Sỏi Đá Chợ Trời
#76
Quote:Viết thêm: Nhờ việc này và nhờ trao đổi với bạn mà giờ tôi mới hiểu ra một chân lý, chơi ở bất cứ diễn đàn nào cũng là điều khó khăn vô cùng, cái ranh giới giữa việc có thêm một người bạn, được một người tri kỷ với việc có thêm một kẻ thù hay có nhiều kẻ ghét mình nó mỏng manh vô cùng. Tất cả chỉ thay đổi trong chớp mắt. Và cũng không ngạc nhiên khi nhìn thấy "chiến tranh" xảy ra triền miên giữa con với con, giữa người với người vậy.

Bạn Ngoại đạo.

Rầu bạn quá. Bạn nổi cảm xúc lên rồi suy diễn chi mà nó xa xôi, vời vợi thành ra chiến tranh, chiến trường có cảm tưởng như súng đạn bay vèo vèo, bom nổ đì đùng khói lửa tứ phương.

Diễn đàn hay ngoài đời cũng vậy thôi. Đâu đâu cũng có bất đồng trong cái nhìn, cái nghĩ. Chính trong lòng của chính mỗi một người cũng là nơi chốn đầy dẫy mâu thuẩn rồi, suy một đàng mà cảm một nẻo, nói chi giữa người này với người nọ. Ngay cả bạn bè thân thiết tri âm tri kỹ đi nữa, đâu phải lúc nào cũng tương đồng nhau, nhiều khi bất hoà cãi nhau búa xua một hồi rồi thôi. Về FB, với tôi đơn giản là không có thời gian nhiều, nên tôi không chơi ở đó, chứ không có suy ra rằng bạn nghĩ thế này thế kia về FB. Năm cũ sắp hết rồi, năm mới gần kề, mong là bạn đừng nghĩ đến cái chân lý chiến tranh khói lửa gì đó nữa, tưởng về nó năm mới sẽ mất vui.  Hôm nọ có đọc được 2 câu này mà không rõ người viết là ai: "Xin cứ xem cuộc đời như khúc hát, đoạn nào buồn xin bỏ bớt cho vui."
Cheer
Reply
#77
[quote pid='195725' dateline='1578962481']

Bạn Ngoại đạo.

Rầu bạn quá. Bạn nổi cảm xúc lên rồi suy diễn chi mà nó xa xôi, vời vợi thành ra chiến tranh, chiến trường có cảm tưởng như súng đạn bay vèo vèo, bom nổ đì đùng khói lửa tứ phương.

Diễn đàn hay ngoài đời cũng vậy thôi. Đâu đâu cũng có bất đồng trong cái nhìn, cái nghĩ. Chính trong lòng của chính mỗi một người cũng là nơi chốn đầy dẫy mâu thuẩn rồi, suy một đàng mà cảm một nẻo, nói chi giữa người này với người nọ. Ngay cả bạn bè thân thiết tri âm tri kỹ đi nữa, đâu phải lúc nào cũng tương đồng nhau, nhiều khi bất hoà cãi nhau búa xua một hồi rồi thôi. Về FB, với tôi đơn giản là không có thời gian nhiều, nên tôi không chơi ở đó, chứ không có suy ra rằng bạn nghĩ thế này thế kia về FB. Năm cũ sắp hết rồi, năm mới gần kề, mong là bạn đừng nghĩ đến cái chân lý chiến tranh khói lửa gì đó nữa, tưởng về nó năm mới sẽ mất vui.  Hôm nọ có đọc được 2 câu này mà không rõ người viết là ai: "Xin cứ xem cuộc đời như khúc hát, đoạn nào buồn xin bỏ bớt cho vui."
Cheer
[/quote]

Ai mà cũng suy nghĩ như anh thì cuộc đời này bình yên phẳng lặng từ lâu rồi.   Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Và Chợ Trời chắc dẹp tiệm luôn, không còn cái cảnh cãi nhau, chửi nhau, móc nghéo nhau chí chóe. Lúc đó chợ Trời chỉ là nơi con người lập ra để mua bán những món hàng cỗ, hàng second hand, hàng dư dùng mang ra bán cho người cần dùng. Thiên hạ đi qua đi lại, cầm lên xem, hỏi nhau cái xuất xứ món hàng từ đâu ra, kỳ kèo trả giá, thêm một bớt hai, vui vẻ vì người cần tiền có tiền người cần hàng có hàng, vui há?.  Grinning-face-with-smiling-eyes4

Câu cảm thán của tôi viết ở trên thật ra không nhắm vào ai và cũng không nói lên tâm trạng riêng của mình, chỉ là một đúc kết nho nhỏ khi nhìn thấy nhiều chuyện ở đây, có những bất hòa được giải quyết trong êm đẹp nhưng vẫn còn có những uẩn ức không hóa giải hết, vẫn còn nhiều người mang một mối hận chưa chắc nguôi ngoai, chỉ chờ có dịp là bùng lên dữ dội thôi anh ơi.

Dù sao cũng cảm ơn lời khuyên của anh, I'm okay, tôi luôn giữ lòng bình lặng khi nhìn bất cứ một sự việc gì, off phone là quên hết để trở về với cuộc sống thực. Bạn bè của tôi chơi với nhau từ khi còn ở truồng tắm mưa đến giờ, mỗi khi rảnh có dịp gặp nhau vẫn cãi nhau như mổ bò, có điều xong rồi thì thôi, quan hôn tang chế gì cũng tìm đến với nhau, khác biệt trong suy nghĩ nhưng không khác biệt về con người, có khi ngồi nhắc lại những trận cãi nhau ấy chỉ cười xòa, chọc nhau, ai bảo đàn ông không nhiều chuyện, gặp chuyện có khi còn hơn đàn bà, xin lỗi, đàn bà chưa chắc đã hơn.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c .

CUNG CHÚC TÂN XUÂN.    Cheer
Reply
#78
Cổ nhân có vài câu:


"Người vô tư thì trời đất sẽ trở nên rộng rãi vô cùng; với người ích kỷ, thì mỗi bước đi đều cảm thấy rất nặng nề."

Người thông minh giải quyết rắc rối dựa vào 3 nguyên tắc: 

1). Sử dụng trí thông minh gọi là Bình Tĩnh;
2). Ứng biến khôn ngoan là Rẽ Hướng;
3). Đỉnh cao thức thời là Buông Tay đúng lúc.
Reply
#79
Original posted by Ngoại Đạo

Câu cảm thán của tôi viết ở trên thật ra không nhắm vào ai và cũng không nói lên tâm trạng riêng của mình, chỉ là một đúc kết nho nhỏ khi nhìn thấy nhiều chuyện ở đây, có những bất hòa được giải quyết trong êm đẹp nhưng vẫn còn có những uẩn ức không hóa giải hết, vẫn còn nhiều người mang một mối hận chưa chắc nguôi ngoai, chỉ chờ có dịp là bùng lên dữ dội thôi anh ơi.


Đọc vài hàng cảm thán của anh/chị, tôi đoán anh/chị đã bỏ không ít tâm tư vào diễn đàn ViệtBest nầy. Chuyện thị phi thì ở đâu cũng vậy, ta không thể control người khác nhưng ta có thể control chính bản thân mình để tránh rớt sâu vào trong đó. Ngoài đời chưa chắc gì tìm được 1 tri kỷ như hằng mong muốn, huống chi là trên mạng ảo đa màu đa sắc nầy. Nếu những chuyện hiểu lầm đã xảy ra từ ViệtBest mà bỏ qua được thì anh/chị cũng nên xí xoá trước thềm năm mới cho tâm hồn thanh thản đón đầu xuân; hoặc bản thân anh/chị hay có quen biết ai đó đã từng chơi trong ViệtBest và đang mang tâm trạng "uẩn ức không hoá giải hết" thì anh/chị cứ thẳng thắng nói với cô ấy. Biết đâu cô ấy giải toả được niềm riêng, hay ít ra cũng là 1 người biết trân trọng sớt chia nỗi niềm của anh/chị. Có nhiều chuyện người trong cuộc lại suy nghĩ không thông suốt bằng người ngoài cuộc, và có nhiều chuyện không đến phức tạp khó giải quyết như đã từng nghĩ.


Best wishes to you and your family  Tulip4
Reply
#80
Có một câu chuyện kể về nhà văn người Mỹ Mark Twain. Mark Twain nghe bài thuyết giảng của mục sư tại nhà thờ. Ban đầu, ông rất cảm động trước với bài diễn văn, còn dự định sẽ lấy một khoản tiền lớn để quyên tặng nhà thờ.

Nhưng sau vài phút, vị mục sư vẫn tiếp tục nói, còn Mark Twain cảm thấy bắt đầu nhàm chán, và quyết định giảm số tiền này xuống một nửa. Sau 10 phút, khi vị mục sư trên bục vẫn đang huyên thuyên không ngừng, Mark Twain cảm thấy không chịu nổi nữa, ông quyết định sẽ không quyên tặng tiền nữa.

Trong tâm lý học, hiện tượng này gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”, nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản tác dụng.

Bệnh là từ miệng mà vào, họa là từ lời mà rước lấy. Mỗi người đều nên chịu trách nhiệm về những gì họ đã nói. Có những lời, người nói vô tâm, nhưng người nghe lại hữu ý. Nói mà không suy nghĩ kỹ, có thể mang đến hậu quả khôn lường, thậm chí khiến bản thân có thêm bao nhiêu kẻ thù mà chẳng hay biết.

Nhà triết học Socrates từng giảng về đạo lý “ba cái sàng”. Socrates nói: “Khi bạn muốn nói với ai đó một chuyện, ít nhất hãy dùng ba cái sàng để lọc. Cái thứ nhất gọi là sàng chân thực, cái thứ hai là sàng thiện ý và cái thứ ba là hữu ích, chính là điều chúng ta muốn nói có quan trọng hay không?”
Nếu như mỗi chúng ta đều có thể nghĩ đến “ba cái sàng” của Socrates khi muốn nhận định hay tranh biện gì đó, chúng ta sẽ có thể tránh được việc nói ra những lời vô nghĩa, đắc tội với người khác, đồng thời cũng cải thiện được “bệnh nói nhiều” của bản thân.

(Sưu tầm)
Reply
#81
Đàn bà nên cưới khi nào?

Mười sáu, đàn bà không thể cưới. Vì cưới thằng đàn ông nào thằng ấy ở tù ngay.

Mười bảy, đàn bà không rảnh để cưới, vì bận đi bẻ gãy sừng trâu, dù bẻ xong cầm đó chứ cũng chẳng biết làm gì.

Mười tám, đang được gọi là tuổi “teen”, và “teen” thì phải tìm cách chụp hình đăng facebook để thành hotgirl chứ không thể cưới.

Mười chín, đàn bà bận mê phim Hàn Quốc, tơ tưởng đến các “ộp-pa”, nhận ra là cứ cưới anh nào về thì đến cuối cùng anh đó ung thư máu mà chết. Không cưới.

Hai mươi, chuyển sang mê phim Mỹ, thấy nguy cơ cưới nhầm gián điệp, mafia, hung thủ giết người rất cao, nên cũng không dám cưới.

Hai mốt, đàn bà nhận ra rằng sau khi cưới chồng thì có thêm má chồng, nên cũng nhất quyết không cưới. Má mình nhiều khi mình còn chịu không nổi, sao chịu nổi má người dưng.

Hai hai, đàn bà đẹp, có nhiều hơn một lựa chọn, phân vân giữa anh giàu và anh đẹp, cuối cùng phát hiện ra hai anh đó yêu nhau. Không cưới.

Hai ba, quyết định chọn một anh chàng hát hay như ca sĩ, đến khi gần cưới mới biết là anh này chỉ hát nhép, nên quyết định dừng cưới. Đàn bà không thích ai lừa mình.

Hai tư, chọn được một chàng thông minh, quen nhau một năm, cứ đắn đo suy nghĩ “Sao thông minh vậy mà cứ nghèo hoài”. Không cưới được.

Hai lăm, mừng rỡ khi quen được một chàng rất giàu có, chuẩn bị đám cưới thì dừng lại, vì nhận được thiệp hồng của bạn mình cùng một chàng trai khác giàu hơn.

Hai sáu, cảm thấy nhàm chán việc hẹn hò, chẳng muốn yêu đương. Thỉnh thoảng ngồi nhớ lại mấy mối tình thời còn đi học, cười một mình và cũng không cưới.

Hai bảy, quyết định hâm nóng trái tim, yêu một anh học thức, công nhân viên nhà nước. Khổ nỗi chàng chưa có nhà, phải sống cùng gia đình và hai em. Với lại, nhìn thấy cảnh con bạn thân cưới xong, ngồi đếm phong bì và khóc cả đêm, nên không cưới.

Hai tám, tự nhủ nhất định sẽ lấy chồng, nhưng đi đâu cũng gặp phải những anh chàng nhất định không lấy vợ, hoặc là nhất định sẽ lấy chồng giống như mình.

Hai chín, thấy đàn ông nào cũng tầm thường, người thì già quá, người thì khờ quá, người thì không giàu, người thì xấu quá. Nhận ra một điều là đàn ông tốt đều đã có vợ.

Ba mươi, gặp ai cũng muốn cưới, nhưng ác cái bọn đàn ông chỉ muốn dừng lại ở mức bạn bè thông thường, hoặc bạn bè trên giường, chứ còn cưới thì chúng không muốn.

Ba mốt, quyết định sống vậy luôn cho khỏe. Thấy đứa nào mới cưới, cười nhếch mép: “Hạnh phúc ha, rồi chừng nào chia tay?”. Trong điện thoại lưu tên của vài vị luật sư, sẵn sàng cung cấp cho bạn bè nếu cần làm thủ tục ly dị. Gặp lại mối tình đầu, thấy thật kinh khủng khi hắn ốm nhom, tóc đã bạc.

Ba hai, thích đi du lịch, xách laptop vào công ty trong sự sợ hãi của nhân viên, biết trên ba ngoại ngữ, nói về kinh tế vĩ mô, về tình hình thế giới, và tuyệt đối không nói đến chuyện chồng con.

Ba ba, được thăng chức, tăng lương. Cảm thấy thật kinh khủng khi đi thang máy chung với một đám đàn ông đầy mùi cơ thể, mùi thuốc lá, râu ria lởm chởm, thậm chí vài người còn mùi bia. Thích đi spa, làm đẹp, mua mỹ phẩm, nghe nhạc Trịnh, nhạc Vũ Thành An, thấy bọn đàn ông rất đáng ghét.

Ba tư, cuối tuần đi bar, một mình uống rượu, hút thuốc, thấy đàn ông đến gần làm quen thì nhếch mép cười khẩy. Thấy đám cưới là một thứ hết sức ấu trĩ.

Ba lăm, đi căng da mặt và thích đi chơi cùng trai hai mươi, dĩ nhiên, không cưới bọn con nít đó.

Tóm lại, đàn bà hình như chẳng có tuổi nào để thích hợp cưới hay không, cứ thích là cưới, không thích thì thôi, không cần phải lăn tăn suy nghĩ.

[Nguyễn Ngọc Thạch]
Reply
#82
Hai hai, đàn bà đẹp, có nhiều hơn một lựa chọn, phân vân giữa anh giàu và anh đẹp, cuối cùng phát hiện ra hai anh đó yêu nhau. Không cưới.


Rollin
Reply
#83
Đọc lại những cái gì cũ kỹ mình đã viết cũng là một cách nhìn lại mình. Và thật ngỡ ngàng vì nhận ra, những điều tốt đẹp đã ghi lại sẽ giúp mình bình an hơn. Những chuyện sân si cuộc đời làm mình thấy mình lúc ấy thật trẻ con và chỉ làm mọi thứ cay đắng hơn thôi.
Và hiện giờ cũng vậy, vẫn có nhiều người lên Facebook chửi bới, kẻ cả với nhau, soi mói từng chút một. Chừng 3, 4 năm sau đọc lại, sẽ thấy buồn cười lắm. Lúc giận, lúc bực bội đâu nói gì hay hơn... Mình cũng có đôi lúc như vậy.
Nên thôi, buông bỏ bớt được thứ gì nhẹ thứ ấy. Kể cả những chuyện không vui. Thiên hạ ngoài kia nặng quá rồi, gánh chi nữa! ...

FB Như Biển 1/16/2020
Reply
#84
Đây là bài tuỳ bút mình viết vào năm 2001. Gần 20 năm rồi ... Năm hết Tết đến xin phép quý anh chị cho Biển post lên để hoài niệm về những ngày tháng cũ ...

Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ, nhưng vẫn cứ phải quên ...


Giao Thừa Không Cô Đơn

Chỉ còn 3 ngày nữa là sang năm mới. Mỗi sáng chuẩn bị đi làm, nó ngẩn ngơ trước tờ lịch treo tường rồi lại săm soi khuôn mặt mình trong gương. Nó nhớ ba mẹ thường nói: Những ngày giáp tết bận rộn thường làm người ta già đi một cách nhanh chóng, mà lo lắng cho cái khuôn mặt vốn đã già trước tuổi của mình. Đây là cái Tết thứ 5 nó phải xa nhà, dấn mình vào cuộc sống bon chen tự lập ở xứ người. Hãng Mỹ, đồng nghiệp chẳng ai quan tâm đến ngày tết cổ truyền của quê nó là cái chắc. Cả ngày ở sở, thỉnh thoảng nó lại nhìn đồng hồ, ngạc nhiên thấy mấy cái kim sao chạy chậm đến sợ. Rồi ngẩn ra từ lúc nào tay cầm viết lơ đãng nguệch ngoạc những dòng “Chúc Mừng Năm Mới” đầy trên trập tài liệu đang đọc dở. Giật mình: Thế này sếp biết là đuổi việc mất thôi. Cũng may chưa có ai để mắt đến nó cả? Gần hết giờ, nó nhận được phone của chị Hà. Chị qua đây sau nó một năm nhưng vẫn đi học nên hay bị nó xuýt xoa trêu là “vô tư”. Chị thường bĩu môi chống chế mỗi lần như vậy, vành môi thanh thanh trề ra: Em mà chịu đi học tiếp xem! Nhìn cái mặt baby non choẹt mà cứ ra vẻ. Chị Hà có bạn trai, cũng suốt ngày móc mối đòi giới thiệu cho nó. Hai chị em không ở cùng nhau từ hồi đó, nhưng vẫn thường xuyên liên lạc. Giọng chị vui vẻ trên phone: Nhóc, chiều đi sắm Tết với chị không?

Chiều tan tầm đông nghẹt! Hai chị em chen chúc mãi rồi cũng xuống tới khu người Việt. Những quầy hàng giăng đầy băng rôn mừng năm mới, biển hạ giá khắp nơi. Nhưng bánh chưng và mứt Tết thì đắt khủng khiếp. Nó nhớ năm đầu qua đây cũng vào dịp Tết, đi chợ với bạn mà đụng cái gì cũng quy ra tiền Việt, chẳng dám bỏ một xu. Hồi ấy còn dại thật, nghĩ lại vẫn thấy buồn cười. Những năm sau này, nó biết bạo dạn tiêu tiền hơn, nhất là những khi tặc lưỡi: Cả năm mới có một lần! Chị Hà chọn mua thêm một cái giò và ít bánh nem, thắc mắc với ông chủ quán về chuyện miến, măng gì đó. Nó đừng tần ngần trước sạp hạt dưa, những gói nilon màu thắm, mà sực nhớ ở nhà vào khoảng tầm này hàng năm nó thường đang lui cui ngồi rang hạt bí, phàn nàn với mẹ hạt dưa nhuộm phẩm màu ăn hoen ra hết cả miệng. Ở bên này lại không có hạt bí, năm nào đón giao thừa cũng chỉ có hạt dưa đỏ.

Khi hai chị em khệ nệ xách đồ ra xe thì trời đã tối. Chị Hà đưa cho nó xấp vé: Mùng 2 Tết ở chợ trên này quay xổ số đấy, nhớ check nha. Nó cười cười: Ba năm rồi, chả năm nào em trúng cả, có lẽ số em không đậu về đường cờ bạc đâu chị! Môi chị Hà lại trề ra: Em phải tập hy vọng đi chứ! Hy vọng, hy vọng, có lẽ vậy mà chị Hà sống trẻ, Nó thầm nhủ. Rời khỏi khu người Việt là quảng cảnh trở lại bình thường. Xe cộ đã bớt, tám giờ tối là tầm bàn dân thiên hạ yên vị cơm no rượu say ở trong nhà rồi chẳng buồn quan tâm đến việc nó và chị Hà có cả một đống đồ Tết đầy ngập sau xe. Nó nhăn nhó: Tết nhất ở đây chán thấy sợ. Rồi như tức mình quá nó thò cổ ra khỏi xe hét lên ầm ĩ: Happy New Year! Vài người đi đường ngó sang nhìn nó tò mò, chị Hà đập vào tay nó cười: Em vừa thôi chứ, dị chết! Nó tặc lưỡi, ít nhất thì cũng làm cho một số ít thiên hạ bớt thờ ơ đi cũng là chiến thắng rồi.

Thế giao thừa cũng tới. Tan sở từ chiều là nó vội sang nhà chị Hà ngay. Nhà cửa hôm nay giăng đèn hết gia trông cũng vui mắt, chẳng giống cái vẻ ngăn nắp phát ngán hàng ngày của chị. Jose đang lúi cúi xếp vài ông sao may mắn ở góc phòng gật đầu chào nó: Mừng năm mới! Chị Hà còn rủ thêm vài người bạn nữa, căn nhà nhỏ ngập đầy tiếng cười nói. Nó ngồi xếp mâm, thấy chị Hà bóc bánh chúng lóng ngóng làm rơi miếng nhân ra ngoài, bỗng nhớ những lần mẹ ngồi cạnh xem nó làm, giọng mẹ trầm ngâm: Con gái lớn rồi phải tập làm đi chứ, không thì mai kia có một mình biết lo làm sao? Nó nhăn mặt, như có ai cứa vào lòng một vết rất sâu. Thế này có gọi là “một mình” không nhỉ? Chị Hà đập mạnh vào tay làm nó tỉnh lại: Nhớ ai mà thần người ra thế? Để lát nữa chị giới thiệu cho 1 thằng bạn, 3 ngày Tết đi chơi cho đỡ buồn nha! Nó thấy ghen tị với sự nhàn nhã vô tư của chị. Ngày Tết Nó vẫn phải đi làm mà. Tiếng chị Hà vẫn vang vang: Ngày mai tụi mình đi chùa đi, sáng mai ở chùa cũng đốt pháo. Đêm nay trể mất rồi. Nó lại ngẩn người ra nhớ mùi khói pháo những năm xa xưa, xa lắm. Nhớ cả lũ bạn hay rong ruổi cùng nó qua những con phố tháng chạp cây trụi lá trơ cành khô khốc. Nhớ chợ hoa ngày Tết. Bên này chị Hà chưng luôn cây thông từ dịp Noel đề giữa phòng. Đào mai chẳng có. Không lẽ lại ra đường mà chặt trộm cành Đào? Nhưng Đào chưa nở hoa mà. Chị Hà lại đập mạnh vào tay nó: Nhóc làm nhanh lên, tới giao thừa còn phải gọi điện về nhà nữa đấy. Đừng nhớ nữa, có chị đây mà phải không? Khuôn mặt chị rạng rỡ, nó thấy cũng vui lây. Tiệc bày trong phòng khách. Nó chạy qua chạy lại thoáng thấy mình trước gương cũng mắt sáng môi hồng như ai mà lòng vui vui nhẹ nhõm. Có lẽ chút nữa gọi điện về nhà nó phải nói với ba mẹ rằng: Những ngày Tết ở đây con thấy mình trẻ trung hơn, tâm hồn không cằn cỗi và tẻ nhạt như những ngày trong năm. Chắc ba mẹ sẽ mừng lắm khi giọng ba mẹ xúc động và trầm đi trong máy: Năm mới, ba mẹ chúc con gái vui và hạnh phúc.

Nó đặt đĩa hát, căn nhà tràn ngập tiếng nhạc. Bản Happy New Year thánh thót mà da diết. Chị Hà quay sang nhắc khẽ: Vặn nhỏ thôi, làm ồn hàng xóm gọi báo cảnh sát đó. Nó nhăn mặt, định nói thêm giao thừa quậy một chút không được sao nhưng rồi nó đổi giọng hỏi chị Hà: chị có ăn vụng hạt dưa chưa mà môi đỏ thế? Nụ cười của chị Hà lại rạng rỡ. Mày chỉ nói lẩn thẩn là giỏi! Nó lơ mơ chìm trong nụ cười ấy: Gắng lên, vài năm nữa được về nhà không khéo lại nhớ giao thừa ở đây chị nhỉ?! ...

FB Như Biển 1/17/2020
Reply
#85
Globar warming – Biến Đổi Khí Hậu


Chuyện biết rồi cứ nói mãi…


Hằng năm cứ vào mùa đông, nơi tôi sinh sống, tiểu bang Virginia nói riêng, vùng east và northeast, thường hay có những cơn gió lớn, mạnh mẽ, lên đến mấy chục dặm một giờ, lạnh buốt thấu xương, từ cực Bắc thổi ùa về. Nhiều người thắc mắc là nếu trái đất ấm dần lên bởi biến đổi khí hậu mà hậu quả là do con người gây ra thì tại sao vẫn còn có những trận cuồng phong lạnh xé da vào những tháng mùa đông, nhất là khoảng tháng giêng, thời tiết phải là ít lạnh, ấm áp hơn vào mùa đông mới phải chớ? Tôi cũng thắc mắc như thế và đi tìm hiểu.

Theo các chuyên gia thì nguyên nhân gây ra bởi hiện tượng được gọi là “the polar vortex”, là những dòng không khí lạnh giá xoáy quanh đỉnh bắc cực (the Arctic polar). Những dòng khí lạnh luân lưu trên khí quyển này cách bề mặt đất ở khu vực bắc cực khoảng 20 km; khi những dòng khí này xoay tròn quanh cực bắc nhanh và mạnh mẽ thì chúng sẽ giữ, nhốt lại không khí lạnh lẽo trên đó. Nhưng, khi những luồng khí luân lưu này bị yếu đi thì không khí lạnh trên bắc cực sẽ thoát ra và đổ tràn về hướng nam. (Xem hình bên dưới.)




[Image: polar-vortex.jpg]




Vậy thì nguyên nhân nào khiến “the polar vortex” bị yếu, bị mất ổn định? Theo một lý thuyết khá chinh phục mới được đưa ra gần đây của các chuyên gia nghiên cứu là do sự ấm lên của khí hậu trái đất, sự ấm lên gấp hai lần ở vùng bắc cực, khiến cho băng biển ở vùng bắc cực, những lớp băng bao phủ trên bề mặt biển bị tan chảy với những lượng khổng lồ đến mức báo động, rồi những luồng khí ấm từ dưới biển thoát lên từ những kẻ hở đã phá tan đi sự ổn định những dòng khí “polar vortex”. Rồi những luồng khí lạnh mạnh mẽ từ bắc tràn về không chỉ ở Mỹ mà cả Châu âu. Ở điều kiện bình thường thì những dòng khí luân lưu quanh bắc cực này đủ mạnh để giữ không khí băng giá ở trên đó, nhưng khí hậu ấm áp bất thường ở vùng cực bắc khiến cho không khí lạnh buốt từ trên đó thổi về nam.

Nhưng, câu hỏi được đặt ra là vào mùa hè khí hậu nóng hơn, lớp băng bao phủ trên bề mặt biển ở vùng bắc cực cũng bị tan đi vậy thì sao? Không sai, mùa hè lớp băng đá trên bề mặt biển có tan chảy, nhưng ở mức độ nào đó thôi, và mùa đông đến thì khí lạnh ở đó sẽ tạo ra các lớp băng phủ lên để bù lại. Nhưng vì do hiện tượng hâm nóng toàn cầu, khí hậu ấm hơn gấp hai lần ở vùng cực bắc so với bình thường khiến cho lượng băng tan chảy nhanh chóng đến mức báo động, và lượng băng hình thành vào mùa đông không đủ để khỏa lấp vào.

Hiện tượng nghe như có vẻ nghịch lý là biến đổi khí hậu, hâm nóng toàn cầu thì thỉnh thoảng sẽ có những cơn gió mạnh thổi thấu xương thêm từ bắc cực tràn về và những khoảng thời gian lạnh buốt hơn bình thường vào mùa đông, chứ không phải là thời tiết khí hậu ấm áp hơn.
Reply
#86
[Image: 79708886_673249456412995_625095066164763...e=5EA38E2B]
Reply
#87
Buổi chiều cuối năm âm lịch, bạn đứng đợi xe bus, tuyết rơi lất phất trên đầu nhưng bạn không thấy lạnh, chỉ thấy ngơ ngác buồn. Bất chợt bạn nghe thấy tiếng nói của một người Việt, trên đường phố đông đúc nơi đất khách, nghe thấy tiếng đồng bào mình làm bạn thấy xốn xang. Tiếng người nam nói rất to, bên đầu kia không rõ đã hỏi gì, khi bạn ngoảnh đầu lại nhìn thấy khuôn mặt của bạn trai có vẻ buồn bã, trước khi cúp máy, giọng cậu nghẹn ngào: “Mệ để tiền mà may áo mới. Vài năm nữa con về”. Bạn bối rối quay đi, tránh một giọt nước mắt rơi vội.

Bạn nhớ ngày còn đi học, mỗi dịp Tết về, bạn thường đi chơi liên miên, không mấy khi ở nhà ăn một bữa cơm đoàn tụ. Nếu không đi chơi, bạn cũng thường đọc truyện, xem phim đến sáng mới đi ngủ, tỉnh dậy đã trưa chiều, nhà cửa, cỗ bàn đều có ba mẹ lo tươm tất. Buổi chiều 30, mẹ bận vẫn đun một nồi nước mùi vỏ bưởi thơm lừng cho bạn tắm gội trước khi đi chơi. Bạn đã đi qua những ngày Tết bằng những lời ca thán, bằng những ký ức đã ngỡ là nhàn nhạt của một tuổi trẻ rong chơi như thế. Và có lẽ, Tết trong cảm nhận của rất nhiều người trẻ đã từng giống như bạn, là muốn đi hơn về, muốn bước ra ngoài hơn ở nhà. Nhưng rồi khi bước chân đã mỏi, bên ngoài dẫu đẹp cũng chẳng còn thú vị, đến một độ tuổi chỉ còn muốn tìm kiếm những nơi yên tĩnh và bình yên, bạn chợt nhận ra: Tết là để trở về, Tết là để đoàn viên, là sum họp và nhắc nhở nhau nhớ về cội nguồn, chỉ thế thôi. Thì khi ấy, những thở than mệt mỏi vì phải dọn dẹp, những tất bật cỗ bàn và những buồn chán vì Tết chỉ có vậy đã chẳng còn là nỗi ám ảnh và sợ hãi nữa. Giá trị của Tết cổ truyền vốn dĩ không phải mỗi năm chỉ có một lần để ôn lại và nhắc nhớ hay sao?

Trên chuyến xe bus về nhà, bạn cứ nhớ mãi giọt nước mắt rơi vội và câu nói nghẹn ngào của bạn nam ở bến xe: “Mấy năm nữa con về”. Tết trong ký ức của bạn chầm chậm trở về theo từng vòng lăn của bánh xe. Những ngôi nhà nhoè nhoẹt lướt qua ô cửa kính nhưng dẫu mỏi mắt tìm kiếm, ở nơi nào có ánh đèn ấm áp và bình yên như trong bếp của mẹ, ở nơi nào gói cả những ngọt bùi chát đắng như ấm trà toả khói trong phòng khách của ba, ở nơi nào sau một đêm tỉnh dậy, vẫn thấy mình mãi mãi là trẻ thơ khi mâm cơm đủ đầy có gia đình đang đợi, vẫn nguyên vẹn háo hức khi mở ra phong bao lì xì của ba mẹ, anh chị, cho dù có lớn lên bao nhiêu, đi bao xa đi nữa? Ở nơi nào có một cái Tết như thế nếu như bạn không trở về?

Tết không phải là mâm cao cỗ đầy, càng không cần phải khoe phú quý giàu sang, bánh kẹo tiền vàng, trang hoàng rực rỡ, nhưng Tết sẽ không thể đủ đầy khi gia đình không gắn kết, khi niềm vui không lan toả, khi yêu thương không đong đầy sẻ chia. Bạn vẫn nhớ mãi những điều ba mẹ dặn ngày bé: “Tết là không được cau có, Tết là phải vui vẻ thì cả năm mới may mắn”, thế thì chúng mình đang khó chịu điều gì nếu như Tết có phải làm nhiều hơn một chút, trách nhiệm hơn một chút? Đừng khó chịu nếu khách đến nhà có hỏi han một vài điều chưa tế nhị, chỉ vì cả năm, có khi nhiều năm không gặp, họ có lấy câu chuyện làm quà cũng là để có cái để hỏi mà thôi, đôi khi câu trả lời của bạn cũng chẳng quan trọng lắm để người ta phải nhớ đâu. Đừng khó chịu nếu cả năm qua không có gì mới, mọi thứ chưa được như ý nhưng trong những giây phút cuối cùng của năm, cả nhà vẫn mạnh khoẻ và vui vẻ quây quần bên mâm cơm truyền thống, cùng chờ xem Táo Quân, đón pháo hoa, cùng chuẩn bị đi lễ chùa đầu năm và trở về xông đất, đó đã là những mong ước lớn nhất của bạn sau những tất bật ngoài kia.

Trong ba lô của bạn vẫn luôn có cuốn “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng, để mỗi thời khắc cuối năm đến, bạn lại mở ra đọc và nhớ đến cái vòm cửa cong cong quen thuộc, ở nơi đó, mẹ đang gói bánh, ba đang pha trà, tiếng hát Chế Linh da diết vang lên: “Gió trút lá, cho mùa thu thay áo. Nhuộm một đời vàng những đam mê. Bao nhọc nhằn hằn trên lưng mẹ. Nỗi ưu tư phủ trắng mái đầu cha. Mỗi căn nhà nơi bậc thềm xanh lá. Ta bên nhau trong tất cả tình yêu. Bao hoài vọng dọc về theo phố cũ. Chợt thấy lại mình trong mỗi sớm mai”.

Tết là gì nhỉ? Là để đi xa rồi nhớ đến và khao khát được trở về ...

Facebooker Như Biển 1/24/2020
Reply
#88
Ðêm tịch mặc ta làm con ếch nhỏ
Ngó bóng mình vời vợi ánh trăng khuya
Nghe sinh tử đi qua từng hơi thở
Một lần đi sẽ mãi mãi không về


Ao nước nhỏ chở hết niềm biển lớn
Ta ngồi nghe cuộn chãy những ba đào
Những chân trời màu thiên thanh vô tận
Mắt Phật hiền giữa lồng lộng trăng sao


Chợt xa khuất những phố đời huyên náo
Ta buông tay niềm nhân ngã sau lưng
Dốc đồi hẹn, em về sương ướt áo
Xa lạ rồi… những tri kỷ cố nhân
.

(Thiền quán -- Hải Thệ)
Reply
#89
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy cô gái già
Đứng trước nhà thở hắt:
"Chả có người yêu qua!"

Quanh năm chỉ làm lụng
Tết nghỉ được ít hôm
Chỉ rúc mình trong xó
Tâm sự với cu đơn.

Bố mẹ không buồn nói
Ông bà cũng cạn lời:
"Kiếm đại thằng nào đấy
Gả nó đi cho rồi!"

Bạn bè thì không rảnh
Đứa du lịch cùng chồng
Đứa ôm con đi chợ
Mình ôm bụng mỡ không...

Mấy bà cô hàng xóm
Lại được thể xì xào:
"Nó cặp đại gia đấy!"
"Không chồng mà chửa sao?"

Mấy em trai xinh xắn
Kém chục tuổi qua nhà.
Thấy bà cô tóc rối
"Làm bạn gái anh nha!"

Nghĩ sao mà ló chán
Muốn bỏ nhà đi luôn.
Mà tết ai thèm chứa
Đành ăn cho thêm buồn...

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy cô gái già
Ngồi vẽ bùa, niệm chú:
"Sang năm sẽ khác nha!"

FB Như Biển 1/30/2020
Reply
#90
Đôi khi có ai đó vô tình bước vào cuộc đời bạn, bạn sẽ không biết trước được người đó sẽ là ai và cho đến khi gặp họ, bạn mới biết họ có ý nghĩa quan trọng với bạn như thế nào. Họ giúp bạn nhận ra được mình là ai và người mà bạn muốn trở thành.
Đôi khi, có những việc xảy đến với bạn dường như thật đau đớn và quá sức chịu đựng. Nhưng khi vượt qua rồi, bạn mới nhận ra rằng nếu không có những biến cố đó, bạn đã không thể trưởng thành hơn và biết được sức mạnh của chính mình
Mọi việc xảy ra đều có lý do của nó, không có điều gì là tình cờ hay may mắn cả. Tất cả mọi bệnh tật, mất mát hay những giây phút khó khăn chính là thử thách của cuộc sống. Không có những thử thách này, bạn sẽ không có cơ hội để nhận ra đâu là điều thực sự quan trọng và có ý nghĩa với bạn.
Đôi khi, chính những trải nghiệm cay đắng sẽ giúp bạn chiêm nghiệm cuộc sống mình một cách rõ ràng và chính xác hơn. Một thất bại luôn chứa đựng niềm hy vọng. Một sự kết thúc bao giờ cũng đi liền với một sự khởi đầu, nếu bạn nhận ra.
ST
Reply