2022-08-17, 04:10 PM
Nhuộm vải bằng lá thiên nhiên.
Be Vegan, make peace.
vườn rau 7 tầng trên mái nhà
|
2022-08-19, 02:40 AM
3 Thứ hai, 7/3/2022, 11:58 (GMT+7) F0 chăm rau hàng ngày để xả stress HÀ NỘILà F0 nhưng chị Lệ Thu không nghỉ chăm vườn rau sân thượng 40 m2 ngày nào và nhờ vậy, chị thấy bớt stress trong lúc cách ly. Chị Nguyễn Lệ Thu (33 tuổi, làm nghề kinh doanh tự do, Hà Nội) phát hiện mắc Covid-19 từ hôm 3/3 cùng lúc với con. 'Lúc biết được bản thân và con đều là F0, tôi thật sự lo lắng vì em bé chưa được tiêm vaccine. Hai mẹ con cũng hoang mang lúc đầu khi tự điều trị tại nhà nhưng cố gắng khắc phục, thường xuyên súc miệng, xịt họng, dùng bổ phế giảm ho, thực phẩm tăng sức đề kháng, bổ sung vitamin từ hoa quả, rau củ. Và điều giúp tôi giải toả tinh thần tốt nhất trong những ngày cách ly là chăm vườn rau xanh', chị nói.
[size=undefined][/size] Vườn sân thượng của chị Thu có diện tích 40 m2, nằm trên tầng bốn. Hồi đầu, chị Thu làm vườn để có rau cho con ăn dặm, tính tới nay đã được bảy năm quen với việc trồng trọt.
[size=undefined][/size] Khi là F0, chị Thu chăm rau không mấy khó khăn vì triệu chứng của chị không quá nặng (sốt nhẹ, ho và viêm họng) và vườn rau chỉ cần duy trì tưới nước sáng và chiều. 'Tôi cũng biết được việc vận động nhẹ nhàng với F0 là rất cần thiết', chị nói.
[size=undefined][/size] Khu vườn mang lại 'vitamin tích cực' cho chị Thu những ngày cách ly.
[size=undefined][/size] Với vườn sân thượng tầng bốn, chị Thu tính sơ đã đầu tư hơn 10 triệu đồng cho hạt giống, chậu trồng bằng nhựa cùng các tháp rau hữu cơ, giúp tiêu thụ lượng rác thải nhà bếp hiệu quả, bảo vệ môi trường.
[size=undefined]ngày cách ly. [/size] Với vườn sân thượng tầng bốn, chị Thu tính sơ đã đầu tư hơn 10 triệu đồng cho hạt giống, chậu trồng bằng nhựa cùng các tháp rau hữu cơ, giúp tiêu thụ lượng rác thải nhà bếp hiệu quả, bảo vệ môi trường.
Advertisement Chị Thu tính toán kỹ lưỡng để các chậu trồng đều thoát nước tốt, không úng ngập sau mỗi đợt tưới. Khu vườn có nhiều loại rau để ép lấy nước như cải kale tím, kale xanh, cải bó xôi, các rau ăn sống nhiều dinh dưỡng và một số rau theo mùa.
[size=undefined] Advertisement [/size]
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 02:46 AM
Mỗi ngày, chị Thu dành một tiếng chăm rau, tưới nước, bổ sung dinh dưỡng cho cây và bắt sâu bằng tay để đảm bảo an toàn thay vì dùng tới các chế phẩm hóa học độc hại.
Advertisement Ở tháp rau hữu cơ, chị Thu bỏ rác nhà bếp vào hốc ở giữa gồm vỏ trái cây, các thực phẩm tự phân huỷ được trừ thịt cá, đồ tanh, mặn. Rác phân huỷ sẽ trở thành phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây. Khi chị Thu chăm chỉ làm vườn, sản lượng rau gần đủ để gia đình dùng hàng ngày. Tuy nhiên, chị Thu cũng có ý định khi khoẻ lại sẽ mở rộng quy mô vườn rau, đã làm sẵn giàn để trồng các cây dây leo, giúp gia đình có đủ rau sạch ăn theo mùa. Chị Thu lên chăm vườn khi đang là F0. Hằng Trần Ảnh: NVCC Tin
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 02:47 AM
Thứ sáu, 19/8/2022, 11:26 (GMT+7)
Ông bố hai con làm vườn rau di động ANHAnh Vinh trồng rau trong các thùng, chậu không đục lỗ để tiện di chuyển khi thời tiết thay đổi bốn mùa một ngày. Lê Văn Vinh, 52 tuổi, đang sống tại tỉnh Gloucestershire xa quê từ năm 18 tuổi. Anh sống ở Hong Kong bảy năm, sau đó sang Anh định cư 26 năm. Những năm đầu sống tại Anh, anh tìm được rất ít siêu thị Việt, chỉ mua được rau củ châu Á ở tiệm Trung Quốc, Thái Lan với giá đắt đỏ và khan hiếm. Vì vậy, anh đã nung nấu ý tưởng tự trồng một khu vườn với đủ loại rau củ quen thuộc.
[size=undefined][size=undefined]'Sẵn trong người có sở thích nấu ăn, trồng trọt vốn được vun đắp từ gia đình theo nghề nông, từ đó, tôi nảy ra ý định tự trồng rau. Đây cũng là cách để tôi nhớ về văn hóa truyền thống, ẩm thực Việt', Vinh nói. [/size][/size] Ở Anh, chi phí làm vườn, thuê thợ chuyên nghiệp rất đắt nên anh tự làm mọi thứ. Ban đầu, anh chỉ trồng và ươm một số cây rau thơm ở ban công vì khi đó, anh đang ở chung cư. 'Nói chung chỗ nào có diện tích thừa, có ánh sáng, tôi sẽ để vài chậu trồng rau', anh cho hay.
[size=undefined][size=undefined]Bắt đầu trồng rau ở xứ ôn đới, anh Vinh cho biết gặp nhiều khó khăn, mất công vì mùa hè quá ngắn và sương mù nhiều, khiến rau nhiệt đới khó sống sót qua mùa đông. [/size][/size] Vườn rau hiện tại của anh Vinh. 'Tôi phát hiện ra nhiều rau chỉ hợp phát triển với thời tiết nắng nóng 28-30 độ C như rau đay, rau dền, rau ngổ... Nhiều lúc tôi nản lòng, muốn bỏ cuộc vì trồng nhiều loại rau không thành công. Nhưng mỗi lần đi chợ mua rau Việt, tôi đều thấy xót ví vì quá đắt đỏ. Để mua rau muống ăn một bữa, tôi phải chi tới 500.000 đồng. Vì vậy, tôi lại nghĩ cách trồng rau trở lại', anh cho hay.
[size=undefined][size=undefined][/size][/size] Khi chuyển sang nhà đất, anh làm vườn có diện tích khoảng 300 m2, được thiết kế, bài trí theo khuôn viên hình chữ L.
[size=undefined][size=undefined][/size][/size] Một góc vườn được anh đặt bục gỗ, trang trí, trồng hoa tạo thành không gian thư giãn.
[size=undefined]Một góc vườn được anh đặt bục gỗ, trang trí, trồng hoa tạo thành không gian thư giãn. [/size] Advertisement Khi bắt đầu trồng rau trở lại, anh Vinh để ý hơn tới thời tiết, nhiệt độ trong cả năm. Tháng nào ấm áp, anh trồng rau chịu nắng; tháng nào lạnh, có tuyết, anh sẽ chọn rau tương ứng. 'Nhưng tôi chưa đạt thành công mấy vì thời tiết ở Anh khác hẳn các nước châu Âu khác do Anh là bán đảo và bao quanh bởi biển. Một ngày ở đây có thể trải qua bốn mùa, có gió lạnh, mưa, tuyết... Phải trải qua nhiều năm ươm trồng, tìm tòi, tôi phát hiện ra tất cả rau Việt đều sống tươi tốt, trụ được ở Anh bằng hình thức trồng trong thùng chậu không đục lỗ, giúp tôi có thể di chuyển cây mọi lúc, mọi nơi khi thời tiết thay đổi. Mô hình này của tôi có thể nói là độc nhất vô nhị về trồng rau Việt', anh nói.
[size=undefined] [/size] Việc không đục lỗ chậu trồng để anh Vinh không cần tưới nhiều lần cho cây khi nắng nóng. Anh có thể tưới hai ngày một lần hoặc ba ngày một lần tùy kích thước cây. Nước và thức ăn (phân bón) sau khi tưới vẫn còn nguyên trong chậu, không bị chảy ra ngoài, ít sâu bệnh vì anh thường di chuyển chỗ cho từng chậu, khiến sâu, sên khó bò.
[size=undefined] [/size] Lúc mùa đông lạnh, anh dùng thêm máy sưởi, tạo môi trường ấm áp cho cây giống có thể sống sót, phát triển.
[size=undefined][size=undefined]Advertisement [/size][/size]
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 02:51 AM
Lúc mùa đông lạnh, anh dùng thêm máy sưởi, tạo môi trường ấm áp cho cây giống có thể sống sót, phát triển.
Advertisement Anh Vinh cho biết việc trồng rau lúc đầu chỉ để phục vụ bữa ăn gia đình. Khi trồng nhiều, anh trở nên thích thú, đầu tư mua chậu, mua đất và phân bón. Anh tìm đồ cũ mọi người không còn sử dụng tới hoặc xin chậu, thùng xốp từ các tiệm bán rau củ quả, tiệm bán cá... Anh tận dụng phơi đất cũ, tự ủ phân từ rác thải nhà bếp để chăm bón cho cây rau.
'Việc làm vườn khá thuận lợi, chỉ trừ khi gặp mưa to, tôi phải di chuyển chậu rau vào nơi có mái che, kho, ga-ra, bếp vì tất cả chậu trồng đều không đục lỗ, không thoát nước dễ gây úng', anh cho biết. Vườn đang có 400-500 thùng, chậu to nhỏ. Buổi sáng, anh ngủ dậy, chăm vườn 1h30 phút và đi làm. Đến tối, ăn uống xong xuôi, anh dành thêm hai tiếng chăm cây. 'Ngày nay, công nghệ dự báo thời tiết phát triển, giúp tôi biết trước tình hình thời tiết của vài tuần, dễ chuẩn bị các phương án xử lý khi thời tiết xấu', anh nói.
Bây giờ, anh Vinh đã trồng được phần lớn rau Việt ở vườn nhà, còn có cả các loại cây leo giàn. Vào đỉnh điểm mùa hè, vườn anh có tới hơn trăm loại rau Việt, có thể chế biến được tất cả các món ăn ba miền mà không phải đi chợ mua rau.
'Tôi chọn trồng cây với mô hình vườn di động thay vì trồng nhà kính để trao kinh nghiệm cho cộng đồng người Việt ở toàn cầu, bởi không phải ai cũng có khả năng, kinh phí để làm nhà kính với chi phí lên tới trăm triệu đồng. Khi không có vườn, ban công, sân gạch, sân thượng thì chỉ bằng mô hình vườn di động, ai cũng có thể trồng được ít nhất chút rau thơm trong nhà, trong bếp mà sạch sẽ, gọn gàng như chăm cây cảnh', anh nói.
Anh còn chia sẻ kinh nghiệm, các hạt giống rau tới người Việt năm châu, bày cách ươm và gieo trồng rau Việt hiệu quả khi thời tiết âm 7, âm 8 độ C. 'Tôi dám khẳng định nếu ở xứ lạnh hay ở cả Việt Nam, nếu trồng theo cách của tôi sẽ đạt hiệu quả 100% mà không cần dùng nhiều phân bón. Mong muốn của tôi là được chia sẻ tới cộng đồng người Việt sống xa quê hương luôn giữ được văn hóa, ẩm thực truyền thống Việt dù sống ở bất cứ đâu, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ luôn nhớ về nguồn cội', anh nói. Hằng Trần
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 02:54 AM
Thứ ba, 26/7/2022, 12:37 (GMT+7)
Mẹ 9X trồng 'đầm sen' mini trên ban công HÀ NỘI'Đầm sen' trên ban công của Phạm Thiên Trang có tuổi đời ba năm với hơn 15 giống sen ngoại nở thơm ngát. Đầm sen mini trên ban công tầng hai của chị Trang.
[size=undefined][size=undefined]Chủ nhân của "đầm sen" mini trên ban công là chị Phạm Thiên Trang, 31 tuổi, kinh doanh tự do. Chị đã trồng sen được bảy năm nhưng mới chơi sen trên ban công tầng hai khoảng ba năm gần đây. "Tôi chọn trồng sen trên ban công vì thích cảm giác vừa mở hé cửa ra là thấy màu xanh mướt của lá sen, mùi thơm của hương sen ùa vào phòng, cảm nhận được sự thư thái và bình yên. Đặc biệt, còn vui hơn nữa là những ngày cuối tuần cả nhà cùng nhau chăm sóc sân vườn, mấy nhóc tì được khám phá và trải nghiệm 'đầm sen' ngay tại nhà", chị cho hay. Theo chị Trang, sen cũng là loại hoa dễ trồng và chăm sóc. Để đáp ứng sở thích của chị Trang, ngay từ khi xây nhà, chồng chị đã thiết kế các bồn trồng sen. Diện tích trồng sen ở ban công của chị khoảng 20 m2. Theo đó, chị bố trí một bể sen có diện tích 2,5 m2 cùng 11 chậu đá mài chữ nhật với kích thước 80x30x30 cm để trồng 30 gốc sen gồm 15 giống khác nhau. Các chậu được sắp xếp dọc theo mép ban công để thuận tiện ngắm và chăm sóc sen. Chị Trang cho biết mỗi lần phải vác bùn hoặc chậu lên tầng hai đều rất vất vả nhưng chị thấy may mắn khi luôn có chồng hỗ trợ. Chị Trang thích trồng sen vào chậu gốm hoặc chậu xi măng, đặc biệt là chậu xi măng đá mài hình chữ nhật vì chậu dày cách nhiệt tốt giúp rễ sen phát triển mạnh; quan trọng hơn là chậu có tính thẩm mỹ, gọn gàng, phù hợp với ban công nhỏ. Chị chọn trồng bằng cây đã ổn định sẵn trong chậu cho khỏe và mau hoa.[/size] [/size] [size=undefined]Chị Trang thích trồng sen vào chậu gốm hoặc chậu xi măng, đặc biệt là chậu xi măng đá mài hình chữ nhật vì chậu dày cách nhiệt tốt giúp rễ sen phát triển mạnh; quan trọng hơn là chậu có tính thẩm mỹ, gọn gàng, phù hợp với ban công nhỏ. Chị chọn trồng bằng cây đã ổn định sẵn trong chậu cho khỏe và mau hoa. [/size] Advertisement Cuối tuần, hai con nhỏ đều giúp mẹ xả nước và dọn dẹp ban công.
[size=undefined][size=undefined]Trồng sen lâu năm, chị Trang đúc rút kinh nghiệm, đầu tiên là chỗ trồng phải ngập nắng. "Các bạn nên chọn nơi có ánh sáng chiếu vào tối thiểu bốn tiếng mỗi ngày, nếu thời gian chiếu sáng từ sáu đến tám tiếng trở lên càng tốt. Bởi nếu môi trường ít nắng, sen sẽ ít lá và hoa. Bạn cũng nên tránh trồng sen ở nơi lộng gió vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình nở hoa của sen", chị nói. Mùa sen kéo dài từ tháng Tư đến tháng Mười Một hàng năm và có thể sớm hay muộn hơn phụ thuộc vào thời tiết. Các chậu sen từ năm cũ sẽ nhanh lên lá và cho hoa sớm hơn các chậu sen trồng đúng vụ. Kinh nghiệm của chị Trang khi chọn hoa phù hợp để trồng ban công là chọn các giống sen ngoại sai hoa, dầy cánh, bông to, nhiều lá và thấp để không lo bị gió táp, cân đối với diện tích ban công nhỏ hẹp và không che mất tầm nhìn. Điển hình như Jubawa, Blood Drop, Red Rosy, Pink Diamond, Supper Lotus, Red Philips, Bác Trân Hồng, Phật Âm... Chị Trang gợi ý nếu thích các dòng sen đỏ thơm và ra nhiều hoa, bạn có thể chọn Blood Drop, Phượng Hoàng Lửa, Bác Trân Hồng, Red Philips, Red Flag. Ngoài ra, một số hoa sen màu hồng phớt nhẹ nhàng là Supper Lotus, Phật Âm, Diamond Pink thích hợp trồng ban công. Nếu thích sen có ngoại hình lạ, bạn có thể thử trồng Jubawa và S1000 có cách xếp cánh rất đẹp và lâu tàn. Chị Trang thích trồng sen vào chậu gốm hoặc chậu xi măng, đặc biệt là chậu xi măng đá mài hình chữ nhật vì chậu dày cách nhiệt tốt giúp rễ sen phát triển mạnh; quan trọng hơn là chậu có tính thẩm mỹ, gọn gàng, phù hợp với ban công nhỏ. Chị chọn trồng bằng cây đã ổn định sẵn trong chậu cho khỏe và mau hoa.[/size][/size] [size=undefined][size=undefined]Chị Trang gợi ý nếu thích các dòng sen đỏ thơm và ra nhiều hoa, bạn có thể chọn Blood Drop, Phượng Hoàng Lửa, Bác Trân Hồng, Red Philips, Red Flag. Ngoài ra, một số hoa sen màu hồng phớt nhẹ nhàng là Supper Lotus, Phật Âm, Diamond Pink thích hợp trồng ban công. Nếu thích sen có ngoại hình lạ, bạn có thể thử trồng Jubawa và S1000 có cách xếp cánh rất đẹp và lâu tàn. [/size][/size] Advertisement Bông sen chị Trang trồng nở to hơn cả bát ăn cơm.
Khi trồng sen, chị Trang dùng đất hoặc bùn ao nhưng chị nhận thấy sen nở đẹp nhất là khi được sinh trưởng trong bùn ao. Nước trồng sen có thể là nước máy. Trong vòng một tuần, chị sẽ xả tràn nước từ một đến hai lần để hạn chế bám rêu, bọ gậy và làm sạch nước cho sen. Về chế độ dinh dưỡng cho sen, cứ đều đặn từ một đến hai lần mỗi tuần, chị Trang đổ chút phân nước hữu cơ chuyên dụng hoặc rắc vài hạt NPK. Nhờ đó, lá sen xanh mướt và trổ nhiều nụ. Trong quá trình trồng sen, chị Trang từng gặp không ít thất bại. Có lần, chị trồng chậu quá nhỏ dẫn dến sen cằn cỗi, không ra được nụ. Để giải quyết điều này, chị chuyển sang trồng sen trong chậu to nhiều bùn hơn. Một thất bại khác chị từng gặp là do tính tò mò, hay sờ vào nụ sen nhỏ khiến nụ bị thui chột không thể nở. Ngoài ra, nếu cho sen tiếp nhận quá liều phân bón sẽ khiến sen bị sốc phân, lá héo rũ. Khi đó, chị Trang phải xả tràn nước nhiều lần để rửa trôi bớt phân. Chị cũng khuyên cần loại bỏ lá vàng, cắt sát tận chân cuống hoa héo, tàn, sâu bệnh để sen có thể nở nhiều hoa mới. Xem thêm ảnh "đầm sen" mini chị Trang trồng: [size=undefined][size=undefined][/size][/size]
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 03:03 AM
3 Thứ ba, 15/2/2022, 11:51 (GMT+7) Vườn 600 m2 hoa trái quanh năm của chủ quán cafe ĐỒNG THÁPVườn của chị Bích Tuyền có cây ăn quả, rau màu và cả hoa hồng, được chị chăm bón không thuốc trừ sâu độc hại. Khu vườn 600 m2 của vợ chồng chị Lê Thị Bích Tuyền (32 tuổi, kinh doanh quán cafe, thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) được quy hoạch gọn gàng, sạch đẹp.
[size=undefined][/size] Trong vườn, vợ chồng chị trồng các loại cây ăn quả gồm: Xoài, na Thái, bưởi ruby, vú sữa, quýt, hồng... cùng các loại rau phục vụ bữa ăn gia đình: cải kale, cải cầu vồng, cải mù tạt Nhật, cần tây, cà chua giống nhập, xà lách, su hào tím.
[size=undefined][/size] 'Lúc trước, tôi học tập và sinh sống tại TP HCM. Nhưng từ khi sinh bé trai, vợ chồng tôi quyết định về Đồng Tháp lập nghiệp, ổn định cuộc sống. Trong thời gian rảnh, tôi trồng rau vì đam mê và cũng bởi muốn gia đình có những bữa ăn ngon và sạch', chị Tuyền nói.
[size=undefined][/size] Khu vườn chủ yếu do chị Tuyền thiết kế và chăm sóc hàng ngày vì ông xã bận đi làm, chỉ phụ giúp được vào cuối tuần.
[size=undefined][/size] Chị Tuyền bắt đầu trồng những cây ăn trái cách đây khoảng ba năm.
[size=undefined]Advertisement [/size] Khoảng một năm gần đây, chị mới quy hoạch vườn để trồng rau màu. 'Tôi quan niệm vườn đẹp là vườn phải sạch. Do diện tích vườn rộng lớn nên tôi chia ra từng khu nhỏ, mỗi ngày làm một ít. Vì được chồng ủng hộ tuyệt đối về tài chính nên tôi có động lực làm, cũng may công việc của tôi tự do nên thời gian dành cho vườn được tương đối nhiều', chị nói.
[size=undefined][/size] Số tiền ban đầu mà chồng đưa chị Tuyền đầu tư để làm vườn là 50 triệu đồng và tới nay chị vẫn chưa tiêu hết vì tận dụng vật tư có sẵn, tự bỏ công sức làm, ít thuê người phụ. Vườn rộng lớn nhưng chị Tuyền nói không với thuốc hóa học để đảm bảo sức khỏe. Vì vậy, cỏ dại mọc um tùm, chị luôn phải nhổ cỏ liên tục nên đôi khi rất mệt và cực.
[size=undefined][/size] Ngoài trồng cây ăn trái, rau xanh, chị Tuyền còn trồng xen canh hoa hồng.
[size=undefined][/size] Các giống hồng chị chọn là: Hồng cổ Huế, hồng thân gỗ, hoa hồng trứng.
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 03:04 AM
[size=undefined]Advertisement
[/size] Chị tưới cây với bia pha loãng, nước vo gạo, thường xuyên phòng trừ sâu bệnh cho hoa bằng cách pha một lít nước với một ml nước rửa chén, cho vào bình xịt, lắc đều rồi phun.
[size=undefined][/size] Đồng thời, chị còn tranh thủ bắt sâu ăn lá, ốc sên bằng tay vào buổi tối. Những khi cần cải tạo lại khu vườn cho đẹp, bên cạnh sự trợ giúp của chồng vào cuối tuần, chị Tuyền thuê một người làm vườn phụ với giá 300.000 đồng/ngày.
[size=undefined][/size] Ớt lồng đèn hay còn gọi là ớt trái tim do chị Tuyền trồng.
[size=undefined][/size] Giỏ cà chua đầy ắp sau một lần thu hoạch của chị Tuyền. 'Cảm giác tự làm vườn vừa thư giãn, vừa bình yên. Khi cây cho ra trái, ra hoa, tôi đều tự hào kể cho bạn bè nghe và tặng mỗi người một ít làm quà', chị nói.
[size=undefined]>> Xem thêm ảnh vườn nhà chị Tuyền[/size] Hằng Trần
Ảnh: NVCC
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 03:06 AM
Thứ ba, 28/9/2021, 00:03 (GMT+7)
8X làm vườn 30 m2 trên mái tôn, sân thượng TP HCMAnh Nguyện vượt khó khi chuyển đất, chậu trồng, dẫn đường nước lên tầng thượng... và sau 5 tháng, vườn cho trái liên tục. Đều đặn 5 tháng nay, ngày nào anh Phan Văn Nguyện (35 tuổi, TP HCM) cũng lên thăm vườn 30 m2 ngay trên sân thượng và mái tôn chống thấm nhà mình. Ban đầu, anh Nguyện không nghĩ tới việc tận dụng diện tích trống này để làm vườn mà ý tưởng chỉ nảy sinh khi tình cờ thấy đám rêu xanh dưới đáy bồn chứa nước đang rò rỉ.
[size=undefined][/size] 'Tuy nhiên, những câu hỏi liên tiếp được đặt ra sau khi bàn bạc với bà xã khiến tôi khó nghĩ. Chúng tôi phải chuyển đất bằng đường nào? Trồng chậu gì cho gọn nhẹ? Tưới nước cho cây bằng cách nào? Trồng loại rau gì để phù hợp khí hậu nắng nóng? Mái tôn dốc nên cần bố trí chậu thế nào? Làm giàn leo kiểu gì? Kinh nghiệm trồng rau của chúng tôi còn ít ỏi, nên làm thế nào?...', anh chia sẻ.
[size=undefined][/size] Có nhiều băn khoăn nhưng vì ước muốn có khu vườn nhỏ cho gia đình nên anh Nguyện không chùn bước và tìm ra từng câu trả lời cho từng vấn đề. Anh chọn vận chuyển đất, cây cối qua lỗ kỹ thuật đã có sẵn giữa nhà, vốn sử dụng để thi thoảng kiểm tra mái.
[size=undefined][/size] Về chậu trồng, anh chọn loại nhựa mỏng sao cho gọn nhẹ. Nước tưới được dẫn bằng đường ống từ dưới lên, tưới bằng vòi xịt.
Do là dân kỹ thuật nên anh Nguyện tự thiết kế giàn cho cây trồng, tính toán khối lượng đất, cây và mua kệ, thanh sắt V lỗ về lắp ráp. Trong lúc bố trí làm giàn, anh ươm cây giống trước, sau 2 tuần hình thành xong bộ khung các giàn leo, lúc đó cây đã đủ lớn để trồng theo giàn.
Advertisement Anh chọn các rau, trái phù hợp khí hậu nắng nóng cho vườn là dưa leo, bí xuất xứ Nhật, bí đao chanh, khổ qua, dưa lưới, rau mồng tơi, cải, muống và các loại rau thơm khác cho vườn. Chi phí ban đầu cho việc làm giàn, chậu, đất, phân bón, hạt giống... khoảng 5 triệu đồng. [size=undefined] [/size] Mái tôn không quá dốc và bên dưới là sàn bê tông nên anh chọn trồng một số cây dễ chăm ngay trên mái, bên cạnh khu vực sân thượng. Anh dùng tấm bạc cách nhiệt trải mái tôn, cũng bọc các chậu trồng cây với tấm bạc để giúp cây không sốc nhiệt. [size=undefined] [/size] Quả bí đao chanh trĩu nặng tay. "Câu hỏi mà tôi thấy khó nhất là về cách chăm cây. Do đó, tôi vừa trồng, vừa tìm tòi học hỏi kiến thức nông nghiệp từ Google, YouTube, cuối cùng cũng thu được thành quả", anh chia sẻ. [size=undefined] Advertisement [/size] [size=undefined] [/size]
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 03:09 AM
Quả bí đao chanh trĩu nặng tay. "Câu hỏi mà tôi thấy khó nhất là về cách chăm cây. Do đó, tôi vừa trồng, vừa tìm tòi học hỏi kiến thức nông nghiệp từ Google, YouTube, cuối cùng cũng thu được thành quả", anh chia sẻ.
Advertisement Mỗi ngày, cả gia đình cũng cùng nhau dành buổi sáng, chiều khoảng 30 phút để tưới nước, bón phân, thụ phấn cho cây, kiểm tra sâu bệnh. "Ban đầu vất vả nhưng từ khi vườn cho trái, công việc trở nên nhẹ nhàng. Những hôm thu hoạch, chúng tôi cho các bé lên chơi, hái trái, khám phá thế giới côn trùng trong vườn...", anh kể.
Từ lúc làm vườn, nhà anh Nguyện ít khi phải mua rau trái bên ngoài và điều này càng thêm giá trị những lúc người dân thành phố không trực tiếp đi chợ, siêu thị.
Sau 5 tháng làm vườn, anh Nguyện bộc bạch: "Tôi nhận ra làm vườn giữa lòng phố rất khó nếu thiếu quyết tâm, lòng kiên nhẫn. Những ngày qua, vườn như chỗ dựa tinh thần, giúp gia đình tôi thấy vui hơn, thoải mái hơn vì có nơi để thư giãn, thu hoạch rau quả, có chỗ cho con nhỏ vui chơi tại nhà".
Anh Nguyện thu hoạch bí ngô để chế biến bữa ăn tươi ngon cho gia đình.
Hằng Trần
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 03:13 AM
Công trình nằm ở TP HCM, được hoàn thiện bởi VTN Architects của KTS trưởng Võ Trọng Nghĩa.
[size=undefined][/size] Ngôi nhà được thiết kế cho một cặp vợ chồng 30 tuổi và mẹ của họ, là một nhà ống điển hình được xây dựng trên mảnh đất rộng 4 m và dài 20 m. Mặt tiền và mặt sau là các lớp bê tông rỗng khối để trồng cây.
[size=undefined][/size] Bước vào bên trong nhà là một khoảng sân nhỏ.
[size=undefined][/size] Khoảng cách giữa các bồn trồng cây được điều chỉnh theo chiều cao của cây, dao động từ 25 cm đến 40 cm. Để dễ tưới cây và chăm sóc chúng, KTS sử dụng hệ thống ống tưới tự động bên trong chậu trồng. Với vẻ ngoài độc đáo, thích hợp khí hậu nhiệt đới, KTS đặt tên công trình là Stacking Green (Nhà vườn xếp).
[size=undefined][/size] Nhà có rất ít tường ngăn để giữ sự thông thoáng và có tầm nhìn ra mặt tiền cây xanh từ mọi điểm phía bên trong ngôi nhà.
Advertisement Khu vực tiếp khách được bố trí cạnh nơi ăn uống.
[size=undefined][/size] Vào buổi sáng và buổi chiều, ánh nắng mặt trời xuyên qua lá xanh trên cả hai mặt trước và sau công trình, tạo hiệu ứng bóng đổ đẹp mắt trên các bức tường đá granit, được cấu tạo từ các viên đá chiều dài 2 cm xếp chồng lên nhau.
[size=undefined][/size] Mặt tiền xanh và khu vườn trên mái bảo vệ thành viên trong nhà khỏi ánh nắng trực tiếp, tiếng ồn đường phố và khói bụi ô nhiễm. Ngoài ra, hệ thống thông gió tự nhiên qua các mặt tiền và hai đèn chiếu sáng ở trên cùng cho phép công trình tiết kiệm chi phí năng lượng lớn trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở TP HCM.
[size=undefined]Advertisement [/size] Tường và cửa kính ngăn cách vườn xanh với phòng ngủ.
[size=undefined][/size]
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 03:14 AM
Tầng trên cùng của ngôi nhà cũng được tận dụng để trồng cây.
[size=undefined] [/size] Phòng tắm đón nắng nhờ giếng trời.
[size=undefined][/size] Khi hoàn thành dự án, nhóm KTS mong muốn công trình truyền cảm hứng về sự tái định nghĩa kiến trúc, tăng cường cây xanh như một nét đặc trưng, giúp diện mạo thành phố trở nên khác biệt, độc đáo với nhiều cây xanh nhiệt đới trong tương lai.
[size=undefined]>> Xem tiếp[/size] Hằng Trần (Theo Archdaily
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 03:18 AM
Nhà có vườn bậc thang trên mái ở Nha Trang
Chủ nhà muốn có vườn rộng nên nhóm KTS đưa giải pháp về vườn trên mái, giúp tối ưu diện tích và đưa thiên nhiên vào cuộc sống. Công trình ở Nha Trang có diện tích xây dựng 276 m2, nằm trong khuôn viên 492 m2 được hoàn thiện năm 2015 bởi nhóm KTS của Icada, VTN Architects.
[size=undefined][/size] Đại diện nhóm cho biết chủ muốn có ngôi nhà lớn với vườn rộng. Để đáp ứng yêu cầu này, mái nhà được thiết kế như khu vườn để trồng cây. Tuy nhiên, quy chuẩn xây dựng ở địa phương yêu cầu gần 50% diện tích mái phải được lợp bằng ngói xám hoặc cam và có độ dốc. Vì vậy, nhóm tuân theo và tối ưu hóa diện tích trồng cây xanh trên mái với các khối bê tông chạy song song nhau.
[size=undefined][/size] Mái có độ dốc thoai thoải và cảnh quan hài hòa với những ngọn núi bao quanh. Dưới bóng cây, thành viên trong gia đình có thể ngắm cảnh, trải nghiệm cuộc sống xanh.
[size=undefined][/size] Mặt trước của công trình cũng được cây xanh bao phủ.
[size=undefined][/size] Các không gian bên trong nhà cũng được dựa theo các khối bê tông song song.
[size=undefined]Advertisement [/size] Dưới mái nhà là các phòng chức năng để sinh hoạt, ăn uống và phòng ngủ, trong khi các công trình phụ, không gian khác như phòng tắm, kho và hành lang được đặt dưới mái nhà phủ xanh, nơi chiều cao trần nhà bị hạn chế vì lớp đất cho cây.
[size=undefined][/size] Giữa nhà là khoảng trống để trồng cây xanh, được ngăn cách với các khu vực khác bằng tường kính.
[size=undefined][/size] Bên cạnh khu bếp và ăn uống nhìn ra khoảng sân nhỏ nhờ vách tường kính trong suốt.
[size=undefined]Advertisement [/size] Cây xanh xuất hiện mọi nơi trong công trình, giúp con người gần gũi thiên nhiên.
[size=undefined][/size]
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 03:53 AM
[url=https://ngoisao.vnexpress.net/quan-ca-phe-nhu-khu-rung-thu-nho-o-ha-noi-4501354.html#box_comment][/url]
Thứ sáu, 19/8/2022, 14:27 (GMT+7) Quán cà phê như khu rừng thu nhỏ ở Hà Nội Không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên kết hợp mảng xanh mướt của cây cối giúp nhiều thực khách cảm thấy thư giãn và bình yên khi tới đây. Tọa lạc trong con ngõ ở Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy (Hà Nội), Treeland Coffee gây ấn tượng với thực khách bởi quán được thiết kế như một khu rừng thu nhỏ. Ngay từ cổng bước vào, quán gây ấn tượng bởi diện tích rộng, lối kiến trúc mở, được che phủ bởi nhiều cây xanh tươi mát. Điều khiến du khách thích nhất là nơi đây lúc nào cũng ngập tràn ánh sáng tự nhiên. Cây xanh được bao phủ toàn bộ quán, từ các lối đi trải dài hai bên, đến từng chỗ ngồi. Ngồi ở vị trí nào du khách cũng đều cảm nhận được sự bình yên, mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên. Nếu cần một nơi yên tĩnh để học bài, làm việc hay một ngày làm việc mệt mỏi cần nơi thư giãn thì quán là lựa chọn phù hợp. Quán có khu vực hồ cá Koi. Ngoài việc uống cà phê, thực khách có thể ngắm và chơi đùa cùng đàn cá Koi tung tăng bơi lội. Bàn ghế bài trí khá đa dạng với nhiều chỗ ngồi, dành cho nhiều nhóm khách với số lượng khác nhau. Có những bàn lớn dành cho nhiều người, có cả những góc nhỏ cho cặp đôi hoặc khách đi một mình. Nguyễn Như Quỳnh (THPT Đan Phượng) và Cao Thị Trâm (THPT Hồng Thái) vô tình biết đến quán thông qua mạng xã hội. Cả hai ấn tượng bởi không gian rộng rãi, nhiều cây xanh và có nhiều góc để chụp ảnh. Nhiều khu vực có kê nhiều bàn lớn, trên đó đặt những chậu cây nhỏ dễ thương. Những chậu cây này dùng để trang trí hoặc làm vật dụng để khách hàng cầm 'sống ảo'. Lê Thị Thương và Nông Thị Thắm thích thú khi chạm vào cây xương rồng.
Be Vegan, make peace.
2022-08-19, 03:54 AM
Đinh Nguyễn Hà Uyên đang tập luyện với đàn tranh để chuẩn bị quay video cho portfolio (tổng hợp toàn bộ dự án mà ứng viên từng tham gia thực hiện) để xin học bổng du học. Uyên cho biết cô đam mê với âm nhạc và lựa chọn đàn tranh để thực hiện dự án của mình. 'Không gian quán rộng, có nhiều góc quay đẹp nên tôi lựa chọn nơi này thực hiện dự án của bản thân', Uyên nói.
Quán có nhiều góc check-in, thế nhưng nơi được các bạn trẻ săn đón nhất lại là khu vực chụp ảnh trước gương. Khu vực gương trở thành một background cực xinh xắn, giúp du khách có những tấm ảnh 'hút like'. Quán bố trí một khu vực riêng với bàn ghế lớn được gọi là co-working space (không gian làm việc chung) dành riêng cho những người cần mang sách vở hoặc laptop tới làm việc. Quán có không gian cả trong nhà, bên trong sử dụng điều hòa và không hút thuốc. Trong nhà, quán sắp xếp, bố trí nhiều cây xanh ở góc, chủ yếu là chậu đứng. Hiện quán mở cửa từ 7h đến 23h hàng ngày. Thực đơn đa dạng với nhiều loại thức uống từ những loại cà phê truyền thống đến sinh tố, các loại trà, nước ép. Chất lượng đồ uống không được đánh giá cao, giá dao động từ 25.000 - 50.000 đồng mỗi món. Không gian quán tràn ngập cây xanh Tùng Đinh
Be Vegan, make peace.
|
« Next Oldest | Next Newest »
|