Mạt pháp
#5
(2024-06-24, 08:38 AM)phai Wrote: Hi thầy 5,

Dẫn lời thầy 5 chữ "mạt" (末) tiếng Hán việt ngoài nghĩa "hết đường binh" còn có nghĩa là "ngọn" và nhiều nghĩa khác nữa như dùng để tỏ sự nhún nhường như "mạt học", "mạt nho".
Thầy 5 viết như vậy thôi nhưng chắc không có ai cố ép chữ "mạt" trong "mạt pháp" là ngọn đâu phải không vì chữ mạt dùng cho ngọn phải đứng sau danh từ như muốn nói ngọn cây phải viết "mộc mạt".

Vài dòng về chữ, còn Phật học vô biên và tôi là kẻ ngoại đạo không biết gì để bàn.

Xin cáo lui,

Kẻ mạt tiền  Wink

 Chơi cờ đại phú ông còn có xấp "khí vận" và xấp "cơ hội" mà. Cho nên mạt tiền không có nghĩa là mạt vận đâu. Thế nào cũng lại được đồng dza đồng vào. Shy 

Nếu hiểu mạt là ngọn, có thể biến chữ "mạt pháp" thành danh từ riêng, ở dạng danh từ ghép được chứ thầy Phai. Ví dụ chữ hang-động, danh-ca.


5 thấy hiểu mạt-pháp theo kiểu ngọn ngành rất hay. Thời mạt-pháp, là giai đoạn người ta xa rời đạo pháp ngọn, đạo pháp nguyên thủy, đạo pháp chính thống. Nếu hiểu như vậy thì thực ra mạt pháp cũng là chính pháp (chánh pháp). Là đạo pháp ở ngọn, đạo pháp ở chân lý nguyên thủy.

Còn nếu diễn đạt "mạt-pháp" là hư-pháp, là giả-pháp, là vô-pháp, thì bỗng nhiên xảy ra sự đối đãi nhị nguyên. Nghĩa là chánh-tà, đúng-sai, trắng-đen, phân-biệt. Bên Phật giáo nguyên thủy thì nói rằng bên Phật giáo Bắc Tông vin vào định nghĩa thời mạt-pháp để chẳng thèm tu gì nữa, không giữ giới luật gì nữa, cho rằng vin vào thời "mạt-pháp" rồi cho rằng tu sẽ không có chứng đắc, 1000 người chỉ chứng đắc vài ba người. Và rồi ngụy biện cho cách tu của mình (theo Thích Thông Lạc).

Hoặc bên Đại Thừa (Bắc Tông, Bắc Truyền) cho rằng dựa vào kinh Pháp Hoa và nhiều kinh khác Phật dạy như vậy nên là như vậy. Chỉ có 500 năm đầu là thời chính pháp. Sau 500 năm thì có 1000 năm thời tượng pháp tu chứng rất khó, bắt đầu sau 1500 năm là thời mạt pháp, gần như không ai tu chứng được. Nhưng ý bên Bắc Tông là vì hoàn cảnh tâm linh suy vi, đời sống phương tiện đủ đầy nên người ta xa rời đạo đức, nhưng chính vì vậy càng phải tu.

Theo mình thì suy giải, dẫn giải như bên Bắc Tông cũng không hẳn là không tốt, vì cho người tu tập, chưa vượt qua được sự đối đãi nhị nguyên, còn tâm phân biệt đúng-sai, hay-dở, ngắn-dài, đẹp-xấu ..v..v thì nên áp dụng phương pháp truyền bá nhị nguyên để giúp con người vượt qua sự phân biệt tiến đến giác ngộ.

Ví dụ như các anh chị đã từng làm hoặc đang làm cha mẹ, khi dạy dỗ con cái lúc còn non trẻ, chúng ta cố gắng dạy dỗ các cháu bé theo phương pháp đối đãi nhị nguyên. Nghĩa là con làm cái đó là xấu không có tốt, con làm cái đó là sai không có đúng, con làm cái đó là dở không có hay. Nghĩa là dùng phương pháp đối đãi để giáo dục sự phân biệt đâu là chân đâu là giả. Nhưng khi con cái lớn rồi thì chúng nó đã hiểu ra và vượt qua sự phân biệt đó rồi, sẽ không giáo dục con cái theo kiểu đối đãi nhị nguyên nữa mà chỉ góp ý rồi nói rằng tùy anh, tùy chị xử sự nhé, tùy theo trạng thái, tùy theo hướng và góc nhìn mà phán đoán sự việc. Mỗi sự việc đều có thể đúng lẫn sai tùy theo hoàn cảnh. Chấp vào cái đúng và sai mãi sẽ không còn tự tánh.

5 nghĩ rằng có thể các vị tu sĩ chứng đắc thời xa xưa, lúc Phật nhập Niết Bàn rồi, tùy theo hoàn cảnh và pháp môn, mới phân nhánh. Và như vậy mạt-pháp cũng có thể là thời kỳ phân nhánh, phân ngọn, chọn nhiều pháp tu khác nhau để thích ứng hoàn cảnh để tu tập. Người không ưng thì có thể cho đó là cái cớ để biếng tu lười tập. Người vượt qua sự đối đãi, thì có thể nhìn thấy sự tích cực của việc phân nhánh, dẫn nhập khái niệm "mạt-pháp" dùng phương pháp nghịch đảo để giáo hóa chúng sinh.

5 thấy rằng nếu hiểu như vậy, sự chia rẽ vì phân nhánh sẽ không còn nữa, các lập luận bài xích nhau sẽ giảm bớt. Ví như người Nam sẽ là Nam, sẽ có các đặc tính của Nam giới. Người Nữ sẽ là Nữ vì có những đặc tính của Nữ giới, hoặc những người không hiện ra bên Nam lẫn bên Nữ, không không thể xác định giới tính, thì cũng được chấp nhận rằng họ không có giới tính xác định, cũng là một đặc tính của họ .v.v.v 

Cũng là một cách đi vào trung-đạo để vượt lên trên của cái biết, và cái không biết chăng?
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • phai
Reply


Messages In This Thread
Mạt pháp - by 005 - 2024-06-23, 11:25 PM
RE: Mạt pháp - by phai - 2024-06-24, 08:38 AM
RE: Mạt pháp - by 005 - 2024-06-25, 01:27 AM
RE: Mạt pháp - by duke - 2024-06-24, 09:27 AM
RE: Mạt pháp - by 005 - 2024-06-25, 01:39 AM
RE: Mạt pháp - by Lục Tuyết Kỳ - 2024-06-24, 09:34 AM
RE: Mạt pháp - by 005 - 2024-06-26, 09:50 PM
RE: Mạt pháp - by Lục Tuyết Kỳ - 2024-07-04, 10:09 AM
RE: Mạt pháp - by 005 - 2024-07-04, 11:03 PM
RE: Mạt pháp - by phai - 2024-07-04, 05:15 PM