Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Công Giáo Nguyên Thuỹ
#1
Vị chũ chăn dắt đoàn chiên đầu tiên sau Chúa Giê Su .... người đệ tữ có niềm tin như đá thạch cũng là vị Đức Giáo Hoàng đầu tiên cũa Đạo Công Giáo là ông Thánh Phê Rô nghĩa là đá 

-Kinh Thánh có viết

Anh là Phêrô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy (Mt 16,18)

Ấn tượng vì Phêrô đã tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, Ngài đã đặt cho ông tên là “Rock (Đá)”, hoặc Petros trong tiếng Hy Lạp và Kepha trong tiếng Aram. Đức tin của Phêrô sẽ là nền tảng vững chắc như đá cho Giáo hội mới của Chúa Giêsu.

Kinh Thánh có viết 

Khi ấy, Đức Giêsu nói với ông Simon Phêrô rằng: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”. (Mt 16,13-19)

Hôm nay, Đức Giêsu trao cho ông Phêrô quyền “cầm buộc” và “tháo cởi”. Nhờ ơn Chúa mà môn đệ trở thành đá tảng vững chắc. Ở đây, sự đối lập giữa ân sủng Chúa và giới hạn con người cho thấy rõ sự đối lập giữa “cầm buộc” và “tháo cởi”; sự yếu đuối của con người chỉ có thể được biến đổi qua sự cởi mở đón nhận ân sủng của Thiên Chúa. Ngay cả Thánh Phaolô cũng từng là người đi bắt bớ các Kitô hữu. Nhờ ơn Chúa, cả hai đã đứng dậy, “cầm buộc” con người yếu đuối để “đón nhận” ân sủng đến từ Thiên Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn biết đứng dạy mỗi khi chúng con vấp ngã. Amen.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#2
“Một môn-đồ thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu-nguyện”.—LU-CA 11:1.

1. Tại sao một trong các môn đồ của Chúa Giê-su xin ngài dạy họ cầu nguyện?

VÀO một dịp nọ trong năm 32 CN, một môn đồ quan sát Chúa Giê-su cầu nguyện. Môn đồ ấy không nghe Chúa Giê-su nói gì với Cha ngài, có lẽ vì ngài cầu nguyện thầm. Tuy nhiên, khi Chúa Giê-su cầu nguyện xong, môn đồ ấy nói: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu-nguyện”. (Lu-ca 11:1) Điều gì khiến ông đưa ra lời yêu cầu ấy? Cầu nguyện là một phần trong đời sống và sự thờ phượng của người Do Thái. Sách Thi-thiên và các sách khác trong phần Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ chứa đựng nhiều lời cầu nguyện. Vì vậy môn đồ ấy không yêu cầu Chúa Giê-su dạy một điều mà ông không biết tí gì hoặc chưa từng làm bao giờ. Chắc chắn, ông quen thuộc với những lời cầu nguyện có tính cách hình thức của giới lãnh đạo Do Thái Giáo. Nhưng giờ đây ông đã quan sát Chúa Giê-su cầu nguyện. Rất có thể ông đã nhận biết sự khác biệt quan trọng giữa lời cầu nguyện ra vẻ đạo đức của các ra-bi và cách Chúa Giê-su cầu nguyện.—Ma-thi-ơ 6:5-8.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#3
Kinh lạy Cha .

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

Đó là câu kinh đầu tiên cũa người Công Giáo đọc truóc bữa ăn ... trong mọi giờ đọc Kinh cầu nguyện ....
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#4
Trong Kinh thánh cũa Công Giáo thường dùng chữ con ... thay cho chữ tôi vì sao ? 

ĐTC Phanxicô: Trong Kinh Lạy Cha không có từ “tôi”

Chúa Giêsu không muốn đạo đức giả, trong Kinh Lạy Cha không bao giờ có từ "Tôi". Đức Thánh Cha Phanxicô đã dừng lại ở lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Trong lời chào thăm các tín hữu hiện diện tại buối tiếp kiến chung Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người hãy dấn thân cho sự trở lại của "những người ở xa" và những người gần gũi với chúng ta.

Ngọc Yến - Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#5
Trên đây là những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi giáo lý dành cho các tín hữu tại Đại thính đường Phaolô VI. Bài giáo lý được ĐTC khởi đi từ Tin Mừng của Thánh Luca: “Được Thánh Thần tác động, Đức Giê-su hớn hở vui mừng và nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” (Lc 10, 21-22).

Chúa Giêsu không muốn giả hình

Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện, như thế chúng ta luôn luôn học cầu nguyện một cách tốt hơn điều mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Chúng ta phải cầu nguyện như Ngài đã dạy chúng ta. Chúa Giêsu nói: “Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha, kêu lên “Cha ơi”. Chúa Giêsu muốn các môn đệ của Ngài không như bọn đạo đức giả: thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy (Mt 6,5). Chúa Giêsu không muốn giả hình. Lời cầu nguyện đích thực là những gì đang diễn ra trong nơi sâu thẳm của nội tâm, không thể dò thấu, chỉ có Thiên Chúa thấy.Tôi và Chúa. Cầu nguyện không có sự giả dối: Đối với Thiên Chúa không thể giả dối. Trước mặt Chúa không mưu mẹo nào có sức mạnh, Chúa biết chúng ta như thế, trần trụi trong lương tâm và giả vờ là không thể. Tại căn của cầu nguyện, của cuộc đối thoại với Thiên Chúa là một cuộc thưa chuyện trong thinh lặng, giống như điểm gặp nhau của ánh mắt giữa hai người đang yêu nhau: con người và Thiên Chúa. Ánh mắt gặp nhau và đó là lời cầu nguyện. Nhìn Chúa và để Chúa nhìn, đó là cầu nguyện. "Nhưng thưa cha, con không nói lời nào". Nhưng hãy nhìn Thiên Chúa và để Ngài nhìn. Đó là một lời cầu nguyện, đó là một lời cầu nguyện đẹp!
Tuy nhiên, mặc dù lời cầu nguyện của người môn đệ là riêng tư, nhưng nó luôn thân mật. Trong bí mật của nội tâm, người Kitô hữu không để thế giới bên ngoài cánh cửa phòng mình, mà mang theo mình mọi người và hoàn cảnh của họ, những vấn đề, nhiều điều, tất cả đưa vào lời cầu nguyện.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#6
Chúa Giê-su cho biết Nước Trời liên quan đến trái đất khi ngài nói trong lời cầu nguyện mẫu: “Xin Nước Cha được đến, ý Cha được thực hiện... ở dưới đất”.—Ma-thi-ơ 6:10.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#7
Một từ “thiếu” trong Kinh Lạy Cha

Nếu tôi hỏi anh chị em trong bản văn Kinh Lạy Cha có một điều gì thiếu? câu trả lời là không dễ... Một từ còn thiếu... Mọi người suy nghĩ: điều gì thiếu trong Kinh Lạy Cha? Anh chị em hãy suy nghĩ, từ nào thiếu? Một từ. Một từ mà trong thời đại của chúng ta - nhưng có lẽ luôn luôn - tất cả đều quan tâm, từ nào thiếu trong Kinh Lạy Cha mà chúng ta cầu nguyện mọi ngày? Để không làm mất thời gian tôi sẽ nói: thiếu từ "tôi". Không bao giờ có từ “tôi”. Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện trên môi từ "Cha", bởi vì lời cầu nguyện Kitô giáo là đối thoại: "nguyện danh cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha được thể hiện". Không phải danh tôi, nước của tôi, ý muốn của tôi. Tôi, tôi, không phải như vậy. Và sau đó đi đến "chúng con". Toàn bộ phần thứ hai của "Kinh Lạy Cha" được xưng ở ngôi thứ nhất số nhiều: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày, và tha nợ chúng con, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi sử dữ”. Ngay cả những lời cầu xin căn bản nhất của con người - như có thức ăn để làm dịu cơn đói - đều là số nhiều. Trong lời cầu nguyện Kitô giáo, không ai xin cơm bánh cho chính mình: xin cho con lương thực hôm nay; không, xin cho chúng con, cầu xin cho tất cả, chúng ta cầu xin cho tất cả người nghèo trên thế giới. Nhưng không được quên điều này, thiếu từ “tôi. Chúng ta cầu xin với ngôi thứ hai: “Cha” và với ngôi thứ nhất số nhiều: “chúng con”. Đây là lời dạy tốt lành của Chúa Giêsu, không được quên điều này.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#8
Lời cầu nguyện của cộng đoàn

Tại sao? Tại sao? Không có chỗ cho chủ nghĩa cá nhân trong khi đối thoại với Thiên Chúa. Không có sự phô trương của những vấn đề của chính mình như thể chúng ta là những người duy nhất trên thế giới phải chịu đựng. Không có lời cầu nguyện hướng về Thiên Chúa mà không phải là lời cầu nguyện của một cộng đoàn anh chị em,
chúng ta: chúng ta ở trong cộng đoàn, chúng ta là anh chị em, chúng ta là một dân cầu nguyện, chúng ta. Có lần một cha tuyên úy nhà tù hỏi tôi: "Xin nói cho con biết, thưa Đức Thánh Cha, từ nào ngược với từ 'tôi'? Và tôi, ngây thơ nói: từ "Bạn". “Bắt đầu cuộc chiến”. Từ ngược với từ 'Tôi' là 'chúng ta', nơi đâu có hòa bình, tất cả cùng nhau". Đó là một giáo lý đẹp mà tôi nhận được từ vị linh mục đó.

Trong lời cầu nguyện, người tín hữu mang đến tất cả những khó khăn của những người sống bên cạnh mình: khi chiều đến, người Kitô hữu thưa với Chúa về những nỗi đau mà mình đã trải qua trong ngày đó; đặt mình trước mặt Chúa nhiều khuôn mặt của bạn bè và thậm chí của thù địch; người kitô hữu không xua đuổi chúng như những điều phiền nhiễu nguy hiểm. Nếu một người không nhận ra rằng có nhiều người xung quanh mình đang đau khổ, nếu chúng ta không động lòng thương những giọt nước mắt của người nghèo, nếu chúng ta quen tất cả những điều này, điều đó có nghĩa là trái tim chúng ta ….như thế nào? Khô héo chăng? Không, tồi tệ hơn: trở thành đá. Trong trường hợp này, thật tốt khi chúng ta cầu xin Chúa chạm vào chúng ta qua Thánh Thấn của Ngài và làm mềm tâm hồn chúng ta. "Xin chạm vào trái tim con, lạy Chúa". Đây là một lời cầu nguyện đẹp: "Xin Chúa làm mềm lòng con để con có thể hiểu và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề, mọi nỗi đau của người khác". Chúa Kitô đã không đi qua một cách dửng dưng trước những đau khổ của thế giới: bất cứ khi nào Ngài cảm thấy một sự cô đơn, một nỗi đau của cơ thể hoặc tinh thần, Ngài cảm thấy một lòng trắc ẩn mạnh mẽ, giống như cung lòng của người mẹ. "Lòng trắc ẩn" này là một trong những động từ chính của Tin Mừng: đó là điều thúc đẩy người Samaritano nhân lành đến gần người bị thương ở bên vệ đường, không giống như những người khác có trái tim chai cứng.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#9
Chúng ta có thể tự hỏi: khi tôi cầu nguyện, tôi có mở lòng cho tiếng khóc của nhiều người gần xa không? Hay tôi nghĩ cầu nguyện như một loại thuốc mê, đem lại cho tôi sự yên tỉnh hơn? Tôi để câu hỏi này cho mỗi người tự trả lời. Trong trường hợp này tôi sẽ là nạn nhân của một sự hiểu lầm khủng khiếp. Tất nhiên, lời cầu nguyện của tôi sẽ không còn là một lời cầu nguyện Kitô giáo. Bởi vì từ "chúng con" mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta không cho phép tôi yên bình một mình và khiến tôi cảm thấy có trách nhiệm với anh chị em của mình.

Có những người dường như không tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta cầu nguyện cho họ, bởi vì Thiên Chúa tìm kiếm những người này trên hết. Chúa Giêsu không đến vì người khỏe mạnh, nhưng vì người đau yếu và cho người tội lỗi (Lc 5,31) - nghĩa là đối với mọi người, bởi vì những người nghĩ rằng họ khỏe mạnh, thực tế không phải vậy. Nếu chúng ta làm việc vì công lý, chúng ta sẽ không cảm thấy mình tốt hơn những người khác: vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, (Mt 5,45). Chúa Cha yêu thương tất cả! Chúng ta học được điều này từ Chúa Ngài luôn tốt với mọi người, không như chúng ta, chúng ta chỉ có thể tốt với một số người, những người chúng ta thích.

Các thánh và những người tội lỗi, tất cả đều là anh em được cùng một Cha yêu thương. Và, vào buổi xế chiều của cuộc sống, chúng ta sẽ được xét xử về tình yêu, chúng ta đã yêu thương thế nào. Không phải là một tình yêu chỉ thiên về tình cảm, mà là lòng thương xót và cụ thể, theo quy tắc Tin Mừng, không quên điều này: “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40)

Innocent
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#10
Trước khi thực dân Pháp đô hộ VietNam ... đất nước VietNam có mấy tôn Giáo thì không ai nắm rõ ...vì rất đa dạng ... nhưng Đạo thờ kính Ông Bà ( Đạo Hiếu )  và Đạo Phật là phỗ biến nhất ... Sau đó có thêm đạo Thiẻn Chúa ...vào thế kỹ 16 ....

Do đó việc thờ kính ông bà tỗ tiên ăn sâu trong máu người Việt Nam ...vì họ lấy chữ Trung chữ Hiếu làm trọng  ....

Đễ tõ lòng kính mến hiếu thão với người đã khuất ... chúng ta rất cung kính trước bàn thờ và hình tượng cũa người đã mất ...
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#11
Kinh Thánh Tân Ước

Kinh Thánh Tân Ước là phần cuối của bộ Kinh Thánh Công Giáo bao gồm 27 cuốn sách được viết và hoàn chỉnh bởi các Thánh Tông Đồ và cộng sự của các ngài, được hình thành trong nửa cuối thế kỷ đầu tiên sau biến cố Chúa Giáng Sinh.

Mục lục Kinh Thánh Tân Ước

01. Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu
02. Tin Mừng theo Thánh Mác-cô
03. Tin Mừng theo Thánh Lu-ca
04. Tin Mừng theo Thánh Gio-an
05. Sách Công Vụ Tông Đồ
06. Thư gửi tín hữu Rô-ma
07. Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô
08. Thư 2 gửi tín hữu Cô-rin-tô
09. Thư gửi tín hữu Ga-lát
10. Thư gửi tín hữu Ê-phê-xô
11. Thư gửi tín hữu Phi-líp-phê
12. Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê
13. Thư 1 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
14. Thư 2 gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca
15. Thư 1 gửi ông Ti-mô-thê
16. Thư 2 gửi ông Ti-mô-thê
17. Thư gửi ông Ti-tô
18. Thư gửi ông Phi-lê-mon
19. Thư gửi tín hữu Do-thái
20. Thư của Thánh Gia-cô-bê
21. Thư 1 của Thánh Phê-rô
22. Thư 2 của Thánh Phê-rô
23. Thư 1 của Thánh Gio-an
24. Thư 2 của Thánh Gio-an
25. Thư 3 của Thánh Gio-an
26. Thư của Thánh Giu-đa
27. Sách Khải Huyền
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#12
Nội Dung Kinh Thánh Tân Ước

Nội dung của Tân Ước nói về tình yêu của Thiên Chúa với con người, về việc Ngài thiết lập giao ước mới và vĩnh cửu cùng lời hứa cứu độ được thực hiện một cách trọn vẹn qua cuộc đời Đức Giêsu Kitô. Tân Ước cũng cho chúng ta biết sự hình thành và phát triển bước đầu của Giáo Hội Công Giáo và những sự kiện được tiên báo về thời kỳ cuối cùng tới ngày Chúa quang lâm.

Bốn sách Tin Mừng nói riêng và Kinh Thánh Tân Ước nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Giáo Hội, là cơ sở hình thành, phát triển và hoàn thiện Đức Tin Công Giáo. Hãy đọc Tân Ước với tâm hồn rộng mở và trái tim mang tình yêu thương, để thấy được con đường đi, ánh sáng chân thật cho cuộc đời mỗi chúng ta.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#13
Các Thánh Công Giáo

Thánh là cách gọi chung của Giáo Hội Công Giáo dành cho những người đã được đưa lên thiên đàng. Tuy nhiên, có một số vị thánh được tôn phong cách đặc biệt dựa trên đời sống đức tin và những việc làm đạo đức tốt đẹp của họ với đặc điểm chung là sự vâng phục theo thánh ý Thiên Chúa.

Trong Giáo Hội, các thánh không mang ý nghĩa như những vị thần, những siêu anh hùng mà là những tấm gương sống cho các Ki-tô hữu noi theo. Họ có thể là nhà thần học, nhà truyền giáo, nữ tu, linh mục, vua chúa, binh lính, nông dân hay một người bình thường ở bất kỳ địa vị nào trong xã hội.

Ở nơi các thánh, chúng ta tìm thấy niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa; lòng bác ái, vị tha với những người xung quanh; sự đấu tranh không ngừng nghỉ để đoạn tuyệt tội lỗi, chiến thắng cám dỗ và rất nhiều điều đức tính tốt đẹp khác đã trở thành nguồn cảm hứng sống cho các tín hữu mọi thời đại.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#14
Các Thánh Tông Đồ

01. Thánh Phê-rô Tông Đồ

02. Thánh An-rê Tông Đồ

03. Thánh Gia-cô-bê Tiền (Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê)

04. Thánh Gio-an Tông Đồ

05. Thánh Phi-líp-phê

06. Thánh Ba-tô-lô-mê-ô (Na-tha-na-en)

07. Thánh Mát-thêu

08. Thánh Tô-ma Tông Đồ

09. Thánh Gia-cô-bê Hậu (Gia-cô-bê con ông An-phê)

10. Thánh Giu-đa Ta-đê-ô

11. Thánh Si-môn Người Nhiệt Thành

12. Thánh Mát-thi-a

13. Thánh Phao-lô Tông Đồ
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#15
Khái quát chung về lịch sử Kitô giáo
Sự ra đời Kitô giáo


- Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ I ở các tỉnh phía đông của đế quốc La Mã với chế độ chiếm hữu nô lệ. Đế chế La Mã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, tạo ra nhiều mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh ấy đã làm nảy sinh những tư tưởng được giải phóng và tự do. Bên cạnh đó, vùng Trung Cận đông là nơi tiếp giáp 3 châu lục, dân cư ở đây vốn theo đa thần giáo, trong quá trình thống nhất của đế chế đã xuất hiện yêu cầu thống nhất về tư tưởng, trong đó có nhu cầu về tôn giáo độc thần, vì vậy Kitô giáo đã ra đời trên cơ sở của Do Thái giáo vốn đang tồn tại ở vùng này

- Sự ra đời của Kitô giáo gắn với tên tuổi của Giêsu Kitô. Ông sinh ra vào đầu Công nguyên, theo truyền thuyết, bà Maria đã mang thai một cách màu nhiệm và sinh ra ông. Giêsu là người thông minh. Trên cở sở kinh thánh và những nghiên cứu hiện có, ta có thể biết được vài điểm về cuộc sống của Giêsu như sau:

+ Giêsu là người Do Thái.
+ Sống ở đầu thế kỷ I sau Công nguyên.
+ Khoảng 30 tuổi thì bắt đầu truyền, giảng đạo khoảng 3 năm.
+ Thu nhận và đào tạo 12 người thành Thánh tông đồ. Phêrô là Thánh tông đồ cả.
+ Bị sự ghen ghét của các phần tử Do Thái giáo.
+ Sau khi bị kết tội “mưu phản La Mã”, bị đóng đinh chết trên thập tự giá.
Sau khi Giêsu qua đời, Kitô giáo được hình thành.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply