2019-10-28, 02:29 PM
Giới thiệu các dòng tu
Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .
Khiết tịnh , nghèo khó và vâng phục
|
2019-11-03, 10:19 PM
Thịt và Máu
Ngày nó chưa trở thành Kitô hữu, một người bạn không có đạo kể với nó: “Tao nghe nói rằng mỗi Chủ Nhật người Công Giáo ăn thịt và uống máu sống. Thời đại này mà còn những chuyện kinh khủng như vậy. Dã man quá!” “Mày nghe ai đồn nhảm thế? Làm gì có chuyện đó!” Nó không tin gạt đi. Thế rồi nó mon men đến một ngôi thánh đường để xem thực hư thế nào. Từ hàng ghế cuối trong góc khuất nhà thờ, nó nghe vị linh mục cung kính đọc rõ từng lời: “Tất cả anh em hãy cầm lấy mà ăn: vì này là mình Thầy, trao ban cho anh em.” Rồi vị linh mục cầm lấy chén rượu đọc tiếp: “Tất cả anh em, hãy cầm lấy mà uống: vì này là chén máu Thầy, đổ ra cho anh em.”(Lc 22:19) Lúc này nó nhớ lại lời thằng bạn kia nói. Một lúc sau, nó thấy người ta lên nhận một tấm bánh trăng trắng nho nhỏ và ăn, rồi nhận một chén gì đó rồi uống. Nó chợt thấy rùng mình nổi gai ốc. Từ ngày ấy, nó bắt đầu tìm hiểu về cái mà người vẫn gọi là “ăn thịt và uống máu sống”. Sự thật không hoàn toàn giống như thằng bạn nó phao tin đồn. Nó phát hiện ra nhiều điều lý thú hơn như vậy. +++ Bây giờ, nó là một Kitô hữu. Hiểu biết của nó rộng thoáng hơn, tâm hồn nó chan hoà hơn, thái độ sống của nó tích cực hơn vì nó đã “ăn thịt và uống máu” của Thầy Giêsu. Nó không biết giải thích thế nào cho thằng bạn kia hiểu điều nó đã khám phá trong tâm hồn. Thằng bạn kia cũng chẳng thắc mắc nhiều vì đó là chuyện riêng của nó, nhưng hắn thấy nó vui vẻ và bình an hơn trước. Thế rồi một ngày kia, trong khi đang cầm tấm bánh trên tay, tự dưng trong tâm trí nó xuất hiện bao nhiêu câu hỏi: Đây là Chúa thật sao? Làm sao Chúa Tể trời đất có thể ở trong tấm bánh nhỏ bé, mỏng manh mà mình sắp ăn? Có thật là bánh này trở thành mình Chúa và rượu này trở thành máu Chúa không? Nếu có thì việc này xảy ra như thế nào? Tại sao Chúa lại chọn ở trong tấm bánh, ly rượu này? Sao tôi không thấy chúng giống thịt và máu bình thường?...Từ đó, nó có nhiều thắc mắc, băn khoăn về Thánh Thể. Nó cảm thấy khó hiểu nhưng may thay nó kiên nhẫn học hỏi Kinh Thánh và Truyền Thống để tìm câu trả lời. +++ Một ngày kia, nó tìm thấy câu trả lời như sau: Trước khi trời đất được tạo thành, có một Tình Yêu Vô Biên tự hữu mà niềm tin Kitô gọi là Thiên Chúa. Tình Yêu ấy tuôn trào sáng tạo mọi sự tốt đẹp, trong đó có con người. Tình Yêu chăm sóc con người qua từng hơi thở, từng nhịp đập trái tim, từng cảm nghĩ. Khi con người dùng tự do của mình để lạc xa Tình Yêu, Tình Yêu vẫn hiện diện sát bên để đồng hành nâng đỡ. Tình Yêu khao khát trao ban, ngày càng mãnh liệt theo dòng thời gian. Cho đến một ngày kia, Thiên Chúa Tình Yêu đã quyết định hoá thành Con Người để ở giữa nhân loại. Thiên-Chúa-ở-với-nhân-loại ấy mang một cái tên con người là Giêsu (Mt 1:23; Lc 1:31). Ngài đã sống với, sống cho, sống vì con người bất kể họ là ai. Cả cuộc đời Ngài gói trọn vẹn trong một chữ “yêu” và yêu cho đến tận cùng (Ga 13:1). Tiếp tục lật giở từng trang Kinh Thánh, nó đọc được tâm sự của Thiên Chúa nơi Thầy Giêsu khi Thầy nói: “Cha ơi, con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta…. Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con. Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành.” (Ga 17:20-24) Một khao khát mãnh liệt được ở với từng con người để chăm sóc họ luôn canh cánh bên lòng Thiên-Chúa-làm-người cho đến dòng cuối cùng của sách Tin Mừng: “Thầy sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28:20) Bây giờ thì nó đã hiểu. Câu trả lời cho những thắc mắc hóc búa hôm nào trở thành khá đơn giản: tất cả nằm ở “tấm lòng Thiên Chúa”. Cầm tấm bánh và ly rượu đã thánh hiến, nó cảm thấy tự tin và hạnh phúc vô cùng. “Đây là Chúa thật sao?” Đúng, đây là Thiên Chúa của nó. “Làm sao Chúa Tể trời đất có thể ở trong tấm bánh nhỏ bé, mỏng manh mà mình sắp ăn?” Thiên Chúa có thể tạo dựng trời đất dễ dàng thì chuyện này có ăn thua gì chứ. “Có thật là bánh này trở thành mình Chúa và rượu này trở thành máu Chúa không?” Nó không muốn giải thích dài dòng mà chỉ muốn khẳng định rằng khi nó lãnh nhận bánh rượu này, nó được nuôi dưỡng một cách lạ lùng, được bình an và hạnh phúc sâu xa trong tâm hồn mà chẳng có loại thức ăn nào làm được. “Nếu có thì sự việc xảy ra như thế nào?” Truyền thống dạy rằng khi linh mục đọc lại lời của Thầy Giêsu trong Thánh Lễ thì bản thể của bánh và rượu được biến đổi thành Mình và Máu Chúa. Bên ngoài là hình bánh rượu nhưng bên trong không còn là bánh rượu nữa. Nó thì suy nghĩ đơn giản thế này thôi: Xảy ra như thế nào thì đó là việc của Chúa. Ngài luôn làm những gì Ngài nói, chẳng bao giờ thất hứa. “Tại sao Chúa lại chọn ở trong tấm bánh, ly rượu này?” Đơn giản vì Chúa rất tâm lý: Người chọn cách thức bình dân và gần gũi nhất để thể hiện điều sâu thẳm và cao quý nhất. Còn gì bình dân gần gũi hơn là ăn uống. Còn gì thẳm sâu cao quý hơn là trao ban chính mình. “Ồ mà sao tôi không thấy chúng giống thịt và máu bình thường nhỉ?” Đến đây thì nó thấy câu hỏi trở nên nực cười. Đố nó dám ăn thịt sống uống máu tươi! Thiên Chúa thật là tâm lý. Ngài hiện diện tràn đầy mà lại vô cùng nhẹ nhàng. Ngài có đó trọn vẹn mà cứ như ẩn mình để không làm người đón nhận sợ hãi hay mất tự do. Ngài chẳng cần vinh quang cao sang mà chỉ cần ở với con người. Chúa cứ hiện diện lặng lẽ một cách dễ thương như vậy. Nó mỉm cười. Nhẹ nhõm trong tạ ơn. +++ Bạn mến, phần cuối lời truyền phép Thánh Thể, vị linh mục còn lặp lại lời Thầy: “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.” (Lc 22:19; 1Cr 11:25) Việc Thầy làm là trao ban chính mình làm lương thực trường sinh cho các môn đệ, trong đó có chúng mình. Vậy ta hãy nguyện sẵn sàng trở nên lương thực nuôi dưỡng anh chị em, bạn nhé. Giuse Việt, O.Carm. Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .
2019-11-03, 10:21 PM
Flesh and Blood
Before his becoming a believer, one of his non-Christain friends told him: “I heard that Catholic people eat flesh and drink blood every Sunday. It’s terrible that this thing still happens even today. Definitely horrible!” “Who told you this ridiculous rumor? Nonsense!” He refused to believe it. Then he discreetly went to a church to see what really happened. From the last bench close to the corner of the church, he heard the priest reverently read: “All of you, take this and eat. This is my body, which will be given up for you.” Then the priest took a cup and read: “Take this, all of you, and drink from it. This is the cup of my blood, which will be shed for you.”(Lk 22:19) He recalled the words of his friend. After a while, he saw people walk to the priest to receive a small white bread and eat, then a cup and drink. His hair immediately stood on end. From that day on, he began to ‘study’ what he heard as “eat flesh and drink blood”. The truth was not exactly the same as his friend’s rumor. He discovered lots of things more interesting than that. +++ Now he is a Catholic Christian. His knowledge is more broadened, his soul is more at peace, his living attitude is more positive since he eats “the flesh” and drinks “the blood” of Jesus. He does not know how to explain what he has found inside to his non-christian friend. Well, this mister does not actually care much about questioning his private life, but he sees him much more cheerful and peaceful than before. Then one day, while holding the consecrated host (bread) in his hand, many unexpected questions suddenly flooded his mind: “Is this really the Lord? How can the God of heaven and earth be in this little fragile host that I am about to eat? Is it true that this bread becomes the body of Christ and this wine becomes His blood? If so, how does it happen? Why does God choose to be in the bread and wine? Why don’t they look like normal flesh and blood?...” From then on, he struggled with questions about the Blessed Sacrement. He felt confused, but fortunately, he was patient enough to do some studies on the Bible and Tradition to look for the answers. +++ Then came the moment he found an answer for his questions as follows: Before heaven and earth were created, there had been the Boundless Love, self-existent, that is called God in the Christian tradition. This Love overflowed and created all good things including men and women. This Love takes care of their every breath, their every heart beat, their every thought…. When they go astray from this Love, this Love is still present with them to accompany and help them. As time goes on, the desire of this Love to share the best with them is manifested stronger. Then came the decisive moment when the Loving God decided to become Human to be with our humanity. This God-with-us took a human name Jesus (Mt 1:23; Lk 1:31). He lived with and lived for us human. All His life can be summed up in one word: “love” and “love to the end”. (Jn 13:1) Continuing his studying the Bible’s pages, he encounters God’s heartfelt desire in Jesus when He prays: “Father, I pray not only for them, but also for those who will believe in me through their word, so that they may all be one, as you, Father, are in me and I in you, that they also may be in us,... I have given them the glory you gave me, so that they may be one, as we are one, I in them and you in me, that they may be brought to perfection as one, that the world may know that you sent me, and that you loved them even as you loved me. Father, they are your gift to me. I wish that where I am they also may be with me, that they may see my glory that you gave me, because you loved me before the foundation of the world.” (Jn 17:20-24) This very strong desire of the God-made-man to be with each person to take care of them manifests itself till the last line of the Gospel: “Behold, I am with you always, until the end of the age.” (Mt 28:20) Now he has understood. The answer to his difficult questions becomes quite simple: all lies in “the loving heart of God”. Receiving the consecrated bread and wine, he feels wonderfully confident and happy. “Is this really the Lord?” Yes, this is Him. “How can the God of heaven and earth be in this little fragile host that I am about to eat?” God could create heaven and earth and do anything He wants. This will not be difficult. “Is it true that this bread becomes the body of Christ and this wine becomes His blood?” He does not want to unnessarily complicates the matter by long explanations. He just wants to affirm that when he receives this consecrated bread and wine, he is amazingly nourished. His soul is more at peace and profoundly happy. No other food can give him that nourishment. “If so, how does it happen?” The Tradition teaches that when the priest repeats the words of Jesus in the context of the Eucharist (Mass), the bread and wine are changed into the Body and Blood of Jesus Christ. The outside still looks like bread and wine but the inside has been changed. As for his little mind, he simply reasons the issue as follows: How it happens is the work of God. God always accomplishes what He says. “Why does God choose to be in the bread and wine?” He thinks simply that God knows so well our human psychology. He chooses the dearest and most casual way to be present with us the most profoundly and nobly. What would be dearer and more casual than eating?! What would be more profound and noble than self-giving?! “Why don’t they look like normal flesh and blood?” He now finds this question ridiculous. He wouldn’t dare to eat raw flesh and drink fresh blood! God is really the best ‘psychologist’. God is fully present while He is excelently gentle. He is there in a hidden manner so that receivers will not be scared and lose their freedom. He does not need any glory but only wants to be with us men and women. The Lord is there in such a lovely and humble way. He smiles with deep gratitude. +++ My dear friend, at the end of the consecration of bread and wine, the priest repeats these words of Jesus: “Do this in memory of me!” (Lk 22:19; 1Cr 11:25) What Jesus does is to give Himself to be the nourishment of the eternal life for his disciples including ourselves. Let us then pray that we be ready to become good nourishment for others. Joseph Viet, O.Carm Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .
2019-11-04, 12:29 PM
(2019-11-03, 10:19 PM)Bee Wrote: Lạy Thầy Giêsu mến yêu, xin cất gánh nặng cám dỗ đang đè nặng trên con, để con xin vác thánh giá của chính mình mà đi theo Thầy. Thanks Bee
TỬNG TỪNG TƯNG
2019-12-03, 09:19 PM
YẾU ĐUỐI VÀ MẠNH MẼ (*)
“ Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”( Mc 15,34 v Mt 27,46 ) – Phải chăng, trong thân phận làm người yếu đuối và đau khổ đến cực độ nên Chúa Giêsu đã thốt lên lời thảm thiết như vậy ? Nhìn thấy sự yếu đuối để biết Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến dường nào và Ngài phải chịu đau khổ đến dường bao ! Đức Mẹ cũng thế : Có đau khổ nào bằng khi thấy Con mình chết treo trên thập giá ?. Đứt ruột đi chứ! Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá để chứng kiến cảnh tượng ấy. Sự yếu đuối của Chúa chính là sức mạnh tình yêu mà Ngài đã mặc lấy, hóa nên thân phận con người. Tự chính Ngài tuôn trào ra thành một khúc ca bi tráng để nhân loại cùng lắng nghe những âm thanh diệu vợi. Cảm ơn Chúa đã cho chúng ta nhận ra thân phận yếu đuối của mình để chúng ta không kiêu ngạo, để chúng ta được yêu và chúng ta biết ăn năn hối cải khi lỡ phạm tội. Tội nhiều được tha nhiều, tha nhiều tất được yêu nhiều. Đức Thánh Cha Francis quá mạnh mẽ khi Ngài dám nói lên sự im lặng của mẹ Maria là sự yếu đuối khiêm tốn của một người mẹ - vừa là Mẹ Thiên Chúa, vừa là Mẹ nhân loại. Mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa vượt quá trí hiểu con người nên Mẹ phải im lặng. Đây chỉ là một cách nói chẳng khác gì Đức H.Y F.X Nguyễn Văn Thuận đã nói “ những khuyết điểm” của Chúa Giêsu, thật ra lại là những ưu điểm, phát xuất từ lòng bao dung độ lượng và tình yêu của Chúa mà chúng ta ai cũng cần học tập. Hiểu thẳm sâu là thế. Nếu có ai đó ngộ nhận, chống đối – cũng là một lẽ thường tình, chỉ tăng thêm phần hấp dẫn mà thôi. Mình thích cách giảng ngẫu hứng của Đức Thánh Cha, Ngài khai triển ý từ bài giảng nhiều hơn là viết thành văn để đọc. Qủa là tài tình và uyên bác. Đức Thánh Cha được bầu chọn là nhân vật của năm 2013, chắc chắn Ngài nổi tiếng vì có những khác lạ hơn những Gíao Hoàng tiền nhiệm, Ngài mới lên ngôi mấy ngày đã làm cho nhiều người thấy “nhột và khó chịu” ( xem bài “Nhột quá”, nguồn: https://gpphanthiet.com ). Thế nhưng, người ta cũng khó thay đổi não trạng. Người ta vẫn quen hưởng thụ, quen lối sống ích kỷ riêng mình : “ngựa quen đường cũ”. Mỗi người nhìn thấy sự yếu đuối để được khiêm tốn hơn và dễ cảm thông với người khác hơn. Nếu chúng ta tự cho mình là thánh, là đạo đức thì chúng ta khó có thể thông cảm hoàn cảnh khó khăn và sự yếu đuối của người khác. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác là cách để chúng ta dễ thông cảm người khác và yêu thương họ. Thiên Chúa biết trước nhân loại phạm tội nên Ngài có chương trình và hành động cứu chuộc, Ngài yêu nhân loại đến nỗi phải ban Con Một xuống để cứu chuộc nhân loại. Thiên Chúa yếu đuối ư ? Thưa không, Thiên Chúa không yếu đuối, bản chất mạnh mẽ của tình yêu khiến Thiên Chúa phải làm thế. Sự kiện Thiên Chúa nhập thế, nhập thể, cho chúng ta nhìn nhận một Thiên Chúa làm người là Emmanuel, là ý định từ thuở đời đời. Cảm ơn Đức Thánh Cha đã cho chúng con thấy sự yếu đuối xuất phát từ tình yêu của Chúa để chúng con khiêm tốn và sống tốt hơn, nhờ thế mà chúng con mạnh mẽ hơn trong đức tin, biết vực dậy sau mỗi lần chúng con sa ngã. Chúng con luôn nhớ lời Chúa phán : “ Con hãy về nhà và từ nay đừng phạm tội nữa”( Jn 8,11 ). Ước gì mỗi người đều có tình Chúa ấp ủ trong tim, để được ơn Chúa nâng đỡ, giữ gìn. JB.SĨ TRỌNG. (*) Nhân đọc “Về bài giảng của Đức Thánh Cha Francis ngày 20.12.2013” – Bài viết của Jade trên box “Nghịch ngợm đời”. Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .
|
« Next Oldest | Next Newest »
|