2024-07-23, 08:27 PM
Hôm nay rảnh, tập trung đầu óc minh mẫn chút xíu, dùng khả năng lý trí để phân tích sự việc theo cảm nhận của một người đứng giữa, không tung hô ca tụng ai mà cũng không dám chỉ trích ai một cách quá khích vậy.
- Nhìn vào đại cục thì ai ai cũng thấy quyết định không tham gia vào cuộc đua của ông Biden là "sáng suốt" hay đứng đắn gì đó. Thực chất cũng chỉ là nhưng lời hoa mỹ thôi, còn thực tế thì phải nói thẳng ra là ông ta phải chịu một sức ép to lớn từ chính những người trong đảng của ông ta ép buộc phải bỏ. Nhưng nhân vật nặng ký trong đảng là ai thì ai cũng biết, khỏi nêu tên. Điều này dẫn đến một suy luận từ phía đối lập rằng thực chất người nắm quyền và điều hành nước trong nhiệm kỳ vừa qua không phải là một ông Tổng Thống chính danh mà là do một tổ chức của đảng Dân Chủ. Đúng sai tùy suy nghĩ.
- Người được ông Biden giới thiệu thay thế là bà Kamala Harris, một phó tướng đương nhiệm. Nên nhớ đây cũng chỉ là một lời giới thiệu khá nặng ký nhưng chưa được đảng xác nhận là chính thức nha, tất cả còn phải chờ dến kỳ đại hội đảng Dân Chủ mới có quyết định chính thức. Mọi nỗ lực vận động của bà Harris hiện tại cũng chỉ giới hạn với tư cách một thành viên được giới thiệu, chứng tỏ rằng mình mới là người có thể đại diện cho đảng vào vị trí ứng viện đó, rất khác với tư cách của ông Trump vốn đã được xác nhận chính thức. Từ nay đến giữa trung tuần tháng 8 có thể sẽ có nhiều diễn biến bất ngờ khác, mọi người không nên lầm lẫn giữa hai khái niệm được đề cử với vai trò chính thức mà nói như đúng rồi. Phim dài nhiều tập, nhiều tình tiết hấp dẫn mọi người mới ráng coi, chứ biết trước kết quả, biết trước nhân vật chính, nhân vật phụ thì thôi, tắt đèn đi ngủ sớm sướng hơn, đỡ mệt óc hơn, right?.
- Một thắc mắc hiện tại xảy ra trong nội bộ đảng Dân Chủ là nguồn tiền gây quỹ để tranh cử lúc trước của ông Biden giờ có được chuyển giao kèm lời giới thiệu hay không, ai lả người chịu trách nhiệm với nó giữa hai người. Có hai luồng ý kiến khá mâu thuẫn, một là đồng ý giao cho bà Harris xử dụng và hai là do ông Biden toàn quyền quyết định, một mậu thuẫn có tính thực dụng theo đúng tính cách của người Mỹ. Dĩ nhiên, tiền cũng là thứ rất cần trong việc này nhưng chưa chắc đã nói lên tất cả, xin nhắc lại lời của một ông đại-ra xứ Chiều Nay, Tiền nhiều để làm gì? kèm lời chú thích phía sau, Nếu nó không được dùng đúng cách?. (Chú thích này là của tui). Thế nên cái luận điệu là khi bà Harris được đề cử ra tranh cử, số tiền ủng hộ bả tăng lên chóng mặt là một cách bẻ cong ý nghĩa, chắc gì bả là ứng viên chính thưc đâu mà nói vậy, sao không nghĩ ngược lại đó là số tiền dùng để ủng hộ cho việc ông Biden rút lui và đưa một nhân vật khác ra thay thế?. Lý trí hay không là ở chỗ này.
- Liệu bà Harris có thể chiến thắng trong đợt bầu cử này nếu được bên Dân Chủ đề nghị chính thức vào tháng 8 này?. Cái này cũng chưa chắc được, bởi như đã có lần tui từng nhận định, người Mỹ chưa có thói quen bầu cho một người phụ nữ làm TT, nhất lại là người da màu. Tại sao bà Harris tự nhận mình là người da màu mà không nhận mình là người gốc Á?. Có lẽ đây là sự khôn ngoan của bà ấy, không tthừa nhận mình gốc Á nhưng chấp nhận mình da màu cũng là một cách nói, chứ thừa nhận mình da đen thì dễ đoán quá rồi. Bỏ qua những chuyện này, với nhận định cá nhân, dù là thế nào đi nữa thì bà Harris cũng khó thắng trong cuộc đua này, bất kể việc bà ấy trẻ hơn ông Trump, có thể tranh luận giỏi hơn ông Trump, thế thôi. Ngoài lề một chút, cái luận điểm già trẻ trước đây vốn do bên Cộng hòa khơi ra giờ lại được bên Dân Chủ nhai lại để chỉ trích ngược, thế nếu so sánh ông Vance với bà Harris thì ai trẻ hơn ai?.
- Xã hội Mỹ bị phân hóa và chia rẻ sâu sắc trong thời gian qua, điều ấy khỏi nói thì ai cũng biết rồi. Thế nên chuyện kêu gọi đoàn kết lại của cả hai phía đều được nêu ra như là một tôn chỉ, một nguyên tắc, nhưng để đoàn kết được hay không thì chưa chắc vì với một thể chế tự do, dân chủ như Mỹ điều này rất khó lòng thành hiện thực. Ai cũng biết trong cả hai đảng đều có một số ít người có ý kiến khác biệt với tập thể, có hướng đi khác biệt và có hành động khác biệt. Và họ có quyền tự do để bộc lộ cái khác biệt ấy mà không ngại ngùng, rất khác với các nước không dân chủ, không tự do, là tán thành với số phiếu giả tạo 100%.
Tạm thời thế đi, giờ phải đi công việc, khi rảnh sẽ tiếp tục dùng "lý trí" để phân tích sự việc tiếp.
- Nhìn vào đại cục thì ai ai cũng thấy quyết định không tham gia vào cuộc đua của ông Biden là "sáng suốt" hay đứng đắn gì đó. Thực chất cũng chỉ là nhưng lời hoa mỹ thôi, còn thực tế thì phải nói thẳng ra là ông ta phải chịu một sức ép to lớn từ chính những người trong đảng của ông ta ép buộc phải bỏ. Nhưng nhân vật nặng ký trong đảng là ai thì ai cũng biết, khỏi nêu tên. Điều này dẫn đến một suy luận từ phía đối lập rằng thực chất người nắm quyền và điều hành nước trong nhiệm kỳ vừa qua không phải là một ông Tổng Thống chính danh mà là do một tổ chức của đảng Dân Chủ. Đúng sai tùy suy nghĩ.
- Người được ông Biden giới thiệu thay thế là bà Kamala Harris, một phó tướng đương nhiệm. Nên nhớ đây cũng chỉ là một lời giới thiệu khá nặng ký nhưng chưa được đảng xác nhận là chính thức nha, tất cả còn phải chờ dến kỳ đại hội đảng Dân Chủ mới có quyết định chính thức. Mọi nỗ lực vận động của bà Harris hiện tại cũng chỉ giới hạn với tư cách một thành viên được giới thiệu, chứng tỏ rằng mình mới là người có thể đại diện cho đảng vào vị trí ứng viện đó, rất khác với tư cách của ông Trump vốn đã được xác nhận chính thức. Từ nay đến giữa trung tuần tháng 8 có thể sẽ có nhiều diễn biến bất ngờ khác, mọi người không nên lầm lẫn giữa hai khái niệm được đề cử với vai trò chính thức mà nói như đúng rồi. Phim dài nhiều tập, nhiều tình tiết hấp dẫn mọi người mới ráng coi, chứ biết trước kết quả, biết trước nhân vật chính, nhân vật phụ thì thôi, tắt đèn đi ngủ sớm sướng hơn, đỡ mệt óc hơn, right?.
- Một thắc mắc hiện tại xảy ra trong nội bộ đảng Dân Chủ là nguồn tiền gây quỹ để tranh cử lúc trước của ông Biden giờ có được chuyển giao kèm lời giới thiệu hay không, ai lả người chịu trách nhiệm với nó giữa hai người. Có hai luồng ý kiến khá mâu thuẫn, một là đồng ý giao cho bà Harris xử dụng và hai là do ông Biden toàn quyền quyết định, một mậu thuẫn có tính thực dụng theo đúng tính cách của người Mỹ. Dĩ nhiên, tiền cũng là thứ rất cần trong việc này nhưng chưa chắc đã nói lên tất cả, xin nhắc lại lời của một ông đại-ra xứ Chiều Nay, Tiền nhiều để làm gì? kèm lời chú thích phía sau, Nếu nó không được dùng đúng cách?. (Chú thích này là của tui). Thế nên cái luận điệu là khi bà Harris được đề cử ra tranh cử, số tiền ủng hộ bả tăng lên chóng mặt là một cách bẻ cong ý nghĩa, chắc gì bả là ứng viên chính thưc đâu mà nói vậy, sao không nghĩ ngược lại đó là số tiền dùng để ủng hộ cho việc ông Biden rút lui và đưa một nhân vật khác ra thay thế?. Lý trí hay không là ở chỗ này.
- Liệu bà Harris có thể chiến thắng trong đợt bầu cử này nếu được bên Dân Chủ đề nghị chính thức vào tháng 8 này?. Cái này cũng chưa chắc được, bởi như đã có lần tui từng nhận định, người Mỹ chưa có thói quen bầu cho một người phụ nữ làm TT, nhất lại là người da màu. Tại sao bà Harris tự nhận mình là người da màu mà không nhận mình là người gốc Á?. Có lẽ đây là sự khôn ngoan của bà ấy, không tthừa nhận mình gốc Á nhưng chấp nhận mình da màu cũng là một cách nói, chứ thừa nhận mình da đen thì dễ đoán quá rồi. Bỏ qua những chuyện này, với nhận định cá nhân, dù là thế nào đi nữa thì bà Harris cũng khó thắng trong cuộc đua này, bất kể việc bà ấy trẻ hơn ông Trump, có thể tranh luận giỏi hơn ông Trump, thế thôi. Ngoài lề một chút, cái luận điểm già trẻ trước đây vốn do bên Cộng hòa khơi ra giờ lại được bên Dân Chủ nhai lại để chỉ trích ngược, thế nếu so sánh ông Vance với bà Harris thì ai trẻ hơn ai?.
- Xã hội Mỹ bị phân hóa và chia rẻ sâu sắc trong thời gian qua, điều ấy khỏi nói thì ai cũng biết rồi. Thế nên chuyện kêu gọi đoàn kết lại của cả hai phía đều được nêu ra như là một tôn chỉ, một nguyên tắc, nhưng để đoàn kết được hay không thì chưa chắc vì với một thể chế tự do, dân chủ như Mỹ điều này rất khó lòng thành hiện thực. Ai cũng biết trong cả hai đảng đều có một số ít người có ý kiến khác biệt với tập thể, có hướng đi khác biệt và có hành động khác biệt. Và họ có quyền tự do để bộc lộ cái khác biệt ấy mà không ngại ngùng, rất khác với các nước không dân chủ, không tự do, là tán thành với số phiếu giả tạo 100%.
Tạm thời thế đi, giờ phải đi công việc, khi rảnh sẽ tiếp tục dùng "lý trí" để phân tích sự việc tiếp.
Love is now or never...