Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
2020-01-25, 03:24 PM
(tiếp theo - DIỆT TRỪ THÂN KIẾN)
Do cái đó nhiều khi chúng ta thấy được cái này rồi chúng ta mới dễ diệt trừ được thân kiến.
Ở đây nói phụ thêm về thân kiến, chúng tôi nói về cái tưởng vô ngã.
Tưởng vô ngã giống như chúng ta nói đây là cái bình, đây là cái ly, đây là cái tách, thì nó sẽ có cái ta về bình ta, cái ly ta, cái tách ta, nó sẽ sanh theo cái chất được tạo ra.
Thì cũng giống như về sắc, về thọ, về tưởng, về hành, về thức . Nó thành hình ra chúng sanh mới có được con người, chấp về con người, mới chấp về thú, chấp về chư thiên, mới chấp về cái ngã , có cái ta, mới có đàn ông, mới có đàn bà, mới có người nam, mới có người nữ, mới có người già, có người trẻ, người đẹp, có người xấu, bị những pháp này nó quay quần mà người ta quên mất cái gốc của nó chính là sắc thọ tưởng hành thức.
Bởi kéo về sắc thọ tưởng hành thức để chúng ta thấy được cái vô thường, khổ não, vô ngã để chúng ta nhàm chán không dính mắc nữa. Bởi lúc bấy giờ chúng ta khi thấy hình thức cái bình, hay cái ly, cái tách, hay cái chén vàng, chén bạc này, thì cái ái chúng ta sẽ đi theo với bản chất chúng ta ái với cái giả tạo. Do đó người ta gọi là ái ảo tưởng giống như hồi nãy là ái điên đảo.
Nói thêm về siêu lý để qúi vị nghe, thường thường người ta nói là cái pháp "sabhava" là thực tánh thực thể của vạn pháp chính là tâm sở và sắc pháp nó mới hình thành nên ngũ uẩn, về sắc, về thọ, về tưởng, về hành, về thức, nó chính là pháp hữu vi. Và qúi vị nên nhớ cái bình, cái ly, cái tách chúng ta thấy, thực ra cái bình, hay cái ly, cái tách này chúng ta thấy nó vô thường, thật ra nó vô thường là vô thường cái giả tạo, bởi bản chất nó không có, cái ly không có, cái bình không có, cái chén vàng không, có cái chén bạc không có, mà nó hình thành từ đất hình thành lên, qúi vị nên nhớ bản thể nó không có thì không thể nào nó có một cái ngã trong đây được, vì nó không có ngã trong đây thì sự vô thường nó cũng không thể dựa chỗ này để nói lên, (cái này nói hơi sâu một chút.) Cũng giống như nói về sắc pháp của chúng ta, về đất, về nước, về lửa, về gió, nói về bản thể là đất, nước và gió, nhưng sở dĩ chúng ta thấy được cái vô thường của nó là bởi khi mà nó do cái nghiệp, do tâm, do nghiệp sanh lên, bởi vì nó được gọi là pháp hữu vi "sankhara" hoặc là "sankhata" pháp hành và pháp hữu vi là pháp bị duyên tạo lên, nó bị nghiệp tạo lên, tâm nó tạo lên, uý tiết nó tạo lên, hoặc vật thực nó tạo lên, nếu chúng ta không do cái ái để sanh cái thủ, ái là cái chúng ta thích thì gọi là ái, và thích rồi thì chúng ta giữ nó chúng ta không buông bỏ gọi là thủ, nhưng mà hễ ái thì đương nhiên nó sanh thủ, mà hễ thủ rồi thì đương nhiên làm sao, chẳng hạn qúi vị ái cái gì, trong kinh hồi nãy Đức Phật có nói về sắc ái này, chỗ này của chúng tôi khi đọc câu văn của Đức Phật thuyết phải nói là thấm thía, nghe thấm thía thì hỉ lạc sanh liền, chính là khát ái này.
"Và này các tỳ khưu, thế nào là hữu thân tập khởi, chính là khát ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỉ tham, tìm cầu hỉ lạc chỗ này chỗ kia tức là dục ái hữu ái phi hữu ái" Câu văn này thâm sâu, chừng nào chúng ta có thực hành mới hiểu được nghĩa ái và tâm trạng ái của chúng ta, rồi chúng ta mới thấm thía được lời Phật dạy.
Quả thật bây giờ đơn giản . Thí dụ như thấy sắc, qúi vị thấy một cái, câu mà chúng tôi tâm đắc nhất: "tìm cầu hỉ lạc chỗ này chỗ kia tìm cầu cái vui thú chỗ này chỗ kia, tìm cầu cái hoan hỉ chỗ này chỗ kia." Qúi vị mặc một bộ đồ hoài qúi vị chán, phải thay đổi mode, qúi vị thấy không, chúng ta bị cái sắc, bởi vì sài một thời gian nhàm chán chúng ta phải đổi, chúng ta không thể nào giữ được thì chúng ta tìm cái mới hơn cái tốt hơn, cũng giống như chúng ta nghe nhạc, nghe hoài một bài nhạc thì chán nên chúng ta đổi, "tìm cầu hỉ lạc chỗ này chỗ kia cái này cái nọ" thì cũng vậy mùi thơm thấy thường qúa chúng ta đổi, hay là vị ngon ăn món này lạ quá nghĩa là ăn hoài một cái thì nhàm chán . Chúng ta phải đổi. Đức Phật nói là do cái ái, ái làm chúng ta phải tìm cái nào cho vừa lòng chúng ta . Bữa nay ăn vừa lòng chứ ngày mai chưa chắc nó vừa lòng, thì ngày mai chúng ta lại đổi khác, thì do cái khát ái này đưa đến tái sanh.
Giống như khi chúng ta không vừa lòng hoàn cảnh của chúng ta hiện tại. Thí dụ chẳng hạn vậy, hay là chúng ta còn tầm cầu cái gì đó trong tương lai. Nếu giả tỉ như đối với người có thiện pháp thì tầm cầu con đường thiện, đường thiện đó là vô minh duyên hành nó thuộc về phúc hành tức là lo tạo những thiện pháp để đời sau nó có, do vô minh duyên hành thì đương nhiên hành duyên thức tức là phải tái sanh. Còn chúng sanh thì cũng vô minh duyên hành nhưng không tầm cầu con đường thiện, mà đi tầm cầu con đường bất thiện sát sanh trộm cắp tà dâm nói dối uống rượu, đó là đi xuống do ái chấp thủ và thủ sanh hữu, rồi thủ này bắt đầu quyết định, phải làm cái gì đó cung ứng cho cái ái này, bởi vì thủ chúng ta giữ cho chúng ta, khi ăn món đồ ngon rồi thì chúng ta ghi tâm chúng ta sẽ chấp thủ món đồ ngon, chấp thủ, tâm chúng ta khoái chúng ta giữ lại ngày mai chúng ta nhất định phải tìm được cái món chúng ta thích để ăn.
Thủ ở đây qúi vị phải hiểu như vậy . Chứ chúng ta nắm món đồ chúng ta thủ, hiểu từ ngữ đó chưa đúng .
Nghĩa là khi thích món đồ, đó là ái, chúng ta nghĩ rằng trong tương lai chúng ta phải tìm cái đó để chúng ta có lại nữa để chúng ta thọ hưởng thì cái đó gọi là thủ. Mà muốn có để thọ huởng thì chúng ta bắt đầu phải làm, cái hữu này là cái nghiệp hữu, là chúng ta bắt đầu làm ra những cái gì đó để chúng ta có cái đó để hưởng, giống như bây giờ chúng ta muốn ăn ngon thì chúng ta phải làm có tiền rồi chúng ta mới hưởng thụ trên thế gian này được đầy đủ những phước báu, chúng ta muốn làm vua trời, muốn làm chư thiên hay muốn làm cái gì đó thì chúng ta phải tạo cái nhân và nhân đó để tạo cái nghiệp tái sanh, do cái nghiệp này mới sanh ra tâm pháp, nghiệp này mới sanh ra chúng ta cho đời sau, cái ngũ uẩn này nó do cái luyến đời quá khứ chúng ta tạo ra mới có, nếu mà chúng ta mà đoạn trừ ái rồi thì trong kinh Đức Phật có dạy:
Nếu mà hai góc bằng tâm
luân hồi ba lẽ nương nằm ở đâu.
năm nhân quá khứ lớn thay
năm quả hiện tại đời này có ta (do cái nhân quá khứ mà đời này chúng ta sanh ra)
bây giờ nhân đặng năm mà,
vị lai cũng có thời là có năm
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tiếp theo - DIỆT TRỪ THÂN KIẾN)
"Vị lai cũng vậy thời là có năm". Đó thì nó cũng giống vậy thôi, nhân quá khứ sanh quả hiện tại, năm nhân hiện tại sanh quả vị lai, "Nếu mà hai gốc bằng tâm, luân hồi ba lẻ nương nằm ở đâu, chúng sanh già chết âu sầu, bởi do pháp lậu khởi đầu vô minh." Thì chúng ta muốn nói chúng ta chết rồi do ái luyến, chúng ta còn sống còn luân hồi đời sau . Cái ái luyến níu kéo thế gian này thì chúng ta bắt buộc phải sanh tử tiếp. Người gần chết vẫn còn ái luyến muốn có hiện hữu trên cõi đời, muốn có hiện hữu trên thế gian, thì do người ta chưa thấy cái giả tướng cái ái luyến này chấp vào cái ta để cung phụng cho cái ta đây , Do cái ái đó mà chúng sanh mới đi luân hồi sinh tử. Đức Phật khi Ngài chứng ngộ Niết-bàn sau khi chứng đắc rồi Ngài nói bài kệ:
"Lang thang bao kiếp luân hồi tìm ra được kẻ xây ngôi nhà này." Tức là muốn tìm được ái xây lên, đó là lý do quan trọng do cái ái và cái chấp của chúng ta.
Nếu chúng ta học rõ biết được pháp này rồi thì từ đó về sau chúng ta thấy cái ly, cái bình, cái tách, như là một danh từ quan trọng trong Phật giáo gọi là cái "giả tướng", tức là tướng đó không phải là thật, đất mới là tướng thật còn cái bình, hay cái ly, cái tách, hay cái chén vàng, chén bạc, chỉ là giả tướng, chúng ta bị cái giả tướng của con người, giả tướng của chư thiên, giả tướng của loài thú, chúng ta chấp vào chỗ đó. Đó là nói về thân kiến.
Giống như chúng tôi nói học được, áp dụng được, nắm cái lý mà thấy tấm hình là cái ta, cái của ta như thế đó, thì chắc chắn qúi vị sẽ bắt đầu liên tưởng qua về sắc, về thọ, về tưởng, về hành, về thức và sự chấp bên trong, chấp bên ngoài, qúi vị sẽ thấy thân kiến qúi vị sanh khởi rất nhiều . Chính vì thân kiến sanh khởi nhiều này mà chúng ta chưa diệt trừ cái thân kiến này, chúng ta còn phải sanh tử luân hồi . Còn đối với bậc thánh diệt trừ thân kiến được là người ta thấy mà người ta không chấp, ở đây chúng tôi nói thấy mà không chấp.
Câu truyện bổn sanh: hồi xưa trong lúc Đức Phật đang thuyết pháp có một bà tỳ khưu ni ngồi khóc hụ hụ, thính chúng đang ngồi nghe pháp mà sao có bà ngồi khóc hù hụ, hỏi bà thì bà không nói gì hết, mới hỏi Đức Phật tại sao cô này ngồi khóc sướt mướt vậy, Đức Phật mới nói:
"Bà này tiền kiếp là vợ ta"
Qúi vị nên nhớ ngày nay chư tăng không dám nói câu này. Tại sao vậy? Tại chúng ta còn thân kiến, và chúng ta còn thân kiến thì tâm chúng ta còn động trong những lời nói này, chỉ có Đức Phật là bậc vô úy, Đức Phật mới vượt qua cái ải này.
Bởi vì sao vậy? Khi chư tăng tu tập thì cái tốt khoe ra cái xấu phải che lại , Bởi chúng ta không dám phơi bày cái xấu, bởi cái xấu cái tốt này chúng ta còn bị cái ái dính vào đó, cái ái cái tốt người ta muốn khoe ra . Chúng ta còn cái sân cũng phải che cái xấu . Nói đến cái tốt thì tâm tham sẽ sanh khởi, mà nói cái xấu thì sân sanh khởi. Chúng ta chưa có tự tại để vượt qua cái kiến điên đảo này, khi nào chúng ta vượt qua được cái kiến điên đảo này chúng ta mới không động về lời nói.
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tiếp theo - DIỆT TRỪ THÂN KIẾN)
Đây là điểm đặc biệt, chúng tôi khi coi được câu chuyện này chúng tôi học tập rất là hoan hỉ. Đức Phật là bậc vô úy mới dám nói. Ngày nay chư tăng giả sử những vị có gia đình đi tu nữa cũng không dám chỉ mặt nói "bà này là vợ tôi." Nói vậy qúi vị có nắm được không? Nhưng tại sao Đức Phật chỉ và nói như vậy? Đức Phật nói như vậy không phải để khoe mà là nói để dạy pháp cho hàng thính chúng.
Đức Phật nói "Bà này tiền kiếp là vợ ta."
Nhưng vì bà suy nghĩ tới chỗ đã giết hại Đức Phật nên bà ngồi khóc . Bà suy nghĩ "Tại sao quá khứ mình si mê vô minh quá vậy." Bà ngồi nghe thuyết pháp, đây có lẽ nghe bằng tâm ái hay sao, nghĩ tới kiếp quá khứ có kiếp nào ta từng là vợ của Ngài không, có là diễm phúc làm vợ Ngài không?. Thì trong khi bà suy nghĩ bất chợt tự nhiên bà khỏi cần tu thiền tứ thiền bát định ngũ thông, giờ tự nhiên có trí nhớ tiền kiếp bà trong đời đó bà là con voi cái, mà là voi thứ phi chứ không phải là voi chánh hậu. Lúc bấy giờ con voi chúa đi xuống cái hồ để tắm, thì có lẽ là lúc xuống tắm hồ sen rồi ăn cái sen đó, và có lẽ con voi hậu nó được quyền hạn hơn phước hơn, hoặc là nó ở gần voi chúa, thì con voi chúa mới lấy bông sen đưa cho bà chánh hậu, con voi thứ phi nổi cơn ghen, nổi sự oán hận, nó không nói gì hết. Qúi vị thấy con voi nữ ghen ghê lắm. Không nói gì hết nhưng hôm sau trên đường đi gặp vị Độc Giác đi khất thực con voi cái lấy đồ cúng dường rồi nguyện sau này cho được sanh lại làm người được làm vợ của vua có đủ quyền hành để trả thù ông chồng, và quả thật bà nhờ phước đó đời sau sanh làm công chúa con một nước khác rồi được cưới về làm hoàng hậu. Khi làm hoàng hậu rồi bà nhớ tới hận năm xưa khi làm kiếp voi, bà bắt đầu tìm cách trả thù, bà tuyển thợ săn giỏi nhất nước, bà sai lên núi để giết con voi chúa rồi lấy ngà về cho bà. Người thợ săn này lên trên núp ở dưới cái hầm gần đó chờ con voi chúa xuống tắm xong thì bắt đầu giương cung bắn mũi tên tẩm thuốc độc bắn ngay con voi đó, con voi rống lên một tiếng bi thương và thảm thiết, giống như tiếng rống báo hiệu làm mấy con kia hoảng bỏ chạy hết, nó rống để đuổi mấy con kia đi, lúc đó nó mới hạ mình xuống ngoắc ông thợ săn ra.
"Ta với ngươi không có thù có oán mà ngươi lại rình hãm hại ta." Hoảng hồn hoảng vía bởi vì lúc đó sức của con voi mạnh lắm, có thể bứng tảng đá ra để giết hại người thợ săn được, mà nó không làm, nó hỏi lý do nào, người thợ săn trả lời.
" Tôi đây không thù oán gì ông hết, tại bà hoàng hậu sai tôi, nếu tôi không nghe lời thì bà giết tôi, bà đòi giết ông để lấy cặp ngà làm bằng chứng."
Lúc đó bắt đầu con voi phục xuống và nói "Ngươi lấy cặp ngà của ta đem về cho bà hoàng hậu đi." nói xong thì voi chúa chết. Người thợ săn lấy cặp ngà đem về cho bà hoàng hậu, bà vừa coi thì bà vừa hoan hỉ và vừa buồn khổ rồi bà cũng chết và cũng bị đọa, nhưng đến kiếp này làm tỳ khư ni bà nhớ đến giai đoạn đó thì bà cảm thấy bà xấu xa tội lỗi quá.
Chuyện này được kể trong Bổn Sanh, tiền kiếp con voi chúa tức là Đức Phật, còn tiền kiếp của bà tỳ khưu ni đó chính là con voi cái.
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tiếp theo và hết - DIỆT TRỪ THÂN KIẾN)
Thì đây chúng tôi muốn đem chuyện này nói để qúi vị thấy rõ rằng bây giờ trong vòng tâm thức chúng ta từ nhỏ đến lớn giữa cái điều tốt đẹp của chúng ta, cái điều thiện của chúng ta thì có những điều xấu xa và những cái bất thiện. Thì chúng ta thấy rõ ràng nếu chúng ta nhìn về quá khứ chúng ta vẫn còn xao động, nghĩa là chúng ta vẫn còn ái luyến nó, đây là nói theo cái tham của chúng ta còn dính mắc đối với những hình bóng cũ hay là có sân hận đối với hình bóng cũ. Hoặc là có thể chúng ta ngồi tưởng tượng những hình bóng trong tương lai, và trong hình bóng tương lai đó chúng ta có ái luyến có cái sân, thì chúng ta thấy thân kiến chúng ta cũng còn nằm đó. Thân kiến chúng ta nơi nào thì ái luyến nơi đó, qúi vị nên nhớ thân kiến tới chỗ nào là ái luyến nằm chỗ đó, hay ái luyến nơi nào thì thân kiến nằm ở đó.
Nhưng mà nói ái luyến nơi nào thì thân kiến nằm ở đó là đối với phàm nhân thôi . Chứ bậc thánh vẫn còn có ái nhưng không có tà kiến. Còn chúng ta có tà kiến. Do đó Đức Phật nói trong kinh "Phàm bất cứ sắc gì, thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì, dù quá khứ hay dù vị lai, bên trong hay bên ngoài, hoặc thô hoặc tế, hoặc dài hoặc ngắn, tất cả đều gọi là sắc thọ tưởng hành thức thôi."
Hay là Đức Phật dạy Ngài Bakhaja "Trong cái thấy chỉ là cái thấy, nghe chỉ nghe, ngửi chỉ ngửi, nếm chỉ nếm hay suy nghĩ chỉ là suy nghĩ thôi, chứ không có người, thú, ta, tôi, gì nằm trong vấn đề này." Nếu chúng ta nắm được cái lý này rồi thì chúng ta sẽ không bị động trong thời quá khứ.
Đối với bậc thánh người ta chiến thắng được chỗ này nên quá khứ người ta nhìn giống như là cảnh mộng, cảnh nằm chiêm bao không dính dáng gì đến mình, nó không có ta. Còn bây giờ quá khứ chúng ta nếu mà vui thì không nói chi, mà quá khứ buồn xấu xa ai mà phát hiện cái bí mật từ trong thâm sâu tâm khảm của chúng ta mà đem cái đó ra mà nói thì tâm chúng ta động liền. Chúng ta chưa đủ sức chiến thắng được những điểm này là chúng ta biết cái thân kiến chúng ta còn, cái ái chấp thủ còn.
Thì nếu qúi vị mà nghiệm được chỗ này thì lần lượt quí vị sẽ biết được mở đầu mối của thân kiến thì qúi vị mới diệt từ từ.
Tại sao mà còn cái này ?
Tại chúng ta còn cái ái, chúng ta còn chấp nó chúng ta vẫn cho nó là ta là của ta.
Qúi vị nên nhớ, giống như tấm hình, tấm hình qúi vị nói là của ta là cái hình bóng đó nó cũng đã diệt rồi, nó không còn nữa mà chúng ta vẫn cho nó là cái ta. Có thể chúng ta nói cái thân thể hiện tại mình đang có nói là ta thì điều đó miễn cưỡng cũng có thể chấp nhận được, nhưng tấm hình bóng cũ cũng là ta thì cũng như vọng tưởng trong tương lai nó cũng là cái ta.
Trong bài kinh "Nhất Dạ" Đức Phật nói "Quá khứ không truy tầm, tương lai không ước vọng" Chỗ quá khứ không truy tầm là đây, không biết tìm kiếm gì mà phải suy nghĩ, quá khứ không bị ái luyến, không bị thân kiến, chấp kiến nằm ở nơi đó. Hoặc là tương lai không ước vọng tức là nghĩ đến tương lai nữa nó cũng không bị cái ái đi vào trong tương lai
Đó chỉ có "Tuệ quán chính là đây." Dùng tuệ để cho chúng ta thấy được vô thường, khổ não,vô ngã. Thì nếu mà thấy được như vậy thì gọi là Phật an tịnh. Chỉ cần một đêm thôi người ta có thể thành thánh được nếu ta nắm được lý này để diệt được thân kiến./.
(Hết)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
https://budsas.blogspot.com/2011/07/ung-voi-tin-kinh-kalama.html?m=1
Đừng Vội Tin - Kinh Kalama
Kinh Kalama (Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp)
- "Này quý vị Kalama, đừng tin theo vì nghe nghe đi nghe lại nhiều lần, đừng tin theo vì đó là truyền thống, đừng tin theo vì nghe đồn đại, đừng tin theo vì được ghi trong kinh điển, đừng tin theo vì phỏng đoán, đừng tin theo vì đó là tiên đề, đừng tin theo vì lý luận có vẻ hợp lý, đừng tin theo vì dựa theo ý kiến chủ quan đã được cân nhắc, đừng tin theo vì vị ấy có vẻ có khả năng, đừng tin theo vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình."
"Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng. ... Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú".
*
10 điểm cần ghi nhận:
- đừng vội tin theo vì nghe đi nghe lại nhiều lần,
- đừng vội tin theo vì đó là truyền thống,
- đừng vội tin theo vì nghe đồn đại,
- đừng vội tin theo vì được ghi trong kinh điển,
- đừng vội tin theo vì phỏng đoán,
- đừng vội tin theo vì đó là tiên đề,
- đừng vội tin theo vì lý luận có vẻ hợp lý,
- đừng vội tin theo vì dựa theo ý kiến chủ quan đã được cân nhắc,
- đừng vội tin theo vì vị ấy có vẻ là người có khả năng,
- đừng vội tin theo vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Bảy món nợ
https://toaikhanh.com/read.php?doc=202002010349&lan=vn
Đừng bao giờ dại dột nghĩ rằng tôi đang tiến lên một cái tầng, một cấp cao hơn trong chuyện tu hành, tôi ngon lành hơn người khác. Đó là một suy nghĩ rất là bậy. Bởi vì cái người có quyền nghĩ như vậy chỉ có thánh nhân thôi. Khi mà họ có quyền nghĩ như vậy thì trớ trêu, ngang trái thay họ không thèm nghĩ. Trớ trêu, ngang trái, oái oăm là cái người có tư cách để thấy mình đang ở cái tầng nào đó thì cái người đó họ lại không có thèm nghĩ. Còn phàm phu mình dầu có tu hành bằng trời đi nữa thì tuyệt đối không nên thấy mình hay. Là vì sao? Là vì phải nhớ rằng cái hay của mình là cái hay tạm bợ nhất thời. Ngay kiếp này mình mang thân người, lục căn đầy đủ, ngũ quyền ngon lành, không bị khùng điên, không bị đui mù câm điếc, may mắn biết chữ, may mắn biết đọc biết viết, may mắn biết được Phật Pháp, biết đi chùa ba mớ, ngồi thiền ba mớ, tụng kinh ba mớ, giáo lý biết ba mớ, rồi mình thấy mình là ngon lành. Tôi gặp mấy người này hoài. Mình giàu thì mình cúng nhiều hơn đứa nghèo chứ có gì đâu mà hay. Mà cũng chưa chắc hay nữa bởi vì tính theo phần trăm cái tỷ lệ giữa cái mình có và cái mình cho chưa chắc bằng mấy người nghèo nữa. Mà kỳ lắm, hễ mà có ba mớ tiền bạc đi làm phước hơi bị nhiều là bắt đầu nó chảnh, rồi giáo lý học được ba mớ là bắt đầu làm phách lên.
Cho nên khi giảng về 7 pháp Tùy miên Anusāya tôi phải nhắc cái chuyện đó cho các vị thấy rằng không có cái gì để mình tự hào bởi vì mình hãy nhớ rằng mình có 7 cái thùng phân nó nằm ở trong đầu của mình, 7 thùng to đùng sền sệt tràn miệng luôn. Chẳng qua 7 cái thùng đó ngay lúc này nó được bịt kín, nó được "sealed" kỹ chưa có cơ hội xì ra thôi.
Kỳ rồi tôi có đem một ít măng chua để trong cái keo; mình sealed mình dán mình quấn mình bó đủ cách mà chẳng may nó bể ra trong vali của tôi. Bây giờ cái mùi của nó chịu không nổi, các vị có biết không, mùi măng thôi đó.
Thì 7 cái Tiềm miên y chang vậy đó, tới cái lúc mà nó xì ra đỡ không nỗi.
Cho nên chỉ cần tắt thở một cái mình không biết đi về đâu. Những cái chuyện lành mình làm bây giờ chừng nào trổ quả thì mình không biết nhưng trước mắt chỉ cần tắt thở một phát là coi như cái nghiệp xấu từ vô lượng kiếp nhiều như núi vậy đó, nó tràn về nó dắt mình đi. Còn chuyện bây giờ mình tu bằng trời đi nữa rồi chết mình sẽ đi theo cái phước mình tu thì cái đó tôi xin hứa với quí vị một điều "Tôi xin hứa rằng tôi không bảo đảm". Tôi chỉ hứa rằng tôi không bảo đảm, vì sao? Bởi vì mình tu từ hồi đó tới giờ năm nay mình tính thời gian quy y Phật là 60 năm, quí vị là một cựu trào cư sĩ, đúng không? Quí vị là một vị cao tăng, đúng không? 60 năm nay một lòng thờ Phật, đúng. Nhưng các vị đâu có biết rằng trước khi mà mình đầu thai vô cái kiếp này mình từng là thằng đâm cha chém chú? Mình trời ơi đất hỡi trong bao nhiêu cảnh giới, bao nhiêu kiếp sống các vị có biết không? Do cái duyên lành hội đủ nó đưa mình vô trong kiếp này được làm người, được gặp Phật Pháp, chứ còn trước kiếp này mình ở cõi nào làm sao các vị biết được? Các vị có nhìn thấy trong kinh Ngài Angulimala kiếp chót mà còn giết người, số người mà Ngài giết còn nhiều hơn là người ta giết heo nữa. Kiếp chót của vị A la Hán đó. Cho nên khó nói lắm, tiền nghiệp của mình nó kinh khủng lắm.
Mình học 7 Tùy miên để mình nhớ là mình còn 7 món nợ lớn mình chỉ trả được khi mình chứng thánh thôi.
Trích bài giảng KTC.7.13 Tùy Miên
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Bạn | | Địa Ngục
--------------
Notes:
(Tùy miên có nghĩa là những phiền não ngủ ngầm, chưa có dịp bộc lộ ra.)
Tuỳ miên là tên của hai loại chủng tử phiền não chướng và sở tri chướng.
Tuỳ có nghĩa là đi theo chúng sanh hữu tình, không tách rời chúng sanh hữu tình; miên là phiền não tiềm phục, nằm sâu kín bên trong, vi tế, khó nhận biết, như trạng thái của người đang ngủ. Tuỳ miên là những phiền não nằm sâu kín bên trong tâm và đi theo chúng sanh hữu tình từ đời này qua đời khác.
Bảy Tùy Miên (Anusayas) là:
- Dục ái tùy miên (kāmarāgānusaya)
- Phẫn nộ tùy miên (Patighānusaya)
- Ngã mạn tùy miên (Mānānusaya)
- Tà kiến tùy miên (Ditthā-nusaya)
- Hoài nghi tùy miên (Vicikichānusaya)
- Hữu ái tùy miên (Bhavarāgā-nusaya)
- Vô minh tùy miên (Avijjānusaya).
Posts: 3,680
Threads: 43
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
284
những bài viết hay và đúng
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ...
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2020-02-04, 06:32 PM)guest1221 Wrote: những bài viết hay và đúng
Cám ơn Admin anh Khoa đã ghé thăm.
Nếu không được học hỏi nơi chư vị tăng ni, cư sĩ học cao hiểu rộng, Phật tử chúng ta chịu nhiều thiệt thòi lắm. Trước tiên là khó chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt vời của Phật giáo. Thứ hai là khó lòng thoát khỏi mê tín dị đoan. Và vô số lợi ích khác.
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
Hôn trầm Thụy miên
https://toaikhanh.com/read.php?doc=201910231156&lan=vn
Hôn trầm là nó lười biếng, nó mệt mỏi, nó dã dượi. Còn cái thụy miên là nó buồn ngủ, nó muốn kiếm cái chỗ nó ngã cái lưng để nó an dưỡng.
Trong các vị thế nào cũng có người ngạc nhiên, nhất là có cái đầu khoa học nửa vời. Các vị nghe vậy các vị tức lắm, các vị nói: "Ủa tôi có cái tấm thân này thì tôi phải có đói, có khát, đúng không? Mà khi tôi đói thì tôi mệt. Nếu không có gì trong thời gian dài tôi đói không có gì ăn tôi kiệt sức tôi buồn ngủ. Hoặc tôi ăn no quá tôi buồn ngủ, hoặc là trời lạnh mà được đắp mền ấm tôi ngủ, trời nóng mà được mát mẻ tôi ngủ. Chuyện đó chuyện bình thường. Cái đòi hỏi tự nhiên mang tính sinh học của cơ thể này, có gì đâu gọi là phiền não?"
Dạ thưa, mình hiểu lầm rồi. Vị A la hán có mệt mỏi, vị La hán có nghỉ ngơi, đúng. Nhưng mà Ngài nghỉ ngơi thuần túy là cái nhu cầu sinh học. Còn mình thì mình kéo theo đó cả cái yếu tố tâm lý. Tin tôi đi. Cái làm biếng của mình, cái buồn ngủ của mình nó không chỉ gói gọn ở trong cái nhu cầu sinh học mà nó còn kéo theo đó cả cái vấn đề của tâm lý. Cái tâm lý gì? Cái tâm lý thích an dưỡng, tâm lý không có muốn động tay động chân, tâm lý muốn được nằm yên. Và nhất là bây giờ có ba cái smart phone, có ipad, muốn nằm yên vậy để chat, để lướt web. Riết lâu ngày nó quen, nó chây lười, nó ươn, nó nhớt cái lưng, lâu ngày nó quen đi. Sáng dậy, mình biết bữa nay mình không có đi làm, không có đi đâu, không làm cái gì mà thức sớm, rồi cứ nằm nướng, nướng cho nó giòn thì thôi. Còn mà thiền thì hồi cao hứng làm cũng dữ lắm, mua sắm tọa cụ rồi trang trí bàn Phật nhìn đã lắm. Có, tôi có thấy rồi. Rồi sen, rồi lan, đào, cúc, trúc, phần lo kiếm tượng đẹp, một là đi mua cái tủ đồ cổ, hai là đặt thợ special order đặc biệt lắm, trang bị cái phòng ngồi thiền. Tưởng sao ngồi vài bữa cũng vậy ... Chuyện đó có rồi, tôi đã gặp rồi. Rồi nghe người ta đi Miến Điện tùm lum hết thì cũng khí thế đi theo. Qua bển cũng hùn hạp làm phước cuối cùng về mới phát hiện ra là mình chỉ có khả năng tới đó. Chỉ có khả năng là đi kiếm mấy ông sư nghèo rồi làm phước. Thấy mấy ông sư nhỏ nhỏ đầu ghẻ ốm đói suy dinh dưỡng tội nghiệp. Rồi ứa nước mắt chụp hình quay phim đem lên facebook chia xẻ kêu gọi được mấy bữa, rồi ... quên hết. Chớ còn nói tới ba cái thiền là đứa nào đứa nấy lạnh xương sống, nổi da gà hết.
Cho nên cái hôn thụy đây là gì? Hôn thụy đây không chỉ đơn giản là cái trạng thái tâm lý muốn an dưỡng, mà nó là một cái tâm trạng buông bỏ cái trách nhiệm đối với bản thân, đối với cuộc sống, đối với con người. Cái hôn thụy nó là cái thứ tâm trạng chỉ thường thấy ở cái người mà không có sức sống, không có lý tưởng. Chứ người mà có sức sống, có lý tưởng họ chỉ ngủ khi nào họ kiệt sức, họ ngủ thuần túy là do nhu cầu sinh học. Và khi mà nó đủ rồi, họ bật dậy như là một cái lò xo. Các vị để ý coi tôi nói đúng không? Mấy cái người mà họ siêng năng, cần mẫn, chí thú họ tạo dựng sự nghiệp (tôi không nói chuyện trong chùa, tôi nói ngoài đời), khi họ chuẩn bị tiền để mua nhà, để lập gia đình, để lo cho con, lo cho ba má là họ chịu cực, chịu khổ hay lắm. Họ không có cái vụ dật dờ, Dật dờ là không có.
Cái dân dật dờ là phải hiểu ngầm: một là nó có vấn đề về sinh học, hai là nó có vấn đề rất là nặng về tâm lý. Tôi bảo đảm như vậy không có lý do thứ ba. Tin tôi đi. Cái dân mà gà mờ, dật dờ vất vưởng giống như con nghiện chưa tới cái cơn đã, chưa tới cái cơn phê vậy đó, nó đang thiếu thuốc, cứ dật dờ vất vưởng là vậy đó. Bảo đảm quí vị.
Cái hôn thụy này chỉ có ở hai trường hợp: Trường hợp một là sinh lý của nó có vấn đề có nghĩa là nó bị bệnh gì đó, tiểu đường ăn no buồn ngủ, thí dụ như vậy. Trường hợp hai là trạng thái tâm lý của cái người bỏ cuộc, không có chí lớn, không có lý tưởng, không có một cái cứu cánh, không có mục đích để hướng tới nên nó mới nẩy ra cái tình trạng mà gọi là hôn trầm, thụy miên.
Đó là một cặp phiền não mà Ngài dạy là không thể nào để nó tồn tại mà chứng thánh được.
Trích bài giảng KTC.6.65 Vị Bất Lai
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép
Các Lớp Vỏ | | Hành Đạo và Chứng Đạo
English
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
bạn LTP , viết chử bự lên chút
:full-moon-with-face4:
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2020-02-05, 10:20 AM)abc Wrote: bạn LTP , viết chử bự lên chút
:full-moon-with-face4:
OK, làm rồi. Tăng lên số 4 rồi. :full-moon-with-face4:
Posts: 3,680
Threads: 43
Likes Received: 1 in 1 posts
Likes Given: 0
Joined: Dec 2017
Reputation:
284
(2020-02-04, 07:43 PM)LeThanhPhong Wrote: Cám ơn Admin anh Khoa đã ghé thăm.
Nếu không được học hỏi nơi chư vị tăng ni, cư sĩ học cao hiểu rộng, Phật tử chúng ta chịu nhiều thiệt thòi lắm. Trước tiên là khó chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt vời của Phật giáo. Thứ hai là khó lòng thoát khỏi mê tín dị đoan. Và vô số lợi ích khác.
Tham Sân Si , Khoa còn nhiều , làm sao get rid of them ???? :thinking-face4:
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ...
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2020-02-06, 06:47 AM)guest1221 Wrote: Tham Sân Si , Khoa còn nhiều , làm sao get rid of them ???? :thinking-face4:
Hi hi hi.
Admin hỏi LTP, bây giờ, LTP biết hỏi ai? :78:
:dance: :dance: :dance:
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
2020-02-06, 07:56 AM
Biết Thiếu
https://toaikhanh.com/read.php?doc=201909270935&lan=vn
Các vị vào ở trong Trung bộ kinh, cái bài Đại Kinh Sư Tử Hống trong đó Đức Phật Ngài có dạy về 10 cái sức mạnh của một vị Phật gọi là thập lực, 10 sức mạnh tinh thần của Đức Phật. Với 10 sức mạnh đó, giống như một người có đầy đủ tiền bạc, sức khỏe, uy tín đi vào một hội chúng nào thì cũng cảm thấy tự tại, an tâm, không có e dè, khiếp sợ.
Có sức khỏe, có tiền bạc, có học vị, có uy tín, có chức vụ có quyền lực, có năm cái này thì đi vào bất cứ một cái hội chúng nào cũng cảm thấy an lòng, cảm thấy tự tin. Ở đây một vị Chánh đẳng chánh giác khi Ngài hội đủ 10 cái sức mạnh tinh thần, Ngài có thể có mặt ở vô lượng vũ trụ, ở tất cả các hội chúng, chư thiên, ma vương, phạm thiên, rồi sa môn, bà la môn, những đại gia, tướng lãnh, triều thần, vua chúa, công hầu, khanh tướng đối với Ngài chuyện đó không thành vấn đề.
Hoằng pháp là lấy cái trí, cái đức của mình đi dạy đời thì đâu có cần cái này cái kia, đúng không? Nhưng mà nó kẹt ở chỗ này: Không đủ đức độ thì làm sao đi vào được trong các hội chúng? Mà có những người trí tuệ rất nhiều, phước báu rất nhiều, quyền lực rất nhiều thì họ sẽ khó có cái lòng kính tin lắm. Cho nên một vị Phật là phải hội đủ tất cả những điều kiện để làm cha lành của ba cõi, làm thầy dạy cho chư thiên và loài người.
Trong Đại kinh Sư tử hống thì Đức Phật kể đến 10 cái trí riêng của Đức Như Lai, nhưng mà riêng về ở trong cái Kinh Tăng Chi 6 này thì Ngài kể có 6 thôi, nhưng mà 6 cái này bao trùm luôn cả 10 cái kia và 10 cái kia có cả 6 cái này. Chênh lệch 6, 10 nhưng mà nội dung thì không có khác nhau.
Quote:KTC VI VI. (X) Tiếng Rống Con Sư Tử
Này các Tỷ-kheo, có sáu Như Lai lực của Như Lai, do thành tựu các lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, chuyển bánh xe pháp.
Thế nào là sáu?
- hiểu biết của Như Lai về xứ là xứ, phi xứ là phi xứ;
- hiểu biết của Như Lai về quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các thọ nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại;
- hiểu biết của Như Lai về sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của thành tựu về Thiền, về giải thoát, về định;
- hiểu biết của Như Lai, về nhớ đến các đời sống quá khứ;
- hiểu biết của Như Lai về sự sanh diệt của các chúng sanh;
- hiểu biết của Như Lai về sự đoạn diệt các lậu hoặc;
AN VI VI. (X) Sīhanādasuttaṃ
Chayimāni, bhikkhave, tathāgatassa tathāgatabalāni, yehi balehi samannāgato tathāgato āsabhaṃ ṭhānaṃ paṭijānāti, parisāsu sīhanādaṃ nadati, brahmacakkaṃ pavatteti. Katamāni cha?
- tathāgato ṭhānañca ṭhānato aṭṭhānañca aṭṭhānato yathābhūtaṃ pajānāti.
- tathāgato atītānāgatapaccuppannānaṃ kammasamādānānaṃ ṭhānaso hetuso vipākaṃ yathābhūtaṃ pajānāti.
- tathāgato jhānavimokkhasamādhisamāpattīnaṃ saṃkilesaṃ vodānaṃ vuṭṭhānaṃ yathābhūtaṃ pajānāti.
- tathāgato anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, seyyathidaṃ – ekampi jātiṃ, dvepi jātiyo…pe… iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati.
- tathāgato dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena…pe… yathākammūpage satte pajānāti.
- tathāgato āsavānaṃ khayā…pe… sacchikatvā upasampajja viharati.
Cái trí thứ nhất trong bài kinh này là thị xứ phi xứ lực, có nghĩa là Đức Như Lai Thích Ca Mâu Ni nói riêng và tất cả Chư Phật ba đời mười phương nói chung, các Ngài có cái trí đầu tiên đó là các Ngài biết rất rõ cái gì hợp lý, cái gì vô lý, cái gì có thể xảy ra và cái gì không thể xảy ra.
(còn tiếp)
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(tiếp theo - BIẾT THIẾU)
Như tôi có giải thích là ở vị thinh văn, ở vị La hán bình thường, vô danh các Ngài cũng biết rất là nhiều chuyện, cái gì là có thể xảy ra và cái gì không thể xảy ra. Thí dụ như các Ngài biết vạn hữu ở đời do duyên mà có, có rồi phải bị mất. Các Ngài biết rằng làm lành luôn dẫn đến quả vui, hỷ lạc; làm ác luôn dẫn đến quả khổ, ưu; các Ngài biết rất rõ chuyện đó. Các Ngài biết rất rõ là có chứng đắc thiền định thì mới có thể về Phạm thiên, chỉ tu thập thiện mà cấp thấp thì về các cõi dục thiên hoặc là loài người. Phải tu đúng bát chánh đạo thì mới chứng được thánh quả giải thoát. Đây là những cái rất là căn bản.
Nhưng mà ngoài những cái này ra thì sao? Các vị cũng đồng ý với tôi, đó là cái chuyện hợp lý và cái chuyện vô lý trong đầu của một ông tiến sĩ không giống như một anh tú tài, hoặc nó càng không giống trong đầu của một anh mù chữ. Đối với anh mù chữ, cái chuyện mà ảnh cho là hợp lý hoặc là cái chuyện mà ảnh cho là vô lý nó chỉ là một phần nhỏ so với cái biết của ông tiến sĩ. Thí dụ một cái anh mà không biết chữ làm sao mà ảnh có thể hình dung được cái chuyện mà trong tíc tắc người bên kia đại dương có thể nói chuyện và nhìn mặt người bên đây đại dương. Đối với ảnh chuyện đó rất khó, trừ phi trên tay ảnh cầm cái phone, ảnh cầm trên tay cái ipad, chứ nếu mà không có hai cái đó thì làm sao mà ảnh có thể ngồi ảnh hình dung, tưởng tượng ra được. Mặc dù cái đó là chuyện hợp lý, chuyện có thể xảy ra nhưng mà nó quá cái mức tưởng tượng của ảnh, quá cái tầm hiểu biết của anh.
Ở đây cũng vậy, cái tầm hiểu biết của vị thanh văn kể cả vị độc giác bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Thời gian là gì? Thời gian là vị độc giác tối đa biết về quá khứ, biết về tương lai gói gọn trong 2 A tăng kỳ 100 ngàn đại kiếp. Hai vị thượng thủ thinh văn là Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên thì cái biết về quá khứ, cái biết về tương lai cũng gói gọn trong 1 A tăng kỳ 100 ngàn đại kiếp. 80 vị đại đệ tử thì cái biết cũng chỉ gói gọn trong 100 ngàn đại kiếp. Rồi còn dưới mức đó thì bất định, là chênh lệch ít hơn v v...Đó là giới hạn về thời gian.
Còn cái giới hạn về không gian là một vị đệ nhất thiên nhãn như là Ngài Anuruddha, đệ nhất hàng đầu về thiên nhãn thì cái tầm nhìn của vị này không vượt khỏi 10 ngàn thế giới, 10 ngàn vũ trụ. Tức là mỗi vũ trụ như vậy có 1 mặt trăng, 1 mặt trời thì Ngài không có thể nhìn qua khỏi cái ranh giới đó.
Nhưng mà riêng vị Chánh đẳng giác thì sao? "Unlimited" ... Thatagato. Đức Như Lai hướng tâm tới cái gì thì lập tức biết ngay cái đó, là điểm đặc biệt của vị Chánh đẳng chánh giác. Cho nên từ chỗ đó cái chuyện mà vị thinh văn biết có thể xảy ra, cái chuyện đó chỉ là một phần rất là nhỏ so với cái chuyện mà vị Chánh đẳng giác biết có thể xảy ra, đại khái như vậy.
Như tôi đã nói, các vị Thinh văn nếu không học giáo lý, không học trực tiếp từ Đức Phật thì vị đó làm sao có thể hình dung được cái phép song thông? Một lúc mà có thể nhập vào hai cái đề mục lửa và nước để mà biến hiện gọi là thủy hỏa mà cùng một lúc thì rất là khó, là quả tam muội, cái chuyện đó ngoài cái tầm, ngoài cái khả năng của vị Thinh văn. Nhưng đối với vị Chánh đẳng giác cái chuyện đó bình thường.
Tôi đã kể về một loạt những cái chuyện đặc biệt. Thí dụ như từ cái thiên nhãn, thiên nhĩ cho tới cái trí quá khứ, trí vị lai, ngay cả cái ý hóa thông, cái khả năng biến hiện ra nhiều người của vị Thinh văn chỉ là một phần rất là nhỏ so với vị Chánh đẳng giác.
Cho nên cái trí đầu tiên của Đức Phật là biết rõ cái gì có thể và không có thể, cái phần này của Ngài là không có giới hạn bởi không gian và thời gian. Các Ngài không có bị giới hạn bởi một tỷ vũ trụ, hai tỷ, một ngàn tỷ, không có giới hạn. Vị Chánh đẳng giác không có bị giới hạn cái đó. Dĩ nhiên trong đầu của nhiều người trong quý vị thì các vị nghe cái đó cái vị thấy nó hơi phong thần; nhưng mà giờ tôi biết làm sao đây?
Tiếp theo là Đức Như Lai biết rất rõ vấn đề nghiệp lý tới nơi tới chốn. Chúng ta cần biết rằng khi nói tới nghiệp thì có hai khía cạnh: đó là tổng nghiệp và biệt nghiệp.
Tổng nghiệp là sao? Tức là chung chung và đại khái, như hồi nãy tôi nói. Tổng nghiệp, thí dụ như, mình biết rằng hễ bố thí thì kiếp sau sanh ra thoải mái về vật chất; hiếu học Phật Pháp, siêng học Phật Pháp đời sau sanh ra có nhiều trí tuệ; có nhiều từ tâm thì đời sau sanh ra được tuổi thọ, được nhan sắc, được nhiều người mến thương; tu tập về thiền định thì kiếp sau dễ đắc thiền, tu chánh niệm thì kiếp sau sanh ra có trí nhớ tốt và cuối cùng dễ dàng tu tứ niệm xứ, đại khái như vậy. Đó là tổng nghiệp.
Biệt nghiệp là sao? Biệt nghiệp có nghĩa là hai người cùng lúc làm một việc bố thí cho cùng một đối tượng, cùng bỏ tiền ra, cùng mua một dĩa cơm, cùng quì xuống, cùng lúc cúng dường cho một đối tượng nhưng mà cái công đức ở hai người này hoàn toàn khác nhau và khác nhau ở mức độ nào, khác như thế nào với những chi tiết gì thì vị Thinh văn chỉ biết được một phần thôi, chớ còn vị Chánh đẳng giác các Ngài biết còn nhiều nhiều nhiều hơn như vậy, biết cho đến tận cùng như là Ngài muốn. Hiểu biết về nghiệp lý là như vậy.
Như ngày hôm qua tôi nói học về sáu cái trí này của Đức Thế Tôn không phải là mình học về cái chuyện của Ngài. Không phải vậy. Học chuyện của Ngài là một nửa và một nửa là mình học cho mình. Chẳng hạn như cái trí thứ nhất Đức Như Lai biết rất rõ chuyện gì có thể và không có thể, chuyện gì là vô lý, chuyện gì là hợp lý, thì qua cái trí đó của Ngài mình rút được bài học gì? "À, thì ra cái biết của mình hạn chế như vậy". Khi mà mình biết mình bị hạn chế có nghĩa là mình đã đi một bước rất là xa.
Cái biết cần thiết nhất, hay nhất mà con người cần phải có trước nhất đó chính là biết được cái chỗ khuyết, chỗ thiếu của mình, xin thưa quí vị. Xin các vị nhớ dùm cái này, cái này quan trọng lắm. Biết được mình biết cái gì nó không có bằng biết được, chú ý được, phát hiện được cái mà mình không biết. Cái đó nó mới hay.
Biết được cái sở đoản của mình nó rất là quan trọng và có nhiều trường hợp nó còn quan trọng hơn cái sở trường của mình nữa. Bởi vì cái sở trường của mình mình không biết tới nó thì nó vẫn là cái ruột của mình, nhưng mà cái sở đoản nếu mà mình không lưu ý tới nó là mình sẽ chết dễ như chơi, quý vị có hiểu cái này không?
Thí dụ như con nhà võ, mình biết mình xài bộ tay rất là giỏi nhưng mà mình biết bộ chân mình xài dở ẹc, hoặc mình giỏi bộ chân mà bộ tay mình dở. Cái chuyện mà bộ chân mình giỏi đó, mình có thể quên nó không sao hết. Nhưng mà cái bộ tay mình mà mình không có giỏi chơi bộ tay, mình chỉ giỏi về cước, về thối, thối thì bắt chân, mà quyền mình dở, thì mình phải luôn nhớ rõ cái đó. Mình phải biết cái nhược của mình, mình chết là chết cái chỗ mình không biết cái nhược của mình đó.
(còn tiếp)
|