Các Ẩn Số Chính Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim-Dung
#58
B. SỰ THAY ĐỔI TRONG QUAN ĐIỂM CỦA KIM DUNG VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÁNH TRỊ

1. Lý do của sự thay đổi trong quan điểm của Kim Dung.

Từ khi rời lục địa Trung Hoa ra ở Hongkong, Kim Dung đã sống trong một xã hội đặt dưới sự quản trị của người Anh theo chế độ tự do dân chủ. Tuy người Hongkong chỉ là thuộc dân và không được hưởng tất cả các quyền của người công dân một nước dân chủ tự do, chánh quyền Anh cũng đã công nhận cho họ một số quyền tự do tối thiểu. Với tư cách là người dân Hongkong, Kim Dung đã được hưởng các quyền lợi của một người dân sống trong chế độ tự do. Đồng thời, ông cũng đã có dịp quan sát những việc đã xảy ra trên thế giới. Trong hai thập niên 1950 và 1960, đã có những biến cố quan trọng xảy ra về phía Liên Sô và Trung Cộng.

Liên Sô đã dùng quân lực đàn áp các phong trào nhơn dân ở các nước chư hầu, như phong trào thợ thuyền đòi cải thiện đời sống ở Đông Đức năm 1933, phong trào người Hung đòi tách khỏi khối Minh Ước Warsaw năm 1956, phong trào người Ba Lan đòi cải thiện đời sống rồi chống lại sự có mặt của Nga năm 1956 và năm 1968, phong trào đòi tự do hóa chế độ của người Tiệp Khắc năm 1968.

Phần Trung Cộng thì trong năm 1959, họ đã dùng võ lực đàn áp người Tây Tạng chống lại chế độ cộng sản và giải tán Chánh Phủ Tây Tạng làm cho Đức Đạt Lại Lạt Ma cầm đầu chánh phủ này phải chạy sang Ấn Độ xin tỵ nạn chính tri trong khi đất Tây Tạng không còn được giữ qui chế một thuộc quốc mà bị sáp nhập hẳn vào bản đồ Trung Quốc với tư cách là một Khu Tự Trị. Mặc dầu Chánh Phủ Ấn Độ không nhìn nhận Chánh Phủ Tây Tạng lưu vong do Đức Đạt Lại Lạt Ma cầm đầu, Trung Cộng đã có những cuộc xung đột với Ấn Độ ở biên giới. Đến năm 1962, Trung Cộng lại cho quân vượt sang Ấn Độ chiếm một phần đất của nước này trong hơn một tháng rồi mới rút lui.

Về mặt nội bộ, năm 1957, chánh quyền Trung Cộng đã tung ra phong trào Trăm Hoa Đua Nở cho nhơn dân được phát biểu ý kiến tự do. Nhưng khi thấy phần lớn các ý kiến được phát biểu có tính cách chống lại chủ nghĩa và chế độ cộng sản, họ lại đàn áp những người đã chỉ trích Cộng Sản một cách mạnh mẽ. Để chứng tỏ là họ không hề lầm lạc, họ đã bảo rằng họ đã tung ra phong trào Trăm Hoa Đua Nở để gạt cho những kẻ thù của chế độ lộ diện hầu có thể trừng trị những kẻ thù này.

Trong khi đó, bên trong Đảng Trung Cộng lại có cuộc tranh quyền giữa các nhà lãnh đạo. Năm 1959, ông Lưu Thiếu Kỳ được bầu làm Chủ Tịch Nhà Nước và nắm trọn quyền điều khiển công việc của Chánh Phủ và của Đảng, phần ông Mao Trạch Đông thì chỉ còn giữ chức Chủ Tịch Đảng và thật sự bị dồn vào thế vô quyền. Năm 1965, ông Mao Trạch Đông đã phản công với chiến dịch Cách MạngVăn Hóa và dùng Vệ Binh Đỏ đễ cướp lại chánh quyền, ông Lưu Thiếu Kỳ đã bị bắt giam năm 1968 và chết trong ngục năm sau đó. Vợ Ông Mao Trạch Đông là Bà Giang Thanh đã đóng một vai tuồng tích cực trong việc chống lại Ông Lưu Thiếu Kỳ nên đã có một thế lực mạnh sau khi ông này bị lật đổ.

Giữa Trung Cộng và Liên Sô thì đã bắt đầu có sự bất đồng ý kiến từ năm 1956 với việc hạ bệ Ông Stalin. Sau đó, lại có nhiều điểm bất đồng ý kiến khác. Lúc khởi thủy, cả Liên Sô lẫn Trung Cộng đều còn cố gắng giấu kín sự xung đột giữa hai bên. Nhưng từ năm 1959, với việc Liên Sô đứng về phía Ấn Độ trong vụ xung đột giữa Trung Cộng với Ấn Độ, sự bất hoà đã lần lần được bộc lộ rõ rệt. Sang đến năm 1960 thì Liên Sô với Trung Cộng đã trở thành thật sự thù nghịch nhau sau khi Liên Sô đơn phương rút các chuyên viên Nga mà họ đã gởi sang giúp Trung Cộng xây dựng một nền kỹ nghệ tân tiến.

Các việc trên đây hẳn đã làm cho Kim Dung có một cái nhìn mới về các vấn đề chánh trị căn bản. Ông đã thấy rằng dân tộc Trung Hoa bị các nước vũ nhục và xâm lấn lúc suy nhược đã theo chánh sách lấn hiếp các dân tộc khác khi trở thành hùng cường hơn. Mặt khác, ông đã nhận chân rằng Đảng Cộng Sản Liên Sô cũng như Trung Cộng không phải lo phục vụ đại chúng như ông đã nghĩ. Khi nắm chánh quyền, các đảng ấy đã không ngần ngại dùng võ lực đàn áp nhơn dân nước mình và nước khác.

2. Quan điểm mới của Kim Dung.

Có lẽ nếp sống tự do mà ông được hưởng ở Hongkong và các nhận xét về hành động của Liên Sô và Trung Cộng trong hai thập niên 1950 và 1960 đã làm cho Kim Dung điều chỉnh lại quan điểm của mình. Sự thù ghét các dân tộc Tây Phương mà ông cho là những dân tộc có tinh thần đế quốc và tàn bạo đã dịu lần và ông đã xem các dân tộc đều như nhau. Ổng đã biểu lộ sự thay đổi quan điểm này với việc mô tả Đông Tà và Tây Độc trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP. Trong tác phẩm này, hai nhân vật đó đã già và dưới ngòi bút của Kim Dung, Tây Độc không còn phải là một người tê hại đáng bị khinh ghét, trong khi Đông Tà đã hiện ra như một người khả ái. Riêng Dương Quá tượng trưng cho Hoa Kỳ lại được Kim Dung mô tả như là một nhơn vật tốt và đáng tôn trọng.

Mặt khác, Kim Dung không còn thiên tả như trước. Tuy vẫn không ưa các nhà lãnh tụ hữu phái độc tài và tham nhũng mà ông mô tả qua hình ảnh của Tả Lãnh Thiền và Nhạc Bất Quần, ông cũng đã biểu lộ sự chỉ trích Trung Cộng và các lãnh tụ của Đảng này trong câu chuyện của Triêu Dương Thần Giáo và Thần Long Giáo với các vị Giáo Chủ Nhậm Ngã Hành, Đông Phương Bất Bại và Hồng An Thông.

còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply


Messages In This Thread
RE: Các Ẩn Số Chính Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim-Dung - by Lục Tuyết Kỳ - 2022-08-16, 04:07 PM