2023-07-21, 10:15 PM
Bù Trừ
https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=202006272243&lan=vn
Mình tu một đời nhưng chết vẫn bị đọa. Là vì sao? Đó là vì lúc mình tắt thở cái trái cũ cây cũ mình trồng trong vô lượng kiếp trước nó cho quả lúc đó. Trong kinh nói thế này: Trong một chuồng bò đóng kín cửa chuồng thì con ra trước không phải con mạnh nhất mà là con gần cửa nhất, đồng ý không? Một con to đùng, một con bò mộng to đùng nó đứng trong góc, nó bị một trăm con bò chặn đường làm cách nào nó ra được? Nó lấn cửa nào? Trong khi đó một con bò con nhỏ xíu ốm yếu mà nếu nó đứng bên cạnh cái cửa thì cửa mở ra là nó ra trước. Thì khi mình tắt thở, cái nghiệp nào trong đời trước mà nhằm ngay cái lúc đó nó trổ thì mình phải đi theo nó. Một đời làm thiền sư, một đời làm học giả, một đời làm cư sĩ tu tập trang nghiêm tinh tấn miên mật tới lúc mình đi thì mình phải đi theo cái nghiệp cũ. Nhưng nói như vậy không phải để cho bà con sợ. Nói như vậy không phải là tuyệt đối. Vì trong kinh có thêm chuyện nữa đó là: Trong đạo Phật không hề có luật bù trừ.
Có nghĩa là tui đi ăn cướp tui giết người xong rồi tui đi cất nhiều cái chùa là nó bù lại cái chuyện đó. Trong đạo Phật không có chuyện đó. Nhưng mà trong đạo Phật có cái chuyện này: Đó là cái nghiệp mạnh nó át trừ cái nghiệp yếu. Trong một thời điểm đó, cái nghiệp xấu nó cho quả xấu nhưng cái nghiệp thiện nó mạnh hơn, nó át cái nghiệp xấu đi, rồi cái nghiệp xấu được dời hoãn lại lúc khác, và dời hoãn hoài tới một lúc nó bị vô hiệu. Nhưng mà nghe vậy đừng có ham. Đó là với cái nghiệp ác nhưng nghiệp thiện cũng y chang vậy. Lẽ ra mình được cái phước nào đó nó trổ ngay hôm nay nhưng mà do mình sống gian ác quá nên cái ác nó đẩy cái ông thiện này qua cái mốc khác. Mà nếu cái ác mình nhiều quá thì nó đẩy riết một hồi cái ông thiện này đi tuốt luôn. Bà con tự xét một ngày coi mình làm và lãnh cái nào nhiều thì biết.
Trích bài giảng Khái quát về Tâm Pháp
Kalama xin tri ân bạn vuihtv ghi chép
Dao cán gỗ | | Độc hành
Xá Lợi | | Danh Lợi
https://www.toaikhanh.com/read.php?doc=202006272243&lan=vn
Mình tu một đời nhưng chết vẫn bị đọa. Là vì sao? Đó là vì lúc mình tắt thở cái trái cũ cây cũ mình trồng trong vô lượng kiếp trước nó cho quả lúc đó. Trong kinh nói thế này: Trong một chuồng bò đóng kín cửa chuồng thì con ra trước không phải con mạnh nhất mà là con gần cửa nhất, đồng ý không? Một con to đùng, một con bò mộng to đùng nó đứng trong góc, nó bị một trăm con bò chặn đường làm cách nào nó ra được? Nó lấn cửa nào? Trong khi đó một con bò con nhỏ xíu ốm yếu mà nếu nó đứng bên cạnh cái cửa thì cửa mở ra là nó ra trước. Thì khi mình tắt thở, cái nghiệp nào trong đời trước mà nhằm ngay cái lúc đó nó trổ thì mình phải đi theo nó. Một đời làm thiền sư, một đời làm học giả, một đời làm cư sĩ tu tập trang nghiêm tinh tấn miên mật tới lúc mình đi thì mình phải đi theo cái nghiệp cũ. Nhưng nói như vậy không phải để cho bà con sợ. Nói như vậy không phải là tuyệt đối. Vì trong kinh có thêm chuyện nữa đó là: Trong đạo Phật không hề có luật bù trừ.
Có nghĩa là tui đi ăn cướp tui giết người xong rồi tui đi cất nhiều cái chùa là nó bù lại cái chuyện đó. Trong đạo Phật không có chuyện đó. Nhưng mà trong đạo Phật có cái chuyện này: Đó là cái nghiệp mạnh nó át trừ cái nghiệp yếu. Trong một thời điểm đó, cái nghiệp xấu nó cho quả xấu nhưng cái nghiệp thiện nó mạnh hơn, nó át cái nghiệp xấu đi, rồi cái nghiệp xấu được dời hoãn lại lúc khác, và dời hoãn hoài tới một lúc nó bị vô hiệu. Nhưng mà nghe vậy đừng có ham. Đó là với cái nghiệp ác nhưng nghiệp thiện cũng y chang vậy. Lẽ ra mình được cái phước nào đó nó trổ ngay hôm nay nhưng mà do mình sống gian ác quá nên cái ác nó đẩy cái ông thiện này qua cái mốc khác. Mà nếu cái ác mình nhiều quá thì nó đẩy riết một hồi cái ông thiện này đi tuốt luôn. Bà con tự xét một ngày coi mình làm và lãnh cái nào nhiều thì biết.
Trích bài giảng Khái quát về Tâm Pháp
Kalama xin tri ân bạn vuihtv ghi chép
Dao cán gỗ | | Độc hành
Xá Lợi | | Danh Lợi
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh