2018-01-10, 06:05 PM
ĐỆ TỨ ĐOẠN CẨM
CHUẨN BỊ: Như mọi đoạn trong Bát Đoạn Cẩm, hễ muốn bắt đầu luyện đoạn nào đều phải đứng thế chuẩn bị trước rồi sau đó mới khởi luyện. Và khi chấm dứt cả đoạn đều cũng phải trở về thế chuẩn bị ban đầu rồi nghỉ ngơi trong vài ba phút trước khi tập đoạn kế tiếp. Do đó dù trong một đoạn nào không nhắc tới trở về chuẩn bị khi hết đoạn thì học giả cũng phải hiểu là phải rút chân trở về thế chuẩn bị. Mọi thế chuẩn bị đều giống nhau là đứng thẳng hai chân khít nhau, hai bàn tay úp vào hai bên đùi, mắt nhìn thẳng và hơi thở điều hòa. (Hình 26)
4. Ngũ Lao Thất Thương Vọng Hậu Tiền (Năm lao bảy thương liếc nhìn phía sau)
Đoạn nầy chủ luyện Não Tủy, diệt trừ năm bệnh Lao và bảy bệnh Thương Hệ Thần Kinh Não Tủy bị mệt thì mọi cơ quan trong châu thân đều ảnh hưởng trầm trọng. Mọi sự mệt mỏi giả tạo có thể xảy ra do óc đánh lừa cơ thể, từ đó sanh các chứng Lao Thương, và cũng do nhiều vấn đề suy nghĩ phúc tạp trong đời sống tranh đấu hàng ngày người ta phải đối phó nên gây nên Lao Thương nhẹ hoặc nặng. Theo tiếng đời mới của Y Học Thái Tây gọi là suy nhược thần kinh hệ. Để lấy lại quân bình thần kinh và khinh khoái, linh hoạt đầu óc, phép tập số bốn nầy có giá trị đáng được ca ngợi. Học giả thử ngay sẽ thấy là ngoài sức tưởng tượng của mình, một niềm vui đến ngay sau vài cử động. Một món thần dược quá rẻ tiền. Ngoài thành tích trị lao thương, nó còn phát triển nghị lực và sức mạnh của cổ, gân, xương cổ, tiểu não, giúp võ gia sức lực đủ chịu đựng các đòn công dũng mãnh của đối phương.
Động tác 1: Song chưởng đưa xéo nhau lên trước mũi (không chạm mũi), bàn tay phải trong, bàn tay trái ngoài sát mu bàn tay phải. Tay đưa lên từ từ và từ từ hít hơi đầy phổi khi tay tới vị trí của động tác. (Hình 27)
YẾU LÝ: Đoạn Bốn nầy vận động toàn bộ kinh mạch trên hai cánh tay như Kinh Phổi, Kinh Ruột Già, Kinh Tim, Kinh Ruột Non, Kinh Màng Bao Tim, Kinh Tam Tiêu, vì hai tay giang thẳng phát động lực lượng, cộng động tác cong các ngón tay làm thúc bách khí lực trong kinh phải di chuyển, cái ngẹo đầu càng tăng thêm sự thúc bách khí lực mãnh liệt… Ngoài ra xoay cổ còn gây kích thích hệ thần kinh vốn từ đầu chạy tỏa xuống châu thân mà cổ là chỗ tụ hội duy nhất có thể vận dụng dễ dàng. Đây là phương pháp thể dục của ông bà mình nên phải giảng giải theo kinh mạch là sở học riêng biệt của ông bà, thành ra nhiều học giả Tây học còn nhỏ tuổi chưa nghiên cứu có hơi khó hiểu, kỳ dư tại Tây phương hay các bác sĩ có tuổi tại quê nhà (VN) thì chẳng có gì xa lạ. Vụ nầy chẳng qua như đời nay học Anh Pháp văn, xưa học Hán văn, ngôn ngữ nào cũng có chỗ hay nếu ta am hiểu nó. Vì sợ thất bổn điều phát kiến tu chứng nên soạn giả ghi vào đây những điều rườm rà, đáng ra chỉ ghi suông các động tác cũng đủ. Nhưng chắc nhiều học giả cũng đồng ý thà có hơi rườm rà còn hơn thất bổn làm mất di tích văn minh học vấn, kho tàng kiến thức của Ông Gà mình. Cây có cội, nước có nguồn, người ta có tổ tiên Ông Bà. Học kiến thức của Ông Bà phải nhớ Ông Bà. Ông Bà mình là đất nước mình, đất nước mình tức nền văn minh Triết Học Đông Phương, một mặt trời vĩ đại mà Tây phương ngày nay đã đổ xô đến nghiên cứu học hỏi. (Triết Học Đông Phương gồm Y, Võ, Đạo, tức là Y học cứu dân, Võ học mạnh dân và giữ nước, Đạo để dìu dắt dân theo khuôn phép xã hội, an lạc khi sống và bình thản khi già chết.) Trừ các bậc đại kiến thức, dân mình có hiểu. Hiểu để tự biết mình.
Động tác 2:… Chân phải chậm chậm bỏ sang bên phải khoảng cách giữa hai bàn chân bằng vai, đồng thời vận lực (gồng) hai tay đẩy sang hai bên trái phải, vừa đẩy vừa mở bàn tay ra cho đến khi thẳng cánh tay thì song chưởng (hai lòng bàn tay) chiếu thẳng về hai hướng trái-phải, mũi bàn tay dựng đứng, các ngón khít nhau kể cả ngón cái. Mắt nhìn theo bàn tay phải. Hít thêm khí trời nén xuống bụng dưới, kế xoay bàn tay về sau cho cạnh bàn tay song song với mặt đất (hai tay đều xoay, cổ tay xoay), hông đồng thời xoay theo về bên phải. (Hình 28)
YẾU LÝ: Chân phải bước ra chậm chạp, tay vận lực đẩy ra cũng chậm chạp cho đến khi thẳng tay thì hông xoay theo, mắt nhìn theo tay phải từ đầu, đến khi hông xoay cực lực thì bàn tay mới vặn thêm về sau, hít thêm khí.
Động tác 3:… Xoay hông trởi về vị trí bình thường, hai bàn tay cũng xoay về vị trí thẳng đứng, kế thở hơi ra từ từ, chân phải cũng từ từ đưa về sát chân trái đồng thời hai tay xả lực buông xuôi xuống hai bên đùi, nhưng mắt vẫn cứ nhìn về hướng phải. (Hình 29)
Động tác 4:… Hít hơi vừa phổi (không đầy) đoạn lên gân cổ rồi từ từ xoay cổ sang hướng trái (nhìn sang bên trái). Các phần khác không động đậy. (Hình 30)
Động tác 5: Hít thêm đầy hơi rồi từ từ gồng cổ xoay vào ngay giữa rồi sang bên phải. Mắt cố liếc nhìn ra sau lưng. (Giống hình 29)
YẾU LÝ: Động tác ba nới lỏng toàn diện thân, tay, thu chân về vị trí chuẩn bị, thở ra là lúc nghỉ xả hơi cho khí lực lưu thông tự nhiên. Kế đến động tác 4 cổ gồng xoay sang trái và tận lực liếc nhìn về sau lưng. Động tác 5 là lúc phổi tăng thêm dưỡng khí cổ cũng tăng thêm vận lực chuyển về hướng phải, liếc nhìn ra sau (vọng hậu tiền). Tuy là theo thứ tự có năm động tác cả thảy nhưng thực ra thì có 3 động tác thực sự có vận chuyển khí lực là động tác 2 và 4 – 5. Trong ba động tác nầy chủ luyện tập phần hông bán phần bên phải và 6 kinh trên hai tay cùng thân cổ. Khi xoay hông thì chuyển động trục xương sống tức căng thẳng và thúc đẩy co giãn hai kinh Nhâm Đốc tức hai kinh trọng đại nhất cơ thể con người. Phần nhận định dễ thấy là cột xương sống được vận động làm cột tủy được kích thích tăng hoạt vận động ích lợi cho mọi phần sinh lý liên quan.
Nếu không hít hơi vận khí mà chuyển động thân eo, cổ cũng là động tác tốt gây sự cường tráng dẻo dai của eo và sự linh hoạt tốt đẹp cho thần kinh hệ. Môn thể dục vận động Tây Phương Hy Lạp cũng có những động tác tương tự, chỉ thiếu phần vận khí và quán tưởng. Đông Tây gặp nhau là chỗ đó, bản sắc Đồng mà Di cũng ở chỗ đó. Bởi thế cho nên ngày nay tại châu Mỹ La Tinh và các khối quốc tế, người thức thời đua nhau học tập võ thuật Đông Phương và Nội Công Bát Đoạn Cẩm nói riêng. Môn Thái Cực Quyền là một hình thức tu luyện Bát Đoạn Cẩm hay Nội Công của tiên gia cũng vừa là quyền thế chiến đấu tự vệ hữu hiệu. Nhưng có điều muốn đạt tới chỗ hữu dụng phải tốn nhiều thì giờ. Bát Đoạn Cẩm có chỗ khác biệt: Mau thành.
Động tác 6:… Xả lực, đầu quay vào chính diện, song chưởng đưa lên tréo nhau trước mặt như động tác 1, hơi thở bình thường. (Hình 31)
Động tác 7:… Xoay cổ về bên trái, vận lực nơi cổ, chân trái đồng thời đưa sang trái một bước bằng vai, xoay hông sang trái, chưởng đẩy ra hai bên, v..v… làm giống như động tác 2. Giống hình ở động tác 2 tức hình 28, chỉ khác hướng nhìn.
Động tác 8:… Thu tay về như động tác 3, mắt liếc nhìn về sau hướng trái rồi chuyển gân cổ xoay về hướng phải…làm như động tác 4-5.
Sau cùng trở lại tư thế ban đầu để thực hiện trở lại một lần nữa từ đầu cho đến cuối. Nghĩa là đoạn nầy làm hai lượt cả thảy 12 cử động, nhưng nếu đánh số thứ tự thì 16 động tác.
YẾU LÝ: Ba động tác 6-7-8 không có gì mới mẻ, chẳng qua là lặp lại các động tác đã học ở trên 1-2…5, nghĩa là làm 3 cử động xoay qua bên trái. Và sau cùng là trở lại từ đầu để làm lại một chu kỳ.
Như vậy tổng cộng sẽ vận động được 12 lần, 8 lần vận động cổ và 4 lần vận động eo lưng và tay. Thấy như thế đủ biết phần cổ được chú trọng đặc biệt. Sự luyện tập cổ đã đưa đến kết quả tốt đẹp dễ thấy; trong võ đường, võ sư có căn bản có thể chịu được các đòn tấn công vào cổ, hoặc có thể cho siết cổ bằng tay, bằng dây, v…v… trong khi những người thường chỉ ấn nhẹ ngón tay vào yết hầu, hay bóp nhẹ sau gáy là nhảy nhỏm chịu không nổi. Nhất là hai ống huyết nằm bên cổ (thật ra hai đôi Tỉnh và Động) của người không tập luyện có thể bể ra, dập nát hay ứ huyết khi có bàn tay người va chạm. Một người thường cũng đủ sức chặt sau cổ của một người thường để làm người đó bất tỉnh…nếu mạnh có thể chết luôn. Nhưng đối với người thành tựu nội công thì các đòn đơn sơ đó chỉ là những động tác đấm bóp cho máu chạy điều hòa thêm mà thôi. Ngay như soạn giả, không phải một thành gia võ thượng về nội công nhưng mấy năm về trước cũng đủ để 6 người lực lưỡng, 3 người mỗi bên, thắt cổ bằng dây thừng trong ba phút đồng hồ vẫn chẳng thấy rêm nhức hay choáng váng mặt mày gì cả. Ai tập Bát Đoạn Cẩm nầy tới nơi cũng có thể làm được các trò vặt như soạn giả.
Nếu không hít hơi vận khí mà chuyển động thân eo, cổ cũng là động tác tốt gây sự cường tráng dẻo dai của eo và sự linh hoạt tốt đẹp cho thần kinh hệ. Môn thể dục vận động Tây Phương Hy Lạp cũng có những động tác tương tự, chỉ thiếu phần vận khí và quán tưởng. Đông Tây gặp nhau là chỗ đó, bản sắc Đồng mà Di cũng ở chỗ đó. Bởi thế cho nên ngày nay tại châu Mỹ La Tinh và các khối quốc tế, người thức thời đua nhau học tập võ thuật Đông Phương và Nội Công Bát Đoạn Cẩm nói riêng. Môn Thái Cực Quyền là một hình thức tu luyện Bát Đoạn Cẩm hay Nội Công của tiên gia cũng vừa là quyền thế chiến đấu tự vệ hữu hiệu. Nhưng có điều muốn đạt tới chỗ hữu dụng phải tốn nhiều thì giờ. Bát Đoạn Cẩm có chỗ khác biệt: Mau thành.
Động tác 6:… Xả lực, đầu quay vào chính diện, song chưởng đưa lên tréo nhau trước mặt như động tác 1, hơi thở bình thường. (Hình 31)
Động tác 7:… Xoay cổ về bên trái, vận lực nơi cổ, chân trái đồng thời đưa sang trái một bước bằng vai, xoay hông sang trái, chưởng đẩy ra hai bên, v..v… làm giống như động tác 2. Giống hình ở động tác 2 tức hình 28, chỉ khác hướng nhìn.
Động tác 8:… Thu tay về như động tác 3, mắt liếc nhìn về sau hướng trái rồi chuyển gân cổ xoay về hướng phải…làm như động tác 4-5.
Sau cùng trở lại tư thế ban đầu để thực hiện trở lại một lần nữa từ đầu cho đến cuối. Nghĩa là đoạn nầy làm hai lượt cả thảy 12 cử động, nhưng nếu đánh số thứ tự thì 16 động tác.
YẾU LÝ: Ba động tác 6-7-8 không có gì mới mẻ, chẳng qua là lặp lại các động tác đã học ở trên 1-2…5, nghĩa là làm 3 cử động xoay qua bên trái. Và sau cùng là trở lại từ đầu để làm lại một chu kỳ.
Như vậy tổng cộng sẽ vận động được 12 lần, 8 lần vận động cổ và 4 lần vận động eo lưng và tay. Thấy như thế đủ biết phần cổ được chú trọng đặc biệt. Sự luyện tập cổ đã đưa đến kết quả tốt đẹp dễ thấy; trong võ đường, võ sư có căn bản có thể chịu được các đòn tấn công vào cổ, hoặc có thể cho siết cổ bằng tay, bằng dây, v…v… trong khi những người thường chỉ ấn nhẹ ngón tay vào yết hầu, hay bóp nhẹ sau gáy là nhảy nhỏm chịu không nổi. Nhất là hai ống huyết nằm bên cổ (thật ra hai đôi Tỉnh và Động) của người không tập luyện có thể bể ra, dập nát hay ứ huyết khi có bàn tay người va chạm. Một người thường cũng đủ sức chặt sau cổ của một người thường để làm người đó bất tỉnh…nếu mạnh có thể chết luôn. Nhưng đối với người thành tựu nội công thì các đòn đơn sơ đó chỉ là những động tác đấm bóp cho máu chạy điều hòa thêm mà thôi. Ngay như soạn giả, không phải một thành gia võ thượng về nội công nhưng mấy năm về trước cũng đủ để 6 người lực lưỡng, 3 người mỗi bên, thắt cổ bằng dây thừng trong ba phút đồng hồ vẫn chẳng thấy rêm nhức hay choáng váng mặt mày gì cả. Ai tập Bát Đoạn Cẩm nầy tới nơi cũng có thể làm được các trò vặt như soạn giả.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore