2022-08-16, 11:16 AM
GIỚI - ĐỊNH - TUỆ
Không có Giới thì không có Định.
Không có Định thì không có Tuệ.
Vị nào thành tựu được ba cái này thì được xem là hạng nhất trong Tam giới. Ở đây có người mù tịt mới vừa vô không biết Giới là gì, Định là gì thì thôi tôi giảng sơ chút xíu.
***Giới là sự trang nghiêm kiểm soát thân và khẩu không để mắc các lỗi. Miệng không nói gì hại mình hại người đời này đời sau. Thân không làm gì hại mình hại người đời này đời sau. Đó gọi là Giới.
***Định là khả năng tập trung tư tưởng đến cái mức mà không để cho 5 phiền não sau đây xuất hiện, đó là 5 triền cái: tham dục, sân hận, thụy miên, hôn trầm, trạo hối và hoài nghi. Định đến mức đó gọi là Định học. Tôi cố gắng tôi nói Phật pháp mà những vấn đề chuyên môn làm sao cho người chăn bò không biết chữ phải hiểu được, mà nếu các vị không hiểu được thì mình về chăn bò, ok!!!
Giới tức là kiểm soát cái miệng và cái thân. Còn Định là khả năng tập trung tư tưởng đến mức mà 5 phiền não tạm thời vắng mặt. Các vị hỏi tôi bao lâu, thì tôi nói “Tùy người. Người què làm sao đi nhanh bằng vận động viên thể thao được”. Thì khả năng định tâm mình đủ để vắng mặt 5 phiền não đó được gọi là Định.
***Tuệ là gì? Tuệ là khả năng mượn tập trung tư tưởng để mình sống chánh niệm. Tức là dùng Định để hỗ trợ Niệm.
Chánh niệm là nhớ rõ từng hoạt động của thân và tâm.
Toàn bộ nội dung của Tuệ gồm có hai, là biết cái ‘what’ và biết cái ‘how’. Tuệ chính là tu tập Tứ niệm xứ. Nhưng tu bằng cái gì? Hồi nãy tôi đã nói rồi. Kiểm soát được thân, tâm là Giới. Trên nền tảng kiểm soát ấy ta mới có thể tập trung tư tưởng. Tập trung tư tưởng ở mức nào? -Ở mức làm cho 5 phiền não kia tạm thời vắng mặt.
Vậy Tuệ là vị này tu tập Tứ niệm xứ để biết rõ cái ‘how’ và cái ‘what’.
Niệm là biết rõ cái ‘how’. How là thế nào, là tôi đang đi biết rõ tôi đang đi. Tôi đang ngồi biết rõ tôi đang ngồi. Đó là biết rõ cái ‘how’. Còn Tuệ là biết rõ cái ‘what’. Là biết mình đang đi và luôn luôn biết rõ rằng đây chỉ là ‘danh sắc’ làm việc với nhau, trong cái biết như vậy.
Nhiều người thắc mắc hỏi rằng “Ủa vừa niệm làm sao vừa biết được?”- Yên tâm. Tôi ví dụ thế này: Các vị đang cầm dao thì biết rõ mình đang cầm dao. Nhưng nếu có người hỏi cái lưỡi dao đó bằng kim loại hay bằng giấy các vị biết không? Tôi hỏi “Các vị đang cầm dao có biết không, cẩn thận nghe, làm việc phải tập trung”. Thì các vị nói: Dạ, dạ biết, Sư đừng lo. Thì lúc đó, tuy đang tập trung cầm dao, đang tập trung xắt thức ăn nhưng nếu có người hỏi các vị vậy chớ lưỡi dao này bằng kim loại hay bằng giấy thì các vị biết chứ! Đó, bây giờ hiểu chưa?
Thì ở đây cũng vậy. Hành giả luôn luôn sống trong niệm, biết rõ mình đang làm gì, nhưng mà mình cũng sẵn sàng biết rõ rằng toàn bộ thân tâm này, buồn vui này đều là vô ngã, vô thường, không có gì là ‘tôi’ hay ‘của tôi’. Nhưng một lúc mình chỉ làm được một việc thôi: đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi. Chỉ niệm vậy thôi. Rồi đang bực mình biết đây là tâm sân. Đang tham thích biết đây là tâm tham
Trích bài giảng KTC -71
***Sư Toại Khanh ***
Không có Giới thì không có Định.
Không có Định thì không có Tuệ.
Vị nào thành tựu được ba cái này thì được xem là hạng nhất trong Tam giới. Ở đây có người mù tịt mới vừa vô không biết Giới là gì, Định là gì thì thôi tôi giảng sơ chút xíu.
***Giới là sự trang nghiêm kiểm soát thân và khẩu không để mắc các lỗi. Miệng không nói gì hại mình hại người đời này đời sau. Thân không làm gì hại mình hại người đời này đời sau. Đó gọi là Giới.
***Định là khả năng tập trung tư tưởng đến cái mức mà không để cho 5 phiền não sau đây xuất hiện, đó là 5 triền cái: tham dục, sân hận, thụy miên, hôn trầm, trạo hối và hoài nghi. Định đến mức đó gọi là Định học. Tôi cố gắng tôi nói Phật pháp mà những vấn đề chuyên môn làm sao cho người chăn bò không biết chữ phải hiểu được, mà nếu các vị không hiểu được thì mình về chăn bò, ok!!!
Giới tức là kiểm soát cái miệng và cái thân. Còn Định là khả năng tập trung tư tưởng đến mức mà 5 phiền não tạm thời vắng mặt. Các vị hỏi tôi bao lâu, thì tôi nói “Tùy người. Người què làm sao đi nhanh bằng vận động viên thể thao được”. Thì khả năng định tâm mình đủ để vắng mặt 5 phiền não đó được gọi là Định.
***Tuệ là gì? Tuệ là khả năng mượn tập trung tư tưởng để mình sống chánh niệm. Tức là dùng Định để hỗ trợ Niệm.
Chánh niệm là nhớ rõ từng hoạt động của thân và tâm.
Toàn bộ nội dung của Tuệ gồm có hai, là biết cái ‘what’ và biết cái ‘how’. Tuệ chính là tu tập Tứ niệm xứ. Nhưng tu bằng cái gì? Hồi nãy tôi đã nói rồi. Kiểm soát được thân, tâm là Giới. Trên nền tảng kiểm soát ấy ta mới có thể tập trung tư tưởng. Tập trung tư tưởng ở mức nào? -Ở mức làm cho 5 phiền não kia tạm thời vắng mặt.
Vậy Tuệ là vị này tu tập Tứ niệm xứ để biết rõ cái ‘how’ và cái ‘what’.
Niệm là biết rõ cái ‘how’. How là thế nào, là tôi đang đi biết rõ tôi đang đi. Tôi đang ngồi biết rõ tôi đang ngồi. Đó là biết rõ cái ‘how’. Còn Tuệ là biết rõ cái ‘what’. Là biết mình đang đi và luôn luôn biết rõ rằng đây chỉ là ‘danh sắc’ làm việc với nhau, trong cái biết như vậy.
Nhiều người thắc mắc hỏi rằng “Ủa vừa niệm làm sao vừa biết được?”- Yên tâm. Tôi ví dụ thế này: Các vị đang cầm dao thì biết rõ mình đang cầm dao. Nhưng nếu có người hỏi cái lưỡi dao đó bằng kim loại hay bằng giấy các vị biết không? Tôi hỏi “Các vị đang cầm dao có biết không, cẩn thận nghe, làm việc phải tập trung”. Thì các vị nói: Dạ, dạ biết, Sư đừng lo. Thì lúc đó, tuy đang tập trung cầm dao, đang tập trung xắt thức ăn nhưng nếu có người hỏi các vị vậy chớ lưỡi dao này bằng kim loại hay bằng giấy thì các vị biết chứ! Đó, bây giờ hiểu chưa?
Thì ở đây cũng vậy. Hành giả luôn luôn sống trong niệm, biết rõ mình đang làm gì, nhưng mà mình cũng sẵn sàng biết rõ rằng toàn bộ thân tâm này, buồn vui này đều là vô ngã, vô thường, không có gì là ‘tôi’ hay ‘của tôi’. Nhưng một lúc mình chỉ làm được một việc thôi: đang đi biết đang đi, đang ngồi biết đang ngồi. Chỉ niệm vậy thôi. Rồi đang bực mình biết đây là tâm sân. Đang tham thích biết đây là tâm tham
Trích bài giảng KTC -71
***Sư Toại Khanh ***