LTP Học Phật Pháp
Ghi Chú: 
Post lại những post sau:
  1. KTC 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia (#151, p 11);
  2. KTC 6.62 Lời Cảm Hứng (#169, p 12);
--ooOoo--

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt 


Chương VI - Sáu Pháp
VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona


Roll down từ từ sẽ thấy ...

-----------------

(VII) (61) Con Ðường Ði Ðến Bờ Bên Kia

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, nhiều Tỷ-kheo trưởng lão, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà hình tròn, và câu chuyện sau đây được khởi lên:

Này chư Hiền, Thế Tôn đã nói như sau trong "Con đường đến bờ bên kia" trong câu hỏi của Metteyya:

Ai biết hai cực đoan, 
Giữa bậc Trí không nhiễm, 
Ta gọi bậc Ðại nhân, 
Ðây, vượt người dệt vải.


- Thưa Hiền giả, thế nào là một cực đoan? Thế nào là cực đoan thứ hai? Thế nào là chặng giữa? Thế nào là người dệt vải?

2. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Thưa chư Hiền, xúc là một cực đoan. Xúc tập khởi là cực đoan thứ hai. Xúc diệt là chặng giữa. Ái là người thợ dệt; vì rằng ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, thưa chư Hiền, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri. Do thắng tri được điều có thể thắng tri, do liễu tri được điều có thể liễu tri, ngay trong hiện tại, vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.

3. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

Quá khứ, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Tương lai là cực đoan thứ hai. Hiện tại là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, thưa chư Hiền, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri... vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.

4. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

Lạc, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Khổ là cực đoan thứ hai. Không khổ không lạc là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này... có thể chấm dứt khổ đau.

5. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

Danh, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Sắc là cực đoan thứ hai. Thức là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt... có thể chấm dứt khổ đau.

6. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

Sáu nội xứ, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Sáu ngoại xứ là cực đoan thứ hai. Thức là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt... có thể chấm dứt khổ đau.

7. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

Thân, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Thân kiến tập khởi là cực đoan thứ hai. Thân kiến diệt là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt... có thể chấm dứt khổ đau.

8. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Thưa chư Hiền, tất cả chúng tôi đã trả lời tùy theo sự hiểu biết của chúng tôi. Thưa chư Hiền, chúng ta sẽ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, chúng ta sẽ hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời cho chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ thọ trì như vậy.

- Thưa vâng, thưa Hiền giả.

Các Tỷ-kheo trưởng lão vâng đáp Tỷ-kheo ấy. Rồi các trưởng lão đi đến Thế Tôn, sau khi đi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ -kheo trưởng lão thuật lại với Thế Tôn tất cả câu chuyện đã xảy ra và thưa:

- Bạch Thế Tôn, ai là người đã khéo nói?

- Tất cả các Thầy, này các Tỷ-kheo, đều khéo nói theo phương pháp của mình. Nhưng, đây là vấn đề Ta nói về con đường đi đến bờ bên kia trong các câu hỏi của Metteyya.

Ai biết hai cực đoan, 
Giữa bậc Trí không nhiễm, 
Ta gọi bậc Ðại nhân, 
Ðây, vượt người dệt vải.


Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo trưởng lão vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Xúc, này các Tỷ-kheo, là cực đoan. Xúc tập khởi là cực đoan thứ hai. Xúc diệt là chặng giữa. Ái là người dệt vải; vì rằng ái dệt nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri. Do thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri, ngay trong hiện tại, vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.




--ooOoo--



KTC 6.62 Lời Cảm Hứng (#169, p 12);

(VIII) (62) Lời Cảm Hứng

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến một thị trấn của dân chúng Kosala tên là Dandakappaka. Rồi Thế Tôn từ trên đường bước xuống, ngồi xuống trên chỗ đã được sửa soạn dưới một gốc cây; còn các Tỷ-kheo ấy đi vào Dandakappaka để tìm chỗ ở. Bấy giờ Tôn giả Ananda cùng với một số đông Tỷ-kheo, đi đến sông Aciravatì để rửa tay chân, sau khi rửa tay chân ở sông Aciravatì xong, ra khỏi sông, đứng trên bờ đắp một y để phơi tay chân cho khô.

2. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, thưa với Tôn giả Ananda:

- Có phải Thế Tôn tập trung tất cả tâm, thưa Tôn giả Ananda, để tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được" hay có phải nhờ một Thiên nhân?

- Thật đúng như Thế Tôn đã tuyên bố.

Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, với một số đông Tỷ-kheo, con đi đến sông Aciravatì để rửa tay chân, sau khi rửa tay chân ở sông Aciravatì xong, ra khỏi sông, đứng trên bờ đắp một tấm y để phơi tay chân cho khô. Rồi bạch Thế Tôn, một Tỷ-kheo đi đến con, sau khi đến thưa với con: "Có phải Thế Tôn tập trung tất cả tâm, thưa Tôn giả Ananda, để tuyên bố về Devadatta như sau: 'Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu độ được' hay có phải nhờ một Thiên nhân? "

Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời Tỷ-kheo ấy: "Thưa Hiền giả, thật đúng như Thế Tôn đã tuyên bố".

- Này Ananda, hoặc Tỷ-kheo ấy là vị tân nhập, xuất gia chưa được bao lâu, hay vị ấy là Tỷ-kheo trưởng lão ngu si, không thông minh. Làm sao khi ta đã tuyên bố một chiều, ở đây lại có thể có trường hợp thứ hai được?

Ta không thể thấy về một người nào khác, này Ananda, sau khi tập trung tất cả tâm, Ta đã tuyên bố như vậy, trừ với Devadatta!

Cho đến khi nào, này Ananda, Ta thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Devadatta, thời Ta đã không tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu độ được".

Cho đến khi nào, này Ananda, Ta không thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Davadatta, cho nên Ta đã tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được".

Ví như, này Ananda, một hố phân cao hơn đầu người, đầy cả phân, và một người rơi vào hố phân cho đến cả đầu. Rồi một người khác đi đến, muốn lợi ích, muốn hạnh phúc, muốn người ấy an ổn khỏi các khổ ách, muốn kéo người ấy ra khỏi hố phân ấy. Người này đi vòng quanh hố phân và không thấy cho đến một điểm nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở người ấy mà không bị dính phân, để có thể nắm lấy chỗ ấy và kéo lên.

Cũng vậy, này Ananda, cho đến khi nào, Ta thấy một pháp trắng nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở Devadatta, thời Ta đã không tuyên bố về Devadatta như sau: "Devadatta phải sanh vào đọa xứ, phải sanh vào địa ngục cho đến một kiếp, không thể cứu hộ được".

Nếu thầy muốn nghe, này Ananda, Như Lai sẽ phân tích về căn trí của con người.

- Nay đã đến thời, bạch Thế Tôn! Nay đã đến thời, bạch Thiên Thệ, để Thế Tôn phân tích các căn trí của con người, sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

- Vậy này Ananda, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

==========

1/ không bị thối đọa trong tương lai.

3. - Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người khác: "Trong người này, 
  1. có những pháp thiện, 
  2. có những pháp bất thiện". 
Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, 
  1. các pháp thiện đã biến mất, 
  2. các pháp bất thiện đang hiện hữu, 
  3. nhưng còn có cội gốc thiện chưa bị cắt đứt. 
  4. Và pháp thiện sẽ khởi lên từ cội gốc thiện ấy". 
Như vậy người này sẽ không bị thối đọa trong tương lai. 

Ví như, này Ananda, các hột giống 
  1. chưa bị bể vụn, 
  2. chưa bị hư thối, 
  3. chưa bị gió và sức nóng phá hoại, 
  4. còn giữ được sức sống bám sâu trong cánh đồng, 
  5. được gieo trên mảnh đất khéo sửa soạn.
Này Ananda, Thầy có thể biết những hột giống này sẽ được lớn lên, được tăng trưởng, được lớn mạnh không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy, này Ananda, ở đây, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người khác: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, các pháp thiện đã biến mất, các pháp bất thiện đang hiện hữu. Nhưng còn có cội gốc thiện chưa bị cắt đứt. Và thiện pháp sẽ khởi lên từ cội gốc thiện ấy". Như vậy người này sẽ không bị thối đọa trong tương lai. Như vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được tâm của loài Người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được pháp sanh khởi trong tương lai.


2/ sẽ bị thối đọa trong tương lai.

4. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người khác: "Trong người này, 
  1. có những pháp thiện
  2. có những pháp bất thiện"
Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, 
  1. các pháp bất thiện đã biến mất, 
  2. các pháp thiện đang hiện hữu, 
  3. nhưng còn có cội gốc bất thiện chưa bị cắt đứt 
  4. và các pháp bất thiện sẽ khởi lên từ cội gốc bất thiện ấy"
Như vậy người này sẽ bị thối đọa trong tương lai. 

Ví như, này Ananda, các hột giống 
  1. chưa bị bể vụn, 
  2. chưa bị hư thối, 
  3. chưa bị gió và sức nóng phá hoại, 
  4. còn giữ được sức sống, được bám sâu trong cánh đồng, 
  5. được gieo trên mảnh đất đầy sỏi đá. 
Này Ananda, Thầy có thể rõ biết những hột giống này sẽ không có thể được lớn lên, được tăng trưởng, được lớn mạnh không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy, này Ananda, ở đây, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, các pháp bất thiện đã biến mất, các pháp thiện đang hiện hữu, nhưng cội gốc của pháp bất thiện chưa được cắt đứt và các pháp bất thiện sẽ khởi lên từ cội gốc bất thiện ấy. Như vậy người này sẽ bị thối đọa trong tương lai". Như vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, đã biết được tâm của loài Người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

3/ sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục

5. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác: "Trong người này, 
có những pháp thiện
có những pháp bất thiện". 

Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "
  1. Người này không có pháp trắng cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. 
  2. Người này thành tựu với những pháp bất thiện, chỉ một mặt màu đen, 

sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". 

Ví như, này Ananda, các hột giống 
  1. bị bể vụn, 
  2. bị hư thối, 
  3. bị gió và sức nóng phá hoại, 
  4. được bám sâu trong cánh đồng, 
  5. được gieo trên mảnh đất khéo sửa soạn
Này Ananda, Thầy có thể rõ biết những hột giống này không thể được lớn lên, được tăng trưởng, được lớn mạnh không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác: "Trong người này, có những pháp thiện, và những pháp bất thiện". Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Người này không có pháp trắng cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. Người này thành tựu với những pháp bất thiện, chỉ một mặt màu đen, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình biết được tâm của loài Người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.


Ba hạng người khác đồng loại với ba người này:

Khi được nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, có thể tuyên bố ba hạng người khác đồng loại với ba người này hay không?

- Có thể được, này Ananda.

Thế Tôn nói như sau:

4/ sẽ đi đến thối đọa trong tương lai

6. - Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, 
  1. có những pháp thiện, 
  2. có những pháp bất thiện". 
Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, 
  1. các pháp thiện đã biến mất, 
  2. các pháp bất thiện đang hiện khởi; 
  3. và cội gốc thiện chưa bị cắt đứt và 
  4. nhưng đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy.
 Như vậy, người này sẽ đi đến thối đọa trong tương lai". 

Ví như, này Ananda, các cục than 
  1. cháy đỏ, 
  2. rực cháy,
  3. cháy lửa ngọn, 
  4. được quăng trên đất sỏi. 
Này Ananda, Thầy có biết không, đống than này không có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

Ví như, này Ananda, 
  1. vào buổi chiều, 
  2. mặt trời đang lặn, 
Thầy có thể biết được chăng, này Ananda, biết rằng: "Ánh sáng đã biến mất, bóng tối đã xuất hiện"?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

Ví như, này Ananda, 
  1. khi đêm đã qua một phần, trong thời gian ăn cơm, 
Thầy có biết chăng, này Ananda, biết rằng: "Ánh sáng đã biến mất, bóng tối đã xuất hiện"?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy, này Ananda, ở đây với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy, biết rằng: "Trong người này, các pháp thiện đã biến mất, các pháp bất thiện đã hiện khởi. Và cội gốc thiện chưa bị cắt đứt, đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. Như vậy, người này sẽ đi đến thối đọa trong tương lai". Cũng vậy, này Ananda, Như Lai biết được tâm của loài Người, với tâm của mình. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

5/ sẽ không phải bị thối đọa trong tương lai

7. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, 
  1. có những pháp thiện, 
  2. có những pháp bất thiện". 
Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, 
  1. các pháp bất thiện đã biến mất, 
  2. các pháp thiện hiện khởi; 
  3. cội gốc bất thiện chưa bị cắt đứt, 
  4. nhưng đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. 
Như vậy, người này sẽ không phải bị thối đọa trong tương lai". 

Ví như, này Ananda, đống than 
  1. cháy đỏ, 
  2. rực cháy, 
  3. cháy lửa ngọn, 
  4. quăng trên một đống cỏ khô, hay trên đống củi khô. 
Này Ananda, Thầy có biết chăng, đống than này sẽ được lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Ví như, này Ananda, 
  1. đêm đã gần mãn, 
  2. mặt trời đang mọc; 
này Ananda, Thầy có biết chăng bóng tối sắp sửa biến mất, ánh sáng sẽ hiện ra"?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Ví như, này Ananda, 
  1. trong một thời gian sau, vào giữa trưa, vào giờ ăn cơm, 
Thầy có biết chăng, này Ananda, bóng tối đã biến mất, ánh sáng đã hiện ra"?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy, này Ananda, ở đây, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, có những pháp thiện, có những pháp bất thiện". Sau một thời gian khác, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này, pháp bất thiện đã biến mất, các pháp thiện được hiện khởi; cội gốc bất thiện chưa bị cắt đứt, nhưng đi đến hoàn toàn bị nhổ lên bởi người ấy. Như vậy, người này sẽ không phải bị thối đọa trong tương lai". Cũng vậy, này Ananda, Như Lai biết được tâm của loài Người với tâm của mình. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được các căn trí của người. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.

6/ sẽ được nhập Niết-bàn

8. Ở đây, này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, 
  1. có những pháp thiện, 
  2. cũng có những pháp bất thiện". 
Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này 
  1. không có pháp bất thiện cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. 
Người này thành tựu với 
  1. những pháp thuần túy trắng, 
  2. những pháp không có lỗi lầm, 
ngay trong hiện tại, sẽ được nhập Niết-bàn". 

Ví như, này Ananda, những cục than 
  1. nguội lạnh, 
  2. đã dập tắt, 
  3. bị quăng trên đống cỏ hay trên đống củi khô. 
Này Ananda, Thầy có biết chăng, đống than này không thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

Cũng vậy, ở đây này Ananda, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người khác như sau: "Trong người này, có những pháp thiện, cũng có những pháp bất thiện". Sau một thời gian, cũng vậy, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của người ấy: "Trong người này không có pháp bất thiện cho đến nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa. Người này thành tựu với những pháp thuần túy trắng, những pháp không có lỗi lầm, ngay trong hiện tại, sẽ được nhập Niết-bàn". Như vậy, này Ananda, Như Lai biết được tâm của loài Người với tâm của mình. Cũng vậy, này Ananda, Như Lai với tâm của mình đã biết được căn trí của mình, biết được pháp sanh khởi trong tương lai.



Ở đây, này Ananda, ba hạng người trước, 
  1. một trong ba người ấy không phải bị thối đọa, 
  2. một phải bị thối đọa, 
  3. một bị rơi vào đọa xứ, địa ngục. 
Ở đây, này Ananda, trong ba hạng người sau, 
  1. một trong ba hạng người này không phải bị thối đọa, 
  2. một phải bị thối đọa, 
  3. một được nhập Niết-bàn.
Reply
Shocked 
Ghi Chú: Có 2 điểm cần chú ý:

  1. Bài kinh KTC 6.60 Hatthisariputta đã được giảng tiếp theo với Kinh KTC 6.59 Người Bán Củi (gồm Người Bán Củi, https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta`riputta, và giảng một chút ít Kinh Con Đường Đến Bờ Kia) post # 146, #149, #150 trang 10.
  2. Bài giảng hiện thời chấm dứt khoảng giữa post # 275. Từ đó cho đển 2 posts tiếp theo là các post lặp lại từ posts # 272-275.


--ooOoo--

Sư Toại Khanh giảng Kinh KTC 6.60 Hatthisariputta 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia và các Kinh Khác (1-6)


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta

KTC.6.60 Hatthisariputta
KTC 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia
Quote:Kalama xin tri ân các bạn ghi chép bài giảng: caoxuankien, phongheo.qn8001, chanvinghiem

KTC 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia

Bài kinh này nói về giáo lý duyên khởi, mà nói đến giáo lý duyên khởi thì tôi bắt buộc phải quay lại công thức mà quý vị đã học xưa giờ.

Thứ nhất do vô minh duyên hành, mới có hành duyên thức. Vô minh ở đây là gì? Vô minh là sự không biết gì về bốn đế, tức bốn sự thật.

  1. Sự thật đầu tiên là không biết mọi sự ở đời là khổ, trong bất cứ một tình huống, một môi trường, một điều kijện nào, thì mọi hiện hữu của chúng ta trên đời này đều là khổ. Dầu ở cảnh giới nào, sang hèn, giàu nghèo, trí ngu... mọi điều kiện hoàn cảnh đều là khổ mà chúng ta không biết điều đó. Chúng ta cứ hiểu chữ khổ theo nghĩa cạn là nghèo, tức là khi nào bị cái gì bất toại mới khổ, muốn không được mới khổ, khi gần người ghét mới khổ, khi xa người thương mới khổ, bệnh, chết là khổ. Hiểu như vậy thì mới hiểu một góc. Cái cuối cùng mới là sâu. Sự có mặt của năm uẩn là khổ. Người Việt Nam khi nói đến khổ đế thường nói đến sanh già đau chết, muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần, sầu bi khổ ưu não v.v. nhưng mình quên đọc câu cuối rất ngắn, nói gọn lại sự có mặt của năm uẩn là khổ. Đó là câu chốt lại của nội dung của khổ đế.
  2. Chính vì không hiểu rằng mọi hiện hữu là khổ, cho nên chúng ta không hiểu đến saự thật thứ hai là khi mọi hiện hữu là khổ thì mình thích cái gì cũng thích trong khổ.
  3. Và từ đó dẫn đến sự thật thứ ba, muốn hết khổ thì đừng có tiếp tục thích trong khổ nữa.
  4. Khi sống được trong nhận thức về ba sự thật đó thì coi như chúng ta đang có mặt trên con đường thoát khổ.
Khi chúng ta tu tập bát chánh đạo có nghĩa là chúng ta đang từng phút đang từng giờ sống trong ba nhận thức đó, nhận thức thứ nhất mọi sự là khổ, thứ hai thích cái gì cũng là thích trong khổ, muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa.Khi từng giờ từng phút sống trong ba nhận thức đó là chúng ta đang có mặt trên con đường thoát khổ tức là đạo đế. Khi không hiểu được bốn sự thật này thì gọi là vô minh trong bốn đế.

Chính từ vô minh trong bốn đế mới dẫn đến hai thái độ sống:

1. Chúng ta trốn khổ tìm vui bằng tất cả các ác nghiệp, tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, sát sanh, trộm cướp, lừa đảo, lật lọng, làm cho người khác phải rơi lệ, đổ máu v.v. chỉ vì một mục đích là trốn khổ tìm vui.

2. Cũng do vô minh trong bốn đế chúng ta trốn khổ tìm vui bằng cách tu tập các hạnh lành, bố thí, trì giới, phục vụ, sống vị tha, nghe pháp, trao dồi kiến thức, quan điểm, tín ngưỡng, quan điểm xã hội, quan điểm dân tộc, quan điểm quốc gia v.v. Chúng ta làm tất cả các điều lành để cầu quả nhân thiên.

Như vậy do vô minh trong bốn đế mới dẫn đến hai thái độ sống đó là sống ác và sống thiện. Lẽ ra một người mà hiểu được bốn đế là gì thì dĩ nhiên họ vẫn tiếp tục sống thiện, nhưng họ sống thiện không phải cầu quả nhân thiên, mà họ sống thiện chỉ vì không thể sống ác

Khimình hiểu được bốn đế mình không thể sống ác được, cho nên lý do đầu tiên một người hiểu được bốn đế
  1. không thể sống ác thì họ phải sống thiện.
  2. Lý do thứ hai, họ sống thiện để hướng đến quả giải thoát không còn thiện ác buồn vui nữa.
Như vậy ở đời có 3 nhóm:

Nhóm 1: Trốn khổ tìm vui bằng cách hại mình hại người

Nhóm 2: Trốn khổ tìm vui bằng cách làm lành lánh dữ

Nhóm 3: cũng làm lành lánh dữ nhưng không phải trốn khổ tìm vui mà không còn thiện ác buồn vui.

02/07/2019 - 01:07 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Nhóm thứ ba là cực hiếm. Chính vì có vô minh trong bốn đế mới có các nghiệp thiện ác. Từ các nghiệp thiện ác mới có các tâm đầu thai vào các cõi. Có nghĩa là khi mình làm các nghiệp ác là mình đã tạo ra một lô tâm đầu thai về các cõi khổ, súc sanh ngạ quỷ, địa ngục, A tu la. Khi làm các việc lành là chuẩn bị tâm đầu thai vào các cõi vui, ví dụ như cõi người, cõi dục thiên hay cõi Phạm thiên.

Như vâỵ
  1. nghiệp thiện ác dẫn đến tâm đầu thai về các cõi.
  2. Từ cái chuyện mình có tâm đầu thai mình mới có mặt ở các cõi.
  3. Khi mình có mặt ở các cõi thì mới có chuyện mình sở hữu các căn, có nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Bây giờ mới có vấn đề, càng lúc nó càng mở sâu và mở rộng ra.

Bây giờ trở lại kinh này. Xúc là một phần riêng biệt. Trong chú giải có nói
  1. xúc là một phần riêng biệt,
  2. xúc tập khởi là một phần riêng biệt,
  3. xúc diệt là chặng giữa cũng là một phần riêng biệt.
Vấn đề ở đây ái là sự kết nối giữa ba phần riêng biệt ấy. Trong bản tiếng Việt: Ái là người thợ dệt. Dịch như vậy hoàn toàn không sai nhưng làm cái nghĩa nó tối đi.

Mà ở đây mình phải hiểu
  1. xúc là một phần riêng biệt,
  2. xúc tập khởi là một phần riêng biệt,
  3. xúc diệt là một phần riêng biệt.
Vì sao có cách nói này?

Lẽ ra chúng ta phải biết hễ có sáu căn mắt tai mũi lưỡi... thì không thể tránh sáu xúc hết. Có con mắt thì phải có sự tiếp xúc với cái mình thấy. Có lỗ tai thì phải có cái để mình nghe. Cái để mình thấy là hình ảnh, là hình dáng là màu sắc, cái để tai nó biết đó là tiếng động hay âm thanh xa gần, dễ nghe hay khó nghe, rõ hay không rõ v.v.

Như vậy có sáu căn đương nhiên là phải có sự tiếp xúc giữa sáu căn với sáu xúc. Vị Phật cũng vậy ngài cũng có sáu căn mà cũng có sáu xúc.

Nhưng vấn đề ở ngài và mình khác nhau ở chỗ này.

Ở Ngài, cái nào ra cái đó. Có nghĩa là ở Ngài, Ngài đang đi trên đường thì Ngài biết là mình đang đi, một cái lá rớt xuống, thì Ngài biết là cái lá rớt xuống, Ngài không có đi xa hơn. 

Còn mình thì từ cái chuyện chiếc lá rớt xuống mình thích hoặc là ghét, mình nghĩ đến bao nhiêu chuyện để mình thích để mình ghét. Thich là sao? Mình thấy trong một buổi chiều vàng nắng hạ có một chiếc lá vàng rơi trong một cơn gió chiều mát mát hiu hiu, nó gợi nhớ cho mình bao nhiêu là chuyện xưa, chuyện cũ, hoặc nó làm cho mình miên man hoài vọng vào một ngày mai trùng phùng tái ngộ với ai đó. Hoặc là mình đang đắm đuối miên man trong một buổi chiều vàng thiệt đẹp. Chỉ là một chiếc lá thôi mà nó dắt mình về một phương trời xô dạt. Phải nói là rối rắm như vậy, nhưng đức Phật thì không, Ngài đi chỉ là đi thôi, Ngài thấy chỉ là thấy thôi, cái lá chỉ là cái lá thôi, Ngài không có đi xa biền biệt như mình.

Cho nên đối với Ngài, xúc là một chuyện rất là riêng.

Xúc tập khởi có nghĩa là gì?

Chữ "tập khởi" ở đây ám chỉ cho sự đam mê ở trong xúc.

Giới có nghĩa là gì?

Thật ra mình nói giới luật có thể nói tu xúc cũng được mà tu thọ cũng được:
Tu xúc là hạn chế không để cho sáu căn làm việc, nó phải đối mặt với quá nhiều cảnh trần.

  1. Thí dụ như trong luật cấm, Tỷ kheo không nên gặp gỡ những hạng người nào, không nên xuất hành ra khỏi trú xứ vào những thời điểm nào, không nên lui tới những nơi chốn nào, nơi chốn, đối tượng, thời điểm.
  2. Trong thực phẩm, Tỷ kheo cũng vậy, có những món, tỷ kheo được ăn, có những món tỷ kheo không được ăn. Vào thời điểm nào Tỷ kheo được ăn, vào thời điểm nào Tỷ kheo không được ăn. Loại thực phẩm nào Tỷ kheo được ăn, và loại thực phẩm nào Tỷ kheo không được ăn.
  3. Nhớ kỹ, nơi chốn, thời điểm, đối tượng gặp gỡ, ăn, mặc cũng vậy, loại y áo nào Tỷ kheo được phép mặc, loại y áo nào Tỷ kheo không được phép mặc.
  4. Rất là kỹ, chỗ ở, trú xứ cũng vậy. Trú xứ có chỗ Tỳ kheo nên ở, có chỗ Tỳ kheo không nên ở.
Như vậy toàn bộ giới luật nếu cần mình có thể nói gọn lại nó là một lộ trình làm việc với sáu xúc không có gì hơn hết. Có nghĩa là không để mắt của mình tiếp xúc với những cái không cần thiết, nó có thể gây phương hại cho đời sống tâm tư. Cho nên mình nói tu là tám muôn bốn ngàn pháp môn, là tam tạng, là ba bảy bồ đề phần, là bát chánh đạo, la tam học v.v. Nhưng mà nói gọn lại tu học là một lộ trình là một hành trình làm việc với sáu xúc.

02/07/2019 - 02:17 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Làm việc bằng cách nào? Cái nào để yên cái đó, thấy chỉ là thấy, đừng có suy diễn thêm nữa. Mình khổ là bởi vì mình suy diễn nhiều quá. Chỉ nghe một câu nói của ai đó mình về mình tơ tưởng, dệt mộng, thương nhớ, để mà tương tư, để hoài vọng ...Chỉ một câu nói để mình sống nhiều với tham. và có đôi khi chỉ vì một câu nói mình sống nhiều với sân. Có nghĩa là một câu nói mà người ta vô tình hay hữu ý mà tối mình về mình gặm nhấm, mình thấm thía, mình tiêu hóa một mình mình, nghĩ rằng họ nói như vậy là họ đã xúc phạm mình, họ làm tổn thương mình, họ đã coi thường mình, họ đã hạ bệ mình, v.v và v.v. Chỉ một câu nói thôi mình đi quá xa. Cho nên ở đây mới nói rằng, xúc là một cái rất riêng biệt, cái niềm đam mê trong xúc rất là riêng biệt.

Xúc diệt là gì? Xúc diệt chính là mình tu làm sao để mai mốt đừng có sáu căn. Không có sáu căn làm gì có sáu xúc.

Cho nên, xúc diệt ở đây chính là hành trình bát chánh đạo.

Sẵn đây tôi cũng nói luôn, là tùy văn cảnh, tùy cái bài kinh mà ta hiểu
  1. có chỗ xúc diệt ở đây là sự biến mất của sáu xúc,
  2. có chỗ xúc diệt ở đây chính là Niết Bàn.
Tùy chỗ mà hiểu. Nhưng mà cái gì đã nối kết tất cả các thứ này lại? Cái gì là sự nối kết mấy cái này? Có nghĩa là chính vì chúng ta không có hiểu được mỗi thứ là riêng biệt mà chúng ta gom chung lại, chúng ta gắn lên đó một cái mark, một cái nhãn, đây là ông A, đây là bà B. Thay vì mình hiểu cá nhân nào, nam phụ lão ấu, đẹp xấu giàu nghèo, tất thảy đều là những phần riêng biệt cộng ghép nhau mà ra. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng và không hề có một đống phụ tùng nào trong một chiếc xe. Có nghĩa là sao? Khi đã gọi là xe thì tất cả món phụ tùng đã được ráp lại hoàn chỉnh. Lúc đó, không được gọi là đống phụ tùng mà phải gọi nó là chiếc xe. Nhưng khi mình tháo rời nó ra từng phần thì chiếc xe biến mất, lúc đó chỉ còn đống phụ tùng. Ở đây cũng vậy, ở đây lẽ ra mình cũng hiểu từng phần, nhãn xúc, nhĩ xúc từng phần riêng biệt, còn mình thì gom chung nó lại thành một đống, mình gọi nó là ông A, bà B, là tôi, là ta, là chúng tôi, là chúng ta. Ai mà đụng đến khối này tức là họ đã xúc phạm, họ đã làm tổn thương mình, lớn chuyện là ở chỗ đó. Và cái gì dẫn đến nhận thức đó? Chính là do Vô Minh trong Bốn Đế, từ vô minh trong bốn đế cho nên mới dẫn đến tà kiến, dẫn đến tham ái, tà kiến là thấy sai, tham ái là sự chấp chặt, đam mê, đắm đuối, mà hễ mà có đam mê đắm đuối thì đương nhiên phải có bất mãn. Bất mãn chính là tâm sân, bất mãn là một tên gọi khác của khổ. Chính vì Vô Minh trong Bốn Đế cho nên chúng ta mới hiểu lầm này nọ, và chính vì có hiểu lầm nên mới có ghét thương, mới có đam mê và bất mãn. Trong khi mình phải hiểu rằng mọi thứ nó là một phần riêng biệt. Ai? Cái gì đã gắn kết mọi thứ? Đó chính là Ái. Nói vắn tắt, ở đâu có Ái ở đó có Vô Minh, ở đâu có Ái ở đó phải đương nhiên còn khả năng sanh tử. Cho nên sự kết nối ở đây có 2 nghĩa:

1. là kết nối giữa sáu căn vốn dĩ không tội lỗi với sáu trần vốn dĩ không tội lỗi, nhưng chính vì cái Ái nó gắn kết hai cái này lại nó trở thành ra tội lỗi. Thích một cái gì đó là một tội lỗi, bất mãn trong một cái gì đó cũng là một tội lỗi. Mặc dù nói theo ngôn ngữ thế gian thường tình, tội lỗi ngoài đời nó khác, tội lỗi là cái gì đó mà xã hội lên án, đạo đức lên án, pháp luật lên án, dư luận, quan điểm của quần chúng, thiên hạ lên án, cái đó mới gọi là tội lỗi. Nhưng riêng trong Phật pháp, cái gì mà nó do phiền não thúc đẩy, cái gì mà có thể tạo ra quả xấu ở đời sau thì cái đó được gọi là tội lỗi gọi là Bawa kamma, Akusala kamma. Ở trong đạo Phật rốt ráo như vậy đó. Theo như trong kinh Phật một ruộng muối cũng là muối, một lu muối cũng là muối, một muỗng muối cũng là muối, một hạt muối cũng là muối. Đó là Phật pháp, còn cái kiểu ngoài đời họ nói chữ tội lỗi phải là một tô muối, một thùng muối, một lu muối, một ruộng muối mới là muối, còn một muỗng muối, một hạt muối thì họ không kể. Nhưng đừng có coi thường một muỗng muối, có vị nào coi thường, các vị hãy tưởng tượng, trong một ly nước lọc, người ta bỏ vô một muỗng muối, đối vơi mình một muỗng muối nó nhiều hay ít? khó nói lắm. Ly nước lọc mà bỏ một muỗng muối vô thì hình như hơi nhiều, còn một hạt muối nhiều hay ít? Tôi nghĩ cũng tùy chỗ, có nhiều chỗ cũng lớn lắm không phải nhỏ. Thí dụ các vị đang ngủ, mà tôi bỏ một miếng muối hột trong miệng các vị, thì một miếng muối hột là hơi nhiều. Hoặc trong con mắt của mình, mình chỉ dính một xíu muối bột thôi là mình thấy 12 ông trời. Cho nên muối muôn thuở đều là muối, dù ít cách mấy, dù nhiều cách mấy cũng là muối. Tội lỗi dầu ít hay dầu nhiều cũng là tội lỗi. Nhớ rõ điều đó. Từ nay về sau mình khỏi hoang mang thắc mắc, mình không biết mình đi chùa mà tôi bực mình như vậy có tội hay không? Khỏi cần thắc mắc chỉ cần nhớ: "Một muỗng muối để cạnh một lu đường thì muỗng muối ấy vẫn cứ là muỗng muối, một muỗng đường nằm cạnh một lu muối thì muỗng đường ấy vẫn cứ là muỗng đường." Đây là công thức rất là khoa học.

Cho nên chính vì
  1. không có trí tuệ nhận thức hiểu biết trong Bốn Đế, 
  2. không biết được mọi sự đều là khổ, 
  3. không biết thích cái gì cũng là thích trong khổ,
  4. nên người ta mới tiếp tục đầu tư trong khổ. 
Chẳng qua là người ta trốn cái khổ này đi tìm một lối thoát bằng cách là đến với một cái khổ khác mà thôi.

Điều này nếu không học Phật pháp thì ta không có biết. Cho nên
  1. xúc là một phần riêng biệt,
  2. và cái niềm đam mê trong ấy cũng là một phần riêng biệt.
Mà sao có niềm đam mê ấy chính là vì có tham ái kết nối mọi thứ với nhau.

03/07/2019 - 03:16 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cho nên trong kinh mới có cái giai thoại. Ngày kia có hai vị Tỳ kheo ngồi nói chuyện với nhau, một vị thì nói rằng tội lỗi trầm luân là do mắt tai mũi lưỡi mà ra, do sáu căn mà ra. Một vị thì nói tội khổ trầm luân là do sáu trần sắc thanh hương vị... mà ra, hai vị đó đều là phàm tăng. Có một vị cư sĩ thánh nhân đắc quả Thánh tình cờ nghe được vị đó mới xin góp ý: "Thưa ngài, mắt tai mũi lưỡi không có tội, sắc thanh khí vị xúc, những gì ta nghe thấy nếm ngửi đụng cũng không có tội. Cái tội ở chỗ chính là chúng ta khi mắt thấy tai nghe mà ta đem lòng đam mê, tội khổ trầm luân. Giống như con bò trắng rất là riêng biệt, con bò đen rất là riêng biệt. Sở dĩ hai con bò này dính chùm với nhau là vì nó bị kết nối bằng một sợi dây thưa hai vị". Câu chuyện này na ná bên Thiền Tông Bắc truyền có câu chuyện ngày kia Tổ Huệ Năng trong thuở cơ hàn vô danh, nghe hai vị tăng nói chuyện với nhau một vị nói lá cờ lá phướng phất phơ, vị kia nói do gió thổi phất phơ. Ngài Huệ Năng nói không phải phướng động hay gió động mà tâm các vị động. Các vị thấy nó động là nó động.

Thì ở đây mình thấy bài kinh này, xuống phía dưới cũng vậy, ở trên nói về xúc ở dưới nói về ba thời quá khứ hiện tại vị lai. Quá khứ đã đi qua hãy để nói trôi vào dĩ vãng, tương lai nó chưa đến hãy để tương lai ngủ yên, đừng quấy động tương lai. Hãy sống hết mình với hiện tại, nghĩa là sống chánh niệm. 

Tôinói thiệt với bà con, khi bà con là một hành giả rốt ráo, bà con sẽ thấy chúng ta không có nhiều thời giờ để tưởng tiếc quá khứ, chúng ta không dư thời gian để hoài vọng tương lai.

Chúng ta chỉ làm việc với hiện tại đã bở hơi tai rồi quý vị. Chúng ta chỉ
  1. ghi nhận hơi thở vào ra,
  2. ghi nhận cảm giác buồn vui, dễ chịu khó chịu,
  3. ghi nhận tâm thiện, tâm ác,
  4. ghi nhận mình đang muốn gì, mình đang bực mình với cái gì, mình đang đi đứng nằm ngồi, mình đang ăn uống nhai nuốt tắm rửa, co tay duỗi tay, mình đang mặc áo, mặc quần, tắm rửa, tiểu tiện,
chỉ sống chánh niệm là mình đã hết thời gian rồi.

Mình không có nhiều thời gian để tưởng tiếc quá khứ hay hoài vọng tương lai đâu quý vị.

Nhưng chính vì kẻ phàm phu không có tu tập không có học hỏi giáo pháp, không có hiểu được cái đó, cho nên chúng ta làm mất cái hiện tại, bằng cách là đợi nó thành quá khứ mới quan tâm, hoặc là quan tâm quá sớm khi nó chưa đến. Cứ nghĩ nhiều về tương lai và tiếc nuối quá khứ. Một đời chúng ta là một đời lầm lỡ, một đời lỡ làng, một đời dở dang. 

Cáihiện tại để nó trôi đi, qua rồi thì tưởng tiếc, mà chuyện này xảy ra nhiều lắm quý vị. Khi chúng ta có nhau, chúng ta coi thường nhau, chà đạp nhau, xúc xiểm, báng bổ, chúng ta là tổn thương nhau, xúc phạm nhau. Khi mất nhau rồi chúng ta mới tiếc thương nhau, thì khi đó hình như đã muộn. 

Có bao nhiêu người con biết quý mẹ, biết quý cha, biết quý ông bà, khi mà các bậc trưởng thượng ấy còn sống. Đợi họ khuất núi rồi mới bắt đầu thấy tiếc. Tại sao bữa đó không chịu khó đi chuyến tàu trể hơn về để gặp, tại sao buổi đó sợ trời tối, tại sao hôm đó sợ tuyết rơi, tại sao hôm đó giận chi câu nói của mẹ, tại sao buồn phiền chi lời nói của cha mà không về, để rồi bây giờ họ đã về đất. Bây giờ có ra mộ nằm đó mà khóc ba ngày đêm thì có được gì đâu. Tại sao ngày xưa ngoại còn mình không thương ngoại, tại sao ngày xưa chị còn, anh còn, em gái mình còn mình không thương, để bây giờ mình đã mất họ, tại sao ngày xưa mình nói chi câu nói đó, tại sao ngày xưa mình nghĩ bậy về nhau như vậy. Tại sao ngày xưa mình có hành động kỳ cục như vậy. Chúng ta toàn là sống như vậy không thưa quý vị.

Đa phần chúng ta dành phần lớn thời gian cho chuyện cũ, tiếp theo chúng ta dành thời gian cho trù hoặc toan tính cho tương lai.

Không có ai mà sống hết mình cho hiện tại. Trong khi đó chúng ta biết rằng thời gian để mình sống chỉ là những gì đang diễn ra trước mắt, và khoảng thời gian ấy chỉ là từng tích tắc, tích tắc. Các vị nhớ cái này mới thấy run, ở đây trong đây phân tích rất là rõ, tương lai là cái gì đó rất riêng, hiện tại là cái gì đó rất riêng và quá khứ là cái gì đó rất riêng. Những gì ta thấy rất là riêng...

Lạc khổ cũng vậy, lạc là cái gì đó dễ chịu và khổ là cái gì đó khó chịu. Do quả lành đời trước bây giờ ta được hỷ lạc, do quả khổ đời trước bây giờ ta bị khổ ưu.

  1. Cái dễ chịu chỉ là dễ chịu đừng đi xa hơn nữa,
  2. cái khó chịu chỉ là cái khó chịu đừng đi xa hơn nữa.
Đừng tiếp tục tạo nghiệp mới trên cái quả cũ. Câu này đáng để xăm lên người. Đừng tạo nhân mới qua quả cũ nữa, dầu quả này là quả lành hay quả ác.

Bởi vì sao? Vì có ba cái ngu của chúng sanh không có tu tập:
  1. thích làm ác hơn làm thiện,
  2. thích hưởng quả thiện và sợ quả ác.
  3. đón nhận quả thiện bằng tâm tham và đón nhận quả ác bằng tâm sân.
Bậc Thánh thì không vậy, không có cái vụ thích quả thiện và sợ quả ác.

Phàm phu làm thì thích làm ác không thích làm thiện, tạo nhân thì thích nhân ác hơn là nhân thiện mà lúc hưởng quả thì khoái hưởng cái quả thiện hơn là quả ác. Cái này thì đương nhiên rồi. Cái ngu thứ ba là chúng ta đón nhận quả thiện bằng tâm tham và đón nhận quả ác bằng tâm sân. Tức là ngu triple, ba lần ngu. 

Cho nên ở đây Ngài nói rất là rõ:
  1. Lạc hãy để nó là lạc, nó là một phần rất riêng.
  2. Khổ hãy để nó là khổ, nó là một cái rất là riêng.
  3. Đừng nên dệt nó thành một cái gì đó hay ho là nó lớn chuyện lắm.
Mình may mắn mình sinh ra mình đẹp, hãy để đẹp dừng ở đó, đừng dùng nhan sắc làm các tội ác. Cho nên mình giàu có, thông minh, khỏe mạnh. Ok giàu thì giàu, hãy dùng cái giàu để tiếp tục làm việc thiện mới, chứ không phải dùng cái giàu đó để hưởng thụ để tiếp tục đam mê, chìm đắm, gục mặt cúi đầu trong đó để rồi tiếp tục vay thêm nợ mới cho đời sau.

Cho nên ở đây nói rất rõ, quá khứ là cái đã qua, bỏ nó đi để tập trung vào hiện tại, tương lai là cái chưa đến quên nó đi để tập trung vào cái hiện tại.

Nhiều người hiểu lầm cái này lắm. Tưởng đâu Phật là người chủ trương tu hành phủ nhận quá khứ không phải. Chúng ta quên quá khứ ở đây phải hiểu như thế này,
  1. đừng nghĩ về quá khứ một cách không cần thiết, nghĩ về quá khứ để mà tham để mà giận thì không nên, nghĩ về quá khứ để mà đau khổ thì không nên.
  2. Khi cần thiết chúng ta nhắc đến quá khứ vì đó là kinh nghiệm quan trọng, vì đó là một bài học quan trọng thì nên nhắc về quá khứ.
Còn nếu nhắc về quá khứ để mà phiền não, để mà giận để mà sợ để mà ghen tuông, tị hiềm thì không nên.

Tương lai cũng vậy, chúng ta tu Phật không phải là phủ nhận tương lai. Nhưng mà chúng ta không nên nghĩ về tương lai bằng cái kiểu hoài vọng, u mê, mù quáng của người không biết đạo. Đầu tư cho một cái mù mờ không thấy rõ thì cái đó không có nên, nhưng mà nếu chúng ta có những trù hoạch, những kế sách thông minh cho tương lai một cách cần thiết, đặc biệt ở đây tôi đang nói đến đạo giải thoát chứ tôi không nói đến chuyện làm ăn ngoài đời. Mặc dầu ở ngoài đời cũng vậy, chúng ta chỉ nghĩ hoài vọng về tương lai một cách cần thiết, chứ không thể nào một tay cầm một cập vé số mà cứ nhìn cái villa, một ngày nào đó mình có chiếc xe hơi đắt tiền, mình có một cái resort riêng tư thì cái đó thì hơi đi quá xa. Cho nên hãy nhớ ở đây bài kinh này rất sâu, đây dạy rõ rằng: sáu căn là sáu căn, sáu xúc là sáu xúc, sáu trần là sáu trần, đừng kết nối nó lại bằng niềm đam mê trong đó, chỉ là gieo khổ mà thôi.

Tôi nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, đạo không phải là bôi tro trét trấu cuộc đời, đức Phật không nói xấu cuộc đời, ngài không có bi quan hóa cuộc đời, ngài không nói cuộc đời này là máu lệ, ngài chỉ nói rằng mọi thứ không bền. 

Chúng ta có đầu tư bao nhiêu thứ, chúng ta có giàu có, thông minh, có nhan sắc... thì rồi
  1. ngày sau chúng ta vẫn phải sống bằng tâm trạng của người lờ đờ tám mươi, một trăm tuổi, đó là chuyện trước mắt. Chưa kể chúng ta cứ đam mê trong đó, 
  2. một khi tắt thở rồi chúng ta về đâu chỉ có trời mới biết. Để làm con giun con dế.
Dân xứ lạnh họ không biết nhiều về cõi trầm luân bằng dân xứ nóng. Bên Thụy Sỹ bây giờ kêu tôi kiếm được con trùn để mà bốc hai ba con làm mẫu rất là khó. Lạnh quá mà, lạnh mà nó sạch hết. Khi về Châu Á, cầm cái xuổng, cái bay xúc xuống đất là có biết bao nhiêu con. Ồ thì ra cõi trầm luân nó rùng rợn như thế này.

08/07/2019 - 02:56 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh giảng KTC 6.60 Hatthisariputta 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia và các Kinh Khác (2-6)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/2019%20Youtube/20190527.KTC.6.60%20Hatthisariputta

8/07/2019 - 02:56 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Bên Thụy Sĩ làm gì mà có chuyện nhìn xuống cống mà thấy lúc nha lúc nhúc, mà bên châu Á đặc biệt Sài Gòn, ba cái thứ như con ruồi, con nhặng, lăng quăng, trùng chỉ nó dày đặc ở dưới, còn trên khô trên cạn thì chọt cái cái bay, cái thuỗng xuống đất moi lên là đủ thứ con, một đống lá mục, một đống phân là biết bao nhiêu con lúc nhúc loi nhoi ở dưới. Mình nhìn nó thôi mình mới thấy sợ. Tui nhắc lại: đam mê mà không tạo công đức thì chỉ có thể về những cảnh giới thấp kém tương ứng với niềm đam mê ấy. Có đam mê và có u hành thì đời sau sinh ra được về các cõi nhân thiên tương ứng . 

Tui nói không biết bao nhiêu lần. Thích ăn ngon mà có tu hành sẽ sinh làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon mà không có tu hành sẽ làm các loài ăn tạp. Không biết trong room có hiểu cái này không. Làm cái loài sống trong đống rác đống phân cái gì hôi là nó đều đậu lên hết. Cái gì hôi hôi, cái gì ẩm ẩm, cái gì tanh tanh, cái gì nhớt nhớt, cái gì dơ dơ là nó đều đậu lên hết, sống chui rúc ở trong đó. Có nghĩa là nó cũng thích thú đam mê nó ăn trong cái mùi vị đó chứ, nhưng vì nó không có tu cho nên nó làm cái loài như vậy đó.

08/07/2019 - 03:03 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Con người có tu hành, nếu có cái tập khí thích ăn ngon thì nó đưa họ về các cõi nhân thiên làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon thích mặc đẹp, thích trang điểm thích vẻ bề ngoài mà có từ hành thì sẽ sanh làm người có nhan sắc có quần là áo lụa. Còn người thích đẹp thích chưng diện mà không tu hành thì làm các loài sặc sở diêm dúa loè loặc như vậy thôi. Cho nên bài kinh này (KTC 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia) dạy cho mình nhớ cái nào để y cái đó đừng có kết nối nó với nhau bằng cái niềm đam mê đắm đuối trong đó chỉ là chuốc khổ mà thôi nhé. Cái chữ cực đoan phải hiểu nó là một phần riêng biệt, và cái người dệt vải ở đây là sự kết nối. Bài kinh này rất sáng.

08/07/2019 - 04:42 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Mỗi thứ phải hiểu nó từng phần riêng biệt thì chúng ta không thấy lớn chuyện mà khi chúng ta nghĩ nó một khối, một đống, một tổng hợp thì lúc đó nó mới ra chuyện. Tôi nói hôm qua đó có hai cách để giải quyết vấn đề:
  1. một là bạch hoá vấn đề, là soi rọi không để lại góc khuất;
  2. hai là chia nhỏ nó ra, vì mình không chia nhỏ nó ra thì rất lớn chuyện.
Bởi vì ông ấy ác ý với mình, ổng ghét mình lâu lắm rồi, đây là cơ hội để ổng phang vào mặt mình , ổng phun vào mặt mình cái câu nói xúc phạm tổn thương như vậy,  đó là mình không chịu chẻ nhỏ nó ra như thế này. Ai không có lúc lỡ lời. Cái thứ hai con người mà có lúc làm con có lúc làm người mà phần con thường nhiều hơn phần người nhé. Mặc dù được gọi chung là con người nhưng phần người thường ít hơn phần con. Khi nào phần con làm chủ thì nói bậy, khi nào phần người làm chủ thì ảnh nói đàng hoàng, vậy thôi. Mình chia nhỏ vấn đề đó ra nhé. Nó bớt điên đi, chưa kể mình nói theo A Tỳ Đàm rốt ráo thì trong từng phút trôi qua  thân và tâm chúng ta luôn luôn biến diễn trôi chảy không ngừng từ tình trạng này sang tình trạng khác, chúng ta luôn luôn trở thành một cái mới nhé. Cho nên cái chữ puttha trong kinh có nghĩa rất hay. Putta có nghĩa là trở thành, chúng ta luôn luôn trở thành một cái gì đó. Rồi cái ái có nghĩa là  thisari (k biết đúng không) là người dệt vải. Chính từng cọng chỉ rời nhau nhưng được gọi là một tấm vải là bởi vì từng cọng chỉ ấy được gom lại, được kết lại được nối lại, được đan lại, được khâu lại, được gắn lại với nhau thành ra cái mà ta gọi là tấm vải. Ở đây cũng vậy, ở đời mỗi sự đều rời rạc, chúng do các duyên mà có, có rồi phải mất. Nhưng sở dĩ chúng ta có thích có ghét có thấy cái này quan trọng, cái kia nó lớn chuyện là bởi vì chính vì chúng ta đã đem cái nhìn phiền não của mình mà kết nó lại với nhau, chúng ta đem cái ngộ nhận của mình mà kết nó lại với nhau. Cho nên chúng trở thành quan trọng, chúng trở thành lớn chuyện. Và cái anh dẫn đầu trong sự kết nối ấy chính là tham ái. Ở đâu có có ghét có bất mãn ở đó có đau khổ. Như vậy, từ đó suy ra tham ái chính là cội nguồn đau khổ.

08/07/2019 - 07:51 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tôi nói không biết bao nhiêu lần mà bữa nay ôn lại trước khi qua bài kinh mới. Tại sao nói tham ái là gốc của khổ. Có tới 1001 cái định nghĩa.

Do tham ái tức là do có thích nó mới dẫn đến một loạt cái khổ sau đây:

1. Do có thích nên mới đầu thai các cõi, do có thích nên có tạo các nghiệp thiện ác, từ đó đi về các cõi tương ứng. Đó là nghĩa 1: tham ái tạo ra tái sinh.

2. Chính do tham ái nó mới dẫn tới chuyện muốn mà không được. Bởi vì các vị tưởng tượng trong đời có bao nhiêu thứ các vị thích vậy, có rất nhiều, ít nhất là một triệu mà cái mình được thì được bao nhiêu trong 1 triệu ấy. Bao nhiêu trong 1 triệu tự quý vị hiểu nhé. Tui ghét nhất là mấy người mở miệng ra như thánh. 


Kỳ rồi tui giảng ở (..........k rõ) có cái bà nớ bã nói: "Con không thích cái gì hết sư ơi." Không thích cái gì hết thì một là bã xạo bậc thầy, 2 là bã ngu bậc thầy bã không có thấy ra được. Thích chớ, mình thích tùm lum hết, ngay cả tu sĩ, các vị hỏi vị đó muốn sở hữu cái này, muốn sở hữu cái kia không. Giới luật đôi khi không cho phép sở hữu này nọ, quan điểm xã hội và cái nhìn của Phật tử đúng là không đồng ý cho vị sa môn sở hữu cái đó. Nhưng bấy giờ hỏi thiệt, đóng cửa lại hỏi nhỏ ổng, coi ổng có khoái cái đó không. Nếu mà gan thì ổng thích chứ. May mà tu sĩ đó. Như vậy, trong đời này chúng ta biết đó vì tham ái nên chúng ta mới thích tùm lum. Trong bao nhiêu cái thích ấy chúng ta được bao nhiêu cái bất toại, chúng ta có bao nhiêu cái như ý. Chúng ta nghĩ kỹ lại đi.

Cho nên ái ở đâu là khổ ở đó
  1. Thích là phải đi tìm, cái hành trình tìm kiếm là một hành trình khổ đau;
  2. tìm được rồi phải bảo quản gìn giữ nó lại là một h
  3. ành trình gian khổ;
  4. bảo quản gìn giữ không được lại là một hành trình gian khổ;
  5. giữ được rồi nhưng mà mình lại không còn thích nó nữa lại là một hành trình gian khổ nữa.
Tin tui đi, mấy cái đó là rờ đâu khổ đó.
  1. Muốn không được là khổ,
  2. muốn mà phải kiếm tìm là khổ, 
  3. kiếm tìm không được là khổ,
  4. tìm được rồi phải giữ là khổ,
  5. giữ được rồi mà không còn muốn nó nữa cũng là khổ.
Yes! Có trường hợp nọ: có được rồi vô ra nhìn nó ớn quá, là cái nhà mình không muốn ở nữa, cái xe mình không muốn nữa, cái người mà mình không muốn sống cùng nữa. Đôi giày đôi dép mình lỡ mua thì đem liệng được nhưng có nhiều thứ trên đời này mình chán nó rồi mà không biết làm sao giải quyết nó. Nhiều khi vác cái bản mặt của mình.  Mình soi gương mình thấy trời ơi sao mà xấu dữ thần vậy. Bây giờ làm sao đây lấy dao mà gọt nó à?  Cho nên, chúng ta cứ tưởng tượng cái cõi này hễ ái ở đâu là khổ ở đó.

Cái cuối cùng là, nó nhiều lắm tui chỉ làm gọn lại thôi.

Tại sao thích là gốc của khổ?

Là bởi vì cứ một cái thích thì nó sẽ tạo ra vài ba cái ghét đối lập. Không biết trong room có hiểu cái này không ta.

Cứ một cái thích là nó luôn luôn đính kèm theo vài ba cái ghét. Tôi ví dụ: tôi thích êm ấm đây thì tôi sẽ ghét bất cứ cái gì không được êm ấm: chỗ ngồi, chỗ nằm, chiếc xe, chiếc tàu, bất cứ chỗ nào của tôi mà nó không được êm không được ấm như tôi muốn thì nó trở thành cái nguồn khổ cho tôi thôi. Mà chính là do tôi thích êm ấm. Tôi thích mát mẻ tôi không thích nực nội, tôi thích rộng rãi thông thoáng cho nên tôi không thích chật chội tù túng. Tôi thích ấm áp nên tôi không thích lạnh lẽo. Tôi thích cao ráo nên tôi không thích thấp lùn. Đại khái như vậy, tôi có thích cái gì đó thì đương nhiên tôi sẽ có cái ghét đối lập. Cái ghét không phải 1 đâu nghe. Tôi thích một cái gì đó thì tôi có 10 cái ghét đối ngược. Tin tôi đi. 10, 15, 20, 25, 30, 45. Nhớ vậy đó. Cho nên hễ ái ở đâu là khổ ở đó. Phải xé nhỏ nó ra banh chành như vậy thì mình mới hiểu, ồ thì ra ái là gốc của khổ. Trong kinh gọi ái là người dệt vải. Ảnh về ảnh kết hết lại, kết cái này kết cái kia kết gom hết lại, dựng lên một cái tượng đài để mình thấy trong đó có tôi, có chúng tôi; có ta, có chúng ta; nó, chúng nó. Từ chỗ có bỉ thử mới bắt đầu có phe phái có biên giới: biên giới về địa dư lãnh thổ, biên giới dân tộc, biên giới về chủng tộc giống nòi, biên giới về văn hoá, về tôn giáo, về chính trị, về xã hội, vê tư tưởng. Và từ khi chúng ta nghe từ biên giới, các vị biết rồi biên giới đồng nghĩa với ngăn cách, mà ngăn cách là bắt đầu tương tranh. Nhẹ thì mâu thuẩn, nặng là chiến tranh là máu lửa là can qua, là binh biến nhé. Đấy, mọi sự từ đó mà ra, học cái kinh này là( nghe k rỏ.....) Hiểu sâu nó run gớm.

08/07/2019 - 01:29 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tiếp theo là kinh 62. Kinh cảm hứng.

Có một vị tỳ kheo kia đến hỏi ngài A nan có phải Thế Tôn dốc lòng trù rủa Đề bà đạt đa không. Trù rửa là sao? Trù rủa là con người ta đang ngon lành vậy Ngài nói con người ta đoạ địa ngục. Chữ dốc lòng này là (pali: xốc ba xa chê) là ác ý trù rủa. Ngài A nan thưa lại với đức Phật câu chuyện đó. Đức Phật có câu trả lời, Ngài trả lời ngài A nan. Này A nan! Tỳ kheo mà nói với ngươi đó là người mới tu hay tu lâu mà không có trí tuệ. Có nghĩa là một người như ta làm sao có thể trù rủa người khác nói chi là dốc lòng để mà trù rủa người khác. Này A nan, trước đây khi mà ta tuyên bố rằng Đề bà đạt đa sẽ bị đoạ là ta đã có cơ sở, có căn cứ. Ta thấy ở con người đó không còn có thể  cứu vãn được nên ta mới nói như vậy. Và ta nói như vậy không phải vì để trù rủa ai hết. Ngài vì lòng đại bi trong nhiều kiếp quá khứ chỉ vì cứu mạng Đề bà đạt đa mà dầu lúc đó Đề bà đạt đa đang là kẻ thù của ngài đó, kẻ thù đoạt mạng chứ không phải kẻ thù nhẹ nhẹ đâu, mà rất nhiều kiếp Đề bà đạt đa là kẻ thù đoạt mạng mà ngài còn hy sinh mạng sống để cứu Đề bà đạt đa nói gì là kiếp cuối cùng này ngài là vị Phật quý vị. Tui nói điều này trong room này nhiều vị không có tin, nghĩ trên đời này làm gì còn người tốt như vậy. Xin thưa có như vậy. Tui tin. Tại sao tui tin. Bởi vì qua sử mình thấy có thánh Gandhi, có bà Teresa, đọc kỷ lại thánh Gandhi, đọc kỷ lại ngài Huyền Trang mình mới thấy. Và nếu mình đọc con người mà mình không tin thì mình đọc cái khác vô tri mình tin. Tại sao có kim cương. Nó phải trải qua thờ gian bao lâu đó có thể là hàng triệu năm, trong một nhiệt độ như thế nào đó, trong một tầng áp suất như thế nào đó mới thành viên kim cương thì con người cái nhân cách cũng vậy. Cái nhân cách của con người đó cũng là một quá trình trui rèn đào luyện, quá trình trui rèn thôi, thì ai cũng có khả năng trui rèn để trở thành kim cương cẩm thạch, còn không có khả năng trui rèn thì thành thứ tào lao. Hôm trước đi Miến Điện chúng tôi có đến thăm fossil.... Fossil là hoá thạch, chúng ta có dịp sẽ thấy rất là nhiều những thứ bộ hoá thạch cực kỳ đẹp, phải nói cực đẹp, đẹp lắm. Nhìn thấy từng cái thớ gỗ, cái vân gỗ rõ ràng sắc nét, không nghi ngờ gì hết, không sai chạy được. Nhưng nó nặng như đá nó cứng như đá và đương nhiên bấy giờ nó là đá. Nhưng nó phải trải qua một thời gian như thế nào đó, điều kiện như thế nào đó nó mới trở thành cái vật thể phi thường như vậy, đặc biệt như vậy, quý hiếm như vậy, đáng ao ước như vậy. Thì cái nhân cách của một vị Phật cũng vậy thôi.

Trong kinh nói, tại sao lâu lâu mới có một vị Phật ra đời. Bởi vì tìm cái kẻ biết thương người đã là hiếm. Khoan, tìm cái kẻ mà biết tri ơn đối với người đã tốt với mình rất hiếm. Quý vị mở trong kinh ra xem có đúng vậy không. Cái người mà có khả năng tri ơn  là đã hiếm nói chi đến cái kẻ có khả năng thương một người dưng càng hiếm hơn. Chưa hết, thương một người dưng nó chưa hiếm bằng thương cái kẻ mà mình không ưa. Nhưng thương được cái kẻ mình không ưa nó dễ hơn là thương luôn cái kẻ không ưa mình. Không biết trong room có phân biệt được mấy cái tui nói không ta.

Cái hạng thứ 2 là thương được người dưng không ân oán gì với mình hết, cái này hiếm hơn. Rồi cái thứ 3 thương được kẻ mình không thích. Nhưng cái kẻ thứ 4 mới mệt thương được kẻ không thích mình. Kẻ mình không thích nó nhẹ hơn kẻ không thích mình. Không biết trong rom có hiểu cái này không. Hai cái này nó khác nhau nhiều lắm.  Cái kẻ mà mình không thích nó nhẹ hơn kẻ không thích mình. Vậy mà ngài gặp ai ngài cũng thương hết. Trước hết ngài là người tri ơn là người biết ơn. Bồ tát có một đặc điểm tri ơn, đặc điểm của bậc hiền trí nói chung là tánh tri ơn. Ngài thương được người mang ơn đã đành, thứ hai ngài thương được người không ơn không oán gì hết. Bước 3 là ngài thương được những người ngài không thích, làm sao ngài còn là phàm phu mà có lúc ngài không thích chứ. Phàm mà có lúc phải có cái đó. Bước 4 là ngài thương được k không thích ngài, không thích mà chưa có mưc độ rõ ràng. Còn bước 5 này là ngài thương kẻ không thích đến mức mà nó muốn giết mình. Từ vô lượng kiếp như vậy, ngài tu được cái hạnh đó.

1. Thương kẻ có ơn với mình
2. Thương người không ơn không oán với mình.
3. Thương kẻ mình không thích
4. Thương kẻ không thích mình
5.Thương kẻ không thích mà muốn giết mình.

Năm cái này mà làm được trong vòng vô số kiếp, vô lượng kiếp thì mới có thể thành Phật được. Ghê gớm vậy, khó lắm.  Chỉ riêng cái lòng tri ơn thôi đã không có rồi. Tri ơn thôi đó mà mình đã không có, quý vị đừng có nói với tôi rằng quý vị có cái lòng tri ơn. Tui không tin. Bởi vì mình có thể có đó  nhưng mà lòng tri ơn của mình nó dễ phôi phai nhạt nhoà. Nó dễ bị thử thách lắm.

Ví dụ như tui nói nhiều lần rồi. Mỗi ngày tui cho quý vị 1.000 đô là và tui tới tui hầu hạ quý vị như là bà má ruột của tui.  Quét nhà, nấu ăn, chăm sóc từ cái ly trà cái đĩa trái cây tráng miệng. Trước khi quý vị ngủ tôi quạt, tôi ngâm chân bằng nước nóng, tui kỳ cọ từng ngón chân, rồi tui để khăn tắm trên đùi tôi, tôi nâng chân quý vị lên tui lau khô, rồi tui để quý vị vào giường, ở xứ nhiệt đới có muỗi thì tôi bỏ mùng giăng màn, quạt hâù ấm lạnh, mở quạt máy, chỉnh máy lạnh,  mở cửa sổ, khép nhẹ cửa. Hoặc tui nằm dưới chân giường chờ đêm hôm quý vị  có kêu gì hay không và mỗi ngày tôi đưa cho quý vị 1.000 đô la. Tui hầu như bà cố nội của tôi nhé. Và tôi làm như vậy suốt 10 năm trời, quý vị biết đâu có phải dễ.

09/07/2019 - 11:18 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

10 năm trời tui hầu hạ quý vị như vậy đó, bất cứ ai trong room này cũng vậy. Tui hầu hạ quý vị như bà nội của tui. Mỗi ngày tui dúi vào tay quý vị 1.000 đô la tiền tươi nghe.

Đến năm thứ 11 tự nhiên tui không có như vậy nữa. Tui chuyển sang tui làm như vậy với người khác, tui làm y chang vậy đó. Tui cũng quạt hồng ấm lạnh, hầu hạ y chang vậy đó.

Quý vị nghĩ quý vị có chịu nổi không. Các vị có chịu nổi không? Trước hết là quý vị buồn tủi giận hờn ghen tỵ, nhưng mà cái rốt ráo là gì, là không chịu nổi cái mặt của tui nữa, các vị chỉ muốn tui chết đi thôi. Còn cái chuyện 10 năm qua thì vứt đi không cần tìm hiểu lý do, không suy tư đắn đo. Cứ việc nghĩ rằng bây giờ tui đã có người khác, như vậy là chết đời của tui, tiêu đời của tôi. 

Trong khi đó các bậc hiền trí , bậc bồ tát thì không, một chén cơm cho ngài suốt đời ngài cũng không quên. Đừng nói 10 năm hầu hạ kiểu đó nhé. Còn phàm phu mình thì nó dễ ẹc, nó dễ quên nhé.

Bản thân tôi nè. Biết bao nhiêu người cũng giúp tui đó mà tui dễ kiếm cớ để quên họ lắm. Mà bản thân tui đâu phải là cái thứ mà đâm trâu thuốc chó, cùng hung cực ác mà tự nhiên nó vậy, nó dễ quá. Họ cực họ khổ, họ thương họ mến họ quý mình biết bao nhiêu mà chỉ cần họ có một cái gì đó làm cho mình phiền một cái là tôi đối với họ bấm nút, là xoá nhoà, là delete tức khắc.

Mà tại sao tui nói lạc đề như vậy. Tui muốn quay lại ở đây là tui muốn nói Đức Phật vĩ đại như vậy, làm sao có thể trù rủa Đề bà đạt đa. Nhưng mà ở đây, ngài muốn nói rằng trên đời này có những người, ở một bài kinh khác chứ không phải kinh này, cũng nói về Đề bà đạt đa, ngài nói: Có những người họ rớt xuống hố sình, có người  bị ngập tới mắt cá ta cứu họ được, có người ngập tới đầu gối ta cứu họ được, tới ngực ta cứu họ được, tới cằm, tới có ta cứu họ được. Có người ngập tới trán ta cứu họ được, họ còn ló lên búi tóc ta cứu được. Có cái búi tóc thì ta còn biết được ta nắm ta cứu. Nhưng có những người họ bị lọt xuống một sợi tóc cũng không ló lên thì làm sao người ta biết đường mà cứu cho được?

Thì ở đây cũng vậy, trong kinh nói rất rõ.
  1. Có người ác nhiều hơn thiện, 
  2. cóngười thiện nhiều hơn ác,
  3. có người thiện ác đồng đều.
Có 3 hạng như vậy:

1. Thiện nhiều hơn ác
2. Ác nhiều hơn thiện
3. Thiện ác đồng đều 50.50

Thì cái hạng thiện ác đồng đều 50.50 cái hạng này cũng còn cứu được. Còn cái hạng thiện nhiều ác ít thì khỏi nói rồi.

Nhưng cái hạng ác nhiều hơn thiện đó thì khó lắm. Bởi vì cái nhiều ở đây mình khó nói lắm.

Nhiều ở đây có nghĩa là 8/10 thì cũng là cái phần 10 nhiều hơn 8. Nhưng cái ác nhiều hơn ở đây thì có thể đó là 1/ 1tỷ, 1/1triệu, 1/ 1 ngàn khó nói lắm nghe.

Có những người mà trong kinh điển Bắc truyền gọi là nhất xiển đề tiếng Phạn gọi là icchantika tức là nhất xiển đề_ vô phương hy vọng. Có nghĩa là từ icchan là hy vọng, ước muốn. Tika là đến tận cùng, chantika là kết thúc. Tộng cộng lại người nhất xiển đề là người hết hy vọng. Nhất xiển đề là âm tiếng Tàu.  Có những người như vậy. Thì ông Đề bà đạt đa theo như kinh điển Nam truyền thì không có hạng này. Kinh điển Nam truyền không có người nào là nhất xiển đề hết. Có nghĩa là vấn đề này nó lâu thôi. Ví dụ như: 1 ngàn đại kiếp, 500 ngàn đại kiếp, 1 tỷ đại kiếp thì người này cũng có cơ hội đi lên. Ở trong Phật pháp mình không có tình trạng ai đó vĩnh viễn thiên thu thì không. Còn bao giờ thì chỉ có chư Phật biết, chứ mình không biết.  Như vậy mình không thể phán ai là nhất xiển đề được. Tôi chỉ nhắc cho bà con nhớ chữ này để nói ông Đề bà đạt đa. Thời gian ông Đề bà đạt đa sơ phát tâm bồ đề lâu gấp đôi ngài Xá lợi phất. Ngài Xá lợi phất, ngài Mục kiền liên chỉ sơ phát tâm bồ đề cầu đạo giải thoát trong một a tăng kỳ 100 ngàn đại kiếp. 100 ngàn có nghĩa là 10 lũy thừa 140 con số không.

10/07/2019 - 07:13 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Trong gian sơ phát tâm đến thời gian chứng quả, thì ngài Xá lợi phất ngài Mục kiền liên phải mất một trăm ngàn đại kiếp. Trăm ngàn đây là con số lẻ. Riêng vị Phật độc giác thì phải mất hai trăm a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Mà ông Đề bà đạt đa đã tu hai a tăng kỳ rồi đó quý vị biết không. Tu gấp đôi ngài Xá lợi phất, nhưng mà vì sao, ổng chỉ một chút tị hiềm với bồ tát Thích Cả Mâu Ni , chỉ một tị hiềm thôi, trong quá khứ ổng từng oan trái với ngài trong một lần làm ăn. Chuyện đó nó dài lắm, lười kể mất thời giờ lắm.

Trong một lần làm ăn ổng hiểu lầm ngài, ổng tưởng ngài là người gian tham vậy đó, mà thật ra ổng hiểu lầm 100% . Chuyện này không kể không được.

Chuyện ổng với ngài đi mua đồ cũ, đi buôn đồng nát, bán ve chai đó, thì ổng đi đằng trước ngài hơi khá xa ổng đi riêng ngài đi riêng thì ổng đi ngang cái nhà đó, thấy hai bà cháu nhà nghèo xơ xác đem ra cái mâm bằng đồng để bán kiếm được vài lít gạo vậy đó. Ổng nhìn cái mâm, ổng gỏ gỏ, lấy móng tay cạo cạo, ổng biết cái mâm này bằng vàng. Nhưng ổng tham ổng xấu quá đi. Một là nói thiệt, hai là ít ra ổng phải trả khá khá chút, đằng này ổng hỏi hai bà cháu muốn bán cái này bao nhiêu, thì hai bà cháu đưa ra số tiền, ổng bảo mắc quá không đáng giá với cái mâm. Tui tin cái điều đó, ở đời nhiều người xấu lắm, xấu tồi tệ, xấu hèn hạ, xấu gọi là hết bút mực để tả. Có cái loại người đó. Thì ông này quá tệ, tệ hơn vợ thằng đậu tập 5 nữa. Coi như là ổng nói đủ điều rồi đi, hy vọng làm màu như vậy, để lát nữa trở lại thay vì hai bà cháu đòi 5 đồng lát quay lại mình trả chừng đồng bạc thôi cho nó rẻ. Lúc ổng đi thì bồ tát Thích Ca vừa đi tới. Ngài cũng là người bạn đồng phường với ổng. Phường không phải là phường xã mà là cùng nghề buôn bán đồng nát như ổng. Ngài tấp vô ngài cũng rao ai mua ve chai đồng cắt bạc cắt cầu giao điện bàn ủi hư đồ vậy đó. Hai bà cháu nghe vậy mới đem cái mâm ra, bồ tát gỏ gỏ cạo cạo móng tay lên, bồ tát sững sốt người. Bồ tát mới bảo: Cụ ơi! Cái mâm này bằng vàng, cháu nói thiệt chứ hết trơn trong người của cháu, quần áo tiền bạc tiền lớn tiền nhỏ luôn 2 cái ghánh về chai này đưa hết cho cụ cũng không có đủ đó. Bà này bả nghe cái bã nói trời ơi, đói quá không có gạo ăn, bây giờ nghe vậy mừng quá. Thôi bây giờ cậu cứ đưa hết cái cậu có là được rồi. Tui mừng lắm, một phần tui thương cậu thật thà, chứ đâu như thằng cha mới hồi nảy chả nói cái này 3 xu 4 đồng 5 hào hà. Bồ tát nghe như vậy, bồ tát dốc hết đưa hết chỉ chừa lại một bồ đồ trên người thôi. Bồ tát lúc đó đổi đời luôn, về bỏ nghề ve chai luôn, nguyên cái mâm vàng mà lên ghế đại gia ngồi coi như đổi đời hẳn. Bồ tát ôm cái mâm đi, bồ tát đi ra bến sông ngài lên đò. Thì Đề bà đạt đa ổng đi một vòng ổng quay lại kiếm hai bà cháu. Thôi tui nghĩ kỷ rồi hai bà cháu cứ đưa cái mâm ra đây đi, bao nhiêu tôi cũng mua, kệ tội nghiệp thương quá người già trẻ con cơ nhở thiệt là cơ hàn đáng thương. Thì bà già bã nghe như vậy bả hoải ổng lắm, bã nói: tui nghĩ ông gian lắm, ông biết nó là mâm vàng mà ông không chịu nói ra ông trả mắc trả rẻ. Cái ông sau ổng thiệt thà lắm, ổng nói thiệt cho tui biết cái mâm này là mâm bằng vàng, ổng nói bây giờ ổng có đưa hết cho tôi những gì ổng có cũng không đáng nữa. Người ta buôn bán phải như vậy chứ. Bà già làm nguyên cho ổng một bài (cô ran). Ổng nghệ xong, ổng liệng hết đồ xuống, ổng tất tả chạy ra bến đò. Tại ổng biết bồ tát đi về hướng đó. Ổng ra tới nơi thì đò đã ra nửa sông, ổng kêu ới ới, ổng kêu trong cơn tuyệt vọng. Chứ còn nó vô lý lắm. Nó vô lý là vì sao, kêu lại để làm gì, anh buôn đồng nát tui cũng buôn đồng nát. Bây giờ anh mua được món đồ đó, mà tui mua hụt thì tui chịu thôi chứ. Nhưng tại vì ổng tiếc của quá, mặc dù ổng biết kêu lại không biết để làm gì, mà ổng cứ kêu. Kêu lại để làm gì, bồ tát đâu có giật mối của ổng đâu. Bồ tát cũng hiểu cái chuyện như vậy. Cho nên ngay chỗ bến sông ổng thề: Nếu còn kiếp sau thì nhà ngươi đi đến đâu ta cũng không tha. Cái mối này lớn quá mi đã phỏng tay trên của ta. Đời đời kiếp kiếp còn có tái sanh thì mi đi đến đâu ta cũng không tha.

Chỉ vì cái mâm đó thôi quý vị mà đời đời sanh ra gặp bồ tát là ổng không ưa. Có một kiếp luân hồi nọ, bồ tát làm con của ổng là một vị hoàng tử, ổng làm vua. Ổng vừa nhìn bồ tát, ổng vừa nhìn hoàng hậu bồng bồ tát là ổng kêu người đến giết liền. Ổng ghét quá ghét đi. Có chỗ này tôi phlải làm cái nhân chứng sống cho bà con thấy.

12/07/2019 - 01:54 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Có một vài người ngộ lắm. Trong thời gian tôi đi dạy học, tôi vừa chớm thấy cái mặt của họ là tôi đã thấy ghét rồi. Nó kỳ như vậy đó, nó lạ lắm. Mặc dù họ không có ăn cái gì của cha mình hết, họ không chọc ghẹo gì mình mà mình thấy ghét. Họ mở miệng là mình thấy ghét. Và ngược lại tôi cũng vậy họ nhìn thấy cái mặt tôi là họ đã ghét.

Ở đây Phật dạy rằng, hãy tu như thế nào đừng để mình trở thành một đối tượng vô phương cứu chữa.

Đây, nguyên bài kinh chỉ có câu đó thôi.
  1. Hãy tu như thế nào đừng để mình trở thành một người vô phương cứu chữa. Chỉ vậy thôi.
  2. Và một chuyện nữa, đừng có lấy cái bụng tiểu nhân mà đo lòng quân tử. 
Ông Đề bà đạt đa chuốc khổ gánh nạn chỉ vì ổng đem cái lòng dạ chật hẹp của ổng mà ổng nhận xét, ổng quan sát bồ tát. Đây là một điều rất bậy.

Nếu mà huệ căn của chúng ta, cái túc duyên của chúng ta quá mỏng, nó không đủ để thành thánh thì chí ít chúng ta cũng nên nhớ một điều đó là: chính mình là người chịu trách nhiệm toàn bộ những gì mình nói, làm và suy tư.

Kẻ thù hại kẻ thù
Oan gia hại oan gia
Không bằng tâm hướng tà
Gây ác cho tự thân.

Không có kẻ thù nào nó ghê gớm, nó rùng rợn, nó khủng khiếp cho bằng cái bất thiện của chính bản thân mình. Kinh Pháp Cú dạy: Kẻ làm các việc ác, đời đời sanh ra bị ác nghiệp xưa chực chờ như kẻ thù rình rập sẵn. Gớm như vậy đó.

  1. Kẻ làm các các việc ác, đời đời kiếp kiếp sanh ra thì cái nghiệp xấu quá khứ nó chực chờ họ như kẻ thù rình rập.
  2. Kẻ làm các hạnh lành đời đời sanh ra được phước báo chờ đón như người thân chờ đón người thân đi xa trở về.
Đây là như vậy. Tôi thích hai câu đó. Hai câu đó rất là quan trọng.

Mình sống làm sao mà
  1. vừa lọt lòng mẹ là coi như bao nhiêu cái xui rủi bất hạnh nó chực chờ, nó đổ ập xuống đầu mình. Sống ác quá mà.
  2. Nhưng mình sống như thế nào mà để cho khi vừa lọt lòng mẹ là bao nhiêu cái may mắn nó chực chờ mình.
Quý vị biết tôi 50 tuổi, tôi khởi dựng Kalama. Tôi chỉ nói tôi đề xướng thôi, tôi không xây cất. Nếu như Kalama thành tựu thì đây là thành tựu duy nhất mà cũng là đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời của tôi. Và chính vì tôi không có một trú xứ như là người ta đồn đại. Ngày hôm qua tôi chỉ nó cho bà con thấy phía sau có bức hình Phật thôi, mà người ta cũng châm chích tôi đủ điều. Lấy thơ của tôi châm chích tôi mới ghê chứ, đủ điều hết. Mà đây không phải là trú xứ của tôi. Các vị có nhìn thấy bàn Phật này không, không phải của tôi. Đây là chỗ tôi tạm trú thôi. Chỉ có khác cái tạm trú mà không có xin giấy phép công an khu vực. Tạm trú đây có nghĩa là khi nào tôi về thì đây là cái chỗ tôi làm việc. Khi tôi đi thì sẽ có người tới lui chăm sóc xử dụng. Chứ còn quý vị thấy hai chậu hoa màu tím không phải là tông màu của tôi. Lan tui rất thích. Đúng, nhưng không có cái chậu lan tím này không phải của tôi, đây là dấu vết cho thấy không phải của tôi, mặc dù chỗ này tôi ở. Tôi về đây là tịnh thất của tôi.

13/07/2019 - 03:22 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh giảng KTC 6.60 Hatthisariputta 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia và các Kinh Khác (3-6)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta

13/07/2019 - 03:22 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Thì lần đầu tiên nếu như tôi làm được Kalama đó là chỗ đầu tiên đàng hoàng. Mặc dù một năm tôi về đó thì tới bây giờ tôi vẫn chưa biết về đó bao nhiêu phần trăm thời gian. Trong khi đó có những đứa bé ngay bấy giờ nó mới chập chững thôi là nó đã có 8 cái vila 15 khu đất vàng đang chờ nó. Các vị biết mà, biết cái đó mà. Các vị thấy rõ ràng. Mà đúng,
  1. khi người làm công đức đời đời sinh ra phước cũ chờ đợi như người thân đón đợi người thân. 
  2. Người làm các điều ác đời đời sanh ra thì bị cái ác nghiệp  xấu quá khứ chực chờ như kẻ thù rình rập.
Ở đây cũng vậy, có những người chưa thấy ánh nắng mặt trời là mình đã hiểu ngầm là có bao nhiêu cái khổ nạn đang chực chờ họ.

Thí dụ như một bà mẹ lăn loàn trắc nết không ra gì, một người cha nhậu nhẹt bê tha chè chén  bài bạc, một cái đám anh chị của nó không nên thân thì chỉ cần mình thấy mẹ nó cái bụng lúp lúp là mình lo rồi. Trời ơi, sao cái chỗ này mà con chui vô làm gì hả con. Bố không ra bố, mẹ không ra mẹ, anh chị không ra anh chị, nhà giột cột xiêu như thế này mà sao con lại đâm đầu vô chốn này vậy con ơi. Nhưng mà sao, do ác nghiệp xưa nó đẩy vào. Nghĩa là bao nhiêu khổ nạn trần ai khoai củ đang chực chờ nó phía trước, tương lai mịt mù của nó như là cuộc đời chị Dậu nhé. 

Trong khi đó có biết bao nhiêu đứa trẻ trên hành tinh này, ngay trong lúc nó nằm trong bụng mẹ, ngay trong lúc má của nó chưa chắc là có đậu thai không, chưa có chắc là trai hay gái thì nó đã có một đống gia tài bất động sản chứng khoán trong nhà băng đang chờ nó. Chực chờ nó để nó ra nó làm ông nội thiên hạ.

Rõ ràng mình thấy khi người làm các hạnh lành thì đời đời sanh ra các phước nghiệp cũ chờ sẵn họ như người thân đón đợi người thân.

Đề bà đạt đa là người tu hành rất nhiều, nhưng cái xui của ổng là ổng bị lạc lối một tí tị thôi quý vị. Ổng lạc lối, ổng đã gieo cái mầm thù oán với một người mà lẽ ra ổng phải thương vô vàn. Nhưng mà vì ổng ghét, bây giờ người đó là Phật ổng vẫn ghét người đó cho bằng được. Ổng ghét cho đến cái ngày cuối cùng.

Khi mà cận tử hấp hối ổng mới ngộ ra (có một chi tiết phong thần là ổng bị xin hồ, thì khối tử thần nó sụp ổng, tôi không muốn nói nhiều về cái đó) vì là trong duyên cận tử nghiệp của ổng, ổng ngộ ra một thứ, nhiều chuyện lạ lắm quý vị, khi người sắp mất đó cái đầu nó sáng ra, cái huệ căn mình tự nhiên nó rực chiếu ra. Cuối cùng ổng hiểu ra. Có nhiều chuyện phải nói đến cuối đời mình mới ngộ ra, tuy nó muộn cũng còn hơn không, phải không quý vị. Thì lúc đó ổng chấp tay con xin lạy Phật, con xin lạy Phât. Nói lạy Phật thì tôi nhớ cái bà đó bã người Bắc mà bã vô trong nhà thờ, bã chấp tay con xin lạy Chúa lạy Phật, con xin hướng lòng về Chúa, hướng lòng về cha. Thì ông này cũng vậy. Con xin lạy Phật lạy đấng Tối Tôn, không ai có thể hơn Ngài về lòng từ bi và đại trí. Có một truyền thuyết cho rằng, lúc đó ổng khấn: Mai này xin chư tăng xài cái bình bát này hãy nhớ hình ảnh mà ổng bị vỡ sọ lúc cận tử, đại khái như vậy.

Trong kinh ghi rằng: một trăm ngàn đại kiếp nữa, ông sẽ trở thành vị Phật độc giác tên là (bút chí ta vi). Vua A xà thế cũng vậy, vua A xà thế lẽ ra đủ duyên chứng sơ quả trong đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng vì chơi thân với Đề bà đạt đa, bị xúi dại nên ổng đã giết cha. Và vì cái nghiệp đó nên ổng đã trể một chuyến đò chứng thánh trong đời Đức Phật Thích Ca và phải đến hai a tăng kỳ nữa. Có nghĩa là ông Đề bà đạt đa đi xong cái thời gian chẳn còn sót lại cái thời gian lẻ. Còn ông A xà thế là đi xong thời gian lẻ và còn dư cả thời gian chẵn là hai a tăng kỳ nữa ông A xà thế mới sẽ thành Phật độc giác. Khổ như vậy đó.

Tôi xin lỗi, ông A xà thế thành Phật độc giác hiệu là (bút khí ta vi..) Còn ông Đề bà đạt đa trở thành vị Phật độc giác tên là (áp bíc xa rô) bộ xương biết đi. Ở trong kinh nói, lúc ngài thành Phật, do cái nghiệp cũ nên khi thành Phật ngài ốm như bộ xương vậy đó, dị dạng dị tướng vậy đó, mà mỗi lần mở miệng ra là nó thúi cả một vùng như vậy đó. Đã dị tướng mà còn bị cái khuyết điểm nặng nề. Mở miệng ra là nó thúi cả một vùng như vậy. Cho nên, ngài không có muốn trụ thế để gieo cái nghiệp xấu cho chúng sanh nữa. Bởi vì chúng sanh một khi thấy ngài họ tha hồ phỉ báng. Tha hồ phỉ báng bởi vì đã dị tướng kỳ rồi còn bị cái khuyết điểm kỳ quái kia nữa. Cho nên, ngài đắc xong, ngài về núi đúng một tuần thì ngài tịch. Có nghĩa là ngài chưa kịp một lần đi khất thực vì không muốn gieo nghiệp xấu cho chúng sanh. Đắc đạo rồi mà chưa kịp một lần đi khất thực chỉ trụ thế một tuần rồi thị tịch luôn trên rừng sâu núi thẳm chứ không đi khất thực một ngày nào hết vì không muốn gieo khổ cho chúng sanh. Chúng sanh nó thấy nó phỉ báng nó coi thường thì coi như tàn đời của nó. Quý vị tưởng tượng đắc đạo rồi mà chỉ vừa đủ thời gian để nhịn đói trong một tuần thôi rồi thì chết.

Cho nên hôm nay chúng ta có làm gì thì cũng nhớ dầu là con chó, con heo chớ đừng nói là con người, tôi nói lại nghe, con chó con heo đó mình không biết túc duyên, không biết cái đạo căn của nó là loại gì huống chi con người. Lỡ có hờn giận có ghen tuông có tị hiềm thì ra tay cũng chừa đường nhé. Đừng làm cho nó cạn tàu ráo máng mai này hai đứa có gặp nhau trên đường đời khó mà nhìn nhau. Hai là còn dòng sanh tử mà có tương phùng thì oan gia trái chủ mệt lắm.

Đó là xong bài kinh tiếp theo.

Bài kinh cuối cùng là bài Một Pháp Môn Quyết Trạch (post #279).

Bà con cho tôi nói cái này lạc đề một chút, nhưng mà rất là quan trọng.

16/07/2019 - 04:10 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Bài kinh Một Pháp Môn Quyết Trạch là một trong những bài kinh mà sẽ dược chúng tôi đưa vào ở trong cái quyển gọi là "Thiền Môn Nhật Tụng Kalama". Hiện giờ chúng tôi vẫn còn đang phân vân là bao giờ nên đóng khép lại cái bản thảo của quyển này. Cho tới hôm này thí số trang đã lên tới 600 trang rồi thưa quý vị. Và theo tôi nghĩ thì nếu mà nó lên tới 1000 trang thì cũng không phải là quá nhiều. Chúng tôi sẽ sẵn sàng in làm 2 cuốn. Vì sao? Vì đó là Tam Tạng tóm tắt - nội dung trong đó gồm tất cả những bài kinh mà tôi cho rằng khi ghép lại có thể đủ để làm nên cái diện mạo của Phật Giáo. Có rất nhiều những bài kinh mà chúng tôi lấy làm ngạc nhiên là đã không được nhắc đến trong cái sinh hoạt công phu thường ngày - nói chi là đem đi thuyết giảng - rất là hiếm. Lạ lắm. Tôi từng có dịp được cầm trên tay vài quyển kinh tụng của các đời, tức là cách đây mấy chục năm, cùng các quyển mới được biên soạn gần đây của Thái, kinh tụng dành riêng cho tỳ kheo, cho sa di, tôi cũng đã từng cần trên tay những cuốn kinh tụng của Phật giáo Khmer và đương nhiên tôi cũng đã từng cầm trên tay những cuốn kinh tụng của Phật giáo Nam Tông Việt Nam.

Tôi rất lấy làm ngạc nhiên là vì sao có quá nhiều bài kinh với nội dung cốt lõi, cốt tủy, tinh hoa lại không được bỏ vào trong đó; mà trong đó lại chèn nhét vào quá nhiều những bài kinh thuần túy về thần quyền.

Thí dụ: "Con xin lễ chư Phật 28 chánh biến tri, 1 triệu chánh biến tri", "con xin oai lực của Tam Bảo hộ trì cho con được vô bịnh, được sống lâu", "con xin hồi hướng chư thiên, xin chư thiên hộ trì cho con được sống lâu, sắc đẹp, phát lộc, phát tài" ... tùm lum. Tôi rất lấy làm lạ là tại sao kinh điển quá hay mà vì sao minh lại cứ đi mà tụng tới tụng lui mà còn đem ra in mới gớm chứ.

Mà những cái đó tôi xin nói rõ, các vị ở trong đây sẽ lấy làm ngạc nhiên là tại sao sư lại chê kinh đó, kinh mà sao ông sư này ổng dám chê? Tôi xin thưa - cái đó không phải kinh, không có trong chánh tạng. Những cái bài mà tôi nói có nội dung kỳ cục là do đời sau.

Tôi xin nói thẳng luôn là vào đời nhà Thanh bên Trung Hoa có ông Ngọc Lâm Quốc Sư mà nhiều người Việt Nam đọc cái quyển Thoát Vòng Tục Lụy - quý vị tưởng là ông Ngọc Lâm Quốc Sư này là một nhân vật trong tiểu thuyết, một nhân vật huyền thoại. Không. Đó là một nhân vật lịch sử có thiệt. Quyển sách đó là quyển sách hư cấu. Đúng. Nhưng nhân vật đó là nhân vật có thiệt.

16/07/2019 - 04:25 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Một vị trưởng lão tôn túc của Phật giáo nhà Thanh, được nhà Thanh rất trọng vọng. Vị đó đã biên soạn ra những chương trình công phu cho Phật giáo tại trung Quốc thời nhà Thanh. Và những kinh kệ, kinh nào kinh nào đó thì được Phật giáo Việt Nam giữ nguyên lại như: tụng chú đại Bi, tụng chú lăng nghiêm gì đó vào kinh sáng, kinh khuya, hô canh, kinh chiều gì đó. Toàn bộ những cái đó phần lớn là do Ngọc Lâm quốc sư bên nhà Thanh sắp đặt mình tha về mình xài. Còn kinh mà lễ bái Tam Bảo bằng tiếng Pali của người Thái , người Campuchia, người Việt Nam, đương nhiên Việt Nam mình là tự biên và phật giáo Nam tông từ Campuchia về, là Nguyên Thủy nữa đó thì rất nhiều bài tụng, ngay cả bài này trước bài này sau là đa phần những bài tụng do một vị hoàng tử Thái Lan đi xuất gia (nghe k rõ........). Ngài đi xuất gia, ngài giỏi tiếng Pali rồi ngài biên soạn. 

Đó là do ảnh hưởng chính trị, ảnh hưởng kinh tế. Những bài dĩ nhiên Thái Lan, Campuchia họ tự nhận cái tinh thần nhược tiểu, thì tình thần nhược tiểu ấy  nó thấm luôn trong cái giới tăng sĩ. Và người ta lại thấy cái đó nó hay. Mà mình thích Trung Quốc thì thấy cái gì Trung Quốc cũng hay. Mình thích Mỹ thì cái gì của Mỹ cũng hay.

16/07/2019 - 05:44 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Nhân vật Ngọc Lâm Quốc Sư là nhân vật có thiệt. Một vị trưởng lão tôn túc của Phật giáo nhà Thanh, được triều nhà Thanh rất là trọng vọng và vị đó đã biên soạn những chương trình công phu cho Phật giáo Trung Quốc. Rồi những cái tiết kệ, kinh nào là kinh nào, lại được Phật Giáo Việt Nam đã giữ đúng nguyên như vậy. Thí dụ: tụng chú Đại Bi, tụng chú Lăng Nghiêm v.v... Kinh sáng, kinh khuya, hô canh, kinh chiều gì gì đó. Phần lớn những cái đó là từ cái sắp đặt của ông Ngọc Lâm Quốc Sư bên nhà Thanh Trung Quốc - rồi người Việt mình lại tha về mà xài. Còn kinh lễ bái tam bảo bằng tiếng Pali mà mình thấy của người Thái, Campuchia và Việt Nam, đương nhiên - Phật giáo Nam Tông ở Việt Nam là từ Campuchia đưa về. Nguyên thủy có rất nhiều bài tụng, cách thức, bài nào trước bài nào sau trong đó, đa phần trong đó là do một vị hoàng tử Thái Lan đi xuất gia, ngài giỏi tiếng Pali và ngài mới soạn những cái bài tụng đó cho Phật giáo Thái. Rồi dưới ảnh hưởng chính trị kinh tế của Thái Lan thời bấy giờ, những người Campuchia tự nhận họ là thuộc nước nhược tiểu - và cái tinh thần nhược tiểu đó nó thấm luôn vào giới tăng sĩ và người ta lại thấy mấy bài tụng đó nó hay.

Cũng như người Việt mình vậy. Thích Tàu thí cài gì của Tàu cũng hay. Thích Mỹ thì cài gì của Mỹ cũng hay. Mặc cái áo mà có cái lá cờ Mỹ nhỏ xíu bằng cái móng tay cũng hãnh diện. Cuối tuần dắt con đi ăn hamburger, hay ăn pizza, cũng hãnh diện. Thí dụ nu vậy. Trong nhà có cái xe máy của Tàu cũng hãnh diện, có xe Honda của Thái ráp cũng hãnh diện. Có nghĩa mình trong cái tâm thức nhược tiểu thì mình cứ hay thờ tùm lum lắm.

Quý vị biết không? Lẽ ra kinh điển thì cứ lấy Tam tạng chú giải ra mà đọc, đọc cho tới chết cũng chưa chắc đã hết. Đằng này thì lại vì cái tâm thực nhược tiểu mà Phật giáo Campuchia, Phật giáo Lào, rồi lây đến Phật giáo Việt Nam đã mặc nhiên chấp nhận đem thờ luôn mấy cái bài kinh công phu đó, toàn bộ là của Thái Lan người ta soạn ra. Rồi mình cứ tha về mà mình đọc, mình tưởng đó là hay. Ở đây tôi xin các vị nhớ giùm một điều: lễ Phật, niệm Phật, tin Phật, kính Phật, thờ Phật, lạy Phật ... tất cả đều là cái hay. Nhưng mà hãy nhớ là Phật đã dạy cái gì, Phật đã hành trì cái gì và Phật muốn mình tu cái gì thì phải nhớ giùm cái đó. Chứ không giành quá nhiều thời gian ăn rồi để mà réo gọi mà tán thán hoài. Quý vị hãy mở giùm tôi cái bài kinh nhật tụng mà xem. Xem coi trong đó coi có nội dung tu hành được bao nhiêu? Toàn là cầu, khẩn, nguyện, lạy lục không.

Mà hễ tôi nói cái điều này ra là chúng chửi. Nó khổ như vậy đó. Cái khổ của người Việt mình là hễ mình có vấn đề thì được, nhưng mà cái thằng nào, con nào mà nó đụng tới cái mụt ghẻ của mình là minh đau, mà mình đau là mình dộng cho nó chết nó luôn. Đó là một cái dân tộc tính rất đáng buồn của người Việt mình, quý vị thấy được không? Nhiều người hiểu lầm nói là tôi hay bài khích, Không phải vậy. Nói theo đạo là lòng đại bi. Nói theo ngoài đời thì phải nói là do ưu thời mẫn thế, vì cái tâm tình hướng về dân tộc đất nước mà tôi nói. Mà vô tình nó gieo rắt những hiểu lầm rồi đâm tạo ra các rắc rối dạo sau này.

Trong khi người ta cứ bình tĩnh lại và nhớ rằng tôi mập béo gì khi tôi chỉ trích những cái này cái kia? Tôi chỉ nói cái sự thật mà. Cho nên tôi liếc thấy bên Làng Mai (ở Paris của thấy Nhất Hạnh) họ cũng có sách nhật tụng riêng. Tôi thấy bên chư tăng Huyền Không họ cũng điều chỉnh lại các nghi thức về Tam Bảo và dĩ nhiên cũng quẩn quanh các nội dung ở Việt Nam nhưng các vị đó họ lại sử dụng thể văn vần (thể thơ - thí dụ lục bát hay song thất lục bát, hay ngũ ngôn ... ) Việt Nam mình thì đa phần tụng kinh văn xuôi. Tôi xin tuyệt đối nhấn mạnh và xin quý vị hiểu giùm là ở đây không hề có cái riêng. Phật Giáo còn tồn tại là vì chư tăng không có thích có cái riêng. Một khi mà chư tăng quá mê cái riêng thì cái chung sẽ bị lãng quên. Cái lá cờ của Kalama hay cái quyển kinh tụng của Kalama hoàn toàn là cái chung.

Tôi muốn kéo níu mọi người hãy lìa cái riêng mà trở về với cái chung mà chúng cũng chửi tôi nữa. Khổ quá mà. Khổ quá! Thí dụ tôi đem trích các bài kinh hay thiệt là hay trong chánh tạng, mà tôi cho là cốt lõi tinh hoa của đạo Phật đem về để chị em trong khu xóm sớm hôm công phu tụng với nhau để mà nhớ Phật dạy cái gì và thế là lại bị chúng chửi là tại sao không xài các quyển hộ tông của ngài Pháp Tri. Thế có khổ không? Họ tưởng cái đó là cái chung. Tôi lạy các bố. Cái đó không phải là cái chung. Đó là một mãnh vụn riêng tư của một giáo bên Campuchia. Cái chung ở đây phải là cái gì trong tam tạng chánh điển, là cái gì mà người Nhật, người Anh, người Đức, người Mỹ, người Pháp họ biết tới kìa. Chứ mấy cài bài tụng Pali của riêng Thái lan, Tây, Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Do Thái họ có biết hay không? Dạ thưa, Không!

16/07/2019 - 06:38 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cái gì mà 26 thế kỷ qua các thế hệ tăng và tục trên toàn cầu đã biết tới, tôi gọi cái đó là cái chung. Còn những cái phần bài tụng soạn mới cách đây hai ba trăm năm tôi xin thưa các vị nên nhớ giùm cái đó. Và khi các vị muốn chửi ai thì làm ơn mình ngó dọc, ngó xuôi, nhìn lên, nhìn xuống giùm một cái nhé. Thì cái quyển nhật tụng Kalama tôi nghĩ có thể lên tới một ngàn trang. Bây giờ thì đã có 600 trang. Nhưng phải 1000 trang mới phỉ, mới hết cái lòng của tôi. Một bên trang là bản tiếng Pali, bên kia là tiếng Việt. Bản Việt thằng Tèo thằng Tí nào dịch cũng được miễn là phải có bản kinh Pali nằm cạnh một bên. Tôi gọi thằng Tèo thằng Tí tôi cố ý, chứ không phải vô tình đâu. Có nghĩa là nếu người dịch là nhân vật vô danh cách mấy cũng được, miễn là có bản kinh Pali nằm cạnh một bên. Kinh Người mù sờ voi cũng phải có bản Pali. Kinh Cái trống Anaka cũng phải có bản Pali.

Cái trống Anaka là sao? Phật dạy là ngày xưa có một cái trống rất là nổi tiếng, gọi là trống Anaka, giống như trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn của mình vậy. Rồi cái trống đó khi bị hư thì được người ta chấp vá, chấp vá hoài - nhưng cái tên cũ vẫn còn. Ngài tiên đoán sẽ có một ngày lời dạy của Ngài sẽ bị thay đổi, sẽ bị thêm thắt rất là nhiều - nhưng mà trên danh nghĩa lại vẫn được gọi là lời Phật dạy, hay là "Phật ngôn", "Phật giáo", "Phật học" ...

Những bài đó phải được đăng trong đó với phần tiếng Pali và kèm bản dịch tiếng Việt.

Kinh Kalama, kinh Sim Sapa, kinh Vô Ngã, kinh chuyển Pháp Luân, kinh Nhất giả Hiền giả, kinh Karimamanda, kinh Thất Giác Chi, kinh Tứ Niệm Xứ, kinh 12 duyên khởi, và kinh 24 duyên hệ - trong bản dịch mới.

Một điều tôi rất lấy làm tâm đắc là phần 24 duyên hệ. Đây là một bộ phần giáo lý mà tôi cho là đỉnh cao của trí tuệ. Trong kinh nói khi Thế Tôn giảng 24 duyên hệ thì Ngài giống như một kình ngư bơi lội ở một vùng biển sâu rộng nhất của đại dương - chỉ có bài giảng 24 duyên hệ mới làm phỉ được cái trí toàn giác vô ngại của Ngài mà thôi. Thì ở đây cái giáo lý duyên hệ có hai phần: một là phần mẫu đề (từ Đức Phật), hai là phần diễn dịch (từ ngài Xá Lợi Phất). Chúng tôi sẽ có bản dịch mới. Trong quý vị sẽ có người nhảy nhổm lên hỏi là đã gọi là mẫu đề mà sao cần có bản dịch mới? Xin thưa có thấy mới tin. Phải thấy mới tin. Dịch như thế nào để cho một người mò củ khoai củ ấu dưới đồng đem lên đọc vẫn hiểu. Đó là tâm nguyện lớn nhất của chúng tôi.

Kalama sẽ là một sân chơi cho những học giả có lòng cầu đạo là chỗ đó. Nghĩa là 24 duyên hệ phải dịch như thế nào, dùng ngôn ngữ như thế nào mà một người móc củ khoai củ ấu, bán vé số bên lề đường, chỉ cần biết chữ ráp vần đọc vẫn hiểu.

Tôi xin giới thiệu nhẹ qua nội của 24 duyên hệ để bà con trong đây biết 24 duyên hệ là cái gì. "Vạn hữu, vạn vật, vạn sự ở đời đều do duyên mà có - không có cái là ngẫu nhiên; cũng không phải do một đấng cao siêu khuất mày khuất mặt tối cao nào sáng tạo mà mọi thứ đều là do các duyên tạo ra." Đó là cái tinh thần gọn của 24 duyên. Thì trong 24 duyên nó nói cái gì?

20/07/2019 - 02:32 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tôi chỉ lấy ra mấy duyên thôi. Mọi sự ở đời phải được hỗ trợ từ các điều kiện nó mới có mặt, cái gì ở đời này nó cũng là cái duyên của vô số những cái nhân khác và bản thân nó lại là nhân cho vô số cái quả khác. Không biết nói vậy có hiểu không ta. Bắt đầu nó hơi chống mặt rồi đó. Các vị nghe cho kịp nghe. Cái gì ở đời nó cũng được tạo ra bởi vô số điều kiện và bản thân nó lại là điều kiện để tạo ra vô số cái khác. 

Khi hiểu được cái này chúng ta có được những cái rất hay.
  1. Thứ nhất chúng ta sống có trách nhiệm hơn, bởi vì chúng ta thấy rằng một câu nói, một suy nghĩ của mình có thể là điều kiện tạo ra vô vàn những tốt xấu khác. Cho nên thứ nhất chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn.
  2. Thứ hai khi hiểu mọi sự đó duyên thì cái lòng của chúng ta có khả năng buông bỏ. Kính thưa quý vị, nhé. Thì trong 24 duyên tôi sẽ kể 4 duyên mà tôi cho là dễ hiểu nhất, không cần giải thích nhiều.
Thứ nhất có trường hợp nhân có trước hậu quả có dâu gọi là tiền sanh duyên. Thứ 2 hậu quả có trước nhân duyên có sau gọi là hậu sanh duyên. Như vậy thì có trường hợp a giúp cho b bằng cách có mặt trước gọi là tiền sanh duyên. Ví dụ như do có bếp củi nên mới có khói, thì bếp củi là duyên có trước rồi khói là quả có sau, gọi là tiền sanh duyên. Nhưng hậu sinh duyên là sao, nhân có sau tức là sao, chiều nay nhà mình có khách nên bây giờ mình phải nấu ăn, do nấu ăn cho nên mới có khói. Như vậy chiều nay có khách, khách là nguyên nhân nhưng hậu quả là nhà mình có khói, nhà mình có nấu ăn. Trong room có hiểu không.

Một là nó có mặt trước để hộ trợ cho cái sau, nhưng có khi nó có mặt sau để hộ trợ cho cái trước đó. Rồi trường hợp thứ 3 là nhân quả phải có mặt cùng lúc. Thú dụ bác sĩ và bệnh nhân. Không bao giờ có chuyện có bác sĩ mà không có bệnh nhân, chuyện đó không bao giờ có. (Ông... nghe k rỏ....) nói: khám bệnh là phải có bác sĩ và bệnh nhân chứ không thể nào có bác sĩ mà không có bệnh nhân thì đâu gọi là khám bệnh. Khám bệnh là bác sĩ và bệnh nhân cùng có mặt. Trường hợp này gọi là nhân quả cùng có mặt gọi là câu sinh duyên. Trường hợp thứ 4 mới ghê, gọi là vô hữu duyên. Có nghĩa là:

1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước.
2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau
3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt.

Tôi thích mấy cái này lắm. Giúp nhau bằng cách vắng mặt là sao. Các vị hiểu rồi chứ. Chính vì không có a nên b,c,f mới có mặt. Không biết nói thế quý vị có hiểu không ta. Chính vì không có tiền cho nên nó mới có bao nhiêu là cớ sự xảy ra. Thì chính vì không có tiền, sự vắng mặt của đồng tiền, nó là duyên cho vô số chuyện khác xảy ra. Không có ly dị với người cũ, người cũ không vắng mặt thì làm sao có người mới. Không nhổ cái răng cũ thì làm sao gắn cái răng giả, cái răng giả gắn vô chỗ nào. Không thay cái tgaanj cũ thì cái thận mới gắn vô chỗ nào, không bỏ cái nhà cũ thì nhà mới cất vô chỗ nào. Cho nên đôi khi sự vắng mặt của cái này lại là điều kiện để mà hổ trợ giúp đỡ cho cái kia. Cho nên đạo Phật nói chữ duyên là nói xuất sắc vô cùng. Tổng cộng là 24 duyên, tôi chỉ lựa ra 4 cái mà không cần phải giải thích một cách chuyên môn.

1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước.
2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau
3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt.

Vắng mặt cũng là một cách giúp nhau nhé. Cho nên có ai đó làm phiền tôi quá, tôi chỉ gởi họ một tin nhắn: con lạy bố xin bố giúp con bằng cách là vắng mặt, nói theo từ chuyên môn là vô hữu duyên, là ly khứ duyên. Nói vậy là hiểu rồi. Có một ngày mà ai đó đề nghị mình như vậy là mình hiểu rồi. Sư a, sư giúp con đi nghe, bằng ly khứ duyên đó sư. Là tôi hiểu rồi. Hoặc là cô a, cô giúp tôi đi cô bằng vô hữu duyên nghe cô, là tôi hiểu rồi. Nghĩa là em biến khỏi cuộc đời tôi. Tôi xoá tên em ra khỏi cuộc đời của tôi, từ đây cuộc đời của tôi sẽ khác hơn nghe.

Thì cái bài kinh quyết trạch này là một trong những bài kinh sẽ được đưa vào trong cái gọi là thiền môn nhật tụng Kalama. Tức là tôi mong rằng cả đời tôi chỉ mong làm được ba chuyện:

1. Bà con không thấy a tỳ đàm là đáng sợ.
2. Không thấy thiền quán là khó tu.
3. Không thấy tiếng pali là khó học.

21/07/2019 - 07:04 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Thì cho đến bây giờ cái thứ 3 này vẫn chưa có điều kiện, tôi mong cho bà con thấy rằng a tỳ đàm không đáng sợ, tuệ quán không khó tu, tiếng pali không khó học. Chỉ cần pali, a tỳ đàm, tuệ quán và con đường này không phải do tôi vạch ra mà chính là bà anchanhnet, bà là cư sĩ người Thái, bà bỏ ra bà tịch năm 82 tuổi, 86 gì đó tôi quên, nhưng bà biết đạo năm 34 tuổi, từ ngày biết đạo cho đến khi tịch, bà bỏ ra 40 năm học a tỳ đàm, dạy a tỳ đàm; học vipasana, học tứ niệm xứ, dạy tứ niệm xứ; học tiếng pali dạy tiếng pali. Trong 40 năm cuộc đời bà chỉ làm có 3 việc đó thôi: không để cho người ta thấy a tỳ đàm khó học, không để cho người ta thấy tiếng pali đáng sợ, không để cho người ta thấy tứ niệm xứ khó tu, khó hiểu. Thì một đời tăng sĩ hay cư sĩ nếu làm được 3 việc này thì tôi cho rằng nhắm mắt xuôi tay cũng vui. Tôi mong rằng trong quyển thiền môn nhật tụng  bà con nào không có thời gian đi chùa, không có thời gian đọc kinh điển, hoặc bị cái bịnh kinh, hội chứng sợ kinh có, ở Việt Nam mình có cái hội chứng đó. Có nghĩa là nghe ai mà đúc chuông đúc tượng in kinh thì cũng nhào tới bỏ tiền đồ xăng xái nhưng cầm đến cuốn kinh về lật ra coi đi cô, xem kinh đi anh thì người nào người nấy cái mặt xanh lè như tàu lá, họ rất là sợ. Đây là hội chứng suda phobia, hội chứng này người ta mới phát hiện ra thôi, là sudabodia. Hội chứng sợ kinh cắn. Đó, hội chứng này chữa bằng cách là đem về Kalama thôi chứ không thể nào khác. Đó là bệnh viện chuyên môn chữa cái gọi là sudabodia. 

- [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Rồi, bây giờ mình mới giải thích tại sao có bài kinh quyết trạch này. Bài kính quyết trạch này nó hay nó hay ác ôn như thế này. Bài kinh này nó hay là nó hay ở chỗ này nề. Tôi giải thích từng chữ nhé. Bây giờ tôi đọc chánh kinh quý vị nghe sẽ thấy cái hội chứng, ở đây ai bị cái đó là biết liền. Hội chứng này nó có những biểu hiện là bệnh nhân dễ bị run cầm cập tái mét, chảy nước bọt, mắt lờ đờ như chó dại.
Này các tỳ kheo! Cần phải biết các dục, cần phải biết các duyên khởi các dục, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt.

Này các tỳ kheo! Cần phải biết cảm thọ, cảm thọ duyên khởi, cảm thọ sai biệt, cảm thọ dị thục, cảm thọ đoạn diệt.

Mới nghe tới đây là mình đã thấy hội chứng dễ sợ rồi. Bây giờ còn nữa tiếng đồng hồ nữa thôi thì giảng tới đâu hay tới đó. Chúng ta còn hai ngày trong tuần nữa mà. Rồi, cái thứ nhất phải biết các dục, mình phải có chú giải nó mới sang chứ. Hồi nãy tôi giải bài kinh trước quý vị còn nhớ không. Toàn bộ thế giới này và vô lượng vũ trụ và tất cả chúng sinh trong đó. Cái quan trọng là quý vị còn nghe mới được. Cái chỗ này quý vị không nghe thì vô cùng đáng tiếc thật là đáng tiếc mà cũng thiệt là đáng tức. Thì vô lượng vũ trụ và chúng sinh trong đó gom lại chỉ có 6 căn và 6 trần thôi. Nhớ nhé. Và cái sự gặp gỡ của 6 căn và 6 trần được gọi là xúc. Hồi nãy tôi nói rồi, đời sống của chúng ta hay cuộc tu hành của chúng ta nó chỉ đơn giản là lộ trình tiếp xúc của 6 căn và 6 trần thôi. Ngoài ra không là gì hết, không còn gì nữa. Chỉ lộ trình tiếp xúc giữa 6 căn và 6 trần, cho nên tôi đã nói không biết bao nhiêu triệu lần. Tôi nói tu hành là lộ trình làm việc với 6 xúc_không sai. Tu hành là một lộ trình làm việc với 6 tưởng: sắc tưởng, thanh tưởng..._không sai. Một lộ trình tu hành hoặc là đời sống là lộ trình làm việc với 6 tư. Tức là 6 tư có nghĩa là nghiệp  trong lúc 6 căn làm việc đó. Tức là sắc tư, thanh tư, vị tư... Thì lúc đó , trong trường hợp mình nói tới tư là mình chỉ nghĩ đến tầng nghiệp thiện ác thôi. Khi tôi nhìn cái gì đó, từ khi tôi nhìn nó mà tôi tạo ra các nghiệp thiện ác thì lúc bấy giờ cái tư đó nó đi ra từ nhãn căn. Tôi nghe cái gì đó, có thích có ghét hoặc là tâm lành thì cái đó gọi là tư nhưng tư từ nhĩ căn.

22/07/2019 - 02:02 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh giảng KTC 6.60 Hatthisariputta 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia và các Kinh Khác (4-6)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta

22/07/2019 - 02:02 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Tôi ngửi cái mùi tôi ném cái vị tôi xúc chạm tôi suy tư, bất cứ lúc naog 6 căn tôi làm việc mà tôi có tâm lành hoặc tâm xấu, hoặc khó chịu hoặc dễ chụi. Cái lành cái xấu ấy được gọi là tư. Nhớ nhé. Như vậy toàn bộ đời sống này có thể nói là của 6 tư, 6 tưởng, 6 thọ, 6 xúc, 6 ái, 6 tư đều không sai. Các vị nghe kịp không. Mà tại sao phải xé nó ra như vậy. Bởi vì phải có xé ra chúng ta mới thấy được. Ồ thì ra mình là đồ ráp. Đó là điều thứ nhất. Đồ ráp chứ không phải đồ rác, chữ p với chữ c. Thứ hai là phải xé nó ra để mình dễ dàng nhận ra vấn đề. Như ngày hôm qua tôi đã nói rồi.  Có 2 cách giải quyết vấn đề: một là bạch hoá cho nó sáng, rọi sáng nó ra đừng có một góc khuất một góc tù che kín nào hết. Thứ hai là chẻ nhỏ chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết.



1. Rọi sáng từng góc khuất

2. Chia nhỏ vấn đề ra.



Đây là hai cách mà được dùng để giải quyết tất cả vấn đề trên toàn thế giới, trong vô lượng kiếp sanh tử. Có một điều là chúng ta làm được bao nhiêu mà thôi.  Hành trình tu hành và chứng thánh cũng chỉ là hành trình thực hiện hai cái này. Một là bạch hoá vấn đề soi rọi mọi góc kín. Hai là chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết. Ví dụ như: một vị tỳ kheo đắp y thì rõ ràng là đang thực hiện hai vấn đề này.  Một là bách hoá vấn đề. Có nghĩa là kể từ bây giờ đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, tâm tham biết là tâm thảm, sợ biết là sợ, giận biết là giận, thích biết là thích, tiếc biết là tiếc, thương biết là thương, đó là bạch hoá vấn đề. Và đồng thời đi xuất gia mình cũng chia nhỏ vấn đề. Chia nhỏ là sao? Hồi đó mình hay gom chung lắm, đời tôi thế này đời tôi thế kia, cắm đầu lo sự nghiệp, cắm đầu lo cho mái ấm, cắm đầu lo cho vợ chồng con cái. Rồi bây giờ, mình chia nhỏ nó ra. Khi đi sống hết mình với chuyện đi, ngoài ra không biết chuyện gì nữa hết. Khi sống hết mình với chuyện sống, ngoài ra mình không biết chuyện gì nữa hết. Khi ngồi hết mình với chuyện ngồi, ngoài ra không biết gì nữa hết.  Có nghĩa là chia từng phần từng phân ra để giải quyết. Không biết quý vị có hiểu không. Hello! Các vị có hiểu không.



1. Bạch hoá vấn đề

2. Chia nhỏ vấn đề.



Rồi, thì ở trong kinh này, cái chuyện đầu tiên Ngài nói là chia nhỏ vấn đề ra. Đầu tiên Ngài nói các dục, toàn bộ thế giới này chỉ cần nói đến dục là đủ rồi. Dục là muốn. Thứ nhất là gì ta, dục là thích thú trong cái này cái kia đúng không.



Rồi, thế đầu tiên hiểu đến cái dục là toàn bộ đời sống nói đến chữ dục là đủ rồi. Mà bây giờ mình tu hành trong cái dục là sao ta. Tôi nói gom lại: vô lượng vũ trụ với tất cả chúng sanh cùng tất cả vấn đề ở trong đó chỉ tập trung vào chữ dục này mà thôi. Không sai. Vì sao? Vì chính cái dục là ước muốn. Chính ước muốn dẫn đến hành động, hành động dẫn đến kết quả và kết quả chính là toàn bộ vũ trụ mà mình nhìn thấy mỗi ngày, đang sống trong đó, sống cùng nó với nó, bên cạnh nó. Quý vị có hiểu không. Tại sao có kẻ sinh ra làm con dòi con bọ, con trùn con dế, con chó con heo. Tại sao sinh ra có kẻ làm ông hoàng bà chúa, công hầu khanh tước, thầy chùa đủ đãng, kỷ nữ thương gia. Ở đâu ra vậy. Cũng là nghiệp. Một phần là nghiệp, phần lớn là nghiệp.



Cho nên, cái chuyện đầu tiên là nói đến dục, trước hết là nói về dục. Dục ở đây là gì, dục là muốn này muốn kia. Trong đây ngài nói dục có 5 loại, 5 thứ trưởng dưỡng. Dục ở đây có nghĩa là cái mình muốn khi mình nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Nhưng dục sai biệt là sao. Dục sai biệt có nghĩa là, tôi đã nói nhiều lần, cái thích trong đời này nhiều kiểu lắm. Do tiền nghiệp quá khứ, rồi cái gì nữa ta, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại. Nhớ nhe. tiền nghiệp quá khứ, rồi cái gì nữa ta, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại chính 3 cái này nó mới khiến cho mình mạnh về cái phiền não nào trong tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi. Mạnh về cái thiện nào trong tín, tấn, niệm, định, huệ. Thích nhiều về cái nào trong sắc, thinh, khí, vị, xúc. Các vị trong đây học toán chắc biết cái này. Chỉ cần xê dịch một cái nó sẽ ra một dạng. Dân giỏi toán làm cái này lẹ lắm. Thí dụ như do tiền nghiệp chúng ta phải làm người Việt Nam, chúng ta là nguyên cái room này nề, tổng cộng 50 người.



22/07/2019 - 08:00 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Đều do cái nghiệp gì đó giống nhau nên mình làm người Việt Nam. Nhưng vấn đề tiền nghiệp, mình giống nhau ở chỗ làm người Việt Nam. Nhưng mà sao, người Việt Nam ở miền nào, giới tính ra sao, nam hay nữ hay giới tính giữa. Có loại giới tính giữa nữa đó nghe. Giới tính vô danh đó, anh em..... Cho nên là người Việt Nam mà giới tính nào, vùng miền náo, lớn lên trong gia đình ra sao. Tới khuynh hướng tâm lý, có anh thì thích nhạc, có anh thì thích hoạ vẽ. Anh xài nhiều con mắt anh xài nhiều lỗ tai. Chưa kể trong cái đám anh mà thích con mắt thì có anh thích đi du lịch chụp ảnh, anh thì thích vẽ tranh, anh thì thích trồng hoa, anh thì thích chơi đồ cổ, anh thì thích chơi tiền xưa. Trong cái đám thích cảnh sắc là nó đã có 8 muôn 4 ngàn hạng trong đó rồi. Trong cái đám thích âm thanh nó lại cũng có 8 muôn 4 ngàn, có nghĩa là tôi muốn nói số nhiều đó. Vô số các trường hợp trong đó, nhé. Rồi thích mùi, thích vị, thích xúc, đó rồi thích suy tư. Đề tài thì có người thích văn hoá, xã hội, chính trị, tôn giáo, triết học. Các vị nghe kịp không. Xin lỗi! Cho nên từ cái chỗ 3 điều kiện tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại dẫn đến cái chuyện mình thích cái này thích cái kia. Mà chính từ cái thích đó các vị thấy dục trên các sắc, dục trên các thinh, dục trên các xúc. Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, mỗi phút giây nhớ dùm tâm niệm dùm điều này: những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về cho ta trong đời sau kiếp khác. Câu thần chú này phải xăm lên người chứ không phải viết xuống giấy đâu. Phải xăm lên người những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về nơi chốn nào đó cho ta trong đời sau kiếp khác. Đừng coi thường nó. Đừng có nói là tôi thích cái đó kệ tôi, làm cái gì mà đời sau kiếp khác. Sai. Tôi đã nói rồi, anh thích cái gì, anh ghét cái gì nó chưa đủ nhưng những hành động thiện ác đi kèm với cái thích cái ghét đó nó mới tạo ra cái lộ trình tương lại cho anh. Nhớ cái đó nhé. Rất là quan trọng nghe chứ đừng có nói tôi thích trồng hoa nơi góc vườn nhà tôi, tôi thích dọn dẹp nhà tôi làm cái gì ổng nói thấy ghê vậy. Nhà tôi tôi dọn chứ không lẽ để nó dơ như ổ chuột, có dọn thấy hay hay vui vui, cuối tuần hay về tôi dành thời gian dọn. Tôi thích dọn dẹp nhà, tôi thích hút bụi, tôi thích chưng bông cửa sổ, lau dọn ngoài bâng công, hành lang chút vậy đó. Đó là đúng. Thích nấu ăn, tôi không nấu thì chồng con tôi lấy gì ăn. Bà mẹ già, bố tôi lớn tuổi họ lấy gì họ ăn. Từ đó tôi thích nấu ăn. Mà làm cái gì đến mức thích nấu ăn , thích làm vườn, thích dọn nhà mà chưng dọn nhà cửa là một lộ trình sinh tử gì ghê vậy. Dạ thưa đúng. Anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Trong room có hiểu cái đó không ta. Vấn đề kẹt ở đó. Khi anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Thí dụ như tôi thích mát mẻ thì tôi ghét nóng nực. Mặc dù lúc này tôi không có nói cái nóng nực tôi chỉ nói mát mẻ thôi. Quý vị biết không? Tôi thích mát mẻ, tôi thích cao ráo, tôi thích rộng rãi, tôi thích thông thoáng. Tôi kể toàn cái thích thì quý vị sẽ hiểu ngầm là cái gì ngược lại cao ráo, ngược lại thông thoáng, ngược lại rộng rãi là trẫm đều ghét hết nghe. Và để giải quyết cái thích giải quyết cái ghét đó tôi đã làm bao nhiêu việc thiện ác đó quý vị hiểu không.



23/07/2019 - 01:33 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Quý ví đâu có biết tôi làm bao nhiêu cái chuyện giàn ác để tôi có nhà cao cửa rộng tôi về tôi hầy vợ, hầu con, hầu chồng, quý vị đâu có biết.  Cho nên quý vị đâu có ngờ cái chuyện tôi thích nấu ăn, cái chuyện tôi thích chưng dọn nhà cửa, cái chuyện tôi thích mặc đẹp, cái chuyện tôi thích đi shopping, kể cả cái chuyện là window shopping bên Mỹ kêu là window shopping nên Đức nó kêu là like cửa sổ đó, tức là đi nhìn thôi nhé. Thì đó cũng là một cái nghiệp. Bây giờ thích bản thân nó sẽ dẫn đến cái ghét. Mà thích ghét cộng lại nó sẽ hướng dẫn hành động chúng ta. Tin tôi đi. Mình nghe từng bước , chia nhỏ vấn đề mình mới giải quyết được. Bạch hoá vấn đề và chia nhỏ nó ra thì chuyện nào anh cũng giải quyết được. Bởi vì anh thấy thích ở đâu thì cái ghét núp lùm kế bên. Chính ghét và thích hướng dẫn hành động, hướng dẫn cảm xúc, hướng dẫn đời sống anh. Anh sẽ làm cái này cái kia để mà giải quyết cái ghét và cái thích đó. Theo đuổi cái thích và trốn chạy cái ghét. 



Cho nên, chữ dục ở đây nó lớn chuyện lắm. Cho nên ở đây Ngài mới nói đầu tiên dục là đam mê trong các trần, chuyện thứ hai là các dục sai biệt. Sai biệt nghĩa là nó thô, nó very very.... nó đủ loại hết trơn. Người thích sắc, thinh, khí, vị, xúc. Rồi trong cái sắc đó nó có thiên hình vạn trạng. Người mà dùng con mắt để thưởng thức cuộc đời đó, anh thì thích nhìn cái này, anh thì thích nhìn cái kia. Lỗ tai cũng vậy, chỉ riêng trong cái đám nghe nhạc thôi thì mình đã thấy là trùng trùng trong đó rồi nghe. Nghe nhạc tây, nhạc tàu, hay nghe nhạc ta. Nhạc ta là nghe nhạc gì, nhạc buồn, dân ca, cải lương, hồ bản, hát bội,  quan họ Bắc Ninh, mái nhì mái đẫy. Mình phải ý mình thích cái gì. Chỉ riêng nhạc không thôi đó thì mình đã thấy thiên hình vạn trạng. Cho nên dục sai biệt, mình phải biết dục sai biệt từ đâu ra. Từ cái suy tư sai biệt, sở thích sai biết dẫn đến các dục sai biệt.



Tiếp theo, dục dị thục là sao?  Tôi mới nói, mới vừa nói xong, khi mà cái thích của chúng ta không giống nhau thì dục dị thục có nghĩa là cái quả báo do các ước muốn đem lại cũng không giống nhau. Tôi đã nói rồi do anh thích cái này thì đương nhiên anh sẽ có cái ghét ngược lại. Tôi thề như vậy. Tôi thề bảo đảm như vậy. Khi anh thích cái này thì có bao nhiêu cái ghét ngược lại nó cũng đi kèm theo. Giống như là bánh xèo nó quất đống rau theo rồi đó, nào nưics chấm, nào giá, nào ngò gai húng lủi, tía tô, nào là đọt xoài non đọt củ sắn, củ dền, nó quất cho nguyên một đống là nó đi kèm với bánh xèo đí chứ không phải ít đâu. Bánh pizzaza nó không có rau nhưng thật ra nó cũng đủ thứ trong đó. Một cục bột mì nó sẽ đi theo với bao nhiêu thứ nó mới ra được cái bánh pizza chứ. Tôi nhớ hồi đó tôi mới qua Mỹ.



23/07/2019 - 03:35 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Tôi nhớ hồi tôi mới qua Mỹ, tôi gặp cái bánh pizza đó tôi đâu có dám nói, tôi nghĩ trong bụng, trời ơi sao nó giống cái đống mửa của ai đem đi nướng lại, nói thiệt như vậy đó. Tôi từng nghĩ như vậy, nhìn cái bánh pizza trời ơi nó giống cái đống mấy thằng xỉn mửa ra xong đem đi nướng lại đó, lút chút lút chút vậy đó. Ái da. Rồi, cho nên cái dục sai biệt hễ mình muốn tùm lum thì quả báo nó cũng tùm lum. Tôi đã nói rồi thích ăn ngon mà không tu hành sanh ra làm loài ăn tạp. Thích giữ của mà không tu tập sanh làm loài có hang có ổ có tổ chức có quần thể. Không biết có hiểu không ta. Thí dụ như có những loài bạ đâu sống đó, nhưng có những loài nó phải có hang, có loài phải có tổ. Quý vị có thấy loài chim, trong đó có những tổ chim mà nó làm công phu cực kỳ. Con chuột hải ly nó là bậc thầy kiến trúc. Có nghĩa là tất cả kiến trúc sư thế giới đều phải ngã nón cúi chào kính cẩn trước đồng chí hải ly một thứ chuột nước. Nó tầm tầm khoảng 1, 2 ký thôi mà nó giỏi cực kỳ. Và những công trình của nó đáng được xem là huyền thoại là hoang đường trong trí tưởng tượng của kiến trúc sư toàn hành tinh, là vì sao. Là vì khích thước, trọng lượng, điều kiện làm việc của nó không là gì so với những gì nó làm được, khi nó dựng tổ ở dưới nước. Nó lấy cây nó đóng cọc rồi nó làm tổ, phải nói là cái tổ của nó con người có đầu óc thông minh mà kêu làm cái tổ hải ly giống như vậy thì hầu hết phải quỳ lạy hết. Trời lạnh như cắt thì tôi hỏi nó làm kiểu gì thì không biết mà nó tha gỗ rồi nó làm sao mà nó ghim sâu cắm chặt ở trong sình để nó làm tổ. Cho nên, hoặc là tổ chim giòn giọt. Tôi nói cái này bà con muốn tò mò vô Google tìm tổ chim giòn giọt, ổ con hải ly, hoặc tổ chức từng đoàn quần thể bầy đàn của con ong con kiến con mối đó mới khiếp. Có nghĩa là thích sở hữu bất động sản nhà đất mà không tu đời đời sanh ra làm loài thích hang thích ổ thích tổ chức quần thể. Chứ không phải khơi khơi mà sanh vào loài đó. Không phải khơi khơi, nó phải có những cái thích cái ghét như thế nào đó nó mới dẫn tới cái nghiệp tương ứng. Từ cái nghiệp tương ứng cho nên nó mới có cái chỗ đi về tương ứng. Có những người họ khéo tay cực kỳ mà họ không tu hành gì hết họ làm những loài động vật cũng khéo cực kỳ. Tin tôi đi. Ở đây không biết trong room mình, khổ quá trong room bị cái hội chứng sợ sách đó. Khổ, không biết đọc sách. Chứ có nhiều loài trong thiên nhiên nó khéo cực kỳ, nó khéo mà mình chỉ có lạy nó thôi. Hoặc là do nhiều đời mình rất khéo tay nhưng không tu hành gì hết nên sanh làm cái loài nào đi nữa mình cũng tiếp tục khéo tay. Nhớ nhé. Đó gọi là quả dị thục. Mình thích cái gì thì chính cái đó là quả dị thục, nó sẽ dẫn đến, thích cái gì đó là dục, mà cái quả do nó đem lại gọi là quả dị thục. Dục dị thục. Thích tu thiền định thì về Phạm thiên đó chính là dục dị thục. Thích về các cõi dục thiên thì làm các hạnh lành thập thiện để đời đời sanh ra hưởng quả nhân thiên đẹp trai con nhà giàu, học giỏi, có nhan sắc, có quần là áo lụa, có lộc ăn, có quyền lực, có đời sống tình cảm như ý. Thì tất thảy những thứ này đều là dục dị thục. Có nghĩa là anh có muốn cái này cái nọ và anh có tạo công đức đính kèm. Còn không nữa là giống như bánh xèo không có rau vậy đó, chỉ là cục bột gạo thôi. Mà không có bột nghệ nữa thì thôi không biết lấy gì để ra bánh xèo nữa. Nó chỉ là cục bột gạo vậy thôi. Có người khá khá chút thì có thêm miếng nghệ, khá khá nữa thêm miếng dầu bỏ vào chảo. Nhưng quý vị biết không, cái bánh xèo mà không rau không nhân thì nó kỳ dữ lắm, dù bánh xèo chay đi nữa nó cũng phải có cái tùm bậy tùm bạ bỏ vô cho nó giống người ta nhé. Thì mình thích mà mình không có công đức thì giống như làm báng xèo thiếu gia vị, thiếu nguyên liệu vậy đó. Nó kỳ cục vậy đó, nó kỳ cục dữ lắm.



Rồi, tiếp theo là xúc đoạn diệt. Xúc đoạn diệt là sao? Xúc đoạn diệt nghĩa là từ đồng nghĩa với sự chấm dứt sanh tử. Vì sao? Vì tôi đã nói rồi, sanh tử là sự có mặt của 6 căn, 6 trần. Sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần chính là 6 xúc. Cho nên khi nói xúc đoạn diệt cũng có nghĩa là sự vắng mặt của 6 căn, 6 trần. Không biết trong room có hiểu không ta. Hello! Khổ thiệt chứ, các vị có hiểu không? Con đường dẫn đến sự kết thúc 6 xúc chính là con đường bát chánh đạo (tiếng pali). Đó là đoạn chú giải cô Giọt Mưa mới đưa lên, tôi liếc mắt tôi thấy. Đúng rồi. Có nghĩa là do các dục anh tạo tùm lum nghiệp. Rồi từ đó anh mới có 6 căn, 6 trần. Từ sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần nó làm nên 6 xúc. Đúng chưa.



Rồi, bây giờ nói rằng tu là để diệt trừ 6 xúc đúng không? Đúng.



24/07/2019 - 10:04 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Có nghĩa là, ý nói gọn của cái gọi là sự biến mất của 6 căn và 6 trần. Mà anh muốn chấm dứt 6 căn và 6 trần thì sao ta. Chuyện đầu tiên là anh phải dẹp 6 ái, anh không còn thích nữa. Khi anh còn thích, các vị ghi dùm tôi câu này: khi ta còn thích trong 6 trần thì đời sau ta tiếp tục có 6 căn. Ghi dùm tôi câu này đi, tôi lười quá, lười rồi, sắp hết giờ rồi. Khi ta còn thích trong 6 trần thì ta còn có 6 căn. Tôi chờ thử có ai viết không, tôi ghét viết quá. Khi ta còn thích trong 6 trần thì ta còn, nó bị gào quá chừng, gì mà ép quay phim khổ thiệt. Khi 6 căn còn thích trong 6 trần thì  ta tiếp tục tạo ra 6 căn trong kiếp sau. Thêm vô chữ kiếp sau. Khi kiếp sau ta có 6 căn thì coi như ta có hình hài đúng không, 6 căn là hình hài.  Vì nghiệp tham ái kiếp này mà ta có 6 căn, còn 6 trần của kiếp sau là gì thì tùy thuộc kiếp này ta phước hay tội nhiều. Quý vị hiểu không ta. Chắc phải ghi rồi. Do 6 ái trong 6 trần đời này mà kiếp sau ta có 6 căn mới, còn 6 trần của kiếp sau là bất toại hay như ý thì tùy thuộc phước tội cá nhân. Xong chưa ta. Thí dụ như là thích ăn ngon nhưng mà không có phước thì phải ăn cái món không ra gì. Quý vị hiểu chưa. Quý vị thấy có nhiều người trên hành tinh này cứ đến giờ đói hả chỉ có mì gói thôi.  Đến lúc đói chỉ có như bên châu phi, bên, Eritrea, Uganda.... Hoặc ngay bên bắc hàn của tôi nề, ông Uganda, somaliland... Nhất là châu phi nó đói nó chỉ có con trùng vỏ cây củ rễ mà nó quơ được. Tức là nó ăn cả những thứ có độc nữa. Quý vị biết không. Nó ăn cả những thứ có độc, cái rễ nào ngọt ngọt chua chua là ăn, con gì mà đưa cái lưng lên trời, ăn vô không cay, không khó nuốt là cứ nuốt. Nướng được là nướng, ăn sống được là ăn sống, các vị có tin không. Con người mình đó, minh khai mà vậy đó. Vì kiếp xưa cũng có 6 căn cũng có đam mê 6 trần nhưng không có cái phước tu tập. Cho nên bây giờ sinh ra cũng có 6 căn nhưng 6 trần của mình nó trục trặc, nó bị thiếu thốn nghiêm trọng, nghiêm trọng. Còn có nhiều người, mỗi người tùy đời sống vui lắm. Có nhiều người kiếp trước họ sống như thế nào đó bây giờ họ sanh ra giàu có mà hưởng không được.  Kẻ thì ăn được mà không có gì ăn, kẻ  được đồ ăn mà không ăn được. Tôi biết nhiều cái cảnh tang thương lắm. Ngày xưa ở Việt Nam nó đói như quỷ vậy đó ăn cái gì cũng ngon mà không có gì để ăn. Lúc đi ra nước ngoài rồi muốn cái gì cũng có  thì bác sĩ bảo calettoron nghe_nhịn, tiểu đường nghe_nhịn, cao máu nghe_nhịn. Coi như cấm hồi thằng nhỏ chỉ còn rau sống thôi. Mà cái thứ này tôi gặp một tỷ người. Tôi gặp một tỷ người rồi nó đông như vậy đó. Trong đám Việt Nam mình đó rất là nhiều, từ bên Mỹ con cháu toàn bác sĩ kỷ sư không mà bà già thì cứ tới giờ là cơm mà cơm không được gạo Thái, ........., ăn loại gạo tiểu đường á. Ăn rau luộc với nước chấm, nước tương phải pha loãng ra chứ ăn mà nó mặn quá ăn vô chết đó, bị lên máu mà đi luôn. Mà trước nhà thì nó đậu toàn xe Mercedes, Cadillac, rolls Royce, Lamborghini, Porsche, thứ dữ không, nội nhìn cái dàn xe là mình đã thấy cộng lại cả triệu rồi đó mà bà già  không ....... rau luộc chấm với nước tương pha loãng, các vị nghĩ coi có động trời không. Ăn mà ta nói nghẹn nghẹn, trợn trạo trợn trạo vậy đó. Đủ thứ loại hết trơn, mà là do nguyên thủy là gì. Là kiếp xưa cũng có 6 căn như người ta nhưng không khéo tu tập đấy. Vấn đề là ở chỗ đó cho nên đam mê trong 6 trần mà thiếu công đức đời sau sanh ra  cũng tiếp tục có 6 căn để có thân mạng mắt, tai, mũi lưỡi như người ta vậy đó nhưng mà 6 trần có vấn đề. 6 trần mà không được như ý có nhiều lý do lắm. Một là không có cái để hưởng phải hưởng cái tầm bậy. Còn hai là có cái ngon lành nhưng sao ta,  nhưng có thể nó trục trặc. Khổ quá, cơ thể nó trục trặc, coi như cũng xong luôn nghe. Còn bấy giờ là đã đúng 4h chiều, phải xin bà con cho tôi đi nghĩ. Tôi có một cái phước cũng là một cái tội. Phước là tôi có bị tận thế, có bị suy dinh dưỡng cùng cực nhưng mà ngộ lắm khi tôi dạy học, tôi thuyết pháp, tôi rất khoẻ. Cái hơi, cái phổi của tôi nó rất mạnh. Cho nên khi tôi có nghe một người quen nói là nhìn sư lờ đờ, khi mà ngồi giảng nó sẽ bật dậy giống như là, bật dậy giống như là người khoẻ mạnh vậy đó. Nhưng sau khi giảng xong đó, bà con về rồi thì tôi lê lết cái tấm thân tàn lụi đi về phòng nằm thoi thóp. Chuyện đó xảy ra nhiều năm nay rồi nhé. Bây giờ sẽ sửa soạn tôi lê cái thân già về phòng tôi thoi thóp đây. Chúc các vị một ngày vui. Và hẹn gặp lại ngày mai.

============================================
============================================
============================================

[Từ đây cho đến hai posts tiếp theo (#276-277) lặp lại từ post # 272, post đầu tiên, của bài giảng.]

Nhóm thứ ba là -  cực hiếm. Chính vì có vô minh trong bốn đế mới có các nghiệp thiện ác. Từ các nghiệp thiện ác mới có các tâm đầu thai vào các cõi. Có nghĩa là khi mình làm các nghiệp ác là mình đã tạo ra một lô tâm đầu thai về các cõi khổ, súc sanh ngạ quỷ, địa ngục, A tu la. Khi làm các việc lành là chuẩn bị tâm đầu thai vào các cõi vui, ví dụ như cõi người, cõi dục thiên hay cõi Phạm thiên. Như vâỵ nghiệp thiện ác dẫn đến tâm đầu thai về các cõi. Từ cái chuyện mình có tâm đầu thai mình mới có mặt ở các cõi. Khi mình có mặt ở các cõi thì mới có chuyện mình sở hữu các căn, có nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Bây giờ mới có vấn đề, càng lúc nó càng mở sâu và mở rộng ra.


Bây giờ trở lại kinh này, xúc là một phần riêng biệt, trong chú giải có nói xúc là một phần riêng biệt, xúc tập khởi là một phần riêng biệt, xúc diệt là chặn giữa cũng là một phần riêng biệt. Vấn đề ở đây ái là sự kết nối giữa ba phần riêng biệt ấy. Trong bản tiếng Việt: Ái là người thợ dệt. Dịch như vậy hoàn toàn không sai nhưng làm cái nghĩa nó tối đi. mà ở đây mình phải hiểu xúc là một phần riêng biệt, xúc tập khởi là một phần riêng biệt, xúc diệt là một phần riêng biệt, vì sao có cách nói này, lẽ ra chúng ta phải biết hễ có sáu căn mắt tai mũi lưỡi... thì không thể tránh sáu xúc hết, có con mắt thì phải có sự tiếp xúc với cái mình thấy. Có lỗ tai thì phải có cái để mình nghe. Cái để mình thấy là hình ảnh, là hình dáng là màu sắc, cái để tai nó biết đó là tiếng động hay âm thanh xa gần, dễ nghe hay khó nghe, rõ hay không rõ v.v. Như vậy có sáu căn đương nhiên là phải có sự tiếp xúc giữa sáu căn với sáu xúc. Vị Phật cũng vậy ngài cũng có sáu căn mà cũng có sáu xúc. Nhưng vấn đề ở ngài và mình khác nhau ở chỗ này. Ở Ngài, cái nào ra cái đó. Có nghĩa là ở Ngài, Ngài đang đi trên đường thì Ngài biết là mình đang đi, một cái lá rớt xuống, thì Ngài biết là cái lá rớt xuống, Ngài không có đi xa hơn mình. Còn mình thì từ cái chuyện chiếc lá rớt xuống mình thích hoặc là ghét, mình nghĩ đến bao nhiêu chuyện để mình thích để mình ghét. Thich là sao? Mình thấy trong một buổi chiều vàng nắng hạ có một chiếc lá vàng rơi trong một cơn gió chiều mát mát hiu hiu, nó gợi nhớ cho mình bao nhiêu là chuyện xưa, chuyện cũ, hoặc nó làm cho mình miên man hoài vọng vào một ngày mai trùng phùng tái ngộ với ai đó. Hoặc là mình đang đắm đuối miên man trong một buổi chiều vàng thiệt đẹp. Chỉ là một chiếc lá thôi mà nó dắt mình về một phương trời xô dạt. Phải nói là rối rắm như vậy, nhưng đức Phật thì không, Ngài đi chỉ là đi thôi, Ngài thấy chỉ là thấy thôi, cái lá chỉ là cái lá thôi, Ngài không có đi xa biền biệt như mình. Cho nên đối với Ngài, xúc là một chuyện rất là riêng. Xúc tập khởi có nghĩa là gì? Chữ "tập khởi" ở đây ám chỉ cho sự đam mê ở trong xúc. Giới có nghĩa là gì? Thật ra mình nói giới luật có thể nói tu xúc cũng được mà tu thọ cũng được. Tu xúc là hạn chế không để cho sáu căn làm việc, nó phải đối mặt với quá nhiều cảnh trần. Thí dụ như trong luật cấm, Tỷ kheo không nên gặp gỡ những hạng người nào, không nên xuất hành ra khỏi trú xứ vào những thời điểm nào, không nên lui tới những nơi chốn nào, nơi chốn, đối tượng, thời điểm. Trong thực phẩm, Tỷ kheo cũng vậy, có những món, tỷ kheo được ăn, có những món tỷ kheo không được ăn. Vào thời điểm nào Tỷ kheo được ăn, vào thời điểm nào Tỷ kheo không được ăn. Loại thực phẩm nào Tỷ kheo được ăn, và loại thực phẩm nào Tỷ kheo không được ăn. Nhớ kỹ, nơi chốn, thời điểm, đối tượng gặp gỡ, ăn, mặc cũng vậy, loại y áo nào Tỷ kheo được phép mặc, loại y áo nào Tỷ kheo không được phép mặc. Rất là kỹ, chỗ ở, trú xứ cũng vậy. Trú xứ có chỗ Tỳ kheo nên ở, có chỗ Tỳ kheo không nên ở. Như vậy toàn bộ giới luật nếu cần mình có thể nói gọn lại nó là một lộ trình làm việc với sáu xúc không có gì hơn hết. Có nghĩa là không để mắt của mình tiếp xúc với những cái không cần thiết, nó có thể gây phương hại cho đời sống tâm tư. Cho nên mình nói tu là tám muôn bốn ngàn pháp môn, là tam tạng, là ba bảy bồ đề phần, là bát chánh đạo, la tam học v.v. Nhưng mà nói gọn lại tu học là một lộ trình là một hành trình làm việc với sáu xúc.



02/07/2019 - 02:17 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Làm việc bằng cách nào? Cái nào để yên cái đó, thấy chỉ là thấy, đừng có suy diễn thêm nữa. Mình khổ là bởi vì mình suy diễn nhiều quá. Chỉ nghe một câu nói của ai đó mình về mình tơ tưởng, dệt mộng, thương nhớ, để mà tương tư, để hoài vọng ...Chỉ một câu nói để mình sống nhiều với tham. và có đôi khi chỉ vì một câu nói mình sống nhiều với sân. Có nghĩa là một câu nói mà người ta vô tình hay hữu ý mà tối mình về mình gặm nhấm, mình thấm thía, mình tiêu hóa một mình mình, nghĩ rằng họ nói như vậy là họ đã xúc phạm mình, họ làm tổn thương mình, họ đã coi thường mình, họ đã hạ bệ mình, v.v và v.v. Chỉ một câu nói thôi mình đi quá xa. Cho nên ở đây mới nói rằng, xúc là một cái rất riêng biệt, cái niềm đam mê trong xúc rất là riêng biệt. Xúc diệt là gì? Xúc diệt chính là mình tu làm sao để mai mốt đừng có sáu căn. Không có sáu căn làm gì có sáu xúc. Cho nên, xúc diệt ở đây chính là hành trình bát chánh đạo. Sẵn đây tôi cũng nói luôn, là tùy văn cảnh, tùy cái bài kinh mà ta hiểu có chỗ xúc diệt ở đây là sự biến mất của sáu xúc, có chỗ xúc diệt ở đây chính là Niết Bàn, tùy chỗ mà hiểu. Nhưng mà cái gì đã nối kết tất cả các thứ này lại? Cái gì là sự nối kết mấy cái này? Có nghĩa là chính vì chúng ta không có hiểu được mỗi thứ là riêng biệt mà chúng ta gom chung lại, chúng ta gắn lên đó một cái mark, một cái nhãn, đây là ông A, đây là bà B. Thay vì mình hiểu cá nhân nào, nam phụ lão ấu, đẹp xấu giàu nghèo, tất thảy đều là những phần riêng biệt cộng ghép nhau mà ra. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần không hề có một chiếc xe trong đống phụ tùng và không hề có một đống phụ tùng nào trong một chiếc xe. Có nghĩa là sao? Khi đã gọi là xe thì tất cả món phụ tùng đã được ráp lại hoàn chỉnh. Lúc đó, không được gọi là đống phụ tùng mà phải gọi nó là chiếc xe. Nhưng khi mình tháo rời nó ra từng phần thì chiếc xe biến mất, lúc đó chỉ còn đống phụ tùng. Ở đây cũng vậy, ở đây lẽ ra mình cũng hiểu từng phần, nhãn xúc nhĩ xúc từng phần riêng biệt, còn mình thì gom chung nó lại thành một đống, mình gọi nó là ông A, bà B, là tôi, là ta, là chúng tôi, là chúng ta. Ai mà đụng đến khối này tức là họ đã xúc phạm, họ đã làm tổn thương mình, lớn chuyện là ở chỗ đó. Và cái gì dẫn đến nhận thức đó? Chính là do Vô Minh trong Bốn Đế, từ vô minh trong bốn đế cho nên mới dẫn đến tà kiến, dẫn đến tham ái, tà kiến là thấy sai, tham ái là sự chấp chặt, đam mê, đắm đuối, mà hễ mà có đam mê đắm đuối thì đương nhiên phải có bất mãn. Bất mãn chính là tâm sân, bất mãn là một tên gọi khác của khổ. Chính vì vô minh trong bốn đến cho nên chúng ta mới hiểu lầm này nọ, và chính vì có hiểu lầm nên mới có ghét thương, mới có đam mê và bất mãn. Trong khi mình phải hiểu rằng mọi thứ nó là một phần riêng biệt. Ai? Cái gì đã gắn kết mọi thứ? Đó chính là ái. Nói vắn tắt, ở đâu có ái ở đó có vô minh, ở đâu có ái ở đó phải đương nhiên còn khả năng sanh tử. Cho nên sự kết nối ở đây có 2 nghĩa:



1. là kết nối giữa sáu căn vốn dĩ không tội lỗi với sáu trần vốn dĩ không tội lỗi, nhưng chính vì cái ái nó gắn kết hai cái này lại nó trở thành ra tội lỗi, thích một cái gì đó là một tội lỗi, bất mãn trong một cái gì đó cũng là một tội lỗi. Mặc dù nói theo ngôn ngữ thế gian thường tình, tội lỗi ngoài đời nó khác, tội lỗi là cái gì đó mà xã hội lên án, đạo đức lên án, pháp luật lên án, dư luận, quan điểm của quần chúng, thiên hạ lên án, cái đó mới gọi là tội lỗi. Nhưng riêng trong Phật pháp, cái gì mà nó do phiền não thúc đẩy, cái gì mà có thể tạo ra quả xấu ở đời sau thì cái đó được gọi là tội lỗi gọi là Bawa kamma, Akusala kamma. Ở trong đạo Phật rốt ráo như vậy đó. Theo như trong kinh Phật một ruộng muối cũng là muối, một lu muối cũng là muối, một muỗng muối cũng là muối, một hạt muối cũng là muối. Đó là Phật pháp, còn cái kiểu ngoài đời họ nói chữ tội lỗi phải là một tô muối, một thùng muối, một lu muối, một ruộng muối mới là muối, còn một muỗng muối, một hạt muối thì họ không kể. Nhưng đừng có coi thường một muỗng muối, có vị nào coi thường, các vị hãy tưởng tượng, trong một ly nước lọc, người ta bỏ vô một muỗng muối, đối vơi mình một muỗng muối nó nhiều hay ít? khó nói lắm. Ly nước lọc mà bỏ một muỗng muối vô thì hình như hơi nhiều, còn một hạt muối nhiều hay ít? Tôi nghĩ cũng tùy chỗ, có nhiều chỗ cũng lớn lắm không phải nhỏ. Thí dụ các vị đang ngủ, mà tôi bỏ một miếng muối hột trong miệng các vị, thì một miếng muối hột là hơi nhiều. Hoặc trong con mắt của mình, mình chỉ dính một xíu muối bột thôi là mình thấy 12 ông trời. Cho nên muối muôn thuở đều là muối, dù ít cách mấy, dù nhiều cách mấy cũng là muối. Tội lỗi dầu ít hay dầu nhiều cũng là tội lỗi. Nhớ rõ điều đó. Từ nay về sau mình khỏi hoang mang thắc mắc, mình không biết mình đi chùa mà tôi bực mình như vậy có tội hay không? Khỏi cần thắc mắc chỉ cần nhớ: "một muỗng muối để cạnh một lu đường thì muỗng muối ấy vẫn cứ là muỗng muối, một muỗng đường nằm cạnh một lu muối thì muỗng đường ấy vẫn cứ là muỗng đường." Đây là công thức rất là khoa học. Cho nên chính vì không có trí tuệ nhận thức hiểu biết trong bốn đế, không biết được mọi sự đều là khổ, không biết thích cái gì cũng là thích trong khổ, nên người ta mới tiếp tục đầu tư trong khổ. Chẳng qua là người ta trốn cái khổ này đi tìm một lối thoát bằng cách là đến với một cái khổ khác mà thôi. Điều này nếu không học Phật pháp thì ta không có biết. Cho nên xúc là một phần riêng biệt, và cái niềm đam mê trong ấy cũng là một phần riêng biệt. Mà sao có niềm đam mê ấy chính là vì có tham ái kết nối mọi thứ với nhau. 



03/07/2019 - 03:16 - chanvinghiem - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Cho nên trong kinh mới có cái giai thoại. Ngày kia có hai vị Tỳ kheo ngồi nói chuyện với nhau, một vị thì nói rằng tội lỗi trầm luân là do mắt tai mũi lưỡi mà ra, do sáu căn mà ra. Một vị thì nói tội khổ trầm luân là do sáu trần sắc thanh hương vị... mà ra, hai vị đó đều là phàm tăng. Có một vị cư sĩ thánh nhân đắc quả Thánh tình cờ nghe được vị đó mới xin góp ý: " Thưa ngài, mắt tai mũi lưỡi không có tội, sắc thanh khí vị xúc, những gì ta nghe thấy nếm ngửi đụng cũng không có tội. Cái tội ở chỗ chính là chúng ta khi mắt thấy tai nghe mà ta đem lòng đam mê, tội khổ trầm luân. Giống như con bò trắng rất là riêng biệt, con bò đen rất là riêng biệt. Sở dĩ hai con bò này dính chùm với nhau là vì nó bị kết nối bằng một sợi dây thưa hai vị". Câu chuyện này na ná bên Thiền Tông Bắc truyền có câu chuyện ngày kia Tổ Huệ Năng trong thuở cơ hàn vô danh, nghe hai vị tăng nói chuyện với nhau một vị nói lá cờ lá phướng phất phơ, vị kia nói do gió thổi phất phơ. Ngài Huệ Năng nói không phải phướng động hay gió động mà tâm các vị động. Các vị thấy nó động là nó động.



Thì ở đây mình thấy bài kinh này, xuống phía dưới cũng vậy, ở trên nói về xúc ở dưới nói về ba thời quá khứ hiện tại vị lai. Quá khứ đã đi qua hãy để nói trôi vào dĩ vãng, tương lai nó chưa đến hãy để tương lai ngủ yên, đừng quấy động tương lai. Hãy sống hết mình với hiện tại, nghĩa là sống chánh niệm. Tôi nói thiệt với bà con, khi bà con là một hành giả rốt ráo, bà con sẽ thấy chúng ta không có nhiều thời giờ để tưởng tiếc quá khứ, chúng ta không dư thời gian để hoài vọng tương lai. Chúng ta chỉ làm việc với hiện tại đã bở hơi tai rồi quý vị. Chúng ta chỉ ghi nhận hơi thở vào ra, ghi nhận cảm giác buồn vui, dễ chịu khó chịu, ghi nhận tâm thiện, tâm ác, ghi nhận mình đang muốn gì, mình đang bực mình với cái gì, mình đang đi đứng nằm ngồi, mình đang ăn uống nhai nuốt tắm rửa, co tay duỗi tay, mình đang mặc áo, mặc quần, tắm rửa, tiểu tiện, chỉ sống chánh niệm là mình đã hết thời gian rồi. Mình không có nhiều thời gian để tưởng tiếc quá khứ hay hoài vọng tương lai đâu quý vị. Nhưng chính vì kẻ phàm phu không có tu tập không có học hỏi giáo pháp, không có hiểu được cái đó, cho nên chúng ta làm mất cái hiện tại, bằng cách là đợi nó thành quá khứ mới quan tâm, hoặc là quan tâm quá sớm khi nó chưa đến. Cứ nghĩ nhiều về tương lai và tiếc nuối quá khứ. Một đời chúng ta là một đời lầm lỡ,một đời lỡ làng, một đời dỡ dang. Cái hiện tại để nó trôi đi, qua rồi thì tưởng tiếc, mà chuyện này xảy ra nhiều lắm quý vị. Khi chúng ta có nhau, chúng ta coi thường nhau, chà đạp nhau, xúc xiểm, báng bổ, chúng ta là tổn thương nhau, xúc phạm nhau. Khi mất nhau rồi chúng ta mới tiếc thương nhau, thì khi đó hình như đã muộn. Có bao nhiêu người con biết quý mẹ, biết quý cha, biết quý ông bà, khi mà các bậc trưởng thượng ấy còn sống. Đợi họ khuất núi rồi mới bắt đầu thấy tiếc. Tại sao bữa đó không chịu khó đi chuyến tàu trể hơn về để gặp, tại sao buổi đó sợ trời tối, tại sao hôm đó sợ tuyết rơi, tại sao hôm đó giận chi câu nói của mẹ, tại sao buồn phiền chi lời nói của cha mà không về, để rồi bây giờ họ đã về đất. Bây giờ có ra mộ nằm đó mà khóc ba ngày đêm thì có được gì đâu. Tại sao ngày xưa ngoại còn mình không thương ngoại, tại sao ngày xưa chị còn, anh còn, em gái mình còn mình không thương, để bây giờ mình đã mất họ, tại sao ngày xưa mình nói chi câu nói đó, tại sao ngày xưa mình nghĩ bậy về nhau như vậy. Tại sao ngày xưa mình có hành động kỳ cục như vậy. Chúng ta toàn là sống như vậy không thưa quý vị. Đa phần chúng ta dành phần lớn thời gian cho chuyện cũ, tiếp theo chúng ta dành thời gian cho trù hoặc toan tính cho tương lai. Không có ai mà sống hết mình cho hiện tại. Trong khi đó chúng ta biết rằng thời gian để mình sống chỉ là những gì đang diễn ra trước mắt, và khoảng thời gian ấy chỉ là từng tích tắc, tích tắc. Các vị nhớ cái này mới thấy run, ở đây trong đây phân tích rất là rõ, tương lai là cái gì đó rất riêng, hiện tại là cái gì đó rất riêng và quá khứ là cái gì đó rất riêng. Những gì ta thấy rất là riêng...



Lạc khổ cũng vậy, lạc là cái gì đó dễ chịu và khổ là cái gì đó khó chịu. Do quả lành đời trước bây giờ ta được hỷ lạc, do quả khổ đời trước bây giờ ta bị khổ ưu. Cái dễ chịu chỉ là dễ chịu đừng đi xa hơn nữa, cái khó chịu chỉ là cái khó chịu đừng đi xa hơn nữa. Đừng tiếp tục tạo nghiệp mới trên cái quả cũ. Câu này đáng để xăm lên người. Đừng tạo nhân mới qua quả cũ nữa, dầu quả này là quả lành hay quả ác. Bởi vì sao? Bởi vì chúng sanh không có tu tập thích làm ác hơn làm thiện, nhưng tới lúc chịu quả thì thích quả thiện hơn là quả ác. Đây là cái ngu thứ nhất. Cái ngu thứ nhất là thích làm ác hơn làm thiện. Cái ngu thứ hai là thích hưởng quả thiện và sợ quả ác. Bậc Thánh không có cái dụ thích quả thiện và sợ quả ác. Làm thì thích làm ác không thích làm thiện, tạo nhân thì thích nhân ác hơn là nhân thiện mà lúc hưởng quả thì khoái hưởng cái quả thiện hơn là quả ác. Cái này thì đương nhiên rồi. Cái ngu thứ ba là chúng ta đón nhận quả thiện bằng tâm tham và đón nhận quả ác bằng tâm sân. Tức là ngu triple, ba lần ngu. Cho nên ở đây ngài nói rất là rõ, Lạc hãy để nó là lạc, nó là một phần rất riêng. Khổ hãy để nó là khổ, nó là một cái rất là riêng, đừng nên dệt nó thành một cái gì đó hay ho là nó lớn chuyện lắm. Mình may mắn mình sinh ra mình đẹp, hãy để đẹp dừng ở đó đừng dùng nhan sắc làm các tội ác. Cho nên mình giàu có, thông minh, khỏe mạnh. Ok giàu thì giàu, hãy dùng cái giàu để tiếp tục làm việc thiện mới, chứ không phải dùng cái giàu đó để hưởng thụ để tiếp tục đam mê, chìm đắm, gục mặt cúi đầu trong đó để rồi tiếp tục vay thêm nợ mới cho đời sau. Cho nên ở đây nói rất rõ, quá khứ là cái đã qua, bỏ nó đi để tập trung vào hiện tại, tương lai là cái chưa đến quên nó đi để tập trung vào cái hiện tại. Nhiều người hiểu lầm cái này lắm. Tưởng đâu Phật là người chủ trương tu hành phủ nhận quá khứ không phải. Chúng ta quên quá khứ ở đây phải hiểu như thế này, đừng nghĩ về quá khứ một cách không cần thiết, nghĩ về quá khứ để mà tham để mà giận thì không nên, nghĩ về quá khứ để mà đau khổ thì không nên. Khi cần thiết chúng ta nhắc đến quá khứ vì đó là kinh nghiệm quan trọng, vì đó là một bài học quan trọng thì nên nhắc về quá khứ. Còn nếu nhắc về quá khứ để mà phiền não, để mà giận để mà sợ để mà ghen tuông, tị hiềm thì không nên. Tương lai cũng vậy, chúng ta tu Phật không phải là phủ nhận tương lai. Nhưng mà chúng ta không nên nghĩ về tương lai bằng cái kiểu hoài vọng, u mê, mù quáng của người không biết đạo. Đầu tư cho một cái mù mờ không thấy rõ thì cái đó không có nên, nhưng mà nếu chúng ta có những trù hoạch, những kế sách thông minh cho tương lai một cách cần thiết, đặc biệt ở đây tôi đang nói đến đạo giải thoát chứ tôi không nói đến chuyện làm ăn ngoài đời. Mặc dầu ở ngoài đời cũng vậy, chúng ta chỉ nghĩ hoài vọng về tương lai một cách cần thiết, chứ không thể nào một tay cầm một cập vé số mà cứ nhìn cái villa, một ngày nào đó mình có chiếc xe hơi đắt tiền, mình có một cái resort riêng tư thì cái đó thì hơi đi quá xa. Cho nên hãy nhớ ở đây bài kinh này rất sâu, đây dạy rõ rằng: sáu căn là sáu căn, sáu xúc là sáu xúc, sáu trần là sáu trần, đừng kết nối nó lại bằng niềm đam mê trong đó, chỉ là gieo khổ mà thôi. Tôi nói đi nói lại không biết bao nhiêu lần, đạo không phải là bôi tro trét trấu cuộc đời, đức Phật không nói xấu cuộc đời, ngài không có bi quan hóa cuộc đời, ngài không nói cuộc đời này là máu lệ, ngài chỉ nói rằng mọi thứ không bền. Chúng ta có đầu tư bao nhiêu thứ, chúng ta có giàu có, thông minh, có nhan sắc... thì rồi ngày sau chúng ta vẫn phải sống bằng tâm trạng của người lờ đờ tám mươi, một trăm tuổi, đó là chuyện trước mắt. Chưa kể chúng ta cú đam mê trong đó, một khi tắt thở rồi chúng ta về đâu chỉ có trời mới biết. Để làm con giun con dế. Dân xứ lạnh họ không biết nhiều về cõi trầm luân bằng dân xứ nóng. Bên Thụy Sỹ bây giờ kêu tôi kiếm được con trùn để mà bốc hai ba con làm mẫu rất là khó. Lạnh quá mà, lạnh mà nó sạch hết. Khi về Châu Á, cầm cái xuổng, cái bay xúc xuống đất là có biết bao nhiêu con. Ồ thì ra cõi trầm luân nó rùng rợn như thế này.



08/07/2019 - 02:56 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Bên Thụy Sĩ làm gì mà có chuyện nhìn xuống cống mà thấy lúc nhà lúc nhúc mà bên châu âu châu á đặc biệt sài Gòn bà cái thứ như còn ruồi con nhẹng lăn quăn trùn chỉ nó dày đặc ở dưới còn trên khô trên cạn thì chọt cái cái may cái thuỗng xuống đất moi lên là đủ thứ con, một đống lá mục, một đống phân là biết bao nhiêu con lúc nhúc loi nhoi ở dưới. Mình nhìn nó thôi mình mới thấy sợ. Tui nhắc lại: đam mê mà k tạo công đức thì chỉ có thể về những cảnh giới thấp kém tương ứng với niềm đam mê ấy. Có đam mê và có tu hành thì đời sau sinh ra được về các cõi nhân thiên tương ứng . Tui nói không biết bao nhiêu lần. Thích ăn ngon mà có tu hành sẽ sinh làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon mà không có tu hành sẽ làm các loài ăn tạp. Không biết trong rom có hiểu cái này không. Làm cái loài sống trong đống rác đống phân cái gì hôi là nó đều đậu lên hết. Cái gì hôi hôi, cái gì ẩm ẩm, cái gì tanh tanh, cái gì nhớt nhớt, cái gì dơ dơ là nó đều đậu lên hết, sống chui rúc ở trong đó. Có nghĩa là nó cũng thích thú đam mê nó ăn trong cái mùi vị đó chứ, nhưng vì nó không có tu cho nên nó làm cái loài như vậy đó.



08/07/2019 - 03:03 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Con người có tu hành, nếu có cái tập khí thích ăn ngon thì nó đưa họ về các cõi nhân thiên làm người có lộc ăn. Thích ăn ngon thích mặc đẹp, thích trang điểm thích vẻ bề ngoài mà có từ hành thì sẽ sanh làm người có nhan sắc có quần là áo lụa. Còn người thích đẹp thích chưng diện mà không tu hành thì làm các loài sặc sở diêm dúa loè loặc như vậy thôi. Cho nên bài kinh này dạy cho mình nhớ cái nào để y cái đó đừng có kết nối nó với nhau bằng cái niềm đam mê đắm đuối trong đó chỉ là chuốc khổ mà thôi nhé. Cái chữ cực đoan phải hiểu nó là một phần riêng biệt, và cái người dệt vải ở đây là sự kết nối. Bài kinh này rất sáng.



08/07/2019 - 04:42 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Mỗi thứ phải hiểu nó từng phần riêng biệt thì chúng ta không thấy lớn chuyện mà khi chúng ta nghĩ nó một khối, một đống, một tổng hợp thì lúc đó nó mới ra chuyện. Tôi nói hôm qua đó có hai cách để giải quyết vấn đề: một là bạch hoá vấn đề, là soi rọi không để lại góc khuất. Hai là chia nhỏ nó ra, vì mình không chia nhỏ nó ra thì rất lớn chuyện. Bởi vì ông ấy ác ý với mình, ổng ghét mình lâu lắm rồi, đây là cơ hội để ổng phan vào mặt mình , ổng phun vào mặt mình cái câu nói xúc phạm tổn thương như vậy,  đó là mình không chịu chẻ nhỏ nó ra như thế này. Ai không có lúc lỡ lời. Cái thứ hai con người mà có lúc làm con có lúc làm người mà phần con thường nhiều hơn phần người nhé. Mặc dù được gọi chung là con người nhưng phần người thường ít hơn phần con. Khi nào phần con làm chủ thì nói bậy, khi nào phần người làm chủ thì ảnh nói đàng hoàng, vậy thôi. Mình chia nhỏ vấn đề đó ra nhé. Nó bớt điên đi, chưa kể mình nói theo a tỳ đàm rốt ráo thì trong từng phút trôi qua  thân và tâm chúng ta luôn luôn biến diễn trôi chảy không ngừng từ tình trạng này sang tình trạng khác, chúng ta luôn luôn trở thành một cái mới nhé. Cho nên cái chữ puttha trong kinh có nghĩa rất hay. Putta có nghĩa là trở thành, chúng ta luôn luôn trở thành một cái gì đó. Rồi cái ái có nghĩa là  thisari (k biết đúng không) là người dệt vải. Chính từng cọng chỉ rời nhau nhưng được gọi là một tấm vải là bởi vì từng cọng chỉ ấy được gom lại, được kết lại được nối lại, được đan lại, được khâu lại, được gắn lại với nhau thành ra cái mà ta gọi là tấm vải. Ở đây cũng vậy, ở đời mỗi sự đều rời rạc, chúng do các duyên mà có, có rồi phải mất. Nhưng sở dĩ chúng ta có thích có ghét có thấy cái này quan trọng, cái kia nó lớn chuyện là bởi vì chính vì chúng ta đã đem cái nhìn phiền não của mình mà kết nó lại với nhau, chúng ta đem cái ngộ nhận của mình mà kết nó lại với nhau. Cho nên chúng trở thành quan trọng, chúng trở thành lớn chuyện. Và cái anh đầu dân trong sự kết nối ấy chính là tham ái. Ở đâu có có ghét có bất mãn ở đó có đau khổ. Như vậy, từ đó suy ra tham ái chính là cội nguồn đau khổ.



08/07/2019 - 07:51 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Tôi nói không biết bao nhiêu lần mà bửa nay ôn lại trước khi qua bài kinh mới. Tại sao nói tham ái là gốc của khổ. Có tới 1001 cái định nghĩa.



Do tham ái tức là do có thích nó mới dẫn đến một loạt cái khổ sau đây:



1. Do có thích nên mới đầu thai các cõi, do có thích nên có tạo các nghiệp thiện ác, từ đó đi về các cõi tương ứng. Đó là nghĩa 1: tham ái tạo ra tái sinh.



2. Chính do tham ái nó mới dẫn tới chuyện muốn mà không được. Bởi vì các vị tưởng tượng trong đời có bao nhiêu thứ các vị thích vậy, có rất nhiều, ít nhất là một triệu mà cái mình được thì được bao nhiêu trong 1 triệu ấy. Bao nhiêu trong 1 triệu tự quý vị hiểu nhé. Tui ghét nhất là mấy người mở miệng ra như thánh. Kỳ rồi tui giảng ở (..........k rõ) có cái bà nớ bã nói: con không thích cái gì hết sư ơi. Không thích cái gì hết thì một là bã xạo bậc thầy, 2 là bã ngủ bậc thầy bã không có thấy ra được. Thích chớ, mình thích tùm lum hết, ngay cả tu sĩ, các vị hỏi vị đó muốn sở hữu cái này, muốn sở hữu cái kia không. Giới luật đôi khi không cho phép sở hữu này nọ, quan điểm xã hội và cái nhìn của phật tử đúng là không đồng ý cho vị sa môn sở hữu cái đó. Nhưng bấy giờ hỏi thiệt, đóng cửa lại hỏi nhỏ ổng, coi ổng có khuấy cái đó không. Nếu mà gan thì ổng thích chứ, may mà tu sĩ đó. Như vậy trong đời này chúng ta biết đó vì tham ái nên chúng ta mới thích tùm lum. Trong bao nhiêu cái thích ấy chúng ta được bao nhiêu cái bất toại, chúng ta có bao nhiêu cái như ý. Chúng ta nghĩ kỷ lại đi.


Cho nên ái ở đâu là khổ ở đó. Thích là phải đi tìm, cái hành trình tìm kiếm là một hành trình khổ đau; tìm được rồi phải bảo quản gìn giữ nó lại là một hành trình gian khổ; bảo quản gìn giữ không được lại là một hành trình gian khổ; giữ được rồi nhưng mà mình lại không còn thích nó nữa lại là một hành trình gian khổ nữa. Tin tui đi, mấy cái đó là rờ đâu khổ đó. Muốn không được là khổ, muốn mà phải kiếm tìm là khổ, kiếm tìm không được là khổ, tìm được rồi phải giữ là khổ, giữ được rồi mà không còn muốn nó nữa cũng là khổ. Yes! Có trường hợp nớ: có được rồi vò ra nhìn nó ơn quá, là cái nhà mình không muốn ở nữa, cái xe mình không muốn nữa, cái người mà mình không muốn sống cùng nữa. Đôi giày đôi dép mình lỡ mua thì đem liệng được nhưng có nhiều thứ trên đời này mình chán nó rồi mà không biết làm sao giải quyết nó. Nhiều khi vác cái bản mặt của mình.  Mình soi gương mình thấy trời ơi sao mà xấu dữ thần vậy. Bây giờ làm sao đây lấy dao mà gọt nó hà. Cho nên, chúng ta cứ tưởng tượng cái cõi này hễ ái ở đâu là khổ ở đó.



Cái cuối cùng là, nó nhiều lắm tui chỉ làm gọn lại thôi. Tại sao thích là gốc của khổ, là bởi vì cứ một cái thích thì nó sẽ tạo ra vài ba cái ghét đối lập. Không biết trong rom có hiểu cái này không ta. Cứ một cái thích là nó luôn luôn đính kèm theo vài ba cái ghét. Tôi ví dụ: tôi thích êm ấm đây thì tôi sẽ ghét bất cứ cái gì không được êm ấm: chỗ ngồi, chỗ nằm, chiếc xe, chiếc tàu, bất cứ chỗ nào của tôi mà nó không được êm không được ấm như tôi muốn thì nó trở thành cái nguồn khổ cho tôi thôi. Mà chính là do tôi thích êm ấm. Tôi thích mát mẽ tôi không thích nực nội, tôi thích rộng rãi thông thoáng cho nên tôi không thích chật chội tù túng. Tôi thích ấm áp nên tôi không thích lạnh lẽo. Tôi thích cao ráo nên tôi không thích thấp lùn. Đại khái như vậy, tôi có thích cái gì đó thì đương nhiên tôi sẽ có cái ghét đối lập. Cái ghét không phải 1 đâu nghe. Tôi thích một cái gì đó thì tôi có 10 cái ghét đối ngược. Tin tôi đi. 10, 15,:20,25, 30, 45. Nhớ vậy đó. Cho nên hễ ái ở đâu là khổ ở đó. Phải xé nhỏ nó ra banh chành như vậy thì mình mới hiểu, ồ thì ra ái là gốc của khổ. Trong kinh gọi ái là người dệt vải. Ảnh về ảnh kết hết lại, kết cái này kết cái kia kết gom hết lại, dựng lên một cái tượng đài để mình thấy trong đó có tôi, có chúng tôi; có ta, có chúng ta; nó, chúng nó. Từ chỗ có bỉ thử mới bắt đầu có phe phái có biên giới: biên giới về địa dư lãnh thổ, biên giới dân tộc, biên giới về chủng tộc giống nòi, biên giới về văn hoá, về tôn giáo, về chính trị, về xã hội, vê tư tưởng. Và từ khi chúng ta nghe từ biên giới, các vị biết rồi biên giới đồng nghĩa với ngăn cách, mà ngăn cách là bắt đầu tương tranh. Nhẹ thì mâu thuẩn, nặng là chiến tranh là máu lửa là can qua, là binh biến nhé. Đấy, mọi sự từ đó mà ra, học cái kinh này là( nghe k rỏ.....) Hiểu sâu nó run gớm.


08/07/2019 - 01:29 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh giảng KTC 6.60 Hatthisariputta 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia và các Kinh Khác (5-6)


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta

8/07/2019 - 01:29 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Tiếp theo đó là bài kinh 62. Kinh cảm hứng.



Có một vị tỳ kheo kia đến hỏi ngài A nan có phải Thế Tôn dốc lòng trù rủa Đề bà đạt đa không. Trù rửa là sao? Trù rủa là con người ta đang ngon lành vậy Ngài nói con người ta đoạ địa ngục. Chữ dốc lòng này là (pali: xốc ba xa chê) là ác ý trù rủa. Ngài A nan thưa lại với đức Phật câu chuyện đó. Đức Phật có câu trả lời, Ngài trả lời ngài A nan. Này A nan! Tỳ kheo mà nói với ngươi đó là người mới tu hay tu lâu mà không có trí tuệ. Có nghĩa là một người như ta làm sao có thể trù rủa người khác nói chi là dốc lòng để mà trù rủa người khác. Này A nan, trước đây khi mà ta tuyên bố rằng Đề bà đạt đa sẽ bị đoạ là ta đã có cơ sở, có căn cứ. Ta thấy ở con người đó không còn có thể  cứu vãn được nên ta mới nói như vậy. Và ta nói như vậy không phải vì để trù rủa ai hết. Ngài vì lòng đại bi trong nhiều kiếp quá khứ chỉ vì cứu mạng Đề bà đạt đa mà dầu lúc đó Đề bà đạt đa đang là kẻ thù của ngài đó, kẻ thù đoạt mạng chứ không phải kẻ thù nhẹ nhẹ đâu, mà rất nhiều kiếp Đề bà đạt đa là kẻ thù đoạt mạng mà ngài còn hy sinh mạng sống để cứu Đề bà đạt đa nói gì là kiếp cuối cùng này ngài là vị Phật quý vị. Tui nói điều này trong rom này nhiều vị không có tin, nghĩ trên đời này làm gì còn người tốt như vậy. Xin thưa có như vậy. Tui tin. Tại sao tui tin. Bởi vì qua sử mình thấy có thánh Gandhi, có bà Teresa, đọc kỷ lại thánh Gandhi, đọc kỷ lại ngài Huyền Trang mình mới thấy. Và nếu mình đọc con người mà mình không tin thì mình đọc cái khác vô tri mình tin. Tại sao có kim cương. Nó phải trải qua thờ gian bao lâu đó có thể là hàng triệu năm, trong một nhiệt độ như thế nào đó, trong một tầng áp suất như thế nào đó mới thành viên kim cương thì con người cái nhân cách cũng vậy. Cái nhân cách của con người đó cũng là một quá trình trui rèn đào luyện, quá trình trui rèn thôi, thì ai cũng có khả năng trui rèn để trở thành kim cương cẩm thạch, còn không có khả năng trui rèn thì thành thứ tào lao. Hôm trước đi Miến Điện chúng tôi có đến thăm fossil.... Fossil là hoá thạch, chúng ta có dịp sẽ thấy rất là nhiều những thứ bộ hoá thạch cực kỳ đẹp, phải nói cực đẹp, đẹp lắm. Nhìn thấy từng cái thớ gỗ, cái vân gỗ rõ ràng sắc nét, không nghi ngờ gì hết, không sai chạy được. Nhưng nó nặng như đá nó cứng như đá và đương nhiên bấy giờ nó là đá. Nhưng nó phải trải qua một thời gian như thế nào đó, điều kiện như thế nào đó nó mới trở thành cái vật thể phi thường như vậy, đặc biệt như vậy, quý hiếm như vậy, đáng ao ước như vậy. Thì cái nhân cách của một vị Phật cũng vậy thôi. Trong kinh nói, tại sao lâu lâu mới có một vị Phật ra đời. Bởi vì tìm cái kẻ biết thương người đã là hiếm. Khoan, tìm cái kẻ mà biết tri ơn đối với người đã tốt với mình rất hiếm. Quý vị mở trong kinh ra xem có đúng vậy không. Cái người mà có khả năng tri ơn  là đã hiếm nói chi đến cái kẻ có khả năng thương một người dưng càng hiếm hơn. Chưa hết, thương một người dưng nó chưa hiếm bằng thương cái kẻ mà mình không ưa. Nhưng thương được cái kẻ mình không ưa nó dễ hơn là thương luôn cái kẻ không ưa mình. Không biết trong rom có phân biệt được mấy cái tui nói không ta.


Cái hạng thứ 2 là thương được người dưng không ân oán gì với mình hết, cái này hiếm hơn. Rồi cái thứ 3 thương được kẻ mình không thích. Nhưng cái kẻ thứ 4 mới mệt thương được kẻ không thích mình. Kẻ mình không thích nó nhẹ hơn kẻ không thích mình. Không biết trong rom có hiểu cái này không. Hai cái này nó khác nhau nhiều lắm.  Cái kẻ mà mình không thích nó nhẹ hơn kẻ không thích mình. Vậy mà ngài gặp ai ngài cũng thương hết. Trước hết ngài là người tri ơn là người biết ơn. Bồ tát có một đặc điểm tri ơn, đặc điểm của bậc hiền trí nói chung là tánh tri ơn. Ngài thương được người mang ơn đã đành, thứ hai ngài thương được người không ơn không oán gì hết. Bước 3 là ngài thương được những người ngài không thích, làm sao ngài còn là phàm phu mà có lúc ngài không thích chứ. Phàm mà có lúc phải có cái đó. Bước 4 là ngài thương được kẻ không thích ngài, không thích mà chưa có mưc độ rõ ràng. Còn bước 5 này là ngài thương kẻ không thích đến mức mà nó muốn giết mình. Từ vô lượng kiếp như vậy, ngài tu được cái hạnh đó.



1. Thương kẻ có ơn với mình

2. Thương người không ơn không oán với mình.

3. Thương kẻ mình không thích

4. Thương kẻ không thích mình

5.Thương kẻ không thích mà muốn giết mình.



Năm cái này mà làm được trong vòng vô số kiếp, vô lượng kiếp thì mới có thể thành Phật được. Ghê gớm vậy, khó lắm.  Chỉ riêng cái lòng tri ơn thôi đã không có rồi. Tri ơn thôi đó mà mình đã không có, quý vị đừng có nói với tôi rằng quý vị có cái lòng tri ơn. Tui không tin. Bởi vì mình có thể có đó  nhưng mà lòng tri ơn của mình nó dễ phôi phai nhạt nhoà. Nó dễ bị thử thách lắm. Ví dụ như tui nói nhiều lần rồi. Mỗi ngày tui cho quý vị 1.000 đô là và tui tới tui hầu hạ quý vị như là bà má ruột của tui.  Quét ngà, nấu ăn, chăm sóc từ cái lý trà cái đĩa trái cây tráng miệng, trước khi quý vị ngủ tôi quạt, tôi ngâm chân bằng nước nóng, tui kỳ cọ từng ngón chân, rồi tui để khăn tắm trên đùi tôi, tôi nâng chân quý vị lên tui lâu khô, rồi tui để quý vị vào giường, ở xứ nhiệt đới có muỗi thì tôi bỏ mùng giăng màn, quạt hâù ấm lạnh, mở quạt máy, chỉnh máy lạnh,  mở cửa sổ, khép nhẹ cửa. Hoặc tui nằm dưới chân giường chờ đêm hôm quý vị  có kêu gì hay không và mỗi ngày tôi đưa cho quý vị 1.000 đô la. Tui hầu như bà cố nội của tôi nhé. Và tôi làm như vậy suốt 10 năm trời, quý vị biết đâu có phải dễ



09/07/2019 - 11:18 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



10 năm trời tui hầu hạ quý vị như vậy đó, bất cứ ai trong rom này cũng vậy. Tui hầu hạ quý vị như bà nội của tui. Mỗi ngày tui dúi vào tay quý vị 1.000 đô la tiền tươi nghe. Đến năm thứ 11 tự nhiên tui không có như vậy nữa. Tui chuyển sang tui làm như vậy với người khác, tui làm y chang vậy đó. Tui cũng quạt hồng ấm lạnh, hầu hạ y chang vậy đó. Quý vị nghĩ quý vị có chịu nổi không. Các vị có chịu nỗi không, trước hết là quý vị buồn tủi giận hờn ghen tỵ, nhưng mà cái rốt ráo là gì, là không chịu nổi cái mặt của tui nữa, các vị chỉ muốn tui chết đi thôi. Còn cái chuyện 10 năm qua thì vứt đi không cần tìm hiểu lý do, không suy tư đắn đo. Cứ việc nghĩ rằng bây giờ tui đã có người khác, như vậy là chết đời của tui, tiêu đời của tôi. Trong khi đó các bậc hiền trí , bậc bồ tát thì không, một chén cơm cho ngài suốt đời ngài cũng không quên. Đừng nói 10 năm hầu hạ kiểu đó nhé. Còn phàm phu mình thì nó dễ ẹc, nó dễ quên nhé. Bản thân tôi nề, biết bao nhiêu người cũng giúp tui đó mà tui dễ kiếm cớ để quên họ lắm. Mà bản thân tui đâu phải là cái thứ mà đâm trâu thuốc chó cùng hung cực ác mà tự nhiên nó vậy, nó dễ quá. Họ cực họ khổ họ thương họ mến họ quý mình biết bao nhiêu mà chỉ cần họ có một cái gì đó làm cho mình phiền một cái là tôi đối với họ bấm nút, là xoá nhoà, là delete tức khắc. Mà tại sao tui nói lạc đề như vậy. Tui muốn quay lại ở đây là tui muốn nói Đức Phật  vĩ đại như vậy, làm sao có thể trù rủa Đề bà đạt đa. Nhưng mà ở đây, ngài muốn nói rằng trên đời này có những người, ở một bài kinh khác chứ không phải kinh này cũng nói về Đề bà đạt đa, ngài nói: có những người họ rớt xuống hố sình, có người  bị ngập tới mắt cá ta cứu họ được, có người ngập tới đầu gối ta cứu họ được, tới ngực ta cứu họ được, tới cằm, tới có ta cứu họ được. Có người ngập tới trán ta cứu họ được, họ còn ló lên búi tóc ta cứu được. Có cái búi tóc thì ta còn biết được ta nắm ta cứu. Nhưng có những người họ bị lọt xuống một sợi tóc cũng không ló lên thì làm sao người ta biết đường mà cứu cho được. Thì ở đây cũng vậy, trong kinh nói rất rõ. Có người ác nhiều hơn thiện, có người thiện nhiều hơn ác, có người thiện ác đồng đều. Có 3 hạng như vậy:



1. Thiện nhiều hơn ác

2. Ác nhiều hơn thiện

3. Thiện ác đồng đều 50.50



Thì cái hạng thiện ác đồng đều 50.50 cái hạng này cũng còn cứu được. Còn cái hạng thiện nhiều ác ít thì khỏi nói rồi. Nhưng cái hạng ác nhiều hơn thiện đó thì khó lắm. Bởi vì cái nhiều ở đây mình khó nói lắm.


Nhiều ở đây có nghĩa là 8/10 thì cũng là cái phần 10 nhiều hơn 8. Nhưng cái ác nhiều hơn ở đây thì có thể đó là 1/ 1tỷ, 1/1triệu, 1/ 1 ngàn khó nói lắm nghe. Có những người mà trong kinh điển Bắc truyền gọi là nhất xiển đề tiếng Phạn gọi là icchantika tức là nhất xiển đề_ vô phương hy vọng. Có nghĩa là từ occhan là hy vọng, ước muốn. Tika là đến tận cùng, chantika là kết thúc. Tộng cộng lại người nhất xiển đề là người hết hy vọng. Nhất xiển đề là âm tiếng Tàu.  Có những người như vạy, thì ông Đề bà đạt đa theo như kinh điển Nam truyền thì không có hạng này. Kinh điển Nam truyền không có người nào là nhất xiển đề hết. Có nghĩa là vấn đề này nó lâu thôi. Ví dụ như: 1 ngàn đại kiếp, 500 ngàn đại kiếp, 1 tỷ đại kiếp thì người này cũng có cơ hội đi lên. Ở trong Phật pháp mình không có tình trạng ai đó vĩnh viễn thiên thu thì không. Còn bao giờ thì chỉ có chư Phật biết chứ mình không biết.  Như vậy mình không thể phán ai là nhất xiển đề được. Tôi chỉ nhắc cho bà con nhớ chữ này để nói ông Đề bà đạt đa. Thời gian ông Đề bà đạt đa sơ phát tâm bồ đề lâu gấp đôi ngài Xá lợi phất. Ngài Xá lợi phất, ngài Mục kiền liên chỉ sơ phát tâm bồ đề  cầu đạo giải thoát trong một a tăng kỳ 100 ngàn đại kiếp. 100 ngàn có nghĩa là 10 lũy thừa 140 con số không.



10/07/2019 - 07:13 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Trong thời gian sơ phát tâm đến thời gian chứng quả thì ngài Xá lợi phất ngài Mục kiền liên phải mất một trăm ngàn đại kiếp. Trăm ngàn đây là con số lẻ. Riêng vị Phật độc giác thì phải mất hai trăm a tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Mà ông Đề bà đạt đa đã tu hai a tăng kỳ rồi đó quý vị biết không. Tu gấp đôi ngài Xá lợi phất, nhưng mà vì sao, ổng chỉ một chút tị hiềm với bồ tát Thích Cả Mâu Ni , chỉ một tị hiềm thôi, trong quá khứ ổng từng oan trái với ngài trong một lần làm ăn. Chuyện đó nó dài lắm, lười kể mất thời giờ lắm.



Trong một lần làm ăn ổng hiểu lầm ngài, ổng tưởng ngài là người gian tham vậy đó, mà thật ra ổng hiểu lầm 100% . Chuyện này không kể không được.



Chuyện ổng với ngài đi mua đồ cũ, đi buôn đồng nát, bán ve chai đó, thì ổng đi đằng trước ngài hơi khá xa ổng đi riêng ngài đi riêng thì ổng đi ngang cái nhà đó, thấy hai bà cháu nhà nghèo xơ xác đem ra cái mâm bằng đồng để bán kiếm được vài lít gạo vậy đó. Ổng nhìn cái mâm, ổng gỏ gỏ, lấy móng tay cạo cạo, ổng biết cái mâm này bằng vàng. Nhưng ổng tham ổng xấu quá đi. Một là nói thiệt, hai là ít ra ổng phải trả khá khá chút, đằng này ổng hỏi hai bà cháu muốn bán cái này bao nhiêu, thì hai bà cháu đưa ra số tiền, ổng bảo mắc quá không đáng giá với cái mâm. Tui tin cái điều đó, ở đời nhiều người xấu lắm, xấu tồi tệ, xấu hèn hạ, xấu gọi là hết bút mực để tả. Có cái loại người đó. Thì ông này quá tệ, tệ hơn vợ thằng đậu tập 5 nữa. Coi như là ổng nói đủ điều rồi đi, hy vọng làm màu như vậy, để lát nữa trở lại thay vì hai bà cháu đòi 5 đồng lát quay lại mình trả chừng đồng bạc thôi cho nó rẻ. Lúc ổng đi thì bồ tát Thích Ca vừa đi tới. Ngài cũng là người bạn đồng phường với ổng. Phường không phải là phường xã mà là cùng nghề buôn bán đồng nát như ổng. Ngài tấp vô ngài cũng rao ai mua ve chai đồng cắt bạc cắt cầu giao điện bàn ủi hư đồ vậy đó. Hai bà cháu nghe vậy mới đem cái mâm ra, bồ tát gỏ gỏ cạo cạo móng tay lên, bồ tát sững sốt người. Bồ tát mới bảo: Cụ ơi! Cái mâm này bằng vàng, cháu nói thiệt chứ hết trơn trong người của cháu, quần áo tiền bạc tiền lớn tiền nhỏ luôn 2 cái ghánh về chai này đưa hết cho cụ cũng không có đủ đó. Bà này bả nghe cái bã nói trời ơi, đói quá không có gạo ăn, bây giờ nghe vậy mừng quá. Thôi bây giờ cậu cứ đưa hết cái cậu có là được rồi. Tui mừng lắm, một phần tui thương cậu thật thà, chứ đâu như thằng cha mới hồi nảy chả nói cái này 3 xu 4 đồng 5 hào hà. Bồ tát nghe như vậy, bồ tát dốc hết đưa hết chỉ chừa lại một bồ đồ trên người thôi. Bồ tát lúc đó đổi đời luôn, về bỏ nghề ve chai luôn, nguyên cái mâm vàng mà lên ghế đại gia ngồi coi như đổi đời hẳn. Bồ tát ôm cái mâm đi, bồ tát đi ra bến sông ngài lên đò. Thì Đề bà đạt đa ổng đi một vòng ổng quay lại kiếm hai bà cháu. Thôi tui nghĩ kỷ rồi hai bà cháu cứ đưa cái mâm ra đây đi, bao nhiêu tôi cũng mua, kệ tội nghiệp thương quá người già trẻ con cơ nhở thiệt là cơ hàn đáng thương. Thì bà già bã nghe như vậy bả hoải ổng lắm, bã nói: tui nghĩ ông gian lắm, ông biết nó là mâm vàng mà ông không chịu nói ra ông trả mắc trả rẻ. Cái ông sau ổng thiệt thà lắm, ổng nói thiệt cho tui biết cái mâm này là mâm bằng vàng, ổng nói bây giờ ổng có đưa hết cho tôi những gì ổng có cũng không đáng nữa. Người ta buôn bán phải như vậy chứ. Bà già làm nguyên cho ổng một bài (cô ran). Ổng nghệ xong, ổng liệng hết đồ xuống, ổng tất tả chạy ra bến đò. Tại ổng biết bồ tát đi về hướng đó. Ổng ra tới nơi thì đò đã ra nửa sông, ổng kêu ới ới, ổng kêu trong cơn tuyệt vọng. Chứ còn nó vô lý lắm. Nó vô lý là vì sao, kêu lại để làm gì, anh buôn đồng nát tui cũng buôn đồng nát. Bây giờ anh mua được món đồ đó, mà tui mua hụt thì tui chịu thôi chứ. Nhưng tại vì ổng tiếc của quá, mặc dù ổng biết kêu lại không biết để làm gì, mà ổng cứ kêu. Kêu lại để làm gì, bồ tát đâu có giật mối của ổng đâu. Bồ tát cũng hiểu cái chuyện như vậy. Cho nên ngay chỗ bến sông ổng thề: Nếu còn kiếp sau thì nhà ngươi đi đến đâu ta cũng không tha. Cái mối này lớn quá mi đã phỏng tay trên của ta. Đời đời kiếp kiếp còn có tái sanh thì mi đi đến đâu ta cũng không tha.


Chỉ vì cái mâm đó thôi quý vị mà đời đời sanh ra gặp bồ tát là ổng không ưa. Có một kiếp luân hồi nọ, bồ tát làm con của ổng là một vị hoàng tử, ổng làm vua. Ổng vừa nhìn bồ tát, ổng vừa nhìn hoàng hậu bồng bồ tát là ổng kêu người đến giết liền. Ổng ghét quá ghét đi. Có chỗ này tôi phải làm cái nhân chứng sống cho bà con thấy.


12/07/2019 - 01:54 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Có một vài người ngộ lắm. Trong thời gian tôi đi dạy học, tôi vừa chớm thấy cái mặt của họ là tôi đã thấy ghét rồi. Nó kỳ như vậy đó, nó lạ lắm. Mặc dù họ không có ăn cái gì của cha mình hết, họ không chọc ghẹo gì mình mà mình thấy ghét. Họ mở miệng là mình thấy ghét. Và ngược lại tôi cũng vậy họ nhìn thấy cái mặt tôi là họ đã ghét. Ở đây Phật dạy rằng, hãy tu như thế nào đừng để mình trở thành một đối tượng vô phương cứu chữa. Đây, nguyên bài kinh chỉ có câu đó thôi. hãy tu như thế nào đừng để mình trở thành một người vô phương cứu chữa. Chỉ vậy thôi. Và một chuyện nữa, đừng có lấy cái bụng tiểu nhân mà đo lòng quân tử. Ông Đề bà đạt đa chuốc khổ gánh nạn chỉ vì ổng đem cái lòng dạ chật hẹp của ổng mà ổng nhận xét, ổng quan sát bồ tát. Đây là một điều rất bậy. Nếu mà huệ căn của chúng ta, cái túc duyên của chúng ta quá mỏng, nó không đủ để thành thánh thì chí ít chúng ta cũng nên nhớ một điều đó là: chính mình là người chịu trách nhiệm toàn bộ những gì mình nói, làm và suy tư.


Kẻ thù hại kẻ thù

Oan gia hại oan gia

Không bằng tâm hướng tà

Gây ác cho tự thân.


Không có kẻ thù nào nó ghê gớm, nó rùng rợn, nó khủng khiếp cho bằng cái bất thiện của chính bản thân mình. Kinh pháp cú dạy: Kẻ làm các việc ác, đời đời sanh ra bị ác nghiệp xưa chực chờ như kẻ thù rình rập sẵn. Gớm như vậy đó. Kẻ làm các các việc ác, đời đời kiếp kiếp sanh ra thì cái nghiệp xấu quá khứ nó chực chờ họ như kẻ thù rình rập. Kẻ làm các hạnh lành đời đời sanh ra được phước báo chờ đón như người thân chờ đón người thân đi xa trở về. Đây là như vậy. Tôi thích hai câu đó. Hai câu đó rất là quan trọng. Mình sống làm sao mà vừa lọt lòng mẹ là coi như bao nhiêu cái xui rủi bất hạnh nó chực chờ, nó đổ ập xuống đầu mình. Sống ác quá mà. Nhưng mình sống như thế nào mà để cho khi vừa lọt lòng mẹ là bao nhiêu cái may mắn nó chực chờ mình.


Quý vị biết tôi 50 tuổi, tôi khởi dựng Kalama. Tôi chỉ nói tôi đề xướng thôi, tôi không xây cất. Nếu như Kalama thành tựu thì đây là thành tựu duy nhất mà cũng là đầu tiên và cuối cùng trong cuộc đời của tôi. Và chính vì tôi không có một trú xứ như là người ta đồn đại. Ngày hôm qua tôi chỉ nó cho bà con thấy phía sau có bức hình Phật thôi, mà người ta cũng châm chích tôi đủ điều. Lấy thơ của tôi châm chích tôi mới ghê chứ, đủ điều hết. Mà đây không phải là trú xứ của tôi. Các vị có nhìn thấy bàn Phật này không, không phải của tôi. Đây là chỗ tôi tạm trú thôi. Chỉ có khác cái tạm trú mà không có xin giấy phép công an khu vực. Tạm trú đây có nghĩa là khi nào tôi về thì đây là cái chỗ tôi làm việc. Khi tôi đi thì sẽ có người tới lui chăm sóc xử dụng. Chứ còn quý vị thấy hai chậu hoa màu tím không phải là tông màu của tôi. Lan tui rất thích. Đúng, nhưng không có cái chậu lan tím này không phải của tôi, đây là dấu vết cho thấy không phải của tôi, mặc dù chỗ này tôi ở. Tôi về đây là tịnh thất của tôi.


13/07/2019 - 03:22 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Thì lần đầu tiên nếu như tôi làm được Kalama đó là chỗ đầu tiên đàng hoàng. Mặc dù một năm tôi về đó thì tới bây giờ tôi vẫn chưa biết về đó bao nhiêu phần trăm thời gian. Trong khi đó có những đứa bé ngay bấy giờ nó mới chập chững thôi là nó đã có 8 cái vila 15 khu đất vàng đang chờ nó. Các vị biết mà, biết cái đó mà. Các vị thấy rõ ràng. Mà đúng, khi người làm công đức đời đời sinh ra phước cũ chờ đợi như người thân đón đợi người thân. Người làm các điều ác đời đời sanh ra thì bị cái ác nghiệp  xấu quá khứ chực chờ như kẻ thù rình rập. Ở đây cũng vậy, có những người chưa thấy ánh nắng mặt trời là mình đã hiểu ngầm là có bao nhiêu cái khổ nạn đang chực chờ họ. Thí dụ như một bà mẹ lăn loàng trắc nết không ra gì, một người cha nhậu nhẹt bê tha chè chén  bài bạc, một cái đám anh chị của nó không nên thân thì chỉ cần mình thấy mẹ nó cái bụng lúp lúp là mình lo rồi. Trời ơi, sao cái chỗ này mà con chui vô làm gì hả con. Bố không ra bố, mẹ không ra mẹ, anh chị không ra anh chị, nhà giọt cột xiêu như thế này mà sao con lại đâm đầu vô chốn này vậy con ơi. Nhưng mà sao, do ác nghiệp xưa nó đẩy vào. Nghĩa là bao nhiêu khổ nạn trần ai khoai củ đang chực chờ nó phía trước, tương lai mịt mù của nó như là cuộc đời chị Dậu nhé. Trong khi đó có biết bao nhiêu đứa trẻ trên hành tinh này, ngay trong lúc nó nằm trong bụng mẹ, ngay trong lúc má của nó chưa chắc là có đậu thai không, chưa có chắc là trai hay gái thì nó đã có một đống gia tài bất động sản chứng khoán trong nhà băng đang chờ nó. Chực chờ nó để nó ra nó làm ông nội thiên hạ. Rõ ràng mình thấy khi người làm các hạnh lành thì đời đời sanh ra các phước nghiệp cũ chờ sẵn họ như người thân đón đợi người thân. Đề bà đạt đa là người tu hành rất nhiều, nhưng cái xui của ổng là ổng bị lạc lối một tí tị thôi quý vị. Ổng lạc lối, ổng đã gieo cái mầm thù oán với một người mà lẽ ra ổng phải thương vô vàn. Nhưng mà vì ổng ghét, bây giờ người đó là Phật ổng vẫn ghét người đó cho bằng được. Ổng ghét cho đến cái ngày cuối cùng, khi mà cận tử hấp hối ổng mới ngộ ra (có một chi tiết phong thần là ổng bị xin hồ, thì khối tử thần nó sụp ổng, tôi không muốn nói nhiều về cái đó) vì là trong duyên cận tử nghiệp của ổng, ổng ngộ ra một thứ, nhiều chuyện lạ lắm quý vị, khi người sắp mất đó cái đầu nó sáng ra, cái huệ căn mình tự nhiên nó rực chiếu ra, cuối cùng ổng hiểu ra. Có nhiều chuyện phải nói đến cuối đời mình mới ngộ ra, tuy nó muộn cũng còn hơn không, phải không quý vị. Thì lúc đó ổng chấp tay con xin lạy Phật, con xin lạy Phât. Nói lạy Phật thì tôi nhớ cái bà đó bã người bắc mà bã vô trong nhà thờ, bã chấp tay con xin lạy Chúa lạy Phật, con xin hướng lòng về Chúa, hướng lòng về cha. Thì ông này cũng vậy. Con xin lạy Phật lạy đấng Tối Tôn, không ai có thể hơn Ngài về lòng từ bi và đại trí. Có một truyền thuyết cho rằng, lúc đó ổng khấn: mai này xin chư tăng xài cái bình bát này hãy nhớ hình ảnh mà ổng bị vỡ sọ lúc cận tử, đại khái như vậy.


Trong kinh ghi rằng: một trăm ngàn đại kiếp nữa, ông sẽ trở thành vị Phật độc giác tên là (bút chí ta vi). Vua A xà thế cũng vậy, vua A xà thế lẽ ra đủ duyên chứng sơ quả trong đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng vì chơi thân với Đề bà đạt đa, bị xúi dại nên ổng đã giết cha. Và vì cái nghiệp đó nên ổng đã trể một chuyến đò chứng thánh trong đời Đức Phật Thích Ca và phải đến hai a tăng kỳ nữa. Có nghĩa là ông Đề bà đạt đa đi xong cái thời gian chẳn còn sót lại cái thời gian lẽ. Còn ông A xà thế là đi xong thời gian lẽ và còn dư cả thời gian chẳn là hai a tăng kỳ nữa ông A xà thế mới sẽ thành Phật độc giác. Khổ như vậy đó.


Tôi xin lỗi, ông A xà thế thành Phật độc giác hiệu là (bút khí ta vi..) Còn ông Đề bà đạt đa trở thành vị Phật độc giác tên là (áp bíc xa rô) bộ xương biết đi. Ở trong kinh nói, lúc ngài thành Phật, do cái nghiệp cũ nên khi thành Phật ngài ốm như bộ xương vậy đó, dị dạng dị tướng vậy đó, mà mỗi lần mở miệng ra là nó thúi cả một vùng như vậy đó. Đã dị tướng mà còn bị cái khuyết điểm nặng nề. Mở miệng ra là nó thúi cả một vùng như vậy. Cho nên, ngài không có muốn trụ thế để gieo cái nghiệp xấu cho chúng sanh nữa. Bởi vì chúng sanh một khi thấy ngài họ tha hồ phỉ báng. Tha hồ phỉ báng bởi vì đã dị tướng kỳ rồi còn bị cái khuyết điểm kỳ quái kia nữa. Cho nên, ngài đắc xong, ngài về núi đúng một tuần thì ngài tịch. Có nghĩa là ngài chưa kịp một lần đi khất thực vì không muốn gieo nghiệp xấu cho chúng sanh. Đắc đạo rồi mà chưa kịp một lần đi khất thực chỉ trụ thế một tuần rồi thị tịch luôn trên rừng sâu núi thẳm chứ không đi khất thực một ngày nào hết vì không muốn gieo khổ cho chúng sanh. Chúng sanh nó thấy nó phỉ báng nó coi thường thì coi như tàn đời của nó. Quý vị tưởng tượng đắc đạo rồi mà chỉ vừa đủ thời gian để nhịn đói trong một tuần thôi rồi thì chết. Cho nên hôm nay chúng ta có làm gì thì cũng nhớ dầu là con chó, con heo chớ đừng nói là con người, tôi nói lại nghe, con chó con heo đó mình không biết túc duyên, không biết cái đạo căn của nó là loại gì huống chi con người. Lỡ có hờn giận có ghen tuông có tị hiềm thì ra tay cũng chừa đường nhé. Đừng làm cho nó cạn tàu ráo máng mai này hai đứa có gặp nhau trên đường đời khó mà nhìn nhau. Hai là còn dòng sanh tử mà có tương phùng thì oan gia trái chủ mệt lắm.


Đó là xong bài kinh tiếp theo.

Bài kinh cuối cùng là bài Một Pháp Môn Quyết Trạch KTC 6.63 (post #279 - Việt ngữ, post #280 - Anh ngữ)

Bà con cho tôi nói cái này lạc đề một chút, nhưng mà rất là quan trọng.


16/07/2019 - 04:10 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Bài kinh Một Pháp Môn Quyết Trạch là một trong những bài kinh mà sẽ dược chúng tôi đưa vào ở trong cái quyển gọi là "Thiền Môn Nhật Tụng Kalama". Hiện giờ chúng tôi vẫn còn đang phân vân là bao giờ nên đóng khép lại cái bản thảo của quyển này. Cho tới hôm này thí số trang đã lên tới 600 trang rồi thưa quý vị. Và theo tôi nghĩ thì nếu mà nó lên tới 1000 trang thì cũng không phải là quá nhiều. Chúng tôi sẽ sẵn sàng in làm 2 cuốn. Vì sao? Vì đó là Tam Tạng tóm tắt - nội dung trong đó gồm tất cả những bài kinh mà tôi cho rằng khi ghép lại có thể đủ để làm nên cái diện mạo của Phật Giáo. Có rất nhiều những bài kinh mà chúng tôi lấy làm ngạc nhiên là đã không được nhắc đến trong cái sinh hoạt công phu thường ngày - nói chi là đem đi thuyết giảng - rất là hiếm. Lạ lắm. Tôi từng có dịp được cầm trên tay vài quyển kinh tụng của các đời, tức là cách đây mấy chục năm, cùng các quyển mới được biên soạn gần đây của Thái, kinh tụng dành riêng cho tỳ kheo, cho sa di, tôi cũng đã từng cần trên tay những cuốn kinh tụng của Phật giáo Khmer và đương nhiên tôi cũng đã từng cầm trên tay những cuốn kinh tụng của Phật giáo Nam Tông Việt Nam. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên là vì sao có quá nhiều bài kinh với nội dung cốt lõi, cốt tủy, tinh hoa lại không được bỏ vào trong đó; mà trong đó lại chèn nhét vào quá nhiều những bài kinh thuần túy về thần quyền. Thí dụ: "Con xin lễ chư Phật 28 chánh biến tri, 1 triệu chánh biến tri", "con xin oai lực của Tam Bảo hộ trì cho con được vô bịnh, được sống lâu", "con xin hồi hướng chư thiên, xin chư thiên hộ trì cho con được sống lâu, sắc đẹp, phát lộc, phát tài" ... tùm lum. Tôi rất lấy làm lạ là tại sao kinh điển quá hay mà vì sao minh lại cứ đi mà tụng tới tụng lui mà còn đem ra in mới gớm chứ. Mà những cái đó tôi xin nói rõ, các vị ở trong đây sẽ lấy làm ngạc nhiên là tại sao sư lại chê kinh đó, kinh mà sao ông sư này ổng dám chê? Tôi xin thưa - cái đó không phải kinh, không có trong chánh tạng. Những cái bài mà tôi nói có nội dung kỳ cục là do đời sau. Tôi xin nói thẳng luôn là vào đời nhà Thanh bên Trung Hoa có ông Ngọc Lâm Quốc Sư mà nhiều người Việt Nam đọc cái quyển Thoát Vòng Tục Lụy - quý vị tưởng là ông Ngọc Lâm Quốc Sư này là một nhân vật trong tiểu thuyết, một nhân vật huyền thoại. Không. Đó là một nhân vật lịch sử có thiệt. Quyển sách đó là quyển sách hư cấu. Đúng. Nhưng nhân vật đó là nhân vật có thiệt.


16/07/2019 - 04:25 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Một vị trưởng lão tôn túc của Phật giáo nhà Thanh, được nhà Thanh rất trọng vọng. Vị đó đã biên soạn ra những chương trình công phu cho Phật giáo tại trung Quốc thời nhà Thanh. Và những kinh kệ, kinh nào kinh nào đó thì được Phật giáo Việt Nam giữ nguyên lại như: tụng chú đại Bi, tụng chú lăng nghiêm gì đó vào kinh sáng, kinh khuya, hô canh, kinh chiều gì đó. Toàn bộ những cái đó phần lớn là do Ngọc Lâm quốc sư bên nhà Thanh sắp đặt mình tha về mình xài. Còn kinh mà lễ bái Tam Bảo bằng tiếng pali của người Thái , người Campuchia, người Việt Nam, đương nhiên Việt Nam mình là tự biên và phật giáo Nam tông từ Campuchia về, là nguyên thủy nữa đó thì rất nhiều bài tụng, ngay cả bài này trước bài này sau là đa phần những bài tụng do một vị hoàng tử Thái Lan đi xuất gia (nghe k rõ........). Ngài đi xuất gia, ngài giỏi tiếng pali rồi ngài biên soạn. Đó là do ảnh hưởng chính trị, ảnh hưởng kinh tế. Những bài dĩ nhiên Thái Lan, Campuchia họ tự nhận cái tinh thần nhược tiểu, thì tình thần nhược tiểu ấy  nó thấm luôn trong cái giới tăng sĩ. Và người ta lại thấy cái đó nó hay. Mà mình thích Trung Quốc thì thấy cái gì Trung Quốc cũng hay. Mình thích Mỹ thì cái gì của Mỹ cũng hay.

16/07/2019 - 05:44 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giản

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh giảng KTC 6.60 Hatthisariputta 6.61 Con Đường Đi Đến Bờ Bên Kia và các Kinh Khác (6-6)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta

6/07/2019 - 05:44 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Nhân vật Ngọc Lâm Quốc Sư là nhân vật có thiệt. Một vị trưởng lão tôn túc của Phật giáo nhà Thanh, được triều nhà Thanh rất là trọng vọng và vị đó đã biên soạn những chương trình công phu cho Phật giáo Trung Quốc. Rồi những cái tiết kệ, kinh nào là kinh nào, lại được Phật Giáo Việt Nam đã giữ đúng nguyên như vậy. Thí dụ: tụng chú Đại Bi, tụng chú Lăng Nghiêm v.v... Kinh sáng, kinh khuya, hô canh, kinh chiều gì gì đó. Phần lớn những cái đó là từ cái sắp đặt của ông Ngọc Lâm Quốc Sư bên nhà Thanh Trung Quốc - rồi người Việt mình lại tha về mà xài. Còn kinh lễ bái tam bảo bằng tiếng Pali mà mình thấy của người Thái, Campuchia và Việt Nam, đương nhiên - Phật giáo Nam Tông ở Việt Nam là từ Campuchia đưa về. Nguyên thủy có rất nhiều bài tụng, cách thức, bài nào trước bài nào sau trong đó, đa phần trong đó là do một vị hoàng tử Thái Lan đi xuất gia, ngài giỏi tiếng Pali và ngài mới soạn những cái bài tụng đó cho Phật giáo Thái. Rồi dưới ảnh hưởng chính trị kinh tế của Thái Lan thời bấy giờ, những người Campuchia tự nhận họ là thuộc nước nhược tiểu - và cái tinh thần nhược tiểu đó nó thấm luôn vào giới tăng sĩ và người ta lại thấy mấy bài tụng đó nó hay. Cũng như người Việt mình vậy. Thích Tàu thí cài gì của Tàu cũng hay. Thích Mỹ thì cài gì của Mỹ cũng hay. Mặc cái áo mà có cái lá cờ Mỹ nhỏ xíu bằng cái móng tay cũng hãnh diện. Cuối tuần dắt con đi ăn hamburger, hay ăn pizza, cũng hãnh diện. Thí dụ nu vậy. Trong nhà có cái xe máy của Tàu cũng hãnh diện, có xe Honda của Thái ráp cũng hãnh diện. Có nghĩa mình trong cái tâm thức nhược tiểu thì mình cứ hay thờ tùm lum lắm. Quý vị biết không?

Lẽ ra kinh điển thì cứ lấy Tam tạng chú giải ra mà đọc, đọc cho tới chết cũng chưa chắc đã hết. Đằng này thì lại vì cái tâm thực nhược tiểu mà Phật giáo Campuchia, Phật giáo Lào, rồi lây đến Phật giáo Việt Nam đã mặc nhiên chấp nhận đem thờ luôn mấy cái bài kinh công phu đó, toàn bộ là của Thái Lan người ta soạn ra. Rồi mình cứ tha về mà mình đọc, mình tưởng đó là hay.

Ở đây tôi xin các vị nhớ giùm một điều: lễ Phật, niệm Phật, tin Phật, kính Phật, thờ Phật, lạy Phật ... tất cả đều là cái hay. Nhưng mà hãy nhớ là Phật đã dạy cái gì, Phật đã hành trì cái gì và Phật muốn mình tu cái gì thì phải nhớ giùm cái đó. Chứ không giành quá nhiều thời gian ăn rồi để mà réo gọi mà tán thán hoài.

Quý vị hãy mở giùm tôi cái bài kinh nhật tụng mà xem. Xem coi trong đó coi có nội dung tu hành được bao nhiêu? Toàn là cầu, khẩn, nguyện, lạy lục không. Mà hễ tôi nói cái điều này ra là chúng chửi. Nó khổ như vậy đó.

Cái khổ của người Việt mình là hễ mình có vấn đề thì được, nhưng mà cái thằng nào, con nào mà nó đụng tới cái mụt ghẻ của mình là minh đau, mà mình đau là mình dộng cho nó chết nó luôn. Đó là một cái dân tộc tính rất đáng buồn của người Việt mình, quý vị thấy được không?

Nhiều người hiểu lầm nói là tôi hay bài khích, Không phải vậy. Nói theo đạo là lòng đại bi. Nói theo ngoài đời thì phải nói là do ưu thời mẫn thế, vì cái tâm tình hướng về dân tộc đất nước mà tôi nói. Mà vô tình nó gieo rắc những hiểu lầm rồi đâm tạo ra các rắc rối dạo sau này. Trong khi người ta cứ bình tĩnh lại và nhớ rằng tôi mập béo gì khi tôi chỉ trích những cái này cái kia? Tôi chỉ nói cái sự thật mà.

Cho nên tôi liếc thấy bên Làng Mai (ở Paris của thấy Nhất Hạnh) họ cũng có sách nhật tụng riêng. Tôi thấy bên chư tăng Huyền Không họ cũng điều chỉnh lại các nghi thức về Tam Bảo và dĩ nhiên cũng quẩn quanh các nội dung ở Việt Nam nhưng các vị đó họ lại sử dụng thể văn vần (thể thơ - thí dụ lục bát hay song thất lục bát, hay ngũ ngôn ... ) Việt Nam mình thì đa phần tụng kinh văn xuôi.

Tôi xin tuyệt đối nhấn mạnh và xin quý vị hiểu giùm là ở đây không hề có cái riêng. Phật Giáo còn tồn tại là vì chư tăng không có thích có cái riêng. Một khi mà chư tăng quá mê cái riêng thì cái chung sẽ bị lãng quên. Cái lá cờ của Kalama hay cái quyển kinh tụng của Kalama hoàn toàn là cái chung. Tôi muốn kéo níu mọi người hãy lìa cái riêng mà trở về với cái chung mà chúng cũng chửi tôi nữa. Khổ quá mà. Khổ quá! Thí dụ tôi đem trích các bài kinh hay thiệt là hay trong chánh tạng, mà tôi cho là cốt lõi tinh hoa của đạo Phật đem về để chị em trong khu xóm sớm hôm công phu tụng với nhau để mà nhớ Phật dạy cái gì và thế là lại bị chúng chửi là tại sao không xài các quyển hộ tông của ngài Pháp Tri. Thế có khổ không? Họ tưởng cái đó là cái chung. Tôi lạy các bố. Cái đó không phải là cái chung. Đó là một mãnh vụn riêng tư của một giáo bên Campuchia.

Cái chung ở đây phải là cái gì trong tam tạng chánh điển, là cái gì mà người Nhật, người Anh, người Đức, người Mỹ, người Pháp họ biết tới kìa. Chứ mấy cài bài tụng Pali của riêng Thái lan, Tây, Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Do Thái họ có biết hay không? Dạ thưa, Không!



16/07/2019 - 06:38 - caoxuankien - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Cái gì mà 26 thế kỷ qua các thế hệ tăng và tục trên toàn cầu đã biết tới, tôi gọi cái đó là cái chung. Còn những cái phần bài tụng soạn mới cách đây hai ba trăm năm tôi xin thưa các vị nên nhớ giùm cái đó. Và khi các vị muốn chửi ai thì làm ơn mình ngó dọc, ngó xuôi, nhìn lên, nhìn xuống giùm một cái nhé.

Thì cái quyển nhật tụng Kalama tôi nghĩ có thể lên tới một ngàn trang. Bây giờ thì đã có 600 trang. Nhưng phải 1000 trang mới phỉ, mới hết cái lòng của tôi. Một bên trang là bản tiếng Pali, bên kia là tiếng Việt. Bản Việt thằng Tèo thằng Tí nào dịch cũng được miễn là phải có bản kinh Pali nằm cạnh một bên. Tôi gọi thằng Tèo thằng Tí tôi cố ý, chứ không phải vô tình đâu. Có nghĩa là nếu người dịch là nhân vật vô danh cách mấy cũng được, miễn là có bản kinh Pali nằm cạnh một bên. Kinh Người mù sờ voi cũng phải có bản Pali. Kinh Cái trống Anaka cũng phải có bản Pali.

Cái trống Anaka là sao? Phật dạy là ngày xưa có một cái trống rất là nổi tiếng, gọi là trống Anaka, giống như trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn của mình vậy. Rồi cái trống đó khi bị hư thì được người ta chấp vá, chấp vá hoài - nhưng cái tên cũ vẫn còn. Ngài tiên đoán sẽ có một ngày lời dạy của Ngài sẽ bị thay đổi, sẽ bị thêm thắt rất là nhiều - nhưng mà trên danh nghĩa lại vẫn được gọi là lời Phật dạy, hay là "Phật ngôn", "Phật giáo", "Phật học" ...

Những bài đó phải được đăng trong đó với phần tiếng Pali và kèm bản dịch tiếng Việt.

Kinh Kalama, kinh Sim Sapa, kinh Vô Ngã, kinh chuyển Pháp Luân, kinh Nhất giả Hiền giả, kinh Karimamanda, kinh Thất Giác Chi, kinh Tứ Niệm Xứ, kinh 12 duyên khởi, và kinh 24 duyên hệ - trong bản dịch mới.

24 duyên hệ

Một điều tôi rất lấy làm tâm đắc là phần 24 duyên hệ. Đây là một bộ phần giáo lý mà tôi cho là đỉnh cao của trí tuệ. Trong kinh nói khi Thế Tôn giảng 24 duyên hệ thì Ngài giống như một kình ngư bơi lội ở một vùng biển sâu rộng nhất của đại dương - chỉ có bài giảng 24 duyên hệ mới làm phỉ được cái trí toàn giác vô ngại của Ngài mà thôi.

Thì ở đây cái giáo lý duyên hệ có hai phần:
  1. một là phần mẫu đề (từ Đức Phật),
  2. hai là phần diễn dịch (từ ngài Xá Lợi Phất).


Chúng tôi sẽ có bản dịch mới. Trong quý vị sẽ có người nhảy nhổm lên hỏi là đã gọi là mẫu đề mà sao cần có bản dịch mới? Xin thưa có thấy mới tin. Phải thấy mới tin. Dịch như thế nào để cho một người mò củ khoai củ ấu dưới đồng đem lên đọc vẫn hiểu. Đó là tâm nguyện lớn nhất của chúng tôi.

Kalama sẽ là một sân chơi cho những học giả có lòng cầu đạo là chỗ đó. Nghĩa là 24 duyên hệ phải dịch như thế nào, dùng ngôn ngữ như thế nào mà một người móc củ khoai củ ấu, bán vé số bên lề đường, chỉ cần biết chữ ráp vần đọc vẫn hiểu. 

Tôi xin giới thiệu nhẹ qua nội của 24 duyên hệ để bà con trong đây biết 24 duyên hệ là cái gì. "Vạn hữu, vạn vật, vạn sự ở đời đều do duyên mà có - không có cái là ngẫu nhiên; cũng không phải do một đấng cao siêu khuất mày khuất mặt tối cao nào sáng tạo mà mọi thứ đều là do các duyên tạo ra." Đó là cái tinh thần gọn của 24 duyên. Thì trong 24 duyên nó nói cái gì?

20/07/2019 - 02:32 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tôi chỉ lấy ra mấy duyên thôi.
  1. Mọi sự ở đời phải được hộ trợ từ các điều kiện nó mới có mặt,
  2. cái gì ở đời này nó cũng là cái duyên của vô số những cái nhân khác
  3. và bản thân nó lại là nhân cho vô số cái quả khác.

Không biết nói vậy có hiểu không ta. Bắt đầu nó hơi chống mặt rồi đó. Các vị nghe cho kịp nghe.

  1. Cái gì ở đời nó cũng được tạo ra bởi vô số điều kiện
  2. và bản thân nó lại là điều kiện để tạo ra vô số cái khác.
Khi hiểu được cái này chúng ta có được những cái rất hay.
  1. Thứ nhất chúng ta sống có trách nhiệm hơn, bởi vì chúng ta thấy rằng một câu nói, một suy nghĩ của mình có thể là điều kiện tạo ra vô vàn những tốt xấu khác. Cho nên thứ nhất chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn.
  2. Thứ hai khi hiểu mọi sự đó duyên thì cái lòng của chúng ta có khả năng buông bỏ.
Kính thưa quý vị, nhé. Thì trong 24 duyên tôi sẽ kể 4 duyên mà tôi cho là dễ hiểu nhất, không cần giải thích nhiều.

  1. Thứ nhất có trường hợp nhân có trước hậu quả có dâu gọi là tiền sanh duyên.
  2. Thứ 2 hậu quả có trước nhân duyên có sau gọi là hậu sanh duyên.

Như vậy thì có trường hợp a giúp cho b bằng cách có mặt trước gọi là tiền sanh duyên. Ví dụ như do có bếp củi nên mới có khói, thì bếp củi là duyên có trước rồi khói là quả có sau, gọi là tiền sanh duyên. Nhưng hậu sinh duyên là sao, nhân có sau tức là sao, chiều nay nhà mình có khách nên bây giờ mình phải nấu ăn, do nấu ăn cho nên mới có khói. Như vậy chiều nay có khách, khách là nguyên nhân nhưng hậu quả là nhà mình có khói, nhà mình có nấu ăn. Trong room có hiểu không.

Một là nó có mặt trước để hộ trợ cho cái sau, nhưng có khi nó có mặt sau để hộ trợ cho cái trước đó. Rồi trường hợp thứ 3 là nhân quả phải có mặt cùng lúc. Thú dụ bác sĩ và bệnh nhân. Không bao giờ có chuyện có bác sĩ mà không có bệnh nhân, chuyện đó không bao giờ có. (Ông... nghe k rỏ....) nói: khám bệnh là phải có bác sĩ và bệnh nhân chứ không thể nào có bác sĩ mà không có bệnh nhân thì đâu gọi là khám bệnh. Khám bệnh là bác sĩ và bệnh nhân cùng có mặt.

  1. Trường hợp này gọi là nhân quả cùng có mặt gọi là câu sinh duyên.
  2. Trường hợp thứ 4 mới ghê, gọi là vô hữu duyên.
Có nghĩa là:
1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước.
2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau
3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt.

Tôi thích mấy cái này lắm. Giúp nhau bằng cách vắng mặt là sao. Các vị hiểu rồi chứ. Chính vì không có a nên b, c, f mới có mặt. Không biết nói thế quý vị có hiểu không ta. Chính vì không có tiền cho nên nó mới có bao nhiêu là cớ sự xảy ra. Thì chính vì không có tiền, sự vắng mặt của đồng tiền, nó là duyên cho vô số chuyện khác xảy ra. Không có ly dị với người cũ, người cũ không vắng mặt thì làm sao có người mới. Không nhổ cái răng cũ thì làm sao gắn cái răng giả, cái răng giả gắn vô chỗ nào. Không thay cái thận cũ thì cái thận mới gắn vô chỗ nào, không bỏ cái nhà cũ thì nhà mới cất vô chỗ nào. Cho nên đôi khi sự vắng mặt của cái này lại là điều kiện để mà hỗ trợ giúp đỡ cho cái kia.

Cho nên đạo Phật nói chữ duyên là nói xuất sắc vô cùng. Tổng cộng là 24 duyên, tôi chỉ lựa ra 4 cái mà không cần phải giải thích một cách chuyên môn.

1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước.
2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau
3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt.

Vắng mặt cũng là một cách giúp nhau nhé. Cho nên có ai đó làm phiền tôi quá, tôi chỉ gởi họ một tin nhắn: con lạy bố xin bố giúp con bằng cách là vắng mặt, nói theo từ chuyên môn là vô hữu duyên, là ly khứ duyên. Nói vậy là hiểu rồi. Có một ngày mà ai đó đề nghị mình như vậy là mình hiểu rồi. Sư a, sư giúp con đi nghe, bằng ly khứ duyên đó sư. Là tôi hiểu rồi. Hoặc là cô a, cô giúp tôi đi cô bằng vô hữu duyên nghe cô, là tôi hiểu rồi. Nghĩa là em biến khỏi cuộc đời tôi. Tôi xoá tên em ra khỏi cuộc đời của tôi, từ đây cuộc đời của tôi sẽ khác hơn nghe.

Thì cái bài kinh quyết trạch này là một trong những bài kinh sẽ được đưa vào trong cái gọi là thiền môn nhật tụng Kalama. Tức là tôi mong rằng cả đời tôi chỉ mong làm được ba chuyện:

1. Bà con không thấy a tỳ đàm là đáng sợ.
2. Không thấy thiền quán là khó tu.
3. Không thấy tiếng pali là khó học.


21/07/2019 - 07:04 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Thì cho đến bây giờ cái thứ 3 này vẫn chưa có điều kiện, tôi mong cho bà con thấy rằng a tỳ đàm không đáng sợ, tuệ quán không khó tu, tiếng pali không khó học.

Chỉ cần pali, a tỳ đàm, tuệ quán.  Con đường này không phải do tôi vạch ra mà chính là bà Ajahn Naeb.  Bá là cư sĩ người Thái, bà tịch năm 82 tuổi, 86 gì đó tôi quên, nhưng bà biết đạo năm 34 tuổi. Từ ngày biết đạo cho đến khi tịch, bà bỏ ra 40 năm học a tỳ đàm, dạy a tỳ đàm; học vipasana, học tứ niệm xứ, dạy tứ niệm xứ; học tiếng pali, dạy tiếng pali. 

Trong 40 năm cuộc đời bà chỉ làm có 3 việc đó thôi:
  1. không để cho người ta thấy A tỳ đàm khó học,
  2. không để cho người ta thấy tiếng Pali đáng sợ,
  3. không để cho người ta thấy Tứ niệm xứ khó tu, khó hiểu.


Thì một đời tăng sĩ hay cư sĩ nếu làm được 3 việc này thì tôi cho rằng nhắm mắt xuôi tay cũng vui. Tôi mong rằng trong quyển thiền môn nhật tụng  bà con nào không có thời gian đi chùa, không có thời gian đọc kinh điển, hoặc bị cái bịnh kinh, hội chứng sợ kinh; có, ở Việt Nam mình có cái hội chứng đó. Có nghĩa là nghe ai mà đúc chuông đúc tượng in kinh thì cũng nhào tới bỏ tiền đồ xăng xái nhưng cầm đến cuốn kinh về lật ra coi đi cô, xem kinh đi anh thì người nào người nấy cái mặt xanh lè như tàu lá, họ rất là sợ. Đây là hội chứng suda phobia, hội chứng này người ta mới phát hiện ra thôi, là sudaphobia. Hội chứng sợ kinh cắn. Đó, hội chứng này chữa bằng cách là đem về Kalama thôi chứ không thể nào khác. Đó là bệnh viện chuyên môn chữa cái gọi là sudaphodia. 


- [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Rồi, bây giờ mình mới giải thích tại sao có bài Kinh Quyết Trạch này. Bài Kính Quyết Trạch này nó hay nó hay ác ôn như thế này. Bài kinh này nó hay là nó hay ở chỗ này nề. Tôi giải thích từng chữ nhé. Bây giờ tôi đọc chánh kinh quý vị nghe sẽ thấy cái hội chứng, ở đây ai bị cái đó là biết liền. Hội chứng này nó có những biểu hiện là bệnh nhân dễ bị run cầm cập tái mét, chảy nước bọt, mắt lờ đờ như chó dại.

Này các tỳ kheo! Cần phải biết các dục, cần phải biết các duyên khởi các dục, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt.

Này các tỳ kheo! Cần phải biết cảm thọ, cảm thọ duyên khởi, cảm thọ sai biệt, cảm thọ dị thục, cảm thọ đoạn diệt.

Mới nghe tới đây là mình đã thấy hội chứng dễ sợ rồi. Bây giờ còn nửa tiếng đồng hồ nữa thôi thì giảng tới đâu hay tới đó. Chúng ta còn hai ngày trong tuần nữa mà.

Rồi, cái thứ nhất phải biết các dục, mình phải có chú giải nó mới sang chứ. Hồi nãy tôi giải bài kinh trước quý vị còn nhớ không. Toàn bộ thế giới này và vô lượng vũ trụ và tất cả chúng sinh trong đó. Cái quan trọng là quý vị còn nghe mới được. Cái chỗ này quý vị không nghe thì vô cùng đáng tiếc thật là đáng tiếc mà cũng thiệt là đáng tức.

Thì vô lượng vũ trụ và chúng sinh trong đó gom lại chỉ có 6 căn và 6 trần thôi. Nhớ nhé. Và cái sự gặp gỡ của 6 căn và 6 trần được gọi là xúc. Hồi nãy tôi nói rồi, đời sống của chúng ta hay cuộc tu hành của chúng ta nó chỉ đơn giản là lộ trình tiếp xúc của 6 căn và 6 trần thôi. Ngoài ra không là gì hết, không còn gì nữa. Chỉ lộ trình tiếp xúc giữa 6 căn và 6 trần, cho nên tôi đã nói không biết bao nhiêu triệu lần. Tôi nói
  1. tu hành là lộ trình làm việc với 6 xúc_không sai.
  2. Tu hành là một lộ trình làm việc với 6 tưởng: sắc tưởng, thanh tưởng..._không sai.
  3. Một lộ trình tu hành hoặc là đời sống là lộ trình làm việc với 6 tư.


Tức là 6 tư có nghĩa là nghiệp  trong lúc 6 căn làm việc đó. Tức là sắc tư, thanh tư, vị tư... Thì lúc đó , trong trường hợp mình nói tới tư là mình chỉ nghĩ đến tầng nghiệp thiện ác thôi. Khi tôi nhìn cái gì đó, từ khi tôi nhìn nó mà tôi tạo ra các nghiệp thiện ác thì lúc bấy giờ cái tư đó nó đi ra từ nhãn căn. Tôi nghe cái gì đó, có thích có ghét hoặc là tâm lành thì cái đó gọi là tư nhưng tư từ nhĩ căn.



22/07/2019 - 02:02 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Tôi ngửi cái mùi tôi ném cái vị tôi xúc chạm tôi suy tư, bất cứ lúc nào 6 căn tôi làm việc mà tôi có tâm lành hoặc tâm xấu, hoặc khó chịu hoặc dễ chiụ. Cái lành cái xấu ấy được gọi là tư.

Nhớ nhé. Như vậy toàn bộ đời sống này có thể nói là của 6 tư, 6 tưởng, 6 thọ, 6 xúc, 6 ái, 6 tư đều không sai. Các vị nghe kịp không. Mà tại sao phải xé nó ra như vậy. Bởi vì phải có xé ra chúng ta mới thấy được:

  1. Ồ thì ra mình là đồ ráp. Đó là điều thứ nhất. Đồ ráp chứ không phải đồ rác, chữ p với chữ c.
  2. Thứ hai là phải xé nó ra để mình dễ dàng nhận ra vấn đề.
Như ngày hôm qua tôi đã nói rồi.  Có 2 cách giải quyết vấn đề: một là bạch hoá cho nó sáng, rọi sáng nó ra đừng có một góc khuất một góc tù che kín nào hết. Thứ hai là chẻ nhỏ chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết.

1. Rọi sáng từng góc khuất
2. Chia nhỏ vấn đề ra.

Đây là hai cách mà được dùng để giải quyết tất cả vấn đề trên toàn thế giới, trong vô lượng kiếp sanh tử. Có một điều là chúng ta làm được bao nhiêu mà thôi.  Hành trình tu hành và chứng thánh cũng chỉ là hành trình thực hiện hai cái này.
  1. Một là bạch hoá vấn đề soi rọi mọi góc kín. 
  2. Hai là chia nhỏ vấn đề ra để giải quyết.

Ví dụ như: một vị tỳ kheo đắp y thì rõ ràng là đang thực hiện hai vấn đề này. 

  1. Một là bạch hoá vấn đề. Có nghĩa là kể từ bây giờ đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, tâm tham biết là tâm thảm, sợ biết là sợ, giận biết là giận, thích biết là thích, tiếc biết là tiếc, thương biết là thương, đó là bạch hoá vấn đề.
  2. Và đồng thời đi xuất gia mình cũng chia nhỏ vấn đề. Chia nhỏ là sao? Hồi đó mình hay gom chung lắm, đời tôi thế này đời tôi thế kia, cắm đầu lo sự nghiệp, cắm đầu lo cho mái ấm, cắm đầu lo cho vợ chồng con cái. Rồi bây giờ, mình chia nhỏ nó ra. Khi đi sống hết mình với chuyện đi, ngoài ra không biết chuyện gì nữa hết. Khi sống hết mình với chuyện sống, ngoài ra mình không biết chuyện gì nữa hết. Khi ngồi hết mình với chuyện ngồi, ngoài ra không biết gì nữa hết.  Có nghĩa là chia từng phần từng phân ra để giải quyết.

Không biết quý vị có hiểu không. Hello! Các vị có hiểu không.

1. Bạch hoá vấn đề
2. Chia nhỏ vấn đề.

Rồi, thì ở trong kinh này, cái chuyện đầu tiên Ngài nói là chia nhỏ vấn đề ra. Đầu tiên Ngài nói các dục, toàn bộ thế giới này chỉ cần nói đến dục là đủ rồi. Dục là muốn. Thứ nhất là gì ta, dục là thích thú trong cái này cái kia đúng không.

Rồi, thế đầu tiên hiểu đến cái dục là toàn bộ đời sống nói đến chữ dục là đủ rồi. Mà bây giờ mình tu hành trong cái dục là sao ta. Tôi nói gom lại: vô lượng vũ trụ với tất cả chúng sanh cùng tất cả vấn đề ở trong đó chỉ tập trung vào chữ dục này mà thôi. Không sai. Vì sao?

  1. Vì chính cái dục là ước muốn.
  2. Chính ước muốn dẫn đến hành động,
  3. Hành động dẫn đến kết quả 
  4. Và kết quả chính là toàn bộ vũ trụ mà mình nhìn thấy mỗi ngày, đang sống trong đó, sống cùng nó với nó, bên cạnh nó.
Quý vị có hiểu không?

Tại sao có kẻ sinh ra làm con dòi con bọ, con trùn con dế, con chó con heo. Tại sao sinh ra có kẻ làm ông hoàng bà chúa, công hầu khanh tước, thầy chùa du đãng, kỷ nữ thương gia.

Ở đâu ra vậy? Cũng là nghiệp. Một phần là nghiệp, phần lớn là nghiệp.

Cho nên, cái chuyện đầu tiên là nói đến dục, trước hết là nói về dục. Dục ở đây là gì, dục là muốn này muốn kia.

Trong đây ngài nói dục có 5 loại, 5 thứ trưởng dưỡng.

Dục ở đây có nghĩa là cái mình muốn khi mình nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng.

Nhưng dục sai biệt là sao. Dục sai biệt có nghĩa là, tôi đã nói nhiều lần, cái thích trong đời này nhiều kiểu lắm. Do
  1. tiền nghiệp quá khứ, rồi cái gì nữa ta,
  2. khuynh hướng tâm lý,
  3. môi trường sống hiện tại.
Nhớ nhe. Tiền nghiệp quá khứ, rồi cái gì nữa ta, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại.

Chính 3 cái này nó mới khiến cho mình 
  1. mạnh về cái phiền não nào trong tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi.
  2. Mạnh về cái thiện nào trong tín, tấn, niệm, định, huệ.
  3. Thích nhiều về cái nào trong sắc, thinh, khí, vị, xúc.
Các vị trong đây học toán chắc biết cái này. Chỉ cần xê dịch một cái nó sẽ ra một dạng. Dân giỏi toán làm cái này lẹ lắm. Thí dụ như do tiền nghiệp chúng ta phải làm người Việt Nam, chúng ta là nguyên cái room này nề, tổng cộng 50 người.

22/07/2019 - 08:00 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Đều do cái nghiệp gì đó giống nhau nên mình làm người Việt Nam. Nhưng vấn đề tiền nghiệp, mình giống nhau ở chỗ làm người Việt Nam.

Nhưng mà sao, người Việt Nam ở miền nào, giới tính ra sao, nam hay nữ hay giới tính giữa. Có loại giới tính giữa nữa đó nghe. Giới tính vô danh đó, anh em..... Cho nên là người Việt Nam mà giới tính nào, vùng miền nào, lớn lên trong gia đình ra sao.

Tới khuynh hướng tâm lý, có anh thì thích nhạc, có anh thì thích hoạ vẽ. Anh xài nhiều con mắt anh xài nhiều lỗ tai. Chưa kể trong cái đám anh mà thích con mắt thì có anh thích đi du lịch chụp ảnh, anh thì thích vẽ tranh, anh thì thích trồng hoa, anh thì thích chơi đồ cổ, anh thì thích chơi tiền xưa. Trong cái đám thích cảnh sắc là nó đã có 8 muôn 4 ngàn hạng trong đó rồi. Trong cái đám thích âm thanh nó lại cũng có 8 muôn 4 ngàn, có nghĩa là tôi muốn nói số nhiều đó. Vô số các trường hợp trong đó, nhé. Rồi thích mùi, thích vị, thích xúc, đó rồi thích suy tư. Đề tài thì có người thích văn hoá, xã hội, chính trị, tôn giáo, triết học. 

Các vị nghe kịp không? Xin lỗi! Cho nên từ cái chỗ 3 điều kiện tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại dẫn đến cái chuyện mình thích cái này thích cái kia. Mà chính từ cái thích đó các vị thấy dục trên các sắc, dục trên các thinh, dục trên các xúc. Và tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, mỗi phút giây nhớ dùm tâm niệm dùm điều này:

Những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về cho ta trong đời sau kiếp khác.

Câu thần chú này phải xăm lên người chứ không phải viết xuống giấy đâu. Phải xăm lên người những gì ta đang thích đang ghét trong từng phút, nó đã lặng lẽ kín đáo mở ra một con đường về nơi chốn nào đó cho ta trong đời sau kiếp khác. Đừng coi thường nó. Đừng có nói là tôi thích cái đó kệ tôi, làm cái gì mà đời sau kiếp khác. Sai.

Tôi đã nói rồi, anh thích cái gì, anh ghét cái gì nó chưa đủ nhưng những hành động thiện ác đi kèm với cái thích cái ghét đó nó mới tạo ra cái lộ trình tương lại cho anh. Nhớ cái đó nhé. Rất là quan trọng nghe chứ đừng có nói tôi thích trồng hoa nơi góc vườn nhà tôi, tôi thích dọn dẹp nhà tôi làm cái gì ổng nói thấy ghê vậy. Nhà tôi tôi dọn chứ không lẽ để nó dơ như ổ chuột, có dọn thấy hay hay vui vui, cuối tuần hay đi làm về tôi dành thời gian dọn. Tôi thích dọn dẹp nhà, tôi thích hút bụi, tôi thích chưng bông cửa sổ, lau dọn ngoài bâng công, hành lang chút vậy đó. Đó là đúng. Thích nấu ăn, tôi không nấu thì chồng con tôi lấy gì ăn. Bà mẹ già, bố tôi lớn tuổi họ lấy gì họ ăn. Từ đó tôi thích nấu ăn. Mà làm cái gì đến mức thích nấu ăn , thích làm vườn, thích dọn nhà mà chưng dọn nhà cửa là một lộ trình sinh tử gì ghê vậy. Dạ thưa đúng.

Anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Trong room có hiểu cái đó không ta. Vấn đề kẹt ở đó. Khi anh thích cái gì thì anh đã kín đáo tạo ra những cái ghét ngược lại. Thí dụ như tôi thích mát mẻ thì tôi ghét nóng nực. Mặc dù lúc này tôi không có nói cái nóng nực tôi chỉ nói mát mẻ thôi. Quý vị biết không? Tôi thích mát mẻ, tôi thích cao ráo, tôi thích rộng rãi, tôi thích thông thoáng. Tôi kể toàn cái thích thì quý vị sẽ hiểu ngầm là cái gì ngược lại cao ráo, ngược lại thông thoáng, ngược lại rộng rãi là trẫm đều ghét hết nghe. Và để giải quyết cái thích giải quyết cái ghét đó tôi đã làm bao nhiêu việc thiện ác đó quý vị hiểu không.

23/07/2019 - 01:33 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Quý ví đâu có biết tôi làm bao nhiêu cái chuyện giàn ác để tôi có nhà cao cửa rộng tôi về tôi hầu vợ, hầu con, hầu chồng, quý vị đâu có biết.  Cho nên quý vị đâu có ngờ cái chuyện tôi thích nấu ăn, cái chuyện tôi thích chưng dọn nhà cửa, cái chuyện tôi thích mặc đẹp, cái chuyện tôi thích đi shopping, kể cả cái chuyện là window shopping bên Mỹ kêu là window shopping nên Đức nó kêu là like cửa sổ đó, tức là đi nhìn thôi nhé. Thì đó cũng là một cái nghiệp. Bây giờ thích bản thân nó sẽ dẫn đến cái ghét. Mà thích ghét cộng lại nó sẽ hướng dẫn hành động chúng ta. Tin tôi đi. Mình nghe từng bước , chia nhỏ vấn đề mình mới giải quyết được. Bạch hoá vấn đề và chia nhỏ nó ra thì chuyện nào anh cũng giải quyết được. Bởi vì anh thấy thích ở đâu thì cái ghét núp lùm kế bên. Chính ghét và thích hướng dẫn hành động, hướng dẫn cảm xúc, hướng dẫn đời sống anh. Anh sẽ làm cái này cái kia để mà giải quyết cái ghét và cái thích đó. Theo đuổi cái thích và trốn chạy cái ghét. 

Cho nên, chữ dục ở đây nó lớn chuyện lắm.

Cho nên ở đây Ngài mới nói đầu tiên dục là đam mê trong các trần, chuyện thứ hai là các dục sai biệt.

Sai biệt nghĩa là nó thô, nó very very.... nó đủ loại hết trơn. Người thích sắc, thinh, khí, vị, xúc. Rồi trong cái sắc đó nó có thiên hình vạn trạng. Người mà dùng con mắt để thưởng thức cuộc đời đó, anh thì thích nhìn cái này, anh thì thích nhìn cái kia. Lỗ tai cũng vậy, chỉ riêng trong cái đám nghe nhạc thôi thì mình đã thấy là trùng trùng trong đó rồi nghe. Nghe nhạc tây, nhạc tàu, hay nghe nhạc ta. Nhạc ta là nghe nhạc gì, nhạc buồn, dân ca, cải lương, hồ bản, hát bội,  quan họ Bắc Ninh, mái nhì mái đẫy. Mình phải ý mình thích cái gì. Chỉ riêng nhạc không thôi đó thì mình đã thấy thiên hình vạn trạng. Cho nên dục sai biệt, mình phải biết dục sai biệt từ đâu ra. Từ cái suy tư sai biệt, sở thích sai biết dẫn đến các dục sai biệt.

Tiếp theo, dục dị thục là sao?  Tôi mới nói, mới vừa nói xong, khi mà cái thích của chúng ta không giống nhau thì dục dị thục có nghĩa là cái quả báo do các ước muốn đem lại cũng không giống nhau. Tôi đã nói rồi do anh thích cái này thì đương nhiên anh sẽ có cái ghét ngược lại. Tôi thề như vậy. Tôi thề bảo đảm như vậy. Khi anh thích cái này thì có bao nhiêu cái ghét ngược lại nó cũng đi kèm theo. Giống như là bánh xèo nó quất đống rau theo rồi đó, nào nước chấm, nào giá, nào ngò gai húng lủi, tía tô, nào là đọt xoài non đọt củ sắn, củ dền, nó quất cho nguyên một đống là nó đi kèm với bánh xèo đí chứ không phải ít đâu. Bánh pizzaza nó không có rau nhưng thật ra nó cũng đủ thứ trong đó. Một cục bột mì nó sẽ đi theo với bao nhiêu thứ nó mới ra được cái bánh pizza chứ. 

23/07/2019 - 03:35 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tôi nhớ hồi tôi mới qua Mỹ, tôi gặp cái bánh pizza đó tôi đâu có dám nói, tôi nghĩ trong bụng, trời ơi sao nó giống cái đống mửa của ai đem đi nướng lại, nói thiệt như vậy đó. Tôi từng nghĩ như vậy, nhìn cái bánh pizza trời ơi nó giống cái đống mấy thằng xỉn mửa ra xong đem đi nướng lại đó, lút chút lút chút vậy đó. Ái da. Rồi, cho nên cái dục sai biệt hễ mình muốn tùm lum thì quả báo nó cũng tùm lum.

Tôi đã nói rồi thích ăn ngon mà không tu hành sanh ra làm loài ăn tạp. Thích giữ của mà không tu tập sanh làm loài có hang có ổ có tổ chức có quần thể. Không biết có hiểu không ta.

Thí dụ như có những loài bạ đâu sống đó, nhưng có những loài nó phải có hang, có loài phải có tổ. Quý vị có thấy loài chim, trong đó có những tổ chim mà nó làm công phu cực kỳ. Con chuột hải ly nó là bậc thầy kiến trúc. Có nghĩa là tất cả kiến trúc sư thế giới đều phải ngả nón cúi chào kính cẩn trước đồng chí hải ly một thứ chuột nước. Nó tầm tầm khoảng 1, 2 ký thôi mà nó giỏi cực kỳ. Và những công trình của nó đáng được xem là huyền thoại là hoang đường trong trí tưởng tượng của kiến trúc sư toàn hành tinh, là vì sao. Là vì khích thước, trọng lượng, điều kiện làm việc của nó không là gì so với những gì nó làm được, khi nó dựng tổ ở dưới nước. Nó lấy cây nó đóng cọc rồi nó làm tổ, phải nói là cái tổ của nó con người có đầu óc thông minh mà kêu làm cái tổ hải ly giống như vậy thì hầu hết phải quỳ lạy hết. Trời lạnh như cắt thì tôi hỏi nó làm kiểu gì thì không biết mà nó tha gỗ rồi nó làm sao mà nó ghim sâu cắm chặt ở trong sình để nó làm tổ. Cho nên, hoặc là tổ chim giòn giọt. Tôi nói cái này bà con muốn tò mò vô Google tìm tổ chim giòn giọt, ổ con hải ly, hoặc tổ chức từng đoàn quần thể bđànầy  của con ong con kiến con mối đó mới khiếp. Có nghĩa là thích sở hữu bất động sản nhà đất mà không tu đời đời sanh ra làm loài thích hang thích ổ thích tổ chức quần thể. Chứ không phải khơi khơi mà sanh vào loài đó. Không phải khơi khơi, nó phải có những cái thích cái ghét như thế nào đó nó mới dẫn tới cái nghiệp tương ứng. Từ cái nghiệp tương ứng cho nên nó mới có cái chỗ đi về tương ứng. Có những người họ khéo tay cực kỳ mà họ không tu hành gì hết họ làm những loài động vật cũng khéo cực kỳ. Tin tôi đi. Ở đây không biết trong room mình, khổ quá trong room bị cái hội chứng sợ sách đó. Khổ, không biết đọc sách. Chứ có nhiều loài trong thiên nhiên nó khéo cực kỳ, nó khéo mà mình chỉ có lạy nó thôi. Hoặc là do nhiều đời mình rất khéo tay nhưng không tu hành gì hết nên sanh làm cái loài nào đi nữa mình cũng tiếp tục khéo tay.

Nhớ nhé. Đó gọi là quả dị thục. Mình thích cái gì thì chính cái đó là quả dị thục, nó sẽ dẫn đến, thích cái gì đó là dục, cái quả do nó đem lại gọi là quả dị thục. Dục dị thục. Thích tu thiền định thì về Phạm thiên đó chính là dục dị thục. Thích về các cõi dục thiên thì làm các hạnh lành thập thiện để đời đời sanh ra hưởng quả nhân thiên đẹp trai con nhà giàu, học giỏi, có nhan sắc, có quần là áo lụa, có lộc ăn, có quyền lực, có đời sống tình cảm như ý. Thì tất thảy những thứ này đều là dục dị thục. Có nghĩa là anh có muốn cái này cái nọ và anh có tạo công đức đính kèm. Còn không nữa là giống như bánh xèo không có rau vậy đó, chỉ là cục bột gạo thôi. Mà không có bột nghệ nữa thì thôi không biết lấy gì để ra bánh xèo nữa. Nó chỉ là cục bột gạo vậy thôi. Có người khá khá chút thì có thêm miếng nghệ, khá khá nữa thêm miếng dầu bỏ vào chảo. Nhưng quý vị biết không, cái bánh xèo mà không rau không nhân thì nó kỳ dữ lắm, dù bánh xèo chay đi nữa nó cũng phải có cái tầm bậy tầm bạ bỏ vô cho nó giống người ta nhé. Thì mình thích mà mình không có công đức thì giống như làm bánh xèo thiếu gia vị, thiếu nguyên liệu vậy đó. Nó kỳ cục vậy đó, nó kỳ cục dữ lắm.

Rồi, tiếp theo là xúc đoạn diệt. Xúc đoạn diệt là sao? Xúc đoạn diệt nghĩa là từ đồng nghĩa với sự chấm dứt sanh tử. Vì sao? Vì tôi đã nói rồi, sanh tử là sự có mặt của 6 căn, 6 trần. Sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần chính là 6 xúc. Cho nên khi nói xúc đoạn diệt cũng có nghĩa là sự vắng mặt của 6 căn, 6 trần. Không biết trong room có hiểu không ta. Hello! Khổ thiệt chứ, các vị có hiểu không?

Con đường dẫn đến sự kết thúc 6 xúc chính là con đường bát chánh đạo (tiếng pali). Đó là đoạn chú giải cô Giọt Mưa mới đưa lên, tôi liếc mắt tôi thấy. Đúng rồi. Có nghĩa là do các dục anh tạo tùm lum ngiệp. Rồi từ đó anh mới có 6 căn, 6 trần. Từ sự gặp gỡ của 6 căn, 6 trần nó làm nên 6 xúc. Đúng chưa.

Rồi, bây giờ nói rằng tu là để diệt trừ 6 xúc đúng không? Đúng.

24/07/2019 - 10:04 - phongheo.qn8001 - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Có nghĩa là, ý nói gọn của cái gọi là sự biến mất của 6 căn và 6 trần.

Mà anh muốn chấm dứt 6 căn và 6 trần thì sao ta.
Chuyện đầu tiên là anh phải dẹp 6 ái, anh không còn thích nữa. Khi anh còn thích, các vị ghi dùm tôi câu này: khi ta còn thích trong 6 trần thì đời sau ta tiếp tục có 6 căn trong kiếp sau.

Ghi dùm tôi câu này đi, tôi lười quá, lười rồi, sắp hết giờ rồi. Khi ta còn thích trong 6 trần thì ta còn có 6 căn. Tôi chờ thử có ai viết không, tôi ghét viết quá. Khi ta còn thích trong 6 trần thì ta còn, nó bị gào quá chừng, gì mà ép quay phim khổ thiệt. Khi 6 căn còn thích trong 6 trần thì  ta tiếp tục tạo ra 6 căn trong kiếp sau. Thêm vô chữ kiếp sau. Khi kiếp sau ta có 6 căn thì coi như ta có hình hài đúng không, 6 căn là hình hài.
  1. Vì nghiệp tham ái kiếp này mà ta có 6 căn, 
  2. còn6 trần của kiếp sau là gì thì tùy thuộc kiếp này ta phước hay tội nhiều.


Quý vị hiểu không ta. Chắc phải ghi rồi.
  1. Do 6 ái trong 6 trần đời này mà kiếp sau ta có 6 căn mới,
  2. còn 6 trần của kiếp sau là bất toại hay như ý thì tùy thuộc phước tội cá nhân.


Xong chưa ta. Thí dụ như là thích ăn ngon nhưng mà không có phước thì phải ăn cái món không ra gì. Quý vị hiểu chưa. Quý vị thấy có nhiều người trên hành tinh này cứ đến giờ đói hả chỉ có mì gói thôi.  Đến lúc đói chỉ có như bên châu Phi, bên, Eritrea, Uganda.... Hoặc ngay bên bắc hàn của tôi nề, ông Uganda, somalil and... Nhất là châu Phi nó đói nó chỉ có con trùng vỏ cây củ rễ mà nó quơ được. Tức là nó ăn cả những thứ có độc nữa. Quý vị biết không. Nó ăn cả những thứ có độc, cái rễ nào ngọt ngọt chua chua là ăn, con gì mà đưa cái lưng lên trời, ăn vô không cay, không khó nuốt là cứ nuốt. Nướng được là nướng, ăn sống được là ăn sống, các vị có tin không. Con người mình đó, minh khai mà vậy đó. Vì kiếp xưa cũng có 6 căn cũng có đam mê 6 trần nhưng không có cái phước tu tập. Cho nên bây giờ sinh ra cũng có 6 căn nhưng 6 trần của mình nó trục trặc, nó bị thiếu thốn nghiêm trọng, nghiêm trọng. Còn có nhiều người, mỗi người tùy đời sống vui lắm. Có nhiều người kiếp trước họ sống như thế nào đó bây giờ họ sanh ra giàu có mà hưởng không được.  Kẻ thì ăn được mà không có gì ăn, kẻ  được đồ ăn mà không ăn được. Tôi biết nhiều cái cảnh tang thương lắm. Ngày xưa ở Việt Nam nó đói như quỷ vậy đó ăn cái gì cũng ngon mà không có gì để ăn. Lúc đi ra nước ngoài rồi muốn cái gì cũng có  thì bác sĩ bảo cholesterol nghe_nhịn, tiểu đường nghe_nhịn, cao máu nghe_nhịn. Coi như cấm hồi thằng nhỏ chỉ còn rau sống thôi. Mà cái thứ này tôi gặp một tỷ người. Tôi gặp một tỷ người rồi nó đông như vậy đó. Trong đám Việt Nam mình đó rất là nhiều, từ bên Mỹ con cháu toàn bác sĩ kỹ sư không mà bà già thì cứ tới giờ là cơm mà cơm không được gạo Thái, ........., ăn loại gạo tiểu đường á. Ăn rau luộc với nước chấm, nước tương phải pha loãng ra chứ ăn mà nó mặn quá ăn vô chết đó, bị lên máu mà đi luôn. Mà trước nhà thì nó đậu toàn xe Mercedes, Cadillac, Rolls Royce, Lamborghini, Porsche, thứ dữ không, nội nhìn cái dàn xe là mình đã thấy cộng lại cả triệu rồi đó mà bà già  không ....... rau luộc chấm với nước tương pha loãng, các vị nghĩ coi có động trời không. Ăn mà ta nói nghẹn nghẹn, trợn trạo trợn trạo vậy đó. Đủ thứ loại hết trơn, mà là do nguyên thủy là gì. Là kiếp xưa cũng có 6 căn như người ta nhưng không khéo tu tập đấy. Vấn đề là ở chỗ đó cho nên đam mê trong 6 trần mà thiếu công đức đời sau sanh ra  cũng tiếp tục có 6 căn để có thân mạng mắt, tai, mũi lưỡi như người ta vậy đó nhưng mà 6 trần có vấn đề. 6 trần mà không được như ý có nhiều lý do lắm. Một là không có cái để hưởng phải hưởng cái tầm bậy. Còn hai là có cái ngon lành nhưng sao ta,  nhưng cơ thể nó trục trặc. Khổ quá, cơ thể nó trục trặc, coi như cũng xong luôn nghe.

Còn bấy giờ là đã đúng 4h chiều, phải xin bà con cho tôi đi nghĩ. Tôi có một cái phước cũng là một cái tội. Phước là tôi có bị tận thế, có bị suy dinh dưỡng cùng cực nhưng mà ngộ lắm khi tôi dạy học, tôi thuyết pháp, tôi rất khoẻ. Cái hơi, cái phổi của tôi nó rất mạnh. Cho nên khi tôi có nghe một người quen nói là nhìn sư lờ đờ, khi mà ngồi giảng nó sẽ bật dậy giống như là, bật dậy giống như là người khoẻ mạnh vậy đó. Nhưng sau khi giảng xong đó, bà con về rồi thì tôi lê lết cái tấm thân tàn lụi đi về phòng nằm thoi thóp. Chuyện đó xảy ra nhiều năm nay rồi nhé. Bây giờ sẽ sửa soạn tôi lê cái thân già về phòng tôi thoi thóp đây.

Chúc các vị một ngày vui. Và hẹn gặp lại ngày mai.


Mục lục các bài giảng

(Hết)
Reply
Thất giác chi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A...C3%A1c_chi

Thất giác chi (zh. qījuézhī 七覺支, ja. shichikakushi, sa. saptabodhyangāni, bo. byang chub yan lag bdun བྱང་ཆུབ་ཡན་ལག་བདུན་) là bảy bồ-đề phần, là nhóm thứ sáu trong ba mươi bảy Bồ-đề phần (sa. bodhipākṣikadharma), gồm có:
  1. Trạch pháp (zh. 擇法, sa. dharmapravicaya), phân tích, biết phân biệt đúng sai,
  2. Tinh tiến (zh. 精進, sa. vīrya) chăm chỉ, kiên trì;
  3. Hỉ (zh. 喜, sa. prīti), tâm hoan hỉ;
  4. Khinh an (zh. 輕安, sa. praśrabdhi), tâm thức khinh an, sảng khoái;
  5. Niệm (zh. 念, sa. smṛti), tỉnh giác.
  6. Định (zh. 定, sa. samādhi), có sự tập trung lắng đọng.
  7. Xả (zh. 捨, sa. upekṣā), lòng buông xả, không câu chấp.

Gọi là giác chi vì nó đưa người tu tập đến giác ngộ.

Tương Ưng Bộ Kinh tập V (Sđd., 1982, tr. 64) giải thích về các giác chi như sau:

- Cái gì là chánh niệm đối với nội pháp và ngoại pháp, cái ấy gọi là Niệm giác chi.
- Cái gì là quan sát, là quyết trạch, tư sát với trí tuệ, đối với các nội pháp và ngoại pháp, cái ấy là Trạch pháp giác chi.
- Cái gì là thân tinh tấn,là tâm tinh tấn, cái ấy là Tinh tấn giác chi.
- Cái gì là hỷ có tầm, có tứ và hỷ không có tầm, không có tứ, cái ấy là Hỷ giác chi.
- Cái gì là thân khinh an và tâm khinh an, cái ấy gọi là Khinh an giác chi.
- Cái gì là định có tầm, có tứ và định không tầm, không tứ, cái ấy là Ðịnh giác chi.
- Cái gì là xả đối với nội pháp, xả đối với ngoại pháp, cái ấy là Xả giác chi.

Tu Tập Thất Giác Chi
  • "Như lý tác ý" là thức ăn của Niệm giác chi, làm cho Niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, Niệm giác chi đã sanh được viên mãn. (Tương Ưng V, Sđd., tr. 83*84).
  • "Như lý tác ý" trên các pháp thiện, bất thiện, liệt, thắng... là thức ăn cho Trạch pháp giác chi, làm cho Trạch pháp giác chi chưa sanh được khởi, Trạch pháp giác chi đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 65).
  • "Như lý tác ý" trên dõng mãnh giới, tinh cần giới (Nikkhammadhàtu), làm cho sung mãn, là làm cho Tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 67).
  • "Như lý tác ý" trên những pháp làm trú xứ cho Hỷ giác chi, làm cho viên mãn. Ðây là thức ăn khiến cho Hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 68).
  • "Như lý tác ý" làm cho thân khinh an được sung mãn: đây là thức ăn khiến cho Khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
  • Nếu "Như lý tác ý" về tịnh chỉ tưởng, bất loạn tưởng, làm cho sung mãn. Ðây là thức ăn làm cho Ðịnh giác chi chưa sanh được sanh khởi, Ðịnh giác chi đã sanh đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
  • Có các pháp là trú xứ cho Xả giác chi. Chính ở đây, nếu Như lý tác ý làm cho sung mãn, thì ở đây là món ăn khiến cho Xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, giác chi đã sanh được tu tập đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
Bảy giác chi trên luôn luôn cần được tu tập, y cứ vào giới, an trú trên giới, nghĩa là tu tập Bảy giác chi theo với viễn ly,ly tham và từ bỏ. (Theo Tương Ưng V, Sđd., 64).

Ðiều mà hành giả cần biết là Thất giác chi được tu tập theo thứ lớp, cũng có thể tu tập độc lập từng chi phần.

Do thân và tâm sống viễn ly, Niệm giác chi tu tập để đi đến thành tựu. Hành giả trú chánh niệm như vậy, với trí tuệ tư sát, quyết trạch, thành tựu được quán sát pháp ấy. Tại đây, Trạch pháp giác chi bắt đầu phát sinh trong vị ấy. Trong khi tu tập Trạch pháp giác chi, trong khi với trí tuệ quyết trạch, tư sát pháp ấy, thì tinh tấn bắt đầu phát khởi. Trong khi hành giả tinh cần tu tập tinh tấn giác chi hướng đến viên mãn thì Hỷ giác chi bắt đầu phát khởi. Trong khi tu tập Hỷ giác chi, Hỷ giác chi đi đến viên mãn thì hành giả có thân khinh an và tâm khinh an, Khinh an giác chi phát khởi. Trong khi tu tập Khinh an giác chi đi đến viên mãn, thì hành giả có lạc, có lạc tâm sinh, tâm trở nên định tỉnh, Ðịnh giác chi bắt đầu phát khởi. Trong khi tu tập Ðịnh giác chi đi đến viên mãn, hành giả khéo trú xả nhìn sự vật, Xả giác chi bắt đầu phát khởi. Nhờ tu tập Xả, xả giác chi đi đến viên mãn. (Theo Tương Ưng V, Sđd., tr. 69-70).

Một lần Tôn giả Upavàna bảo: "Vị Tỷ-kheo chỉ bắt đầu Niệm giác chi biết được tâm mình khéo giải thoát, thụy miên hôn trầm được khéo nhổ sạch, trạo hối trong mình được khéo điều phục, tinh tấn bắt đầu khởi, lấy giác chi ấy làm đối tượng, vị Tỷ-kheo dụng tâm tác ý, giác chi ấy không thối thất". (Sđd., tr. 69-70)

Tương tự như thế đối với Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Ðịnh và Xả giác chi.

Về sự tu tập riêng từng giác chi, Thế Tôn dạy:

"Ở đây, đối với vị Tỷ-kheo tu tập Niệm giác chi liên hệ đến viễn ly, ly tham, đoạn diệt, hướng đến từ bỏ, quảng đại, vô lượng, không sân, khát ái được đoạn tận. Do khát ái được đoạn tận nên nghiệp được đoạn tận. Do nghiệp đoạn tận nên khổ được đoạn tận". (Tương Ưng V. Sđd., 68, 69-70).

Tương tự đối với sáu giác chi còn lại.

Con đường tu tập Thất giác chi luôn luôn được vận dụng không rời khỏi tác ý viễn ly, ly tham, từ bỏ, đoạn diệt tham ái để chứng Diệt đế. Trọng tâm của giải thoát là đoạn tận khát ái. Khát ái được đoạn tận thì chấp thủ được đoạn tận, vô minh được đoạn tận.

Chánh niệm luôn luôn là cơ sở tu tập cho Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát Chánh đạo, bởi vì chánh niệm dẫn đến chánh định, là cơ sở tựu thành công việc đoạn trừ ái, thủ. Trên cơ sở định này, trí tuệ mới được vận dụng hữu hiệu để dập tắt khát ái. Ðịnh như vậy là một thành tựu cần thiết của quá trình tu tập để đoạn tận khổ đau. Vậy nên, bản chất của con đường tu tập giải thoát của Phật giáo, mà thường gọi là Ðạo đế, là Thiền định.

Ðiểm đặc biệt của pháp môn tu tập Thất giác chi liên hệ đến ly tham, từ bỏ... là chỉ cần tu tập một giác chi cũng có thể đi đến kết quả thấy biết như thật, giải thoát lậu hoặc khổ đau.

"Tu tập một giác chi đã có thể thành tựu mục đích của đời sống phạm hạnh, huống nữa là tu tập cả Thất giác chi". (Theo Tương Ưng V, Sđd., tr. 68, 69-70).

Tuy nhiên, trong quá trình tu tập, tâm lý của hành giả luôn luôn được chuyển đổi, thường xuất hiện dưới hình thái tích cực, tiêu cực khác nhau, nên việc đề khởi tu tập Thất giác chi cần được hành giả vận dụng thiện xảo. Nguyên tắc của tu tập để chuyển đổi tâm lý là nguyên tắc đối trị. Nguyên tắc đối trị này là chỉ thực hiện hữu hiệu đúng vào lúc mà tâm lý cần được đối trị tương ứng với pháp môn đối trị.

Chẳng hạn đối trị hôn trầm thì vận dụng tầm tâm sở tư duy; quan sát đối trị với sân triền cái thì quán từ bi... Ở Thất giác chi, khi tu tập, nếu tâm lý hành giả rơi vào trạng thái mệt mỏi thụ động thì Hỷ giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi cần được vận dụng; bấy giờ nếu tu tập Xả, Khinh an và Ðịnh giác chi thì sẽ không thích hợp, tâm của hành giả khó mà phát khởi được. Trái lại, khi tâm lý hành giả dao động thì việc tu tập Xả, khinh an, và Ðịnh giác chi là đúng lúc, thích ứng; bấy giờ, nếu tu tập Trạch pháp, Tinh tấn và Hỷ giác chi thì lại không thích hợp.

Chỉ có Niệm giác chi là giác chi đặc biệt mà hành giả có thể vận dụng tu tập trong bất cứ điều kiện tâm lý nào. Ðiểm tu tập này vừa nói lên rằng Niệm giác chi (hoặc Tứ niệm xứ) là pháp môn tu tập phù hợp với mọi căn cơ trong mọi thời. Tại đây, chúng ta có thể rút ra được một bài học có ý nghĩa là có thể chọn pháp môn tu tập Niệm giác chi hay Tứ niệm xứ như là pháp môn tu tập thích hợp với quần chúng đủ mọi trình độ, căn cơ, mà không sợ có xảy ra các phản tác dụng của tâm lý tu tập. Có thể gọi đây là pháp môn tu tập hiền thiện nhất. Mật tông, Tịnh độ tông và Thiền Công án không phải là pháp môn thích hợp với mọi căn cơ. Chỉ có Thiền của Tứ niệm xứ và Niệm giác chi này mới thật sự là thích ứng với mọi căn cơ.

Nếu pháp môn tu tập trái với căn cơ thì có thể không đem lại kết quả, có khi còn gây thêm tác hại nữa. Thế Tôn đã ví trường hợp tâm lý thụ động mà tu tập Xả, Khinh an và Ðịnh giác chi như là nhen lên một ngọn lửa bằng cỏ ướt, củi ướt ở giữa mưa gió; và ví trường hợp tâm lý dao động mà tu tập Hỷ, Tinh tấn và Trạch pháp giác chi, như là dập tắt một ngọn lửa đang bốc cháy bằng cách ném thêm vào cỏ khô, củi khô và thổi hơi vào. (Theo Tương Ưng V, Sđd., 90-91)

Vật lý cũng như tâm lý, có những luật tắc riêng của nó. Hành giả cần để tâm theo dõi chúng để áp dụng pháp môn tu tập thích ứng, thiện xảo thì việc giải thoát mới hy vọng có thể thành tựu ngay trên cuộc đời này.

Một điểm đặc biệt nữa của Thất giác chi là pháp môn này có thể tu tập cùng với Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả). Khi tu tập mỗi giác chi liên hệ với tan rã, đoạn diệt, từ bỏ, hành giả có thể trú tưởng bất tịnh hay tịnh trong tất cả các pháp (dù pháp ấy là tịnh hay bất tịnh), hoặc trú xả, chánh niệm tỉnh giác đối với tất cả pháp. Nếu tu tập Thất giác chi cùng với Từ tâm, thì hành giả sẽ đạt được từ tâm giải thoát, trú vào đệ Tứ Thiền sắc giới là cao nhất (đây thuộc về tâm giải thoát, khác với tuệ giải thoát). Nếu tu tập Thất giác chi cùng với Bi tâm, thì hành giả trú vào Không vô biên xứ là cao nhất (đây chỉ nói đến tâm giải thoát). Nếu tu tập Thất giác chi cùng với Hỷ tâm, thì hành giả sẽ đạt tới Thức vô biên xứ là cao nhất (đây chỉ đề cập tâm giải thoát). Nếu tu tập Thất giác chi cùng với Xả tâm thì hành giả sẽ đạt tới Vô sở hữu xứ là cao nhất (đây chỉ đề cập tâm giải thoát). (Theo Tương Ưng V, Sđd., tr. 123-125).

Thế là, nếu tu tập Thất giác chi cùng với Tứ vô lượng tâm sẽ chắc chắn không rơi vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên.

Kinh Trung Bộ I nói rằng, khi hành giả ở Vô sở hữu xứ thiên muốn băng qua Phi tưởng hi phi tưởng xứ để đến Diệt thọ tưởng định thì nên hành Tứ vô lượng tâm. Tại đây có một phần khác biệt với sự trình bày ở Tương Ưng V ở trên, nhưng điểm nhất quán quan trọng là nếu tu Tứ vô lượng tâm thì quyết định không rơi vào Phi tưởng phi phi tưởng. Chúng ta cũng có thể nhận định rằng các cảnh giới Thiền này là thuộc phần tâm giải thoát, nếu tại các cảnh giới này hành giả vận dụng Thiền quán để trực tiếp đoạn trừ các kiết sử, lậu hoặc, thì có thể vào thẳng Diệt thọ tưởng định và đắc Chánh trí, Giải thoát.

Ngoài kết quả trên, tu tập Thất giác chi được sung mãn thì sẽ được bảy kết quả, bảy lợi ích:

1. Ngay trong hiện tại có thể lập tức thành tựu Chánh trí.
2. Nếu không thể, thì khi lâm chung thành tựu được Chánh trí.
3. Nếu không được như thế, thì khi lâm chung đoạn tận được năm hạ phần kiết sử và chứng đắc Trung gian Bát-niết-bàn (Antaràparinibbàyi).
4. Nếu không được như thế thì khi lâm chung, sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Tổn hại Niết-bàn (Upahaccaparinibbàyi).
5. Nếu không như thế thì khi lâm chung, sau khi đoạn tận được năm hạ phần kiết sử, sẽ chứng Vô hành Niết-bàn (asankhàraparinibbàyi).
6. Nếu không như thế thì khi lâm chung, sau khi đoạn tận được năm hạ phần kiết sử, sẽ chứng Hữu hành Niết-bàn (Sankhàraparinibbàyi).
7. Nếu không như thế, thì khi lâm chung, sau khi đoạn tận năm hạ phần kiết sử, hành giả sẽ là bậc Thượng lưu (Uddhasoto), đạt được Sắc cứu cánh thiên.
(Theo Tương Ưng V, Sđd., tr. 71-72).

Một Nét Ðặc Biệt nổi bật Của Thất Giác Chi.

(Kinh Tương Ưng Bộ V, tiểu mục về bệnh, tr. 82-83, bd. Thích Minh Châu, ghi rõ một số trường hợp Thất giác chi đã giúp các bậc Thánh vô lậu vượt qua được các cơn trọng bệnh, trong khi các pháp môn khác thì không).

Tôn giả Ðại Ca-diếp (Mahà Kassapa) mắc trọng bệnh, đau đớn kịch liệt, khó có thể kham nhẫn. Thế Tôn đến thăm và nói tóm lược Thất giác chi, nghe xong Tôn giả liền lành hẳn bệnh.

Một hôm Thế Tôn lâm trọng bệnh, khi Tôn giả Ðại Thuần-đà (Mahà Cunda) đến hầu Thế Tôn, Thế Tôn bảo Tôn giả nói về Thất giác chi cho Thế Tôn nghe. Tôn giả liền bắt đầu: "Một lần con đã nghe Thế Tôn dạy về Thất giác chi...". Nghe xong, Thế Tôn liền ra khỏi cơn trọng bệnh.

Kinh Tương Ưng không giải thích tại sao Thất giác chi lại có tác dụng trị lành bệnh một cách thần diệu như thế. Kinh cũng không nói rõ là tác dụng trị bệnh ấy có thể xảy đến với bậc Thánh hữu học hay xảy đến với bậc Tùy pháp hành, Tùy tín hành.

Nếu các tâm lý hỷ, xả, khinh an, định hay tinh tấn lực giúp cho bậc Thánh đi ra khỏi bệnh thì tại sao ở Tứ niệm xứ, Ngũ căn, Ngũ lực... không được đề cập đến đặc tính trị bệnh này? Có lẽ bậc Thánh vô học khi nghe Thất giác chi thì thân sắc sẽ phát khởi cảm giác khinh an đặc biệt khiến có thể đẩy lùi cơn bệnh chăng?

Con đường tu tập Thất giác chi là con đường bàng bạc hạnh phúc giải thoát của hỷ, khinh an, lạc, định. Một bước chân đi vào giải thoát của hành giả là một bước đi thanh thoát của khinh an, lạc và hỷ ấy. Hành giả đã biến tất cả những vô thường, khổ đau của cuộc đời đã biến tất cả những vô thường, khổ đau của cuộc đời thành chất liệu giải thoát qua tịnh tưởng, bất tịnh tưởng để ly tham, ly sân và qua chánh niệm trú tâm vào từ, bi, hỷ và xả. Hành giả đã biến những khó khăn, gai góc thành chất liệu làm phát khởi tinh tấn lực; đã biến những rối ren, sương mù của cuộc sống thành chất liệu làm phát khởi Trạch pháp giác chi; đã biến những nghịch cảnh, nghịch lý, vô thường thành chất liệu làm phát khởi Xả, Ðịnh, Khinh an giác chi.

Nói tóm, Thất giác chi nếu được khéo tu tập thì sẽ chuyển biến được khổ đau sinh tử thành giải thoát, Niết-bàn ngay trong hiện tại, thiết lập các đạo tràng tu tập Thất giác chi ở giữa cuộc đời đầy mê vọng, khổ đau này hệt như là thiết lập các nhà máy than trắng để cho tỏa đầy ánh sáng giác ngộ và giải thoát. Tất cả những gì thuộc công việc chuyển hóa đều có mặt trong chúng ta. Tất cả đang chờ đợi sự giác tỉnh và quyết tâm của hành giả ngay từ hiện tại, trên đời này./.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)

  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt 


Chương VI - Sáu Pháp

VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona


Roll down từ từ sẽ thấy ...

-----------------

(IX) (63) Một Pháp Môn Quyết Trạch

KTC 6.63 Một Pháp Môn Quyết Trạch (#137, p 10)

Từ ngữ:

Duyên khởi: cause, nguyên nhân .
Sai biệt: diversity, phân loại khác nhau
Dị thục: result, kết quả
Đoạn diệt: cessation, chấm dứt

Các đề tài (các căn bệnh) được Đức Thế Tôn dạy trong bài Kinh này gồm: 
(1) dục, (2) cảm thọ, (3) tưởng, (4) lậu hoặc, (5) nghiệp, và (6) khổ

Mỗi đề tài (căn bệnh) được Đức Thế Tôn giải thích (theo Tứ Đế):
(1) định nghĩa căn bệnh, (2) duyên khởi, nguyên nhân căn bệnh, (3) sai biệt, phân loại có bao nhiêu loại bệnh cùng nhóm, (4) dị thục - kết quả của căn bệnh nếu không chạy chữa, (5) đoạn diệt, chấm dứt, căn bệnh cần được chữa khỏi, (6) thuốc để chữa khỏi bệnh là Bát Chánh Đạo.


--ooOoo--


[Mở đầu] Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy pháp môn thể nhập, pháp môn pháp. Hãy nghe và tác ý, Ta sẽ giảng.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

[Các đề tài] Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn thể nhập (quyết trạch), pháp môn pháp?

Này các Tỷ-kheo, 
  1. cần phải biết các dục
  2. cần phải biết duyên khởi các dục, 
  3. cần phải biết các dục sai biệt, 
  4. cần phải biết các dục dị thục, 
  5. cần phải biết các dục đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt. 
Này các Tỷ-kheo, 
  1. cần phải biết cảm thọ, 
  2. cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, 
  3. cần phải biết các cảm thọ sai biệt, 
  4. cần phải biết các cảm thọ dị thục, 
  5. cần phải biết các cảm thọ đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. 
Này các Tỷ-kheo, 
  1. cần phải biết các tưởng, 
  2. cần phải biết các tưởng duyên khởi, 
  3. cần phải biết các tưởng sai biệt,
  4. cần phải biết các tưởng dị thục, 
  5. cần phải biết các tưởng đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt. 
Này các Tỷ-kheo, 
  1. cần phải biết các lậu hoặc, 
  2. cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi, 
  3. cần phải biết các lậu hoặc sai biệt, 
  4. cần phải biết các lậu hoặc dị thục, 
  5. cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. 
Này các Tỷ-kheo, 
  1. cần phải biết nghiệp, 
  2. cần phải biết duyên khởi các nghiệp, 
  3. cần phải biết các nghiệp sai biệt, 
  4. cần phải biết các nghiệp dị thục, 
  5. cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. 
Này các Tỷ-kheo, 
  1. cần phải biết khổ, 
  2. cần phải biết khổ duyên khởi, 
  3. cần phải biết khổ sai biệt, 
  4. cần phải biết khổ dị thục, 
  5. cần phải biết khổ đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt.
--ooOoo--


[1] [Dục] Này các Tỷ-kheo, 

  1. cần phải biết các dục, 
  2. cần phải biết các dục duyên khởi, 
  3. cần phải biết các dục sai biệt, 
  4. cần phải biết các dục dị thục, 
  5. cần phải biết các dục đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt, 
đã được nói như vậy.  Và do duyên gì được nói như vậy?

Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: 
  1. Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. 
  2. Các tiếng do tai nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. 
  3. các hương do mũi nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. 
  4. các vị do lưỡi nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. 
  5. các xúc do thân nhận thức, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. 
Này các Tỷ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.

Các tư duy tham ái, 
Là dục của con người, 


Các hoa mỹ ở đời, 
Chúng không phải là dục, 
Các tư duy tham ái 
Là dục của con người, 


Các hoa mỹ an trú
Như vậy ở trên đời,
 

Ở đây những bậc Trí, 
Nhiếp phục được lòng dục
.


Này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các dục duyên khởi.

Thế nào là các dục sai biệt? Này các Tỷ-kheo, 
  1. dục trên các sắc là khác, 
  2. dục trên các tiếng là khác, 
  3. dục trên các hương là khác, 
  4. dục trên các vị là khác, 
  5. dục trên các xúc là khác. 
Này các Tỷ-kheo, đây là các dục sai biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức, Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các dục dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo là dục đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các dục đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. 

Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử 
  1. rõ biết các dục như vậy, 
  2. rõ biết các dục sanh khởi như vậy, 
  3. rõ biết các dục sai biệt như vậy, 
  4. rõ biết các dục dị thục như vậy, 
  5. rõ biết các dục đoạn diệt như vậy, 
  6. rõ biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt như vậy, 
khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các dục đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, 
  1. cần phải biết các dục, 
  2. cần phải biết các dục duyên khởi, 
  3. cần phải biết các dục sai biệt, 
  4. cần phải biết các dục dị thục, 
  5. cần phải biết các dục đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt
Ðoạn diệt đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.



[2] [Cảm thọ] Này các Tỷ-kheo, 

  1. cần phải biết cảm thọ, 
  2. cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, 
  3. cần phải biết các cảm thọ sai biệt, 
  4. cần phải biết các cảm thọ dị thục, 
  5. cần phải biết các cảm thọ đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. 
đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy ?

Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ
  1. lạc thọ, 
  2. khổ thọ, 
  3. phi khổ phi lạc thọ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ sanh khởi. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt? Này các Tỷ-kheo, 
  1. có các lạc thọ liên hệ đến vật chất, 
  2. có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất; 
  3. có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, 
  4. có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất; 
  5. có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất, 
  6. có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất. 
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ sai biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ dị thục? Này các Tỷ-kheo, 
  1. khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy
  2. từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ đoạn diệt
Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ đoạn diệt
Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. 

Và khi nào, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử đã 
  1. rõ biết các cảm thọ như vậy, 
  2. rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, 
  3. rõ biết các cảm thọ sai biệt như vậy, 
  4. rõ biết các cảm thọ dị thục như vậy, 
  5. rõ biết các cảm thọ đoạn diệt như vậy, 
  6. rõ biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt như vậy,
khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, 
  1. cần phải biết cảm thọ, 
  2. cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, 
  3. cần phải biết các cảm thọ sai biệt, 
  4. cần phải biết các cảm thọ dị thục, 
  5. cần phải biết các cảm thọ đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. 
Đoạn diệt đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.



[3] [Tưởng] Này các Tỷ-kheo,

  1. cần phải biết các tưởng, 
  2. cần phải biết các tưởng duyên khởi, 
  3. cần phải biết các tưởng sai biệt,
  4. cần phải biết các tưởng dị thục, 
  5. cần phải biết các tưởng đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt. 
đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?

Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng này: 
  1. Sắc tưởng, 
  2. thanh tưởng, 
  3. hương tưởng, 
  4. vị tưởng, 
  5. xúc tưởng, 
  6. pháp tưởng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng sanh khởi? Này các Tỷ-kheo, xúc là các tưởng sanh khởi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng sai biệt? Này các Tỷ-kheo, 
  1. các tưởng trong các sắc là khác, 
  2. các tưởng trong các thanh là khác, 
  3. các tưởng trong các hương là khác, 
  4. các tưởng trong các vị là khác, 
  5. các tưởng trong các xúc là khác, 
  6. các tưởng trong các pháp là khác. 
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng sai biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng dị thục? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng 
  1. các tưởng là kết quả của thói quen, khi nào người ta biết sự vật như thế nào,  người ta nói sự vật ấy như sau: "Như vậy tôi tưởng". 
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng đoạn diệt
Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là tưởng đoạn diệt. 
Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến các tưởng đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. 

Khi nào này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử 
  1. rõ biết các tưởng như vậy, 
  2. rõ biết các tưởng sanh khởi như vậy, 
  3. rõ biết các tưởng sai biệt như vậy,
  4. rõ biết các tưởng dị thục như vậy, 
  5. rõ biết các tưởng đoạn diệt như vậy, 
  6. rõ biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt như vây, 
khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các tưởng đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo,
  1. cần phải biết các tưởng, 
  2. cần phải biết các tưởng duyên khởi, 
  3. cần phải biết các tưởng sai biệt,
  4. cần phải biết các tưởng dị thục, 
  5. cần phải biết các tưởng đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt,

đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.




[4] [Lậu Hoặc] Này các Tỷ-kheo,

  1. cần phải biết các lậu hoặc, 
  2. cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi, 
  3. cần phải biết các lậu hoặc sai biệt, 
  4. cần phải biết các lậu hoặc dị thục, 
  5. cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt,
đã được nói như vậy. Chính do duyên nào đã được nói như vậy? 

Này các Tỷ-kheo, có ba lậu hoặc
  1. dục lậu, 
  2. hữu lậu, 
  3. vô minh lậu.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sanh khởi? Vô minh, này các Tỷ-kheo, là các lậu hoặc sanh khởi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sai biệt? Này các Tỷ-kheo, 
  1. có các lậu hoặc đưa đến địa ngục, 
  2. có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh, 
  3. có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ, 
  4. có các lậu hoặc đưa đến thế giới loài người, 
  5. có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên. 
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc sai biệt.

Và này các Tỷ Kheo, thế nào là các lậu hoặc dị thục ? Này các Tỷ kheo, 
khi nào vì vô minh cái gì sanh khởi, một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là các lậu hoặc dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc đoạn diệt
Vô minh đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các lậu đoạn diệt
Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt.  Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. 

Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử 

  1. rõ biết các lậu hoặc là như vậy, 
  2. rõ biết các lậu hoặc sanh khởi như vậy, 
  3. rõ biết các lậu hoặc sai biệt như vậy, 
  4. rõ biết các lậu hoặc dị thục như vậy, 
  5. rõ biết các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, 
  6. rõ biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt như vậy,
khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các lậu hoặc đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, 
  1. cần phải biết các lậu hoặc, 
  2. cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi, 
  3. cần phải biết các lậu hoặc sai biệt, 
  4. cần phải biết các lậu hoặc dị thục, 
  5. cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt,
khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các lậu hoặc đoạn diệt.



[5] [Nghiệp] Này các Tỷ-kheo, 

  1. cần phải biết nghiệp, 
  2. cần phải biết duyên khởi các nghiệp, 
  3. cần phải biết các nghiệp sai biệt, 
  4. cần phải biết các nghiệp dị thục, 
  5. cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. 
được nói như vậy. Do duyên gì được nói như vậy?

Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp 
  1. về thân, 
  2. về lời, 
  3. về ý.
12. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sanh khởi? Này các Tỷ-kheo, xúc là các nghiệp sanh khởi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sai biệt? Này các Tỷ-kheo, 
  1. có nghiệp đưa đến cảm thọ ở địa ngục, 
  2. có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, 
  3. có nghiệp đưa đến cảm thọ cõi ngạ quỷ, 
  4. có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài Người, 
  5. có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới chư Thiên. 

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các nghiệp sai biệt. 

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp dị thục
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng có ba loại nghiệp dị thục: 
  1. Ở ngay đời hiện tại, 
  2. hay ở đời sau, 
  3. hay ở một đời sau nữa. 
Này các Tỷ-kheo, đây là các nghiệp dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là nghiệp đoạn diệt. 

Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến nghiệp đoạn diệt.  Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. 

Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử 
  1. rõ biết các nghiệp như vậy, 
  2. rõ biết các nghiệp sanh khởi như vậy, 
  3. rõ biết các nghiệp sai biệt như vậy, 
  4. rõ biết các nghiệp dị thục như vậy, 
  5. rõ biết các nghiệp đoạn diệt như vậy, 
  6. rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt như vậy, 
khi ấy, vị ấy rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các nghiệp đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, 

  1. cần phải biết nghiệp, 
  2. cần phải biết duyên khởi các nghiệp, 
  3. cần phải biết các nghiệp sai biệt, 
  4. cần phải biết các nghiệp dị thục, 
  5. cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt,
đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.



[6] [Khổ] Này các Tỷ-kheo, 

  1. cần phải biết khổ, 
  2. cần phải biết khổ duyên khởi, 
  3. cần phải biết khổ sai biệt, 
  4. cần phải biết khổ dị thục, 
  5. cần phải biết khổ đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt,

đã được nói như vậy. Chính do duyên gì đã được nói như vậy?

  1. Sanh là khổ, 
  2. già là khổ, 
  3. bệnh là khổ, 
  4. chết là khổ, 
  5. sầu bi khổ não là khổ, 
  6. cầu không được là khổ (gần kẻ ghét, xa người thương), 
  7. tóm lại năm thủ uẩn là khổ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sanh khởi? Ái, này các Tỷ-kheo, là khổ sanh khởi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sai biệt? Này các Tỷ-kheo 
  1. có khổ lớn, 
  2. có khổ nhỏ, 
  3. có khổ chậm biến, 
  4. có khổ mau biến. 
Này các Tỷ-kheo, đây là khổ sai biệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ dị thục? Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng 
  1. người bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc lóc, đi đến bất tỉnh; 
  2. do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú đề đoạn diệt khổ này.
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng khổ 
  1. đem lại kết quả mê loạn, 
  2. đem lại kết quả tìm kiếm. 
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khổ dị thục.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?
Ái đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là khổ đoạn diệt.

Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến khổ đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. 

Này các Tỷ-kheo, khi nào Thánh đệ tử 
  1. rõ biết khổ như vậy, 
  2. rõ biết khổ sanh khởi như vậy, 
  3. rõ biết khổ sai biệt như vậy, 
  4. rõ biết khổ dị thục như vậy, 
  5. rõ biết khổ đoạn diệt như vậy, 
  6. rõ biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt như vậy,
khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là khổ đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, 
  1. cần phải biết khổ, 
  2. cần phải biết khổ sanh khởi,
  3. cần phải biết khổ sai biệt, 
  4. cần phải biết khổ dị thục, 
  5. cần phải biết khổ đoạn diệt, 
  6. cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, 
đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.


Này các Tỷ-kheo, đây là thể nhập pháp môn, pháp môn pháp. 
Reply
English version of 
(IX) (63) Một Pháp Môn Quyết Trạch (above, post #279. p 19)

AN 6.63 
PTS: A iii 410

Nibbedhika Sutta: Penetrative
translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu

https://www.accesstoinsight.org/tipitaka....than.html

"I will teach you the penetrative explanation that is a Dhamma explanation. Listen & pay close attention. I will speak."

"As you say, lord," the monks responded.

The Blessed One said: 
 "And which penetrative explanation is a Dhamma explanation?

  1. Sensuality should be known. 
  2. The cause by which sensuality comes into play should be known. 
  3. The diversity in sensuality should be known. 
  4. The result of sensuality should be known. 
  5. The cessation of sensuality should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of sensuality should be known.
  1. Feeling should be known. 
  2. The cause by which feeling comes into play should be known.
  3. The diversity in feeling should be known. 
  4. The result of feeling should be known. 
  5. The cessation of feeling should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of feeling should be known.
  1. Perception should be known. 
  2. The cause by which perception comes into play should be known. 
  3. The diversity in perception should be known. 
  4. The result of perception should be known. 
  5. The cessation of perception should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of perception should be known.
  1. Fermentations[1] should be known. 
  2. The cause by which fermentations come into play should be known. 
  3. The diversity in fermentations should be known. 
  4. The result of fermentations should be known. 
  5. The cessation of fermentations should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of fermentations should be known.
  1. Kamma should be known. 
  2. The cause by which kamma comes into play should be known. 
  3. The diversity in kamma should be known. 
  4. The result of kamma should be known. 
  5. The cessation of kamma should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of kamma should be known.
  1. Stress should be known. 
  2. The cause by which stress comes into play should be known. 
  3. The diversity in stress should be known. 
  4. The result of stress should be known. 
  5. The cessation of stress should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of stress should be known.

[1] Sensuality

  1. Sensuality should be known. 
  2. The cause by which sensuality comes into play should be known. 
  3. The diversity in sensuality should be known. 
  4. The result of sensuality should be known. 
  5. The cessation of sensuality should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of sensuality should be known. 
Thus it has been said. In reference to what was it said.

There are these five strings of sensuality. Which five? 
  1. Forms cognizable via the eye — agreeable, pleasing, charming, endearing, fostering desire, enticing;
  2. sounds cognizable via the ea — agreeable, pleasing, charming, endearing, fostering desire, enticing;
  3. aromas cognizable via the nose — agreeable, pleasing, charming, endearing, fostering desire, enticing; 
  4. flavors cognizable via the tongue — agreeable, pleasing, charming, endearing, fostering desire, enticing; 
  5. tactile sensations cognizable via the body — agreeable, pleasing, charming, endearing, fostering desire, enticing. 
But these are not sensuality. They are called strings of sensuality in the discipline of the noble ones.

The passion for his resolves is a man's sensuality,
not the beautiful sensual pleasures found in the world.
The passion for his resolves is a man's sensuality.

The beauties remain as they are in the world,
while the wise, in this regard,
subdue their desire.


"And what is the cause by which sensuality comes into play? Contact is the cause by which sensuality comes into play.

"And what is the diversity in sensuality? 
  1. Sensuality with regard to forms is one thing, 
  2. sensuality with regard to sounds is another, 
  3. sensuality with regard to aromas is another, 
  4. sensuality with regard to flavors is another, 
  5. sensuality with regard to tactile sensations is another. 
This is called the diversity in sensuality.

"And what is the result of sensuality? One who wants sensuality produces a corresponding state of existence, on the side of merit or demerit. This is called the result of sensuality.

"And what is the cessation of sensuality? From the cessation of contact is the cessation of sensuality; and just this noble eightfold path — right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration — is the way leading to the cessation of sensuality.

"Now when a disciple of the noble ones 
  1. discerns sensuality in this way, 
  2. the cause by which sensuality comes into play in this way, 
  3. the diversity of sensuality in this way, 
  4. the result of sensuality in this way, 
  5. the cessation of sensuality in this way, and
  6. the path of practice leading to the cessation of sensuality in this way, 
then he discerns this penetrative holy life as the cessation of sensuality.

  1. Sensuality should be known. 
  2. The cause by which sensuality comes into play should be known.   
  3. The diversity in sensuality should be known.  
  4. The result of sensuality should be known.  
  5. The cessation of sensuality should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of sensuality should be known. 
Thus it has been said, and in reference to this was it said.


[2] Feeling

  1. Feeling should be known. 
  2. The cause by which feeling comes into play should be known.
  3. The diversity in feeling should be known. 
  4. The result of feeling should be known. 
  5. The cessation of feeling should be known.
  6. The path of practice for the cessation of feeling should be known. 
Thus it has been said. In reference to what was it said?

There are these three kinds of feeling: 
  1. a feeling of pleasure, 
  2. a feeling of pain, and
  3.  feeling of neither pleasure nor pain.
And what is the cause by which feeling comes into play? Contact is the cause by which feeling comes into play.

And what is the diversity in feeling
  1. There is the feeling of pleasure connected with the baits of the world. 
  2. There is the feeling of pleasure not connected with the baits of the world.
  3. There is the feeling of pain connected with the baits of the world. 
  4. There is the feeling of pain not connected with the baits of the world. 
  5. There is the feeling of neither pleasure nor pain connected with the baits of the world. 
  6. There is the feeling of neither pleasure nor pain not connected with the baits of the world. 
This is called the diversity in feeling.[2]

And what is the result of feeling
  1. One who feels a feeling produces a corresponding state of existence, on the side of merit or demerit
This is called the result of feeling.

And what is the cessation of feeling
  1. From the cessation of contact is the cessation of feeling; and 
  2. just this noble eightfold path — right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration —
 is the way leading to the cessation of feeling.

Now when a disciple of the noble ones discerns 
  1. feeling in this way, 
  2. the cause by which feeling comes into play in this way, 
  3. the diversity of feeling in this way, 
  4. the result of feeling in this way, 
  5. the cessation of feeling in this way, & 
  6. the path of practice leading to the cessation of feeling in this way, 
then he discerns this penetrative holy life as the cessation of feeling.

  1. Feeling should be known. 
  2. The cause by which feeling comes into play should be known. 
  3. The diversity in feeling should be known.  
  4. The result of feeling should be known.  
  5. The cessation of feeling should be known.  
  6. The path of practice for the cessation of feeling should be known. 
Thus it has been said, and in reference to this was it said.


[3] Perception

  1. Perception should be known. 
  2. The cause by which perception comes into play should be known.  
  3. The diversity in perception should be known. 
  4. The result of perception should be known. 
  5. The cessation of perception should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of perception should be known. 
Thus it has been said. In reference to what was it said?

There are these six kinds of perception:[3] 
  1. the perception of form, 
  2. the perception of sound, 
  3. the perception of aroma, 
  4. the perception of flavor,
  5. the perception of tactile sensation, 
  6. the perception of ideas.
And what is the cause by which perception comes into play? 
Contact is the cause by which perception comes into play.

And what is the diversity in perception
  1. Perception with regard to forms is one thing, 
  2. perception with regard to sounds is another,
  3. perception with regard to aromas is another, 
  4. perception with regard to flavors is another, 
  5. perception with regard to tactile sensations is another, 
  6. perception with regard to ideas is another. 
This is called the diversity in perception.

And what is the result of perception
  1. Perception has expression as its result, I tell you. 
  2. However a person perceives something, that is how he expresses it: 'I have this sort of perception.' 
his is called the result of perception.

And what is the cessation of perception
  1. From the cessation of contact is the cessation of perception; 
  2. and just this noble eightfold path — right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration — is the way leading to the cessation of perception.
Now when a disciple of the noble ones 
  1. discerns perception in this way, 
  2. the cause by which perception comes into play in this way, 
  3. the diversity of perception in this way, 
  4. the result of perception in this way, 
  5. the cessation of perception in this way, and
  6. the path of practice leading to the cessation of perception in this way,
then he discerns this penetrative holy life as the cessation of perception.

  1. Perception should be known. 
  2. The cause by which perception comes into play... 
  3. The diversity in perception... 
  4. The result of perception... 
  5. The cessation of perception... 
  6. The path of practice for the cessation of perception should be known. 
Thus it has been said, and in reference to this was it said.


[4] Fermentation

  1. Fermentations should be known. 
  2. The cause by which fermentations come into play should be known. 
  3. The diversity in fermentations should be known.  
  4. The result of fermentations should be known. 
  5. The cessation of fermentations should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of fermentations should be known.
Thus it has been said. In reference to what was it said?

There are these three kinds of fermentations:
  1. the fermentation of sensuality, 
  2. the fermentation of becoming, 
  3. the fermentation of ignorance.
And what is the cause by which fermentations come into play? 
Ignorance is the cause by which fermentations come into play.

And what is the diversity in fermentations? 
  1. There are fermentations that lead to hell,
  2. those that lead to the animal womb,
  3. those that lead to the realm of the hungry shades, 
  4. those that lead to the human world, 
  5. those that lead to the world of the devas. 
This is called the diversity in fermentations.

And what is the result of fermentations? 
  1. One who is immersed in ignorance produces a corresponding state of existence, on the side of merit or demerit.
This is called the result of fermentations.

And what is the cessation of fermentations? 
  1. From the cessation of ignorance is the cessation of fermentations; 
  2. and just this noble eightfold path — right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration — 
is the way leading to the cessation of fermentations.

Now when a disciple of the noble ones 
  1. discerns fermentations in this way, 
  2. the cause by which fermentations come into play in this way, 
  3. the diversity of fermentations in this way,
  4. the result of fermentations in this way, 
  5. the cessation of fermentations in this way, and 
  6. the path of practice leading to the cessation of fermentations in this way, 
then he discerns this penetrative holy life as the cessation of fermentations.

  1. Fermentations should be known. 
  2. The cause by which fermentations come into play should be known. 
  3. The diversity in fermentations should be known.
  4. The result of fermentations should be known.
  5. The cessation of fermentations should be known.
  6. The path of practice for the cessation of fermentations should be known.
Thus it has been said, and in reference to this was it said.


[5] Kamma

  1. Kamma should be known. 
  2. The cause by which kamma comes into play should be known. 
  3. The diversity in kamma should be known.
  4. The result of kamma should be known. 
  5. The cessation of kamma should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of kamma should be known.' 
Thus it has been said. In reference to what was it said?

Intention, I tell you, is kamma. 
Intending, one does kamma by way of 
  1. body, 
  2. speech, and 
  3. intellect.
And what is the cause by which kamma comes into play? Contact is the cause by which kamma comes into play.

And what is the diversity in kamma? There is 
  1. kamma to be experienced in hell, 
  2. kamma to be experienced in the realm of common animals, 
  3. kamma to be experienced in the realm of the hungry shades, 
  4. kamma to be experienced in the human world, 
  5. kamma to be experienced in the world of the devas. 
This is called the diversity in kamma.

And what is the result of kamma? The result of kamma is of three sorts, I tell you, 
  1. that which arises right here & now, 
  2. that which arises later [in this lifetime], and 
  3. that which arises following that. 
This is called the result of kamma.

And what is the cessation of kamma? 
  1. From the cessation of contact is the cessation of kamma; and
  2. just this noble eightfold path — right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration — 
is the path of practice leading to the cessation of kamma.

Now when a disciple of the noble ones 
  1. discerns kamma in this way, 
  2. the cause by which kamma comes into play in this way,
  3. the diversity of kamma in this way,
  4. the result of kamma in this way, 
  5. the cessation of kamma in this way, &
  6. the path of practice leading to the cessation of kamma in this way, 
then he discerns this penetrative holy life as the cessation of kamma.

  1. Kamma should be known.
  2. The cause by which kamma comes into play should be known.
  3. The diversity in kamma should be known.
  4. The result of kamma should be known.
  5. The cessation of kamma should be known.
  6. The path of practice for the cessation of kamma should be known.
Thus it has been said, and in reference to this was it said.


[6] Stress

  1. Stress should be known. 
  2. The cause by which stress comes into play should be known. 
  3. The diversity in stress should be known. 
  4. The result of stress should be known. 
  5. The cessation of stress should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of stress should be known.
Thus it has been said. In reference to what was it said?

  1. Birth is stress,
  2. aging is stress, 
  3. death is stress;
  4. sorrow, lamentation, pain, distress, & despair are stress; 
  5. association with the unbeloved is stress; 
  6. separation from the loved is stress; 
  7. not getting what is wanted is stress. 
  8. In short, the five clinging-aggregates are stress.
And what is the cause by which stress comes into play? Craving is the cause by which stress comes into play.

And what is the diversity in stress? There is 
  1. major stress, 
  2. minor stress, 
  3. slowly fading stress, 
  4. quickly fading stress. 
This is called the diversity in stress.

And what is the result of stress? There are some cases in which 
  1. a person overcome with pain, his mind exhausted, grieves, mourns, laments, beats his breast, & becomes bewildered. 
  2. Or one overcome with pain, his mind exhausted, comes to search outside: 
    `Who knows a way or two to stop this pain?' 
I tell you, monks, that stress results either in bewilderment or in search. This is called the result of stress.

And what is the cessation of stress? 
  1. From the cessation of craving is the cessation of stress; and 
  2. just this noble eightfold path — right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration — 
is the path of practice leading to the cessation of stress.

Now when a disciple of the noble ones 
  1. discerns stress in this way, 
  2. the cause by which stress comes into play in this way, 
  3. the diversity of stress in this way, 
  4. the result of stress in this way, 
  5. the cessation of stress in this way, and 
  6. the path of practice leading to the cessation of stress in this way, 
then he discerns this penetrative holy life as the cessation of stress.

  1. Stress should be known. 
  2. The result of stress should be known. 
  3. The cause by which stress comes into play should be known.
  4. The diversity in stress  should be known.
  5. The cessation of stress should be known. 
  6. The path of practice for the cessation of stress should be known.
Thus it was said, and in reference to this was it said.

And this is the penetrative explanation that is a Dhamma explanation.

Notes
1.Asava.

2.See The Wings to Awakening, passage §179.
3.I.e., mental labels.
Reply
Thiền Tưởng và các Cảnh Giới thuộc Phạm Thiên (post #170, p 12)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Youtube%202019/20190528.KTC.6.62%20L%E1%BB%9Di%20C%E1%BA%A3m%20H%E1%BB%A9ng

Rồi bây giờ qua tới thiền tưởng là sao?

Đối với người còn đang hưởng dục thì thế giới này có thiên hình vạn trạng, nó gồm có núi sông, cây cỏ, đất đá, mặt trăng, mặt trời, ngôi sao, tinh tú, sông ngòi, biển cả, kinh rạch, đại dương, chim muông, súc vật, con người, bò bay mái cựa phi cầm tẩu thú,... Thế giới này đối với người hưởng dục tùm lum như vậy đó. Thì những người sống trong dục tưởng, toàn bộ những cái mà tôi vừa kể, mà kể muốn mòn hơi, toàn là trong thế giới của dục tưởng.

Nhưng đối với những người họ nhàm chán các dục thì thế giới này đối với họ nó chỉ còn có 10 thứ thôi, nó không còn cái vụ chim muông, cây cỏ nữa, mà đối với người nhàm chán dục họ quay qua họ tu thiền. Thì toàn bộ cái thế giới thiền của họ cũng chỉ là tưởng thôi, nó cũng hỏng có cái gì, nó cũng chỉ là ấn tượng thôi, nó gồm có 10 thứ. Nói về thế giới vật chất chỉ còn có 10 thứ thôi. Còn nếu kể luôn tinh thần thì nó còn có 6. Các vị nghe có thấy kỳ không?

Kể riêng vật chất nè: xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, là 8, hư không, ánh sáng nữa là 10. Toàn bộ tâm tư, đời sống của người ly dục tu thiền thì thế giới này chỉ có 10 cái đó thôi. Không có kinh rạch, sông ngòi, hỏng có đại dương, biển cả, trăng sao, hoa lá, con người, súc vật, chim muông, hỏng có gì hết. Đối với họ, họ chỉ niệm:

* Họ chỉ để cái thau nước họ niệm nước, nước, nước, nước,...họ niệm riết mà đắc thiền bằng cái đề mục nước.
* Họ đốt lên một ngọn đèn, họ cứ niệm lửa, lửa, lửa, lửa, lửa, ...họ niệm riết họ đắc thiền.
* Rồi họ ngồi bên cạnh một cái khe hở để gió nó xuyên qua cái khe đó, hoặc là họ nhìn một cái lá lung lay rồi họ mới niệm gió, gió, gió, gió,...họ niệm riết họ đắc thiền.

Đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng cũng vậy, đỏ, trắng cũng vậy, hư không, ánh sáng cũng vậy, họ cũng đều niệm hoài, tâm họ tập trung nơi đó, rồi cuối cùng họ đắc thiền, họ sanh về các cõi Phạm thiên.

Như vậy thì thế giới này đối với những người đó chỉ gồm có mấy cái thứ này thôi, nếu mà nói về vật chất gồm có 10 thứ là
  1. đất, nước, lửa, gió,
  2. xanh, vàng, đỏ, trắng,
  3. hư không,
  4. ánh sáng.
Còn nếu mà gom luôn tâm thì nó gồm có 6, có nghĩa là
  1. đất, nước, lửa, gió, 
  2. hư không và
  3. thức.
Thức ở đây là sao? Thức ở đây có nghĩa là khi mà mình từ cái tầng sơ thiền mà muốn lên nhị thiền thì cái bậc lợi căn, nghĩa là người có trí, họ phải quan sát cái sơ thiền thì nó có những cái thô thiển, nó cũng còn có những cái vấn đề, những cái thấp kém, họ mới quan sát cái sơ thiền họ đắc để họ chán nó họ mới đắc được nhị thiền. Muốn đắc tới tam thiền thì anh phải nhìn ngược lại nhị thiền để anh chán nó anh mới đắc tới tam. Chán cái tam anh mới lên tới tứ thiền. Chán thiền sắc giới anh mới lên được thiền vô sắc. Mà thiền vô sắc là đề mục, chỉ có đề mục vô sắc đầu tiên là còn liên hệ một tí ti về vật chất. Liên hệ tí ti là sao?

Là cái hư không của đề mục vô sắc nó không phải là hư không vật chất mà nó là hư không giả định, hư không trong tâm tưởng của hành giả. Là sao? Hành giả khi mà đắc tới thiền sắc giới xong, hành giả mới thấy rằng cái đề mục mà nó còn dính líu tới đất, nước, lửa, gió là đề mục đó còn dỏm. Đã vậy, đắc thiền do những đề mục vật chất thì chết sanh về các cõi Phạm thiên cũng còn hình hài, cũng còn có chỗ ở, vậy là còn dỏm. Các vị đó thấy trên đời này hễ còn dính líu tới vật chất là còn hữu hạn. Mà cái gì là vô hạn đây ta? Cái gì ta? Chỉ có hư không. Thế là vị đó tâm niệm trong đầu, mắt nhắm hít, chỉ tâm niệm trong đầu chỉ có hư không mới thật sự là vô biên, không có biên giới. Chứ còn cái gì mà nó còn liên hệ tới đất, nước, lửa, gió, hư không, cái gì liên hệ đến màu sắc, hình dáng là cái đó còn hữu hạn. Muốn đạt đến cảnh giới vô lượng là chỉ có hư không thôi. Đó, thì vị đó tập trung vô cái hư không giả định đó đó, rồi vị đó mới đắc thiền hư không vô biên xứ, là tầng vô sắc đầu tiên.

Rồi tiếp theo đó nếu mà là bậc đại căn, đại duyên thì các vị thấy rằng hư không tuy là vô biên nhưng còn bị tâm nó biết, vậy tâm mới đúng là vô biên. Khi vị ấy suy niệm như vậy trong một thời gian dài, vị ấy đắc tầng thứ hai gọi là tầng thức vô biên.
Nhưng mà chưa hết, vị ấy lại tiếp tục, nếu là một bậc đại căn, vị đó không dừng lại ở đó, vị đó đi thêm một cái nữa, vị đó thấy hư không là vô biên còn bị tâm biết. Nhưng mà tâm dầu có vô biên nhưng tâm này còn bị tâm khác biết, như vậy cả hai đứa đó đều là dỏm hết, vị đó nghĩ như vậy, vị đó đắc tầng thứ ba, gọi là vô sở hữu xứ.

Chữ vô sở hữu đây có nghĩa là không có gì, chứ không phải là chủ quyền, nhiều người hiểu lầm chỗ này. Nó khổ chỗ này nè, không có dám đọc sách, không có dám, cả đời vậy đó. Mà cứ sống bằng cái vốn liếng mà hồi nào của mình, hồi đó lần đầu tiên mình biết chữ sở hữu ở trường lớp, ở đâu đó, rồi biết nó có cái nghĩa là chủ quyền. Từ đó cả đời, già đầu còn dại, có cháu ngoại còn ngu, cứ ôm cái mình biết cả đời cứ xài nhiêu đó. Mà hễ nghe người ta nói cái gì mà nó khác cái biết của mình là mình xăng quần xăng áo nhảy vô chửi cả họ, chửi nước bọt trắng trời hết vậy đó. Cái dân của mình nó ngộ lắm. Cho tới bây giờ vẫn làm mọi cho quốc tế là chỗ đó. Yeah, tới bây giờ. Ngày xưa mình sợ đế quốc Mỹ, rồi bây giờ mình sợ đế quốc tỷ, các vị tự nói lái thì biết, khổ lắm.

Bây giờ khi mà cái vô sở hữu đây nó có nghĩa là sao ta? Là không có cái gì hết. Cái thằng hư không có cũng không có ra gì, mà cái thằng tâm thức nó cũng không có ra gì, thấy như vậy vị ấy đắc tầng thứ ba là vô sở hữu là nothing không còn gì hết.
Khi an trú một thời gian, nếu mà là bậc đại căn, đại duyên thì mình lại đi thêm bước nữa. Là mình thấy ở đây hoài sao ta? Có cái khác nó hơn cái này chứ? Chớ hỏng lẽ ăn rồi cứ chìm sâu vào cái không có gì hay sao? Vị đó khi mà có lòng chán cái tầng mà mình đang đứng, là vị đó đắc tới tầng phi tưởng phi phi tưởng xứ. Khi chán cái thằng thứ ba, nhìn cái thằng thứ ba mà chán thì tự nhiên đắc tầng thứ tư, mà ở đây phải là người hữu duyên nha, chớ còn quí vị như mình ở đây thì chưa đủ.

Ở cõi dục mình nó cũng có một công thức gần giống như vậy. Anh muốn có B thì anh phải chán A, thì ở trên tầng kia cũng giống như vậy. Nhưng mà cái động tác mà muốn mất A là anh phải bỏ cái gì đó, phải có động tác bỏ rồi anh mới được. Mà ở trên kia chỉ cần cái tâm thôi. Khi mà anh chán cái này thì tự nhiên anh được cái kia, dĩ nhiên anh phải là người có đại căn, đại duyên chớ hỏng phải lơ mơ là được. Cái vị đó chán tầng thứ ba rồi tự nhiên cái tâm vị nó an trú vào tầng thứ tư là phi tưởng phi phi tưởng, có nghĩa là cái tâm nó vi tế đến mức nói có cũng không được mà nói nó không có cũng không được. Cái tâm nó tế như vậy đó. Nghĩa là nó tế là chỗ nào?

Cái tâm thiền thứ ba, cái cảnh mà nó biết chỉ là cái tâm thiền thứ ba, cái cảnh phi tưởng phi phi tưởng nó biết chỉ là cảnh của vô sở hữu xứ thôi, nó không biết cái gì ngoài ra, ngoài cái thứ ba, nó chỉ biết chê cái thằng thứ ba thôi. Cho nên nó được xem là cái tâm tinh tế, mầu nhiệm nhất, vi tế nhất.
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt 


Chương VI - Sáu Pháp
VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona


Roll down từ từ sẽ thấy ...

-----------------



(VI) (80) Lớn Mạnh

1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu chứng đạt sự lớn mạnh, sự tăng trưởng trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
  1. nhiều ánh sáng, 
  2. nhiều quán hạnh,
  3. nhiều hoan hỷ,
  4. nhiều không tự bằng lòng, 
  5. không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp,
  6. đi thẳng đến bờ kia.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu chứng đạt sự lớn mạnh, sự tăng trưởng trong các thiện pháp.


(VII) (81) Ðịa Ngục

1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là sáu?

2.
  1. Sát sanh,
  2. lấy của không cho,
  3. tà hạnh trong các dục,
  4. nói láo,
  5. ác dục và
  6. tà kiến.
Thành tựu sáu pháp này, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là sáu?

4.
  1. Từ bỏ sát sanh,
  2. từ bỏ lấy của không cho,
  3. từ bỏ tà hạnh trong các dục, 
  4. từ bỏ nói láo,
  5. không ác dục và
  6. chánh tri kiến.
Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.


(VIII) (82) Ðịa Ngục (2)

1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là sáu?

2.
  1. Nói láo,
  2. nói hai lưỡi,
  3. nói lời ác ngữ,
  4. nói lời phù phiếm,
  5. tham dục,
  6. ăn nói táo bạo, trắng trợn.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là sáu?

4.
  1. Từ bỏ nói láo,
  2. từ bỏ nói hai lưỡi,
  3. từ bỏ nói lời thô ác,
  4. từ bỏ nói lời phù phiếm, 
  5. không tham dục và 
  6. không nói lời táo bạo, trắng trợn.
 
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.


(IX) (83) Pháp Tối Thượng

1- Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ pháp tối thượng A-la-hán. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
  1. không có lòng tin,
  2. không có lòng xấu hổ,
  3. không có lòng sợ hãi,
  4. biếng nhác,
  5. ác tuệ, 
  6. thân và mạng nhiều ước vọng.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ pháp tối thượng A-la-hán.

3- Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ pháp tối thượng A-la-hán. Thế nào là sáu?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
  1. có lòng tin,
  2. có lòng xấu hổ,
  3. có lòng sợ hãi,
  4. tinh cần tinh tấn,
  5. có trí tuệ,
  6. thân và mạng không có ước vọng.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ pháp tối thượng A-la-hán.


(X) (84) Ngày và Ðêm

1. - Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, thời bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là sự thối đọa trong các thiện pháp, không có tăng trưởng. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
  1. có dục lớn,
  2. có hiềm hận,
  3. không bằng lòng với bất cứ những vật dụng cần thiết nào như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh,
  4. không có lòng tin, 
  5. ác giới, biếng nhác, 
  6. thất niệm, ác tuệ.
Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, thời bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là sự thối đọa trong các thiện pháp.

3. Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, thời bất luận đêm hay ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng trong các thiện pháp, không có thối đọa. Thế nào là sáu?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
  1. không có dục lớn,
  2. không hiềm hận,
  3. bằng lòng với bất cứ vật dụng cần thiết nào, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh,
  4. có lòng tin,  thiện giới 
  5. tinh cần tinh tấn, 
  6. có niệm, có trí tuệ.
Nếu Tỷ-kheo thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, thời bất cứ đêm hay ngày, chờ đợi là sự tăng trưởng trong các thiện pháp, không có thối đọa.




 
IX. Phẩm Mát Lạnh

(I) (85) Mát Lạnh

1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
  1. khi nào tâm cần hạn chế, khi ấy không hạn chế tâm;
  2. khi nào tâm cần phải phấn chấn, khi ấy, lại không phấn chấn tâm;
  3. khi nào tâm cần phải làm cho hoan hỷ, khi ấy lại không làm tâm hoan hỷ;
  4. khi nào tâm cần phải trú xả, quán sát,  khi ấy lại không làm cho tâm trú xả, quán sát;
  5. xu hướng về hạ liệt; 
  6. hoan hỷ thân kiến.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương.

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương. Thế nào là sáu?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
  1. khi nào tâm cần phải hạn chế, khi ấy hạn chế tâm;
  2. khi nào tâm cần phải phấn chấn, khi ấy phấn chấn tâm;
  3. khi nào tâm cần phải làm cho hoan hỷ, khi ấy làm cho tâm hoan hỷ;
  4. khi nào tâm cần phải trú xả, quán sát khi ấy làm tâm trú xả, quán sát;
  5. xu hướng về thù thắng;
  6. hoan hỷ Niết-bàn.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương.
Reply
Sư Toại Khanh Giảng KTC 6.80 Lớn Mạnh và các Kinh Khác (1-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...E1%BA%A1nh


KTC.6.80 Lớn Mạnh

Quote:Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép bài giảng
10/09/2019 - 07:46 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

KTC 6.80 Lớn Mạnh
1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu chứng đạt sự lớn mạnh, sự tăng trưởng trong các thiện pháp. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo

  1. nhiều ánh sáng: nhiều trí huệ 
  2. nhiều quán hạnh: tinh tấn,
  3. nhiều hoan hỷ: niềm vui trong đạo hạnh,
  4. nhiều không tự bằng lòng: thiết tha vô bờ với thiện pháp, không dừng lại nửa chừng
  5. không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp: không buông xuôi gánh nặng, không buông xuôi trách nhiệm: còn là phàm phu là còn có trách nhiệm với đạo nghiệp của mình .
  6. đi thẳng đến bờ kia, không dậm chân tại chỗ.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu chứng đạt sự lớn mạnh, sự tăng trưởng trong các thiện pháp.


--ooOoo--


Kinh 80 là kinh Lớn mạnh. Đức Phật Ngài dạy rằng một vị tỳ kheo cầu đạo giải thoát, cầu sự tiến bộ trong chuyện tu học thì phải có 6 pháp sau đây:

1/ Nhiều ánh sáng: nhiều trí tuệ

Một là nhiều ánh sáng, là ālokabahulo có nghĩa là nhiều trí tuệ, bởi vì mình thấy trong đời sống thường ngày của mình, trong một cái chỗ thiếu ánh sáng thì mình không có thấy được đường đi, chỗ bước không thấy. Tất cả công việc của chúng ta làm trong chỗ không có ánh sáng thì chúng ta phải mò mẫm, các vị thấy không? Ngay cả mấy cái tableau ở trên máy bay, bay trong đêm, chỗ nào tắt đèn thì tắt; nhưng đặc biệt chỗ của phi công, mấy cái chỗ màn hình hiển thị mấy số đo kỹ thuật, tất cả phải hiện ra rõ ràng bởi vì không thể nào mà làm việc trong bóng đêm mà không thấy gì chuyện đó là hỏng được; kể cả cabin của phi công mình một chuyến bay đêm thì trong phòng lái mấy chỗ màn hình hiển thị là phải sáng. Giữa trời đêm mịt mùng như vậy, trong đó mấy cái màn hình phải sáng, nói chi là những chuyện ở mặt đất, mình làm chuyện gì cũng phải có ánh sáng. Thậm chí mình là người trộm mộ, mình đi đào cổ vật thì cũng phải có ánh sáng, mình có sợ bị người ta phát hiện đi nữa ít ra cũng có cây đèn pin, đại khái như vậy. Chúng ta không thể nào làm việc mà không có ánh sáng. Đó là trong thế giới vật lý. Trong cảnh giới tâm lý cũng y hệt như vậy, chúng ta không có tài nào mà làm việc không có ánh sáng được hết, thì trí tuệ được gọi là ánh sáng tâm lý. Cho nên cái chuyện đầu tiên vị tỳ kheo tu tập không thể thiếu trí tuệ được. Nhờ có trí tuệ vị tỳ kheo biết chuyện gì nên và không nên, cái gì thiện, cái gì bất thiện. Nhờ có trí tuệ mới biết được mình đang ở đâu, cái gì cần phải chỉnh sửa, cái gì cần phải bớt, cái gì cần phải thêm. Chuyện đầu tiên là nhờ trí tuệ mình biết cái gì nên, cái gì không nên, cái gì thiện và cái gì bất thiện. Nhưng mà không phải dừng lại ở đó không, cả đời cứ cắm đầu ở trong một cái thành tựu, một cái quả chứng, mà phải nhờ có trí tuệ để mình biết được. 

Bữa hổm mình mới học mục 4 pháp đó tức là vị tỳ kheo phải biết rõ:
  1. bằng cái con đường nào mà mình có thể tiến bộ, 
  2. cái gì nó có thể làm cho mình bị lui sụt, 
  3. cái gì nó làm cho mình dậm chân tại chỗ; 
  4. cái gì có thể làm cho mình thăng hoa, lên cao, đi xa về phía trước. 
Tất cả những chuyện đó cần đến sự soi rọi của trí tuệ.

Cho nên đầu tiên vị tỳ kheo phải có trí tuệ. Tôi nói lại một lần nữa, không thể nào tu cái lối mòn được. Trong đời sống chúng ta phải đi theo lối mòn. Lối mòn là gì? Lối mòn là nền nếp cũ mà chúng ta nhắm mắt đi theo. Người mà đi theo lối mòn có thể họ không cần trí tuệ. Các vị tưởng tượng, nếu chỉ dừng lại với quả chứng của mình, chỉ chấp nhận cái lối mòn mò mẫm thì cuộc tu nó không có đi xa, cái đạo nghiệp không có những thành tựu lớn. Cho nên chuyện đầu tiên cần đến ánh sáng.

2/ Tinh tấn, siêng năng

Cái thứ hai nữa, có ánh sáng rồi, có cái đèn pin tốt rồi, có cái đuốc ngon lành rồi, có đủ điều kiện ánh sáng, ánh nắng ngon lành rồi, nhưng mà mình làm biếng thì sao ta? Đi về đâu? Cho nên cái thứ hai là yogabahulo, là đầy đủ tinh tấn, phải siêng.

Tiếp theo là vedabahulo. Bên Nho giáo có cái câu thế này: "Triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ" tức là "Buổi sáng nghe được đạo lý cao thâm thì buổi chiều chết cũng vui". Có nghĩa là ở thế gian, cái người mà họ sống hưởng thụ, họ mới thấy đời sống có ý nghĩa, đời sống phải có cái nhựa sống, phải có cái mật ngọt sống mới được. Trong cuộc tu hành cũng vậy, lấy mắt mà nhìn thì một người tu hành chân chánh ngon lành thì đúng là kiêng khem khổ hạnh, bần tăng khổ sãi, nhưng mà thật ra cái đời tu của vị tỳ kheo phải có niềm vui, yah. Ngày xưa ở ngoài đời mình phải có niềm vui thế tục thì mình mới có thể vật lộn với miếng cơm manh áo được. Còn bây giờ trong đạo cũng phải vậy, cũng phải có một niềm vui đạo vị thì mình mới có thể ra sức nỗ lực được. Chớ còn tu mà không có được niềm vui, sự an lạc trong đạo nghiệp thì làm sao mà đi xa được đây?

* Cho nên cái ālokabahulo là đầy đủ trí tuệ, tu là không thiếu trí tuệ được.

** yogabahulo: tu không thể nào thiếu tinh tấn được, tu mà hỏng có siêng là thua, không có đủ sức để đi tới, không đủ sức bật. Tại sao tôi xài chữ "bật"? Là bởi vì không đủ sức bật thì chúng ta sẽ nằm chây ỳ ra đó, biếng lười, thối đọa, tiêu cực. Nhưng mà nhờ cái sức bật của tinh tấn mình mới có thể lao mình, băng mình về phía trước.

*** Cái thứ ba, để có được sức bật ấy, chúng ta phải có niềm vui chứ.

3/ Niềm vui: niềm vui trong đạo hạnh

Ngoài đời người ta có cái gánh chè nhưng mà người ta vui, khi nào bán không được là dòm trước dòm sau, thấy hỏng có khách hàng là móc túi tiền ra đếm, đếm rồi bắt đầu toan tính là về trả tiền học cho thằng Tư, con Năm, con Út, mua áo mới Tết cho tụi nó, chưa, nếu mà dư chút đỉnh là thế nào Tết năm nay mình cũng mua được một chiếc nhẫn vàng nhỏ nhỏ 5 phân, một chỉ bỏ túi, mai mốt thằng Tèo, thằng Tý lấy vợ, thí dụ như vậy. Thì một cái bà buôn gánh bán bưng có cái niềm vui như vậy thì bả không có thấy trời nắng, bả không có thấy mưa lạnh, bả không có thấy rét mướt, nha, phải có niềm vui. Trong đạo cũng vậy, tu hành không có niềm vui thì không có cách nào mà tu tập được, gọi là vedabahulo.

Ở trong đây cái bản Tiếng Việt thì lại xài chữ yoga dịch là nhiều quán hạnh, nhưng mà chữ đó nó hơi tối nghĩa. Ở đây tôi nói rõ nghĩa luôn, đó là sự tinh tấn là yogabahulo. Chứ còn quán hạnh là sao? Yoga là tinh tấn, ở đây phải dịch lại. Có người họ nói rằng họ sẽ sưu tập toàn bộ tất cả những chỗ mà chúng tôi chỉnh sửa bản dịch này nè để mà họ đăng tải lên. Cái đó cũng là một sáng kiến mặc dù không biết là thiện ý hay ác ý, nhưng mà đó là sáng kiến rất là hay. Cảm ơn. Cảm ơn bạn lành.

Số 1 trí tuệ, số 2 tinh tấn, số 3 niềm vui trong đạo hạnh.
 
4/ Thiết tha vô bờ với thiện pháp, không dừng lại nửa chừng

Thứ tư là mới ghê nè, mới lạ nè: asantuṭṭhibahulo có nghĩa là sự thiết tha vô bờ.

* santuṭṭhi là biết đủ, là tự thỏa mãn.
* asantuṭṭhi là không có tri túc, không có thỏa mãn, không có biết đủ.

Như vậy ở đây có nghĩa là sao? Trong đây ghi rõ thế này: Asantuṭṭhibahuloti kusalesudhammesu có nghĩa là lòng thiết tha vô bờ đối với thiện pháp, có nghĩa là không có dừng lại nửa chừng.

Tôi nói rất là nhiều lần, tôi trích dẫn đoạn kinh gọi là aparihāniyā dhamma trong Đại bát niết bàn, Đức Phật Ngài dạy rằng: "Cho đến bao giờ chúng tỳ kheo đệ tử Như Lai không có bị rơi vào hoàn cảnh gọi là (?) tức là dừng lại nửa chừng cái công phu đạo nghiệp thì khi đó chúng tỳ kheo mới phát triển được", mỗi cá nhân mới phát triển được, mới tiến bộ, mà mỗi cá nhân có tiến bộ thì Tăng đoàn mới tiến bộ.

Chứ còn mỗi cá nhân đều sớm thỏa mãn với những thành tựu của mình, chẳng hạn như mình thấy bên Thái lan đi, hồi nhỏ ráng học giỏi có được cái bằng payoka (bằng Pali cao nhất, lớp Pali 9), có cái bằng đó mỗi tháng Vua cúng cho ba, bốn ngàn Baht để tiêu vặt. Rồi thường hễ có cái bằng payoka người ta mời làm trụ trì, rồi người ta giao cho một cái chức vụ nào đó ở trong Giáo hội, quởn quởn đi họp hành, rồi mấy đại gia thí chủ họ cũng khoái mời mấy vị đó đi trai tăng. Rồi, xong rồi đó. Trong chùa có một cái cốc nó hơi sang trọng, có tủ lạnh, có máy lạnh. Rồi cứ ngày ngày có đại gia thỉnh đi cúng dường, có xe đưa đón tùm lum vậy đó, Giáo hội lâu lâu họp hành thì tới góp mặt một tí để gọi là. Là xong. Coi có cái bằng đó là xong rồi đó. Hoặc có được trụ trì là xong rồi đó. Hoặc một thành tựu khác, thí dụ như là cứ một ngày vậy, sáng ngồi mấy tiếng, chiều ngồi mấy tiếng, vậy là xong rồi đó. Thì cái đó hỏng được.

Phải có lòng thiết tha vô bờ là asantuṭṭhibahulo, không có thỏa mãn với thiện pháp. Gọi là đi lên, đi nữa, đi mãi, đi hoài, đi về phía trước, đi lên trên cao. Đó là asantuṭṭhibahulo.

09:35
10/09/2019 - 11:08 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

5/ không có buông xuôi cái gánh nặng bổn phận hay gánh nặng trách nhiệm

Cái tiếp theo nữa đó là anikkhittadhuro nghĩa là không có buông xuôi cái gánh nặng bổn phận hay gánh nặng trách nhiệm, có nghĩa là ngày nào mà mình còn là phàm phu thì cái gánh nặng đạo nghiệp cũng còn trên vai. Nếu mình có khả năng hoằng pháp thì cái chuyện hoằng pháp nó là cái gánh nặng trên vai; nếu mình có một đóng góp nào cho Tăng đoàn thì cái khả năng đóng góp ấy, cái nhiệm vụ đóng góp ấy là cái trách nhiệm, là gánh nặng trên vai: Trách nhiệm đối với mình, đối với thầy bạn, đối với cư sĩ và đối với giáo pháp. Tôi nhắc lại, trách nhiệm 
  1. đối với mình, 
  2. với thầy bạn, 
  3. với cư sĩ và 
  4. với giáo pháp; 
nhưng mà dĩ nhiên trong cái chừng mực hợp lý, chớ hỏng phải nói vậy rồi ăn rồi cứ cắm đầu lo cho người ta là hỏng được. Ở đây có trách nhiệm, người tu hành có 3 trách nhiệm là 
  1. học đạo, 
  2. hành đạo và 
  3. hoằng đạo, 
có ba cái đó chớ không có bỏ rơi, không có buông rơi cái trách nhiệm.

Như vậy mình thấy có mấy điều này, là ở vị tỳ kheo hoặc người tu tập cầu giải thoát, cầu tiến bộ trong giáo pháp, điều thứ nhất ālokabahulo là phải trí tuệ, thứ hai yogabahulo là tinh tấn, thứ ba vedabahulo là tìm thấy được niềm vui trong đạo nghiệp, cái thứ tư là asantuṭṭhibahulo kusalesu dhammesu là lòng thiết tha vô bờ đối với thiện pháp và cái thứ năm là anikkhittadhuro kusalesu dhammesu không có buông rơi cái gánh nặng trong thiện pháp.

6/ Toàn bộ đạo nghiệp phải là từng bước đi sang bờ khác

Và cái thứ sáu là uttari ca patāreti; làm gì thì làm, trí tuệ bằng trời, tinh tấn bằng trời, đạo nghiệp bằng trời, cái gì đi nữa, cái cứu cánh cao nhất của người tu hành là cái gì? Uttari ca patāreti có nghĩa là làm sao mà toàn bộ cái đời tu, toàn bộ đạo nghiệp phải là từng bước đi sang bờ khác. 

Uttari ca patāreti: luôn luôn lúc nào cũng lấy tư tưởng là sang bờ khác làm tư tưởng chủ đạo hết, không có thể dừng lại ở bến bờ này cả đời trừ khi duyên nghiệp không cho mình đi xa nữa thì đành chịu; chớ còn trong cái tâm tư, trong cái nỗ lực, trong cái ý tưởng tu hành mà nói thì chúng ta không thể nào mà không nghĩ đến chuyện sang bờ khác, sang bờ khác rất là quan trọng.

Sang bờ khác là gì?  Có nghĩa là 
  1. pháp học, học hoài không bao giờ nên thấy đủ; 
  2. chỉ và quán suốt đời không bao giờ nên thấy đủ;  
Cho đến bao giờ mà còn là phàm phu, chưa là thánh nhân thì cho đến khi đó cũng chưa bao giờ nên thấy đủ, không bao giờ nên thấy đủ; luôn luôn phải có lý tưởng là tìm sang bến bờ khác.

Cái vấn đề lớn nhất của người tu Phật là dậm chân tại chỗ, là thỏa mãn quá sớm với những thành tựu, những quả chứng của mình dầu đó là một người cư sĩ hay là một người xuất gia; bất kể đó là tăng hay là ni mà sớm thỏa mãn với thành tựu, với quả chứng của mình thì không thể nào đi xa trong đạo nghiệp, không thể nào có những thành tựu đáng kể được hết.

Ngay cả người ngoài đời cũng vậy, trừ phi không có khả năng, không có điều kiện thì thôi, chứ còn mà một người sớm thỏa mãn với một mớ bạc cắc của gánh chè, gánh cháo thì cuộc đời ngoi lên hỏng có nổi. Đó là nói ở ngoài đời sớm thỏa mãn với mấy đồng xu bạc cắc, bạc lẻ của gánh chè, gánh cháo, của cái tiệm tạp hóa, thì làm sao mà gầy dựng sự nghiệp cho mình, cho con cháu đời sao được. Thì nói gì trong đạo cũng y hệt như vậy, luôn luôn phải lấy cái lý tưởng uttari ca patāreti: tìm sang bờ khác.

13:38

11/09/2019 - 06:05 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


KTC 6.81 Ðịa Ngục

1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là sáu?

2.
  1. Sát sanh,
  2. lấy của không cho,
  3. tà hạnh trong các dục,
  4. nói láo,
  5. ác dục và
  6. tà kiến.
Thành tựu sáu pháp này, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là sáu?

4.
  1. Từ bỏ sát sanh,
  2. từ bỏ lấy của không cho,
  3. từ bỏ tà hạnh trong các dục, 
  4. từ bỏ nói láo,
  5. không ác dục và
  6. chánh tri kiến.
Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

--ooOoo--


Tiếp theo là kinh 81, tôi chỉ giảng thoáng qua bởi Phật tử mà không biết cái này thì kẹt quá. Tức là không riêng gì một tỳ kheo mà bất cứ ai trong thế giới, trong cái cuộc đời mà mắc phải các lỗi này thì coi như cũng phải sanh vào địa ngục.

Một là sát sanh, mình không muốn ai giết mình thì mình cũng không có giết ai. Muôn loài ai cũng tham sống sợ chết, quí vị ai cũng biết rồi.

Hai là trộm cắp, không có ai muốn mình bị mất mát thì mình cũng không có làm ai bị mất mát, bằng cái chuyện sang đoạt của mình.

Đó là nói vắn tắt vậy đó. Sẽ có một ngày quí vị hiểu rằng mình không sát sanh không phải chỉ đơn giản là mình sợ tội, không đơn giản như vậy, nó còn hơn vậy nữa, cái lý do nhiều hơn chớ không đơn giản như vậy. 

Đó là khi mà mình hiểu được Phật Pháp, ngoài cái chuyện mình thương chúng sanh, mình không nỡ, dầu cho cái loài đó là cái loài thấp kém đi nữa nhưng mà nó cũng còn ham sống sợ chết. Mình không thể nào mình nói là tại vì mình lấy lý do là hóa kiếp cho nó rồi mình giết nó thì đó là sai, bởi vì nếu mà quí vị lấy cái cớ là kiếp sống của nó quá thấp kém thôi tôi hóa kiếp cho nó. Nó là con muỗi, nó cắn tôi thôi tôi đập nó cái "bộp", thí dụ như vậy. Hoặc là nó là con cá, con tép, mình muốn ăn nó mình nói mình hóa kiếp cho nó. Nghe thì có vẻ từ bi, hợp lý lắm nhưng mà nó bậy hai điểm, 

  1. thứ nhất là đâu phải mình giết con cá rồi con cá nó thoát kiếp cá, nó sanh lên nó làm người đâu quí vị? Thì mình dựa vào cái gì mình nói mình hóa kiếp cho nó? Mình giúp cho nó bỏ cái kiếp cá thấp kém, đó là cái bậy thứ nhất. Mình dựa vào đâu mình nói nó hết kiếp cá này nó sẽ khỏe hơn? 
  2. Cái thứ hai, các vị thử tưởng tượng nếu mà trên thế giới này, ai cũng đứa mạnh nó có quyền giết đứa yếu, với cái lý do là nó giúp đứa yếu hóa kiếp, đứa lớn giết nhỏ, đứa mạnh giết đứa yếu với cái lý do là hóa kiếp, như vậy thì bản thân chúng ta đã bị thiên hạ nó chém từ lâu lắm rồi, tại vì lúc nào mình thua sút, cũng yếu kém hơn rất là nhiều người, các vị đồng ý không? Nếu mình lấy cớ rằng cái thằng đó nó nghèo, nó không đáng sống thôi bây giờ mình lụi cho nó chết để nó được khá hơn, cái thằng đó nó bệnh hoạn thôi mình giết nó để nó được khá hơn, cái thằng đó nó xấu trai quá thôi mình giết nó để kiếp sau nó khá hơn. Xấu trai nè, nghèo khó, bệnh hoạn nè, v v… mình cứ lấy cái cớ là mình giết người ta để người ta được khá hơn, vậy thì thế giới này nó sẽ ra làm sao? Các vị tưởng tượng đi, các vị hiểu chưa? Cho nên là hai lý do rất là bậy, lý do thứ nhất là mình giết để mình giúp nó hóa kiếp, cho nó khá hơn là một cái bậy. Cái bậy thứ hai nữa là mình lấy cái cớ, cái quyền gì để mình sang đoạt mạng sống người khác? Đấy! Nếu mình nói lấy cái quyền, biết bao nhiêu người khác họ có cái quyền của họ, họ giết mình rồi sao? 
  3. Và cái điều thứ ba nữa là dầu cái loài đó nó thấp kém cách mấy nhưng mà người ta vẫn còn có lòng tham sống sợ chết, mình đẩy người ta vô chỗ chết có nghĩa là mình đẩy người ta vô chỗ cùng cực của kiếp sống rồi. Cái chết là cái mà rùng rợn nhất của các loài, rồi mình đẩy người ta vô chỗ cùng cực thì trách gì mai mốt đời sống mình cũng bị đẩy vào cái chỗ cùng cực.
Trộm cắp cũng vậy, trộm cắp mà nói nhẹ nhẹ đó là tại vì mình sợ pháp luật, nói xa hơn một chút là mình sợ tội; nhưng mà không, pháp luật và cái chuyện tội báo chưa có đủ, nó còn có cái khác sâu sắc hơn nhiều, đó là tại sao mà mình phải đi ăn cắp? Tại vì mình thiếu đúng không? Mà nếu mình giải quyết cái thiếu đó bằng cách là mình sang đoạt của người khác thì cái sang đoạt đó, 
  1. thứ nhất là liệu nó có lắp đầy cái chỗ thiếu vật chất của mình hay không? Đó là một chuyện, 
  2. chuyện thứ hai, chúng ta có yên thân để mà hưởng cái của phi nghĩa đó hay không? Trong kiếp này nè, chúng ta có yên thân hay không? 
  3. Cái thứ ba, tội báo kiếp sau thì khỏi nói rồi, lấy một trả một triệu. Ở đây nhiều người trong room nghĩ chúng tôi nói quá lời, mà thiệt, lấy một trả một triệu chớ hỏng phải một ngàn.
Cái tội lỗi một đổi một triệu, nha. 

Thí dụ như mình thấy Ngài Mục Kiền Liên do kiếp quá khứ nghe lời vợ mà giết cha, giết mẹ. Tôi nói cái này thì nó hơi ác chút nhưng đó là sự thât. Bố mẹ Ngài lúc đó cũng già rồi, mù nữa, già yếu bệnh hoạn rồi. Thì cái đời đó 
  1. cũng đâu có gì hay, sống thêm nó cũng hỏng có gì vui, 
  2. mà nó cũng hỏng có gì lâu, nó lâu có được bao nhiêu bởi vì già rồi, mà bệnh hoạn, mù lòa tăm tối. 
Có nghĩa là quảng đời còn lại, 
  1. thứ nhất không dài, 
  2. thứ hai cũng hỏng có gì vui, mịt mù lắm. 
Vậy đó, mà khi mà Ngài giết mạng cha mẹ, đoạt mạng cha mẹ rồi thì Ngài bị đi địa ngục suốt một tiểu kiếp, xong rồi Ngài trở lên thì chỉ có chết thảm không biết là bao nhiêu trăm ngàn kiếp mà nói. Bị đánh đập tàn phế, ruột phèo lồi ra, lồi mắt, lồi óc, khiếp như vậy đó, suốt nhiều kiếp. Đã xuống địa ngục chưa đủ, trồi trở lên làm người không biết bao nhiêu ngàn kiếp bị chết thảm. 

Mà chưa đâu, cái này mới ghê nè .  

Cuối cùng đắc được quả vị La hán đệ nhất thần thông, được sống gần vị chánh đẳng chánh giác, cơ hội thành tựu mấy cái này đâu phải dễ. Đã được sống gần vị chánh đẳng chánh giác, được gặp mặt vị chánh đẳng chánh giác như ý mình muốn, Ngài muốn gặp bao nhiêu hỏng được, mà lại làm vị A la hán đệ nhất thần thông, được nhân thiên muôn cõi kính ngưỡng hết lòng, hết mực mà không thể nào thoát được cái nghiệp cũ, phải bị người ta băm dằm ra như là tương tàu. Trong kinh nói 500 tên cướp thay phiên nhau mà nó bằm, nó xắt, tại vì nó nói cái ông này thần thông giỏi lắm, chỉ cần còn lại miếng nhỏ nhỏ ổng cũng hoàn hình lại được nữa, cho nên nó bằm...cho nát như tương xay, quí vị tưởng tượng cứ một người làm chục nhát thôi...thì còn cái nước non nào nữa. Thì cái tiếc ở đây, dĩ nhiên Ngài ok rồi, Ngài hỏng có tiếc, hỏng có hận, hỏng có oán than gì hết, nhưng mà lấy mình nè, mình nhìn coi có phải một trả một triệu không? Tức là giết người có một lần đó thôi, mà hai ông bà già nữa, sống không bao lâu mà đui mù tăm tối mà cái quả nó trả không biết là bao nhiêu.

Thì cái chuyện trộm cắp cũng vậy, để mà lắp đầy cái chỗ thiếu vật chất mà mình sang đoạt của người khác thì cái quả trổ không biết là bao nhiêu, 
  1. đời đời sanh ra nghèo đói, 
  2. đời đời sanh ra bị mất mát, mất trộm, leo cây hái trái liệng xuống bao nhiêu bạn nó quất hết; đi buôn bán bạn cùng bọn, cùng phường nó cũng gạt lấy hết; 
  3. rồi bị tịch biên gia sản, bị vu oan giá họa; 
  4. đáo tụng đình, hao tốn tiền bạc, tài sản không biết là bao nhiêu, cứ có cơ hội là tiền bạc đội nón ra đi sạch sành sanh, 
mà tại sao? Bởi ngày xưa có cái lòng sang đoạt người khác. Như các vị thấy cái vụ kiện Trung Nguyên là mình thấy nhức đầu rồi, đó, giàu như vậy cũng đâu có ngồi yên mà hưởng, kiện tới kiện lui, kiện tới kiện lui, kiện tới kiện lui, dứt khoát khi mình thua kiện thì mình mất sạch, các vị có hiểu không? Đó là đáo tụng đình, chưa kể bị lừa đảo, bị tịch biên oan ức, v v…

Các cái giới sau cũng y chang như vậy mà hiểu, có nghĩa là một trả một triệu, một trả một triệu, vậy đó.

Và cái sau cùng mới là quan trọng, có nghĩa là khi mà chúng ta tạo các ác nghiệp như trong đây kể. Vấn đề nó không phải đơn giản cái chỗ là mình tạo cái nghiệp đó rồi mình bị mấy cái quả xấu tương ứng là xong, không, không phải như vậy, hiểu như vậy là nghèo quá. Phải hiểu vầy mới ghê nè, chính vì mình tạo các tội lỗi này mình mới bị đẩy vào những cái hoàn cảnh tăm tối, mù mịt, và ở những hoàn cảnh đó ta có tới một tỷ cơ hội để chúng ta tiếp tục sống bất thiện. Trong room có hiểu cái này không ta?

Cái chuyện mà quí vị làm ác đó, cái chuyện làm cái tội lỗi nào đó, mình cứ giả định đi, là nó hỏng có gì ghê, đúng, nó hỏng có gì ghê đâu, nhưng mà cái ghê ở chỗ là từ cái tội ác đó nó đẩy mình vào những hoàn cảnh tái sinh, mà ở đó cơ hội sống thiện rất là ít. Các vị nghĩ cái này các vị mới run, cái cơ hội sống thiện rất là ít, mà cơ hội sống ác coi như là bao la, nói vậy mới run. Chớ còn cái chuyện tôi đi sát sanh, tôi đi trộm cắp, cái đó cứ cho là cái quả tôi sát sanh kiếp sau tôi sanh ra tôi yểu thọ vậy thôi, tôi bệnh hoạn, bệnh tật; hoặc như tôi trộm cắp kiếp sau sanh ra tôi bị mất mát tài sản vậy thôi; tôi cho nặng lắm tôi đi địa ngục. Nhưng mà nó khổ một cái chỗ hỏng phải như vậy, mà chính cái quả xấu của các tội lỗi nó đẩy mình đi vào những cái hoàn cảnh, những cái môi trường sống cực kỳ tệ hại, những cái môi trường sống ác dễ hơn thiện.

Đừng có nói cái môi trường nào ghê gớm, nội mà sanh vô trong gia đình nhà nghèo thôi là đủ chết rồi, nghèo quá bán mất sĩ diện, bán mất nhân phẩm, nghèo quá đâu có điều kiện đọc sách, đâu có điều kiện đi học, rồi bạn xấu rủ rê, ma túy, xì ke, buôn lậu đồ quốc cấm độc hại để vào tù ra tội, xử bắn, tử hình, coi như là phần lớn 99% là những cái người mà dây dưa với tù tội, đa phần là do nghèo. 

Chỉ riêng cái nghèo thôi đó là cũng đủ cho quí vị tan nát cuộc đời rồi chớ đừng có nói những cái tội khác. 

Bệnh quá muốn cho hết bệnh thì chuyện gì cũng làm, nếu mà mình tin rằng làm cái chuyện bậy đó mà hết bệnh. 

Rồi từ cái chỗ mình bị cái nghiệp nói dối đi, mình vu oan giá họa người khác thì đời đời sanh ra có nhiều khi vì vu oan giá họa mà mình bị không biết bao nhiêu cái khổ đau mình hỏng có lường được. 

Cho nên bản thân cái quả xấu của hành động tội lỗi đã đáng sợ rồi, đã rùng rợn rồi, nhưng mà cái rùng rợn hơn nữa đó chính là do quả báo của những tội lỗi ấy, ta bị xô đẩy vào những bến bờ tăm tối, bị xô đẩy vào những hoàn cảnh, những môi trường sống mà ở đó ta chỉ có thể làm ác chớ còn không có cơ hội sống thiện, đại khái như vậy. Chính vì chỗ này cho nên một người mắc vào những tội lỗi vừa kể trong kinh là không có ngoi đầu lên được, phải bỏ cái đó mới khá.

(KTC 6.82, 6.83, 6.84, post # 282, p 19)

Tiếp theo là kinh 82 cũng kể một loạt các cái tội lỗi bà con tự hiểu nha, cũng y chang.

Kinh 83 cũng y chang như vậy, cũng kể ra những cái tội xấu mà một người mắc vào cũng không có thể nào tu hành được.

Kinh 84 cũng y chang như vậy. Mình phải đi nhanh nhanh chứ.

11/09/2019 - 07:50 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng KTC 6.80 Lớn Mạnh và các Kinh Khác (2-3)

11/09/2019 - 07:50 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

KTC 6.85 Mát Lạnh


1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
  1. khi nào tâm cần hạn chế, khi ấy không hạn chế tâm;
  2. khi nào tâm cần phải phấn chấn, khi ấy, lại không phấn chấn tâm;
  3. khi nào tâm cần phải làm cho hoan hỷ, khi ấy lại không làm tâm hoan hỷ;
  4. khi nào tâm cần phải trú xả, quán sát,  khi ấy lại không làm cho tâm trú xả, quán sát;
  5. xu hướng về hạ liệt; 
  6. hoan hỷ thân kiến.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương.

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương. Thế nào là sáu?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
  1. khi nào tâm cần phải hạn chế, khi ấy hạn chế tâm;
  2. khi nào tâm cần phải phấn chấn, khi ấy phấn chấn tâm;
  3. khi nào tâm cần phải làm cho hoan hỷ, khi ấy làm cho tâm hoan hỷ;
  4. khi nào tâm cần phải trú xả, quán sát khi ấy làm tâm trú xả, quán sát;
  5. xu hướng về thù thắng;
  6. hoan hỷ Niết-bàn.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng ngộ vô thượng thanh lương.

--ooOoo--


Rồi kinh 85 phải giải thích nè. Kinh 85 là kinh Mát lạnh, nội dung kinh này là gì? Muốn hiểu kinh này chúng ta dùng một hình ảnh như thế này: Một cái người làm ruộng họ phải biết rất rõ cái miếng ruộng của họ lúc nào là cần vô nước, mà lúc nào là lúc cần xả nước họ phải biết rõ. Không biết trong room tôi nói có hiểu không, ở đây có nhiều người dân phố, dân chợ chắc nghe không hiểu. Cần vô nước có nghĩa là khi ruộng nó khô quá là mình phải cho nước nó vô để cho lúa nó có thể sống được. Nhưng mà có những trường hợp mà mực nước nó cao quá không tốt cho lúa, một là nó làm chậm sức phát triển, hai là nó làm cho lúa úng, lúa chết. Cho nên mình phải biết rõ lúc nào cho nước vô, lúc nào cho nước ra, mà nếu vô là vô cao bao nhiêu, mà nếu cho nước ra thì cạn bao nhiêu. Là chỉ riêng mấy cái ruộng thôi đó phải biết mực nước.

Chưa kể là, mình thấy vô nước biển không? Vô nước biển, vô serum, truyền huyết thanh thì khác, mình thấy có lúc có những trường hợp mà mình phải cho nước biển nó đi nhanh một chút, có những trường hợp phải cho nó đi thiệt là chậm, bị bệnh nhân nó run, lạnh quá phải chậm lại một chút, thí dụ như vậy. Do một tình trạng sức khỏe như thế nào đó mà mình phải cho nước biển nó đi nhanh một chút, điều chỉnh cái nút nằm trong cái dây truyền nước biển.

Thì nãy giờ mình thấy làm ruộng hoặc là vô nước biển là mình phải có khả năng điều chỉnh, biết lúc nào nên tăng, nên giảm, nên thêm, nên bớt.

Ở đây cũng vậy, nội tâm tu hành y chang như vậy, thì ở trong kinh Thất giác chi mình học năm ngoái đó, toàn bộ đời sống của chúng ta, chúng ta chỉ có hai thứ tâm trạng mà mình cứ vật lộn với nó hoài thôi, vật lộn suốt như vậy. Một là cái tâm nó bị thiếu lửa, nó không đủ sức phấn chấn, không đủ sự năng động, tích cực, mà mình sống bệ rạc, sa đà, tiêu cực, không có đủ sức vươn lên, hướng tới, trong trường hợp đó cái tâm của hành giả cần phải được kéo lên, cần phải được vực dậy.

Còn có trường hợp mà hành giả bung xung quá, năng động quá mức cần thiết thì lúc đó nó cần phải được làm cho tĩnh lặng lại, calm down lại, ổn định lại, bình ổn lại. Mà mình nói suông vậy, quí vị tưởng tượng ổn là ổn cách nào? Kinh này Phật thuyết cho người hữu duyên, khi Ngài nói vậy người ta nghe người ta hiểu.

Còn bây giờ như mình đây, nói chung chung là hiểu rồi đó, lúc nào cái tâm mình nó tuột xuống thấp quá thì mình kéo nó lên, vực nó dậy. Còn khi nào mà cái tâm nó bung xung, nó tích cực quá đáng, năng động quá mức, thì lúc đó mình tìm cách mình bình ổn nó. Bình ổn bằng cách nào? Trong Tương ưng kinh, Đức Phật Ngài dạy rất rõ, khi nào cái tâm mà bị tuột dốc, thiếu cái sức năng động, không đủ tinh tấn thì vị tỳ kheo phải vận dụng ba cái giác chi là trạch, cần, hỷ.

Trạch là phải dùng trí văn, tư, tu. Lúc đó bao nhiêu kiến thức Phật Pháp, bao nhiêu khả năng suy nghĩ, tư duy phải biết xài, bởi vì, tôi không nói dùm thiên hạ, mà tôi chỉ nói trường hợp của tôi thôi. Tức là có bao nhiêu là vấn đề giáo pháp mà khi mình nghĩ tới, mình sẽ qua đó tìm thấy sự phấn chấn. Thí dụ mình suy tư, mình nghĩ tại sao mà nó như vậy? Rồi mới đi lục lạo, đi tra cứu, đi tìm hiểu. Tìm gặp được nó mừng, nó đã lắm, nó giống như là một mắc tre chẻ được cái đó nó thông chỗ khác, nó sướng lắm. Đó là một cái.

Cái thứ hai, trong lúc mà tìm không ra, nó căng cái đầu ra, thì coi như mình đã tự cứu mình ra khỏi cái tình trạng mà gọi là ê chề, chán chường, buông xuôi, tiêu cực. Tự mình kéo lên bằng cách đó, là phải dùng trí, tức là trạch giác chi. Và phải suy xét nữa, suy xét coi tại sao mà như vậy? Có cái gì đó trong đời sống, trong sinh hoạt của mình mà cần được điều chỉnh? Để làm được chuyện đó, dứt khoát quí vị phải có trí tuệ. Cái đó gọi là trạch pháp giác chi. Phải điều chỉnh cái đó, tại sao vậy ta? Mà ở đây, muốn điều chỉnh là phải cần ba thứ trí là văn, tư, tu. Bà con mà dốt giáo lý thì chỗ này tôi đâu có chỉ được. Cho nên nói vắn tắt là phải có văn, tư, tu; phải có trạch pháp giác chi.

30:29

12/09/2019 - 09:18 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cần, cần ở đây là tinh tấn. Lúc đó mình phải gượng dậy thôi, bởi vì mình nhớ một vài chuyện để mình tinh tấn. Thứ nhất, cơ hội để mình tinh tấn không có nhiều lắm đâu, chỉ nhớ bao nhiêu đó, nếu một người có cơ duyên tu hành là chỉ nhớ có một câu này đủ rồi. Chỉ cần nhớ là "Cơ hội để mình siêng năng không có nhiều". Tại sao vậy ta? Là bởi vì chính ở trong Tăng chi bộ, Đức Phật Ngài dạy rất rõ rằng: "Này các tỳ kheo, các ông phải thường xuyên tư niệm, tâm niệm những điều sau đây để vực dậy cái nội tâm tu hành đang lui sụt…" Một là ngay bây giờ mình còn khỏe, còn trẻ, mình còn có thể ngồi như ý, mình có thể đi đứng như ý mà mình không nỗ lực tu tập, mai này mà nó liệt giường, liệt chiếu, đầu óc thì mụ mẫm, lú lẫn, cơ thể thì đau đớn, tê buốt, mỏi mệt, đau chỗ này, đau chỗ kia, nội tạng, ngoài da, tùm lum hết, thì nói chung trong một cái điều kiện sức khỏe của người già, người bệnh, mình không có còn tinh tấn được, mà bây giờ là thời điểm tốt nhất.

Tôi cũng nói rõ cho bà con, Kalama mà làm xong, người có lòng cầu giải thoát nên về đó thử đi, thử để thấy. Các vị có quyền đi các thiền viện khác, đi cho đã đi rồi về Kalama sẽ thấy một chuyện, đó là đợi tới già mà tu thiền là tu cái gì? Bây giờ mình đang khẩn cấp tìm một cái chỗ thích hợp để mà mình phát hiện ra một điều cực kỳ quan trọng, đó là bây giờ mình có thể ngồi một tiếng, hai tiếng; bây giờ mình có thể đi thiền hành một tiếng, hai tiếng; thiền tọa một tiếng, hai tiếng; bây giờ mình còn có thể ăn uống kiểu nào cũng được, ăn khổ, ăn cực gì cũng được, ăn rau rừng, uống nước suối cũng được, thí dụ như vậy . Nhưng sẽ có một ngày mình không có khả năng đi, ngồi, và ăn uống, sinh hoạt đơn giản như bây giờ nữa; mà lúc đó đi đâu cũng có nguyên một túi thuốc đi theo, đi đâu phải có khăn choàng cổ, khăn trùm đầu; đi đâu cũng có người nắm tay, xốc nách, dìu dắt, lên cái bậc thang hai, ba bậc thở hì hục, các vị tưởng tượng tu là tu cái gì?

Cho nên chuyện đầu tiên Đức Phật dạy "Này các tỳ kheo hãy tâm niệm như sau: Đây là thời điểm tốt nhất để ta tinh tấn khi mà cơ thể ta còn trẻ, còn khỏe, còn có thể làm theo lời dạy của Thế Tôn". Thứ hai, vị tỳ kheo tâm niệm rằng ngay bây giờ cái điều kiện sinh hoạt của ta như là khất thực, hoặc là bệnh hoạn, thuốc men, cốc liêu có người hộ trì, ngay bây giờ những điều kiện vật chất còn tốt mà mình không tranh thủ, biết đâu có một ngày những điều kiện đó không còn nữa thì tu kiểu gì? Tu kiểu gì đây? Đó là điều thứ hai.

Điều thứ nhất là sức khỏe của mình, tình trạng này mình không tận dụng nó mà mình đợi tới già mình tu đó là một suy nghĩ tâm thần, một suy nghĩ mất trí, một suy nghĩ ngu xuẩn, bởi vì lúc đó hỏng có làm được gì hết. Thời điểm tốt nhất chính là lúc này, chính là lúc này, các vị hỏi tôi bao giờ? Tôi nói "ngay lúc này". Còn quí vị nói quí vị bận thì tôi có hai cách nói, một thì đi ch đi; cách hai, nếu mà quí vị bận thì chỉ còn có một cách là tranh thủ trong thời gian sớm nhất như có thể. Chớ còn nói đợi tới tuổi già thì vô phương.

Cái thứ hai, bây giờ cái điều kiện sinh hoạt, điều kiện vật chất nó còn đang ok mà mình không tranh thủ, mai mốt mà nó khó khăn rồi là chỉ có kêu trời, nha.

Cái thứ ba nữa là bây giờ Tăng chúng còn đang ok chưa có chia phe rẽ phái, Tăng chúng còn đang hòa hợp thanh tịnh. Thí dụ bây giờ Miến Điện, ở đâu tôi không dám ý kiến, còn Miến Điện bây giờ quí vị muốn tìm thấy hình ảnh một nhóm đông mà năm, ba chục, một, hai trăm tỳ kheo thanh tịnh mà ngồi làm lễ bố tát phát lồ rất là dễ, dễ ẹc. Bên Miến Điện có một điểm mà mỗi lần nhắc tôi chỉ quì lạy Phật giáo Miến Điện, đây là cái đều mà phật tử Việt Nam không mấy ai biết hoặc là không muốn biết, không thèm biết hoặc không thể biết. Đó là, đặc điểm của Phật giáo Miến Điện là ông sư Miến Điện không biết giáo lý thì im, ông sư Miến Điện theo tôi biết là không có nói ẩu, không có lập phe, lập phái. Chẳng hạn mình nói thẳng như Phật giáo Thái Lan đi, nói nghiêm khắc, rồi là kỷ cương toàn là trên hình thức, diễn, đừng có nghĩ tôi ác ý, đó là sự thật thôi. Phải nói là về mặt nghi thức, hình thức lễ nghi là phải nói Thái Lan là number one, đúng, nhưng mà về mặt tôn giáo cẩn thận là bởi Thái Lan là một cái chỗ mà chỉ cần mình có chỗ dựa, chỗ dựa mình là một sư phụ nổi tiếng hoặc là các đại gia, thì mình hoàn toàn mình có thể bày ra những pháp môn tu gọi là thanh thản. Bên Thái Lan là một cái xứ mà giáo chủ nhiều vô địch, thí dụ như gần đây mình thấy Thái Lan có cái pháp môn Ahosi mà Việt Nam mê như điếu đổ, tu đó là tu trục trược, tu để mà giải phóng ác nghiệp tiền thân, nghe đã lắm.

Nhưng Miến Điện thì không, Miến Điện tại vì cách giáo dục Tăng đoàn của họ nó ngộ lắm, anh dốt thì anh im, mà anh nói được là anh nói có sách, mách có chứng và từ đó nó dẫn tới cái chuyện này, bên Miến Điện Tăng chúng không có nói xấu nhau. Thí dụ như bây giờ Ngài Sitagu không có thích Ngài Pa Auk, thì khi hỏi về Ngài Pa Auk thì Ngài tìm cách Ngài tránh, Ngài nói về Ngài Pa Auk rất là tôn kính, nhưng Ngài tránh nói nhiều về Ngài Pa Auk. Thí dụ Ngài Pa Auk không có thích Ngài Nandamala thì Ngài cũng tìm cách Ngài tránh, nhưng mà trước khi tránh hẳn cái đề tài về vị kia thì Ngài cũng nói rất là đàng hoàng, chứ không có cái chuyện là vì cái tình cảm riêng tư cá nhân, mình ghét cái ông đó là mình phủ nhận toàn bộ kiến thức Phật học của ông đó, mình không có lường được cái bậy đó đâu. Bởi vì sao? Vì ông kia dầu gì ổng cũng có tiếng nói trong thiên hạ, mà khi mình phủ nhận như vậy phật tử họ hoang mang họ biết đi về đâu, vì họ tin mình mà. Như ông sư A ổng có một nhóm phật tử mà ổng ghét ông sư B quá ổng mới mạt sát, mạ lị, dè bỉu, ổng chà đạp ông kia, mình nghĩ cái đó là chuyện cá nhân. Sai, cái đó hỏng phải chuyện cá nhân. Khi mà ổng chà đạp như vậy, từ đây về sau những người họ đến đây họ nghe ông B, họ nghe kiểu gì đây? Phật giáo Miến Điện không có vụ đó, chuyện riêng là riêng, họ xử việc chứ họ không có xử người. Tôi không có ưa anh, đúng, nhưng mà nếu anh giảng đúng, tôi vẫn nói về anh bằng tất cả sự trân trọng.

Cho nên cái chuyện mà ngày nào Tăng chúng còn hòa hợp thanh tịnh, mình phải ghi nhận đó là thời điểm bằng vàng, bằng vàng quí vị à. Chớ các vị đừng có tưởng "Ô tôi là cư sĩ tóc tai tùm lum, cái chuyện Tăng chúng hòa hợp kệ nó mắc mớ gì tôi, tôi chỉ quởn quởn vô chùa cúng dường". Sai bét. Tăng chúng mà chia rẽ nhau rồi nạn nhân đầu tiên là mấy ông sư, nạn nhân tiếp theo là quí vị, vì Tăng chúng chia rẽ không còn hòa hợp thanh tịnh nữa thì sao? Là sẽ có năm phe, bảy phái và giáo lý manh mún rời rạc, ông nào cũng làm giáo chủ hết các vị tu theo ai? Cứ là mình mới vừa theo Ngài Hộ Pháp được có mấy ngày là bắt đầu các vị kia chửi Ngài không còn gì, mà tôi cư sĩ vợ con đùm đề mà tôi đâu có đủ thời gian tôi biết Ngài Hộ Pháp nói sai hay nói trúng, ai mà biết, tôi nghe vậy tôi bắt đầu tôi hoang mang; cái tôi bỏ Ngài Hộ Pháp tôi chạy qua bên Ngài Viên Minh, tôi mới vừa qua Ngài Viên Minh là bị người ta chửi tan nát, tôi mới hoang mang; tôi mới chạy qua bên Ngài Bửu Chánh-Phước Sơn mà tôi đụng đâu cũng nghe thị phi hết; cuối cùng tôi đi về đâu, quí vị tưởng tượng đi? Cho nên nó kẹt lắm. Cái sự hòa hợp thanh tịnh của chúng tăng vô cùng và vô cùng quan trọng và đừng có nghĩ rằng đó là chuyện của chư tăng không có mắc mớ gì cái đám có tóc. Sai. Khi chư tăng không còn hòa hợp thanh tịnh thì nạn nhân đầu tiên chính là mấy ông sư, nạn nhân tiếp theo là cư sĩ. Nhớ nha, cái này lớn chuyện lắm nha.

Cho nên cái chuyện thứ hai, vị tỳ kheo phải tâm niệm rằng hôm nay ta còn trẻ, còn khỏe, ta phải tinh tấn. Tiếp theo bây giờ là thời điểm mà ta còn dễ dàng những điều kiện vật chất.

Thứ ba, đây là thời điểm Tăng chúng còn hòa hợp thanh tịnh.

Thứ tư là thiên hạ nhân gian chưa lâm cảnh loạn lạc. Bây giờ xã hội nó bị rối rắm vì chiến tranh, mình thấy cái xã hội mà buôn lậu, xã hội mà sa đà đạo đức chắc chắn có ảnh hưởng cửa thiền, đừng nói với tôi là không có, nha, chắc chắn là có. Tôi đang lo một chuyện mai này khi mà cái làn sóng kinh tế ở Miến điện nó trổi dậy, rồi cái sự cuốn hút cám dỗ từ nhịp sống vật chất nó sẽ từ ở ngoài phố tràn vô chùa thì mọi sự nó không còn như thuở nào nữa. Mà may đó là sự xáo trộn về sự sinh hoạt thường nhật, tôi chưa nói là chinh chiến can qua khói lửa binh đao các vị hiểu không?

Nên trong kinh Đức Phật Ngài dạy đây là bốn thời điểm mà vị tỳ kheo phải tâm niệm:

  1. Một, đây là lúc ta khỏe ta không nỗ lực mà tới lúc khác mà nó bệnh, nó già là chết, là tiêu.
  2. Thứ hai, đây là cái lúc mà ta còn có thể có được điều kiện sinh hoạt dễ dàng mà ta không tranh thủ mai mốt khó khăn là tiêu.
  3. Cái thứ ba, đây là thời điểm mà chúng tăng còn thanh tịnh hòa hợp, nếu ta không tranh thủ lúc này mai mốt mà tăng chúng chia rẻ, tanh bành té bẹ ra thì coi như đời ta cũng xong.
  4. Cái thứ tư, đây là cái lúc mà thiên hạ nhân gian còn đang thái bình, đây là thời buổi xã hội còn ok, còn dung túng, còn dung chứa được mình, mai mốt xã hội không còn thái bình nữa thì trong đó một trong những nạn nhân đầu tiên chính là những người tu hành họ không còn cơ hội nữa; các vị biết mà, đừng có ép tôi nói, có những cái bối cảnh đất nước, bối cảnh xã hội mà người tu không dễ dàng tí nào đâu nha, người ta trên 18 tuổi mà chuyện đó bắt người ta nói ra đi ch đi.
Như vậy thì trong trường hợp mà vị tỳ kheo nói riêng và người cầu đạo giải thoát nói chung hễ thấy cái tâm mình mà nó tuột quá thì dùng cái trạch, cần, hỷ kéo nó lên. Trạch là dùng cái trí tuệ, suy xét tại sao vậy ta? Và chính cái trí tuệ nó dắt mình đi kiếm cái lối thoát cho cái tình trạng gọi là đình trệ, ứ đọng hiện tại.

40:47

13/09/2019 - 07:21 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cho tôi nói cái này nó hơi lạc đề chút, tại sao mình ở gần cái người thông minh? Thế nào là một người đầu bếp thông minh? Là họ giỏi lắm, họ có thể linh hoạt mùa nào thức nấy, mình bỏ ăn, mình bị nhạt miệng họ tìm đủ cách để cho mình ăn được, đó là người đầu bếp thông minh. Một thằng bạn thông minh là có thể nó đủ thứ chuyện để mà nó chia xẻ cho mình khi mà mình không tìm được sức sống. Một người vợ thông minh, một người chồng thông minh, một người em thông minh, một người anh thông minh nói chung là chính cái thông minh nó giúp cho ta tìm ra được những lối thoát, cho nên đó là trạch pháp giác chi.

Còn cần giác chi thiếu nó không được vì nó thông minh mà nó lười quá, mình tìm ra được con đường rồi, tìm ra rồi, cầm bí kíp cẩm nang trong tay mà nó cứ đơ ra, nó nằm dật dờ dật dựa vậy thì cũng không được. Cho nên có trí huệ nhưng phải có tinh tấn, phải có cái sức bật.

Cái thứ ba nữa đó là hỷ giác chi, có nghĩa là có đủ nguồn vui đạo vị như nãy trong bài kinh trước học rồi, có đủ nguồn vui đạo vị cần móc ra, có nhiều cái vui lắm, ngồi chán đi kinh hành, chán kinh hành nhảy vô ngồi, chán quá đi trình pháp, chán quá vô rút cuốn kinh ra đọc; chán quá đi ra ngoài tỉa cây, tưới kiểng, quét sân chút. Dĩ nhiên vừa làm vừa chánh niệm nhưng phải đổi cảnh miễn sao cho nó vui, kiếm cái gì mà mình thấy nó vui mình nhào ra mình làm, còn mà bí quá lên nói thiền sư một tiếng xách cái túi vọt. Đi lên đảnh lễ bảo tháp, đảnh lễ cây bồ đề, thăm núi, thăm đồi, thăm con đường đất, thăm một ngôi làng kế bên, ra sông, ra suối cho cái đầu óc nó co dãn chút xíu rồi trở về tu tiếp. Bởi vì mỗi người có nhiều kiểu tìm niềm vui cho mình, niềm vui động và niềm vui tĩnh.

Niềm vui động có nghĩa là chạy ra ngoài kiếm thầy, kiếm bạn, kiếm chỗ lễ bái, cầu nguyện, khấn khứa, lạy lục, đi vãng cảnh.

Còn niềm vui tĩnh là quay về với chính mình, với cái đời sống nội tại miễn là có được hỷ giác chi.

Còn khi nào mà tinh thần mà nó bung xung, năng động mà đến mức manh động luôn thì mình phải xài đến ba cái tĩnh, định, xã; tĩnh giác chi, định giác chi và xã giác chi.

Tĩnh giác chi là cái sự yên tĩnh của danh pháp, là sao ta? Sự yên tĩnh của danh pháp nó đến từ mấy nguồn, mình thấy rằng toàn bộ hoạt động của chúng ta gói gọn trong ba hành, tức là thân hành, khẩu hành và ý hành.

Thân hành của mình là hơi thở ra vào; tâm hành của mình là thọ, tưởng; khẩu hành của mình là tầm, tứ. Ở đây thế nào trong room cũng có mấy cái mặt đơ đơ nói cái kinh nào giảng lạ vậy ta? Làm ơn ghi dùm, coi dùm tôi kinh Đại phương quảng Trung bộ, số mấy quên rồi, vô đó rà thấy trong đó có nói cái đó. Bây giờ làm sao mình có được tĩnh giác chi là mình ổn định được ba hành. Ổn định được ba hành là sao ta? Ổn định thân hành, khẩu hành và ý hành (tâm hành).

Ổn định thân hành là gì? Tức là hơi thở vào ra, ổn định cách nào? Nghe cho kỹ nè, danh sắc luôn có quan hệ hỗ tương nhau, nói gọn lại là danh sắc luôn có mối tương quan rất là chặt chẽ với nhau, nhớ cái này nha. Khi ta tập trung hơi thở, tập trung tinh thần theo dõi hơi thở, khi ta tập trung tinh thần theo dõi hơi thở thì càng lúc cái tâm của ta nó càng lắng lại, tâm nó càng lắng thì hơi thở nó càng nhẹ, càng tế. Mà cái tâm nó càng tế thì hơi thở nó càng tế thì tâm nó càng lắng. Mà cái tâm nó càng lắng thì hơi thở nó càng tế. Mà hơi thở nó càng tế thì tâm nó càng lắng.

Ngài Xá lợi phất Ngài ví dụ giống như người đánh chuông, tiếng chuông lúc mới đánh cái bon nó lớn lắm, mình có thể mình tỉnh bơ, mình lơ là mà vẫn nghe được; nhưng mà khi tiếng chuông nó còn lại cái dư âm, dư hưởng, tiếng ngân càng lúc càng nhỏ dần thì để nghe được tiếng ngân sau cùng ấy, ta phải lắng tai mà cả lắng tâm nữa quí vị, lắng tai mà cả lắng lòng. Các vị nghe hiểu không?

Thì hơi thở cũng vậy, lúc mà mình đang lăng xăng lăng xăng thì hơi thở mình nó đang thô, nó dồn, nó dập, nó nặng, nó mệt lắm, nhưng mà mình ngồi một lát nó ổn định rồi, ổn định huyết áp, ổn định nhịp tim mạch lạc, ổn định hết thì khi hơi thở nó ổn định rồi thì cái tâm của mình nó cũng ổn định theo. Đây là lý do vì đâu nhiều khi bác sĩ ế vắng khách mà mình vào bác sĩ không có coi mạch liền mà để cho mình ngồi một lát dầu là đông hay tây y. Đặc biệt là đông y, khách vắng hoe mà mình vô họ không có bắt mạch liền, ổng để cho mình ngồi một lát, ổng cho mình ly nước, còn không nữa là ổng hỏi chuyện ba đồng bảy đổi, hỏi tùm lum để cho mình lắng xuống, để cho cái mệt sinh lý và rối rắm của tâm lý nó lắng xuống, lúc đó bắt mạch nó mới chính xác, hiểu chưa? Đó là một cái minh chứng cho thấy rằng "Ồ thì ra có một cái mối tương quan rất là chặt chẽ giữa tâm và vật, giữa danh và sắc".

Cho nên cái chuyện đầu tiên muốn ổn định nội tâm, chuyện đầu tiên là cái gì ta? Đó là ổn định thân hành; ngồi xuống hít sâu thở chậm lúc đầu hơi thở còn thô, sau đó càng về khuya thì hơi thở nó càng tế, bây giờ ổn định rồi, hơi thở nó càng tế thì tâm nó tế theo, bởi vì muốn theo dõi hơi thở mà nhẹ, nhỏ, ngắn thì cái tâm mình phải lắng lòng, lắng xuống mình mới theo nó được. Trong room có hiểu không ta? Nếu mình muốn nghe một cái âm thanh nhỏ, một cái âm thanh nào đó quá nhỏ thì gần như mình phải rút cái người mình lại tập trung hết vào trong cái lỗ tai của mình để mình nghe.

Ở đây cũng vậy, cái tâm nó phải lắng lòng để mà ghi nhận hơi thở, như vậy đó là chuyện đầu tiên là hơi thở thân hành, làm an tịnh thân hành bằng cách đó. Hễ mà cái hơi thở là sắc pháp mà nó lắng thì cái tâm mình là cái danh pháp nó lắng theo. Cái hơi thở nó là sắc pháp đúng không? Mà nó trở nên vi tế, nhỏ nhiệm thì cái tâm mà theo dõi nó cũng vi tế, nhỏ nhiệm. Chỉ một chiêu đầu tiên thôi đó là an tịnh thân hành là cái tâm nó đã tế theo.

Cái thứ hai là an tịnh khẩu hành tức là tầm, tứ. Tầm, tứ ở đây tức là không có dùng cái đầu của mình để mà suy nghĩ chuyện này, chuyện kia.

Tầm là gì? Tầm là cái sự truy tìm cái đề tài, đề mục.

Còn tứ là quan sát, chăm chút vô cái đề mục đó, giống như tầm là cái động tác bay từ xa đến của con ong. Còn tứ là cái động tác nhiễu quanh cái hoa.

Thì ở đây hành giả hạn chế cái chuyện đi tìm cái ngoại trần để mà bận tâm, thì đó gọi là tu tập khẩu hành là chỗ đó đó. Còn trong đó giải thích tại sao tầm tứ được gọi là khẩu hành là bởi vì muốn nói năng phát biểu, biểu cảm, biểu lộ thì người ta có tầm, có tứ trước.

Cho nên muốn ổn định khẩu hành ở đây có nghĩa là mình hạn chế cái chuyện mà đi tìm ngoại trần, hạn chế cái chuyện mà đi tìm cái để nhìn, tìm cái để nghe, tìm cái để nghĩ; không có chuyện đó, tập trung vô cái trước mắt, thí dụ như mình đang đi kinh hành thì tập trung từng bước chân thiền hành, thiền tọa thì hơi thở, thí dụ như vậy. Đó gọi là ổn định về cái khẩu hành.

Còn ổn định cái tâm hành ở đây là thọ tưởng. Ổn định thọ tưởng là sao? Cái này nó sâu kinh lắm, chúng ta cả một đời chúng ta chạy theo cái cảm giác, các vị có biết không? Từ một đứa bé nằm ngửa trong tay mẹ cho tới một ông già 98 tuổi sắp xuống lỗ, đời sống chúng ta là một chuỗi dài của những tháng ngày theo đuổi cảm giác, cảm xúc. Đấy! lăng xăng, lăng xăng, đi kiếm cảm giác này, đi kiếm cảm giác kia. Ngồi lâu quá nó mỏi rồi mới đổi, đổi tư thế đó là buông bắt cảm xúc. Suy nghĩ chuyện này bực mình, suy nghĩ chuyện kia thấy vui, đó là buông bắt cảm xúc cả đời.

Trong khi đó hành giả thì không, hành giả xem tất cả những cảm giác khó chịu và dễ chịu là những người khách bên thềm, anh đến anh đứng trước nhà tôi, tôi không có ra bắt chuyện với anh, tôi cũng không có mời trà nước, tôi cũng không có gây gỗ anh, tôi cũng không có tống khứ anh mà tôi cũng không có mời gọi anh. Bởi vì tống khứ anh thế nào cũng sanh chuyện, mà mời gọi anh, anh ở lại lâu quá cũng có chuyện, hãy xem anh như là một người khách trú mưa.

49:38

3/09/2019 - 08:31 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tôi nói không biết là bao nhiêu lần mà bà con trong room này cứ đơ ra đó, mình tu là mình tu bằng cái tâm trạng của anh chàng tài xế xe bus chớ đừng có tu bằng cái tâm trạng của anh tài xế taxi. Bởi vì đối với anh tài xế taxi, ảnh rất là quan tâm đến chuyện khách nhiều, khách ít, bửa nay có khách kêu hay không? Rồi khách đó có dễ thương hay không? Khách đó là khách nam hay nữ, đẹp hay là xấu, v v..., bửa nào hỏng có khách buồn. Còn cái ông chạy xe bus, nhất là xe bus của hãng tư nhân hay của chính phủ gì hỏng cần biết, miễn là chạy xe bus thì đi ngang cái trạm thấy có khách đón thì ngừng hoặc có khách đòi xuống thì ngừng. Còn cái trạm nào mà không có khách xuống hoặc là không có khách đón thì đi luôn. Có hiểu không ta? Tôi đang giảng, trong room có còn nghe không? Tức là xem tất cả chỉ là những người khách, mà khách trú mưa thôi quí vị. Khách trú mưa nghĩa là nhà mình có mái hiên de ra thì mưa nó tấp vô, hết mưa thì nó đi mất thôi; chứ mình hỏng có màng mở cửa cái, mở cửa sổ, thò đầu ra xua đuổi hay mời gọi trà nước, bánh trái, "no, no". Hễ mà xua đuổi nó là coi chừng nó cũng có chuyện, nó lại sanh chuyện; mà mình mời gọi nó thì cũng có chuyện, tốt nhất là để yên, im ỉm cánh cửa cái hoặc cửa sổ thì mưa hết khách tự động nó đi. Tức là duyên tụ và duyên tán. Đủ duyên thì khách ghé, khách ở lại; hết duyên khách bỏ, khách đi, nha.

Thì hành giả ở đây cũng vậy, tu tập ổn định cái tâm hành có nghĩa là đối với các thọ thấy nó tới biết là nó tới, đang bị bệnh đau quá thay vì thấy rằng "Trời ơi sao nó đau quá, tại sao cái thân tôi nó khổ quá!", "Tại sao tôi bị xui xẻo? Tại sao đời tôi bất hạnh?" Bỏ cái "Tôi" đi, chỉ cần nhớ là "Cơn đau đang có mặt" trong kinh Đức Phật dạy như vậy. Thay vì ghi nhận "Tôi đang đau, đây là cơn đau trong thân xác của tôi", thì hành giả phải nên ghi nhận đơn giản rằng "Cơn đau đang có mặt, khổ thọ đang có mặt". Khi mà mình thấy rằng khổ thọ đang có mặt, nó hay hơn rất là nhiều so với cái chuyện là "Tôi đang bị đau, cơn đau này nằm bên trong cơ thể tôi". Bởi vì lúc đó mình đau tới hai lần lận, đau từ cái chứng bệnh mà nó đau qua tới tâm lý nữa, nó nặng lòng thêm cái khoảng "Tôi" và "của Tôi". Các vị hiểu không? Trong khi ở đây mình chỉ đơn giản xem tất cả cảm giác, cảm thọ chỉ là những người khách.

Đấy! "Anh đứng dưới mái hiên nhà tôi, tôi không mời gọi anh mà tôi cũng không có tống khứ, xua đuổi anh". Trong khi đó mình hỏng có tu hành, không có học giáo lý thì cái gì nó khó chịu, mình tìm cách mình tống đầu nó đi, tống khứ đuổi đầu nó đi. Còn cái nào mình thấy dễ thương, mình mời gọi, mình tìm cách mình giữ nó lại. Bản chất đời sống là vô ngã quí vị à. Muốn giữ nó, nó không thèm ở; muốn đuổi nó đi, nó không thèm đi. Khổ quá. Đời nó như vậy đó quí vị, nha. Theo tình thì tình phụ, phụ tình thì tình theo, cái đó là luật của vũ trụ, nha.

Cho nên đừng có ý xua đuổi khi anh tu tập thiền định, thiền quán tứ niệm xứ không cần biết, chỉ cần anh có cái ý mà anh mong đợi một cái cảm giác, cảm xúc nào đó hãy đến với anh hoặc là đừng lìa khỏi anh thì một là nó không đến, mà hai nữa là nó đến nó sẽ đi rất là lẹ. Mà anh có ý trốn chạy, e sợ một cái cảm xúc nào đó thì một là nó sẽ đến rất nhanh và nó ở lì đó nó không có đi. Tin tôi đi. Ai là hành giả sẽ thấy cái này: Khi anh không có cái lòng mà muốn trốn chạy nó, không có cái lòng mời gọi trông đợi nó thì nó sẽ đến đi một cách rất là tự nhiên. Nhưng anh có lòng tống khứ nó, nó không thèm đi, anh có cái lòng muốn giữ nó lại nó không thèm ở. Đó là cái luật, nha. Chỉ có hành giả tứ niệm xứ mới hiểu thế nào là vô ngã, vô thường. Đó là tu tập cái thọ đó.

53:35

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng KTC 6.80 Lớn Mạnh và các Kinh Khác (3-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...E1%BA%A1nh

53:35

Còn tu tập tưởng là sao? Tu tập với tưởng mình mới học cách đây mấy hôm, trong kinh có nói toàn bộ đời sống của tất cả chúng sanh chỉ gói gọn trong cái tưởng không có sai. Đó rồi sắc tưởng, thinh tưởng, khí tưởng, vị tưởng, xúc tưởng và pháp tưởng. Toàn là chúng ta sống trong cái tưởng thôi, sống trong những kinh nghiệm, hồi ức, kiến thức, cái biết cũ, thì những cái đó gọi là tưởng, nha.

Thấy một cái hoa là từ đó nó đánh động bao nhiêu là cái hồi ức đẹp, xấu, vui, buồn. Nhìn một con đường mòn ở ven đồi, nhìn một mái tóc, một ánh mắt, một giọng nói, nhìn một cái lưng khòm, một cái gậy chống, một cặp kính lão, một cái rỗ may, nhìn một cái vạt nắng chiều, nhìn một cái làn sương sớm, một tiếng chuông thu không; tất cả những gì chúng ta nghe, ngửi nếm, đụng nó đều dắt chúng ta về những cái cõi miền của hoang tưởng, ảo tưởng, giả tưởng nói chung là của cái tưởng.

Đấy! Tôi đố các vị trong cuộc đời này các vị có bao giờ mà thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng mà không gắn vào 6 cái ngoại trần một cái nhãn hiệu nào đó. Tôi năn nỉ các vị làm thử cho tôi. Tôi nói các vị có hiểu lời tôi nói không? Có bao giờ mà các vị thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng mà các vị không dán vào đó một cái nhãn hiệu, một cái logo, một cái label nào hay không? Có, phải có à. Tùy cái trình độ, tùy cái khả năng suy tư, suy diễn, lý luận, tùy khả năng kiến thức, tùy môi trường, bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện mà chúng ta có cách dán nhãn lên mỗi cái trần cảnh khác nhau.

Thí dụ như mình đang ngồi ở đây mà mình nghe có tiếng ồn ào đằng trước nhà, thì một là mình chỉ hiểu đơn giản là tiếng ồn "Ai om sòm vậy ta?", đó là một cách. Nó là tiếng ồn mà mình dịch nó thành om sòm là mình đã dán cái nhãn tưởng lên đó rồi. Thay vì nó chỉ là tiếng động thôi, nghe chỉ là nghe, bây giờ mình dán cái nhãn om sòm lên có nghĩa là mình đi dán lên đó một cái logo ngầm mang ý nghĩa tiêu cực. Om sòm là tiêu cực rồi. Đấy, rồi cái tiếp theo mình biết rõ "Ô, cái này là tiếng nói đàn ông chớ hỏng phải là tiếng nói đàn bà". Đấy, thêm nữa tiếng này là Tiếng Miên, Tiếng Tàu hay là Tiếng Anh, Tiếng Nhật, hay là Tiếng Việt. Trước hết là mình đã dán cho nó cái nhãn hiệu, đó là om sòm, rồi sau đó mình dán lên đây là ngôn ngữ gì, tiếp theo mình dán một lô nhãn hiệu nữa là họ đang nói cái gì, nội dung là gì, cải lộn, rồi mình dựa trên cái đó mình bắt đầu nghĩ thêm "Ồ! Cái này là hai vợ chồng gây nhau" hay là hai chị em, hay là hai mẹ con gây nhau. Đó! Mình dán lên những nhãn hiệu, đó là tôi đang nói chuyện nhà đó. Còn vô vàng mọi thứ trong đời sống mà chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng đều dán lên đó những nhãn hiệu. Và hễ khi mà dán nhãn hiệu là chúng ta một lần nữa, chúng ta đã từ chối quan sát cái bản chất của thế giới mà chúng ta chỉ quan sát trên khía cạnh hiện tượng. Mà thế giới nó có hai góc nhìn, một là góc nhìn về hiện tượng và một góc nhìn về bản chất. Mà khi chúng ta xài quá nhiều nhãn hiệu, coi như chúng ta chưa có bóc tách được cái vỏ ngoài của sự thật, của chân lý, chúng ta tiếp tục sống ở trong cái thế giới hiện tượng.

Còn hành giả thì sao ta? Đơn giản lại càng nhiều càng tốt, hạn chế cái việc dán nhãn lên các hiện tượng. Là sao ta?

57:15
14/09/2019 - 03:11 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Thí dụ đang ngồi mình nghe một cái rầm thì chỉ biết "giựt mình", hoặc là chỉ biết "ồn", hoặc là chỉ biết mình đang "sân", rồi lập tức quay trở lại hơi thở tu tiếp chứ không có suy diễn thêm nha. Tôi nói trong room có hiểu cái đó không? Không có suy diễn thêm nữa. Còn đằng này mình suy diễn thêm là cái người đó giờ này biết đại chúng đang ngồi thiền ở trong thiền đường mà ở ngoài làm việc bất cẩn, mình suy diễn quá xa không cần thiết, đó là anh đi quá xa, hiểu không?

Trong khi ở đây mình chỉ nghe một cái rầm, thì mình có nhiều cách niệm tùy hà, nếu mà thân quán niệm xứ mình chỉ cần niệm "nghe à", nhỉ thức đang làm việc, "đang nghe nha"; nếu niệm thọ "khó chịu à", "ưu nha"; còn nếu mình đang tâm quán niệm xứ "ô! sân nha"; còn pháp quán niệm xứ "ố ô! sân triền cái nha". Xong. Không có đi nữa. Không có dán thêm nữa, dán nhãn là chỉ có phiền.

Mà tại sao chúng ta yêu được nhau, chúng ta cưới được nhau? Tại sao chúng ta có thể gồng gánh được nhau, chúng ta có con với nhau mấy chục năm là tại sao? Là vì tại chúng ta khoái dán nhãn quá đi, nha. Chúng ta lúc nào cũng có cả rổ cái nhãn, chúng ta dán tùm lum hết trơn, thấy cái nào được được chúng ta dán một lô mấy cái nhãn mà coi như là ok. Thì tại mình rước nó về mình mới cưới nó được, chớ nếu mà mình không có nhìn con người qua những nhãn hiệu, mà mình nhìn xuyên thấu cái bản chất thì bà nội của tôi cũng không có dám rước em nào về hết á. Tại vì bất cứ một cái gì mà mình thấy nó là dễ thương nó đều là hiểu lầm; và bất cứ một cái gì mà mình thấy nó là dễ ghét nó đều là hiểu lầm. Vì sao? Vì tất thảy mọi hiện hữu ở đời nó điều diễn ra trong sự chớp nhoáng, chớp tắt, chớp tắt, chớp tắt, chớp tắt, có rồi mất, có rồi mất, có rồi mất; chỉ có hành giả tứ niệm xứ mới thấy cái này, nha. Thì cái đó gọi là ổn định tâm hành là vậy đó, tức là không để mình phải chạy theo cái đời sống của thọ tưởng, theo cái sự tác động của thọ tưởng. Nãy giờ mới nói có cái tĩnh giác chi.

Còn cái định giác chi là cái sự tập trung tinh thần, cái này quan trọng lắm. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần cái ánh nắng mặt trời mà để tự nhiên như vậy thì nhiều lắm nó làm cho mình rát da, rát thịt, nám mặt vậy thôi. Còn nếu mà ngày nào cũng phơi nắng thì nó làm cho mình bị đen da thôi, nhưng mà để cho mình nóng bị phỏng đến mức mà chết người là anh phải dùng một cái kính hội tụ, hoặc là để nắng nó xuyên qua một chai nước. Thí dụ, nói chung là phải gom toàn bộ nhiệt lượng của ánh nắng vào một điểm thì lúc bấy giờ sức nóng của mặt trời nó mới đủ để làm cháy da, cháy thịt, cháy nhà, cháy rừng.

Thì cái tâm mình cũng vậy, bình thường mình không có tập trung tư tưởng thì cái sức mạnh của nó bị tản lạc, bị khuếch tán, nó không có đủ mạnh để làm cái việc gì hết. Nhưng mà khi mình tập trung tư tưởng vào một cái đề mục nào đó thí dụ như đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng, hoặc là hơi thở vào ra; thí dụ mình niệm đề mục đất, mình niệm đất, đất, đất; mình để một miếng đất, một cái khuôn đất trước mặt hoặc là nhìn cái nền đất trước mặt cũng được, hoặc là làm cái khuôn đất tròn tròn trước mặt mình; rồi mình niệm đất, đất, đất, niệm hoài, nhìn nó mình niệm tới một lúc nào đó mình nhắm mắt lại mà vẫn thấy nó, tiếp tục niệm nữa, niệm đến một lúc nào đó thì cái khuôn đất đó nó không còn là cái màu sắc cũ mà nó trở thành một cái mâm bằng vàng chói rực hoặc giống như một cái vừng trăng vậy đó, tiếp tục niệm nữa, niệm cho tới bao giờ đắc sơ, nhị, tam, tứ thiền trở lên thì thôi. Nhớ nha, đó là tôi nói về mặt lý thuyết đơn giản. Còn lý thuyết chi tiết bà con vào trong Thanh tịnh đạo cái phần Định, đọc thêm ở trong đó nói đã lắm nha. Thí dụ trong đó dạy cách tu đề mục đất phải làm gì, tu đề mục đất đắc thiền, đắc xong mình có thể hóa hiện bao nhiêu loại thần thông; nhờ tu đề mục đất, tu đề mục nước, lửa, gió cũng vậy; cách tu như thế nào, đắc rồi mình có thể nhờ cái đề mục đó mà mình hóa hiện bao nhiêu thứ thần thông, phép màu, thí dụ như vậy. Đó là trong Thanh tịnh đạo, còn ở đây tôi chỉ nói vắn tắt thôi.

Định ở đây là khả năng tập trung tư tưởng để cho cái tâm của mình nó không có khuếch tán và cái sức mạnh của nó được tập trung, được hội tụ, được dồn hẳn vào một chỗ, nhờ vậy chúng ta làm được rất là nhiều việc. Thí dụ chuyện đầu tiên, khi mà mình tập trung tư tưởng không để nó khuếch tán là cái tâm mình không có chạy theo phiền não thích và ghét, nhờ vậy mình thấy an lạc. Khi mình không có phiền não là mình an lạc, nhiều người hiểu lầm, tưởng an lạc có nghĩa là mình phải có cái gì đó mới an lạc, chưa chắc. Bởi vì an lạc hay là hạnh phúc trên đời nó có hai nguồn, một là do có cái gì đó và hai là không có cái gì đó. Tôi nói trong room có hiểu không ta?

Hạnh phúc trên đời nó có hai nguồn, một là có cái gì đó và hai là không có cái gì đó, thí dụ như tự nhiên mình chứng thánh hay là chứng thiền mình an lạc cái đó khỏi nói rồi, nhưng mà chưa đắc cái gì hết chỉ cần phiền não nó vắng mặt thôi là mình đã thấy người nó nhẹ rồi. Phúc thay cho kẻ nào mà trong một giờ, trong một ngày mà không có cái gì để đam mê hay bực mình hay là chán nản. Mình nghe mình thấy nó tẻ nhạt, nhưng mà không. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần, tôi nói hồi tôi còn trẻ đó, có nhiều buổi sáng thức dậy tôi thấy sao cái ngày sao nó lê thê, nó tẻ nhạt, nó vô vị; nhưng mà càng lớn tuổi, càng va vấp nhiều chuyện đời tôi mới ngộ ra một cái chuyện kỳ quái, tôi phải cảm ơn những cái ngày mà tôi thấy nó vô vị, vì vô vị nó đồng nghĩa với vô sự. Bởi vì cơ thể của người lớn tuổi mà quí vị, từ 50 trở lên ngày nào thức dậy mà trong đầu không có gì ưu tư, hờn giận, âu lo là nên thắp ba cây nhang lạy tạ tam bảo; ngày nào thức dậy mà cơ thể nó không có kiếm chuyện, nó không có cà khịa với mình là mình phải thắp thêm ba cây nữa để lạy tạ tam bảo, nha. Các vị hiểu không ta? Có nghĩa là mỗi sáng thức dậy thấy thân và tâm của mình mà nó không có cái gì để cho mình phải nặng lòng ưu tư, lo lắng, sợ hải là mình phải nên quì lạy trời, lạy Phật vì bửa đó con được an lạc, an lành, nha.

Đó! Cho nên, hạnh phúc nó có hai nguồn, một là có cái gì đó và hai là không có cái gì đó. Vậy định ở đây là gì? Là sự tập trung tư tưởng. Chính vì nó tập trung tư tưởng, nó dẹp sạch sành sanh, nó làm cho cái cõi đất nội tâm của mình trống lấp, chưa biết đắc cái gì hay không tôi chưa màng, tôi chỉ biết một chuyện là chính mình tập trung tư tưởng thì không có tạp niệm, ác niệm, tục niệm là mình thấy khỏe rồi. Với khả năng tập trung ấy, thứ nhất là nó làm cho vắng mặt phiền não, thứ hai là nó giúp cho cái trí tuệ có điều kiện làm việc ngon lành, vì sao? Vì chúng ta biết rằng một cái ngọn nến, một cái ngọn đèn mà bị gió thổi nó chao ánh sáng nó hỏng có tốt, ánh sáng nó lung linh lắm, nó không có rõ ràng; nhưng nếu ngọn lửa, ngọn nến, ngọn đèn mà nó ổn định thì ánh sáng nó sẽ nhiều hơn, nó dễ giúp mình làm việc hơn. Còn cái thứ mà nó chập chờn, nó lung linh nó khó làm ăn gì lắm.

Ở đây cũng vậy, muốn cho trí tuệ mà nó có một nền tảng làm việc cho ngon thì phải chỉ có định và niệm, hoặc là định, hoặc là niệm giúp cho mình ổn định tâm trí để trí tuệ nó làm cái việc soi rọi. Các vị dùng cái mũi khoan, các vị muốn khoan một cái lỗ cho nó chính xác, chuyện đầu tiên là mình phải ổn định cái miếng gỗ mà mình muốn khoan, mình phải ổn định mũi khoan, ổn định cái vật mà mình muốn khoan; ổn định hai cái đó thì mũi khoan mới đi chính xác được. Trong room có hiểu không ta? Đừng có trầy trật, trầy trật; hoặc là mình chích thuốc mà chích bằng vein, chích tĩnh mạch, là mình phải cột cái dây cao su để mình xác định được cái mạch máu nó nằm ở đâu, ổn định xong cây kim mà chọt vô là chính xác; còn đâm mà cà trật cà trật, tôi đã bị nhiều y tá coi như nó lụi bấy cái mạch tôi; cái mạch tôi tốt, gân máu tôi đẹp lắm rất nhiều người khen, mạch của tôi là nó to đùng như cọng rau muống vậy đó, mà nó mắc gì mà nó lụi coi như cả buổi trời đau thấy bà nội luôn bởi vì nó không có được sự ổn định, dở ẹc hà…. Đó là cái định quan trọng lắm.

1:06:07
14/09/2019 - 04:22 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Còn cái xả là sao? Xả là sự cân bằng cảm xúc. Cảm xúc đây là gì? Là gồm có khổ, lạc, ưu, hỷ, xả. Các vị có biết không? Nói ra khó tin, khó hiểu lắm, vì sao vậy? Vì từ buồn qua vui hoặc ngược lại từ vui qua buồn, nó cách nhau có một sợi tóc hà. Nhưng mà cái xả thì nó xa hơn.

Cho nên cái người mà thiếu nội hàm, thiếu hàm dưỡng, thiếu trí tuệ, thiếu Phật học thì cả đời sống chỉ chạy theo cái vui mà họ không có ngờ rằng vui ở đâu thì buồn sát sườn bên cạnh đó, hỏng có xa. Yeah, cái người nào mà thích được khen tới hồi mà bị chê, bị chửi nó khổ cho banh xác. Cái người nào thích vui đó thì tới hồi gặp chuyện buồn nó chịu không nổi, khổ lắm; bởi vì thích ghét là một cặp, khen chê là một cặp, vui buồn là một cặp. Cho nên một cái tâm thái ổn định phải là cái tâm thái nằm ngoài thích và ghét, buồn và vui, tin tôi đi.

Ngay cả cái thương ghét cũng vậy, các vị biết không, từ cái thương mà chuyển qua cái ghét nó rất là gần. Cái cảm giác hờ hửng, không cảm xúc thấy vậy mà nó ổn định, nó chắc ăn hơn. Còn từ cái thương qua ghét nó rất là gần, cho nên một cái đối tượng mà làm cho mình bực mình gọi là nặng nề, nghiêm trọng thường là những đối tượng mà mình nặng lòng thương mến họ. Chớ còn một người dưng miễn là đừng có đụng tới mình thì khỏe ru, nha. Còn cái người mà mình thương, cái khả năng mà gây khổ cho mình nó lớn vô cùng, nó nhiều lý do lắm. Cái mình thích cũng vậy, hễ cái mình thích ở đâu thì cái ghét kế bên đó. Rồi cái vui, cái buồn cũng cứ thế, cho nên trong các cảm thọ khổ lạc là một cặp, hỷ ưu là một cặp.

Chỉ có xả nằm một mình nó. Đó! Ổn định được cảm xúc rất là quan trọng, một người mà có tu tập đến mức, đúng mức thì thấy ở đời không có gì để vui, chỉ cần xác đinh là mọi thứ là chớp nhoáng, là vô ngã, vô thường, thấy đó, mất đó. Chỉ cần xác định một chuyện đó thôi, chỉ cần trí của họ xác định mọi thứ có đó rồi mất đó thì họ không còn thích, khi không còn thích thì không còn ghét. Họ xác định như vậy, họ không còn cái gì để vui nữa thì cũng không có gì để làm cho họ buồn nữa. Yah, phải nói như vậy, cái này nó rất là sâu, sâu chỗ đó đó.

Chúng ta có nhiều cách để ổn định, thứ nhất là dùng trí, quán chiếu thấy rằng ở đời không có gì đáng để thích thì tự nhiên nó không có gì để ghét, không có gì để vui thì nó không có gì để buồn, đó là dùng trí. Còn hai nữa là dùng định, dùng định có nghĩa là tập trung tư tưởng vào một đề mục nào đó, hoặc là dùng niệm ghi nhận không sót một cái hoạt động lớn bé nào của thân tâm, gọi là niệm, dùng mấy cái ông này nè, mình mới có cái xả thọ như ý.

Như ý đây không phải là mình đi tu mình kiếm cái cảm giác, hỏng phải, mà như ý đây có nghĩa là khi nào cần sự nghĩ ngơi, tĩnh dưỡng như lời Ngài Xá lợi phất dạy: "Này các hiền giả giống như một cái cô chiêu, cậu ấm nhà giàu có những cái tủ quần áo đầy những thứ lụa là gấm vóc trong đó; mỗi khi cô, cậu muốn mặc cái gì thì có thể thay đổi sáng một bộ, trưa một bộ, chiều một bộ, tối một bộ, khuya một bộ; lúc nào muốn thay đổi cũng được, bởi họ có quá nhiều trang phục.

Ở đây một vị tỳ kheo mà tu tập Thất giác chi mà tới nơi, tới chốn thì vị đó lúc nào cần có thể an trú vào trong định, ngồi vô một cái là chỉ biết hơi thở ra vào, không biết gì hết; khi nào thấy cần một chút niềm vui, thêm nhân nhị, gia vị cho đời tu thì vị đó có khả năng tự làm cho mình vui. Khi nào cần ổn định cảm xúc không còn buồn vui nữa, an trú trong xả, vị ấy vẫn có thể làm được. Làm được bằng cách nào? Tác ý đến cái khía cạnh tiêu cực của đời sống là sẽ có ưu, tác ý tới cái khía cạnh tích cực của đời sống là sẽ có hỷ. Nhớ cái đó. Bây giờ không có chú ý đến cái đẹp, cái xấu, cái ngon, cái dở nữa mà chỉ chú ý đến bản chất như thật của nó, nó sao thấy như vậy, thế giới này nó đặc biệt như vậy.

Thế giới này có ba cách nhìn: Nhìn vào cái mặc ưu của nó là mình sẽ có hỷ, có lạc; nhìn vào cái mặc khuyết của nó ta sẽ có khổ, có ưu; chỉ có nhìn vào bản chất thật của nó không có ưu khuyết, mà là nhìn thật thì nó không còn gì gọi là đắng hay là ngọt, nó không còn gì để vui, để buồn, để thích, để ghét mà chỉ để chán thôi. Đấy, đây là cái đỉnh cao, là tinh hoa, cốt lõi của Phật Pháp nằm chỗ đó.

Khi mà anh nhìn tới nơi, tới chốn thì thế giới này không có gì để anh vui và không có gì để anh buồn, không có gì để anh thấy thích và không có gì để ghét. Mà khi anh nhìn đúng bản chất của nó anh chỉ còn sự hờ hửng, lạnh lùng. Đây cũng là lý do vì đâu mà ở trong trí tuệ thiền quán có cái từ gọi là hành xả tuệ đó, tức là quán chiếu danh sắc mà buổi đầu thì có lúc mình thấy sợ, mình còn thấy chán, nhưng mà sẽ có một ngày mình thấy cái kiểu nó vậy đó, cái kiểu nó vậy. Thiện cho lắm thì cũng mắm với dưa, mà ác vừa vừa thì cũng dưa với mắm, ác cho lắm thì tắm cũng ở trần. Đại khái như vậy.

Tức là đến một lúc nào đó mình thấy, nói theo cái từ của Ngài Viên Minh là "nhìn pháp vận hành" đó, có nghĩa là cứ ở yên mà nhìn, bây giờ chưa đâu các vị còn yêu đời dữ lắm, các vị còn có cái thích thì sẽ còn có cái ghét, các vị còn đi tìm cái niềm vui thì thế nào tới hồi gặp nỗi buồn, nỗi đau chịu không nỗi.

Nhưng sẽ có một ngày tuổi tác nó thêm một chút, ổn định một chút, ổn định ở đâu thì ổn cố nằm ở đó. Nhớ nha, ổn định ở đâu thì ổn cố nằm đó, cộng với công phu tu tập, cộng với kiến thức giáo lý, cộng với tuổi tác; ba cái này cộng lại: kiến thức nè, tuổi tác, kinh nghiệm thiền tập. Sẽ có một ngày các vị thức dậy không cần nghĩ đến cái gì vui, cũng không có gì để âu lo, phiền muộn; các vị chỉ thanh thản ra súc miệng, đánh răng, rửa mặt, tưới cây, ăn điểm tâm, cứ coi coi việc gì đến thì đến; việc gì phải đến thì sẽ đến, chỉ vậy thôi; chờ trái nó rụng, nha.

Người không tu thì chờ sung rụng. Người tu chỉ ngồi yên coi xem, không có chờ mà xem trái nó rụng, không ép trái còn xanh mà phải rớt, mà cũng không cưỡng cầu trái đã khô nằm hoài trên cây, người tu cứ thanh thản ngồi xem trái xanh trên cành, thanh thản ngồi xem trái chín rụng, đó chính là công phu tuyệt đỉnh tầng thứ chín của "càn khôn đại na duy" nha.

Ok, chúc các vị một ngày vui. Hẹn gặp lại ngày chủ nhật.

Mục lục các bài giảng

(Hết)
Reply