2024-02-16, 08:22 PM
Jesus: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời.
.....................
Tiền từ thiện của Bill Gates làm lệch hướng nghiên cứu sức khỏe toàn cầu?3
Sự giàu có, quyền lực và đặc quyền toàn cầu ngày càng tập trung vào tay một số siêu tỉ phú như Bill Gates, dù họ được coi là những nhà từ thiện hào phóng.
Bill Gates và những cá nhân giàu có khác chi những khoản tiền lớn cho nghiên cứu thường ủng hộ một số loại giải pháp độc quyền của họ - Ảnh: ANADOLU
Theo trang khoa học Nature, nhà báo Tim Schwab vừa công bố một điều tra trong cuốn sách mới nhất của mình: những quỹ từ thiện do các tỉ phú lãnh đạo đã hướng số tiền từ thiện khổng lồ vào một phạm vi hẹp với các 'giải pháp' chọn lọc theo thiên kiến của họ, và điều này có thể làm trầm trọng thêm sức khỏe toàn cầu và các vấn đề xã hội khác.
Vấn đề của Bill Gates
Với Bill Gates, người đồng sáng lập gã khổng lồ công nghệ Microsoft vào năm 1975 và thành lập Quỹ William H. Gates (nay là Quỹ Bill & Melinda Gates) vào năm 1994.
Quỹ này chi hàng tỉ USD/năm (7 tỉ USD vào năm 2022) cho các dự án toàn cầu nhằm giải quyết nhiều thách thức, từ cải thiện kết quả y tế đến giảm nghèo, với tổng số tiền cam kết lên tới gần 80 tỉ USD kể từ khi thành lập.
Vấn đề của ông Schwab đặt ra: nếu khoản thuế đó được giữ lại, chính phủ có thể đã đầu tư số tiền này theo những cách đa dạng và có trách nhiệm hơn. Thay vào đó, việc phân tán các quỹ này theo phương thức từ thiện, chúng chủ yếu được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân của một số ít cá nhân siêu giàu.
Nhà báo Schwab chỉ ra lòng hào phóng bề ngoài của các nhà từ thiện. Ví dụ, tại Mỹ có 100.000 quỹ từ thiện tư nhân cùng nhau kiểm soát tài sản gần 1.000 tỉ USD. Tuy nhiên có tới 3/4 số tiền từ thiện trên do họ được trừ thuế, tức nếu đem tiền thu nhập này làm từ thiện, họ không phải đóng thuế. Luật pháp Mỹ cũng chỉ yêu cầu xem xét kỹ lưỡng cách thức các tổ chức từ thiện chi tiêu số tiền này, chứ không xét đến nội dung từ thiện.
Nhiều chương trình của quỹ Gates được định hình và đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu từ Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe Mỹ (IHME). Nhưng viện này được thành lập và nhận tài trợ rất nhiều từ quỹ của Gates.
Schwab gợi ý rằng những thỏa thuận như vậy có thể được coi là xung đột lợi ích, bởi những 'đánh giá' nội bộ thường có xu hướng biện minh cho các dự án hiện tại.
Ví dụ, trong trường hợp bệnh sốt rét, số lượng màn ngủ được phân phối ở các nước nhiệt đới - một thước đo được IHME theo dõi - có thể trở thành thước đo số lượng mạng sống được cứu sống. Tính như vậy có nguy cơ phóng đại tính hiệu quả của các chương trình nhằm giải quyết các bệnh phổ biến, bao gồm cả HIV/AIDS.
Phạm vi giải quyết vấn đề bị giới hạn
Rất ít sự minh bạch về việc liệu các khoản đầu tư từ thiện vào các công ty vắc xin có mang lại lợi ích cho các nhà từ thiện hoặc những người liên hệ của họ hay không? - Ảnh: AFP
Việc bị hạn chế hoạt động cũng tồn tại tương tự ở các khu vực khác.
Ví dụ, trong lĩnh vực năng lượng, Gates đã bỏ qua các xu hướng hiệu suất so sánh để ủng hộ năng lượng hạt nhân đắt đỏ. Ông đã bỏ qua các nguồn năng lượng tái tạo và lưu trữ năng lượng có giá cả phải chăng, đáng tin cậy và được cải thiện nhanh chóng hơn nhiều.
Trong nông nghiệp, các khoản tài trợ có xu hướng hỗ trợ các chương trình biến đổi gene do doanh nghiệp kiểm soát, thay vì thúc đẩy canh tác sinh thái do nông dân điều hành, sử dụng hạt giống nguồn mở hoặc cải cách ruộng đất.
Hơn nữa, sự hỗ trợ của quỹ Gates đối với các phương pháp điều trị mang lại cơ hội tích lũy lợi nhuận tốt nhất cho các công ty và có nguy cơ làm lu mờ sự phát triển của các giải pháp phòng ngừa y tế công cộng, Schwab lưu ý.
Tương tự, tổ chức này thường ủng hộ các chiến lược giáo dục dựa trên Internet, vì lợi nhuận thay vì các sáng kiến do giáo viên hướng dẫn hay do cộng đồng địa phương hướng dẫn.
Trong suốt lịch sử của mình, quỹ Gates nhấn mạnh vào việc 'tăng tốc' đổi mới và 'mở rộng quy mô' công nghệ, che giấu những bất ổn và phức tạp trong thế giới thực.
Trong các lĩnh vực như y tế công cộng, khả năng phục hồi sau thảm họa và giáo dục, việc tôn trọng các chiến lược đa dạng, quan điểm đa dạng, hành động tập thể và trách nhiệm giải trình cởi mở có thể hiệu quả hơn kiểu chủ nghĩa cá nhân cạnh tranh, định hướng lợi nhuận và thâm dụng công nghệ mà Gates ưa thích.
Schwab cho thấy Gates đã theo đuổi sự độc quyền từ thiện, tương tự như cái mà ông đã xây dựng trong thế giới doanh nghiệp.
Ví dụ, Schwab ghi lại tiếng nói của một số tổ chức phi chính phủ, giới học thuật và các phương tiện truyền thông đã bị tắt tiếng, vì họ phụ thuộc vào tiền của Gates.
Cuối cùng, để giải quyết "vấn đề Bill Gates", theo nhà báo Schwab có thể cần một sự chuyển đổi văn hóa, sự bình đẳng, sự đa dạng hơn là các công ty độc quyền từ thiện.
.....................
Tiền từ thiện của Bill Gates làm lệch hướng nghiên cứu sức khỏe toàn cầu?3
Sự giàu có, quyền lực và đặc quyền toàn cầu ngày càng tập trung vào tay một số siêu tỉ phú như Bill Gates, dù họ được coi là những nhà từ thiện hào phóng.
Bill Gates và những cá nhân giàu có khác chi những khoản tiền lớn cho nghiên cứu thường ủng hộ một số loại giải pháp độc quyền của họ - Ảnh: ANADOLU
Theo trang khoa học Nature, nhà báo Tim Schwab vừa công bố một điều tra trong cuốn sách mới nhất của mình: những quỹ từ thiện do các tỉ phú lãnh đạo đã hướng số tiền từ thiện khổng lồ vào một phạm vi hẹp với các 'giải pháp' chọn lọc theo thiên kiến của họ, và điều này có thể làm trầm trọng thêm sức khỏe toàn cầu và các vấn đề xã hội khác.
Vấn đề của Bill Gates
Với Bill Gates, người đồng sáng lập gã khổng lồ công nghệ Microsoft vào năm 1975 và thành lập Quỹ William H. Gates (nay là Quỹ Bill & Melinda Gates) vào năm 1994.
Quỹ này chi hàng tỉ USD/năm (7 tỉ USD vào năm 2022) cho các dự án toàn cầu nhằm giải quyết nhiều thách thức, từ cải thiện kết quả y tế đến giảm nghèo, với tổng số tiền cam kết lên tới gần 80 tỉ USD kể từ khi thành lập.
Vấn đề của ông Schwab đặt ra: nếu khoản thuế đó được giữ lại, chính phủ có thể đã đầu tư số tiền này theo những cách đa dạng và có trách nhiệm hơn. Thay vào đó, việc phân tán các quỹ này theo phương thức từ thiện, chúng chủ yếu được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân của một số ít cá nhân siêu giàu.
Nhà báo Schwab chỉ ra lòng hào phóng bề ngoài của các nhà từ thiện. Ví dụ, tại Mỹ có 100.000 quỹ từ thiện tư nhân cùng nhau kiểm soát tài sản gần 1.000 tỉ USD. Tuy nhiên có tới 3/4 số tiền từ thiện trên do họ được trừ thuế, tức nếu đem tiền thu nhập này làm từ thiện, họ không phải đóng thuế. Luật pháp Mỹ cũng chỉ yêu cầu xem xét kỹ lưỡng cách thức các tổ chức từ thiện chi tiêu số tiền này, chứ không xét đến nội dung từ thiện.
Nhiều chương trình của quỹ Gates được định hình và đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu từ Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe Mỹ (IHME). Nhưng viện này được thành lập và nhận tài trợ rất nhiều từ quỹ của Gates.
Schwab gợi ý rằng những thỏa thuận như vậy có thể được coi là xung đột lợi ích, bởi những 'đánh giá' nội bộ thường có xu hướng biện minh cho các dự án hiện tại.
Ví dụ, trong trường hợp bệnh sốt rét, số lượng màn ngủ được phân phối ở các nước nhiệt đới - một thước đo được IHME theo dõi - có thể trở thành thước đo số lượng mạng sống được cứu sống. Tính như vậy có nguy cơ phóng đại tính hiệu quả của các chương trình nhằm giải quyết các bệnh phổ biến, bao gồm cả HIV/AIDS.
Phạm vi giải quyết vấn đề bị giới hạn
Rất ít sự minh bạch về việc liệu các khoản đầu tư từ thiện vào các công ty vắc xin có mang lại lợi ích cho các nhà từ thiện hoặc những người liên hệ của họ hay không? - Ảnh: AFP
Việc bị hạn chế hoạt động cũng tồn tại tương tự ở các khu vực khác.
Ví dụ, trong lĩnh vực năng lượng, Gates đã bỏ qua các xu hướng hiệu suất so sánh để ủng hộ năng lượng hạt nhân đắt đỏ. Ông đã bỏ qua các nguồn năng lượng tái tạo và lưu trữ năng lượng có giá cả phải chăng, đáng tin cậy và được cải thiện nhanh chóng hơn nhiều.
Trong nông nghiệp, các khoản tài trợ có xu hướng hỗ trợ các chương trình biến đổi gene do doanh nghiệp kiểm soát, thay vì thúc đẩy canh tác sinh thái do nông dân điều hành, sử dụng hạt giống nguồn mở hoặc cải cách ruộng đất.
Hơn nữa, sự hỗ trợ của quỹ Gates đối với các phương pháp điều trị mang lại cơ hội tích lũy lợi nhuận tốt nhất cho các công ty và có nguy cơ làm lu mờ sự phát triển của các giải pháp phòng ngừa y tế công cộng, Schwab lưu ý.
Tương tự, tổ chức này thường ủng hộ các chiến lược giáo dục dựa trên Internet, vì lợi nhuận thay vì các sáng kiến do giáo viên hướng dẫn hay do cộng đồng địa phương hướng dẫn.
Trong suốt lịch sử của mình, quỹ Gates nhấn mạnh vào việc 'tăng tốc' đổi mới và 'mở rộng quy mô' công nghệ, che giấu những bất ổn và phức tạp trong thế giới thực.
Trong các lĩnh vực như y tế công cộng, khả năng phục hồi sau thảm họa và giáo dục, việc tôn trọng các chiến lược đa dạng, quan điểm đa dạng, hành động tập thể và trách nhiệm giải trình cởi mở có thể hiệu quả hơn kiểu chủ nghĩa cá nhân cạnh tranh, định hướng lợi nhuận và thâm dụng công nghệ mà Gates ưa thích.
Schwab cho thấy Gates đã theo đuổi sự độc quyền từ thiện, tương tự như cái mà ông đã xây dựng trong thế giới doanh nghiệp.
Ví dụ, Schwab ghi lại tiếng nói của một số tổ chức phi chính phủ, giới học thuật và các phương tiện truyền thông đã bị tắt tiếng, vì họ phụ thuộc vào tiền của Gates.
Cuối cùng, để giải quyết "vấn đề Bill Gates", theo nhà báo Schwab có thể cần một sự chuyển đổi văn hóa, sự bình đẳng, sự đa dạng hơn là các công ty độc quyền từ thiện.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.