2022-10-21, 03:07 AM
Niệm chết
Maranasati (Mindfulness on Death)
Cái chết gần gũi với ta ngay trong hơi thở.
-- Ajahn Chah
ANUSSATI - Tùy niệm, niệm, quán niệm, quán tưởng
Recollection, meditation, contemplation
1) Niệm Phật (Buddhānussati)
2) Niệm Pháp (Dhammānussati)
3) Niệm Tăng (Sanghānussati)
4) Niệm Giới (Sīlānussati)
5) Niệm Thí (Cāgānussati)
6) Niệm Thiên (Devatānussati)
7) Niệm Chết (Maranasati)
8) Niệm Thân (Kāyagatāsati)
9) Niệm Hơi thở (Ānāpānasati)
10) Niệm An tịnh (Upasamānussati)
Tăng chi, phẩm Một Pháp (AN 1:296-305):
– Chính một pháp này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
"Chết là chắc chắn, điều không chắc chắn là không biết chết lúc nào và chết bằng cách nào" (Vô danh)
Tóm tắt lời Phật dạy về niệm chết:
Niệm chết nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Hãy tu tập niệm chết như sau: – “Mong rằng trong khoảng thời gian ngắn như nhai và nuốt một muỗng thức ăn, hay trong khoảng thời gian ngắn như khi thở vào thở ra, tôi vẫn chú tâm đến lời dạy của Thế Tôn.” Như vậy là sống không phóng dật, tu tập sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc. (AN 6:19)
Khi ngày vừa tàn và đêm bắt đầu, hãy suy tư: – “Ta có thể chết trong đêm nay vì nhiều lý do. Do vậy, ta phải nỗ lực đoạn tận các pháp bất thiện, và hoan hỷ học tập trong các pháp thiện.” Khi đêm vừa tàn và ngày bắt đầu, hãy suy tư: – “Ta có thể chết trong ngày hôm nay vì nhiều lý do. Do vậy, ta phải nỗ lực đoạn tận các pháp bất thiện, và hoan hỷ học tập trong các pháp thiện.” Niệm chết nếu được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. (AN 6:20)
Niệm Chết (1) (AN 6:19)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Một thời, Thế Tôn trú ở Nādika, tại Ginjakāvasattha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu: "Này các Tỳ-khưu"
"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỳ-khưu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
“Niệm chết, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Này các Tỳ-khưu, các Thầy hãy tu tập niệm chết.”
(1) Ðược nói vậy, một Tỳ-khưu bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con có tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng ta sống ngày và đêm tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
(2) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
(3) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
(4) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
(5) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
(6) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Cho đến khi nào, sau khi thở vào, ta thở ra, hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với các vị Tỳ-khưu ấy:
- Này các Tỳ-khưu, (1) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống ngày và đêm, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". (2) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". (3) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". (4) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". Những Tỳ-khưu ấy được gọi là những vị sống phóng dật, tu tập niệm chết không sắc sảo để đoạn diệt các lậu hoặc.
Nhưng này các Tỳ-khưu, (5) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". (6) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào sau khi thở vào, ta thở ra hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". Những Tỳ-khưu ấy được gọi là những vị sống không phóng dật, tu tập rất sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc.
Do vậy, này các Tỳ-khưu, các Thầy cần phải tu học như sau: “Hãy sống không phóng dật! Ta sẽ tu tập một cách sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc.” Như vậy, này các Tỳ-khưu, các Thầy cần phải học tập.
Niệm Chết (2) (AN 6:20)
Một thời, Thế Tôn trú ở Nādika, tại Ginjakāvasatha. Tại đấy, Thế Tôn dạy các Tỳ-khưu:
- Niệm chết, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Tu tập niệm chết như thế nào, làm cho sung mãn niệm chết như thế nào thời đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử?
Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu khi ngày vừa tàn và đêm vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều. (1) Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ trở ngại cho ta. (2) Ta có thể vấp ngã và té xuống. (3) Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay (4) mật có thể khuấy động ta, (5) đàm có thể khuấy động ta. (6) Các cơn gió sắc như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta.”
Tỳ-khưu ấy cần phải suy xét như sau: "Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Nếu Tỳ-khưu trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: "Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta", thì Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Ví như áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác.
Nếu Tỳ-khưu ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: "Ta không có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều. (1) Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ trở ngại cho ta. (2) Ta có thể vấp ngã và té xuống. (3) Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay (4) mật có thể khuấy động ta, (5) đàm có thể khuấy động ta. (6) Các cơn gió sắc như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta.”
Tỳ-khưu ấy cần phải suy xét như sau: "Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Nếu Tỳ-khưu trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: "Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta", thì Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Ví như áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác.
Nếu Tỳ-khưu ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: "Ta không có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
Này các Tỳ-khưu, niệm chết, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thì được quả lớn, được lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.
Niệm Chết
Thanh Tịnh Đạo, Chương VIII, Luận sư Buddhaghosa
Tập niệm chết thường xuyên, như hướng dẫn trong cuốn Thanh Tịnh Đạo.Tóm lược:
Một người muốn tu tập phép quán này, cần đi vào độc cư và luyện sự tác ý một cách có trí tuệ như sau: "Chết sẽ xảy đến, mạng căn sẽ bị gián đoạn", hay: "Chết, chết".... Hành giả nên nhìn chỗ này chỗ kia, những người đã bị giết hoặc đã chết, và tác ý đến cái chết của những hữu tình đã chết mà trước đây mình đã trông thấy chúng hưởng thọ các lạc, tưởng nghĩ như vậy với chánh niệm, với một ý thức khẩn trương và với tri kiến, sau đó hành giả có thể tác ý: "Cái chết sẽ xảy đến, mạng căn sẽ bị gián đoạn". Làm như vậy, vi ấy tu tập niệm chết một cách có trí tuệ. Nghĩa là vị ấy tu tập niệm chết như là một phương tiện chính đáng.
Khi một người tu tập niệm chết như vậy, thì những triền cái của chúng được điều phục, niệm được an trú với cái chết làm đối tượng, và đề mục thiền, đạt đến cận hành định.
Những người nào nhận thấy niệm chết không tiến xa đến mức ấy, thì hãy niệm chết theo tám cách như sau: (1) Có sự xuất hiện của một kẻ sát nhân, (2) Sự thành công bị phá sản, (3) So sánh, (4) Thân thể bị san sẻ với nhiều chúng sinh, (5) Mạng sống mong manh, (6) Vô tướng, (7) Sự giới hạn của đời người, (8) Sự ngắn ngủi của sát na.
(1) Có sự xuất hiện của một kẻ sát nhân: Vị ấy nên tưởng thế này: "Cũng như một kẻ sát nhân xuất hiện với cây gươm, nghĩ ta sẽ chặt đầu người này, rồi kề gươm vào cổ người ấy, cũng vậy, cái chết xuất hiện như thế". Tại sao? Vì cái chết cùng đến với sự sinh ra và cái chết đoạt mạng sống. Cái chết này, đi kèm với sinh, thật giống như một kẻ sát nhân với cây kiếm chực sẵn. Và giống như kẻ sát nhân kề gươm vào cổ, cái chết đoạn mất mạng sống và không bao giờ đem trở lại mạng sống. Do vậy, cái chết xuất hiện như một kẻ sát nhân với cây gươm chực sẵn, khi nó đã đi cùng với sinh và đoạt mất mạng sống, ta phải tưởng đến cái chết "như dạng một kẻ sát nhân".
(2) Như sự thành công bị phá sản: Tưởng đến cái chết như "như sự phá sản mọi sự nghiệp", bằng cách xem cái chết là vố phá sản cuối cùng của mọi thành công trên đời -- kể cả sức khỏe, tuổi trẻ.
(3) Bằng cách so sánh là so sánh mình với những kẻ khác: Ở đây, chết cần được tưởng bằng cách so sánh theo 7 hạng: so với hạng người có danh vọng lớn, công đức lớn, sức mạnh lớn, thần thông lớn, trí tuệ lớn, với Ðộc giác và với Chư Phật. Tất cả đều phải chết.
(Riêng đối với cá nhân tôi, mỗi khi đi dự đám tang hay được thông báo có người qua đời, tôi đến đó, lặng lẻ ngắm nhìn người chết, suy tư rằng rồi một ngày nào đó, không sớm thì muộn, mình cũng như thế nầy ...)
(4) Về sự san sẻ thân xác với nhiều chúng sanh: Cái thân này được nhiều chúng sinh cộng trú. Nơi thân này, có các loại chúng sinh sống bám vào để sinh sống. Và tại đấy chúng sinh già, chết, bài tiết phẩn tiểu, thân thể là nhà bảo sanh của chúng, là dưỡng đường của chúng, nghĩa địa của chúng, chỗ đại tiện, tiểu tiện của chúng. Thân thể cũng có thể đi đến chết chóc vì một cuộc nổi loạn của những sâu bọ này. Không những thân này được san sẻ với sâu bọ, mà còn san sẻ với hàng trăm thứ bệnh nội thương và nhiều nguyên nhân gây ra chết chóc từ bên ngoài như rắn rết, bò cạp, v.v...
(5) Về sự mong manh của đời sống: sự sống này bất lực và mong manh. Và đời sống con người gắn liền với hơi thở, gắn liền với những uy nghi đi đứng nằm ngồi, gắn liền với lạnh và nóng, gắn liền với tứ đại, gắn liền với thức ăn.
Sự sống chỉ xảy ra khi hơi thở vào và hơi thở ra có đều đặn. Nhưng khi hơi gió trong lỗ mũi đã đi ra mà không vào lại, và khi nó đi vào mà không ra lại, thì khi ấy một con người được kể là đã chết.
Sự sống cũng chỉ có, khi bốn uy nghi được điều hoà, khi một trong bốn uy nghi trội hẳn ba cái kia, thì sự sống bị gián đoạn.
Sự sống cũng chỉ có khi nóng lạnh điều hoà. Khi quá nóng hoặc quá lạnh thì con người không thể sống.
Sự sống cũng chỉ xảy đến khi bốn đại điều hoà. Nhưng với sự rối loạn của một đại, ngay cả một người mạnh cũng có thể chết.
Và sự sống cũng chỉ xảy ra nơi một người được thực phẩm đúng thời, nếu không được ăn, thì hết sống.
(6) Vô tướng (signless): nghĩa là không thể xác định (indefinable), không thể đoán trước được (unpredictable).
Thọ mạng không có tướng, vì không thể định đoạt những điều sau: phải sống chừng ấy thời gian, không nhiều hơn.
Bệnh không có tướng, vì không thể định như sau: các hữu tình chỉ chết vì bệnh này, không chết vì bệnh nào khác. Chúng sinh thường chết vì đủ thứ bệnh.
Thời gian không có tướng, vì không thể định đoạt rằng ta phải chết vào lúc này, không vào lúc nào khác. Vì các hữu tình có thể chết bất cứ vào thời khoảng nào, sáng trưa chiều tối.
Nơi chốn thân xác sẽ được đặt xuống cũng không có tướng, bởi vì không thể định rằng, khi người ta chết, chúng phải để thây của chúng nằm xuống tại chỗ này, không chỗ nào khác. Vì người sinh trong làng có thể chết để thây ở ngoài làng, người sinh ngoài làng, có thể chết để thây trong làng. Cũng thế, có kẻ sinh ra trên nước mà chết để thây trên đất, có kẻ sinh ra trên đất, chết để thân trên nước. Tương tự nhiều cách.
Số phận cũng không tướng, vì không thể định rằng một kẻ chết chỗ kia phải tái sinh tại chỗ này. Vì có người chết từ thiên giới mà tái sinh ở cõi người, có người chết ở nhân gian mà tái sinh ở cõi trời v.v... Và với cách ấy thế giới xoay vần, chúng sinh xoay chuyển trong năm sanh thú (cõi) như con bò được gắn vào một cái máy.
(7) Giới hạn của đời người: Cõi người ngày nay có giới hạn ngắn ngủi. Một người sống lâu cũng chỉ sống trên dưới một trăm tuổi.
Do đó đức Thế tôn nói: "Này các tỳ-khưu, đời người ngắn ngủi. Có đời sống mới phải đi đến, có các nghiệp thiện phải làm, có đời phạm hạnh phải được sống. Ðối với cái gì đã sinh ra, không có chuyện không chết. Người nào sống lâu cũng chỉ sống trên dưới một trăm năm".
"Và này các tỳ-khưu, khi một tỳ-khưu tu tập niệm chết như sau: Mong rằng ta sống thời gian nhai nuốt một miếng ăn, tác ý đến lời dạy của Thế tôn, như vậy ta đã làm nhiều". Khi một tỳ-khưu tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống khoảng thời gian hơi thở vào ra, hay trong khoảng thời gian hơi thở ra vào, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, như vậy ta đã làm nhiều". Ðây gọi là những tỳ-khưu trú trong tinh cần, sắc bén tu tập niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc".
Cuộc đời quả thật ngắn ngủi đến độ không chắc nó có kéo dài trong khoảng kịp nhai nuốt bốn hay năm miếng. Đây là niệm chết bằng cách tưởng đến thời khắc ngắn ngủi.
(8) Về tánh cách ngắn ngủi trong sát-na: Nói cho cùng, đời sống chúng sinh vô cùng ngắn ngủi chỉ trong khoảng một niệm. Như cái bánh xe, khi lăn chỉ lăn trên một điểm và khi nghỉ cũng chỉ nghỉ trên một điểm (điểm tiếp giáp với mặt đất), cũng thế, đời sống của chúng sinh chỉ kéo dài trong khoảng một niệm. Khi niệm ấy qua đi, chúng sinh ấy được coi như đã chấm dứt, như lời trích dẫn sau đây: "Trong một niệm quá khứ nó đã sống, khi ấy nó không có mặt trong hiện tại, mà cũng không có trong vị lai. Trong một niệm vị lai nó sẽ sống, khi ấy nói không có mặt trong hiện tại hay quá khứ. Và trong niệm hiện tại, nó đang sống, thì nó không có mặt trong quá khứ hay vị lai".
Kết luận:
Một tỳ-khưu niệm chết luôn luôn tinh cần tinh tấn. Vị ấy được sự không tham luyến đối với bất cứ loại hiện hữu nào. Vị ấy chinh phục được sự bám víu vào đời sống. Vị ấy thống trách ác pháp và tránh tích trữ nhiều. Vị ấy không bị cấu uế của lòng tham bốn vật dụng. Vô thường tưởng dần dần phát triển trong tâm vị ấy, và theo sau đó là tưởng về khổ và vô ngã. Trong khi những chúng sinh chưa tu tập, tư tưởng thường là nạn nhân của hãi hùng, kinh sợ, bối rối vào lúc chết, như thể thình lình bị dã thú vồ, bị ma quỷ bắt, rắn mổ, kẻ cướp hay sát nhân sấn tời, thì người tu tập niệm chết ngược lại, chết một cách tỉnh giác không vọng tưởng, vô uý, không rơi vào bất cứ một tình trạng nào như trên. Và cho dù không đạt đến bất tử ngay trong hiện tại, ít ra vị ấy cũng hướng đến một cõi tốt đẹp khi thân hoại mạng chung.
acer one 10 keyboard problem
9 điều quán tưởng về Chết
Larry Rosenberg
Barre Center for Buddhist Studies
a) Thinking of the inevitability of death;
b) Thinking about the uncertainty of when you will die;
c) Thinking about how nothing can help when you die, except the practice of Dharma.
THE INEVITABILITY OF DEATH - CHẾT KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC
1) Everyone has to die - Mọi người đều phải chết
2) Our life span is decreasing continuously - Tuổi thọ của ta ngày càng ngắn lại
3) Death will come regardless of whether or not we have made the time to practice Dharma - Cái chết sẽ đến cho dù ta có hay không có thực hành Phật Pháp
THE UNCERTAINTY OF THE TIME OF DEATH - KHÔNG BIẾT CHẮC CHẮN LÀ CHẾT LÚC NÀO
4) Human life expectancy is uncertain - Tuổi thọ con người là không xác định
5) There are many causes of death - Có nhiều nguyên nhân gây ra cái chết
6) The human body is very fragile - Thân thể con người rất mong manh
THE FACT THAT ONLY THE PRACTICE OF DHARMA CAN HELP US AT THE TIME OF DEATH - CHỈ CÓ THỰC HÀNH PHẬT PHÁP LÀ GIÚP TA KHI CHẾT
7) At the time of death our wealth cannot help us - Lúc chết, tài sản của ta không giúp gì được
8) Our loved ones cannot help - Lúc chết, người thân của ta không giúp gì được
9) Our own body cannot help - Lúc chết, thân thể của ta không giúp gì được
-ooOoo-
(...) Remembering that I’ll be dead soon is the most important tool I’ve ever encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything — all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure — these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose. You are already naked. There is no reason not to follow your heart.
(…) No one wants to die. Even people who want to go to heaven don’t want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life’s change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true.
Your time is limited, so don’t waste it living someone else’s life. Don’t be trapped by dogma — which is living with the results of other people’s thinking. Don’t let the noise of others’ opinions drown out your own inner voice. And most important, have the courage to follow your heart and intuition. They somehow already know what you truly want to become. Everything else is secondary.
- Steve Jobs (1955-2011)
(...) Luôn nhớ rằng không bao lâu nữa mình sẽ chết là công cụ quan trọng nhất mà tôi đã dùng để có những chọn lựa quan trọng cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả mọi điều — từ sự kỳ vọng bên ngoài, tất cả mọi niềm tự hào, nỗi lo sợ với tủi hổ hay thất bại — tất cả sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng. Nhớ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh khỏi cạm bẫy nghĩ rằng ta phải mất đi một cái gì đó. Bạn hoàn toàn trơ trọi. Không có lý do gì để bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim mình.
(…) Không ai muốn chết. Thậm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết để được lên đó. Và cái chết là điểm đến chung cho tất cả chúng ta. Không ai có thể thoát khỏi. Và đó là điều tất yếu, vì cái Chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc Sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc Sống. Nó loại đi cái cũ để mở đường cho cái mới. Ngay lúc này, các bạn là cái mới, nhưng sẽ không bao lâu, các bạn dần dần trở nên cũ xưa, và sẽ bị loại bỏ. Tôi xin lỗi vì có vẻ quá bi thảm, nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đừng phí thời gian để sống cuộc đời của người khác. Đừng nhốt mình trong những giáo điều – sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm ồn ào của người khác lấn át tiếng nói bên trong của chính mình. Và điều quan trọng nhất là hãy có can đảm đi theo lời mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
https://budsas.net/dlpp/bai96/index.htm
Maranasati (Mindfulness on Death)
Cái chết gần gũi với ta ngay trong hơi thở.
-- Ajahn Chah
ANUSSATI - Tùy niệm, niệm, quán niệm, quán tưởng
Recollection, meditation, contemplation
1) Niệm Phật (Buddhānussati)
2) Niệm Pháp (Dhammānussati)
3) Niệm Tăng (Sanghānussati)
4) Niệm Giới (Sīlānussati)
5) Niệm Thí (Cāgānussati)
6) Niệm Thiên (Devatānussati)
7) Niệm Chết (Maranasati)
8) Niệm Thân (Kāyagatāsati)
9) Niệm Hơi thở (Ānāpānasati)
10) Niệm An tịnh (Upasamānussati)
Tăng chi, phẩm Một Pháp (AN 1:296-305):
– Chính một pháp này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
"Chết là chắc chắn, điều không chắc chắn là không biết chết lúc nào và chết bằng cách nào" (Vô danh)
Tóm tắt lời Phật dạy về niệm chết:
Niệm chết nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Hãy tu tập niệm chết như sau: – “Mong rằng trong khoảng thời gian ngắn như nhai và nuốt một muỗng thức ăn, hay trong khoảng thời gian ngắn như khi thở vào thở ra, tôi vẫn chú tâm đến lời dạy của Thế Tôn.” Như vậy là sống không phóng dật, tu tập sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc. (AN 6:19)
Khi ngày vừa tàn và đêm bắt đầu, hãy suy tư: – “Ta có thể chết trong đêm nay vì nhiều lý do. Do vậy, ta phải nỗ lực đoạn tận các pháp bất thiện, và hoan hỷ học tập trong các pháp thiện.” Khi đêm vừa tàn và ngày bắt đầu, hãy suy tư: – “Ta có thể chết trong ngày hôm nay vì nhiều lý do. Do vậy, ta phải nỗ lực đoạn tận các pháp bất thiện, và hoan hỷ học tập trong các pháp thiện.” Niệm chết nếu được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. (AN 6:20)
Niệm Chết (1) (AN 6:19)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Một thời, Thế Tôn trú ở Nādika, tại Ginjakāvasattha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu: "Này các Tỳ-khưu"
"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỳ-khưu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
“Niệm chết, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Này các Tỳ-khưu, các Thầy hãy tu tập niệm chết.”
(1) Ðược nói vậy, một Tỳ-khưu bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con có tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng ta sống ngày và đêm tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
(2) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
(3) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
(4) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
(5) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
(6) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”
- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Cho đến khi nào, sau khi thở vào, ta thở ra, hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.
Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với các vị Tỳ-khưu ấy:
- Này các Tỳ-khưu, (1) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống ngày và đêm, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". (2) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". (3) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". (4) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". Những Tỳ-khưu ấy được gọi là những vị sống phóng dật, tu tập niệm chết không sắc sảo để đoạn diệt các lậu hoặc.
Nhưng này các Tỳ-khưu, (5) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". (6) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào sau khi thở vào, ta thở ra hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". Những Tỳ-khưu ấy được gọi là những vị sống không phóng dật, tu tập rất sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc.
Do vậy, này các Tỳ-khưu, các Thầy cần phải tu học như sau: “Hãy sống không phóng dật! Ta sẽ tu tập một cách sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc.” Như vậy, này các Tỳ-khưu, các Thầy cần phải học tập.
Niệm Chết (2) (AN 6:20)
Một thời, Thế Tôn trú ở Nādika, tại Ginjakāvasatha. Tại đấy, Thế Tôn dạy các Tỳ-khưu:
- Niệm chết, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Tu tập niệm chết như thế nào, làm cho sung mãn niệm chết như thế nào thời đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử?
Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu khi ngày vừa tàn và đêm vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều. (1) Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ trở ngại cho ta. (2) Ta có thể vấp ngã và té xuống. (3) Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay (4) mật có thể khuấy động ta, (5) đàm có thể khuấy động ta. (6) Các cơn gió sắc như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta.”
Tỳ-khưu ấy cần phải suy xét như sau: "Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Nếu Tỳ-khưu trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: "Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta", thì Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Ví như áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác.
Nếu Tỳ-khưu ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: "Ta không có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều. (1) Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ trở ngại cho ta. (2) Ta có thể vấp ngã và té xuống. (3) Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay (4) mật có thể khuấy động ta, (5) đàm có thể khuấy động ta. (6) Các cơn gió sắc như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta.”
Tỳ-khưu ấy cần phải suy xét như sau: "Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Nếu Tỳ-khưu trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: "Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta", thì Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Ví như áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác.
Nếu Tỳ-khưu ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: "Ta không có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.
Này các Tỳ-khưu, niệm chết, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thì được quả lớn, được lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.
Niệm Chết
Thanh Tịnh Đạo, Chương VIII, Luận sư Buddhaghosa
Tập niệm chết thường xuyên, như hướng dẫn trong cuốn Thanh Tịnh Đạo.Tóm lược:
Một người muốn tu tập phép quán này, cần đi vào độc cư và luyện sự tác ý một cách có trí tuệ như sau: "Chết sẽ xảy đến, mạng căn sẽ bị gián đoạn", hay: "Chết, chết".... Hành giả nên nhìn chỗ này chỗ kia, những người đã bị giết hoặc đã chết, và tác ý đến cái chết của những hữu tình đã chết mà trước đây mình đã trông thấy chúng hưởng thọ các lạc, tưởng nghĩ như vậy với chánh niệm, với một ý thức khẩn trương và với tri kiến, sau đó hành giả có thể tác ý: "Cái chết sẽ xảy đến, mạng căn sẽ bị gián đoạn". Làm như vậy, vi ấy tu tập niệm chết một cách có trí tuệ. Nghĩa là vị ấy tu tập niệm chết như là một phương tiện chính đáng.
Khi một người tu tập niệm chết như vậy, thì những triền cái của chúng được điều phục, niệm được an trú với cái chết làm đối tượng, và đề mục thiền, đạt đến cận hành định.
Những người nào nhận thấy niệm chết không tiến xa đến mức ấy, thì hãy niệm chết theo tám cách như sau: (1) Có sự xuất hiện của một kẻ sát nhân, (2) Sự thành công bị phá sản, (3) So sánh, (4) Thân thể bị san sẻ với nhiều chúng sinh, (5) Mạng sống mong manh, (6) Vô tướng, (7) Sự giới hạn của đời người, (8) Sự ngắn ngủi của sát na.
(1) Có sự xuất hiện của một kẻ sát nhân: Vị ấy nên tưởng thế này: "Cũng như một kẻ sát nhân xuất hiện với cây gươm, nghĩ ta sẽ chặt đầu người này, rồi kề gươm vào cổ người ấy, cũng vậy, cái chết xuất hiện như thế". Tại sao? Vì cái chết cùng đến với sự sinh ra và cái chết đoạt mạng sống. Cái chết này, đi kèm với sinh, thật giống như một kẻ sát nhân với cây kiếm chực sẵn. Và giống như kẻ sát nhân kề gươm vào cổ, cái chết đoạn mất mạng sống và không bao giờ đem trở lại mạng sống. Do vậy, cái chết xuất hiện như một kẻ sát nhân với cây gươm chực sẵn, khi nó đã đi cùng với sinh và đoạt mất mạng sống, ta phải tưởng đến cái chết "như dạng một kẻ sát nhân".
(2) Như sự thành công bị phá sản: Tưởng đến cái chết như "như sự phá sản mọi sự nghiệp", bằng cách xem cái chết là vố phá sản cuối cùng của mọi thành công trên đời -- kể cả sức khỏe, tuổi trẻ.
(3) Bằng cách so sánh là so sánh mình với những kẻ khác: Ở đây, chết cần được tưởng bằng cách so sánh theo 7 hạng: so với hạng người có danh vọng lớn, công đức lớn, sức mạnh lớn, thần thông lớn, trí tuệ lớn, với Ðộc giác và với Chư Phật. Tất cả đều phải chết.
(Riêng đối với cá nhân tôi, mỗi khi đi dự đám tang hay được thông báo có người qua đời, tôi đến đó, lặng lẻ ngắm nhìn người chết, suy tư rằng rồi một ngày nào đó, không sớm thì muộn, mình cũng như thế nầy ...)
(4) Về sự san sẻ thân xác với nhiều chúng sanh: Cái thân này được nhiều chúng sinh cộng trú. Nơi thân này, có các loại chúng sinh sống bám vào để sinh sống. Và tại đấy chúng sinh già, chết, bài tiết phẩn tiểu, thân thể là nhà bảo sanh của chúng, là dưỡng đường của chúng, nghĩa địa của chúng, chỗ đại tiện, tiểu tiện của chúng. Thân thể cũng có thể đi đến chết chóc vì một cuộc nổi loạn của những sâu bọ này. Không những thân này được san sẻ với sâu bọ, mà còn san sẻ với hàng trăm thứ bệnh nội thương và nhiều nguyên nhân gây ra chết chóc từ bên ngoài như rắn rết, bò cạp, v.v...
(5) Về sự mong manh của đời sống: sự sống này bất lực và mong manh. Và đời sống con người gắn liền với hơi thở, gắn liền với những uy nghi đi đứng nằm ngồi, gắn liền với lạnh và nóng, gắn liền với tứ đại, gắn liền với thức ăn.
Sự sống chỉ xảy ra khi hơi thở vào và hơi thở ra có đều đặn. Nhưng khi hơi gió trong lỗ mũi đã đi ra mà không vào lại, và khi nó đi vào mà không ra lại, thì khi ấy một con người được kể là đã chết.
Sự sống cũng chỉ có, khi bốn uy nghi được điều hoà, khi một trong bốn uy nghi trội hẳn ba cái kia, thì sự sống bị gián đoạn.
Sự sống cũng chỉ có khi nóng lạnh điều hoà. Khi quá nóng hoặc quá lạnh thì con người không thể sống.
Sự sống cũng chỉ xảy đến khi bốn đại điều hoà. Nhưng với sự rối loạn của một đại, ngay cả một người mạnh cũng có thể chết.
Và sự sống cũng chỉ xảy ra nơi một người được thực phẩm đúng thời, nếu không được ăn, thì hết sống.
(6) Vô tướng (signless): nghĩa là không thể xác định (indefinable), không thể đoán trước được (unpredictable).
Thọ mạng không có tướng, vì không thể định đoạt những điều sau: phải sống chừng ấy thời gian, không nhiều hơn.
Bệnh không có tướng, vì không thể định như sau: các hữu tình chỉ chết vì bệnh này, không chết vì bệnh nào khác. Chúng sinh thường chết vì đủ thứ bệnh.
Thời gian không có tướng, vì không thể định đoạt rằng ta phải chết vào lúc này, không vào lúc nào khác. Vì các hữu tình có thể chết bất cứ vào thời khoảng nào, sáng trưa chiều tối.
Nơi chốn thân xác sẽ được đặt xuống cũng không có tướng, bởi vì không thể định rằng, khi người ta chết, chúng phải để thây của chúng nằm xuống tại chỗ này, không chỗ nào khác. Vì người sinh trong làng có thể chết để thây ở ngoài làng, người sinh ngoài làng, có thể chết để thây trong làng. Cũng thế, có kẻ sinh ra trên nước mà chết để thây trên đất, có kẻ sinh ra trên đất, chết để thân trên nước. Tương tự nhiều cách.
Số phận cũng không tướng, vì không thể định rằng một kẻ chết chỗ kia phải tái sinh tại chỗ này. Vì có người chết từ thiên giới mà tái sinh ở cõi người, có người chết ở nhân gian mà tái sinh ở cõi trời v.v... Và với cách ấy thế giới xoay vần, chúng sinh xoay chuyển trong năm sanh thú (cõi) như con bò được gắn vào một cái máy.
(7) Giới hạn của đời người: Cõi người ngày nay có giới hạn ngắn ngủi. Một người sống lâu cũng chỉ sống trên dưới một trăm tuổi.
Do đó đức Thế tôn nói: "Này các tỳ-khưu, đời người ngắn ngủi. Có đời sống mới phải đi đến, có các nghiệp thiện phải làm, có đời phạm hạnh phải được sống. Ðối với cái gì đã sinh ra, không có chuyện không chết. Người nào sống lâu cũng chỉ sống trên dưới một trăm năm".
"Và này các tỳ-khưu, khi một tỳ-khưu tu tập niệm chết như sau: Mong rằng ta sống thời gian nhai nuốt một miếng ăn, tác ý đến lời dạy của Thế tôn, như vậy ta đã làm nhiều". Khi một tỳ-khưu tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống khoảng thời gian hơi thở vào ra, hay trong khoảng thời gian hơi thở ra vào, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, như vậy ta đã làm nhiều". Ðây gọi là những tỳ-khưu trú trong tinh cần, sắc bén tu tập niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc".
Cuộc đời quả thật ngắn ngủi đến độ không chắc nó có kéo dài trong khoảng kịp nhai nuốt bốn hay năm miếng. Đây là niệm chết bằng cách tưởng đến thời khắc ngắn ngủi.
(8) Về tánh cách ngắn ngủi trong sát-na: Nói cho cùng, đời sống chúng sinh vô cùng ngắn ngủi chỉ trong khoảng một niệm. Như cái bánh xe, khi lăn chỉ lăn trên một điểm và khi nghỉ cũng chỉ nghỉ trên một điểm (điểm tiếp giáp với mặt đất), cũng thế, đời sống của chúng sinh chỉ kéo dài trong khoảng một niệm. Khi niệm ấy qua đi, chúng sinh ấy được coi như đã chấm dứt, như lời trích dẫn sau đây: "Trong một niệm quá khứ nó đã sống, khi ấy nó không có mặt trong hiện tại, mà cũng không có trong vị lai. Trong một niệm vị lai nó sẽ sống, khi ấy nói không có mặt trong hiện tại hay quá khứ. Và trong niệm hiện tại, nó đang sống, thì nó không có mặt trong quá khứ hay vị lai".
Kết luận:
Một tỳ-khưu niệm chết luôn luôn tinh cần tinh tấn. Vị ấy được sự không tham luyến đối với bất cứ loại hiện hữu nào. Vị ấy chinh phục được sự bám víu vào đời sống. Vị ấy thống trách ác pháp và tránh tích trữ nhiều. Vị ấy không bị cấu uế của lòng tham bốn vật dụng. Vô thường tưởng dần dần phát triển trong tâm vị ấy, và theo sau đó là tưởng về khổ và vô ngã. Trong khi những chúng sinh chưa tu tập, tư tưởng thường là nạn nhân của hãi hùng, kinh sợ, bối rối vào lúc chết, như thể thình lình bị dã thú vồ, bị ma quỷ bắt, rắn mổ, kẻ cướp hay sát nhân sấn tời, thì người tu tập niệm chết ngược lại, chết một cách tỉnh giác không vọng tưởng, vô uý, không rơi vào bất cứ một tình trạng nào như trên. Và cho dù không đạt đến bất tử ngay trong hiện tại, ít ra vị ấy cũng hướng đến một cõi tốt đẹp khi thân hoại mạng chung.
acer one 10 keyboard problem
9 điều quán tưởng về Chết
Larry Rosenberg
Barre Center for Buddhist Studies
a) Thinking of the inevitability of death;
b) Thinking about the uncertainty of when you will die;
c) Thinking about how nothing can help when you die, except the practice of Dharma.
THE INEVITABILITY OF DEATH - CHẾT KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC
1) Everyone has to die - Mọi người đều phải chết
2) Our life span is decreasing continuously - Tuổi thọ của ta ngày càng ngắn lại
3) Death will come regardless of whether or not we have made the time to practice Dharma - Cái chết sẽ đến cho dù ta có hay không có thực hành Phật Pháp
THE UNCERTAINTY OF THE TIME OF DEATH - KHÔNG BIẾT CHẮC CHẮN LÀ CHẾT LÚC NÀO
4) Human life expectancy is uncertain - Tuổi thọ con người là không xác định
5) There are many causes of death - Có nhiều nguyên nhân gây ra cái chết
6) The human body is very fragile - Thân thể con người rất mong manh
THE FACT THAT ONLY THE PRACTICE OF DHARMA CAN HELP US AT THE TIME OF DEATH - CHỈ CÓ THỰC HÀNH PHẬT PHÁP LÀ GIÚP TA KHI CHẾT
7) At the time of death our wealth cannot help us - Lúc chết, tài sản của ta không giúp gì được
8) Our loved ones cannot help - Lúc chết, người thân của ta không giúp gì được
9) Our own body cannot help - Lúc chết, thân thể của ta không giúp gì được
-ooOoo-
(...) Remembering that I’ll be dead soon is the most important tool I’ve ever encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything — all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure — these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose. You are already naked. There is no reason not to follow your heart.
(…) No one wants to die. Even people who want to go to heaven don’t want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life’s change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true.
Your time is limited, so don’t waste it living someone else’s life. Don’t be trapped by dogma — which is living with the results of other people’s thinking. Don’t let the noise of others’ opinions drown out your own inner voice. And most important, have the courage to follow your heart and intuition. They somehow already know what you truly want to become. Everything else is secondary.
- Steve Jobs (1955-2011)
(...) Luôn nhớ rằng không bao lâu nữa mình sẽ chết là công cụ quan trọng nhất mà tôi đã dùng để có những chọn lựa quan trọng cho cuộc đời mình. Bởi vì tất cả mọi điều — từ sự kỳ vọng bên ngoài, tất cả mọi niềm tự hào, nỗi lo sợ với tủi hổ hay thất bại — tất cả sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng. Nhớ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh khỏi cạm bẫy nghĩ rằng ta phải mất đi một cái gì đó. Bạn hoàn toàn trơ trọi. Không có lý do gì để bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim mình.
(…) Không ai muốn chết. Thậm chí những người muốn được lên thiên đàng cũng không muốn chết để được lên đó. Và cái chết là điểm đến chung cho tất cả chúng ta. Không ai có thể thoát khỏi. Và đó là điều tất yếu, vì cái Chết chính là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc Sống. Đó chính là tác nhân thay đổi cuộc Sống. Nó loại đi cái cũ để mở đường cho cái mới. Ngay lúc này, các bạn là cái mới, nhưng sẽ không bao lâu, các bạn dần dần trở nên cũ xưa, và sẽ bị loại bỏ. Tôi xin lỗi vì có vẻ quá bi thảm, nhưng điều đó là sự thật.
Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đừng phí thời gian để sống cuộc đời của người khác. Đừng nhốt mình trong những giáo điều – sống như vậy là sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm ồn ào của người khác lấn át tiếng nói bên trong của chính mình. Và điều quan trọng nhất là hãy có can đảm đi theo lời mách bảo của trái tim và trực giác của mình. Bằng cách nào đó, chúng biết rõ bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
https://budsas.net/dlpp/bai96/index.htm
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh