2023-09-25, 02:22 AM
NGƯỜI Ở LẠI
Sau biến cố 75 làn sóng rời bỏ quê hương (Miền Nam), chủ yếu vì chính kiến, từ con đường thuyền nhân đến HO, đoàn tụ...là một sự kiện lịch sử đớn đau.
Ngoài thành phần liên quan CQ SG đại đa số giới văn nghệ sĩ đều rời đi, có lẽ cái ý thức tự do trong tư tưởng là động lực chính...
Nhưng không phải ai cũng MAY MẮN vậy. "Làm người ở lại có bao giờ vui?"
Thập niên 70 chứng kiến sự nở rộ của các nhạc sĩ trẻ ở SG cộng hưởng từ nền tảng nhạc bán cổ điển, lãng mạn kiểu Pháp cùng trào lưu pop rock của nhạc Mỹ trong bối cảnh chiến tranh ngày càng tàn khốc... đã sản sinh dòng nhạc trẻ "Việt hoá", một trong những thành tựu lớn nhất của âm nhạc VN nói chung mà đại diện không ai xứng đáng hơn: Nguyễn trung Cang, Lê hựu Hà và Quốc Dũng.
Và họ, tất cả đều ở lại đất SG này sau khi nó đã mất tên.
Trong phạm vi bài viết ngắn này nói hết cái khó, cái nhịn nhục, cái ý thức tồn tại... của các Anh ấy với chế độ mới là không cần, không thể, thậm chí cái chết của Anh NT Cang trong trại cai nghiện cũng đã có biết bao giai thoại đẫm nước mắt rồi, không ít người đã nghe, đã hiểu và xót xa. Chỉ, với tư cách người trong cuộc yêu nhạc SG, luôn mong chờ, dõi theo sự tồn tại rồi trở lại sàn diễn của các nhạc sĩ trẻ tài danh QD, LHH đi cùng tuổi trẻ, tôi ghi lại những cảm nhận chắt lọc nhất về họ sau ngày người cuối cùng, nhạc sĩ QD vừa về đoàn tụ với đàn Phượng hoàng năm xưa (chợt thoáng bay cao lộng lẫy rồi chìm mãi trong bóng tối cuộc thời).
Vâng sau thời gian không ngắn "cải tạo", treo đàn, treo luôn các nhạc phẩm cũ họ cũng được quay lại với âm nhạc dù ban đầu chỉ làm vai trò phối khí cho các ban nhạc NN, đài truyền hình, làm nhạc cho phim vẫn đầy tính CM hoặc các nhóm ca khúc chính trị, đúng là hát vì chính trị dù nhạc pop rock...
Hát còn chưa được cho phép nói chi sáng tác mới.
Rồi "đổi mới", SG lại dẫn đầu cả nước với trào lưu nhạc "bớt đỏ", bớt thù hằn, nhiều tình yêu hơn... (SG mà) với "làn sóng xanh", các giải tiếng hát truyền hình, rock mới... Các Anh LHH, QD được sáng tác lại (chắc họ đã công nhận trò chủ nghĩa kia chỉ là cái áo phép thuật giành quyền, xong rồi thì ai không theo chả tội tình chi?)
Dù sáng tác không nhiều và dưới nhiều ánh mắt đậm tính CM soi xét nhưng các nhạc phẩm đó vẫn lại nổi tiếng, vẫn đi vào lòng người... để nói lên 1 điều: Tài hoa đó không mất đi vì ngoài kỹ năng âm nhạc, các Anh ấy vốn là sản phẩm ưu tú của 1 nền giáo dục nhân bản nên luôn hiểu khán giả cần gì dù sự chân thật phải lách qua nhiều rào cản...
Điều đáng quý nhất: Không có Đảng, Bác, không ngợi khen CM trong tất cả nhạc phẩm sau 75 đó_ KHÔNG NHƯ AI KIA (để được đặt tên đường?).
Dĩ nhiên chả bao giờ bằng các tuyệt tác thời tự do đầy mộng ước xưa, chỉ còn tình yêu người và người trong điều kiện cả nền văn hoá xuống dốc thì đòi hỏi hơn sao đặng.
Và các Anh vẫn tồn tại, vẫn được nhớ tới bằng hào quang xưa dù đã phai màu nhưng KHÔNG BIẾN CHẤT. (Viết đến đây càng cảm phục thêm cố nhạc sĩ đàn anh của các Anh: Nguyễn văn Đông, NGƯỜI Ở LẠI thể hiện ý chí ngoan cường nhất bằng sự căm lặng).
Dù TG này có ra sao nhạc trẻ tinh hoa ngày ấy của các Anh sẽ sống mãi (thực sự chứ k phải khẩu hiệu rẻ tiền), riêng tôi xin gửi đến nhạc sĩ QD lời ai điếu với sự cảm thông sâu sắc trong tư cách những NGƯỜI Ở LẠI.
25/9/2023
PVT
Chợt Như Năm 18
Quốc Dũng
Thế rồi đường mây mỏi cánh chim trời
Ngõ vào tình yêu đã phai nhạt lối
Từng mùa xuân sắc hoa phai tàn
Từng mùa thu úa bao lá vàng
Rồi mùa đông rớt sang thắm lạnh hồn hoang
Bỗng một chiều thu trong nắng phai tàn
Thấy lòng chợt về như năm mười tám
Từng lời yêu thiết tha muộn màng
Từng nụ hôn đắm say ngỡ ngàng
Mà từ lâu đã quên ngõ tới thiên đàng
Tình ngỡ như gió nhẹ trôi
Thoáng qua như giấc mộng thôi
Ðể vơi đi bao nỗi cô đơn trong u hoài
Nào hay bừng cơn lửa ấm
Xoá vùi ngày dài tăm tối
Hỡi em yêu xin cám ơn một lần ân ái
Thế rồi tình yêu đã thắp môi cười
Ðón chờ từng ngày mùa xuân hồng tới
Từng vòng tay thiết tha dịu dàng
Tìm về như gió reo suối ngàn
Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng
Thế rồi đường mây mỏi cánh chim trời
Ngõ vào tình yêu đã phai nhạt lối
Từng mùa xuân sắc hoa phai tàn
Từng mùa thu úa bao lá vàng
Rồi mùa đông rớt sang thắm lạnh hồn hoang
Bỗng một chiều thu trong nắng phai tàn
Thấy lòng chợt về như năm mười tám
Từng lời yêu thiết tha muộn màng
Từng nụ hôn đắm say ngỡ ngàng
Mà từ lâu đã quên ngõ tới thiên đàng
Tình ngỡ như gió nhẹ trôi
Thoáng qua như giấc mộng thôi
Ðể vơi đi bao nỗi cô đơn trong u hoài
Nào hay bừng cơn lửa ấm
Xoá vùi ngày dài tăm tối
Hỡi em yêu xin cám ơn một lần ân ái
Tình ngỡ như gió nhẹ trôi
Thoáng qua như giấc mộng thôi
Ðể vơi đi bao nỗi cô đơn trong u hoài
Nào hay bừng cơn lửa ấm
Xoá vùi ngày dài tăm tối
Hỡi em yêu xin cám ơn một lần ân ái
Thế rồi tình yêu đã thắp môi cười
Ðón chờ từng ngày mùa xuân hồng tới
Từng vòng tay thiết tha dịu dàng
Tìm về như gió reo suối ngàn
Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng
Từng vòng tay thiết tha dịu dàng
Tìm về như gió reo suối ngàn
Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng
Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng
Sau biến cố 75 làn sóng rời bỏ quê hương (Miền Nam), chủ yếu vì chính kiến, từ con đường thuyền nhân đến HO, đoàn tụ...là một sự kiện lịch sử đớn đau.
Ngoài thành phần liên quan CQ SG đại đa số giới văn nghệ sĩ đều rời đi, có lẽ cái ý thức tự do trong tư tưởng là động lực chính...
Nhưng không phải ai cũng MAY MẮN vậy. "Làm người ở lại có bao giờ vui?"
Thập niên 70 chứng kiến sự nở rộ của các nhạc sĩ trẻ ở SG cộng hưởng từ nền tảng nhạc bán cổ điển, lãng mạn kiểu Pháp cùng trào lưu pop rock của nhạc Mỹ trong bối cảnh chiến tranh ngày càng tàn khốc... đã sản sinh dòng nhạc trẻ "Việt hoá", một trong những thành tựu lớn nhất của âm nhạc VN nói chung mà đại diện không ai xứng đáng hơn: Nguyễn trung Cang, Lê hựu Hà và Quốc Dũng.
Và họ, tất cả đều ở lại đất SG này sau khi nó đã mất tên.
Trong phạm vi bài viết ngắn này nói hết cái khó, cái nhịn nhục, cái ý thức tồn tại... của các Anh ấy với chế độ mới là không cần, không thể, thậm chí cái chết của Anh NT Cang trong trại cai nghiện cũng đã có biết bao giai thoại đẫm nước mắt rồi, không ít người đã nghe, đã hiểu và xót xa. Chỉ, với tư cách người trong cuộc yêu nhạc SG, luôn mong chờ, dõi theo sự tồn tại rồi trở lại sàn diễn của các nhạc sĩ trẻ tài danh QD, LHH đi cùng tuổi trẻ, tôi ghi lại những cảm nhận chắt lọc nhất về họ sau ngày người cuối cùng, nhạc sĩ QD vừa về đoàn tụ với đàn Phượng hoàng năm xưa (chợt thoáng bay cao lộng lẫy rồi chìm mãi trong bóng tối cuộc thời).
Vâng sau thời gian không ngắn "cải tạo", treo đàn, treo luôn các nhạc phẩm cũ họ cũng được quay lại với âm nhạc dù ban đầu chỉ làm vai trò phối khí cho các ban nhạc NN, đài truyền hình, làm nhạc cho phim vẫn đầy tính CM hoặc các nhóm ca khúc chính trị, đúng là hát vì chính trị dù nhạc pop rock...
Hát còn chưa được cho phép nói chi sáng tác mới.
Rồi "đổi mới", SG lại dẫn đầu cả nước với trào lưu nhạc "bớt đỏ", bớt thù hằn, nhiều tình yêu hơn... (SG mà) với "làn sóng xanh", các giải tiếng hát truyền hình, rock mới... Các Anh LHH, QD được sáng tác lại (chắc họ đã công nhận trò chủ nghĩa kia chỉ là cái áo phép thuật giành quyền, xong rồi thì ai không theo chả tội tình chi?)
Dù sáng tác không nhiều và dưới nhiều ánh mắt đậm tính CM soi xét nhưng các nhạc phẩm đó vẫn lại nổi tiếng, vẫn đi vào lòng người... để nói lên 1 điều: Tài hoa đó không mất đi vì ngoài kỹ năng âm nhạc, các Anh ấy vốn là sản phẩm ưu tú của 1 nền giáo dục nhân bản nên luôn hiểu khán giả cần gì dù sự chân thật phải lách qua nhiều rào cản...
Điều đáng quý nhất: Không có Đảng, Bác, không ngợi khen CM trong tất cả nhạc phẩm sau 75 đó_ KHÔNG NHƯ AI KIA (để được đặt tên đường?).
Dĩ nhiên chả bao giờ bằng các tuyệt tác thời tự do đầy mộng ước xưa, chỉ còn tình yêu người và người trong điều kiện cả nền văn hoá xuống dốc thì đòi hỏi hơn sao đặng.
Và các Anh vẫn tồn tại, vẫn được nhớ tới bằng hào quang xưa dù đã phai màu nhưng KHÔNG BIẾN CHẤT. (Viết đến đây càng cảm phục thêm cố nhạc sĩ đàn anh của các Anh: Nguyễn văn Đông, NGƯỜI Ở LẠI thể hiện ý chí ngoan cường nhất bằng sự căm lặng).
Dù TG này có ra sao nhạc trẻ tinh hoa ngày ấy của các Anh sẽ sống mãi (thực sự chứ k phải khẩu hiệu rẻ tiền), riêng tôi xin gửi đến nhạc sĩ QD lời ai điếu với sự cảm thông sâu sắc trong tư cách những NGƯỜI Ở LẠI.
25/9/2023
PVT
Chợt Như Năm 18
Quốc Dũng
Thế rồi đường mây mỏi cánh chim trời
Ngõ vào tình yêu đã phai nhạt lối
Từng mùa xuân sắc hoa phai tàn
Từng mùa thu úa bao lá vàng
Rồi mùa đông rớt sang thắm lạnh hồn hoang
Bỗng một chiều thu trong nắng phai tàn
Thấy lòng chợt về như năm mười tám
Từng lời yêu thiết tha muộn màng
Từng nụ hôn đắm say ngỡ ngàng
Mà từ lâu đã quên ngõ tới thiên đàng
Tình ngỡ như gió nhẹ trôi
Thoáng qua như giấc mộng thôi
Ðể vơi đi bao nỗi cô đơn trong u hoài
Nào hay bừng cơn lửa ấm
Xoá vùi ngày dài tăm tối
Hỡi em yêu xin cám ơn một lần ân ái
Thế rồi tình yêu đã thắp môi cười
Ðón chờ từng ngày mùa xuân hồng tới
Từng vòng tay thiết tha dịu dàng
Tìm về như gió reo suối ngàn
Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng
Thế rồi đường mây mỏi cánh chim trời
Ngõ vào tình yêu đã phai nhạt lối
Từng mùa xuân sắc hoa phai tàn
Từng mùa thu úa bao lá vàng
Rồi mùa đông rớt sang thắm lạnh hồn hoang
Bỗng một chiều thu trong nắng phai tàn
Thấy lòng chợt về như năm mười tám
Từng lời yêu thiết tha muộn màng
Từng nụ hôn đắm say ngỡ ngàng
Mà từ lâu đã quên ngõ tới thiên đàng
Tình ngỡ như gió nhẹ trôi
Thoáng qua như giấc mộng thôi
Ðể vơi đi bao nỗi cô đơn trong u hoài
Nào hay bừng cơn lửa ấm
Xoá vùi ngày dài tăm tối
Hỡi em yêu xin cám ơn một lần ân ái
Tình ngỡ như gió nhẹ trôi
Thoáng qua như giấc mộng thôi
Ðể vơi đi bao nỗi cô đơn trong u hoài
Nào hay bừng cơn lửa ấm
Xoá vùi ngày dài tăm tối
Hỡi em yêu xin cám ơn một lần ân ái
Thế rồi tình yêu đã thắp môi cười
Ðón chờ từng ngày mùa xuân hồng tới
Từng vòng tay thiết tha dịu dàng
Tìm về như gió reo suối ngàn
Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng
Từng vòng tay thiết tha dịu dàng
Tìm về như gió reo suối ngàn
Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng
Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.