LTP Học Phật Pháp
(tt)Sư Toại Khanh Giảng về Thiền (Tăng Chi 6.74 - 6.77) (2-3)

03/09/2019 - 07:41 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

  1. Đối với người bình thường thì đời sống tẻ nhạt nó là một cái gì đó đáng ngại, đáng ghét, đáng sợ;
  2. nhưng mà đối với người tu hành, đối với bậc thánh thì khía cạnh tẻ nhạt đó chính là khía cạnh chân thật và đáng có của đời sống, 
là vì sao? Là vì khi chúng ta thấy nó một cách trung thực không có vẽ vời thì ở đó chúng ta 
  1. không có đi kèm với bất mãn,
  2. không có đi kèm với đam mê
Mà cái bất mãn và cái đam mê đó là cái gì mà đáng sợ dữ vậy? Dạ thưa đã nói rồi, 
  1. muốn mà không được là khổ, 
  2. ghét mà tránh không được là khổ. 
Chỉ có người có cái nhìn trung thực thì họ mới có thể an lạc
  1. bậc thánh nhân hay là 
  2. hành giả Tứ niệm xứ 
có một điểm giống nhau là các Ngài nhìn thấy thế giới này nó vô cùng tẻ nhạt. 

Cho nên tôi đã nói một tỷ lần trong room mà các vị chắc quên sạch rồi, làm ơn ghi dùm tôi câu này: "Ý nghĩa lớn nhất của đời sống là thấy ra cái sự vô nghĩa của nó." Làm ơn ghi dùm tôi câu này đi: "Ý nghĩa cao nhất, ý nghĩa rốt ráo nhất của đời sống chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của nó." Cái này là cái bà con phải xăm lên người. Và tôi nhắc lại một lần nữa, các vị có quyền nghĩ tôi hoặc là những vị giảng sư khác ra sao đi nữa là chuyện của các vị, nhưng mà cái gì cần ghi nhận, cần giữ lại làm của thì nên bỏ túi liền bởi vì mấy cái này nó giúp mình mà.

Tôi nhắc lại: "Ý nghĩa rốt ráo nhất của đời sống chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của nó". Thấy ra vậy được cái gì ta? Được chứ sao hỏng được, được chứ, được nhiều lắm à. Khi mà thấy ra cái sự vô nghĩa của nó, thì 
  1. ta sẽ không thấy ra ở đời này có cái gì đáng để mình nặng lòng theo đuổi. 
  2. Và cũng không có gì đáng để mà nặng lòng chống đối, đập đổ, hủy hoại vì tất cả là vô nghĩa. 
Các vị có siêng mà ra rừng nhặt từng chiếc lá mà xé nhỏ, xé nhỏ, xé nhỏ không ? Các vị nghĩ dùm tôi đi.

Trong room này có ai mà bị tâm thần đến cái mức mà ra ngoài rừng mà nhặt tấm lá xé nhỏ, xé nhỏ; ra ngoài bờ sông, bến bãi, ghềnh thác, lấy cây que đập nát từng cái bọt nước, có ai rảnh làm chuyện đó không? Nó là bọt nước thì sớm muộn gì tự nó cũng vỡ thôi, mắc cái chứng gì mà phải can thiệp vào cái sự hiện hữu phù du của nó cho nó mệt xác mình, các vị hiểu không? Bản chất nó là hiện hữu, bản chất của bọt nước là một hiện hữu rất đỗi phù du ngắn hạn thì mình can thiệp làm cái gì? Có ai rãnh lên rừng để mà đếm lá, rồi bẻ lá, rồi xé từng chiếc lá làm cái gì? Hỏng có. 

Chính vì chúng ta thấy nó lớn chuyện cho nên chúng ta 
  1. mới theo đuổi nó. 
  2. mới bất mãn, mới chống đối, đập đổ nó.
Còn đằng này, trong cái nhìn của một bậc thánh, cái nhìn của một hành giả Tứ niệm xứ, cái nhìn của một người hiểu chuyện, biết chuyện, thì mọi sự bản thân nó đã là vô nghĩa rồi. Bản thân cái sự có mặt của mình đã là vô nghĩa rồi, chúng ta có thời gian đâu để mà theo đuổi, để mà nặng lòng, để mà cực lòng với cái vô nghĩa ấy của đời sống, khi bản thân mình đã là một khối vô nghĩa rồi, kính thưa quí vị.

Quí vị có hiểu không? Các vị có hiểu chỗ này không? Chứ đừng có bắt chước người ta nói phù du, phù du; nhưng phải hiểu như vậy đó, phải hiểu đến rốt ráo như vậy.

Tại sao nó là phù du?
  1. Là bởi vì không có cái gì tồn tại quá một sát na, đó là điều thứ nhất.
  2. Thứ hai, cái ý nghĩa rốt ráo nhất của mọi hiện hữu là cái gì?  Khi các duyên hội thì mọi thứ có mặt, khi duyên tán (hết duyên) thì mọi thứ nó biến mất
Nghĩ lại dùm đi, cái ý nghĩa rốt ráo nhất của mọi hiện hữu là cái gì? Có để mà có vậy thôi. Khi các duyên hội thì mọi thứ có mặt, khi duyên tán (hết duyên) thì mọi thứ nó biến mất. Nó vô nghĩa như vậy đó.

32:24

04/09/2019 - 01:42 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cho nên có một lần đó một vị La hán ngồi trong rừng, có người đến hỏi Ngài: "Thấy Sa môn ngồi buồn quá vậy?". Ngài hỏi: "Ta mất gì mà ta buồn?". Thì ông Bà la môn đó hỏi: "Như vậy đời sống của Ngài vui lắm sao?". Ngài hỏi: "Ta được gì mà ta vui?". Đó là một câu trả lời rất là hay, hay đến mức không thể hay hơn. Với một người hiểu đạo, biết chuyện thì đời sống có cái gì vui, có gì buồn, có gì để theo đuổi, có gì để chống phá, đập đổ, hủy diệt khi mà mọi thứ do duyên tụ, duyên tán?

Và tại sao mà ở đây Đức Thế Tôn đặc biệt nhấn mạnh về ba cái thứ tưởng: dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng, là bởi vì Ngài thấy rằng chúng ta đem cái ảo giác, đem cái ảo tưởng mà đi vào đời, thêu dệt ở đó, vẽ vời ở đó cõi thiên đường và địa ngục để rồi tự mình hạnh phúc trong cái hoang tưởng và đau khổ trong hoang tưởng. 

Đau khổ là sao? Đau khổ trong hoang tưởng là lẽ ra cái chuyện đó chúng ta không cần phải nổi điên như vậy, chúng ta không cần phải nổi giận như vậy; nhưng mà chính mình vẽ, mình vẽ sao mà mình thấy nó lớn chuyện. Người ta nói câu đó dầu cho người ta có ác ý rồi thì sao? Cái ác ý đó của người ta bây giờ nó đã theo người ta đi vào giường trùm mền biến mất. Cái ác ý đó chỉ có hồi nãy, xong rồi, còn mình, mình ôm cái ác ý của người ta, ôm câu nói của người ta đau khổ mấy ngày, mấy tuần lễ; để rồi chúng ta tìm đủ cách để mà đối phó, để mà phản ứng. Mà trong khi đó ác ý đó của người ta chỉ xuất hiện một lần rồi nó biến mất, bản thân người đó cũng đang từng bước, từng bước vô ngã vô thường. Mình lấy cái vô ngã vô thường này để căm hờn, thù ghét một cái vô ngã vô thường khác.

Cho nên hồi nãy tôi nói tôi muốn viết bằng mực đỏ cái chữ tẻ nhạt, chuyện đó quan trọng lắm, rất là quan trọng, thưa quí vị. Tôi nhắc lại nha, nếu đời sống mà chỉ được mình nhìn ngắm nó, quan sát nó qua hai khía cạnh:

  1. Đời sống bằng thức: Thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe.
  2. Đời sống bằng trí: Biết những gì mình thấy, mình nghe nó đều do duyên mà có rồi cũng do duyên mà mất.
Nếu chỉ sống đơn giản bằng thức với bằng trí thì nó yên quá rồi. Còn đằng này chúng ta có pha cái tưởng vô trong đó. Tưởng là ảo giác đó, ảo tưởng, hoang tưởng đó quí vị. Sẵn ở đây tôi nói luôn, các bậc thánh các Ngài cũng biết, đây là nước lạnh, đây là nước đường, đây là mật, cái Ngài biết chớ không phải không biết; nhưng các Ngài cũng biết thêm cái nữa, đây là mật từ đâu mà có và được thế giới loài người dùng nó để làm cái gì. Các Ngài dùng nó trong cái nhu cầu thiết yếu của sinh lý, hết. Các Ngài không có thêu dệt thêm nữa để mà thích nó. Còn mình thêu dệt là cái mật này nó ngọt nè, nó có mùi thơm nè, mật này mật thiệt, mật này mật giả. Khi chúng ta bày vẽ ra quá nhiều thứ thì mỗi muỗng mật, mỗi giọt mật nó trở nên là quá lớn chuyện đối với chúng ta; từ đó một cái hũ mật ong có thể là một cái cớ để chúng ta hạnh phúc, cũng là cái cớ để chúng ta giận dữ, ưu buồn, tiếc nuối, đau khổ. Trong khi bậc thánh, các Ngài cũng uống chai nước lạnh, nhưng mà đối với các Ngài, nước lạnh chỉ là nước lạnh thôi. Nước để uống, nước để tắm, nước để rửa, nước để giặt; uống, tắm, giặt, rửa, đối với các Ngài đơn giản như vậy. Còn mình thì một cái ly nước, một thau nước, một thùng nước, một xô nước, một bồn nước, một hồ nước đối với chúng ta đều là những cái để ta thêu dệt, ngay cả một giọt nước đối với phàm phu nó cũng lớn chuyện lắm các vị có biết không? Rất là lớn chuyện.

Bậc thánh đang ngồi một giọt nước nhiễu xuống trên người Ngài cái "độp"; một là các Ngài biết rằng lạnh hoặc là ướt, rồi nếu cần các Ngài ngước lên các Ngài nhìn, bởi vì đây là trong phòng riêng, khi mà nước nó nhỏ như vậy là mái nhà bị dột, các Ngài tìm cách các Ngài sửa, hết. Tức là trong đời bậc thánh làm toàn chuyện cần thiết không. Còn mình thì sao? Mình đem cái hoang tưởng, tức là ý tưởng hoang đường mình gắn vào trong giọt nước, mình bắt đầu mình dệt, mình ngồi mình dệt: "Đã nói là cái nóc nó có vấn đề, mà nói hoài mà hỏng chịu sửa, cái con người gì mà nói hoài không hiểu", hoặc: "Cái ông đó ổng hứa mà sao ổng hỏng tới hả trời, cái mặt ổng nhìn là biết thất tín rồi", rồi: "Trời ơi, đêm nay mưa dột thế này làm sao mình ngủ hả trời, làm sao mình ngồi thiền hả trời? Mà nước này hỏng biết nước dơ hay nước sạch?" Tức là mình ngồi mình vẽ vời một hồi chỉ một giọt nước thôi mà nó cực kỳ lớn chuyện, quí vị biết không, lớn chuyện lắm lắm lắm. Đấy, trong khi đó đối với bậc thánh thì giọt nước chỉ đơn giản là giọt nước, các Ngài không đem mấy cái hoang tưởng, ảo tưởng, giả tưởng các Ngài gắn vào cái giọt nước ấy. Còn mình thì không, đối với mình cái giọt nước nó có thể là cái cớ để mà mình quay về với dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng. Nãy tôi mới nói đó, mới có một giọt nước nó nhiễu cái "độp" lên người là mình đã nổi điên lên rồi, mình đã nổi điên lên với cái người nào mà mình cho là có trách nhiệm, là lúc đó mình có sân tưởng, có hại tưởng. Còn không nữa là giọt mưa nó rớt xuống làm cho mình nhớ tới một người, mình nhớ tới một ánh mắt, một mái tóc, một nụ cười, một giọng nói, một mùi hương. Các vị nghe kịp không? Giọt nước đó đó, hỏng biết cái người đó bây giờ ở đâu? Đã qua bến bờ nào, đã đang làm dâu xứ lạ…, chỉ một giọt nước thôi, mình đang sống bằng hoang tưởng.

Chúng ta lấy hoang tưởng và ảo tưởng, giả tưởng ấy đi vào đời, chúng ta thêu dệt, vẽ vời đến bao nhiêu thứ trần cảnh mà chúng ta gặp phải. Từ đó cái gì đối với chúng ta cũng rắc rối, cái gì đối với chúng ta nó cũng lớn chuyện hết. Mà tấm thân sanh tử này bản thân nó đã đủ để làm chúng ta khổ rồi. Đằng này bao nhiêu cái trần cảnh mà nó đổ tới, nó xảy đến là chúng ta lại biến mọi thứ nó thành ra một cái ngọn núi, một cái tảng đá nó đè lên người của mình, nó đè lên trái tim rất đỗi mong manh và dễ vỡ của mình, dễ tổn thương của mình. Các vị thử tưởng tượng, sống như vậy có khổ hay không? Quá khổ đi, nghen.

À há, cho nên Phật dạy người không bỏ được 6 cái này không có tài nào mà sống an lạc nói chi là chứng thánh, các vị nghe kịp chưa? Xong rồi đó mình qua kinh khác.


Dục tưởng, thiền tưởng và quán tưởng:

Tôi có nhanh lắm không ta? Đúng ra cái bài 74 này nó còn có nhiều cái chuyện xuất sắc lắm. Bửa hổm tôi nói với bà con, đời sống này nó gồm tất cả là ba tưởng, bà con còn nhớ không? Đó là dục tưởng, thiền tưởng và quán tưởng.

Dục tưởng tức là chúng ta lấy cái ảo giác, ảo tưởng của mình trong 5 trần để mình sống, từ hình dáng, màu sắc, mùi vị, cảm xúc, xa gần, nặng nhẹ, trên dưới, trong ngoài, cao thấp, dài ngắn, trắng đen, mập ốm,...Đó gọi là dục tưởng.

Cái tưởng thứ hai đó là thiền tưởng, có nghĩa là đối với người không có tu tập thiền định, thế giới này là thiên hình vạn trạng, nãy tôi nói rồi đó, bao nhiêu thứ; khi mà thế giới này nó có quá nhiều thứ, chúng ta bị phân tâm, chúng ta bị chia trí. Nhưng mà đối với người tu thiền thì toàn bộ thế giới này, toàn bộ vũ trụ này nó gom gọn ở trong 10 cái đề mục thôi đó là: 
  1. đất, nước, lửa, gió, 
  2. xanh, vàng, đỏ, trắng, 
  3. hư không, 
  4. ánh sáng
Khi mà thế giới này nó được gom gọn trong 10 thứ đó thôi, và mỗi một phút giây họ chỉ sống với một thứ; thí dụ họ đang tu đề mục đất, họ chỉ biết đất thôi. Tu đề mục lửa trong một thời gian họ chỉ biết có lửa, họ niệm lửa lửa lửa…, niệm hoài cho đến bao giờ đắc thiền, đắc định thì thôi. Đó gọi là thiền tưởng.

Có nghĩa là họ lìa bỏ thế giới hoang tưởng của dục trần, họ đi lên cái tầng cao hơn, đó là họ gom gọn thế giới vào 10 thứ đề mục, 10 thứ thể tài để mà chìm sâu cái định tâm trong đó; khi mà duyên lành đầy đủ họ có thể chứng đắc thiền định, hóa hiện thần thông; họ tạo ra mọi thứ từ không thành có với một bàn tay trắng; họ muốn có núi non, kinh rạch, sông ngòi đều có được hết. Đó là sức mạnh của thiền tưởng. Nó lạ một chỗ, khi mà họ đơn giản hóa vũ trụ, đơn giản hóa thế giới thì nội tâm của họ có sức mạnh không có cưỡng được. Thí dụ như các vị thấy, cũng là nước nhưng mà khi người ta dùng nó người ta nén lại làm cái đập thủy điện thì nó mạnh lắm; cũng là nước, mà khi người ta dồn nó vào trong cái vòi xịt để phá bê tông đó thì nó mạnh kinh khủng lắm. Hỏng biết các vị ở đây trong room có biết cái đó không? Các vị có nghe cái đó không? Có nghĩa là nước chỉ là nước thôi, nhưng các vị biết bên Âu Mỹ, bên Đức, hoặc là bên Mỹ đó, bây giờ người ta dùng một cái kỹ thuật nén nước độc đáo lắm, họ tạo ra một áp suất cực kỳ lớn ở trong cái vòi, và với cái vòi nước, họ có thể phá bê tông, các vị có biết không? Trong room có biết cái đó không ta? Trong room có biết cái chuyện là người ta dùng nước, vấn đề là cái vòi nước, cái áp suất nước, người ta có thể cắt tường được, các vị thấy khiếp lắm, cái đó tôi kể các vị nghe mà tôi rùng mình, bởi vì cái đó mà sơ sẩy nó quét ngang cái mặt của các vị là coi như không còn gì để nói nữa, cái tròng mắt nó lòi ra như là cái trái chanh vậy đó. Mà đó là người ta tập trung cái sức mạnh của nước qua cái áp suất, qua cái vòi nước và cái áp suất nó tạo ra sức mạnh như vậy.

Ở đây cũng vậy, khi mà thế giới này không được mình gom gọn lại, mình không có chia trí, đây là xanh, vàng, đây là dài, ngắn, cao, thấp, đây là đàn ông, đàn bà, cái này thấy ghét, cái kia dễ thương, cái nọ ngộ, cái nọ lạ, cái này đắc tiền, cái kia đắc tiền,... mình dẹp hết, mình chỉ còn tập trung từng thứ một: đất đất đất đất...niệm hoài, mai mốt đắc thiền, có thể tạo ra đất từ hai bàn tay trắng. Tạo ra đất là tạo ra cái gì ta? Tạo ra cả một ngọn núi, tạo ra cả một châu lục bằng cái ý tưởng của mình thôi. Khiếp chưa? Khiếp như vậy. Người ta buông tất cả để được tất cả, khiếp như vậy, nha. Nhưng mà nói như vậy thôi chứ không ai mà đắc thần thông rồi mà hiện tùm lum tà la để làm vua, làm chúa, cái đó không có đâu, mà cái khả năng người ta có thể làm chuyện đó, gớm như vậy nha. Cái đó gọi là thiền tưởng.

Tôi quay lại,

  1. dục tưởng có nghĩa là đem cái hoang tưởng của mình gắn vào cái vạn vật trong 5 trần cảnh, đó là sắc, thinh, khí, vị, xúc. Khi mà sống đam mê trong 5 cái đó là không có khá.
  2. Cái loại thứ hai, thiền tưởng, nó khá hơn, nó biết chán 5 trần để mà nó biến mọi càn khôn vũ trụ vào 10 thứ đối tượng là đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng.

Quán tưởng

Rồi cái hạng thứ ba mới ghê, hạng thứ ba thấy rằng đam mê trong 5 trần để được cái gì? Tiếp theo, có đắc bao nhiêu tầng thiền, có sở hữu bao nhiêu cái khả năng thần thông rồi thì sao? Tất cả rồi cũng có lúc chấm hết, hễ còn sanh là còn diệt, còn sanh là còn tử, có thì phải mất. Do đó cái hạng thứ ba này là họ tu tập tuệ quán Tứ niệm xứ. tại sao có cái tưởng ở đây? Là buổi đầu, chúng ta biết rồi, để chứng thánh là chúng ta phải thấy cái bản chất của vạn pháp, nhưng mà cái bản chất đó đâu phải dễ thấy, bởi nói bản mà, bản chất là cái chất gốc của nó làm sao mình thấy được, đâu phải dễ. Cho nên buổi đầu, chúng ta muốn nhìn xuyên thấu một cái trái xoài, chuyện đầu tiên chúng ta phải gọt lớp vỏ bên ngoài cái đã; bỏ cái vỏ bên ngoài chúng ta mới vô cái cơm xoài, bỏ cái cơm mới vô tới cái hột, tách cái hột đó ra mới thấy cái mầm của cái hột trong đó. Cái bản chất là vậy đó.

Ở đây cũng vậy, buổi đầu hành giả tu tứ niệm xứ là phải còn lệ thuộc vào cái hiện tượng của danh sắc. Thí dụ như, đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, hơi thở ra biết là hơi thở ra, hơi thở vào biết là hơi thở vào, tắm rửa, đánh răng, lau mặt, rửa mặt, tiểu tiện, ăn uống, nhai nuốt, co duỗi, dở, bước, đạp tất cả đều được ghi nhận sạch sành sanh, tuốt tuồn tuột, không bỏ sót cái gì hết. Thì toàn bộ cái đó được gọi là quán tưởng, là cái tưởng của giai đoạn đầu tu quán, nó toàn là tưởng hết. Bởi vì nói rốt ráo, làm gì mà trong pháp chân đế, trong đệ nhất tất đàn, làm gì có cái gọi là đi, đứng, nằm, ngồi, hít vào, thở ra, làm cái gì có, nhưng mà buổi đầu mình phải dựa vào cái tưởng để mà sống trong cái tướng, nha. Dựa vào cái tưởng để mà thấy cái tướng của danh sắc. Xong chưa?

Đến một cái lúc nào đó khi mà chánh niệm thuần thục, trí tuệ chín mùi thì chúng ta mới nhìn xuyên thấu qua nó, lúc đó chúng ta thấy không còn đi đứng nữa, mà thấy đó là cái sự vận hành của sắc pháp được điều động bởi danh pháp. Và rốt ráo nhất, chúng ta thấy, ở đây, khổ đế đang được điều động bởi tập đế. Cái chân của mình, cái động tác dỡ chân nó đều là khổ đế. Cái ước muốn mà dỡ chân là tập đế, tới mức đó, thấy như vậy đó, thấy trong toàn bộ đời sống mình cái giây phút nào, cái khoảnh khắc nào mà có sự thích thú đam mê đó chính là tập đế. Ngoài cái tập ra, tất cả những cái còn lại đều là khổ đế hết.

Thì từ từ hành giả mới thấy: "Ồ thì ra đời sống này chỉ gồm có hai thứ: đau khổ và nguyên nhân sanh khổ. Nguyên nhân sanh khổ tạo ra đau khổ. Đau khổ là cầu nối, là chất dẫn để tạo ra nguyên nhân sanh khổ. Nghĩa là từ kết quả nó làm điều kiện để nó dẫn đến cái nhân, cái nhân là điều kiện dẫn đến quả, gớm chưa? Gớm là gớm chỗ đó. Hành giả mới thấy như vầy, hành giả mới thấy toàn bộ đời sống của mình là khổ tập, rồi từ cái tập nó đẻ qua khổ, từ khổ nó đẻ qua tập, từ tập nó đẻ qua khổ, từ khổ nó đẻ qua tập, cứ như thế, nha. Thì buổi đó là rốt ráo, nhưng mà buổi đầu phải xài cái tưởng để thấy cái tướng, cái tướng là cái vỏ ngoài, nhớ nha. Đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, thở ra biết là thở ra, hít vào biết là hít vào, co tay, duỗi tay, dỡ lên, đặt xuống, tắm, rửa, lau mặt, tiêu tiểu, ăn uống, nhai nuốt, cắn, lừa, nuốt tất cả đều biết hết, cái đó gọi là quán tưởng. Chữ quán tưởng trong trường hợp này thôi nha, chứ chỗ khác mà hiểu quán tưởng theo kiểu này là tôi không chịu trách nhiệm nha, nhưng trong chỗ này nói về ba tưởng.

Như vậy đời sống của chúng ta chỉ là một chuỗi ngày sống trong hoang tưởng, ảo tưởng, và tới lúc tu hành đắc đạo, chúng ta cũng phải vay mượn cái tưởng một thời gian để dùng tạm và sau cùng lấy nó làm cái bè sang sông. Qua sông rồi thì bè nào cũng phải bỏ lại không có một cái người nào đầu óc tỉnh táo, không tâm thần mà qua sông rồi còn cõng cái bè đi theo thì chưa từng có trong lịch sử của trái đất. Nhớ cái đó quan trọng. Tưởng phải nói như vậy đó.

48:36

04/09/2019 - 08:35 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


KTC 6.75 Khổ


1.- Thành tựu với sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống đau khổ, hiềm hận, có ưu não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú. Thế nào là sáu?

2. Với dục tầm, với sân tầm, với hại tầm, với dục tưởng, với sân tưởng, với hại tưởng. Thành tựu với sáu pháp này, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống đau khổ, hiềm hận, có ưu não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú.

3. Thành tựu với sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống an lạc, không hiềm hận, không ưu não, không nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là thiện thú.

4. Với xuất ly tầm, với vô sân tầm, với bất hại tầm, với xuất ly tưởng, với vô sân tưởng, với bất hại tưởng. Thành tựu với sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống an lạc, không hiềm hận, không ưu não, không nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là thiện thú.


Tiếp theo chúng ta học kinh 75 là kinh Khổ, nội dung y chang như kinh 74, thông qua, học cho nó lẹ. Tôi cũng không còn sống bao lâu nữa, làm ơn nhanh nhanh dùm đi nghe. Hỏng có nói đùa đâu, nghe mệt lắm rồi.

KTC6.76 A La Hán Quả

1. - Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là sáu?

2. Mạn, ti mạn, quá mạn, tăng thượng mạn, cố chấp, ty liệt mạn. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ quả A-la-hán.

3. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán. Thế nào là sáu?

4. Mạn, ti mạn, quá mạn, tăng thượng mạn, cố chấp, ty liệt mạn. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ quả A-la-hán.

Qua kinh 76 A La Hán Quả, thì ở đây Phật dạy là có 6 cái thứ phiền não mà mình phải bỏ mình mới có thể chứng ngộ La hán, chứng ngộ quả vị giác ngộ được. Chỗ này mà không có Pali, không có chú giải là chỉ có chết, các vị biết không? Rồi 6 cái thứ ngã mạn là cái gì?

1. Một là māna (mạn), là so bằng, có nghĩa là tôi đâu có thua gì ông đó đâu, ông đó đâu có hơn gì tôi, tôi với ông đó bằng nhau mà, được gọi là so bằng, là cái ngã mạn đó.

2. Cái thứ hai, gọi là omāna (ti mạn), nói theo ngôn ngữ của mình có nghĩa là mặc cảm hay là tự ti, tiếng Hán kêu là ti mạn, gọi là so thua: Tôi biết mà, tôi biết là tôi hỏng có bằng quí vị, ông đó ổng hơn tôi xa lắm. Mình biết người ta hơn mình nó khác, còn mà mình có cái sự so đo để mà mặc cảm, để mà tự ti thì nó lại là chuyện khác. Hai cái này nó khác nhau xa lắm, một cái là nhận xét, nhận thức; còn một cái là so đo, so sánh.

3. Cái thứ ba là atimāna (quá mạn) nghĩa là so hơn, nghĩa là: tôi hơn nó là cái chắc, ông đó làm gì bằng tôi. Mình thấy mình hơn người ta. Atimāna là tự đại, tự tôn, tự kiêu, tức là: ông đó làm sao mà bằng tôi, tôi hơn ổng là cái chắc luôn.

4. Tiếp theo, adhimāna (tăng thượng mạn) là sao? Adhimāna ở trong chú giải ghi rất rõ là adhigatamānaṃ, adhigata là sự chứng đắc, nhớ nha; adhigatamānaṃ là sao? Có nghĩa là nhầm tưởng mình đã đắc chứng thiền định, đạo quả thì gọi là tăng thượng mạn. Các vị viết dùm tôi adhimāna là tăng thượng mạn, có nghĩa là hiểu lầm mình đã chứng đắc thiền định và đạo quả.

Cho nên trong giới bổn của tỳ kheo có điều bất cộng trụ thứ tư, trong đó có aññatra adhimānā, có nghĩa là vị tỳ kheo tự nhận mình đã đắc chứng pháp thượng nhân gồm có thiền định, đạo quả thì phạm bất cộng trụ, nhưng mà aññatra adhimānam ngoại trừ trường hợp tăng thượng mạn. Làm ơn ở đây ai trong room mà giỏi lấy dùm tôi trong giới bổn tỳ kheo, lấy dùm bất cộng trụ thứ tư bỏ lên đây dùm được hôn, cái đó công đức vô lạng đó, vô lạng công đức, vô google đánh cattāro pārājikā, lấy dùm bất cộng trụ thứ tư của tỳ kheo trong đó có aññatra adhimānā tức là ngoại trừ ra tăng thượng mạn là do hiểu lầm. Tu rồi thấy sao lúc này nó mát lạnh hà, mỗi lần ngồi người nó rờn rợn rờn rợn đã lắm, thấy người nó nhẹ hều, làm như nó sắp bay vậy đó, mà dòm làm như nó sáng sáng chắc hào quang, đắc là cái chắc rồi. Khi mà mình tưởng mình đắc thiền, đắc thông, đắc định, tưởng là mình đắc đạo, đắc quả, mình tưởng như vậy được gọi là tăng thượng mạn.

5. Cái tiếp theo nữa, tôi vừa nhìn bản chú giải, tôi vừa nhìn để tôi giảng cho bà con nghe, tiếp theo là thambha (cố chấp), trong chú giải nói rất là rõ thambhanti kodhamānehi thaddhabhāvaṃ: có nghĩa là cái thái độ, cái trạng thái mà gọi là ngoan cố, lì lợm do bực mình; thaddha là cứng đầu, cái cứng đầu xuất phát từ cái mình nổi giận, nổi điên lên đổ lì ra. Các vị còn nhớ cái chuyện mà tôi kể hoài là thằng nhỏ nó vô chùa nó phá, nó hái trái cây bị ông sư trụ trì ổng la, bà con nhớ cái đó không? Rồi nó chạy về nó méc với ba nó, ba nó mới chạy vô nói: "Thầy, sao thầy chửi nó?", thầy nói: "Tôi chưa chửi ai", "Thầy đánh nó?", "Bần tăng chưa đánh ai, chưa chửi ai", "Thầy liệu thầy đó!", cái ổng nói: "Bần tăng cũng chưa có ngán ai hết đó". Đó, thì cái trường hợp đó thành ra thambha là vậy đó.

Có nghĩa là ổng đã ép ông thầy lên tới nước ba rồi; nước một là thầy nhớ đừng có chửi nó, bần tăng hỏng có chửi ai; bần tăng không đánh ai; rồi ông bố nói thầy liệu thầy đó, thì lúc ông thầy ổng nổi điên bần tăng cũng chưa hề ngán ai hết trơn, muốn là bần tăng xử luôn, nha. Thì cái đó được gọi là thambha, có nghĩa là đổ lì rồi đó, chọc điên đến mức tới đỉnh, nó đổ lì đừng có trách nha. Như vậy thambha là ngoan cố, lì lợm.

6. Tiếp theo nữa là atinipātaṃ (ti liệt mạn), trong chú giải mới giải thích thế này: hīnassa ([b]mình thua thật là mình biết mình thua thật)[/b] hīnohamasmīti mānaṃ, ở đây có hai trường hợp, muốn giải thích cái thứ 6 này mình phải quay lại một cái chuyện khác.

Ngã mạn nó có hai trường hợp:
  1. Một là yathāvamāna tức là như thật mạn, có nghĩa là so sánh đúng sự thật: thua biết là thua, mình nghĩ là thua; bằng thì mình nghĩ là bằng; nói chung là có cái ý so sánh trong đó nhưng mà đúng sự thật gọi là yathāvamānạ
  2. Còn trường hợp thứ hai là ayathāvamāna tức là hư ngụy mạn, có nghĩa là ngã mạn nhưng mà nó sai sự thật. Mình thua người ta nhưng mà mình tưởng mình bằng người ta, mình tưởng mình hơn người ta, mình thua mà mình tưởng như vậy. Hoặc là mình bằng người ta mà mình tưởng mình hơn người ta. Trong room có hiểu không ta?
Thì ở trong đây cái thứ hai omāna ở đây thuộc về ayathāvamāna (hư ngụy mạn), tức là mình nghĩ mình thua thôi chứ chưa chắc là mình thua. Nhưng mà riêng cái thứ 6 này trong chú giải ghi là hīnassa....có nghĩa là mình thua thật là mình biết mình thua thật. Cái thứ 6 là yathāvamāna, bây giờ có hiểu chưa ta?

Mình nghe sáu cái pháp này nó có gì đâu ghê gớm mà tại sao Đức Phật Ngài dạy không bỏ 6 cái này thì không có chứng thánh được? Mình thấy đâu có gì đâu, thấy cũng đâu có gì đâu ghê gớm, ngó vô là phải có vô minh, tà kiến, tham ái, sân si nó mới ghê, còn 6 cái này mình thấy đâu có ghê ta? Phải không, mình nhìn vô mình thấy đâu gì đâu mà ghê? Tức là so bằng, so hơn, so thua, rồi trong đó có cái hiểu lầm rồi tăng thượng mạn, trong đó có cái lì lì, ngoan cố, có chút đó thôi, chớ làm gì ghê đến mức mà cản trở đạo quả giải thoát. Dạ thưa nó hỏng phải như mình nghĩ đâu. Bởi vì khi mà ta còn sống trong ngộ nhận, ta thấy mình còn là cái gì đó. Do tham ái và tà kiến khiến ta thấy mình là quan trọng thì mới có cái ý niệm so sánh.

Cho nên ở đây mình thấy rõ ràng Đức Phật không hề nhắc gì tới phiền não ghê gớm như chúng ta đã biết, mà Ngài chỉ nói ba cái mạn, ba cái so sánh này thôi. Nhưng mà tại sao nó lớn chuyện? Là bởi vì mấy cái ông này ổng đi ra từ hai cái phiền não cực kỳ nguy hiểm và quan trọng đó là tham ái và tà kiến. Mà tham ái và tà kiến ở đâu thì vô minh nằm ngay bon ở đó. Vô minh là vô minh trong bốn đế: không biết rõ mọi thứ là khổ, không biết rõ rằng đam mê trong khổ chính là con đường dẫn đến khổ, muốn hết khổ thì đừng đam mê trong khổ nữa, sống bằng ba nhận thức ấy chính là con đường thoát khổ. Chính vì vô minh trong bốn đế cho nên người ta mới có tham ái và tà kiến là hiểu sai đó, nghe. Từ đó mới có ra ngã mạn, có so bằng, so hơn, vì hồi nãy tôi nói rồi, chính cái tham ái và tà kiến nó khiến cho mình thấy mình là quan trọng, khi mình thấy mình là quan trọng thì cái đối tượng trước mặt mình dứt khoát là lớn chuyện, tại vì sao?

Vì mình nghĩ mình là một con người nào đó, một chúng sanh, một cá thể nào đó và cái tên mà nó tấn công mình nó cũng là cá thể nào đó. Lẽ ra mình nên hiểu rằng trên đời này không hề có một ai là cá thể, tất cả là sự lắp ráp, sự ghép nối mà thành, giả lập mà nên, chớ hỏng có cái gì mà đơn thuần, mà Marxist, là solid, là pure, không có.

Cho nên chúng ta nhớ bên Mỹ có một câu rất là hay mà tôi nói hoài tôi nhục luôn đó, tất cả người Mỹ đều biết câu này: "United we stand", các vị có hiểu câu này không? Cái câu này người Mỹ họ hiểu theo cái ý của họ: "Đoàn kết thì tồn tại". Nhưng mà cái câu này hiểu trong A tỳ đàm nó hay không tưởng tượng nổi, là sao? Cái câu này nếu mà hiểu theo A tỳ đàm, United we stand có nghĩa là gì? Là đời sống của chúng ta chỉ là sự ráp nối thôi, do cộng lại các sự rời rạc, các mối mang rời rạc mà nó hình thành nên cái gọi là chúng ta, nó hình thành nên cái gọi là we, us và our. Các vị hiểu không ta? Do cộng lên mọi thứ, do cộng lại tất cả những cái rời rạc trong tâm sinh lý, cộng lại những thứ thiện ác, buồn vui mà chúng ta mới hiện hữu. Cho nên cái chữ United we stand nếu mà hiểu theo người Mỹ thì họ hiểu rằng Đoàn kết thì sống, nhưng mà hiểu theo A tỳ đàm nó hay banh xác luôn, nó quá hay, yah, nó hay lắm, nó hay dữ lắm quí vị biết không? Nó hay vô cùng tận quí vị à, nó hay lắm, nó hay đến cái mức mà coi như là tôi muốn tất cả Phật tử mình đều đeo một lá cờ Mỹ trên ngực, bởi vì sao?

Bởi vì tất cả chúng ta đều là United States, có nghĩa là sao ta? Tất cả chúng ta đều là những cái rời rạc được ghép nối nên thành ra ông A, bà B, ông C, bà F. Trong room có hiểu tôi nói gì không ta? Có hiểu không? Ở đây không được dịch là Hiệp chủng quốc mà chúng ta phải dịch là đồ ráp. United States có nghĩa là đồ ráp. States có nghĩa là các tiểu bang. State nó có nhiều nghĩa, nó có nghĩa là quốc gia, mà nó cũng có nghĩa là tiểu bang, mà United States ở đây mình đừng có hiểu là Hiệp chủng quốc mà phải hiểu rằng đồ ráp, chúng ta là đồ ráp, nha.

Cho nên chúng ta không có lá cờ nào đáng để cho chúng ta gắn lên áo bằng lá cờ Mỹ. Và cũng không có hình Phật nào mà đeo trên ngực nó hay bằng thánh giá, vì sao? Vì cái thánh giá nó chính là cái chữ I bị gạch ngang, tu hành phải là vô ngã vị tha, cho nên cái thánh giá bên kia nó là cái cross chỗ thập giá là cái nơi mà Chúa thọ hình chịu nạn để trả tội tổ tông cho loài người. Nhưng mà bên đạo Phật cái thánh giá không hề có nghĩa vậy, thánh giá theo Đạo Phật là xóa đi chữ I. Các vị thấy không? Đây là chữ I tiếng Anh là Tôi, mà mình tu là mình xóa cái chữ I đi, các vị có hiểu không ta? Bây giờ các vị hiểu chưa? Các vị nghe đạo tôi riết các vị thành ra những người giống như vừa phản quốc mà vừa ngoại đạo....Thế nào cũng có người nói ổng lên giảng ổng kêu gọi phản quốc và phản đạo. Phản quốc là ổng kêu không có màu cờ nào mà hay hơn cờ Mỹ hết, đó là cái thứ nhất, thứ hai ổng kêu đừng đeo tượng Phật mà đeo thánh giá, mà họ quên cái phần ghi chú của tôi. Ghi chú ở đây, cái thánh giá đây có nghĩa tu là mình xóa cái chữ I đi, nha, nhớ chữ I đó, xóa cái đó.

1:05:09

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng về Thiền (Tăng Chi 6.74 - 6.77) (3-3)


1:05:09

05/09/2019 - 12:14 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


(Bỉ Thử: nghĩa là
1. này nọ, bên này bên kia
2. hai bên
3. coi hai bên như một, không phân biệt)


Cho nên các vị biết không, đôi khi tiếng Mỹ nó không hay bằng tiếng Việt Nam, tiếng Mỹ nó chỉ có chữ We thôi quí vị, trong khi tiếng Việt Nam mình có hai cái chữ chúng tôi và chúng ta. Nếu mà nói rốt ráo thì Đạo Phật là thế này, chúng ta phải tu tới một cái mức nào đó, ta chỉ còn dùng cái chữ "chúng ta" và đừng bao giờ xài chữ "chúng tôi". Khi chúng ta nói tới chữ "chúng tôi" thì chúng ta còn phân biệt đây và đó, bỉ và thử, chủ và khách. Các vị nghe kịp không? Chúng ta tu đến một ngày mà chỉ còn chữ "chúng ta" thôi. Chỗ này thằng Mỹ chỉ có cắn răng, nó dịch không nổi, Mỹ không có tài nào mà dịch được chữ này hết. Trong room có hiểu không ta? Các vị có phân biệt được "chúng tôi" và "chúng ta" không? Khi tôi nói "chúng tôi" thì có nghĩa là tôi còn phân biệt bỉ thử, tôi là người nói và đối tượng là người nghe; nhưng mà khi nói "chúng ta" có nghĩa là thiên hạ đại đồng, tất cả vũ trụ, giang sơn qui về một mối. Các vị nghe kịp không ta?

Lúc đó không còn cái sự phân biệt nữa quí vị à. Nó hay dữ lắm luôn, các vị biết không? Nếu mà biết đạo rồi, nó hay dữ lắm, lời Phật hay không có tưởng nổi.

Mà khi nào anh còn sống trong phân biệt bỉ thử, đây và đó, trong và ngoài, chủ và khách, thì ngày đó anh vẫn còn đau khổ và ngày đó anh vẫn còn sanh tử, là vì sao? Vì không chỉ đơn giản so sánh, mà là sanh tử, mà là chính vì hai điều:

Điều thứ nhất cái gì đã dẫn đến sự so sánh ấy? Dạ thưa: Tham ái và tà kiến, đó là một chuyện.

Thứ hai, từ cái nhân và cái quả của ngã mạn nó quá kinh khủng đi, thứ nhất cái nhân của ngã mạn là tham ái và tà kiến; cái quả của ngã mạn là gì? Là từ cái ngã mạn đó anh mới bắt đầu anh làm tùm lum chuyện anh bảo vệ màu cờ, sắc áo; anh bảo vệ cái tôi của anh, anh bảo vệ dòng tộc của anh; anh bảo vệ tài sản; gia đình của anh; anh bảo vệ tên tuổi, mặt mũi, sĩ diện của anh, anh bảo vệ từng sợi tóc, từng cái móng tay, từng bộ phận cơ thể của anh; anh vì cái chữ ngã mạn mà anh tìm cách giữ gìn lại cái hình hài mấy chục ký lô này của anh và anh coi đó là toàn bộ càn khôn vũ trụ, các vị có nghe kịp không? Cái ngã mạn nó lớn chuyện ở cái chỗ là cái nguồn mà sanh ra nó là tham ái và tà kiến; mà cái quả của ngã mạn, cái mà hệ quả, hệ lụy mà anh dẫn đến toàn là chuyện tầm bậy không. Tất thảy chúng ta trong room này mà có phản ứng gì đi nữa trước 6 trần cảnh đều là do ngã mạn hết, các vị có nghe không ta? Đó, nó lớn chuyện như vậy đó quí vị, lớn chuyện lắm chớ hỏng phải không.

1:08:00
05/09/2019 - 07:13 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

KTC 6.77 Thượng Nhân Pháp


1. - Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu?

2. Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, không có thể tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.

3. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu?

4. Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đánh bậc Thánh.


Rồi tiếp theo qua tới kinh 77 Thượng Nhân Pháp, tôi bàn với bà con không biết họ có chịu hay không, chứ tôi thấy cái nào bà con tự đọc hiểu thì thôi dẹp tôi khỏi có giảng, mệt lắm, các vị hiểu không ta? Như cái này là quí vị đâu có gì đâu mà khó hiểu. Kinh 77, sáu cái pháp này nè, nếu một người mà không có lìa bỏ được thì không có tài nào mà chứng thánh được hết. Sáu cái pháp này là cái gì?

1. Thứ nhất là thất niệm, là sống không chánh niệm, tôi nói với bà con không biết là bao nhiêu lần, từ vô thủy luân hồi đến nay, từ vô lượng kiếp tái sanh tới nay chúng ta sống y chang như là cái xác chết vậy đó. Là sao? Có nghĩa là chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, sinh hoạt, chúng ta không có nhớ mình đang làm cái gì, chúng ta chỉ là cương thi thôi.

Kể từ bây giờ chúng ta phải nhớ rằng: Lúc nào tôi không có chánh niệm thì giây phút đó tôi là cương thi. Không biết trong room có hiểu chữ cương thi không? Cương thi là cái trường hợp xác người chết, theo bên Tàu, họ nói bị ma nhập hoặc bị mấy thầy bùa điều khiển; cái xác nó dựng thẳng người lên rồi hai cái bàn tay nó xỉa thẳng về phía trước vuông góc với thân hình, nó nhảy cà xom cà xom, cà tưng cà tưng gọi là cương thi. Nếu mà chúng ta không có chánh niệm thì chúng ta sẽ trở thành những cương thi, có nghĩa là chỉ có nhúc nhích di động chớ chúng ta không có biết cái gì hết trơn. Cái niệm nó lớn chuyện lắm, không có chánh niệm là chúng ta sống như vậy. Và chính vì không có chánh niệm, không biết cái gì nó đang diễn ra, nó đang xảy ra, nó đang hoạt động; chính vì không biết cho nên cơ hội cho thích và ghét là coi như đầy dẫy. Người sống có chánh niệm, nói theo ngoài đời là sống có chừng mực, có ý tứ thì luôn luôn sống trong sự kiểm soát. Còn thiếu chánh niệm rồi là chúng ta luôn luôn bỏ ngỏ cái nội tâm của mình. Các vị nghe cái chữ bỏ ngỏ là dễ sợ lắm, bỏ ngỏ là không còn kiểm soát, không còn quan sát, không còn kềm chế, không nằm trong tầm ngắm, tầm nhìn của mình nữa được gọi là bỏ ngỏ.

Thì cái chánh niệm nó là gốc của các thiện pháp như là trong *kinh Thất Giác Chi*, Đức Phật đã dạy cái đỉnh cao của thiện pháp là trí tuệ, đúng, nhưng ở trong thất giác chi thì có lúc trí tuệ nó đóng vai trò chủ đạo, có lúc nó lùi xuống còn thứ yếu, riêng chánh niệm thì không. Vì sao vậy? Vì trí tuệ có lúc nó trồi sụt, có lúc nó quá mạnh, có lúc nó quá yếu. Nhưng mà riêng chánh niệm thì không, chánh niệm là cái giác chi duy nhất không bao giờ bị dư, nhớ nha, sabba(?) sattim ca bikkhave sabba(?), này các tỳ kheo riêng niệm giác chi là nó cần thiết trong mọi lúc

Thí dụ như Ngài dạy: 
  1. Khi nào cái tâm mình nó bị tiêu cực, nó bị xuống dốc, nó bị sa đà, nó bị yếu đuối; thì mình nên dùng ba cái giác chi là trạch, cần, hỷ để kéo nó lên. 
  2. Mà khi nào nó bung xung, nó lừng lẫy quá muốn kéo nó xuống thì mình phải dùng ba cái giác chi tĩnh, định, xả
  3. Riêng niệm giác chi là đặc biệt cần thiết trong mọi tình huống
Nhớ cái đó rất là quan trọng bởi vì chánh niệm chính là người gác cổng dầu thời chiến hay thời bình, dầu nhà dân hay cửa quan, thậm chí trong Tử Cấm Thành thì cái người gác cổng luôn luôn là quan trọng, là vì sao? Là vì ông bà xưa đã nói: "Gác thành trăm năm không có giặc, quên gác một đêm liền có giặc". Không biết trong room có nghe câu này không ta? Gác cổng thành, gác thành trăm năm thì hỏng có giặc, mình cứ gác tới giờ đổi phiên vậy đó hỏng bao giờ thấy, nhưng mà bỏ gác một đêm liền có giặc. Cái câu này rất là quan trọng. Tôi nhắc lại một lần nữa, gác thành trăm năm thì không thấy giặc nào tới hết, nhưng mà thử bỏ, có ngon bỏ một đêm đi, là giặc nó ập vô liền.

Cái cơ thể mình cũng vậy, ăn uống, thuốc men, sinh hoạt, vận động phải thật là cẩn thận, kêu quí vị cẩn thận như vậy thì mấy cái bệnh nó đi đâu mất tiêu hà, mà chỉ cần các vị lơ đễnh, thiếu kiểm soát trong vòng một tháng là nó lòi ra đủ thứ bệnh hết, ngộ lắm, hỏng biết nó trốn ở đâu mình hỏng có biết. Tôi biết có trường hợp có cái ông đó là ổng khám bệnh định kỳ, cứ là 6 tháng đi một lần, 6 tháng đi một lần, có một lần đó, lần cuối cùng trong đời của ổng, ổng ở bên Mỹ, lần cuối cùng ổng vừa khám lần định kỳ cuối cùng, ổng khám xong xuôi ổng quay về thì hai tháng sau bệnh nó phát. Mà ổng thấy nó kỳ kỳ vậy thôi, ổng đi bác sĩ gia đình thôi, mà ổng trước khi đi bác sĩ gia đình thì ổng cũng đợi nó quá thời ổng mới chịu đi, chớ ổng nghĩ mới đi khám định kỳ, đi chụp tùm lum, thử đàm, phân, máu, nước tiểu tùm lum hết thì bây giờ làm gì có bệnh, giờ nghe kỳ kỳ, chắc cũng tại ăn uống, tại thời tiết bậy bạ, ổng nghĩ vậy đó, ổng không ngờ, ổng không ngờ. Trong lúc mà ổng nghe nó kỳ quá đi mới là đem đi bệnh viện thì coi như là đã quá muộn màng. Nhớ hôn, cho nên nó ngộ lắm, cho nên giữ thành trăm năm không có giặc, mà quên gác một đêm, giặc liền đến. Cái chánh niệm nó lớn chuyện như vậy đó quí vị, lơ đễnh là chết liền.

2. Rồi cái thứ hai là gì? Là không phòng hộ các căn. Trong kinh nói thế này, 6 căn của chúng ta giống như 6 con thú vậy đó, Đức Phật Ngài dạy rằng, nếu mình đem con cá, con chim, con chồn, con rắn, con chuột,..mình dồn vô trong một chỗ, thì Ngài nói rằng con cá nó luôn luôn có khuynh hướng tìm về với nước; mà con chim có khuynh hướng là bay lên trời cao; chồn, cáo thì thích lùm, bụi; mà rắn, rít thì thích hang hốc;... Chỉ cần mở cái cửa chuồng ra một cái thì cá nó về nước, chim về trời liền. Cũng vậy, 6 căn của chúng ta luôn luôn trong tình trạng hướng đến 6 trần. Bây giờ các vị muốn biết cái đó có hay không, các vị nhắm mắt lại đi. Mắt thì nhắm há, nhưng mà lỗ tai các vị là nó vẩu lên, nó dỏng lên nó nghe; lỗ mũi mình thấy như vậy đó chứ còn lúc mà nghe cái mùi gì đi ngang là nó biết liền; ý là cái đầu mình coi như là làm việc liên tục. Coi như 6 căn luôn luôn trong tình trạng chực chờ để mà theo đuổi 6 trần, nhớ nha, đó là điều thứ nhất.

Điều thứ hai, chỉ cần không có chánh niệm để mà gọi là thu thúc lục căn, không có niệm và không có trí đó, thì coi như một giây phút mà lơ đễnh không thu thúc lục căn, một là chúng ta sẽ phải gặp cái mình ghét, hai là phải gặp cái mình thích. Quí vị yên tâm cái chuyện đó chính xác 100%, nha, chỉ cần 6 căn không có được thu thúc, trong từng phút nó sẽ phải đối diện với cái mình thích và cái mình ghét. Thích mà không được là khổ, ghét mà tránh không được là khổ, nãy giảng rồi, nhớ cái đó, cái đó quan trọng lắm, nha. Cho nên, thu thúc lục căn, ngoài cái chuyện là an lạc hiện tiền, nó còn là điều kiện tốt nhất để mà chứng thánh, vì sao? Khi mà anh thu thúc lục căn, anh mới có dịp anh thấy anh là đồ ráp, anh thu thúc lục căn anh mới thấy ý nghĩa rốt ráo của 4 đế, mà ở đây rõ ràng nhất, chính là khổ và tập đế, nha; chỉ có thu thúc lục căn, quan sát cái hoạt động của 6 căn trong từng phút, chúng ta mới có dịp thấy được cái giáo lý 4 đế một cách rõ ràng nhất. Các vị mới thấy: đây là khổ nè, đây là nhân dẫn đến khổ.

Tôi nhắc lại một lần nữa, rong chơi nhiều lắm thì cũng nữa đời thôi, bây giờ phải chuẩn bị tới cái chết, nha, làm gì làm, phải chuẩn bị tới cái chết. Nhớ hoài cái này, bắt đầu từ thu thúc lục căn mà tôi quẹo qua cái chết là bởi vì tôi muốn bổ sung cho đề tài đó thôi. Nữa đời theo đuổi 6 trần tôi cho là đã đủ rồi, nha, bây giờ đến cái tuổi này, nếu mình đã 50 thì mình đã đi hết 2 phần 3 đường rồi. Tôi nói không biết là bao nhiêu lần, một tờ 100 đồng mình đổi ra 5 tờ 20 thì giá trị của mỗi tờ 20 ấy hoàn toàn giống nhau, có đúng vậy không? Nhưng mấy chục năm trong đời của chúng ta, nếu chúng ta chia nó ra thành mấy đoạn 20, thôi chia 15 cho nó dễ, mình chia thành 5 lần 15 đi, thì cái giá trị của mỗi đoạn 15 nó khác nhau, các vị phải đồng ý với tôi, chứ nó không giống như mấy cái tờ đô la, tại sao vậy? Vì 15 năm đầu đời mình không biết cái gì hết, xong chưa? 15 năm tiếp theo, là tuổi 30 chúng ta bôn ba, rồi chúng ta có quyền lực, chúng ta may mắn, chúng ta có vợ đẹp, con ngoan, chồng giỏi. Chúng ta hưởng thụ tới cái lúc mà 60 thì coi như cái 15 năm cuối đời nó không có giá trị giống như 15 năm trước được. Hiểu không? 15 năm đầu đời là xài hỏng được, 15 năm cuối đời là chỉ có bệnh, chỉ có khổ, chỉ có buồn, chỉ có tủi thôi, nhớ nha.

Tôi nhắc lại một lần nữa, đó là 5 tờ 20 luôn luôn có giá trị giống nhau, nhưng mà mỗi một chặng 15 hay 20 năm trong đời mình giá trị hoàn toàn khác nhau. Đừng nói rằng tôi còn 20 năm nữa, sai bét. Bởi vì nếu năm nay mình đã 50 thì 20 năm cuối đó, cái giá trị nó đâu có được như cái hồi mà 20 tới 40 hoặc 40 tới 60 đâu quí vị, đâu có được, đâu có giống như vậy. Bởi vì 50 là bắt đầu giai đoạn xuống đồi rồi, downhill rồi nha; là bắt đầu nó tuột từ từ, từ từ, từ từ xuống, đó.

Cho nên cái chữ thu thúc lục căn này là gì? Do nhiều đời sanh tử chúng ta có tập khí phiền não, chúng ta mang thân người, chúng ta có cái nhu cầu trước 5 trần, có nhu cầu với 5 trần, do mang thân nhân loại, chúng ta có những cái nhu cầu vật chất mà ở cái loài súc sanh nó không có. Thí dụ như ăn ngon, mặc đẹp súc sanh nó không có, súc sanh nó chỉ có ăn một món ăn hoài hà. Loài chư thiên họ cũng không có những nhu cầu như mình, chư thiên họ không có nhu cầu mà nhà cao cửa rộng, xe cộ, hoành tráng, hào nhoáng, họ không có, bởi vì sao? Vì trên chư thiên, phước mình sanh lên trển, phước mình tới đâu thì mọi thứ nó có sẵn như vậy, không có cần phải đấu tranh, vật lộn, kiếm tìm như cõi người. Do đó trên chư thiên họ không có cái gọi là nhu cầu, là vì sao? Vì sanh lên, cái gì có là nó có rồi, từ đó cho tới ngày họ chết họ có cảm giác là nó đã có sẵn, giống như là trời đất, trăng sao, giống như là dưỡng khí vậy đó, mình hỏng gọi đó là nhu cầu để mà mình theo đuổi.

Cho nên chính vì mang thân nhân loại, mình có đủ thứ nhu cầu và từ đó mình được hạnh phúc khi những nhu cầu ấy được thỏa mãn. Mình đau khổ khi những nhu cầu ấy không được giải quyết thỏa đáng, các vị nghe kịp không? Đấy, phải thấy được cái đó, chúng ta thấy được những cái gì trong 5 trần chúng ta thích hoàn toàn là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống, chứ tự thân những cái thứ đó không có giá trị tuyệt đối. Có loài nó thích ăn phân người, có loài nó thích ăn máu tươi, nó liếm thịt sống, nha. Có loài nó thích ăn trùn, dế, côn trùng. Có loài nó thích ăn lá, cây, củ rễ.

Con người mình thích ăn những thứ mà không giống như cái loài khác. Rồi trong đám loài người, người Nhật ăn khác người Tàu, người Tàu ăn khác người Thái, người Thái ăn khác người Việt, người Việt ăn khác người Ý, người Ý ăn hỏng giống người Pháp, ...đại khái như vậy, khác chút đỉnh, chút đỉnh hoặc là khác nhiều, khác ít thôi.

Thì điều đó cho thấy rằng cái mình thích, cái sở thích của mình trong 5 trần nó là cái gì đó rất là lừa phỉnh, nó không có giá trị tuyệt đối; và chưa kể là do cái tấm thân sinh lý này, còn mang cái thân này là chúng ta còn bị đói, còn bị lạnh, còn bị ngứa, còn bị nhức, mỏi, tê, buốt. Chính vì đói, khát, lạnh, nóng, nhức, mỏi, tê, buốt cho nên chúng ta mới nẩy ra các thứ nhu cầu. Và chúng ta cũng biết rằng trên đời này vốn dĩ không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp cho đau khổ thôi. Khi mà một nỗi khổ niềm đau được giải quyết, mình bèn gọi tên cái giây phút đó là hạnh phúc. Ngứa là khổ, gãi được, giải quyết được cái ngứa đó mình bèn gọi nó là đã, là sướng. Đói là khổ, bây giờ mình kiếm cái gì mình ăn vào thì cái ăn đó là giải pháp cho cái đói, nhưng mà mình gọi tên cái ăn đó là hạnh phúc. Mình lạnh quá, mình mới có cái gì đó đắp vào, khi mình đắp vào cái lạnh nó được giải quyết, mình bèn gọi đó là ấm êm, là hạnh phúc. Mình nực quá, mình xài quạt máy, mình xài máy lạnh, cái nực nó được giải quyết, mình bèn gọi là sướng, là mát, ok?

Hiểu được như vậy đó quí vị, thì mình mới có khả năng thu thúc lục căn. Chớ còn nếu mà mình thu thúc lục căn là vì trong kinh nói như vậy đó, trong kinh Đức Phật dạy vậy, ráng thu thúc cho có phước, hỏng thu thúc là có tội là hỏng được. Tu mà cái kiểu mà nén như vậy là hỏng được, mà phải hiểu tại sao?

Theo tôi được biết, có một khác biệt rất lớn giữa hai nền giáo dục tiên tiến và chậm tiến. Cái nền giáo dục chậm tiến là nhồi sọ, là tẩy não, là nhồi nhét, thích hay không thích em phải học thuộc lòng thì thầy cô mới chấm điểm cao cho em. Nhưng mà nền giáo dục tiên tiến là sao? Họ không có tập trung học tủ, họ không có tập trung học thuộc lòng mà chỉ là khơi mở, gợi ý.

Ở đây cũng vậy, lời dạy của Phật rất là minh triết, Phật không có đề nghị mình tu cái kiểu mà nhồi sọ: con phải vậy, con phải vậy; ít nhất phải hiểu là tại sao con làm như vậy, nha.

Ok, bửa nay tôi mệt rồi, cho tôi nghỉ đi nha, rồi ngày mai tôi sẽ quay lại với các vị. Ok, chúc quí vị một ngày vui, một đêm an lành, nhiều mộng đẹp.


Mục lục các bài giảng


Ghi Chú: Học thêm về Thất Giác Chi trong Tương Ưng Kinh, Chương Hai:

1/ *kinh Thất Giác Chi: Tương Ưng Kinh, Tập V - Thiên Đại Phẩm, Chương Hai: Tương Ưng Giác Chi 

Book of the Kindred Sayings, V (Samyutta NikayaMaha Vagga)

2/ The Seven Factors of Enlightenment by Piyadassi Thera:
https://www.accesstoinsight.org/lib/auth...el001.html

3/ Post #278, page 19:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A...C3%A1c_chi


(Hết)
Reply
Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Hệ = 24 Hệ Nhân Duyên (1-3)

TK Sīlānanda

http://phatphapchanthat.blogspot.com/2019/01/nen-tang-phat-phap-ly-duyen-he-24-he.html?m=1

https://thuvienhoasen.org/a32855/phat-phap-can-ban

[Image: 1.png]


Hôm nay, chúng ta đi đến phần thứ ba của Luật Nhân Quả.

Luật Nhân Quả có ba phần:
  1. Trước tiên là Luật Nghiệp Báo: https://phatphapchanthat.blogspot.com/20...ghiep.html
  2. thứ hai là Luật Duyên Sinh: https://phatphapchanthat.blogspot.com/20...nh-12.html,
  3. thứ ba là Luật Duyên Hệ Duyên (bài này).
Hai Luật đầu chúng ta đã nghiên cứu rồi. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna).

Paṭṭhāna có nghĩa là điều kiện, thāna có nghĩa là chỗ hay xứ, nhưng nghĩa rốt ráo của nó là đứng, “đứng” ở đây có nghĩa là: một chỗ mà những vật khác có thể đặt hay để lên đó hay “nền tảng”. Luật Paṭṭhāna hay Duyên Hệ Duyên giống như Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh. Đó là một “Luật Tự Nhiên”. Luật này không phải được sáng tạo ra bởi một người nào hay do Đức Phật sáng tạo ra. Luật này được ẩn tàng hay có sẵn ngay khi không có Đức Phật trên thế gian này. Khi một vị Phật xuất hiện trên thế gian, Ngài khám phá ra luật ẩn tàng đó. Sau khi khám phá ra luật này, Đức Phật làm hiển lộ hay dạy cho chúng sinh biết. Trong kinh điển có ghi một câu nói về Luật Duyên Sinh như sau:

“Dầu cho có Chư Phật ra đời hay không thì vẫn có những yếu tố này, những sự liên hệ của các yếu tố, những sự điều hòa các yếu tố, sự liên hệ lẫn nhau của các yếu tố”. Có nghĩa là Luật Duyên Sinh. Như vậy, dầu cho Chư Phật có ra đời hay không thì Luật Duyên Sinh vẫn có sẵn. Đức Phật ra đời khám phá ra Luật đó, xuyên thấu qua luật đó. Sau khi tìm ra xuyên thấu, hiểu biết trọn vẹn luật đó, Đức Phật tuyên bố, dạy luật đó cho toàn thể chúng sinh.

Giống như Luật Duyên Sinh, Luật Duyên Hệ Duyên cũng là luật thiên nhiên được Đức Phật khám phá ra, và sau khi khám phá ra Ngài làm hiển lộ bằng cách giảng giải cho chúng sinh biết. Luật Duyên Hệ Duyên là luật tinh vi, chi ly hơn hai Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh. Luật Nghiệp Báo chỉ giải thích nguyên nhân và áp dụng cho chúng sinh chứ không áp dụng cho các vật vô tri. Luật Duyên Sinh cũng áp dụng cho chúng sinh chứ không áp dụng cho các vật vô tri. Luật Duyên Hệ Duyên bao trùm cả chúng sinh và vật vô tri. Như vậy, luật Duyên Hệ Duyên còn giải thích Vật Chất này liên hệ đến Vật Chất kia như thế nào chứ không phải chỉ nói sự liên hệ giữa chúng sinh mà thôi.

Giống như Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh, Luật Duyên Hệ Duyên giải thích sự liên hệ giữa các chúng sinh. Ngoài ra Luật Duyên Hệ Duyên còn giải thích Vật Chất và Tâm liên hệ với chúng sinh như thế nào?

Không những giải thích Vật Chất, mà Luật Duyên Hệ Duyên còn nói đến cách thức mà chúng liên hệ với nhau. Trong Luật Duyên Sinh, chúng ta chỉ biết một số hiện tượng này liên hệ hay chịu điều kiện của một số hiện tượng kia; nhưng Luật Duyên Sinh không chỉ cho chúng ta biết chúng liên hệ với nhau như thế nào? Theo cách nào? Theo đường lối nào? Trong khi luật Duyên Hệ Duyên giải thích cho biết chúng liên hệ nhau như thế nào. Như trước đây nhiều lần tôi đã nói: “Luật Duyên Sinh nói rằng: “Hai người này liên hệ nhau”, nhưng trong Luật Duyên Hệ Duyên nói: “Họ liên hệ với nhau như thế nào”. Liên hệ cha con, liên hệ anh em, liên hệ vợ chồng hay liên hệ bạn bè”. Như vậy, trong liên hệ Duyên Hệ Duyên người ta hay dùng chữ Paccaya Satti (Lực của Duyên). Chữ này chỉ có nghĩa đơn thuần là chúng liên hệ với nhau như thế nào? Như vậy, Luật Duyên Hệ Duyên không những giải thích hai sự vật liên hệ nhau mà còn giải thích chúng liên hệ với nhau như thế nào. Như vậy, Luật Duyên Hệ Duyên chỉ cho ta thấy nhiều điều thích thú và chi tiết trong phương pháp nghiên cứu hơn hai Luật Nghiệp Báo và Duyên Sinh.

Luật Duyên Hệ Duyên là một luật rất thâm sâu trong Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Về phương diện số lượng thì Paṭṭhāna là cuốn sách có số lượng đồ sộ trong Abhidhamma. Có bảy bộ sách trong Abhidhamma. Trong thời kỳ kết tập tam tạng lần thứ sáu, Bộ Abhidhamma được chia thành mười hai cuốn, và năm cuốn dày nhất thuộc về Paṭṭhāna. Trong khi đó bảy cuốn mỏng hơn nói đến sáu bộ sách kia. Như vậy về số lượng thì Paṭṭhāna có số lượng nhiều nhất trong Abhidhamma. Thêm vào đó Bộ Paṭṭhāna là bộ khó nhất, sâu xa nhất trong Vi Diệu Pháp.

Bốn tuần sau khi Đức Phật thành đạo, Đức Phật quán xét Abhidhamma. Sau khi Giác Ngộ, Đức Phật đã trải qua tám tuần dưới cây Bồ Đề và những vùng chung quanh cây Bồ Đề. Trong tám tuần này Đức Phật không giảng dạy cho ai cả. Suốt tuần thứ tư Đức Phật quán sát Vi Diệu Pháp. Có bảy bộ sách trong Vi Diệu Pháp, Ngài tuần tự quán sát từ bộ này đến bộ kia. Trong khi quán sát sáu bộ đầu tiên, không có chuyện gì đặc biệt xảy ra. Nhưng khi quán sát đến bộ thứ bảy về Luật Duyên Hệ Duyên thì hào quang sáu màu phát ra từ cơ thể Ngài, tỏa rộng đến tận cùng Thế Giới.

Đó là vì khi quán sát sáu bộ Abhidhamma đầu tiên trí tuệ siêu việt, trí tuệ Chánh Biến Tri của Ngài không đủ chỗ để hoạt động. Đối với chúng ta, ngay bộ Vi Diệu Pháp đầu tiên cũng đã thật thâm sâu, khó hiểu, nhưng đối với trí tuệ của Đức Phật những bộ đầu tiên này vẫn chưa thâm sâu. Bởi vậy, khi quán xét về sáu bộ đầu tiên này trí tuệ của Đức Phật chưa đủ chỗ để lưu chuyển. Nhưng khi Ngài xét đến bộ thứ bảy, Bộ Paṭṭhāna, thật thâm sâu, làm thỏa mãn sự hiểu biết nên trí tuệ siêu việt của Ngài đủ chỗ để hoạt động. Khi Đức Phật có thể quán sát tùy thích trên Paṭṭhāna, thì Ngài rất hoan hỉ. Khi Ngài hoan hỉ, hạnh phúc thì tâm Ngài cũng hoan hỷ hạnh phúc. Lúc đó cơ thể Ngài - là nền tảng của Tâm - trở nên trong sáng, đưa đến kết quả là những hào quang phát ra từ cơ thể Ngài và trải rộng đến tận cùng thế giới.

Như vậy, có thể nói rằng: khi Đức Phật quán sát sáu bộ sách đầu, tâm của Ngài như con cá voi được đặt trong một cái hồ quá nhỏ. Mặc dầu được đặt trong hồ nước nhưng hồ nước quá nhỏ không đủ chỗ cho cá voi bơi lội, vui đùa. Nhưng khi Đức Phật xét đến bộ thứ bảy là bộ Paṭṭhāna thì giống như con cá voi đã được đưa vào đại dương. Khi cá voi được ở trong đại dương, cá có thể bơi đi bất kỳ nơi đâu cá thích, nên cá rất hoan hỷ hạnh phúc. Cũng vậy, khi Đức Phật quán sát bộ sách thứ bảy Paṭṭhāna của tạng Vi Diệu Pháp thì trí tuệ siêu việt của Ngài đủ chỗ để hoạt động, bởi thế nên hào quang sáu màu phát sinh từ cơ thể Ngài. Bây giờ chúng ta đã biết rằng: Paṭṭhāna đã giải thích những duyên hay điều kiện của hiện tượng Vật Chất và Tâm một cách chi li, thích thú hơn Luật Nghiệp Báo và Duyên Sinh. Trong Paṭṭhāna có hai mươi bốn Duyên hay điều kiện hay hai mươi bốn cách thức sự vật liên hệ với nhau hay điều kiện với nhau. Đó là:


1.  Hetu:  Nhân Duyên.
2.  Ārammaṇa:  Cảnh Duyên (Sở Duyên Duyên)
3.  Adhipati:  Trưởng Duyên.
4.  Anantara:  Vô Gián Duyên.
5.  Samanantara:  Đẳng Vô Gián Duyên (Liên Tục Duyên)
6.  Sahajāta:  Câu Sinh Duyên (cùng khởi sinh, cùng thời)
7.  Aññamañña:  Hỗ Tương Duyên.
8.  Nissaya:  Y Chỉ Duyên (Hỗ Trợ Duyên,)
9.  Upanissaya:  Thân Y Duyên (Hỗ trợ tích cực, cận y duyên)
10.  Purejāta:  Tiền Sinh Duyên (Duyên trước)
11.  Pacchājāta:  Hậu Sinh Duyên (Duyên sau)
12.  Āsevana:  Tập Hành Duyên (Thường Cận Y Duyên, lập đi lập lại nhiều lần)
13.  Kamma:  Nghiệp  Duyên.
14.  Vipāka:  Quả Duyên.
15.  Āhāra:  Vật Thực Duyên.
16.  Indriya:  Căn Duyên (Quyền Duyên)
17.  Jhāna:  Thiền Duyên.
18.  Magga:  Đạo Duyên.
19.  Sampayutta:  Tương Ưng Duyên (phối hợp, đi kèm)
20.  Vipayutta:  Bất Tương Ưng Duyên (không phối hợp, không đi kèm)
21.  Atthi: Hữu Duyên. (Có mặt, hiện hữu duyên)
22.  Natthi:  Vô Hữu Duyên (Vắng mặt)
23.  Vigata:  Ly Khứ Duyên (Biến mất)
24.  Avigata:  Bất Ly Khứ Duyên (Không biến mất).

Bởi loạt bài này chỉ là Phật Pháp Căn Bản nên tôi sẽ không xét từng duyên một, nếu bạn cảm thấy muốn tìm hiểu thêm thì bạn có thể tìm đọc một số sách, nhưng đối với những người chưa biết chút ít về Vi Diệu Pháp thì khó mà hiểu thấu đáo được.

Có tất cả hai mươi bốn Duyên. Ta có thể chia chúng thành nhiều nhóm, nhưng bài giảng này chỉ nói đến một hiện tượng “tạo điều kiện” và một hiện tượng khác “nhận điều kiện”. Cái “tạo điều kiện” có thể gọi là “nhân” và cái “nhận điều kiện” gọi là “quả”. Đôi lúc chữ nhân có nghĩa là cái tạo ra hay sản xuất ra một số cái khác. Bởi vậy, tôi muốn bỏ chữ nhân và quả khi tôi giảng về Paṭṭhāna. Tôi dùng chữ “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện”.

  1. Nhóm tạo điều kiện nghĩa là nhóm giúp cho những cái khác khởi sinh, và
  2. nhóm chịu điều kiện có nghĩa là nhóm bị điều kiện. 

Như vậy, có hai nhóm.

Trong Paṭṭhāna giải thích sự liên hệ giữa “nhóm tạo điều kiện” và “nhóm bị điều kiện”. Chúng liên hệ theo nhiều cách, chẳng hạn như liên hệ theo “Nhân Duyên”, liên hệ theo “Hỗ Tương Duyên” v.v…

(còn tiếp)
Reply
(tt) Nền Tảng Phật Pháp - Lý Duyên Hệ = 24 Hệ Nhân Duyên (2-3)
 
TK Sīlānanda

1. Nhóm một, Nhóm tạo điều kiện: Nhóm này tạo ra những yếu tố chịu điều kiện. Đó là sự liên hệ theo Nhân và Quả.

Trong trường hợp này Nghiệp hay Luật Nghiệp Báo là một ví dụ điển hình. Giả sử bạn tạo Nghiệp Bất Thiện thì khi nào bạn sẽ nhận chịu Quả của Nghiệp Bất Thiện đó?

Bạn sẽ nhận chịu Quả của Nghiệp Bất Thiện trong kiếp này, trong kiếp tới hay trong những kiếp sau kiếp đó nữa. Như vậy, “Kamma” là “yếu tố tạo điều kiện”, tạo duyên, đó là Nhân; và “Quả của Kamma” là cái nhận điều kiện, đó là Quả. Nghiệp thuộc về thời gian này và Quả thuộc thời gian khác: Quả có thể trả trong kiếp sống này hoặc trong những kiếp sống sau. Như vậy, Nghiệp và Quả của Nghiệp liên hệ theo Nghiệp Duyên. Ở đây là sự liên hệ giữa kẻ tạo tác và kẻ bị tạo tác.

2.  Nhóm thứ hai là sự liên hệ giữa “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh trước “yếu tố chịu điều kiện”, có nghĩa là “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh rồi hiện hữu một thời gian sau đó yếu tố chịu điều kiện mới khởi sinh. Đây là sự liên hệ theo Tiền Duyên giữa “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố bị điều kiện”. Bây giờ tôi sẽ nói với bạn thêm một chút, chẳng hạn như bạn thấy một vật gì đó. Có vật thấy, rồi có Thức Thấy khởi sinh. Trước tiên, vật thấy phải khởi sinh ít nhất ba sát na trước khi Thức Thấy khởi sinh. Có nhiều chi tiết rất tỉ mỉ trong Vi Diệu Pháp. Khi bạn thấy một vật gì thì Thức Thấy khởi sinh, nhưng trước khi Thức Thấy khởi sinh thì vật thấy phải khỏi sinh trước. Vật thấy khởi sinh vào khoảng ba sát na trước khi Thức Thấy khởi sinh. Như vậy, khi Thức Thấy khởi sinh thì Thức Thấy liên hệ với vật thấy theo Tiền Duyên. Ở đây “yếu tố tạo điều kiện” không có tạo ra “yếu tố nhận điều kiện”, nhưng “yếu tố tạo điều kiện” đã hỗ trợ cho “yếu tố bị điều kiện” khởi sinh và có mặt tronag một thời gian.


Khi chúng ta thấy một vật gì thì Thức Thấy khởi sinh, nhưng Thức Thấy này lại tùy thuộc vào vật thấy, nhưng Thức Thấy cũng tùy thuộc vào một sự vật khác đó là mắt. Nếu không có mắt thì bạn sẽ không thấy. Như vậy mắt cũng là một điều kiện cho Thức Thấy khởi sinh. Bây giờ mắt đã có mặt với bạn trước khi Thức Thấy khởi sinh. Trong trường hợp này cũng có sự liên hệ giữa Thức Thấy và mắt, ở  đây là mắt Vật Chất. Sự liên hệ này là liên hệ Tiền Duyên. Điều này có nghĩa là mắt khởi sinh trước khi có Thức Thấy, và khi Thức Thấy khởi sinh con mắt đã có sẵn. Như vậy sự liên hệ được gọi là liên hệ theo Tiền Duyên.

Nếu bạn biết được sự liên hệ giữa Thức Thấy và vật thấy thì bạn cũng hiểu được sự liên hệ giữa thức nghe và âm thanh, giữa thức ngửi và mùi v.v… Khi bạn nghe một âm thanh, vào lúc bạn nghe thì âm thanh đã có mặt ba sát na tâm trước đó. Bạn có thể nghĩ rằng: bạn nghe âm thanh ngay lúc âm thanh khởi sinh, nhưng thật ra đã có ba sát na trôi qua rồi bạn mới thực sự nghe. Như vậy, âm thanh liên hệ với thức nghe theo Tiền Duyên. Cũng vậy, sự liên hệ giữa Tai và Thức Nghe cũng theo Tiền Duyên.

3.  Nhóm thứ ba là “yếu tố chịu điều kiện” xảy ra trước khi “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh. Điều này thật lạ lùng. Trong sự liên hệ giữa “yếu tố bị điều kiện” khởi sinh trước khi “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh này. Sự liên hệ khởi sinh khi cả hai yếu tố này đều hiện diện, không phải “yếu tố chịu điều kiện” khởi sinh trước “yếu tố tạo điều kiện”. Sự liên hệ này chỉ khởi sinh và có mặt một lúc thôi.


Sự biểu hiện trên gương mặt của bạn khi bạn vui, khi bạn buồn khác nhau. Tùy theo bạn vui hay buồn mà sự biểu hiện hay những yếu tố Vật Chất trên mặt bạn thay đổi. Ở đây, vật chịu điều kiện bởi tâm khởi sinh ra sau. Vật Chất trên gương mặt của bạn đã hiện diện trong một khoảng thời gian rồi tâm bạn khởi sinh, rồi tâm bạn tạo điều kiện khiến cho mặt bạn trở thành vui hay buồn. Trong trường hợp này, yếu tố chịu điều kiện khởi sinh trước “yếu tố tạo điều kiện”. Ở đây Tâm là “yếu tố tạo điều kiện” và Vật Chất là yếu tố chịu điều kiện. Không phải “yếu tố vật chất trên khuôn mặt” khởi sinh trước khi “tâm buồn vui” khởi sinh. Nhưng khi tâm khởi sinh, tâm tạo điều kiện cho Vật Chất khởi sinh. Đây là sự liên hệ theo Hậu Duyên.

4.  Sự liên hệ thứ tư là sự liên hệ giữa những yếu tố khởi sinh đồng thời. Trong trường hợp này, cả hai “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố nhận điều kiện” khởi sinh cùng lúc, nhưng một cái được gọi là “tạo điều kiện” và cái kia được gọi là “bị điều kiện”. Đây là Duyên Đồng Thời hay Câu Sinh Duyên.

Chẳng hạn, bạn có Tham Ái về một vật gì đó thì vào lúc đó sẽ có Thức và những tâm sở khác khởi sinh. Tham Ái là một tâm sở. Đi kèm với tâm sở Tham Ái này có những tâm sở khác và đi kèm với những tâm sở này là Thức. Đồng thời Tâm cũng có thể tạo nên những yếu tố Vật Chất. Như vậy, vào lúc có sự Tham Ái này một số yếu tố Vật Chất được tạo ra. Tóm lại, vào lúc có Tham Ái thì có tâm sở Tham Ái và những tâm sở khác, có Thức và những yếu tố Vật Chất do thức tạo ra.

Ở đây, Tham Ái liên hệ với những yếu tố khác theo lối khởi sinh cùng thời hay Câu Sinh Duyên (Sahajāta Paccayo). Chúng khởi sinh cùng lúc, nhưng một yếu tố được gọi là “yếu tố tạo điều kiện” và những yếu tố khác là “yếu tố bị điều kiện”. Như vậy, sự liên hệ của chúng theo Câu Sinh Duyên hay cùng khởi sinh. Một số Thức khác, một số tâm sở khác và một số vật chất khác sự liên hệ như thế này cũng xảy ra.

Bây giờ Khi Jhāna khởi sinh sẽ như thế nào. Jhāna có nghĩa là gì? Jhāna có nghĩa là một nhóm tâm sở, và Thức Jhāna, rồi những tâm sở khác và những yếu tố Vật Chất gây nên bởi Thức Jhāna. Trong trường hợp này, những yếu tố của Jhāna được gọi là “yếu tố tạo điều kiện” và những yếu tố phối hợp hay kèm theo là những “yếu tố bị điều kiện”. Jhāna liên hệ với Thức, những tâm sở khác, và yếu tố Vật Chất theo Câu Sinh Duyên. Trong cách liên hệ này thì “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố bị điều kiện” phải hiện diện cùng lúc. Nếu một trong những yếu tố đó không khởi sinh thì sẽ không có sự liên hệ theo cách này.

Vào lúc Giác Ngộ Đạo Quả cũng vậy, lúc này thức khởi sinh được gọi là Đạo Tâm. Cùng với Đạo Tâm có tám yếu tố của Đạo, những tâm sở khác, và những yếu tố Vật Chất tạo ra bởi Đạo Tâm khởi sinh. Trong trường hợp này, tám yếu tố của Bát Chánh Đạo là những “yếu tố tạo điều kiện” và những yếu tố khác là những “yếu tố chịu điều kiện”. Chúng liên hệ theo cách khởi sinh cùng lúc hay Câu Sinh Duyên.

5.  Một sự liên hệ khác cũng là “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố bị điều kiện” cùng khởi sinh, và chúng điều kiện với nhau. Đây là trường hợp điều kiện hỗ tương. Chúng cùng khởi sinh rồi hỗ trợ cho nhau. Cũng vậy, khi Tham Ái khởi sinh thì sẽ khởi sinh cùng với một số tâm sở khác và Thức, đồng thời chúng bị điều kiện lẫn nhau. Khi bạn lấy một yếu tố này làm “yếu tố tạo ra điều kiện” thì những yếu tố kia là “yếu tố bị điều kiện”. Như vậy, Thức và những tâm sở liên hệ theo cách hỗ tương.

*Trong loại liên hệ thứ tư: Câu sinh duyên  - một cái luôn luôn “tạo điều kiện”, hoặc - một cái thì luôn luôn “bị điều kiện” và cái kia thì luôn luôn “tạo điều kiện”.

**Nhưng trong loại liên hệ thứ năm là loại liên hệ Hỗ Tương, mỗi cái đều có thể “tạo điều kiện” có thể là “bị điều kiện’. Liên hệ theo điều kiện hỗ tương có thể so sánh như ba cái cây cột lại với nhau tạo thành cái thế ba chân. Chúng phối hợp với nhau và cái này hỗ trợ cho cái kia để có thể đứng được.

6. Loại liên hệ thứ sáu là liên hệ theo Cảnh Duyên (liên hệ theo chủ thể và khách thể). Ở đây, “yếu tố tạo điều kiện” là đối tượng hay cảnh của các “yếu tố bị điều kiện”. Khi chúng ta nhìn thấy vật gì, vật ta nhìn thấy được là đối tượng hay cảnh duyên. Thức Thấy được gọi là yếu tố chủ thể và vật thấy gọi là yếu tố khách thể. Ở đây có sự liên hệ chủ thể và khách thể. Khi chúng ta thấy vật gì, thì vật thấy liên hệ với Thức Thấy theo đường lối khách thể hay Cảnh Duyên. Tương tợ như vậy đối với sự nghe sự ngữi v.v… âm thanh liên hệ đến thức nghe theo Cảnh Duyên.

7. Loại thứ bảy là “yếu tố tạo điều kiện” biến mất. Đôi lúc vật này mất đi để cho vật khác có thể chiếm chỗ nó. Đó cũng gọi là Duyên. Sự để trống chỗ của tôi là điều kiện cho vị sư khác ngồi. Sự nhường chỗ như thế cũng được gọi là một điều kiện hay duyên. Khi một vật gì nhường chỗ cho một vật khác tới thì vật trước đó đã biến mất rồi, đó là liên hệ theo nhiều duyên, có thể theo loại thứ tư và thứ bảy. Khi sự nhường chỗ này là một loại hiện tượng giống nhau thì sự “lập đi, lập lại nhiều lần” được gọi là Trùng Dụng Duyên. Loại này khởi sinh rồi diệt mất, rồi một loại khác cùng loại khởi sinh rồi biến mất, rồi một loại thức khác khởi sinh rồi biến mất. Trong trường hợp này chúng ta gọi là những điều kiện lập đi lập lại là Vô Gián (không gián đoạn), Ly Khứ (Biến mất) và Trùng Dụng (lập đi lập lại). Nếu bạn hiểu Abhidhamma thì bạn sẽ hiều rằng: khi bạn kinh nghiệm một Thức Thiện hay Thức Bất Thiện thì thức này sẽ xảy ra liên tiếp bảy lần. Chúng khởi sinh rồi hoại diệt bảy lần liên tiếp. Khi chúng lập lại bảy lần thì Thức trước liên hệ với thức sau theo Trùng Dụng Duyên. Thức thứ hai cũng liên hệ với thức thứ ba theo Trùng Dụng Duyên v.v…

Bây giờ chúng ta hãy trở về với loại thứ nhất,

  1. trong loại thứ nhất “yếu tố tạo điều kiện”, tạo ra “yếu tố bị điều kiện”. Thật sự là sự liên hệ theo nhân và quả.
  2. Những yếu tố khác không phải là liên hệ theo nhân quả, những yếu tố khác không phải là tạo điều kiện và bị điều kiện. Nhiều yếu tố khởi sinh trước đó, một số khởi sinh sau đó, một số khởi sinh cùng lúc rồi chúng hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy ở đây tạo điều kiện chỉ có nghĩa là hỗ trợ với tư cách là một sự lệ thuộc.
  3. Rồi trong loại cuối chỉ là sự nhường chỗ, chỉ là sự biến mất của một số hiện tượng tạo cơ hội cho những hiện tượng khác khởi sinh.

Trong Paṭṭhāna có nhiều loại liên hệ khác nhau được đề cập đến. Với sự hiểu biết về Luật Duyên Hệ Duyên, chúng ta có thể hiểu được Luật Nhân Quả một cách đầy đủ hơn, và đúng đắn hơn.

Sự liên hệ cuối cùng, sự liên hệ bằng cách nhường chỗ hay biến mất rất là quan trọng để tìm hiểu. Nhiều tác giả viết rằng: Tử Thức tạo điều kiện cho Thức Tái Sinh hay Thức Tái Sinh bị điều kiện bởi Tử Thức.

Theo bạn điều này đúng hay sai?

Tôi nhắc lại:  “Tử Thức tạo điều kiện cho Thức Tái Sinh, đúng hay sai?

Chúng ta phải cẩn thận ở chỗ này, chữ “tạo điều kiện” ở đây chỉ có nghĩa là làm trống chỗ hay Ly Khứ chứ không phải là tạo nhân cho Thức Tái Sinh. Như vậy nói Thức Tái Sinh chịu điều kiện của Tử Thức chỉ có nghĩa là Tử Thức biến mất và Thức Tái Sinh khởi sinh. Thức Tái Sinh này không phải là hậu quả hay được tạo ra bởi Tử Thức, Thức Tái Sinh là Thức quả, Thức Tái Sinh là quả của một số Nghiệp trong quá khứ. Như vậy, sự liên hệ giữa Tử Thức và Thức Tái sinh ở đây là sự liên hệ theo cách nhường chỗ hay là Ly Khứ chứ không phải là tạo nhân hay tạo ra gì cả. Nếu chúng ta hiểu câu này có nghĩa là tạo nhân hay Duyên Tạo Tác thì chúng ta sẽ hiểu sai. Như vậy, hiểu biết những loại liên hệ khác nhau là một điều rất quan trọng; nếu không, bạn sẽ không hiểu được sự liên hệ Duyên Hệ Duyên một cách đúng đắn.

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Nền Tảng Phật Pháp - Lý Duyên Hệ = 24 Hệ Nhân Duyên (3-3)
 
TK Sīlānanda


Vậy Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna) đã dạy chúng ta những gì?

Luật Duyên Hệ Duyên dạy chúng ta rằng: Tất cả chúng sinh và tất cả vật vô tri trên thế gian này khởi sinh tùy thuộc vào điều kiện, không có cái gì khởi sinh mà không điều kiện. Bất kỳ cái gì khởi sinh, Vật Chất hay Tâm, phải có điều kiện cho nó khởi sinh. Trong Giáo Pháp của Đức Phật không có gì khởi sinh từ cái không, không có gì khởi sinh mà không có điều kiện. Đó là trên thế gian, nhưng có một cái được Đức Phật dạy là không có điều kiện đó là Niết Bàn. Niết Bàn không có điều kiện.

Trên thế gian, luôn luôn có hai sự kiện là “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện”.
  1. Đôi khi chúng khác thời,
  2. đôi khi chúng đồng thời.

Chỉ có hai Duyên
  1. “yếu tố tạo điều kiện” và
  2. “yếu tố chịu điều kiện”.

Chúng ta chỉ là sự phối hộp của hai điều kiện này. Ngoài hai điều kiện này chẳng có gì là Atta, Ngã, linh hồn, tác nhân, Thượng Đế, đấng tạo hóa nào tạo ra chúng cả. 

Phật Giáo dạy Luật Nhân Quả rằng: luôn luôn lúc nào sự vật cũng phải có điều kiện xảy ra dầu cho đó là chúng sinh hay vật vô tri. Luôn luôn có điều kiện hay nguyên nhân cho một sự vật gì đó khởi sinh. Không có cái gì khởi sinh mà không có nhân. Nhân hay điều kiện này không phải là một cái Atta (Ngã, linh hồn) tưởng tượng, cũng không phải là Thượng Đế hay đấng tạo hóa gì cả mà chỉ là các điều kiện Vật Chất và Tâm. Do đó, Đức Phật thấy rõ rằng: tất cả mọi sự vật trên thế gian này đều bị điều kiện; những điều kiện này không phài là một tác nhân, linh hồn, tự ngã, thượng đế, đấng sáng tạo v.v…

“yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện” khởi sinh rồi biến mất, sinh rồi diệt, sinh rồi diệt theo cách thức của chúng, theo lực của chúng. Không có cách nào để hành sử, kiểm soát chúng được. Như vậy, cuối cùng cái mà Paṭṭhāna dạy cho chúng ta là không có Atta. Các hiện tượng trên thế gian chỉ khởi sinh rồi hoại diệt theo điều kiện. Khi không còn điều kiện nữa thì sẽ không có gì khởi sinh nữa.

Bạn nhìn thấy tôi, bởi vì tôi đang ở đây. Nếu tôi không ở đây thì bạn không thể thấy tôi. Thức Thấy của bạn bị điều kiện bởi tôi, Thức Thấy không được tạo ra bởi một ai cả, không có Thánh, Thần, Thượng Đế tạo ra Thức Thấy. Như tôi đang tạo ra tiếng động bằng cách nói đây. Bởi vì có tiếng động nên bạn mới nghe. Như vậy, Thức Nghe của các bạn bị điều kiện bởi giọng nói của tôi. Khi tôi ngừng nói, thì bạn không nghe thấy tiếng nói của tôi nữa.

Tất cả mọi sự vật đều bị điều kiện, chỉ khi nào có “cái tạo ra điều kiện” thì khi đó mới có “cái nhận điều kiện”. Luôn luôn có sự liên hệ giữa “cái tạo ra điều kiện” và “cái bị điều kiện” dưới nhiều cách thức khác nhau. Theo Paṭṭhāna có hai mươi cách thức hay hai mươi bốn sự liên hệ.

Bây giờ các bạn đã hiểu tầm quan trọng của sự hiểu biết các loại duyên khác nhau theo “cái tạo ra điều kiện” và “cái bị điều kiện”.

Chỉ khi nào bạn hiểu rõ sự liên hệ theo Duyên Hệ Duyên bạn mới có thể hiểu được Luật Duyên Sinh một cách đúng đắn và đầy đủ. Như vậy, điều quan trọng khi các bạn học Luật Duyên Sinh thì đừng quên học luật Duyên Hệ Duyên bởi vì các bạn luôn luôn áp dụng luật Duyên Hệ Duyên để hiểu Luật Duyên Sinh.

Thực vậy, hai luật này không thể tách rời nhau, phải hiểu hết cả hai. Chẳng hạn như, tùy thuộc vào Thức mà Vật Chất và Tâm khởi sinh (viññaṇā paccayā nāma-rūpaṁ). Đó là một liên kết trong luật Duyên Sinh, dựa vào Thức mà Vật Chất và Tâm khởi sinh.
  1. Thức ở đây có nghĩa là Thức Tái Sinh, 
  2. Tâm ở đây là những yếu tố khởi sinh cùng lúc với Thức Tái Sinh, 
  3. và Vật Chất ở đây có nghĩa là Vật Chất sinh ra bởi Nghiệp. 
Chúng khởi sinh cùng lúc, nhưng theo mô thức thì chúng ta nói: “Tùy thuộc vào Thức mà ‘Vật Chất và Tâm’ khởi sinh”. 
(Nếu không áp dụng Luật Duyên Hệ Duyên vào mắc xích này thì bạn sẽ hiểu lầm rằng: Thức tạo ra Vật Chất và Tâm. Đây là sự hiểu lầm tai hại.)
Chúng khởi sinh cùng lúc, như vậy chúng có sự Liên Hệ Đồng Thời hay cùng Lúc, còn gọi là Câu Sinh Duyên

Bạn chỉ có thể hiểu Luật Duyên Sinh một cách đúng đắn khi bạn hiểu luật Duyên Hệ Duyên. Bởi vậy, một điều quan trọng cần phải biết là khi bạn học về Duyên Sinh thì bạn cũng phải học về Duyên Hệ Duyên. Học cả hai không phải là điều dễ dàng bởi vì bạn cần phải có sự hiểu biết về Vi Diệu Pháp, nhưng đó chẳng qua cũng chỉ là phần thưởng. Gọi là phần thưởng bởi vì nếu bạn kiên nhẫn để học Abhidhamma, và khi bạn đã hiểu Abhidhamma thì bạn sẽ dễ dàng hiểu được Luật Duyên Sinh và Duyên Hệ Duyên một cách rõ ràng không sai lầm. Như vậy, điều quan trọng là bạn phải học cả hai Luật Duyên Sinh và Luật Duyên Hệ Duyên cùng với nhau.

Tôi sẽ đưa cho quí vị thêm một ví dụ nữa. Đây là một sự liên hệ: Do ở Xúc, Thọ khởi sinh (Phassa paccayā Vedanā). Bạn hiểu sự liên hệ ở đây như thế nào? Xúc khởi sinh trước rồi Thọ khởi sinh. Hiểu như vậy có đúng không. Xúc và Thọ khởi sinh đồng thời, nhưng một cái gọi là “tạo điều kiện” và cái kia gọi là “bị điều kiện”. Như vậy, Xúc được gọi là tạo điều kiện, Thọ được gọi là bị điều kiện. Gọi như thế bởi vì chúng liên hệ theo cách “khởi sinh đồng thời” (Câu Sinh Duyên). Như vậy, ngay cả khi hai sự vật cùng phát sinh một lúc, nhưng chúng có liên hệ theo đường lối “cái tạo điều kiện và cái nhận điều kiện”. Do đó, chỉ khi áp dụng Luật Duyên Hệ Duyên vào Luật Duyên Sinh thì bạn mới có thể hiểu một cách đúng đắn Luật Duyên Sinh. Bởi vậy, bạn phải học Luật Duyên Hệ Duyên cùng với Luật Duyên Sinh. Đây là điều rất quan trọng.

Tôi nghĩ rằng: cho đến bây giờ các bạn đã hiểu Luật Nhân Quả một cách rõ ràng sau khi các bạn đã học Luật Nghiệp Báo, Luật Duyên Sinh, và Luật Duyên Hệ Duyên.

(Trích Phật Pháp Căn Bản, tác giả Sīlānanda, Khánh Hỷ dịch) 
Xem thêm thứ tự:
1. Nền tảng Phật Pháp - hiểu Phật Pháp Tăng - TK Sīlānanda
2. Nền tảng Phật Pháp - Lịch sử Đức Phật Gotama (Thích Ca) - TK Sīlānanda
3. Nền tảng Phật Pháp - Tứ Diệu Đế  - TK Sīlānanda 
4. Nền tảng Phật Pháp - Bát Chánh Đạo - TK Sīlānanda
5. Nền tảng Phật Pháp - Nghiên cứu về Nghiệp - TK Sīlānanda 
6. Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Sinh  = 12 Nhân Duyên  - TK Sīlānanda
7. Nền tảng Phật Pháp - Lý Duyên Hệ  = 24 Hệ Nhân Duyên  - TK Sīlānanda
8.  Nền tảng Phật Pháp - CÁC HẠNG CHÚNG SINH TRÊN ĐƯỜNG GIẢI THOÁT -TK Sīlānanda 
9. Nền tảng Phật pháp - Những giới luật quan trọng nhất - Tỳ kheo Silananda
10. Nền tảng Phật pháp - THIỀN ĐỊNH (SAMATHA) - Tỳ kheo Silananda
11. Nền tảng Phật pháp - THIỀN MINH SÁT (VIPASSANĀ)) - Tỳ kheo Silananda
12. Nền tảng Phật pháp - Giải thích sự giác ngộ  - Tỳ kheo Silananda
13. Nền tảng Phật pháp - Các kỳ kết tập Kinh điển lịch sử  - Tỳ kheo Silananda
14. Nền tảng Phật pháp - Hiểu vê Vô Ngã  - Tỳ kheo Silananda

(Hết)

=============================================================

1/ Tài liệu chi tiết về Duyên Hệ (sách): (post #270)
Khái Lược Duyên Hệ
Tác giả: Tỳ Khưu Chánh Minh 
(DL 2008 -- PL 2552)

https://budsas.net/uni/u-chanhminh/duyenhe00.htm

2/ Bài giảng của Sư Toại Khanh:
Duyên

(Trích bài giảng ngày 27.05.2019 KTC.6.60 Hatthisariputta)
https://toaikhanh.com/read.php?doc=201908301148&lan=vn

3/ Bài giảng của Sư Toại Khanh:
KTC.6.60 Hatthisariputta

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...isariputta
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương VII - Bảy Pháp



https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi07-0406.htm


IV. Phẩm Chư Thiên


(I) (31) Không Phóng Dật
1. Bấy giờ có một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn:

....
----------------


Roll down, sẽ thấy ...

....

(IX) (39) Sự Thù Diệu (1)

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthì, tại Jetavana, trong khu vườn ông Anathapindika. Bấy giờ Tôn giả Sàriputta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthì để khất thực. Tôn giả Sàriputta suy nghĩ như sau: "Thật là quá sớm để đi khất thực ở Sàvatthì, vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo". Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

2. Lúc bấy giờ, các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tụ họp và câu chuyện sau đây được khởi lên: "Này chư Hiền, ai sống mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: 'Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán'". Rồi Tôn giả Sàriputta không tùy hủy, không chỉ trích lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy; không tùy hỷ, không chỉ trích, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi với ý nghĩ: "Ta sẽ rõ biết ý nghĩa này từ Thế Tôn".

3. Rồi Tôn giả Sàriputta, sau khi khất thực ở Sàvatthì xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthì để khất thực. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật là quá sớm để đi khất thực ở Sàvatthì, vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo". Rồi bạch Thế Tôn, con đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi, con ngồi xuống một bên. Lúc bấy giờ, bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tụ họp và câu chuyện sau đây được khởi lên: "Này chư Hiền, ai sống mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: 'Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán'". Rồi bạch Thế Tôn, con không tùy hỷ, không chỉ trích lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy; không tùy hỷ, không chỉ trích, con từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi với ý nghĩ: "Ta sẽ rõ biết ý nghĩa này từ Thế Tôn". Bạch Thế Tôn, trong Pháp và Luật này, có thể nêu rõ một Tỷ-kheo đáng được tán thán, hoàn toàn do đếm số năm chăng?

- Này Sàriputta, trong Pháp, và Luật này, không có thể nêu rõ một Tỷ-kheo đáng được tán thán, hoàn toàn do đếm số năm. Bảy sự thù diệu này, này Sàriputta, sau khi với thắng trí, Ta tự chứng ngộ, chứng đạt, an trú, và tuyên thuyết. Thế nào là bảy?

4. Ở đây, này Sàriputta, Tỷ-kheo
  1. tha thiết hành trì học pháp và trong tương lai khát vọng hành trì học pháp;
  2. tha thiết quán pháp và trong tương lai khát vọng quán pháp;
  3. tha thiết nhiếp phục lòng dục, và trong tương lai khát vọng nhiếp phục lòng dục;
  4. tha thiết Thiền tịnh, trong tương lai khát vọng Thiền tịnh;
  5. tha thiết tinh cần tinh tấn và trong tương lai khát vọng tinh cần tinh tấn;
  6. tha thiết niệm tuệ và trong tương lai khát vọng niệm tuệ;
  7. tha thiết thể nhập tri kiến và trong tương lai khát vọng thể nhập tri kiến.
Này Sàriputta, bảy thù diệu sự này được Ta tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt, an trú và tuyên thuyết.

5. Thành tựu bảy thù diệu sự này, này Sàriputta, Tỷ-kheo, nếu trong mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!". Nếu trong hai mươi bốn năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!" Nếu trong ba mươi sáu năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!". Nếu trong bốn mươi tám năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!"

(X) (40) Sự Thù Diệu (2)

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambì, tại khu vườn Ghosita. Rồi Tôn giả Ananda vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kosambì để khất thực. Tôn giả Ananda suy nghĩ: "Thật là quá sớm để đi khất thực ở Kosambì, vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo". Rồi Tôn giả Ananda đi đến khi vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

2-3. ... (Giống như 2-3 của kinh trên, chỉ khác Tôn giả Ananda thế cho Tôn giả Sàriputta)... Thế nào là bảy?

4. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo
  1. có lòng tin, 
  2. có lòng xấu hổ,
  3. có lòng sợ hãi,
  4. có nghe nhiều,
  5. có tinh cần tinh tấn,
  6. có chánh niệm,
  7. có trí tuệ.
Bảy thù diệu sự này, này Ananda, được Ta tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt, an trú và tuyên thuyết.

5. Thành tựu bảy thù diệu sự này, này Ananda, Tỷ-kheo nếu trong mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói" Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!". Nếu trong hai mười bốn năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!" Nếu trong ba mươi sáu năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!". Nếu trong bốn mươi tám năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!".
Reply
Sư Toại Khanh Giảng về Nhàm Chán (Tăng Chi 7.39 Sự Thù Diệu) ( see post #261 ở trên)

https://toaikhanh.com/read.php?doc=202002142114&lan=vn


(Notes:  Nghĩa của "nhàm chán", post #183, p 13:

http://vietbestforum.com/showthread.php?...34&page=13

Nhàm chán ở đây không có nghĩa là mình bỏ cái thiện và nhàm chán ở đây là sống chánh niệm và chờ đủ duyên để mà chứng thánh. Chữ "chán" đây nghĩa là vậy đó. Giống như mình lớn mình hiểu, mình được giáo dục, mình được ăn học, mình biết ăn mặc không phải là chuyện lớn trên đời, mình biết chứ. Hồi nào mình hỏng biết đạo, mình muốn ăn ngon, mình muốn mặc đẹp, muốn sang, muốn chảnh, muốn bảnh, muốn bao. Bây giờ mình biết rồi, tuy nhiên, tuy mình biết cái chuyện ăn mặc nó không quan trọng, nhưng mà mình có nên ăn, có nên mặc không ta? Hình như là nên, đúng không?

--ooOoo--

6/ ÁC TUỆ

Rồi, cuối cùng là cái ác tuệ. Ở trong chú giải ghi rất là rõ ác tuệ ở đây có nghĩa là nippaññabhāvam là không có tuệ.

Ác tuệ là không có tuệ chứ không phải là có cái tuệ nó ác, hỏng có phải. Ác tuệ là không có tuệ, không có trí. Không có trí đây là gì? Không có trí đây là không có trí trong cái lý nhân quả, nói phân tích đó, là không có trí trong cái lý nhân quả, không có trí trong cái lý tam tướng, không có biết được rằng mọi thứ ở đời do duyên mà có, hạnh phúc nào cũng do nhân lành, đau khổ nào cũng do nhân xấu, mình không biết cái đó.

Cho nên cái đầu tiên là không biết mọi thứ do duyên mà có, thứ hai là không biết rằng mọi thứ đã có rồi thì phải mất, và cái thứ ba nữa là sống trong ác dứt khoát phải khổ, sống trong thiện thì đương nhiên phải lạc, mà khổ hay lạc, thiện hay ác đều là trong cõi sanh tử, muốn không còn sanh tử nữa thì phải nhàm chán cả 4 thứ: thiện, ác, buồn, vui.


Nhàm chán ở đây không có nghĩa là mình bỏ cái thiện và nhàm chán ở đây là sống chánh niệm và chờ đủ duyên để mà chứng thánh. Chữ "chán" đây nghĩa là vậy đó. Giống như mình lớn mình hiểu, mình được giáo dục, mình được ăn học, mình biết ăn mặc không phải là chuyện lớn trên đời, mình biết chứ. Hồi nào mình hỏng biết đạo, mình muốn ăn ngon, mình muốn mặc đẹp, muốn sang, muốn chảnh, muốn bảnh, muốn bao. Bây giờ mình biết rồi, tuy nhiên, tuy mình biết cái chuyện ăn mặc nó không quan trọng, nhưng mà mình có nên ăn, có nên mặc không ta? Hình như là nên, đúng không?

Thì hành giả cũng vậy, khi mà hành giả thấy được rằng thiện ác buồn vui đều là nhân sanh tử, tuy nhiên ta vẫn phải làm thiện, lánh ác, là vì sao? Vì nếu đủ duyên thì ngay đời này ta chứng thánh, còn nếu không, thì chính nhờ ta hành thiện, lánh ác, đời sau sanh ra ta lại có điều kiện để tiếp tục tu học tốt. Còn đằng này nếu mà bây giờ không hành thiện lánh ác thì ngày sau sanh ra làm giun, làm dế, làm con người thì nghèo đói tơi tả; nội mà vật lộn với miếng cơm, manh áo đã hết kiếp người rồi nha, phải nhớ kiếp đó.)


--ooOoo--

Nhàm Chán

https://toaikhanh.com/read.php?doc=202002142114&lan=vn

Ly dục có 3, ly dục bằng giới, ly dục bằng định và ly dục bằng tuệ.

Ly dục bằng giới Không để cho thân nghiệp, khẩu nghiệp của mình sa đà trong cái mình thích. Thí dụ như không ăn chiều, không rượu chè, không tà dâm, không ca vũ nhạc kịch, không sử dụng nữ trang, mỹ phẩm, không dùng giường cao chiếu rộng, quần là áo lụa, chăn êm nệm ấm. Tất cả những cái đó là ly dục bằng giới. Mà ly dục bằng giới nó chỉ giải quyết một ít vấn đề của thân và khẩu thôi. Ở đây Đức Phật Ngài dạy phải đi một bước nữa là ly dục bằng định.

Ly dục bằng định Rốt ráo hơn một tí. Có nghĩa là vấn đề ở đây không phải là mình tránh những cái bị cấm trong bát giới thôi. Đối phó với lòng dục mà còn nhờ vào bát giới là còn kém. Mình phải đối phó với lòng dục ở mức cao hơn. Đó là đối phó với 6 căn. Bởi vì một người giữ bát quan trong sạch thì đúng là họ không có hành dâm, không có uống rượu, không có ăn sái giờ, không ca vũ nhạc kịch, không có phấn son nữ trang mỹ phẩm, không giường cao chiếu rộng, quần là áo lụa, chăn êm nệm ấm, đúng, nhưng cặp mắt của họ cũng còn thích ngắm hoa, tai họ còn thích nghe tiếng thác đổ, suối chảy, chim hót, lá reo. Nhưng người thu thúc lục căn thì luôn luôn biết rõ nghe chỉ là nghe không có gì nữa, chạm chỉ là sờ chạm không có gì ngoài ra nữa, mùi chỉ là mùi không phân biệt mùi gì chỉ biết mũi đang ngửi mùi là đủ rồi. Đó chính là thu thúc lục căn. Thì thu thúc này mới là rốt ráo. Nhưng mà đủ chưa? Chưa. Bởi vì thu thúc lục căn mà qua định là qua sự tập trung tư tưởng. Anh tập trung vào cái đề mục nào đó để cho 5 căn kia của anh nó đóng lại thì gọi là ly dục bằng định. Ly dục bằng định giống như đứa bé kiêng ngọt, nó không dám chạm tay vô bánh vô kẹo vì sợ bị la. Ở đây nó xài tới sự khiêng cưỡng. Nghĩa là sự kiêng tránh nhưng không có triệt để, không có dứt khoát, mà ở đây nó nhờ đến sự gồng mình. Một đứa bé nó kiêng ăn kẹo, hoặc có người muốn dành thì giờ thi tú tài họ đành phải cạo cái đầu không dám ra đường để dồn hết thời gian luyện thi tú tài, thí dụ như vậy. Thì phải hiểu là không có bằng ly dục bằng tuệ.

Ly dục bằng tuệ Là anh không phải đóng cửa mà là anh nhận thức nó rõ ràng nó là cái gì. Ly dục bằng tuệ quán là anh thấu suốt vấn đề nó khác. Tại sao người lớn kiêng ăn ngọt vào ban đêm? Nếu lúc đó bụng mình trống mà dùng đồ ngọt thì nó chỉ thêm cái chua cho bao tử thôi. Còn bụng không bị trống thì ăn ngọt vô mắc công đi đánh răng, chưa kể khi mình nằm ngủ mình không vận động để tiêu thụ năng lượng thì cái đường đó nó vô chỉ có hại cho mình thôi, nó chỉ là nền cho bệnh đái tháo đường thôi. Khi mình hiểu như vậy, mình biết thêm là mình thích ăn ngọt chẳng qua vì khẩu dục thôi, chứ còn đồ ngọt 90% nó không cần thiết cho cơ thể mình và nó chỉ có hại thôi. Nó chỉ đã cái miệng mình là vừa cái khẩu dục thôi. Khi mình hiểu được những cái như tôi vừa nói, mình không ăn ngọt bằng cái nhận thức chứ không phải bằng sự khiêng cưỡng như một đứa bé mà nó cữ ngọt.


Ly dục bậc hạ là ly dục bằng những giới cấm. Bậc trung là bằng sự tập trung tư tưởng để đóng cửa không cho mấy căn buông lung bay nhảy. Nhưng đến ly dục bằng tuệ là anh ly dục bằng sự nhận thức. Tôi đã nói rất nhiều lần, tuệ học chủ yếu là chánh niệm và trí tuệ. Nhưng mà trước khi anh bắt đầu đời sống chánh niệm anh phải có học giáo lý. Cái đầu anh chưa đủ để anh biết anh là ai, anh ở đâu anh tới, vì vậy anh phải nhờ tới lời Phật dạy.


Phật dạy rất rõ, trước khi ly dục phải hiểu dục là cái gì? Dục là chạy theo cái mình muốn. Mà ở đâu nó ra cái muốn đó? Cái muốn của người này không giống với cái muốn của người kia, không thể nào giống được hết. Anh em một nhà một cha một mẹ mà còn không giống nhau. Vì sao vậy? Vì tiền nghiệp, vì khuynh hướng tâm lý và vì môi trường sống. Môi trường sống của 2 anh em có thể giống nhau nhưng khuynh hướng tâm lý nhiều đời, tiền nghiệp, nhiều kiếp không thể giống nhau. Chính vì khuynh hướng tâm lý và tiền nghiệp không giống nhau nên sở thích không giống nhau. Và hễ sở thích không giống nhau thì cái mình thích và cái mình ghét cũng không giống nhau. Do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống làm cho cái thích và cái ghét của mình không giống nhau.


[Image: jewelry.jpg]


Thêm nữa, chính vì nó (thích/ghét) không giống nhau cho nên hạnh phúc và đau khổ của 2 người không giống nhau. Tôi hạnh phúc vì tôi là con gái, tôi rất là thích quần là, áo lụa, nữ trang, mỹ phẩm, dầu thơm, giày dép, xách tay, bóp đầm, chính vì có được vậy nên tôi mới hạnh phúc. Nhưng thằng Tèo là con trai nó thích có chiếc mô tô, đôi giày thể thao, nón bảo hiểm, hoặc nó thích chiếc xe đạp cuộc của Pháp sườn bằng titan nhẹ tưng nhấc lên bằng 2 ngón tay, rồi nó muốn có một cái ba lô hàng hiệu thật là đắc tiền, thật sành điệu thời thượng, thật là thời trang, vì nó là con trai nên nó muốn một cái đồng hồ thật là ngầu, dầy, to, nút không, nó mới quạo, thí dụ như vậy. Chính vì đứa trai, đứa gái nó thích khác nhau, cho nên cái ghét của 2 đứa cũng không có giống nhau. Chính vì thích và ghét không giống nhau cho nên đứa con gái khi nó gặp cái nó thích thì nó hạnh phúc mà khi gặp cái nó ghét nó bị đau khổ. Đứa con trai cũng vậy, khi nó gặp cái nó thích thì nó hạnh phúc mà khi nó phải chịu đựng cái nó ghét thì nó đau khổ.

Như vậy muốn ly dục mình phải hiểu thích là cái gì trước đã. À! Thì ra do tiền nghiệp nên cái thích của mình không giống nhau. Có loài nó thích ăn thịt sống máu tươi, có loài nó thích ăn rau trái củ quả, có loài thích ăn chiên xào nấu nướng, có loài nó thích ăn côn trùng. Đó là trong thế giới sinh vật nói chung. Còn trong thế giới loài người thì giới tính, trình độ văn hóa, sắc tộc, đất nước, xứ sở, nền tảng văn hóa, xã hội, học thức, tất cả những chi tiết đó nó cộng lại làm thành cái nền tảng chung để cho ta thích và ghét không giống nhau. Từ chỗ có được cái mình thích và phải chịu cái mình ghét dẫn đến đau khổ và hạnh phúc cũng không giống nhau.


Muốn ly dục phải hiểu như vậy đó thì mới thấy chán. Cũng hình hài đó mà có lúc thích lúc không, cũng nơi chốn đó mà có lúc thích lúc không, cũng món đồ đó mà mình lúc thích lúc không, cũng khí hậu thời tiết đó mà mình có lúc thích lúc không. Như vậy mình thấy rõ ràng những cái mình thích không phải là hằng số bất biến, những giá trị vĩnh hằng mà nó là cái gì đó rất là tương đối, rất là tạm bợ, rất là bất toàn, bất trắc.


Đạt tới cái tiếp theo đó là ly dục cao hơn là ly dục bằng thiền định. Học giáo lý xong chưa đủ, phải nghiền ngẫm thấm thía, rồi phải biết bỏ đi những gì không cần thiết để hướng tới chuyện khác cao hơn đó là thích đời sống thiền định tức là trình độ ly dục bậc 2. Khi Chư Phật không có ra đời thì chúng sanh giỏi nhất trong tam giới này là họ chỉ đạt được trình độ ly dục bậc 2 thôi. Đó là giỏi nhất, chứ không thể ly dục bằng trình độ bậc 3 được. Ly dục bằng tuệ quán chỉ có Chư Phật thôi. Khi các Ngài ra đời các Ngài dạy cho người ta. Chư Phật độc giác tự mình làm được chuyện đó nhưng không có dạy cho ai được, chỉ có chánh đẳng giác tự mình có thể làm được và dạy cho người khác. Cho nên khi mà Chư Phật không có ra đời thì chúng sanh giỏi nhất chỉ có khả năng ly dục bằng thiền định thôi. Mà đó là một số rất là ít, một phần tỷ hoặc là một phần nhiều tỷ tức là hàng tỷ chúng sanh mới có một chúng sanh đắc thiền.


Cho nên đa phần nghiệp dắt vào đâu thì vùi đầu đam mê trong đó. Đây là câu mà quí vị phải thuộc lòng ngoại trừ những bậc biết vượt thoát khỏi lối mòn tâm thức. Đa phần chúng sanh là nghiệp dẫn vào đâu thì gục mặt cắm đầu ở trong đó để mà đam mê. Mình làm con người thì mình có những đam mê chết bỏ của con người. Mình nhìn thấy những loài côn trùng chuột bọ rắn rít chui rúc ở trong đống rác ống cống mình gớm chết được. Nhưng nếu kiểu sống của mình mà bất thiện nhiều quá thì mai này mình trở xuống dưới ống cống hầm cầu đống rác thì mình có thể nói là mình tận hưởng hương và vị ở đó một cách cực kỳ tâm đắc. Đa phần chúng sanh lúc nhúc loi nhoi ở cảnh giới sa đọa, là vì chúng sanh chỉ sống theo nghiệp dắt mình đến đâu là vùi đầu gục mặt đến đó. Chỉ có một số rất ít, một trên nhiều tỷ biết chán dục.


[Image: window.jpg]


Chán có nhiều cách. Kiểu chán rồi tu thiền để về phạm thiên, thì số này hiếm. Còn có nhiều người họ tưởng là họ chán nhưng mà không phải. Thí dụ như có gia đình mà bà vợ tệ quá, ông chồng tệ quá, hoàn cảnh kinh tế gia đình tệ quá, đời sống trong một xóm lao động gì mà tầm bậy tầm bạ, dân nhậu nhẹt, chích hút, gái điếm ... Sống trong bối cảnh thấp kém đâm ra mình chán rồi mình tưởng mình đã ly dục. Sai. Thử bây giờ có ai đó nắm tay mình dắt mình về cái khách sạn 5 sao tắm rửa sạch sẽ, giao cho mình một tài khoản 1 triệu đô la. Lúc đó bao nhiêu hồng nhan mỹ nữ tập trung chung quanh mình, chăm sóc phục lụy thờ phụng mình thì lúc đó mình sẽ nhìn thế giới này nó ra làm sao? Khó lắm. Cho nên là mình phải nói do khuynh hướng tâm lý và tiền nghiệp của chúng sinh mà mỗi người được nghiệp đưa về cái phương trời nào. Có một điều là khi mà chúng ta đã vùi đầu ở trong một thế giới nào rồi thì chúng ta ra không nổi. Khó ra lắm! Rồi có nhiều anh tưởng mình ly dục "Sao tôi chán đời quá sư ơi. Sao tôi nghe sư nói ly dục, ly dục tôi đâu có cần tu hành đâu sao tôi cũng chán?". Nãy tôi mới nói đó, miệng nói chán nhưng nếu ai đem vô khách sạn cho tiền mình là mình hết chán hà. Không phải dễ đâu.

Ly dục ở đây phải do nhận thức thì nó vững chãi hơn, chứ còn ly dục mà chỉ do sự khiêng cưỡng, do hoàn cảnh thì cái đó xài không được, nó không có bền. Cho nên bước tiếp theo tỳ kheo phải biết lìa dục để tu tập thiền định, xa hơn nữa là phải có được hứng thú trong tuệ quán. Sẽ có một ngày vị tỳ kheo thấy rằng có đi về cảnh nào cũng vậy thôi. Từ cõi người cho đến cõi dục thiên, phạm thiên sắc giới, rồi vô sắc giới, cuối cùng chung cuộc mình đi về đâu? Nó cũng là sự quẩn quanh thôi. Cho nên vị đó mới có đủ hứng thú để tu tập tuệ quán. Tu tập tuệ quán đây không phải là để tìm những phút an lạc hiện tiền tuy đúng là nó có một phần như vậy. Hễ tu tập tuệ quán thì an lạc hiện tiền, nhưng cái mà vị này hướng đến còn cao hơn nữa. Đó chính là sự lìa bỏ vĩnh viễn cái hiện hữu của mình, không tiếp tục có mặt nữa.


Tôi nói hoài: Hôm nay các vị có tí tiền, tôi biết, vì nếu mà các vị không có tiền, không có sức khỏe thì làm sao các vị có điều kiện để vào đây nghe? Không, tôi không tin. Bây giờ các vị phải đi đạp xích lô, phải đi bán vé số, phải đi bán hàng rong, bán kẹo kéo, ai tốt giọng thì vừa bán vừa hát, giờ này phải quần quật ở hàng quán, đêm hôm mưa gió ráng đi bán cho hết xấp vé số, bán hết rổ bánh cam, bánh còng, hết cái thùng bánh giò thì hơi sức đâu mà các vị vào đây để mà nghe pháp? Hôm nay các vị có thời gian mà ngồi nghe live trực tiếp như thế này tôi cũng tin là các vị ít nhiều cũng có điều kiện các vị mới vào đây, nhưng mà khổ một nỗi là kêu tu tập tuệ quán thì phải xét lại. Bởi vì có người họ chán đời quá, mệt mỏi quá thì cũng muốn có chỗ để sống chánh niệm, sống chậm lại, nhưng rồi thì sao? Nếu anh không hiểu rằng anh là ai, tại sao anh phải tu tập tuệ quán? Cứu cánh cao nhất mà anh hướng đến là cái gì? Sẽ có một ngày khi sự buồn chán qua đi, anh sẽ quay trở về con người cũ của anh.


Cái quan trọng ở đây là đạo Phật không có kêu mình chán đời, không nói mình chán hay đam mê, mà nói mình phải nhìn rõ vấn đề. Phải thấy rõ vấn đề thì tự nhiên anh mới biết là mình tiếp tục nên thích hay không nên thích. Chẳng hạn như trong rất nhiều bài kinh Đức Phật dạy "Này các tỳ kheo, thật là vừa đủ để nhàm chán, thật là vừa đủ để xả ly". Tại sao Ngài nói như vậy? Vì trước đó là Ngài đã kể cái gì đó cho mình nghe rồi. Ngài kể câu chuyện xưa xong rồi Ngài kết thúc, trong bổn sanh có ghi rõ Thế Tôn mỗi lần kể một câu chuyện quá khứ Ngài thường kết thúc bằng thời pháp về 4 đế mà Ngài Minh Châu nói là bài pháp thoại về 4 sự thật, tức là về 4 đế. Cứ mỗi lần kể xong chuyện quá khứ, nhận diện bổn sanh là trong kiếp đó người nào đó trong kiếp đó là ai và kết thúc bằng pháp thoại về 4 đế "Này các tỳ kheo, này đại chúng, tất cả những buồn vui đó trong quá khứ đều là khổ đế hết. Và những buồn vui ấy đều có được từ niềm đam mê của chúng ta trong cuộc đời này. Từ niềm đam mê ấy chúng ta mới làm ra các nghiệp thiện ác, từ các nghiệp thiện ác ta mới có sự buồn vui sướng khổ. Cho nên mọi hiện hữu trên đời này đều là khổ. Niềm đam mê nào trong khổ cũng là tập đế, mọi thứ đều là khổ đế. Muốn hết khổ thì phải lià bỏ tập đế trong khổ đế". Khi Đức Phật kết thúc mỗi câu chuyện bằng một pháp thoại ngắn như vậy thì đó là thời điểm rốt ráo để cho người ta chứng đạo, luôn luôn là như vậy. Và cuối cùng Ngài mới nói "Này các tỳ kheo, thật là vừa đủ để nhàm chán, vừa đủ để xả ly. Vì dòng luân hồi nó chỉ quẩn quanh trong khổ tập, khổ tập, khổ đế, tập đế. Vì đam mê trong mọi thứ nên mới có mặt chỗ này chỗ kia, do có mặt chỗ này chỗ kia nên mới thích cái này cái nọ, do thích cái này cái nọ mới tạo các nghiệp thiện ác. Do các nghiệp thiện ác nên tiếp tục sanh về chỗ này chỗ kia. Mà hễ sanh về chỗ này chỗ kia là thích cái này cái nọ, do thích cái này cái nọ nên mới tạo các nghiệp thiện ác. Do tạo các nghiệp thiện ác nên mới đi về chỗ này chỗ kia, do đi về chỗ này chỗ kia mình lại tiếp tục thích cái này cái nọ...." Nó cứ lòng vòng, lòng vòng:


Trời mưa trời gió xạc xào, 

Có ông thợ mộc quẩy bào quẩy cưa,
Xạc xào trời gió trời mưa, 
Có ông thợ mộc quẩy cưa quẩy bào.

Ổng cứ quẩy hoài vậy đó, đại khái như vậy.



Trích bài giảng KTC.7.39 Sự Thù Diệu
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép

Quá Khứ & Tương Lai | | Mahānāma
Nghiệm | | Côn Trùng Đồ Hiệu
English
[Image: blnk.gif]
Reply
Quán Tưởng (Thực Hành Tứ Niệm Xứ) 

(Sư Toại Khanh, trích từ post # 256)

[Image: images?q=tbn%3AANd9GcS_gX6qB8jIi1bfvgEPI...S&usqp=CAU]

Tu tập tuệ quán Tứ niệm xứ, tại sao có cái tưởng ở đây? 

Là buổi đầu, chúng ta biết rồi, để chứng thánh là chúng ta phải thấy cái bản chất của vạn pháp, nhưng mà cái bản chất đó đâu phải dễ thấy, bởi nói bản mà, bản chất là cái chất gốc của nó làm sao mình thấy được, đâu phải dễ. Cho nên buổi đầu, chúng ta muốn nhìn xuyên thấu một cái trái xoài, chuyện đầu tiên chúng ta phải gọt lớp vỏ bên ngoài cái đã; bỏ cái vỏ bên ngoài chúng ta mới vô cái cơm xoài, bỏ cái cơm mới vô tới cái hột, tách cái hột đó ra mới thấy cái mầm của cái hột trong đó. Cái bản chất là vậy đó.

Ở đây cũng vậy, buổi đầu hành giả tu Tứ Niệm Xứ là phải còn lệ thuộc vào cái hiện tượng của danh sắc. Thí dụ như, đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, hơi thở ra biết là hơi thở ra, hơi thở vào biết là hơi thở vào, tắm rửa, đánh răng, lau mặt, rửa mặt, tiểu tiện, ăn uống, nhai nuốt, co duỗi, dở, bước, đạp tất cả đều được ghi nhận sạch sành sanh, tuốt tuồn tuột, không bỏ sót cái gì hết. Thì toàn bộ cái đó được gọi là quán tưởng, là cái tưởng của giai đoạn đầu tu quán, nó toàn là tưởng hết. Bởi vì nói rốt ráo, làm gì mà trong pháp chân đế, trong đệ nhất tất đàn, làm gì có cái gọi là đi, đứng, nằm, ngồi, hít vào, thở ra, làm cái gì có, nhưng mà buổi đầu mình phải dựa vào cái tưởng để mà sống trong cái tướng, nha. Dựa vào cái tưởng để mà thấy cái tướng của danh sắc. Xong chưa?

Đến một cái lúc nào đó khi mà chánh niệm thuần thục, trí tuệ chín mùi thì chúng ta mới nhìn xuyên thấu qua nó, lúc đó chúng ta thấy không còn đi đứng nữa, mà thấy đó là cái sự vận hành của sắc pháp được điều động bởi danh pháp. Và rốt ráo nhất, chúng ta thấy, ở đây, khổ đế đang được điều động bởi tập đế. Cái chân của mình, cái động tác dỡ chân nó đều là khổ đế. Cái ước muốn mà dở chân là tập đế, tới mức đó, thấy như vậy đó, thấy trong toàn bộ đời sống mình cái giây phút nào, cái khoảnh khắc nào mà có sự thích thú đam mê đó chính là tập đếNgoài cái tập ra, tất cả những cái còn lại đều là khổ đế hết.

Thì từ từ hành giả mới thấy: "Ồ thì ra đời sống này chỉ gồm có hai thứ: đau khổ và nguyên nhân sanh khổ. Nguyên nhân sanh khổ tạo ra đau khổ. Đau khổ là cầu nối, là chất dẫn để tạo ra nguyên nhân sanh khổ. Nghĩa là từ kết quả nó làm điều kiện để nó dẫn đến cái nhân, cái nhân là điều kiện dẫn đến quả, gớm chưa? Gớm là gớm chỗ đó. Hành giả mới thấy như vầy, hành giả mới thấy toàn bộ đời sống của mình là khổ tập, rồi từ cái tập nó đẻ qua khổ, từ khổ nó đẻ qua tập, từ tập nó đẻ qua khổ, từ khổ nó đẻ qua tập, cứ như thế, nha. Thì buổi đó là rốt ráo, nhưng mà buổi đầu phải xài cái tưởng để thấy cái tướng, cái tướng là cái vỏ ngoài, nhớ nha. Đi biết là đi, ngồi biết là ngồi, thở ra biết là thở ra, hít vào biết là hít vào, co tay, duỗi tay, dỡ lên, đặt xuống, tắm, rửa, lau mặt, tiêu tiểu, ăn uống, nhai nuốt, cắn, lừa, nuốt tất cả đều biết hết, cái đó gọi là quán tưởng. Chữ quán tưởng trong trường hợp này thôi nha, chứ chỗ khác mà hiểu quán tưởng theo kiểu này là tôi không chịu trách nhiệm nha, nhưng trong chỗ này nói về ba tưởng.

Như vậy đời sống của chúng ta chỉ là một chuỗi ngày sống trong hoang tưởng, ảo tưởng, và tới lúc tu hành đắc đạo, chúng ta cũng phải vay mượn cái tưởng một thời gian để dùng tạm và sau cùng lấy nó làm cái bè sang sông. Qua sông rồi thì bè nào cũng phải bỏ lại không có một cái người nào đầu óc tỉnh táo, không tâm thần mà qua sông rồi còn cõng cái bè đi theo thì chưa từng có trong lịch sử của trái đất. Nhớ cái đó quan trọng. Tưởng phải nói như vậy đó.

--ooOoo--

Sadhu ... Sadhu ... Sadhu ...
Reply
Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Chương VI - Sáu Pháp

VI. Ðại Phẩm

(I) (55) Sona


Roll down từ từ sẽ thấy ...

-----------------
(III) (77) Thượng Nhân Pháp

1. - Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu?

2. Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, không có thể tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.

3. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu?

4. Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, không tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đánh bậc Thánh.



(IV) (78) Lạc Hỷ



1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, đối với vị ấy nguyên nhân đã được hình thành để đoạn trừ các lậu hoặc. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích pháp, ưa thích tu tập, ưa thích đoạn trừ, ưa thích viễn ly, ưa thích không có sân hận, ưa thích không có hý luận. Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, đối với vị ấy, nguyên nhân đã được hình thành để đoạn trừ các lậu hoặc.





(V) (79) Chứng Ðắc



1. - Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thiện xảo khi đi vào, không thiện xảo khi đi ra, không thiện xảo khi đến gần, không khởi lên ý nghĩa muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được, không phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc, không có cố gắng để kiên trì tiếp tục.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiện xảo khi đi vào, thiện xảo khi đi ra, thiện xảo khi đến gần, khởi lên ý muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được, phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc, có cố gắng để kiên trì tiếp tục.

Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.
Reply
Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya

2. Kinh Sa-môn quả
(Sàmannaphala sutta)


2. KINH SA-MÔN QUẢ

016. TRONG TRƯỜNG-HỢP NÀO ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH SA-MÔN QUẢ?

Vào một đêm rằm sáng trăng, vua A-xà-thế (Ajàtasattu) nước Ma-kiệt-đà (Magadha) đến chiêm-bái đức Phật, bấy giờ đang ngụ tại vườn xoài của ông Kỳ-bà (Jivaka) gần thành Vương-Xá. Sau khi thuật lại những lời của sáu vị sư-trưởng ngoại-đạo đã chẳng làm thoả-mãn câu hỏi của mình về lợi-ích của việc tu-hành, nhà Vua thỉnh đức Phật chỉ rõ các kết-quả thiết-thực trước mắt mà người tu-sĩ Phật-giáo có thể gặt hái được.

Nhơn đó, đức Phật đã giảng Kinh Sa-môn quả trình-bày đường-lối tu-hành của các Sa-môn cùng những thành-quả thâu-lượm được ngay trong hiện-đời.

017. NỘI-DUNG KINH SA-MÔN QUẢ.

A. Ý chánh: Sa-môn Quả nghiã là: Sa-môn, phiên-âm chữ Pali Sàmana, tu-sĩ Phật-giáo sống bằng cách khất-thực; Quả, thành-quả, kết-quả tốt thu-lượm được sau khi tu-tập đúng đường lối.

Trong Kinh Sa-môn quả, đức Phật sau khi nghe vua A-xà-thế thuật lại sự chẳng vừa-ý trước các lời phô-trương về đường-lối tu-tập chẳng có kết-quả rõ-ràng nào của sáu vị sư-trưởng ngoại-đạo, Ngài liền trình-bày đầy-đủ chi-tiết về các giai-đoạn tu-luyện của một vị Sa-môn, cùng các lợi-ích thiết-thực, hiện có trước mắt, ở mỗi giai-đoạn tu-chứng.

B. Phân-đoạn: Kinh Sa-Môn Quả rất dài, có thể chia ra làm ba phần:

1.- Sáu lý-thuyết của các giáo-phái ngoại-đạo chẳng làm thoả-mãn được vua A-xà-thế: (1) thuyết chẳng có nghiệp-báo, (2) thuyết luân-hồi tịnh-hoá; (3) thuyết đoạn-diệt; (4) thuyết bảy thân bất-hoại; (5) thuyết loã-thể với bốn cấm-giới; (6) thuyết ngụy-biện.

2.- Các lợi-ích của quả Sa-môn được đức Phật kể ra theo thứ-tự từ thấp đến cao: (1) được sự kính-nễ, (2) giữ được giới-đức đầy-đủ, (3) chế-ngự được các căn, (4) luôn luôn chánh-niệm tỉnh-giác, (4) sống biết đủ; (5) dẹp bỏ năm triền-cái, (6) lần-lượt chứng các cấp Thiền-định (7) đắc các thần-thông, (8) đạt được lậu-tận-trí; (9) thân-tâm và trí-tuệ hoàn-toàn giải-thoát.

3.- Nghe xong, vua A-xà-thế tán-thán công-đức của bản Kinh nầy, xin quy-y với Phật, Pháp, Tăng và xin sám-hối tội đã giết vua-cha. Đức Phật cũng vui lòng chứng-minh sự thú-tội ấy là đúng với Chánh-pháp.

018. LỢI-ÍCH TRƯỚC MẮT CỦA HẠNH SA-MÔN: ĐƯỢC MỌI NGƯỜI KÍNH-NỂ.

Đức Phật đưa ra thí-dụ, như có người nô-bộc của Vua, với lòng mến Đạo, xuất-gia đi tu làm Sa-môn, người ấy ''sống chế-ngự thân, lời nói, ý-nghĩ, bằng lòng với nhu-cầu tối-thiểu về ăn mặc, hoan-hỉ sống an-tịnh''. Đức Phật hỏi, nhà Vua có còn kêu vị Sa-môn đó trở lại làm nô-bộc như trước nữa chăng? Vua liền đáp: ''Không ! Chẳng những thế, ''con còn kính-lễ, bảo-vệ che-chở người ấy đúng theo luật-pháp.''


Đức Phật nói: ''Đó phải chăng là kết-quả thiết-thực hiện-tại của hạnh Sa-môn?''

019. LỢI-ÍCH THIẾT-THỰC VỀ GIỚI-ĐỨC CỦA HẠNH SA-MÔN.

Được Vua hỏi tiếp về các kết-quả thiết-thực khác, vi-diệu hơn nữa, của hạnh Sa-môn, đức Phật lần-lượt kể ra, theo thứ-tự từ thấp đến cao.
Trước hết, Ngài giảng thật tỉ-mỉ về Giới-Bổn Pàtimokkha (phiên-âm theo tiếng Hán-Việt là Ba-la-đề-mộc-xoa), gồm có: (1) tiểu-giới, (2) trung-giới và (3) đại-giới. (Các giới nầy đã được giảng rõ trong Kinh Phạm-Võng ở trước). Sa-môn giữ đúng theo ba cấp giới-luật đó, thì giới-hạnh được đầy-đủ và thanh-tịnh, nên ''hưởng lạc-thọ, nội-tâm chẳng vẩn-đục.''

(Giới được giữ-gìn đầy-đủ gọi là Cụ-túc-giới, giới-luật mà các Tỳ-kheo [có 250 giới], Tỳ-kheo-ni [có 348 giới] phải thọ-trì suốt đời).

020. LỢI-ÍCH THIẾT-THỰC CỦA HẠNH SA-MÔN: CHẾ-NGỰ CÁC CĂN.

Thế nào là chế-ngự (hay hộ-trì) các căn? Đức Phật dạy: ''Khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung và tướng riêng. Những nguyên-nhân nào ... khiến tham-ái, ưu-bi, các bất-thiện-pháp khởi lên, Tỳ-kheo tự chế-ngự nguyên-nhân ấy, thực-hành sự hộ-trì nhãn-căn.''

Khi tai nghe tiếng, ...; mũi ngửi hương, ...; lưỡi nếm vị, ...; thân cảm xúc, ...; ý nhận-thức pháp, ...; vị ấy cũng chẳng nắm giữ tướng chung và tướng riêng ...
''Nhờ sự hộ-trì cao qúi các căn, vị ấy hưởng lạc-thọ, nội-tâm chẳng vẩn-đục.''

021. LỢI-ÍCH THIẾT-THỰC CỦA HẠNH SA-MÔN: CHÁNH-NIỆM TỈNH-GIÁC VÀ SỐNG BIẾT ĐỦ.

Thế nào là chánh-niệm tỉnh-giác? Đức Phật dạy: ''Tỳ-kheo khi đi tới , đi lui, đều tỉnh-giác; ... khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh-giác; ... khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im-lặng, đều tỉnh-giác ...''

Thế nào là sống biết đủ? Đức Phật dạy: ''Tỳ-kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất-thực để nuôi bụng, đi đến chỗ nào cũng mang theo ...''

Vị ấy với giới-uẩn cao qúi, với sự hộ-trì các căn, với chánh-niệm tỉnh-giác, với hạnh biết đủ ... nên hưởng được lạc-thọ, nội-tâm chẳng vẩn-đục.

022. LỢI-ÍCH THIẾT-THỰC CỦA HẠNH SA-MÔN: XẢ-LY NĂM TRIỀN-CÁI.

Thế nào là năm triền-cái? Năm triền-cái là năm sự ngăn-che trí-huệ, gồm có: (1) tham, (2) sân, (3) thụy-miên (=mê ngủ), hôn-trầm (=dã-dượi), (4) trạo-cử, (=vụt-chạc), hối-tiếc, (5) nghi.

Về cách dẹp bỏ năm triền-cái, đức Phật dạy: vị Tỳ-kheo sau khi khất-thực và ăn xong, chọn nơi vắng-vẻ, ngồi kiết-già, lưng thẳng, và an-trú chánh-niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham-ái ở đời, sống với tâm ly-tham; từ bỏ sân-hận, sống với tâm vô-sân, từ-mẫn; từ bỏ hôn-trầm và thụy-miên, sống với tâm hướng về ánh-sáng, chánh-niệm, tỉnh-giác; từ bỏ trạo-cử và hối-tiếc, gột rửa tâm hết trạo-cử và hối-tiếc; từ bỏ nghi-ngờ, lưỡng-lự, phân-vân, gột rửa tâm hết nghi-ngờ đối với các thiện-pháp.

Vị ấy lại quán-tưởng năm triền-cái kể trên như là món nợ, như là bịnh-hoạn, như là tù-ngục, như là thân-phận nô-lệ, như là bãi sa-mạc nguy-hiểm; nên nay cố gắng diệt-trừ chúng, xả-ly chúng và nhờ đó mà sanh tâm hân-hoan.

023. LỢI-ÍCH THIẾT-THỰC CỦA HẠNH SA-MÔN: CHỨNG-ĐẮC BỐN CẤP THIỀN-ĐỊNH.

Bốn cấp thiền-định là: Sơ-thiền, Nhị-thiền, Tam-thiền và Tứ-thiền. Đức Phật dạy: Khi quán tự-thân đã xả-ly năm triền-cái, tâm vị Tỳ-kheo sanh hoan-hỷ, thân được khinh-an; vì lạc-thọ sanh, tâm trở nên định-tĩnh, lần-lượt đạt đến các cấp Thiền-định.

- Tỳ-kheo ly dục, ly ác-pháp, chứng và trú SƠ-THIỀN, ''một trạng-thái hỷ-lạc DO LY DỤC SANH, với tầm, với tứ.''
- Tỳ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú NHỊ-THIỀN, ''một trạng-thái hỷ-lạc DO ĐỊNH SANH, nội tĩnh nhứt- tâm''.
- Tỳ-kheo ly hỷ, trú xả, chánh-niệm tỉnh-giác, thân-tâm cảm đuợc ''xả-niệm lạc-trú'', chứng và trú TAM-THIỀN, ''một trạng-thái LẠC-THỌ KHÔNG CÓ HỶ.''
- Tỳ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm-thọ trước, chứng và trú TỨ-THIỀN, ''một trạng-thái chẳng khổ, chẳng lạc, XẢ NIỆM THANH-TỊNH.''

Đó là ''quả thiết-thực hiện-tại của hạnh Sa-môn, còn vi-diệu, thù-thắng hơn những quả trước''.

024. LỢI-ÍCH THIẾT-THỰC CỦA HẠNH SA-MÔN: HƯỚNG TÂM ĐẾN CHÁNH-TRÍ.

Đức Phật dạy: ''Với tâm định-tĩnh, thuần-tịnh, dễ sử-dụng, vững-chắc, bình-thản, Tỳ-kheo hướng-dẫn tâm đến CHÁNH-TRÍ, CHÁNH-KIẾN. Vị ấy biết: thân nầy là sắc-pháp, do bốn đại (mà) thành, biến-hoại vô-thường, trong thân ấy THỨC ta lại nương-tựa vào và bị trói buộc.''

Đó là ''quả thiết-thực, hiện-tại của hạnh Sa-môn, còn vi-diệu và thù-thắng hơn các quả trước.''

025. LỢI-ÍCH THIẾT-THỰC CỦA HẠNH SA-MÔN: CHỨNG CÁC THẦN-THÔNG VÀ ĐƯỢC GIẢI-THOÁT.

Với tâm định-tĩnh, thuần-tịnh, dễ sử-dụng, vững chắc, Tỳ-kheo hướng-dẫn tâm đến các thần-thông:

hoá-thân hiện hình qua vách, núi; lặn sâu dưới đất liền, đi trên mặt nước, bay trên hư-không ...
- thiên-nhĩ-thông có thể nghe được tiếng chư Thiên và Người, xa và gần ...
tha-tâm-thông biết được tâm-trạng của kẻ khác ..
túc-mạng-minh biết được nhiều đời kiếp trước ...
thiên-nhãn-thông thấy sự sống-chết của chúng-sanh và hành-nghiệp của chúng ...
lậu-tận-trí biết được như-thật thế nào là Khổ, Tập, Diệt, Đạo? thế nào là thoát khỏi các dục-lậu, hữu-lậu và vô-minh-lậu? ...

Nhờ nhận-thức được như vậy, vị ấy biết: ''Ta đã giải-thoát. Sanh đã tận, phạm-hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện-tại, Ta chẳng còn đời sống nào khác nữa.''

Không có một quả thiết-thực hiện-tại nào vi-diệu và thù-thắng hơn quả-vị giải-thoát nầy của hạnh Sa-môn.

026. HỌC KINH SA-MÔN QUẢ NHƯ THẾ NÀO?

1.- Chữ Sa-môn có ba nghiã chánh: (1) cần-giả nghiã là người siêng làm việc lành; (2) tức-giả, nghiã là người ngưng làm tất cả việc ác; (3) bần-giả, nghiã là người cam chịu nghèo-khó để tu-tập đến ngày được hoàn-toàn giác-ngộ và giải-thoát.

2.- Trọng-điểm của Kinh Sa-môn quả là: đức Phật giảng tỉ-mỉ về (a) các giới-luật mà vị Sa-môn phải tuân theo suốt đời; (b) đường-lối tu-hành theo Chánh-pháp mà vị Sa-môn tập-luyện để lần-lượt thâu-lượm được các lợi-ích thiết-thực ngay trong hiện-đời.

3.- Lời Phật giảng trong Kinh nầy tóm lại chỉ có ba điều: Giới, Định, Huệ. Nhờ giữ giới đầy-đủ, thân-tâm an-lạc nên sớm đắc định-lực. Nhờ có định-lực, vị Sa-môn lần-lượt chứng các thần-thông, đồng thời Trí-huệ chiếu sáng lên, cắt đứt các phiền-não, dẹp xong các lậu-hoặc mà được hoàn-toàn giải-thoát.

4.Có hai điểm phụ nhưng cũng nên lưu-ý khi đọc Kinh Sa-môn quả:

a.- Vua A-xà-thế ''sợ-hãi, kinh-hoàng, tóc dựng lên'' khi đi đến gần vườn xoài, nơi đức Phật và các vị Tỳ-kheo ngụ: một sự im-lặng tuyệt-đối ''giữa một đại-chúng gần một ngàn hai trăm năm mươi vị, mà không có một tiếng đằng-hắng, không có một tiếng ho, không có một tiếng ồn''. Một cảnh-tượng tu-hành thật trang-nghiêm và vi-diệu !

b.- Trước mặt đức Phật, Vua A-xà-thế thú-tội đã giết vua-cha để giành ngôi. Theo Kinh-sách, đây là tội ngũ-nghịch, phải sa vào điạ-ngục, sau khi chết. Nhưng đức Phật đã từ-bi mà ''chứng-minh sự thú-tội đúng với Chánh-pháp''. Sau khi vua A-xà-thế vừa ra về, đức Phật bảo các Tỳ-kheo: ''Tâm vua ấy rất ăn-năn... nếu vua ấy chẳng hại mạng cha, thì tại ngay chỗ ngồi này, vua ấy đã chứng được pháp-nhãn thanh-tịnh, không cấu-uế.''

(TN, Mtl, 2006-02-14).

======================================================================

Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya



22. Kinh Ðại Niệm xứ
(Mahàsatipatthana sutta)




22. KINH ĐẠI NIỆM-XỨ

109. TRONG TRƯỜNG-HỢP NÀO ĐỨC PHẬT GIẢNG KINH ĐẠI NIỆM-XỨ.

Vào một thời kia, đức Phật ngụ gần đô-thị Kiềm-ma-sắt-đàm (Kammàssadhamma), xứ Câu-lâu (Kuru). Ngài gọi các vị Tỳ-kheo đến và nói, có ''con đường độc-nhứt đưa đến thanh-tịnh cho chúng-sanh, vượt khỏi sầu-bi, diệt-trừ khổ-ưu, thành-tựu chánh-trí, chứng ngộ Niết-bàn.'' Đó là Bốn Niệm-Xứ`.


Nhơn đó Ngài giảng Kinh Đại Niệm-Xứ nầy, quan-trọng về mặt giáo-lý, ngang hàng với các Kinh Phạm-Võng, Sa-Môn Quả, thuộc Trường-Bộ Kinh.

110. NỘI-DUNG KINH ĐẠI NIỆM-XỨ.

A.- Ý ChánhKinh Đại Niệm-Xứ dạy bốn pháp quán-niệm: (1) thân, (2) thọ, (3) tâm, (4) pháp.


B.- Phân đoạn: Kinh có thể chia ra bốn phần:


1. Phần I: quán thân trên thân:
- chuẩn-bị: ngồi kiết-già nơi an-tịnh, an-trú chánh-niệm nơi hơi thở ra, hơi thở vào; quán tánh sanh-khởi và diệt-tận trên thân;
- giữ chánh-niệm trong mọi oai-nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín...
- pháp quán 32 chỗ bất-tịnh nơi thân-thể;
- pháp quán các giới trên thân;
- các pháp quán thây chết ở bãi tha-ma, lúc mới chết cho đến khi thây chỉ còn xương trắng, rời-rạc.


2. Phần II: quán thọ trên các cảm-thọ:
- phân-biệt các loại cảm-thọ: lạc-thọ, khổ-thọ, bất lạc bất khổ thọ;
- quán tánh sanh-khởi và diệt-tận của cảm-thọ.


3. Phần III: quán tâm trên tâm:
- phân-biệt các loại tâm-sở: tâm tham với tâm vô-tham; tâm sân với tâm vô-sân; tâm si với tâm vô-si; tâm tán-loạn với tâm thâu-nhiếp; tâm quảng-đại  tâm vô-thượng; tâm định với tâm chẳng định; tâm giải-thoát với tâm chưa giải-thoát.
- quán tánh sanh, diệt của các tâm-trạng đó.


4. Phần IV: quán pháp trên các pháp:
- quán năm triền-cái: biết rõ nội-tâm khi nào: (1) có tham-dục hay không có tham-dục, ... (2) có sân-hận, ... (3) có hôn-trầm, thụy-miên, ...(4) có trạo hối, ... (5) có nghi hay không có nghi.
- quán năm thủ-uẩn: suy-tư kỹ:
. đây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt;
. đây là thọ, ... thọ sanh, ... thọ diệt;
. đây là tưởng,... tưởng sanh, ... tưởng diệt;
. đây là hành,... hành sanh, ... hành diệt;
. đây là thức, ...thức sanh, ... thức diệt

quán sáu nội-ngoại-xứ: (1) mắt và sắc, (2) tai và tiếng, (3) mũi và mùi, (4) lưỡi và vị, (5) thân và xúc, (6) ý và pháp.

quán bảy giác-chi, quán nội-tâm có hay chưa có: (1)Trạch-pháp giác-chi, (2) Tinh-tấn giác-chi, (3) Hỷ giác-chi, (4) Khinh-an giác-chi, (5) Niệm giác-chi, (6) Định giác-chi,  (7) Xả giác-chi.

quán bốn thánh-đế, để biết rõ như-thật:
. Khổ-đế: thế nào là sanh, già, bịnh, chết, sầu, bi, ưu, não, cầu bất đắc, năm thủ-uẩn;
. Khổ-tập: thế nào là tham-ái; thế nào là sắc-ái; cùng sự sanh-khởi và an-trú của chúng;
. Khổ-diệt: thế nào là sự diệt-tận tham-ái mà không còn luyến-tiếccùng sự xả-ly, sự giải-thoát, sự vô-nhiễm vì sự tham-ái đó nữa.
. Khổ-diệt đạo: Bát-Chánh-Đạo, con đường tám ngành đưa tới sự diệt-tận mọi Khổ. Quán để biết rõ-ràng như-thật thế nào là (1) Chánh-tri-kiến, (2) Chánh tư-duy, (3) Chánh ngữ, (4) Chánh-nghiệp, (5) Chánh mạng, (6) Chánh tinh-tấn, (7) Chánh niệm và (8) Chánh-định.


Để kết-luận, đức Phật nói: ''Nầy các Tỳ-kheo, vị nào tu-tập Bốn Niệm-Xứ nầy như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: một là chứng Chánh-trí ngay trong hiện-tại; hay là nếu còn hữu-dư-y, chứng quả Bất-hoàn. Nầy các Tỳ-kheo, không cần gì đến bảy năm, ... trong sáu, năm, bốn, ba, hai, một năm, ...trong bảy tháng, cũng chứng được một trong hai quả (nói trên).


111. HỌC KINH ĐẠI-NIỆM-XỨ CÁCH NÀO?


1. Kinh Đại Niệm-Xứ chẳng những quan-trọng về mặt giáo-lý, Kinh còn đặt nặng vấn-đề thực-tập nữa. Chỉ khi nào nhiệt-thành bắt tay vào sự tu-tập theo Kinh mới thấy được hiệu-quả tức-thời và chắc-chắn của Kinh đối với đường-tu của mình. Như đức Phật có nói, ''Đây là con đường độc-nhứt đưa đến thanh-tịnh cho chúng-sanh, vượt khỏi sầu-bi, diệt-trừ khổ-ưu, thành-tựu chánh-trí, chứng-ngộ Niết-bàn.''


2. Kinh chứa tất cả 14 phép quán về thân, 9 phép quán về cảm-thọ, 16 phép quán về tâm và 5 phép quán về pháp-tu. Chẳng thể nào đọc lướt qua văn-kinh mà thấy được hiệu-quả của Kinh; có sự kiên-nhẫn trong việc tu-tập, theo từng pháp một, mới mong đạt được ít nhiều kết-quả.


3. Bốn Niệm-xứ là gì? Đó là: (1) thân, (2) thọ, (3) tâm và (4) pháp. Tu-tập pháp quán Bốn Niệm-xứ là giữ chánh-niệm luôn luôn an-trú trong bốn lãnh-vực ấy.


Tâm con người thường hay chạy buông-lung theo cảnh-vật bên ngoài, chẳng ở yên một chỗ. Pháp Bốn Niệm-xứ chính là chỉ rõ cách giữ tâm an-trú, chẳng chạy lang-thang, để trí-huệ có thể chiếu sáng lên, soi rõ con đường tu-hành đến nơi giác-ngộ và giải-thoát.


Vì lẽ đó, việc giữ chánh-niệm an-trú nơi bốn lãnh-vực: thân, thọ, tâm và pháp, chính là cốt-tủy của lời dạy trong Kinh nầy.


(TN. Mtl, 2006-03-12).



Reply
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya
10. Kinh Niệm xứ
(Satipatthàna sutta)



Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn.

Thế Tôn thuyết như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

(Quán thân)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, tuệ tri: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.

Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Này các Tỷ-kheo, lại nữa, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

(Quán thọ)

Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất".

Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ.

(Quán tâm)

Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, với tâm có tham, tuệ tri: "Tâm có tham"; hay với tâm không tham, tuệ tri: "Tâm không tham". Hay với tâm có sân, tuệ tri: "Tâm có sân"; hay với tâm không sân, tuệ tri: "Tâm không sân". Hay với tâm có si, tuệ tri: "Tâm có si"; hay với tâm không si, tuệ tri: "Tâm không si". Hay với tâm thâu nhiếp, tuệ tri: "Tâm được thâu nhiếp". Hay với tâm tán loạn, tuệ tri: "Tâm bị tán loạn". Hay với tâm quảng đại, tuệ tri: "Tâm được quảng đại"; hay với tâm không quảng đại, tuệ tri: "Tâm không được quảng đại". Hay với tâm hữu hạn, tuệ tri: "Tâm hữu hạn". Hay với tâm vô thượng, tuệ tri: "Tâm vô thượng". Hay với tâm có định, tuệ tri: "Tâm có định"; hay với tâm không định, tuệ tri: "Tâm không định". Hay với tâm giải thoát, tuệ tri: "Tâm có giải thoát"; hay với tâm không giải thoát, tuệ tri: "Tâm không giải thoát".

Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm.

(Quán pháp)

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nội tâm có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có ái dục"; hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ái dục". Và với ái dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có sân hận". Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có nghi". Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư: "Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập; đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt". Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Tỷ-kheo tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... tuệ tri lưỡi... và tuệ tri các vị... tuệ tri thân và tuệ tri các xúc, tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nội tâm có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có niệm giác chi"; hay nội tâm không có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ý niệm giác chi". Và với niệm giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với niệm giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay Tỷ-kheo nội tâm có trạch pháp giác chi... (như trên)... hay nội tâm có tinh tấn giác chi... (như trên)... hay nội tâm có hỷ giác chi... (như trên)... hay nội tâm có khinh an giác chi... (như trên)... hay nội tâm có định giác chi... (như trên)... hay nội tâm có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có xả giác chi"; hay nội tâm không có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có xả giác chi". Và với xả giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với xả giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt".

Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.

(Kết luận)

Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Reply
Brick 
Sư Toại Khanh Giảng về Lạc Hỷ (Thượng Nhân Pháp, Lạc Hỷ, Chứng Đắc) (Tăng Chi 6.77 - 6.79) (1-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...H%E1%BB%B7

KTC.6.78 Lạc Hỷ

KTC 6.77 Thượng Nhân Pháp (See also #256, p 18)

1. - Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu?
  1. Thất niệm,
  2. không tỉnh giác,
  3. không phòng hộ các căn,
  4. không thể tiết độ trong ăn uống,
  5. ngụy trá,
  6. hư đàm.
 
Không đoan tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.

3. Ðoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu?

Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, không tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Ðoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đánh bậc Thánh.

Quote:Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép

05/09/2019 - 08:02 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Kinh 77 là kinh Thượng nhân phápthì Đức phật dạy rằng là 6 pháp này không thể nào tiếp tục tồn tại nếu mà chúng ta muốn tu chứng giải thoát, điều đặc biệt vậy đó. Tôi nói rất là nhiều lần, đó là phiền não hay trở ngại cho con đường tu học nó có nhiều lắm, nó có nhiều cách nói, thì tùy chỗ, tùy đối tượng mà Đức Thế Tôn Ngài có cách trình bày khác nhau. Thì ở đây trong bài kinh 77 này Ngài dạy rằng có 6 trở ngại cho đạo quả giải thoát.




Trở ngại thứ nhất là sống thất niệm. Thất niệm đây có nghĩa là sống không có tỉnh thức, chữ tỉnh thức cũng hơi mơ hồ há? Thường thì chữ chánh niệm được định nghĩa là tỉnh thức, nhưng mà thất niệm đây có nghĩa là mình không có biết rõ mình đang hoạt động, đang sống ra sao thì đó gọi là thất niệm. Thí dụ như hít thở trong sự thất niệm, nghĩa là mình không có biết rằng mình đang thở ra, đang thở vào; rồi xa hơn tí nữa là mình không biết rằng mình đang thở ra, thở vào với cái cảm giác gì, với tâm trạng gì, đó gọi là thất niệm ở trong hơi thở. Thất niệm trong tư thế sinh hoạt nghĩa là mình đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, nhai, nuốt, tắm rửa, co duỗi mà mình không biết, tức là tay làm việc này nhưng cái đầu lại nghĩ chuyện khác, đó gọi là thất niệm, không có chánh niệm. Chánh niệm đây có nghĩa là mình làm cái gì mình biết cái nấy một cách cẩn trọng, chính xác và trong sự nhận biết.

Cái chữ sati: niệm, tôi thích dịch là nhận biết hơn, nhận biết, chứ còn chữ tỉnh thức nghe rất là mơ hồ, còn chữ nhận biết là luôn luôn có sự nhận biết đầy đủ, chính xác về những gì mà đang diễn ra trong thân và tâm của mình. Tùy, nếu mà mình tu tập thọ quán niệm xứ là mình biết rõ cái cảm giác gì nó đang có mặt ở thân hay là trong tâm của mình. Còn tâm quán niệm xứ là mình biết rất rõ là mình đang sống trong tâm trạng nào? Tham hay sân hay là bủn xỉn, hay là ganh tỵ, tật đố, mình biết rất là rõ. Còn thất niệm ở đây là không được như vậy, có nghĩa là mọi hoạt động của thân và của tâm không được nhận biết một cách chính xác, một cách đầy đủ. Tôi có thể ví dụ như thế này, quí vị đi cái chân trần, chân không có giày dép đó, quí vị đi chân trần lên trên một con đường đất, hay trên một bờ cỏ mà mình có lòng nghi ngại không biết có cái gì ở dưới: miểng chai, kẽm gai, hay côn trùng, hay rắn rít gì đó; thì khi mình đặt cái bàn chân trần của mình lên bờ cỏ đó, mình đặt lên với tất cả sự cẩn trọng như thế nào thì cái chánh niệm mình cũng hiểu nó đại khái như vậy, có nghĩa luôn luôn làm việc trong sự nhận biết đầy đủ. Hoặc là ban đêm mình đưa tay mình mò tìm một cái vật gì đó, mình đưa tay đi trong sự nhận biết, chính xác là mình đang làm cái gì, thì đó gọi là chánh niệm. Thất niệm là thua, thất niệm coi như là tất cả thiện pháp cuốn theo sự thất niệm ấy. Nhớ cái đó, cái đó rất là quan trọng.

06/09/2019 - 07:17 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Nhiều lần và rất nhiều lần tôi nói pháp môn Tứ niệm xứ, bắt đầu pháp môn Tứ niệm xứ chỉ là sống chánh niệm thôi, không có quán chiếu danh sắc gì hết, chỉ sống chánh niệm, nhưng mà trước khi bắt tay vào công phu niệm xứ, làm ơn học giáo lý dùm cái, giáo lý căn bản nha. Phải học giáo lý, chứ còn mà nói sống chánh niệm mà hỏng có giáo lý là hỏng được, phải có học giáo lý, biết thế nào là 5 uẩn, biết thế nào là các thọ, thế nào là 12 xứ, 6 căn, 6 trần là cái gì? Phải nắm cái đó, biết 14 cái phiền não là gì? Biết 25 cái thiện pháp là cái gì?

Cấu tạo của tâm bất thiện là gì? Là thức, tức là cái biết đơn giản, cộng với 13 tâm sở trung tính không thiện ác cộng với 14 tâm sở tiêu cực. Tâm sở đây là thành tố tâm lý. Như vậy thì để cấu tạo nên một tâm thiện thì nó gồm có cái biết đơn giản, cái biết của tâm, bản chất của tâm nó không thiện ác gì hết.

Cái biết của tâm cộng với 13 tâm sở trung tính, tức là 13 tâm tố bắt buộc phải có trong tất cả tâm thiện ác rồi cộng với 14 tâm sở bất thiện, tức là 14 tâm sở tiêu cực. Thì 1+13+14 nó thành ra là tâm ác.

Còn cái cấu trúc của tâm thiện là tâm, là cái biết thôi cộng với 13 tâm sở trung tính cộng với 25 tâm sở tích cực thì nó thành ra tâm thiện.

Đại khái học giáo lý là học cái đó, là học cấu trúc của tâm thiện, tâm ác. Rồi mới biết rằng trong mỗi tâm thiện tâm ác nó có bao nhiêu thành tố tâm lý, có nghĩa là một tâm vậy có bao nhiêu tâm sở. Còn nói theo ngôn ngữ ngoài đời tức là trong mỗi một cái biết của ý thức nó có bao nhiêu thành tố tâm lý đi cùng, cái đó rất là quan trọng. 

Cũng giống như mình biết đại khái cái chén nước mà mình uống vào nó có hại cho bao tử hay không? Vì sao? Trong đó nó có gì? Trong đó nó có đường, nó có muối, nó có chất chua hay sao đó, đại khái mình phải biết, chứ còn mình cứ nhắm mắt nhắm mũi đói là cứ dọng vô, khát là cứ dọng vô là hỏng được. Thí dụ như một người có tí hiểu biết, họ sợ uống coke, coca lắm, họ sợ lắm, bởi vì họ biết trong đó nó có nhiều độc tố hại cho cơ thể, uống thì rất là ngon và rất là dễ gây nghiện, nhưng mà coca cola nó độc kinh khủng lắm quí vị có biết không? Thí dụ như những cái chum, lọ mà nó bị đóng lâu ngày cái này cái kia, quí vị bỏ vô ngâm nó ra. Và các vị có biết một chuyện nghe rất là ê chề đó là cái bồn cầu mình đi đại tiện mỗi ngày, bồn cầu đó nếu mà nó đóng cái này cái kia, đóng vàng chùi hỏng có ra, các vị cứ khui cái lon coca các vị đổ vô trong đó ngâm một lát, chừng một tiếng đồng hồ là quí vị rửa chùi là đã lắm. Thì mình thấy rõ ràng là trong cái lon coca nó độc dữ lắm, chính vì mình biết như vậy đó cho nên mình mới có thể kiêng không tiếp tục uống coca nữa. Và chưa hết, mấy cái loại nước có gas nó không có tốt cho cơ thể, trước mắt là nó có hại cho răng, cho bao tử. Uống nước đá là có hại cho răng, cho bao tử; còn uống nước có chất gas là nó hại tùm lum trong cơ thể mình, có thể hại cho xương nữa.

Cho nên khi mình biết được cái cơ cấu, cái nội dung, cái phẩm chất của mọi sự thì cái đời sống mình sẽ an toàn hơn, đại khái vậy thôi, chỉ vậy thôi. Mình biết rõ cái cơ cấu của tâm thức, biết cái đó là bất thiện, cái đó là thiện trong những gì mình phát biểu; trong những gì mình hành động cũng vậy, mình cũng biết cái này nè nó có hại, cái kia nó có hại. Biết như vậy thì mình được sống an toàn, mà an toàn nó kéo theo an lạc, có an toàn mới có an lạc. Cái an lạc mà nó không được an toàn thì an lạc đó nó vừa không bền mà nó vừa nguy hiểm. Cho nên thất niệm nó lớn chuyện lắm.

07:16

2/ Không tỉnh giác: không có khả năng sinh hoạt trong chánh niệm, không nhận biết trong từng sinh hoạt vật lý

Tiếp theo đó là không tỉnh giác. Thất niệm ở đây là không có khả năng chánh niệm liên tục, còn tỉnh giác là khả năng sinh hoạt trong chánh niệm. Các vị xem ở trong kinh Tứ niệm xứ thì mình thấy rõ ràng có trường hợp như kinh này nè:

* chánh niệm chỉ cho sự tỉnh thức, nhận biết trong tâm;

** còn tỉnh giác ở đây là sự nhận biết trong từng sinh hoạt vật lý, nha.

Thất niệm là vậy, không tỉnh giác là vậy đó.

Xem kinh Sa môn quả của Trường bộ là một, xem thêm kinh Đại niệm xứ ở trong Trung bộ và trong Trường bộ là hai, nha, coi hai bài niệm xứ đó, thì trong đó định nghĩa như vậy đó.

* Thì thất niệm ở đây được hiểu là sự nhận biết ở trong tâm thức, mặc dù khi mà chữ thất niệm đi một mình nó chỉ cho cả sinh hoạt thân và tâm. Nhưng trong bài kinh này nè, cái thất niệm chỉ cho sự thiếu nhận biết trong tâm pháp.

** Còn cái tỉnh giác ở đây là sự thất niệm ở trong sinh hoạt của tay chân, của đời sống sinh lý. Thí dụ như mình đi, đứng, nằm, ngồi mà có nhận biết, trong trường hợp đó chánh niệm tỉnh giác được tách đôi nó ra.

09:07

3/ không phòng hộ các căn

Cái thứ ba là không phòng hộ các căn cũng như vậy. Thật ra không phòng hộ các căn nó là một cách nói khác của chánh niệm và tỉnh giác. Tôi nhắc lại, thật ra cái thu thúc lục căn hoặc là ở đây kêu là phòng hộ, cái guttadvārata ở đây nó cũng vẫn là đời sống của chánh niệm tỉnh giác, nhưng Ngài muốn cho mình rõ hơn thì Ngài nói hết, bởi vì sao? Vì đây là những thuật ngữ mà Ngài thường nói đi nói lại rất là nhiều lần.

* Thì cái thất niệm ở đây mình phải hiểu nó là sự vắng mặt của chánh niệm, sự vắng mặt của khả năng nhận biết trong sinh hoạt của tâm thức. Biết đây là thiện, đây là bất thiện, đây là giác chi, đây là triền cái, thì nó được gọi là niệm.

** Còn cái tỉnh giác ở đây phải hiểu nó là sự tỉnh thức ở trong các tư thế sinh hoạt như là đi, đứng, nằm, ngồi, nhưng mà nó tựu chung là chánh niệm.

*** Còn cái số ba nữa là phòng hộ các căn cũng y chang như vậy nhưng mà ở trong cái kia, trong chánh niệm tỉnh giác thì các tư thế sinh hoạt nói rộng không có hạn chế; thí dụ như là đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, nhai nuốt, cầm lên, để xuống, liếc nhìn, lắng tai, v v...Còn riêng cái thu thúc lục căn, phòng hộ các căn thì nó gọn hơn, chỉ có 6 cửa thôi, chỉ tập trung 6 cửa thôi: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy tư thì biết rõ; chỉ thu gọn trong 6 cái này, nghe nói là 6 nhưng mà thật ra nó gom đủ không sót bất cứ một sinh hoạt lớn bé nào trong thân và tâm.

Ở đây có một chuyện rất là quan trọng, có thể nói là cốt lõi của bài kinh này mà cũng là cốt lõi của giáo pháp, đó là: Tại sao mà cái thất niệm, tại sao không có tỉnh giác, tại sao không thu thúc lục căn mà lại cản trở đạo quả giải thoát, cản trở khả năng chứng đạo, tại sao vậy? Rất là đơn giản, trong vô số kiếp sanh tử luân hồi, tôi nói rất là nhiều lần, trong vô số kiếp sanh tử luân hồi chúng ta là những cái xác chết.
  1. Chúng ta không có biết rõ mình là cái gì?
  2. Mình được cấu tạo ra sao?
  3. Và mình đang hoạt động như thế nào? 
Mình không hề biết hai cái này: Mình không biết mình được cấu tạo bởi cái gì, mình được hình thành ra sao?

  1. Từ nhân duyên nào mà mình có mặt ở đời này? Là cái không biết thứ nhất.
  2. Cái không biết thứ hai là mình không biết hiện giờ nè, thân và tâm mình đang trong cái tình trạng nào?
Trong vô số kiếp luân hồi, chúng ta đã sống như vậy, sống trong sự bất tri đối với hai chữ là chữ What và chữ How

What ở đây có nghĩa là chúng ta không biết mình được cấu tạo ra sao, cái gọi là bản thân mình ông A, bà B được tựu thành, được kết nối, được lắp ráp bởi cái gì, bản chất mình là cái gì hỏng biết, đó là chữ What?

Thứ hai, hỏng biết How, hỏng biết cái chữ How đây là không biết mình đang hoạt động ra sao? Như thế nào? Hỏng biết. Đi, đứng, nằm, ngồi, khóc, cười, buồn, vui mình hỏng biết. Mình đang ra sao? Mình hỏng biết. Và đã vậy mình cũng không biết cái buồn vui bản chất nó thật sự là gì?

Cho nên nhiều lần tôi nói: Nội dung cốt lõi của giáo pháp chính là Tứ niệm xứ. Mà nội dung của Tứ niệm xứ chỉ gói gọn trong hai cái chữ How What, chớ không có gì hơn nữa hết, chỉ có hai chữ đó thôi. 
  1. Mình biết rõ rằng mình đang ra sao và mình đang sống với tâm trạng, đang sống với tư thế sinh hoạt như thế nào?  (How?)
  2. Và cái tâm trạng ấy, tư thế sinh hoạt ấy nói cho rốt ráo nó là cái gì?  (What?)
Nha, chỉ chừng này thôi, mà thiếu những cái này, thiếu mấy cái khả năng này thôi thì coi như là mình đã tự chận đứng cái khả năng giác ngộ giải thoát.

Thánh nhân khác mình ở chỗ nào? Tôi đang nói là thánh nhân nhân loại đó, thánh nhân vẫn đói ăn, khát uống y như mình vậy đó. 

  1. Nhưng mà thứ nhất, thánh nhân làm cái gì biết cái nấy.
  2. Thứ hai, thánh nhân không hề có mê lầm, không hề có ngộ nhận "Tôi là", "Tôi là" thế này, "Tôi là" thế kia, cái đó là "Tôi", cái đó là "của Tôi", cái đó là "thuộc về Tôi", cái đó là "chống đối Tôi", cái đó "làm tổn thương Tôi", cái đó là "thích hợp với Tôi", cái đó là "thuận ứng với Tôi", cái đó là "hỗ trợ cho Tôi", cái đó là "một phe với Tôi", cho nên "Tôi thích cái đó". Cái gì "nghịch lại Tôi", "chống lại Tôi" nó không có ăn khớp với "quyền lợi của Tôi" thì "Tôi bất mãn" cái đó. Thánh nhân không có cái vụ "Tôi", "Tôi" một đống như vậy, nha.
Thánh nhân chỉ biết đơn giản thôi, thấy chỉ đơn giản thấy, nghe là nghe; đi, đứng, nằm, ngồi thánh nhân biết rõ; thánh nhân không có thêu dệt, thánh nhân không có vẽ vời bất cứ ý tưởng, ý niệm, ngã chấp nào vào ở trong lục trần mà mình đang biết hết. Cái đó rất là quan trọng. Mình luân hồi là bởi vì mình đặt vấn đề, mình tự mình đưa ra một cái giá trị ảo; mình gắn lên trên những cái gì mình thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng.

Giá trị ở đây có hai, giá trị tiêu cực (ghét) và tích cực (thích).

Giá trị tiêu cực là gì? Đó là mình nói cái đó thấy ghê nè, cái đó là dơ, cái đó là xấu, cái đó là thù, cái đó là ghét, cái đó là cái mà mình không có ưa, v v...Mình dán lên đó một đống nhãn hiệu, thế là mình bất mãn trước một số trần cảnh.

Rồi tiếp theo mình dán một số cái nhãn hiệu tích cực lên đó, thí dụ như mình nói cái đó đẹp, cái đó ngon, cái đó thơm, cái đó mịn, cái đó láng, cái đó ấm áp, cái đó mát mẻ, cái đó là của Tôi, cái đó là của người thân của Tôi, cái đó là có lợi cho bản thân Tôi, cái đó làm cho Tôi vui, cái đó làm cho Tôi hạnh phúc. 

Mình dán lên đó một đống nhãn hiệu cho nên mình mới có thích và ghét, nha.

Còn ở đây khi một người sống có chánh niệm, sống có thu thúc lục căn, sống có tỉnh giác thì họ không có chạy theo cái đó, không có chạy theo những cái nhãn hiệu. 

Bởi vì tôi nói rất là nhiều lần, chúng ta có hai cách để nhìn về thế giới, 
  1. cách một là nhìn trên lớp vỏ hiện tượng
  2. hai là chúng ta nhìn trên nội dung bản chất
Thì tất cả phàm phu đều sống trên cái lớp vỏ hiện tượng; cái hiện tượng đó là chế định, là tục đế, là thi thiết, là biến kế. Chính vì chúng ta sống dựa trên những nhãn hiệu đó cho nên mới có thích và có ghét. Thích ở đâu thì ghét ở đó, tôi nói hoài hà, hễ mình thích ấm thì mình ghét lạnh, mình thích mát thì mình ghét nực, mình thích trắng thì mình ghét đen, thí dụ như vậy đó.

Cho nên chỉ 3 cái đầu tiên là mình thấy mệt rồi đó: thất niệm, không tỉnh giác và không thu thúc lục căn. Vì toàn bộ đời sống của chúng ta chỉ là một chuỗi dài hoạt động của 6 căn thôi quí vị. Quí vị có là con chó, con heo, hay là giáo hoàng, thủ tướng, tổng thống, chủ tịch thì tất cả sinh hoạt của từng người trong chúng ta chỉ là một chuỗi dài của những hoạt động 6 căn, nha. Cho nên thu thúc 6 căn ở đây có nghĩa là chúng ta không có tiếp tục mê lầm, ngộ nhận trong từng hoạt động của 6 căn nữa. 

Mê lầm trong hoạt động có nghĩa là sao? Thấy chỉ là thấy không thêu dệt gì thêm để thích và ghét, nghe chỉ là nghe không thêu dệt gì thêm để thích và ghét.

16:05

07/09/2019 - 01:05 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

4/ không tiết độ trong ăn uống

Cái thứ tư là tiết độ trong ăn uống. Tiết độ đây là sự chừng mực. Cái này nếu mới đọc qua mình hiểu tiết độ là không ăn quá no, hỏng phải. 

Tiết độ đây có nghĩa là biết rõ cái gì nó là nhu cầu vật chất tôi yếu, tối cần của cơ thể thì đó gọi là tiết độ; trong đó gồm có ăn uống. 

Cái đó quan trọng lắm bởi vì trong đời sống của một tỳ kheo vốn dĩ là thiếu thốn trăm bề .  Cho nên nhiều khi có được cái gì mà nó vừa miệng, cái gì mà nó ngon, nó bổ thì dễ có tâm dính mắc

  1. Chúng ta không có từng ở tù, 
  2. chúng ta không có từng ở trong lính, 
  3. chúng ta không từng là sinh viên nghèo trong ký túc xá, 
  4. chúng ta không từng là thầy tu ở trong điều kiện khó khăn 
thì chúng ta không có lường, không có ngờ được là trong đời tu nó có những cái thèm khát vật chất lạ lắm, rồi nó có những cái dính mắc mà người ngoài họ có thể họ không biết. Các vị có vợ, có chồng, có con có cái, có nhà có cửa, có sự sản và sự nghiệp thì các vị khó mà hình dung: "Miếng ăn sao nó lớn vậy ta?". Ở tù mới biết, cái người từng ở tù mới biết.

Còn đời sống Sa môn, tôi nói lại, đời sống Sa môn ở đây là đời sống Sa môn nguyên thủy nha, chứ còn ngày nay thì trong chùa có người nấu bếp, rồi có tiền chợ, Phật tử cúng dường nguyệt liễm, mỗi tháng có bao nhiêu người, rồi mỗi ngày họ cúng bao nhiêu rồi nhà bếp đi chợ. Khi mà chúng ta lấy đời sống đó của chư tăng hôm nay để mà hiểu mấy bài kinh này mình hiểu hỏng nổi, nhưng mà nếu quí vị hiểu rằng ngày xưa chư tăng không có được như vậy, không có cái vụ trong chùa có nhà bếp, có người nấu cơm, ngày xưa hỏng có. 

Ngày xưa từ Đức Phật xuống đến vị sa di 7 tuổi đúng giờ là ôm bình bát đi khất thực. Đúng giờ, thí dụ như là 8 giờ, 9 giờ, 10 giờ gì đó là các vị ôm bình bát đi. Mà trong buổi khất thực đó chúng ta phải hiểu ngầm, trong kinh không có nói rõ, nhưng mình phải hiểu ngầm là trong 10 ngày đi khất thực thì chỉ có nhiều lắm là 1 hoặc 2 ngày là có được bửa ăn đàng hoàng như ý, tại vì đi xin mà. Bây giờ thì mình cũng khó nói lắm, bây giờ hỏng có so với ngày xưa được. Bây giờ thì trong điều kiện kinh tế, xã hội bây giờ nó khác ngày xưa. Bây giờ các vị về Thái Lan các vị thấy một nhà sư đi bát có thể nuôi được 10 người .  

Nhưng mà thời Đức Phật làm gì có. Thời Đức Phật làm gì có cái chuyện mà đi bát mà đeo cái túi kế bên, thấy đầy rồi tuồn vô cái túi đó đi tiếp. Còn chưa kể mình bên đây bây giờ mình còn có cái vụ bát hội, nghĩa là mình ôm bát mình đi vậy đó, phía sau có đệ tử vác nguyên cái bao chỉ xanh đi theo; bao nhiêu bánh, kẹo, mì gói, tiền bạc, trái cây là mình cứ dọng hết vô cái bao đó đi tiếp. Kết thúc một cái buổi bát hội là một vị trung bình được một bao đầy vậy đó. Thì khi mà mình lấy cái sinh hoạt của mình hôm nay để mình hiểu mấy cái bài kinh này mình hiểu hỏng nổi, nha.

Cho nên cái tiết độ trong vật thực đây có nghĩa là chẳng những không có nhận dư vì theo luật không có giữ thức ăn qua đêm, chẳng những không có nhận dư đã đành rồi mà còn phải dừng lại trước khi no, trong kinh ghi rất rõ như vậy. Còn vài miếng nữa thì no thì tỳ kheo phải dừng lại. Vì nhiều lý do lắm, 
  1. thứ nhất là dừng lại như vậy để mình uống nước vào là vừa. 
  2. Thứ hai khi mình ăn tới mức mà cán mức, thì lúc mình đứng dậy rời khỏi bửa ăn mình vẫn rất là nhẹ nhàng. 
Cái đáng ngại nữa là mình ăn xong, cái bụng mình nó cứng ngắc, bước đi nó hơi khó, đứng lên cũng không dễ dàng. Cái đó là hỏng có tốt, bởi nó sẽ sanh buồn ngủ, sanh ra bệnh hoạn tùm lum hết. Cho nên trong kinh ghi rõ còn ba bốn miếng nữa thì no, thì tỳ kheo phải biết dừng lại. Và đồng thời khi mà tỳ kheo thọ dụng thực phẩm, tỳ kheo phải luôn luôn ghi nhớ là mỗi mỗi miếng ăn như thế này là chỉ có một ý nghĩa duy nhất là hỗ trợ cho đời sống phạm hạnh. Mỗi một miếng ăn mà đưa vào miệng nó chỉ có một ý nghĩa duy nhất là hỗ trợ cho đời sống phạm hạnh, bằng cách nào? Bằng cách là nó dàn xếp cái cơ thể đang đói, đang thiếu chất thì dọng cái này vô đặng cho nó được dàn xếp ổn thỏa, những nhu cầu đòi hỏi của cơ thể được giải quyết, chỉ vậy thôi. Và mục đích của sự dàn xếp đó là gì? Là đời sống tu hành.

Cho nên mỗi một miếng ăn, được tỳ kheo ghi nhận là miếng ăn này, thứ nhất nó không có dơ, mà nó chạm vào cơ thể mình rồi nó sẽ dơ, đây là trong mấy bài quán tưởng của ông sư: "Thức ăn này, thức ăn nào mà ta đã dùng trong ngày nay rồi mà ta chưa quán tưởng, thức ăn ấy chỉ để nuôi thân mạng này để hành phạm hạnh, ta ăn vào không có vì bất cứ một mục đích nào như là người thế tục". Cái đó được gọi là tiết độ về ăn uống. Khi một vị tỳ kheo mà ăn uống trong tâm niệm như vậy thì khi đó sẽ rất là chừng mực, người ấy biết rõ rằng cái ngon miệng nó chỉ là cái hiểu lầm thôi, mình đói thì mình thấy nó ngon, chớ còn khi mình no thì thịt rồng nó cũng không ngon. Những nhận thức đó rất là quan trọng, nghĩ làm sao để mà tiết độ, nghĩ làm sao để chừng mục trong chuyện tiêu thụ.

21:14

07/09/2019 - 06:02 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

5/ ngụy trá

Rồi cái tiếp theo nữa là ngụy trá từ cái chữ Phạn là kuhana. Kuhana đây có nghĩa là gian dối, sống bằng hình thức khuất lấp. Trong kinh nói Chư Phật có 3 cái đức lớn: 
  1. Đức thứ nhất là bi đức, ai Ngài cũng thương hết không có phân biệt những người ghét Ngài hay là thương Ngài, Ngài cũng đều đại bi như nhau hết, thương hết gọi là bi đức của Phật. 
  2. Cái thứ hai là trí đức của Phật, là trí tuệ của Phật không có bị ngăn trở bởi bất cứ một vấn đề khó khăn nào. Đại bi: ai Phật cũng thương, còn đại trí là cái gì Phật cũng biết. 
  3. Cái thứ ba là tịnh đức có nghĩa là Phật có tất cả các đức lành . 
  4. Trước mặt một ngàn người hay là lúc chỉ còn lại một mình Ngài thì Thế Tôn không có hai cách sống, nói chung luôn luôn chỉ có một cách sống.
Trong khi phàm phu mình đạo mạo cách mấy đi nữa nhưng mà khi mình lui về với một mình mình, thì nó không giống như khi trước mặt một người khác. Mà người khác ở đây nó gồm có nhiều trường hợp: người khác ở đây là người quen, người khác ở đây là người lạ, người khác ở đây là người ghét mình, người khác ở đây là người mến mình, người khác là người thờ phụng thần tượng mình; thì ở mỗi một đối tượng như vậy là chúng ta có thể có nhiều mặt khác nhau.

Chúng ta là người muôn mặt nhưng riêng Thế Tôn thì không. Thế Tôn nói riêng và Chư hiền thánh nói chung thì trước mặt một trăm, một ngàn người như thế nào thì sau lưng lui về có một mình thì các Ngài sống y hệt như vậy.

Mà khi mình sống có ngụy trang, tiếng Phạn là kuhana, coi như là gian dối. Khi mình không được thanh tịnh mà mình cố ý mong người ta nghĩ mình thanh tịnh, cái này là chỉ có trời biết, ai có ý mong thì biết, nha. Thí dụ như một ông sư, dầu muốn dầu không phải y áo trang nghiêm, cái đó tôi không nghĩ là gian dối, bởi vì cái đó là cái đại thể, mình giữ cái đại thể cho đạo, cho Chư tăng; nhưng mà khi mình chóm có cái ý mong người ta nghĩ mình trong sạch thanh tịnh thì cái đó mới là bậy.

Chớ còn mà nếu nói không rõ, thì các vị nghĩ: "Ồ như vậy ông sư sinh hoạt thoải mái, bây giờ nếu sinh hoạt trang nghiêm thành ra giả dối? Hỏng phải. Mình trang nghiêm chỉ vì cái lý do là mình giữ gìn cái mặt mũi, cái sĩ diện cho đạo, cho Tăng già, cho đại chúng, thì cái đó hỏng phải là giả dối. 

Còn đàng này, mình trang nghiêm, tề chỉnh, đạo mạo, khả kính để với mục đích là mong người ta nghĩ mình là hiền thánh, tu hành ngon lành, thì cái ý đó được gọi là kuhana: giả dối.

23:53

6/ hư đàm

Cái cuối cùng là hư đàm, ở đây là dịch theo cái bản Hán. Hư đàm ở đây mình nghe như có cái mùi của đông y, của thuốc bắc. Thật ra cái hư đàm ở đây nó từ tiếng Pali nó sáng trưng hà, là lapana, là talkie, ở đây bà con có ai biết chữ talkie không ta? Lapananti lābhatthikatāya, ở đây chữ này có 2 nghĩa, cái chữ lapana cái nghĩa đen nó đen thui hà, nghĩa thường dùng có nghĩa là nói nhiều. Nhưng mà ở trong chú giải nói rằng cái chỗ này thì chữ lapana nó có nghĩa còn sâu hơn nói nhiều nữa, mà nó là lābhatthikatāya nghĩa là khoác lác, có nghĩa là nói về mình nhiều hơn là cái mình có với mục đích cầu lợi lộc, lābhatthikatāya là vậy đó; ukkhipitvā avakkhipitvā vā lapanaṃ có nghĩa là nói làm sao mà thổi phồng, mà khoác lác về con người của mình cho nó nhiều hơn cái nội dung mà mình thật có để cầu danh, cầu lợi gọi là lābhatthikatāya là vậy đó. Tức là với mục đích cầu lợi cầu danh mà mình khoác lác, mình nói quá nhiều so với cái mà mình thật có thì trường hợp đó gọi là lapana. Còn lapana hiểu theo cái nghĩa thường dùng trong đại chúng trong đời sống sinh hoạt xã hội thì lapana có nghĩa là đa ngôn, là nói nhiều, là talkie thôi, "talkie man" là người nói nhiều, nhưng mà ở đây có nghĩa là khoác lác, tức là thổi phồng chính mình.

Thì một người cầu đạo giải thoát, 
  1. thứ nhất là không có thời gian, không có tâm tư, tâm trí nào mà nghĩ đến chuyện mà lừa dối người khác; 
  2. cái thứ hai nữa, cái việc đó chỉ làm, nếu vị đó có mắc phải cái lỗi đó thì cái lỗi đó chỉ làm cho vị này cảm thấy khó chịu thôi. 
Có ai đi chuốc lấy cái khó chịu cho mình bao giờ? Chỉ có cái người có cái não trạng như thế nào đó họ mới vui với cái khoác lác. 

Tôi chỉ ví dụ một chuyện thôi, một người mà có nội hàm ngon lành họ sợ một cái bằng giả lắm, là tại vì trên đời không có gì dại dột cho bằng để cho người ta nghĩ mình là trí thức, là chuyên gia trong lãnh vực nào đó thông qua một cái tờ giấy treo tường mà người đời gọi là bằng cấp, mà trong khi bản thân mình không sở hữu được cái đó, mà mình mong người ta nghĩ rằng mình sỡ hữu được cái kiến thức đó, đó là một cái rất là bậy. Mà trong khi đó không ít người trong cuộc đời này họ rất khoái bằng giả, thậm chí họ biết những người thân, những người gần gũi họ biết họ đâu có học hành cái gì đâu, nhất là cái bằng tiến sĩ, cái bằng đó khó lấy lắm.

Cái bản luận văn, bản thân nó phải có một cái nội dung của một sự phát hiện, của công trình mang tính phát hiện đột phá. Cái nội dung của luận án, dầu chúng ta có thể tham khảo, có thể nghiên cứu ở rất là nhiều tài liệu của người khác, nhưng mà bản thân cái luận án đó nó đòi hỏi một cái nội dung mang tính sáng tạo và đột phá, phát hiện, phát kiến của bất cứ luận án về lãnh vực nào. Thứ hai, là bản thân của người có cái bằng đó phải có một cái trình độ chuyên môn về một lãnh vực nào đó, trước hết là nội dung của cái luận án phải là cái gì đó mang tính phát hiện, sáng tạo, đột phá mà hồi đó giờ hỏng có. 

Tôi nói rõ luôn, nói huỵch toẹt, thí dụ như tôi viết một luận án về Truyện Kiều chẳng hạn, thì nghe nói Truyện Kiều ai cũng biết hết; nhưng mà mình khai thác những khía cạnh nào đó trong Truyện Kiều mà hồi đó giờ người ta không có để ý tới, cái nội dung như vậy nó mới đủ để cho một luận án tiến sĩ về Truyện Kiều. Còn đàng này mình cứ lấy của ông này một mớ, lấy của ông kia một mớ, lấy của ông nọ một mớ, cắt bài báo này, cắt cuốn sách kia trám vô, người ta chỉ liếc mắt sơ là người ta thấy không có gì để đọc hết. Theo chỗ tôi được biết, cái đó chưa đủ để gọi là một luận án tiến sĩ, thứ hai là bản thân cái người mà viết cái luận án ấy có một kiến thức chuyên môn về lãnh vực nào đó, chớ hỏng thể nào mà y chang như người ta hỏng có gì đặc biệt hết mà tự nhiên vác nguyên một cái rừng bằng tiến sĩ về treo trên vách thì hỏng được. Người phải có một sự tự trọng tối thiểu, phải có sự tôn nghiêm sau cùng để chính mình không có khinh mình và mình cũng không để đời nó khinh mình.

Mình tu hành mình không có cầu danh, cầu lợi, mình không có cần người ta nể, nhưng mà đừng có làm gì để cho người ta khinh. Không biết trong room các vị có hiểu cái này không? Người tu hành không có ý mong được người ta nể, người tu hành thứ thiệt không có lòng được người ta nể mình, nhưng mà không làm gì để người khác phải khinh mình. Đây là cái chuyện phải lưu ý. Cho nên cái chữ lapana nó có nghĩa là vậy đó, có nghĩa là không có khoác lác, không có thổi phồng về bản thân mình vì mục đích cầu lợi.

Thì một vị tỳ kheo nói riêng và người cầu đạo giải thoát nói chung, nếu mà mắc vào 6 cái lỗi này thì không có cách chi mà thành đạo giải thoát được hết.

29:13

(Còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng về Lạc Hỷ (Thượng Nhân Pháp, Lạc Hỷ, Chứng Đắc) (Tăng Chi 6.77 - 6.79)(2-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...H%E1%BB%B7

29:13

KTC 6.78 Lạc Hỷ

1. - Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, đối với vị ấy nguyên nhân đã được hình thành để đoạn trừ các lậu hoặc. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo 
  1. ưa thích pháp, 
  2. ưa thích tu tập, 
  3. ưa thích đoạn trừ, 
  4. ưa thích viễn ly, 
  5. ưa thích không có sân hận, 
  6. ưa thích không có hý luận.
 Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, đối với vị ấy, nguyên nhân đã được hình thành để đoạn trừ các lậu hoặc.

07/09/2019 - 07:53 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]



Bây giờ qua bài kinh 78 Lạc Hỷ, Ngài dạy rằng một vị tỳ kheo cần đến các điều kiện sau đây để trở thành một bậc giác ngộ và một người chứng đạo, đó là ưa thích pháp, ưa thích tu tập.

1/ Ưa thích Pháp:

Pháp ở đây là gì? Pháp ở đây có nghĩa là 
  1. lý thuyết và 
  2. hành trì. 
Vậy thì có không ít người nói là thờ Phật nhưng mà  
  1. nghe nói đến giáo lý họ không có sự thích thú, 
  2. mà nghe nói đến hành trì họ cũng không có thích thú, trường hợp đó nhiều lắm. 
Cũng nói là tu Phật, cũng nói là thờ Phật, cũng nói là tin Phật, thậm chí có nói là học Phật, hiểu Phật, tùm lum hết, nhưng mà hễ nghe nói tới giáo lý là họ xách dép họ chạy, họ sợ. Thì trong room mình tự mình, mình coi kỹ mình phải loại đó không, chớ tôi gặp loại đó hơi nhiều.

Nói là Phật tử mấy chục năm, mà đệ tử của các bậc cao tăng, danh tăng, vậy chứ còn bản thân mình mà nghe nói tới giáo lý là mình chịu hỏng nổi, mình buồn ngủ, mình sợ lắm. Chưa kể, nhiều người tự nhát ma nữa, tức là họ cứ nghĩ tới giáo lý đây là cái tủ Đại Tạng gồm toàn những cái điều mà nói trên mây không hà, học mất thời giờ mà hỏng hiểu gì hết, mà học để làm cái gì? Đó nói về giáo lý.

2/ Ưa thích tu tập

Cái thứ hai, nói về hành trì thì coi như còn xa vời nữa. Họ không tìm ra được bất cứ một lý do nào để mà có được niềm vui trong cái chuyện hành trì
  1. từ cái giới 
  2. cho tới bố thí, 
  3. cho cái phục vụ, 
  4. cho cái thiền định, và nhất là cái thiền định. 
Họ không có thể nào họ hình dung được cái chuyện mà sống tỉnh thức chánh niệm trong từng tư thế sinh hoạt lớn bé, họ không có thể nào hình dung được cái đó, họ không tưởng tượng được là tại sao mình phải sống như vậy và sống như vậy là được an lạc. Họ không có hình dung được, giáo lý họ không học mà hành trì họ cũng không hành trì, họ không có tin, họ không có tài nào họ tưởng tượng được là tại sao đời sống chánh niệm là an lạc, là an toàn. Rồi đến một ngày mà gặp chuyện, họ mới biết thế nào là nổi điên, thế nào là sợ hải, thế nào là phiền não, lúc đó là nó muộn rồi, lúc đó già, có tuổi rồi, lúc đó cận tử rồi, sắp chết rồi.

Cái trường hợp đầu tiên là tỳ kheo phải thích pháp, có nghĩa là 
  1. nói đến hành trì là hoan hỷ, 
  2. nói đến giáo lý là hoan hỷ.
Thứ hai là thích tu tập. Thích tu tập ở đây có nghĩa là sao? Tu tập ở đây có nghĩa là Bhāvanā, có nghĩa là phát triển những điều lành đang có, đã có. Có nghĩa là luôn luôn đặt chân của mình lên cái hành trình hướng về phía trước, cái đó được gọi là thích tu tập, là vậy đó. Chữ Bhāvanā có nghĩa là phát triển, có nghĩa là hai bàn chân luôn luôn trên đường đi về phía trước. Tại sao phải nói rõ như vậy? Bởi vì rất là nhiều người cũng nói là học Phật, tin Phật, một là thụt lùi hai là dậm chân tại chỗ, họ không có nghĩ tới cái chuyện là hướng tới cái gì cao hơn, tốt hơn, xa hơn họ không nghĩ. Đối với họ xa hơn, tốt hơn, cao hơn là cái gì đó rất là xa vời không cần thiết, nhàm chán, tẻ nhạt, vô ích.

Ở đây vị tỳ kheo nói riêng và người cầu đạo giải thoát nói chung, đôi chân phải luôn luôn đặt trên đường để đi về phía trước, đôi chân luôn luôn đặt trên cái thang để leo lên cao, lên cao mới khá được. Còn đàng này là cả đời, năm tháng trôi qua, tờ lịch trên tường cứ rơi xuống từng tấm, từng tấm, từng tấm mà họ không có nghĩ ra được cái gì ở họ mà cần được phát triển, cần được nâng cấp. Lịch thì xé mỗi ngày, đồng hồ thì cứ thay pin đều đặn, cứ lên dây đều đặn. Lên dây, thay pin đều đặn, lịch thì cứ xé, thời gian nó cứ trôi; tuổi già nó xồng xộc, xồng xộc, lừng lững, sừng sững nó tiến tới; tóc trên đầu thì bạc dần nhưng họ không có hình dung được cái gì ở bản thân mình cần được nâng cấp, cần được nâng cao, cần được phát triển, họ không nghĩ ra được cái đó. Đây là một chuyện rất là đáng buồn các vị biết không?

Dầu trong đạo hay ngoài đời, sống mà không có hướng tới tầm cao, không có hướng tới tầm xa mới, sống buồn lắm. Sống đời sống đó là đi trước, dầu muốn dầu không chúng ta ngày một già đi, ngày một tiến dần tới cái chết, dầu muốn dầu không thì chúng ta càng lúc càng tiến gần tới hành trình kiếp sau. Kiếp sau của mình có thể là ngày mai, ấy vậy mà rất là nhiều người họ thiếu cái khả năng mà Đức Phật Ngài gọi là paralokabhayadassāvi tức là cái khả năng ưu tư khi nghĩ đến chuyện ngày sau, cái khả năng đó tiếng Pali gọi là paralokabhayadassāvi, rất là quan trọng, cái đó lớn chuyện lắm quí vị.

Có rất là nhiều người mà tôi được biết họ hoàn toàn không có khả năng này, nghe họ nói thì rất là hay: "Ô! Con là sống tới đâu hay tới đó, con hỏng lo gì hết. Tại sao con hỏng sợ chết nha. Thì mình già mình chết chớ có gì đâu làm lớn chuyện, làm sao lấy làm đề mục quán niệm mỗi ngày, suy tưởng mỗi ngày, hỏng hiểu cái đó. Trên đời có biết bao nhiêu người họ biết Phật đâu, thì họ cũng sống như ý mình thích vậy, rồi tới tám, chín chục tuổi thì như đèn nó hết dầu, lăn đùng ra nó chết chớ có cái gì đâu mà làm lớn chuyện. Sao thấy cái đó hỏng có gì phải lo." 

Nhưng mà họ quên một chuyện rất là căn bản, đó là hôm nay mà họ được cái gì về sức khỏe, về kiến thức, về tiền bạc, về tình cảm, về tài sản, thì tất cả cái đó nó đều do một nỗ lực nào đó trong quá khứ, nó do một phước lành, công đức nào đó trong quá khứ. Vấn đề đó họ không biết, họ không biết chuyện đó, họ không tin cái chuyện đó, cho nên bây giờ họ không có màng đến cái chuyện đời sau kiếp khác, họ không biết ưu tư khi nghĩ đến chuyện ngày sau là như vậy.

Chớ nếu họ nhớ ngược lại tại sao mà trên đời này có rất là nhiều người không có dược học hành như mình, không được cái khả năng vật chất như mình, không có được sức khỏe, không có được nhan sắc; không có được đời sống tình cảm, hôn nhân, gia đình, tử tức, thê noa như mình. Tại sao vậy? Mình phải hiểu cái đó, mình là trong số những người may mắn, mà những may mắn đó không phải trên trời rớt xuống, không phải là ngẫu nhiên, không phải do một đấng nào đó ban cho, mà tất cả những cái đó là hoàn toàn do chính mình đã dày công tích lũy, huân tập, tu tập nhiều đời mới có, nha.

Họ không có biết chuyện đó cho nên họ thấy bây giờ mà nghĩ tới đời sống tâm linh tinh thần thấy mệt lắm, nha.

Cho nên ở đây, cái thích tu tập tức là thích phát triển. Phát triển đây là thích đi về phía trước, đi lên trên, hướng đến những tầm xa và những chiều cao mới. Đó chính là thích tu tập.

36:34

07/09/2019 - 11:32 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

3/ Ưa thích đoạn trừ: ưa thích lìa bỏ, buông bỏ:

Cái thứ ba nữa là thích đoạn trừ, trong chú giải có ghi thích đoạn trừ tức là thích lìa bỏ. Thích lìa bỏ là sao? Đã lìa bỏ tại sao lại có thích lìa bỏ? 

Tôi nói cái này chắc các vị đồng ý, tôi nói rằng là mỗi lần mình đi chợ, đi shopping về là mình có hai cái vui: 
  1. Cái vui thứ nhất là mình mua được nhiều cái mình thích; 
  2. cái vui thứ hai là sau khi mình leo một đoạn dốc, tay cầm, vai vác nặng nề, về đến nhà liệng hết mọi thứ xuống đất nó khỏe dữ lắm, nó đã lắm. 
Thì như vậy, mình thấy rằng cái chuyện mua được cái mình thích nó cũng là cái sướng, mà liệng bỏ cái mình thích cũng là cái sướng. Trong đời người đàn ông, có hai ngày trọng đại đó là cái ngày lấy vợ và cái ngày xa vợ vĩnh viễn. Cái ngày xa vợ vĩnh viễn là cái ngày vợ chết hoặc là ngày mình ly dị; nó hạnh phúc lạ lắm bởi từ đây về sau mình không cần phải trách nhiệm, bổn phận, mình có thể đi sớm về khuya thoải mái; không có ai mà chận đầu đón ngõ hỏi han, sách mé, hỏi đon hỏi ren, mệt lắm.

Như vậy tôi nói rất là nhiều lần đó là hạnh phúc trên đời nó có hai nguồn: 
  1. do có cái gì đó và 
  2. do không có cái gì đó. 
đau khổ nó cũng có hai nguồn: 
  1. do có cái gì đó và 
  2. do không có cái gì đó 
mà mình mới đau khổ. 

Cho nên cái hạnh phúc ở kẻ phàm phu là họ nghĩ đến 
  1. chuyện sở hữu cái gì đó, 
  2. được sống sở hữu
  3. được sống hưởng thụ là hạnh phúc, 
  4. nhưng mà họ quên mất một chuyện: trên đời không có hạt cơm miễn phí. 
Hỏng có. 

Cái gì ở đời cũng phải có cái giá để trả, người tu hành và các bậc hiền thánh chính vì thấy rõ chỗ này, thấy rằng mọi thứ đều có cái giá phải trả.

Để có được một bữa cơm tối bên vợ chồng con cái, các vị phải trả một cái giá đắt lắm các vị có biết không? Đắt lắm. 

Tôi ở Mỹ tôi biết có những cái nhà bạc triệu, một là pay off trả hết thì hai vợ chồng cũng đâu có ở nhà; nói gì cái nhà down payment mỗi tháng trả bao nhiêu, bao nhiêu đó; mua cái nhà cho bự, cho bằng chị, bằng em; rồi tưởng sao, sáng hai vợ chồng đi biền biệt tới tối mịt mới về, riết quên mất cái nhà nó màu gì, không nhớ. Cái giá để trả cho việc sở hữu một căn nhà nó mệt như vậy đó quí vị. 

Đi đâu mà muốn được thiên hạ cúi đầu biết tên tuổi, báo chí truyền thanh, truyền hình mà nó biết tới mình, để có cái đó nó mệt lắm quí vị biết, mệt lắm. 

Và sau cùng để có được tấm thân này, chúng ta phải làm bao nhiêu chuyện để có thể duy trì nó, để kéo dài cái tuổi thọ cho nó, là mệt lắm. Ai từng đi bệnh viện, bác sĩ, từng mổ xẻ, từng uống thuốc, từng chích thuốc, từng trị liệu một cái gì đó mới biết.

Nói chung là có mặt trên đời này là khổ, còn gồng gánh phiền não, thích cái này ghét cái kia là khổ. 

Cho nên ở đây một trong những đặc điểm của người tu hành là: Thấy buông hết là an lạc. Nó khác ở ngoài đời. Ngoài đời là tay cầm, tay xách, nách mang cái gì đó mới thấy đã. Tay xách, nách mang, vai vác, đầu đội; ngoài đời nó bốn cái: tay xách, nách mang, vai thì vác, đầu thì đội nó mới sướng.

Nhưng mà người học đạo, hiểu đạo thì biết rằng trên đời không có gì miễn phí. Để có được một cái mà đời gọi là niềm vui gì ấy, chúng ta phải trả một cái giá không rẻ, không hề rẻ, không hề nhẹ. Cho nên cái đặc điểm của người tu là tìm vui trong sự buông bỏ, tìm vui trong sự giã từ, tìm vui trong sự chia tay, tìm vui trong những bến bờ xa lạ, tìm vui trên những bến giang đầu, trên những bến đò, trên những đầu cầu, chớ không phải như phàm phu.

  1. Phàm phu tìm vui trên những mái hiên hẹn hò, tìm vui trong những mái ấm gia đình, trên những bữa ăn tối, nó khổ như vậy. 
  2. Còn người xuất gia là tìm vui trên những bến bờ viễn xứ, trong những lần chia tay, trong những lần buông bỏ cả vật chất lẫn tinh thần, nó khác nhau nhiều lắm quí vị.
Cho nên ở đây, một trong những đặc điểm của người tu hành, đặc điểm mà cũng là điều kiện để mà tu hành giải thoát là trong đó có thích buông bỏ.

40:35

08/09/2019 - 04:55 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

4/ Ưa thích viễn ly

Rồi tiếp theo là pavivekarāmo có nghĩa là thích thú, hoan hỷ ở trong sự viễn ly. Viễn ly đây nó gồm có ba là 
  1. đời sống viễn ly, 
  2. viễn ly phiền não và 
  3. viễn ly sanh tử.
1/ Đời sống viễn ly đây có nghĩa là ở một mình, 6 căn được thanh thản nhẹ nhàng, không phải thấy những cái mình không muốn thấy, không phải nghe những cái mình không muốn nghe, không có phải để tâm mình phải khổ khi mà chạy theo cái mình thích, trốn cái mình ghét, mệt lắm. Một đời sống chỉ an lạc với cái gì xảy ra tại đây và bây giờ thôi.

Viễn ly trong đời sống nghĩa là bối cảnh, môi trường, điều kiện vật lý, đó là một cái hạnh phúc; cái manh áo tu hành của người xuất gia đó là một điều kiện rất là tốt để cho người ta có thể lìa bỏ thế giới, để có thể được sống một mình. Nhưng đó mới là vỏ ngoài thôi, bởi vì người tu có hai chuyện phải thực hiện cho bằng được, 
  1. một là yên thân, 
  2. hai là an tâm. 
Cạo đầu đắp y sống chung với tăng chúng mới là yên thân. 
Còn cái an tâm là tâm nó sao đó, không có bị khổ bởi thích và ghét

"Yên thân không chưa đủ, còn phải an tâm", cái câu này đáng để bà con xâm lên người đó nha.

Nhiều khi mình vào trong thiền viện, mặc cái xà rông, mặc cái longyi Miến Điện; rồi đi đứng từ từ, không còn lo chuyện gia đình nữa. Rồi mình cứ tưởng là cái đó là xong rồi. Nhưng mà không đâu, ít bữa mà nó buông hết mọi sự, trở về nhà thì mọi thứ như cũ, như cái viên sỏi mà liệng xuống ao bèo vậy đó. Cho nên cái chuyện đầu tiên, cái đời sống, cái môi trường nó quan trọng lắm. Có nghĩa là ngày nào rời khỏi thiền viện rồi là mình đâu có được cái môi trường, cái bối cảnh đó nữa.

Chúng ta biết là có ba thứ viễn ly, tôi nói đến ba cái viễn ly khác cũng trong kinh nói, đó là
viễn ly trong đời sống sinh hoạt: 
  1. trường hợp thân viễn ly mà tâm không viễn ly, có nghĩa là thân ở cái chỗ xa vắng, quạnh hiu và tâm thì còn đầy tục lụy, còn nằm ở phố chợ, nằm ở cõi nhân gian. 
  2. Trường hợp thứ hai là tâm viễn ly mà thân không viễn ly có nghĩa là cư trần bất nhiễm, có nghĩa là thân sống ở phố chợ, sống ở mái ấm gia đình có vợ chồng, con cái, cha mẹ, thân quyến, bè bạn nhưng cái lòng nó ở cõi ngoài, bản thân đã là người phương ngoại. 
  3. Hạng thứ ba là thân tâm đều viễn ly có nghĩa là sống ở chỗ xa vắng, quạnh hiu, độc cư, nhàn tịnh mà nội tâm cũng được xa lánh hẳn chuyện đời tục sự.

Thì ở đây mình thấy ba thứ viễn ly trong trường hợp này . 

2/ Viễn ly thứ hai là viễn ly về phiền não.

3/ Cái thứ ba là viễn ly sanh tử có nghĩa là sẽ có một ngày mình không còn dây dưa trong bất cứ ngũ thú lục đạo nữa

Ngũ thú đây là 
  1. thiện thú trời, người 
  2. bốn ác thú.
Còn lục đạo đây có nghĩa là 
  1. bốn ác đạo là ngạ quỹ, a tu la, địa ngục, bàng sanh,
  2. thiên đạo và 
  3. nhân đạo. 
(NGŨ ĐẠO
Ngũ đạo còn gọi là Ngũ thú, Đạo là đường, thú là nơi hướng tới. Ý nói chúng sanh khi chưa khỏi vòng sống chết luân hồi, phải thường tái sanh vào một trong những cõi:
1. Địa ngục: Là cõi mà chúng sanh chịu khổ.
2. Ngạ quỷ: Cõi của những sinh vật luôn bị nạn đói dày vò khủng khiếp vô cùng tận.
3. Súc sanh: Kinh điển thường gọi là Bàng sanh chỉ chung cho các loài : thú, chim muông, súc vật, côn trùng…
4. A Tu La: Cõi của các giống sinh vật to lớn, hung hãng hiếu chiến hay sanh sự đánh nhau với các loài Trời, người.
 5. Nhơn: Là các sinh vật loài người.
Trong Ngũ thú hay Ngũ đạo trên nêu thêm Thiên đạo bao gồm những cõi sinh vật cao cấp, sống thọ, hạnh phúc, trí tuệ hơn người thì gọi là Lục đạo hay Lục thú mà các Kinh điển thường hay nhắc tới.)


Ngày nào mình không còn lai vãng, lui tới, không còn tiếp tục hiện hữu có mặt trong ngũ thú lục đạo nữa đó mới thật sự viễn ly thật sự, đó mới thật sự là nhàn tịnh.

Cho nên ở đây vị tỳ kheo thích thú, hoan hỷ trong đời sống nhàn tịnh cũng là một điều kiện.

44:21

5/ Ưa thích không có sân hận

Cái tiếp theo đó là abyāpajjhārāmo có nghĩa là hoan hỷ trong đời sống không bất mãn. Cái đó không phải dễ, các vị tưởng tượng đi, tôi nói không biết là bao nhiêu lần, do cái tâm bất thiện của mình nó nhiều quá đi, trong một ngày, mình biết đạo, mình tu rồi đó, do cái tâm bất thiện của mình nó nhiều lắm, nên hễ mình sanh ra đời là cái cảnh bất toại lúc nào nó cũng nhiều hơn như ý hết, đó là cái thứ nhất. 
  1. Do cái nghiệp bất thiện luôn nhiều hơn nghiệp thiện nên khi ta sanh ra đời ta luôn gặp cảnh bất toại nhiều hơn cảnh như ý, đây là lý do thứ nhất mà ta rất dễ sống bất mãn với thế giới.
  2. Thứ hai, do lòng tham con người là không có đáy, chúng ta luôn muốn, muốn và muốn suốt cuộc đời, khao khát, thiết tha cái này cái nọ. 
Quí vị biết rồi, mình muốn tới một tỷ, mình muốn nhiều quá, thí dụ mình muốn một vài ba thì may ra mình còn toại nguyện; còn mình muốn nhiều quá lòng tham không có đáy thì một do nghiệp bất thiện nhiều quá thì làm sao được toại nguyện. Thứ hai, lòng tham mình không có đáy cho nên làm sao mà mình toại nguyện đây? Cho nên đời sống này chỉ cần không có tu tập là chúng ta rất dễ chìm sâu ở trong tâm thái bất mãn. 

Đời người mà cứ bất mãn người, bất mãn vật, bất mãn sự kiện; bất mãn ba cái đó làm sao mà sống trời? Cho nên vị tỳ kheo hoan hỷ với một cái nếp sống không có bất mãn, vui với chính mình vì thấy mình không có cái gì để phiền trách, phàn nàn đời sống hết
  1. Vui là vì mình không có gì để phàn nàn, bản thân cái đó cũng là cái vui. 
  2. Vui vì không thấy mình thích cái gì,
  3. vui vì không thấy mình có gì để phàn nàn hết, 
  4. đời sống làm sao cũng được. 
Cái người giàu nhất không phải là người cái gì cũng có mà là cái người có cái gì cũng ok. Cái đó mới là ngon, sống không có bất mãn, sống không có hy cầu, sống không có chờ đợi, không có trông chờ quá nhiều từ cuộc đời, từ những gì bên ngoài. Người giàu nhất không phải là người cái gì cũng có mà là có cái gì cũng thấy ok, sống không có bất mãn.

46:27

08/09/2019 - 05:48 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

6/ Ưa thích không có hý luận vớ vẩn,  vô ích, vô duyên, không cần thiết, lại làm phiền người ta (hoan hỉ trong cứu cánh Niết bàn)

Rồi cái cuối cùng là nippapañcarāmo. Nippapañca đây chỉ cho Niết bàn, tại sao vậy? Nippapañca ở đây chỉ cho phiền não, chỉ cho cõi sanh tử trầm luân, trong bản Hán dịch là hý luận, thì đây là một trong những cái lỗi cực lớn, đó là cái chữ này nó mang nghĩa hý luận trong một vài trường hợp đặc biệt nào đó, chớ cái nghĩa đó không thể dùng trong mỗi nơi, mỗi chốn. Khổ một nỗi, tôi đã nói rồi, cái kỹ thuật dịch kinh của các dịch giả Tàu là họ viết cái nghĩa mà họ cho là phổ biến của những chữ Phạn, xong rồi họ chất, họ treo đầy, khi mà họ gặp cái chữ đó thì họ cứ lấy chữ kia ra họ dịch, khỏi đắn đo, khỏi suy tư, khỏi chọn lựa, khỏi kiếm tìm. Mà chính vì dịch cái kiểu máy móc như vậy cho nên có rất là nhiều trường hợp mà cái nghĩa nó rất là kỳ.

Tôi nhớ cái này tôi nói hoài, có người họ mới nói là những cái chỗ mà tôi nói là mang cái ý chỉ trích; đúng ra tôi nói bằng thiện chí, nói trên khía cạnh học thuật, nói trên khía cạnh khoa học, nghiêm túc, không có ác ý, không có tư ý riêng tư; nhưng mà họ thì cố ý, họ muốn gom cái đó lại thành một cuốn để mà cả thiên hạ đè tôi ra... Ở đây về mặt học thuật mình phải nói thiệt, cái chữ papañca dịch là hý luận rất là kẹt, cái chữ papañca, cái chữ hý luận nghĩa đó chỉ dùng trong một số trường hợp. Nhưng mà ở đây chữ papañca nó có nghĩa là cái gì mà nó vừa vớ vẩn, mà nó cũng có nghĩa là trở ngại, nó giống như là cỏ dại vậy đó, mình hiểu như cỏ dại bên đường, ý nghĩa nó nôm na giống như cỏ dại bên đường gọi là papañca. Đã vừa vớ vẩn, vừa vô ích, vô duyên, không cần thiết, lại làm phiền người ta thì gọi là papañca.

Thì tất cả các pháp thế gian đều là papañca hết, 
  1. bất cứ niềm vui, nổi buồn nào của chúng ta, giọt lệ hay nụ cười, nó đều là những cái không thật sự cần thiết, và 
  2. nó đều là cội nguồn phiền não, trực hay là gián tiếp mà thôi. 
Các vị không có tin, nhưng mà một ngày nào đó hiểu đạo hoặc đặc biệt khi liễu đạo, quí vị sẽ tin chuyện đó.

Tất cả cái gì trong cuộc đời này, sơ sẩy một chút thôi, nó đều là cái nguồn khổ, nó đều là cái cớ sự, là nguồn cơn của bao nhiêu cái phiền phức và những cái hệ lụy. 

Niết bàn là nằm ngoài những phiền phức, hệ lụy ấy, cho nên Niết bàn được gọi là nippapañca. Cho nên nippapañcarāmo có nghĩa là vị tỳ kheo nói riêng và người cầu đạo giải thoát nói chung hướng tâm về cứu cánh niết bàn. Ở đó không có sự hiện hữu của phiền não, ở đó không có sự hiện hữu của thân tâm, của danh sắc, của 5 uẩn, của xứ, của giới, ở đó không có. Khi nào mình thấy sanh tử là một gánh nặng, khi mình thấy cái sự hiện hữu của thân tâm này là một gánh nặng, đó là một nhà giam, thì khi đó mình mới thấy cái sự chấm dứt triệt để mọi hiện hữu là hạnh phúc.

Nhiều người họ chịu không nổi với cái cứu cánh niết bàn. 

Khi họ được giải thích về cứu cánh niết bàn, 
  1. thứ nhất niết bàn không phải là cõi là họ chán rồi, 
  2. đó chỉ là một trạng thái trừu tượng và 
  3. trạng thái ấy chỉ có bậc thánh họ mới hiểu, họ có thể nhận thức một cách rốt ráo.
Còn phàm phu mình chỉ cần biết đại khái thế này: 
  1. còn phiền não là còn khổ, 
  2. hết phiền não mới yên. 
Hết phiền não gọi là phiền não Niết bàn. Còn thân này là còn khổ, thân tâm này kết thúc vĩnh viễn thì lúc đó gọi là ngũ uẩn Niết bàn

Thì phiền não niết bàn, ngũ uẩn niết bàn thật sự là an lạc.

để thấy được sự vắng mặt triệt để của thân tâm này là an lạc, để thấy được điều đó, để chấp nhận chuyện đó, chuyện đầu tiên là quí vị phải sống chánh niệm và trí tuệ một cách liên tục. Các vị thấy rằng mình đang bị giam hãm trong cái nhà tù mấy chục ký này, và từ cái nhà tù này chúng ta lại tiếp tục tạo ra hàng triệu, hàng tỷ nhà tù khác. Tắt thở rồi chúng ta lại đi đến những hình hài, những thân phận khác, những kiếp số khác để chịu cái sự giam hãm y như kiếp này.

Tôi biết tôi nói tới đây nhiều người trong room rất là ngạc nhiên, các vị nói: "Cái thân này tại sao gọi là nhà tù?". Tôi khẳng định lần nữa, nói chính xác không có nói lộn, cái tấm thân này nó là nhà tù, là vì sao? Vì khi mang cái thân này chúng ta bị một tỷ cái giới hạn, các vị biết không? 

Nhiều cái giới hạn lắm, thí dụ ba ngày không thể không tắm, ba ngày không thể không ăn, một ngày không thể không uống. Không thể nào không tắm rửa, ăn uống, tiểu tiện; chúng ta bị giam nhốt trong cái nóng, cái lạnh, cái buồn, cái vui. Còn về vật lý chúng ta bị giam nhốt trong bao nhiêu thứ khác, nặng nề nè, cực nhọc nè, tê mỏi nè, nóng lạnh nè, rồi chúng ta bị chi phối bởi hấp lực của trái đất, bị , bị trượt, trèo cao nguy hiểm nè, chúng ta lên núi cao nhìn xuống vực sâu chúng ta thấy chúng ta bị hạn chế. 

Con chim nó muốn đi đâu nó đi còn mình thì không. Trong cái hình hài này, mình đâu thể đi đâu mình đi, và có nhiều lúc mình muốn cái này, muốn cái nọ dữ lắm mà đâu có được, vì có cái hình hài này chúng ta mới có đủ thứ nhu cầu, nhớ nha. Vì có hình hài này chúng ta có nhiều nhu cầu lắm. Mà khổ thay có bao nhiêu phần trăm của những nhu cầu ấy được chúng ta thỏa mãn? Như vậy rõ ràng tấm thân này nó là một cái nhà ngục, mà khi anh thấy nó là một cái nhà ngục, nó là cái chỗ giam cầm thì anh thấy rằng ra khỏi nó mới là an lạc.

Đó là lý do vì đâu mà ở đây Đức Phật dạy vị tỳ kheo phải cần đến 6 cái điều kiện tâm lý để có thể chứng đạo giải thoát, thì trong đó điều thứ 6 là hướng tâm về cảnh giới lý tưởng niết bàn là vậy đó. 

Tôi nhắc lại, Phật tử Nam tông không nguyện sanh về thiên đàng, không sanh về Tây phương, nhưng mà nói riêng về cứu cánh niết bàn mình e ngại lắm, mình hỏng muốn nhắc tới, mình thấy nó làm sao á. Tại trong kinh nói vậy thì mình cũng bắt chước nói theo chứ trong lòng nó có cái gì đó nó hỏng có yên, hỏng có cam tâm, hỏng có đành lòng. Tưởng sao, tu là phải về cõi nào đó, đàng này tu gì đâu kết thúc cái tắt luôn như cái đèn hết dầu vậy, tim nó bị lụn vậy đó, nản lắm. Nhưng mà sở dĩ mình thấy mình nản là tại vì mình chưa có thấy sợ, chứ các vị tưởng tượng bây giờ các vị tắt thở một cái, cái đường đọa là coi như chắc ăn rồi đó, đường đọa là 90%, đường lên cõi nhân thiên có 10%. Nghĩ bao nhiêu đó là đủ run rồi, chưa nói tới con rùa mù, chỉ riêng cái khoảng phần trăm của cái khả năng siêu và đọa thôi, xác suất của nó là đủ làm cho mình thấy oải rồi.

Thứ hai nữa, bây giờ các vị thử tưởng tượng đi, các vị quay trở lại thân người, các vị phải nằm ở trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày không biết cái gì hết; rồi mới chun ra sống dật dờ, dật dưỡng như là một con chó suốt mấy năm đầu đời đâu có biết gì đâu, như một con gấu. Sau đó bao nhiêu tai ương tật bệnh, những sự cố, sự kiện, bao nhiêu điều bất trắc khó lường nó dồn dập, nó xảy đến, vấn đề ở chỗ đó đó quí vị.

Tại sao đời là bể khổ? Tôi thích cái định nghĩa này nhất, tại sao đời là bể khổ? Chỉ một định nghĩa là đủ rồi: "Đời là bể khổ bởi vì hầu hết 99,9% con người đều e ngại khi phải quay lại 100% những gì mình đã trải qua". Trong room có hiểu cái này không ta?

Đời là bể khổ vì hầu hết chúng ta đều e ngại phải quay lại để sống lại 100% những gì mà mình đã trải qua. Ngại lắm quí vị. Chẳng qua hôm nay mình thấy mình lớn tuổi mình sợ chết, mình nói: "Thôi kệ nó, bây giờ trở lại 20 cũng được, miễn sao mình sống thêm được mấy chục năm nữa, chứ giờ mình 60, 70, giờ mình gần chết rồi thôi kệ, cứ quay lại". Miệng nói như vậy, chẳng qua vì sợ chết, chứ còn ai cũng phải e ngại cái quãng đường mà mình đã vượt qua, đó chính là lý do đời là biển khổ.

Tôi không biết đời quí vị sao chớ, đời của tôi năm nay 50 rồi, ngay bon 50, chính xác 50, bây giờ kêu tôi quay lại 100% tôi ớn dữ lắm, ngán lắm, rất là ngán, ngán ngẩm lắm. Mà trong vòng sanh tử luân hồi thì có bao nhiêu lần chúng ta quay trở lại kiểu đó? Quay lại thân người đó nha! Còn mà quay lại làm con trùn, con dế, làm con hào, nghêu, sò, ốc, hến, tôi ớn quá đi. Sáng nay tôi đi ra ngoài vườn, tôi đang ở bên Đức, tôi nhìn thấy mấy con ốc sên tôi oải lắm . Trời ơi bây giờ tắt thở một cái mà chun vô đây làm con ốc sên là ngàn đời, ngàn đời luôn, nha. Vô trong đó rồi là coi như vô phương.

Cho nên, chính vì thấy cái đó đó cho nên vị tỳ kheo ngán sợ sanh tử và hướng tâm đến cứu cánh Niết bàn. Như vậy thì rõ ràng các vị thấy không, cái điều thứ 6 là ưa thích không hý luận, nếu mà không có chú giải là mình chết rồi, mình chết ngắt rồi, ưa thích không hý luận đây có nghĩa là hướng tâm đến Niết bàn. Bốn chữ "không có hý luận" này phải hiểu là "niết bàn".

Như vậy thì "ưa thích không hý luận" có nghĩa là "hoan hỷ trong cứu cánh niết bàn", nha.

55:31

08/09/2019 - 08:01 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

KTC 6.79 Chứng Ðắc

1. - Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo 
  1. không thiện xảo khi đi vào, không biết rõ con đường đi lên để tiến bộ (Thất Giác Chi)
  2. không thiện xảo khi đi ra, không biết rõ con đường đi xuống bị thụt lùi (5 triền cái)
  3. không thiện xảo khi đến gần, không biết rõ làm sao để tiến bộ trên con dường tu tập 
  4. không khởi lên ý nghĩa muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được, 
  5. không phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc, 
  6. không có cố gắng để kiên trì tiếp tục.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay không có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.

3. Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc. Thế nào là sáu?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo 
  1. thiện xảo khi đi vào, biết rõ con đường đi lên để tiến bộ
  2. thiện xảo khi đi ra, biết rõ con đường đi xuống bị thụt lùi
  3. thiện xảo khi đến gần, biết rõ làm sao để tiến bộ trên con dường tu tập 
  4. khởi lên ý muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được, 
  5. phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc, 
  6. có cố gắng để kiên trì tiếp tục.
Thành tựu sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thể chứng đắc thiện pháp chưa chứng đắc, hay có thể tăng trưởng thiện pháp đã được chứng đắc.



1/ không thiện xảo khi đi vào,không biết rõ con đường đi lên để tiến bộ: Thất Giác Chi
2/ không thiện xảo khi đi ra, không biết rõ con đường đi xuống bị thụt lùi: 5 triền cái
3/ không thiện xảo khi đến gần, không biết rõ làm sao để tiến bộ trên con dường tu tập

Qua tới kinh 79 Chứng Đắc, cái kinh này nếu mà không có chú giải là chỉ có chết thôi. Đây cái kinh Pali: "Katamehi chahi? Idha, bhikkhave, bhikkhu na āyakusalo ca hoti, na apāyakusalo ca hoti, na upāyakusalo ca hoti, anadhigatānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ adhigamāya na chandaṃ janeti, adhigate kusale dhamme na ārakkhati…"

Trong bản Tiếng Việt thì như thế này: "Tỳ kheo không thiện xảo khi đi vào, không thiện xảo khi đi ra, không thiện xảo khi đến gần...". Tại sao có chữ "đến gần" ta? A, đây là cái sự hiểu lầm, bởi vì aya là đến, aya là đi đến (từ chữ eti là đến), upa là gần. Rồi họ mới dịch upāya là đến gần, coi có phải ác hôn? Dịch là đến gần, dịch như vầy là cũng hơi kẹt nha. Upāya đây có nghĩa là mean là phương tiện, là condition là điều kiện, mình không thể tách ra là upa cộng với aya thành upāya là hỏng có được, nha.

Như vậy thì sao? Ở đây, đó là āyakusalo không phải là đi vào, rồi apāyakusalo đi ra, hỏng phải. Mà tỳ kheo biết rõ:

* āyakusalo: biết rõ con đường đi lên, biết làm sao để tiến bộ, làm sao mà tới được, đến được cái chỗ mà mình muốn.

** apāyakusalo: biết rõ làm thế nào mà một người bị thụt lùi, biết rõ cái con đường nào, cái lộ trình nào mà dẫn đến thối đọa, đến sự lui sụt.

*** upāyakusalo: biết rõ cái gì là phương tiện hỗ trợ hữu hiệu, đắc lực cho công phu tu tập của mình.

Biết rõ. Bây giờ đừng nói tu hành, nói ngoài đời đi, mình biết rõ kiểu sinh hoạt nào, cách ăn uống nào, cách sử dụng thuốc men như thế nào mà nó có lợi hay có hại cho sức khỏe của mình, biết được như vậy thì quí vị ok. Có cái nguy hiểm nhất là mình không biết mình ăn uống, sinh hoạt như thế nào mà có lợi hay có hại, cái không biết đó rất là nguy hiểm, các vị biết không? Bây giờ tôi là người có thể nói có tư cách để nói cái đó, bởi vì ở cái tuổi này, bắt đầu là cơ thể nó bắt đầu nó kiếm chuyện rồi .  Các vị có biết chỉ cần mà mình ăn lố một chút xíu đồ ngọt là vô đo máu là bắt đầu đường nó lên liền, nó dễ lắm. Mà tôi đã nói rồi, đường nó lên mà mình không có kiểm soát lượng đường nó kéo dài một thời gian nó hại thận, mà nó hại thận mà chuyển qua lọc thận thì coi như là chỉ có chết thôi. Cho nên mình phải biết rõ kiểu sinh hoạt thường nhật của mình, người tiểu đường là kỵ thức đêm, thức đêm nó có nhiều cái bậy lắm, bởi vì cơ thể nó cần nghĩ ngơi để mà nó thải độc. Chưa kể khi mà mình ăn trễ, mình tiêu thụ chất ngọt, ở đây không cần ăn mà chỉ cần uống thôi, tiêu thụ chất ngọt mà trễ quá rồi mình đâu có vận động, mình leo vô giường nằm thì cái cơ thể mình nó lãnh đủ, nha. Chẳng hạn như mấy xứ Miến Điện, Thái Lan, chiều mà chư tăng dùng một ly sữa, hoặc tôi qua bên Miến, bên Thái, tôi thấy mấy vị rất là khoái cái lon bò húc, buồn buồn làm một lon, đói bụng làm một lon, vui vui làm một lon; vui một lon, buồn một lon, đói bụng một lon, tổng cộng là ba lon, thì các vị tưởng tượng đi cứ chiều chiều nào cũng như vậy hết là chết, mà nhất là đêm hôm nữa. Khi mà mình biết rõ như vậy đó, thì tự nhiên mình phải kiểm soát cái sinh hoạt, cái chuyện ăn uống tiêu thụ thực phẩm của mình ngay.

Đời tu y chang như vậy, biết rõ cái gì, cái con đường nào, hoặc là cái gì mà nó giúp cho mình tu tập được đi lên. Biết rõ cái gì, cái con đường nào mà làm cho cái tâm tư của mình, cái sự tu tập của mình đi xuống. Thì làm ơn, cái này tôi biết tới đâu tôi nói tới đó chớ tôi hỏng có ý gì. Ở trong quyển Kinh nghiệm tuệ quán 2, trong đó nói rất rõ là cái con đường mà phát triển Thất giác chi chính là con đường đi lên. Năm lý do mà kích thích cho 5 triền cái phát triển chính là con đường đi xuống. Triền cái nói chung là phiền não chớ hỏng có cái gì cao siêu hết, nhưng tại kêu triền cái là nói trong trường hợp mà trở ngại cho thiền định, tuệ quán nói chung thì kêu triền cái chớ thật ra 5 ông thầy đó chính là 5 phiền não chớ có gì đâu.

* Như vậy thì vị tỳ kheo biết rõ bằng cách nào mà các giác chi được phát triển, được tăng trưởng thì đó là biết cái đường đi lên.

** Rồi biết rõ bằng cái con đường nào mà 5 triền cái nó phát triển thì biết rõ đó là con đường đi xuống, chỉ vậy thôi.

*** Cái thứ ba nữa là biết rõ cái gì là phương tiện hỗ trợ cho cái chuyện ngăn chận đi xuống mà giúp đi lên.

Bởi vì chúng ta biết vạn hữu trong đời này tồn tại đều là do duyên. Trong room có nghe kịp không? Vạn hữu trong đời nó tồn tại đều do các duyên, mà duyên ở đây nó gồm có hai: 
  1. một là janakapaccaya là duyên hay điều kiện trợ sinh
  2. thứ hai là upatthambhakapaccaya là duyên hay điều kiện trợ lực
Vạn hữu ở đời này không có cái gì mà không cần đến các duyên hỗ trợ, mà các duyên ở đay gom gọn còn có hai duyên thôi. Đó là điều kiện trợ sinh janakapaccaya và duyên trợ lực là upatthambhakapaccaya.

Người tu hành biết rất rõ cái gì là cái điều kiện hỗ trợ bằng cách là trợ sinh hay là trợ lực cho cái thiện pháp hoặc cho cái ác pháp, phải biết rất rõ, phải biết rõ cái đó.

1:04:18

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng về Lạc Hỷ (Thượng Nhân Pháp, Lạc Hỷ, Chứng Đắc) (Tăng Chi 6.77 - 6.79)(3-3)

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...H%E1%BB%B7

1:04:18

09/09/2019 - 06:51 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tôi thí dụ bốn cái pháp sampajañña (alertness, clear comprehension):

1/ Hành giả biết rõ việc mình làm là lợi hay hại cho công phu tu tập, cái đó gọi là satthaka sampajañña.

2/ Cái thứ hai là sappaya sampajañña là biết rõ cách nào hỗ trợ cho việc tu tập thuận lợi hơn.

3/ Cái thứ ba là gocara sampajañña là biết rõ môi trường sinh hoạt nào thích hợp cho việc tu tập.

4/ Cái thứ bốn là asammoha sampajañña là luôn tu tập với nhận thức vô ngã: Không ai đang tu tập tuệ quán chỉ có chánh niệmtrí tuệ đang làm việc mà thôi.

Tôi nói lại, một hành giả tu tập tuệ quán cần phải có bốn cái pháp sampajañña, tức là bốn pháp lương tri.

1/ Thứ nhất gọi là satthaka sampajañña, nghĩa là trước khi làm cái gì phải biết rõ cái việc này nó có lợi hay hại cho công phu của mình. Thí dụ như mình đang đi kinh hành, đang ngồi thiền ngon lành, tự nhiên có người rủ đi nghe pháp, rủ đi đảnh lễ bảo tháp; rủ đi chợ mua cái này, mua cái kia: "Hôm qua anh nói với tôi đi chợ mua dầu gió, bây giờ anh có đi hay không thì anh đi với tôi". Nhưng mình suy nghĩ: "Nếu mà nếu bây giờ mình đi thì sáng giờ chánh niệm nó đang quá ok nè, hồi sáng giờ mình đang quá an lạc, bây giờ mình bỏ mình đi cái là nó bị gián đoạn. Có nên hay không? Có cần hay không?" Đó là cái thứ nhất.

2/ Cái thứ hai nữa là sappaya, có nghĩa là mình thấy cái cách nào mà nó hỗ trợ cho mình một cách thuận lợi, dễ dàng. Thí dụ như ban đêm vậy, có người rủ mình: "Tối nay đừng ngủ trong phòng nữa, bây giờ tối nay hai đứa mình sống bụi đi. Mình giăng cái lều ở ngoài gốc cây mình tu cho nó giống đầu đà, cho rốt ráo một chút". Thì mình suy nghĩ coi cái chuyện mà đêm nay mình ra ngoài trời như vậy nó có thuận lợi, nó có dễ dàng cho cái chuyện tu tập hay không? Hoặc nếu mình là nhà sư, bạn bè mình rủ đi bát đổi đường từ xóm A qua xóm B, mình phải suy nghĩ coi cái đó có thuận lợi không; hay là mình đi xong dọc đường, đường xá xa xôi, trèo đèo vượt suối, mình mắc mưa rồi nó tùm lum chuyện ra.

Cho nên, thứ nhất nói đến lợi hại.

Thứ hai, nói đến chuyện khó dễ, có thuận lợi hay không.

3/ Cái thứ ba là gocara sampajañña, là vị hành giả phải luôn luôn nhận thức đầy đủ rằng cái bối cảnh, cái môi trường sinh hoạt nó có an toàn cho mình hay không? Thí dụ như mình thấy ngồi thiền ở trong thiền đường hình như nó không có tốt bằng ngồi thiền ở ngoài gốc cây hoặc trong phòng riêng. Cái gocara nghĩa đen nghĩa là mục trường, là cái chỗ chăn thả của mấy người nuôi gia súc, còn nghĩa bóng là chỗ làm việc. Thí dụ cái chỗ mà tỳ kheo đi khất thực là gocara; cái chỗ mà hành giả ngồi tu thiền gọi là gocara có nghĩa là mục trường, là chỗ chăn thả đó. Thì mình coi chỗ đó có an toàn cho mình hay không, bởi vì không phải hành giả nào lên ngồi trên thiền đường chung với mọi người cũng tốt, tôi khẳng định như vậy, không phải vậy, bởi vì có nhiều hành giả họ tu ở dưới tốt hơn. Hoặc có những hành giả họ tu một mình họ, đi kinh hành một mình họ ở ngoài rừng, thỉnh thoảng họ chạy vô gặp thầy bạn một chút thì được, chứ còn mà nhét họ chung với tập thể thì không có tốt bằng, thí dụ như vậy. Hoặc có những hành giả họ đi chợ hỏng sao hết, nhưng có những hành giả đi chợ về tâm nó bị động, thì trong trường hợp đó gọi là gocara. Gocara sampajañña là biết rõ cái cảnh giới hay môi trường sinh hoạt của mình có thích hợp hay không.

4/ Cái cuối cùng mới ghê, asammoha sampajañña nghĩa là hành giả luôn luôn tu tập trong cái nhận thức vô ngã về bản thân. Hành giả không bao giờ thấy mình hay, ta giỏi, ta có chánh niệm ngon lành, ta có trí tuệ ngon lành, ta có niềm tin ngon lành, ta có thiện pháp ngon lành, ta được tiến bộ, ta được thế này, ta được thế kia. Mà hành giả phải luôn luôn nhớ rằng ác pháp đang có mặt, thiện pháp đang có mặt. Còn trong cái chuyện tu tập, hành giả chỉ biết đơn giản rằng chánh niệm, trí tuệ đang làm việc. Hết. Ở đây không có ai tu tập hết. Ngay cả bốn đế cũng vậy: Chỉ có cái khổ chứ không có người bị khổ. Chỉ có nguyên nhân sanh khổ chớ không có ai tạo ra khổ. Chỉ có cứu cánh thoát khổ chớ không có người nào thoát khổ. Chỉ có con đường hành trì thoát khổ chớ không có ai hành trì con đường thoát khổ.

Nhớ nha, bởi vì khi mà mình không khéo thì mình sẽ rơi vào cái hoàn cảnh mà tôi kể đó, là có thằng say rượu mà xách cái búa vô trong cái phòng nó đập tan tành hết, nó nổi điên lên nó đập banh hết, nhưng có một cái món nó đập không được đó là cái búa. Thì mình cũng vậy, mình vô tu tuệ quán là mình cầm cái búa mình đập banh chành hết, không danh, không lợi, không tình cảm, ba cõi sáu đường đều là mù sương, vô ngã, vô thường. Mình đập banh chành hết rốt cuộc còn lại cái búa đó không có đập được, đó chính là cái thằng đang tu, thằng tôi mà nó đang tu mình đập không được. Bởi vì cái gì mình cũng chê hết, mình nói cái này là vô ngã vô thường, cái kia là phù du sương khói, mình chê đã cuối cùng hồi mình lọt vô cái cạm bẫy sau cùng mình hỏng ngờ. Đó là cái thằng tôi của mình nó cực kỳ thông tuệ, cái thằng tôi của mình nó có ba la mật sâu dầy, cái thằng tôi của mình nó có chánh niệm, cái thằng tôi của mình nó có trí tuệ, cái thằng tôi của mình nó có duyên lành vậy đó, cái thằng tôi của mình ngon nhất trong cái thiền đường này. Chết rồi, đập banh chành cuối cùng mình lại chết ở ngay trong chính cái cạm bẫy, trong chính cái nhà ngục mà mình tự tay xây cất. Các vị nghe kịp không?

Cho nên 
  1. chuyện đầu tiên là vị tỳ kheo phải biết rõ cái con đường nào là đi lên để mà tiếp tục theo đó mà đi, (qua 7 giác chi)
  2. thứ hai biết rõ cái hành trình nào đi xuống để mà tránh, (qua 5 triền cái, 5 phiền não)
  3. thứ ba biết rõ cái gì là phương tiện hữu hiệu để mà mình tận dụng. 

Tôi nhắc lại, cái cách nào phát triển bảy giác chi để theo đó mà đi, biết rõ cái cách nào mà để cho năm triền cái nó phát triển để mà tránh, và biết rõ cái nào là điều kiện thuận lợi để mà mình tận dụng.

4/ Khởi lên ý muốn đạt được những thiện pháp chưa đạt được

Điều kiện thuận lợi ở đây nãy tôi nói rồi: Vạn hữu ở đời do duyên mà có. 

Duyên ở đây gom gọn có hai thứ đó là duyên trợ sinh và duyên trợ lực. 

Duyên trợ sinh là những điều kiện nó giúp cho cái gì đó từ không thành có
Duyên trợ lực là nó thêm sức, tiếp sức cho những cái đã có được phát triển

Tỳ kheo phải biết rõ cái gì là điều kiện là chỗ đó. Để giải thích cái đó tôi đã đem ra bốn cái pháp sampajañña, nghĩa là trong từng sinh hoạt lớn nhỏ hành giả phải để ý qua các khía cạnh đó, phải biết cái nào là điều kiện trợ sinh, cái nào là điều kiện trợ lực giúp cho công phu tu tập của mình.

Trong đây dịch là "thiện xảo khi đi vào, thiện xảo khi đi ra, thiện xảo khi đến gần". Ở đây phải dịch lại: "biết rõ con đường nào là con đường đi lên, biết rõ con đường nào là con đường thụt lùi, biết rõ cái gì là điều kiện, là phương tiện hỗ trợ đắc lực".

1:12:39

Tức là 
  1. thứ nhất, vị tỳ kheo khi mà không biết rõ con đường nào để đi lên,
  2. không biết rõ con đường nào đi xuống, 
  3. không có biết tận dụng những điều kiện hỗ trợ
  4. và cái tiếp theo là anadhigatānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ adhigamāya na chandaṃ janeti, là không có thiết tha hướng tới những thành tựu mà mình chưa có được.
Tôi ghét nhất là mấy người học ba mớ, tới chỗ này cái bắt đầu nói: "Tu hành là hỏng có mong, là vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở...". Hỏng phải. Làm gì làm, làm ơn nhớ trên từ ngữ thì nói nghe sang lắm, nhưng mà thật ra là phải nhớ thế này: Làm sao mà không có chỗ cầu được, phải có chứ! Vua Pasenadi hỏi Ngài Ananda: "Con nghe nói Thế Tôn dạy rằng các khổ đi ra từ dục và tu hành cũng để hết dục. Như vậy thì cái lòng mà mong cầu giải thoát có phải là dục không?" Ngài Anan trả lời thế này: "Trước khi đến khu vườn này, Đại vương có muốn không? Vua nói: "Có", thì Ngài hỏi: "Khi Đại vương đã đến đây rồi, ngồi đây trước mặt tôi rồi, Đại vương còn muốn đến khu vườn này không?" Vua: "Không, tới rồi" Còn cái chuyện mai mốt thì mai mốt tính, nhưng bây giờ thì đã tới rồi còn muốn đi đâu nữa?".

Giống như cách đây mới mấy hôm, báo đăng có một cô gái người Tàu, cổ bắt trúng thăm của một công ty được đi chơi 7 ngày, cổ mừng lắm, được bao du lịch trọn gói, mà tới hồi cổ coi kỹ lại là du lịch ngay trên quê hương của cổ, các vị nghe kịp không? Các vị đang là người Saigon mà các vị lại nhận được một cái giải thưởng là du lịch Saigon trong thời gian 8 ngày, các vị có nổi điên không? Ít ra mình phải nhận được cái vé bay đi Singapore, Thái Lan, còn không là Hà Giang, cao nguyên đá Đồng Văn, hoặc trên Đà Lạt, Sapa, Bà Nà, chứ còn tự nhiên mình là dân Saigon giờ được cái giải thưởng du lịch Saigon 8 ngày, quí vị có nổi dịch không? Nhất là mình đang ở Quận 1, mà nó cho mình đi chơi trong Quận 1 thì đi làm cái gì? Mình đang ở đó còn muốn đi đâu nữa. Vấn đề nó nằm chỗ đó.

Ở đây cũng vậy .  Người tu là không có cầu, ngay cả nhiều lần tôi nói cái kỵ của người tu là mong đắc, đang tu Tứ niệm xứ, chánh niệm thì không giữ mà cứ chực chờ đắc cái này, đắc cái kia, cái đó hỏng có nên, cái đó là chuyện khác. 

Nhưng mà mình cũng phải có một mục tiêu để mình đặt ra phía trước, khi đặt mục tiêu ra rồi thì mình cứ cắm đầu cúi mặt để mình thực hiện cái hành trình cần thiết, nhưng mà trước hết phải treo cái mục tiêu đằng trước cái đã.

Đây cũng vậy, vị tỳ kheo phải 
  1. biết rõ cái con đường nào đi lên, 
  2. đường nào đi xuống, 
  3. biết rõ cái gì là điều kiện tốt cho cái hành trình mình đi. 
  4. Và cái thứ tư là phải có sự thiết tha hướng tới cái gì mà tốt đẹp, cái gì cần thiết mà mình chưa có thành tựu được, phải có cái đó. 
Sống phải có cái lý tưởng, phải có cái chỗ vươn tới. 

Cái đáng ngại nhất là sống mà không có chỗ để hướng về, trên đầu không biết tôn kính ai, mà bên dưới không biết bao dung, thương yêu ai, ở giữa không biết chia xẻ cho ai thì cái đó rất là sợ. Sống phải có lý tưởng, phải có chỗ hướng tới, phải có chỗ yêu thương, phải có chỗ để mình bảo bọc. Đời sống phải vậy nó mới trọn vẹn.

Con người là loài động vật duy nhất mà hiểu rất rõ thế nào là 360 độ, chỉ có con người mới hiểu rõ các chiều không gian vì con người trong cấu trúc sinh học với cột sống dựng thẳng, ngay ở trong cái thân xác sinh lý con người của mình đã cho phép mình cái chuyện về nhận thức 360 độ, chưa kể đến đầu óc của con người. Con người có thể nhận biết rất là nhiều điều mà muông thú không hiểu được, vấn đề nó nằm ở chỗ đó. Còn cái tầm nhìn của mình nó bị hạn chế thì ước vọng nó mới hạn chế. Còn khi mà mình có cái nhìn rộng rãi thì nó khác chứ!

Thì ở đây cũng vậy đó, vị tỳ kheo để mục đích đằng trước, và cứ vậy cắm cúi mà đi. Không có lòng thiết tha, sống không có lý tưởng thì mình biết hướng tới cái gì bây giờ? Nhớ mấy cái đó. 

Cho nên ở đây có lòng thiết tha hướng tới những cứu cánh tốt đẹp, cái kusalānaṃ dhammānaṃ mà mình chưa có chứng đạt.

1:17:11

09/09/2019 - 08:48 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

5/ phòng hộ các thiện pháp đã được chứng đắc: khả năng giữ lại những thành tựu đã đạt được đừng để cho nó mất. 

Cái tiếp theo là adhigate kusale dhamme na ārakkhati, bên cạnh cái chuyện hướng tới những thành tựu chưa đạt được, thì mình cũng phải có khả năng giữ lại những thành tựu đã đạt được đừng để cho nó mất.

Chúng ta thấy có một chuyện là Thái tử Tất Đạt 7 tuổi, đắc thiền dễ như là mình trở bàn tay, nhưng mà sau đó chính Ngài bỏ quên Ngài không màng tới nó nữa. Nhiều, và rất nhiều người khác giống như Ngài vậy đó, có nghĩa là cũng đắc cái này đắc cái kia được một thời gian rồi bỏ quên, trong thời Đức Phật có rất là nhiều vị thuộc lòng Tam tạng, thậm chí đắc thiền rồi sau đó đi những con đường không có giống ai hết.

Thí dụ như Ngài Hatthisariputta mới vô tu có mấy tháng thuộc lòng Tạng A tỳ đàm mà Ngài hoàn tục 7 lần, may mắn là Ngài có duyên lành giải thoát mà lại gặp Đức Phật và Chư đại hiền, đại thánh tăng, đại thanh văn hỗ trợ cho Ngài, chứ nếu không thì cũng mệt à. Đó! Một người thuộc lòng kinh điển như Ngài Hatthisariputta. Rồi một người nữa là ông Đề bà đạt đa ổng đắc thiền đó, ổng buông xuôi rồi cuối cùng không giữ được cái ổng đã có. Mà nhiều người lắm quí vị, nhiều lắm. Các vị biết, phải căn cơ sâu dầy lắm thì mình mới sống với thành tựu tu hành mà mình có, còn không nó dễ buông lắm.

Thí dụ như hồi xưa mình mới tu mình thiết tha Phật Pháp, mình thích ghi chép, thích học hỏi, thích ghi nhớ, mình mê mấy cuốn sách quí, hâm mộ những vị cao tăng, thạc đức, thạc học, mình quí, mình trọng. Nay mai có được cái chùa, có được mớ đệ tử đại gia lui tới chăm sóc cúng dường, ăn uống dâng tận nơi, rồi yến, rồi sâm, tùm lum hết. Đi đâu kẻ đưa, người đón, rồi bái lạy tung hô, rồi riết quên mất lý tưởng ban đầu, dần dần không còn thiết tha Phật Pháp nữa. Đi ngang nhìn cuốn kinh giống như con ma mà nhìn thấy lá bùa lỗ ban vậy, nó ớn lắm, ngán lắm. Rồi hỏi chớ cái giáo lý, cái pháp học nó không thiết tha thì pháp hành làm sao mà nó thiết tha? Lúc đó đệ tử nó hầu nó hạ như ông của nó thì mình đâu có quỡn mình nghĩ tới tuổi già, đâu nghĩ tới cái chết, đang đã quá mà, ngu gì nghĩ tới mấy cái chuyện buồn đó làm chi. Cứ như vậy cho nên buông xuôi những gì mà mình đã có một thời.

Cho tôi xin cúi đầu quì lạy trước khi tôi nói câu này . Đó là tôi có được tiếp xúc với một vài vị gọi là Tam tạng ở Miến Điện, vô trong phòng sao tôi thấy đồ đạc nhiều quá, rồi tôi thấy cầm cái cục a lô mà a lô hoài hà, rồi tôi gặp phật tử đi ra vô nườm nượp cứ người cúng một mâm, mâm, tôi thấy cũng oải chè đậu quá. Bởi vì tôi thấy ngày xưa, nhập thất, bế môn, chuyên sâu kinh điển lên tới thuộc lòng Tam tạng mà. Rồi bây giờ tôi thấy gì đâu mà cầm cái cục a lô mà a lô hoài hà , mình mới ghé vô đó một tiếng đồng hồ mình gặp a lô, rồi gặp phật tử đi ra đi vô, đi vô đi ra cúng dường, bái lạy. Vị này giờ sao thấy trắng trẻo, mập mạp. Dĩ nhiên họ bày dữ lắm, họ hỏng phải Âu Mỹ họ bày dữ lắm, họ đồ đạc nhiều, họ tiện nghi nhiều nhưng mà không có tiện dụng, nhưng ít ra mình nhìn thấy mệt. Mà tôi cũng e, tôi e là với sức tiến của khoa học, của đời sống vật chất lâu ngày chắc có lẽ banh chành quá, bởi vì tôi cứ lo là sau này … Trước đây người ngoại quốc tại Miến Điện muốn sở hữu một cái cell phone cầm tay phải mất không dưới 5 ngàn đô la, khiếp như vậy. Còn bây giờ đó thì 3 đồng 4 cắc là đã có một cái cell phone mát trời đất luôn. Bây giờ mình bước ra đường là thấy nhà nhà, người người Miến Điện nghèo vậy đó mà cũng có cái phone cầm tay a lô, không biết a lô cái gì. Còn trong chùa tăng ni là mỗi người một cái, nghèo banh xác mà mỗi người vẫn có một cái phone, phone cùi bắp cũng phải có một cái a lô a lô. Thì từ từ từ từ họ đánh rơi cái lý tưởng ban đầu, tôi nói hồi nãy tôi quì tôi lạy các vị, trước tôi quí các vị lắm tôi mới về bên đó tôi làm cái Kalama, đúng, mà tôi cứ lo, nếu mà cái tình trạng này nó kéo dài vậy đó thì sẽ có một ngày nó tan hoang sự nghiệp hết.


1:21:22

10/09/2019 - 05:17 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

6/ không có cố gắng để kiên trì tiếp tục: không có hành trì một cách nghiêm túc

Rồi cái tiếp theo là sātaccakiriyāya na sampādeti, là không có hành trì một cách nghiêm túc; sātaccakiri là hành trì một cách nghiêm túc, đúng mức. Tôi ví dụ hoài .  

Ví dụ như mình nói hạnh khất thực, hạnh đi bát. Tại sao có cái hạnh đi bát? Vì 800 lý do,

  1. thứ nhất là người xuất gia không có tài sản, bây giờ không đi xin lấy cái gì mà ăn? Đó là cái điều thứ nhất. 
  2. Thứ hai, khi mà anh sống bằng cái hạnh khất thực như vậy, làm sao anh có thể chất chứa được đây? Mỗi ngày người ta cho anh có một bát một, anh lấy cái gì mà anh chất? Còn cái vụ đi bát bên Thái Lan đi bằng bao thì tôi không có ý kiến. Tôi đang nói nguyên thủy đó, đi bát gia tài chỉ có một cái bát thì anh chất cái gì? Mà nếu anh không bát, anh lấy cái gì anh ăn? Đó là hai. 
  3. Cái thứ ba, khi anh đi bát như vậy đó, anh mới biết thế nào là tủi nhục; anh mới thấy thế nào là vô ngã, vô thường; thế nào là cái sự chà đạp, cái sự ghẻ lạnh khinh bỉ của người đời, nha. Đâu phải lúc nào anh cũng gặp được Phật tử đâu? Nhiều lý do lắm . 
  4. Rồi khi anh đi bát vậy, anh đã gieo duyên cho rất là nhiều người mà họ không có điều kiện tới chùa, tới gặp mình. Tôi hỏi các vị, nhà ở trong xóm sâu trong núi, gia tài có trái bắp hà, mà bây giờ cầm trái bắp đi băng rừng lội suối vô mà cúng chùa, biết cúng cho ai? Chùa cả trăm ông, cả 50 ông, 70 ông biết cúng cho vị nào, có trái bắp sao đi chùa trời? Nhưng mà nhờ có mấy vị đi khất thực, cho nên mình có trái chuối, củ khoai, trái bắp mình ra mình để bát cho mấy ổng, nhờ vậy mình cũng được công đức, mình gieo duyên giải thoát.
Đó! Cho nên có nhiều lý do để một vị tỳ kheo đi bát. 

Ấy vậy mà có những vị do có phước riêng được Phật tử họ hộ trì, hỗ trợ, họ không muốn thầy đi xa, không muốn thầy đi cực vô vùng sâu vùng xa để hóa duyên, thế là, như tôi được biết tại Saigon trước đây, tôi được biết đó là một vị cũng trì hạnh đầu đà trong ba tháng hạ mà sướng lắm. Đi bát trong kinh gọi là asātaccakari là không có đúng mức. Là sao? Cũng trì hạnh đầu đà mà có mấy đệ tử chận đường, đón ngõ đằng trước, tức là từ trong chùa đi có bửa đi bộ có một đỗi là đệ tử nhào ra rước cái bát nó đem vô nhà, tụng kinh, ăn xong nó lấy xe nó chở về chùa, tức là chỉ có chịu khó ôm bát đi bộ từ trong chùa ra thôi. Cách hai nữa là nó lấy xe hơi nó lên chùa nó rước, rước chở thẳng về nhà, cũng đem bình bát theo, tới nhà thì mọi khi nó dọn mâm, bửa nay nó dọn trong bát, để trong bát. Cũng nhận xong, cũng tụng cho đã đời xong xuôi rồi cái đổ ra ăn. 

Thì cái trường họp khất thực như vậy được gọi là asātaccakari, tức là cũng khất thực nhưng mà không có nghiêm túc, không có đúng mức, không có giữ lại được cái tinh thần cần có của cái hạnh hóa duyên. 

Trong khi nãy tôi nói rồi, hạnh hóa duyên là nó tới 800 ý nghĩa hay dữ lắm . Một là cơ hội gọi là để đọc rõ cái bản tâm đầy ắp vị kỷ của mình, đi để bị đời nó chửi, để học khôn với đời, đi để chịu nhục; thứ hai đi để gieo duyên; thứ ba nữa là không đi vậy lấy cái gì ăn, sao mà sống? Nó nhiều cái hay dữ lắm, nhưng mà bây giờ mình đi bát mình đi cái kiểu đại gia đưa đón vậy là asātaccakari. 

Hoặc là có trường hợp lạ lắm, là trong luật cấm là tỳ kheo không được bất trảm thảo là không đốn cây, nhổ cỏ, tỳ kheo không có được nhóm lửa, tỳ kheo không được đào đất. Bây giờ thôi, cái này tôi nói thiệt, ở hoàn cảnh nhiều khi mình cứ thiệt tình, bây giờ hoàn cảnh nó bí quá thôi mình cũng phải nhóm lửa, mình cũng phải nấu ăn, cũng phải đào đất, thí dụ như vậy. 

Còn đằng này tôi ghét nhất là bày, tôi oải cái này nè, tự nhiên nói tỳ kheo ăn trái cây là phải có người kappiya, kappiya là sao? Là lấy cái hột ra, thì mình thấy nó hơi ngộ ngộ rồi, rồi bây giờ nguyên một trái thanh long vậy đó, cái nó lấy dao nó gọt ngang vậy gọi là kappiya, mà thanh long lấy hột ra cho chết à? Cũng ăn, cũng bày, kêu đệ tử gọt cái cuống ở trên kêu là kappiya, gọi là tắt tịnh, rồi trái chôm chôm thì cũng cắt ngang vậy để giữ giới . 

Còn tiền thì đưa hỏng có lấy, chỉ qua kế bên thầy hỏng có nhận tiền, con đưa cho kappiya của thầy đi, cái nó đếm xong nó vô nó báo dạ bửa nay cúng được 18250 đồng là mình nhét vô túi. Thì mình bày làm chi mà kappiya nó mệt quá đi, khổ . 

Đi đâu máy bay người ta phải rước, phải trả thêm cho kappiya là sao? Tưởng sao mình phải hiểu rằng tiền không phải là trái lựu đạn, tiền không phải là đống phân để mà mình sợ . 

Lý do tại sao Ngài cấm không cho mình giữ tiền là bởi vì Ngài không muốn mình giữ tài sản. Còn đằng này mình lại hiểu sai, mình không nhận tiền để mình không phạm luật, tưởng sao mình dắt kappiya theo để giữ để cho người ta tốn thêm tiền vé cho nó nữa, tưởng sao nó đếm xong nó đưa cho mình nhét vô túi, các vị nghĩ có động trời không? Thì trường hợp đó gọi là asātaccakari là như vậy, nghĩa là không làm đúng mức, bày ra cho nó tốn cơm thôi hà.

Tất cả tổng cộng là 6 điều, mà nếu mắc phải 6 điều này thì không có cách chi mà chứng quả được hết, nó hỏng có đúng mức. Rồi bà con cho tôi nghỉ, chúc các vị một ngày vui, hẹn các vị vào ngày mai.

Mục lục các bài giảng

(Hết)
Reply
Sư Chánh Minh - Khái lược Duyên Hệ DL 2008 – PL 2552 



MỤC LỤC

[1.1]
Phần I


Khái lược duyên hệ

Hai mươi bốn duyên


1- Nhân duyên
2- Cảnh duyên
3- Trưởng duyên
4- Vô gián duyên
5- Đẳng vô gián duyên
6- Đồng sinh duyên


[1.2]
7- Hổ tương duyên
8- Y duyên
9- Cận y duyên
10- Sinh tiền duyên
11- Sinh hậu duyên
12- Tập hành duyên
13- Nghiệp duyên
14- Quả duyên


[1.3]
15- Vật thực duyên
16- Quyền duyên
17- Thiền duyên
18- Đạo duyên
19- Tương ưng duyên
20- Bất tương ưng duyên
21- Hiện hữu duyên
22- Vô hữu duyên
23- Ly duyên
24- Bất ly duyên
Tổng lược duyên hệ


[2.1]
Phần II.
Tam đề thiện với duyên hệ


Khái lược .


Nhân duyên với tam đề thiện .
Cảnh duyên với tam đề thiện
Cảnh trưởng duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh trưởng duyên với tam đề thiện .
Vô gián duyên với tam đề thiện .


[2.2]
Đồng sinh duyên với tam đề thiện
Vật sinh tiền y duyên với tam đề thiện
Vật cảnh tiền sinh y duyên với tam đề thiện .
Thường cận y duyên với tam đề thiện .
Cảnh sinh tiền duyên với tam đề thiện .
Sinh hậu duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh nghiệp duyên với tam đề thiện .
Nghiệp biệt thời duyên với tam đề thiện .


[2.3]
Quả duyên với tam đề thiện .
Sắc vật thực duyên với tam đề thiện .
Danh vật thực duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh quyền duyên với tam đề thiện .
Quyền sinh tiền duyên với tam đề thiện .
Sắc mạng quyền duyên với tam đề thiện .
Thiền duyên với tam đề thiện
Đạo duyên với tam đề thiện
Tương ưng duyên với tam đề thiện .
Đồng sinh bất tương ưng duyên với tam đề thiện



 -ooOoo- 


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Theo mẫu tự Pāli


A. : Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi bộ).

Abhs. : Abhidhamaṭṭhasaṅgaha (Thắng pháp tập yếu luận).

D. : Dīgha Nikāya (Kinh Trường bộ).

Dhp. : Dhammapāda (kinh Pháp cú).

DhpA. : Dhammapāda – atthakathā (Chú giải kinh Pháp cú).

Dhs. : Dhammasaṅginī (Pháp tụ).

Ptn. : Paṭṭhāna (Vị trí).

MhvA. : Mahāvaṃsa atthakathā (Chú giải luật Đại phẩm).

M. : Majjhima Nikāya (Kinh Trung bộ).

S. : Saṃyutta Nikāya (Kinh Tương ưng bộ).

Sn. : Suttanipāta (Kinh tập).

Y. : Yamaka (Song đối).

Thera. : Theragāthā (Kệ trưởng lão Tăng).

-ooOoo-

Lời nói đầu

Paṭṭhāna (Vị trí) là bộ thứ 7 trong tạng Thắng pháp, đây là bộ có số lượng pháp uẩn nhiều nhất trong 7 bộ, gồm 9.400 (chín ngàn bốn trăm) pháp uẩn.

Tương truyền khi Đức Thế Tôn thuyết lên bộ này, hào quang sáu màu của Ngài tự khởi hiện.

Bộ Vị trí nêu lên hai phần: Duyên hệ và Duyên sinh.

Trong phần Duyên hệ có 24 duyên, luận theo 5 Tam đề (Tikamātikā):
- Tam đề thiện (Kusalattika).
- Tam đề Thọ (Vedanāttika).
- Tam đề quả (Vipākattika).
- Tam đề bị thủ (Upādinnattika).
- Tam đề phiền toái (saṅkiliṭṭhattika).


Mỗi tam đề lại có 4 phần: Phần thuận, phần nghịch, phần thuận nghịch và phần nghịch thuận.

Để nắm bắt giáo nghĩa uyên thâm này. cần phải nắm vững chi pháp, vì luận Duyên hệ rất bác học chi li, đồng thời phải học hỏi từ những bản Luận giải của các Giáo thọ sư tiền bối.
Soạn phẩm này phần lớn dựa vào công trình biên soạn của Cố Đại trưởng lão Tịnh Sự, đồng thời trích lục những luận giải của Cố Đại trưuởng lão Ledi Sayadaw trong quyển "The Manuals of Dhamma".


Trong soạn phẩm này chúng tôi trình bày 2 phần:

- Phần I: "Khái lược về 24 duyên".
- Phần II: "Hai mươi bốn duyên với tam đề thiện".


Do khả năng còn kém cỏi, nên chúng tôi chỉ dám nêu lên "phần thuận", và phần này cũng nương vào soạn phẩm "Siêu lý cao học" của Cố Đại trưởng lão Tịnh Sự.

Chúng tôi cố gắng biên soạn vì:

- Tri ân Cố Đại trưởng lão Tịnh Sự , đồng thời phổ cập công trình biên soạn phần Chú giải Tạng Diệu pháp mà thuở sinh tiền Ngài đã dày công nghiên cứu. khiến công trình ấy không bị "mai một".

- Phổ biến hương vị Giáo pháp Abhidhamma đến những bậc trí thức có tâm tầm cầu Phật pháp.


Dòng ký ức trôi về quá khứ, chúng tôi chợt nhớ đến Cố Đại Đức Giác Lý.

Khi còn ở Thiền viện Phước Sơn (1985), chúng tôi có hướng dẫn cho một số Sa di và giới tử môn học Siêu lý.

Chúng tôi được gặp gỡ Đại Đức Giác Lý, tuy Ngài tuổi cao nhưng tinh thần cầu pháp học pháp không hề thấp, Ngài cùng chúng tôi thảo luận về phần "Duyên hệ", nhờ đó chúng tôi có cơ hội ôn tập đồng thời hình thành khung soạn phẩm này.

Giở lại dòng chữ xưa, lòng thành xin tưởng niệm đến hương linh của Ngài, mong Ngài luôn an lạc nơi nhàn cảnh.

Với tuổi cao mà Đại Đức Giác Lý vẫn tìm hiểu được phần "Duyên hệ", điều này chứng tỏ "Duyên hệ" tuy thâm sâu vi diệu, nhưng  không quá khó với "tinh thần cầu pháp và học pháp".

Chúng tôi cũng cảm niệm công hạnh của phật tử Tathāpaññā đã giúp chúng tôi dịch những phần luận giải của Đại trưởng lão Ledi Sayadaw từ Anh ngữ sang Việt ngữ.

Xin những bậc cao minh rộng lượng và chỉ điểm chúng tôi những sai sót còn vấp phải.
Lành thay, lành thay công đức quý Ngài vô lượng vô biên.


Tỳ khưu Chánh Minh cẩn bạch.
-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 2.1 | 2.2 | 2.3

Reply