Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ
#16
(2019-03-13, 03:22 PM)Vâng Wrote: Buồn ngủ qúa chi2 ơi

Chị Khờ thấy em khó tính á Vâng . Em khó quá cô nào mà dám lấy . Grinning-face-with-smiling-eyes4
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#17
(2019-03-13, 04:05 PM)YeuAnhDaiKho Wrote: Chị Khờ thấy em khó tính á Vâng . Em khó quá cô nào mà dám lấy . Grinning-face-with-smiling-eyes4

Chị 2 muốn em sống sao?
Reply
#18
(2019-03-13, 04:10 PM)Vâng Wrote: Chị 2 muốn em sống sao?

Lol Em sống sao em vui ,
Nếu em không thích câu trã lời này thì 
Em muốn chị trã lời ra sao ?
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#19
Lần đầu tiên Vatican gửi đại diện tham dự phiên họp của Ủy ban phụ nữ của Liên Hiệp Quốc


15/03/2019
Bà Barbara Jatta, giám đốc Viện Bảo tàng Vatican, đại diện cho Vatican tham dự phiên họp lần thứ 63 của Ủy ban về Phụ nữ của Liên hiệp quốc (LHQ), diễn ra từ ngày 11-22.03.


Hội nghị lần này do bà Maria Fernanda Espinosa Garcés, Chủ tịch Đại Hội đồng của LHQ tổ chức và có các đề tài chính là “Các hệ thống bảo vệ của xã hội, tiếp cận các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng bền vững cho sự bình đẳng giới tính và trao quyền cho phụ nữ và thiếu nữ.


Đây là lần đầu tiên Vatican gửi đại diện của mình tham dự một phiên họp của Ủy ban này. Trong phiên họp năm nay có 5 phụ nữ đứng đầu các quốc gia tham dự: tổng thống các nước Lituania, Nepal, Trindad và Tobago, Malta và phó tổng thống Colombia
Bà Giám đốc Viện Bảo tàng Vatican đã tham dự 3 buổi họp bàn tròn cấp cao diễn ra trong Hội nghị, do Tổng Thư ký LHQ – ông Antonio Guterres – tổ chức tại Tòa nhà Kiếng  – trụ sở của LHQ – ở New York.

Sự quan tâm của Tòa Thánh đối với phụ nữ

Bà Jatta nói với Vatican News: “Qua sự tham dự của tôi, Tòa Thánh muốn đưa ra một tín hiệu quan trọng về sự hiện diện của nữ giới tại các vị trí hàng đầu trong các cơ quan của mình.” Bà cũng khẳng định: “Học thuyết xã hội của Giáo hội có những điểm đặc biệt và chúng đang được áp dụng tuyệt đối. Tôi là một ví dụ, với tư cách là một phụ nữ, một người vợ, người mẹ, nhưng cũng là một nhân viên trong tổ chức của Vatican, nơi tôi luôn được tôn trọng, được đánh giá về công việc tôi đã làm nhưng cũng được quan tâm đến việc làm mẹ và vợ. Xã hội đã thay đổi và rõ ràng là Tòa thánh đã thích nghi với thời đại, với nhiều sáng kiến dành cho phụ nữ và ngày càng có nhiều vai trò mà phụ nữ nắm giữ ở vị trí hàng đầu trong Tòa thánh.”

Bà Jatta cho biết là đã có nhiều bước tiến cụ thể của Giáo hội sau 30 năm ĐGH Gioan Phaolô II ban hành Tông thư “Phẩm giá phụ nữ” và bà kết luận: “Tôi tin chắc về điều này và tôi là một ví dụ. 5 ĐHY Quản thủ Thư viện Vatican mà tôi đã làm việc chung và ĐHY Giuseppe Bertello, đã có sự quan tâm đặc biệt đến vai trò của nữ giới và do đó Tông thư đang được áp dụng, với những bước đi của một tổ chức xã hội đang phát triển.”


Hồng Thủy 
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#20
ĐHY Parolin cám ơn các LM Ba Lan mục vụ tại nước ngoài


14/03/2019

ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cám ơn Giáo Hội Công Giáo tại Ba Lan vì đông đảo các LM nước này đang hoạt động mục vụ tại nước ngoài.

Trong diễn văn hôm 13-3-2019 tại Hội đồng GM Ba Lan nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập HĐGM này, ĐHY Parolin gọi các LM và tu sĩ Ba Lan là ”một món quà quảng đại” cho Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và đặc biệt cho các nước thuộc miền truyền giáo. ĐHY cũng đề cao sự luôn luôn trung thành của Ba Lan đối với Kitô giáo và đây là một yếu tố quan trọng trong xã hội Ba Lan về mặt tôn giáo cũng như văn hóa.


 2 kỷ niệm tại Ba Lan

 ĐHY Parolin đến Ba Lan trong tư cách là Đặc Sứ của ĐTC Phanxicô nhân dịp kỷ niệm 100 năm tái lập quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Tòa Thánh, và 100 năm thành lập HĐGM tại nước này. Sau 123 năm ở dưới sự cai trị của các thế lực nước ngoài, Ba Lan đã phục hồi được nền độc lập hồi tháng 11 năm 1918.

 Hàng GM Ba Lan

 HĐGM Ba Lan hiện nay có 155 GM thành viên, thuộc hàng lớn nhất Âu Châu. Trong số 28,4 triệu dân Ba Lan, hiện có 33 triệu là tín hữu Công Giáo theo thống kê của HĐGM nước này (KNA 14-3-2019)

G. Trần Đức Anh OP 
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#21
Giúp giới trẻ sống đạo Công giáo


15/03/2019

Người mẹ than thở: “Tôi không hiểu nổi. Tôi đã cho nó học trường Công giáo 12 năm vậy mà nó không chịu đi nhà thờ!”.


Đa số cha mẹ và ông bà đều quan ngại rằng con cháu mình, từ 16-22 tuổi, có vẻ như bỏ di sản đức tin Công giáo của mình.
Khi tôi có hơn 40 năm kinh nghiệm làm giáo viên và giáo lý viên, tôi mạnh dạn đưa ra lời khuyên cho các giáo viên, giáo lý viên, các bậc làm cha mẹ và ông bà. Trong khi không có gì bảo đảm rằng con cháu chúng ta sẽ gắn bó với đức tin Công giáo, thì vẫn có một số cách giáo dục đức tin cho chúng:

1. Hãy nhớ rằng chất vấn là bình thường. Đó là lúc người lớn chúng ta cố gắng hiểu (và ghi nhớ) rằng việc thắc mắc về niềm tin là một phần trong quá trình phát triển.

2. Chúng ta hiểu biết nhờ kinh nghiệm. Con cháu chúng ta lại cho kinh nghiệm là “khủng khiếp”. Là ông bà và cha mẹ, chúng ta có thể tạo những khoảnh khắc để thúc giục con cháu chú ý tới sự kinh khủng thực sự, để đi xa hơn và tìm ra ý nghĩa của những điều linh thiêng trong đời sống hàng ngày, đó có thể là các mùa trong năm, một sự tiến bộ, kỹ thuật, một em bé mới chào đời, hoặc bất kỳ những gì khiến chúng chú ý. Tinh thần Công giáo nảy nở trên những điều kinh khủng và kỳ lạ, những điều đó dẫn chúng ta một cách tự nhiên nhất đi vào đức tin Công giáo hàng ngày.

3. Hãy biết rằng sự cẩn trọng của Giáo hội là một phần phản ứng với mức thường xuyên mà giới trẻ gặp những anh hùng của chúng bị phản bội. Bị phản bội thường xuyên ở những người có vẻ tốt lành mà chúng nghe biết qua các phương tiện truyền thông, khó hiểu là con cháu chúng ta không thể tự động tin và kính trọng các bậc anh hùng – chẳng hạn như các thánh – mà chúng ta đặt trước mặt chúng. Các vụ bê bối mới đây trong Giáo hội cũng đã khiến giới trẻ, kể cả người lớn, có ánh mắt khả nghi đối với các giáo sĩ trong Giáo hội. Không lạ gì khi chúng nghi ngờ mỗi khi chúng ta nói: “Hãy tin tôi, điều này là thật”. Chúng ta không nên có cách nói: “Vì Giáo hội nói vậy” hoặc “Vì tôi nói vậy”, nhưng hãy giúp con cháu hiểu nguyên nhân mà chúng ta tin những gì chúng ta hành động, lý do mà chúng ta yêu mến Giáo hội mặc dù Giáo hội vẫn bất toàn.

4. Hãy biết rằng cha mẹ là người ảnh hưởng nhất trong đời sống con cái. Gương mẫu của cha mẹ là khí cụ mạnh nhất để “giữ” Thiên Chúa và tôn giáo trong đời sống của chúng. Tôi tin rằng thảo luận về các vấn đề đức tin, về vị trí của Giáo hội, về việc thờ phượng, về việc cầu nguyện, về vị thế của Thiên Chúa trong các vấn đề luân lý, đạo đức và các mối quan hệ nên ở trong khuôn khổ gia đình. Tôi luôn cảm thấy gần gũi nhất với các học trò của tôi khi chúng tôi cùng chia sẻ những câu chuyện liên quan đức tin, những lúc đó là niềm an ủi vì biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, hoặc chúng ta luôn được Ngài ban cho an bình và hy vọng, vì Ngài chỉ muốn điều tốt nhất cho chúng ta.

Không cha mẹ nào muốn chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên, đó là ưu tiên của quyền làm cha mẹ. Cha Mẹ có thể cảm thấy thoải mái kể chuyện riêng của mình vì họ cho con cái biết tầm quan trọng của việc giao tiếp riêng với Thiên Chúa. Trong những lúc khó khăn, sự tin tưởng của cha mẹ được thể hiện trong sự quan phòng của Thiên Chúa là cách giúp con cái thoải mái và hiểu rằng trở thành người lớn nghĩa là làm cho Thiên Chúa có thể nhìn thấy và có thể chạm vào Ngài.
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#22
5. Đừng sợ hỏi các giáo viên và giáo lý viên về cách trả lời những câu hỏi liên quan tôn giáo và tâm linh. Mối quan hệ giữa cha mẹ và chương trình giáo dục tôn giáo hoặc trường Công giáo nên là một sự hợp tác. Giáo viên được đào tạo về các giai đoạn phát triển tôn giáo của trẻ, và nên giúp các bậc cha mẹ về các mối quan tâm và các vấn đề giáo dục trẻ. Các bậc cha mẹ nên thoải mái trình bày mối quan ngại của mình với họ.

6. Hãy khuyến khích vai trò của ông bà trong cuộc sống của giới trẻ. Có điều kỳ diệu trong việc cách nhau một thế hệ, tôi tin vậy. Các bậc ông bà có kinh nghiệm nuôi dạy con cái và biết mối quan ngại của cha mẹ về con cái. Đối với nhiều trẻ, đó là những người có thể sẵn sàng và có nhiều thời gian để lắng nghe chúng tỉ tê những điều chúng quan tâm về Thiên Chúa và cuộc sống. Hãy khuyến khích ông bà cùng giáo dục con cháu, nhất là về đức tin Công giáo.
Các bậc ông bà có cách nhìn sâu sắc khi đến với đức tin. Người già có thể kể những câu chuyện và kinh nghiệm mà họ coi là tác nhân xây dựng sự khôn ngoan. Khi cha mẹ thường xuyên bị căng thẳng vì công việc và trách nhiệm gia đình, ông bà có thể giáo dục các cháu.

7. Hãy nuôi dưỡng sự hiểu biết ở con cháu, nhất là độ tuổi thiếu niên, về những gì có ý nghĩa của Giáo hội Công giáo. Tổ chức Nghiên cứu Quốc gia về Giới trẻ và Tôn giáo (National Study of Youth and Religion) lưu ý rằng tôn giáo và Thiên Chúa thực sự cần thiết trong đời sống giới trẻ, nhưng vấn đề quan yếu là “chủ nghĩa mọi thứ” (whatever-ism) trong khi tôn giáo và Giáo hội bỏ mặc chúng nguội lạnh.
Tôi còn nhớ lễ Phục sinh ở Rôma khoảng 20 năm trước. Tôi dẫn một nhóm thiếu niên đi với tôi và chúng tôi cùng dự lễ Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô. Từ phía sau, tôi nghe một em thầm thì: “Dì ơi dì!”. Đó là Stephen muốn len qua đám đông để đứng gần tôi. “Gì vậy?”, tôi hỏi. Nó nói: “Thánh lễ cũng như ở xứ mình!”. Ý nó nói thánh lễ vẫn là thánh lễ, Giáo hội vẫn là Giáo hội.
Tôi có kinh nghiệm tham dự các thánh lễ dành cho thiếu nhi ở Arizona, các em đồng phục áo thun với dòng chữ in phía sau lưng: “Hãy hãnh diện bạn là Công giáo”. Tôi không thích câu này vì nó mang tính bài ngoại (xenophobia), nhưng tôi phải công nhận rằng câu này có màu sắc kết hợp bằng một đường dài. Nó gợi sự ham muốn tìm kiếm của người trẻ về một mối quan hệ và thuộc về mối quan hệ đó.

8. Đừng sợ nếu con cháu có vẻ không quan tâm tôn giáo. Chúng ta cần tạo sự linh động và khuyến khích giới trẻ, làm gương cho chúng thấy rằng Giáo hội là Ngôi Nhà mà chúng luôn được tiếp đón, nơi mà chúng có thể bày tỏ những mối nghi ngại và sợ hãi, nơi có những sứ điệp của Chúa Giêsu, nơi mà có thể một ngày nào đó chúng cũng sẽ đưa con cái tới. Thậm chí chúng không bao giờ tái nối kết với Giáo hội của thời thơ ấu, chúng ta không bao giờ biết được chúng có thể gần gũi với Thiên Chúa trong chính tâm hồn chúng bằng cách nào. Chúng ta có thể để cửa mở, tiếp tục cầu nguyện, và hãy đặt con cái chúng ta vào đôi tay của Thiên Chúa để Ngài quan phòng và nâng đỡ theo Ý Ngài.


Tác giả Carol Cimino, Nữ tu Tiến sĩ Giáo dục
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Catholic Digest)
Nguồn: http://daminhtamhiep.net
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#23
ĐTC Phanxicô gọi các vụ khủng bố ở New Zealand là “những hành động bạo lực vô nghĩa”

16/03/2019

Trong điện văn được ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin nhân danh ngài gửi cho New Zealand, ĐTC Phanxicô bày tỏ lòng đau buồn về những vụ tấn công vào 2 đền thờ Hồi giáo tại thành phố Christchurch ở New Zealand, làm cho hơn 50 người thiệt mạng.

Điện văn

 “Đức Giáo hoàng Phanxicô vô cùng đau buồn khi biết về thương vong và thiệt hại về nhân mạng gây ra bởi “những hành động bạo lực vô nghĩa” tại hai đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch và ngài bảo đảm với tất cả người dân New Zealand, và đặc biệt là cộng đồng Hồi giáo, sự liên đới chân thành của ngài sau những cuộc tấn công này. Nhận thức về những nỗ lực của các nhân viên an ninh và cấp cứu trong tình huống khó khăn này, ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho sự chữa lành những người bị thương, sự an ủi cho những người phải đau khổ vì mất người thân và cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này. Phó thác những người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa toàn năng, Đức Giáo hoàng Phanxicô cầu khẩn phúc lành an ủi và sức mạnh của Chúa trên toàn quốc gia.”

2 vụ khủng bố


2 đền thờ Hồi giáo bị tấn công: trước tiên là Đền thờ Al Noor với 300 tín hữu, bị toán 4 người tấn công. Tiếp đến là Đền thờ thứ 2, cũng đầy  tín hữu đến cầu nguyện nhân ngày thứ sáu 15-3-2019. Ít nhất có khoảng 50 người chết và hơn 50 người bị thương nặng, theo lời xác nhận của bà thủ tướng Jacinda Ardern.

Cảnh sát đã bắt giữ 3 người đàn ông và 1 phụ nữ. Một người Australia da trắng, 28 tuổi, đã để lại một ”tuyên ngôn” 74 trang chống những người di dân, để giải thích những hành động của ông ta.

Hồng Thủy 
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#24
ĐTC Phanxicô muốn thăm Tokyo, Hiroshima và Nagasaki Nhật Bản

15/03/2019
ĐHY Thomas Aquino Manyo Maeda, TGM giáo phận Osaka, Nhật Bản, cho biết ĐTC Phanxicô có ý định viếng thăm 3 thành phố: Tokyo, Nagasaki và Hiroshima trong chuyến viếng thăm ngài sẽ thực hiện tại Nhật Bản vào tháng 11 năm nay.

Hãng tin EFE của Tây Ban Nha, truyền đi ngày 14-3-2019, cho biết ĐHY Maeda nói rằng cuộc viếng thăm 4 ngày của ĐTC Phanxicô tại Nhật Bản còn đang ở trong vòng nghiên cứu và có thể bắt đầu vào khoảng 25-11-2019. ĐHY tiết lộ thông tin này hôm 14-3 vừa qua, khi ngài đến gặp Ông Nirimichi Nakamura, tỉnh trưởng Nagasaki.

 Chưa có ngày giờ chính xác

 ĐHY cũng nói rằng ngày giờ chính xác cuộc viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại Nhật Bản có thể sẽ được chính thức công bố vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 năm nay.

 Tại thủ đô Tokyo, ĐGH Phanxicô sẽ gặp Hoàng Đế Naruhito, người sẽ đăng quang vào ngày 1-5-2019, và hội kiến với thủ tướng Shinzo Abe.

 Hiroshima và Nagasaki là hai thành phố duy nhất trên thế giới đã bị ném bom nguyên tử vào cuối thế chiến thứ 2.

 Ngày 23-1-2019, chính ĐTC Phanxicô đã cho biết ngài sẽ viếng thăm Nhật Bản vào tháng 11-2019, nhưng sau đó, Phòng Báo chí Tòa Thánh nói rằng dự án viếng thăm còn đang ở trong vòng nghiên cứu (EFE 14-3-2019)

G. Trần Đức Anh OP

Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#25
ĐTC Phanxicô tái kêu gọi bài trừ tham nhũng


18/03/2019
ĐTC Phanxicô khuyến khích các viên chức tòa kiểm toán của Italia tiếp tục chống lại nạn tham nhũng, đồng thời ngài kêu gọi mọi quan chức công quyền bài trừ tham nhũng như một bệnh ung thư trong xã hội.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 18-3-2019, dành cho 1 ngàn người gồm các thẩm phán, các viên chức hành chánh của tòa kiểm toán Italia và thân nhân của họ.


 Tòa Kiểm Toán của Italia

Tòa kiểm toán có nhiệm vụ kiểm soát và canh chừng về tất cả những chi phí trong ngân sách quốc gia, làm sao để có sự tiến hành tốt trong tài chánh quốc gia, phân tích số thu nhập và chi tiêu.

 Tầm quan trọng của Tòa Kiểm Toán

 Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC Phanxicô khẳng định rằng ”Sự kiểm soát nghiêm ngặt các chi tiêu chống lại cám dỗ nơi những người nắm giữ các chức vụ chính trị và hành chánh, muốn quản lý các tài nguyên, không phải một cách đen tối, nhưng với mục đích ”đáp ứng các khách hàng” hoặc theo sự thỏa thuận về tuyển cử..”. Trong bối cảnh trên đây ĐTC Phanxicô đề cao vai trò quan trọng của các thẩm phán tòa kiểm toán, đối với cộng đoàn quốc gia, đặc biệt trong cuộc chiến đấu không ngừng chống nạn tham nhũng. Đây là một trong những tai ương gây thiệt hại nhiều nhất cho xã hội, vì nó làm cho xã hội bị thương tổn nặng nề trên bình diện luân lý đạo đức cũng như về mặt kinh tế..
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#26
Tai hại của nạn tham nhũng

 ĐTC Phanxicô nhận xét rằng ”Với ảo tưởng kiếm tiền mau lẹ và dễ dàng, trong thực tế, người ta làm cho tất cả mọi người trở nên nghèo, tước bỏ lòng tín nhiệm, sự minh bạch và sự đáng tín nhiệm của toàn bộ hệ thống. Nạn tham nhũng làm cho phẩm giá con người bị hạ nhục, và phá tan mọi lý tưởng tốt đẹp”.

 Toàn thể xã hội dấn thân bài trừ tham nhũng

 Cũng trong diễn văn trước các quan chức và nhân viên tòa kiểm toán, ĐTCPhanxicô nhấn mạnh rằng: ”Toàn thể xã hội được kêu gọi dấn thân cụ thể để chống lại bệnh ung thư tham những dưới mọi hình thức. Tòa kiểm toán, khi thi hành nhiệm vụ kiểm soát việc quản trị và các hoạt động của chính quyền, chính là một phương thế để phòng ngừa và bài trừ những vụ phạm pháp và lạm dụng, đồng thời có thể chỉ dẫn những phương thế để khắc phục tình trạng thiếu hiệu năng và những sai trái”.

 Sống tinh thần mùa chay

 Với tất cả mọi người hiện diện tại buổi tiếp kiến, ĐTC Phanxicô không quên mời gọi họ sống Mùa Chay này như một cơ hội nhìn sâu vào Chúa Kitô, là Thầy và là Chứng Nhân của chân lý và công lý. Ngài nói: ”Lời Chúa là nguồn mạch không cùng soi sáng cho tất cả những người muốn tận tụy phục vụ công ích. Mùa chay là mùa tuyệt hảo để chiến đấu tinh thần, thúc đẩy chúng ta sống cuộc sống bản thân và việc phục vụ công ích, không phải một cách bất động, cam chịu sự ác chúng ta gặp phải trong và quanh chúng ta” (Rei 18-3-2019)

G. Trần Đức Anh OP 
Nguồn: Đài Vatican City
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#27
ĐHY Parolin: ưu tiên hòa giải Công Giáo tại Trung Quốc

19/03/2019
ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, xác quyết rằng sự hòa giải các cộng đồng Công Giáo tại Hoa Lục là một ưu tiên hàng đầu: hiệp nhất, tin tưởng và cần một đà tiến mục vụ mới.

ĐHY Parolin khẳng định như trên trong lời tựa cuốn sách được báo ”Civiltà Cattolica” (Văn minh Công Giáo), của dòng Tên Italia, xuất bản hôm 19-3-2019, với tựa đề ”Giáo Hội tại Trung Quốc. Một tương lai cần viết” (La Chiesa in Cina. Un futuro da scrivere). ĐHY viết:


 Thách đố lớn cần đương đầu: hòa giải

 Tuy Cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc rất sinh động, nhưng công cuộc loan báo Tin Mừng tại quốc gia vĩ đại này ngày nay vẫn còn là một thách đố quyết định, cần có sự hiệp nhất. Chính vì thế, ĐGH Phanxicô đã thu hồi vạ tuyệt thông cho những GM Trung Quốc thụ phong mà không có sự ủy nhiệm của Tòa Thánh.

 Cần nghiêm túc thanh tẩy ký ức

 ĐHY Parolin nhìn nhận rằng ”Tuy tất cả các GM ở Hoa lục hiện nay đã hiệp thông với Tòa Thánh, nhưng con đường hiệp nhất chưa hoàn toàn được thực hiện và sự hòa giải vẫn còn là một mục tiêu ưu tiên. Vì thế, cần có ”một con đường nghiêm túc thanh tẩy ký ức”.
 Không thể nghi kỵ chống lại một nước
 Theo ĐHY Quốc vụ khanh, Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ không thể nuôi dưỡng những tâm tình nghi kỵ hoặc thù địch chống lại một nước. ”Sự loan báo Tin Mừng tại Trung Quốc không thể tách rời khỏi thái độ tôn trọng, quí chuộng và tin tưởng đối với dân tộc Trung Quốc và các nhà cầm quyền hợp pháp tại đây”.

 Mục tiêu ngàn đời của Giáo Hội

 Tuy nhiên các mục tiêu của Tòa Thánh tại Trung Quốc vẫn là những mục tiêu ngàn đời, đó là phần rỗi các linh hồn và tự do của Giáo Hội. Điều này có nghĩa là được tự do hơn trong việc loan báo Tin Mừng ”trong một khuôn khổ xã hội, văn hóa, và chính trị tin tưởng hơn” (Cath.ch 18-3-2019)

G. Trần Đức Anh OP
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#28
Một linh mục bị vu cáo lạm dụng tính dục được minh oan… sau 8 năm
25/03/2019
Cha Adam Stanisław Kuszaj đã bị một thiếu niên 16 tuổi vu cáo lạm dụng tính dục. 8 năm sau cha được minh oan nhờ các bạn bè của nguyên cáo cho biết cậu ta đã dựng chuyện để trả thù cha. Khi cha bị kết án, báo chí đã đăng tải rất nhiều. Nhưng khi cha được minh oan, có mấy tờ báo loan tin vui này?


Cha Adam Stanisław Kuszaj là một linh mục Ba lan dòng Đấng Cứu độ. Khi sang Cộng hòa Czech chăm sóc mục vụ cho các tín hữu Công giáo ở đây, cha đã hiểu đây là một sứ vụ không dễ dàng khi quốc gia này có con số người xưng mình là vô thần cao nhất thế giới. Dù thế cha vẫn không ngờ mình sẽ bị đưa ra tòa với cáo buộc lạm dụng tính dục một thiếu niên 16 tuổi.

Năm 2011, giáo quyền đã cấm cha Kuszaj thi hành tác vụ linh mục và cha bị trục xuất khỏi dòng. Cha cũng bị tòa dân sự kết án 6 tháng tù treo. Bị kỳ thị vì lời buộc tội nặng nề và bị bỏ rơi bởi hầu hết những người thân quen, cha chỉ có thể tự lo liệu cuộc sống của mình nhờ đi làm công nhân.

Năm 2016, vụ án đã được mở lại sau khi 3 người bạn của nguyên cáo khai rằng anh ta dựng lên những lời cáo buộc vì cha không giúp đỡ tài chính cho gia đình anh ta nữa. Nguyên cáo được thẩm vấn một lần nữa và các chuyên viên được tòa án hỏi ý kiến đã khẳng định rằng các lời tường thuật của người cáo buộc là không đáng tin. Người ta thấy rằng người đó đã muốn trả thù vị linh mục vì cha đã không muốn cho anh ta tiền.

Giữa tháng 2 năm nay, cùng thời gian diễn ra khóa họp tại Vatican về các vụ lạm dụng tính dục bởi các giáo sĩ, tòa án thành phố Jesenik của Czech đã xét đơn kháng cáo của cha Kuszaj, và tuyên bố cha vô tội.

Giáo phận Ostrawa-Opava đã rút lại lệnh cấm cha Kuszaj thi hành thừa tác vụ. Về phần mình, cha Kuszaj cũng muốn sớm được trở lại thi hành sứ vụ. Chia sẻ với đài phát thanh Công giáo địa phương, cha Kuszaj nói: “Đó là ước mơ của tôi và tôi muốn rằng nó được thực hiện. Tôi đã luôn muốn phục vụ con người và Thiên Chúa. Tôi đã mất 9 năm nhưng tôi đã học được nhiều điều”.

Hồng Thủy
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#29
ĐTC Phanxicô giúp 3 nước Phi Châu bị thiệt hại vì lũ lụt


22/03/2019
ĐTC Phanxicô giúp 150 ngàn euro cho 3 nước Mozambique, Zimbawe và Malawi để cứu trợ khẩn cấp trong giai đoạn đầu, sau những thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây nên.

Bộ Phục vụ và Phát triển Nhân bản Toàn Diện đã ra thông cáo cho biết Bộ nhân danh ĐTC Phanxicô, gửi sự trợ giúp cho 3 nước Mozambique, Zimbawe và Malawi, bị thiệt hại nặng nề vì lũ lụt.


Thông cáo:

Tuần trước, những trận lũ lụt do trận bão Idai gây nên đã tàn phá hoàn toàn các vùng giữa 3 nước Mozambique, Zimbawe và Malawi.
Con số các nạn nhân đang gia tăng không ngừng. Hiện tại đã có ít nhất 300 nạn nhân thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương và hàng trăm ngàn người phải di tản. Ít nhất một triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa này.
Những thiệt hại về cấu trúc cũng đáng kể: mưa lớn dữ dội kéo dài suốt tuần đã phá hủy hàng chục ngàn ngôi nhà và các tòa nhà công cộng, và làm gián đoạn các đường giao thông huyết mạch quan trọng nhất.
Thành phố Beira, ở Mozambique, bị san bình địa và nhiều trung tâm đô thị và làng mạc ở ba quốc gia đã bị phá hủy. Mạng lưới điện và nước, cũng như các cơ sở y tế cũng bị thiệt hại. Nguy cơ dịch bệnh là đáng lo ngại, trong khi các lực lượng cứu trợ đang vất vả để tiếp cận các khu vực cơn bão đi qua.

ĐTC Phanxicô đã bày tỏ đau buồn và sự gần gũi của ngài

Hôm thứ tư vừa qua 20.03, vào cuối buổi tiếp kiến chung, ĐTC Phanxicô đã bày tỏ đau buồn và sự gần gũi của ngài với các dân tộc bị ảnh hưởng và ngài “phso thác các nạn nhân và gia đình của họ cho lòng từ bi của Chúa” và cầu xin cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này được an ủi và nâng đỡ.

Khoản đóng góp của ĐTC Phanxicô diễn tả tình cảm và sự gần gũi tinh thần và phụ tử của ngài

Qua Bộ Phục vụ và Phát triển Nhân bản Toàn Diện, ĐTC Phanxicô đã quyết định gửi khoản đóng góp đầu tiên là 150 ngàn euro, (50 ngàn euro cho mỗi nước) để cứu trợ người dân trong giai đoạn đầu của việc cứu trợ.

Khoản đóng góp này là sự diễn tả tình cảm và sự gần gũi tinh thần và phụ tử của ĐTC Phanxicô đối với người dân và những vùng bị thiệt hại, và qua sự cộng tác của các Tòa Sứ thần, nó sẽ được phân phát cho các vùng bị thiệt hại nặng và sử dụng vào các hoạt động cứu trợ và trợ giúp người dân và các miền. Sự đóng góp của Bộ Phục vụ và Phát triển Nhân bản Toàn Diện cho các dân tộc Mozambique, Zimbawe và Malawi là một phần của những trợ giúp mà toàn thể Giáo hội Công giáo đang thực hiện, bên cạnh các Hội đồng Giám mục và nhiều tổ chức bác ái.



Hồng Thủy 
Nguồn: Đài Vatican
Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply
#30
ĐTC Phanxicô: Lương thực không phải là của riêng, nhưng để chia sẻ cho nhau


27/03/2019
Nếu Thiên Chúa là Cha của chúng ta, làm sao chúng ta có thể hiện diện với Người mà chúng ta lại không nắm tay nhau? Và nếu lương thực mà Người ban cho chúng ta, chúng ta lại cướp của nhau, thì làm sao chúng ta có thể nói chúng ta là con cái của Người?

Sáng thứ tư 27.03, trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô đã giải thích về lời cầu xin đầu tiên trong phần thứ hai của Kinh Lạy Cha, là phần trình bày với Thiên Chúa những nhu cầu của chúng ta: “Xin cho chúng con lương thực hàng ngày!”. ĐTC Phanxicô nhắc rằng lời cầu xin này xuất phát từ thực tế là không ai có thể tự thỏa mãn, chu cấp cho mình mọi điều. Mỗi ngày chúng ta cần được nuôi dưỡng. Do đó cơm bánh là lương thực được Chúa quan phòng ban cho chúng ta.

ĐTC Phanxicô cũng nhắc rằng cơm bánh được ban cho tất cả mọi người, do đó nó phải được chia sẻ chứ không phải để sở hữu. ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy đọc lời cầu nguyện này trong sự liên kết với tất cả mọi người như con của cùng một Cha trên trời, nhất là với những người nghèo khổ thiếu thốn, để biết chia sẻ cho nhau. Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu Kitô giáo không thể chấp nhận sự ích kỷ.

Tôi Không Phãi Người Tội Lỗi Bình Thường  ....Mà Là Người Rất Tội Lỗi  ....Rất Rất Tội Lỗi .....
Xin Cám Ơn ! 
[Image: avatar-71.jpg]
Reply