2022-08-18, 09:40 AM
KẾT LUẬN
Mặc dầu truyện võ hiệp bị một số khá đông học giả cho là loại văn chương bình dân, Kim Dung quả thật là một đại văn hào có một sở học uyên bác và một óc tưởng tượng rất dồi dào. Nếu biết suy nghĩ khi đọc tác phẩm ông, ta có thể học trong đó nhiều điều hữu ích.
Khi cố tìm ra các ẩn sổ chánh trị trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung, chúng tôi chỉ muốn nêu ra một khía cạnh đặc biệt của các tác phẩm này. Thật sự thì chúng tôi nghĩ rằng mình chưa tìm ra hết các ẩn số được Kim Dung gói ghém trong đó, vì chúng tôi không được biết trong chi tiết lịch sử cận đại của Trung Quốc và thân thế cùng tiểu sử các nhơn vật chánh trị Trung Quốc quan trọng trong thời kỳ này. Bởi đó, có thể có những nhơn vật được Kim Dung dùng để biểu tượng cho những chánh khách Trung Quốc mà chúng tôi không thấy rõ. Cũng có thể chúng tôi lầm lạc và gán cho Kim Dung một dụng ý mà ông không có về một nhơn vật hay một sự kiện, vì có sự ngẫu nhiên trùng hợp trong cách Kim Dung mô tả nhơn vật hay sự kiện đó với những nhơn vật và sự kiện có thật. Ngoài ra, ta không thể loại bỏ giả thuyét là sự trùng hợp giữa các nhơn vật và sự kiện trong tác phẩm của ông với một số nhơn vật và sự kiện chánh trị có thật phát xuất tứ nơi tiềm thức của tác giả chớ không phải từ sự cố ý. Nhưng ngay trong trường hợp này, Kim Dung cũng không phải là thật sự vô tâm, vì ông có nhiều ưu tư, nhiều chủ kiến ăn sâu trong tiềm thức thì tác phẩm ông viết ra mới biểu lộ các ưu tư và chủ kiến đó cho chúng ta thấy.
Dầu thế nào thì chúng tôi cũng nghĩ rằng các nhận định của chúng tôi về các ẩn số chánh trị trong bộ các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung cũng đúng trong nét chánh. Tác phẩm của Kim Dung như con rồng thiêng bay lộn trên không. Nhìn từ dưới đất lên, chúng tôi có thể lầm lộn thấy một đợt mây quanh mình rồng thành cái vảy, cái vi hay trái châu trong miệng rồng, nhưng điều chắc chắn là chúng tôi đã không phải thêm bốn chơn cho con rắn để bảo nó là con rồng. Chúng tôi mong mỏi rằng quí vị độc giả của sách này sẽ góp thêm ý kiến về các vấn đề được nêu ra ở đây để chúng ta có thể có những tri thức sâu rộng và rõ ràng hơn.
Hết
Mặc dầu truyện võ hiệp bị một số khá đông học giả cho là loại văn chương bình dân, Kim Dung quả thật là một đại văn hào có một sở học uyên bác và một óc tưởng tượng rất dồi dào. Nếu biết suy nghĩ khi đọc tác phẩm ông, ta có thể học trong đó nhiều điều hữu ích.
Khi cố tìm ra các ẩn sổ chánh trị trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung, chúng tôi chỉ muốn nêu ra một khía cạnh đặc biệt của các tác phẩm này. Thật sự thì chúng tôi nghĩ rằng mình chưa tìm ra hết các ẩn số được Kim Dung gói ghém trong đó, vì chúng tôi không được biết trong chi tiết lịch sử cận đại của Trung Quốc và thân thế cùng tiểu sử các nhơn vật chánh trị Trung Quốc quan trọng trong thời kỳ này. Bởi đó, có thể có những nhơn vật được Kim Dung dùng để biểu tượng cho những chánh khách Trung Quốc mà chúng tôi không thấy rõ. Cũng có thể chúng tôi lầm lạc và gán cho Kim Dung một dụng ý mà ông không có về một nhơn vật hay một sự kiện, vì có sự ngẫu nhiên trùng hợp trong cách Kim Dung mô tả nhơn vật hay sự kiện đó với những nhơn vật và sự kiện có thật. Ngoài ra, ta không thể loại bỏ giả thuyét là sự trùng hợp giữa các nhơn vật và sự kiện trong tác phẩm của ông với một số nhơn vật và sự kiện chánh trị có thật phát xuất tứ nơi tiềm thức của tác giả chớ không phải từ sự cố ý. Nhưng ngay trong trường hợp này, Kim Dung cũng không phải là thật sự vô tâm, vì ông có nhiều ưu tư, nhiều chủ kiến ăn sâu trong tiềm thức thì tác phẩm ông viết ra mới biểu lộ các ưu tư và chủ kiến đó cho chúng ta thấy.
Dầu thế nào thì chúng tôi cũng nghĩ rằng các nhận định của chúng tôi về các ẩn số chánh trị trong bộ các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung cũng đúng trong nét chánh. Tác phẩm của Kim Dung như con rồng thiêng bay lộn trên không. Nhìn từ dưới đất lên, chúng tôi có thể lầm lộn thấy một đợt mây quanh mình rồng thành cái vảy, cái vi hay trái châu trong miệng rồng, nhưng điều chắc chắn là chúng tôi đã không phải thêm bốn chơn cho con rắn để bảo nó là con rồng. Chúng tôi mong mỏi rằng quí vị độc giả của sách này sẽ góp thêm ý kiến về các vấn đề được nêu ra ở đây để chúng ta có thể có những tri thức sâu rộng và rõ ràng hơn.
Hết
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.