Chuyện hy sinh cả thanh xuân
#21
(2024-01-12, 01:48 PM)Dan. Wrote:  Thật ra thì chuyện lo lắng của người trẻ, người già VN là việc cha mẹ già nên (nhấn mạnh) ở với con cái để được chăm sóc tốt hơn hay việc con cái nên nuôi nấng, phụng dưỡng cha mẹ già là một tập tục, một truyền thống tốt đẹp của người VN từ xưa đến nay rồi. Tuy nhiên do điêu kiện sống, hoàn cảnh sống  cũng như cách sống theo thời đại hiện nay có thay đổi nên gần như việc phụng dưỡng cũng như nương tựa kia nó lại là điều cần xét lại.

Thí dụ như ở VN, chuyện nương tựa cũng như phụng dưỡng này gần như là điều bắt buộc vì luật pháp nó quy định như thế, vì quan niệm xã hội, vì danh tiếng nó buộc phải thế, thế nên con cái bắt buộc phải nuôi dưỡng cũng như cha mẹ bắt buộc phải nương tựa vào con cái của mình, bởi không nuôi sẽ mang tiếng bất hiếu còn không nương tựa vào con cái thì biết sẽ đi đâu, về đâu ở cái xứ mà người già không có chốn nương thân hay có bất cứ sự trợ giúp nào của chính phủ?. Một vài cơ sở nuôi nấng người già ở VN do nhà nước điều hành thì nói thật là quá tệ, nơi chỉ dành cho những ai không còn con cái hay thân nhân buộc phải vào đó ở thôi. Tôi có dịp đi nhiều nơi như thế rồi nên biết, ăn uống thì thiếu thốn, nơi ở thì mất vệ sinh, người điều hành thì hống hách, coi người già như con nít mới lớn, nạt nộ như con của mình. Nhiều năm về trước có dịp đến thăm những nơi đó, trao quà, trao tiền xong quay đi đã nghe "mật vụ chìm" của mình báo cáo, họ thu hết quá, hết tiền lại rồi anh ơi, các cụ giờ chỉ còn ít bánh ít kẹo nhai cho "đỡ ghiền" thôi. Thua luôn chứ biết mần reng bây chừ?. (Thông cởm, đoang ở trong  wuê nên hơi phoa tiếng chút...  Grinning-face-with-smiling-eyes4   ) .

Cũng có vài cơ sở tư nhân được lập ra, chăm sóc có tốt hơn chút, tự do hơn chút nhưng con số đó thì không đáng kể, nhằm nhò gì. Thế nên việc đưa cha mẹ vào những nơi như thế là điều ít ai chọn, thế nên trong gia đình buộc phải cọn ra một người con nào đó để lãnh trọng trách này, người còn lại sẽ đóng góp tiền bạc, vật chất vào. Từ đó cần phân biệt ra hai chữ nuôi và dưỡng rất khác nhau, thằng đóng tiền được gọi là nuôi, thằng chăm sóc được gọi là dưỡng là vậy. Tui có thằng bạn học, nhà có hai anh em thôi. Căn nhà được chia làm hai đều nhau, thằng bạn là em có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc người mẹ. Cũng lấy được vợ và sinh con thì người mẹ liệt giường liệt chiếu, cả hai vợ chồng nó lớp lo cho con lớp lo cho mẹ, đằng đẵng tám năm trời luôn. Không bao giờ rũ được nó đi chơi chung với lớp, dù chỉ một buổi cà phê cà pháo cũng không luôn. Thú thiệt lúc mẹ nó mất, cả nhóm thương tiếc thì ít mà mừng thầm giùm cho nó thì nhiều hơn, kể cả lòng khâm phục với vợ nó thì khỏi nói rồi, bởi ai cũng biết việc chăm sóc, vệ sinh cho người mẹ già nằm liệt giường chắc chỉ có con dâu làm mới được thôi.

Lối sống cũng như quan niệm của người phương Tây trong việc nuôi và dưỡng này nó khác hoắc với người VN mình. Con cái đến tuổi trưởng thành thì có những quyền lợi riêng, được luật pháp công nhận rõ ràng, cái gì, việc gì nói được và cái gì việc gì không đụng đến nó được. Rồi khi nó đi làm, lập gia đình, có con có cái thì chuyện gì phải ra chuyện đó. Có một điều đến giờ tui cũng chưa hiểu rõ, trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ mình ở bên bễn có được ghi trong luật như ở VN hay không nên chỉ dám nói theo cái mình nhìn thấy được là con cái ở đó họ vẫn thích đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão nhiều hơn, một phần vì cơ sở vật chất khá tốt, an ninh, điều kiện nuôi dưỡng rõ ràng, cà chua cà chớn là tau có quyền thưa kiện cho mài bay chức luôn, đừng tưởng có quyền có chức mà ức hiếp cha mẹ tau như ở VN nha mậy. Và người già phương Tây cũng gần như chấp nhận việc này thì phải. Họ quan niệm rằng tau nuôi mài lớn khôn, đi làm rồi lập gia đình riêng là xong trách nhiệm, kể từ giờ trở đi mạnh mài mài sống, mạnh tau tau sống, không ai xâm phạm quyền lợi của ai, thương con nhớ cháu thì đến thăm vài ngày là đi, con cái muốn gắn kết tình cảm cứ mang cháu đến chơi và ở cùng cho vui nhà vui cửa, cao lắm cũng hết tháng hè rồi hô biến, lâu lâu muốn đi hâm nóng tình yêu thì mang cháu qua gởi ông bà chăm giùm cho ít tuần, đỡ tốn tiền thuê người chăm, để mình đi chơi, chơi cho đã điếu, chơi cho hết "cốt" thì đến bế con về nhà, không có chuyện gởi luôn nha mậy?.  vahidrk1

Lối sống này dường như thích hợp với giới trẻ, bởi sinh ra và lớn lên ở đất nước này làm sao không nhiễm vào tư tưởng cho được, và trách tụi nó sao được?. Dĩ nhiên kiểu sống ấy theo tui chắc không hợp với suy nghĩ của những người già, nhất là thế hệ F1, F2, những người luôn tôn sùng truyền thống kiểu Quân Sư Phụ, cha mẹ bảo sao con cái phải theo vậy. Dễ gì mà được tụi nhỏ nó chấp nhận. Áo mặc sao qua khỏi đầu bây giờ xưa lắm rồi, tui mua áo thun tui xỏ qua đầu ào áo nè, làm gì được tui?. hê hê... Người già VN bên đó lại hay tự hào vào những điều vớ vẫn, nuôi con phải cho nó học bác sỹ mới oai, mới kiếm tiền nhiều, hay như ông anh tui về đây vẫn hay khoe với tui, chú thấy tui dạy con cái của tui không, tui dạy nó về nhà phải nói tiếng VIệt, No english at home, please... Trừ hai đứa lớn 15, 16 tuổi mới đi thì không nói, hai đứa sau sinh ở bễn mỗi lần nói chuyện với chú nó làm chú nó toát mồ hôi mẹ mồ hôi con khi nghe giọng lơ lớ của nó, Hello chú, chú khỏe không, chú good không... Trong bụng cứ nghĩ, thà cháu nói mịa nó tiếng Anh đi chú còn dễ hiểu hơn tiếng này. Khi ấy trong đầu tui nghĩ thầm, thế hệ nó nói lơ lớ tiếng Việt vây là khá rồi, chẳng hiểu đến đời con nó, đời cháu nó mà nói được một chữ tiếng Việt tui đi đầu xuống đất luôn.   Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Chuyện còn dài, không nói hết trong một lần được. Chỉ tạm kết luận: Khi mâu thuẫn về phong cách sống, về quan niệm xã hội giữa hai hay nhiều thế hệ xảy ra trong một hay nhiều gia đình thì việc tất yếu dẫn đến là sự rạn nứt, sứt mẽ tình cảm là chuyện đương nhiên thôi. Bạn binh ai, bạn theo ai, bạn nghĩ ai đúng ai sai tựu trung lại cũng chỉ là việc tương đối thôi, bởi còn tùy vào góc nhìn, tùy đối tượng, tùy xã hội, tùy hoàn cảnh. Vơi tôi thì ai cũng có cái lý của họ hết. Còn đối xử với nhau ra sao thì còn tùy vào cái tình, cái cảm, cái thương, cái nễ trọng, cái quan tâm, cái trách nhiệm làm người của mỗi chúng ta. Vậy thôi hà.

Cheer
Chuyện dài tập bắt đầu 😄

Nghe anh kể thấy tội cho các bác quá 

Bện mình thì ngoài việc chăm sóc ăn uống, tấm rửa, thuốc men  ..thì nhân viên phải cùng họ uống cafe, ca hát,tâm sự, lắng nghe từng bác ,nói chuyện thời còn trê,  chọc cho bác cười, vui lắm kìa ..rồi mỗi tuần có bingo, karaoke, kich vui, taichi, bijart, dạo ngoài park,..hạp cho sức khỏe từng nhóm  .

Lấy lại quà là tùy bác thôi như bệnh nhân tiểu đường, ăn uống hay bị ghẹn ..., sau bingo ai củng om mớ quà trúng thưởng, vui cười khoe với các bác, đa số mây bác biết bệnh của mình là tự đông cho y tá để mời mọi người ăn khi uống cafe, không thì mình phải kiếm cách nói với bác chocolade , bánh  kẹo cách đổi món khác  như khăn, shampoo ..

có nhiều bác có thân nhân đến thăm thường cho bánh kẹo quà cáp, son phấn, parfum, bông hoa nhiều...mấy bác không có thân nhân thì lén lúc lấy trộm , dấu tùm lum trong phòng, nhân viên phải lấy trả lại củng mệt. Mổi ngày các bác lên cơn la hét , chửi bới, kểu múa vỏ miệng, nhân viên thay phiên nhau nói với bác cho trở lại bình thường, có khi trưởng nhóm củng bó tay ..để la hét sau vài tiếng hết hơi, mệt quá mới chịu ngừng, mới dìu bác về phòng nghỉ ngơi, dù sao đi nửa tôn trọng chớ hỏng co nạn nhân viên chửi các bác, mất job như chơi.

Nói về quà thì có thể biết được bác đó có con cháu giàu, hoc cao,  toàn là hàng hiệu, nội thất trưng bày hàng đắc tiền, nôi bó bông củng trên 20; euro mà tiệm bông giao hàng tuần, nhất là thời  COVI thân nhân không được phép đến thăm.

Một tuần một lần cùng nhau đi ra ngoài park công cộng, nhất là trời khô ráo, nắng ấm thì .nhiều bác tham gia , có khi 20-30 bác, sau 1 tiếng thường  ghé quán cafe ,ăn bánh tarts, có nguyên nhóm thiện nguyện viên phụ đẩy xe lăng,  khoản 2 tiếng sau là về , chưa hết đâu, tụ tập trong vườn là nhân viên đẩy xe có  đầy nước ngọt, cafe trà bánh, vừa nhâm nhi vừa nghe hướng dẩn viên kể chuyện đủ để tài, cho các bác dicusion, debat, chọc ghẹo cười rầm lên..... Tổ chức như vậy nhóm thiện nguyện viên thích tham gia...xong là đưa về phòng nghỉ ngơi chút rồi tới giờ ăn tối. Khi các bác trở về đa số thấy khác liền, vui vẻ hẳn lên.

Năm tổ chức mấy lần đi biển, đi thăm vườn hoa, museum, vườn thú.

Hồi đó gần mình có trường học cho nhóm trẻ em tàn tật, bại não củng chăm sóc đầy đủ, có xe bus đưa đón đến  hồ bơi lội. Thể thao ..buổi trưa nào cô giáo dần từng nhóm đi bộ nửa tiếng, hàng xóm mọi người tham gia lai rai ...
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TiểuHồLy
Reply


Messages In This Thread
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by TeaOla - 2024-01-09, 03:57 PM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by TTTT - 2024-01-10, 12:12 PM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by Dan. - 2024-01-12, 02:32 PM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by TeaOla - 2024-01-10, 10:06 PM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by TeaOla - 2024-01-20, 02:11 PM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by Dan. - 2024-01-11, 12:57 PM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by Dan. - 2024-01-12, 01:48 PM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by Chân Nguyệt - 2024-01-12, 05:17 PM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by TeaOla - 2024-01-20, 02:16 PM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by Dan. - 2024-01-14, 10:15 AM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by Dan. - 2024-01-14, 11:36 AM
RE: Chuyện hy sinh cả thanh xuân - by Dan. - 2024-01-15, 05:52 AM