2023-09-23, 05:45 AM
CẢM THỌ là giao điểm giữa thân và tâm để làm phát khởi tất cả chuỗi tham, sân … dẫn tới mọi khổ đau. Vậy nên quan sát cảm giác mới đóng vai trò quan trọng như sự bẻ gãy một mắt xích trong 12 nhân duyên của vòng luân hồi
“Tất cả những vị này có những cảm thọ (những chủ trương trên) do sự xúc chạm qua sáu xúc xứ. Do duyên với những cảm thọ mà tham ái phát khởi; do duyên tham ái, thủ phát khởi; do duyên thủ, hữu phát khởi; do duyên hữu, sanh phát khởi, do duyên sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não phát khởi. Này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu chỗ xuất xứ, vị ấy sẽ có một sự hiểu biết vượt ra ngoài những điều trên”
HIỆN TẠI NIẾT BÀN : ngay ở hiện tại cũng có những quan điểm kiểu như chỉ cần thoát khỏi khổ đau, thì được gọi là Niết Bàn. Nhưng hiện tại Niết Bàn này cách rất xa hiện tại Niết Bàn mà Đức Phật giảng dạy. Đọc phần tà kiến về hiện tại Niết Bàn này ta hiểu Có hai tình huống xảy ra như sau:
++ một là những trạng thái tạm thời thoát khỏi khổ đau nhưng mọi bất tịnh ngủ ngầm vẫn còn nguyên đó: nếu ai đó gọi đây là đã được hưởng cảnh giới Niết Bàn thì đó thuộc vào tà kiến. Nếu ai tin vào tà kiến này để tu tập và thỏa mãn mình đã được sống ở cảnh giới Niết Bàn và không cần thanh lọc tâm ở tầng lớp sâu thẳm bên trong, thì người này mới chạm được vào phần vỏ cây mà thôi.
++ hai là chỉ khi nào tâm đã diệt tận gốc rễ của bất tịnh ngủ ngầm và đạt được trạng thái thoát khỏi mọi khổ đau ngay trong hiện tại một cách bền vững, không còn bất kỳ một hạt giống nào đủ sức mạnh dẫn tới một đời sống tái sinh mới, đó mới được gọi là hiện tại Niết Bàn. Vậy nên nhiều quan điểm hiện tại Niết Bàn thời nay còn cách xa Dhamma quá nhiều.
Lượm
“Tất cả những vị này có những cảm thọ (những chủ trương trên) do sự xúc chạm qua sáu xúc xứ. Do duyên với những cảm thọ mà tham ái phát khởi; do duyên tham ái, thủ phát khởi; do duyên thủ, hữu phát khởi; do duyên hữu, sanh phát khởi, do duyên sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não phát khởi. Này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu chỗ xuất xứ, vị ấy sẽ có một sự hiểu biết vượt ra ngoài những điều trên”
HIỆN TẠI NIẾT BÀN : ngay ở hiện tại cũng có những quan điểm kiểu như chỉ cần thoát khỏi khổ đau, thì được gọi là Niết Bàn. Nhưng hiện tại Niết Bàn này cách rất xa hiện tại Niết Bàn mà Đức Phật giảng dạy. Đọc phần tà kiến về hiện tại Niết Bàn này ta hiểu Có hai tình huống xảy ra như sau:
++ một là những trạng thái tạm thời thoát khỏi khổ đau nhưng mọi bất tịnh ngủ ngầm vẫn còn nguyên đó: nếu ai đó gọi đây là đã được hưởng cảnh giới Niết Bàn thì đó thuộc vào tà kiến. Nếu ai tin vào tà kiến này để tu tập và thỏa mãn mình đã được sống ở cảnh giới Niết Bàn và không cần thanh lọc tâm ở tầng lớp sâu thẳm bên trong, thì người này mới chạm được vào phần vỏ cây mà thôi.
++ hai là chỉ khi nào tâm đã diệt tận gốc rễ của bất tịnh ngủ ngầm và đạt được trạng thái thoát khỏi mọi khổ đau ngay trong hiện tại một cách bền vững, không còn bất kỳ một hạt giống nào đủ sức mạnh dẫn tới một đời sống tái sinh mới, đó mới được gọi là hiện tại Niết Bàn. Vậy nên nhiều quan điểm hiện tại Niết Bàn thời nay còn cách xa Dhamma quá nhiều.
Lượm