2023-01-28, 02:49 AM
Ngoại trưởng Colonna : Pháp sẵn sàng thảo luận việc lập tòa án xét xử tội ác xâm lược Ukraina
Trên đường trở về sau chuyến công du Ukraina, hôm nay 27/01/2023, ngoại trưởng Pháp bà Catherine Colonna đã ghé qua Rumanie. Nhân dịp này, bà đã trả lời các câu hỏi của RFI tiếng Ukraina và RFI tiếng Rumanie.
Khi được hỏi về khả năng xét xử những tội ác xâm lược mà Nga gây ra tại Ukraina, lãnh đạo ngoại giao Pháp khẳng định : « Hoàn toàn có thể truy tố kẻ đã bắn giết, kẻ ra đã ra lệnh bắn giết và kể cả kẻ đã ra lệnh xâm lược ».
RFI : Năm ngoái, nước Pháp thông báo bắt đầu tiến hành các công việc để thành lập một tòa án chịu trách nhiệm điều tra hành động xâm lược của Nga tại Ukraina. Theo bà, liệu có thực tế hay không khi nghĩ rằng những người lãnh đạo Nga có thể một ngày nào đó bị đưa ra vành móng ngựa ?
Ngoại trưởng Catherine Colonna : Có. Tôi tin như vậy bởi vì cần phải làm. Không có hòa bình bền vững nếu công lý không được thực thi. Nước Pháp kiên quyết dấn thân vào cuộc đấu tranh chống lại tình trạng phạm tội ác mà không bị trừng phạt. Một nhóm nước đang thảo luận suy nghĩ về việc thành lập một tòa án ad hoc có thể xét xử các tội ác xâm lược. Con đường tư pháp phức tạp, nhưng đó là một khả năng mà chúng ta phải nghĩ tới và nước Pháp sẵn sàng thảo luận việc này.
Tuy nhiên, cần xác định rõ, công việc này bổ sung cho hệ thống tư pháp hiện có. Đó là thẩm quyền tư pháp của Ukraina mà nước Pháp đang giúp đỡ, kể cả về mặt vật chất. Pháp đã gửi nhiều nhóm điều tra tới Ukraina, để cung cấp cho Ukraina một phòng phân tích ADN và phòng phân tích thứ hai sẽ được thành lập vào tháng Tư tới. Hệ thống tư pháp các nước cũng có vai trò. Ví dụ, đã có nhiều đơn kiện lên tòa án tại Pháp và các nước khàc. Đặc biệt là tư pháp quốc tế mà cấp cao nhất là Tòa Án Hỉnh Sự Quốc Tế La Haye (CPI).
Tôi xin nhắc lại là hoàn toàn có thể truy tố kẻ đã bắn giết, kẻ ra đã ra lệnh bắn giết và kể cả kẻ đã ra lệnh xâm lược. Trong quá khứ, đã có những nguyên thủ quốc gia bị truy tố bởi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế hoặc các tòa án quốc tế tồn tại trước khi có CPI hoặc Quy chế Roma về CPI. Như vậy, có nhiều con đường pháp lý để xét xử. Cần phải làm và đó là điều cần thiết.
/* nguồn: https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%...3c-ukraina
Trên đường trở về sau chuyến công du Ukraina, hôm nay 27/01/2023, ngoại trưởng Pháp bà Catherine Colonna đã ghé qua Rumanie. Nhân dịp này, bà đã trả lời các câu hỏi của RFI tiếng Ukraina và RFI tiếng Rumanie.
Khi được hỏi về khả năng xét xử những tội ác xâm lược mà Nga gây ra tại Ukraina, lãnh đạo ngoại giao Pháp khẳng định : « Hoàn toàn có thể truy tố kẻ đã bắn giết, kẻ ra đã ra lệnh bắn giết và kể cả kẻ đã ra lệnh xâm lược ».
RFI : Năm ngoái, nước Pháp thông báo bắt đầu tiến hành các công việc để thành lập một tòa án chịu trách nhiệm điều tra hành động xâm lược của Nga tại Ukraina. Theo bà, liệu có thực tế hay không khi nghĩ rằng những người lãnh đạo Nga có thể một ngày nào đó bị đưa ra vành móng ngựa ?
Ngoại trưởng Catherine Colonna : Có. Tôi tin như vậy bởi vì cần phải làm. Không có hòa bình bền vững nếu công lý không được thực thi. Nước Pháp kiên quyết dấn thân vào cuộc đấu tranh chống lại tình trạng phạm tội ác mà không bị trừng phạt. Một nhóm nước đang thảo luận suy nghĩ về việc thành lập một tòa án ad hoc có thể xét xử các tội ác xâm lược. Con đường tư pháp phức tạp, nhưng đó là một khả năng mà chúng ta phải nghĩ tới và nước Pháp sẵn sàng thảo luận việc này.
Tuy nhiên, cần xác định rõ, công việc này bổ sung cho hệ thống tư pháp hiện có. Đó là thẩm quyền tư pháp của Ukraina mà nước Pháp đang giúp đỡ, kể cả về mặt vật chất. Pháp đã gửi nhiều nhóm điều tra tới Ukraina, để cung cấp cho Ukraina một phòng phân tích ADN và phòng phân tích thứ hai sẽ được thành lập vào tháng Tư tới. Hệ thống tư pháp các nước cũng có vai trò. Ví dụ, đã có nhiều đơn kiện lên tòa án tại Pháp và các nước khàc. Đặc biệt là tư pháp quốc tế mà cấp cao nhất là Tòa Án Hỉnh Sự Quốc Tế La Haye (CPI).
Tôi xin nhắc lại là hoàn toàn có thể truy tố kẻ đã bắn giết, kẻ ra đã ra lệnh bắn giết và kể cả kẻ đã ra lệnh xâm lược. Trong quá khứ, đã có những nguyên thủ quốc gia bị truy tố bởi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế hoặc các tòa án quốc tế tồn tại trước khi có CPI hoặc Quy chế Roma về CPI. Như vậy, có nhiều con đường pháp lý để xét xử. Cần phải làm và đó là điều cần thiết.
/* nguồn: https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%...3c-ukraina