2024-01-01, 05:29 AM
[/url]
- [color=var( --e-global-color-6d1f564 )][url=https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/]Việt Nam[/color]
[color=var( --e-global-color-primary )]‘Một miếng khi đói bằng một gói khi no’[/color]
- Minh Anh – 30 tháng 11, 2023
Saigon Nhỏ trên
[color=var( --e-global-color-secondary )]Tấm bảng hiệu “Tô mì 0 đồng” với lời mời gọi ân cần sáng rực trước vỉa hè của nhà thờ Mạc Ty Nho vào tối Thứ Hai đến Thứ Sáu – Ảnh: Minh Anh
[color=var( --e-global-color-text )]Với một người có đầy đủ mọi thứ, một tô mì chay với vài cọng nấm, vài hạt đậu phộng và ít nước dùng nấu từ gói gia vị mì gói thì chả ai màng tới, thế nhưng với những người chạy xe ôm, bán vé số hay đang thất nghiệp, hoặc già cả không làm gì ra tiền… thì “một miếng khi đói bằng một gói khi no” là thật.
[color=var(--e-global-color-secondary)]Tô mì Quảng miễn phí tối Thứ Sáu 24 Tháng Mười Một tại nhà thờ Mạc Ty Nho – Ảnh: Minh Anh[/color]
Sài Gòn có rất nhiều điểm phục vụ bữa ăn miễn phí hoặc bán rẻ đồ ăn cho người nghèo với giá 2,000 đồng ($0.082). Nhưng hầu hết những nơi này chỉ mở buổi sáng hoặc buổi trưa, còn bữa tối thì hầu như không thấy.
Chính vì thế, hơn một tháng nay, chương trình “Tô mì 0 đồng” mở lúc 20 giờ – 21:30 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trước sân nhà thờ Mạc Ty Nho (tên tiếng Việt của Thánh Martino thành Tours – một vị giám mục của Pháp) – đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 (Sài Gòn) đã được dân nhà nghèo truyền miệng nhanh như đường đi của ánh sáng.
[color=var(--e-global-color-secondary)]Một vị khách quen của quán mì 0 đồng mời người thanh niên đi xe ôm dừng xe lấy nước vào gửi xe và ăn mì – Ảnh: Minh Anh[/color]
Đó là một tối Thứ Sáu của Tháng Mười Một, tôi đến địa điểm đó vào lúc 18:30 và chứng kiến sự chuẩn bị của nhà xứ Mạc Ty Nho. Một ông bảo vệ nhà thờ độ chừng hơn 60 đã đưa một rổ đựng ly nhựa để gần bình nước ngoài lề đường, dựng một tấm bảng “Xin gửi xe bên trường”, bưng bàn ghế ra ngoài vỉa hè.
Bên trong nhà xứ, mọi người đẩy cái xe mì ra sát cửa, trên xe có rất nhiều tô nhựa. Cái xe mì đó đồng thời cũng là xe bán bánh mì kẹp chả lụa vào buổi sáng cho học sinh – sinh viên với giá 2,000 đồng ($0.082).
[color=var(--e-global-color-secondary)]Chiếc xe buổi sáng bán bánh mì kẹp chả giá 2,000 đồng, buổi tối là xe mì miễn phí – Ảnh: Minh Anh[/color]
Không biết tự bao giờ, nhà thờ có hai bình nước để trên vỉa hè, sát lòng đường, mời gọi những ai đi đường khát nước có thể lấy miễn phí: Một bình nước lọc và một bình nước trà đá, có ống đựng sẵn những ly nhựa uống một lần.
Đứng một lát trên vỉa hè, tôi gặp rất nhiều người chạy xe ôm công nghệ tấp vào, họ uống tại chỗ một phần rồi còn rót thêm vào chiếc bình họ mang theo, đỡ được tiền mua nước, ít nhất cũng 6,000 đồng/chai – 10,000 đồng ly trà đá.
Cái bình nước ấy vào buổi tối (Thứ Hai – Thứ Sáu) còn phục vụ những người nghèo sau khi ăn xong phần mì miễn phí. Hầu như ai ăn xong mì cũng ghé vào lấy một ly nước uống, vậy là họ đã có một bữa tối ấm bụng.
[color=var(--e-global-color-secondary)]Nhờ có bình nước miễn phí, dân chạy cả ngày ngoài đường như xe ôm công nghệ đỡ tốn tiền mua nước uống – Ảnh: Minh Anh[/color]
Từ lúc 19 giờ đã thấy đông người ngồi trên những chiếc bàn trống không dựng trên vỉa hè của một trường học, sát với sân nhà thờ. Họ đi bộ, hoặc đi xe đạp, đi xe gắn máy. Xe của họ được gửi trong sân trường miễn phí, vì nhà xứ Mạc Ty Nho đã trả thù lao cho người giữ xe.
Trên mỗi chiếc bàn có một hộp muỗng đũa, chai tương ớt, hũ sa-tế và một hộp tăm.
[color=var(--e-global-color-secondary)]Bên ngoài vỉa hè, nhiều người đã ngồi chờ đợi đến giờ được vào nhận mì – Ảnh: Minh Anh[/color]
Người đến sớm nhất ngoài tôi còn có một ông 50 tuổi, mặt mũi sáng láng, mặc đồ tươm tất, nói mình đi bộ từ nhà thờ Phú Nhuận (đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận) đến đây (khoảng cách hơn ba cây số). Hỏi sao ông không đi xe? Ông bảo không có xe, cũng không biết đi xe vì hay bị đau đầu.
Hỏi ông làm gì? Ông bảo bệnh nhiều lắm, không làm gì được, hiện sống cùng bà chị hơn 60 tuổi, cả hai chị em đều sống độc thân, buôn bán lặt vặt sống qua ngày.
Ông nói với tôi: “Hơn một tháng nay, tối nào tôi cũng ăn ở đây”. “Ngon không?” – tôi hỏi. Ông bảo: “Tôi dễ ăn lắm, ăn gì cũng được. Có ăn mà không tốn tiền là tốt rồi”.
[color=var(--e-global-color-secondary)]Bên trong, những giáo dân tình nguyện phục vụ đang tất bật chia mì và đồ ăn ra tô – Ảnh: Minh Anh[/color]
Rồi ông tâm sự, buổi trưa ông thường đến quán Huynh Đệ của linh mục Sang trên đường Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận. “Cha Sang tử tế, cho ăn ngon mà chỉ có 2,000 đồng”, ông nhận xét.
Ông cũng cho rằng việc cha xứ Mạc Ty Nho bày bàn ăn trên vỉa hè là đúng, vì ăn trong sân nhà thờ như trước, đồ ăn dư thừa bị đổ sẽ vấy bẩn sân nhà thờ.
Bên trong, sân nhà thờ nhộn nhịp những người đến phục vụ – họ là những giáo dân của xứ, hầu hết là các bà các cô. Họ chia mì luộc sẵn vào tô, thêm rau, thêm nấm xào, thêm đậu phộng, rau thơm và ít bánh tráng bẻ vụn. Hôm nay cha xứ Mạc Ty Nho mời mọi người ăn mì Quảng chay. Trong bộ thường phục, vị linh mục bước ra chỉ huy mọi việc.
[/color][/size][/color]
Be Vegan, make peace.