2022-11-06, 06:16 AM
Vợ chồng blogger bội thu nấm sau chục ngày
Nhờ đảm bảo độ ẩm, làm kỹ giá thể cho nấm bào ngư, nấm chân dài...; cặp vợ chồng blogger liên tục có nấm 'ăn không xuể'.
Vợ chồng blogger hái nấm bào ngư, sơ chế và dùng làm nguyên liệu chế biến món mì lạnh
Khoảng tháng 6, vợ chồng blogger Ngọc Ánh - Lê Ngọc thử sức với chuyện trồng nấm tại gia và hiện tại đã thuần thục với việc trồng nấm, bội thu từ hơn 100 phôi nấm giống. Sau khi liên tục thu hoạch các khay nấm đầy ắp, cặp vợ chồng đã đúc kết được nhiều bí quyết bổ ích.
Tìm hiểu thật kỹ về loại nấm định trồng
Trước khi bắt tay vào trồng, anh Ngọc Ánh đã dành hàng giờ xem YouTube, tham khảo nhiều nguồn về quy trình trồng nấm tại nhà, các loại nấm khác nhau, môi trường thích hợp cho nấm phát triển, các trường hợp hư hỏng và cách xử lý...
Advertisement
Sau đó, cặp vợ chồng mua các bịch phôi nấm về trồng từ đại lý với hơn 100 phôi nấm gồm: nấm bào ngư, nấm hồng ngọc, nấm chân dài, nấm mối đen. Do quá trình lâu nhất là ủ phôi nấm đã được đa số đại lý làm sẵn nên cặp vợ chồng thường chỉ tốn từ một đến hai tuần để có nấm ăn. "Tuy nhiên, khi bạn nhận được bịch phôi nấm còn đang ủ tơ (rễ của nấm) dang dở thì thời gian có nấm ăn sẽ lâu hơn", cả ha
Cách trồng và chăm sóc
Cặp vợ chồng dùng phòng trống trong nhà để làm phòng trồng nấm. "Nếu nhà bạn không có nhiều không gian, bạn để phôi nấm ở một góc nào đó rồi quây kín bằng phông bạt, lưới lan... miễn sao tránh nắng trực tiếp, gió lùa nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí và đủ ánh sáng. Tức là, ánh sáng đủ để bạn đọc sách sẽ trồng nấm được, thiếu ánh sáng nấm nhợt nhạt và vị nấm lạt", cả hai cho hay.
Giá thể trồng nấm loại rẻ có thể là một trong các nguyên liệu: cát đen, cát vàng, mụn xơ dừa. Cặp vợ chồng lưu ý bạn cần xử lý kĩ trước khi trồng bằng cách rửa sạch, phơi nắng để diệt mầm bệnh, giúp nấm không bị bệnh. Sau khi thu hoạch nấm, phần phôi nấm có thể đem xử lý (phơi nắng, ủ nấm đối kháng...) để làm giá thể trồng cây.
Người trồng cần chăm tưới, đảm bảo độ ẩm cho nấm phát triển. Một điều lưu ý là anh Ngọc Ánh luôn dùng bình phun sương, chủ yếu phun tưới ra môi trường xung quanh, giúp tạo độ ẩm vừa đủ mà không làm ướt đẫm phôi nấm. Nếu phôi mốc nhẹ, bạn có thể dùng dao gọt bỏ phần bị mốc đi.
"Có thể vận dụng óc sáng tạo để việc trồng nấm thêm thú vị", cả hai cho hay. Ví dụ, thay vì để nấm phát triển từ những túi phôi bằng ni lông, bạn có thể đổi sang trồng nấm trong thùng gỗ. Ngoài ra, bạn có thể dùng thùng carton kết hợp với nylon bọc thực phẩm, giỏ mây, hoặc hộc tủ quần áo cũ bỏ đi... để làm "nhà" cho nấm. Anh Ánh còn có cách làm sáng tạo là đã xếp các túi phôi theo chiều thẳng đứng vào thùng gỗ và đổ đá perlite (như trong video đầu bài viết) phủ kín những khe hở, rải thêm trên mặt một lớp mỏng 3-5cm.
Advertisement
Advertisemen
"Dù vậy, không phải gỗ nào cũng như nhau, bạn cần chọn loại gỗ tốt và xử lý chống thấm thật kĩ. Nếu dùng gỗ công nghiệp không xử lý cẩn thận, chúng chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn", cả hai bổ sung.
Cách xử lý khi gặp sự cố
Do trồng nấm từ số 0 nên đã có lần, cặp vợ chồng gặp thất bại. Lúc mới nhận phôi nấm, do cả hai để một số phôi đang ủ tơ vào nơi ẩm ướt nên phôi mốc xanh, đen. Từ lần đó, cả hai luôn nhớ để phôi nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát khi ủ tơ nấm và đến nay, nấm cho thu hoạch tốt, có thể làm được đủ món, "ăn mãi không hết".
Ngoài ra, việc vận chuyển trong mùa dịch gặp khó khăn nên có lúc cặp vợ chồng phải nhận phôi lỗi, bịch thủng... khiến khí vào, dẫn đến cảnh nấm không chỉ mọc ở cổ phôi mà tràn lan khắp xung quanh từ trên xuống dưới. "Khi gặp trường hợp này, bạn cần cắt bỏ bọc phôi, gạt bỏ hết nấm xung quanh và trồng lại trong thùng", cả hai nói.
Mỗi khi thu hoạch xong nấm, chị Lê Ngọc sẽ bảo quản số nấm chưa dùng tới và có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như: ngô xào củ sen và nấm mối, súp kem nấm, cơm bò xốt nấm hạt sen, cuốn đậu phụ nấm, cơm gạo lứt bí đỏ - nấm... Khi thưởng thức nấm do chính tay mình trồng, chị Lê Ngọc cảm nhận nấm tươi ngon, có vị ngọt hơn mua ngoài.
Ngọc Ánh và Lê Ngọc kết hôn vào năm 2013, kinh doanh đồ dùng nhà bếp, đã thực hiện nhiều dự án về du lịch, ẩm thực, lối sống. Cả hai lập fanpage "Nhà Có Hai Người", trong đó Ngọc Ánh chụp hình, quay phim; Lê Ngọc viết nội dung. Fanpage hiện có gần 500.000 lượt theo dõi thường xuyên.[/size]
.
Nhờ đảm bảo độ ẩm, làm kỹ giá thể cho nấm bào ngư, nấm chân dài...; cặp vợ chồng blogger liên tục có nấm 'ăn không xuể'.
Vợ chồng blogger hái nấm bào ngư, sơ chế và dùng làm nguyên liệu chế biến món mì lạnh
Khoảng tháng 6, vợ chồng blogger Ngọc Ánh - Lê Ngọc thử sức với chuyện trồng nấm tại gia và hiện tại đã thuần thục với việc trồng nấm, bội thu từ hơn 100 phôi nấm giống. Sau khi liên tục thu hoạch các khay nấm đầy ắp, cặp vợ chồng đã đúc kết được nhiều bí quyết bổ ích.
Tìm hiểu thật kỹ về loại nấm định trồng
Trước khi bắt tay vào trồng, anh Ngọc Ánh đã dành hàng giờ xem YouTube, tham khảo nhiều nguồn về quy trình trồng nấm tại nhà, các loại nấm khác nhau, môi trường thích hợp cho nấm phát triển, các trường hợp hư hỏng và cách xử lý...
Advertisement
Sau đó, cặp vợ chồng mua các bịch phôi nấm về trồng từ đại lý với hơn 100 phôi nấm gồm: nấm bào ngư, nấm hồng ngọc, nấm chân dài, nấm mối đen. Do quá trình lâu nhất là ủ phôi nấm đã được đa số đại lý làm sẵn nên cặp vợ chồng thường chỉ tốn từ một đến hai tuần để có nấm ăn. "Tuy nhiên, khi bạn nhận được bịch phôi nấm còn đang ủ tơ (rễ của nấm) dang dở thì thời gian có nấm ăn sẽ lâu hơn", cả ha
Cách trồng và chăm sóc
Khay nấm bào ngư đầy ắp của cặp vợ chồng trẻ, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cặp vợ chồng dùng phòng trống trong nhà để làm phòng trồng nấm. "Nếu nhà bạn không có nhiều không gian, bạn để phôi nấm ở một góc nào đó rồi quây kín bằng phông bạt, lưới lan... miễn sao tránh nắng trực tiếp, gió lùa nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí và đủ ánh sáng. Tức là, ánh sáng đủ để bạn đọc sách sẽ trồng nấm được, thiếu ánh sáng nấm nhợt nhạt và vị nấm lạt", cả hai cho hay.
Giá thể trồng nấm loại rẻ có thể là một trong các nguyên liệu: cát đen, cát vàng, mụn xơ dừa. Cặp vợ chồng lưu ý bạn cần xử lý kĩ trước khi trồng bằng cách rửa sạch, phơi nắng để diệt mầm bệnh, giúp nấm không bị bệnh. Sau khi thu hoạch nấm, phần phôi nấm có thể đem xử lý (phơi nắng, ủ nấm đối kháng...) để làm giá thể trồng cây.
Người trồng cần chăm tưới, đảm bảo độ ẩm cho nấm phát triển. Một điều lưu ý là anh Ngọc Ánh luôn dùng bình phun sương, chủ yếu phun tưới ra môi trường xung quanh, giúp tạo độ ẩm vừa đủ mà không làm ướt đẫm phôi nấm. Nếu phôi mốc nhẹ, bạn có thể dùng dao gọt bỏ phần bị mốc đi.
"Có thể vận dụng óc sáng tạo để việc trồng nấm thêm thú vị", cả hai cho hay. Ví dụ, thay vì để nấm phát triển từ những túi phôi bằng ni lông, bạn có thể đổi sang trồng nấm trong thùng gỗ. Ngoài ra, bạn có thể dùng thùng carton kết hợp với nylon bọc thực phẩm, giỏ mây, hoặc hộc tủ quần áo cũ bỏ đi... để làm "nhà" cho nấm. Anh Ánh còn có cách làm sáng tạo là đã xếp các túi phôi theo chiều thẳng đứng vào thùng gỗ và đổ đá perlite (như trong video đầu bài viết) phủ kín những khe hở, rải thêm trên mặt một lớp mỏng 3-5cm.
Advertisement
Advertisemen
"Dù vậy, không phải gỗ nào cũng như nhau, bạn cần chọn loại gỗ tốt và xử lý chống thấm thật kĩ. Nếu dùng gỗ công nghiệp không xử lý cẩn thận, chúng chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn", cả hai bổ sung.
Cách xử lý khi gặp sự cố
Anh Ánh khoe nấm chân dài mới thu hoạch. Nấm có độ giòn, dai như thạch.
[size=undefined]Do trồng nấm từ số 0 nên đã có lần, cặp vợ chồng gặp thất bại. Lúc mới nhận phôi nấm, do cả hai để một số phôi đang ủ tơ vào nơi ẩm ướt nên phôi mốc xanh, đen. Từ lần đó, cả hai luôn nhớ để phôi nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát khi ủ tơ nấm và đến nay, nấm cho thu hoạch tốt, có thể làm được đủ món, "ăn mãi không hết".
Ngoài ra, việc vận chuyển trong mùa dịch gặp khó khăn nên có lúc cặp vợ chồng phải nhận phôi lỗi, bịch thủng... khiến khí vào, dẫn đến cảnh nấm không chỉ mọc ở cổ phôi mà tràn lan khắp xung quanh từ trên xuống dưới. "Khi gặp trường hợp này, bạn cần cắt bỏ bọc phôi, gạt bỏ hết nấm xung quanh và trồng lại trong thùng", cả hai nói.
Mỗi khi thu hoạch xong nấm, chị Lê Ngọc sẽ bảo quản số nấm chưa dùng tới và có thể dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như: ngô xào củ sen và nấm mối, súp kem nấm, cơm bò xốt nấm hạt sen, cuốn đậu phụ nấm, cơm gạo lứt bí đỏ - nấm... Khi thưởng thức nấm do chính tay mình trồng, chị Lê Ngọc cảm nhận nấm tươi ngon, có vị ngọt hơn mua ngoài.
Ngọc Ánh và Lê Ngọc kết hôn vào năm 2013, kinh doanh đồ dùng nhà bếp, đã thực hiện nhiều dự án về du lịch, ẩm thực, lối sống. Cả hai lập fanpage "Nhà Có Hai Người", trong đó Ngọc Ánh chụp hình, quay phim; Lê Ngọc viết nội dung. Fanpage hiện có gần 500.000 lượt theo dõi thường xuyên.[/size]
Hằng Trần
Ảnh, video: Facebook Nhà Có Hai Người
Ảnh, video: Facebook Nhà Có Hai Người
.
Be Vegan, make peace.