2024-02-07, 08:26 PM
Nước Thiên Chúa Ở Đâu?
Basileia tou theou (Hy Lạp) hay Regnum Dei (Latin) có nghĩa là “Nước Thiên Chúa”, và đây là một chủ đề nhất quán. Cụm từ “Nước Thiên Chúa” được Chúa Giêsu nhắc đến ít nhất 50 lần trong các Tin Mừng, và gần 100 lần trong toàn bộ Tân Ước. Đây phải là một ý tưởng quan trọng mới được đề cập thường xuyên đến vậy.
Khi Chúa Giêsu phán rằng “Nước Thiên Chúa đã đến gần” trong Maccô 1,15, Ngài không nói về một vương quốc trên mặt đất, một lãnh thổ hay một nơi chốn mà chúng ta đã biết. Thay vì bị giới hạn ở một vị trí địa lý, Nước Thiên Chúa là bất cứ nơi nào Triều Đại của Thiên Chúa hiện hữu. Bất cứ nơi nào những người nam nữ chấp nhận quyền thống trị của Thiên Chúa, nghĩa là, cho phép Đức Kitô ngự trị trong trái tim họ và để chính mình được ý Chúa cai trị thay vì ý riêng, thì Nước Thiên Chúa hiện diện.
Nước Thiên Chúa có thể được loại suy với đế quốc Rôma nếu chúng ta mô tả đế chế này không theo phương diện địa lý nhưng theo luật lệ, văn hoá Rôma, những con đường Rôma, tiếng Rôma (Latinh), tiền tệ Rôma, v.v…, trên khắp Đế quốc. Ranh giới lãnh thổ là những phác họa nhân tạo. Tương tự như vậy, Nước Thiên Chúa không chỉ giới hạn ở thiên đàng, nhưng là bất cứ nơi đâu và ở mọi nơi Vương Quyền Thiên Chúa được đón nhận. Hoả ngục là nơi mà tất cả những người ở đó đều không chấp nhận quyền thống trị của Thiên Chúa.
Nước Thiên Chúa ở trong con tim, tâm trí, và linh hồn chúng ta. Vào thời Chúa Giêsu rảo bước trên mặt đất này cách đây hai ngàn năm, người ta đang trông đợi một Đấng Cứu Thế trần tục hay chính trị, người sẽ khôi phục sức mạnh vương đế của Giêrusalem và Vương Quốc Israel, tương tự như thời Vua Đavít và Vua Solomon. Đức Kitô đã không đến để thành lập một vương quốc trần gian mà là một vương quốc thuộc linh.
Cụm từ “Nước Cha trị đến” trong Kinh Lạy Cha nói đến hai cuộc giáng lâm của Đức Kitô. Về mặt lịch sử, Chúa Giêsu đã đến hai ngàn năm trước và thiết lập vương quốc của Ngài trong lòng tất cả những ai chịu phép rửa. Về mặt cánh chung học, (một từ thần học ưa thích có nghĩa là “tận thế” hay “thế mạt”), đó sẽ là cuộc giáng lâm lần hai của Chúa Kitô. Lúc ấy, ác thần và những ai chọn triều đại của nó sẽ bị quăng vào địa ngục, không bao giờ thoát ra được nữa. Người công chính, những ai đã chọn vương quyền của Thiên Chúa sẽ ở với Ngài mãi mãi.
Kinh Lạy Cha nhắc nhở chúng ta thế giới sẽ kết thúc, đó là Ngày Phán Xét và Ngày Tính Sổ. Những kẻ cai trị thế giới này sẽ xem thấy ai mới là người thực sự nắm giữ quyền thống trị.
Basileia tou theou (Hy Lạp) hay Regnum Dei (Latin) có nghĩa là “Nước Thiên Chúa”, và đây là một chủ đề nhất quán. Cụm từ “Nước Thiên Chúa” được Chúa Giêsu nhắc đến ít nhất 50 lần trong các Tin Mừng, và gần 100 lần trong toàn bộ Tân Ước. Đây phải là một ý tưởng quan trọng mới được đề cập thường xuyên đến vậy.
Khi Chúa Giêsu phán rằng “Nước Thiên Chúa đã đến gần” trong Maccô 1,15, Ngài không nói về một vương quốc trên mặt đất, một lãnh thổ hay một nơi chốn mà chúng ta đã biết. Thay vì bị giới hạn ở một vị trí địa lý, Nước Thiên Chúa là bất cứ nơi nào Triều Đại của Thiên Chúa hiện hữu. Bất cứ nơi nào những người nam nữ chấp nhận quyền thống trị của Thiên Chúa, nghĩa là, cho phép Đức Kitô ngự trị trong trái tim họ và để chính mình được ý Chúa cai trị thay vì ý riêng, thì Nước Thiên Chúa hiện diện.
Nước Thiên Chúa có thể được loại suy với đế quốc Rôma nếu chúng ta mô tả đế chế này không theo phương diện địa lý nhưng theo luật lệ, văn hoá Rôma, những con đường Rôma, tiếng Rôma (Latinh), tiền tệ Rôma, v.v…, trên khắp Đế quốc. Ranh giới lãnh thổ là những phác họa nhân tạo. Tương tự như vậy, Nước Thiên Chúa không chỉ giới hạn ở thiên đàng, nhưng là bất cứ nơi đâu và ở mọi nơi Vương Quyền Thiên Chúa được đón nhận. Hoả ngục là nơi mà tất cả những người ở đó đều không chấp nhận quyền thống trị của Thiên Chúa.
Nước Thiên Chúa ở trong con tim, tâm trí, và linh hồn chúng ta. Vào thời Chúa Giêsu rảo bước trên mặt đất này cách đây hai ngàn năm, người ta đang trông đợi một Đấng Cứu Thế trần tục hay chính trị, người sẽ khôi phục sức mạnh vương đế của Giêrusalem và Vương Quốc Israel, tương tự như thời Vua Đavít và Vua Solomon. Đức Kitô đã không đến để thành lập một vương quốc trần gian mà là một vương quốc thuộc linh.
Cụm từ “Nước Cha trị đến” trong Kinh Lạy Cha nói đến hai cuộc giáng lâm của Đức Kitô. Về mặt lịch sử, Chúa Giêsu đã đến hai ngàn năm trước và thiết lập vương quốc của Ngài trong lòng tất cả những ai chịu phép rửa. Về mặt cánh chung học, (một từ thần học ưa thích có nghĩa là “tận thế” hay “thế mạt”), đó sẽ là cuộc giáng lâm lần hai của Chúa Kitô. Lúc ấy, ác thần và những ai chọn triều đại của nó sẽ bị quăng vào địa ngục, không bao giờ thoát ra được nữa. Người công chính, những ai đã chọn vương quyền của Thiên Chúa sẽ ở với Ngài mãi mãi.
Kinh Lạy Cha nhắc nhở chúng ta thế giới sẽ kết thúc, đó là Ngày Phán Xét và Ngày Tính Sổ. Những kẻ cai trị thế giới này sẽ xem thấy ai mới là người thực sự nắm giữ quyền thống trị.
Chuyển ngữ: Nhóm Majorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D.,
The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question,
(Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007), 239-240.
The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question,
(Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007), 239-240.
Trung Đạo là con đường cân bằng giữa đạo và đời.
Không ủng hộ cái ác, không lên án con người, luôn tìm kiếm sự thật.