Người về qua cõi phù vân ... Nghiêng vai trút gánh phong trần bỏ đi...

Tín Tâm Minh (Tam Tổ Tăng Xán) - OSHO
#32
Không H20 hay Aum hay pháp loại đó không giúp ích gì nhiều, bởi ai sẽ là người lặp đi lặp lại? Tâm sẽ lặp đi lặp lại. Thực tại đang bao phủ bạn, không còn phải lặp đi lặp lại, thậm chí không cần phải tư duy về nó. Bạn chỉ quán sát, mở rộng đôi mắt và nhận thấy. Nó cùng khắp! Một phép lạ thì làm sao bạn có thể bỏ lỡ được. Khi bạn đạt rồi, không còn là phép lạ. Hãy nhớ kỹ, tôi không bao giờ bảo rằng Đức Phật là một phép lạ, hay Tam Tổ Tăng Xán là một phép lạ. Bạn là một phép lạ! Bất kỳ những gì họ kinh nghiệm chỉ là hiện tượng đơn giản, ai cũng có thể kinh nghiệm được. Đâu phải là sự mầu nhiệm phải cần đề cập? Đức Thế Tôn thấy được thực tại. Thực tại trước mặt bạn. Tại sao gọi sự đại ngộ này là một hiện tượng lớn lao, như có gì vĩ đại lắm đang diễn tiến? Không là  gì cả. Rất đơn giản! Thực tại trước mặt bạn cũng tròn đầy như thực tại trước mặt Đức Thế Tôn, hay là trước một con trâu. Phép lạ là ở bạn… Bạn lãng quên nó và vẫn tiếp tục lãng quên nó. Hằng vô lượng kiếp bạn vẫn lãng quên.  Thật sự, bạn phải phát minh ra một phương pháp, hoàn hảo, và tâm bị trệch hướng bởi ngôn ngữ. Thực tại không thể làm gì khác được. Nó chỉ hiện hữu trước mặt bạn và bạn thì luôn bỏ lỡ cơ hội. Mưu mẹo gì vậy? Làm sao bạn đạt được nó? Tạo nên phép lạ?

Phép lạ là “về”. Chữ “Về” là một phép lạ. Hoa nơi đó, bạn tư duy về hoa… Hoa không còn hiện diện, tâm bị trệch hướng bởi văn tự. Đoạn phim quay quanh bạn, giữa bạn và hoa. Mọi thứ đều ô nhiễm, tăm tối, từ ngữ trở nên quan trọng hơn cái Thật. Biểu tượng quan trọng hơn cái mà nó biểu tượng. Alla là gì? Một từ ngữ. Brahma là gì? Từ ngữ? Thượng Đế là gì? Từ ngữ? Ấn giáo, Công giáo, Hồi giáo luôn cạnh tranh ở nguồn văn tự. Không ai bận tâm là tất cả những từ  đó đều biểu tượng đồng một thể. Biểu tượng trở nên quá quan trọng. Nếu bạn nói lời chống đối Allah, tín đồ Hồi Giáo sẽ sẵn sàng giết bạn ngay, nhưng Ấn giáo sẽ cười bởi sự đối kháng Allah, và cho đó là tốt. Nếu có ai cũng cùng một luận điệu chống đối Brahma, họ sẽ mang kiếm ra chém bạn ngay. Họ sẽ không thể chịu đựng sỉ nhục này. Thật là vô minh! Allah, Brahma, Thượng Đế, ba ngàn ngôn ngữ thì có ba ngàn ngôn ngữ dành cho Thượng Đế. Sự biểu tượng ít quan trọng hơn biểu tượng. Cánh hoa hồng không còn quan trọng. Chữ “Cánh hoa hồng” trở thành quan trọng. Nhân loại bị ghiền chữ nghĩa rồi, say sưa với từ ngữ. Từ ngữ có thể tạo ra phản ứng. Có ai nói, “Chanh”, bạn chảy nước miếng ngay. Nghiện ngập chữ nghĩa là như vậy. Chanh không có vẻ hiệu quả lắm. Một trái chanh nằm lăn trên bàn, miệng bạn không bị chảy nước miếng. Nếu có người nói “chanh” là bạn bị chảy nước miếng ngay. Từ ngữ trở nên quan trọng hơn cái Thật. Đây là mưu chước, ngoại trừ bạn xả bỏ mọi nghiện ngập văn tự, bạn sẽ không bao giờ có thể trực diện thực tại.  Không còn chướng ngại nào khác.

Hoàn toàn vô văn tự và nó có mặt ngay. Luôn như vậy. Bỗng nhiên, đôi mắt bạn sáng tỏ. Bạn đạt được sự sáng suốt và vạn vật bỗng rực sáng. Toàn bộ nỗ lực của thiền là làm cách nào có thể  buông xả ngôn ngữ. Từ bỏ xã hội không thể giúp bạn, bởi căn bản xã hội chính là ngôn ngữ. Đó là lý do tại sao động vật không có xã hội bởi chúng vô ngôn. Hãy suy nghĩ đi! Nếu bạn không thể diễn đạt, nếu bạn không nói chuyện được, làm sao xã hội phát triển được? Vợ bạn là ai? Ai sẽ là chồng bạn? Ai sẽ là mẹ bạn  và ai sẽ là cha bạn? Không biên giới nào có thể mà thiếu ngôn ngữ. Động vật không thiết lập được xã hội bởi chúng vô văn tự. Nếu chúng thiết lập được xã hội, thí dụ như loài kiến, loài ong, bạn có thể nghi ngờ là chúng truyền thông qua ngôn ngữ. Hiện tại, các khoa học gia đang nghiên cứu loài ong có ngôn ngữ hay không? Văn tự của chúng rất ít ỏi, chỉ gồm có bốn chữ thôi, nhưng chúng diễn đạt qua bốn chữ này. Loài kiến nhất định phải tương thông với nhau bằng ngôn ngữ, bởi chúng rất tổ chức. Chúng không thể không  sử dụng ngôn ngữ được.

Xã hội tồn tại bởi ngôn ngữ. Khoảnh khắc bạn xả bỏ ngôn ngữ, xã hội kết thúc. Không cần phải tìm đến Hi Mã Lạp Sơn, bởi nếu bạn còn dính mắc với ngôn ngữ, dù bạn đơn độc tại vùng núi non hiểm trở đó, nhưng nội tại bạn vẫn có một xã hội đang lưu hành. Bạn sẽ trao đổi với bạn bè, yêu vợ, mua bán. Bạn sẽ tiếp tục làm những việc như xưa kia bạn đã làm.  Chỉ có một Hi Mã Lạp Sơn, đó là trạng thái tâm thức nội tại, nơi mà ngôn ngữ không thể hiện hữu. Điều này có thể, bởi ngôn ngữ dùng để tu dưỡng, không phải chân tánh của bạn. Bạn sinh ra vô ngôn. Ngôn ngữ được mang đến bạn. Ngôn ngữ không đến tự nhiên vì nó là sản phẩm phụ của xã hội. Hãy hạnh phúc. Có quá nhiều khả năng siêu vượt trên nó. Nếu bạn mang nó từ  lúc mới được sinh ra, bạn sẽ không có cách nào để vượt trên nó, bởi nó sẽ là một phần của Đạo. Nó không thuộc về Đạo. Nó là sự sáng tạo của loài người với mục tiêu. Xã hội không thể thiết lập nếu vô văn tự. Một cá nhân không cần phải là một phần tử của xã hội trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Thậm chí, chỉ một vài phút, nếu bạn không thuộc là một phần tử của xã hội, bỗng nhiên, bạn thể nhập vạn pháp, trở thành phần thể của Đạo. Bạn nên uyển chuyển. Khi bạn cần phải tương thông với xã hội, bạn dùng ngôn ngữ. Khi bạn không cần tương thông với xã hội, bạn vô ngôn. Ngôn ngữ nên xử dụng như một chức năng, một cơ chế, không nên bị nó ám ảnh. Đó là toàn bộ khái niệm.

Thậm chí, Tam Tổ Tăng Xán cũng xử dụng ngôn ngữ, tôi cũng xử dụng ngôn ngữ khi tôi muốn diễn đạt với bạn. Khi bạn không có mặt, tôi không xử dụng ngôn từ. Khi tôi phải trao đổi, tôi phải xử dụng ngôn từ. Khi bạn không hiện diện, nội tại hoàn toàn vắng lặng, vô ngôn. Khi tôi tương thông, tôi trở thành một phần tử của xã hội. Khi tôi không truyền thông, tôi là một phần của Đạo, phần của vũ trụ pháp giới vô biên, phần thể tánh Chân Như, phần Thượng Đế… bất kỳ tên gọi gì mà bạn muốn đặt nó. Với Thượng Đế, sự vắng lặng là truyền thông. Với con người, ngôn ngữ là truyền thông. Nếu bạn muốn tương thông với Thượng Đế, hãy tịnh tĩnh. Nếu bạn muốn tương thông với con người, hãy truyền thông, hãy trao đổi, đừng thinh lặng. Nếu bạn ngồi yên lặng khi với bạn bè, bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Thân hữu của bạn cũng cảm giác lúng túng ngượng ngịu. Họ sẽ tưởng là có vấn đề gì. Họ sẽ hỏi, “Anh có vấn đề gì không? Tại sao không nói? Có phải anh đang buồn hay bị tuyệt vọng hay không? Có vấn đề gì phải không?” Nếu chồng im lặng, người vợ tưởng cô đã hành động điều gì sai lầm. “Tại sao anh lại yên lặng? Tại sao anh không nói chuyện với em?” Nếu người vợ cũng im lặng, thì có rắc rối gì rồi. Tại sao cần phải trao đổi với mọi người? Nếu bạn không nói, có nghĩa là bạn đơn độc. bạn không chấp nhận có người ở đó. Khi bạn không trao đổi, thì không có một ai hiện diện. Người khác sẽ có cảm tưởng rằng bạn xa lạ với họ. Vì vậy, mọi người đều luôn nói. Khi họ không muốn nói, không có gì để truyền thông. Họ trao đổi thời tiết, bất kỳ là trao đổi gì đi nữa, nhưng họ vẫn phải nói. Nếu không nói, người khác sẽ cảm giác bị thương tổn. Vô lễ khi im lặng, không trao đổi với người khác. Đối với Thượng Đế thì ngược lại. Với thiên nhiên, nếu bạn nói quá nhiều, bạn sẽ mất cơ hội quí báu. Nếu bạn trao đổi với bản tánh, bạn xa lạ với thực tại đang trước mặt bạn. Chỉ có sự im lặng sấm sét. Sự im lặng được mang về cõi tục khi bạn sinh ra. Ngôn ngữ là một tặng phẩm, một sự trau giồi của xã hội. Nó được  sử dụng như một công cụ, một tiện lợi. Sự thinh lặng, bạn mang về thế giới này với bạn. Hãy đạt được sự thinh lặng tịnh tĩnh vi diệu  đó, chỉ có vậy. Hãy là một đứa trẻ. Mọi pháp đều kết cuộc nơi đó, bạn có thể kết luận. Tất cả mọi chư Phật đều đạt đến sự kết luận này, bạn trở thành một phần thể của vũ trụ pháp giới vô biên. Không có nghĩa là bạn đối kháng xã hội. Chỉ có nghĩa là bạn vượt trên xã hội, không đối kháng. Khi bạn mới sinh ra… khoảnh khắc đầu tiên trong sự ra đời của bạn phải trở thành khoảnh khắc cuối cùng của bạn. Sự chết của bạn sẽ là sự tái sinh của bạn. Bạn phải là một đứa trẻ lần nữa, được tái sinh.

Đức Chúa Giê Su có dạy, ngoại trừ con tái sinh, con không thể vào được Thiên Quốc. Hãy là một đứa trẻ.” Ý ngài là gì khi ngài bảo hãy tự tại. Tất cả những gì xã hội cho bạn đều tốt, nhưng đừng bị giam hãm trong nó. Nếu không, nó trở thành một sự ràng buộc. Hãy trở nên vô hạn. Xã hội không thể vô hạn mà là một đường hầm nhỏ hẹp, qua thể tánh của nó. Điều thứ hai cần nên nhớ trước khi chúng ta đi vào những đoạn kinh của Tam Tổ Tăng Xán. Nếu bạn thinh lặng, bạn không là. Chỉ có sự phiền nhiễu được cảm nhận. Bạn có bao giờ cảm giác sự vắng lặng? Ai là người cảm giác  nó? Nếu bạn cảm nhận được, thì sự phiền nhiễu đã dấy động.

Đã xảy ra…

Một môn đồ của Tổ Bồ Đề Đạt Ma tìm đến ngài. Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy ông, “Hãy hoàn toàn thinh lặng và trống rỗng trước khi ngươi đến tìm ta.” Người đệ tử này tu tập hằng bao năm dài đăng đẳng. Cuối cùng, ông hoàn toàn vắng lặng, tịnh tĩnh. Ông tìm đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma, “Bạch Thầy, con đã vắng lặng và trống rỗng rồi.” Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói, “Vậy, ngươi hãy đi ra ngoài, ném đi cái trống rỗng và cái vắng lặng này.”

Nếu bạn có thể cảm giác thì không còn trọn vẹn nữa, đã có sự phân chia.  Người cảm giác được vẫn chưa vắng lặng. Sự thinh lặng có lẽ nằm trong mọi bối cảnh chung quanh, nhưng người cảm nhận vẫn chưa hoàn toàn thinh lặng, nếu không, ai là người cảm giác được? Khi bạn thật sự tịnh tĩnh, thậm chí, bạn không thinh lặng. Sự thinh lặng đối lập với náo động. Khi không còn sự náo động, làm sao có thể thinh lặng được? Khi sự náo động chấm dứt, sự đối cực cũng chấm dứt. Thậm chí, bạn không thể nói, “Tôi vắng lặng.” Nếu nói, bạn lỡ. Đó là tại sao, Áo Nghĩa Thư dạy, “Người bảo, “Ta biết.” vẫn chưa thật sự biết.” Socrates bảo khi có người nào minh triết, thì người đó cũng chỉ biết có sự vô minh. Khi bạn trở nên tịnh tĩnh, bạn không biết nó là gì. Vạn pháp thể nhập vào muôn pháp. Bạn không còn hiện diện. Bạn chỉ là một phần âm thanh do cái “Ta” sáng tạo. Cái “Ta” náo động nhất thế giới. Không có một chiếc máy bay phản lực cơ nào náo động ồn ào như cái “Ta”, một trong những sự quấy nhiễu lớn nhất thế giới này. Mọi sự khác chỉ là sản phẩm phụ. Cái “Ta” là hiện tượng ồn ào nhất. Khi bạn thinh lặng, bạn không là . Ai sẽ cảm giác? Khi bạn trống rỗng, bạn không cảm giác “Tôi trống rỗng”, nếu không bạn vẫn cảm giác và cái nhà đầy tràn, không trống rỗng. Khi bạn thật sự trống rỗng, chính bạn trống rỗng. Khi mọi âm thanh ngưng đọng, bạn cũng ngưng đọng. Thực tại nằm trước mặt bạn. Nó ngoài, trong, cùng khắp, bởi chỉ có thực tại là có thể. Với cái “Ta” tất cả giấc mộng tan biến. Với cái “Ta”, mọi sở cầu chấm dứt. Nếu không còn sở cầu, làm sao có có một sở cầu chưa thành toàn, được thành toàn bởi mộng? chỉ có hư không là hoàn hảo vi diệu . Đây là ý của Tam Tổ Tăng Xán. 

Bây giờ, hãy thể nhập đoạn kinh…

“Dầu có không không có
Mười phương trước mắt liền

Cực nhỏ là cực lớn

Đồng nhau, bặt cảnh duyên…



“Dầu có không không có…” có nghĩa là không “không” bên trong; “Dầu có không không có…” không hư không. Làm sao có hai sự trống rỗng? Không thể nào. Hai chân không không thể, bởi làm sao bạn có thể đánh dấu không này qua không kia? Hai cái Không do thể tánh của chúng sẽ trở thành một. Ngoài và trong do tâm phân biệt. Khi tâm biến mất, sự phân biệt chấm dứt.



“Dầu có không không có…”



Thật sự, bảo rằng không ngay đây và ở nơi chốn đó thì cũng không tốt, không chính xác lắm. Đó là vấn đề. Trong ngôn ngữ, không thể diễn đạt cho đúng được. Chúng bóp méo sự thật. Tam Tổ Tăng Xán nhận biết, bởi làm sao có thể không đây và không đó? Chúng là những giới tuyến cũ. Trong vào ngoài là sự phân chia ranh giới. Bây giờ và sau đó là những giới tuyến cũ. Với ngôn ngữ, chúng kết thúc.



Đã xảy ra.



Một người đàn ông đến Bokuju và bảo ngài, “Tôi đang gấp. Tôi sẽ không đủ thời giờ để ngồi lâu với ngài. Lúc đi ngang qua con đường này, tôi chợt nghĩ dịp này là dịp tốt để viếng thăm ngài và nghe một lời huấn dụ của ngài. Tôi không cần nhiều. Xin ngài chỉ cho tôi một chữ biểu hiện Chân lý, đủ cho tôi ôm ấp trong trái tim tôi.” Bokuju đáp, “Xin ngài đừng cưỡng chế tôi. Không một từ ngữ nào đủ làm cho Chân lý phải tan biến, dù ngài gấp hay là không. Tôi không thể nói gì hết. Chỉ mang theo điều này. Ngài đã hỏi Bokuju và ông đã trả lời, “Tôi không thể giải đáp ông.” Chỉ nhớ như vậy đủ rồi.” Người này nói. “Sự yêu cầu này không quá đáng lắm mà ngài cũng không thể giúp đỡ tôi sao? Ngài chỉ nói ít thôi, chỉ một chữ cũng đủ. Tôi không đòi hỏi nhiều mà.” Bokuja trả lời, “Thậm chí một chữ cũng đủ tiêu diệt Toàn thể. Ngài chỉ nhìn tôi thôi, và mang tôi trong ngài.” Người này không thể nhìn bởi rất khó khăn. Bạn không biết cách nhìn, nếu không, không cần tìm đến Bokuju.



Bạn không thể nhìn thẳng trước mặt. Đầu chót mũi của bạn là điểm khó nhìn nhất. Nhìn xéo một bên thì không sao. Bạn nhìn bên trái, rồi nhìn bên phải, nhưng không bao giờ nhìn giữa được. Vì vậy, có người cực tả và có kẻ cực hữu, nhưng bạn không thể tìm thấy con người Trung Đạo, người không mất trí. Vận hành đến cực đoan là bạn sẽ bị phát điên. An trú ở giữa, bạn sẽ đại ngộ, nhưng không một ai an trú ở giữa. Ở giữa, bạn trực diện  thực tại. Ngôn từ nhất định diễn đạt chỉ một nửa. Một từ không thể diễn đạt tất cả. Nếu bạn bảo, “Chân lý là…” Sau đó, bạn chối bỏ, “Thượng Đế không là…”  Ngài là cả hai. Nếu bạn bảo, “Sự sống là…”, bạn chối bỏ sự chết. Sinh cũng là diệt. Nếu bạn diễn đạt điều gì chỉ một nửa, và một nửa chân lý thì nguy hại hơn toàn bộ sự dối trá. Một nửa có thể rải ra hương chân lý. Bạn có thể dễ dàng bị lường gạt. Tất cả mọi giáo phái nương tựa trên một nửa chân lý. Đó là tại sao họ đều nguy hại. Tất cả mọi giáo phái nguy hiểm bởi họ chỉ đặt nền tảng trên một nửa Chân lý. Nếu không thì không thể. Một giáo phái, một tôn giáo, cần thiết dựa trên văn tự. Phật Giáo không nương tựa Đức Phật mà nương tựa trên giáo pháp của ngài. Pháp Đức Phật diễn đạt chỉ một nửa, bởi toàn bộ không thể diễn đạt. Không có cách nào thành toàn được.


Bạn nỗ lực diễn đạt vũ trụ pháp giới, sau đó, không có gì để nói. Nếu bạn bảo, “Sự sống bao gồm cả sống và chết.” Bạn đang nói gì vậy? Nếu bạn bảo, “Thượng Đế vừa là Ma vương và vừa là Thượng Đế.” Bạn đang nói gì? Bạn đang diễn đạt sự nghịch lý, không rõ ràng. Mọi người sẽ tưởng bạn điên. Làm sao Thượng Đế có thể thiện và ác? Làm sao sự sống có thể vừa sống vừa chết? Tử thần nhất định đối lập với sự sống. 

Dầu có không không có
Mười phương trước mắt liền
Cực nhỏ là cực lớn
Đồng nhau, bặt cảnh duyên…

Nếu pháp cực nhỏ và cực lớn, không thể có sự khác biệt bởi vấn đề của sự vô hạn. Nếu bạn đi xuống, phân biệt, phân tích, bạn sẽ đến cái cực nhỏ. Khoa học đã đạt đến cái cực nhỏ, hạt nhân. Bây giờ, vạn pháp biến mất , không có gì có thể thấy được. Hạt nhân không thể thấy được bằng mắt thường. Không một ai có thể thấy. Vật lý gần như siêu vật lý. Những nghiên cứu thô của các nhà vật lý, gần như triết lý, huyền học, bởi họ bảo, “Chúng ta không thể thấy được hạt nhân. Chúng tôi chỉ có thể quan sát kết quả.” Chúng tôi chỉ cơ sở thấy được quả, nhưng không thể thấy được nhân. Chúng tôi phỏng đoán hạt nhân nhất định có mặt. nếu hạt nhân không hiện diện, làm sao có thể có hậu qủa được?”


Đây là những gì mà các nhà huyền môn dạy. Họ bảo, “Chúng tôi không thể thấy được Thượng Đế, nhưng chúng tôi có thể thấy được  sự sáng tạo. Thượng Đế là nguyên nhân và sự sáng tạo là kết quả. Chúng tôi không thể thấy được Thượng Đế, nhưng chúng tôi có thể thấy được  sự sáng tạo. Ngài nhất định hiện hữu, nếu không thì sự sáng tạo không thể nào có được.” Nếu bạn nghe âm thanh tôi, bạn không thể thấy tôi, bạn sẽ suy đoán là tôi nhất định có mặt đâu đây, nếu không, làm sao bạn nghe được âm thanh của tôi? Quả có thể thấy được, nhưng nhân không thể thấy. Khoa học đã đạt đến cái cực nhỏ, và cái cực nhỏ biến mất hoàn toàn, bởi nó trở nên quá nhỏ, quá vi tế, bạn không thể nắm bắt được.



Tôn giáo đạt đến cái cực lớn. Nó trở nên quá lớn, vô lượng vô biên, vô hạn, bao la, không cùng tận. Bạn không thể thấy được biên giới. Nó cực lớn đến độ bạn không thể nắm bắt, không thể bám víu, không thể đánh dấu được. Cái cực nhỏ không thể thấy được, gần như vô hình. Cái cực lớn cũng không thể thấy được, gần như vô hình. Pháp của Tam Tổ Tăng Xán thật là vi diệu . Chúng cả hai là bởi cả hai đều vô hạn, vô lượng vô biên, tận cùng pháp giới. Dù cực nhỏ hay cực lớn vẫn không khác nhau[1]. Chúng đồng nhau…





1“… Lấy con mắt Đạo mà xem, thì vật không có quý, tiện. Lấy vật mà xem, thì vật có quý có tiện, vì bởi vật nào cũng tự xem là quý, nên khi sánh lại với vật khác thường cho[img=1x1]file:///C:/Users/Lotus/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/img]đó là tiện. Lấy con mắt của thế tục mà xem thì sự phân quý tiện lại không phải ở nơi mình. Lấy con mắt sai biệt mà xem, thì nhân cái lớn của nó mà cho là lớn thì vạn vật không có cái gì là vạn vật không có cái gì là không nhỏ. Biết Trời Đất như hột thóc, biết mảy lông như hòn núi là biết rõ chỗ sai biệt rồi vậy.”… “Người có[img=1x1]file:///C:/Users/Lotus/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/img]đạo thì lặng lẽ, bậc chí [img=1x1]file:///C:/Users/Lotus/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/img]đức thì không mong[img=1x1]file:///C:/Users/Lotus/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/img]đặng gì cả, còn người[img=1x1]file:///C:/Users/Lotus/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/img]đại nhân thì không có mình: Họ[img=1x1]file:///C:/Users/Lotus/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/img]đã hợp tất cả làm một…”
(Nam Hoa Kinh, Thiên Thu Thủy – Nguyễn Duy Cần dịch)

 
 

Còn tiếp

Minh Nguyệt
Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply


Messages In This Thread
RE: Tín Tâm Minh (Tam Tổ Tăng Xán) - OSHO - by Minh Nguyệt - 2024-07-20, 01:19 PM