LTP Học Phật Pháp
Rainbow 
(tt) Sư Toại Khanh Giảng về Duyên Khởi - 12 Nhân duyên - 6 Cơ tánh chúng sanh (2-6) 


https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Sydney%202019/004.%20Duy%C3%AAn%20Kh%E1%BB%9Fi%20-%2012%20Nh%C3%A2n%20duy%C3%AAn%20-%206%20C%C6%A1%20t%C3%A1nh%20ch%C3%BAng%20sanh

32:27

Chính vì cái vốn liếng tiền nghiệp cộng với khuynh hướng tâm lý và môi trường sống, cho nên khi chúng ta đến với Phật Pháp, mỗi người chúng ta cũng chọn lấy một đề tài thích hợp cho mình, và chuyện ấy không chỉ dừng lại ở đó, mà chúng tôi muốn dắt quí vị đi một đoạn xa hơn, đó chính là vấn đề sư phụ. Sư phụ cũng là người nằm trong 6 nhóm này, đúng không? À há, cho nên khi sư phụ truyền đạo cho mình, sư phụ là thiền sư, là giảng sư, là pháp sư, là luận sư, là cái gì sư đó, thì khi truyền cho mình sư phụ cũng đứng từ cái góc độ, cái lập trường của sư phụ, sư phụ truyền lại cho mình, nghe kịp không? Sư phụ là người tiểu đường, khi sư phụ giảng, sư phụ luôn luôn tránh ngọt, có hiểu không? Sư phụ bị cao máu, sư phụ luôn giảng né muối. Sư phụ bị dư cholesterol, sư phụ né dầu mở, nghe kịp không? Mình không hề biết chuyện đó, trong khi mình đâu bị tiểu đường mà cứ né đường lâu ngày thiếu đường và thiếu đường có nghĩa là lên đường. Còn sư phụ bị cao máu đó là chuyện của sư phụ, mình né muối riết mình bị phù thủng, có đúng vậy không ta? Yah, đấy, cho nên, lời hướng dẫn nào của phàm phu cũng đều mạnh dấu ấn cá nhân rất là sâu đậm, nha. Và cái trách nhiệm của chúng ta là chúng ta phải biết có trách nhiệm với bản thân, và có một câu này tôi rất muốn bà con xâm lên người, dầu trên người quí vị đã nát hết rồi vẫn phải xâm, đó là "Vấn đề lớn nhất của mỗi người là không biết vấn đề của mình nằm ở đâu?". Có nghe kịp không?

Cái câu này nghe huề vốn nhưng nó rất là sâu, nó sâu dữ lắm, vấn đề lớn nhất của mỗi người là không biết vấn đề của mình nó nằm ở đâu. Như cái bà đó, một đêm kia bả ngủ dậy, bả rờ người của bả, rờ đâu cũng đau hết, biết chuyện này không? Bả rờ đâu cũng đau hết, bả đi bác sĩ, bác sĩ khám bệnh, thử phân, nước tiểu tùm lum hết đều không tìm ra bệnh, bả đi 18 ông bác sĩ cũng không ra. Cuối cùng bả đi đến một ông bác sĩ già, khám bả xong, ổng nói "Bà không bệnh gì hết, bà chỉ bị đau ngón tay thôi, cho nên rờ đâu cũng đau". Nghe hiểu không? Câu chuyện này dĩ nhiên là câu chuyện tào lao, làm gì có bác sĩ nào mà ngu dữ thần vậy, vậy mà cũng có một đám nó tin mới ghê chứ! Nhưng mà cái vấn đề nó nằm ở đây, vấn đề nó nằm ở chỗ là vì "mình không biết vấn đề của mình nó nằm ở đâu?"

Như cách đây mấy bữa, tôi mới kể một câu chuyện cho bà con nghe, đại khái bà đó là bả bị bệnh đổ mồ hôi trong lúc ngủ, khó thở và mất ngủ, thì qua bao nhiêu bác sĩ tìm không ra, cuối cùng bả đến bả thăm một bà bạn, người này mới nói "Sao tao nhìn mày tao mệt quá hà, tao nhìn cổ áo mày chật tao khó chịu". Hiểu không? À, thì ra bả mới đi Việt Nam về, bả quất cho nguyên một lố, cái áo đó nó đo hơi chật, cho nên là cứ tối mà nàng quất cái áo đó vô là nàng cứ thở không được, mà thở không được thì nàng lo, mà lo thì đổ mồ hôi. Mà lo + đổ mồ hôi = mất ngủ. Đúng vậy không? Mà chỉ vì cổ áo mà nàng đi biết bao nhiêu tiền, phải chầu chực phòng mạch chờ đợi được thăm, được khám đủ thứ mà cuối cùng chỉ là cổ áo thôi quí vị, nha.

Cho nên nhiều khi chúng ta tu tập thiền định không có kết quả, cuộc sống tu tập chúng ta không được an lạc, không có tiến bộ, không thể đi tới, tại sao vậy? Là tại nhiều khi chỉ vì một cái trục trặc rất là nhỏ, cho nên "Vấn đề lớn nhất của mỗi người chính là không biết vấn đề của mình nó nằm ở đâu?". Cái câu này rất là quan trọng, nha.

Và một chuyện nữa đó là hành giả hay là người học đạo mắc phải đó là chúng ta không tin ở mình.

Có người thì cho mình là cái rún của vũ trụ, chỉ có mình là số một, còn ngoài ra đều là nguyên cái lũ ngu đần hết á. Có cái loại người đó, coi người ta là mục hạ vô nhân, dưới mắt không có người, nha.

Nhưng mà ngược lại cũng có một số rất là đông người bản thân mình hỏng tin ai hết, cái chuyện của mình đi hỏi người khác, nghe kịp không? Hiểu tôi nói không? Mình đánh mất niềm tin ở bản thân mình, mình không có tin ở mình, cứ nghe trục trặc là đi hỏi người khác. Mà hên gặp minh sư thiện hữu thì không nói gì mà xui gặp cái thứ bạn trời đánh, cà chớn là chết dịch, nó phán tào lao, nghe kịp không?

Tôi nói thiệt với bà con, có ông thầy bói nào không hù người ta? Có ông thầy phong thủy nào không hù người ta? Tin tôi đi, tôi chỉ giỡn chơi, tôi hay coi chỉ tay cho người quen là tôi đã hù nhiều người là tôi hốt bạc nhờ tôi hù đó, nói chơi chứ chưa có. Khi mà mình dòm dòm, mình nói sao cái đường mạng đạo nó ngắn vậy? Lúc này có nghe khỏe người không? Vừa nghe vậy, cái mặt nó tái liền, chỉ đùa có chút xíu thôi mà nó nhìn nói sao cái mạng đạo kỳ vậy ta? Lúc này có nghe người bình thường không? "Đâu có, đâu có gì đâu sư? Bộ ngó thấy nó ngắn hả sư?" Lúc đó tôi mới hiểu ra "Ờ, thì ra cái con người của mình vốn dĩ là thích giao phó cái niềm tin cho người khác".

Cho nên cái đặc điểm của bồ tát là gì? Đặc điểm của bồ tát là "Chỉ tin cái đúng và thấy đúng mới tin". Nghe kịp không? Chỉ tin cái mình thấy đúng và khi thấy đúng rồi là dứt khoát tin. Tôi nhắc lại, chỉ tin khi mình thấy đúng và đã thấy đúng rồi thì dứt khoát tin. Còn cái người ngoài bồ tát ra thì tào lao, là sao? Tin cái điều mà mình chưa có xác định là đúng, và khi mình chưa xác định là đúng cho nên mình tin rất là chập chờn. Và đây chính là lý do mình đánh mất niềm tin bản thân và đồng thời mình hay bạ đâu tin đó là bởi vì niềm tin của mình nó không thể tập trung vào một điểm được, nó cứ lăng xăng, lăng xăng, lăng xăng, nghe.


Vấn đề của hành giả là sao? Là hôm qua tôi có nói đó, ngày xưa có Phật, có Thánh, ngày nay mình chỉ còn trông cậy vào sư phụ, vào kinh sách, và hai cái này thì không có bì được với Phật, với Thánh rồi, nghe kịp chưa? Cho nên phần trách nhiệm ở mình ngày một lớn hơn, càng về sau thì cái trách nhiệm ở chính mình nó càng lớn hơn. Mà mình muốn làm cái chỗ dựa cho chính mình thì cái chuyện đầu tiên là giáo lý, tin tôi đi, phải có giáo lý, giáo lý căn bản, nha.

Cho nên buổi học chiều nay, sau khi nói cho bà con nghe về 6 khuynh hướng tâm lý, nãy giờ tôi nói rồi, thì mình sẽ bắt đầu, bây giờ mấy giờ rồi? Bữa nay và ngày mai tôi sẽ hướng dẫn bà con học một cái giáo lý mà bà con có lẽ đã có nghe rồi, nhưng mà hôm nay, khi học với tôi, bà con làm ơn dẹp hết tất cả những sư phụ, những cái gì mà quí vị đã biết, chỉ có biết một mình tôi thôi. Tôi đi rồi, các vị đem hình tôi ra đốt hoặc phóng phi tiêu. Nhưng mà trong lúc tôi ở đây là phải học, đó là giáo lý duyên khởi, 12 duyên sinh.

Bửa nay không nhờ ai hết mà chính tôi viết bảng, tôi viết mà cổ nói cây viết mới, tôi nhớ một chuyện, người ta nói: Có một điểm khác biệt giữa hãng hàng không North Korea và South Korea, biết hai nước đó không? Điểm khác biệt là sao? Khi mà máy bay trục trặc, bên Nam Hàn là người ta thay máy bay khác còn bên Bắc Hàn là thay phi công khác. Khác hay giống? Có nghĩa là bên Bắc Hàn khi mà máy bay trục trặc thì người ta coi coi có thằng phi công nào dám lái là cho lên lái, yah. Còn bên Nam Hàn khi mà họ thấy thông báo chuyến bay trục trặc là họ cho nguyên đội ngũ kỹ sư vô rà soát và họ thay máy bay khác, nếu cần thì phi công vẫn giữ nguyên. Còn Bắc Hàn là chỉ thay phi công thôi cho đỡ tốn tiền.


41:00

41:45

Giáo lý duyên khởi, 12 duyên sinh.

Chuyện đầu tiên, do Vô minh trong 4 đế nên mới tạo ra các nghiệp thiện ác,

từ nghiệp thiện ác nó mới tạo ra cái tâm đầu thai các cõi,

khi có tâm đầu thai các cõi mới bắt đầu có 6 căn (có đủ hay không),

từ 6 căn mới dẫn tới chuyện là 6 xúc, 6 thọ,

từ 6 thọ ra 6 ái, rồi dẫn đến 4 thủ, rồi dẫn đến 2 hữu,

từ 2 hữu mới dẫn đến tứ sanh,

tứ sanh dẫn đến già, đau, chết, sầu, khổ.

Tại sao do Vô minh trong 4 đế mà tạo ra các nghiệp thiện ác?

Vô minh trong 4 đế:

- Đầu tiên là vô minh trong khổ đế: do không hiểu mọi hiện hữu ở đời là khổ, cho nên thích tùm lum, thích đẹp, thích giàu, thích quyền lực, thích tiếng tăm, thích tình cảm, thích yêu và được yêu, thích thương và được thương, thích tùm lum. Chính vì không biết mọi thứ đều là khổ, ngày hôm qua tôi có giải thích rồi. Cái đắng là khổ đã dành mà cái ngọt nó cũng là khổ, là vì sao?

muốn phải đi tìm thì cái hành trình mà kiếm tìm cũng là khổ,

tìm không được cũng là khổ,

tìm được rồi phải tìm cách giữ nó cũng là khổ,

mà giữ không được càng khổ hơn.

Như vậy bản thân cái ngọt cũng là khổ, còn cái đắng là khổ thì dễ hiểu quá rồi, nha. Như vậy thì mọi thứ ở đời đều là khổ, đắng, ngọt đều là khổ. Khi mà mình không biết được cái điều đó thì gọi là Vô minh trong Khổ đế.

- Vô minh trong Tập đế là sao? Là không biết rằng những gì mình thích đều nằm trong khổ hết. Tại cái mệnh đề đầu tiên là mọi thứ đều là khổ, cho nên cái mệnh đề thứ hai: Những gì ta thích đều là thích trong khổ. Mà hễ anh thích trong khổ có nghĩa là anh tiếp tục anh invest cái khổ mới. Nghe kịp không?

Một cái cuộc hôn nhân thất bại mà mình không có cái gan ly dị mà mình cứ xà nẹo, quấn quýt hoài thì mình sẽ khổ hoài, chuyện đó rất là dễ hiểu. Một cái ngôi nhà mà xập xệ, nóng bức, hôi hám, chật chội mà mình không bỏ nó mà mình vì cái lý do nào đó mà mình ở với nó hoài mình sẽ khổ với nó hoài, nghe kịp không? Vì mọi thứ ở đời là khổ nên những gì ta thích nó cũng đều là trong khổ. Đó là sự thật thứ hai.

- Sự thật thứ ba: Muốn hết khổ thì đừng có thích trong khổ nữa. Sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy tư, tất cả đều là khổ, chỉ cần mình còn thích 1 trong 6 cái đó thì mình còn có cơ hội để quay lại luân hồi trong các cõi. Cho nên, bây giờ muốn không còn luân hồi trong các cõi thì chỉ có một cách là không có thích nữa. Sẵn ở đây tôi mở ngoặc tôi nói luôn, trong các tôn giáo khác cái cứu cánh tu hành là sanh về một cái cõi nào đó, nghe kịp không?...

Tôi hỏi để tôi coi coi, tôi không có ác ý gì đâu, tôi có thiện chí mà. Để tôi coi cái vị nào mà nói tôi nói nhanh, bao nhiêu tuổi, nếu mà quí vị lớn rồi thì tôi nói không nhanh lắm, tại lổ tai các vị chậm thôi, còn nếu các vị còn trẻ mà nói như vậy thì tôi nhanh thiệt. Cái bà này bả xồn xồn hỏng biết làm sao đây nè? Nhưng mà cái đám trên nghe hiểu không?

Có nghĩa là Vô minh trong 4 đế là gì?

  1. Một là Vô minh trong Khổ đế, có nghĩa là không hề biết mọi thứ là Khổ.
  2. Thứ hai, Vô minh trong Tập đế: không biết rằng những gì ta thích đều là trong Khổ.
  3. Thứ ba, không biết rằng muốn hết Khổ thì đừng thích trong Khổ nữa. Đó là Vô minh trong Diệt đế.
  4. Thứ tư, không biết rằng sống với ba cái nhận thức trên chính là con đường thoát Khổ. Họ không biết được chuyện đó.
Chính vì không biết được 4 cái này nè… Cô Hồi giáo ghi kịp không? Cô Hồi giáo màu tím hoa sim. Không, phải đặt cái tên để kêu chứ tôi đâu có biết … ,không, mình đang ghi hình để cho người ta thấy rằng đây là hòa đồng tôn giáo. Mà cái chữ Hồi giáo này còn có một ý nghĩa nữa, Hồi có nghĩa là quay lại, có nghĩa là cứ đi vòng vòng, vòng vòng hoài đó, được gọi là hồi giáo, hồi giáo là nó không chịu đi tới mà nó đi xong nó quay trở lại, không có tiến bộ đó, gọi là hồi giáo, cái chữ đó tôi xài cũng có ý dữ lắm. Hồi có nghĩa là nó đi rồi nó quay lại chỗ cũ, nó tu 30 năm nó cũng trở về chỗ cũ gọi là hồi giáo….

49:09

18/10/2019 - 08:21 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Bây giờ nghe nè, do Vô minh trong 4 đế, do không biết 4 cái điều mà tôi vừa nói đó, nó mới nẩy ra cái chuyện là tạo các nghiệp thiện áo hướng tâm lý nhiều đời là trốn khổ tìm vui nên chúng sanh phàm phu tìm đủ mọi cách để trốn khổ tìm vui theo một trong hai cách sau đây:

  1. Chuyện gì cũng làm miễn là được vui thì thôi, bất chấp thiện ác.
  2. Trốn khổ tìm vui bằng cách là chỉ sống thiện thôi: bố thí, trì giới, phục vụ, làm lành. 
Hạng thứ hai này do Vô minh trong 4 đế tuy có khá hơn cái anh sống ác một chút, nhưng ảnh giống anh sống ác một điểm có nghĩa ảnh cũng không có thấy rằng có mặt trên đời này là Khổ. Nghe hiểu không?

Nói cách khác, cả hai anh trong tù đều bị nhốt chung trong một nhà tù, nhưng mà anh tù thứ nhất cứ tới giờ nghe đánh cái reng là ảnh nhào ra ảnh ăn, ăn xong là ảnh vô nằm ngủ, ảnh không biết gì hết, và nhiều khi ảnh còn ăn cắp đồ của mấy người tù chung phòng nữa, để ảnh xài. Hiểu không? Còn anh tù thứ hai thì ngoài cái chuyện không có làm bậy như anh tù thứ nhất, ảnh còn tìm cách liên lạc với quản giáo để ảnh có một cái phòng rộng hơn , rồi ảnh trông bông, trồng hoa xung quanh cái phòng của ảnh. Hiểu không?

Như vậy, cái anh tù thứ hai ảnh khôn hơn anh tù thứ nhất đúng không? Nhưng mà cái điểm đồng giữa hai anh này là gì? Là ở tù hết, nghe kịp không? Vậy hiểu không? Cái điểm khác là cái anh này, có vẻ ảnh biết nghĩ hơn anh chàng kia, nhưng mà điểm giống là cả hai đều tiếp tục ở tù hết. Nói một cách khác nữa, cả hai người đều uống thuốc, một anh trực tiếp uống thuốc đắng, mỗi lần uống là nó khổ dữ lắm, còn anh kia thì uống thuốc bọc đường, thuốc si rô, nhưng mà cái tác dụng thì tương đương. Nghe hiểu không?

Cho nên ở đây cả hai người đều Vô minh trong 4 đế thì người thứ nhất chỉ vì trốn khổ tìm vui, chuyện ác nào cũng làm. Còn hạng thứ hai, chỉ vì trốn khổ tìm vui mà chỉ tập trung làm việc thiện thôi. Như vậy thì mình thấy do Vô minh trong 4 đế, không thấy rằng mọi hiện hữu là khổ nên chúng sanh mới tạo ra các nghiệp thiện ác, nghe kịp chưa?

52:02

19/10/2019 - 06:57 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Rồi bước thứ ba, do còn tạo nghiệp thiện ác, cho nên chúng ta còn có chỗ để đi đầu thai, sống ác, tức là sống bằng tham, sân, si, sát sanh, tà kiến thì chúng ta còn có chỗ để chúng ta đi về cho nó thích hợp với bản chất ác của mình. Sống ác thì trở về với cõi ác, là về đâu ta? Là về mấy cõi sa đọa đó: địa ngục, ngạ quỹ, a tu la, súc sanh, nha. Sẵn đây tôi nói luôn, các vị có nghe chữ súc sanh không? Rất nhiều người Việt Nam, thật ra tôi nói chữ súc sanh là do tôi lỡ miệng, chữ súc sanh không chính xác.

Chữ súc chỉ cho mấy con thú lớn, mấy con thú mình nuôi, mình kiểm soát được. Còn những con vi trùng lúc nhúc, nó không được gọi là súc sanh đúng không ta? Hiểu chưa? Như vậy mà nói súc sanh là chỉ nói mấy con lớn, mấy con nhỏ mình bỏ, cho nên trong kinh có cái chữ bàng sanh, là những cái con mà đầu với mình nó ngang nhau, nó không đủ ba chiều không gian gọi là bàng sanh, nhớ nha, cái chữ đó nó rộng hơn.

Như vậy thì ta sống bằng cái loại tâm thức nào thì ta sẽ đi về cái cảnh giới tương ứng với cái loại tâm thức ấy. Nghe kịp không? Hôm qua tôi nói rồi, cái loại cây nó thích hợp ở vùng nước mặn thì chỉ có thể trồng ở vùng nước mặn, loại cây thích hợp ở vùng nước lợ chỉ về vùng nước lợ nó mới sống, loại cây thích hợp ở vùng nước ngọt thì chỉ về vùng nước ngọt nó mới sống, loại cây chỉ sống ở chỗ khô không thể đem tới chỗ ướt, loại cây sống ở dưới nước không thể đem trồng lên chỗ khô. Tôi ví dụ như cây sứ đỏ Thái Lan là mình tưới vừa phải thôi, tưới quá nó chết, có biết chuyện đó không? Nhưng mà ngược lại, có những thứ mà mình gần như phải ngâm trong nước luôn nó mới sống như là thủy tiên, phải không ta?

Đại khái như vậy, thì cây cỏ thảo mộc còn như thế, nói chi là chúng sanh có tâm thức. Tức là chúng ta mỗi người đều có một cái chỗ thích ứng với cái tâm thức, với cái bản chất của mình, cho nên trong từng phút, chúng ta đang dọn chỗ để mình về kiếp sau, gớm chưa? Trong mỗi phút trôi qua, chúng ta đang kín đáo xây dựng một cái villa cho mình hoặc là xây dựng một cái chuồng heo cho mình, chưa biết, tùy kiểu sống của mình thôi. Tôi nói hoài một cái hình ảnh là ngay bây giờ chúng ta đang là một ông bác sĩ, viện trưởng một cái bệnh viện, nhưng mà có thể một lát nữa mình tắt th  làm con chuột cống ở trong cái ống cống của bệnh viện, cái chuyện đó không có gì lạ hết, nha. Bởi vì có một câu nói này rất là quan trọng: "Kiếp sau của chúng ta có thể chỉ là ngày mai". Nhiều người nghe nói kiếp sau họ tưởng nó xa lắm. Không! Có thể đêm nay, khuya nay, sáng mai, trưa mai, chiều mai, sáng mốt là kiếp sau của chúng ta.

Khi mà tôi đang bắt đầu tôi bước vào cái phòng giảng thì có một người Phật tử cho tôi biết rằng có một người quen của người thân của họ mới vừa qua đời, trong ngày nay phải không? Họ nhờ đại chúng trong cái pháp hội này dùng cái sức mạnh gia trì của đám đông, đức chúng như hải hồi hướng cái công đức thuyết pháp, nghe pháp đến cái người vừa mất là ông Trần Văn Lành, mong rằng ông cụ này bây giờ đang ở cảnh giới nào thì có thể cảm nhận được công đức của cái đám đông hướng về ông, để mà ông được an lạc ở nơi chốn đó, và ông tiếp tục sống ở trong cái ánh sáng của Phật Pháp, mà ông này cũng có cái duyên lớn, chưa có cái lễ cầu nguyện nào mà nó đông như vầy. Các vị không cần nói ra miệng, chỉ cần rãi lòng từ, mong cho ổng được như ổng muốn là được rồi.

Đừng có nghĩ rằng ổng là người dưng thì mắc mớ gì tôi, sai, khi các vị có lòng thương người khác thì công đức đó lớn vô bờ, các vị có biết không? Nó đau một chỗ là Phật tử Việt Nam, tôi nói thiệt đừng có giận tôi, Phật tử Việt Nam bị một cái đau vô cùng, đó là thờ Phật mà không được học giáo lý, có những chuyện rất là bình thường ở bên Phật giáo Miến Điện, Phật giáo Thái Lan biết mà Phật tử Việt Nam không biết, đó là tất cả những người thờ Phật đều phải biết rằng, mỗi ngày ta phải có tối thiểu 5 phút để nghĩ đến vô lượng chúng sanh, nghĩ với tấm lòng thương và xót. Chỉ cần nghĩ thế này:

Tất cả chúng sanh gần tôi, xa tôi, tôi thấy được hoặc không thấy được, mong cho người ta đừng khổ, đó là tâm bi.

Qua tâm từ, tôi mong rằng họ hãy được an lạc.

Vui với cái nhân lành, quả lành của người ta, đó là hỷ.

Và luôn nhớ rằng mỗi người đến với đời này có nghiệp riêng hết và giữ lòng bình thản, đó là xả.

Trong kinh nói mỗi ngày tối thiểu chúng ta phải có khoảng 5 phút để nghĩ đến vô lượng chúng sanh. Sẵn ở đây tôi nói luôn, tại sao cái chuyện đó là vô lượng công đức? Là bởi vì trong kinh nói thế này nghe mới ghê nè. Cái người mà biết nghĩ đến vô lượng chúng sanh không có nhiều lắm, bởi vì chuyện đầu tiên là mình phải tin là có vô lượng thế giới. Hiểu không ta?

Chuyện đầu tiên là anh phải tin có vô lượng thế giới và vô lượng chúng sanh thì anh mới có thể rải cái lòng đại bi, đại từ của anh đến họ được. Mà cái hạng này không có nhiều.

Và trường hợp thứ hai, đó là khi mình có niềm tin thì mình có đủ tình thương để mình nghĩ tới người khác hay không? Có nhiều người, cái lòng của họ, cái tình thương của họ không có ra tới ngoài ngõ, họ chỉ lo được trong cái gia đình họ thôi, biết không? Cho nên: Cái giá trị, cái nhân cách của mỗi người nó lớn bé tùy thuộc vào khả năng yêu thương của họ. Cái câu này phải xâm lên người nữa, nghe kịp không?

Tôi nhắc lại: Giá trị của một người không phải nằm ở chỗ anh ta có gì, nhận được gì, mà nằm ở chỗ anh ta cho được cái gì. Cho nên giá trị của một người nó nằm ở chỗ là anh ta yêu thương được bao nhiêu kẻ, bao nhiêu người, trái tim anh ta chứa được bao nhiêu người, thì cái giá trị nằm ở chỗ đó. Thí dụ như bây giờ nói Đức Phật đi, cái giá trị của Đức Phật, cái đáng quí của Đức Phật là vô lượng vì trái tim của Đức Phật là vô biên, tuy nhiên phải nhớ câu này: Phật trí là vô biên, Phật lực là vô cùng, Phật tâm là vô lượng, nhưng không thể độ người vô duyên. Nó đã không có duyên rồi thì 3 ngàn vị Phật mà ngồi dầy đặc cũng không có độ được, bởi vì nếu mà Chư Phật có thể độ được người vô duyên thì hôm nay chúng ta lên tòa sen ngồi sạch hết rồi, nghe hiểu không? Có bao nhiêu Đức Phật đã ra đời và hôm nay nguyên một cái đám quân Nguyên nó còn ngồi ở đây, có nghĩa là Chư Phật cũng đã bó tay rồi, thầy chạy, bác sĩ chê, mà thầy chùa coi như sút dép luôn. Cho nên phải có cái lòng đại bi, nha.

Rồi, bây giờ tôi quay lại cái bài giảng, có nghĩa là do vô minh trong 4 đế, không có hiểu được rằng, hễ còn có mặt là khổ, cho nên mới có cái chuyện investment. Do không biết Iraq là một cái đất nước như thế nào, cho nên mình mới chạy đôn, chạy đáo để có được cái quốc tịch. Bây giờ hiểu chưa? Tôi dùng cái ví dụ đó phải hiểu, do không biết Iraq, do không biết Syria, do không biết Venezuela đang trong tình trạng thế nào, cứ là cắm đầu đi chạy cái quốc tịch, vô đó mới biết. Chúng ta y chang như vậy, nguyên một cái đám người mình toàn là chạy quốc tịch Iraq không đó. Về đó các vị cho tiền tôi cũng không dám đi, thấy ghê thấy bà.

Thì đối với một người biết đạo là trong vô lượng vũ trụ không có nơi nào an toàn hết, là vì sao? Vì sao vậy? Vì cái khuynh hướng tâm lý chúng sanh là ác nhiều hơn thiện, đúng vậy không ta? Xấu nhiều hơn tốt. Chính vì cái xấu nhiều hơn tốt, cho nên cái người tốt nó ít hơn người xấu, đúng không? Đó! Và chính vì người tốt ít hơn người xấu cho nên mỗi lần chúng ta đầu thai mà chun ra gặp phần lớn là người xấu, mà hễ bản thân mình đã xấu mà gặp người xấu, xấu + xấu = big xấu. Có hiểu không? Có nghĩa là tha hồ làm bậy, mà hễ làm bậy là phải đi xuống, mà trong kinh nói rất rõ chỗ này: Từ cái thân cao cấp mà xuống cái thân hạ cấp chỉ cần 3 nốt nhạc thôi. Nhưng mà từ cái thân thấp mà lên trên trở lại nó lâu vô cùng. Bởi nên, bên Nho có một câu: Tùng thiện như đăng, tùng ác như băng: Làm thiện nó khó như là leo núi mà làm bậy nó dễ như là trượt tuyết, nghe kịp không? Làm bậy nó dễ ẹc hà.

Chẳng hạn như mình còn biết một câu nữa, đó là chúng ta chỉ mất 3 năm đầu đời để học nói và chúng ta phải mất mấy chục năm cả đời để học im lặng. Câu này mấy bà tám hiểu rất rõ, có nhiều bà thà nhịn ăn không thể nhịn nói, thà nhịn đói không thể nhịn mồm, nói suốt, cho nên người ta mới nói có một cách duy nhất để phân biệt con ruồi đực và ruồi cái, con ruồi đực chỉ đậu lon bia và ruồi cái chỉ đậu lên cái phone thôi. Nghe nói chứ tôi cũng chưa để ý. Cho nên...cái lớp này nó lạ lắm, giảng giáo lý thì nó ngáp mà giảng tào lao thì nó khoái.

Rồi, đó là do Vô minh trong 4 đế, cho nên người ta mới có kỳ vọng, mong đợi vào các cảnh giới tái sanh. Và vì có mong đợi cảnh giới tái sanh, cho nên người ta mới còn có lòng mà làm thiện, hoặc còn có cái kẻ không tin vào cảnh giới tái sanh thì họ cắm đầu làm ác. Nghe hiểu không?

1:03:06

Như vậy thì do Vô minh trong 4 đế mới có nghiệp thiện ác, do có nghiệp thiện ác mới có tâm đầu thai các cõi, trong kinh nói thế này: Mỗi lần chúng ta có một tâm lành nó xuất hiện, nghe cho kỹ chỗ này nha, mỗi lần có một tâm lành nó xuất hiện trong đầu của chúng ta, thì coi như chúng ta đang kín đáo tạo ra một cái tâm đầu thai về cõi lành. Mỗi lần chúng ta có tâm xấu xuất hiện trong đầu của mình thì lúc đó mình đang kín đáo tạo ra một cái tâm đầu thai về cõi khổ.

Các vị hỏi tôi: Những cái tâm đầu thai đó nó nằm ở đâu? Xin thưa, một lúc nào đó đủ duyên nó sẽ xuất hiện, nghe hiểu không? Tôi hỏi cái này các vị hiểu nè: Đây là cây ổi, khi chưa đến lúc ra hoa thì những trái ổi nó trốn ở đâu? Quí vị hiểu không? Bây giờ hiểu chưa?

Đây là cái hộp quẹt, khi tôi chưa bật nó lên, lửa trốn ở đâu? Khi duyên hội đủ, gas, bánh xe, đá lửa và cái sức đẩy của ngón tay, những cái này cộng lại thì nó ra lửa, nhưng khi 4 cái duyên này chưa hội đủ thì không thấy ngọn lửa đúng không?

Tô Đông Pha có một bài thơ mà tôi rất là thích, ổng nói thế này: Tiếng đàn nằm ở ngón tay hay sợi dây đàn? Cái câu này nó hay vô cùng. Và có nghe cái câu: "Vạn pháp do duyên" không? Là chính là chỗ đó. Tiếng đàn không phải nằm ở ngón tay, cũng không nằm ở dây đàn, nhưng khi mà ngón tay chạm dây đàn thì ta nghe được tiếng đàn. Nghe kịp không?

Thế giới này, vốn dĩ nhất thiết giai không, cái gì cũng không, mà sở dĩ nó có này, có kia là do nó hội các duyên mà có. Gớm như vậy, cho nên cái câu này phải xâm nữa: "Mọi thứ ở đời đều do các duyên mà có, và bản thân nó lại là duyên cho một tỷ thứ khác". Có hiểu không?

Hôm qua tôi nói rồi, cái sợi tóc trên đầu mình đâu phải ngẫu nhiên mà có, đúng không ta? Có hiểu không? Sợi tóc, mình học về chemical mình biết cái chất keratin để làm ra sợi tóc, cái chất keratin không phải ngẫu nhiên mà nó có, mà do mình ăn uống nó mới có, đúng không? Như vậy thì sợi tóc nó được tạo ra bởi vô số điều kiện nó mới có, mà bản thân sợi tóc nó có thể là nhân duyên cho một cái khác hay không? Hồi hôm qua tôi nói rồi, bà xã tóc ngắn mà đi xa trở về thấy trên gối có sợi tóc dài, nhà cháy, hiểu không? Đó là tôi chỉ ví dụ cho vui, nhưng đó là sự thật. Có nghĩa là trên đời này, chuyện gì, cái gì trên đời này nó cũng do vô số điều kiện mà có, và bản thân nó lại là duyên cho vô số thứ khác. Có hiểu không?

Một cái lá là nó do nhiều thứ nó mới có, mà khi nó mục nó rớt xuống nó lại trở thành phân, nó nuôi cái khác. Một giọt nước, khi nó bốc hơi về trời làm mây, mây rớt xuống làm nước, nước bốc hơi làm mây, nó cứ như vậy, cái này nó tạo ra cái kia. Hoặc như hôm qua tôi đọc cho các vị nghe về bài thơ Con muỗi:

Vì mày, tao phải đập tao,
Vì tao, tao phải đập mày.
Vì mày tao phải đập tao lẫn mày,
Vì mày tao đập cả mày lẫn tao.

Cả một cái dòng luân hồi là một hành trình đập muỗi, hỏng có khỉ gì hết. Tức là vì mình "đập" con muỗi, vì con muỗi mình "đập" mình.

Như vậy thì để giải quyết cái khổ này chúng ta lại tiếp tục đi gieo cái khổ khác, trong kinh gọi là khát nước mà uống nhầm nước muối. Và chúng sanh đa phần khi không biết Phật Pháp, chúng ta giải quyết đau khổ theo cách của người bị bệnh lác. Có hiểu không? Càng ngứa càng gãi, càng gãi càng đã, càng đã càng gãi, càng gãi càng lỡ, càng lở càng ngứa, càng ngứa càng gãi, càng gãi càng lở, mà nó cứ ngứa, gãi, đã, ngứa, gãi, lở, ngứa, gãi, đã, ngứa, gãi, lở, mà nó cứ làm suốt như vậy.

Khi các vị ra khỏi pháp hội này, có người hỏi các vị đã nghe được cái gì? Các vị nói "Tôi hỏng có nhớ, chỉ nghe ông sư nói cuộc đời này là một cái hành trình gãi lác". Nghe kịp không? Thì cái hành trình gãi lác ấy được thực hiện trên hai cách, cách một là cách thiển cận, cách hai là cách sâu sắc.

Thiển cận là sao? Là chữa ngay tại chỗ, có nghĩa là không có tiền là chôm, không có tiền là đi gạt.

Còn cái cách sâu xa hơn đó là, một là sống tri túc lại, thứ hai là học hạnh bố thí để đời sau sanh ra đừng có nghèo nữa.


Ghi Chú:

CHÚ GIẢI NGƯỜI VÀ CÕI

PARAMATTHAJOTIKA
MAHĀ ABHIDHAMMAMATTHA
SAṆGAHAṬĪKĀ
Chương IV & V

Dịch giả:
BHIKKHU KUSALAPUÑÑO
Tỳ khưu Thiện Phúc

PL. 2543 - DL. 1990


https://www.budsas.org/uni/u-nguoicoi/nc02.htm 

Chúng sanh đi bằng chiều ngang gọi là Bàng sanh, hay chúng sanh nào không thể đắc Đạo quả mà có sự đi ngang, gọi là bàng sanh.

Ở đây, giải rằng: Tất cả chúng sanh như nhân loại thường đi bằng chiều cao, tức đầu hướng lên trên, còn Bàng sanh thì khi đi với chiều ngang, tức hai tay dùng làm chân, đầu đặt về phía trước và khom xuống phía dưới.

Đối với loài chim, tuy có hai chân như người, nhưng lúc đi thân không đứng thẳng, gần như cũng khom bằng chiều ngang, cho nên cũng gọi là Bàng sanh.

Lại nữa, trong loài Bàng sanh này, dù là Bồ-tát đi nữa, khi thọ sanh vào sanh chủng này, chắc chắn phải tách rời Thiền Định và Đạo Quả. Do đó, mới gọi là Bàng sanh.


1:08:16

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng về Duyên Khởi - 12 Nhân duyên - 6 Cơ tánh chúng sanh (3-6) 

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Sydney%202019/004.%20Duy%C3%AAn%20Kh%E1%BB%9Fi%20-%2012%20Nh%C3%A2n%20duy%C3%AAn%20-%206%20C%C6%A1%20t%C3%A1nh%20ch%C3%BAng%20sanh

1:08:16

19/10/2019 - 07:46 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Trong kinh kể lại có một câu chuyện rất là xúc động, Bồ tát Thích Ca Mâu Ni có một kiếp đó Ngài là một thầy thuốc rất là giỏi, mà Ngài mát tay lắm, bệnh gì vô Ngài rờ rờ, người ta mới thấy mặt Ngài là người ta hết bệnh rồi, mà có người nghe Ngài nói một câu là họ thấy khỏe rồi, còn có người thì Ngài đang ăn cơm, Ngài hốt cho nắm rau đưa về sắc nước uống cũng hết, mà cái đám người tới coi bệnh nó đông như quân Nguyên. Có một lần, Ngài nói với người nhà, Ngài thấy người ta đông quá, Ngài nói: "Nó đông quá vậy trưa nay nó ăn cái gì, thôi nấu cơm cho họ ăn đi". Nó chỉ ăn cơm của nhà Ngài nó cũng hết bệnh nữa, dễ sợ như vậy. Cho nên là Ngài nổi tiếng, Ngài giàu lòng nhân mà mát tay, bệnh gì chữa cũng hết. Rồi cuối cùng về già, chữa bệnh cho người ta mà bản thân Ngài cũng bệnh chứ, Ngài cũng già, thì lúc đó Ngài là một vị Bồ tát mà, Ngài có một suy nghĩ rất là lạ, Ngài nghĩ thế này: "Người bệnh thì chữa hoài không hết, sao không có thể nào chữa dứt được? Cái đám này chữa xong nó lòi ra cái đám khác, mà tất cả những cái chuyện bệnh hoạn này từ đâu ra? Là từ tâm bệnh ra". Thân bệnh nó từ tâm bệnh ra, hiểu không? "Có nghĩa là nó do luân hồi sanh tử mới có mang cái thân này. Chỉ có cách ta làm thành Phật, ta mới độ được họ rốt ráo nhất". Nghe kịp không?

Ngài mới làm các hạnh lành và phát nguyện quả Phật. Dĩ nhiên cái đó không phải là một kiếp, nhiều lắm mà trong đó có một kiếp là thầy thuốc mà có suy nghĩ như vậy.

Có nghĩa là chúng ta có hai cách giải quyết vấn đề, 
  1. một là đau đâu giải quyết đó,
  2. còn hai là giải quyết ngay từ gốc.
Chẳng hạn như có một ông bác sĩ ổng mới ra trường, có người bị xóc cây gỗ chở tới ổng, ổng nhìn tới nhìn lui ổng không biết phải làm sao, ổng đi vô ổng lấy cây cưa, ổng cưa sát, ổng nói: Tôi bác sĩ ngoại khoa chỉ lo tới đây thôi, còn cái phần từ cái da trở vô chỉ cho cái ông internal. Nghe kịp không?

Đa phần chúng ta là giải quyết theo kiểu đó, tức là chúng ta chỉ giải quyết cái trước mắt, chúng ta không nghĩ tới cái cội nguồn sâu xa bên trong, nghe kịp không?

Cho nên, chẳng hạn như, tại sao chúng ta phải tìm đến Phật Pháp? Là bởi vì chúng ta thấy khổ, chúng ta sợ sanh tử luân hồi, cho nên đến với Phật Pháp. Nhưng có một điều, khi chúng ta vào chùa ăn một bữa cơm, rồi nghe tiếng chuông, nghe mùi khói nhang, nhìn cái quang cảnh trong sân chùa chúng ta nghe nó lắng lòng, tưởng như vậy là đủ. Sai. Cái buồn hồi sáng mình đem vô chùa bây giờ nó lắng, nhưng mà một chén cơm chùa, một chút khói nhang, một hình ảnh Phật, đồng ý giúp mình nguôi ngoai ít nhiều, nhưng đó có phải là giải pháp rốt ráo không? Không, làm sao được.

  1. Mình phải học giáo lý,
  2. Mình phải thực tập lời Phật.
thì mình mới an lạc hẳn hoi, rốt ráo, dứt điểm, nha.

Chứ còn mà buồn quá chạy vô chùa rồi khóc với thầy, thầy an ủi hai, ba câu, xong rồi cái thầy: "Xuống ăn cơm đi con, rồi ra rửa mặt sạch sẽ, lau nước mắt đi con", nghe êm êm cái là rồi chạy về nhà. Hễ nước mắt ráo là bắt đầu môi lại mỉm cười, đó là phàm phu.

Trong kinh nói  không phải như vậy,
  1. thứ nhất, người ngộ tánh không có khóc, 
  2. mà một khi đã khóc, dầu nước mắt đã khô nhưng người có ngộ tánh tiếp tục tìm hướng giải quyết vấn đề còn lại.
Còn cái đám mà độn tánh lại khác, nước mắt khô rồi nụ cười nở ra, có hiểu câu này không? Nước mắt khô rồi thì nụ cười nở ra có nghĩa là nó tiếp tục nó yêu đời nữa. Rồi mai mốt nó đụng chuyện, u đầu sứt trán, lại nhớ tới Phật, cứ như vậy, đa phần chúng ta là như vậy.

1:12:17

20/10/2019 - 05:35 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cho nên trong kinh nói có 4 loại ngựa:

  1. Loại ngựa thứ nhất: thấy cái dáng roi là nó chạy,
  2. Loại ngựa thứ hai: quất một cây nó mới chạy,
  3. Loại ngựa thứ ba: đánh nhiều nhiều nó mới chạy,
  4. Loại ngựa thứ tư: đập chết nó cũng không chạly.
Loại ngựa thứ tư này thường người ta đem làm thịt. Bên Pháp họ ăn thịt ngựa.

Nhưng mà con người cũng y chang như vậy chứ không phải là ngựa thôi.

* Có những người họ thấy cái dáng roi là họ chạy, có nghĩa là sao? Có nghĩa là họ chỉ nhìn thấy cái cảnh đời không mắc mớ gì tới họ là họ đã muốn đi tu rồi.

* Cái hạng thứ hai là họ phải đợi cái chuyện gì đó nó xảy ra trong những người họ quen biết thì họ mới bị sốc, nghe kịp không?

Chứ còn mình ngày nào mình đi ngang bệnh viện mình cũng biết có người chết thì lòng dững dưng, nhưng mà có người họ phải đợi trong số người quen họ có người bị cái gì đó, họ mới hết hồn họ mới lo tu hành.

* Rồi cái hạng thứ ba là phải đợi cái chuyện nó xảy ra trên đầu của mình, mình mới chịu tu. Có nghĩa là mình phải bị sanh ly tử biệt, chuyện xảy ra trong gia đình của mình hoặc trên người của mình đó, mình mới chịu tu.

* Và cái hạng thứ tư là chuyện gì chuyện chết bỏ, không thèm tu.

Nghe kịp không? Đó, 4 hạng chúng sanh như vậy đó.

Cho nên, chúng sanh ở đời này sanh lão bệnh tử giống hệt nhau, nhưng khác nhau ở một điểm là cái cảm nhận của mỗi người trước cái sanh lão bệnh tử đó như thế nào? Nhớ nha.

Như vậy thì đêm nay mình học political khởi, dĩ nhiên đêm nay ở đây có nhiều người lần đầu học thì nghe nó hơi kỳ, hơi hỏng có quen, nhưng mà tôi mong mỏi ai có lòng cầu giải thoát, thiết tha giáo lý thì đêm nay các vị nên lắng nghe tôi ôn lại 12 duyên khởi, nghĩa là 12 cái này là cái hành trình sanh tử của chúng ta. Học xong đêm nay chúng ta phải hiểu tại sao tôi có mặt trên đời này: À! Thì ra đầu tiên hết thảy là do Vô minh trong 4 đế, không biết được 4 cái sự thật hồi nãy tôi nói:

  1. một là mọi hiện hữu là khổ,
  2. thích cái gì cũng là thích trong khổ,
  3. muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa,
  4. và sống bằng 3 nhận thức trên chính là hành trình thoát khổ.
Khi không biết được 4 cái này thì gọi là Vô minh, chính vì Vô minh nên mới có chuyện là chúng ta làm các nghiệp thiện ác. Nghe kịp chưa?

Rồi bây giờ tiếp theo, khi mà chúng ta tạo nghiệp thiện ác có nghĩa là chúng ta đang kín đáo, âm thầm lặng lẽ tạo ra các tâm đầu thai, nghe kịp chưa? Rồi các vị hỏi tôi: Vậy chứ mấy cái tâm đó bây giờ nó trốn ở đâu? Thì hồi nãy tôi đã ví dụ rồi, khi duyên chưa có ta không thấy nó, nhưng không phải không thấy mà nói rằng nó không có.

Rồi, hôm nay tôi nói chuyện này còn động trời nữa, mình muốn tin cái gì thì mình cũng cần có bằng chứng hiển nhiên, đúng không? Nhưng mình muốn bác cái gì mình có cần bằng chứng không? Cần chứ, thêm một người độn tánh nữa! Nhiều người họ nói: Tái sanh, luân hồi, quả báo không có chứng minh được cho nên tôi không tin. Đó là một thái độ rất là phản khoa học, chúng ta chỉ tin cái gì mà mình chứng minh được, nhưng mà mình muốn bác cái gì mình cũng phải chứng minh được, nghe kịp không?

Bà con nghe tôi giảng hoài, bà con còn nhớ tôi kể câu chuyện của tôi tại Việt Nam, lần đó tôi giảng trên chùa Phước Sơn, tôi giảng xong tôi về cái cốc ở dưới suối tôi nghĩ, thì có một cái ông cán bộ, thiếu tá của Việt cộng, ổng về hưu rồi ổng lên chùa tìm sự thanh thản, tóc bạc trắng, ổng nghe giảng xong cái ổng đi mon men theo mình xuống dưới suối, ổng nói "Thầy, tôi cũng thích đạo lắm, tôi cũng thích thiền lắm, tôi cũng mến Phật lắm, nhưng mà có cái chuyện này tôi là người cộng sản tôi khó chịu lắm, mà tôi hỏi hoài nhiều nơi mà tôi không có thỏa mãn, thì tôi gặp thầy nào tôi cũng hỏi hết á. Đó là thầy có cách nào mà thầy chứng minh được có kiếp trước, kiếp sau, có luân hồi, có quả báo, thầy chứng minh được cả đời này tôi đi theo thầy". Tôi nghe ổng nói tôi gãi gãi đầu, tôi nói "Bác ơi, tôi làm sao chứng minh cho bác thấy được, nhưng mà thôi bây giờ vấn đề nó như thế này, bác nói rằng nếu mà tôi chứng minh rằng mấy cái đó có bác theo tôi, còn bây giờ bác chứng minh mấy cái đó không tôi theo bác". Nói vậy hiểu không? Ổng cám ơn rối rít luôn, ổng nói "Cái đó là cái trẩm muốn nghe, cái đó đó". Sao lúc đó ma nó nhập tôi, tôi khôn bất tử, tự nhiên nó khôn vong, tự nhiên nó phun ra cái câu đó mà bây giờ tôi nghĩ tôi còn thấy khoái, cái năm đó tôi mới có hai mấy tuổi thôi. Mà tôi nói: Bác nói rằng tôi chứng minh được bác theo tôi, ok, bây giờ tôi chứng minh không được, nhưng mà bác, tôi khoái bác đó, bây giờ bác chứng minh là "Không" một cái là tôi theo bác liền, thì ổng nghe cái mặt ổng giống như đắc đạo vậy, nó sáng rở ra.

Nhớ nha, bây giờ mình đang nói chuyện luân hồi, thì bây giờ các vị hỏi tôi: Vậy chứ sư nói mỗi lần mình có cái ác niệm hay thiện niệm là mình đang kín đáo tạo ra tâm đầu thai, như vậy thì mấy cái tâm đó nó nằm ở đâu? Tôi đã nói rồi, nó chính là lửa trong cái hộp quẹt, nó chính là hoa, là trái trong một cái cây chưa đến mùa, hiểu không? Nó chưa đến mùa thì mình không có thể chỉ nó ra được.

Trong kinh có một cái câu chuyện thế này đáng để bà con suy nghĩ, có nhiều người nói: "Tôi không thấy báo ứng nhân quả nên tôi không tin". Thì có một vị A La Hán nói thế này: "Con à, nó phải có đến lúc thì nó mới trổ ra chứ, và thứ hai, lúc nó trổ ra con có biết nó là quả hay không?" Nói vậy hiểu không ta?

  1. Thứ nhất là cái gì nó cũng phải có lúc, dầu cái hoa, cái cọng cỏ nó phải có lúc, có thì nó mới ra chứ đâu phải muốn búng tay là nó ra đâu.
  2. Thứ hai, lúc mà nó trổ làm sao con nhìn mà con biết nó là quả của cái gì?
Hiểu không? Thì cái người mà hỏi Ngài câu đó, nghe Ngài nói như vậy thì họ đã thấm một mớ rồi, nhưng họ hỏi thêm "Thưa Ngài, Ngài cho con thí dụ được không?

Ngài mới kể cho ổng nghe một câu chuyện, Ngài nói:

20/10/2019 - 06:06 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Ngày xưa, có cái ông nhà giàu đó ổng có hai vợ, một vợ bé và một vợ lớn.

Có cái ông đó bà vợ trách ổng: Tại sao mà ông thương vợ bé hơn là vợ cả? Thì ổng mới nói thế này, ổng nói: Trong nhà giàu út ăn, nghèo út chịu, vợ bé nó nhỏ nhất nhà phải thương nó. Bởi vì có nhiều ông nói là: Trong nhà ai đẹp bằng sen, là chỗ đó. Con sen là đẹp nhất, bởi vì nó nhỏ nhất nhà. Đàn ông chúng tôi thì khoái con sen lắm, hay này nọ với con sen lắm, nó nhỏ nhất nhà mà, nó thấp cổ bé miệng, nó là lê dân bá tánh là phải thương nó.

Rồi bây giờ trở lại chuyện hồi nãy, đó là cái ông này ổng có hai vợ, một bà bé và một bà lớn, thì theo cái lệ Ấn Độ thời xưa, lớn bé không quan trọng, mà bà nào có con trai, cái đó mới quan trọng. Hiểu cái đó không?

Mà người Tàu cũng vậy đúng không? "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", một đứa con trai kể là có, mười đứa con gái kể là không. Chưa hết, "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại", tội bất hiếu có ba trong đó cái tội mà không có con nối dõi là tội nặng nhất.

"Bất hiếu hữu tam" là gì ta? Một, không phụng dưỡng cha mẹ. Hai, thấy cha mẹ làm quấy không cản. Ba, không chịu có con trai.

"Vô hậu vi đại" là không có cu Tí, cu Tèo là tội nặng nhất.

Thì Ấn Độ cũng vậy đó.

Và nói tới đây tôi mới nhớ lời của sư phụ tôi, có một người đó bả đẻ toàn là con gái không, bả tới bả than, lúc đó tôi cũng ngồi kế bên sư phụ, cái bả than, bả nói: Nhà con xui quá, muốn có con trai mà không được, cứ ráng, rặn rặn riết giờ nó ra 9 đứa con gái. Thì sư phụ tôi nói một câu mà tôi thích quá thích:

Hồi xưa thì có một ông vua ổng đến ổng đang nghe Đức Phật thuyết pháp, thì có một người trong cung ra nói nhỏ nhỏ với ổng cái gì đó, ổng đang vui tự nhiên ổng sa sầm, thì Đức Phật mới hỏi thế này "Đại vương có an lạc không?", Ngài chỉ hỏi nhẹ vậy thôi, ổng nói "Dạ thưa Ngài, con gặp Thế Tôn là con an lạc lắm lắm lắm, nhìn Thế Tôn con an lạc, nghe Thế Tôn nói con an lạc, nghĩ về Thế Tôn con an lạc, nhưng hồi nãy con hơi có một tí thiếu an lạc là tại vì trong cung báo ra là hoàng hậu chiều nay mới sanh công chúa, con không có khoái". Thì Phật hỏi thế này "Đại vương nên nhớ bao nhiêu người đàn ông vĩ đại nhất trên thế giới đều do đàn bà đẻ ra, tại sao lại coi thường phụ nữ?". Ổng nghe vậy ổng vui trở lại và "Con tim đã vui trở lại", "Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng". Có nghĩa là khi mình coi thường con gái, mình quên một chuyện là tất cả những thằng đàn ông ngon lành nhất là đều do con gái nó đẻ ra chứ thằng đàn ông nào nó đẻ được đâu. Ngay cả nó chuyển giới hình như nó cũng chưa đẻ được phải không? Nó đâu đủ điện nước đâu nó đẻ. Mình cứ nói lạc đề riết, nhưng mà không phải lạc đề, bởi vì tôi muốn bà con khi nghe tôi giảng, bà con học được tùm lum chuyện, hiểu không? Cho nên chịu khó ăn buffet chứ còn đãi món nghèo lắm.

Hai cô này đó, cô vợ bé cái bụng cổ lúp lúp, còn cô vợ cả thì bao nhiêu năm qua cái bụng vẫn phẳng lì không có dấu hiệu, thình lình thì cái ông nhà giàu lăn đùng ra chết, hiểu không? Thì lúc đó các vị biết tâm trạng của bà vợ lớn, bả nóng ruột lắm, bả mới kêu bà vợ bé bả nói thế này: Ảnh mất rồi, cái vị trí của cô trong nhà này hoàn toàn tùy thuộc vào cái đứa nhóc trong bụng của cô, bây giờ nó là trai thì cô còn có phần, mà nó là gái thì mời em đi. Mà cứ ngày nào cũng nhắc cổ vậy hết, cuối cùng cổ nôn nóng cổ đi vô trong phòng cổ tự rọc ra, nghe hiểu không? Rất may mắn, chuyện đó không có thật. Ngài chỉ kể thôi, rồi Ngài hỏi cái ông mà vấn đạo "Theo ông, hành động như vậy có thông minh không?", ổng nói "Thưa Ngài, ít nhất cũng phải 9 tháng 10 ngày chứ". Ngày xưa đâu có siêu âm như bây giờ, ổng nói "Thưa Ngài, ít ra 9 tháng 10 ngày sanh ra mới biết, có ai mà đi tìm kết quả sớm như vậy". Hiểu không?

Thì Ngài nói, cũng vậy, vấn đề nhân quả y chang như vậy, cái gì nó cũng có lúc, có thì, chúng ta không thể cưỡng cầu, khiên cưỡng được, hiểu không? Hiểu chưa? Các vị hỏi tôi những gì tôi vừa kể ở đâu? Dạ, đó là Kinh Tệ túc trong Trường bộ (Trường Bộ Kinh # 23). Cái điều mà tôi kỵ nhất đó là thuyết pháp, kể cho bà con nghe cái này, cái kia mà toàn là do mình tưởng tượng không là không được, nha.

Thì cái câu chuyện mà tôi vừa kể nằm trong Kinh Tệ túc của Trường bộ kinh, vào google đánh, bài kinh đó bà con đọc nó đã vô cùng, bản kinh đó nó cho mình những câu trả lời về nhân quả luân hồi, báo ứng, kiếp trước, kiếp sau bằng những ví dụ rất là xác đáng và rất là dí dỏm, hóm hỉnh, rất là thông minh, nha.

20/10/2019 - 06:23 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Giờ tôi quay trở lại, có lẽ nghĩa là khi mà mình có một cái thiện niệm hay ác niệm là mình đang kín đáo tạo ra một cái tâm đầu thai về một cái cõi nào đó mà ngay bây giờ mình không thấy được, nhưng mà khi đủ duyên thì nó sẽ có.

Sẵn đây tôi nói luôn, đủ duyên là sao? Trong kinh nói thế này, vô số kiếp luân hồi về trước, vô số là sao ta? Phật nói rằng cái thời gian luân hồi nó nhiều đến mức mà cái số sửa mẹ mà mỗi người bú nhiều hơn nước 4 biển, nước mắt mà mỗi người đổ ra trong dòng luân hồi nó nhiều hơn nước 4 biển, máu mà mình đổ ra vì tai nạn, vì bệnh hoạn nó nhiều hơn nước trong 4 biển, rồi mồ hôi cũng vậy mỗi người mình đổ ra trong dòng luân hồi nó nhiều hơn nước trong 4 biển. Có nghĩa là máu, nước mắt, mồ hôi và sửa mẹ của mỗi người mà trong dòng luân hồi nó nhiều hơn nước trong 4 biển. Các vị biết dòng luân hồi nó dài dữ lắm, nha. Các vị biết tôi buồn ngủ dữ lắm, các vị biết không? Ngay lúc này tôi dám nhận tôi là thiên tài vì những gì tôi nói có trời biết thôi. Trong vô số kiếp luân hồi, chúng ta tạo rất là nhiều nghiệp, 1, 2, 3, 4,... n kiếp, n trong toán là countless, ok, thì cái thiện niệm là cái nghiệp lành lúc này nè nó cho quả chỗ này nè, hiểu không? Rồi cái này nó cho quả chỗ này, hiểu không ta? Nhưng nó có trường hợp là cả 3, 4 nghiệp nó hè nhau nó trổ ngay chỗ này, hiểu không? Tức là có lúc nó rãi rất là đều, nhưng có lúc nó tập trung vào một chỗ cho nên nó mới xảy ra cái tình trạng nhà giàu, đẹp trai nhưng yểu mệnh, nghe kịp không? Tức là nghiệp lành, nghiệp xấu nó đè nhau nó trổ cùng một lúc, bởi nó có trường hợp "Cuốc đất trông khoai, quạ vô ăn chuối", không phải, "Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí". Buồn ngủ quá nó nói lộn vậy đó! Hỏng sao, trứng vịt còn lộn mà.


"Phước bất trùng lai" nghĩa là nhiều khi bao nhiêu cái xui nó đổ một lúc, nghe kịp không? Hoặc bao nhiêu cái phước nó đổ cùng một lúc hoặc nó mix: xui, hên, hên, xui. Mà rốt ráo nhất là câu này "Phúc hề họa chi sở phục, họa hề phúc chi sở tề", trong mỗi cái phúc luôn luôn có họa ẩn trong đó và trong mỗi cái họa luôn luôn có phúc ẩn trong đó. Vấn đề là ta biết khai thác hay không? Có hiểu không?


Cách đây mới mấy hôm có bà sư cô, bả bị cancer ngực bả chết, trước khi bả chết bả nói một câu rất là thấm thía, bả thấy mấy cô em bả nói rằng "Chị không muốn đi sớm bởi vì còn nhiều việc dở dang, nhưng mà chị phải nói thiệt với mấy em một điều phải đối diện với cái chết mình mới tu ra trò, ra hồn được". Hiểu không? Dạ, phải nói là khi có những trường hợp mà gặp chuyện xấu lúc đó mới là cái lúc mà ta mới phát huy hết cái khả năng thật sự của mình, và lúc đó mình mới biết ai là người bạn tốt thật sự. Bởi vì có nhiều người chỉ là bè chứ không phải là bạn, có những người chỉ là bạn ăn nhậu chứ không phải là bạn sanh tử. Có hiểu không? Ở trong Tiếng Anh có chữ companient, có nghĩa là bạn bè đó, nó từ Tiếng Latin là "com", chữ "co" giống như coexist là cộng, là chung, là với, là cùng, together. Còn chữ "pan" trong Tiếng Latin là bánh mì.

Cho nên chữ companient là người có thể share với mình một ổ bánh mì, còn bình thường bây giờ mình chỉ share bàn nhậu thôi, nhậu thì kêu, hỏng có nhậu thì thôi.

1:29:15

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng về Duyên Khởi - 12 Nhân duyên - 6 Cơ tánh chúng sanh(4-6) 

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...Ang%20sanh

1:29:15

20/10/2019 - 11:33 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Cho nên trong vô số kiếp luân hồi thì mình tạo vô số nghiệp, những cái nghiệp đó đến lúc thích hợp thì nó trổ. Trong kinh nói thế này giống như một cái chuồng bò nhiều con, mỗi sáng mình mở cửa ra thì con nào nó đứng gần cửa chuồng nhất thì con đó đi ra trước, đúng không? Bây giờ hiểu chưa? Thì khi mà mình cả đời tu hành mình làm phước hoặc cả đời mình ác ôn côn đồ, cà chớn, lưu manh không quan trọng. Quan trọng nhất là lúc mà cận tử, ngáp ngáp, lúc đó vô số cái nghiệp kiếp trước, nghiệp nào mà nó nhằm ngay cái lúc trổ ngay lúc đó là nó dắt mình đi. Cho nên nhiều khi cả đời mình tu hành rất là khả kính, nhưng tắt thở lại đi đọa. Còn cái thằng kia nó cà chớn nhưng mà nó chết rồi nó lại đi lên. Là tại vì ngay cái lúc nó tắt thở là nhằm cái lúc mà cái quả lành kiếp trước nó trổ. Hiểu không ta?

Cho nên đừng có lấy làm lạ là tại sao nhiều người cực kỳ ác ôn mà coi như đời nó may mắn vô cùng luôn. Còn có nhiều người nó hiền lương vậy, mà nó xui banh xác luôn, là tại sao? Là như thế này, tôi 10 năm về trước tôi siêng vô cùng, tôi trồng nào là măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, bưởi, ổi, tùm lum hết. Mấy năm nay tôi làm biếng, nhưng mà đủ 10 năm thì mấy cái cây mà 10 năm trước tôi trồng đó bây giờ là lúc tôi đang thu hoạch, đúng không?

Còn cái bà này 10 năm trước bả làm biếng không có tả xiết, nhưng mấy năm gần đây thì bả lại rất là siêng. Thì năm nay tôi có sầu riêng ăn, mặc dầu tôi rất làm biếng, còn bả năm nay tuy bả rất là siêng nhưng bả có sầu riêng ăn không? Why? Chưa tới, chính xác. Cho nên người không có rành, đi ngang thấy bả quần quật, quần quật; còn tôi thì tôi cứ dật dựa vầy mà sầu riêng đầy nhà hễt trơn, ăn hỏng hết, mà vừa ăn vừa bán, vừa cho vừa tặng mà hỏng kịp luôn đó. Còn bả là bả ra bả lạy cây sầu riêng mà cũng không có được cái bông nữa, tại sao? Vì nó chưa có đến lúc. Nghe kịp chưa?

Cho nên là cứ mỗi lần mà ta có một thiện niệm hay ác niệm thì ta đã kín đáo tạo ta một cái tâm đầu thai cho kiếp khác, và cái tâm đầu thai đó nó sẽ xuất hiện vào một cái thời điểm nào đó tùy vào cái lực mạnh của lúc mình tạo nghiệp. Có ba cái làm nên cái lực mạnh và yếu cho một nghiệp, có còn nhớ không?

  1. Một, đối tượng tạo nghiệp là cá nhân hay tập thể, đức độ hay không đức độ.
  2. Hai, tâm trạng của mình lúc tạo nghiệp mạnh hay yếu. 
Thí dụ như mình cố ý cắt cổ gà cái tội nó khác, còn đằng này mình cầm cái ly nước sôi mình tráng mình hất ra, nó nhẹ hơn cắt cổ gà, đúng không? Nhưng mà khi mình hất một ly nước sôi vậy thì nó chết lũ phũ ở ngoải, nha.

Cho nên có hai loại nghiệp vô ý và cố ý.

Nghiệp cố ý có nghĩa là hôm nay mình cố ý mình giết người ta thì mai mốt mình bị đứa khác nó cố ý nó giết lại.

Còn nghiệp vô ý là hôm nay mình vô ý mình giết cái con gì đó, mai mốt mình cũng bị một tai bay họa gởi nào đó mình chết, hiểu không? Như đang đi cột điện ngã, chết. Hoặc là đường đèo đá bị lở không hay, lái xe đi luôn. Và ngày xưa tạo nghiệp vô tình, hôm nay chết cũng một cách random, hiểu không ta? Hay lắm, có nghĩa là cái nghiệp nó rất là chặt chẽ.

Trong kinh Đức Phật dạy thế này: Có trường hợp nghiệp trắng thì cho quả trắng, nghiệp đen thì cho quả đen, nhưng có trường hợp trắng đen nó mix nhau thì sẽ cho quả mix cả đen lẫn trắng. Trong kinh dạy có cái cô đó cổ gặp một vị A La Hán ôm bát đứng trước nhà cổ, mà trong kinh nói các vị đã đắc A La Hán rồi thì cái lòng từ của các Ngài lớn lắm, các Ngài không có làm cái chuyện nhóm lửa hoặc là đào đất bởi vì như vậy nó sẽ gây thương tổn cho chúng sanh. Mà cái vị A La Hán Ngài ở trên núi Ngài cần một cục đất sét tốt để làm việc, cho nên buổi chiều Ngài mới đi xuống cái lò gốm, A La Hán thì buổi chiều đâu có đi bát, nhưng mà Ngài ôm bình bát Ngài đứng chỗ lò gốm, mục đích của Ngài là Ngài xin đất sét thôi. Thì cô con gái của ông chủ lò, cổ dòm Ngài cổ nói: "Muốn xin đất hả?" ... Thì cổ nhìn Ngài cổ hỏi Ngài muốn cái gì thì Ngài nói muốn xin một ít đất, thì cổ mới nói câu này, nghe cho kỹ nè: "Đàn ông con trai, sức vóc như vậy, một cục đất sét cũng không kiếm được mà tới đây xin". Nghe kịp không? Tưởng xin cái gì quí hiếm, ai ngờ đất sét mà cũng lại chỗ có sẵn mà xin, sao không ra bờ sông, bờ suối mà lấy. Miệng nói vậy mà tay vẫn lựa cái cục ngon nhất bỏ vô bát, hiểu không ta? Cho, nhưng miệng cũng phải đớp vài câu cho nó đã, hả cái nư của bà. Mà bả không hề biết rằng cái người mà bả cho cục đất là một vị A La Hán. Như vậy thì bả miệng cầu nhầu mà tay thì vẫn lựa chỗ tốt nhất mà cho, thì bả không biết là bả vừa tạo cái nghiệp vừa đen lẫn trắng. Do cái tâm cầu nhầu một vị A La Hán nên sanh ra đời đời kiếp kiếp bả xấu hơn tôi nữa. Nhưng mà do cái phước mà bả lựa miếng đất mà tốt, mịn, không có sạn, không có tạp chất, lúc bả lựa bả có ý là mịn nha, không tạp chất nha, thì lúc bả nghĩ tốt nha, bả lấy. Bả sanh ra bả xấu ma chê quỉ hờn do bả hay cầu nhầu với Ngài đó, nhưng mà do cái tâm lựa cái mịn cho nên bả có cái phước rất là lạ, ai mà chạm bả rồi mà thì về bán nhà đội bàn thờ đi theo, hiểu không?

Cho nên có nhiều ông mê vợ bé mà vợ bé xấu hơn vợ cả, chuyện ấy vì sao, chỉ có chàng biết. Bây giờ hiểu rồi há? Có nhiều cái người lạ lắm, họ có một cái mùi nói rằng thơm thì khômg được nhưng mà nó như lia thia quen chậu, hương gây mùi nhớ nó có một cái gì đó rất là riêng mà nó quến cái kẻ kia bỏ không được.

Thì cái chuyện trong kinh kể dài lắm. Có cái kiếp đó nàng sanh ra làm con gái, con nít nhà quê ban đêm chơi cút bắt, thì nhà quê không có đèn đóm gì hết á, tối mù mù vậy đó. Thì ông vua của cái xứ đó đang cải trang vi hành, biết không? Có nghĩa là ổng mặc đồ thường dân ổng đi coi dân tình ra sao, thì ổng đang đi vô tình cô bé này chạy ngang chạm nhầm ổng, chạm nhầm ổng ổng bị điện giựt, đêm đó ổng về ổng không ngủ được. Sáng hôm sau ổng cho người tới điều tra cái xóm đó, ổng nói đứa nào mà hôm qua chơi 5, 10, 15, 20 đó, bắt hết vô trong cung, dĩ nhiên đem vô thì con trai ổng đẩy ra chỉ giữ lại con gái thôi, thì ổng mới sờ từng đứa, sờ trúng cô bé nhỏ này, cô bé này 16 tuổi, theo Ấn Độ ngày xưa 16 tuổi thì lấy được, ổng lấy, ổng mê lắm, mà bả xấu ma chê quỉ hờn mà có một mình ổng biết là bả tuyệt vời cở nào, chạm đâu điện giựt đó. Rồi trong cung có nhiều người họ ghét ổng quá bởi vì họ không có phục, nó xấu quá mà nó đi hội nghị quốc tế lúc nào nó cũng đi đầu hết trơn, đi bằng air force one làm sao người ta hỏng tức, cuối cùng rồi là nó nói đủ điều để cho ông vua giết nàng. Cái ông mà được lệnh đem nàng đi giết, ổng đâu có biết là tại sao nàng được vua thương, thì lúc mà ổng nắm tay ổng dắt đi ra ngoài ổng giết thì ổng vừa chạm vô là ổng hết hồn liền, khủng khiếp như vậy. Ổng lôi nàng để đi giết đó, mà vừa chạm xong ổng nói thà ổng bị giết chứ nàng không thể chết được. Thì ổng mới đem nàng ra bờ sông, thay vì cứa cổ, đằng này ổng bịn rịn chia tay, ổng nói: Thà ta chết chứ không thể giết nàng, thôi thì thế này, giao nàng cho trời vậy. Mới cột nàng lên cái bè thả trôi sông, thì nàng trôi đi như vậy thì có một ông vua ở cuối hạ nguồn, thí dụ đây là Miên nó trôi về Lào. Thì cái ông vua Lào ổng đang tắm, các vị biết chuyện gì rồi, thì cái đám lính nó mới lôi vô, ông vua Lào ổng thấy nàng từ ở dưới đi lên bến hơi khó, thì ổng ga lăng ổng mới thò tay nắm kéo, vừa nắm kéo là ổng bị điện giựt. Thế là ổng lập tức trong vòng ba nốt nhạc đồ rê mí, tấn phong làm chánh hậu, là bắt đầu đêm ngày ổng chỉ biết có nàng thôi. Thì cái ông vua Miên mà mất nàng đó, đêm ổng ngủ không được, ổng mới nói: Tổ cha đứa nào xúi ta giết nàng? Hôm sau lâm triều sớm: Các khanh tức khắc bằng mọi giá, lật tung cái trái đất tìm cho ra cái người con gái đó, tìm cho ra hoàng hậu. Hỏi ông kia ổng nói giết rồi, cuối cùng khi mà ổng ép quá thì ổng mới nói thiệt, ổng thấy vua nhớ thương quá thì ổng mới nói thiệt: Tới nước này thì thần mới nói thiệt là nàng còn sống, hỏng biết bây giờ ra làm sao, ổng mới kể như vậy, ổng mới cử nguyên một lực lượng binh đoàn đi dọc theo con sông tìm. Cuối cùng phát hiện ra,ổng nghe đồn hoàng hậu xấu hoắc là bả chớ ai. Thì ổng xuống nước này ổng nghe vậy thì ổng mới dàn quân ổng đánh đó, mấy ông lão thần hai bên họ mới bàn nhau, họ nói: Trời đất ơi, vì một bà xấu như thế này mà đánh không có đáng. Thôi bây giờ mình negotiation đi, thôi bây giờ hai ông tính sao chứ còn chết oan kiểu này chết không nhắm mắt. Ok, thế là từ đó ở ngay cái biên giới, mỗi bên có một cái lâu đài, nàng ở với vua này nửa tháng, qua vua kia nửa tháng.

1:42:21

21/10/2019 - 07:31 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Thì trong kinh nói đó là nghiệp đen cộng với nghiệp trắng, có nghĩa là có nhiều người họ không có ra gì nhưng họ sở hữu cái phước rất là lạ. Hiểu không? Như bên Tàu năm 1936 có một cái ông tỷ phú nắm hết về báo chí, gạo, đường, mắm muối, dầu lửa ở Thượng Hải. Ổng xấu hoắc hà, thấp người, mặt rỗ, mà coi như là tay chân cong queo, tướng đó ăn mày nhiều khi cũng chưa đáng, mà ổng làm tỷ phú. Thì bửa đó ổng mời một cái ông thầy bói về coi tướng cho cả dòng họ, ông thầy này về coi tướng, coi tử vi, sẵn coi phong thủy luôn. Mà ông thầy bói này ổng tức lắm, ổng nghĩ: Hỏng lẽ mình về mình đốt sách hả trời? Ông này ổng xấu mà cái tướng ổng nó hèn, nó bần hàn thế này mà sao ổng giàu dữ vậy. Ông thầy được mời ở đó một tháng, thì suốt một, hai tuần lễ đầu ổng tìm không ra ông này cái tướng quí nhân nó nằm ở đâu? Thì bữa đó ổng tình cờ phát hiện ra một tướng quí ẩn, đó là khi ổng đang đi thế này mà có người kêu ổng thì ổng quay nguyên một người chứ không có quay đầu. Nghe kịp không? Và trong tướng số kêu là "Trong trọc có thanh và trong thanh có trọc" là chỗ đó.

Rồi có trường hợp, cũng một ông tỷ phú như vậy ở Hong Kong thì thầy bói họ về thấy cái tướng ổng không có sang mà tại sao sang dữ thần như vậy. Thì bữa đó tình cờ ổng với ông tỷ phú đi ra ngoài vườn chơi rồi nằm ở ngoài băng đá, thì ông tỷ phú nằm chơi chơi lát ổng ngủ quên. Thì cái ông tướng số ổng phát hiện ra là cái ông này ổng có cái tướng qui tức, qui là rùa, tức là hơi thở. Tức là ổng nằm ngủ mà không có tiếng ngáy, bụng không phập phòng, nằm như xác chết.

Mà coi như là trong trọc có thanh là sao? Là bởi vì tôi nói hoài, trong tâm thức của phàm phu luôn luôn có thiện và có ác, xong chưa? Rồi, trong những người ta gặp cũng có ác và có thiện, xong chưa? Đó! Chính những cái môi trường thiện ác này nó cộng lại, cho nên cơ hội ta làm ác và cơ hội ta làm thiện nó đều có hết. Có trường hợp chúng ta chỉ làm ác và có trường hợp ta chỉ làm thiện, có trường hợp ta chỉ làm thiện mà có cái ác xen vào, hoặc có lúc ta làm ác mà có thiện xen vào, là sao? Là nguyên đám ăn cướp, bắt được người ta về tính giết, là ác từ đầu tới đuôi, đúng không? Nhưng mà trong lúc mà giết đó, lén lén thả, trong đám ăn cướp có thằng nó lén lén nó thả, nghe kịp không? Hoặc là nguyên đám bàn nhau là đánh đập, đâm chọt nhiều chỗ để khảo của, thì thằng này nó thấy không cứu được thì nó đâm nhát gọn cho bà này đừng có khổ, hiểu không? Thì những cái lành nhỏ nhỏ đó đó, nó chính là nghiệp trắng mà xen với quả đen, hiểu không?

Còn nghiệp đen xen với quả trắng là sao? Vô chùa làm phước bữa nay là sẽ trai tăng, sẽ đãi đằng Phật tử, đó là nghiệp trắng, đúng không? Nhưng mà đen là sao? Đang tổ chức tự nhiên gặp cái mặt bà đó mới gây lộn tuần trước, bữa nay bả cũng có mặt trong đây, bực ghê vậy đó. Hiểu không? nghĩa là trong cái trắng nó chen cái đen.

Cho nên có một bài thơ hài cú của Nhật mà tôi rất thích, rất là thiền quán, rất là Phật giáo, rất là A tỳ đàm. Theo trong Tiếng Nhật, thơ hài cú là loại thơ 3 hàng 17 âm, nhưng mà dịch qua tiếng Việt thì 3 hàng 17 âm nó mất đi chỉ còn cái ý thôi. Các vị nghe cho kỹ nè:

Trên bầu trời xám xịt có một cánh quạ đen bay ngang,
Trong một tâm hồn trong trắng có một tư tưởng đen tối len vào.

Hiểu không? Có thấy ra bức tranh chưa? Cái câu đầu tiên là Trên bầu trời xám xịt có một bóng quạ đen bay ngang, rồi ở dưới: Trong một tâm hồn trong trắng có một tư tưởng đen tối vừa đi ngang. Thì trường hợp đó được gọi là nghiệp trắng pha với nghiệp đen. Hiểu không?

Cho nên là có vị thiền sư dạy thiền cho đệ tử bằng cách là dạy nó lần chuỗi, nhưng cũng có vị thiền sư dạy đệ tử tu thiền bằng cách là đếm đậu, có nghe không? Ổng để một cái tô đậu vừa trắng vừa đen, ổng dặn đệ tử cứ mỗi lần thấy một cái gì tầm bậy trong đầu lấy hột đậu đen bỏ ra, thấy cái gì lành thì lấy cái hột đậu trắng bỏ ra. Nghe kịp không? Tu như vậy đến một ngày thì cái hạt đậu mình lượm ra đậu trắng nhiều hơn đậu đen, đó cũng là một cách tu.

Tu có hai cách, một là nhận diện cái thiện, hai là nhận diện cái xấu, cả hai đều là tu. Nghe kịp không? Cho nên tôi mới nói ngày xưa chưa biết đạo ta cứ đi tìm cơ hội để tu hành, đó là đi đến chùa gặp tăng ni, đi gặp tượng Phật, đi hành hương, đi đến chỗ cô nhi viện, viện dưỡng lão, trại cùi, trại hủi để làm phước, đúng không? Mình cứ nghĩ rằng muốn làm phước phải có một nơi chốn, một thời điểm thích hợp, nhưng khi ta biết Phật Pháp đến nơi đến chốn rồi thì hoàn cảnh nào cũng là cơ hội để ta tu hết. Nghe kịp không? Ngày xưa ta nghĩ rằng phải nhìn cái hoa thì mới là thưởng thức thế giới, hôm nay ta thấy nhìn đống lá mục cũng là thưởng thức thế giới, nghe kịp không?

(Trong Thiền Quán, Tu có nghĩa là biết rõ:
  1. đang dễ chiu.
  2. đang có tâm lành.
  3. đang khó chiu.
  4. đang có tâm bất thiên.)
Thì ở trong thiền quán khi mà quan sát tôi đang dễ chịu, đó là tu.

Tôi biết rõ là tôi đang có tâm lành, đó là tu.

Nhưng mà tôi biết rõ rằng tôi đang khó chịu, đó là tu.

Tôi biết rõ tôi đang có tâm bất thiện, đó cũng là tu, nghe kịp không?

tùy cái căn cơ của mỗi người mà chúng ta đắc đạo kiểu nào, có người họ quan sát cái cơn đau mà họ đắc đạo, có người họ quan sát cái sự thoải mái mà họ đắc đạo, nghe kịp không? Tùy vào cái kiểu tu của mình như thế nào, mà đầu buổi giảng đêm nay tôi có nói rồi, là tùy thuộc vào cái vốn liếng, cái hành trang, cái background của mỗi người nó như thế nào mà hôm nay chúng ta tu hành ra sao và mai mốt chúng ta đắc đạo kiểu nào, trong kinh nói:

  1. Có người tu dễ mà đắc rất là khó,
  2. Có người tu rất khó mà đắc rất là dễ,
  3. Có người tu khó mà đắc cũng khó,
  4. Có người tu dễ mà đắc cũng dễ.
Nghe kịp không? Bây giờ không hiểu tôi nói cho nghe, có người vào chùa là cứ hỏi ống xâm để ở đâu? Rồi cứ là tới quì trước tượng Quan âm cứ khấn cả ngày như vậy, có nghĩa là đến với đạo bằng niềm tin. Có người đến với đạo, đến với chùa là hỏi thư viện nằm ở đâu, muốn đọc sách, xem kinh, muốn ngồi thiền là ở chỗ nào? Có hiểu không? Tôi thầy chùa tôi rành, cái loại đó có.

Cái hạng thứ nhất vô chùa toàn là khấn, xin xâm thôi hà, rồi đi về.
Còn hạng thứ hai là vô chùa thích đọc sách, coi kinh, hỏi đạo mấy thầy.
Hạng thứ ba vô chùa kiếm cái gì dơ, nặng, nhào vô làm. Biết loại đó không? Muốn kiếm bả thì xuống nhà bếp hoặc vô nhà cầu. Trong đời tôi có gặp mấy cái người đó, lạ lắm, vô chùa là đừng hòng lên chánh điện mà gặp, xuống bếp đó, rửa một đống nồi, xong nàng mới chun vô cầu nàng xử trong cầu luôn, ngộ lắm, khoái phục vụ.

Như vậy có người vào chùa là thích ra sức phục vụ, có người thì thích xài cái này để đọc sách, đọc kinh, trau dồi giáo lý. Có người thì khoái cầu nguyện khấn vái. Có người vô chùa là thò tay vô túi bố thí, tu mấy chục năm chỉ tu có một hạnh bố thí, còn mà bắt lên nghe pháp thì nó nghe đúng ba câu nó ngáy nứt tường, lạ lắm, mà kêu ra ngoài vườn rọc lá dừa, bửa củi là nó làm nguyên ngày không biết mệt mà kêu vô nghe pháp là nghe không nổi, lạ lắm. Điều đó cho thấy rằng tùy vào cái basement, cái background, cái intensive của mỗi người mà chúng ta có kiểu tu hành như thế nào, và tùy thuộc vào kiểu tu đó mai này chúng ta đắc đạo kiểu nào.

  1. Có người gặp Phật, Phật chỉ nói có một câu thôi, đắc.
  2. Có người gặp Phật, Phật phải cho cạo đầu, đắp y rồi Phật phải nhắc nhở hoài trong nhiều năm mới chịu đắc.
  3. Còn có nhiều vị phải sống xa Phật, vô trong rừng sâu núi thẳm, ma thiên nước độc, lam sơn chướng khí, muỗi mòng, nắng gió mưa sương trên đó để khổ tu mấy chục năm mới đắc. Nghe kịp không? 
Ngày xưa anh tu kiểu gì bây giờ anh muốn đắc, anh đắc kiểu đó, gieo làm sao thì gặt như vậy, nha.

1:52:39
26/10/2019 - 01:09 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Như vậy thì hễ có tâm đầu thai thì mình mới có các căn, là sao ta? Cái này nghe cho kỹ chỗ này: 

Từ đâu ta có các căn? Con mắt ta còn thích nhìn, tai ta còn muốn nghe, mũi ta còn muốn ngửi, lưỡi ta còn muốn nếm, thân của chúng ta còn thích êm ái.

Hễ ngày nào mà ta còn thích 5 trần thì ngày đó ta còn đủ 6 căn, tại sao vậy, là vì ta còn phải luân hồi, là vì có một chuyện các vị phải đồng ý với tôi, đời sống của mỗi người chỉ là sự tổng hợp của 6 căn, đúng không ta? Yeah, các vị có là thủ tướng, tổng thống, giáo hoàng, ăn mày, ăn cướp, du đảng, kỷ nữ, thầy chùa, tất cả đều là 6 căn hết. Mà ở đâu có 6 căn, là bởi vì chúng ta còn thích trong 6 trần cho nên chúng ta mới có 6 căn, cái này tôi giảng cho người không biết A tỳ đàm cho nên tôi phải giảng thông qua, giảng nhanh nha, chứ còn dân học A tỳ đàm thì tôi giảng kỹ.
......

1:55:55

Và đêm nay chúng tôi tập cho bà con quen với 12 duyên khởi, ngày mai là mình quần cho nó nát cái bài này, còn bữa nay tập cái sườn thôi, nếu bà con nào có huệ căn thì nghe đêm nay là đủ rồi nha.

Do Vô minh trong 4 đế mới tạo nghiệp thiện ác, do có nghiệp thiện ác mới có tâm đầu thai các cõi, là sao? Do có tâm đầu thai các cõi nó mới có 6 căn, mà có đủ hay không là tại vì nó có 2 trường hợp, nghe cho kỹ, có 2 trường hợp ta không đủ 6 căn.

Một, vì ta không có cần nên ta không có đủ. Trên các cõi phạm thiên người ta chỉ có mắt, tai, và ý thức chứ họ không có khứu giác, vị giác và xúc giác bởi vì đối với họ, họ không có cần nên họ không có. Nhưng mà nói không có đây không phải cái mặt họ nó bằng chang như tấm ván, không phải, họ vẫn có phù trần căn, nghĩa là họ vẫn có mũi dọc dừa, môi trái tim đàng hoàng, nhưng mà có một điều là họ không có xúc giác, không có vị giác và không có khứu giác. Nói cho dễ hiểu, họ giống như người bị bệnh ngẹt mũi vậy đó, mà mình nói đùa vậy thôi chứ mình bệnh ngẹt mũi là mình muốn ngửi mà ngửi không được, còn họ không cần và đây là một điểm rất sâu và sâu vô cùng ở trong Phật Pháp mình: Một người càng ít phiền não thì cái nhu cầu cảm nhận thế giới sẽ ít theo. Hiểu không?

Một người mà càng ít phiền não thì cái nhu cầu cảm nhận thế giới nó ít theo, có nghĩa là khi mà chúng ta ở cõi này  chúng ta có 6 cách để nhận thức thế giới, nhận biết bằng mắt, bằng tai, bằng mũi, bằng lưỡi. Nhưng mà lên trên cao nữa thì chúng ta chỉ còn lại có 3 cái nhu cầu thấy, nghe và suy tư thôi, nhưng mà lên nữa, lên cõi vô sắc thì chúng ta không cần thấy, nghe. Cho nên trường hợp một, chúng ta không có đủ 6 căn vì ta không có trần.

Trường hợp hai, ta không có đủ 6 căn vì đó là do ác nghiệp cho nên ta bị tàn tật, có hiểu không? Bây giờ nếu bà con còn mơ hồ, tôi hỏi: Có trường hợp trong nhà quí vị, mình không có cái món đó vì mình không cần, có không ta? Có trường hợp mình không có vì mình mua hỏng nổi, có không? Bây giờ hiểu chưa? Sáu căn cũng vậy, có trường hợp mình không có nó là vì mình không cần, có những cõi người ta không có là vì người ta không cần, nhưng có những cõi như cõi người không có có nghĩa là do bị thiếu.

Thí dụ như chúng tôi, các vị cho chúng tôi một cái xoa rê mấy chục ngàn đô la thì tôi để ở đâu? Các vị cho tôi một cái mà 80 ngàn đô la tôi để ở đâu? Cho nên tôi không cần ... Nghe: No merchandise beyond this point, biết câu đó không? Câu đó ở đâu ra? No merchandise beyond this point là sao?: Không có chuyện buôn bán ở đây. Không có đem hàng hóa vào đây. Cái câu đó quan trọng lắm. Tôi thích thuyết pháp bằng những cái gì rất là thường, các vị biết có một đề tài tôi thích lắm. Đó là mỗi lần tôi đi vô trong cái tiệm của Mỹ mà tôi thấy cái chữ Pull và chữ Push tôi nhớ đến những đề tài của tôi, tôi nói: Toàn bộ Phật Pháp chỉ có chữ Pull và chữ Push, cái gì cần Pull và cái gì cần Push. Thứ nhất là cái gì cần kéo và cái gì cần đẩy, kéo vào và đẩy ra. Thứ hai là lúc nào cần kéo vào và lúc nào cần đẩy ra. Đó là tu, nghe kịp không?

2:00:12

Như vậy thì có 2 trường hợp mà ta không có đủ 6 căn, một là ta không cần, hai là do ác nghiệp muốn mà không có, nhớ nha. Rồi, như vậy thì đêm nay tôi đã trả lời một số câu hỏi, thí dụ như: Tại sao nó hiền quá mà đời nó khổ? Một câu nữa đó là: Có trường hợp người ta không có đủ 6 căn vì người ta không có cần, còn có trường hợp người ta không có đủ vì người ta thiếu phước. Nghe kịp không? Tôi có biết rất nhiều trường hợp ở Âu Mỹ, người ta mua đồ về mà người ta không có xài người ta để đầy ở đằng sau nhà đó. Có. Mà có trường hợp có nhiều người muốn xài mà không có xài, có nhiều người có xài mà không muốn xài. Mà tôi có nghe lõm, nghe tình cờ câu nói chuyện giữa hai vị cao tăng được người ta mời cúng dường đó, thì chư tăng ngồi đông lắm, mấy ông trẻ ngồi dưới, mấy ông lớn ngồi trên, thì dĩ nhiên mấy cái mâm của ông lớn có nhiều món hơn mấy ông nhỏ. Mình ngồi đó mình nghe hai ông nói chuyện với nhau mà mình nghe mình thấy ê chề, ông này nói với ông kia: Hồi xưa ăn được mà không được ăn, bây giờ được ăn mà ăn không được. Có hiểu không ta? Nó đau. Tức là hồi xưa đó là đang trai tráng khỏe mạnh thì không có tiền lấy vợ, bây giờ có tiền lấy vợ lại là thái giám. Ổng nói câu rất là đau: Hồi xưa ăn được thì không được ăn, bây giờ được ăn thì ăn không được. Và trường hợp đó nhiều vô kể.

Có nhiều người sau 75 chồng học tập, ở nhà buôn gánh bán bưng, tần tảo một nắng hai sương để mà nuôi con, mà coi như mua được có một miếng mít nhỏ xíu có vài múi cũng hỏng dám ăn, về cho con, còn mình ăn xơ, rồi cái gì cho con nó giành giựt. Tới hồi chồng ra tù rồi cùng nhau có người đi vượt biên, có người đi HO ra nước ngoài. Tới hồi qua được bên này, con cái đỗ đạt, nàng bị tiểu đường, bị cholesterol, nàng ra Bolsa nhìn mà không dám ăn. Trở về xứ vô chợ Bến Thành, An đông nhìn cũng không dám ăn, mà tiền một túi, hột xoàn, cẩm thạch đeo đỏ người mà gặp cái gì cũng không ăn, nhìn cho đã xong về làm dĩa rau. Ngày xưa ăn được mà không được ăn, bây giờ được ăn mà nàng ăn không được. Mà cái thứ đó tôi gặp đông như quân Nguyên, bên Mỹ đông lắm, mắc chứng gì mà bị bệnh tiểu đường, me too, mà tôi bị pre-diabetic có nghĩa bây giờ tôi chưa bị, tức là thỉnh thoảng tôi làm chén tàu hủ nước đường, được, nhưng mà làm xong nhớ quất một viên Metformin vô, biết Metformin không? Tốt hơn hết là không có gần mà gần có nghĩa là biết, mà biết có nghĩa là bị.

Rồi, có nghĩa là tùy cái tâm đầu thai cõi nào mà chúng ta có 6 căn hay không, xong chưa? Cái này quan trọng nè, đêm nay học trễ chút nha. Do có 6 căn cho nên ta mới có nhu cầu tiếp nhận 6 trần và nhớ bài giảng ngày hôm qua tôi nói không? Nếu ta có nhiều phước báu thì 6 trần của ta là 6 trần như ý, còn nếu mà phước ta ít quá thì 6 trần của ta là 6 trần bất toại, có hiểu không ta? Tức là tôi giảng đây là một giáo lý rất là khó, mà tôi tìm cách tôi giảng mà nó bình dân nhất, mà bà con vẫn không hiểu thì chỉ có nước uống thuốc ngủ chuyển kiếp cho nó thông minh hơn, nha. Cái này thật ra là thuốc ngủ không đó...

Tùy thuộc vào cái tâm đầu thai nào mà ta có đủ 6 căn hay không, và thứ hai, khi có đủ 6 căn thì ta có nhu cầu 6 trần, hiểu không ta? Sáu căn là 6 senses, còn trần là object. Object thì gồm có những cái mình thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng. Cái này mới lớn chuyện: Tuỳ thuộc vào ba thứ là tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống mà khi 6 căn biết 6 trần ta có cái mental reaction như thế nào. Nghe kịp chưa? Nếu ta có tu hành, có học đạo thì trước 6 trần như ý hay là 6 trần bất toại, nói chung trước cảnh đời như thế nào, tâm ta vẫn lành. Nghe kịp không? Có nghĩa là ta có thể tu trong mọi tình huống, anywhere, anytime, trước anything, everybody.

Nhưng mà riêng cái người không có tu thì khác, khi mà trước cái cảnh đời mà ngọt ngào thì họ đam mê, đắm đuối. Trước cảnh đời cay đắng nghiệt ngã thì họ bất mãn, sợ hãi, khó chịu, chống đối. Có hiểu không? Và như vậy thì người không học đạo lại không hành đạo thì sao ta? Hoàn cảnh nào họ cũng sống bất thiện hết, hiểu không? Còn cái người có học đạo thì hoàn cảnh nào họ cũng sống thiện hết. Rồi bây giờ thấy chưa?

Do nghiệp thiện ác, mới có các tâm đầu thai. Do có tâm đầu thai cho nên mới có 6 căn. Do có 6 căn mới ra 6 ái. Giờ mình hiểu hết chứ gì? Do có 6 căn, bắt đầu mắt nhìn cái gì, hết. Lổ tai nghe được cái gì, hết. Xong chưa? Từ cái 6 ái nó mới ra cái tứ thủ.

Tứ thủ là cái gì?

2:07:31

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng về Duyên Khởi - 12 Nhân duyên - 6 Cơ tánh chúng sanh (5-6) 

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Sydney%202019/004.%20Duy%C3%AAn%20Kh%E1%BB%9Fi%20-%2012%20Nh%C3%A2n%20duy%C3%AAn%20-%206%20C%C6%A1%20t%C3%A1nh%20ch%C3%BAng%20sanh

2:07:31

26/10/2019 - 06:16 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

2:07:26


Do có 6 căn, bắt đầu mắt nhìn cái gì, thích. Lổ tai nghe được cái gì, thích. Xong chưa? Từ cái 6 ái nó mới ra cái tứ thủ. Tứ thủ là cái gì?



26/10/2019 - 08:04 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]


Một là dục thủ, là sự chấp chặt vào các món hưởng thụ, hiểu không ta? Cô trẻ này cô biết Tiếng Việt không? Tôi hỏi là bởi vì thường thường thế này, bên Mỹ nó kêu là banana, có nghĩa là cái vỏ vàng nhưng mà cái ruột nó trắng. Tôi hỏi là có lý do là tại bên Việt Nam có một vị hoà thượng rất là nổi tiếng, mà mỗi lần hợp hành thế này là người ta thấy Ngài có vị thị giả đi theo xách cặp táp. Mỗi lần Ngài ngồi, ngồi hàng tôn túc mà, đệ tử tới lui lấy cặp táp rút ra có cây viết mont blanc sang lắm. Rồi trên ai phát biểu gì Ngài nghe, mà Ngài tám mươi mấy tuổi rồi. Tất cả thành phần tham dự ai cũng nể ổng: Ông này ghê vậy ta, mình nghe mình buồn ngủ thấy bà, ổng ghi cái gì ổng lắc đầu, ổng nhíu mày, ổng trầm tư. Sau này người ta mới biết. Khi mà mỗi lần breaktime, có ông thầy trẻ ổng cũng tò mò, ổng lại ổng coi cái gì, ổng ghi toàn là "Nam mô a di đà Phật" không hà. Nhưng mà cái đó nó chưa tan nát bằng tôi. Tôi dạy bên Floria, tôi giảng mấy ngày tu học có cái bà đó bả ghi dữ lắm. Tới hồi mà tan lớp rồi, có một người tình cờ họ phát hiện ra bả ghi toàn là mấy cái chuyện ma, chuyện cười mà tôi kể không hà. Tức là ba cái giáo lý bả không có ghi, mà bả ghi ba cái chuyện trời ơi đó, mấy cái chuyện cười, chuyện ma, mà tôi kể chuyện ma là có hạng lắm à. Cho nên tùy thuộc cái não trạng của anh, cái background của anh, cái basement của anh nó như thế nào, khi mà anh coi một cuốn kinh hoặc anh nghe một bài giảng anh chú ý tới cái gì? Nghe kịp không? Thí dụ như trên một bàn ăn giống nhau, nhưng có người họ ăn tùm lum, có người họ chỉ ăn cháo với canh, hỏi ra: Hỏng có răng. Nghe kịp không? Mình tưởng bả nhường cho mình. Không, vì nàng không có cái gì để nàng nhai, làm sao nàng dám nhai? Chưa hết, lên bàn ăn sẽ thấy nàng cứ né cái món đó, hỏi ra nàng tiểu đường. Tôi không có cười đâu, đó là nghiêm túc. Cái đứa bị bao tử nặng là nó sẽ né một, hai món như là cay và chua là nó né đúng không? Rồi, đứa tiểu đường là nó né ngọt nè, đứa cholesterol là nó né cái gì béo béo nó né, đại khái như vậy. Còn tôi chỉ né đồ dở thôi. Tôi đang làm cái test cho các vị, các vị làm cái gì. Nghe pháp không có nghe, nghe tu hành không khoái, khoái chuyện tào lao. Cái đầu tào lao thì nó sẽ thích nghe cái chuyện tào lao.

Rồi, như vậy thì khi mà có 6 căn nó mới nẩy ra 6 ái, từ 6 ái mới nẩy ra 4 thủ. Thủ thứ nhất là dục thủ. Dục thủ là sự nắm chặt cái việc hưởng thụ.

Thứ hai là kiến thủ: Nắm chặt quan điểm nhận thức, cho rằng cái gì ta biết, ta hiểu là số một ngoài ra là trật lất. Cái này tôi thấy hơi nhiều.

Số một là chấp chặt vào cái hưởng thụ là sao? Là ăn cái gì được, thích ăn cái đó hoài. Rồi thích shopping, thích quá hỏng có bỏ. Thích ăn ngon, mặc đẹp, thích xe hiệu, thích đồng hồ, thích nhà đắc tiền. Thì cứ mê chặt mà không có rời được thì gọi là dục thủ. Nghe kịp không?

Thứ hai là kiến thủ, có nghĩa là chấp chặt trong quan điểm nhận thức về quan điểm chính trị, xã hội, văn hóa, triết học, tư tưởng, tâm linh v v ... Cái gì mà trẫm biết, trẫm hiểu, trẫm thích, cái đó là số một. Còn cái gì các khanh biết là rác, là tào lao. Hiểu không? Cái hạng này nhiều lắm phải không? Nó như rác vậy đó mà nó nhìn ai cũng là rác hết trơn. Cái đó gọi là kiến thủ. 

Mà cái này mới quan trọng nè, trong kiến thủ có hai cái mình phải ghi nhớ, đó là tin cuồng những điều mình không biết rõ, thứ hai, bác bỏ những điều mình chưa thấy hết.

Kiến thủ nó gồm có hai cái này phải ghi nha: Tin cuồng những điều ta chưa hiểu rõ và mạnh tay bác bỏ những điều mà ta chưa có thông, thì gọi là kiến thủ. Mà mình thấy là mình có bị cái đó không ta? Nhiều lắm. Cái này mới mắc cười nè, Đạo Phật dạy mình buông bỏ, đúng không? Vậy chứ học giáo lý một thời gian tự nhiên thấy mình giỏi hơn đứa khác. Có hiểu cái đó không? Đạo Phật dạy mình buông bỏ, con chỉ là nắm cát, con chỉ là mù sương. Tưởng sao nó học xong nó lại chấp vô cái khác, cho nên mới có câu chuyện là cầm cái búa vô trong phòng đập nát mọi thứ, chỉ riêng cái búa không bao giờ bị đập bởi vì nó là cái búa.

Chúng ta cũng vậy, cái tôi của mình, mình tu hành là mình đập banh chành hết. Ngày xưa là mình chấp vào tiền bạc, danh lợi, quyền lực, nhan sắc, tình cảm, tiếng tăm, quan hệ, xã hội, v v ... Bây giờ biết đạo rồi, tất cả là mù sương. Bây giờ mình chỉ chuyên tâm tu Phật thôi, mình không có màng cái gì hết á. Nhưng mà tưởng sao nó tu được ba mớ, nó bắt đầu nó thấy mình ngồi thiền lâu hơn đứa khác nè, mình cúng dường nhiều hơn đứa khác nè, mình phục vụ nhiều hơn đứa khác, cuối cùng mình tự nhốt mình vào ở trong một cái chuồng khác. Ngày xưa mình bị xiềng bằng cái xiềng xích, bây giờ mình bị xiềng bằng vàng nhưng cũng là xiềng thôi. Nghe kịp không? Làm ơn nhớ dùm cái đó. Và nhớ dùm ba cái đặc điểm của người ngộ tánh hồi nãy còn nhớ không?

2:14:28

26/10/2019 - 04:53 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Một, khả năng phân biệt thiện ác, tốt xấu rất giỏi.

Hai, luôn luôn biết hướng về phía trước và lên trên, không có dậm chân tại chỗ.

Ba, luôn có khả năng buông bỏ. Vì sao vậy?

Vì có một lần đó Đức Phật và Ngài Anan đi trên một bờ sông thì Đức Phật Ngài nhìn thấy một khúc gỗ trôi sông, Ngài mới hỏi Ngài Anan: “Anan ơi ngươi nghĩ sao, khúc gỗ này có ra tới biển không?” Thì Ngài Anan mới “Bạch Thế Tôn, không chắc lắm đâu, bởi vì có thể trên hành trình ra biển nó bị người ta vớt hoặc nó bị tấp vô bờ hoặc nó bị nước xoáy rút vào đáy sông, hoặc là nó bị mục trên đường đi và cuối cùng có thể nó bị vướng, bị mắc vào chỗ nào đó”. Nghe kịp không? Thì Đức Phật nói rằng “Cũng vậy mấy người hành đạo cũng có nhiều lý do để không đến được bờ giải thoát là do họ tấp vào bờ này, tấp vào bờ kia, trên đường đi bị cám dỗ. Chưa hết, khúc gỗ bị mắc cạn thì nó không đi xa, người bị mắc cái tâm ngã mạn như khúc gỗ mắc cạn không trôi được”. Nghe hiểu không? Bài kinh này hay lắm, tức là khúc gỗ trên đường đi ra biển nó có nhiều lý do để không ra tới nổi, đúng không? Tấp vào bờ, hoặc là bị cuốn, bị xoáy vào đáy sông, hoặc là bị mục ruỗng trên đường, hoặc là bị người ta vớt, hoặc là bị mắc cạn thì trong nhiều lý do trong đó có mắc cạn, mắc cạn đây tượng trưng cho lòng ngã mạn. Nhớ nha.

Và các vị nên nhớ thế này, cái câu này xâm nữa: Giải thoát không chỉ nằm ở destination mà nó còn nằm trên cái journey. Có hiểu không? Tức là không phải đợi tới đích mới giải thoát, mà trên con đường đi, anh phải giải thoát trước. Có nghĩa là sao? Anh phải đi bằng cái kiểu đi của người buông bỏ thì anh mới có thể đến được cái chỗ giải thoát, còn anh đi bằng cái tâm trạng của cái thằng đụng đâu cũng gánh, cũng vác, thì đến nơi rồi anh giải thoát cái gì? Xong chưa? Một lần đó khi Ngài Xá Lợi Phất là huynh trưởng của tăng già viên tịch, thì Ngài Anan Ngài thương nhớ, Ngài khóc, Đức Phật Ngài hỏi Ngài Anan thế này “Anan ơi, Xá Lợi Phất khi ra đi có mang theo cái gì thuộc về tinh thần, vật chất hay không? Hay là tay trắng ra đi?” Thì Ngài Anan nói “Dạ tay trắng ra đi”. Đức Phật nói “Nếu mà bản thân Xá Lợi Phất mà phải buông hết mọi thứ để ra đi, thì Anan còn có gì để khóc? Nghe kịp không? Bởi vì mục đích cao nhất của Đạo Phật là buông mà.

Có lần đó bà dì ruột của Đức Phật là bà Kiều Đàm Di Mẫu đến hỏi Phật “Bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn không còn nữa thì sẽ có nhiều người họ mạo danh Thế Tôn rồi họ mạo nhận đây là lời Phật thì lúc đó hàng hậu tấn sẽ dựa vào đâu để biết đâu là lời Phật?”. Hiểu không? Có 8 điểm tựa mà người ta có thể dựa vào đó để xác định đâu là lời dạy của Như Lai, đó là:

  1. Cái con đường nào, cái pháp môn nào mà càng hành trì mà ta càng trở nên tinh tấn, không có biếng lười.
  2. Pháp môn nào mà người ta càng hành trì người ta càng thích sống một mình không có thích đám đông.
  3. Pháp môn nào càng hành trì người ta càng trở nên đơn giản, giản dị, dễ nuôi, không cầu kỳ, đòi hỏi tùm lum.
  4. Và đặc biệt cái pháp môn nào càng đi theo người ta càng có khả năng mở rộng bàn tay, buông hết mọi thứ.
Cái pháp môn nào càng đi theo mà nó ôm quá trời nhiều luôn là lộn rồi, có gì sai sai.

Sẵn đây tôi nói luôn cái chuyện này, cái sai lầm lớn nhất của người tu Phật hôm nay mà tôi nói thẳng luôn là do các Phật tử là người đầu tiên khơi màu và châm ngọn lửa, đó là trong đầu các vị Phật tử không ít người cho rằng cái đạo nghệp quan trọng nhất của một vị tu sĩ chính là có cái chùa, mở một đạo tràng cho người ta tới tu họ. Cái suy nghĩ đó trên mặt nổi thì rất là đúng nhưng ở mặt chìm rất là đáng ngại, là vì sao? Là chính vì cái suy nghĩ cho rằng cái đạo tràng là chỗ quan trọng, nó là cái cần có cho nên chúng ta thấy rằng cái đời tu một ông sư cái đạo nghiệp lớn nhất là trở thành trụ trì, đúng không? Mà khi làm trụ trì, quí vị thấy cái thời gian mà dành cho cái đạo nghiệp bản thân nó không có, mà ăn rồi toàn là ngồi tiếp khách, ăn rồi là cân đong đo đếm, chi thu, nhìn vào thì ông trụ trì đúng là sống cho đạo nhưng mà hơn ai hết, ổng phải tự kiểm, cái thời gian mà ổng dành cho ổng không có nhiều.

Đức Phật Ngài dạy rẳng đối với một người xuất gia chỉ có ba việc phải làm thôi: 
  1. Học đạo, 
  2. hành đạo và 
  3. hoằng đạo. 
Nghe kịp không? Và hôm nay, biết đâu ngày mai này tôi chết, tiếng nói của tôi không còn nữa thì tôi mong rằng tiếng nói của tôi, tiếng gọi giữa sa mạc, giữa biển khơi, miễn là có người còn nghe. Đó là, tôi nói thiệt chậm:

  1. Phật giáo không cần ai bảo vệ mà Phật giáo chỉ cần được hiểu đúng, đó là câu thứ nhất.
  2. Câu thứ hai, thầy giỏi có thể tạo ra chùa, chứ chùa lớn không thể tạo ra thầy giỏi.
Cho nên trách nhiệm Phật tử là phải hỗ trợ để đào tạo tăng tài, chứ không phải hỗ trợ để xây chùa lớn.

Không có cái gì nó bậy cho bằng Phật giáo có tới hằng ngàn cái chùa lớn mà kiếm một ông thầy giỏi không ra. Một ông thầy để nói về giáo pháp kiếm không ra, đó là đạo nó bị mạt, các vị biết không? Nếu tôi là cư sĩ, thà tôi nhìn thấy một ngôi chùa lá mà có 100 ông chân tu còn hơn là 100 cái ngôi chùa lớn mà không có được 1 ông chân tu. Có hiểu không? Tôi không có cần, bởi vì khi mà tôi có vấn đề về đời sống, về tâm linh, cái tôi cần là ông thầy chùa giỏi chứ tôi không cần cái chùa lớn. Hiểu hay không? Vậy mà hôm nay đa phần Phật tử cứ cắm đầu chổng mông là cúng dường đúc chuông, đúc tượng, cất chùa to lớn, hoành tráng, uy nghi, khí thế hừng hực cao ngút trời xanh, mà mình quên một chuyện rất là quan trọng: Khi anh đang vô sự thì anh cứ khoái tạo dựng lên một cái thứ Phật giáo hình thức. Nhưng khi anh hữu sự rồi thì anh rất cần đến một thứ Phật giáo nội dung, tin tôi đi.

Phật giáo nội dung là gì? Đó là những tăng ni, những người Phật tử có giáo lý, có thể ngồi lại chia xẻ cái tâm tư với mình, những thao thức, những trăn trở với mình chứ không phải là chùa to, Phật lớn.

Có một chuyện tại sao tôi yêu Miến Điện? Tôi yêu chứ không phải là tôi thích, mà tôi yêu, tôi mê Miến Điện là vì Miến Điện rất là căn bản. Một ông sư cạo đầu đắp y chuyện đầu tiên là đè nó ra cho học giáo lý trước cái đã. Cái chuyện mà mai này nó lớn lên có tu hành đàng hoàng hay không chưa biết, nhưng mà chuyện đầu tiên, nó có học giáo lý lỡ có ai hỏi cái mà nó phun ra là nó phun đúng.

Còn người Việt Nam mình thì vấn đề giáo lý không quan trọng, chuyện đầu tiên là cạo đầu đắp y và cái tinh thần phe phái cực lớn. Tôi là sư phụ, tôi trụ trì chùa này, đệ tử của tôi tôi thương là đủ, cả đời này tôi nuôi nó nó ăn hỏng hết, tôi chết rồi cái chùa này của tôi cho nó, nó dốt như con heo không thành vấn đề bởi vì nó sẽ là trụ trì chùa này. Đó là quan điểm của Phật giáo Việt Nam.

Những gì tôi đang nói nó sẽ đến tai rất là nhiều người, tôi vẫn nói. Quan điểm sai lầm và đáng tiếc nhất của Phật giáo Việt Nam là không xây dựng con người, chỉ xây dựng cơ sở. Trong khi, lẽ ra mọi thứ phải đi ngược lại, chúng ta phải xây dựng con người vì con người tạo ra cơ sở chứ không có cơ sở nào tạo ra con người. Các vị có hiểu không?

Bây giờ tiệm nail, tôi cần thợ giỏi. Thợ giỏi tạo ra tiệm nail, chứ còn tiệm nail chưa chắc tạo ra thợ giỏi, nó vô dũa hư móng người ta làm sao? Kêu nó làm wax thì nó làm face, kêu nó làm face nó làm wax. Các vị hiểu không? Cái nào nó ra cái đó. Tôi cần thợ giỏi, từ thợ giỏi tôi sẽ đi mướn tiệm tôi cho làm, tôi sẽ đi kiếm khu Mỹ trắng tip cao. Còn đằng này thợ dở ẹc, nội nó sue mà tôi đi đền khách không tôi đủ le lưỡi rồi. Nghe hiểu không? Đó là tiệm nail đó. Là vẫn cần người giỏi. Còn cái location đừng lo, có thợ giỏi tôi kiếm location cho.



Cho nên cái chuyện đầu tiên của mình là hễ có 6 căn nó nẩy ra nhu cầu hưởng thụ 6 trần, mà hễ hưởng thụ 6 trần là nó nẩy ra 6 ái, đúng không? 6 ái chính là niềm đam mê, mà hễ có 6 ái nó lòi ra tứ thủ. Thủ tức là hold, keeping, nắm, mà Mỹ có cái chữ grasping, rất là hay. Tôi thích cái câu chuyện tào lao mà hồi sáng tôi kể, tức là đứa học trò nó hỏi sư phụ: Người tu hành có được phép xài email không?

2:24:18

30/10/2019 - 03:04 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Thì ông thầy nói “ It’s ok, until you have an attachment”. Có hiểu không? Cái câu đó rất là hay, hỏi người tu hành có được xài email không, ông sư phụ nói "Được, nhưng mà cho đến khi nào con có attachment là không nên". Attachment có hai nghĩa, một là cái mình gởi kèm trong cái mail, mà cái attachment nó còn có nghĩa là ghì chặt (?), hiểu chưa? Đấy! Vị thánh trong đời sống, nếu cần thì Ngài cầm nhưng Ngài không có nắm. Và nếu cần thì nắm nhưng không ôm, không xiết, không ghì chặt nên không chết với thứ mình có.

Còn phàm phu có cái gì thì chết với cái đó. Nghe hiểu không? Mình chết vì cái mình thích, mà mình còn chết vì cả cái mình ghét nữa. Chết đây có nghĩa là mình phải khổ tâm vì nó. Nghe hiểu không?

Cho nên từ cái 6 ái nẩy ra tứ thủ. Tứ thủ gồm có 4:

  1. Một là dục thủ, là tâm bị gắn chặt vào nhu cầu hưởng thụ.
  2. Thứ hai, kiến thủ là tâm gắn chặt vào cái quan điểm nhận thức, có nghĩa là cái gì tôi hiểu, tôi thấy là số một. Và để minh họa, giải thích cho đầy đủ kiến thủ thì hồi nãy tôi có cho ghi còn nhớ không? Kiến thủ là gì? Là tin cuồng cái mình chưa rõ và bác bỏ cái mình chưa thông thì đó gọi là kiến thủ, có hiểu không ta? Tin cuồng cái mình chưa rõ và bác bỏ cái mình chưa thông, đó là kiến thủ, hiểu chứ?
  3. Bây giờ cái thứ ba là giới cấm thủ. Giới cấm thủ là sao? Là chấp chặt vào quan điểm hành trì. Cái số hai là quan điểm nhận thức, đúng không? Còn quan điểm hành trì là sao? Có nghĩa là chúng sanh có hai nhu cầu: Nhu cầu tâm linh và nhu cầu vật chất. Nhu cầu vật chất là sao ta? Cơm, gạo, áo, tiền, sung sướng, sang trọng, bảnh bao, chảnh chọe. Còn nhu cầu tâm linh là sao? Tôn giáo, triết học, tư tưởng.
Thì cái thứ ba là giới cấm thủ là chấp chặt trong quan điểm hành trì nghĩa là sao? Thấy cái kiểu sống của mình là đúng, thấy cái quan điểm tâm linh của mình là đúng, nghe kịp không? Cái kia là quan điểm nhận thức còn cái này là quan điểm hành trì. Trong kinh nói thế này, thế nào là đạo đế? Đạo đế là cái con đường hành trì mà hướng đến niết bàn chấm dứt phiền não, chấm dứt sanh tử thì đó chính là đạo đế, nha. Còn cái con đường nào mà không dẫn đến sự chấm dứt phiền não hướng đến niết bàn thì con đường đó được gọi là tà đạo. Ngoài cái con đường đó ra đều được gọi là giới cấm thủ. Nghe kịp không?

Giới cấm thủ là chấp sai vào phương pháp hành trì, mà sai nghĩa là gì? Sai có nghĩa là chấp chặt vào bất cứ phương pháp nào mà nó không có nội dung buông bỏ phiền não. Mà thế nào là nội dung buông bỏ phiền não? Cái pháp môn nào mà nó dạy cho mình hiểu rõ về thân tâm, hiểu rõ về thế giới, hiểu rõ về vũ trụ để mà mình không có thích và ghét nữa thì pháp môn đó được gọi là pháp môn buông bỏ, nghe kịp không? Còn cái pháp môn nào mà còn đưa ra cái củ cà rốt là pháp môn không buông bỏ, biết củ cà rốt không? Các con nghe lời đi, các con cứ tin đi, các con cứ làm theo lời của sư phụ đi, thì các con sẽ được sanh về cái cõi nào đó, các con sẽ được cái này, các con sẽ được cái kia.


Mà thế nào là nội dung buông bỏ phiền não? Cái pháp môn nào mà nó dạy cho mình hiểu rõ về thân tâm, hiểu rõ về thế giới, hiểu rõ về vũ trụ để mà mình không có thích và ghét nữa thì pháp môn đó được gọi là pháp môn buông bỏ, nghe kịp không? Còn cái pháp môn nào mà còn đưa ra cái củ cà rốt là pháp môn không buông bỏ, biết củ cà rốt không? Các con nghe lời đi, các con cứ tin đi, các con cứ làm theo lời của sư phụ đi, thì các con sẽ được sanh về cái cõi nào đó, các con sẽ được cái này, các con sẽ được cái kia.


Và đêm nay tôi phải nói với bà con một chuyện mà bà con sốc nhảy lên tới nóc, đó là: Cứu cánh của Phật giáo không phải để được cái gì, không phải để đắc cái gì mà là để bỏ được cái gì. Có hiểu không? Tu hành với cái ý mong là tôi làm như vầy để tôi đắc cái gì, để tôi được cái gì đó là một cái chuyện rất là nguy hiểm, là vì sao? 
  1. Chuyện đầu tiên tu mà mong để được cái gì đó đã là tham ái, 
  2. cái thứ hai chúng ta đã rất là ấu trĩ khi chúng ta quên một chuyện, cứ làm sao cho nó đừng còn là phàm nữa thì tự nhiên nó thành thánh thôi, nghe kịp không?
Tu làm sao miễn đừng còn là phàm nữa thì nó là thánh thôi, mà phàm là gì thì mình biết rất rõ, đúng không? 

Trong khi mình tu mình mong thành thánh là kiểu tu rất là mạo hiểm vì thánh mình đâu biết thánh nó vuông tròn dài ngắn nó ra làm sao, cứ thấy nó lạ lạ tưởng là thánh. Tôi đã gặp loại người đó rồi, nó chán chồng chán vợ cái tự nhiên nó mặc cái áo lam lên bắt đầu đi đứng chậm chậm, ăn chay vài bữa tưởng đắc, đi qua Miến Điện dự vài khóa về đi chậm chậm tưởng đắc, rồi ngồi thẳng lưng thế này, hít sâu thở chậm nghe người nó mát mẻ nhẹ nhàng tưởng là đắc, mà tại sao tưởng dễ như vậy? Là bởi vì nó đâu biết thánh nhân là vuông tròn dài ngắn nó đâu có biết, nó thấy lạ lạ là nó gắn cái mạc thánh vô. Yah, trong khi cái quan trọng nhất là anh tu làm sao anh đừng là phàm nữa, cái đó mới quan trọng vì cái phàm anh biết nó là cái gì. Các vị nghe hiểu không ta? Tôi lạy các vị hiểu dùm. Mình tu mình chỉ mong là bỏ được cái gì.


Và tôi nói toàn bộ lịch sử Phật giáo được hay là mất chỉ do hai động từ thôi, đó là bỏ và để được. Có những người đi tu mà mong được được được được sẽ đẩy Phật giáo đi vào hố sâu, tu phải mong có chữ bỏ thôi, hiểu không, thì Phật giáo mới đi lên được, nghe kịp không? Tu mà để được cái này cái kia là đẩy Phật giáo đi xuống, tin lời tôi đi, tin tôi đi. Dầu để được về danh về lợi hoặc là để được các thành tựu tâm linh tinh thần, hễ tu mà còn mong để được là sai.

Cho nên tôi đã nói rất là nhiều lần, tu có hai cách tu:
  1. kiểu của người đi đổ rác: thấy cái gì rác là liệng . 
  2. kiểu của người lượm ve chai: ve chai có nhiều thứ lượm mà bán lại không được . 
Tu kiểu đổ rác là thấy cái gì rác là liệng, nó đơn giản. Còn đi tu kiểu lượm ve chai rất là mệt, bởi vì ve chai có nhiều thứ lượm mà bán lại không được, các vị có biết chuyện đó không? Không phải cái gì cũng recycle được hết, có đúng không ta? Không phải cái gì cũng recycle được cho nên nếu mà cho tôi hai việc, một đổ rác, hai lượm ve chai, tôi thích đổ rác hơn, là vì sao? Vì đổ rác cứ mỗi lần liệng xong rồi là tôi nghe nhẹ, còn lượm ve chai là tôi phải vác cái bao suốt một ngày, nghe kịp không? Cái thằng đổ rác là luôn luôn rãnh tay, còn cái thằng mua ve chai là luôn luôn nặng vai, chỉ thấy sơ sơ là chỉ riêng cái chuyện mà thằng đổ rác nhẹ là thấy khoái rồi. Thằng đổ rác hiếm khi nào làm như thằng lượm ve chai rất dễ lượm lầm. Cái thằng đổ rác hiếm khi nào nó liệng lầm nhưng mà thằng lượm dễ lượm lầm, hiểu chưa?

Cái thứ hai, tôi nói riết mà tôi nhục luôn. Tu hành có hai cách: 
  1. Tu kiểu thả chim 
  2. và thả diều, 
nhớ không? Thả chim có nghĩa mình buông con chim đó ra, con chim nó bay về đâu mình không màng, nhưng mà tu kiểu thả diều có nghĩa là mang tiếng là thả nhưng mà giữa mình với con diều còn thông qua một sợi dây.

Phật tử mình bố thí cũng vậy, bố thí có hai trường hợp: 
  1. một là to give, 
  2. hai là give up. 
To give có nghĩa là chỉ trao ra nhưng mà lòng mình còn mong nó phản hồi, như vậy là bố thí kiểu thả diều. Còn give up có nghĩa đưa ra rồi “tình cho không, biếu không”.

Tôi thương thì tôi trao cho em cái đó mà em hỏng thương em theo thẳng khác, ok, em hạnh phúc với thằng nào cũng được, đó là tình yêu chân chính. Còn có trường hợp thứ hai, tôi muốn em hạnh phúc nhưng với điều kiện em hạnh phúc với tôi, có cái này không ta? 

Tôi nói nhiều người ngu như bò tưởng tôi đang nói chuyện đời, tôi đang nói chuyện đạo đó. Nó có hai thứ tình yêu, một là tôi luôn muốn em hạnh phúc, em hạnh phúc với ai cũng được miễn là em hạnh phúc thì tôi vui rồi, đúng không? Trường hợp thứ hai là tôi yêu em tôi muốn em hạnh phúc nhưng với điều kiện cái thằng mà nó hạnh phúc phải là tôi nè, có khác không ta? Khác chứ!

Và nếu một người con gái thương tôi thì tôi thích cổ thương tôi kiểu trường hợp một thôi: Con thương sư lắm, ai giúp sư cũng được, sư ở đâu cũmg được, Sydney, Perth, hay là Darwin, miễn là sư vui. Còn cái cô thứ hai, cô muốn hộ pháp, cô muốn giúp sư nhưng với điều kiện sư phải về Sydney, sư phải ở gần con, mỗi sáng con phải nấu ăn cho sư, con cho sư ăn cái gì sư cũng ăn, món ngon vật lạ, đặc biệt vật lạ sư cũng phải ăn, là tàn đời trai. Các vị nghe kịp không?

Cho nên, khoan, có cái câu này mới ghê nè, có một chàng trai yêu một cô gái nhưng bị ông bố cản không cho lấy, bắt phải lấy người con gái khác mà ông bố vừa ý. Thì trong cái ngày sắp cưới, tại chàng trai này rất có hiếu cho nên phải nghe lời bố, ngày sắp cưới chàng trai nói một câu rất là chí lý: Thưa bố, tại sao bố ép con phải lấy cô A mà không cho con lấy cô B? Thì ông bố nói: Tao thấy con B không có được, mày phải lấy con A, tao làm chuyện đó vì tao thương mày. Thì đứa con trai trả lời thế này: Bố nói bố thương con nhưng bố thương con là vì bố, chứ không phải bố thương con là vì con. Nghe hiểu không? Đó, và chuyện này là chuyện có thật, sau khi nói xong câu đó, đám cưới vẫn diễn ra và sau đó cô vợ có mang và sanh ra đứa con gái chỉ được có 21 ngày tuổi thì người con trai đó bỏ nhà ra đi và xuất gia. Hôm nay trở thành một vị hoà thượng long tượng tiếng tăm ở trong nước chỉ vì một cái suy nghĩ: Bố thương con, bố lựa vợ cho con nhưng mà khổ thay cái người mà sống với con là cô đó chứ không phải là bố. Cổ về cổ sống với con mà bố nói bố lựa vợ cho con, mà ổng còn nói: Hòng thương lâu ngày nó thượng. Chưa chắc. Ở đây, có nhiều người ngủ chung ba năm tôi thương hỏng nổi. Các vị có tin chyện đó không? Nó không thương là nó không thương dầu cột chung một giường thì vẫn cứ xa nhau, nó vẫn cứ tiếp tục đồng sàng dị mộng.

Cho nên ở đây cái chuyện đầu tiên hết thảy đó là
  1. chấp chặt vào cái sự hưởng thụ gọi là dục thủ, 
  2. chấp chặt vào quan điểm nhận thức gọi là kiến thủ, 
  3. chấp chặt vào phương thức hành trì gọi là giới cấm thủ. 
Khi mà anh không hiểu được 4 đế, anh sẽ lập tức rơi vào giới cấm thủ, khi anh không thấy được rằng mọi hiện hữu là khổ, anh mới mong còn được sanh về cõi này cõi kia và anh còn bị ru ngủ bởi các giáo điều ngọt ngào hấp dẫn. Còn khi mà anh chán đời đến cái mức mà tận cùng, rốt ráo, triệt để thì anh chỉ muốn chấm dứt 100% thôi, nghe hiểu không? Cái người mà đã trãi qua 5 cuộc hôn nhân thất bại, họ nghe nói tới nhẫn cưới họ khóc ròng, các vị biết không? Trong một ngôi chùa kia thì ông hòa thượng trụ trì ổng nằm trong phòng ổng nghe nguyên một cái đám đàn ông Phật tử nói chuyện bên ngoài, họ nói xấu nhau, nói ông kia sợ vợ, ông này sợ vợ, ổng bực quá ổng đẩy cửa ổng bước ra ổng nói: Thằng sợ vợ nhất là tui. Tui sợ đến mức mà tui không dám lấy vợ. Còn mấy ông sợ mà mấy ông còn sống với bả là mấy ông giỏi lắm nha, còn đằng này tui sợ tới mức mà tui không dám lấy vợ.

Giới cấm thủ cũng vậy, còn nấn ná, còn nắm níu, còn luyến tiếc trong cuộc đời này thì ngay trong cái chuyện tu tập hành trì, chúng ta vẫn còn có một chỗ nắm. Nghe hiểu không?

2:37:10

(còn tiếp)
Reply
(tt và hết) Sư Toại Khanh Giảng về Duyên Khởi - 12 Nhân duyên - 6 Cơ tánh chúng sanh (6-6) 

https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=audio/Sydney%202019/004.%20Duy%C3%AAn%20Kh%E1%BB%9Fi%20-%2012%20Nh%C3%A2n%20duy%C3%AAn%20-%206%20C%C6%A1%20t%C3%A1nh%20ch%C3%BAng%20sanh

2:37:10

30/10/2019 - 03:53 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tin tôi đi, tức là tu sao đó cũng được mong về cái cõi này cõi nọ, tu mà còn mong để được cái này, được cái kia là như vậy là còn có chỗ nắm, mà cái quan trọng nhất, tu là phải buông. Cho nên ngày hôm qua tôi có đề nghị không kêu cái chuông nữa mà kêu cái buông, mỗi lần nghe tiếng chuông là mỗi lần lòng buông. Cũng giống như tôi đề nghị cái trống không nên dịch là drum mà phải dịch là empty, thằng Mỹ thế nào nó cũng khó chịu tại sao mình dịch ngu như vậy, thì mình mới giải thích: Chùa Phật Giáo là phải thờ một bên là buông, một bên là empty. Một bên là give up, một bên là empty. Bởi vì give up và empty nó chính là tinh thần của Phật giáo, quan trọng vô cùng, phải buông thôi, tin tôi đi, phải buông. Còn nắm một chút còn khổ một chút, nắm nhiều khổ nhiều, đó là sự thật. Dầu chúng ta có là ai thì chúng ta phải nhìn nhận chuyện đó, đặc biệt là có một ngày, trên giường cận tử, hấp hối, chúng ta sẽ thấy rằng đứa nào có khả năng buông nhiều nhất, đứa đó sẽ ra đi thanh thản nhất, tin tôi đi. Tin tôi đi, thế nào cũng phải chết thôi, trốn hỏng khỏi, chết kiểu gì cho nó ngọt, cho nó êm. Thì cái chết đẹp nhất chính là cái chết của cái tên mà nó ta đi bằng hai bàn tay mở. Ngày xưa mẹ đẻ nó ra bàn tay nó mở, bây giờ nó chết làm ơn mở dùm, nó chết còn nắm mới ghê.

Cho nên, sử ghi rằng ông Alexander Great là ông A Lịch Sơn, ổng đánh Ấn Độ xong ổng đi về Babylon rồi ổng chết. Trước khi ổng chết, ổng có ba mươi mấy tuổi thôi, ổng mới trối lại: Ta một đời làm vua tung hoành 4 phương, chết ta chỉ xin có 3 điều thôi, các khanh ráng làm dùm. Một, cái kẻ khiêng quan tài cho trẩm phải là mấy ông
 thầy thuốc đã từng chửa bệnh cho trẫm. Thứ hai, bao nhiêu vàng bạc châu báu không nên chôn theo, mà phải rải chung quanh, nghe hiểu không? Thứ ba, khi mà làm cái hòm cho trẫm, nhớ khoét lỗ để trẫm đưa hai cái bàn tay ra ngoài. Thì họ không hiểu lý do mới hỏi ổng, ổng nói thế này: Thứ nhất là cái người khiêng hòm phải là mấy ông thầy thuốc để cho người ta thấy rằng thầy thuốc giỏi cỡ nào cũng có lúc đem chôn bệnh nhân thôi. Thứ hai, hòm khoét lỗ để cho người ta thấy rằng ông vua ra đi cũng hai bàn tay trắng. Và thứ ba, bao nhiêu vàng bạc châu báu đừng có dấu trong hòm mà phải rải chung quanh để cho người ta thấy rằng tài sản nào cũng chỉ ra tới mộ mà thôi. Nghe kịp không? Hiểu không?

Đó là những cái mà mình phải nhớ, cái tinh thần của Phật Pháp, chưa biết đạo thì cái gì cũng ôm, biết đạo rồi cái gì cũng buông, mà buông cả hai thứ, 
  1. buông cả vật chất và 
  2. buông cả những thành tựu về tinh thần nữa
Mà tại sao phải buông? Là vì hai lý do, ghi nữa:

  1. Một, càng khiêng nhiều càng nặng vai, càng khiêng càng nặng, mà mọi thứ ở đời nên nhớ, mọi thứ ở đời đều là phương tiện hết. Mà phương tiện là gì ta? Phương tiện là cái mình dùng cho xong việc, hiểu không? Tôi hỏi các vị nha, các vị nấu bếp các vị có cần nồi niêu xoong chảo và dao kéo có cần không? Nhưng mà cần có nghĩa là mình dùng xong mình để ở bếp hay là mình đem vô phòng ngủ? Hay là đi đâu mình đem theo? Bây giờ hiểu chưa? Hiểu à? Bà nào nấu bếp cũng cần nồi niêu xoong chảo và dao kéo, muỗng nĩa, nhưng mà cần có nghĩa là dùng ở đâu để ở đó, chứ không phải cần là vác lên, xong chưa? Cho nên chuyện đầu tiên tại sao mình phải buông là bởi vì mình hạn chế trọng lượng, mà tại sao phải hạn chế trọng lượng? Là tại vì người Mỹ có một câu nói thế này: Go light, go small, go fast. Có hiểu câu này không? Câu này ở đâu vậy ta? Ở trong cái tiệm bán đồ travel, đồ camping nó ghi vậy, tôi dòm cái câu đó tôi nói: Phật Pháp đây nè. Giống như ở bên Mỹ mà tôi đi vô trong restroom tôi thấy nó để chữ: No merchandise beyond this point, Phật Pháp đây nè, cái câu đó lẽ ra phải treo trước cổng chùa, vô đây là không có buôn thần bán thánh, vô đây là không có đem cái đầu commercial vào đây, nha. Lý do thứ nhất là tại sao hành trình vạn lý mà vác lên nó nặng.
  2. Lý do thứ hai, tại sao phải buông? Vì không buông được cái này làm sao có được cái khác, hiểu không ta? Anh không bỏ được lầu một làm sao anh lên được lầu hai? Anh muốn lên lầu 10 thì anh phải có cái gan bỏ 9 tầng kia, có đúng không ta? Phải có cái gan đó. Mà các vị biết tại sao tôi xài chữ gan bởi vì đa phần là chúng ta không có cái gan đó, chúng ta hèn kinh khủng lắm, chúng ta nhát gan kinh khủng lắm. Là bởi vì, ông bà có nói: "Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng." Cái gì mình lỡ gồng gánh, cưu mang quá lâu, bây giờ đùng một phát kêu bỏ, không cam tâm, không đành lòng, tin tôi đi, đúng không? Cái quan điểm chính trị tào lao, lỡ làm đảng viên cộng sản bây giờ thấy cái học thuyết nó hơi sai sai làm sao, lỡ đi theo Hồi Giáo thấy nó sai sai làm sao, nhưng hỏng lẽ mấy chục năm qua mình ngu à? Rồi bao nhiêu thằng đồng chí mình nó ngu à? Bao nhiêu cái tên đồng đạo mình hỏng lẽ nó ngu à? Thôi thì nghi thì cứ nghi mà đường xưa em vẫn đi. Nhiều người họ thấy đốt vàng mã là tào lao nhưng mà không đốt thì kỳ, năm nào người ta cũng thấy nhà mình đốt hình nhân, đốt xích lô, đốt tủ lạnh, đốt ti vi, đốt xe hơi, rồi đốt giấy vàng bạc, năm nào cũng thấy cũng đốt, tự nhiên năm nay mình hỏng đốt nó nói mình hết tiền làm sao? Thế là phải đốt.  Thậm chí bên Cali, chuyện này mới đau, một ông ở bên Canada qua thăm bạn bên Cali mà trên xe máy lạnh hư mà ổng bắt ông này lên kiếng hoài hà, ông này nói ngộp lắm, hạ kiếng cho gió vô. Ổng nói: Không, hạ kiếng người ta biết xe tao hỏng có máy lạnh. Ngộp muốn chết mà nó bắt thằng bạn nó phải ngồi mà le lưỡi ra như con chó vậy đó. Lý do là bởi vì hễ mà hạ xuống người ta biết: Xe tao hư máy lạnh. Thế là chúng ta vì cái sĩ diện, vì cái mặt mũi mà chúng ta không có cái gan lìa bỏ cái tào lao cần phải bỏ. Chuyện này vô cùng quan trọng cho nên nó được gọi là giới cấm thủ có nghĩa là chấp sai trong quan điểm hành trì.
Và cái cuối cùng đó là ngã chấp thủ. Ngã chấp thủ là cái gì? Ngã chấp thủ là luôn luôn sống với cái ý niệm đây là tôi, đây là của tôi, mà lẽ ra chúng ta phải hiểu rằng không hề có tôi thì làm gì có cái của tôi .  

Không hề có ông A, bà B mà tất cả chỉ là lắp ráp. 

Tôi đã nói hoài: Không hề có chiếc xe trong một đống đồ parts và không hề có đống đồ parts nào trong một chiếc xe. Vì sao vậy? Vì cái đống đồ parts khi ráp lại nó ra chiếc xe, và khi chiếc xe đó tháo ra thì nó thành ra đống đồ parts. Nghe hiểu không? Chiếc xe chính là đống đồ parts mà đống đồ parts chính là chiếc xe. Qua cái câu này, nhiều người tôi đã nói cái mặt nó đơ ra thế này vì nó là độn căn, tức là cái này chỉ để dành đội nón thôi.

Chiếc xe không phải là đống đồ parts và đống đồ parts không phải là chiếc xe. Cái câu này về cứ nhớ hoài, được gọi là ông A, bà B là bởi vì đó là một khối tổng hợp, một cái chỗ gathering của những cái điều kiện tâm sinh lý. Sinh lý thì gồm có đất, nước, lửa, gió, tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, phẩn, nước tiểu, tùm lum hết, nguyên một nùi. Còn về tâm lý thì nó gồm có buồn, vui, thương, hận, ghét, giận, thiện, ác, xong chưa? 

Nguyên một cái nùi đó nó cộng lại thành ra ông A, bà B. Hoa hậu hay là bà cùi khi mà bỏ vô lò thiêu 2 tiếng đồng hồ lấy ra mỗi em còn đúng một hũ, nghe hiểu không? Mà chỉ vì khi nó còn sống cái bộ xương đó được tô trét bởi thịt, bởi da mình nhìn mình thấy nó có duyên dáng, nó có ánh mắt, nó có nụ cười, nó có hàm răng, nó có mái tóc, nó có hờn giận, nó có háy, nó có nguýt, có duyên ngầm, duyên nổi, duyên hờ, lững lờ nhưng mà tới hồi mà nó hết thịt rồi, không cần hết thịt, chỉ cần nó tắt thở, nó lạnh ngắt, nó xanh lè là bà cố mình cũng hỏng có dám đụng tới nữa. Cho nên nó phủ phàng lắm. Tôi nói một lần nữa, dầu đó là thiên hạ đệ nhất mỹ nhân, chỉ trong vòng 15 phút cho người ta tiền người ta cũng không dám ôm, đó chính là cái chết. Khi nàng đã quên thở 15 phút thì cái chuyện mà nàng là hoa hậu, á hậu, á khôi, hoa khôi v v... tất cả trở nên nothing, chỉ 15 phút thôi quí vị, quí vị có tin không? Chỉ 15 phút, cái hoa hậu trở nên vô nghĩa. Không, nói vậy chứ có nhiều ông dám lại cái xác kiss lần cuối, trẫm thì không. Nhớ nha.

Cho nên buông được cái ngã chấp thủ là vị đó thấy rằng mọi thứ ở đời đều do duyên mà có và đã có rồi thì chỉ chực chờ mất đi, và mọi thứ ở đời luôn luôn trong cái tình trạng trở thành một cái khác, nghe kịp không?

Vô thường có hai trường hợp:
  1. trở thành một thứ khác, 
  2. từ có trở thành không, 
được gọi là vô thường. 

Và cái chuyện này mới quan trọng, cái chuyện này phải xăm lên người nữa: Đức Phật nói ra tất cả những sự thật ấy không phải để ta chán sợ rồi sống trong bi quan, mà Ngài nói ra tất cả những sự thật đó để ta sống trong sự thanh thản không tiếp tục thích và ghét nữa, vì sao vậy? Vì khi không còn thích thì chúng ta tự nhiên cũng không còn ghét, khi không còn thích tiện nghi thì mình cũng không còn sợ sự thiếu thốn, nghe kịp không? Tại sao mình sợ lạnh? Là vì mình thích ấm. Tin tôi đi, trong kinh nói rất rõ, thích và ghét là một cặp, sướng khổ là một cặp, buồn vui là một cặp, sống chết là một cặp, sanh diệt là một cặp, khen chê là một cặp. Còn thích được khen có nghĩa là khi bị chê nó khổ le lưỡi. Còn cái kẻ nào khi được khen mà nó lơ lơ, nó đơ đơ là tới hồi bị chúng chửi cái mặt nó tỉnh bơ.

Tôi thưa với bà con một chuyện, tôi, cái thằng tôi này tôi chưa bao giờ dám nhận tôi là hành giả chứ đừng nói là thiền sư, nhưng mà có hai chuyện mà tôi treo trước cái mõm của tôi trong hai năm qua đó là phải giải quyết được hai chuyện trước tuổi 55, tôi đóng cửa tôi không có giảng kinh, tôi không có viết sách nữa. Và lúc đó cũng là cái năm mà tôi phải làm được hai chuyện và tôi mong bà con cũng phải bắt chước tội:

1/ Thứ nhất bớt sợ chết. Mình phải thay đổi cái nhìn của mình trước cái chết, vì sao? Vì cái chết là cái không thể né được,mà cái gì không thể né được thì ta chỉ có một cách là thay đổi cách nhìn về nó. Có hiểu câu này không? Xăm nữa, xăm lên người câu này: Khi ta không thể thay đổi được chuyện đời thì ta phải thay đổi cách nhìn của mình về nó. Khi ta không thể chạy trốn cái chết thì ta phải thay đổi cách nhìn để cho ta bớt teo. Có hiểu không?

2:49:06
04/11/2019 - 03:50 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Tôi không có đùa, phải nhớ rằng chết không phải là kết thúc mà chết nó còn là sự bắt đầu. Nghe kịp không? Và bắt đầu cái gì? Bắt đầu một hành trình mới, vấn đề của ta là làm hai việc:
  1. một là làm sao đừng tái sanh nữa,
  2. còn nếu phải đi tiếp đoạn đường còn lại thì ta có hành trang chưa? Có passport, có visa và có ngoại tệ trong túi chưa?
Cái đó là chuyện quan trọng, sân ga nào rồi cũng là cái chỗ mà chúng ta lìa bỏ, không có sân ga nào là chỗ ở hết, có đúng không? Phi trường và sân ga là chỗ ghé. Kiếp người, dầu mái ấm gia đình nào cũng chỉ là sân ga, là phi trường, là bến phà hết, ghé đó rồi đi. Cho nên phải chuẩn bị tâm lý cho một ngày chúng ta buông hết mọi thứ. Nhớ cái đó, cho nên chuyện đầu tiên tôi treo hai cái móc, hai cái món mà tôi cứ nhìn hoài, thứ nhất làm sao mình thay đổi cái nhìn về cái chết. 

2/ Thứ hai, cái này nó nhẹ hơn, làm sao dửng dưng trước thị phi. Cái thứ hai tôi tin rằng ít nhiều tôi đã thành công, tánh tôi đa nghi, tôi là cháu đời thứ 18 của Tào Tháo, bao nhiêu cái nụ cười, bao nhiêu lời ngon ngọt luôn luôn tôi đón nhận nó bằng một dấu hỏi:

  1. Mình có đáng hay không?
  2. Người ta có thiệt hay không?
  3. Họ khen mình xong rồi mình được cái gì?
  4. Khen mình xong họ về họ trùm mền họ ngủ, còn mình ôm cái khen đó mình thức hoài, nghe kịp không? Nó quá ngu đi. Mà suy nghĩ kỹ, đúng không? Thứ nhất, họ có khen thật lòng không? Thứ hai, mình được gì từ lời khen đó? Thứ ba, họ khen xong về họ quên mất, mình có nên ôm cái cục đó hay không?
Cái chê cũng y chang như vậy. Họ chê xong về họ cũng quên mất, còn mình ôm cục chê đó mình hận suốt đêm, lên máu, hiểu không? Cái thứ hai nữa, họ chê đúng hay không? Nếu họ chê đúng, đó là bài học, mà nếu họ chê sai thì coi như là gió thổi qua tai. 

Cứ nhớ, chuyện Tàu có kể một câu chuyện rất là sâu, nhà thơ Tô Đông Pha là một trong bát đại thi hào của nhà Tống, ổng chơi rất thân với hòa thượng Phật Ấn, tân lắm, ổng giỏi giáo lý lắm, mà cả hai người trao đổi Phật học, trao đổi thơ ca, văn học, chính trị, văn chương, xã hội, tư tưởng triết học mỗi ngày, thân lắm, thân vừa là thầy trò, vừa là bè bạn. Bữa đó, ổng nổi hứng làm sao đó, ổng viết chữ đẹp lắm, bữa đó nổi hứng ổng lấy cây quạt ổng viết mấy chữ: Bát phong suy bất động, có nghĩa tám ngọn gió đời không làm xao động lòng ta. Tám ngọn gió đời là khen chê v v ..., viết xong ổng kêu đứa đày tớ đem qua chùa đưa cho hòa thượng Phật Ấn khoe chữ đẹp, mà cũng khoe bây giờ ổng là Phật tử thứ thiệt rồi, bát phong suy bất động, suy là thổi. Thì ông hòa thượng ổng dòm cây quạt ổng cười khẩy, ổng ghi lại mấy chữ: Bát phong suy bất động, nhưng tiếng đánh rắm đủ làm Ngài bị động. Đánh rắm là fart. Tô Đông Pha nổi điên lên, tức tốc cho người chèo thuyền từ bên nhà qua bên chùa hỏi vậy chứ tại sao mà ghi cái câu bỉ bạc, mà phun vô mặt người ta như vậy. Mà nhất là ghi như vậy lỡ đầy tớ nó mở ra coi mặt mũi của tôi để đâu, ổng tính qua ổng cự, mặt mày hầm hầm hầm hầm ổng vừa qua ổng vừa thấy hòa thượng đứng trên bến, Ngài nói: “Tôi nói đúng mà, bát phong suy bất động mà chỉ có hai chữ “đánh rắm” nó thổi ông từ bên kia qua bên đây”. Có hiểu không? Nó sâu ghê lắm, qúi vị.

Cho nên trong đáy lòng của chúng ta, chúng ta nói Phật Pháp bằng trời đi nữa nhưng mà nhớ: Thánh nhân thấy rõ điều mình tin nên tin chết bỏ điều mình thấy. Còn phàm phu thì sao? Nó thấy không rõ cái điều nó tin nên nó tin lờ mờ cái điều nó thấy. Cho nên miệng nó nói vô ngã, vô thường mà đứa nào đụng vô túi tiền nó đánh chết luôn, đồng tiền nó liền khúc ruột, miệng nói vô ngã, vô thường mà nó làm phước theo kiểu vắt chày ra nước, nó kẹo banh xác. Kêu gọi cái chuyện xong rồi mới nói, kêu gọi, bữa nay không có xin tiền nữa, sang rồi, kêu gọi cất thiền viện tiền mua đất không cho mà hỏi cất một cốc bao nhiêu, rồi tôi nổi điên: Cất cốc là sao? Dạ, cất xong rồi lâu lâu con cần con về con ở. Tôi hỏi: Lúc cô đi thì sao? Dạ con đi con khóa cửa. Tôi nói: Cô ơi, cách nói này tôi nghe quen quen. Hỏi sao quen, thầy? Cách nói này giống cách nói của bà nội tôi, chỉ có bà nội tôi mới nói vậy thôi. Đất thì không cho tiền, đợi mua xong về cất cốc, khi nào mẫu hậu về mẫu hậu ở, mẫu hậu đi mẫu hậu khóa cửa lại, chiếm đất của người ta. Mà tôi nói bả cũng không có hiểu, tại bả độn căn mà! Tôi nói: Cô ơi sao tôi nghe cách nói này nó quen quen. Bả hỏng hiểu: Quen quen là sao thầy? Mình chưa gặp nhau mà. Tôi nói: Đúng! Tụi mình chưa có gặp nhau nhưng mà nó quen quen vì huynh nghe cách nói này giống cách nói của bà nội huynh lắm. Ok, tôi nói luôn, bà con ủng hộ thiền viện là ủng hộ nhưng khi bà con đi làm ơn cho em xin lại chìa khóa để em khác nó vào nó ở. Và một điều nữa, tất cả các thiền thất đều cất giống nhau y chang, có một điều Lê Văn Tèo cho tiền thì phía trước cốc để là Lê Văn Tèo để đặc biệt là cho gia đình họ tới thấy ông cố, ông nội nó có cúng dường ở đây, nhưng mà quan trọng nhất là đều cất giống nhau để chi? Cốc của Lê Văn Tèo giống y như Nguyễn Văn Tý để lần sau Tèo qua mà cốc bận thì qua cốc của Tý ở lòng không bị sốc vì mọi thứ tắt đèn có thể mò y chang nhau. Vô đó là tắt đèn nhà ngói như nhà lá vì nó giống nhau y chang.  Cho nên nếu cái ông này nói bây giờ tôi phải ở cái cốc của tôi. Được, chịu khó bịt mắt lại, dắt nó lại, đưa nó chìa khóa, nó mở xong rồi, mò đi, nó mò y chang, nó mò xong, sáng nó dậy nó biết nó ở cốc của thằng Tý.

Cho nên cái ngã chấp thủ là sao? Cái này nó sâu dữ lắm, ngã chấp thủ nó có nhiều level:

  1. Level một, người không biết Phật Pháp chấp cái tôi trong những thứ tầm thường, bậy bạ nhất. Cơn đau này là của tôi, tôi đang bị đau, tôi đang được mát mẻ, tôi đang được sung sướng, tôi đang ăn ngon, tôi may mắn, tôi xui rủi, tôi bất hạnh, v v ... là cấp thấp.
  2. Còn cấp cao: Tôi là người tu hành, tôi là người biết Phật Pháp, tôi là người hiểu lý vô ngã. Có hiểu không? Lẽ ra lý vô ngã là phải delete cái “tôi”, mà đằng này: Tôi là người hiểu lý vô ngã, tôi là người hiểu lý duyên khởi. Lẽ ra mình học giáo lý duyên khởi để mình thấy rằng là mình chỉ là một cái process, nobody here, we are nothing but relationship, chúng ta không là cái gì hết mà chúng ta chỉ là mối quan hệ, nha. Mà đằng này vì mình không có học giáo lý cho nên mình cứ tưởng mình là thứ gì đó ghê gớm cho nên đứa nào nó đụng tới mình là nó đụng tới cái rún cuả vũ trụ, chứ thật ra chúng ta chẳng là cái gì hết. Tôi nói rồi, nó quên thở trong vòng 15 phút, đem liệng xuống cống, chúng ta không có tiếng nào hết, đúng không? Mà lúc còn sống, nhổ bãi nước bọt trước mặt mình là mình nổi điên lên ba ngày ba đêm, nó gặp mình mà nó quên chào mình là mình nổi điên lên, nó gặp mình mà nó háy nguýt, lườm liếc là mình nổi điên lên, nhưng mà khi mình chết rồi nó liệng mình xuống cống mình không có nói gì hết, đúng không ta? Đấy! Hiểu được cái đó thì mới buông được.
Rồi, vậy thì từ cái 6 ái nó mới nẩy ra tứ thủ. Tứ thủ gồm có 4:

1/ Dục thủ là chấp chặt vào sự hưởng thụ.

2/ Kiến thủ là sự chấp chặt trong quan điểm nhận thức. Chấp chặt gồm có hai: 
  1. Tin cuồng vào điều chưa rõ và 
  2. bác bỏ điều mình chưa thông. 
     Hiểu chưa?

3/ Giới cấm thủ là chấp chặt vào quan điểm hành trì, có nghĩa là vì không hiểu 4 đế cho nên cứ chọn những pháp môn tu hành không nhắm tới sự buông bỏ. Hiểu không?

4/ Ngã chấp thủ, tức là vì không hiểu được cái cấu tạo, cái structure của thân tâm này nó ra làm sao cho nên lén lút, âm thầm và lặng lẽ tin rằng có một cái tôi nó đang núp lùm ở trong đây, nhưng mà thật ra tất cả chỉ là đồ ráp thôi, nó chỉ là đồ ráp, cái tâm của mình, cái mind của mình lúc thiện, lúc ác, lúc buồn, lúc vui. Còn cái thân của mình thì sao? Nó biến động liên tục, cái mà tôi gọi là chemical reaction diễn ra liên tục và liên tục suốt từng phút từng giây và nó đẩy mình càng lúc càng đến gần cái chết hơn, mình không ngờ. Hiểu thì ai cũng hiểu, nhưng mà vừa tan buổi học bước ra xe là bắt đầu mình quay lại cái tôi của mình, vì sao? Vì mình không hiểu lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình hiểu, xong chưa?

Rồi, giảng xong cái này cho bà con về ngủ. 

Từ tứ thủ nó sanh ra hai hữu. Hai hữu là cái gì? Là 
  1. nghiệp hữu: các nghiệp thiện ác  
  2. sanh hữu: các tâm đầu thai.

Nghiệp hữu ở đây là các nghiệp thiện ác, còn sanh hữu là các tâm đầu thai. 

Như vậy các vị thấy nó quay trở lại phải không ta? Có không? Có thấy không ta? 

Tức là 

do Vô minh nó tạo ra các nghiệp thiện ác, 
rồi từ nghiệp thiện ác nó tạo ra tâm đầu thai, 
do tâm đầu thai mới có 6 căn, 
từ 6 căn mới có 6 xúc, 6 thọ, 6 ái, 
mới ra 4 thủ, ra 2 hữu, 
mà 2 hữu nó gồm có nghiệp hữu và sanh hữu. 

Xong chưa? 

Bây giờ mình mới thấy luân hồi là gì? Luân hồi là lòng vòng, là Vân Tiên cõng mẹ chạy ra, đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy vô, Vân Tiên cõng mẹ chạy vô, đụng phải cái bồ cõng mẹ chạy ra, là cái này.

3:00:20

Đó! 

Hữu nó gồm có 2: 
  1. nghiệp hữu: nghiệp thiện ác 
  2. sanh hữutâm đầu thai,
hiểu chưa ta? Nghiệp thiện ác được gọi là nghiệp hữu, còn cái sanh hữu chính là tâm đầu thai, xong chưa? Rồi, như vậy nó quay trở lại phải không ta? 

Rồi từ cái chỗ 4 thủ nó mới khiến cho chúng ta làm các nghiệp thiện ác, xong chưa? 
Và khi làm các nghiệp thiện ác thì nó dẫn đến cái chuyện là chúng ta có tâm đầu thai, đúng không? 
Mà vì có cái tâm đầu thai cho nên nó mới dẫn đến cái chuyện chúng ta đầu thai vào trong 4 loài: noãn, thai, thấp, hóa.

  1. Noãn là những loài được sanh ra bằng trứng.
  2. Thai là những loài mà sanh ra nguyên con.
  3. Thấp là những loài mà sanh ra trong môi trường thiên nhiên.
  4. Còn hóa hơi khó tin, hóa là những loài chúng sanh tự nhiên xuất hiện không cần một điều kiện sinh học nào, biological condition không có, hóa sanh là không cần một điều kiện sinh học nào hết, nó không cần oxygen, nó không cần khí quyển, không cần nhiệt độ, không cần cái gì hết, mà nó tự nó xuất hiện, thì đó gọi là hóa sanh. Trong kinh nói thế này, nó có những loại chúng sanh mà được tạo ra trong một điều kiện như vậy, tự nhiên “ bùm”, đó là chư thiên, phạm thiên họ xuất hiện như vậy, và cái biết của chúng ta thì hoàn toàn lệ thuộc vào kiến thức khoa học mà mình học. 
Khoa học cho mình tin cái gì thì mình tin cái đó, còn cái nào mà các nhà khoa học họ chưa cho thì mình chưa tin. Nhưng mà sẵn đây tôi tặng các vị một câu: Những gì ta biết so với những gì ta không biết nó còn ít hơn là hạt cát so với sa mạc nữa, hiểu không ta? Bởi vì hạt cát nó là limit, sa mạc nó là limit, đúng không? Tức là cái mẫu số là limit, tử số cũng là limit, cái mình biết là limit nhưng cái mình không biết là unlimit, nghe kịp không? Các vị học toán, các vị còn nhớ phân số, thì khi mẫu số nó là vô tận thì cái tử số chẳng là chi, hiểu chưa? Cái sa mạc mà lớn nhất thế giới là cái sa mạc Gobi nó chỉ có 9 triệu km vuông, mà 9 triệu có nghĩa là mình còn nói con số được, nhưng mà cái mình không biết thì vô số.

Cho nên, tôi nhắc lại một chuyện mà qúi vị đã biết rồi: Khoa học, đúng, chúng ta nên tôn trọng tinh thần khoa học, nhưng mà "tinh thần" khoa học, chứ còn đừng có chấp chặt vào những "thành quả" khoa học, là bởi vì hôm nay chúng ta thấy cái đó là chân lý nhưng có thể mai này nó không còn như vậy nữa.

Tôi kể hoài một câu chuyện, một chuyện nhỏ thôi, có nhiều trường hợp chúng ta phải biết thay đổi cái đầu của mình, trong toán nói: Hai đường thẳng song song không thể gặp nhau. Nhưng mà trong hội hoạ thì gặp, tại sao gặp? Hiểu chưa? Nghĩa là đôi khi mình phải flexible, hai đường thẳng song song không thể gặp nhau, nhưng mà trong hội họa thì gặp, không gặp là không được, đường chân trời có thể gặp chứ.

Cho nên từ cái chỗ tứ thủ nó mới dẫn tới 2 hữu, từ 2 hữu nó dẫn đến 4 sanh, 4 sanh là 4 chủng loại. Một là noãn là sanh ra bằng trứng như con chim, con cò. Thai là sanh ra nguyên con như con trâu, con bò, con người. Thấp là những cái loài mà nó sanh ra trong môi trường thiên nhiên như là côn trùng do môi trường ẩm thấp không cha không mẹ. Hóa sanh là những loài chúng sinh mà tự nhiên đột hiện, xuất hiện thình lình thì cái này nằm ngoài cái sự hiểu biết của chúng ta, thôi thì các vị bắt chước tôi đi: Cái gì tôi không kiểm chứng được thì tôi để nó qua một bên.

3:04:23
04/11/2019 - 04:33 - elteetee - [Mục Lục các Bài Giảng] - [Hỗ trợ ghi chép bài giảng]

Có 2 cách để giải quyết một điểm thắc mắc, còn nhớ không? 
  1. đi tìm câu trả lời,
  2. để nó qua một bên. 
Có hiểu không? Đó cũng là một cách giải quyết. Yeah, thí dụ như bây giờ tôi cứ thao thức hoài, bà xã mình bả nói bữa nay bả đi về khuya bả gặp đứa em họ bên Việt Nam mới qua, sao giờ 12 giờ bả chưa về ta? Cứ thắc mắc hoài ngủ không được, thôi thì bây giờ mình đừng nghĩ tới nữa. Hiểu không? Thì mình mới đi ngủ được, chứ còn mình suy nghĩ hoài suốt đêm tóc trắng có chết hay không? Có 2 cách giải quyết: Một là chịu không nổi,lái xe đi kiếm hoặc là alô nhờ bạn bè kiếm dùm, nói chung là đi tìm câu trả lời. Còn cách thứ hai nữa là để nó qua một bên. 

Có nhiều chuyện trong đời sống này mình thấy kỳ kỳ mình để qua một bên. Chẳng hạn đối với tôi, tôi là một người tu sĩ tôi nghiên cứu Phật Pháp, nghiên cứu kinh điển nhưng mà tôi báo cho bà con một chuyện mà bà con rất dễ bị sốc đó là có nhiều cái trong kinh điển mà tôi xếp nó vô cái loại là xét lại, vì sao vậy? Vì Phật không có ghi chữ nào hết, mà ngay cả Phật có ghi thì đời sau nó cũng được sửa lại được vậy, huống chi là Phật không có ghi, Phật nói không. Thì kinh sách do đời sau chép lại, làm sao mấy ngàn năm mà không có thêm bớt? Cái trách nhiệm của mình, cái nào mình thấy ok thì mình theo còn cái nào thấy kỳ thì tôi để qua một bên. Nhiều lắm qúi vị, rất là nhiều vấn đề, ngộ lắm, thấy kỳ kỳ tôi để qua một bên, không muốn nhắc tới nữa, một phần là mất thời gian, một phần tôi không muốn gieo cái nghiệp bất kính, để qua một bên không nhắc tới nữa. Một lúc nào đó đủ duyên tự nhiên tôi moi ra tôi lại hiểu theo một cái hướng khác, hiểu không? Bởi vì nên nhớ thế này: Dầu các vị có thuộc lòng kinh điển tam tạng đi nữa nhưng mà tôi bảo đảm các vị một bài kinh như vậy có tới vô số cách hiểu, tin tôi đi. Ngày xưa 20 tuổi bài kinh đó mình hiểu khác, 30 năm sau mình hiểu khác và 50 năm sau mình hiểu khác. Năm mình 70 tuổi mình hiểu bài kinh đó khác, không phải khác nghĩa là mâu thuẩn mà nó sâu hơn, nó rộng hơn, nó nhiều góc độ, nó nhiều chi tiết hơn, details hơn, tin tôi đi.

Cho nên đêm nay tôi chỉ lập cái sườn cho bà con, ngày mai tôi sẽ ôn cho bà con, có nghĩa là cái ngày mà tôi rời khỏi Sydney là ít ra bà con có thể tự trả lời cho mình: Tôi là ai? Ở đâu tôi tới? Tôi sẽ đi về đâu? Và bây giờ tôi phải làm gì? Tu hành là gì? 

Tu hành là tu ngay chỗ này nè:

Kiếp trước mình Vô minh trong 4 đế, kiếp trước mình tạo nghiệp thiện ác, rồi kiếp trước mình mới có tâm đầu thai, cho nên kiếp này mình sanh ra mình có 6 căn, đúng không? Nhưng mà khi mình có 6 căn rồi thì sao ta? Mình không để cho 6 ái xuất hiện mà mình để cho 5 thiện xuất hiện, hiểu không? Tu là tu ngay chỗ này nè. Mà vô lượng kiếp mình lại không tu, mình cứ là do Vô minh tạo ra nghiệp thiện ác, từ nghiệp thiện ác có tâm đầu thai, tâm đầu thai nó ra 6 căn, có 6 căn rồi thì sao ta? Sống phiền não, gặp cái như ý thì tham mà gặp cái bất toại thì sân. Còn bây giờ mình biết đạo rồi, khi mà mình đã có 6 căn rồi thì sao? Lúc nào mình cũng sống chánh niệm hết, hiểu không? Tu là tu chỗ đó. Khi mà sống chánh niệm là mình sẽ hạn chế cơ hội của 4 thủ, 2 hữu và 4 sanh, nếu chứng thánh thì cắt ngay đời này, còn nếu không chứng thánh được thì tối thiểu mình gieo duyên cho đời sau .  Mình cắt mấy con số đó, số 4, số 2, thấy không? Và cái này mới rùng rợn nè, tại sao có số 4 này? Noãn thai thấp hóa là do cái này ra: do 6 ái, 4 thủ, 2 hữu.

Các vị còn nhớ câu tôi nói mấy ngày nay không? Mình sống giống cái con gì nhất thì mình chết sẽ về với cái loài đó, có nhớ không? Hiểu chứ? Đó! Mình sống mà giống chim thì chết về làm chim, sống giống cá chết về làm cá. Nghe cái này mới ghê nè: Thích ăn ngon mà không tu hành sẽ sanh làm loài ăn tạp, thích ăn ngon mà có tu hành sẽ sanh làm người có lộc ăn, có hiểu không? Thích ăn ngon mà lại không có tu hành thì sẽ sanh làm loài ăn tạp, tiếng La tinh kêu là voli vore, hay là omnivore, biết chữ đó không? Omni là tất cả, vore là nhiều. Nhưng nếu thích đẹp mà có tu sẽ sanh ra làm người có đầy đủ quần là, áo luạ. Chỉ biết ăn chay mà không học giáo lý thì sẽ sanh làm các loài ăn cỏ. Chỉ thích ăn mặn vì thích ăn ngon mà không tu hành thì sanh làm các loài ăn thịt sống. Hiểu không? Thích mặc đẹp mà không tu hành sẽ sanh làm loài diêm dúa sặc sỡ loè loẹt như ong, bướm, các loài cá nhiều màu sắc, kỳ nhông. Nhưng nếu thích đẹp mà có tu sẽ sanh ra làm người có đầy đủ quần là, áo luạ. Có rất nhiều người chỉ riêng phụ kiện trên người của họ là mấy ngàn dollars rồi, mắt kiếng là Gucci, khăn quàng là LV, áo khoát là Gucci, đôi giày là Prada. Thích đẹp mà có làm phước là nguyên một cây toàn là brand name không, còn nếu thích đẹp mà không tu là nguyên cái con cắc kè, nguyên con két Nam Mỹ nó đủ thứ màu hết trơn á, hoặc là mấy cái con bướm đủ thứ màu, thích mặc đẹp mà không có tu là làm cái loài sặc sỡ, diêm dúa loè loẹt. Thích ăn ngon mà có tu hành có nghĩa là có từ bi, có trí tuệ, có giữ giới, có bố thí thì sẽ sanh ra làm người có lộc ăn, hiểu không? Có nghĩa là cái thích mà cộng với cái chuyện mà anh sống như thế nào nữa. Cho nên đó là lý do tại sao có số 4 đó,là tại vì anh sống giống cái loài nào thì anh sẽ về sống chung với loài đó, chuyện đó rất là khoa học. Tôi đã nói hoài, cái loài ở nước mặn thì nó phải về loài nước mặn, loài nước ngọt phải về với loài nước ngọt.

Mục lục các bài giảng


(Hết)
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập II - Thiên Nhân Duyên

[12] Chương I
Tương Ưng Nhân Duyên (a)
-ooOoo-

I. Phẩm Phật Ðà.

I. Thuyết Pháp -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,1)

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng Lâm), trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).

2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tập khởi.

4) Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Dọ thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là đoạn diệt.

5) Thế Tôn nói như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

II. Phân Biệt -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,2)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Ðây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Ðây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sanh.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu? Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ? Này các Tỷ-kheo, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là thủ.

8) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái? Này các Tỷ-kheo, có sáu ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là ái.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc? Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc.

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sáu xứ.

12) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.

13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.

14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

15) Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô minh? Này các Tỷ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh.

16) Như vậy này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

III. Con Ðường... (S.ii,4)

1). .. Trú ở Sàvatthi... (như trên).

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông về tà đạo và chánh đạo. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

3) -- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà đạo? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức... (như trên)... như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tà đạo.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh đạo? Do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh đạo.

IV. Vipassì (Tỳ-bà-thi) (Tạp 15.2-3, Ðại 2,101a) (S.ii,5)

1) Trú ở Sàvatthi.

2) -- Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, trước khi Ngài giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, đã khởi lên tư tưởng sau đây: "Thật sự thế giới này đang lâm nguy, bị sanh, bị già, bị chết, đoạn diệt và tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết xuất ly, thoát khỏi già và chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào biết đến xuất ly, thoát khỏi già và chết".

3) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, già, chết có mặt? Do duyên gì, già, chết sanh khởi?". Sau khi như lý tư duy, này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do sanh có mặt, già, chết có mặt. Do duyên sanh, già, chết sanh khởi".

4) Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, sanh có mặt? Do duyên gì, sanh sanh khởi?". Sau khi như lý tư duy, này các Tỷ- kheo, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do hữu có mặt nên sanh có mặt. Do duyên hữu, sanh sanh khởi".
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, hữu có mặt? Do duyên gì, hữu sanh khởi?" Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do thủ có mặt, nên hữu có mặt. Do duyên thủ, hữu sanh khởi".

6) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, thủ có mặt? Do duyên gì, thủ sanh khởi?" Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do ái có mặt nên thủ có mặt. Do duyên ái, thủ sanh khởi".

7) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, ái có mặt? Do duyên gì, ái sanh khởi?" Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do thọ có mặt nên ái có mặt. Do duyên thọ, nên ái sanh khởi".

8) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, thọ có mặt? Do duyên gì, thọ sanh khởi?" Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ phát sinh minh kiến như sau: "Do xúc có mặt nên thọ có mặt. Do duyên xúc, thọ sanh khởi".

9) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, xúc có mặt? Do duyên gì, xúc sanh khởi?" Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do sáu xứ có mặt nên xúc có mặt. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi".

10) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, sáu xứ có mặt? Do duyên gì, sáu xứ sanh khởi?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do danh sắc có mặt nên sáu xứ có mặt. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi".

11) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, danh sắc có mặt? Do duyên gì, danh sắc sanh khởi?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do thức có mặt nên danh sắc có mặt. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi".

12) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, thức có mặt? Do duyên gì, thức sanh khởi?" Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do hành có mặt nên thức có mặt. Do duyên hành, thức sanh khởi".

13) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, hành có mặt? Do duyên gì, hành sanh khởi?" Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do vô minh có mặt nên hành có mặt. Do duyên vô minh, hành sanh khởi".

14) Như vậy, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

15) "Tập khởi, tập khởi", này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, với Bồ-tát Vipassì, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.
16) Và này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Cái gì không có mặt nên già, chết không có mặt? Do cái gì diệt, già, chết diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do sanh không có mặt nên già, chết không có mặt. Do sanh diệt nên già, chết diệt".

17) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Cái gì không có mặt nên sanh không có mặt? Do cái gì diệt nên sanh diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do hữu không có mặt nên sanh không có mặt. Do hữu diệt nên sanh diệt".

18) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Cái gì không có mặt nên hữu không có mặt? Do cái gì diệt nên hữu diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do thủ không có mặt nên hữu không có mặt. Do thủ diệt nên hữu diệt".

19) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Cái gì không có mặt nên thủ không có mặt? Do cái gì diệt nên thủ diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do ái không có mặt nên thủ không có mặt. Do ái diệt nên thủ diệt".

20) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Cái gì không có mặt nên ái không có mặt? Do cái gì diệt nên ái diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do thọ không có mặt nên ái không có mặt. Do thọ diệt nên ái diệt".

21) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Cái gì không có mặt nên thọ không có mặt? Do cái gì diệt nên thọ diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do xúc không có mặt nên thọ không có mặt. Do xúc diệt nên thọ diệt".

22) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Cái gì không có mặt nên xúc không có mặt? Do cái gì diệt nên xúc diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do sáu xứ không có mặt nên xúc không có mặt. Do sáu xứ diệt, nên xúc diệt".

23) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Cái gì không có mặt nên sáu xứ không có mặt? Do cái gì diệt nên sáu xứ diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do danh sắc không có mặt nên sáu xứ không có mặt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt".

24) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì không có mặt nên danh sắc không có mặt? Do cái gì diệt nên danh sắc diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do thức không có mặt nên danh sắc không có mặt. Do thức diệt nên danh sắc diệt".

25) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì không có mặt nên thức không có mặt? Do cái gì diệt nên thức diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do hành không có mặt nên thức không có mặt. Do hành diệt nên thức diệt".

26) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì không có mặt nên hành không có mặt? Do cái gì diệt nên hành diệt?" Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: "Do vô minh không có mặt nên hành không có mặt. Do vô minh diệt nên hành diệt".

27) Như vậy, do vô minh diệt nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

28) "Ðoạn diệt, đoạn diệt", này các Tỷ-kheo, trong các pháp từ trước chưa từng được nghe, đối với Bồ-tát Vipassì, nhãn khởi nên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

V. Sikhì (Thi-khí) (S.ii,9)
-- Này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác... (như trên)...

VI. Vessabhu (Tỳ-xá-phù) (S.ii,9)
-- Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Vessabhu, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác... (như trên)...

VII. Kakusandha (Câu-lưu-tôn) (S.ii,9)
-- Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác... (như trên)...
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập V - Thiên Ðại Phẩm

[52] Chương VIII
Tương Ưng Anuruddha
-ooOoo-
I. Phẩm Ðộc Cư
1.I. Ðộc Cư (1) (S.v,294)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Tôn giả Anuruddha trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Anàthapindika.

2) Rồi Tôn giả Anuruddha trong khi độc cư Thiền tịnh, tâm tưởng suy tư sau đây được khởi lên: "Những ai thối thất bốn niệm xứ, cũng thối thất đối với họ là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Những ai thành tựu bốn niệm xứ thì cũng thực hiện được Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau".

3) Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna với tâm của mình biết được tâm của Tôn giả Anuruddha. Như người lực sĩ duỗi cánh tay co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Tôn giả Mahà Moggalàna hiện ra trước mặt Tôn giả Anuruddha.

4) Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna nói với Tôn giả Anuruddha:
-- Cho đến như thế nào, này Hiền giả Anuruddha, Tỷ-kheo thực hiện bốn niệm xứ?

5) -- Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán tánh tập khởi trên nội thân... quán tánh đoạn diệt trên nội thân, quán tánh tập khởi, tánh đoạn diệt trên nội thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

6) Vị ấy trú, quán tánh tập khởi trên ngoại thân... quán tánh đoạn diệt ngoại thân, quán tánh tập khởi, tánh đoạn diệt trên ngoại thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

7) Vị ấy trú, quán tánh tập khởi trên nội ngoại thân... trú, quán tánh đoạn diệt trên nội ngoại thân... trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên nội ngoại thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

8) Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với pháp không nhàm chán"; vị ấy trú ở đây với tưởng nhàm chán. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với pháp nhàm chán"; vị ấy trú ở đây với tưởng không nhàm chán. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với các pháp không nhàm chán và pháp nhàm chán"; vị ấy trú ở đây với tưởng nhàm chán. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với pháp nhàm chán và pháp không nhàm chán"; vị ấy trú ở đây với tưởng không nhàm chán. Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai, không nhàm chán và nhàm chán, ta sẽ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác"; vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm, tỉnh giác.

9) Vị ấy trú, quán tánh tập khởi trên các nội thọ. Vị ấy trú, quán tánh đoạn diệt trên các nội thọ. Vị ấy trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên các nội thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

10) Vị ấy trú, quán tánh tập khởi trên các ngoại thọ. Vị ấy trú, quán tánh đoạn diệt trên các ngoại thọ. Vị ấy trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên các ngoại thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

11) Vị ấy trú, quán tánh tập khởi trên các nội ngoại thọ. Vị ấy trú, quán tánh đoạn diệt trên các nội ngoại thọ. Vị ấy trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên các nội ngoại thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

12) Nếu vị ấy muốn...
13) ... trên nội tâm...
14) ... trên ngoại tâm...
15) ... trên nội ngoại tâm...
16) Nếu vị ấy muốn...
17) ... trên nội tâm...
18) ... trên ngoại tâm...

19) Vị ấy trú, quán tánh tập khởi trên các nội ngoại pháp. Vị ấy trú, quán tánh đoạn diệt trên các nội ngoại pháp. Vị ấy trú, quán tánh tập khởi và tánh đoạn diệt trên các nội ngoại pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

20) Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với pháp không nhàm chán"; vị ấy trú ở đây với tưởng nhàm chán... Ở đây, vị ấy trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.

21) Cho đến như vậy, này Hiền giả, là Tỷ-kheo thực hiện bốn niệm xứ.

2. II. Ðộc Cư (2) (S.v,296)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.

2) Rồi Tôn giả Anuruddha, trong khi độc cư Thiền định, tâm tưởng, suy tư sau đây được khởi lên: "Những ai thối thất bốn niệm xứ, cũng thối thất đối với họ là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Những ai thành tựu bốn niệm xứ, cũng thành tựu đối với họ là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau".

3) Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna với tâm của mình biết tâm tư suy tưởng của Tôn giả Anuruddha. Như một nhà lực sĩ... hiện ra trước mặt Tôn giả Anuruddha.

4) Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna nói với Tôn giả Anuruddha:
-- Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả Anuruddha, là Tỷ-kheo thực hiện bốn niệm xứ?

5) -- Ở đây, thưa Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên nội thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo trú, quán thân trên ngoại thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo trú, quán thân trên nội ngoại thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

6) Tỷ-kheo trú, quán thọ trên các nội thọ...

7) Tỷ-kheo trú, quán tâm trên nội tâm...

8) Tỷ-kheo trú, quán pháp trên các nội pháp, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo trú, quán pháp trên các ngoại pháp, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo trú, quán pháp trên các nội ngoại pháp, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

9) Cho đến như vậy, này Hiền giả, là Tỷ-kheo thành tựu bốn niệm xứ.

3. III. Sutanu (S.v,297)

1) Một thời Tôn giả Anuruddha trú ở Sàvatthi, trên bờ sông Sutanu.

2) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Tôn giả Anuruddha; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Anuruddha những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.

3) Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Anuruddha:

-- Tôn giả Anuruddha tu tập, làm cho sung mãn những pháp nào đạt được đại thắng trí?
4) -- Thưa các Hiền giả, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ nên tôi đạt được đại thắng trí. Ở đây, này chư Hiền, tôi trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này chư Hiền, chính do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi được đại thắng trí.

5) Và thưa chư Hiền, chính do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi chứng tri liệt pháp là liệt pháp, trung pháp là trung pháp, thắng pháp là thắng pháp.
Reply
Titthāyatanādi Suttaṃ
Kinh Sở Y Xứ - Titthāyatanādi Suttaṃ

(A.i.173)

A Discourse on Heretical Views


http://www.aimwell.org/titthayatanadi.html

Introduction

The title of the sutta could be translated as heretics (titthi), faculties (āyatana), and so forth (ādi). The word “āyatana” has a broad range of meanings. 1. Stretch, extent, reach, compass, region; sphere, locus, place, spot; position, occasion; 2. Exertion, doing, working, practice, performance. 3. Sphere of perception or sense in general, object of thought, sense-organ and object; relation, order.

I have paraphrased or removed some repetitions for the sake of brevity.

Translation

“Monks, there are three heretical views ¹ that when cross-questioned, examined, and asked for reasons by the wise will resolve as being views of inaction (akiriyāya). What three?
  1. There are monks, some recluses and priests who say this and hold this view: ‘Whatever a person experiences, whether pleasant, painful, or neutral, all of that is caused by something done before

  2. There are monks, some recluses and priests who say this and hold this view: ‘Whatever a person experiences, whether pleasant, painful, or neutral, all of that is created by God

  3. There are monks, some recluses and priests who say this and hold this view: ‘Whatever a person experiences, whether pleasant, painful, or neutral, all of that has no cause or condition.” ⁴
“Then, monks, I approached those recluses and priests who are fatalists and asked them if that is their view, they replied that it was, then I said to them: ‘Then according to what you say a person will be a murderer due to something done before, one will be a thief, unchaste, a liar, a slanderer, an abuser, an idle chatterer, covetous, malicious, will hold wrong-views due to something done before.’

“Those who rely on what was done before as the essence have no desire or effort for what should be done or should not be done. Thus being unable to decide the truth of what should or should not be done he is muddle-headed and dwells unprotected, and cannot rightly call himself a recluse. This, monks, was my first righteous refutation of those recluses and priests who say thus, and hold this fatalistic view.

“Then, monks, I approached those recluses and priests who are creationists and asked them if that was their view, they replied that it was, then I said to them: ‘Then according to what you say a person will be a murderer due to being created by God, one will be a thief, unchaste, a liar, a slanderer, an abuser, an idle chatterer, covetous, malicious, will hold wrong-views due to being created by God.’

“Those who rely on God’s creation as the essence have no desire or effort for what should be done or should not be done. Thus being unable to decide the truth of what should or should not be done he is muddle-headed and dwells unprotected, and cannot rightly call himself a recluse. This, monks, was my second righteous refutation of those recluses and priests who say thus, and hold this creationist view.

“Then, monks, I approached those recluses and priests who say there is no cause or condition and asked them if that was their view, when they replied that it was, then I said to them: ‘Then according to what you say a person will be a murderer due to no cause or reason, one will be a thief, unchaste, a liar, a slanderer, an abuser, an idle chatterer, covetous, malicious, will hold wrong-views due to no cause or reason.’

“Those who rely on there being no cause or reason as the essence have no desire or effort for what should be done or should not be done. Thus being unable to decide the truth of what should or should not be done he is muddle-headed and dwells unprotected, and cannot rightly call himself a recluse. This, monks, was my third righteous refutation of those recluses and priests who say thus, and hold this view of no cause or condition.

“These three heretical views, monks when cross-questioned, examined, and asked for reasons by the wise will resolve as being views of inaction.

“This, monks, is the Dhamma taught by me, which cannot be refuted (aniggahito), is undefiled (asaṃkiliṭṭho), blameless (anupavajjo), and not censured (appaṭikuṭṭho) by wise recluses and priests. What is that teaching? These are the six elements, these are the six faculties of contact, these are the eighteen mental investigations (manopavicārāti), these are the four noble truths, which cannot be refuted, are undefiled, blameless, and not censured by wise recluses and priests.

“These, monks, are the six elements. This is the Dhamma taught by me, which cannot be refuted, is undefiled, blameless, and not censured by wise recluses and priests. This was said. Why was this said? There are the six elements — earth-element (pathavī-dhātu), water-element (āpodhātu), fire-element (tejo-dhātu), air-element (vāyo-dhātu), space-element (ākāsa-dhātu), and consciousness-element (viññāṇa-dhātu). These six elements, monks, are the Dhamma taught by me, which cannot be refuted …

“These, monks, are the six faculties of contact. This is the Dhamma taught by me, which cannot be refuted, is undefiled, blameless, and not censured by wise recluses and priests. This was said. Why was this said? These, monks, are the six faculties of contact — eye-contact, ear-contact, nose-contact, tongue-contact, body-contact, mind-contact. These six faculties of contact, monks, are the Dhamma taught by me, which cannot be refuted …

“These are the eighteen mental investigations, monks. This is the Dhamma taught by me, which cannot be refuted, is undefiled, blameless, and not censured by wise recluses and priests. This was said. Why was this said? Having seen a form with the eye, one investigates a form that is the basis for happiness, one investigates a form that is the basis for sorrow, one investigates a form that is the basis for indifference. Having heard a sound with the ear … Having smelled an odour with the nose … having tasted a flavour with the tongue … having felt a touch with the body … having understood an idea with the mind one investigates an idea that is the basis for happiness, one investigates an idea that is the basis for sorrow, one investigates an idea that is the basis for indifference. These eighteen mental investigations, monks, are the Dhamma taught by me, which cannot be refuted …

“These are the four noble truths, monks. This the Dhamma taught by me, which cannot be refuted, is  undefiled, blameless, and not censured by wise recluses and priests. This was said. Why was this said? Depending on the six elements there is appearance in the womb (gabbhassāvakkanti).⁵ When there is appearance, there is mind and matter (nāmarūpaṃ); dependent on mind and matter there are the six sense faculties (saḷāyatanaṃ); dependent on the six sense faculties there is contact (phasso); dependent on contact there is feeling (vedanā). For one who feels, monks, I point out (paññapemi): ‘This is suffering,’ ‘This is the arising of suffering,’ ‘This is the cessation of suffering, and ‘This is the practice leading to the cessation of suffering (dukkhanirodhagāminī paṭipadā).

“And what, monks, is the noble truth of suffering? Birth is suffering, aging is suffering, [disease is suffering],⁶ death is suffering, grief, lamentation, pain, sorrow, and despair are suffering, association with the unloved is suffering,⁷ separation from loved ones is suffering,⁷ not getting what one wants is suffering, in brief, the five aggregates of attachment are suffering. This, monks, is called the noble truth of suffering.

“And what, monks, is the noble truth of the arising of suffering? Dependent on ignorance there are mental formations, dependent on mental formations there is consciousness, dependent on consciousness there is feeling, dependent on feeling there is craving, dependent on craving there is attachment, dependent on attachment there is becoming, dependent on becoming there is birth, dependent on birth aging, death, grief, lamentation, pain, sorrow, and despair come into being. Thus this whole mass of suffering arises. This, monks, is called the noble truth of the cause of suffering.

“And what, monks, is the noble truth of the cessation of suffering? With the complete cessation and fading away of ignorance, mental formations cease; with the cessation of mental formations, consciousness ceases; with the cessation of consciousness, mind and matter cease; with the cessation of mind and matter, the six sense faculties cease; with the cessation of the six sense faculties, contact ceases; with the cessation of contact, feeling ceases; with the cessation of feeling, craving ceases; with the cessation of craving, 
attachment ceases; with the cessation of attachment, becoming ceases; with the cessation of becoming, birth ceases; with the cessation of birth, aging, death, grief, lamentation, pain, sorrow, and despair cease. Thus this whole mass of suffering ceases. This, monks, is called the noble truth of the cessation of suffering.

“And what, monks, is the noble truth of the practice leading to the cessation of suffering? It is this very noble eightfold path, namely: right-view, right-thought, right-speech, right-action, right-livelihood, right-effort, right-mindfulness, and right-concentration. This, monks, is called the noble truth of the practice leading to the cessation of suffering. These four noble truths, monks, are the Dhamma taught by me, which cannot be refuted, are undefiled, blameless, and not censured by wise recluses and priests. Thus it was said, and for this reason it was said.”⁸

Notes:

1. The leaders of other groups of recluses and ascetic during the time of the Buddha were known as Titthi, which means literally “a ford, a place to cross.” They claimed to teach doctrines leading to liberation. Modern translators are wary of using the word “heretic” because of its Catholic connotations. However, in my opinion, it is the most accurate term to use. The WordWeb Thesaurus gives the second meaning of heretic as “A person who holds unorthodox opinions in any field (not merely religion).” The discourse clearly shows that their views are blameworthy and do not lead to liberation. They are not sectarians, i.e. those who follow unorthodox schools of Buddhism, but those entirely outside of Buddhism.

2. The wrong-view of fatalism (pubbakatahetu-diṭṭhi).

3. The wrong-view of creationism (issaranimmānahetu-diṭṭhi).

4. The wrong-view of nihilism (akiriyahetu-diṭṭhi). Note that western philosophical terms do not match exactly the meaning of the views as taught by the heretics.

5. Appearance in the womb (gabbhassāvakkanti), often translated as “Descent into the womb,” but nothing descends from above. Rebirth can take place from the lower realms or the human realm into the human realm, as well as from the heavenly realms. Even in the case of the Bodhisatta’s decease from Tusita and taking rebirth in the womb it is misleading to say “descent,” since consciousness in Tusita ceased and rebirth-consciousness (paṭisandhi-viññāṇa) arose in the womb. I labour this point because a wrong-view may be adopted regarding the transmigration of consciousness. That view, which was held by Bhikkhu Sāti, was refuted by the Buddha in the Mahātaṇhasaṅkhaya Sutta.

6. Disease is suffering (byādipi dukkho) is not found in the Burmese edition of the text.

7. Association with the unloved (appiyehi sampayogo dukkho), and separation from loved ones (piyehi vippayogo dukkho) are found only in the Burmese edition of the text.

8. The discourse clearly ends here, but the CST4 Tipiṭaka is missing the heading for the second discourse in this chapter — the Bhayasuttaṃ. The Commentary has the heading for [63] 2. Bhayasuttavaṇṇanā.
Reply
Các đạo hữu,

Trong Tương Ưng Kinh, Tập 5 Thiện Đại Phẩm, Chương 12, Tương Ưng Sự Thật (a), bài Kinh Chuyển Pháp Luân định nghĩa Khổ Đế như sau:

"Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ."

LTP tạm phân tích như sau:

Sanh, già, bệnh, chết: thuộc về Sắc Uẩn.

(Ba loại thọ thuộc về thânlạc thọkhổ thọxả thọ (không khổ không lạc); ba loại thọ thuộc về tâm: hỷ thọ, ưu thọ, và xả thọ.)

Sầu, bi, khổ, ưu, não: Thọ Uẩn (và Thức Uẩn).

Oán, ái, cầu: Hành Uẩn (và Thức Uẩn).

Vì thế, ta mới có câu kết luận: "Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ."

Đúng không các bạn?
Reply
Học Kinh Phật theo đề nghị của John Bullitt (accesstoinsight):

Questions to bear in mind 

As you read a sutta, keep in mind that you are eavesdropping on the Buddha as he teaches someone else. Unlike many of the Buddha's contemporaries from other spiritual traditions, who would often adhere to a fixed doctrine when answering every question [AN 10.93], the Buddha tailored his teachings to meet the particular needs of his audience. It is therefore important to develop a sensitivity to the context of a sutta, to see in what ways the circumstances of the Buddha's audience may be similar to your own, so you can gauge how best to apply the Buddha's words to your own life situation.
As you read, it can be helpful to keep certain questions circulating gently in the back of your mind, both to help you understand the context of the sutta and to help you tune in to the different levels of teaching that are often going on at once. These questions aren't meant to make you into a Buddhist literary scholar; they're simply meant to help each sutta come alive for you.

What is the setting?
The opening paragraph of the sutta (usually beginning, "Thus have I heard...") sets the stage for the sutta. Does it take place in a village, in a monastery, in the forest? What season is it? What events are taking place in the background? Fixing these details in your mind reminds you that this sutta describes real events that happened to real people — like you and me.

What is the story?

One sutta may offer little in the way of a narrative story [AN 7.6], while another may be filled with pathos and drama, perhaps even resembling a short story [Mv 10.2.3-20]. How does the story line itself reinforce the teachings presented in the sutta?


Who initiates the teaching?
Does the Buddha take the initiative [AN 10.69], or does someone come to him with questions [DN 2]? If the latter, are there any unspoken assumptions or attitudes lying behind the questions? Does someone come to the Buddha with the intention of defeating him in debate [MN 58]? These considerations can give you a sense of the motivation behind the teachings, and of the listener's receptivity to the Buddha's words. With what attitude do you approach these teachings?

Who is teaching?
Is the teacher the Buddha [SN 15.3], one of his disciples [SN 22.85], or both [SN 22.1]? Is he or she ordained [SN 35.191] or a layperson [AN 6.16]? What is the teacher's depth of understanding (e.g., is she "merely" a stream-enterer [AN 6.16], or is she an arahant [Thig 5.4])? Having some sense of the teacher's credentials can help you assess the context of the teachings. Many suttas offer little in the way of biographical details about the participants; in such cases consult the commentaries or ask a Buddhist scholar or monastic for help.

To whom are the teachings directed?
As they addressed to a monk [SN 35.85], nun [AN 4.159], or lay follower [AN 7.49]? Are they addressed to one group of people, while someone else within earshot actually takes the teaching to heart [SN 35.197]? Is the audience a large assembly [MN 118] or an individual [AN 4.184]? Or are the listeners followers of another religion altogether [MN 57]? What is the depth of their understanding? If the audience consists of stream-enterers striving for arahantship, the teachings presented may be considerably more advanced than if the audience has only a limited grasp of the Buddha's teachings [AN 3.65]. These questions can help you assess how appropriate a particular teaching is for you.

What is the method of presentation?
Is it a formal lecture [SN 56.11], a question-and-answer session [Sn 5.6], a retelling of an old story [AN 3.15], or simply an inspired verse [Thig 1.11]? Is the heart of the teaching contained in its content [SN 12.2] or is the way in which the teacher interacts with his listeners itself part of the message [MN 57]? The great variety of teaching styles employed by the Buddha and his disciples shows that there is no fixed method of teaching Dhamma; the method used depends on the particular demands of the situation and the spiritual maturity of the audience.

What is the essential teaching?Where does the teaching fit in with the Buddha's threefold progressive system of training: Does it focus primarily on the development of virtue [MN 61], concentration [AN 5.28], or wisdom [MN 140]? Is the presentation consistent with what is given in other suttas (e.g., Sn 2.14 and DN 31)? How does this teaching fit into your own "roadmap" of the Buddha's teachings? Does it fit in nicely with your previous understanding, or does it call into question some of your basic assumptions about the Dhamma?

How does it end?
Does the hearer attain Awakening right then and there [SN 35.28], or does it take a little while after hearing the teachings [MN 57]? Does someone "convert" to the Buddha's way, as evidenced by the stock passage, "Magnificent! Magnificent! Just as if he were to place upright what was overturned..." [AN 4.111]? Sometimes the simple act of snuffing a candle is enough to bring someone to full Awakening [Thig 5.10]; sometimes even the Buddha himself can't help someone overcome their past bad kamma [DN 2]. The various outcomes of the suttas help illustrate the extraordinary power and complexity of the law of kamma.

What does this sutta have to offer me?
This is the most important question of all, as it challenges you to take the sutta to heart. After all, it is the heart that is to be transformed by these teachings, not the intellect. Ask yourself: Do I identify with any of the situations or characters in the sutta? Are the questions asked or teachings presented pertinent to me? What lessons can I learn from the sutta? Does this teaching fill me with doubts about my capacity to achieve Awakening, or does it fill me with even greater faith and confidence in the Dhamma?
Reply
Bốn Đại Dương

(Trích trong Kệ Nhập Môn của Chú Giải Bộ Pháp Tụ)

https://www.budsas.org/uni/u-atthasalini/00.htm

Giờ đây để hiểu hết chiều sâu Bộ Vi-Diệu-Pháp, ta cần phải hiểu rằng có cả thảy bốn đại dương đó là:
  1. đại dương tái sanh,
  2. đại dương sông nước,
  3. đại dương phương pháp và
  4. đại dương Tuệ giác.
1/ Đại dương tái sanh:

“Samsara” Luân hồi chính là tên gọi - một đường nét liên tục nơi các căn, nơi thành tố kể cả nơi ngũ uẩn. Ðây chính là đại dương tái sanh. Chính vì điểm khởi đầu nhập thể tuyệt đối nơi mọi hữu thể xem ra vẫn chưa rõ ràng – Cho dù giây phút khởi đầu này đã khởi sự rất có thể một trăm năm qua [11] hoặc giả một ngàn năm, một trăm ngàn năm, hoặc giả cả một trăm, một ngàn hoặc giả một trăm ngàn kỷ nguyên vũ trụ mà trước đó các chúng sanh này chưa hề tồn tại hoặc đã được sinh ra cùng thời với một vị vua hoặc giả cùng thời với đức Phật nào đó - trước đó họ không hề tồn tại và cũng không thể lập ra một hạn mức nào cả. ‘Nầy chư Tỳ-khưu, 
  1. chưa ai phát hiện ra khởi điểm tột đỉnh vô minh trước đó chúng sanh chưa tồn tại,
  2. nhưng sau thời điểm đó chúng sanh xuất hiện cũng chưa được hé mở.’[42] 
Bằng cách này, đại dương tái sanh chính là một bước khởi đầu chưa được biết đến.

 2/ Đại dương chứa đầy nước

Và cũng đã tồn tại một đại dương bao la được biết đến là đại dương chứa đầy nước. Ðại dương này sâu 84 do tuần (do tuần (yojana). Không thể đo được giòng nước là một trăm, một ngàn, mười ngàn, hoặc giả một trăm ngàn thùng. Ta không thể tính toán hay đo lường được đại dương này. Quả thật, ta chỉ có thể cho rằng đó là một khối nước không hơn không kém. Ðây chính là đại dương sông nước bao la.

3/ Đại dương Tuệ giác

Thế còn đại dương Tuệ giác thì thuộc loại nào? Thưa đó là Tam tạng, là lời Ðức Phật phán ra. Là bởi vì chỉ cần nghiền ngẫm hai Bộ Tạng, đã đủ cho niềm vui sướng vô tận bừng lên nơi tâm hồn những chàng trai tráng là thành viên các thị tộc đã tỏ ra tin tưởng, tin tưởng vô hạn và đã được phú cho Tuệ giác cao siêu. 

Hai Bộ Tạng đó là gì vậy? Thưa đó là Luật Tạng và Vi Diệu Pháp. 

Niềm sung sướng mê ly bất tận đó đã bừng lên nơi chư vị Tỳ-khưu đó, họ là những người đã nghiên cứu và học hỏi kinh văn Luật Tạng và nghiền ngẫm cho rằng đó là lãnh vực các Ðức Phật cần phải làm, chứ không phải là những phàm nhân khác. Ðể có thể tuyên bố qui luật cho mỗi trường hợp sai phạm hoặc phạm phải lỗi lầm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng nơi sai phạm đó.

Niềm vui sướng khôn tả cũng bừng lên nơi các đạo hữu, khi họ nhập thiền về những ý nghĩa các việc siêu thế mang đầy màu sắc và tư cách thiện pháp[43].

Còn nữa, chư vị Tỳ-khưu, là những người nghiên cứu Vi Diệu Pháp, qua được niềm vui sướng tột đỉnh bất tận trong khi nhập thiền định. Như thể vô số các ngôi sao trên bầu trời nhóm họp lại thành những chùm sao. Bậc Ðạo sư (đức Phật) đã thuyết pháp cho chúng sanh kể cả các danh và Sắc, phân chia ra thành nhiều phần tử và định lượng khác nhau – rồi thành các hữu thể tinh túy và sâu sắc, chẳng hạn nội dung duy nhất[44] của các uẩn, xứ, giới, quyền, lực, giác chi, nghiệp (kamma) và kết quả của nó, và sự phân biệt giữa danh và sắc. Ta hãy xem xét câu chuyện nói về kinh nghiệm này. Vị Trưởng Lão Mahagatigamiyatissa [12] băng qua bờ biển đối diện Ấn Ðộ, với ý định tỏ lòng tôn kính Cây Bồ-đề. Trong khi ngồi trên boong tàu, Vị Trưởng Lão nhìn vào đại dương bao la, nhưng cả bờ biển bên này lẫn bờ bên kia đều không xuất hiện trong tầm nhìn của vị Trưởng lão này. Chỉ thấy xuất hiện đại dương bao la, phủ đầy bọt sóng bạc do những đợt sóng cuồn cuộn tạo ra, tựa như một lớp bạc tỏa ra từ một luống hoa nhài. Vị Trưởng Lão tự nhủ: Cái gì đặc biệt hơn – những đợt sóng nhấp nhô đại dương, hoặc cơ sở phương pháp 24 phương thức phân chia trong Bộ Vị Trí? Sau đó, những ranh giới đại dương vĩ đại bắt đầu tỏ hiện ra với chư vị Trưởng Lão. Thật vậy, chư vị Trưởng Lão đã tự nhủ: Ðại dương này bị giới hạn, bên dưới là mặt đất, bên trên là bầu trời, một bên là rặng núi bao quanh cõi trần, còn bên kia là bờ biển. Nhưng những giới hạn vũ trụ Paṭṭhāna không rõ ràng. Và trạng thái sung sướng trào dâng trong tâm hồn vị Trưởng Lão, khi vị Trưởng Lão nhập thiền định, thiền Ðịnh về giáo pháp tinh tế và sâu sắc. Trong khi kìm chế trạng thái sung sướng và gia tăng tầm nhìn của mình ngay cả trong lúc đang ngồi thiền, Vị Trưởng Lão đã loại bỏ được tất cả những sự Phiền não, và trong khi củng cố sự hoan hỷ tuyệt đỉnh là quả vị A-la-hán, Chư vị Trưởng Lão đã tán tụng trong bài kệ nói về sự sung sướng:

Kẻ nào[45] là đệ tử đích thực của Ðấng Như Lai,
tựa như viên ngọc quý trong bàn tay của mình, Ngài nhìn rõ
những Nguyên Nhân duyên khới, từ đó vạn vật nổi lên.
truyền thuyết sâu xa và khó nhận biết, mà Ðấng Như Lai Vĩ Ðại
đã nhìn thấy được, và tất cả
[46] đều đã được giảng pháp[47] tuần tự.
Ðây là phương pháp (chiêm ngắm) đại dương.


Thế còn đại dương Tuệ giác là gì? Thưa đó là Toàn tri. Không thể phân biệt được các đại dương tái sanh, đại dương sông nước bao la, đại dương phương pháp, ngoại trừ có được ‘toàn tri.’ Do đó, Toàn tri chính là đại dương Tuệ giác. 

4/ Đại dương phương pháp

Trong số bốn đại dương vừa nêu, đại dương phương pháp được nói đến ở đây; bởi vì chính Ðức Phật, Ðấng Toàn Tri, đã thâm nhập được đại dương[48] này. Ðức Thế Tôn, ngồi thiền dưới gốc Cây Bồ-đề, đã thâm nhập được đại dương này và suy nghĩ rằng: ‘Tầm nhìn của ta xuyên thấu qua đại dương này! Hãy nhìn kìa, ngay cả đối với giáo pháp ta đã đạt thấu, ta đã đi tìm kiếm và hỏi han trong hơn một trăm ngàn đại kiếp, trong hơn bốn A tăng kỳ không kể xiết được, ta ngồi thiền trong tư thế xếp bằng (giống như ngồi thiền trên ngai tòa), ta đã đẩy lùi mọi phiền não’. 
Reply
Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

22. Kinh Ví dụ con rắn
(Alagaddùpama sutta)


https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung22.htm

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì".

Một số đông Tỷ-kheo nghe như sau: "Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự không có chướng ngại gì". Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau:

-- Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật rằng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì"?

-- Thật sự là vậy, chư Hiền. Theo như tôi hiểu... không có chướng ngại gì.

Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: --"Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy, chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy. Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như hố than hừng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như cơn mộng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng cho mượn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây... Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt... Thế Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như gậy nhọn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn".

Tỷ-kheo Arittha xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, chất vấn thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: "Thật sự là vậy, theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì".

Vì các Tỷ-kheo không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên họ đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, chúng con nghe: "Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng: --"Này Hiền giả Arittha, có đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì".

Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, nói với chúng con như sau: --"Thật sự là vậy. Chư Hiền, theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì".

Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: --"Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy! Chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy, Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn".

Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến ấy: "Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.

Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo khác:

-- Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta gọi Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng rằng: "Hiền giả Arittha, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả".

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, sau khi đến, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:

-- Hiền giả Arittha, bậc Ðạo sư gọi Hiền giả.

-- Thưa vâng, Hiền giả.

Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đang ngồi xuống một bên:

-- Này Arittha, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì"?

-- Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì.

-- Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại? Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được ví như khúc xương... Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt... được ví như bó đuốc cỏ khô... được ví như hố than hừng... được ví như cơn mộng... được ví như vật dụng cho mượn... được ví như trái cây... được ví như lò thịt... được ví như gậy nhọn... Ta đã thuyết các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này có thể khởi lên tia lửa sáng gì trong Pháp và Luật này không?

-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể được! Không thể được, bạch Thế Tôn.

Ðược nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng đang im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:

-- Này kẻ ngu si kia, người ta sẽ được biết Ông qua ác tà kiến của chính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.

Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng, giống như Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và gây nên nhiều tổn đức?

-- Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp; và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn, Thế Tôn đã thuyết các dục ví như khúc xương... (như trên)... Thế Tôn đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.

-- Lành thay, chư Tỷ-kheo! Lành thay, chư Tỷ-kheo! Các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp, và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương... (như trên)... Ta đã thuyết các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Nhưng Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy.

Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự kiện này không xảy ra, người ta có thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.

(Ví dụ con rắn)

Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể, và người đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp... Chư Tỷ-kheo, vì sự chấp thủ các pháp sai lạc.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ ràng. Họ học pháp không vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, không vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy, vì khéo nắm giữ, nên đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn. Người đó có thể khéo đè con rắn nước với cây gậy có nạng. Sau khi khéo đè với cây gậy có nạng, người đó có thể khéo nắm giữ cổ rắn. Chư Tỷ-kheo, dầu cho con rắn nước ấy có thể cuốn thân nó xung quanh tay, hay cánh tay, hay một thân phần nào khác, người đó cũng không vì nhân duyên ấy đi đến chỗ chết hay đến sự đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ con rắn nước vậy.

Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, ở đây, một số Thiện nam tử học pháp... chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp vậy. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng và thọ trì như vậy. Nếu có ai không hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng thì ở nơi đây, các Ông hãy hỏi Ta hay hỏi những bậc Tỷ-kheo trí thức

(Ví dụ chiếc bè)

Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó tự suy nghĩ: "Ðây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn". Chư Tỷ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, Người đó suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn". Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Chư Tỷ-kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Chư Tỷ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn". Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy.

Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè. Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.

(Các kiến xứ)

Này các Tỷ-kheo, có sáu kiến xứ. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không đi đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", xem cảm thọ: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", xem tưởng: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", xem các hành: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".

Và này chư Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục các pháp bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", xem cảm thọ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", xem tưởng: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", xem các hành: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", và bất cứ kiến xứ nào đều nói rằng: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Vị này do quán sát như vậy, đối với sự vật chẳng thật có nên không có lo âu, phiền muộn.

(Lo âu)

Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

-- Có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?

Thế Tôn đáp:

-- Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người nghĩ như sau: "Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy". Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy, có cái không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền muộn.

-- Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể không gây lo âu phiền muộn?

Thế Tôn đáp:

-- Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người không nghĩ như sau: "Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy". Người đó không sầu muộn, than vãn, khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Như vậy, này Tỷ-kheo, có cái không thực có ở ngoài, không gây lo âu phiền muộn.

-- Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn?

Thế Tôn đáp:

-- Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, này Tỷ-kheo, có người có (tà) kiến như sau: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú không biến chuyển. Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Người đó có thể nghĩ như sau: "Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại". Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn.

-- Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn?

Thế Tôn đáp:

-- Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây, có người không có (tà) kiến như sau: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chi mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Vị ấy không nghĩ như sau: "Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại". Vị ấy không sầu muộn, than vãn, khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn.

(Vô thường và vô ngã)

Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nắm giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không? Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Bạch Thế Tôn không.

-- Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Này các Tỷ-kheo, các Ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này các Tỷ-kheo, Ta cũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?

-- Bạch Thế Tôn, có.

-- Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã sở thuộc, thời có ngã của tôi không?

-- Bạch Thế Tôn, có.

-- Chư Tỷ-kheo, nếu ngã và ngã sở thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến xứ này: "Ðây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?

-- Bạch Thế Tôn, làm sao có thể hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!

-- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Chư Tỷ-kheo, cảm thọ là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, là vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, là khổ.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi... tự ngã của tôi"?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Chư Tỷ-kheo, tưởng là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, vô thường.

-- Cái gì vô thường...?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Chư Tỷ-kheo, các hành là thường hay vô thường... chư Tỷ-kheo, thức là thường hay vô thường?

-- Bạch Thế Tôn, vô thường.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Bạch Thế Tôn, khổ.

- Cái gì vô thường, khổ thì có hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?

-- Bạch Thế Tôn, không.

-- Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ các sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm thọ nào... Bất cứ tưởng nào... Bất cứ hành nào... Bất cứ thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức, do yểm ly nên ly tham, do ly tham, nên được giải thoát, trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác".

(Bậc A-la-hán)

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

Và thế nào là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, là đã đoạn trừ vô minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã lấp đầy các thông hào? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã lấp đầy thông hào.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ khát ái, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải thoát như vậy, thì chư Thiên ở Ðế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ rằng: "Y ở đây, có thức của Như Lai". Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết".

(Xuyên tạc Như Lai)

Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: "Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình". Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: "Sa-môn Gotama chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình".

Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú. Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: "Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm".

Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm sanh thích thú. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: "Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm".

(Không sở hữu)

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ không phải của các Ông, hãy từ bỏ thọ. Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải của các Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, các hành không phải của các Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây, nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn, các Ông có nghĩ chăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta tùy theo ý muốn?

-- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của ngã.

-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, và cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ... (như trên)... Chư Tỷ-kheo tưởng... (như trên)... Chư Tỷ-kheo, hành... Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

(Pháp khéo giảng)

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác.

Chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ khỏi các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Tulip4
Reply
Sư Toại Khanh Giảng về Bốn hạng học Đạo (1 - 4)

http://toaikhanh.com/videotext.php?vid=I...%E1%BA%A1o

Sáng nay tôi xin nói một chuyện mà tôi cho là quan trọng. Nó cũng có nội dung là bắt đầu cho một lớp học.

Có tất cả là bốn trường hợp học Đạo.

Trường hợp thứ nhất: Cũng được tiếng là đi học giáo lý nhưng mà học cho biết vậy thôi. Giống như người ta học yoga, khí công, có dự lớp yoga, có dự lớp nấu ăn, có dự lớp thể dục nhịp điệu, thể dục thẩm mỹ, nhưng dự xong về không có tập và cuộc sống của người đó cũng vẫn như cũ, không có gì thay đổi. Có một số người học giáo lý bằng cách đó. Cũng ghi chép, cũng cặm cụi ghê gớm lắm nhưng họ đi về đời sống họ cũng y chang như vậy. Đó là hạng một.


[Image: hocdao.jpg]


Trường hợp thứ hai: Có học giáo lý nhưng mà không có sống thiết tha trong cái học mà chỉ thỉnh thoảng thôi. Khi nào gặp chuyện, thí dụ như thăm bệnh, đi dự lễ tang hoặc có chứng kiến cảnh gia đạo ai trục trặc thì mình có phút chạnh lòng, có suy tư. Nhưng mà chỉ thỉnh thoảng.

Đó là loại hai. Còn loại một là quá tệ, nghe Đạo cho vui thôi chứ còn không thay đổi được gì hết. Còn loại hai học Đạo nhưng chỉ nhớ đến Đạo khi hữu sự, cũng có hành Thiền nhưng ngoài những phút đặc biệt ấy ra coi như xong. Hạng thứ nhất, học xong rồi quên sạch. Hạng thứ hai, học để lâu lâu khi hữu sự móc ra xài chút rồi đem xếp xó.

Còn hạng thứ ba: Sau khi học Đạo rồi, tự đốt cháy mình trong cái mình đã học. Cái hạng này thường được Phật Tử Việt Nam khen là tinh tấn dữ lắm. Tức là cái cách họ giữ giới mình nhìn mình mệt dữ lắm. Quý vị có thấy những người ăn dưỡng sinh không? Nhìn họ mình khó chịu lắm. Đi đâu họ đem theo gói riêng một hộp; nêm nếm không có dám đường, không có dám muối. Nói ra nó hơi kì, chứ rớt xuống con chó nó không có ngửi luôn, dở ẹc. Tôi gặp mấy người ăn kiêng mà tôi sợ.

Người tu cũng vậy. Có nhiều người họ học, họ tu xong, tự họ đốt nóng họ và cũng đốt nóng luôn người kế bên luôn. Các vị có hiểu không? Cái cách mà họ ngồi thiền, họ đi đâu, cái cách họ ngồi, cách họ ăn uống kiêng khem, cách họ giữ giới, mình nhìn thấy họ mình mệt. Họ mệt cho họ mà người bên cạnh cũng nhột nữa. Kiểu như bà con người ta đang ngồi như vầy, mình tới ngồi nhắm mắt thẳng lưng. Theo tôi thì cái đó cũng hay, nhưng một hai lần thôi chứ mình làm quá mấy người kia người ta đang nói chuyện họ thấy họ nhột. Họ thấy cái cách mình ngồi vậy (ngồi thiền) họ nhột. Người ta đang nói chuyện vui vẻ mình muốn ngồi thì mình kiếm chỗ khác mình ngồi, chứ đừng cứ đè đám đông mà chen vô mình ngồi.


Sẵn tôi cũng nhắc lại một cái chuyện mà tôi ghét lắm, tôi hy vọng tôi không có gặp nhiều. Lên xe, năm, sáu người đang đi, tự nhiên có một người móc cái phone ra "Alô!". Mấy người kia lịch sự họ im. Các vị có biết nửa tiếng đồng hồ cả xe im lặng cho bà ấy nói phone mà nói chuyện tầm bậy không. Hỏi chuyện bà má bên Việt Nam, cô Tám bên Cali, dì Út ... mà cả xe im lặng để cho bả nói chuyện. Ở đây cũng vậy, trường hợp mình tu như thế nào mà bản thân mình bị đốt nóng và người bên cạnh mình cũng bị đốt nóng.


Hạng thứ nhất, học cho vui rồi sau quên hết, Phật pháp không ảnh hưởng gì đến họ hết. Hạng thứ hai, học và chỉ quay lại với Đạo vào những thời khắc nhất định nào đó trong những cơ hộ đặc biệt nào đó. Và hạng thứ ba, là chìm sâu trong cái mình tu học nhưng có một điều trong cách chìm sâu đó là tự mình đốt nóng mình.


Và cái cuối cùng là hạng thứ tư, là cái đáng quý nhất. Học Đạo và thường xuyên sống trong Đạo nhưng an lạc với cái mình học, an lạc với cái mình hành và không khiến cho mình bị khó, bị khổ với cái mình học và không khiến những người khác bị khó bị khổ. Nghĩa là hạng thứ tư này là chìm sâu trong cái mình học nhưng an lạc với riêng mình và khiến cho mọi người chung quanh được an lạc. 


Còn cái hạng thứ ba, chìm sâu trong cái mình học và tự đốt nóng mình và đốt nóng luôn những người chung quanh. 
Còn cái hạng thứ hai, học nhưng chỉ nhớ, chỉ về với Đạo trong những thời khắc nhất định nào đó thôi. 
Còn hạng thứ nhất, không cần nói nữa. Hạng này có rất là nhiều.

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng về Bốn hạng học Đạo (2-4)

http://toaikhanh.com/videotext.php?vid=I...%E1%BA%A1o

Và tôi cũng phải nói rõ là, vì là ông Sư nên mời tụng kinh tôi tụng, cầu an thì ok tụng, cầu siêu thì tụng nhưng mà tôi nói thiệt với bà con nha tốt nhất đừng có mời tôi vì tôi tụng nhưng tôi không có tin. Thì mời tôi tụng kiếm tiền xăng, tiền điện nước cho vui chứ tôi tụng tôi không tin là tại sao? Vì nếu bình thường cái thuở bình sinh mà họ có tu học tôi khỏi tụng nó cũng lên. Mà nếu họ lọt vô cái hạng thứ nhất, thì bà cố tôi tụng cũng không lên. Có hiểu không? Nếu mà quý vị không tin tôi, nếu mà ai không tin tôi, tôi hỏi ngược lại một câu, quý vị thuộc nhóm một mà chỉ nhờ tụng kinh mà siêu á thì hôm nay quý vị tới đây làm cái gì, cứ đi đánh bài cho nó đã, cứ thấy ngáp ngáp là rước tăng ni về quất cho một chầu rồi nó siêu đúng không? hiểu không? Cho nên nhiều người họ nói sao Sư bác, không phải tôi bác, nhưng mà quý vị thử nghĩ coi đúng không, nếu mà quý vị thuộc nhóm một mà tụi tôi tụng mà siêu á thì quý vị tới đây làm cái gì, cứ đi đánh bài, đi câu cá cho nó đã, rồi cứ khi nào ngáp ngáp cứ rước về tụng là nó siêu thôi. Nhưng mà vấn đề đáng tiếc là nó không có được như vậy. 

Cái mà cứ ám ảnh tôi hoài là tôi không biết tuổi già của tôi sẽ kết thúc như thế nào? Cách đây bốn bửa, ở bên... tôi đứng trong bếp, tôi có luộc rau lang, tôi vừa mỏ nắp ra, nó quay tôi cái à, chóng mặt, tôi chạy vô đo máu, 145. Tôi mới hết thồn kêu một cô Phật tử bác sĩ ở bên ...cổ nói cũng được, không đến nổi chết, Rồi lúc đó tôi vô trong nằm suy nghĩ, nếu hồi nãy nó quya cái à rồi đi luôn thì êm. Tôi thưa thiệt, đời tôi, tâm lý của tôi nó chia ra làm nhiều giai đoạn. 

Giai đoạn một là hồi tôi còn nhỏ tôi không sợ chết. Không phải tôi anh hung vì tôi không có nghĩ ra nó sẽ xảy ra cho tôi. Giờ mấy cô đi hỏi mấy đứa bé 8 tuổi, 10 tuổi nó có nghĩ nó sắp chết không. Không, Nhưng đến một cái tuổi nào đó tôi nghĩ tôi sợ chết, sợ chết. Rồi đến một cái tuổi nào đó do lu bu nên tôi không có nhớ đến cái chết. 
Đến tuổi này tôi lại đi đến một giai đoạn khác đó là nói không sợ không đúng mà tôi muốn chết kiểu nào, Nói hiểu không? 

Khi mình tránh không được nó, mình phải có hai cái chuẩn bị sau đây.
  1. tâm lý.:
  2. kiểu chết: thường xuyên sống chánh niệm, 30%: sức khỏe, lái xe cẩn thận ; 70%: tiền nghiệp quá khứ
Dĩ nhiên là chuẩn bị kiểu chết là mình chỉ chuẩn bị trong 30% còn 70% thuộc về trời, giao cho mệnh trời, giao cho tiền nghiệp quá khứ. Nhưng chuẩn bị đây là gì, là sức khỏe đó. Lái xe cẩn thận. Sức khỏe, sẵn tiện đây tôi cũng nói luôn là:

Nếu thường xuyên sống chánh niệm thì sẽ thấy ra nhiều chuyện đặc biệt lắm. Chăng hạn như, chùa Pháp Linh từ năm Hòa Thượng mất thì có những thay đổi trùng tu, có thợ vô làm, tôi không biết họ là thợ quen của chùa, chùa có gì làm nấy hay do họ làm ẩu. Nhưng tôi biết có những lối đi công cộng cho đại chúng họ lót toàn là gạch trơn không à. Lần này tôi về đã hai lần, súyt nữa là trượt té. Lúc đó, tôi mới nhớ một chuyện là cái xương của mình từ 50 trở lên nó rất là giòn, giòn kinh lắm. Sẵn tôi nhắc luôn không phải tôi hù bà con, mình đã 50 ngoài, đi đứng cẩn thận. Một cô Phật tử của tôi ở bên...cổ đi về...ở. Cổ lớn tuổi, năm nay cổ 70, cổ đi rất là nhanh, cổ gãy xương rồi, cổ trượt. Mà quý vị biết là nó lớn thì nó không chịu lành, mà nó không chịu lành là nó phiền dữ lắm, mà nó đau là đau lên tới óc luôn. Nha. Hồi trước tôi hay nói chánh niệm, quý vị nghĩ không biết ổng có thiền không mà sao ổng hay nói chánh niệm mà nói thiệt là ở đây không có tu hành gì hết. Tôi không hề nhắc chữ tu ở đây. Mà tôi chỉ nhắc là sống chánh niệm:
  1. bớt khổ.   
  2. bớt tai nạn. 
Chứ bây giờ tôi kêu tu, nhưng hỏng biết ổng nói ổng có tu không, chuyện đó là chuyện của tôi. Nhưng mà tôi chỉ nhắc là sống chánh niệm nó bớt được hai cái, nó bớt khổ dữ lắm. Bớt trước mắt là gì, thị phi.

[04/05/2020 - 12:50 - hongha7711]

Tôi chỉ hỏi nhẹ thôi là quý vị biết bắt phone . Cứ hễ nghe chuông reo là bắt đầu yên tâm là 70% là chuyện phiền rồi, đúng hông? Không biết quý vị có may mắn hơn tôi không, chứ tôi thấy 70% phone vô là có chuyện à. Trong đó có cả những cái phone hỏi thăm nữa, tôi cũng liện nó vô loại phiền. 2h sáng gọi hỏi khỏe hông sao giờ này chưa ngủ? Tôi chửi cho một mạch, cô kiếm coi ai có duyên hơn không, mình đang ngủ kêu mình dậy rồi hỏi tại sao không chịu ngủ, tôi nói tại cô kêu tôi nên tôi mới dậy đó. Mà có nhiều người rất là lạ họ không có thương gì mình, mà họ cũng không có liên lạc tự dưng nổi hứng lên hỏi thăm thì tôi hỏng biết trong lớp học này quý vị có thích cái đó không chứ tôi hỏng thích. Tôi bị bệnh, tôi không muốn quý vị đi thăm. Tôi nói cả thế giới đang nghe tôi cũng nói thiệt. Qúy vị tới đem tiền tôi cám ơn, đem cái thuốc tôi đang cần á tôi cám ơn, đem thức ăn tôi đang cần á tôi cám ơn, chứ còn tôi sợ nhất là đến coi tui chết chưa đó! Tới vì tò mò, tới vì muốn tìm người quen coi có ai tới đó hay không. Có loại đó quý vị biết không… Cứ ngu khờ tưởng người ta thăm nên cám ơn, đừng có ngu khờ vậy, hãy khôn một chút đi, không ai thương ai hết. Bữa nay không biết cái chứng gì tôi hận đời dữ vậy không biết! Cho nên đừng có ngồi đó mà làm thơ. Tôi là người làm thơ nhưng mà tôi sống rất là toán, còn nhiều người không biết làm thơ nhưng sống “very” thơ, hồn nhiên tin người ta, không có ai thương quý vị đâu. Nha! Chỉ có Chánh Niệm mới thương mình thôi. Cho nên hạn chế Facebook, email, tin nhắn, messenger. 

Bây giờ người thật sự quý vị cần không có nhiều lắm đâu. Ở đây ai cũng trên 50 hết tôi cũng nói thẳng, trong đời sống này .  Trên cõi trời tôi không có đụng tới . Tôi nói cõi người nhất là cõi người thời này, cái KHÔNG cần thiết nó luôn NHIỀU hơn cái CẦN thiết. Từ điều kiện thiên nhiên cho tới con người. Có đúng không? Trong khi đó, thời Phật Di Lạc ra đời thế giới như thiên đường, tiên cảnh gì đó tôi không biết nhưng tôi chỉ biết thế giới hôm nay cái không cần nó nhiều dữ lắm. Mà cái không cần là nhẹ, cái có hại, cái làm phiền nó nhiều vô cùng. THì chỉ có thể an toàn bằng cái áo giáp chánh niệm thôi. Chỉ có chánh niệm thì mới hạn chế cái va đập của 6 trần. Đúng ra tôi phải xài chữ va chạm nhưng tôi muốn xài chữ va đập cho nó mạnh. 

Tôi nhăc lại lần nữa, tôi không lấy tư cách của thiền sư, hành giả, tôi cũng không lấy tư cách của một người tu hành, tôi chỉ lấy tư cách của một người đã quá sức khổ tâm khi sống thất niệm. Với tư cách đó thì bà con mới thấy tôi có quyền nói. Đó là, khi anh thất niệm anh hết sức khổ thân và khổ tâm. Khổ thân là gì, lái xe ẩu, trầy xướt, gãy tay, tai nạn. Người nào làm bếp thì biết, không có niệm mà vào bếp sớm muộn gì cũng bị phỏng và bị đứt tay. Tin tôi đi. Cho nên ở đây tôi kông đóng vai trò một vị thế thiền sư, hành giả. Mà tôi chỉ nói rằng, lấy vị thế từ một người mà quá nhiều hệ lụy từ thất niệm, từ đó đi ra tôi mới kêu gọi cái đó. Và mấy ngày nay, tôi bị trượt cái …lưng, tôi hết thồn, tôi không biết mấy cụ đi chùa mấy cụ có được dạy về chánh niệm hay không. Gặp nhau cứ toàn nói “take care”. Cái chữ “take care” của ngoài đời nó khác trong Đạo nhiều lắm. “Take care” trong Đạo nó gồm có chánh niệm: 
  1. trong sinh hoạt
  2. trong nhận thức.  

(còn tiếp)
Reply
(tt) Sư Toại Khanh Giảng về Bốn hạng học Đạo (3-4)

http://toaikhanh.com/videotext.php?vid=I...%E1%BA%A1o


Chánh niệm trong sinh hoạt là sao? Đi, đứng, nằm, ngồi, xuống bếp, vô nhà tắm, phòng ngủ, phòng khách, lên lầu, xuống đất, luôn chánh niệm. Đó gọi là chánh niệm trong sinh hoạt.

Còn chánh niệm trong nhận thức là sao? Vừa phát hiện ra mình ghét cái gì, mình thích cái gì là biết ngay. Đấy gọi là chánh niệm trong nhận thức. Nghe kịp không? Nếu quý vị hỏi tôi, sư dựa vào đâu sư nói có hai loại chánh niệm. Dạ, đó là chánh niệm trong 6 căn. Thay vì tôi nói chánh niệm trong 6 căn, bây giờ tôi nói còn 2 thứ. Có hiểu hông? 

Thay vì nói chánh niệm trong 6 căn, là một cách nói, có mùi nhang khói nặng quá. Mà khói nhiều nó độc lắm. Bây giờ tôi không dùng cách nói đó nữa, mà tôi chuyển cách nói khác đó là chánh niệm trong sinh hoạt và chánh niệm trong nhận thức. Nhận thức tức là trong cái thức thứ 6 đó. Mình thấy bắt đầu mình chớm có cái ý mình thích cái gì, mình chớm có cái ý mình ghét cái gì, bực mình cái gì, mình đang lưu tâm nhiều về cái chuyện gì, phải để ý. Và tôi nhắc lại một lần nữa, bắt đầu buổi giảng sáng hôm nay, tôi đã nói đến bốn trường hợp học Đạo. Tôi nhắc lại.

Loại 1: học giống như người ta nghe nhạc vậy đó, nghe kịp không? Tôi chưa nghe, ai nói thích nghe Tuấn Ngọc,…mà thay đổi đời sống. Tôi chưa nghe nói. Hiểu không? Hạng thứ nhất nghe Đạo giống như đi nghe nhạc vậy đó. Nay Phước Tiến, mai Phước Thuận, bữa kia Nhật Từ, Từ Thông, Bửu Chánh, … nghe như đổi ca sỹ vậy đó. Rồi còn cô Tâm Tâm,… nhiều lắm. Nguyên nhóm Thanh Tuyền, Chế Linh, Tuấn Ngọc…nghe xong không thay đổi gì hết. Vì sao? Vì mình coi những vị Pháp Sư ấy là những ca sỹ. Nha! Hạng 1 nghe Đạo xong cái đầu vẫn đơ như cũ.

Loại 2: Nghe có những thay đổi nhất định trong những khoảnh khắc, thời điểm nhất định nào đó. Qua cơn mê rồi trở lại. Loại này gọi là “sỏi ném ao bèo”. Có loại bèo tai tượng và bèo cám. Bèo tai tượng là cánh bèo nó lớn. Bèo cám là…giống như bèo cám vậy đó! Nếu quý vị có huệ căn. Qúy vị nghe tôi vừa đùa cái là quý vị đắc đạo. Trong kinh nói cái này rất là hay. Có những ví dụ khập khiễng làm hư đi thực tại. Có hiểu câu này không? Câu này nó sâu lắm. Có những ví dụ chỉ làm hư đi thực tại có nghĩa là sao, để nguyên như vậy mà người ta còn hy vọng hiểu đúng, còn mà ví dụ một hồi nó trớt quớt. Ví dụ, sầu riêng mùi nó ra sao? suy nghĩ hồi nói giống như chao bỏ đường vậy đó. Tại nghĩ không ra đó. Hoặc hỏi cà phê có mùi gì, mùi bắp rang mùi đậu rang. No! cho nên nhiều khi ví dụ chỉ làm hư đi nhận thức. Và trong bài kinh… Phật có dạy, chúng sinh tuyệt đại đa số almost … chấp thủ các phương tiện. Bài kinh đó rất là sâu.

Chấp thủ các phương tiện là sao? Khổ quá, vô chùa kiếm sư phụ. Sư phụ dòm mặt ngu ngu, nói thôi con niệm Phật đi con. Nó bèn coi pháp môn niêm Phật là con đường giải thoát. Hiểu không? Mà lẽ ra là sư phụ muốn dắt nó đi từ từ. Kêu nó niệm Phật, bố thí, cúng dường, giữ giới, vô chùa phục vụ, giúp người già,… đại khái vậy. Mà ai ngờ sư phụ mới nhá bài 1 là nó ôm cứng ngắc bài đó luôn. Hiểu không? Các vị có biết người ta cứu chết đuối đó là cả một nghệ thuật. Qúy vị biết không? Tức là nếu thấy chết đuối mà mình nhào xuống nó ôm cứng ngắc là hai đứa chết chung, tức là nó chấp thủ phương tiện á. Lúc đó, nó chỉ nên mượn cái vai, mượn bàn tay người ta để nương vào bờ là lúc đó nó sống rồi. Đăng này nó ôm cứng ngắc luôn. Có rất nhiều trường hợp thầy đi cứu trò và hai thầy trò ôm nhau mà chết đuối, cái đó có nhiều.

Ta chở em qua bờ giải thoát.
Em gạt ta sang bến luân hồi.
Trên sông hai đứa cùng cười.
Thì ra em cũng một người độ sinh.

Tức là ông thầy ổng dùng phương tiện để độ đệ tử nhưng mà đệ tử “rù” làm sao mà ông thầy thấy đệ tử có lý. Trường hợp đó có không, thấy có. Bác sĩ khuyên bệnh nhân đừng uóng rượu, mà bệnh nhân rủ bác sĩ đi nhậu, bác sĩ đi nhậu thấy vui nên đi nhậu luôn. 

Nên có 4 hạng nghe Pháp: 

  1. Hạng thứ 1, nghe giống như người ta nghe nhạc. Nghe mấy chục năm không thay đổi được gì hết.
  2. Hạng thứ 2, nghe và chỉ sống với nó trong những thời điểm nhất định xong rồi thì quên.
  3. Hạng thứ 3, chìm sâu hết mình trong cái mình đã học nhưng lại biến nó trở thành lửa để đốt mình. Và tôi nói không biết bao nhiêu lần, Phật pháp là cái mền đắp cho ấm chứ không phải trùm cho ngộp. Có biết hai cái này không?
 
Có những người hôn nhân là bến đỗ cho cuộc đời, có những người hôn nhân là cái nhà ngục. Quý vị có biết cái đó không? Tôi hy vọng ở đây đừng ai bị trường hợp 2. Có những người hôn nhân là một bến đỗ, đõ là chỗ để họ gửi thân, cuộc đời họ nhờ vậy ổn định. Nhưng cũng có những cuộc hôn nhân lẽ ra không nên có, không có tốt hơn. Cuộc đời con gái đang ngon lành thế này tự dưng lượm một thằng trời ơi về nó đập từ sáng tới chiều, nó đập hai mươi tám ngày trừ ra ngày rằm. Và con thì đẻ đều đều như là Âu Cơ khi nào đủ trăm trứng thì thôi. Mà nó lạ một chỗ là có những trường hợp lệ thuộc ông chồng về tài chánh nó đập mình mình không tức. Tôi biết Việt Nam vợ đi làm về nuôi chồng để nó đập mình. Qúy vị biết không? 

Cho nên, Phật pháp y chang như vậy. Có trường hợp, giống như hôn nhân, có những cuộc hôn nhân nó là bến đỗ cho mình, có những cuộc hôn nhân nó là đọa đày. Trường hợp thứ 3 này có nhiều người họ học Đạo là tự họ dùng cái Đạo để đốt nóng họ. Trong room đây cũng sẽ có người hỏi tôi, cái đó sư nói hay kinh nói. Dạ, móc cái phone ra bấm dùm tôi Trung Bộ Kinh, đọc dùm tôi bài kinh Bắt Rắn (post #237 trên). Đức Phật ngài dạy có những người khi họ muốn bắt rắn mà họ cầm sai chỗ thì bị rắn cắn, giống như rắn chuông mà mình chụp cái đuôi nó vậy đó. Có nhiều người họ cầm bò cạp, họ sợ nó kẹp nên họ chụp cái càng, chụp xong mới biết nó làm việc ở đâu, nó lên tới óc luôn. Mà nó lẹ lắm, nó hiếm khi nào làm 1 cái, thường nó làm lần 2 cái vì nó quá nhanh đi. 

Ở đây Đức Phật ngài dạy có những người học giáo lý, cách học của họ làm cho họ bị khổ. Đưa cho mình cái mền mà có hai kiểu đắp, trùm cho ngộp và đắp cho ấm. Giống như nãy tôi nói hôn nhân, có nhiều cuộc hôn nhân là bến đỗ của cuộc đời nhưng có những cuộc hôn nhân nó là nhà ngục. Và chưa hết đâu quý vị, tất cả những gì quý vị có trong đời sống nó đều như vậy không riêng chỉ Phật Pháp. 

(còn tiếp)
Reply