Giáo Hội Hoàn Vũ
#16
Thống kê Giáo hội năm 2017

Trong năm 2017, số tín hữu Công giáo là 1.313.278.000 chiếm 13,73%, dân số toàn thế giới, tăng 0,06%. Số thừa sai giáo dân và giáo lý viên cũng gia tăng đều tại các châu lục, trong khi số linh mục, tu sĩ và chủng sinh đều giảm so với năm 2016.

Nhân Ngày Thế giới Truyền giáo lần thứ 93, Chúa Nhật 20/10 vừa qua, được cử hành trong bối cảnh Tháng Truyền giáo ngoại thường tháng 10/2019, như thường lệ, hãng tin Fides đưa ra một số thống kê được chọn để cung cấp một cái nhìn toàn bộ về Giáo hội trên thế giới.

Các số liệu thống kê trích từ Niên giám Tòa Thánh và được cập nhật ngày 31/12/2017, liên quan đến các thành phần trong Giáo hội, các cơ sở mục vụ, các hoạt động trong lãnh vực y tế, từ thiện và giáo dục.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#17
Dân số thế giới gia tăng

Theo thống kê này, cho đến ngày 31/12/2017, dân số thế giới là 7.408.374.000; tăng hơn 56 triệu người so với năm 2016 trước đó. Dân số gia tăng cao nhất là tại châu Phi, rồi đến châu Á, tiếp đến là châu Mỹ, châu Âu và châu Đại dương. Đặc biệt, sau 3 năm liên tục giảm, dân sô châu Âu tăng hơn 1 triệu người trong năm 2017.

Số tín hữu Công giáo cũng gia tăng

Cũng vào cùng ngày cuối năm 2017, số tín hữu Công giáo trên toàn thế giới là 1.313.278.000, tăng 14.219.000, bằng với số tín hữu gia tăng trong năm 2016. Sau 3 năm liên tục giảm, số tín hữu Công giáo tại châu Âu tăng 259 ngàn trong năm 2017. Số tín hữu tại các châu lục khác cũng gia tăng, nổi bật là châu Phi với hơn 5,5 triêu, tiếp đến là Mỹ châu với hơn 6 triệu, và Á châu hơn 2 triệu.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#18
Nhà của giáo hội”


Cửa nhà ông bà Aquila và Priscilla ở Côrintô không chỉ được mở rộng cho thánh Tông đồ mà còn cho các anh chị em trong Chúa Kitô. Trên thực tế, Phaolô có thể nói về “cộng đồng tập hợp trong nhà của họ” (1Cr 16,19), nơi trở thành “nhà của giáo hội”, một nơi để lắng nghe Lời Chúa và cử hành Bí tích Thánh Thể.

ĐTC Phanxicô nhận định rằng ngày nay, tại một số nước cũng không có tự do tôn giáo và các Kitô hữu không có tự do. Các Kitô hữu tụ họp trong một ngôi nhà, bí mật, để cầu nguyện và cử hành Thánh Thể. Ngày nay cũng có nhiều ngôi nhà, nhiều gia đình trở thành đền thờ cho Thánh Thể.

Sau một năm rưỡi ở tại Côrintô, thánh Phaolô cùng với ông bà Aquila và Priscilla rời thành phố đó đi đến Êphêsô. Ở tại đó, nhà của họ cũng trở thành nơi dạy giáo lý (x. Cv 18,26). Cuối cùng, ông bà trở lại Roma và thánh Phaolô đã dành cho họ những lời khen ngợi tuyệt vời trong thư gửi giáo đoàn Roma: “Tôi xin gửi lời thăm chị Priscilla và anh Aquila, những người cộng tác với tôi để phục vụ Đức Kitô Giêsu; hai anh chị đã liều mất đầu để cứu mạng tôi. Không chỉ mình tôi, mà còn các Hội Thánh trong dân ngoại cũng phải mang ơn anh chị.” (16,4).
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#19
Đức Hồng y Parolin: Tòa Thánh ủng hộ Hội nghị về biến đổi khí hậu


Ngày 02/12 vừa qua, phát biểu trong ngày khai mạc Hội nghị về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp quốc tổ chức lần thứ 25, gọi tắt là COP, đang diễn ra tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha từ ngày 02-13/12, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, khẳng định rằng ĐTC Phanxicô tin tưởng và tiếp tục tin vào hoạt động của các quốc gia vì khí hậu.

Đức Hồng y Parolin đứng đầu phái đoàn Tòa Thánh, là đại diện cho ĐTC Phanxicô tại Hội nghị. ĐTC Phanxicô quan tâm đặc biệt đến vấn đề sinh thái học ngay từ đầu triều giáo hoàng của mình.

Trong bài phát biểu, Đức Hồng Y Parolin nhận định rằng sự tham gia của phái đoàn Vatican cho thấy tầm quan trọng của những “hoạt động đa phương” này đối với Tòa Thánh. Ngài nói: “Sự hiện diện của chúng tôi là một dấu hiệu cho thấy Đức Giáo hoàng tin tưởng và tiếp tục tin tưởng vào sự hữu ích của các hoạt động này. Do đó, cần phải tiếp tục áp dụng các biện pháp thiết thực để ứng phó với các vấn đề khí hậu hiện nay”.

Đức Hồng y cũng nhắc lại rằng Đức Giáo hoàng “đã đi đầu trong việc ủng hộ ngôi nhà chung này, về sinh thái toàn diện”, đặc biệt thông qua thông điệp Laudato Sì (2015) và mong muốn đưa “tội lỗi sinh thái” vào Giáo lý Giáo hội Công giáo. Đức Hồng y cũng nhấn mạnh rằng một hành động sinh thái phải được kết hợp với việc “xóa đói giảm nghèo”.

COP 25 tại Madrid quy tụ 196 quốc gia ký kết, cùng với các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, để đưa ra các cam kết ràng buộc và xác minh việc thực hiện đúng các mục tiêu chung. Hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Berlin (Đức) vào năm 1995. COP được tổ chức hàng năm ở tại một quốc gia khác nhau. Theo kế hoạch ban đầu, COP 25 sẽ được tổ chức tại Santiago, Chile, nhưng vì những bất ổn chính trị tại đây, hội nghị đã được chuyển đến Madrid. (cath.ch 03/12/2019)

Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#20
ĐTC Phanxicô: Kitô giáo không phải là ma thuật, bói toán
04/12/2019



ĐTC Phanxicô nói rằng Thiên Chúa không tỏ mình qua các phép thuật bói toán nhưng bằng tình yêu nhưng không. Người tin Chúa Kitô thì không chạy đến các thầy bói nhưng tin tưởng nơi Chúa, Đấng sẽ mang mọi sự đến cho tất cả chúng ta.

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 04/12, ĐTC Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý về sách Công vụ Tông đồ. Đoạn sách được ĐTC Phanxicô giải thích trong bài giáo lý hôm nay (Cv 20) thuật lại cuộc chia tay của thánh Phaolô với các trưởng lão thành Êphêsô. ĐTC Phanxicô nhấn mạnh đến lời khuyên nhủ của thánh nhân với các vị lãnh đạo: hãy ân cần chăm sóc chính mình và đàn chiên, đặc biệt là mời gọi các vị làm việc để có thể giúp đỡ những người đau yếu và “cho thì có phúc hơn là nhận.” ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu chia sẻ trách nhiệm với các vị lãnh đạo Giáo hội bằng cách cầu nguyện cho các ngài. ĐTC Phanxicô cũng cảnh giác các tín hữu rằng bói toán ma thuật không phải là thực hành Kitô giáo. Ngài mời gọi họ hãy tín thác vào Thiên Chúa, chính Người mang lại tất cả điều tốt lành cho chúng ta.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#21
Ý nghĩa cứu độ của Tin Mừng

Mở đầu bài giáo lý, ĐTC Phanxicô tóm tắt “hành trình của Tin Mừng” tại Ephêsô và ý nghĩa cứu độ của nó như được thánh sử Luca trình bày trong sách Công vụ Tông đồ chương 19. Nhờ thánh tông đồ Phaolô, 12 người được rửa tội nhân danh Chúa Giêsu và cảm nghiệm được ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống trên họ, Đấng tái sinh họ (x. Cv 19,1-7). Tiếp đến là các phép lạ được tông đồ Phaolô thực hiện: người bệnh được chữa lành và những người bị quỷ ám được giải trừ (x. Cv 19,11-12). ĐTC Phanxicô giải thích rằng những điều này xảy ra là bởi vì người môn đệ giống với Thầy của mình, Chúa Giêsu (x. Lc 6,40) và làm cho Chúa hiện diện bằng cách thông truyền cho các anh em của mình cùng một sự sống mới đã nhận được từ Người.

Đức tin vào Chúa Kitô và ma thuật không thể đi đôi với nhau


ĐTC Phanxicô nói tiếp: “Sức mạnh bùng nổ của Thiên Chúa ở Êphêsô vạch trần những người muốn dùng danh Chúa Giê-su để thực hiện việc trừ tà nhưng không có thẩm quyền thiêng liêng để làm điều đó (x. Cv 19,13-17), và cho thấy sự yếu kém của các trò ma thuật; nhiều người đã rời bỏ những điều này để chọn Chúa Kitô (x. Cv 19,18-19). Một sự đảo ngược thực sự đối với một thành phố như Êphêsô, nơi từng là một trung tâm nổi tiếng về thực hành các loại pháp thuật! ĐTC Phanxicô nhận xét: “Thánh Luca nhấn mạnh sự không tương thích giữa đức tin vào Chúa Kitô và ma thuật. Nếu bạn chọn Chúa Kitô, bạn không thể chạy đến với thầy phù thủy: đức tin là sự phó thác cách tin tưởng trong vòng tay của một Thiên Chúa đáng tin cậy, Đấng không tỏ mình nhờ các thực hành bí ẩn mà qua sự mặc khải và bằng tình yêu nhưng không.”
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#22
Ma thuật không phải là Kitô giáo


Nói về việc xem bói toán trong thời đại chúng ta, ĐTC Phanxicô nhận xét  rằng có người cho là chuyện pháp thuật là xưa rồi, ngày nay trong nền văn minh Kitô giáo không còn chuyện này nữa. Nhưng ĐTC Phanxicô hỏi: Bao nhiêu người trong anh chị em xem bói bài, bói chỉ tay? Ngay cả ngày nay, trong những thành phố lớn, các Kitô hữu vẫn làm những chuyện này. Và ĐTC Phanxicô nói: “Nhưng làm thế nào mà bạn tin vào Chúa Giêsu Kitô, lại đi đến thầy bói, phù thủy? Có người trả lời là. “Tôi tin Chúa Giêsu mà đôi khi tôi cũng đi xem bói.” ĐTC Phanxicô kết luận: “Ma thuật không phải là Kitô giáo. Những điều được thực hiện để đoán tương lai hoặc đoán nhiều thứ hoặc thay đổi tình huống cuộc sống không phải là Kitô giáo. Ân sủng của Chúa Kitô mang đến cho bạn tất cả mọi thứ: hãy cầu nguyện và phó thác chính mình nơi Chúa.”

Suy tư: hoạt động tôn giáo bị biến thành một dịch vụ

Tin Mừng được truyền bá ở Êphêsô đã gây thiệt hại cho việc buôn bán của các thợ bạc vì họ sản xuất các bức tượng của nữ thần Artemis, biến một hoạt động tôn giáo thành một dịch vụ thực sự. ĐTC Phanxicô yêu cầu các tín hữu suy nghĩ về điểm này. Thấy công việc từng thu được nhiều tiền nay bị tổn thất, những người thợ bạc đã tổ chức một cuộc bạo loạn chống lại thánh Phaolô, và các Kitô hữu bị buộc tội đã gây khủng hoảng cho công việc của các thợ thủ công, cho đền thờ của thần Artemis và việc thờ tự nữ thần này (x. Cv 19,23-28 ).
Sau đó, Phaolô rời Êphêsô đi Giêrusalem và đến Miletus (x. Cv 20,1-16). Tại đây, ngài đã gọi các kỳ mục, có thể là các linh mục, của Giáo hội Êphêsô để thực hiện việc bàn giao “mục vụ” (X. Cv 20,17-35). Chúng ta đang ở giai đoạn cuối của sứ vụ tông đồ của thánh Phaolô và thánh Luca trình bày với chúng ta diễn từ từ biệt của thánh Phaolô, một loại di chúc thiêng liêng mà thánh tông đồ gửi đến những người, sau khi ngài ra đi, sẽ phải lãnh đạo cộng đoàn Êphêsô.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#23
Cách thế từ biệt của thánh Phaolô


ĐTC Phanxicô nhận xét: Đây là một trong những trang hay nhất của sách Công vụ tông đồ: tôi yêu cầu anh chị em, hôm nay, hãy lấy sách Tân Ước, Kinh thánh, chương 20 và đọc đoạn thánh Phaolô chia tay các niên trưởng ở Êphêsô và ở Miletus. Đây là một cách thế để hiểu thánh Phaolô đã từ biệt như thế nào và cả các vị lãnh đạo giáo đoàn ngày nay phải chia tay và tất cả Kitô hữu chúng ta. Nó là trang hay nhất.

“Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên”


Trong lời khích lệ, Phaolô khuyến khích các nhà lãnh đạo cộng đoàn, những người mà ngài biết đây là lần gặp cuối cùng: “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên”. ĐTC Phanxicô nhận xét: đây là công việc của vị mục tử: ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên. Mục tử phải ân cần, linh mục phải ân cần, giám mục phải ân cần, Đức Giáo hoàng phải ân cần. Đó là ân cần chăm sóc đàn chiên, mà ân cần đối với chính mình, xét mình và xem mình đã hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc thế nào. “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên” mà Chúa Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã chuộc bằng máu của chính mình.” (Cv 20,28). Các giám mục được yêu cầu hết sức gần với đàn chiên, được chuộc bằng máu quý giá của Chúa Kitô và sẵn sàng bảo vệ nó khỏi “những con sói” (câu. 29). Các Giám mục phải hết sức gần gũi để chăm sóc, bảo vệ dân chúng nhưng không bám chặt lấy họ.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#24
“Cho thì có phúc hơn là nhận”


Sau khi đã giao nhiệm vụ này cho các vị lãnh đạo của Êphêsô, thánh Phaolô tín thác họ  trong tay Thiên Chúa và giao cho họ “lời ân sủng của Ngài” (câu 32), là men của mọi sự tăng trưởng và con đường thánh thiện trong Giáo hội, mời gọi họ làm việc bằng chính đôi tay của họ, giống như ngài, không trở thành gánh nặng cho người khác, để giúp đỡ những người yếu đuối và cảm nghiệm rằng “cho thì có phúc hơn là nhận” (câu 35). ĐTC Phanxicô nhắc các tín hữu đừng quên đọc đoạn sách Công vụ Tông đồ chương 20, từ câu 17. Đây là viên ngọc quý và sẽ mang lại điều tốt cho chúng ta.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy xin Chúa canh tân tình yêu của chúng ta dành cho Giáo hội và cho kho tàng đức tin mà Giáo hội gìn giữ, và làm cho tất cả chúng ta có trách nhiệm trong việc chăm sóc đàn chiên, bằng cách hỗ trợ các mục tử bằng lời cầu nguyện để các ngài có thể thể hiện sự kiên định và dịu dàng của vị Mục Tử Thần linh.

Hồng Thủy 
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#25
ĐTC Phanxicô gặp các nhà tài trợ Hang đá và cây Noel tại Vatican
05/12/2019

Lúc 12 giờ 30, thứ Năm 5/12, ĐTC Phanxicô gặp khoảng 600 khách hành hương đến từ các tỉnh Trento, Vicenza và Treviso, là những nhà tài trợ cho Hang đá và cây Giáng Sinh năm nay tại quảng trường thánh Phêrô.

Hang đá được làm gần như hoàn toàn bằng gỗ, bao gồm hai yếu tố kiến trúc đặc trưng của truyền thống Trentina, thực hiện trên các bảng gỗ thô, trong đó có 20/25 nhân vật với kích thước tự nhiên (chiều cao các nhân vật là 1,80 mét) bằng gỗ nhiều màu. Thánh Gia ở dưới cấu trúc nhà lớn hơn, và xung quanh có các nhân vật khác: Ba Vua, các mục đồng, động vật, đồ vật và thực vật. Đặc biệt, hang đá mang ký ức của cơn bão tháng 10-11/2018, một số thân cây gỗ từ các khu vực bị bão đánh được dùng để làm phông nền.

Cây linh sam đỏ được dùng làm cây Noel, đến từ rừng Rotzo-Pedescala và San Pietro ở tỉnh Vicenza, có chiều cao khoảng 26 mét, đường kính 70 cm.

Trong lời chào với khoảng 600 khách hành hương diện hiện tại Đại thính đường Phaolô VI, ĐTC Phanxicô cảm ơn chính quyền và người dân các tỉnh Trento, Vicenza và Treviso đã ủng hộ hang đá và cây Noel như món quà Giáng Sinh này.

ĐTC Phanxicô khích lệ các tín hữu đã phải chịu cơn bão năm ngoái, tàn phá toàn bộ khu vực rừng. Ngài nói rằng đây là những tín hiệu báo động mà thụ tạo gửi đến chúng ta và đòi chúng ta phải đưa ra quyết định hiệu quả ngay lập tức để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

Ngoài cây lớn nhất được đặt ở quảng trường thánh Phêrô, một số cây nhỏ hơn cũng được tặng cho các khu vực khác của Vatican. ĐTC Phanxicô diễn tả sự vui mừng khi biết rằng 40 cây linh sam sẽ được trồng mới để bổ sung vào khu rừng đã bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão năm 2018.

ĐTC Phanxicô giải thích: “Hang đá được làm với chất liệu gần như hoàn toàn bằng gỗ, được lấy từ các khu vực bị bão đánh, nhấn mạnh đến sự bấp bênh mà Thánh gia đã trải qua nơi Bethlehem năm xưa. Bên trong Hội trường Phaolô VI cũng có một khung cảnh giáng sinh, giúp các tín hữu chiêm ngắm hang đá khiêm nhường, nơi Đấng Cứu thế được sinh ra.

Chiều nay, lúc 16 giờ 30 giờ Roma, sẽ diễn ra nghi thức thắp sáng hang đá và cây Giáng Sinh tại quảng trường thánh Phêrô, được chủ sự bởi ĐHY Giuseppe Bertell và Đức cha Fernando Vérgez Alzaga, chủ tịch và tổng thư ký Phủ Thống Đốc thành Vatican. Hang đá và cây Giáng Sinh sẽ được để đến lễ Chúa Giêsu chịu Phép rửa, 12/01/2020. (CSR_7345_2019)

Văn Yên, SJ
Nguồn: Đài Vatican News
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#26
ĐHY De Donatis, Giám quản Roma, là Hồng y đầu tiên nhiễm virus corona
31/03/2020
ĐHY Angelo De Donatis, giám quản Roma, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona. Ngài là Hồng y đầu tiên nhiễm virus corona.

[Image: 3132020Hongtnhiemcovid.jpg]

Trong vài ngày qua, Đức Hồng y De Donatis bị sốt, một trong những triệu chứng chính của Covid-19. Do sốt không giảm và theo đề nghị của các cộng sự viên, Đức Hồng y đã đến bệnh viện Gemelli ở Roma để làm xét nghiệm. Ngày 30/03 Đức Hồng y đã nhận kết quả xác nhận ngài dương tính với virus corona.

Giáo phận Roma đã đưa ra thông cáo về tin này và cho biết Đức Hồng y hiện đang được điều trị tại bệnh viện Gemelli. Ngài vẫn còn sốt nhưng tình hình chung của ngài ổn định và ngài bắt đầu được điều trị.

Để phòng ngừa, các cộng sự viên thân tín của Đức Hồng y đang tự cách ly. Ngoài những người này, trong những ngày vừa qua Đức Hồng y gặp rất ít người ở Tòa giám mục Roma. Ngài không tham dự cuộc họp nào trừ việc cử hành Thánh lễ tại đền thánh Đức Mẹ Tình yêu Chúa nhưng ngài luôn giữ khoảng cách an toàn, tránh tiếp xúc với số ít người hiện diện ở đó.

Cơ hội chia sẻ đau khổ với nhiều anh chị em

Tuy là người không thích xuất hiện trước truyền thông, Đức Hồng y De Donatis muốn chia sẻ tâm trạng của ngài trong thời khắc thử thách này. Ngài tuyên bố: “Tôi thanh thản và tín thác! Tôi phó thác cho Chúa và cho sự hỗ trợ bằng lời cầu nguyện của tất cả anh chị em, các giáo dân yêu quý của giáo phận Roma! Tôi sống thời khắc này như một cơ hội mà Đấng Quan phòng ban cho tôi để chia sẻ đau khổ với nhiều anh chị em. Tôi dâng lời cầu nguyện cho họ, cho cộng đoàn giáo phận và cho các cư dân của thành Roma!”.

Con người của đức tin

Trong vòng ít phút sau khi tin tức được loan đi, Đức Hồng y đã nhận được rất nhiều tin nhắn ủng hộ từ các nhân viên và đặc biệt từ các linh mục của Roma, những người luôn gắn bó với ngài. Đối với họ, ngài là Giám quản và là người cha thiêng liêng. Ngài là con người của đức tin và không lo lắng khi biết kết quả kiểm tra.

Đức Hồng y De Donatis năm nay 66 tuổi. Năm 2014, khi đang còn là linh mục, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn làm giảng tĩnh tâm cho giáo triều roma. Năm 2015 ngài được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá của Giáo phận Roma và trở thành Giám quản của Roma năm 2017. Năm 2018 ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô thăng làm Hồng y. Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô là Giám mục của Roma, nhưng việc lãnh đạo Giáo phận được trao cho vị Giám quản và hiện nay vị này chính là Đức Hồng y De Donatis. (Vatican Insiders 30/03/2020)

Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#27
ĐTC Phanxicô: chúng ta không đơn độc trong thử thách, hãy tín thác vào Chúa Kitô

01/04/2020
Trong lời chào các tín hữu tại buổi tiếp kiến chung, ĐTC Phanxicô nhắc các Kitô hữu rằng Chúa Kitô là người bạn trung thành, Ngài luôn đồng hành với chúng ta và không bao giờ làm chúng ta thất vọng. Nơi Thánh giá của Ngài chúng ta tìm được sự nâng đỡ và an ủi.

[Image: 0142020chungtakhongdondoc.jpg]

Sau bài giáo lý, ĐTC Phanxicô đã chào các tín hữu và đặc biệt khuyến khích họ tín thác vào Chúa Kitô, Đấng không bao giờ để chúng ta đơn độc trong những lúc khó khăn.

Hãy nhìn lên Thánh giá, nơi đó Chúa Giêsu đã chiến thắng sự dữ

ĐTC Phanxicô mời các tín hữu Bồ Đào Nha cùng với toàn thể Giáo hội sống Tuần Thánh sắp đến, trong suy tư và với con tim. ĐTC Phanxicô nói: “Tuần Thánh trình bày cho chúng ta thấy Thánh giá nơi Chúa Giêsu tự mình gánh chịu và chịu đựng mọi bi kịch của nhân loại. Chúng ta không thể quên những bi kịch của thời đại chúng ta, bởi vì cuộc Khổ Nạn của Chúa vẫn tiếp diễn trong đau khổ của con người. Xin cho trái tim của anh chị em tìm thấy nơi Thập giá của Chúa Kitô sự nâng đỡ và an ủi giữa những khổ nạn của cuộc sống; bằng cách ôm lấy Thánh giá như Ngài, với sự khiêm nhường, tín thác và từ bỏ theo ý muốn của Thiên Chúa, anh chị em sẽ chia sẻ vinh quang Phục sinh.”

Trong sợ hãi, con người hãy tín thác vào Lòng Thương xót Chúa

Ngỏ lời với tín hữu Ba Lan, ĐTC Phanxicô nói: “Khi anh chị em cảm thấy khó khăn, hãy hướng tâm tư về Chúa Kitô: anh chị em biết rằng anh chị em không đơn độc. Ngài đồng hành với anh chị em và không bao giờ để anh chị em thất vọng. Trong những ngày khó khăn mà chúng ta đang trải qua, tôi khuyến khích anh chị em phó thác cho lòng Thương xót của Chúa và cho lời cầu bầu của thánh Gioan Phaolô II, vào buổi canh thức kỷ niệm 15 năm ngài qua đời.”

Đừng mất niềm hy vọng vào Chúa Giêsu

ĐTC Phanxicô đặc biệt chào các thanh thiếu niên của giáo phận Milano: “Các thiếu niên yêu quý, ngay cả khi các cuộc hành hương Roma của chúng con chỉ qua mạng internet, cha gần như cảm nhận được sự hiện diện vui vẻ và ồn ào của các con, được thể hiện cụ thể qua nhiều tin nhắn các con gửi cho cha. Cha cảm ơn và khuyến khích các con luôn sống đức tin với lòng nhiệt thành và đừng mất hy vọng vào Chúa Giêsu, người bạn trung thành, người lấp đầy cuộc sống của chúng ta với hạnh phúc, ngay cả trong những thời điểm khó khăn.

Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#28
Video thông điệp của ĐTC Phanxicô trong dịp Tuần Thánh 2020 Heavy-black-heart4 Tulip4



Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#29
Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá lúc 05g30 ngày 05.4.2020 Tulip4





Innocent Innocent Innocent Heavy-black-heart4
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#30
Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Thượng viện thông qua dự luật cải cách về nhập cư đang bị trì hoãn
09/06/2020

Chủ tịch Ủy ban di dân của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật giúp cho các “Dreamers” – những người đến Mỹ khi còn là trẻ vị thành niên, và những người di dân khác, có được con đường trở thành công dân Hoa Kỳ.

[Image: 0962020nhungnguoididan.jpg]

Ngày 04/06, Đức cha Mario Dorsonville, giám mục phụ tá của Washington, đã đưa ra một tuyên bố nhân kỷ niệm một năm Hạ viện thông qua Đạo luật về giấc mơ và lời hứa của Mỹ, được gọi là luật H.R.6, giúp cho những người đến Mỹ cách bất hợp pháp khi là trẻ vị thành niên có được con đường trở thành công dân Mỹ. Được biết với tên “Dreamers”, họ là những người được hưởng lợi từ chương trình DACA – Hành động trì hoãn dành cho các trẻ em đến Mỹ.
Đạo luật H.R.6 cũng đưa ra con đường trở thành công dân Mỹ cho những người đang hưởng quy chế TPS – quy chế bảo vệ tạm thời, và quy chế DED – người được hoãn việc trục xuất.

TPS là tình trạng nhập cư tạm thời được cung cấp cho công dân của các quốc gia được chỉ định cụ thể đang đối mặt với một cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra, hay thảm họa môi trường hoặc các điều kiện bất thường và tạm thời. DED cũng là một lợi ích nhập cư tạm thời cho các cá nhân từ các quốc gia và khu vực phải đối mặt với tình huống tương tự.
Đức cha Dorsonville nói: “Ngày này cách đây một năm, Hạ viện đã thông qua H.R.6, một dự luật đưa ra con đường trở thành công dân cho các Dreamers và những người có TPS và DED. Hôm nay, thật đáng buồn, các Dreamers và những người có TPS vẫn dễ bị tổn thương và không có tư cách pháp nhân vĩnh viễn.”

Theo Đức cha, từ khi Hạ viện thông qua dự luật H.R.6, Thượng viện không có hành động nào nhằm thúc đẩy sự bảo vệ lập pháp vĩnh viễn cho những Dreamers và những người có quy chế TPS. Ngài nói thêm: “Khi chúng ta chờ đợi phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ về tính hợp pháp của việc chấm dứt chương trình Hành động trì hoãn dành cho trẻ em vào Mỹ (DACA), chúng tôi một lần nữa kêu gọi Thượng viện thúc đẩy luật pháp đưa ra con đường trở thành công dân cho những cá nhân này, những người rất cần thiết cho cộng đồng của chúng ta, Giáo hội và đất nước của chúng ta.” (CNS 05/06/2020)

Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican News
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply