấm nhuần, ăn sâu vào xương tủy. Tôi biết rằng đời sống vật chất thật vô cùng ghê tởm, thật đáng sợ, đáng tránh. Nhưng nầy hỡi con người cao quý, tôi rất thương yêu trìu mến nó và không thể từ bỏ. Tôi chỉ có thể cố gắng làm một điều là tự nguyện luôn luôn phục vụ kẻ khác." (Jataka Stories, tập iii, trang 158)
- Nếu Bồ Tát ra đời không nhằm nhiệm kỳ của một vị Phật, Ngài sẽ tự mình tìm nơi vắng vẻ để sống đời độc thân thánh thiện của hàng tu sĩ ẩn dật.
- Nếu sanh ra trong nhiệm kỳ của một vị Phật, Bồ Tát khép mình vào giới luật để sống đời hoàn toàn trong sạch.
Một vị tỳ khưu có đời sống gương mẫu, một vị tỳ khưu lý tưởng, là một nguồn hạnh phúc cho mình và một phước lành cho kẻ khác. Mọi người đều có thể học hỏi nơi Ngài, noi theo gương lành của Ngài và thực hành những lời vàng ngọc mà Ngài dạy dỗ. Bên trong, các Ngài tự làm cho mình trong sạch. Bên ngoài, các Ngài làm cho kẻ khác trong sạch.
Một vị Bồ Tát luôn luôn tinh tấn trau giồi trí tuệ, đồng thời Ngài cũng tự thấy có bổn phận giúp đỡ những ai còn sút kém, và tạo cho họ cơ hội học hỏi để trở nên sáng suốt. Không làm phiền ai, không muốn cho ai nặng lo vì mình, các Ngài sống như loài ong, hút mật của hoa, nhưng không làm tổn thương đến đời sống của hoa. Ngài từ bỏ tất cả sự nghiệp, của cải, không giữ lấy một món chi của trần thế. Nhu cầu của một vị tỳ khưu thật là ít oi. Bao nhiêu tài sản của Ngài chỉ bao gồm vỏn vẹn trong hạnh tri túc.
Vị tỳ khưu thuần thành không thắc mắc hối hận những lỗi lầm trong quá khứ và không lo âu sợ sệt vì tương lai. Ngài chỉ sống trong hiện tại, sống ngoài những trách nhiệm và những phiền nhiễu của đời sống xã hội, gia đình. Ngài luôn luôn sẵn sàng đi bất luận nơi đâu để phục vụ chúng sanh, nhưng không hề quyến luyến một nơi nào. Trong cảnh vô thường tạm bợ của trần gian, trong cuộc thăng trầm của thế sự, Ngài luôn luôn giữ tâm bình thản và sẵn sàng hiến thân để giúp ích cho những ai cần đến. Nhưng không bao giờ ước mong được đền ơn đáp nghĩa.
Trong sạch, độc thân, tự ý sống kham khổ, nghèo nàn, đơn giản, vị tha phục vụ, và thanh tao nhã nhặn là một vài đặc tánh của vị tỳ khưu chân chánh.
Ngày nay, khi dùng danh từ bhikkhu, người ta hàm ý là những tu sĩ Phật Giáo. Tu sĩ các tôn giáo khác được gọi là Paribbàjaka, Ajìvaka, Sanyàsin v.v... Giới luật của hàng xuất gia trong Giáo Hội Tăng Già không cho phép thầy tỳ khưu [3] xin bất luận gì nơi người khác.
- Nếu có người dâng, thầy chỉ được nhận bốn món vật dụng thông thường là y, thức ăn, chỗ ở và thuốc men.
- Khi cần dùng một trong bốn món "vật dụng" ấy mà không có ai dâng đến mình, thầy tỳ khưu chỉ được phép hỏi cha mẹ, những bà con thân thuộc, hoặc những thí chủ nào đã có hứa trước và đã có yêu cầu Ngài cho biết khi cần đến.
Thầy tỳ khưu không bắt buộc phải giữ trọn đời lời nguyện xuất gia. Giới tử tự ý xin khép mình vào giới luật để sống trong sạch đời sống thánh thiện của người tu sĩ, cho đến ngày muốn huờn tục, cũng tự ý bước chân ra khỏi Giáo Hội Tăng Già. Nhưng ngày nào còn khoác lên mình bộ y vàng, tượng trưng chư vị A La Hán là bậc đáng tôn kính (ứng Cúng), thì chư vị tỳ khưu có bổn phận phải giữ tròn giới hạnh. Ngày nào cảm thấy mình không còn đủ nghị lực để sống đời cao thượng, vị tỳ khưu có thể huờn tục bất luận lúc nào mà vẫn không làm hoen ố cửa thiền.
Ðể sống hoàn toàn trong sạch và vị tha, để kiểm soát và giữ tâm luôn luôn thanh tịnh, để thấy rõ chân tướng của sự vật, để có những tư tưởng đúng đắn và sâu rộng, để phát triển thể cách và phẩm giá cao thượng của con người, để hoàn toàn có thể xác nhận chân giá trị của tinh thần cao thượng, không còn lối sống nào thích hợp hơn, không còn lối sống nào đem lại nhiều phương tiện và nhiều cơ hội thuận lợi hơn là đời sống tỳ khưu.
Vị tỳ khưu có thể sống trầm lặng ở một nơi vắng vẻ, tịch mịch, yên tĩnh, hoặc tích cực hoạt động trong xã hội. Lối sống cô độc, trầm lặng, rất thích hợp với lý tưởng của vị tỳ khưu. Y vàng tượng trưng cho trạng thái thánh thiện và khiêm tốn. Khi vị tỳ khưu khoác lên thân mình bộ y vàng, Ngài đã nhắm lấy mục tiêu cuối cùng là tận diệt ái dục để chứng đạt Ðạo Quả Niết Bàn.
Cũng nên ghi chú rằng đời sống tỳ khưu hay nói cách khác, sự từ bỏ những thú vui và những khát vọng của đời sống trần tục chỉ là một phương tiện hữu hiệu để thành đạt mục tiêu. Sự xuất gia, tự nó, không phải là cứu cánh.
4. Trí Tuệ (Pannà): hiểu biết rõ ràng và đúng đắn, thấu triệt chân tướng của vạn pháp
Ði liền theo sau Xuất Gia (Nekkhamma) là Trí Tuệ (Pannà). Trí Tuệ Ba La Mật là hiểu biết rõ ràng và đúng đắn, thấu triệt chân tướng của vạn pháp xuyên qua ánh sáng của ba đặc tướng: vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattà). Bồ Tát thường suy niệm về ba đặc tướng ấy, nhưng không đi sâu vào đề mục như chư vị A La Hán, vì mục đích của Ngài không nhắm Ðạo Quả Tứ Thánh mà hướng về Ðạo Quả Vô Thượng, Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Mặc dầu luôn luôn cố gắng thành đạt Thánh tuệ, Bồ Tát không xem thường các sự hiểu biết của đời và hằng để tâm học hỏi với bất luận ai, dầu là người làm công trong nhà. Không bao giờ khoe khoang tầm mắt thấy xa hiểu rộng của mình, nhưng Ngài không thẹn thùng nói ra giữa công chúng những gì mình chưa biết. Ngài không hề khoác lác khoe khoang, nhưng luôn luôn sẵn sàng chia xẻ hiểu biết với người khác. Trí tuệ của Ngài là sở hữu chung của tất cả mọi người. Ngài không bao giờ dấu ai điều chi mà tận lực cố gắng dắt dẫn người khác từ chỗ tối mê đến ánh sáng.
Trí tuệ có ba loại:
Quote:a) Trí tuệ phát sanh bằng cách nghe lời dạy của người khác (sutamaya Pannà, văn tuệ) là loại đầu tiên. Xưa kia, chưa có sách vở, ấn loát, nên đi học có nghĩa là đến nghe lời thầy giảng dạy rồi ghi nhớ nằm lòng. Do đó những nhà học giả thời bấy giờ được gọi là "bahussuta", người đã có nghe nhiều.
b) Lối hiểu biết thứ nhì phát sanh do sự suy luận (cintàmaya Pannà, tư tuệ). Những kiến thức khoa học có tánh cách thực dụng của người phương Tây là sản phẩm của lối hiểu biết nầy.
c) Cách thứ ba để trở nên sáng suốt là khai thông Trí Tuệ bằng lối thực hành thiền tập (bhàvanàmaya Pannà, tu tuệ).
Hai phương pháp đầu chỉ mở mang kiến thức trong phạm vi luận lý của thế gian. Nhờ thiền tập hành giả có thể trực giác chứng nghiệm những chân lý ngoài phạm vi của lý trí. Bhàvanà, thiền tập, hay phương cách trau giồi tâm trí, không phải là tâm trạng mơ màng tiêu cực mà là một nỗ lực linh động và tích cực. Nhờ hành thiền hành giả có thể vượt qua khỏi cảnh giới vật chất, tự đặt mình vào đời sống kỷ cương, tự kiểm soát thân tâm, tự mình giác ngộ và trở nên sáng suốt hoàn toàn. Thiền tập là thuốc bổ cho cả tâm lẫn trí.
Trí tuệ là yếu tố cực kỳ quan trọng trong Phật Giáo.
- Trong Bát Chánh Ðạo, Chánh Kiến (Sammà-Ditthi) đứng đầu.
- Tuệ là một trong bảy nhân sanh quả Bồ Ðề (Dhamma Vicaya Sambojjhanga).
- Tuệ là một trong bốn năng lực để thành đạt Tứ Thần Túc (Vìmamsà Iddhipàda, nghiệm chứng bốn phép thần thông: dục, niệm, tấn, tuệ).
- Tuệ là một trong năm năng lực tinh thần (Pannàbala, Tuệ Lực) và
- cũng là một trong năm khả năng kiểm soát tâm (Pannindriya, Tuệ Căn).
Chính nhờ trí tuệ mà hành giả tiến đến trạng thái hoàn toàn Thanh Tịnh, và Giải Thoát cùng tột.
5. Tinh Tấn (Viriya): giữ vững nghị lực, kiên trì cố gắng, quyết tâm thành đạt mục tiêu cuối cùng.
Tinh Tấn (Viriya) mật thiết liên quan với Trí Tuệ (Pannà). Tinh Tấn Ba La Mật là giữ vững nghị lực, kiên trì cố gắng, quyết tâm thành đạt mục tiêu cuối cùng. Tinh Tấn ở đây không phải là năng lực vật chất, mặc dầu sức mạnh vật chất cũng là một điểm lợi. Tinh tấn ở đây là năng lực tinh thần hay tâm tánh dũng mãnh, cao quý hơn sức mạnh vật chất nhiều.
Tinh tấn được định nghĩa là chuyên cần cố gắng, không ngừng nỗ lực hoạt động -- bằng cả thân lẫn tâm -- nhằm tạo hoàn cảnh an lành hạnh phúc cho kẻ khác. Bồ Tát vững chắc tự củng cố trong phẩm hạnh nầy, luôn luôn tự tin và quyết định làm cho đó là đức hạnh quan trọng nổi bật của mình.
Theo lời của Tiến Sĩ Tagore, một vị Bồ Tát sẽ dựa trên kinh nghiệm bản thân lập tâm quyết định như sau:
Quote:"Trong cơn nguy biến, tôi không cầu xin được bảo bọc mà dũng cảm đối phó.
"Trong đau khổ, tôi không khấn vái, mong chờ được cứu độ mà có đủ tâm trí để chinh phục cơn đau.
"Trong lo âu sợ sệt, tôi không khát khao cầu mong được cứu vãn mà hy vọng đủ kiên trì phấn đấu để tự giải thoát."
Túc Sanh Truyện Mahàjanaka Jàtaka (số 539) có diễn tả rõ ràng thế nào là Tinh Tấn Ba La Mật của một vị Bồ Tát:
Ði ngoài biển cả, thuyền Bồ Tát bị đắm. Trong bảy ngày liên tiếp, không một phút chán nản, không hề tuyệt vọng, Ngài luôn luôn tranh đấu cho đến lúc có người đến cứu.
Thất bại là một bước tiến đến thành công. Chướng ngại, nghịch cảnh, chỉ có thể làm cho Bồ Tát tăng thêm nghị lực và ý chí phấn đấu. Nguy biến chỉ thêm can đảm cho Ngài. Khó khăn nặng nhọc chỉ làm rủn chí kẻ yếu hèn suy nhược, chướng ngại chỉ làm sờn lòng người thiếu nghị lực, Bồ Tát vạch lối đi của mình xuyên qua mọi khó khăn, vượt qua mọi trở ngại, Ngài nhắm thẳng đến mục tiêu cuối cùng và không có gì làm cho Ngài chùn bước.
Khi Ma Vương đến khuyên nên từ bỏ cuộc tranh đấu, Ngài không ngần ngại trả lời :
"Ðối với ta, chết trong cuộc chiến đấu chống dục vọng còn thập phần danh dự hơn là sống thất bại."
Bồ Tát dùng trí tuệ để phục vụ. Ngài cũng dùng tinh tấn để tạo an lành cho kẻ khác. Thay vì tập trung nỗ lực vào trong lối sống hẹp hòi và riêng tư để thành tựu mục tiêu, Ngài hướng mọi cố gắng về con đường hoạt động rộng lớn, mong tạo hạnh phúc đại đồng cho toàn thể chúng sanh chung hưởng. Không hề biết mệt, biết chán, Bồ Tát luôn luôn tích cực tạo tình trạng an lành cho tất cả, không chút ẩn ý vụ lợi, không trông mong một đặc ân nào.
Ðứng về một phương diện, Tinh Tấn Ba La Mật lại còn quan trọng hơn Trí Tuệ Ba La Mật.
- Trong Bát Chánh Ðạo, Chánh Tinh Tấn (Sammà Vàyàma hay Viriya) là ngăn ngừa không cho phát sanh những tư tưởng bất thiện chưa phát sanh, và tiêu trừ những tư tưởng bất thiện đã phát sanh, khai triển những tư tưởng thiện chưa phát sanh và làm cho những tư tưởng thiện đã phát sanh rồi càng nẩy nở thêm lên.
- Tinh Tấn là một trong Thất Giác Chi, hay bảy nhân sanh quả Bồ Ðề (Viriya sambojjhanga, Tinh Tấn Giác Chi).
- Tinh Tấn là một trong Tứ Thần Túc hay Tứ Căn Thông (Viriyiddhipàda, Tấn Thông).
- Tinh Tấn là tác động của bốn lối cố gắng chân chánh (Sammàppadhàna, Tứ Chánh Cần) tức là tinh tấn duy trì thiện pháp sẵn có và làm phát sanh thiện pháp chưa có.
- Tinh Tấn diệt trừ ác pháp đã có và ngăn ngừa không cho ác pháp chưa có khởi sanh.
- Tinh tấn là một trong năm năng lực tinh thần (Viriya Bala, Tấn Lực) và
- một trong năm khả năng kiểm soát tâm (Viriya Indriya, Tấn Căn).
Tinh Tấn là pháp "đáo bỉ ngạn" (pàramìtà), một mình đảm đang chín nhiệm vụ. Tinh Tấn hiệp với Trí Tuệ thành một năng lực vô cùng trọng yếu có thể hoàn tất mọi việc.
(Pannànuyàtam Viriyam vadanti Sabbattha siddhiggahanaggahattham.)
6. Nhẫn Nại (Khanti): chịu đựng những phiền não
Nhẫn Nại cũng quan trọng như Tinh Tấn. Nhẫn Nại Ba La Mật là chịu đựng những phiền não mà người khác gây ra cho mình và gánh chịu những lỗi lầm của kẻ khác.
Bồ Tát hành pháp Nhẫn Nại đến mức độ nếu phải cắt đi một cánh tay hoặc một cái chân cũng không uất ức khó chịu.
Một tích chuyện trong Túc Sanh Truyện Khantivàdi Jàtaka (số 313) cho thấy rằng không những Bồ Tát vui vẻ thọ nhận những khổ hình do một ông vua say rượu truyền lệnh không chút xót thương. Vua ra lệnh cắt tay, chân, mũi, tai của Bồ Tát, mà Ngài vẫn lấy tâm từ đối xử với hành động hung bạo, thành thật cầu chúc cho vua được an lành hạnh phúc.
Sau cùng, ngã lăn nằm dài trên vũng máu, Bồ Tát thốt lên lời chú nguyện:
"Ngưỡng nguyện đức vua được trường thọ. Mặc dầu bàn tay độc ác của người đã xẻo thịt và cắt chân tay tôi, một tâm hồn trong sạch không khi nào biết oán giận." (Jàtaka Stories, Túc Sanh Truyện, tập iii, trang 28).
Khi Bồ Tát bị ai làm tổn thương Ngài nghĩ rằng:
"Người làm hại ta hôm nay có lẽ đã quen biết với ta trong một kiếp sống quá khứ nào, và vô tình hay cố ý, ta đã cột oan trái với người ấy. Cũng có thể đây là quả xấu mà ta đã gieo nhân hồi nào trong dĩ vãng. Chính đây là kết quả của một hành động bất thiện của ta trong quá khứ. Tại sao ta trở lại oán giận người làm hại ta?"
Nếu có kẻ ngã mạn đến trêu ghẹo hoặc gây gổ với Bồ Tát, Ngài cũng giữ tâm bình thản.
Về đức tánh nhẫn nại, trong kinh Kakacupama Sutta Ðức Phật dạy :
"Dầu có bọn cướp đến bắt con và dùng gươm giáo cắt lìa tay chân con đi nữa, hãy luôn luôn giữ tâm trong sạch, vì nếu để cho tâm có những tư tưởng không lành tức là con đã không làm theo đúng lời dạy của Như-Lai.
"Hãy tinh tấn rèn luyện cho được như thế nầy: giữ tâm luôn luôn trong sạch. Không khi nào thốt ra lời xấu. Khoan hồng độ lượng, bi mẫn với tâm từ. Không oán giận, không ác ý với ai.
"Những tư tưởng từ bi của con phải bao trùm tất cả chúng sanh, cho đến những tên cướp tàn ác. Hằng ngày cố gắng làm như vậy, con sẽ rải ra khắp thế gian một tình thương rộng lớn, bao la, mỗi ngày mỗi phát triển, vô biên, vô lượng, một tình thương đem lại an lành cho tất cả và coi tất cả là một, đồng nhất thể."
Thực hành đức tánh nhẫn nại và khoan hồng, thay vì thấy những điều xấu xa của kẻ khác, Bồ Tát cố gắng tìm cái tốt cái đẹp trong mọi người, mọi vật.
7. Chân Thật (Sacca): giữ tròn lời hứa, nói sao làm vậy
Chân Thật là Ba La Mật thứ bảy. Sacca (chân thật) có nghĩa là giữ tròn lời hứa. Ðó là một đặc tính của Bồ Tát, luôn luôn hành động theo lời nói và nói theo hành động (Yathàvàdì tathàkàri, yathàkarì tathàvàdì, nói sao làm vậy, làm sao nói vậy).
Theo Túc Sanh Truyện Hàrita Jàtaka (số 431) Bồ Tát không bao giờ thốt ra một lời nào mà chính Ngài không nghĩ như vậy và nếu phải phạm nhằm một trong bốn điều kiêng cữ của ngũ giới Ngài cũng không hề nói dối.
Ngài cũng không giấu sự thật vì muốn giữ lễ phép.
Chân thật là kim chỉ nam của Bồ Tát. Ngài tự xem có bổn phận phải luôn luôn giữ lời. Trước khi hứa với ai điều gì Ngài thận trọng suy nghĩ. Khi đã thốt ra lời rồi thì quyết định phải giữ, dầu có phải hy sinh mạng sống cũng ưng chịu.
Trong Túc Sanh Truyện Hiri Jàtaka (số 363) Bồ Tát khuyên dạy:
- "Phải thực hiện cho kỳ được những điều đã hứa.
- Phải biết từ chối, không hứa những điều không làm được.
- Bậc thiện trí thức không muốn thân cận với hạng người nói dối."
Túc Sanh Truyện Mahà Sutasoma Jàtaka (số 537) cũng có chép lại tích chuyện một vị Bồ Tát hy sinh mạng sống để giữ lời hứa.
"Giống như sao mai mà ta thấy buổi sáng trên trời. Ngày nào như ngày nấy, lặng lẽ xuất hiện nơi vị trí của nó, không sai chạy. Năm tháng trôi qua, sao mai vẫn y hẹn. Lời nói của bậc thiện trí thức cũng phải đúng như vậy. Không khi nào lệch khỏi sự thật, không hề sai hẹn."
Bồ Tát thật là chánh trực, thành thật và trong sạch. Nghĩ sao nói vậy và luôn luôn dung hòa tư tưởng, lời nói và việc làm.
Trong mọi việc, Ngài luôn luôn ngay thẳng và không hề sai chạy. Không giả dối, không chút sai ngoa giữa thân tâm và lời nói, vì Ngài xem đó là quy tắc của đời sống và quyết nghiêm chỉnh thọ trì giới luật. Ðời tư thế nào, đời công như thế ấy.
Bồ Tát
- không dùng lời nịnh bợ để mua lòng người khác,
- không hăng hái nhất thời để được đời ca tụng,
- không khoe khoang cái tốt,
- cũng không che đậy điều xấu của mình.
Ngài
- khen tặng những ai đáng khen,
- chê trách những người đáng chê,
- làm như vậy, không vì lý do nào khác hơn là vì lòng bi mẫn.
Nhưng Bồ Tát không nói tất cả sự thật.
- Sự thật nào không đem lại lợi ích và hạnh phúc cho người khác thì Ngài không nói ra.
- Trái lại, sự thật nào có lợi cho ai khác, dầu có bị thiệt hại cho mình đi nữa Ngài cũng nói.
Bồ Tát
- tôn trọng lời nói của người cũng như
- tôn trọng lời nói của mình.
8. Quyết Ðịnh (Adhitthàna): lập tâm chắc chắn không thối chuyển.
Theo liền sau hạnh Chân Thật (Sacca) là đức tánh Quyết Ðịnh (Adhitthàna), có nghĩa lập tâm chắc chắn không thối chuyển.
Nếu không có sự quyết định vững chắc nầy nầy ắt khó mà thực hành các Ba La Mật khác. Ta có thể so sánh phẩm hạnh Quyết Ðịnh với nền tảng của một tòa nhà to lớn. Nhờ hùng lực của một ý chí bất thối, Bồ Tát phá tan các chướng ngại ngổn ngang trên đường. Ngài một mực ngó ngay, nhắm thẳng mục tiêu. Bệnh hoạn, phiền não, thất bại v.v... không làm cho Ngài chợp mắt lãng quên sứ mạng thiêng liêng.
Như Bồ Tát Gotama (Cồ Ðàm), đã quyết định từ bỏ ngai vàng và cuộc đời vương giả để tìm giác ngộ hoàn toàn. Trong sáu năm trường, Ngài phấn đấu mãnh liệt phi thường, phải chịu đựng bao nhiêu kham khổ và phải đối phó với biết bao nỗi khó khăn. Rồi đến lúc quyết định, khi cần sự giúp đỡ bên ngoài hơn bao giờ hết, thì năm vị đệ tử lại bỏ Ngài ra đi. Ngài vẫn bền gan một lòng một dạ cố gắng thêm, và cố gắng thêm mãi cho đến lúc thành tựu mục tiêu cuối cùng.
"Giữa rừng già một mình phấn đấu. Không có chi làm lay chuyển sự quyết định của Ngài, Bồ Tát không khác nào ngọn núi đá vững chắc. Bão táp phong sương liên miên dồn dập, núi vẫn vững như trồng, chống chỏi trời cao."
Sự quyết định của Bồ Tát cứng như sắt, vững như núi. Ngài tự đặt ra những nguyên tắc để sống và không gì làm cho Ngài xa lìa nếp sống quy củ ấy. Khuyến khích làm điều thiện là một việc rất dễ, nhưng không ai có thể xúi giục Ngài hành động ngược lại nguyên tắc. Lắm khi Bồ Tát mềm mại và dịu dàng như một tai hoa, nhưng cũng có lúc Ngài tỏ ra vững chắc và cứng rắn như một tảng đá.
9. Tâm Từ (Mettà): hiền lành, hảo tâm, thân ái
Tâm Từ quan trọng nhất trong các Ba La Mật. Không có danh từ nhẹ nhàng duyên dáng nào trong tiếng Anh tương đương với Phạn ngữ Mettà (Từ). Có thể tạm dùng những danh từ hiền lành, hảo tâm, thân ái hay tâm từ để diễn đạt lòng thành thật ngưỡng nguyện cho tất cả chúng sanh, không từ bỏ sanh linh nhỏ bé nào, đều được an lành hạnh phúc. Chính tâm Từ (Mettà) thúc giục một vị Bồ Tát từ khước sự giải thoát riêng rẽ của mình để cứu độ tha nhân. Tâm Ngài đã thấm nhuần tình thương vô hạn vô biên đối với tất cả, không phân biệt giai cấp, chủng tộc, màu da, hay nam nữ. Ngài là hiện thân của tình thương đại đồng, không làm ai sợ mà cũng không sợ ai. Những con thú đơn độc ở giữa chốn núi rừng là bạn thân của Ngài và chính nhờ sống chung với loài cầm thú mà Ngài đã nuôi dưỡng tình tương thân, tương ái ấy. Ngài luôn luôn ôm ấp trong lòng một tình thương vô hạn đối với tất cả chúng sanh.
Tâm Từ (Mettà) trong Phật Giáo phải được phân biệt với sự trìu mến riêng một người (pema), và tình thương thiên về nhục dục. Trìu mến sanh lo sợ và phiền muộn. Tâm Từ đem lại an vui, hạnh phúc.
Nên ghi nhận rằng khi thực hành tâm Từ, ta không quên mình. Mettà (tâm Từ) phải được rải cho kẻ khác cũng như cho ta. Tâm Từ không phân biệt "ta" và "người". Tâm Từ trong Phật Giáo bao trùm toàn thể càn khôn vạn vật mà trong đó cũng có ta. Túc Sanh Truyện Mahà Dhammapàla Jàtaka (số 385) cho biết có một vị Bồ Tát trẻ tuổi kia rải tâm Từ đồng đều, đến luôn cả người cha tàn ác đã hạ lệnh hành hình Ngài, đến tên đao phủ, đến người mẹ thân ái đang xót xa than khóc, và cũng rải cho chính bản thân từ tốn của Ngài.
Tâm Từ có oai lực rất huyền bí, và oai lực nầy có thể gieo ảnh hưởng cho những người ở gần và những người ở xa. Một tấm lòng trong sạch đã rải ra năng lực từ ái như vậy có thể đổi dữ ra lành, đổi ác ra thiện, có thể làm cho một con ác thú trở nên ngoan ngoãn như chó, như mèo, làm cho kẻ hung tợn sát nhân trở thành một người hiền lành như thánh.
Oai lực huyền bí ấy không phải tìm ở đâu xa lạ. Nó nằm trong phạm vi năng lực của mọi người. Chỉ một chút cố gắng là thực hiện được nó.
Ðức Phật đã có lần dạy:
Quote:"Ta sống trên một ngọn núi, giữa đám sài lang hổ báo, và để tự bảo vệ không có gì khác hơn tâm Từ của ta. Chung quanh là sư tử, cọp, beo, nai, hươu các thứ. Ngoài ra là rừng rậm cỏ hoang, không có con vật nào sợ ta và ta cũng không sợ con vật nào. Chính oai lực của tâm Từ nâng đỡ, bảo vệ và giúp ta sống yên ổn."
Khi ta thương người, tức nhiên người thương ta. Không có một động lực tương phản nào, không có sự rung động thù nghịch nào, không có tư tưởng trái ngược nào có thể va chạm đến một người đã được hào quang của tâm Từ bảo vệ.
Tâm yên tĩnh là ta sống trong cảnh thiên đàng và cảnh thiên đàng ấy do chính ta tạo.
Có tâm Từ là có hạnh phúc. Sống lân cận với người có tâm Từ cũng được hưởng phần nào trạng thái mát mẻ. Nếu thường ngày trau giồi và thể hiện tâm Từ bằng lời nói và hành động, tự nhiên bức màn ngăn chận giữa "ta" và "người" dần dần tan biến. Sự phân biệt giữa "người" và "ta" dần dần biến mất, và cái "ta" sẽ đồng nhất với toàn thể chúng sanh. Không còn ta nữa. Cuối cùng ta sẽ đồng hóa với tất cả (Sabbattatà). Ðó là mức cùng tột của tâm Từ, Mettà.
Bồ Tát nới rộng tâm "Từ" bao trùm tất cả mọi chúng sanh và tự mình đồng hóa với tất cả, không phân biệt giai cấp, chủng tộc, màu da, hay nam nữ. Chính tâm Từ trong Phật Giáo phá tan mọi chấp nê chướng ngại giữa người và người. Ðối với một vị Bồ Tát không có người thân kẻ sơ, không có kẻ thù người lạ, không có hạng người bị ruồng bỏ, cũng không có hạng người cao sang quyền quý phải sợ sệt không dám động đến.
Tâm Từ đại đồng của Phật Giáo
- đặt nền tảng trên sự hiểu biết sáng suốt và
- xây dựng tình huynh đệ vững chắc giữa tất cả chúng sanh.
Bồ Tát thật sự là công dân thế giới, lúc nào cũng hiền hoà, thân ái và bi mẫn.
10. Tâm Xả (Upekkhà): trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, suy luận vô tư
Upekkhà (tâm Xả) là Pàrami (Ba La Mật) thứ mười.
Phạn ngữ Upekkhà do hai căn "upa" và "ikkha" mà ra. "Upa" là đúng đắn, chân chánh, không thiên vị (yuttito). "Ikkha" là trông thấy, nhận định, suy luận. Vậy Upekkhà là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, suy luận vô tư, tức không luyến ái cũng không oán ghét. Không ưa thích cũng không ruồng bỏ.
Danh từ Upekkhà (Xả) ở đây không phải được dùng trong ý nghĩa lạnh lùng, lãnh đạm, hay trong nghĩa vô ký, tức không-vui-không-buồn.
Xả Ba La Mật cực kỳ quan trọng, mà cũng rất khó thực hành, nhất là đối với hàng cư sĩ, những người còn phải lăn lóc trong thế gian vô thường, biến đổi.
Khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa, là thường tình. Ðược và thua, danh thơm và tiếng xấu, ca tụng và khiển trách, lợi lộc và lỗ lã, đau khổ và hạnh phúc đều là những việc thường xảy ra trong đời. Giữa những thăng trầm của thế sự Bồ Tát luôn luôn giữ tâm bình thản. Giữa những cơn giông tố của trường đời, Bồ Tát không hề xúc động. Ngài cứng rắn và vững chắc như tảng đá to sừng sững giữa trời. Ðó là tâm xả.
Trong những lúc an vui hạnh phúc và giữa những nghịch cảnh, trước những lời ca tụng hay khi bị khiển trách, Bồ Tát luôn luôn giữ tâm bình thản. Vững như voi, không run sợ trước tiếng động. Chắc như trụ đồng, miệng lằn lưỡi mối không làm Ngài chao động. Như gió, thổi ngang màn lưới mà không bị vướng mắc trong lưới, Ngài sống giữa chợ người mà không luyến ái những lạc thú huyền ảo và vô thường của đời người. Như hoa sen, từ bùn dơ nước đục, vượt lên trên bao nhiêu quyến rũ của thế gian, Ngài riêng sống trong không khí tự do, luôn luôn yên tĩnh, luôn luôn tinh khiết và an vui.
"Trong hạnh phúc, trong phiền lụy, lúc thăng, lúc trầm, ta phải giữ tâm như đất. Cũng như trên đất ta có thể vứt bất luận vật gì, dầu chua, dầu ngọt, dầu sạch, dầu dơ, đất vẫn thản nhiên, một mực trơ trơ. Ðất không giận, cũng không thương." (Warren, Buddhism in Translations)
Một đặc điểm quan trọng khác của Bồ Tát là đức tánh công minh, chánh trực. Trong lúc xét đoán, nhờ Ngài giữ được tâm Xả nên không bị ảnh hưởng của tham dục (chanda), sân hận (dosa), sợ sệt (bhaya) và si mê (moha) làm mù quáng.
Xuyên qua mười pháp Ba La Mật mà mỗi vị Bồ Tát đều cố gắng thực hành đến tột độ, ta có thể nói rằng cuộc sống của một vị Bồ Tát
- là gương hy sinh cao cả về kỷ luật nghiêm khắc,
- là từ bỏ tất cả những gì trần tục,
- là giác ngộ hoàn toàn,
- là nhẫn nhục, chân thật, không ngừng kiên trì nỗ lực,
- là một ý chí sắt đá, một tinh thần vững chắc và
- hoàn toàn bình thản.
* * *
Ngoài mười Ba La Mật, Bồ Tát còn phải giữ tròn ba đức hạnh (cariyà) là:
- Buddhi Cariyà, làm việc thiện với trí tuệ luôn luôn sáng suốt,
- Nàtyattha Cariyà, tích cực hoạt động để tạo an lành cho thân nhân quyến thuộc, và
- Lokattha Cariyà là tận lực phục vụ tất cả chúng sanh nhằm cải thiện toàn thế gian.
Trong ba hạnh, hạnh thứ nhì là tạo an lành cho thân bằng quyến thuộc. Ðây không phải là thiên vị, đặt bà con thân thuộc lên trên người khác, mà chỉ vì những người nầy gần gũi, thân cận hơn. Ðây không phải là một hành động ích kỷ, mà là một việc làm hợp lý. Giữ tròn ba đức hạnh tốt đẹp và thực hành đúng đắn mười Ba La Mật, trôi giạt đó đây theo dòng nghiệp lực, sanh-tử, tử-sanh trong vô lượng kiếp, Bồ Tát dần dần vượt qua những cơn bão táp của biển trầm luân sanh-tử triền miên.
Có khi Bồ Tát tái sanh
- làm Trời Ðế Thích hoặc một vị Trời tươi sáng nào.
- Lúc khác, Ngài trở xuống làm người, sang hay hèn, hoặc trở lại làm thú để rồi sau cùng, khi đã thực hiện tròn đủ mười pháp Ba La Mật,
- Ngài sanh lên cung trời Tusita (Ðấu Xuất). Nơi đây Ngài chờ đủ duyên kỳ, trở xuống trần gian lần cuối cùng để hoàn tất giai đoạn tiến hóa đến bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác (Sammà Sambuddha).
Không nên lầm tưởng rằng Bồ Tát cố ý tái sanh trong nhiều cảnh giới khác nhau để thâu thập kinh nghiệm. Không ai tránh khỏi định luật nghiệp báo, và chỉ có luật nhân quả quyết định kiếp sống vị lai của một chúng sanh. Chỉ có chư Phật và chư vị A La Hán là không còn tạo nghiệp mới và không còn bị luân hồi quả báo.
Tuy nhiên, nhờ phước báu dồi dào, Bồ Tát cũng có vài oai lực đặc biệt. Thí dụ như khi sanh vào cảnh Phạm Thiên mà đời sống ở cõi nầy dài thăm thẳm, Ngài có thể dùng ý lực mạnh mẽ, chấm dứt đời sống ở đó và tái sanh vào một cảnh giới thuận lợi để thực hành mười Ba La Mật dễ dàng hơn.
Chú Giải Túc Sanh Truyện (Jàtaka) ghi chép rằng ngoài cảnh giới mà Bồ Tát có thể dùng chí lực chuyển kiếp tái sanh vào đó (adhimutti-kàlakiriyà, cái chết theo ý muốn) còn có mười tám cảnh giới khác mà một vị Bồ Tát, dầu muốn dầu không, không bao giờ tái sanh vào. Thí dụ như
- Ngài không thể tái sanh vào hoàn cảnh câm hay điếc,
- hoặc làm một chúng sanh hoàn toàn tà kiến (niyata micchàditthi) tức là không tin tưởng nơi định luật nhân quả.
- Bồ Tát có thể tái sanh vào cảnh thú, nhưng dưới hình thức một con thú không lớn hơn voi và không nhỏ hơn chim mỏ nhác.
Ngài có thể bị sa đọa vào một trong bốn khổ cảnh (apàya) nhưng không đến nỗi phải lâm vào trạng thái cực kỳ khổ sở của cảnh nầy.
- Bồ Tát không tìm cách tái sanh vào cảnh Vô Phiên Thiên (suddhàvàsa) là cảnh giới mà chư vị A Na Hàm, sau khi bỏ xác, về đó an nghỉ trước khi đạt thành Ðạo Quả A La Hán.
- Ngài cũng không muốn tái sanh vào những cảnh giới vô sắc (arupaloka) vì nơi đây không có cơ hội để phục vụ.
Ta lại có thể hỏi: "Một vị Bồ Tát có biết rằng trong vô lượng kiếp luân hồi Ngài sẽ trở thành Phật không?"
Ðôi khi biết. Lắm lúc Ngài cũng không biết. Theo Túc Sanh Truyện (Jàtaka), Bồ Tát Gotama biết trước rằng sau khi tận lực cố gắng, Ngài sẽ đắc Quả Phật. Truyện Visayha Setthi Jàtaka (số 340) chép rằng một ngày kia Trời Ðế Thích (Sakka) đến đảnh lễ Ðức Phật và hỏi tại sao Ðức Phật lại có tâm lực vô cùng vô tận như vậy. Ðức Phật trả lời rằng vì Ngài không có ý định riêng hưởng một hồng ân nào trong tam giới (Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới) mà mục đích của Ngài là chứng đạt Ðạo Quả Tối Thượng, Chánh Ðẳng Chánh Giác. Trái lại, trong vài kiếp khác, chẳng hạn như kiếp làm Jotipala (Majjhima Nikàya, Ghatìkara Sutta,số 81), chẳng những Ngài không nhớ đến chí nguyện cao cả của mình mà lại còn xúc phạm đến một vị Phật, Ðức Phật Kassapa. Cũng nên nói thêm rằng chính Ðức Phật Kassapa đã khai tâm điểm đạo, thọ ký cho Ngài lần cuối cùng.
Chúng ta là những người đã
- tận dụng đời sống quý báu nầy để phục vụ thế gian, chúng ta cũng có thể trở thành một vị Bồ Tát.
- Không nên nghĩ rằng lý tưởng của Bồ Tát, hay Bồ Tát Ðạo, chỉ dành riêng cho một hạng người xuất chúng.
- Cái chi mà một người làm được, người khác cũng có thể làm được. Miễn là có đủ hùng lực và cố gắng cần thiết thì việc chi cũng có thể thành tựu.
Vậy, cũng nên nỗ lực tích cực lập công bồi đức để tạo trạng thái an lành cho ta và cho kẻ khác. Và cũng nên chọn lấy lý tưởng phục vụ cao cả và toàn thiện làm mục tiêu cho đời sống.
Phục vụ để trở nên hoàn toàn và hoàn toàn để phục vụ.
[3] Danh từ bhikkhu, tỳ khưu, xuất nguyên từ căn 'bhikkha' có nghĩa là van xin. Như vậy, theo đúng ngữ nguyên "bhikkhu" có nghĩa là "người xin".
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
NGỪA HOẠNH TỬ (CHẾT SỚM KHI CHƯA HẾT TUỔI THỌ), TĂNG THỌ, NIỆM TỬ
Nguyên Giác
https://thuvienhoasen.org/a34264/ngua-ho...ho-niem-tu
Đại dịch coronavirus tính tới tuần lễ giữa tháng 7/2020 đã giết chết hơn 593,000 người trên toàn cầu, với hơn 13.9 triệu người lây nhiễm, theo thống kê của Johns Hopkins University. Trong đó Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia bị tệ hại nhất, với hơn 3.6 triệu người lây nhiễm và ít nhất 138,979 người đã chết. Một vài thành phố ở Texas và Arizona mua hay thuê xe thùng đông lạnh để giữ xác, vì nhiều nhà quàn hết chỗ, không chôn kịp. Một số khu vực đông người gốc Việt ở Quận Cam, San Jose, Houston trong tuần qua tăng vọt số người đã có kết quả thử nghiệm dương tính. Trong những người chết vì đại dịch trong cộng đồng có những bạn còn trẻ, ở lứa tuổi 30s, 40s và cũng có bạn là Phật tử rất mực đạo hạnh. Bài này sẽ nói về các trường hợp chết khi tuổi thọ vẫn đang còn, về cách tăng thọ, và về pháp niệm sự chết theo lời Đức Phật dạy.
CHẾT HOẠNH TỬ
Đại dịch xảy ra là do duyên nhiều đời trước đối với các quốc độ đó, nhưng không phải ai cũng bị ảnh hưởng. Dù vậy, theo kinh Phật, chắc chắn rằng trong những người chết vì đại dịch có những người đã chết trong khi tuổi thọ vẫn đang còn, tức là chết yểu, chết sớm, chết không đúng thời, khi chưa hết tuổi thọ kiếp này. Người xưa gọi chết sớm, tức là khi nghiệp dữ khác bất ngờ xen vào trước khi nghiệp kiếp này mãn, bằng nhiều chữ: hoành tử, hoạnh tử, phi thời tử, bất lự tử, sự cố tử. Tiếng Anh gọi là “untimely death” hay “premature death” và Kinh Tạng Pali gọi là “uppachedaka death.” Trong khi Kinh Dược Sư, thuộc hệ Bắc Tông, giải thích rằng chết hoạnh tử có 9 loại khác nhau, Kinh Milinda Vấn Đạo thuộc hệ Nam Tông nói rằng chết hoạnh tử có 7 loại.
Kinh Milinda Vấn Đạo do ngài Indacanda dịch (một số bản dịch của các dịch giả khác có nhan đề là Kinh Na Tiên Tỳ Kheo, Mi Tiên Vấn Đáp) đã giải thích về việc chết không đúng thời, cũng như trái non bị rụng hay bị cắt từ cây xoài. Lời ngài Nagasena trong kinh này nói, trích như sau:
“Tâu đại vương, bảy hạng người này chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn. Bảy hạng nào?
- Tâu đại vương, người bị thèm ăn, trong khi không nhận được vật thực, có nội tạng bị tổn thương, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
- Tâu đại vương, người bị thèm uống, trong khi không đạt được nước uống, trái tim bị khô kiệt, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
- Tâu đại vương, người bị rắn cắn, bị hành hạ bởi tác động của nọc độc, trong khi không đạt được người chữa trị, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
- Tâu đại vương, người đã ăn vào chất độc, trong khi các bộ phận cơ thể chính và phụ đang bị nung nóng, trong khi không đạt được thuốc giải, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
- Tâu đại vương, người bị rơi vào ngọn lửa, trong khi bị thiêu đốt, trong khi không đạt được sự dập tắt, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
- Tâu đại vương, người bị té vào nước, trong khi không đạt được sự nâng đỡ, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
- Tâu đại vương, người bị thương tích bởi gươm đao, bị lâm bệnh, trong khi không đạt được thầy thuốc, chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.
Tâu đại vương, bảy hạng người này chết không đúng thời, ngay trong khi tuổi thọ vẫn đang còn.” (1)
Tác phẩm “Abhidhamma in Daily Life” (A Tỳ Đạt Ma Trong Đời Thường) của Ashin Janakabhivamsa (2) giải thích về các trường hợp hoạnh tử. Những trường hợp “uppachedaka death” là chết không đúng thời, chết không tự nhiên, vì một số chúng sinh lẽ ra còn tuổi thọ và nghiệp lực còn cho phép họ sống. Nhưng vì một vài nghiệp ác đã làm trong quá khứ đột ngột trổ quả, gây ra cái chết không đúng thời. Bộ luận A Tỳ Đạt Ma giải thích rằng cái chết đó y hệt như một ngọn lửa đột ngột tắt vì trận gió bất ngờ, trong khi bấc và dầu vẫn còn, và cũng y hệt như có ai thổi mạnh làm tắt nến.
Bộ luận này dẫn ra trường hợp ngài Moggallana (Mục Kiền Liên, là người Thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Đức Phật), trong một kiếp lâu xa đã giết mẹ của ngài. Tội ác đó làm ngài chết thảm, ngay cả sau khi ngài đã đắc quả A La Hán, bị 500 tên cướp tấn công và giết. Vua Bimbisara (Tần Bà Sa La, hay Bình Sa Vương -- là đệ tử đầu tiên của Phật Thích-ca trong hàng vua chúa, ông đã cúng dường cho Phật và Tăng đoàn ngôi tịnh xá Trúc Lâm gần thành Rājagḱha, thủ đô xứ Magadha) trong một kiếp trước đã mang giày vào chùa với thái độ bất kính, và quả dữ là vua này bị chính con trai giết. Trường hợp khác: Hoàng hậu Samavati (của vua Udena tại vương quốc Cozambi) và hơn 100 cung nữ bị thiêu chết. Bà Samavati được Đức Phật ca ngợi là Đệ nhất tâm từ trong các môn đệ của ngài, và ngài kể rằng trong một kiếp trước, bà và các bạn dữ dùng lửa đốt chết một vị Bích Chi Phật trong khi vị này đang thiền định.
Bộ luận này cũng nói rằng có một số cái chết trong khi còn tuổi thọ là vì quả dữ tới tức khắc vì một việc ác vừa mới làm. Đó là trường hợp Dusi ném đá vào đầu của vị trưởng tăng đoàn của Phật Kassapa, trường hợp Nanda đánh vào đầu ngài Shariputra, và trường hợp Vua Kalabu ra lệnh giết vị ẩn tu có tên là Bồ Tát Khanti Vadi. Cả 3 vị -- Dusi, Nanda và Vua Kalabu --- bị đất nứt ra và nuốt chửng xuống ngay trong kiếp đó, vì quả dữ tới trong khi còn tuổi thọ. Tương tự, người xúc phạm hay hạ nhục ba mẹ, người trưởng thượng cũng sẽ bị chết hoạnh tử.
Một điểm quan trọng nên nhớ rằng kinh điển không chỉ để tụng đọc, mà cần tu tập, thực hành. Vì nếu chỉ tụng đọc kinh điển hàng ngày mà không tự thực hành để chuyển biến tâm mình thì lợi ích chẳng bao nhiêu.
Trong một bài viết có nhan đề “Khảo Biện về Kinh Dược Sư” của Thầy Chúc Phú, nói rằng người trí tuệ cần tránh nhân duyên gặp nạn, và cần phải thực hành lời Phật dạy, chớ đừng nghĩ rằng tụng kinh hàng ngày là đủ, trích:
“Trong kinh Phật thuyết cửu hoạnh, Phật dạy rằng, nếu như gặp phải voi say, ngựa chứng, bò điên, xe cộ, rắn độc, hầm hố, nước, lửa, chiến loạn, người say, kẻ xấu cũng như bao điều tệ ác khác… nếu bậc có trí tuệ thì sẽ biết và tránh các nhân duyên đó để bảo toàn tính mạng...
...Tụng kinh để trú tâm trong thắng pháp, để hiểu lời Phật dạy và sau đó thực hành. Diệu dụng của pháp Phật chính là ở đây. Siêng năng trì tụng kinh điển nhưng không thực hành, thì tuy có phước đức, nhưng rất nhỏ nhoi và khó có thể đem đến những kết quả ưu thắng.” (3)
PHÁP TĂNG TUỔI THỌ
Tới đây, chúng ta có thể nêu lên câu hỏi: làm cách nào để tăng tuổi thọ? Đức Phật đưa ra lời khuyên trong các kinh, có thể tóm lược rằng:
- phải ăn điều độ,
- phải giảm cân,
- phải cột niệm (giữ tâm tỉnh thức, mindful),
- phải thể dục bằng cách đi bộ,
- phải làm những việc thích nghi,
- giữ điều độ khi làm những việc thích nghi,
- phải hoạt động đúng thời,
- độc thân (hiểu là: không sắc dục, sống Phạm hạnh),
- giữ giới,
- sống gần bạn lành (thiện hữu tri thức),
- cúng dường bậc tu hành,
- kính lễ bậc trưởng thượng,
- bố thí bữa ăn.
Trong Kinh Tạp A Hàm SA-1150, Đức Phật khuyên Vua Ba Tư Nặc phải ăn điều độ và phải giảm cân, khi thấy “vua Ba-tư-nặc, với thân thể mập lớn, mồ hôi ướt đẫm, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, hơi thở hổn hển.”
Kinh SA 1150, bản dịch của hai thầy Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng, viết:
“Bấy giờ, Thế Tôn nói vua Ba-tư-nặc: “Đại vương thân thể mập quá!”
Đại vương bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, đúng vậy! Con đang lo về cái thân quá mập và thường rất khổ sở, nhờm chán, hổ thẹn, vì cái thân mập béo này.”
Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ: “Người nên tự cột niệm, Khi ăn biết tiết độ; Thì các thọ sẽ giảm, Yên ổn mà sống lâu.” (4)
Lời khuyên rất khoa học của Đức Phật đã dẫn tới kết quả là, kinh viết: “Như vậy, từ đó trở đi, vua Ba-tư-nặc thân thể gầy thon lại, tướng mạo đoan chánh.”
Để tăng tuổi thọ, sau ăn kiêng là phải thể dục bằng cách Thiền đi bộ để có sức khỏe và ít bệnh. Thời của Đức Phật, làng này xa làng kia, rừng này xa rừng kia, do vậy đi bộ là chuyện hàng ngày của đời thường. Và phải đi trong chánh niệm, mà phải “walking meditation” (tức, Thiền đi bộ, hay Kinh hành).
Kinh AN 5.29 ghi lời Đức Phật dạy, bản dịch của Thầy Minh Châu:
“Kham nhẫn được đường trường; kham nhẫn được tinh cần; ít bệnh tật; đưa đến tiêu hóa tốt đẹp các đồ được ăn, được uống, được nhai, được nếm; định chứng được trong khi kinh hành được tồn tại lâu dài. Những pháp này, này các Tỷ-kheo là năm lợi ích của kinh hành." (5)
Đức Phật cũng dạy pháp tăng tuổi thọ qua hai Kinh AN 5.125 và Kinh AN 5.126, bản dịch của Thầy Minh Châu:
“Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ. Thế nào là năm? Làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời, và sống Phạm hạnh. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ.” (Bản dịch Bhikkhu Sujato: Doing what is suitable, knowing moderation in what is suitable, eating food fit for consumption, activity at suitable times, and celibacy. These are the five things that promote longevity.)
“Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ. Thế nào là năm?
- Làm việc thích đáng,
- biết vừa phải trong việc thích đáng,
- ăn các đồ ăn tiêu hóa,
- giữ giới luật, và
- có bạn lành.
Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, gia tăng tuổi thọ.”
(Bản dịch Bhikkhu Sujato:
- Doing what is suitable,
- knowing moderation in what is suitable,
- eating food fit for consumption,
- ethical conduct, and
- good friends.
These are the five things that promote longevity.) (6)
Trong pháp tăng tuổi thọ, Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú rằng phải biết tôn trọng, kính lễ bậc trưởng thượng, bản dịch Thầy Minh Châu viết:
109. "Thường tôn trọng, kính lễ
Bậc kỳ lão trưởng thượng,
Bốn pháp được tăng trưởng:
Thọ, sắc, lạc, sức mạnh." (7)
Trong Kinh AN 5.37, Đức Phật dạy rằng những người bố thí bữa ăn sẽ được tăng tuổi thọ, tăng nhan sắc, tăng an lạc, tăng sức mạnh và tăng biện tài. Bản dịch của Thầy Minh Châu viết:
“— Người bố thí bữa ăn, này các Tỷ-kheo, người thí chủ đem lại cho người thọ lãnh năm điều. Thế nào là năm?
- Cho thọ mạng,
- cho dung sắc,
- cho an lạc,
- cho sức mạnh,
- cho biện tài.
- Cho thọ mạng, vị ấy được chia thọ mạng chư Thiên hay loài Người.
- Cho dung sắc, vị ấy được chia dung sắc chư Thiên hay loài Người.
- Cho an lạc, vị ấy được chia an lạc chư Thiên hay loài Người.
- Cho sức mạnh, vị ấy được chia sức mạnh chư Thiên hay loài Người.
- Cho biện tài, vị ấy được chia biện tài chư Thiên hay loài Người.
Người bố thí bữa ăn, này các Tỷ-kheo, người thí chủ đem lại cho người thọ lãnh năm điều này.” (8)
TỈNH THỨC NHÌN CÁI CHẾT
Chắc chắn rằng chúng ta sẽ chết vào một lúc nào đó. May mắn lắm, nhiều phước duyên lắm, chúng ta sẽ chết bình an khi tuổi thọ đã mãn. Tuy nhiên, nhiều phần chúng ta không thể biết chắc rằng khi nào cái chết sẽ tới, đặc biệt là khi xảy ra rủi ro hoạnh tử. Do vậy, chúng ta phải chuẩn bị đón nhận cái chết cho đúng pháp. Y hệt như khi lên đường đi xa,
- phải bình tĩnh,
- không mê đắm bất kỳ những gì trong đời này
- và không mơ tưởng bất kỳ những gì mai sau.
- Thái độ tỉnh thức,
- không mê đắm,
- không vui thích dù là với sự sống hay sự chết,
ghi lại qua bài kệ của ngài Sāriputta (Xá Lợi Phất, học trò hàng đầu, được Đức Phật khen ngợi là Đệ nhất trí tuệ trong giáo đoàn).
Bản Việt dịch của Thầy Indacanda, trích:
“Tôi không vui thích sự chết, tôi không vui thích sự sống, tôi sẽ lìa bỏ thân xác này, có sự nhận biết rõ, có niệm.
Tôi không vui thích sự chết, tôi không vui thích sự sống, và tôi chờ đợi thời điểm, giống như người làm thuê chờ đợi tiền công.” (9)
--ooOoo--
Tuy nhiên, nếu xảy ra cái chết hoạnh tử, công trình tu học của chúng ta sẽ về đâu?
Đức Phật trả lời ngài Mahānāma rằng không có gì phải lo, vì bởi vì những người tu tập lâu ngày với tín, giới, sở văn, thí xả, trí tuệ (faith, ethics, learning, generosity, and wisdom) thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng. Kinh SN 55.21 ghi lời Đức Phật rằng dù chết cách gì đi nữa, người tu sẽ vẫn không bị đọa, cũng như ghè dầu, sữa hay bơ bị bể trên hồ nước sâu, thì ghè sẽ bể vụn, tan nát, chìm xuống nhưng dầu, sữa và bơ sẽ nổi lên.
Kinh SN 55.21, bản dịch Thầy Minh Châu viết:
“Ngồi một bên, họ Thích Mahānāma bạch Thế Tôn:
—Kapilavatthu này, bạch Thế Tôn, là phồn vinh, phú cường, dân cư đông đúc, quần chúng khắp nơi chen chúc, chật hẹp. Bạch Thế Tôn, sau khi con hầu hạ Thế Tôn hay các Tỷ-kheo đáng kính, vào buổi chiều, con đi vào Kapilavatthu, con gặp con voi cuồng chạy; con gặp con ngựa cuồng chạy; con gặp người cuồng chạy; con gặp cỗ xe lớn cuồng chạy; con gặp cỗ xe nhỏ cuồng chạy. Trong khi ấy, bạch Thế Tôn, tâm con nghĩ đến Phật bị hoang mang, tâm con nghĩ đến Pháp bị hoang mang, tâm con nghĩ đến chúng Tăng bị hoang mang. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Nếu lúc ấy con mệnh chung, thời sanh thú của con là gì, sanh xứ đời sau chỗ nào?”
—Chớ có sợ, này Mahānāma! Chớ có sợ, này Mahānāma! Không ác sẽ là cái chết của Ông! Không ác là cái chết của ông! Này Mahānāma, với ai đã lâu ngày tâm tu tập trọn vẹn về tín, tâm tu tập trọn vẹn về giới, tâm tu tập trọn vẹn về sở văn, tâm tu tập trọn vẹn về thí xả, tâm tu tập trọn vẹn về trí tuệ; với người ấy, dầu thân có sắc này, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, có bị vô thường phá hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt; dầu cho thân này ở đây bị quạ ăn, chim kên ăn, chim ưng ăn, chó ăn, hay giả-can ăn, hay các loại chúng sanh sai khác ăn; nhưng nếu tâm của vị ấy được lâu ngày tu tập trọn vẹn về tín, tu tập trọn vẹn về giới, tu tập trọn vẹn về sở văn, tu tập trọn vẹn về thí xả, tu tập trọn vẹn về trí tuệ, thời tâm của vị ấy thượng thặng, đi đến thù thắng.
Ví như, này Mahānāma, một người nhận chìm một ghè sữa bơ, hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu và đập bể ghè ấy. Ở đây, các mảnh ghè hay mảnh vụn chìm xuống nước; nhưng sữa, bơ hay dầu thời nổi lên, trồi lên trên.” (10)
Kinh kế tiếp trong Tương Ưng Bộ là Kinh SN 55.22 ghi lời Đức Phật rằng dù chết cách gì đi nữa, người tu sẽ vẫn không bị đọa, cũng y hệt như một cây thiên về phía Đông, hướng về phía Đông, xuôi về phía Đông, nếu bị chặt đứt từ gốc rễ, nó sẽ ngả về phía Đông, khi người tu có lòng tin bất động vào Phật, Pháp, Tăng và sống giữ giới hướng về thiền định ((Bản dịch Sujato: It’s when a noble disciple has experiential confidence in the Buddha… the teaching… the Saṅgha… And they have the ethical conduct loved by the noble ones… leading to immersion.) (10)
Trong khi đó, Kinh AN 6.19 ghi lời Đức Phật dạy rằng phải tình thức và tinh tấn, nhìn thấy cái chết chỉ cách mình có một hơi thở, và phải tu học với tâm tinh tấn như thế mới có thể giải thoát. Tương tự, Kinh AN 6.20 ghi lời Đức Phật sách tấn, qua bản dịch của Thầy Minh Châu, trích:
“Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều: “Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta. Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, hay đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải suy xét như sau: “Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung trong ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: “Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta”, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác. Ví như, này các Tỷ-kheo, áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, chánh niệm và tỉnh giác.” (11)
Trong Tăng Nhất A Hàm, Đức Phật dạy niệm sự chết trong Kinh EA 3.10, rằng hãy ngồi, chỉ niệm sự chết, không nghĩ gì khác, hình dung sinh mạng trôi đi không dừng, nhìn các căn tan rã... Bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ và Đức Thắng, trích:
“Thế Tôn bảo rằng: Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm sự chết. Chết là mất ở đây, sinh bên kia; qua lại các đường, sinh mạng trôi đi không dừng, các căn tan hoại, như khúc gỗ mục nát; mạng căn đoạn tuyệt, giòng họ chia lìa, không hình không tiếng, cũng không tướng mạo. Như vậy, này các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm sự chết, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm sự chết, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” (12)
kinh tăng nhất a-hàm
một pháp
3. phẩm quảng diễn
10. KINH SỐ
Tôi nghe như vầy:
Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Những gì là một pháp? Là niệm sự chết.”
Phật bảo các Tỳ-kheo:
“Thế nào là tu hành niệm sự chết, thì liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?”
Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:
“Gốc rễ của Pháp do Thế Tôn nói. Nguyện xin Thế Tôn vì các Tỳ-kheo mà nói diệu nghĩa này. Các Tỳ-kheo sau khi nghe từ Như Lai rồi sẽ thọ trì.”
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
“Hãy lắng nghe, lắng nghe, và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho các ngươi.”
Các Tỳ-kheo bạch rằng:
“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”
Sau khi các Tỳ-kheo thọ giáo rồi, Thế Tôn bảo rằng:
“Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, buộc niệm ở trước, không có tư tưởng nào khác, chuyên tinh niệm sự chết. Chết là mất ở đây, sinh bên kia; qua lại các đường, sinh mạng trôi đi không dừng, các căn tan hoại, như khúc gỗ mục nát; mạng căn đoạn tuyệt, giòng họ chia lìa, không hình không tiếng, cũng không tướng mạo.
“Như vậy, này các Tỳ-kheo, đó gọi là niệm sự chết, liền được thành tựu đầy đủ quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, luôn phải tư duy không rời niệm sự chết, liền sẽ được những thứ công đức thiện này. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”
Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Kệ tóm tắt
Quote:Phật, Pháp, cùng Thánh chúng,
Cuối cùng là niệm chết;
Dù cùng trên đồng tên,
Nhưng nghĩa chúng mỗi khác.
Trong trận đại dịch COVID-19 hiện nay của thế giới, khắp bốn phương trời đều hiển lộ hung hiểm. Trong Kinh Phât có một hình ảnh tương tự là trận lũ lụt dâng nước khắp bốn phía, và chỉ có một hòn đảo Niết Bàn duy nhất là an ổn. Trong nhóm Kinh Nhât Tụng Sơ Thời, tức là nhóm kinh được chư tăng tụng hàng ngày trong những năm đầu Đức Phật hoằng pháp, có Kinh Sn 5.10, trích lời Đức Phật dạy rằng “không sở hữu gì, không nắm giữ gì” sẽ thoát được trận lũ lụt già chết. Bản dịch Nguyên Giác:
“1093. [Đức Phật] Với những người đứng giữa dòng nước, trong khi lũ lụt kinh hoàng dâng cao thêm – với những người bị già chết tràn ngập, hỡi Kappa, ta sẽ nói về một hòn đảo.
1094. “Không sở hữu gì hết, không dính mắc gì hết” – đó là hòn đảo của pháp tối thượng, ta gọi đó là Niết Bàn, nơi đoạn diệt của già chết.
1095. Hiểu được Pháp này, những người chánh niệm sẽ được giải thoát ngay trong đời này. Họ sẽ không bị ma kiểm soát, cũng không làm tôi tớ cho ma.” (13)
Chìa khóa ngắn gọn “Không sở hữu gì hết, không dính mắc gì hết” qua bản Anh dịch của ngài Thanissaro là:
“For one stranded in the middle of the lake, in the flood of great danger — birth —overwhelmed with aging & death, I will tell you the island, Kappa. Having nothing, clinging to no thing: That is the island, there is no other.” (13)
Hòn đảo “Không sở hữu gì, không một pháp nào để dính mắc” trong bài kinh trên cũng là một lời dạy của Kinh Kim Cang: ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm (Khi không còn chỗ nào để dính mắc, thì kỳ tâm, tức là tâm vô sanh hay Niết bàn Diệu tâm, mới hiển lộ ra).
Trong Kinh Kim Cang cũng có bài kệ dạy pháp quán: “Nhất thiết hữu vi pháp / như mộng, huyễn, bào, ảnh / như lộ diệc như điện / Ưng tác như thị quán.”
Có thể dịch là: “Tất cả các pháp hữu vi, đều như giấc mơ, như huyễn ảo, như bọt sóng [trên sông], như ảnh [hiện trong gương], như hạt sương, như chớp loé trên không. Hãy quán như thế.”
Trong Thiền Tông Việt Nam, lời dạy quán sự chết như thế nào? Có sinh, tất có tử. Có thể chuyển câu hỏi này là: nên quán các pháp sinh diệt như thế nào? Bất kỳ pháp hữu vi nào cũng đều phải theo luật sinh diệt, và có sinh tất có diệt.
Thiền sư Viên Chiếu (999 – 1090) thời nhà Lý, trụ trì chùa Cát Tường, ở kinh đô Thăng Long, để lại một bài kệ trước khi viên tịch. Bải kệ 4 câu, trong đó 2 câu cuối là:
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
Sắc không ẩn hiển nhậm suy di.
(Dịch: Nếu đạt được tâm không, nơi đó chính là tâm vô tướng [signless] và chính là tâm vốn thật không hề có sắc [form] nào để hiển lộ, thì [bất kể] sắc và không có ẩn hay hiện, hãy cứ để mặc cho xoay vần.)
Lời dạy đó cũng có thể ghi qua cách khác: Thấy được chỗ hoàn toàn không có một pháp nào để tu hết. Có thể giải thích đơn giản thế này: Đó là sự tỉnh thức thường trực, khi tâm hướng về mắt, thì tất cả những gì được thấy đều tức khắc tan biến [như bọt sóng tan vào nước, như ảnh hiện tan vào tánh sáng rỗng lặng của gương]; khi tâm hướng về tai, thì tất cả những gì được nghe đều biến mất [như giọt sương tan dưới nắng mặt trời, như tia chớp tan biến vào hư không]; và khi tâm hướng về bất kỳ đối tượng nào của tâm thì tất cả các pháp đều tan biến như giấc mộng đêm qua. Thấy tâm như thế, sẽ không thấy có pháp nào để vin vào nữa, thì còn lấy gì để tu. Vì tâm không đó, chính là hòn đảo của pháp tối thượng. Đó chính là Thiền Tông Việt Nam.
GHI CHÚ:
(1) Kinh Milinda Vấn Đạo: https://suttacentral.net/mil6.3.6/vi/indacanda
(2) Abhidhamma in Daily Life: https://www.wisdomlib.org/buddhism/book/abhidhamma-in-daily-life-ashin/d/doc3173.html
(3) Khảo Biện về Kinh Dược Sư: https://thuvienhoasen.org/a27195/khao-bien-ve-kinh-duoc-su
(4) Kinh SA 1150: https://suttacentral.net/sa1150/vi/tue_sy-thang
(5) Kinh AN 5.29: https://suttacentral.net/an5.29/vi/minh_chau
(6) Kinh AN 5.125: https://suttacentral.net/an5.125/vi/minh_chau
Kinh AN 5.126: https://suttacentral.net/an5.126/en/sujato
(7) Kinh Pháp Cú, Kệ 109: https://thuvienhoasen.org/p15a7961/pham-01-10
(8) Kinh AN 5.37: https://suttacentral.net/an5.37/vi/minh_chau
(9) Trưởng Lão Tăng Kệ, Xá Lợi Phất: https://suttacentral.net/thag17.2/vi/indacanda
(10) Kinh SN 55.21: https://suttacentral.net/sn55.21/vi/minh_chau
Kinh SN 55.22: https://suttacentral.net/sn55.22/vi/minh_chau
(11) Kinh AN 6.20: https://suttacentral.net/an6.20/vi/minh_chau
(12) Kinh EA 3.10: https://suttacentral.net/ea3.10/vi/tue_sy-thang
(13) Kinh Sn 5.10: https://thuvienhoasen.org/p15a30621/sn-5-10-kappa-manava-puccha-cac-cau-hoi-cua-kappa
Bản dịch Thanissaro: https://accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.5.10.than.html
MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh giảng Hành Đạo và Chứng Đạo
https://toaikhanh.com/read.php?doc=202001020402&lan=vn
Học là một việc, hành là một việc. Nếu anh hành đúng thì "tu muôn kiếp ngộ nhất thời". Nếu anh tu đúng và đủ duyên lành là chỉ có một phần tỷ của giây là anh đã chứng đạo rồi. Cái đó anh không có làm được gì khác. Chỉ duyên lành anh đủ thì một phần tỷ đó có mặt còn nếu mà anh không đủ duyên lành thì một phần tỷ đó không có.
Cho nên nhiều người cứ kể pháp học, pháp hành, pháp thành nhưng cái đó là mình nói trên tổng quát, trên lý thuyết chứ thật ra cái việc mà mình phải làm không phải là chuyện chứng đạo mà chỉ có hành đạo thôi. Còn chuyện chứng đạo thì đủ duyên tự nó đắc chứ mình không có thể động tay, động chân vô cái vụ chứng đạo được.
Trích bài giảng KTC.7.25 Bảy Pháp Tưởng
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Diệt Đoạn | | Asubha
Tỉnh Mê | | Địa Ngục
English
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
NGOÀI TÁM THÁNH ĐẠO
KHÔNG CÓ QUẢ VỊ SA-MÔN
Quảng Tánh
https://thuvienhoasen.org/a34305/ngoai-tam-thanh-dao-khong-co-qua-vi-sa-mon
Quả vị Sa-môn hay bốn quả Sa-môn, bốn quả Thanh văn, bốn quả Thánh gồm Sơ quả Tu-đà-hoàn (Dự lưu, Thất lai), Nhị quả Tư-đà-hàm (Nhất lai), Tam quả A-na-hàm (Bất lai), Tứ quả A-la-hán (Vô sinh).
Theo Thế Tôn, bốn quả Thánh này là kết tinh của quá trình tu tập giới-định-tuệ. Trong tám Thánh đạo, giới gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng; định gồm chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; tuệ gồm chánh kiến, chánh tư duy (tuệ).
“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng đại Tỳ-kheo.
(…)
Lúc đó, trong thành Câu-thi có một vị Phạm chí tên Tu-bạt là bậc kỳ cựu đa trí, đã một trăm hai mươi tuổi, nhân nghe Đức Sa-môn Cù-đàm đêm nay sẽ diệt độ tại giữa cây song thọ, ông tự nghĩ: Ta có điều hoài nghi về giáo pháp. Chỉ có Đức Cù-đàm mới giải được ý ta. Ta nên kịp thời gắng đi đến Phật. Ngay đêm ấy ông gắng ra khỏi thành đi đến Song thọ, đến chỗ A-nan. Sau khi chào hỏi xong, ông thưa:
- Tôi nghe Sa-môn Cù-đàm sắp vào Niết-bàn đêm nay, nên đến đây mong được bái yết một lần. Tôi có điều hoài nghi về giáo pháp, mong được gặp Cù-đàm để Ngài giải quyết cho. Vậy Ngài có được rỗi rảnh cho tôi vào bái yết không?
A-nan bảo:
- Thôi đừng, Tu-bạt! Phật đang có bệnh. Không nên quấy rầy Ngài.
Tu-bạt cố nài xin đến ba lần rằng:
- Tôi nghe Đức Như Lai ra đời như hoa Ưu-đàm, rất lâu mới xuất hiện, nên đến đây mong bái yết để được giải quyết nghi ngờ. Ngài có rỗi rảnh cho tôi gặp một lát được không?
A-nan cũng vẫn trả lời như trước:
- Phật đang có bệnh. Không nên quấy rầy Ngài.
Khi ấy Phật bảo A-nan:
- A-nan, ngươi chớ ngăn cản. Hãy để cho ông ấy vào. Ông muốn giải quyết sự nghi ngờ, không có gì phiền nhiễu. Nếu nghe được pháp của Ta, ắt được tỏ rõ.
A-nan liền bảo Tu-bạt:
- Nếu ông muốn vào thăm Phật, xin mời vào.
Tu-bạt được vào, chào hỏi Phật xong, ngồi một bên và bạch Phật:
- Tôi có điều hoài nghi về giáo pháp. Ngài có rỗi rảnh giải quyết cho chỗ vướng mắc không?
Phật nói: Ông cứ tùy ý hỏi.
Tu-bạt hỏi:
- Bạch Cù-đàm, có những giáo phái khác, họ tự xưng bậc thầy, như các ông Phất-lan Ca-diếp, Mạt-già-lê Kiều-xá-lợi, A-phù-đà Sí-xá-kim-bạt-la, Ba-phù Ca-chiên, Tát-nhã Tỳ-da-lê-phất, Ni-kiền tử. Những thầy đó đều có giáo pháp riêng, Đức Sa-môn Cù-đàm có biết hết hay không?
Phật đáp:
- Thôi thôi khỏi nói, những giáo pháp ấy Ta đều rõ cả. Nay Ta sẽ vì ngươi nói đến pháp thâm diệu, ngươi hãy lắng nghe và khôn khéo suy nghiệm. Này Tu-bạt! Trong giáo pháp nào nếu không có tám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Trong giáo pháp nào có tám Thánh đạo thời ở đó có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư. Nay trong giáo pháp này có tám Thánh đạo nên có quả vị Sa-môn thứ nhất, quả vị Sa-môn thứ hai, thứ ba, thứ tư. Trong các chúng ngoại đạo không có.
Rồi Thế Tôn đọc bài kệ:
Ta hai mươi chín tuổi
Xuất gia tìm Chánh đạo
Từ khi Ta thành Phật
Đến nay năm mươi năm.
Các hạnh giới, định, tuệ
Một mình Ta tư duy
Nay Ta giảng pháp yếu
Ngoại đạo không Sa-môn.
(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành [trích])
Nhờ tuân thủ theo giới luật, sống phạm hạnh, thu thúc lục căn, đầy đủ oai nghi, hành giả thành tựu giới. Trên nền tảng này, hành giả nỗ lực nhiếp tâm, trú niệm, tu tập chỉ và quán, vượt qua năm triền cái để thành tựu định (từ Sơ thiền đến Tứ thiền). Hành giả tiếp tục thiền quán vô thường, vô ngã phá trừ mười kiết sử (thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân; sắc ái, vô sắc ái, trạo cử, mạn, vô minh) để lần lượt chứng đắc bốn Thánh quả.
Lộ trình tu tập để lần lượt chứng đắc bốn Thánh quả chính là Bát chánh đạo. Nên Đức Phật trước khi nhập Niết-bàn đã xác quyết rằng, ngoài Thánh đạo tám ngành này thì không có các quả vị Sa-môn. Điều này có nghĩa là nếu tu tập nhân danh bất cứ pháp môn hay truyền thống nào mà thiếu vắng giới-định-tuệ, xa rời tám Thánh đạo thì không thể dự phần vào các Thánh quả.
-- Quảng Tánh --
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Tại sao lời dạy của Đức Phật có năng lực mạnh như vậy?
Để trả lời câu hỏi trong Quora:
"Đức Phật là ai? Nếu Ngài không phải là thần thánh, cũng không phải là người như chúng ta, tại sao lời Ngài dạy lại có năng lực mạnh như vậy?"
("Who was the Buddha? If Buddha was not a god, and he was a human being like you and me, why are his teachings so powerful?")
Chúng ta cùng học bài Kinh Tăng Chi 4.36 để nghe chính lời Đức Phật giảng Ngài là ai.
--ooOoo--
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương IV - Bốn Pháp
IV. Phẩm Bánh Xe
(I) (31) Bánh Xe.
....
(VI) (36) Tùy Thuộc Thế Giới
1. Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Ukkatthà và Setabbya. Bà-la-môn Dona cũng đang đi trên con đường giữa Ukkatthà và Setabbya. Bà-la-môn Dona thấy trên những dấu chân của Thế Tôn có dấu bánh xe một ngàn cọng, với vành xe, trục xe và đầy đủ tất cả các tướng khác. Thấy vậy, vị ấy suy nghĩ như sau: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Những dấu chân này không phải là của loài Người!".
2. Rồi Thế Tôn từ trên đường bước xuống, đến ngồi dưới một gốc cây, ngồi kiết-già, thân thẳng, đặt niệm trước mặt. Bà-la-môn Dona theo dấu chân của Thế Tôn, thấy Thế Tôn đang ngồi dưới một gốc cây đẹp đẽ, khởi lên tịnh tín, các căn tịch tịnh, tâm ý tịch tịnh, đạt được tịnh chỉ do điều phục tối thượng, giống như một con voi được điều phục, được phòng hộ với căn tịch tịnh. Thấy vậy Bà-la-môn Dona liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, thưa với Thế Tôn:
- Có phải thưa Tôn giả, Ngài là vị tiên?
- Hỡi này Bà-la-môn, Ta không là tiên.
- Có phải thưa Tôn giả, Ngài là Càn-thát-bà?
- Hỡi này Bà-la-môn, Ta không là Càn-thát-bà,
- Có phải thưa Tôn giả, Ngài là Dạ-xoa?
- Hỡi này Bà-la-môn, Ta không là Dạ-xoa.
- Có phải thưa Tôn giả, Ngài là loài Người?
- Hỡi này Bà-la-môn, Ta không là Người.
- Hỏi "Ngài có phải là tiên không?", Ngài trả lời: "Này Bà-la-môn, Ta không phải là tiên". Hỏi "Ngài có phải là Càn-thát-bà không?", Ngài trả lời: "Này Bà-la-môn, Ta không phải là Càn-thát-bà". Hỏi "Ngài có phải là Dạ-xoa không?" Ngài trả lời: "Này Bà-la-môn, Ta không phải là Dạ-xoa". Hỏi "Ngài có phải là loài Người không?", Ngài trả lời: "Ta không phải là loài Người". Vậy sở hành của Ngài là gì và Tôn giả là gì?
3. - Này Bà-la-môn, đối với những người chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là chư Thiên, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thành như thân cây ta-la, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai.
Này Bà-la-môn, đối với những người chưa đoạn tận các lậu hoặc, Ta có thể là Càn-thát-bà, Ta có thể là Dạ-xoa, Ta có thể là Người, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt dứt từ gốc rễ, được làm thành như thân cây ta-la, được làm cho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai.
Ví như, này Bà-la-môn, bông sen xanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước thấm ướt. Cũng vậy, này Bà-la-môn sanh ta trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt. Này Bà-la-môn, Ta là Phật, hãy như vậy thọ trì.
4.
Với lậu hoặc chưa đoạn,
Ta có thể là tiên,
Có thể Càn-thát-bà,
Có thể là loài chim
Hay đi đến Dạ-xoa,
Hay vào trong thai người,
Với Ta lậu hoặc tận,
Bị phá hủy, trừ khử
Như sen trắng tươi đẹp
Không bị nước thấm ướt,
Ðời không thấm ướt Ta,
Do vậy Ta được gọi,
Ta là Phật Chánh giác,
Hỡi này Bà-la-môn.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương II - Hai Pháp
V. Phẩm Hội Chúng
1-10
Roll down từ từ sẽ thấy ...
-----------------
XIII. Phẩm Bố Thí
1-10 Bố Thí
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí này. Thế nào là hai? Bố thí tài vật và bố thí pháp. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là các loại bố thí. Tối thắng trong hai loại bố thí này, này các Tỷ-kheo, tức là pháp thí.
2-10. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
Hai loại cúng dường ... Thí xả ... Biến xả ... Tài sản ... Tài sản thọ dụng chung ... Tài sản thọ dụng đồng đẳng ... Nhiếp thọ ... Nhiếp ích ... Ai mẫn ...
XIV. Phẩm Ðón Chào
1-12 Ðón Chào
1-12. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
Ðón chào ... đón tiếp ... tầm cầu ... tầm cầu cùng khắp ... tầm hỏi ... cúng lễ ... chiêu đãi ... phồn vinh ... tăng trưởng ... châu báu ... tích tập ... quảng đại ...
--ooOoo--
Sư Toại Khanh giảng đoạn kinh trên (Audio only):
http://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Paltalk%202018/KTC.Kinh%20T%C4%83ng%20Chi%20s%E1%BB%91%20036
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh giảng KTC Chương Hai 1.10-1.12 (post #321 ở trên)
(LTP ghi chép)
http://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Paltalk%202018/KTC.Kinh%20T%C4%83ng%20Chi%20s%E1%BB%91%20036
Khi chia xẻ, ... chúng ta có 2 cách:
- Tài vật, hoặc
- Pháp.
Trong mọi trường hợp, Pháp luôn luôn có giá trị hơn tài vật. Ví dụ: Cúng dường Phật bằng cách sau khi lạy Phật, chúng ta hành thiền hoặc suy tưởng đến ân đức của Đức Phật tốt hơn là xì xụp lễ lạy hoặc cúng dường bông hoa. Dĩ nhiên Sư Toại Khanh không bài xích cúng dường bông hoa hoặc lễ lạy vì những việc này rất đáng khuyến khích vì vật chất và tinh thần hỗ tương nhau, nhưng cúng dường Pháp bằng sự hành trì lời dạy của Đức Phật vẫn có ý nghĩa và lợi ích hơn rất nhiều.
Khi gặp nhau, thay vì nói chuyện mua sắm (khuyến khích tâm tham) hoặc ngồi lê đôi mách, chúng ta nên giúp nhau bằng Chánh Pháp, có nghĩa là nói điều gì để giúp bạn mình cảm thấy an lạc, và đời sống tâm linh của họ được nâng cấp.
Như vậy, chúng ta nên tự hỏi mỗi giờ, mỗi ngày: "Trong sinh hoạt hàng ngày thù tạc với mọi người, tôi nghiêng về vật chất hay tinh thần thuộc về Chánh Pháp? Tôi tích lũy được gì trong giờ qua, trong ngày qua?". Tự kiểm soát như vậy, lâu ngày, mình khá lúc nào không hay.
Tích lũy vật chất lâu ngày thì nhà ta thành kho. Tích lũy tinh thần thuộc về Chánh Pháp, có ngày ta trở nên Hiền Thánh.
Phát triển về vật chất giúp ta trở thành triệu phú, coi chừng là trọc phú.
Trọc phú có nghĩa là có tiền nhưng về văn hóa, tinh thần, đạo đức là nghèo xác xơ. Nói chung chung, có tiền gọi là triệu phú chưa biết tốt xấu ra sao.
Sự giàu có về tinh thần có những điểm lợi lạc sau đây:
1/ có thể mang đi sang kiếp khác.
2/ có thể chia xẻ với muôn người mà không sợ bị hao hụt mất mát.
3/ bảo đảm chúng ta được an lạc hiện tiền.
Sự giàu có về vật chất không được bà cái đó:
1/ không thể đem tài sản sang kiếp khác.
2/ khả năng chia xẻ vật chất không được bao nhiêu, vì vật chất có đặc tính giới hạn, cho dù là đến cả hàng ngàn tỷ dollars.
3/ không bảo đảm chúng ta có được sự an lạc hiện tiền.
Vì thế:
1/ giàu có về Chánh Pháp luôn luôn tốt hơn sự giàu có về vật chất.
2/ sự kỳ vọng, sự mong đợi về Chánh Pháp nhiều hơn là mong đợi có nhiều đất nhiều nhà hơn. (24:51)
3/ trao ra cho người khác bằng vật chất không bằng trao ra bằng tinh thần.
Dĩ nhiên, chúng ta không phủ nhận sự ích lợi của vật chất vì nếu không có phương tiện vật chất làm sao có thể nói pháp cho bà con nghe? Nhưng chúng ta nên nhớ nó chỉ là phụ thôi.
Không phải chỉ PHÁT TRIỂN, chúng ta còn phải TRAO RA CHO NGƯỜI KHÁC NỮA.
(26:27)
Bây giờ chúng ta đọc Kinh khác.
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 692 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
(2020-08-12, 08:53 AM)LeThanhPhong Wrote: Sư Toại Khanh giảng KTC Chương Hai 1.10-1.12
Khi chia xẻ, ... chúng ta có 2 cách:
- Tài vật, hoặc
- Pháp.
Trong moi trường hợp, Pháp luôn luôn có giá trị hơn tài vật. Ví dụ: Cúng dường Phật bằng cách sau khi lạy Phật, chúng ta hành thiền qua cách quán hơi thở tốt hơn là xì xụp lễ lạy hoặc cúng dường bông hoa. Dĩ nhiên Sư Toại Khanh không bài xích cúng dường bông hoa vì việc này rất đáng khuyến khích, nhưng cúng dường Pháp vẫn tốt hơn rất nhiều.
Khi gặp nhau, chúng ta nên giúp nhau bằng cách nói điều gì để giúp bạn mình cảm thấy an lạc, để đời sống tâm linh của họ được nâng cấp.
nói gí giờ ?
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2020-08-12, 08:56 AM)abc Wrote: nói gí giờ ?
Sau khi nghe Đức Phật giảng Tứ Niệm Xứ, toàn thể dân xứ Kuru trở thành Phật tử.
Từ đó, khi gặp nhau, họ hỏi thăm nhau như sau rất là lạ: "Chánh niệm tốt không? Bạn có tu Tứ Niệm Xứ không? Có trở ngại gì không?".
Đại loại như vậy đó bác.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương II - Hai Pháp
V. Phẩm Hội Chúng
1-10
Roll down từ từ sẽ thấy ...
-----------------
XV. Phẩm Nhập Ðịnh
1-17 Nhập Ðịnh (hay Thiền chứng)
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
2-17. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
2. Chân thực và nhu hòa
3. Kham nhẫn và dịu hiền
4. Hòa thuận và đón tiếp
5. Bất hại và thanh tịnh
6. Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống
7. Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống
8. Tư trạch lực và tu tập lực.
9. Niệm lực và định lực.
10. Chỉ và quán
11. Phá giới và phá kiến
12. Cụ túc giới và cụ túc kiến
13. Giới thanh tịnh và kiến thanh tịnh
14. Kiến thanh tịnh và tinh tấn như kiến
15. Không biết đủ đối với các thiện pháp và không thiên về tinh tấn
16. Thất niệm và không tỉnh giác
17. Niệm và tỉnh giác.
XVI. Phẩm Phẫn Nộ
1-100.
1. - Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp
(Như trên với các pháp sau đây:)
2. Giả dối vào não hại
3. Tật đố và xan lẫn
4. Man trá và phản trắc
5. Không tàm và không quý
6. Không phẫn nộ và không hiềm hận
7. Không giả dối và không não hại
8. Không tật đố và không xan tham
9. Không man trá và không phản trắc
10. Tàm và quý
11. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
12. Giả dối vào não hại
13.Tật đố và xan tham
14.Man trá và phản trắc
15. Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ.
16. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, sống trong an lạc. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
17. Không giả dối và không não hại
18. Không tật đố và không xan lẫn
19. Không man trá và không phản trắc
20. Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong an lạc.
21. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
22. Giả dối và não hại
23. Tật đố và xan lẫn
24. Man trá và phản trắc
25. Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
26. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
27. Không giả dối và không não hại
28. Không tật đố và không xan lẫn
29. Không man trá và không phản trắc
30. Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
31-35. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận ... Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.
36-40. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận ... Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng.
41-45. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận ... Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
46-50. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận ... Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
51-55. Thành tựu hai bất thiện pháp này ...
56-60. Thành tựu hai thiện pháp này ...
61-65. Thành tựu hai pháp có tội này ...
66-70. Thành tựu hai pháp không có tội này ...
71-75. Thành tựu hai pháp tăng khổ này ...
76-80. Thành tựu hai pháp tăng lạc này ...
81-85. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là khổ này ...
86-90. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là lạc này ...
91-95. Thành tựu hai pháp não hại này ...
96-100. Thành tựu với hai pháp không não hại này ...
(mỗi lần là năm pháp như trên, bất thiện pháp và thiện pháp) ...
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tiếp theo và hết) Sư Toại Khanh giảng KTC Chương Hai 1.17 (post #325 ở trên)
(LTP ghi chép)
http://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Paltalk%202018/KTC.Kinh%20T%C4%83ng%20Chi%20s%E1%BB%91%20036
1-17 Nhập Ðịnh (hay Thiền chứng)
1.- 1-17 Nhập Ðịnh (hay Thiền chứng)
1.- Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
2-17. (Như trên đối với các pháp sau đây:)
2. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Chân thực và nhu hoà. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
(27:27)
Tại sao có lớp Kinh Tạng này:
1/ quá nhiều bà con không có thời gian, điều kiện, và không đủ siêng năng để đọc Kinh Tạng vì đọc cũng nhức đầu lắm.
2/ có nhiều bài Kinh đọc một mình không bằng đọc chung với chúng tôi. Ví dụ: bài Kinh vừa được post lên nếu đọc một mình là bể mình luôn.
Thiện xảo nhập định và thiện xảo xuất định:
Thiện xảo: rành rẽ, lão luyện.
Thiện xảo nhập định: muốn nhập định lúc nào cũng được.
Thiện xảo xuất định: muốn xuất định lúc nào cũng được.
Vấn đề không phải chỉ chừng đó. Nó không nghèo dữ thần như vậy. Tùy sức của mình, chỉ liếc mắt qua là bao nhiêu vấn đề hiện ra trong đầu.
A/ Thiện Xảo Nhập Định:
1/khả năng tự tại: lúc nào làm chuyện nấy.
Hành giả có thể nhập định trong mỗi tình huống, trong mỗi điều kiện. Kinh kể lại có một vị cao tăng nhập hạ trong 3 tháng mùa mưa chung với một đệ tử ở trong rừng. Nhận thấy nơi đây có đủ điều kiện tốt lành: nước sạch, không có nhiều muỗi mòng, dân cư quanh đó hiền hòa, và có một cái lều nhỏ đủ cho một người tạm trú. Cả hai thầy trò đều đắc thiền đắc định. Khi đêm mưa gió, vị thầy gọi đệ tử vào ẩn trong lều với mình. Khi trời quang mây tạnh, người học trò trú ở gốc cây (30:17), an vui tự tại. Trong khi đó, người thầy băn khoăn lo lắng cho đệ tử nên rất khó nhập định suốt 3 tháng nhập hạ. Người không đủ điều kiện lại thanh thản. (32:30) Như vậy, mình cần sống làm sao để mình đủ điều kiện tâm lý và vật chất để có thể sống trọn vẹn với đạo.
Nếu quý vị thấy:
1/ tu quán Tứ Niệm Xứ quan trọng
2/ cái chết có thể đến bất cứ lúc nào
3/ siêu và đoạ không lường trước được,
quý vị phải để dành thì giờ lo về tâm linh một chút. Như vậy, quý vị cần phải chuẩn bị như tôi vừa nói. Không nhập định thiện xảo, quý vị cần sống thiện xảo bằng cách khi vào chùa thọ bát quan trai, quý vị không bận tâm nghĩ đến chuyện nhà nữa. (33:42)
Chuyện cần làm thì làm. Lúc A làm chuyện A, lúc B làm chuyện B. Không đem việc A làm lúc cần làm việc B. Khả năng này cần tập luyện, không phải một ngày một buổi làm được đâu.
2/ chọn lọc hành lý: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, và môi trường sống rất quan trọng.
Thích / ghét cái gì luôn là hành trang trong tâm khảm của chúng ta. Hành trang ấy nên mang theo hay không là quyết định của từng quý vị.
Đường đời hay đường tu cũng là những hành trình, là những quãng đường mình phải đi. Trước khi đi xa, ta cần lựa chọn hành lý thận trọng vì nếu không, cái cần dùng thì không có, còn cái có thì không dùng được.
Muốn nhập định:
1/ lúc nào làm chuyện nấy.
2/ chọn lọc hành lý: chỉ giữ lại cái gì cần thôi.
Vị tỳ kheo thứ thiệt hạn chế tối đa chuyện kiếm tiền, sở hữu cũng như bảo quản vật chất.(37:17). Giá tài của vị tỳ kheo thứ thiệt gom lại chưa quá 5 ký lô.
Cái lợi của tài sản ít:
1/ nghĩa đen: di chuyển dễ dàng.
2/ nghĩa bóng: không có nhu cầu kiếm tiền (từ "không có" kiếm cho ra "có"), hay bảo quản ("có" rồi đừng cho mất, nên sợ bị hư, sợ bị mất).
Trong tâm linh cũng vậy. "Chưa có" kiếm cho ra "có", "có" rồi đừng để cho mất.(38:53) Chỉ hai việc này đã làm ta hết thời gian rồi . Bây giờ, chúng ta thêm vật chất nữa: cái gì chưa có tìm cho có, có rồi đừng cho mất; thì quý vị mất bao nhiêu thời gian ? Vì thế, phải có khả năng chọn lọc hành lý .
Muốn thiền định thiện xảo hoặc sống thiện, quý vị phải làm hai việc:
1/ lúc nào làm chuyện nấy
2/ chọn lọc hành lý
Hai chân không thể cùng lúc bước trên hai con đườmg . Muốn làm việc hiệu quả, cần phải biết tập trung . Mỗi công việc đều có thời điểm lý tưởng để thực hiện nó: ta không thể cưỡng cầu được đâu, quý vị . Trong văn chương Ấn Sanskrit có câu chuyện kể về một gia đình rất giàu có thuê một gánh gia đình hát rong . Khi hát xong, toàn thể gia đình của gia chủ chạy đến ôm chầm hai cha con đoàn hát và trả tiền rất cao . Vở kịch kể chuyện hai cha con đi ngang qua vườn xoài, người con muốn ăn, người cha nói: "Con cần chờ vài tuần nữa, xoài chín mới ăn được; trên đời này mỗi chuyện có thời điểm lý tưởng của nó, con cần kiên nhẫn ." Thế là toàn thể gia đình của gia chủ nhào lên ôm hai cha con gánh hát . Ai cũng tặng quà đắt tiền: người tháo nhẫn, người tháo dây chuyền . Họ ngạc nhiên nhìn nhau . Sau khi về chỗ, họ mới hiểu khi người cha kịch sĩ dạy người con cần kiên nhẫn chờ một thời gian cho xoài chín vì mỗi chuyện trên đời này đều có thời điểm lý tưởng của nó .
Ông chủ nhà thú nhận: Mỗi lần bà vợ bệnh, ông đều muốn cho bà uống quá độ cho bà chết để ông lấy người khác . Thằng con cả nói: Đêm nay, con sẽ cho người đến chở hết gia sản đi theo tiếng gọi của tình yêu; bao nhiêu năm nay, con xin cha nhưng cha dè sẻn quá . Cô con gái út thú nhận: Đêm nay, con tính trốn nhà theo người yêu không cưới hỏi gì hết; cha mẹ đòi đăng đối, nhưng đăng đối thì không có yêu thương .
Coi như toàn thể gia đình đêu có vấn đề nan giải . Chỉ vì một câu nói: "Trên đời này mỗi chuyện có thời điểm lý tưởng ." đã cứu vớt một gia đình suýt nữa tan hoang .
Vì thế, muốn nhập định hay sống thiện, việc đầu tiên anh cần phải làm là 2 điều:
1/ lúc nào việc nấy
2/ chọn lựa hành lý
Ngài Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông vì từ vô lượng kiếp trước, khi ngài nguyện có khả năng đệ nhất thần thông, ngài liên tục tu tập thiền định trong vô số kiếp sau đó . Ngài tu tập TẤT CẢ MƯỜI ĐỀ MỤC THIỀN CHỈ: đất nước lửa gió, xanh vàng đỏ trắng, hư không, ánh sáng . Ngài làm được việc lúc nào làm việc nấy hơn các vị khác . Với tất cả các đề mục vừa kể, ngài nhập vào đề mục đất ra khỏi đề mục đất, nhập vào đề mục nước ra khỏi đề mục nước, nhập vào đề mục lửa ra khỏi đề mục lửa, ... Ngài ra vào các đề mục đó liên tục như vậy, lúc nào việc nấy, với tốc độ thần sầu . Các vị thánh khác không ai bì kịp . Ngài phải tập luyện 1 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp mới có khả năng này . Ngoài việc lúc nào việc nấy, Ngài cũng lựa chọn hành trang: Muốn đắc thần thông, phải đắc ngũ thiền . Muốn đắc ngũ thiền, phải đắc sơ thiền trước . Muốn đắc sơ thiền, phải bỏ năm dục . Nếu còn thích / ghét năm dục: sắc thinh hương vị xúc, không thể đắc Sơ thiền .
Muốn đắc Sơ thiền, chuyện đầu tiên là phải ly dục, bỏ bao nhiêu hành trang nặng nề .
Chúng ta thì sao ? Năm dục không bỏ . Hành lý chúng ta rác nhiều quá . Cái cần mang, chúng ta chỉ mang có 1 gram thôi, trong khi cái không cần nặng đến 2 tấn rưỡi . Như vậy, làm sao chúng ta có thể xuất nhập tự tại ? Sự đến đi trong cõi đời này bằng sự nhẹ nhàng nhất . Ta cần khả năng cầm được buông được, đến được đi được . Ta cần khả năng đó .
Chuyện kể hai ông cháu hành nghề múa xiếc có một trò là leo lên cây tre . Người ông già cả lo ôm cây tre, trong khi người cháu leo lên cây tre . Người cháu lo lắng hỏi: "Ông ôm cây tre được không ?" . Người ông trả lời rất minh triết: "Cháu lo chuyện cháu, ông lo chuyện ông . Cháu OK, ông OK . Ai lo chuyện nấy . "
B/ Thiện Xảo Xuất Định:
Ai làm chuyện nấy, thời điểm nào thích hợp với thời điểm nấy . Cần có khả năng tập chú miên mật . Nhập định như vậy, xuất định cũng thế . Người có khả năng nhập định thiện xảo phải có khả năng xuất định thiện xảo .
Xuất định cũng là chuyện lai khứ tới lui trong cuộc đời này . Phải lúc nào việc nấy và lựa chọn hành trang (hoặc là dụng cụ) thích hợp .
Muốn sống thiện, ta phải bỏ đi các phiền não . Như vậy mới xuất nhập tự tại, lai khứ tự tại .
Muốn nhập định tự tại, ta cần những điều kiện như: thực phẩm thích hợp, thời tiết thích hợp, ... Tuy chúng tôi không nói tới, nhưng cũng nói trong tinh thần: Mỗi việc có thời điểm thích hợp, và thời điểm thích hợp là lúc hội tụ được những điều kiện thích hợp .
Chân thực và Nhu Hoà:
Điều này tôi đã giảng trong Trường Bộ: Kinh Phúng Tụng và Kinh Thập Thượng .
Cứng mềm và đúng lúc .
Thẳng đường mà đi, không lươn lẹo, không khuất lấp .
Biết mềm đúng lúc: lúc nào nên nói, lúc nào nên im lặng, lúc nào nên làm gì để tránh cho mình những nỗi khổ cho người khác và cho bản thân . Không nói không làm những gì làm khổ mình và khổ người, không gây khó chịu cho ai, không chèn ép, không hành động một cách khiên cưỡng và miễn cưỡng . Chỉ có người thành tựu thiền chỉ mới có được hai pháp này .
Khiên cưỡng (tính từ), có nghĩa có tính chất gò ép, thiếu tự nhiên. Có 1 từ đồng nghĩa với nó là từ gượng ép
Bản thân thì quang minh chính đại, không có gì sợ người khác biết, nhưng luôn luôn biết khiêm cung nhẹ nhàng khi đối xử với người khác . Bài học của các triết gia Trung Hoa:
1/ Tiết trực tâm hư: cây trúc thẳng (không khuất lấp, lươn lẹo), nhưng bên trong rỗng (không tham, không giận hờn) .
2/ Bài học thứ hai về Nước: Nước mềm mại nhưng có thể xô ngã núi non, cuốn phăng làng mạc thị thành . Khi cần, nước róc rách nhẹ nhàng từng giọt từng giọt .
Buồn Đêm Mưa
Thơ Huy Cận
tặng Khái Hưng
Đêm mưa làm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la…
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi…
Rơi rơi… dìu dịu rơi rơi…
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ…
Tương tư hướng lạc phương mờ…
Trở nghiêng gối nặng hững hờ nằm nghe
Gió về, lòng rộng không che
Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư…
Nước chứa trong hộp tròn thì nước tròn, chứa trong hộp vuông thì nước vuông . Lúc cần thì rất nhẹ nhàng .Nhưng cũng có lúc tưng bừng khói lửa .
Nguời tu cần học hai bài học của nước và cây trúc .
Khi vận dụng ta sẽ thấy bài kinh nào cũng sâu sắc .
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(Quora)
How do I avoid sleep in meditation and improve meditation
Answered by Bhikkhu Vilama:
Thank you for posing such an important question which, though is seemingly simple enough, need a thorough solutions not only for you, but for all yogis who practice Westernized Mindfulness Meditation. This solution is as ancient as Buddhism history and being carefully taught to every Theravadin yogis before and during Mindfulness Meditation practice to maximize the success; Unfortunately, western yogis and their teachers do not have this knowledge in their practice. It not only shows you how to tackle your sleepiness, but also other four problems in meditation and in life.
In the Buddhist tradition, the five hindrances (Sanskrit: पञ्च निवरण pañca nivāraṇa; Pali: पञ्च नीवरणानि pañca nīvaraṇāni) are identified as mental factors that hinder progress in meditation and in our daily lives.
(Đối với người tu Thiền thì năm triền cái chính là các ác pháp, tà pháp là: "Tham dục; Sân hận; Hôn trầm-Thuỵ miên; Trạo cử-Hối quá; và Nghi ngờ", làm cho hành giả tu Thiền không thể đạt được Tâm yên lặng, định tĩnh, là nền tảng phát huy trí huệ đưa đến Giác ngộ, Giải thoát.)
The five hindrances are:
- Sensory desire (kāmacchanda): the particular type of wanting that seeks for happiness through the five senses of sight, sound, smell, taste and physical feeling (including sexual fantasies, sensual imaginative indulges, etc. while sitting)
- Ill-will (vyāpāda; also spelled byāpāda): all kinds of thought related to wanting to reject; feelings of hostility, resentment, hatred and bitterness.
- Sloth-and-torpor (thīna-middha): heaviness of body and dullness of mind which drag one down into disabling inertia and thick depression, mostly manifested as sleepiness
- Restlessness-and-worry (uddhacca-kukkucca): the inability to calm the mind causing agitation, fidgeting, anxiety.
- Doubt (vicikiccha): lack of conviction or trust (does this meditation work? does my master really know what he is teaching? am I doing alright? am I good enough to understand correctly how to meditate? etc. )
HOW TO OVERCOME THE FIVE HINDRANCES
Any problem which arises in meditation will be one of these Five Hindrances, or a combination. So, if one experiences any difficulty, use the scheme of the Five Hindrances as a 'check list' to identify the main problem. Then you will know the appropriate remedy, apply it carefully, and go beyond the obstacle into deeper meditation.
The Mindfulness Meditation tradition teaches the RAIN formula for investigating the hindrances:
- R: Recognize it.
- A: Accept it.
- I: Investigate it, be curious. What is it like?
- N: Non-identification. This is just a passing process that comes and goes, not who we are.
1. Sensory desire (kamacchanda)
Sensory desire refers to that particular type of wanting that seeks for happiness through the five senses of sight, sound, smell, taste and physical feeling. It specifically excludes any aspiration for happiness through the sixth sense of mind alone. In its extreme form, sensory desire is an obsession to find pleasure in such things as sexual intimacy, good food or fine music. But it also includes the desire to replace irritating or even painful five-sense experiences with pleasant ones, i.e. the desire for sensory comfort."
The cause of sensory desire is none other than paying partial attention to pleasurable characters (ayoniso manasikara).
In order to overcome the hindrance of sensory desire (kamacchanda), the meditator must first apply mindfulness and recognize that the hindrance is present. Then one must look at the hindrance, analyze it, make it the object of our meditation, experience it fully.
Sensory desire is not only a hindrance in meditation practice, but also a great obstacle in our day-to-day life. Because of its dangerous lure, many fall victims to addiction such as substance abuse, alcohol, food binge (and subsequently to health risks), shopping binge, gambling and extreme forms of sport, … Also because of sensory desire, many may also seek to commit adultery and other things which destroy their family happiness
2. Ill will (vyapada)
The hindrance of ill will (vyapada) is latching onto thoughts or feelings based on anger, resentment, hostility, bitterness, etc.
Ill will refers to the desire to punish, hurt or destroy. It includes sheer hatred of a person, or even a situation, and it can generate so much energy that it is both seductive and addictive. At the time, it always appears justified for such is its power that it easily corrupts our ability to judge fairly. It also includes ill will towards oneself, otherwise known as guilt, which denies oneself any possibility of happiness. In meditation, ill will can appear as dislike towards the meditation object itself, rejecting it so that one's attention is forced to wander elsewhere.
Which is the cause of Ill will? It’s paying partial attention to dislike characters.
In order to overcome the hindrance of ill will, the meditator must first apply mindfulness and recognize that the hindrance is present. Then one must look at the hindrance, analyze it, make it the object of our meditation, experience it fully.
This hindrance manifests in daily life as hot-temper, hatred, crankiness, grumpiness, hostility, prejudice, jealousy, etc…. which destroy relationship and reputation. Practice loving-kindness to others and to oneself help control this hindrance.
3. Sloth-torpor (thina-middha)
Sloth-torpor is a dull, morbid state that is characterized by unwieldiness, lack of energy, and opposition to wholesome activity.
When this hindrance is present, we lose our focus in meditation. We may not be agitated in any perceptible way, but there is no mental clarity. We gradually become more and more drowsy, and then eventually go to sleep.
Paying too much attention to sluggishness and tiredness and sleepiness is the cause of Sloth-Torpor.
Setting a goal, a reasonable goal, is a wise and effective way to generate energy, as is deliberately developing interest in the task at hand. A young child has a natural interest, and consequent energy, because its world is so new. Thus, if one can learn to look at one's life, or one's meditation, with a 'beginner's mind' one can see ever new angles and fresh possibilities which keep one distant from sloth and torpor, alive and energetic. Similarly, one can develop delight in whatever one is doing by training one's perception to see the beautiful in the ordinary, thereby generating the interest which avoids the half-death that is sloth and torpor. [...] Sloth and torpor is a common problem which can creep up and smother one slowly. A skilful meditator keeps a sharp look-out for the first signs of sloth and torpor and is thus able to spot its approach and take evasive action before it's too late. Like coming to a fork in a road, one can take that mental path leading away from sloth and torpor. Sometimes, it is better to try to refresh ourselves by getting up and going for a walk or washing our face, after which we return to our meditation.
In daily life, this problem is manifested as laziness, passivity, idling, low energy, avoidance of hard work, etc…. which leads to unfavorable appraisal and disrespect from others, stop one from self-growth.
4. Restlessness-worry (uddhacca-kukkucca)
The hindrance of restlessness-worry (uddhacca-kukkucca) refers to a mind that is agitated and unable to settle down.
Restlessness [uddhacca] refers to a mind which is like a monkey, always swinging on to the next branch, never able to stay long with anything. It is caused by the fault-finding state of mind which cannot be satisfied with things as they are, and so has to move on to the promise of something better, forever just beyond. [...] Remorse [kukkucca] refers to a specific type of restlessness which is the karmic effect of one's misdeeds.
Paying too much attention to the agitative status of the mind is the very cause of Restlessness-worry.
- Restlessness [uddhacca] is overcome by developing contentment, which is the opposite of fault-finding. One learns the simple joy of being satisfied with little, rather than always wanting more. One is grateful for this moment, rather than picking out its deficiencies. For instance, in meditation restlessness is often the impatience to move quickly on to the next stage. The fastest progress, though is achieved by those who are content with the stage they are on now. It is the deepening of that contentment that ripens into the next stage.
- Remorse [kukkucca] refers to a specific type of restlessness which is the kammic effect of one's misdeeds. The only way to overcome remorse, the restlessness of a bad conscience, is to purify one's virtue and become kind, wise and gentle. It is virtually impossible for the immoral or the self-indulgent to make deep progress in meditation.
This hindrance is non other than anxiety, worries which limit our living a fullest life.
5. Doubt (vicikicchā)
The hindrance of doubt (vicikicchā) refers to doubt about one's ability to understand and implement the meditation instructions, as well as about the teacher and Buddhist teachings in general.
Doubt refers to the disturbing inner questions at a time when one should be silently moving deeper. Doubt can question one's own ability 'Can I do This?,' or question the method 'Is this the right way?,' or even question the meaning 'What is this?.' It should be remembered that such questions are obstacles to meditation because they are asked at the wrong time and thus become an intrusion, obscuring one's clarity.
Paying too much attention to the unclarity of principles or rules causes Doubt.
- Such doubt is overcome by gathering clear instructions, having a good map, so that one can recognise the subtle landmarks in the unfamiliar territory of deep meditation and so know which way to go. Doubt in one's ability is overcome by nurturing self-confidence with a good teacher. A meditation teacher is like a coach who convinces the sports team that they can succeed.
- The end of doubt, in meditation, is described by a mind which has full trust in the silence, and so doesn't interfere with any inner speech. Like having a good chauffeur, one sits silently on the journey out of trust in the driver.
In real life, this is skepticism which hinders one from getting to the bottom of understanding and knowledge.
In terms of gaining insight into and overcoming the Five Hindrances, according to the Satipatthana Sutta, the Buddha proclaimed:
“How, monks, does a monk live contemplating mental objects in the mental objects of the five hindrances?
Herein, monks, when sense-desire is present, a monk knows, "There is sense-desire in me," or when sense-desire is not present, he knows, "There is no sense-desire in me." He knows how the arising of the non-arisen sense-desire comes to be; he knows how the abandoning of the arisen sense-desire comes to be; and he knows how the non-arising in the future of the abandoned sense-desire comes to be. “
Each of the remaining four hindrances are similarly treated in subsequent paragraphs.
Wish you success in practice
*Courtesy of Meditation Master Ajahn Brahmavamso
Phra Visuddhisamvarathera AM, known as Ajahn Brahmavaṃso, or simply Ajahn Brahm, is a British-Australian Theravada Buddhist monk. Wikipedia
Born: August 7, 1951 (age 68 years), London, United Kingdom
Parents: Hazel Betts
Education: University of Cambridge, Latymer Upper School
Albums: Der Elefant, der das Glück vergaß - Buddhistische Geschichten, um Freude in jedem Moment zu finden (Ungekürzt)
Teacher:
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(Quora) What is your technique to pull yourself out of a depressive or anxious state of mind?
Answered by Bhikkhu Vilama:
Effective techniques:
1/ detect and kill
2/ immunity
--ooOoo--
My favorite techniques to deal with stress and depression and anxiety are not avoidance or passiveness. They are in fact very drastic, and I would call them “detect and kill” technique and “immunity” technique. Since I became a monk, this has been my way to deal with difficulties: face them head on, detect and kill or neutralize them from the very beginning. Let me explain:
- Anxiety and depression are triggered by stressors: Anxiety, depression and stress have the same common denominator: dislike of reality; Anxiety is the fear of perceived reality; Depression is the turning away from reality because one doesn’t want to face it; Stress is the dislike of reality. Thus if you embrace the reality, no matter how much painful it is, all these mental issues are uprooted and die without failure.
- Because of years of practicing mindfulness, I have developed the mental skill of scanning my mind constantly to find the very first signs of stress or stimuli which may lead to stress. Upon identify them, I find out the stressors. By analyzing these stressors, I quickly map out all possibilities that may happen and fully accept them, even the worst possibility, such as your beloved one is diagnosed with terminal cancer. Tressors are now turned into anticipation and preparation, no more, no less, and all stress disappear. That’s why I call this technique “detect and kill”
- However, this technique is not enough in case you are attached to something very important, like your money or your house or your beloved one. Enter “immunity” technique. The monkshood life requires us to lead a celibate life to detach ourselves from all worldly things and as such, serious monks don’t have any clinging, even to their own life. And logically if you are not afraid of death, you are not afraid of anything else, let alone loss of some money!
- Needless to say, these techniques as you call them, need to be backed up by Self-confidence and Self-compassion. Luckily they come with ethics, morality and years of meditation.
--ooOoo--in
Let’s talk about my actual case study and how I apply these techniques in to my life and the construction of my monastery.
A. Team Local Authority, consisting of local police, city police and anti-espionage special agents (monks are regarded as foreign spy, so these agents target us as well).
They are hell bend on stopping any monk’s attempt to build Buddhist monastery. They have power to stop any construction deemed necessary, to fine and to jail and to evict people. They are brainwashed by a former communist government that holds religions are the harmful opium of the mind, and thus some opposing forces that they have to squash. And they hate religions. And they have secret policy to stonewall any effort to establish religious center, because they are still bound by UN regulation of Religious Freedom. And if they can help it, some corruption here and there would not hurt and definitely go unnoticed.
B. Team Monk (aka. me with some devoted supporters). We are the commoners, the lowly, the nobody, with pure intention of opening a small meditation monastery. And I am bound by the monastic laws that prohibit bribery in any shape and form. All I have is my self-confidence, knowledge of laws and many cultures in the world, and a crystal clear conscience, although only 10 years ago, I was still ridden of PTSD, ADHD, stress, depression and anxiety.
I visited my friend in the middle of 2018, who has a vacation home in B. city. He let me stay there to do my PhD research. The area where I stayed is a highland mountainous terrain, with breathtaking views and a surrounding magnificent nature. My supporter came and visited me. She too felt in love with the area and decided to buy a small land and offer to me. I had no idea of her intention so talk about surprise when she asked me to fill my name in the property buying contract. My natural reaction was “nah, this is not for me”. She spent a long time convincing me. I finally gave in with the condition that she would stand her name as the property owner. She agreed, signed the contract and start the ground breaking process.
Upon getting wind of the construction with the involvement of a monk (aka me), Team Local Authority dispatched local police, urban planing personnels, city police to come to my place and attempted to thwart the construction. They had to withdraw when my supporter named H. produced the contract with her name on it. She is a normal citizen so she has the right to construct her own house as she sees fit. I, on the other hand, as a monk, don’t have this civil right. A practice of detachment to wealth has worked on my favor.
The first score is now: Team Local Authority - Team Monk: 0–1
Immediately, we decided to change some details in the architectural blueprint so the monastery doesn’t look like a traditional one. By this time, enough people have come and shared their horrific experience when they were forced to knock down their own construction, after coughing up lots of money to Team Local Authority’s staff.
Team Local Authority made the second attempt singling me out to scare me away and if they had excuses they would evict me. The sooner it's finished, the better, they figured. So they summoned me to the police station. They treated me as if I was a convicted felon. They positioned me sitting face to face with a policeman in the middle of the interrogation room, with four other in the four corners; Two of whom sat behind my back; All were glaring and staring at me in a menacing manner.
I came prepared. A glance was all I need to figure out their plot. They started first asking me to produce I.D., Driving License, Monkhood I.D., Permanent Residence Paper, etc. All papers were in order, especially I come from the biggest city. They eyed each other, preparing for the second assault. Next they asked me about my education, and I was more than happy to show them my MPhil degree and my Phd candidacy and various certificate of languages I am endowed with. They were very impressed. I was sure even their top boss couldn’t go that far.
Then they tried to attack my faith and belittle my knowledge. In a cool, calm and collected manner, I schooled them the knowledge of philosophy and religions. Their element of surprise wasted, they looked like high school boys caught red handed failing to do homework. They tried to connect me to the construction to which I denied. Finally they let me go, without threats of eviction. They could, but they didn’t. I reckoned my self-confidence and my fearlessness triumphed. They realized I was not a helpless victim they thought I was.
The second score: Team Local Authority - Team Monk: 0–2
Then they struck where they think our weakness is: H. They summoned her and questioned her large project’s usability and tried to coerce her into confession of religious construction. I had prep her well for response. And they also had to let her go.
The third score: Team Local Authority - Team Monk: 0–3
Fast forward to many other attempts to harass me and preemptively attack, force me to pledge non-usage in H.’s land, in response to which I was always able to deflect and neutralize all of them, without the necessity of bribery.
I was like a chess grand master making pre-meditated steps in the chess board.
The fourth score: Team Local Authority - Team Monk: 0–4
The final victory came when it became clear to me that to stay legally in the newly built buildings, H. would have to transfer the land to me (I could purchase the land, but not the buildings on it). That and a few more steps until I legally owned everything. Before I was issued the final paper, Team Local Authority got wind of this and tried to interfere, this time it was a blatant attempt to force us to bribe them. They would wait outside of the town hall and tried to intercept our submitting final application. I dealt them a final KO by delaying the submission until one month later. Team Local Authority gave up, unwillingly so in the end. They showed up uninvited on my door a few more times, and I always politely refuse to let them even a single time.
The final score: Team Local Authority - Team Monk: 0–5
This cat and mouse game was going on the course of one year. I had next to zero stress, no depression and no anxiety.
To pull this off, I accepted that we might not finish the construction, that I could be evicted. Not a big deal since I did not covet my own property, aka “immunity” technique. Because of this, I was able to turn the whole ordeal into a mindful exercise of detecting stress and getting rid of it, aka “detect and kill” technique.
Wish you the same
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(Quora) In meditation, how exactly does one make the transition from an intrusive thought to "gently focus on breath"? Do you force the focus back to the breath or do you let the mind do it on its own?
Answered by Sid Kemp:
Imagine you are alone in a room with a child you love deeply. Perhaps you are her aunt or uncle. The time together is precious. She is talking to you, maybe even singing to you. She doesn’t get enough loving attention in general. Right now, though, she is loving your attention and happy, and singing you a song. All is well.
Then someone comes into the room. You recognize him. He means no harm; he just needs something from the dresser drawer. 95% of your attention is still on the little girl and her singing, and you are aware as the man enters, gets what he wants, and leaves.
This is the practice of sati, called mindfulness in English. You are a mind full of loving attention. The little girl singing is your breath. The man entering and leaving is any other thought.
The “mind” of mindfulness is Awakened, loving, wise Buddha Mind. It is in all of us. In our mindfulness practice, we bring it alive and embody it with our heart, mind, and body. We namo Buddhaya, become one with Buddha, with Awakened Life.
Let’s expand this metaphor a bit.
Sati, meditative attention, ourselves in the dream
When we first begin to practice, our sati may not feel like the full mind of the Buddha. We can be trapped by words like “mindfulness” or “attention” to think that our focused awareness is a small thing. Or we may just be new to cultivating our loving attention. It is a small and slender stalk in the vast weedy garden of our bodymind. We do not yet know it is the sapling of a great oak tree.
But sati is the first manifestation of Buddhata, the state of mind of a fully Awakened, aware, loving, wise living human being.
Sati has all the qualities of the Buddha. But just as an oak sapling does not yet have strong branches or bear acorns, so our mindfulness may not show all the qualities of a Buddha. This is why we practice. Our attention is like sun and fresh air and water. We are growing sati into Buddhata when we practice, both in formal meditation and also when we practice mindfulness all day long.
One quality of Buddha is that he is Lord, he is sovereign. He is responsible for the harmony, safety, and freedom of the entire realm.
Our bodymind, the house and the room
In this metaphor, the house, the room, and all in it is our bodymind. It includes sati, which is buddhata, sovereign loving attention. It includes the breath, the child. It includes every other thought and feeling that might enter. It includes other parts of our body and mind and life we may not be attending to during formal meditation, but for which we are responsible. We are sovereign to, have vasika in relation to, all this realm. It is our job to govern it wisely and well, nourishing our bodymind garden, all in our keeping
Our breath, the little girl
The breath, when not disturbed or distressed by pain, illness, or confused suffering is always new and fresh like a child. It is an endless song of joy. If there is pain, it might be crying. But it is still alive and responding to life, living, nourishing, experiencing, aware, bringing in the nourishment and healing of oxygen and the release of toxins when we exhale. Attending to the natural song of our breath we heal, we balance, we grow strong.
Other thoughts and feelings, those who wander in
The example I gave was of an innocuous wandering thought. In such cases, we let the thought wander in, give it bare attention, and let it wander away. The core of our attention - 95% or more - remains on the feeling of the body breathing (or our other chosen practice).
We can extend this to other types of thoughts and feelings. The key is to remember that, while the current action of our sati is attention to the breath in the body in stillness, our sati itself is much vaster. It is sovereign. It is namo Buddhaya, master of all thoughts, feelings, words, and deeds.
Let me set a realistic stage. I am sitting in formal practice before breakfast. When a timer rings, I will end my formal morning meditation and have breakfast. I am alone because my wife is 1,500 miles away taking care of her aging, ill grandmother. (This is my actual life situation right now.)
- The example already given is of a stray thought, like I need to bring in the garbage can later in the morning. I let it come and go, as I described above.
- A more urgent, needy thought or feeling arises. Perhaps I know my wife misses me terribly, and I miss her too. In that case, this is like a very upset person has entered the room and demands my attention. Here is how I respond. Still aware of the little girl singing, I turn to the new arrival and say, “I see you are upset. You want love and peace. Here we are! Come sit with me and listen to the little girl sing.” I invite any upset part of me to join in loving attention to the body and breathing, sharing the peace and harmony of being aware and alive.
- I notice brightness out of the corner of my eye. A cat has knocked over a candle, and a large decorative screen is on fire. This is real. Now is not a time to sit in stillness. I arise quickly, taking my breath with me, and attend to the fire, putting it out. Let me be clear: We do not let anxious or even desperate thoughts interrupt our formal practice. But we do attend to real danger with our greatest asset: common sense leading to clear action.
- The timer rings. It is a gentle friend reminding me that breakfast is ready. I get up, pick up the little girl, and walk, mindful of breathing and body, to the kitchen table.
May we all always dwell in sati, mindfulness, loving awareness of body, breath and all things, soveriegn, Awake, becoming one with Love and Wisdom.
Each breath of our life is nothing less than Life. Let us live it lovingly, wisely, and well.
222 views
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Sư Toại Khanh Giảng Đọc Cái Gì và Tại Sao ? (1-3)
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...%A1i%20Sao
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-38.htm
Kinh Tương Ưng 38.14
(Ngài Xá Lợi Phất giảng cho du sĩ Jambukhàdaka)
XIV. Khổ (S.iv,259)
3)1) Một thời, Tôn giả Sàriputta trú ở giữa dân chúng Magadha (Ma-kiệt-đà), làng Nàlaka.
2) Rồi du sĩ Jambukhàdaka đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, du sĩ Jambukhàdaka nói với Tôn giả Sàriputta:
-- "Khổ, khổ", này Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Này Hiền giả, thế nào là khổ?
-- Có ba khổ tánh này, này Hiền giả, khổ khổ tánh, hành khổ tánh, hoại khổ tánh. Này Hiền giả, đây là ba khổ tánh này.
4) -- Này Hiền giả, có con đường nào, có đạo lộ nào đưa đến liễu tri các khổ tánh ấy?
-- Này Hiền giả, có con đường có đạo lộ đưa đến đoạn tận các khổ tánh ấy.
5) -- Này Hiền giả, con đường ấy là gì, đạo lộ ấy là gì đưa đến đoạn tận các khổ tánh ấy?
-- Này Hiền giả, đây là Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn tận các khổ tánh ấy; tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này Hiền giả, đây là con đường, đây là đạo lộ đưa đến đoạn tận các khổ tánh ấy.
6) -- Này Hiền giả, hiền thiện là con đường, hiền thiện là đạo lộ đưa đến đoạn tận các khổ tánh ấy. Thật là vừa đủ, này Hiền giả, để không phóng dật.
Hôm qua trong lớp giảng bên Đức tôi có nói về vấn đề, đó là xưa giờ mình vẫn tách rời 4 đế thành 4 phần khác nhau. Mình định nghĩa khổ đế là tất cả nỗi khổ ở đời. Tập đế là tham ái. Diệt đế là niết bàn. Đạo đế là Bát Chánh Đạo. Nhưng trong bài giảng hôm qua tôi trích dẫn lời giảng của Ngài Xá Lợi Phất.
01/07/2020 - 08:58 - caoxuankien - [[/url] Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Ngài xác định cho chúng ta một điều là tất cả mọi hiện hữu ở đời là khổ, dầu nó là phiền não hay là công đức cũng vậy. Cái hính hài của một chúng sanh phàm phu bé mọn cách mấy cho đến cái kim thân 32 hảo tường của vị Chánh Đẳng Chánh Giác cũng có điểm giống nhau - là đều là khổ hết. Có cái khổ màu hồng mà thơm phức, còn cái kia khổ màu đen mà khó ngửi. Chỉ vậy thôi.
Tất cả đều là khổ. Tất cả đều là những đóa hoa mọc trong nhà tù. Tất cả đều là những đóa hoa mọc trong bệnh viện. Tất cả đều là một đống tro tàn trong một căn nhà đang cháy. Chỉ vậy thôi. Nhưng có điều là cái xấp vải bằng lụa trước khi nó thành tro thì mình biết nó êm, nó mát, đắt tiền. Còn cái xấp vải bố, vải gai trước khi nó thành tro thì nó rẻ tiền, khô róc, sần sùi, khó mặc, khó xài. Chỉ vậy thôi. Nhưng khi đã thành tro thì tất cả giống nhau. Đó là lý do vì đâu mà Ngài Xá Lợi Phất Ngài nói tất cả mọi hiện hữu ở đời là khổ. Không phải chỉ riêng Ngài nói mà Đức Phật cũng nói như vậy.
Trong kinh Pháp cú Ngài dạy là tất cả các hành đều là vô thường. Hành tức là hữu vi, là mọi hiện hữu. Mọi hiện hữu đều là khổ. Mọi hiện hữu đều là vô ngã. Mọi hiện hữu đều là vô thường. Nên khi mình tổng hợp lại các Phật ngôn trong kinh điển thì mình thấy thì ra xưa giờ đa phần Phật tử mình hiểu sai bốn đế.
Khổ đế bao gồm tất cả mọi hiện hữu, trong đó bản thân cái tham ái cũng là khổ. Nhưng sở dĩ nó (tham ái) được Đức Phật tách riêng ra và gọi nó là Tập đế là bởi vì nó vừa là Khổ đế mà vừa là Tập đế. Trong kinh đưa thí dụ cây mía. Cũng là mía, là cây mía từ ngọn tới gốc. Nhưng trong cây mía nó có mấy cái mắt. Cái mắt đó mình đem trồng được. Cái lóng giữa thì chỉ có ăn thôi chứ không có làm được chuyện gì khác. Nhưng mà muốn trồng cây mía mới thì phải lấy cái mắt. Nó nằm trong cây mía nhưng mà nó là cái phần để nhân lên, gây giống ra cây mía khác. Thì ở đây, Tập đế cũng như cái mắt mía vậy. Cái tham ái nó cũng nằm trong cái biển khổ. Nhưng nó có tác dụng là nó tạo ra cái khổ mới. Nên nó được gọi là Tập đế.
06/07/2020 - 08:01 - vuihtv - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]
Rồi cái đạo đế là Bát Chánh Đạo thật ra nó cũng là khổ, sự có mặt ở đó là khổ. Nói mà rốt ráo, hễ có sanh có diệt là khổ. Khổ đây không phải là feeling, không phải là khổ trên cảm giác, là khổ trên tính chất á, tính chất của nó là nó không có bền, thì cái không bền đó chính là vô thường, Bản chất cái vô thường được Đức Phật gọi là Khổ. Khổ đây có nghĩa là cái gì đó nó bất trắc, bất toàn, nó gọi là khổ, unsafety chứ còn mình hiểu Khổ là pain, là suffering là nghèo lắm, mà cái này nó là unsecure hoặc là unsafety nó là bất trắc bất toàn nó mới là khổ ở mức cao cấp, ở mức rốt ráo, nha. Như vậy là tôi chỉ nhắc lại nội dung bài giảng hôm qua thôi. Có nghĩa là Bát Chánh Đạo cũng là Khổ, nhưng người nào theo đúng con đường này sẽ ra khỏi biển khổ. Giống như cũng con đường đó, mà quay lưng về phố, đưa mặt về rừng, đó chính là con đường vào rừng, nhưng nếu mình đưa mặt về phố và đưa mặt về rừng thì đó là con đường đi ra khỏi rừng, chỉ vậy thôi. Nh còn khi mà sáu căn biết sáu trần bằng chánh niệm, trí tuệ thì lúc đó mình đang xoay lưng, mình đang nhìn về giải thoát, nha. Nhớ như vậy. Thì đó là nội dung intensive lớp hôm qua tôi giảng ở bên Đức, còn bây giờ mình giảng cho đại chúng nó popular hơn.
Sáng nay tôi muốn nói đến đề tài kỳ trước tôi giảng,
- đầu tiên là đề tài Mạt Pháp,
- đề tài thứ hai, tuần rồi tôi giảng là chánh tín và mê tín,
- sáng hôm nay tôi giảng đề tài là Đọc gì và Tại sao?
What và Why? Đọc cái gì và tại sao đọc cái đó? Không đọc cái gì và tại sao không đọc cái đó? Tôi cho đây là cái chuyện rất là cần thiết cho đa phần phật tử. Mình nên đọc cái gì và tại sao? Không nên đọc cái gì và tại sao? Sáng nay mình sẽ bàn chuyện đó.
Thì hồi nãy tôi nói rồi. Toàn bộ thế giới này là khổ, cái sự có mặt của một vị Chánh đẳng giác cũng là khổ, sự có mặt của một con côn trùng cũng là khổ, nhưng mà một cái khổ thơm phức và màu hồng nó lấp lánh lung linh, còn một cái khổ nó đen sì à mà khó ngửi, trơn nhớt, chỉ vậy thôi; chứ cái nào cũng khổ hết. Thì các vị biết là trong một căn nhà đang cháy, thì sạch cách mấy nó cũng cháy mà nó dơ nó hôi cách mấy nó cũng cháy, cuối cùng nó chỉ là đống tro tàn giống nhau. Nha. Nhưng mà trước khi nó cháy đó, thì: cái này giá trị này, cái này giá trị người ta tính bằng từng gram, từng mét vuông, từng phân vuông; là cái giá trị của nó tính bằng phân, bằng mét, bằng ounce; còn cái kia là coi như nó rẻ rề mà nó hôi hám xấu xí, nhưng mà tất cả những cái đó khi mà nó cháy rồi thì bắt đầu bằng một mồi lửa và kết thúc là một đống tro tàn, chờ gió cuốn đi. Nha. Ở đây cũng vậy. Tất cả đều là khổ, nhưng có một điều trong cái khổ đó nó có hai thái độ sống, thái độ thứ nhất: là chúng ta giải quyết cái khổ này bằng cách đi tìm cái khổ khác, chúng ta sanh tử. còn trong khi đó, con đường giải thoát là gì, đem cái thân khổ này nhưng người ta chọn một con đường quay lui, quay lưng với trầm luân.
Cũng sáu căn đó, nhưng mình nhìn mình ngắm nó bằng cái ghét cái thích, bằng cái phân biệt là đó là đang xoay lưng lại với giải thoát, đang hướng mặt về sanh tử; cũng cái nghe cái nhìn cái ngửi đó, chúng ta đón nhận bằng chánh niệm, trí tuệ, bằng hiểu biết bằng nhận thức thì cái đó chính là chúng ta đang xoay mặt về giải thoát và xoay lưng với sanh tử. nhớ cái chuẩn này.
Và trong cái cõi trầm luân ấy, chúng ta do cái tiền nghiệp của nhiều đời, tiền nghiêp đây có thiện nghiệp và ác nghiệp, rồi cộng với khuynh hướng tâm lý, cộng với môi trường sống hiện tại, cho nên, mỗi người có một tâm tư tình cảm hoàn toàn khác nhau, mỗi người có chỗ thích và chỗ ghét khác nhau; ngày nào chưa biết đạo thì cái thích cái ghét đó đương nhiên là phải khác nhau rồi. có người thích ăn ngon, có người thích mặc đẹp, có người thích nhà cao cửa rộng, có người thích đắt tiền, rồi trong cái phụ kiện, thí dụ có người thích đồng hồ dây nịt mắt kiếng nón rồi cà vạt, có người thì họ chỉ tập trung sưu tập đồng hồ thôi, có người thì chỉ tập trung cái belt, dây nịt, thôi hoặc các loại giày; còn những người phụ nữ thì họ thích giỏ xách, túi xách, khăn choàng cổ, khăn quấn đầu tùm lum hết. đó là ngày chưa biết đạo; tới lúc biết đạo rồi, biết được mọi thứ danh lợi, thì tiếp tục tìm đến với đạo qua khác biệt của cá nhân. Tôi nói rất là nhiều lần. có người đến với đạo, giờ mình nói cái bất thiện trước, khi mà chưa biết đạo, mình sống trong bất thiện không giống nhau, cái ghét của mình không giống nhau; tới lúc biết đạo rồi, mình tu tập hạnh lành, đúng không?
Thí dụ, tín tấn niệm định tuệ, cái niềm tin rồi sự tinh tấn, rồi chánh niệm rồi thiền định, trí tuệ, nghe nó giống nhau, nhưng cái đức tin của thằng Tèo nó không có giống đức tin thằng Tí. Là vì sao? Là vì cái background, cái basement của thằng Tèo không giống thằng Tí, vì sao? Vì
- tiền nghiệp,
- khuynh hướng tâm lý, cộng với
- môi trường sống hiện tại,
[url=https<a]
chính ba cái này của mỗi người không giống nhau cho nên khi biết đạo rồi, thì thằng Tèo nó tới chùa nó chỉ khoái đi phục vụ thôi, rửa chén, dọn, leo trèo đục đẽo đào mương, quét ống cống gì đó, thì đó là thằng Tèo nó thích; nhưng mà thằng Tí nó vô chùa là nó thích nghiên cứu kinh sách, nó là con mọt sách trong thư viện, nhưng mà ba thằng Gèo thì ổng lại khoái ngồi thiền, má thằng Tí lại khoái nấu ăn. Các vị thấy chưa? Rồi cậu thằng Tí thì khoái lên chánh điện cầu nguyện, thắp nhang, khấn vái tùm lum hết. rồi mợ thằng Tèo thì thích xăm. Thí dụ vậy. Các vị thấy chưa. Nguyên cái dòng họ nó kéo vào chùa, mà mỗi người có một kiểu, một người thì làm mọt sách ở thư viện, một người làm hành giả ở thiền đường, một người xuống bếp nấu ăn, một người nhào ra đi chùi cầu, quét sân, một người thì leo trèo đốn cây đào đất. các vị thấy chưa? Đó.
Cho nên, cũng cùng sống trong biển khổ hết, nhưng mà vì ba cái thứ hành trang đó: Tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống không giống nhau, cho nên khi mà sống bất thiện chúng ta không giống nhau. Cho nên không bao giờ có chuyện mà người cái mặt nó giống nhau 100% như hai giọt nước là sai, không có. Ngay cả hai vị Phật Chánh đẳng giác đều có 32 hảo tướng, nhưng trăm phần trăm, nét mặt phải khác nhau; có nghĩa là chúng ta nhìn thấy một lúc 80 vị Phật quá khứ mà ngồi một hàng như vậy thì mình thấy rõ ràng là: Phật Nhiên Đăng, Phật Tỳ bà khi, Phật Si-khí, Phật Câu na hàm mâu ni, Phật Ca diếp, Phật Thích Ca, rồi mai này Phật Di lặc bảo đảm 1000% là khác nhau, chỉ có cái người đúc tượng hôm nay là có một khuôn họ đúc tới tấp thôi. Thí dụ như mình qua Miến Điện về Rangoon mình gặp cái chùa họ thờ 28 vị Chánh biến tri, mà ta nói tượng nào cũng như tượng nấy, chỉ có khác cái tay, có vị thì để cái tay trước bụng, trước rún, rồi hai tay áp vào nhau, rồi vị giơ tay phía trước vị thì một tay xuôi một tay giơ, vị giơ hai tay, thí dụ vậy, rồi y áo thì có y phồng y không phồng, có y thì gió tạt bên trái có tượng thì gió tạt bên phải chỉ vậy đó. Giống như Việt Nam ta, khi đúc tượng Trần Nhân Tôn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, có cái khuôn đúc rồi đúc cái tên ở dưới,.. còn ba cái ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du gì đó thì cái áo sửa qua sửa lại vậy thôi. Chứ còn cái mặt y chang, hỏi sao kỳ? tại vì người Việt hết á, đều là người tài hết á. Cho nên, tôi quay trở lại là vì cái căn cơ của mỗi người không có giống nhau, cho nên, khi mà sống ác, sống ác khác nhau; hai cái thằng ăn rồi đi chém người ta, thằng thì thích xài mã tấu, thằng nó thích xài ống tuýp ống nước, có thằng thích xài kiếm Nhật, có thằng thích xài dao găm, có thằng nó thích xài chai bia nó đập cho bể rồi nó lụi. Mỗi thằng nó có một kiểu. Rồi hưởng thụ cũng vậy. có người thích ăn ngon, có người thích mặc đẹp, rồi lúc tu cũng vậy. có người thích tu kiểu này, có người thích tu kiểu kia, có người thích tụ năm tụ ba tu nó mới vui, còn có người thì thích một mình trên núi á, hoặc là tu ở phố.
Giờ tôi trở lại cái đề tài của mình, đó chính là : Chúng ta nên đọc gì và tại sao? Rồi chúng ta không nên đọc gì và tại sao? Bây giờ tôi mới kéo xiết cái đề tài vô. Chính vì cái căn cơ không giống nhau, cho nên cái sở đắc, cái thành tựu, cái sở chứng, cái điều tâm đắc của mỗi người không giống nhau. Có kẻ đi vào đạo, kể cả cạo đầu đắp y làm tăng, nhưng mà cả đời khoái làm học trò thôi, cả đời cứ kiếm của người ta ghi ghi chép chép ghi ghi chép chép; có người thì họ lại bung ra, đào sâu kinh điển để phiên dịch, biên soạn cái mới, chứ còn không có đi theo lối mòn, không có đi theo cái người khác ban phát cho; còn có người cả đời làm học trò; thấy chưa? Rồi trong cái đám mà thích làm học trò nó lại có tám muôn bốn ngàn kiểu khác nhau, có người làm trò để mà có ông thầy ở trên, sợ đi mình lẻ loi, ngộ lắm, thích dựa, không có gan đi một mình; có người họ làm trò là vì khả năng họ không thể đi cao được, mới làm trò, có người sợ đi mình nó lạnh, nó sợ ma, cho nên họ dựa vào thầy; cái kiểu làm trò nó có nhiều kiểu; giờ làm thầy cũng vậy, có người thích làm thầy bằng miệng, có người thích làm thầy bằng cây bút, có người thích viết lách, có người thích phiên dịch, có người thích nói năng, nhưng mà cái lớn chuyện nó ở chỗ này; vì cùng nằm trong cái biển khổ giống nhau, nhưng cái background thiện ác mỗi người không giống nhau, cho nên, cái khổ và cái vui của mỗi người không giống nhau, từ đó, nảy ra một vấn đề là cái nhu cầu và cái đường hướng, giải pháp để mà giải quyết vấn đề không giống nhau. Bắt buộc các vị phải tuyệt đối đồng ý cái này. Bắt buộc phải đồng ý: vì cái background thiện ác mỗi người không giống nhau, thì cái khổ và cái vui không giống nhau, và cái thái độ mỗi người trước vấn đề không giống nhau, cho nên khi mà vào đạo rồi, cái ông A ổng tìm hiểu kinh điển, cái nhận thức của ổng dầu cùng một thầy cùng một trường lớp cùng một khóa học một niên học giống như ông B vậy đó, nhưng mà tôi bảo đảm 1000% 1000% không phải 100% mà là 1000% cái nhận thức, cái thấm thía, cái tiêu hóa của hai vị không thể nào giống nhau 100% dầu là một thầy, một lớp, một niên học. Nha. Thì hai vị này mà bung ra giảng, thì ông A, giảng gì thì giảng cũng phảng phất cái riêng tư trong đó, và ông B ông cũng phảng phất cái riêng tư trong đó, và viết lách cũng vậy; dầu nói là viết lách, soạn hay sáng tác hay phiên dịch thì tôi xin đoan chắc 1000% là trong cái ngôn từ của hai ông dịch giả này là đều có cái khác nhau, gặp một cái từ Pali, một từ Anh ngữ, một từ tiếng Thái, giờ tra từ điển, tôi chấp luôn hai ông đó tra cùng từ điển luôn, nhưng mà khi cho ra tiếng Việt thì mỗi ông có một chỗ để nghiêng, tại sao ông này chọn chữ này mà không chọn chữ kia, mà tại sao ông kia ông chọn chữ kia mà không chọn chữ này, vì cái background ông này không giống ông kia. Thấy chưa? May là dịch đó nha, tôi nói dịch nha, chưa nói viết đâu, biên soạn cũng vậy. cho hai ông ngồi trong cái thư viện to đùng, sách cao như núi, nhưng mà khi hai ông biên soạn về cùng một đề tài, cùng bảo vệ, cùng viết một luận án tiến sĩ thì tui cho luôn cùng đề tài luôn thì hai ông cũng khác nhau. Ví dụ như cho là: Chọn ra những bài kinh mà giải thích về Vipassana trong Trung Bộ kinh, thì hai vị chắc chắn là có những bài kinh giống rồi đó, chắc chắn, sao thoát được, 152 làm sao thoát được. Ví dụ, lấy cái đề tài: Thiền quán được nói đến như thế nào trong Trung Bộ Kinh thì số bài kinh hai vị tâm đắc không giống nhau, cái chỗ trích dẫn của hai cha khó mà giống nhau, và tui cho trích dẫn giống nhau thì cái phần diễn giải cũng khác nhau. Vì các vị luôn luôn và bất cứ lúc nào, ở đâu lúc nào đi đâu viết gì nói gì các vị đều đem dấu ấn cá nhân thoát không có ra, Tây có một câu rất là hay:
Ta có thể băng đại dương, leo đỉnh Everest ta có thể đi trên máy bay với tốc độ 1000km/h nhưng mà có một chuyện rất là đơn giản: không ai nhảy ra khỏi cái bóng của mình hết. các vị có hiểu không? Các vị đi với tốc độ nào đi nữa, thì các vị không thể nào, một con người mà nhảy khỏi cái bóng được. chúng ta từng là phi công, chúng ta lái f35 của Mỹ mới nhất, chúng ta từng đi tàu astronaut đi ra vũ trụ, chúng ta từng lái xe F1,... chúng ta đi đủ thứ phương tiện, chúng ta có nhanh có lẹ, có giỏi cách mấy nhưng mà không ai nhảy ra khỏi cái bóng của mình hết. Lên đến A –la –hán đó, Thinh Văn với Độc Giác các vị cũng chỉ nhảy được một phần cái bóng của mình. Vì sao? Vì cái bóng của mình là gì? Là phiền não. Vì cái bóng trong trường hợp này nè, vì phàm phu có 1001 cái bóng lận, thói quen này thói quen kia, mà đa phần thói quen nào cũng từ phiền não mà ra hết, tại sao thích cái này, thích cái kia, tại sao chọn cái nọ chọn cái kia. Đắc A-la-hán rồi không còn phiền não, không còn một tí ti phiền não nào nữa, mà khi không còn phiền não nữa thì các vị sống hoàn toàn bằng một con người mới. nhưng vừa nãy tôi nói rồi, Vị A-la – hán Thinh Văn và Độc Giác vẫn còn sót lại một tí tí cái bóng của mình, mà cái bóng đó không phải là bất thiện mà là thói quen. Thí dụ, có những vị A-la-hán đắc đạo rồi chỉ muốn rút lên núi trong hang sâu thiệt là sâu ở trong đó, không muốn gặp ai hết. Bây giờ chúng sanh mà nó có bò tới trước hang, nó giãy đành đạch, nó trào máu họng, chỉ cần Ngài thấy không giúp được là Ngài không có xuất hiện. nó lạ vậy đó. Người không có hiểu chửi là tiểu thừa, trốn đời, không phải. cái hạnh người ta như vậy. Nha. Có độn cho lắm cũng mắm với dưa mà có độn vừa vừa cũng dưa với mắm thôi.
Trên đời này, bằng cái trí thông minh, bằng cái trí tuệ sắc sảo, người ta có cái lòng vị tha yêu thương chúng sinh, nhưng mà phải cẩn thận, cũng trí tuệ, lại khiến người ta quay lưng với chúng sinh. Cho các vị biết cái đó, chứ đừng có mà bắt chước chửi người ta đứa này tiểu thừa đứa kia đại thừa, hổng có ai... phải nhớ cái đó. Cũng chính trí tuệ tùy cái cách hiểu vấn đề thôi, tùy cái khía cạnh thôi, cũng với cái trí tuệ mà chúng ta suy nghĩ sao đó, mà mình thấy thương vạn loại chúng sinh mình sẵn sàng xắn quần xăn áo nhảy vào biển lửa để mà làm bồ tát tế độ chúng sinh muôn loài, nhưng mà cũng bằng trí tuệ, người ta thấy rằng, mọi thứ là đồ giả, đồ dỏm bây giờ khổ cho lắm cũng chỉ là vô thường, sanh diệt, mà lạc cho lắm cũng là vô thường sanh diệt, đó là nói rốt ráo, nếu nói ở mức độ tương đối, thì mỗi cá nhân đều đi theo cái nghiệp của mình. Bây giờ mình thò tay can thiệp cũng không được, chỉ nghĩ hai chuyện đó thôi. Tất cả chỉ là chớp tắt chớp tắt sanh diệt. giờ mình có độ 1000 đứa nó đắc thì thế giới nó cũng vậy không thay đổi, mà mình có để cho 1000 đứa nó sa đọa thì thế giới vẫn như vậy. chính cái trí tuệ nó dạy cho mình thấy được. Cái đó là trí tuệ đó nha. Nhưng mà ngược lại, cũng có cái hướng khác, người ta nghĩ rằng: người như mình, hiểu được vấn đề mà mình không chịu khó, không chịu cực, không chịu ra tay, thì cái đám mà nó u mê nó dựa vào ai để mà giải thoát, tội nghiệp quá, chính cái suy nghĩ lại cũng là suy nghĩ của trí tuệ. Nhớ nha. Khổ chỗ đó. Cho nên, trong cái đám người lành, trong cái đám trí tuệ hiền nhân đó, các bậc đại sĩ đó, thì cũng có hai hướng suy tư: có hướng, suy tư để quay lưng với cuộc đời, lên núi, vô hang sâu ở một mình, đó cũng là cách nghĩ của trí tuệ. Chính trí tuệ, đẩy các vị đi vào núi. Nhưng mà lại một hướng khác, cũng chính trí tuệ đẩy các vị lăn về phố để mà đòi độ sinh. Nhớ nha. Cho nên, tôi đang nói thiện chớ bất thiện ở đây là mình miễn bàn. Ngay trong cái thiện nó cũng có ba bảy đường thiện trong đó, nha, vì cái căn cơ mỗi người không giống nhau.
Bây giờ tôi trở lại kinh sách. Không có biết cái gì hết, thì dĩ nhiên phải đi đọc sách, đi nghe giảng. Nhưng mà, đọc cái gì?
Chuyện đầu tiên, mình tự xác định mình cần cái gì. Chứ không phải mình nói là: bây giờ tui sơ cơ tui vô chùa tui gặp cái ông đó bà đó sư đó quăng cho cuốn kinh về kêu đọc. Cái trung học hơi khó nói, tôi nói đại học cho dễ.
Ở đây, ai từng đi học đại học thì biế. Sách trong đại học nó có nhiều loại, nó có những loại như reference book hay recommendations book, nó có những loại sách mà người ta đề nghị mình nên tham khảo, sách gần như bắt buộc phải đọc, nhưng cũng có loại sách mà đọc thoáng qua thôi. Tây nó có một cái câu rất là hay, đó là “có những cuốn sách nên nuốt trọn, không suy nghĩ không do dự, có những cuốn sách phải nhai rồi phải lừa qua lừa lại trong miệng, xong rồi mới nuốt; rồi những cuốn sách cắn vài miếng, liệng. Có những cuốn sách, le lưỡi liếm. Xong. Có những cuốn sách ngửi ngửi là được rồi. Có những cuốn sách, liếc mắt qua, nhớ đừng đụng tới”.
Đó, kinh nghiệm đọc sách là phải như vậy. có những cuốn sách là phải nuốt trọn thôi, có những cuốn là phải nhai cho kỹ rồi mới nuốt, có những cuốn cắn vài phát rồi bỏ, có những cuốn mà cái gì hay hay mình select nó thôi, rồi có những cái mình chỉ nếm nhẹ rồi mình bỏ, có những cái cầm lên ngửi rồi để xuống, có những cái liếc mắt là đủ rồi, không nên đụng tới cái đó. Nhớ cái đó.
Thì cái chuyện đầu tiên, là anh phải xác định cho tôi biết nhu cầu anh đến với Đạo để làm cái gì. Cái mặt của anh khoái trang điểm, anh khoái vòng vàng phấn son mỹ phẩm, anh còn quá nợ nặng trần ai khoai củ, anh còn quá nặng chuyện ái ân tình trường, chồng vợ nam nữ anh còn mê cái đám con lóc chóc 5 tuổi 7 tuổi của anh, anh còn khoái chưng dọn nhà cửa nấu ăn, anh còn khoái chưng hoa, làm vườn quét dọn, mua sắm, nội thất tùm lum hết. Tôi nói thật, cái thứ của anh, thứ của chị đó, nha chỉ có một giá trị duy nhất thôi, là vô chùa thò tay móc túi cúng dường rồi đi về đi, chứ cái thứ đó đi coi kinh hư cuốn kinh, rách kinh uổng. nha. Nó uổng lắm, vì cái lòng của anh nó đời 100%, 100% mà cho nên cái thứ đó là là.
Cho nên mấy hôm nay, không phải mấy hôm, từ ngày tôi giảng online, có mấy mạng mà đi hỏi tôi ba cái tào lao mà tôi vừa liếc cái tin nhắn, email là tôi đoán ra rồi. Cái tên này nó quởn. Nó rảnh, rồi chỉ ngồi lê đôi mách, buôn dưa lê đó, hỏi tầm bậy tầm bạ. cái người thật sự họ có lòng cầu đạo họ không có vậy. Quý vị biết không? Họ hỏi ngay cái tâm điểm, quý vị à, họ hỏi ngay cái cốt lõi, họ hỏi ngay chỗ cần hỏi, họ hỏi ngay cái chỗ khúc mắc mà cần được giải tỏa, cần được khai giải đó quý vị.
Cho nên, cái chuyện đầu tiên là quý vị phải xác định là :
- Tại sao quý vị đến với Đạo? và,
- Quý vị cần cái gì ở Đạo này,
thì lúc đó mình mới lựa sách mình đọc.
Thứ hai, nãy tôi đánh một cái vòng rất là rộng mà không biết bà con có đủ trí nhớ để mà gom lại hay không. Bài giảng của thầy bà tăng ni nào đi chăng nữa, sách vở nào đi chăng nữa, của mấy cha viết là biên soạn, phiên dịch, sáng tác, phỏng tác, phỏng dịch đi chăng nữa thì luôn luôn có dấu ấn cá nhân của người đó trong đó. Nhớ. Cho nên, nhớ cẩn thận cái này, chúng ta không thể mang cái đôi giày của người khác vào cái chân mình được. Làm ơn nhớ lấy cái điểm này, nhớ lấy cái điều quan trọng này: Chúng ta không thể xọc cái chân, dầu cho các vị thấy vừa, nhưng mà theo tôi biết, mấy ông bác sĩ chuyên về chân ổng khuyên thế này: cái đôi giày nó ảnh hưởng tới cột sống của mình ghê lắm, cho nên, nếu mà mình nghi ngờ cột sống mình nó đau hay cái chân mình không ổn thì họ khuyên tốt nhất là nên tốn một ít tiền để đi đặt một đôi giày cho nó đúng mức. Ở Mỹ nó có hiệu giày SAS, bên Anh nó có giày Dr. Martin, còn bên Thụy sỹ hình như tôi nhớ mang máng là Bally. Là mình đau chân là mình ra họ đo cho mình, tính toán cái gót chân, cái lõm của cái lòng bàn chân, cái gan bàn chân như thế nào, họ tính toán rồi một là họ đóng cho hợp, hai là họ kiếm tấm lót cho mình. Chứ còn mình thấy đôi giày nó đẹp, vừa chân mình chọt vô ok, anh mang, nhưng mà về lâu về dài nó gây hại. Nha.
Có rất là nhiều người, tôi giảng cái này thì chắc có nhiều người họ bảo sao ông sư quan tâm cái đó, bởi vì cái đầu tui chú ý cái đó tui đưa nó vào Phật Pháp, chứ không phải như quý vị, quý vị quan tâm nó và vẫn quan tâm nó như vấn đề thế gian. Không. Tôi biết tôi liếc nhiều người cái chân tôi biết nguyên thủy nó không có tật, nhưng vì họ muốn cái chân họ nhỏ, mà trong khi cái xương quá lớn đi, họ phải ráng ép gượng họ nén họ chèn, nén ép gượng chèn cái chân to đùng của họ vô đôi giày nhỏ. Lâu ngày, cái phần to thì cứ to, nó túm hư ngón chân cái. Ở đây chắc trong room có nhiều người biết cái đó.
Mình cũng vậy. Đến với vấn đề tinh thần Phật pháp. Mình khi mình thích cái ông thầy đó quá đi, xin lỗi, ổng đánh rắm mình cũng thấy nó thơm nữa, ổng ho mình cũng thấy nó cũng hay nữa. mình ráng mình gồng, dầu nhiều khi ổng nói cái điều hơi kỳ kỳ, đó. Nó hơi kỳ kỳ, mà trong khi đó mình vì mến, hay vì lý do quý trọng thầy, nghe nói đổi thầy là có tội, là phản bội, là không trung thành, thế là mình đã theo thầy đó rồi mình không dám bỏ. Vấn đề ở chỗ đó. Thế là mình đem nuốt cho cạn những cái gì thầy phun ra, và lâu ngày, chính vấn đề của thầy nó thành vấn đề của mình. Vấn đề của thầy thành vấn đề của mình.
Trong khi, tôi nói rất nhiều lần, người ta bị tiểu đường, cho nên người ta tránh ăn ngọt, người ta bị cao máu người ta tránh ăn mặn, người ta bị cholesteron người ta tránh ăn dầu mỡ, người ta bị bao tử người ta tránh đồ chua. Thế là mình bắt chước, mình tránh theo mà trong khi nhằm cái lúc mình đang cần đường, mình đang cần chua nè, mà mình gặp cam mình không dám ăn là vì sư phụ mình bị bao tử, lâu đã lâu rồi sư phụ cứ lên án trái cam cho nên mình không dám ăn. Lý do là ổng bị bao tử ổng sợ chua dữ lắm. Vấn đề ở chỗ đó.
Cho nên nhớ cẩn thận. chuyện đầu tiên đến với Đạo, dầu đọc hay là nghe, mình phải xác định: là mình cần cái gì, và một cái câu thần chú mà bà con tìm đạo bắt buộc sống chết gì cũng phải nhớ, xăm lên trán để nhớ câu này:
Có hai cách tìm đến chân lý:
- cách một là mình tìm hiểu vấn đề như nó là, tức là nó sao mình hiểu nó như thế;
- cách hai, là mình tìm đến với chân lý như mình, có nghĩa là mình chọn cái ông thầy đó vì ổng hợp với mình.
Nhưng mà ở đây ai là bác sĩ, là dược sĩ chắc biết cái này:
- không phải cái gì mình thích nó đều là tốt,
- không phải cái gì ngon cũng đều là lành, và
- không phải cái gì lành nó cũng là ngon.
Nhớ cái này. Cái câu này phải nhớ. Không phải cái gì ngon cũng đều là lành, lành là safety, healthy đó. Có nhiều cái nó không có tasty, nó không delicious nhưng mà nó safety, nó là healthy. Có nhiều cái nó ngon mà nó không có lành, có nhiều cái nó lành mà nó không có ngon. Có những người mình chơi với họ rất là vui, nhưng, về lâu về dài có hại. Còn có nhiều người chơi với họ chán phèo nhưng mà vô hại, thậm chí nó an toàn là khác. Nó an toàn.
Thì trong room này các vị biết rồi, trong cái chén thuốc bắc có gì đâu ngon, chỉ có cái trái táo tàu là nó ngon thôi, nhưng mà cái chữa bệnh, không phải là cái táo tàu, không phải là dây cam thảo, mà nó là đỗ trọng, xuyên khung, thục địa, hà thủ ô, nó là hoài sơn, câu kỷ tử, chứ còn ba cái táo tàu là dược tính cam thảo táo tàu nó gần giống như tá dược, đấy. Nhưng mà đa phần là khi mà đổ cái xác thuốc bắc là vét vét lụm lụm cái táo tàu nhấm nhấm. Đại khái nó vậy. Đến với Đạo coi chừng mấy cái thầy bà kinh điển toàn là táo tàu trong đó không. Nhớ cái đó.
(còn tiếp)
|