2023-08-31, 05:07 PM
Bài giảng ngày 24-6-2016 (2-2) (tt và hết)
01. KINH PHẠM VÕNG (1)
Trong kinh nói rõ, do vô minh trong Bốn Đế mới dẫn đến ba hành. Do không biết Bốn Đế là gì nên khi chạy trốn cái khổ, người ta mới đầu tư thiện hay ác, đó gọi là ba hành. Hành duyên thức, thức chính là tâm tái tục, khi có sẽ tạo ra ba nghiệp Dục, Sắc, và Vô sắc, tạo ra tâm tái tục để đi vào ba cõi. Chính vì có tâm tái tục - tâm đầu thai vào cõi này cõi kia, mình mới có danh sắc (hoặc chỉ danh, hoặc chỉ sắc) trong các cõi. Có danh sắc mới có lục nhập (có cõi đủ, có cõi không đủ). Có lục nhập mới có duyên xúc, tức có 6 căn mới có chuyện ghi nhận 6 cảnh. Có 6 căn 6 cảnh mới có 6 thức. Chính vì 6 căn làm điểm tựa cho 6 thức để ghi nhận 6 trần, chỗ gặp nhau giữa ba thứ này, được gọi là xúc. Từ cái biết của nhãn căn, nhãn thức, và cảnh sắc tạo ra nhãn xúc; các căn còn lại cũng theo vậy mà hiểu, “diệc phục như thị”. Từ nhãn xúc mới có nhãn thọ, từ nhãn thọ mới có sắc ái – thích trong cảnh sắc - ái ở mức độ sâu đậm thì gọi là thủ, trường hợp này gọi là dục thủ. Nếu là phàm phu thì thủ đính kèm theo đó là kiến thủ, ngã chấp thủ và có thể cả giới cấm thủ. Từ thủ quay lại cái vòng tròn, tạo ra nghiệp thủ, từ nghiệp thủ tạo ra sanh hữu là tâm đầu thai. Từ tâm đầu thai thì bắt đầu một kiếp sống mới đó là hữu duyên cho sanh. Có tâm đầu thai mới có sự có mặt ở các cõi, và từ đó có sanh già đau chết, sầu bi khổ ưu não. Từ đó người ta mới tìm lối thoát. Do không hiểu Bốn Đế cho nên người ta chạy trốn nỗi khổ bằng các nghiệp thiện ác. Người có học có tu, có suy tư đúng đắn bằng chánh kiến sẽ không nảy sinh ra ảo tưởng có một cái tôi hằng tại vĩnh cửu di chuyển từ đời này sang kiếp khác. Sáu căn của đời này là quả của sáu ái đời trước. Với sáu căn bây giờ mà không khéo tu tập thì nó lại tiếp tục là điểm tựa cho sáu ái của đời sau, cứ như vậy suốt mùa. Một người hiểu như vậy thì sẽ không mắc vào tà kiến thứ nhất đó thường kiến. Thường kiến là tin vào cái tôi, tin vào hiện hữu của đấng tối cao, đấng sáng thế. Nếu bàn sâu một chút thì có hai điểm để mình phủ định quan điểm về thượng đế:
- Nếu có đấng sáng tạo muôn loài thì đó là một người tàn nhẫn, tạo ra chi một thế giới bất toàn bất trắc bất tường, vui ít, khổ nhiều. Nếu gọi đó là thử thách, thì với quyền lực vô biên sao Chúa không sáng tạo ra những điều hoàn hảo mà phải đưa ra những nghịch cảnh để thử thách. Một sáng chế nào đó cũng phải qua nhiều đợt cải tiến, sửa những phiên bản lỗi, rất nhiều lần mới đưa vào sử dụng. Chúa thì không, nếu Chúa vạn năng toàn tri thì sáng tạo ngay từ đầu phải hoàn hảo chứ. Tôi không hề mang ơn sự sáng tạo đó, thà đừng tạo ra, tạo ra làm chi mà buồn quá.
- Nếu là hành giả tuệ quán thường xuyên quán chiếu danh sắc thân tâm chúng ta sẽ thấy mình không cần sự hỗ trợ nào của đấng tối cao, bởi buồn vui cái nào là vô ngã là vô ngã, cái nào là do duyên tạo là do duyên tạo. Hai cái này là một. Cái nào do duyên tạo thì cái đó vô ngã, cái nào vô ngã thì cái đó do duyên tạo, không có sự can thiệp của ai hết. Ví dụ tôi sống phóng dật, thất niệm; tôi nói, làm và suy tư những điều khiến cho mình khổ tâm, và khiến cho người khác phiền bực. Từ chỗ thất niệm làm duyên mới dẫn đến chuyện tôi khổ và người khác phiền. Tôi ăn uống bất cẩn tôi bị bệnh, tôi thức khuya bữa sau tôi lừ đừ. Tất cả thiện ác buồn vui đều do nhân xa nhân gần nào đó, không phải tự nhiên. Quan sát từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn sẽ thấy có điểm giống nhau là ở đời mọi thứ vận hành, hiện hữu, tồn tại trên những điều kiện tác động. Phải thường xuyên quán chiếu như vậy lâu ngày mới thấm, mới hiểu. Phật pháp là sanditthiko, có nghe đạo nhiều cách mấy dù thầy của mình có là Đức Phật đi nữa thì sự chứng nghiệm phải do chính mình. Không ai chứng đạo giùm mình, “paccattam veditabbo viññūhīti”,đạo này cần đến sự động não, cần khả năng trí tuệ, chớ không dành cho người nằm chờ sung rụng. Bản thân mình phải có khả năng động não. Khả năng đó chỉ có ở người trí. Mẹ của mình thương mình lắm, bà dám chết cho mình nhưng bà không có khả năng đắc đạo giùm mình. Bởi bà uống cà phê thì biết mùi cà phê, bà không thể nào vì tình mẫu tử mà tìm mọi cách để cho mình hiểu cà phê là gì, mùi cà phê ra sao khi mình chưa hề chạm môi vào tách cà phê. Chỉ ly cà phê thôi mà cần đến thân chứng thể nghiệm nói chi là chân lý ở đời. Thường kiến là do không hiểu được lý Duyên Khởi, không hiểu được lý Bốn Đế nên nhận thức sai lầm cho rằng có một linh hồn từ đời này qua kiếp khác, từ phút giây này qua phút giây khác. Cho rằng tôi hồi nhỏ trong bụng mẹ với tôi lúc bốn tuổi là một, lúc bốn tuổi đến lúc bốn mươi tuổi là một, từ bốn mươi tuổi đến lúc ngắc ngoải trong bệnh viện là một, đó là thường kiến.
Có thường kiến là vì khuynh hướng tâm lý: sợ mất. Không cam tâm chịu nổi cảnh trời xanh mây trắng nắng vàng, gió mát hiu hiu, một dòng sông vắng, một con đò trưa đang trôi lững lờ, có cô thôn nữ ngồi giặt áo bên cầu, trai thanh gái lịch tung tăng trong xóm, những đêm trăng, điệu hò giã gạo, vũ trường đèn màu trên phố… bao nhiêu thứ để yêu, để mê như vậy đùng một cái mất hết. Trong đạo thì công phu tu hành từ đó đến giờ cũng núi cao rừng thẳm, kiêng khem chay tịnh lâu nay, tự nhiên buông sạch, làm sao chịu nổi.
Một người có đời sống theo Phật pháp là phải tận dụng ba trí: văn, tư, tu để có nhận thức từ tương đối qua tuyệt đối về Duyên Khởi, qua Bốn Đế; để từ đó không có cơ sở cho các loại tà kiến. Nếu mình không có trí tuệ về Bốn Đế và Duyên Khởi cộng với khuynh hướng tâm lý thích hưởng thụ, thích hiện hữu, thích tồn tại, sợ mất đi cái mình đang có, không cam tâm đành lòng với sự vắng mặt khỏi trần gian này, với khuynh hướng tâm lý này, chúng ta tuyệt đối có lý do, có cơ hội để mắc vào thường kiến.
Đừng nghĩ rằng mình có học A-tỳ-đàm, có tu tuệ quán Tứ Niệm Xứ mà mình không mắc vào thường kiến. Cái khuynh hướng tâm lý của mình là sợ mất. Từ chỗ đó nảy ra chuyện người ta dựa vào tâm Hữu phần của A-tỳ-đàm nguyên thủy mà chế ra A-lại-da-thức bên Duy thức. Từ chỗ người ta luyến tiếc, nắm níu sự hiện hữu danh sắc, người ta chế ra Đại viên cảnh trí, Thành Sở Tác Trí, bốn loại trí bên Duy thức. Ngay bên Phật Giáo Nam Tông cũng có không ít các vị đại đại sư, Thái có, Việt có, tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng: nói là vô ngã nhưng ngã tào lao thì không có; ngã chân thường, ngã thanh tịnh nên có phải có và chắc chắn có. Đức Phật dạy, khi nào mình quán chiếu thấy rằng một tí xíu hiện hữu cũng là khổ thì lúc đó mình mới vội vã, lìa bỏ, buông tay. Còn nếu mình có một chút gì đó thương yêu nắm níu thì bằng mọi cách mình tìm cách giữ nó lại. Việt Nam có câu, “tiếc gì một nải chuối xanh, năm bảy người giành cho mủ dính tay”, câu này ý nghĩa khác, không liên quan gì đến Phật pháp, nhưng là khi mình có sống quán chiếu rốt ráo, hoặc khi bản thân mình có qua trải nghiệm khốc liệt về sự hiện hữu của danh sắc, chẳng hạn như trải qua một cơn bạo bịnh, trải qua một trận bể dâu tang thương, một cuộc sinh ly tử biệt, một cuộc mất mát tình tiền dữ dội, từ đó mới thấm, mới thấy mất là tốt hơn.
Có nhiều cách để mình chán đời, chán đời kiểu tạng Kinh, chán đời kiểu tạng Luật, chán đời kiểu A-tỳ-đàm. Tạng Kinh cho ta biết ta luân hồi vô số kiếp. Sữa mẹ mà ta bú, nước mắt ta khóc, máu ta đã chảy, mồ hôi ta đã đổ trong dòng luân hồi nhiều hơn nước trong bốn biển. Cơ hội làm người mong manh hiếm hoi, xác suất của con rùa mù trồi đầu chui lọt lỗ ván. Đó là sợ luân hồi theo cách nói của tạng Kinh. Sợ luân hồi theo tạng A-tỳ-đàm là quán chiếu ta sanh ra chết đi trong từng khoảnh khắc, quán chiếu thấy rằng niềm vui hay nỗi buồn, tựu trung lại là khổ hết. Không hiện hữu nào trên đời này nằm ngoài ba khổ. Nghĩ vậy rồi sợ, nản, chán. Theo tạng Luật, đụng đâu tội đó, đụng đâu phạm đó, giữ luật cho trong sạch thì khó vô cùng. Vì phàm tánh phiền não của mình đầy ắp, đụng đâu phạm giới đó, tội lỗi chồng chất. Chỉ riêng người giữ giới thấy đói muốn chết mà vì giữ luật, phải nhịn thèm, chỉ riêng người giữ Luật mới hiểu lạnh muốn chết mà không dám dùng cách này cách kia để kiếm đồ đắp, bịnh muốn chết mà không dám dùng cách này cách kia để kiếm thuốc. Đói, lạnh, bịnh, nhà dột cột xiêu, y rách, nếu mình giữ Luật cho trong sạch thì phải nói chỉ có một chữ ‘ráng chịu’. Người giữ Luật trong sạch có nhiều cớ để sợ sanh tử, bởi họ nghĩ bây giờ mà lột y ra hoàn tục sống như người đời thì khoảng cách giữa người đời và một con thú không xa bao nhiêu hết, vì thích là làm. Đắp y giữ Luật thì đụng đâu phạm giới đó, phạm đâu thì tội đó, mà nếu giữ Luật thì khổ vô cùng. Tôi biết trong room này người chia sẻ quan điểm này của tôi không nhiều, quí vị không thể tưởng tượng được cái khổ của người giữ giới. Tôi nói như vậy là nói theo Kinh, tôi không nói về tôi, tôi biết theo kinh điển, kinh nghiệm của các bậc tiền bối trao truyền lại. Tạng Luật là thứ kinh nghiệm tàn khốc về vạn hữu, sống như người đời thì tội lỗi mà sống theo Luật thì đụng đâu khổ đó. Tôi kể quí vị nghe một câu chuyện nhỏ. Ngài Xá Lợi Phất bị bịnh, trong kinh không nói bịnh gì, đau lắm. Ngài Mục Kiền Liên biết sư huynh đau lắm nên mới hỏi: Ngày xưa khi ở ngoài đời chưa xuất gia, sư huynh có bị như vậy chưa, dùng thuốc ra sao. Ngài Xá Lợi Phất trả lời là đã từng bị, mỗi lần bị vậy là mẹ lấy sữa nấu chút ít thứ này thứ kia ăn vô là hết. Trong kinh nói chư Thiên nghe được cuộc nói chuyện đó, họ khiến cho mấy thí chủ của ngài Mục Kiền Liên biết điều đó, còn ngài Mục Kiền Liên thì ôm bát đến nhà thí chủ với hy vọng người ta sẽ cho mình món đó. Ngài nghĩ bụng tôn giả Xá Lợi Phất chắc chắn đủ phước để hôm nay tìm được món thuốc thích hợp. Vì chư Thiên nghe được chuyện nên khiến thí chủ cúng món đó. Ngài Mục Kiền Liên đem món đó về, ngài Xá Lợi Phất nhìn là biết ngay, ngài nói rằng: Cái món này là do tôi nói mà có, tôi có thể chết, ruột tôi có thể đổ ra ngoài nhưng tôi không thể ăn món này được. Mặc dù lúc đó ngài đã là vị A-la-hán rồi. Nói khách quan thì món này đâu phải do ngài gợi ý, ngài đi xin, nhưng do thói quen nhiều đời, ngài không dễ dàng chấp nhận những thứ lợi nhuận mà nguồn gốc không minh bạch. Thế là ngài từ chối, vượt qua cơn đau bằng thiền định và phước báu riêng. Tôi kể câu chuyện nhỏ xíu, nhưng quí vị biết ngài Xá Lợi Phất bệnh gì không? Ngài đau đến mức mà ngài Mục Kiền Liên phải hỏi thăm, chứ nếu đau xoàng thì ngài Mục Kiền Liên không hỏi. Đó là cách sợ sanh tử bên tạng Luật. Khi mình có thấy sợ sinh tử thì mình mới bắt đầu nhàm chán sự có mặt ở đời này. Có sanh về cõi nào đi nữa sống lâu bao nhiêu đi nữa cũng có lúc mãn thọ. Mãn thọ thì không còn sống ở đó nữa, trở về đơn vị gốc. Đơn vị gốc nghĩa là, trừ thánh nhân, hễ là phàm phu dù có đi bao xa thì cũng trở về Dục giới, và sống với tâm Dục giới. Tâm Dục giới ở đây đa phần thời gian trong một ngày 90% là tâm bất thiện. Một người không biết đạo, một ngày không có bao nhiêu lần sống bằng tâm thiện, hiếm vô cùng. Toàn là buông cái này bắt cái kia, không tham thì giận không giận thì tham. Cõi Dục giới là đơn vị gốc của Tam giới, phiền não là đơn vị gốc. Địa ngục, A-tu-la, ngạ quỷ, bàng sanh là đơn vị gốc của đơn vị gốc. Đi đâu thì dù muốn dù không cũng phải về đó. Đó là lý do vì sao mình ớn sinh tử. Vì sao lại trở về đơn vị gốc? Vì đó là sức hút của phàm tâm, sức hút của dòng luân hồi, sức hút tự nhiên, nhiều đời nhiều kiếp mình quen như vậy và trở thành quán tính rồi. Quán chiếu như vậy thấy ngán sợ, đó là sợ theo tạng Kinh. Còn sợ theo A-tỳ-đàm thì mình thấy cái thằng người hồi sáng giờ ngồi trên chiếc du thuyền nó đã sống chết không biết bao nhiêu lần, thời gian khổ của nó nhiều hơn thời gian vui mà nó thất niệm nên không biết. Cái thân này chỉ cần chánh niệm một chút sẽ thấy rằng nó khổ trăm bề. Nếu ngồi yên mà nhìn thì niềm vui trong tâm mình ít hơn nỗi khổ tự có, và cái thân cũng vậy. Thiện tự có hiếm hơn bất thiện tự có. Nếu cái ác tự có nhiều hơn thì cái khổ tự có nhiều hơn cái vui tự có, đó là luật tự nhiên. Quán chiếu chỗ này, hành giả ớn luân hồi. Ớn luân hồi đến mức thấy rằng tìm mọi cách nắm níu cái tôi trong cõi đời này giống như tìm quốc tịch ở xứ trời ơi vậy, chẳng hạn như quốc tịch ở Venezuela, Syria, hay Iraq. Mấy ngày nay Venezuela đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ thời ông Hugo Chávez. Ông này chết để lại một di sản “đỉnh cao trí tuệ”, bây giờ người dân thành ăn cướp còn tệ hơn Việt Nam thời nạn đói năm 1945. Quí vị nghe tin người thân thương nhất của mình đang tìm cách nhập cư vào ba nước này thì có phải là khùng không. Khi mình quán chiếu thấy thân này có vấn đề, thế giới này có vấn đề, tam giới này có vấn đề thì sự nắm níu tìm một điểm tựa để trụ lại ở đó có phải là điên không. Do hiểu được Bốn Đế, do hiểu được 12 Duyên Khởi chúng ta không còn tiếp tục mắc vào thường kiến nữa.
Đoạn kiến cũng y như thường kiến, do không hiểu Bốn Đế, do không hiểu được lý Duyên Khởi, cho nên thấy tồn tại một cái tôi. Có một điều đặc biệt là do khuynh hướng tâm lý của một số đông chúng sinh, họ không tin vào cái gì họ không chứng minh được. Hữu sự thì khấn tứ phương, có một số chúng sinh lúc khổ quá sợ quá thì cái gì cũng tin. Đoạn kiến nghe có vẻ trí thức hơn thường kiến, không tin không chấp nhận vào điều gì không thấy không hiểu không chứng minh được. Nhưng ngẫm lại, đâu phải cái gì trên đời này cũng đều có khả năng chứng minh. Người đoạn kiến cũng chấp ngã và thích hưởng thụ như người thường kiến, nhưng do khuynh hướng tâm lý, chỉ tin vào cái tôi ở đời này hoặc một thời điểm nào đó.
Trong kinh có giải thích 3 lý do tà kiến: (1) Học từ ai đó, nghe người ta nói, có lúc cũng bán tín bán nghi. (2) Tự mình ngồi suy diễn cuối cùng đưa ra quan điểm nhận thức nào đó. Có lúc chính mình cũng nghi ngờ bản thân mình. (3) Do họ có thiền định thần thông. Chẳng hạn như họ đắc thần thông, có túc mạng thông, nhớ lại thời gian họ sanh về cõi Vô tưởng. Cõi Vô tưởng là cõi không tâm mà tuổi thọ là 500 đại kiếp. Bồ tát chỉ nhớ được 80 đại kiếp. Người thường chỉ nhớ tối đa 40 đại kiếp. Thánh nhân thì có thể xa hơn giới hạn đó, tối đa cũng không hơn 4 a-tăng-kỳ. Mỗi vị Phật chỉ có 4 đại đệ tử nhớ lâu hơn 1 a-tăng-kỳ, như Đức Phật Thích Ca có hai vị thượng thủ; bà Yasodhara và ngài Bahiya là nhớ được tiền kiếp lâu hơn một a-tăng-kỳ.
Dòng luân hồi của mình lâu biết là bao nhiêu, nước mắt mình khóc, sữa mẹ mình bú, mồ hôi mình đổ ra, máu chảy ra nhiều hơn bốn biển, khả năng nhớ 40 hay 80 a-tăng-kỳ có thấm tháp gì. Giống như đang đi ngoài Thái Bình Dương mà thò cây bút chì xuống đo độ sâu của biển vậy. Nhiều vị đắc thiền nhớ lại cách đây một kiếp, hai kiếp… tổng cộng cao nhất là 40 kiếp trái đất. Khi họ nhớ nhằm ngay kiếp họ sanh vào cõi Vô Tưởng không tâm, họ nghĩ rằng thì ra trước đây ta không có mặt ở đời, ta chỉ mới có mặt ở đời chỉ 37 kiếp thôi, hoặc 13 kiếp thôi. Họ quán nữa, họ quán nhầm ngay kiếp họ sanh về cõi Vô Tưởng, họ thấy rằng thêm 15 kiếp nữa họ biến mất khỏi cuộc đời này. Thật ra không phải họ vĩnh viễn ra đi mà vì họ sanh ra trong cõi Vô Tưởng không tâm. Trong kinh nói, khi nhớ thời gian sinh vô cõi Vô Tưởng giống như người đứng trong chỗ sáng mà bắn mũi tên vào bóng đêm. Nghĩa là có theo dõi được một đoạn rồi mất tiêu, không thấy nữa, mất hút vào bóng đêm mịt mù.
Tà kiến của trường hợp thứ ba không làm sao gỡ nổi. Thời Đức Phật còn tại thế, có một bữa trưa sau giờ cơm, do trí đại bi quan sát thế giới Ngài thấy có một vị Phạm thiên tà kiến tự cho là chỗ ông ở mênh mông xa vắng không ai đến được. Vì lòng đại bi, biết ông này có huệ căn, có thể độ được, lập tức Đức Phật biến mất khỏi chùa Kỳ Viên và có mặt ngay tại chỗ của ông Phạm thiên. Đức Phật ngồi ngay trên đầu ông ta. Lúc đó Đức Phật suy nghĩ: Mục Kiền Liên, Maha Kasapa, Anudrudha và Maha Kapina, bốn vị hãy lập tức có mặt ở đây. Với tâm lực chiêu cảm và lời gọi của Đức Phật, bốn vị đại đệ tử linh cảm được, họ lập tức có mặt, ngồi đằng trước, đằng sau, bên trái, bên phải của ông Phạm thiên này. Lúc đó Đức Phật thấy ổng đã dao động, Ngài liền biến mất. Lần lượt các vị biến mất chỉ còn ngài Mục Kiền Liên. Ông Phạm thiên hỏi ngài Mục Kiền Liên là khả năng của các vị đệ tử như vậy có nhiều không, ngài Mục Kiền Liên đáp: Tam minh lục thông thì nhiều lắm. Càng học thức chừng nào mà ngộ nhận thì không có cách nào gỡ, dốt dốt thì dễ sửa được. Bên Tàu có câu: “Thà chém đầu một ngàn viên dõng tướng ngoài trận còn dễ hơn thay đổi suy nghĩ của kẻ thất phu.” Dũng tướng như Mã Siêu, Triệu Tử Long, Khương Duy.. chém đầu dễ hơn, khả thi, vì có thể dùng mỹ nhân kế, ly gián nội bộ...v.v nhưng không làm cách nào sửa được suy nghĩ của một kẻ thất phu.
Khi ta mắc vào tà kiến thì nghĩ về cái gì trong đời này cũng qua lăng kính của tà kiến. Do không thấy lý Tam tướng, lý nhân quả “mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất” nên phàm phu mới tốn công suy tư về thế giới không gian, thời gian và chúng sinh. Nếu hiểu mọi thứ chỉ là lắp ráp giả hợp thì ta không còn hứng thú để trăn trở, thao thức chúng là hữu biên hay vô biên.
Đàng sau nhà mình là một khu rừng, trong rừng có cỏ, rêu rong, có nấm, có gai, có hoa...v.v, mình thì đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương tần tảo đi kiếm sống, vợ đẻ con đau gia cảnh khó khăn. Bây giờ chuyện phải đi ra đàng sau nhà ghi chép, chụp hình, mô tả, cây cỏ loại nào là loại nào thì trừ phi mình là một nhà nghiên cứu hay dược sĩ tương lai thì may ra, trong khi mình chữ nghĩa không nhiều, chuyện trước mắt là lo miếng cơm manh áo, việc ra ngoài ghi chép như vậy là chuyện khó có. Trong kinh nói, một người bị trúng mũi tên thì việc đầu tiên là lấy mũi tên đó ra, coi có phải là tên độc hay không, chớ không phải là tìm hiểu ai bắn cung, nam hay nữ sang hay hèn. Một người nhìn đâu cũng thấy là một tuồng ảo hóa giả hợp thì họ không còn tha thiết tìm hiểu nữa. Đàng sau nhà mình là một khu rừng, trong rừng có cỏ, rêu rong, có nấm, có gai, có hoa...v.v, mình thì đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương tần tảo đi kiếm sống, vợ đẻ con đau gia cảnh khó khăn. Bây giờ chuyện phải đi ra đàng sau nhà ghi chép, chụp hình, mô tả, cây cỏ loại nào là loại nào thì trừ phi mình là một nhà nghiên cứu hay dược sĩ tương lai thì may ra, trong khi mình chữ nghĩa không nhiều, chuyện trước mắt là lo miếng cơm manh áo, việc ra ngoài ghi chép như vậy là chuyện khó có. Trong kinh nói, một người bị trúng mũi tên thì việc đầu tiên là lấy mũi tên đó ra, coi có phải là tên độc hay không, chớ không phải là tìm hiểu ai bắn cung, nam hay nữ sang hay hèn. Một người nhìn đâu cũng thấy là một tuồng ảo hóa giả hợp thì họ không còn tha thiết tìm hiểu nữa. Có hai cách để chấm dứt hoài nghi: đi tìm câu trả lời hoặc để sang một bên không nghĩ đến nữa. Một người học đạo biết Bốn Đế là gì, 12 Duyên Khởi là gì, lý nhân quả là gì, Tam tướng là gì, chưa đủ. Phải vô chỗ thanh tịnh yên tĩnh, xếp bằng nhắm mắt, dùng niệm dùng tuệ, quan sát quán chiếu để thấy rằng thân tâm này từ sáng tới chiều, sướng khổ buồn vui thiện ác tiếp nối nhau sanh diệt, nhân quả, quả nhân, ta sao người vậy người sao ta vậy. Người ra sao thì cây cỏ đất đá chim muông cũng vô ngã vô thường và do duyên tạo, giống y chang như vậy. Khi sống chìm sâu trong nhận thức quán chiếu thì mình không còn tha thiết gì nữa. Nếu chỉ ngồi lo học giáo lý, ghi ghi chép chép mà không qua một ngày thực tập, không hề ngồi lại để xem sự có mặt của mình là một cái nợ, chưa có một ngày làm chuyện đó thì mình còn yêu mê, rong ruổi kiếm tìm cái nọ cái kia. Trong lúc rong ruổi kiếm tìm thì nảy sinh tà kiến theo khuynh hướng tâm lý bản thân. Kẻ khoái nắm níu, sợ mất, sợ vắng mặt thì dính vào thường kiến, còn kẻ không tin cái gì không chứng minh được thì dính vào đoạn kiến. Từ chỗ bất tri về Bốn Đế, bất tri về Duyên Khởi mới dẫn đến những tà kiến về vạn hữu ở đời thông qua hai lăng kính thường hoặc đoạn mà đề tài thắc mắc là thế giới, là không gian, thời gian và chúng sanh ở trong đó.
Hôm nay chúng tôi giảng kinh Phạm Võng mà gần như không giở chánh kinh, chúng tôi đưa cho quí vị cái sườn, ai khoái thì tìm hiểu từng loại rong, loại cỏ ở Bắc Phi, Đông Âu, còn không thì theo bảng thống kê đại lược của chúng tôi. Bởi có những trường hợp tà kiến rất cá biệt. Sở dĩ Đức Phật nói, vì là kinh Phạm Võng, Ngài tung một mẻ lưới không sót một thứ tà kiến quái gở nào trong cuộc đời này, trong đó có những thứ tà kiến cực kỳ phổ biến và có những thứ tà kiến rất cá biệt. Cái quan trọng ở đây là chúng ta phải nhớ một điều: học bài kinh Phạm Võng này không chỉ là chỉnh đốn nhận thức của mình, chỉnh đốn kiến giải Phật học của mình mà còn là cơ hội rất tốt để chúng ta nhìn lại công phu tu tập hành trì của mình, đặc biệt là hành giả tuệ quán. Hành giả phải nhớ rằng mình là một con chó sống trong ý niệm ngã chấp, giới luật thanh tịnh là cần thiết, thiền định kiên cố vững chãi là cần thiết, trí tuệ sắc bén tinh tường là cần thiết nhất. Đó chỉ là những bước đi trên hành trình giải thoát. Đó chỉ là những viên thuốc chữa bịnh, không có gì tự hào tự đắc rằng tôi đang uống thuốc. Hãy nhớ điều này, còn nắm níu một chút thì còn ngu một chút vì thật sự không có cái gì đáng để nắm níu, kể cả quả vị A-la-hán cũng không đáng để lấy đó làm niềm tự kiêu. Quả vị La-Hán đáng để đạt đến, đáng tôn kính, nhưng không phải để hãnh diện, bởi quả vị A-la-hán chỉ là trạng thái khỏe mạnh, trạng thái bình phục của một người thoát khỏi bệnh nan y tuyệt chứng mà thôi. Kiến thức Phật pháp của mình y hệt kiến thức của người tù am tường về cái phòng giam, cái nhà tù, kiến thức để ra khỏi nhà tù, nếu chúng ta cứ ôm khư khư kiến thức đó thì xài không được. Giống như qua sông thì dùng bè, qua sông rồi thì phải bỏ bè. Cái biết của mình về nhà tù, về gông cùm, nếu khéo thì dùng được, còn nếu xem nó là điều tâm đắc hãnh diện thì không nên.
Bất tri Bốn Đế, bất tri Duyên Khởi, bất tri nhân quả, bất tri Tam tướng thì nảy sinh ra tà kiến. Tà kiến kiểu nào thì phụ thuộc vào khuynh hướng tâm lý và hành trang thiện ác của mình. Ba nhân tố để thích ghét: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại. Thích ghét có ba nhân tố thì tà kiến chánh kiến cũng có ba nhân tố y hệt và đối với tà kiến cũng không khác: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại mới dẫn đến việc mình nhìn đời qua lăng kính thường hay đoạn kiến.
Bài kinh này, sáu mươi hai tà kiến là một mẻ lưới bủa khắp mặt hồ trong đó gom gọn hai thứ đó là thường kiến và đoạn kiến. Thường kiến là tin vào cái tôi vĩnh cửu, tin vào sự có mặt của đấng chí tôn vô thượng, do nghe người ta nói hoặc tự suy diễn, hoặc do đắc chứng thiền định nhớ ngày xưa lên cõi Phạm thiên gặp vị này rồi. Trong kinh nói, nhiều vị Phạm thiên do thiền chứng, oai lực, tuổi thọ của họ lâu hơn các vị khác dù cũng trong tầng thiền đó. Ví dụ tầng sơ thiền ở đó sống một phần ba đại kiếp trái đất nhưng nơi đó có ngạch trật. Phạm Chúng thiên kém hơn Phạm phụ; Phạm phụ thua Đại Phạm Thiên, những người ở tầng thấp sau này chết trở về cõi người, tu thiền thì nhớ lại Đại Phạm thiên thì tin rằng đây là Thượng đế chí tôn. Và những người này tuyên truyền điều đó cho đệ tử, đến những thế hệ về sau thì không biết nguồn gốc, nguyên ủy chỉ còn biết thờ một đấng chí tôn mà không biết gì về chuyện thiền định. Bài kinh này cũng cho biết các tôn giáo thời nay cũng khởi đi từ 3 gốc (nghe ai nói, tự mình suy tư, và do thể nghiệm thân chứng không đến nơi đến chốn) này mà ra. Thường kiến hay đoạn kiến đều chấp ngã và thích hưởng thụ nhưng thường kiến do khuynh hướng tâm lý sợ mất nên tìm đủ mọi cách để tin vào cái tôi thường hằng, tin vào thượng đế chí tôn, tin cõi bất tử trường sanh, cực lạc (nơi gặp gỡ của những người đã qua đời, người yêu xưa, người tình cũ… tất cả đều trùng phùng nơi đó mà không đánh ghen). Đoạn kiến cũng chấp ngã cũng hưởng thụ nhưng do khuynh hướng tâm lý nhiều đời nên không tin vào cái gì ngoài tầm sờ, chạm, chứng minh của mình, và cũng dựa trên ba điều kiện căn bản là: tự mình suy diễn lý luận, nghe ai đó bày vẽ trao truyền và dựa vào sở chứng có thật của một người có thiền định, có thành công.
Tôi đã làm cho nhiều người ngạc nhiên và thất vọng khi giảng kinh Phạm Võng trong một thời gian kỷ lục của 2560 năm lịch sử PG, là kinh Phạm Võng chỉ giảng trong thời gian hai giờ đồng hồ và ngưng ở đây ngày mai học sang kinh mới. Có một điều, vấn đề của kinh này xin hứa không dừng lại ở đây, nay mai mình sẽ nhắc đi nhắc lại... Chúc các vị một ngày vui, một đêm đẹp nhiều mộng lành. Hẹn gặp nhau tuần sau.
01. KINH PHẠM VÕNG (1)
Trong kinh nói rõ, do vô minh trong Bốn Đế mới dẫn đến ba hành. Do không biết Bốn Đế là gì nên khi chạy trốn cái khổ, người ta mới đầu tư thiện hay ác, đó gọi là ba hành. Hành duyên thức, thức chính là tâm tái tục, khi có sẽ tạo ra ba nghiệp Dục, Sắc, và Vô sắc, tạo ra tâm tái tục để đi vào ba cõi. Chính vì có tâm tái tục - tâm đầu thai vào cõi này cõi kia, mình mới có danh sắc (hoặc chỉ danh, hoặc chỉ sắc) trong các cõi. Có danh sắc mới có lục nhập (có cõi đủ, có cõi không đủ). Có lục nhập mới có duyên xúc, tức có 6 căn mới có chuyện ghi nhận 6 cảnh. Có 6 căn 6 cảnh mới có 6 thức. Chính vì 6 căn làm điểm tựa cho 6 thức để ghi nhận 6 trần, chỗ gặp nhau giữa ba thứ này, được gọi là xúc. Từ cái biết của nhãn căn, nhãn thức, và cảnh sắc tạo ra nhãn xúc; các căn còn lại cũng theo vậy mà hiểu, “diệc phục như thị”. Từ nhãn xúc mới có nhãn thọ, từ nhãn thọ mới có sắc ái – thích trong cảnh sắc - ái ở mức độ sâu đậm thì gọi là thủ, trường hợp này gọi là dục thủ. Nếu là phàm phu thì thủ đính kèm theo đó là kiến thủ, ngã chấp thủ và có thể cả giới cấm thủ. Từ thủ quay lại cái vòng tròn, tạo ra nghiệp thủ, từ nghiệp thủ tạo ra sanh hữu là tâm đầu thai. Từ tâm đầu thai thì bắt đầu một kiếp sống mới đó là hữu duyên cho sanh. Có tâm đầu thai mới có sự có mặt ở các cõi, và từ đó có sanh già đau chết, sầu bi khổ ưu não. Từ đó người ta mới tìm lối thoát. Do không hiểu Bốn Đế cho nên người ta chạy trốn nỗi khổ bằng các nghiệp thiện ác. Người có học có tu, có suy tư đúng đắn bằng chánh kiến sẽ không nảy sinh ra ảo tưởng có một cái tôi hằng tại vĩnh cửu di chuyển từ đời này sang kiếp khác. Sáu căn của đời này là quả của sáu ái đời trước. Với sáu căn bây giờ mà không khéo tu tập thì nó lại tiếp tục là điểm tựa cho sáu ái của đời sau, cứ như vậy suốt mùa. Một người hiểu như vậy thì sẽ không mắc vào tà kiến thứ nhất đó thường kiến. Thường kiến là tin vào cái tôi, tin vào hiện hữu của đấng tối cao, đấng sáng thế. Nếu bàn sâu một chút thì có hai điểm để mình phủ định quan điểm về thượng đế:
- Nếu có đấng sáng tạo muôn loài thì đó là một người tàn nhẫn, tạo ra chi một thế giới bất toàn bất trắc bất tường, vui ít, khổ nhiều. Nếu gọi đó là thử thách, thì với quyền lực vô biên sao Chúa không sáng tạo ra những điều hoàn hảo mà phải đưa ra những nghịch cảnh để thử thách. Một sáng chế nào đó cũng phải qua nhiều đợt cải tiến, sửa những phiên bản lỗi, rất nhiều lần mới đưa vào sử dụng. Chúa thì không, nếu Chúa vạn năng toàn tri thì sáng tạo ngay từ đầu phải hoàn hảo chứ. Tôi không hề mang ơn sự sáng tạo đó, thà đừng tạo ra, tạo ra làm chi mà buồn quá.
- Nếu là hành giả tuệ quán thường xuyên quán chiếu danh sắc thân tâm chúng ta sẽ thấy mình không cần sự hỗ trợ nào của đấng tối cao, bởi buồn vui cái nào là vô ngã là vô ngã, cái nào là do duyên tạo là do duyên tạo. Hai cái này là một. Cái nào do duyên tạo thì cái đó vô ngã, cái nào vô ngã thì cái đó do duyên tạo, không có sự can thiệp của ai hết. Ví dụ tôi sống phóng dật, thất niệm; tôi nói, làm và suy tư những điều khiến cho mình khổ tâm, và khiến cho người khác phiền bực. Từ chỗ thất niệm làm duyên mới dẫn đến chuyện tôi khổ và người khác phiền. Tôi ăn uống bất cẩn tôi bị bệnh, tôi thức khuya bữa sau tôi lừ đừ. Tất cả thiện ác buồn vui đều do nhân xa nhân gần nào đó, không phải tự nhiên. Quan sát từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn sẽ thấy có điểm giống nhau là ở đời mọi thứ vận hành, hiện hữu, tồn tại trên những điều kiện tác động. Phải thường xuyên quán chiếu như vậy lâu ngày mới thấm, mới hiểu. Phật pháp là sanditthiko, có nghe đạo nhiều cách mấy dù thầy của mình có là Đức Phật đi nữa thì sự chứng nghiệm phải do chính mình. Không ai chứng đạo giùm mình, “paccattam veditabbo viññūhīti”,đạo này cần đến sự động não, cần khả năng trí tuệ, chớ không dành cho người nằm chờ sung rụng. Bản thân mình phải có khả năng động não. Khả năng đó chỉ có ở người trí. Mẹ của mình thương mình lắm, bà dám chết cho mình nhưng bà không có khả năng đắc đạo giùm mình. Bởi bà uống cà phê thì biết mùi cà phê, bà không thể nào vì tình mẫu tử mà tìm mọi cách để cho mình hiểu cà phê là gì, mùi cà phê ra sao khi mình chưa hề chạm môi vào tách cà phê. Chỉ ly cà phê thôi mà cần đến thân chứng thể nghiệm nói chi là chân lý ở đời. Thường kiến là do không hiểu được lý Duyên Khởi, không hiểu được lý Bốn Đế nên nhận thức sai lầm cho rằng có một linh hồn từ đời này qua kiếp khác, từ phút giây này qua phút giây khác. Cho rằng tôi hồi nhỏ trong bụng mẹ với tôi lúc bốn tuổi là một, lúc bốn tuổi đến lúc bốn mươi tuổi là một, từ bốn mươi tuổi đến lúc ngắc ngoải trong bệnh viện là một, đó là thường kiến.
Có thường kiến là vì khuynh hướng tâm lý: sợ mất. Không cam tâm chịu nổi cảnh trời xanh mây trắng nắng vàng, gió mát hiu hiu, một dòng sông vắng, một con đò trưa đang trôi lững lờ, có cô thôn nữ ngồi giặt áo bên cầu, trai thanh gái lịch tung tăng trong xóm, những đêm trăng, điệu hò giã gạo, vũ trường đèn màu trên phố… bao nhiêu thứ để yêu, để mê như vậy đùng một cái mất hết. Trong đạo thì công phu tu hành từ đó đến giờ cũng núi cao rừng thẳm, kiêng khem chay tịnh lâu nay, tự nhiên buông sạch, làm sao chịu nổi.
Một người có đời sống theo Phật pháp là phải tận dụng ba trí: văn, tư, tu để có nhận thức từ tương đối qua tuyệt đối về Duyên Khởi, qua Bốn Đế; để từ đó không có cơ sở cho các loại tà kiến. Nếu mình không có trí tuệ về Bốn Đế và Duyên Khởi cộng với khuynh hướng tâm lý thích hưởng thụ, thích hiện hữu, thích tồn tại, sợ mất đi cái mình đang có, không cam tâm đành lòng với sự vắng mặt khỏi trần gian này, với khuynh hướng tâm lý này, chúng ta tuyệt đối có lý do, có cơ hội để mắc vào thường kiến.
Đừng nghĩ rằng mình có học A-tỳ-đàm, có tu tuệ quán Tứ Niệm Xứ mà mình không mắc vào thường kiến. Cái khuynh hướng tâm lý của mình là sợ mất. Từ chỗ đó nảy ra chuyện người ta dựa vào tâm Hữu phần của A-tỳ-đàm nguyên thủy mà chế ra A-lại-da-thức bên Duy thức. Từ chỗ người ta luyến tiếc, nắm níu sự hiện hữu danh sắc, người ta chế ra Đại viên cảnh trí, Thành Sở Tác Trí, bốn loại trí bên Duy thức. Ngay bên Phật Giáo Nam Tông cũng có không ít các vị đại đại sư, Thái có, Việt có, tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng: nói là vô ngã nhưng ngã tào lao thì không có; ngã chân thường, ngã thanh tịnh nên có phải có và chắc chắn có. Đức Phật dạy, khi nào mình quán chiếu thấy rằng một tí xíu hiện hữu cũng là khổ thì lúc đó mình mới vội vã, lìa bỏ, buông tay. Còn nếu mình có một chút gì đó thương yêu nắm níu thì bằng mọi cách mình tìm cách giữ nó lại. Việt Nam có câu, “tiếc gì một nải chuối xanh, năm bảy người giành cho mủ dính tay”, câu này ý nghĩa khác, không liên quan gì đến Phật pháp, nhưng là khi mình có sống quán chiếu rốt ráo, hoặc khi bản thân mình có qua trải nghiệm khốc liệt về sự hiện hữu của danh sắc, chẳng hạn như trải qua một cơn bạo bịnh, trải qua một trận bể dâu tang thương, một cuộc sinh ly tử biệt, một cuộc mất mát tình tiền dữ dội, từ đó mới thấm, mới thấy mất là tốt hơn.
Có nhiều cách để mình chán đời, chán đời kiểu tạng Kinh, chán đời kiểu tạng Luật, chán đời kiểu A-tỳ-đàm. Tạng Kinh cho ta biết ta luân hồi vô số kiếp. Sữa mẹ mà ta bú, nước mắt ta khóc, máu ta đã chảy, mồ hôi ta đã đổ trong dòng luân hồi nhiều hơn nước trong bốn biển. Cơ hội làm người mong manh hiếm hoi, xác suất của con rùa mù trồi đầu chui lọt lỗ ván. Đó là sợ luân hồi theo cách nói của tạng Kinh. Sợ luân hồi theo tạng A-tỳ-đàm là quán chiếu ta sanh ra chết đi trong từng khoảnh khắc, quán chiếu thấy rằng niềm vui hay nỗi buồn, tựu trung lại là khổ hết. Không hiện hữu nào trên đời này nằm ngoài ba khổ. Nghĩ vậy rồi sợ, nản, chán. Theo tạng Luật, đụng đâu tội đó, đụng đâu phạm đó, giữ luật cho trong sạch thì khó vô cùng. Vì phàm tánh phiền não của mình đầy ắp, đụng đâu phạm giới đó, tội lỗi chồng chất. Chỉ riêng người giữ giới thấy đói muốn chết mà vì giữ luật, phải nhịn thèm, chỉ riêng người giữ Luật mới hiểu lạnh muốn chết mà không dám dùng cách này cách kia để kiếm đồ đắp, bịnh muốn chết mà không dám dùng cách này cách kia để kiếm thuốc. Đói, lạnh, bịnh, nhà dột cột xiêu, y rách, nếu mình giữ Luật cho trong sạch thì phải nói chỉ có một chữ ‘ráng chịu’. Người giữ Luật trong sạch có nhiều cớ để sợ sanh tử, bởi họ nghĩ bây giờ mà lột y ra hoàn tục sống như người đời thì khoảng cách giữa người đời và một con thú không xa bao nhiêu hết, vì thích là làm. Đắp y giữ Luật thì đụng đâu phạm giới đó, phạm đâu thì tội đó, mà nếu giữ Luật thì khổ vô cùng. Tôi biết trong room này người chia sẻ quan điểm này của tôi không nhiều, quí vị không thể tưởng tượng được cái khổ của người giữ giới. Tôi nói như vậy là nói theo Kinh, tôi không nói về tôi, tôi biết theo kinh điển, kinh nghiệm của các bậc tiền bối trao truyền lại. Tạng Luật là thứ kinh nghiệm tàn khốc về vạn hữu, sống như người đời thì tội lỗi mà sống theo Luật thì đụng đâu khổ đó. Tôi kể quí vị nghe một câu chuyện nhỏ. Ngài Xá Lợi Phất bị bịnh, trong kinh không nói bịnh gì, đau lắm. Ngài Mục Kiền Liên biết sư huynh đau lắm nên mới hỏi: Ngày xưa khi ở ngoài đời chưa xuất gia, sư huynh có bị như vậy chưa, dùng thuốc ra sao. Ngài Xá Lợi Phất trả lời là đã từng bị, mỗi lần bị vậy là mẹ lấy sữa nấu chút ít thứ này thứ kia ăn vô là hết. Trong kinh nói chư Thiên nghe được cuộc nói chuyện đó, họ khiến cho mấy thí chủ của ngài Mục Kiền Liên biết điều đó, còn ngài Mục Kiền Liên thì ôm bát đến nhà thí chủ với hy vọng người ta sẽ cho mình món đó. Ngài nghĩ bụng tôn giả Xá Lợi Phất chắc chắn đủ phước để hôm nay tìm được món thuốc thích hợp. Vì chư Thiên nghe được chuyện nên khiến thí chủ cúng món đó. Ngài Mục Kiền Liên đem món đó về, ngài Xá Lợi Phất nhìn là biết ngay, ngài nói rằng: Cái món này là do tôi nói mà có, tôi có thể chết, ruột tôi có thể đổ ra ngoài nhưng tôi không thể ăn món này được. Mặc dù lúc đó ngài đã là vị A-la-hán rồi. Nói khách quan thì món này đâu phải do ngài gợi ý, ngài đi xin, nhưng do thói quen nhiều đời, ngài không dễ dàng chấp nhận những thứ lợi nhuận mà nguồn gốc không minh bạch. Thế là ngài từ chối, vượt qua cơn đau bằng thiền định và phước báu riêng. Tôi kể câu chuyện nhỏ xíu, nhưng quí vị biết ngài Xá Lợi Phất bệnh gì không? Ngài đau đến mức mà ngài Mục Kiền Liên phải hỏi thăm, chứ nếu đau xoàng thì ngài Mục Kiền Liên không hỏi. Đó là cách sợ sanh tử bên tạng Luật. Khi mình có thấy sợ sinh tử thì mình mới bắt đầu nhàm chán sự có mặt ở đời này. Có sanh về cõi nào đi nữa sống lâu bao nhiêu đi nữa cũng có lúc mãn thọ. Mãn thọ thì không còn sống ở đó nữa, trở về đơn vị gốc. Đơn vị gốc nghĩa là, trừ thánh nhân, hễ là phàm phu dù có đi bao xa thì cũng trở về Dục giới, và sống với tâm Dục giới. Tâm Dục giới ở đây đa phần thời gian trong một ngày 90% là tâm bất thiện. Một người không biết đạo, một ngày không có bao nhiêu lần sống bằng tâm thiện, hiếm vô cùng. Toàn là buông cái này bắt cái kia, không tham thì giận không giận thì tham. Cõi Dục giới là đơn vị gốc của Tam giới, phiền não là đơn vị gốc. Địa ngục, A-tu-la, ngạ quỷ, bàng sanh là đơn vị gốc của đơn vị gốc. Đi đâu thì dù muốn dù không cũng phải về đó. Đó là lý do vì sao mình ớn sinh tử. Vì sao lại trở về đơn vị gốc? Vì đó là sức hút của phàm tâm, sức hút của dòng luân hồi, sức hút tự nhiên, nhiều đời nhiều kiếp mình quen như vậy và trở thành quán tính rồi. Quán chiếu như vậy thấy ngán sợ, đó là sợ theo tạng Kinh. Còn sợ theo A-tỳ-đàm thì mình thấy cái thằng người hồi sáng giờ ngồi trên chiếc du thuyền nó đã sống chết không biết bao nhiêu lần, thời gian khổ của nó nhiều hơn thời gian vui mà nó thất niệm nên không biết. Cái thân này chỉ cần chánh niệm một chút sẽ thấy rằng nó khổ trăm bề. Nếu ngồi yên mà nhìn thì niềm vui trong tâm mình ít hơn nỗi khổ tự có, và cái thân cũng vậy. Thiện tự có hiếm hơn bất thiện tự có. Nếu cái ác tự có nhiều hơn thì cái khổ tự có nhiều hơn cái vui tự có, đó là luật tự nhiên. Quán chiếu chỗ này, hành giả ớn luân hồi. Ớn luân hồi đến mức thấy rằng tìm mọi cách nắm níu cái tôi trong cõi đời này giống như tìm quốc tịch ở xứ trời ơi vậy, chẳng hạn như quốc tịch ở Venezuela, Syria, hay Iraq. Mấy ngày nay Venezuela đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ thời ông Hugo Chávez. Ông này chết để lại một di sản “đỉnh cao trí tuệ”, bây giờ người dân thành ăn cướp còn tệ hơn Việt Nam thời nạn đói năm 1945. Quí vị nghe tin người thân thương nhất của mình đang tìm cách nhập cư vào ba nước này thì có phải là khùng không. Khi mình quán chiếu thấy thân này có vấn đề, thế giới này có vấn đề, tam giới này có vấn đề thì sự nắm níu tìm một điểm tựa để trụ lại ở đó có phải là điên không. Do hiểu được Bốn Đế, do hiểu được 12 Duyên Khởi chúng ta không còn tiếp tục mắc vào thường kiến nữa.
Đoạn kiến cũng y như thường kiến, do không hiểu Bốn Đế, do không hiểu được lý Duyên Khởi, cho nên thấy tồn tại một cái tôi. Có một điều đặc biệt là do khuynh hướng tâm lý của một số đông chúng sinh, họ không tin vào cái gì họ không chứng minh được. Hữu sự thì khấn tứ phương, có một số chúng sinh lúc khổ quá sợ quá thì cái gì cũng tin. Đoạn kiến nghe có vẻ trí thức hơn thường kiến, không tin không chấp nhận vào điều gì không thấy không hiểu không chứng minh được. Nhưng ngẫm lại, đâu phải cái gì trên đời này cũng đều có khả năng chứng minh. Người đoạn kiến cũng chấp ngã và thích hưởng thụ như người thường kiến, nhưng do khuynh hướng tâm lý, chỉ tin vào cái tôi ở đời này hoặc một thời điểm nào đó.
Trong kinh có giải thích 3 lý do tà kiến: (1) Học từ ai đó, nghe người ta nói, có lúc cũng bán tín bán nghi. (2) Tự mình ngồi suy diễn cuối cùng đưa ra quan điểm nhận thức nào đó. Có lúc chính mình cũng nghi ngờ bản thân mình. (3) Do họ có thiền định thần thông. Chẳng hạn như họ đắc thần thông, có túc mạng thông, nhớ lại thời gian họ sanh về cõi Vô tưởng. Cõi Vô tưởng là cõi không tâm mà tuổi thọ là 500 đại kiếp. Bồ tát chỉ nhớ được 80 đại kiếp. Người thường chỉ nhớ tối đa 40 đại kiếp. Thánh nhân thì có thể xa hơn giới hạn đó, tối đa cũng không hơn 4 a-tăng-kỳ. Mỗi vị Phật chỉ có 4 đại đệ tử nhớ lâu hơn 1 a-tăng-kỳ, như Đức Phật Thích Ca có hai vị thượng thủ; bà Yasodhara và ngài Bahiya là nhớ được tiền kiếp lâu hơn một a-tăng-kỳ.
Dòng luân hồi của mình lâu biết là bao nhiêu, nước mắt mình khóc, sữa mẹ mình bú, mồ hôi mình đổ ra, máu chảy ra nhiều hơn bốn biển, khả năng nhớ 40 hay 80 a-tăng-kỳ có thấm tháp gì. Giống như đang đi ngoài Thái Bình Dương mà thò cây bút chì xuống đo độ sâu của biển vậy. Nhiều vị đắc thiền nhớ lại cách đây một kiếp, hai kiếp… tổng cộng cao nhất là 40 kiếp trái đất. Khi họ nhớ nhằm ngay kiếp họ sanh vào cõi Vô Tưởng không tâm, họ nghĩ rằng thì ra trước đây ta không có mặt ở đời, ta chỉ mới có mặt ở đời chỉ 37 kiếp thôi, hoặc 13 kiếp thôi. Họ quán nữa, họ quán nhầm ngay kiếp họ sanh về cõi Vô Tưởng, họ thấy rằng thêm 15 kiếp nữa họ biến mất khỏi cuộc đời này. Thật ra không phải họ vĩnh viễn ra đi mà vì họ sanh ra trong cõi Vô Tưởng không tâm. Trong kinh nói, khi nhớ thời gian sinh vô cõi Vô Tưởng giống như người đứng trong chỗ sáng mà bắn mũi tên vào bóng đêm. Nghĩa là có theo dõi được một đoạn rồi mất tiêu, không thấy nữa, mất hút vào bóng đêm mịt mù.
Tà kiến của trường hợp thứ ba không làm sao gỡ nổi. Thời Đức Phật còn tại thế, có một bữa trưa sau giờ cơm, do trí đại bi quan sát thế giới Ngài thấy có một vị Phạm thiên tà kiến tự cho là chỗ ông ở mênh mông xa vắng không ai đến được. Vì lòng đại bi, biết ông này có huệ căn, có thể độ được, lập tức Đức Phật biến mất khỏi chùa Kỳ Viên và có mặt ngay tại chỗ của ông Phạm thiên. Đức Phật ngồi ngay trên đầu ông ta. Lúc đó Đức Phật suy nghĩ: Mục Kiền Liên, Maha Kasapa, Anudrudha và Maha Kapina, bốn vị hãy lập tức có mặt ở đây. Với tâm lực chiêu cảm và lời gọi của Đức Phật, bốn vị đại đệ tử linh cảm được, họ lập tức có mặt, ngồi đằng trước, đằng sau, bên trái, bên phải của ông Phạm thiên này. Lúc đó Đức Phật thấy ổng đã dao động, Ngài liền biến mất. Lần lượt các vị biến mất chỉ còn ngài Mục Kiền Liên. Ông Phạm thiên hỏi ngài Mục Kiền Liên là khả năng của các vị đệ tử như vậy có nhiều không, ngài Mục Kiền Liên đáp: Tam minh lục thông thì nhiều lắm. Càng học thức chừng nào mà ngộ nhận thì không có cách nào gỡ, dốt dốt thì dễ sửa được. Bên Tàu có câu: “Thà chém đầu một ngàn viên dõng tướng ngoài trận còn dễ hơn thay đổi suy nghĩ của kẻ thất phu.” Dũng tướng như Mã Siêu, Triệu Tử Long, Khương Duy.. chém đầu dễ hơn, khả thi, vì có thể dùng mỹ nhân kế, ly gián nội bộ...v.v nhưng không làm cách nào sửa được suy nghĩ của một kẻ thất phu.
Khi ta mắc vào tà kiến thì nghĩ về cái gì trong đời này cũng qua lăng kính của tà kiến. Do không thấy lý Tam tướng, lý nhân quả “mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất” nên phàm phu mới tốn công suy tư về thế giới không gian, thời gian và chúng sinh. Nếu hiểu mọi thứ chỉ là lắp ráp giả hợp thì ta không còn hứng thú để trăn trở, thao thức chúng là hữu biên hay vô biên.
Đàng sau nhà mình là một khu rừng, trong rừng có cỏ, rêu rong, có nấm, có gai, có hoa...v.v, mình thì đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương tần tảo đi kiếm sống, vợ đẻ con đau gia cảnh khó khăn. Bây giờ chuyện phải đi ra đàng sau nhà ghi chép, chụp hình, mô tả, cây cỏ loại nào là loại nào thì trừ phi mình là một nhà nghiên cứu hay dược sĩ tương lai thì may ra, trong khi mình chữ nghĩa không nhiều, chuyện trước mắt là lo miếng cơm manh áo, việc ra ngoài ghi chép như vậy là chuyện khó có. Trong kinh nói, một người bị trúng mũi tên thì việc đầu tiên là lấy mũi tên đó ra, coi có phải là tên độc hay không, chớ không phải là tìm hiểu ai bắn cung, nam hay nữ sang hay hèn. Một người nhìn đâu cũng thấy là một tuồng ảo hóa giả hợp thì họ không còn tha thiết tìm hiểu nữa. Đàng sau nhà mình là một khu rừng, trong rừng có cỏ, rêu rong, có nấm, có gai, có hoa...v.v, mình thì đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương tần tảo đi kiếm sống, vợ đẻ con đau gia cảnh khó khăn. Bây giờ chuyện phải đi ra đàng sau nhà ghi chép, chụp hình, mô tả, cây cỏ loại nào là loại nào thì trừ phi mình là một nhà nghiên cứu hay dược sĩ tương lai thì may ra, trong khi mình chữ nghĩa không nhiều, chuyện trước mắt là lo miếng cơm manh áo, việc ra ngoài ghi chép như vậy là chuyện khó có. Trong kinh nói, một người bị trúng mũi tên thì việc đầu tiên là lấy mũi tên đó ra, coi có phải là tên độc hay không, chớ không phải là tìm hiểu ai bắn cung, nam hay nữ sang hay hèn. Một người nhìn đâu cũng thấy là một tuồng ảo hóa giả hợp thì họ không còn tha thiết tìm hiểu nữa. Có hai cách để chấm dứt hoài nghi: đi tìm câu trả lời hoặc để sang một bên không nghĩ đến nữa. Một người học đạo biết Bốn Đế là gì, 12 Duyên Khởi là gì, lý nhân quả là gì, Tam tướng là gì, chưa đủ. Phải vô chỗ thanh tịnh yên tĩnh, xếp bằng nhắm mắt, dùng niệm dùng tuệ, quan sát quán chiếu để thấy rằng thân tâm này từ sáng tới chiều, sướng khổ buồn vui thiện ác tiếp nối nhau sanh diệt, nhân quả, quả nhân, ta sao người vậy người sao ta vậy. Người ra sao thì cây cỏ đất đá chim muông cũng vô ngã vô thường và do duyên tạo, giống y chang như vậy. Khi sống chìm sâu trong nhận thức quán chiếu thì mình không còn tha thiết gì nữa. Nếu chỉ ngồi lo học giáo lý, ghi ghi chép chép mà không qua một ngày thực tập, không hề ngồi lại để xem sự có mặt của mình là một cái nợ, chưa có một ngày làm chuyện đó thì mình còn yêu mê, rong ruổi kiếm tìm cái nọ cái kia. Trong lúc rong ruổi kiếm tìm thì nảy sinh tà kiến theo khuynh hướng tâm lý bản thân. Kẻ khoái nắm níu, sợ mất, sợ vắng mặt thì dính vào thường kiến, còn kẻ không tin cái gì không chứng minh được thì dính vào đoạn kiến. Từ chỗ bất tri về Bốn Đế, bất tri về Duyên Khởi mới dẫn đến những tà kiến về vạn hữu ở đời thông qua hai lăng kính thường hoặc đoạn mà đề tài thắc mắc là thế giới, là không gian, thời gian và chúng sanh ở trong đó.
Hôm nay chúng tôi giảng kinh Phạm Võng mà gần như không giở chánh kinh, chúng tôi đưa cho quí vị cái sườn, ai khoái thì tìm hiểu từng loại rong, loại cỏ ở Bắc Phi, Đông Âu, còn không thì theo bảng thống kê đại lược của chúng tôi. Bởi có những trường hợp tà kiến rất cá biệt. Sở dĩ Đức Phật nói, vì là kinh Phạm Võng, Ngài tung một mẻ lưới không sót một thứ tà kiến quái gở nào trong cuộc đời này, trong đó có những thứ tà kiến cực kỳ phổ biến và có những thứ tà kiến rất cá biệt. Cái quan trọng ở đây là chúng ta phải nhớ một điều: học bài kinh Phạm Võng này không chỉ là chỉnh đốn nhận thức của mình, chỉnh đốn kiến giải Phật học của mình mà còn là cơ hội rất tốt để chúng ta nhìn lại công phu tu tập hành trì của mình, đặc biệt là hành giả tuệ quán. Hành giả phải nhớ rằng mình là một con chó sống trong ý niệm ngã chấp, giới luật thanh tịnh là cần thiết, thiền định kiên cố vững chãi là cần thiết, trí tuệ sắc bén tinh tường là cần thiết nhất. Đó chỉ là những bước đi trên hành trình giải thoát. Đó chỉ là những viên thuốc chữa bịnh, không có gì tự hào tự đắc rằng tôi đang uống thuốc. Hãy nhớ điều này, còn nắm níu một chút thì còn ngu một chút vì thật sự không có cái gì đáng để nắm níu, kể cả quả vị A-la-hán cũng không đáng để lấy đó làm niềm tự kiêu. Quả vị La-Hán đáng để đạt đến, đáng tôn kính, nhưng không phải để hãnh diện, bởi quả vị A-la-hán chỉ là trạng thái khỏe mạnh, trạng thái bình phục của một người thoát khỏi bệnh nan y tuyệt chứng mà thôi. Kiến thức Phật pháp của mình y hệt kiến thức của người tù am tường về cái phòng giam, cái nhà tù, kiến thức để ra khỏi nhà tù, nếu chúng ta cứ ôm khư khư kiến thức đó thì xài không được. Giống như qua sông thì dùng bè, qua sông rồi thì phải bỏ bè. Cái biết của mình về nhà tù, về gông cùm, nếu khéo thì dùng được, còn nếu xem nó là điều tâm đắc hãnh diện thì không nên.
Bất tri Bốn Đế, bất tri Duyên Khởi, bất tri nhân quả, bất tri Tam tướng thì nảy sinh ra tà kiến. Tà kiến kiểu nào thì phụ thuộc vào khuynh hướng tâm lý và hành trang thiện ác của mình. Ba nhân tố để thích ghét: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại. Thích ghét có ba nhân tố thì tà kiến chánh kiến cũng có ba nhân tố y hệt và đối với tà kiến cũng không khác: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại mới dẫn đến việc mình nhìn đời qua lăng kính thường hay đoạn kiến.
Bài kinh này, sáu mươi hai tà kiến là một mẻ lưới bủa khắp mặt hồ trong đó gom gọn hai thứ đó là thường kiến và đoạn kiến. Thường kiến là tin vào cái tôi vĩnh cửu, tin vào sự có mặt của đấng chí tôn vô thượng, do nghe người ta nói hoặc tự suy diễn, hoặc do đắc chứng thiền định nhớ ngày xưa lên cõi Phạm thiên gặp vị này rồi. Trong kinh nói, nhiều vị Phạm thiên do thiền chứng, oai lực, tuổi thọ của họ lâu hơn các vị khác dù cũng trong tầng thiền đó. Ví dụ tầng sơ thiền ở đó sống một phần ba đại kiếp trái đất nhưng nơi đó có ngạch trật. Phạm Chúng thiên kém hơn Phạm phụ; Phạm phụ thua Đại Phạm Thiên, những người ở tầng thấp sau này chết trở về cõi người, tu thiền thì nhớ lại Đại Phạm thiên thì tin rằng đây là Thượng đế chí tôn. Và những người này tuyên truyền điều đó cho đệ tử, đến những thế hệ về sau thì không biết nguồn gốc, nguyên ủy chỉ còn biết thờ một đấng chí tôn mà không biết gì về chuyện thiền định. Bài kinh này cũng cho biết các tôn giáo thời nay cũng khởi đi từ 3 gốc (nghe ai nói, tự mình suy tư, và do thể nghiệm thân chứng không đến nơi đến chốn) này mà ra. Thường kiến hay đoạn kiến đều chấp ngã và thích hưởng thụ nhưng thường kiến do khuynh hướng tâm lý sợ mất nên tìm đủ mọi cách để tin vào cái tôi thường hằng, tin vào thượng đế chí tôn, tin cõi bất tử trường sanh, cực lạc (nơi gặp gỡ của những người đã qua đời, người yêu xưa, người tình cũ… tất cả đều trùng phùng nơi đó mà không đánh ghen). Đoạn kiến cũng chấp ngã cũng hưởng thụ nhưng do khuynh hướng tâm lý nhiều đời nên không tin vào cái gì ngoài tầm sờ, chạm, chứng minh của mình, và cũng dựa trên ba điều kiện căn bản là: tự mình suy diễn lý luận, nghe ai đó bày vẽ trao truyền và dựa vào sở chứng có thật của một người có thiền định, có thành công.
Tôi đã làm cho nhiều người ngạc nhiên và thất vọng khi giảng kinh Phạm Võng trong một thời gian kỷ lục của 2560 năm lịch sử PG, là kinh Phạm Võng chỉ giảng trong thời gian hai giờ đồng hồ và ngưng ở đây ngày mai học sang kinh mới. Có một điều, vấn đề của kinh này xin hứa không dừng lại ở đây, nay mai mình sẽ nhắc đi nhắc lại... Chúc các vị một ngày vui, một đêm đẹp nhiều mộng lành. Hẹn gặp nhau tuần sau.
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh