Cú ném lịch sử: Dân Thủ Thiêm ném giày vào mặt bà Chủ Tịch hội đồng nhân dân
#1
Thumbs Up 
Dân oan Thủ Thiêm: Lãnh đạo tiếp tục lừa dân

21/10/2018 03:10:50

[Image: _103939737_ffb10735-46bb-4a84-9114-27860...orce-thumb]Dân oan Thủ Thiêm có mặt tại buổi tiếp dân hôm 18/10 cho biết buổi tiếp dân diễn tiến khác những gì báo chí đưa tin.

[b]Diễn biến mới nhất xoay quanh tranh chấp đất đai kéo dài gần 20 năm qua của người dân khu Thủ Thiêm là buổi tiếp dân hôm 18/10 của ban lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và Trung ương.[/b]

Đây là buổi tiếp dân thứ hai kể từ khi UBND thành phố công bố kết luận thanh tra chính phủ về những sai phạm trong quá trình xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm hồi tháng 9.

Cuộc đối thoại trong buổi tiếp dân nói trên tạo điểm nhấn trên truyền thông Việt Nam vì lời xin lỗi của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong.

"Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tận đáy lòng mình tôi chân thành xin lỗi người dân Thủ Thiêm vì những sai phạm trong thời gian qua khi thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm,"

"Tôi rất xin lỗi!" Ông Phong nói.

Theo báo Zing, lãnh đạo TP "trân trọng lắng nghe, tiếp thu ý kiến người dân" đồng thời đề ra lộ trình giải quyết khúc mắc xoay quanh tranh chấp đất đai kéo dài gần 20 năm tại Thủ Thiêm.

Vậy buổi tiếp dân thứ hai nói trên có giải quyết phần nào khúc mắc cho những người dân đang đi khiếu nại không?

BBC Tiếng Việt phỏng vấn một số dân oan có mặt tại buổi tiếp tân này để tìm hiểu.


Lãnh đạo TP HCM Có sự dàn dựng ?

Tiếp xúc với BBC qua điện thoại hôm 19/10, ông Lê Văn Lung, được biết là đại diện cho một nhóm dân oan khiếu kiện hơn mười mấy năm qua, cũng là người có mặt tại buổi tiếp dân, cho biết buổi tiếp dân có những diễn biến rất khác với những gì báo chí đưa tin.

Cáo buộc rằng chính quyền TP HCM đã 'dàn dựng những người dân được mời đến tham dự, ông Lung cho BBC biết rằng dù hàng trăm người dân oan đã kéo đến Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận 2 từ sáng sớm 18/10, chỉ có 30 người dân đại diện cho 30 hộ được tham gia buổi tiếp dân.

Ngoài số người dân ít ỏi được cho vào, điều làm ông Lung "vô cùng bất ngờ" là trong 30 người này, chỉ có 5 người, trong đó có bản thân ông, thực sự là những người dân còn đang khiếu kiện. 25 người còn lại là những người đã nhận tiền bồi thường, lấy nền, lấy nhà đi ở chỗ khác từ lâu.

[Image: _103939735_f28bda32-b5d4-4b53-bf52-c4ae35d88990.jpg]
Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tại buổi tiếp dân hôm 18/10
"Tôi rất không hiểu vì sao họ lại mời những người dân đã nhận tiền rồi, đã đi từ lâu rồi, không hề khiếu nại nữa về làm gì. Có người đang ngủ thì được mời lên. Trong khi có khoảng 115 hộ dân oan bức xúc bấy lâu nay thì họ không thèm dòm ngó tới." Ông Lung đặt câu hỏi.

Theo ông Lung, 25 người đại diện kia được mời tới buổi tiếp dân thuộc khoảng 300 hộ từng sinh sống trong khu vực 4,3ha nhưng đã bị cưỡng chế và buộc phải nhận tiền, lấy nền, rời đi từ nhiều năm trước.

Bản Kết luận Kiểm tra (KLKT) của Thanh Tra chính phủ cho rằng khu đất bị thu hồi sai quy hoạch là khu 4,3ha thuộc khu phố 1, Phường Bình An, nhưng theo ông Lung, khu dân cư bị ảnh hưởng do thu hồi sai quy hoạch là 60ha - tức gần gấp 14 lần, và ở trên địa bàn 5 khu phố, thuộc ba phường Bình An, An Khánh, Bình Khánh.

Ông Lung cho biết là số đất thu hồi sai quy hoạch là 60ha được viết rõ trong đơn kiến nghị người dân gửi cho TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Trong 60ha đất này, có khoảng 3000 hộ từng sinh sống bị ảnh hưởng, và giờ chỉ còn khoảng 115 hộ vẫn đang khiếu nại ranh quy hoạch, nhưng trong đó, chỉ có 9 hộ nằm trong khu 4,3ha.

[Image: _103941272_a9e21a4c-1702-4ab5-8fbe-e4b2567c903d.jpg]
Bản chụp một tấm bản đồ mà ông Lê Văn Lung nói là bản đồ quy hoạch 1996
 
Vì vậy, theo ông Lung, việc mời phần lớn những người dân đã di cư khỏi khu 4,3ha và diễn vở kịch "đền bù thêm cho những người đã bị thu hồi ngoài ranh quy hoạch" là để chứng tỏ lãnh đạo TP HCM "rất công minh, rất sáng suốt".

"Dòm vô thì thấy rất là thiện tâm, rất là công minh nhưng đằng sau đó thì thật sự rất tàn nhẫn," ông Lung nói.

"Họ nghĩ những người kia với tâm lý đã nhận tiền rồi thì đưa thêm 5-10 triệu nữa họ cũng mừng. Rồi lấy ý kiến số đông thì khi đó thì 5 người tụi tôi sao đọ lại 25 người bọn họ."

"Rồi họ lên báo, nói rằng chính quyền đã rất công minh. Người đã đi còn gọi trở về bồi thường thêm, rất là lo cho dân. Họ dùng cái đó là lấp đi bốn khu phố còn lại."

"Nhưng không ngờ cho họ, kế hoạch của họ đã phá sản," ông Lung nói.


[b]'Vỡ trận'[/b]

Ông Lung kể, tại buổi tiếp dân, nhóm người dân đã đi di cư kia bất ngờ nói rằng họ không muốn nhận thêm tiền, mà thậm chí sẽ trả lại tiền cho chính quyền để được quay về chỗ cũ.

"Xui cho chính quyền là những người trở về họ lại có ý kiến. Họ nói họ sẽ trả lại tiền. Đã xác định họ ngoài ranh thì họ trả tiền bồi thường hồi xưa cho nhà nước, họ về lấy lại đất, nhà nước bồi thường lại nhà cho họ."

"Vì như theo lời ông Nhân nói 'nếu ngoài ranh thật thì không phải di dời'," ông Lung dẫn lại lời của Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nói hồi tháng Sáu.

[Image: _103939739_618ba965-7e7a-43db-947c-ebfef2e7f648.jpg]
Bà Lê Thị Thu Hương, một người dân oan nói hôm 18/10 theo dõi diễn biến vụ việc qua màn hình điện thoại mà anh trai bà, một người dân được dự buổi tiếp dân quay trực tiếp lại.

"Khi 5-6 hộ trong những hộ đã nhận tiền đi rồi, đòi trả tiền quay về thì [lãnh đạo] họ quá bất ngờ, họ mới phải lên tiếng xin lỗi dân đó chứ. Mà xin lỗi gì mà cúi gầm mặt đọc văn bản vậy thì đâu có chân thành!" bà Hương nói.
"Đây là chiến thắng đầu tiên của người dân. Chính quyền thua rồi!" bà Hương nói.

[b]Dân oan Thủ Thiêm muốn gì?[/b]

Trước tiên là yêu cầu thanh tra lại, ông Lung nói. Bản KLKT với nhiều người dân là "sai hoàn toàn, và rất mâu thuẫn".

Ông Lung nói người dân muốn thanh tra chính phủ phải tiếp xúc làm việc với bà con để đưa ra chứng cứ, bản đồ liên quan đến khu vực trong và ngoài quy hoạch.

Trong khi KLKT cho rằng mảnh đất ngoài quy hoạch chỉ là 4,3ha ở khu phố 1, P. Bình An, thì người dân cho rằng khu đất bị thu hồi ngoài quy hoạch thực sự gồm khu dân cư 60ha ở 5 khu phố, trên 3 phường,

Với 9 hộ trong khu 4,3ha đã được chính quyền thừa nhận là ngoài ranh, ông Lung nói những hộ này muốn ổn định, không di dời.

Còn gần một trăm hộ còn lại không được thừa nhận, ông Lung nói ông sẽ tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi cho họ. Quyền lợi như thế nào? Tùy thuộc vào sự thỏa thuận và đề nghị bồi thường từ phía chính quyền.

[Image: _103941271_41c64ea6-affd-4c62-beed-c0184ce6eda9.jpg]
Lực lượng công an dân phòng bên ngoài Trung tâm bồi dưỡng Chính trị Quận 2 nơi diễn ra buổi tiếp dân hôm 18/10

[b]'Chủ tịch đã tiếp thu ý kiến người dân'[/b]

Tại buổi tiếp dân hôm 18/10, lãnh đạo TP cam kết sẽ thực hiện theo lộ trình vạch ra bởi KLKT. Tức trước 30/11, lãnh đạo thành phố sẽ phải xây dựng chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư với các hộ trong phần 4,3ha.

Và đồng thời tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý vi phạm với các tổ chức, cá nhân liên quan.

Đến sáng 20/10, người dân lại tiếp tục chất vấn, nói rằng diện tích thu hồi sai quy hoạch lớn hơn 4,3ha, thì Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói rằng Chủ tịch UBND TP đã tiếp thu ý kiến người dân vào hôm 18/10 rồi.
"Vấn đề Thủ Thiêm là một quá trình mà TP phải cùng với dân làm rõ. Nếu còn có vấn đề thì tiếp tục làm rõ ra. Nhưng trước mắt là giải quyết khu 4,3ha đã được Thanh tra Chính phủ kết luận nằm ngoài ranh," báo Tuổi Trẻ thuật lại.
Reply
#2
20/10/2018 - 08:30:10


Cú ném lịch sử: Dân Thủ Thiêm ném giày vào mặt bà Chủ Tịch HĐND, không muốn nghe lãnh đạo xin lỗi giả dối

[Image: nemgiay1.jpg]
Cô Nguyễn Thị Thùy Dung đã phẫn nộ trước khi ném giày vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. (Dân Làm Báo)

SÀI GÒN - Tại buổi tiếp xúc cử tri Quận 2 vào sáng thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018, một nữ dân oan mất đất Thủ Thiêm đã bày tỏ sự tức giận khi ném thẳng chiếc giày vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Bà này là Phó Bí Thư Thành Ủy kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân TP. HCM. Buổi tiếp xúc này là dịp cho đoàn đại biểu Quốc Hội TP HCM được nghe ý kiến của cử tri.

Theo tin của Dân Làm Báo, video được phổ biến trên facebook Trương Châu Hữu Danh cho thấy cảnh người phụ nữ này sau đó đã lập tức bị một viên an ninh thường phục khống chế đưa ra khỏi hội trường.

Theo facebook Thái Đường: “Chiếc giày đã bay thẳng tới trước mặt bà Quyết Tâm. Chỉ một chút nữa thôi nó đã bay thẳng vào mặt bà Tâm.”

[Image: nemgiay2.jpg]
Chiếc giày hiệu Uyên đã được dùng để ném về hướng bà chủ tịch Nguyễn Thị Quyết Tâm (bên phải) và bí thư Nguyễn Thiện Nhân tại buổi tiếp xúc cử tri sáng thứ Bảy. (Dân Làm Báo)

Hành động của người phụ nữ ném giày đã khiến cho buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM trở nên hỗn loạn, trước sự chứng kiến của ông bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và nhiều quan chức tai to mặt lớn khác.

Đây cũng chính là thái độ của người dân oan mất đất Thủ Thiêm đối với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - người trước đó đã đưa ra những tuyên bố thách thức dư luận trong dự án xây dựng nhà hát $64 triệu Mỹ kim tại Thủ Thiêm.

Cú ném giày lịch sử diễn ra vào đúng ngày 20/10 - ngày phụ nữ cộng sản!
Lê Luân Quang cho biết trên Facebook, cô gái ném giày tên là Nguyễn Thị Thùy Dung, người đại diện “bất đắc dĩ” cho hàng ngàn dân oan bị chính quyền cướp đất tại Thủ Thiêm, Quận 2. Họ đã khiếu kiện các cấp chính quyền lẫn chính phủ suốt 20 năm ròng nhưng không có kết quả.

Lê Luân Quang viết trên Facebook, “Đó là sự phản kháng trong bế tắc của đại diện cho cái nôi cách mạng...”

Tin của đài RFA không ghi nhận hành động ném giày, nhưng cho biết tại cuộc họp với người dân Thủ Thiêm của đoàn đại biểu Quốc Hội TP HCM, một cử tri yêu cầu thành phố phải “xử lý hình sự ông Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang,” là những lãnh đạo thành phố có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ông Cao Văn Ca, cử tri phường Bình Khánh, Quận 2 phát biểu trước đông đảo cử toạ cuộc họp rằng người dân Thủ Thiêm không muốn tiếp tục nghe lời xin lỗi của lãnh đạo thành phố, nhất là khi những lời xin lỗi đó lại không đến từ những người tham gia trực tiếp là cựu bí thư thành phố Lê Thanh Hải và đương kim Phó Bí Thư Thành Ủy Tất Thành Cang.

Ông Ca đề nghị phải Quốc Hội phải đưa vụ án khu đô thị Thủ Thiêm vào chương trình nghị sự tại cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 22 tháng 10. Theo ông, từ đó Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng mới có cơ sở để có hướng kỷ luật đảng những người mắc lỗi.

Ngày 21/9 và 18/10 vừa qua, lãnh đạo TP HCM liên tục công khai xin lỗi người dân Thủ Thiêm về những sai phạm trong việc quy hoạch Thủ Thiêm, đẩy nhiều người dân vào cảnh khốn khó.

Phát biểu trước hàng trăm cử tri tại cuộc họp, Bí Thư thành phố Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ xử lý cá nhân sai phạm ở Thủ Thiêm trong tháng 11 tới. Bí thư thành phố được truyền thông trong nước trích lời nói rằng trong tháng 11 này, các cán bộ thực hiện không đúng quy hoạch, đền bù tái định cư phải kiểm điểm. Tùy mức độ đến đâu, xử lý đến đó. Ông khẳng định “việc này cả Thanh Tra Chính Phủ, Trung Ương sẽ cùng làm… những người có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”

Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm bên kia bờ sông Sài Gòn được bắt đầu quy hoạch từ khoảng cuối những năm 90 và bắt đầu di dời giải toả vào khoảng đầu những năm 2000, gia tăng tốc độ vào giai đoạn 2012.

Chính quyền thành phố muốn biến khu đô thị này thành một trung tâm tài chính giống như Phố Đông ở Thượng Hải. Tuy nhiên, trong tiến trình giải tỏa đã khiến 14,600 gia đình với khoảng 60,000 người phải di dời.

Nhiều người trong số này không đồng ý với mức đền bù mà lãnh đạo thành phố đưa ra, và cho rằng có những nhóm lợi ích đứng đằng sau vụ quy hoạch để tham nhũng. Nhiều hộ dân đã ra tận Hà Nội để khiếu kiện trong nhiều năm ròng.
Reply
#3
FB Nguyễn Thị Thùy Dương
24-10-2018

Cô Tâm ạ!


[Image: NguyenThuyTram-2.jpg]

Cháu ném giày về hội trường phía cô vì cháu không còn tin cô nổi đấy cô ạ. Cháu tuyệt vọng nhưng bắt buộc phải hy vọng. Vì không hy vọng cháu biết phải làm sao bây giờ.

Cô ạ!

Giá như cô biết cháu phải bỏ bao công sức chuẩn bị cho việc tiếp xúc cử tri của hội đồng nhân dân thành phố với cử tri quận 2 cô nhỉ?

5h sáng cháu rời khỏi nhà và là một trong 10 người đến sớm nhất, đăng ký trước nhất nhưng may mắn thay, quận 2 nơi cháu sinh ra và lớn lên lại có một nhân viên quan chức có kỹ năng tổ chức mọi việc như cô Huyền hoặc là sự cố tình nào đó. Mà người đến trước lại được ưu ái đưa cái phiếu số 39 cô ạ! Bà của cháu bệnh lên, bệnh xuống cũng phải lo lắng mỏi mòn không ngủ cả đêm trông đợi. Vậy mà được cơ quan công quyền sắp xếp thế thì còn gì bằng.

Bao năm đi thưa gửi, vào tháng 6/2018, khi phát biểu và nộp hồ sơ tại kỳ tiếp xúc cử tri quận 2 cho đến nay. Cô cho cháu hỏi sao cháu không thấy bất kỳ một văn bản nào, một tin nhắn, cuộc gọi nào gửi cho gia đình cháu, cho biết là tổ đại biểu đã nhận được thư? Đó chính là cách cư xử của quan chức hả cô? Vậy cô đi tiếp xúc cử tri có khác gì học sinh dốt vào lớp ráng cho qua giờ, hết tiết. Không có bất kỳ công hiệu gì cả.

Nói về kỳ tiếp xúc cử tri này đi, đi tiếp xúc cử tri là lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri. Cháu đề nghị cô tắt di động hoặc đưa cho thư ký giữ. Chứ cô cứ bấm bấm trong lúc cử tri đau khổ thì ngứa mắt lắm cô ạ!

Tiếp xúc, tiếp xúc, tiếp xúc ghi nhận hẹn đây không phải lần đầu. Ông bà ta có câu nước chảy đá mòn. Cháu tặng cô câu này: lời hứa làm mòn niềm tin! Hứa, hứa và hứa.

Từ khâu tổ chức đã sai thì mong gì ai đúng cho mình. Cháu và người dân Thủ Thiêm cùng một quận. Ngày xưa mỗi lần đi qua Sài Gòn là phải qua phà Thủ Thiêm nên đối với cháu Thủ Thiêm là một phần ky ức tốt đẹp. Nhưng nhờ ơn của hội đồng nhân dân giám sát dự án mà từ 2011 -2016 cháu đã được chứng kiến những cuộc cưỡng chế tàn nhẫn trên mảnh ký ức đẹp đẽ này. Lúc đó, cô ở đâu cô nhỉ?

Sai ở đâu ngừng lại ngay đó để sửa thì hôm nay hậu quả cũng nhỏ hơn. 

Giảm bớt bao nhiêu đau đớn và nước mắt. Cô có thể cho cháu biết suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng ẩn chứa của cô khi bên kia con sông Bạch Đằng người dân kêu khóc? Những đứa trẻ đứng khóc huhu vô tội, mình mẩy lấm lem giữa trời, chứng kiến cảnh nhà mình bị đập. Ngay lúc đó đã cảnh báo mọi lời xin lỗi về sau sẽ trở thành vô hiệu.

Cháu đã chờ, đã chuẩn bị tất cả để nói về những phần đất của người dân bị mất do việc đánh tráo khái niệm, có dấu hiệu làm giả giấy tờ để cướp đất của dân mà không hề đền 1 xu nào cả. Cưỡng chế, đánh đập, chĩa súng vào đầu. Và cả câu hỏi bao năm trong lòng cháu dành cho cô. Khi thời gian cô giám sát và cô không chấp nhận chuyện chính quyền làm sai. Để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cô thấy mình xứng đáng nhận hình phạt gì? Và may mắn sao cháu lại được ”sắp xếp” để có cái số 39 thần thánh. Thì thưa cô niềm tin của cháu dành cho cô chú trong giây phút đó còn thua cả chiếc giày.

Trong lúc trăm dân phẫn nộ, mà cô chú chỉ tiếp dân 2 tiếng, tiếp dân lại thi thoảng mới nhìn mặt dân. Còn lại nhìn điện thoại. Cô chú đi xuống gặp dân chỉ để xoa dịu, còn sau đó dân vẫn khổ, vẫn đấu tranh. Chỉ có một chiếc giày mà cô đã nói dân có người này, người nọ thì những ngày tháng ngồi văn phòng cách xa tiếng kêu gào của người dân Thủ Thiêm vĩnh viễn không thể bỏ qua đâu cô ạ.

Muốn làm người trước tiên phải có tính người, có tính người là phải biết yêu thương con người. Cháu luôn luôn dạy em mình như thế. Mà yêu thương không phải bằng miệng, cũng không phải thương thay, khóc mướn mà là hành động nhé cô. Hành động thì phải có kết quả thỏa đáng. Chứ không phải chỉ động động rồi thôi.

Chào cô! Chúc cô luôn luôn tự vấn lương tâm để hoàn thành tốt công việc cô nhé.
Reply
#4
https://www.facebook.com/search/top/?q=C...20T%C3%A2m.


Chủ tịch HĐND TPHCM, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, nói với báo chí bên lề cuộc họp của Quốc hội hôm 24/10 rằng người phụ nữ đã ném giày về phía bà trong buổi tiếp xúc cử tri Q.2 là “quá khích” nên bị mời ra khỏi hội trường để đảm bảo trật tự.

Vị lãnh đạo đang bị người dân chỉ trích nặng nề về các dự án ở Thủ Thiêm nói bản thân bà luôn cố gắng lắng nghe ý kiến của cử tri. “Thậm chí, nếu hết thời gian, bà con nào chưa được phát biểu tôi sẵn sàng gặp riêng để trao đổi”, bà Tâm nói với báo chí hôm 24/10.

“Người dân có người này, người kia, đôi lúc họ bức xức, có lời lẽ nóng nảy, quá khích, mình cần bình tĩnh để lắng nghe, chia sẻ”, VnEpress dẫn lời bà Tâm nói.

Ngược lại, cô Nguyễn Thị Thùy Dương, người phụ nữ đã thực hiện hành vi ném giày, qua trang Facebook cá nhân, đề nghị bà Nguyễn Thị Quyết Tâm “tắt di động hoặc đưa cho thư ký giữ” trong lúc tiếp xúc với cử tri, vì theo cô, “cứ bấm bấm trong lúc cử tri đau khổ thì ngứa mắt lắm”.

Cô Dương cho biết cô đã ném giày về phía hội trường nơi bà Tâm ngồi là vì “không còn tin cô [bà Tâm] nổi” nữa. Cô nói cô “tuyệt vọng nhưng bắt buộc phải hi vọng” vì “nếu không thì không biết phải làm sao”.

Cô gái sinh ra và lớn lên tại Q.2 cho biết cô đã chứng kiến những cuộc “cưỡng chế tàn nhẫn trên mảnh đất ký ức đẹp đẽ Thủ Thiêm, những người dân kêu khóc, những đứa trẻ đứng khóc hu hu vô tội, mình mẩy lấm lem giữa trời khi ngôi nhà của chúng bị đập…”

Bản thân cô Dương không ở Thủ Thiêm nhưng ở trong khu vực lân cận cũng bị lấy đất, nên cô đã bỏ công sức chuẩn bị và chờ đợi được nêu ý kiến với lãnh đạo thành phố trong buổi tiếp xúc cử tri. Cô cho biết đã rời nhà từ 5 giờ sáng và là 1 trong 10 người đến sớm nhất, đăng ký lấy số trước nhất nhưng lại bị nhận phiếu số 39.

“Cháu đã chờ, đã chuẩn bị tất cả để nói về những phần đất của người dân bị mất do việc đánh tráo khái niệm, có dấu hiệu làm giả giấy tờ để cướp đất của dân mà không hề đền 1 xu nào cả. Cưỡng chế, đánh đập, chĩa súng vào đầu. Và cả câu hỏi bao năm trong lòng cháu dành cho cô”, cô Dương cho biết trên trang Facebook. Khi thời gian cô giám sát và cô không chấp nhận chuyện chính quyền làm sai. Để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cô thấy mình xứng đáng nhận hình phạt gì?”, cô Dương ngỏ lời với bà Tâm qua trang Facebook.

“Và may mắn sao cháu lại được ‘sắp xếp’ để có cái số 39 thần thánh. Thì thưa cô niềm tin của cháu dành cho cô chú trong giây phút đó còn thua cả chiếc giày”.

Mặc dù chiếc giày cô Dương ném đã không rơi trúng ai, nhưng cơ quan công an quận 2 đã phạt cô 750.000 đồng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Bên lề cuộc họp Quốc hội ngày 24/10, bà Tâm giải thích vì lý do buổi tiếp xúc cử tri có rất đông người đến đăng ký phát biểu ý kiến nên ban tổ chức phải phát phiếu số thứ tự để đảm bảo trật tự.

Bà nói bà chưa nghe về tin nữ cử tri bị công an xử phạt, nhưng cho biết cá nhân bà sau buổi tiếp xúc đã “trao đổi” với Mặt trận Tổ quốc Q.2 cần gặp gỡ riêng nữ cử tri này để nêu rõ việc tại sao chưa được mời phát biểu.

Tin cho hay trong buổi thảo luận ở Quốc hội, bà Tâm nói rằng lãnh đạo thành phố đã có chỉ đạo để giải quyết những bức xúc, khiếu nại, kiến nghị của người dân, nhưng “có những việc đã qua quá nhiều thời gian, nhiều đời lãnh đạo thành phố” nên gặp khó khăn về cơ sở pháp lý, trong đó có vấn đề bản đồ quy hoạch, hồ sơ đền bù…

Bà Tâm cũng khẳng định quan điểm của lãnh đạo thành phố là “không áp đặt” trong việc đền bù cho người dân Thủ Thiêm, mà căn cứ vào quy định pháp luật để thảo luận và “tạo sự đồng thuận”. Bà cho biết vào đầu tháng 11 sẽ có một cuộc tiếp dân nữa để nghe ý kiến của người dân.

Dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm được UBND TP.HCM phê duyệt vào cuối năm 2005 với mục tiêu biến bán đảo này thành một trung tâm thương mại, tài chính với các tòa nhà cao tầng, khu mua sắm, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại.

Tuy nhiên, việc giải tỏa thi công đã vấp phải nhiều chỉ trích và bị cư dân địa phương phản đối dữ dội. Hàng trăm cư dân đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất. Cả một “hội dân oan” đã xuất hiện tại đây sau khi nhiều người mất nhà cửa cho dự án, thậm chí có người uất ức tới mức tự sát.

[Image: safe_image.php?d=AQBrQ81cADe_bpMN&w=540&...ya3D2d5-3V]
Reply