2022-08-11, 04:37 PM
2. Nhậm Ngã Hành, biểu tượng Mao Trạch Đông và Đông Phương Bất Bại, biểu tượng Lưu Thiếu Kỳ
Nếu Triêu Dương Thần Giáo được dùng để ám chỉ Đảng Trung Cộng thì các nhơn vật đã làm giáo chủ của giáo phái này dĩ nhiên là phải được dùng để biểu tượng cho các nhà lãnh tụ của Đảng ấy.
Trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, có nhiều dữ kiện làm cho chúng ta có thể nghĩ rằng Nhậm Ngã Hành là nhơn vật tượng trưng cho Mao Trạch Đông trong khi Đông Phương Bất Bại là nhơn vật tượng trưng cho Lưu Thiếu Kỳ. Cũng như đối với các nhơn vật tượng trưng cho một số quốc gia đặc biệt mà chúng tôi đã trình bày trong Mục I của Chương này, Kim Dung không phải dùng cốt chuyện của TIẾU NGẠO GIANG HỒ để kể hết lại tiểu sử của các lãnh tụ Trung Cộng nói trên đây, mà chỉ nêu ra một số chi tiết liên hệ đền tiểu sử đó.
a. Mối liên hệ giữa Nhậm Ngã Hành với Đông Phương Bất Bại bên trong Triêu Dương Thần Giáo so với mối liên hệ giữa Mao Trạch Đông với Lưu Thiếu Kỳ bên trong Đảng Trung Cộng.
Cứ theo Kim Dung thì Nhậm Ngã Hành là một trong những người sáng lập Triêu Dương Thần Giáo và là vị Giáo Chủ đầu tiên của giáo phái đó. Đông Phương Bất Bại là một thuộc hạ của ông. Chính do sự cất nhắc của Nhậm Ngã Hành mà Đông Phương Bất Bại đã được đưa lên chức Quang Minh Tả Sứ tức là người giữ địa vị số hai trong Triêu Dương Thần Giáo. Sau khi sáng chế được công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP và thâu hút được công lực của một số cao thủ võ lâm đối địch với mình, Nhậm Ngã Hành thấy khó chịu vì các luồng công lực được luyện theo những cách thức khác nhau mà ông đã thâu hút được vào mình thỉnh thoảng quay ra hành hạ cơ thể ông. Do đó, ông phải để hết thì giờ và tâm trí vào việc nghiên cứu cách thức hóa tán và dung hợp các công lực ông đã thâu hút. Điều này bắt buộc ông phải giao hết quyền điều khiển công việc hằng ngày của Triêu Dương Thần Giáo cho Đông Phương Bất Bại.
Ông này bề ngoài tỏ vẻ cung kính trung thành với Nhậm Ngã Hành, nhưng bên trong lại ngấm ngầm xây dựng thế lực riêng và dùng nhiều thủ đoạn để trừ khử những thuộc hạ thật sự trung thành với Nhậm Ngã Hành. Để tỏ ỳ tin cậy Đông Phương Bất Bại hoàn toàn và sẽ chọn lựa ông ta làm người kế vi, Nhậm Ngã Hành đã giao cho ông ta bảo vật trấn sơn của Triêu Dương Thần Giáo là bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN. Nhưng Đông Phương Bất Bại đã nhơn lúc Nhậm Ngã Hành ơ hờ mà đánh thuốc mê ông ta rồi đem giam giữ ông ta ở một ngục thất xây cất dưới đáy Tây Hồ.
Trong số các nhơn vật quan trọng và võ công cao cường của Triêu Dương Thần Giáo, có Hướng Vấn Thiên, nguyên là Quang Minh Hữu Sứ, là người vẫn còn trung thành với Nhậm Ngã Hành và âm mưu giúp Nhậm Ngã Hành thoát khỏi ngục thất. Sau đó, với sự giúp đỡ của Hướng Vấn Thiên, Lịnh Hồ Xung vả Nhậm Doanh Doanh, Nhậm Ngã Hành đã hạ sát được Đông Phương Bất Bại để đoạt lại ngôi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo.
Trong nét chánh, mối liên hệ giữa Nhậm Ngã Hành với Đông Phương Bất Bại bên trong Triêu Dương Thần Giáo cũng tương tự mối liên hệ giữa ông Mao Trạch Đông với ông Lưu Thiếu Kỳ bên trong Đảng Trung Cộng.
Ông Mao Trạch Đông vẫn là một trong những người đã sáng lập Đảng Trung Cộng. Ban đầu, ông chưa phải là nhà lãnh đạo tối cao, nhưng thế lực ông trong Đảng lần lần tăng gia. Từ năm 1927, ông đã nắm được thực quyền điều khiển Trung Cộng và chính ông đã lãnh đạo Đảng này trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lăng của người Nhựt. Trong Đại Hội kỳ 7 của Đảng Trung Cộng năm 1945, ông đã được bầu làm Chủ Tịch Trung Ương Ủy Viên Hội tức là Chủ Tịch Đảng, lại kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Trung Ương Chánh Trị Cục và Tổng Thư Ký của Trung Ương Thư Kỳ Xứ. Năm 1949, khi Đảng Trung Cộng thiết tập Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc, ông vẫn giữ các chức vụ trên đây của Đảng và kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Nhà Nước.
Ông Lưu Thiếu Kỳ là người đã cộng sự với ông Mao Trạch Đông. Năm 1945, ông được bầu vào Trung Uơng Thư Ký Xứ. Năm 1949, ông lại được bầu làm Phó Chủ Tịch của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và đến năm 1956, trong Đại Hội kỳ 8 của Đảng Trung Cộng, ông được bầu làm Phó Chủ Tịch Trung Ương Ủy Viên Hội, tức là Phó Chủ Tịch của Đảng. Vậy, từ năm 1945, ông Lưu Thiếu Kỳ đã là một nhơn vật quan trọng của Đảng Trung Cộng và từ năm 1956, ông đã là nhà lãnh đạo số hai của Đảng sau ông Mao Trạch Đông. Nhưng đến năm 1959, lợi dụng sự thất bại của ông Mao Trạch Đông trong việc thực hiện kế hoạch gọi là Nhảy Vọt Tới Trước, ông Lưu Thiếu Kỳ đã vận động với một sổ đồng chí trong Đảng Trung Cộng để được bầu lên giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước và nắm thực quyền điều khiển mọi công việc của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và của Đảng Trung Cộng. Ông Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chức Chủ Tịch Đảng, nhưng thật sự đã bị dồn vào địa vị vô quyền.
Ông Lưu Thiếu Kỳ đã giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng trong chín năm. Đến năm 1968, nhờ sự ủng hộ của một số người thân tín còn trung thành với mình, ông Mao Trạch Đông đã thành công trong việc loại ông Lưu Thiếu Kỳ khỏi chức vụ Chủ Tịch Nhà Nước và nắm lại thực quyền điều khiển mọi việc của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và của Đảng Trung Cộng. Phần ông Lưu Thiếu Kỳ thì bị bắt hạ ngục và đã bị sát hại năm 1969.
b. Các đặc tánh của Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại so với các đặc tánh của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
Kim Dung đã mô tả Nhậm Ngã Hành như là một người hào sảng, có kiến thức rất rộng. Tên họ ông ghép lại vốn có nghĩa là làm mọi việc theo ý mình và hễ thích đi đâu thì cứ đi ngay đến đó . Ông đã tự sáng chế ra công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP, và khi nhận thấy có sự trục trặc thì tự mình suy nghĩ để tìm giải pháp sửa chữa. Phần Đông Phương Bất Bại thì sau khi luyện được công phu ghi trong QÙI HOA BẢO ĐIỂN, đã có một võ công cao thâm hơn Nhậm Ngã Hành. Tuy nhiên, ông chỉ biết luyện tập theo một bí kíp đã có, chớ không tự mình sáng chế ra được một môn võ đặc biệt nào, cũng không cải thiện được các môn võ mình đã học. Các đặc điềm trên đây của Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại cũng phù hợp với đặc tánh của hai ông Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
Ông Mao Trạch Đông là người có những ý tưởng tân kỳ. Tuy cũng học theo chủ nghĩa Marx-Lenin, ông đã có những sáng kiến riêng của ông. Chủ nghĩa đặc biệt ông xây dựng đặt nền tảng trên thuyết nhơn định thắng thiên. Nó hàm ý rằng con người nếu có đủ ý chí cương kiên cần thiết thì có thể thay đổi xã hội theo lý tưởng mình . Thuyết nhơn đinh thắng thiên của ông Mao Trạch Đông vẫn chọi lại thuyết tiền định khoa học của Marx. Trong khi chủ nghĩa Marx dựa vào thuyết tiền định khoa học cho rằng chế độ cộng sản chỉ cỏ thể thực hiện khi xã hội đã được kỹ nghệ hóa và có nhiều thợ thuyền thì chủ nghĩa Mao Trạch Đông với thuyết nhơn đinh thắng thiên lại khẳng định rằng với các Công Xã Nhơn Dân, Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hoà Quốc có thể tiến thẳng đến chế độ cộng sản với một nền kinh tế nông nghiệp. Khi gọi nhơn vật biểu tượng cho ông Mao Trạch Đông là Nhậm Ngã Hành, Kim Dung đã nhấn mạnh trên việc họ Mao đề cao chủ trương nhơn định thắng thiên. Chính vì ông Mao Trạch Đông bất chấp thực tế khách quan nên kế hoạch Nhẫy Vọt Tới Trước của ông đã thất bại. Sự thất bại này đã làm cho ông mất uy tín và do đỏ, một số nhà lãnh đạo của Trung Cộng đã ủng hộ ông Lưu Thiếu Ký lên nắm thực quyền thay ông.
Ông Lưu Thiểu Kỳ đã được Kim Dung dùng Đông Phương Bất Bại để biểu tượng. Tên Đông Phương Bất Bại có ý nghĩa liên hệ đến Nhà Nước Trung Cộng vì Nhà Nước này lấy bản Đông Phương Hồng làm quốc ca và lấy câu “Gió đông thắng gió tây” làm khẩu hiệu. Khi trực tiếp dùng tên Đông Phương Bất Bại để gọi người biểu tượng ông Lưu Thiếu Kỳ, Kim Dung đã nhấn mạnh trên chỗ ông này là Quốc Trưởng của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hoà Quốc. Mặt khác, ông Lưu Thiếu Kỳ vốn là một lãnh tụ theo đúng chủ nghĩa Marx-Lenin và chủ trương theo đúng lề lối của Liên Xô để xây dựng xã hội Trung Quốc. Kỹ thuật làm việc giúp Đảng trở thành “bất bại” nhưng cũng đồng thời làm cho đảng viên mất nhơn tánh vốn do Lenin sáng chế và được Kim Dung so sánh với công phu ghi trong QÙI HOA BẢO ĐIỂN là một công phu vô địch, nhưng bắt buộc người luyện tập theo nó phải tự thiến. Bởi đó, việc ông Lưu Thiếu Kỳ trung thành với đường lối làm việc của Lenin có thể so sánh với việc Đông Phương Bất Bại luyện võ công theo bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN.
Theo Kim Dung thì bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN vốn do Nhậm Ngã Hành nắm giữ, nhưng ông không chịu theo nó để luyện tập. Sau khi giao cho Đông Phương Bất Bại quyền giải quyết các công việc thường nhật của Triêu Dương Thần Giáo để chính mình được rảnh rang và chuyên tâm tìm cách chữa trị những cái hại của công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP, Nhậm Ngã Hành đã nghi ngờ Đông Phương Bất Bại có dã tâm cướp đoạt địa vị Giáo Chủ. Việc ông trao QÙI HOA BẢO ĐIỂN cho Đông Phương Bất Bại bề ngoài là một dấu hiệu của sự tin cậy, nhưng thật sự là có dụng ý làm cho Đông Phương Bất Bại ham mê công phu của QÙI HOA BẢO ĐIỂN và tự thiến để luyện tập nó, thành ra phải lâm vào tình trạng ái nam ái nữ.
Các chi tiết trên đây đã được dùng để ám chỉ sự khác nhau về quan niệm giữa ông Mao Trạch Đông và ông Lưu Thiếu Kỳ, làm cho cuối cùng hai bên trở thành thù địch với nhau.
còn tiếp...
Nếu Triêu Dương Thần Giáo được dùng để ám chỉ Đảng Trung Cộng thì các nhơn vật đã làm giáo chủ của giáo phái này dĩ nhiên là phải được dùng để biểu tượng cho các nhà lãnh tụ của Đảng ấy.
Trong bộ TIẾU NGẠO GIANG HỒ, có nhiều dữ kiện làm cho chúng ta có thể nghĩ rằng Nhậm Ngã Hành là nhơn vật tượng trưng cho Mao Trạch Đông trong khi Đông Phương Bất Bại là nhơn vật tượng trưng cho Lưu Thiếu Kỳ. Cũng như đối với các nhơn vật tượng trưng cho một số quốc gia đặc biệt mà chúng tôi đã trình bày trong Mục I của Chương này, Kim Dung không phải dùng cốt chuyện của TIẾU NGẠO GIANG HỒ để kể hết lại tiểu sử của các lãnh tụ Trung Cộng nói trên đây, mà chỉ nêu ra một số chi tiết liên hệ đền tiểu sử đó.
a. Mối liên hệ giữa Nhậm Ngã Hành với Đông Phương Bất Bại bên trong Triêu Dương Thần Giáo so với mối liên hệ giữa Mao Trạch Đông với Lưu Thiếu Kỳ bên trong Đảng Trung Cộng.
Cứ theo Kim Dung thì Nhậm Ngã Hành là một trong những người sáng lập Triêu Dương Thần Giáo và là vị Giáo Chủ đầu tiên của giáo phái đó. Đông Phương Bất Bại là một thuộc hạ của ông. Chính do sự cất nhắc của Nhậm Ngã Hành mà Đông Phương Bất Bại đã được đưa lên chức Quang Minh Tả Sứ tức là người giữ địa vị số hai trong Triêu Dương Thần Giáo. Sau khi sáng chế được công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP và thâu hút được công lực của một số cao thủ võ lâm đối địch với mình, Nhậm Ngã Hành thấy khó chịu vì các luồng công lực được luyện theo những cách thức khác nhau mà ông đã thâu hút được vào mình thỉnh thoảng quay ra hành hạ cơ thể ông. Do đó, ông phải để hết thì giờ và tâm trí vào việc nghiên cứu cách thức hóa tán và dung hợp các công lực ông đã thâu hút. Điều này bắt buộc ông phải giao hết quyền điều khiển công việc hằng ngày của Triêu Dương Thần Giáo cho Đông Phương Bất Bại.
Ông này bề ngoài tỏ vẻ cung kính trung thành với Nhậm Ngã Hành, nhưng bên trong lại ngấm ngầm xây dựng thế lực riêng và dùng nhiều thủ đoạn để trừ khử những thuộc hạ thật sự trung thành với Nhậm Ngã Hành. Để tỏ ỳ tin cậy Đông Phương Bất Bại hoàn toàn và sẽ chọn lựa ông ta làm người kế vi, Nhậm Ngã Hành đã giao cho ông ta bảo vật trấn sơn của Triêu Dương Thần Giáo là bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN. Nhưng Đông Phương Bất Bại đã nhơn lúc Nhậm Ngã Hành ơ hờ mà đánh thuốc mê ông ta rồi đem giam giữ ông ta ở một ngục thất xây cất dưới đáy Tây Hồ.
Trong số các nhơn vật quan trọng và võ công cao cường của Triêu Dương Thần Giáo, có Hướng Vấn Thiên, nguyên là Quang Minh Hữu Sứ, là người vẫn còn trung thành với Nhậm Ngã Hành và âm mưu giúp Nhậm Ngã Hành thoát khỏi ngục thất. Sau đó, với sự giúp đỡ của Hướng Vấn Thiên, Lịnh Hồ Xung vả Nhậm Doanh Doanh, Nhậm Ngã Hành đã hạ sát được Đông Phương Bất Bại để đoạt lại ngôi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo.
Trong nét chánh, mối liên hệ giữa Nhậm Ngã Hành với Đông Phương Bất Bại bên trong Triêu Dương Thần Giáo cũng tương tự mối liên hệ giữa ông Mao Trạch Đông với ông Lưu Thiếu Kỳ bên trong Đảng Trung Cộng.
Ông Mao Trạch Đông vẫn là một trong những người đã sáng lập Đảng Trung Cộng. Ban đầu, ông chưa phải là nhà lãnh đạo tối cao, nhưng thế lực ông trong Đảng lần lần tăng gia. Từ năm 1927, ông đã nắm được thực quyền điều khiển Trung Cộng và chính ông đã lãnh đạo Đảng này trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lăng của người Nhựt. Trong Đại Hội kỳ 7 của Đảng Trung Cộng năm 1945, ông đã được bầu làm Chủ Tịch Trung Ương Ủy Viên Hội tức là Chủ Tịch Đảng, lại kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Trung Ương Chánh Trị Cục và Tổng Thư Ký của Trung Ương Thư Kỳ Xứ. Năm 1949, khi Đảng Trung Cộng thiết tập Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc, ông vẫn giữ các chức vụ trên đây của Đảng và kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Nhà Nước.
Ông Lưu Thiếu Kỳ là người đã cộng sự với ông Mao Trạch Đông. Năm 1945, ông được bầu vào Trung Uơng Thư Ký Xứ. Năm 1949, ông lại được bầu làm Phó Chủ Tịch của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và đến năm 1956, trong Đại Hội kỳ 8 của Đảng Trung Cộng, ông được bầu làm Phó Chủ Tịch Trung Ương Ủy Viên Hội, tức là Phó Chủ Tịch của Đảng. Vậy, từ năm 1945, ông Lưu Thiếu Kỳ đã là một nhơn vật quan trọng của Đảng Trung Cộng và từ năm 1956, ông đã là nhà lãnh đạo số hai của Đảng sau ông Mao Trạch Đông. Nhưng đến năm 1959, lợi dụng sự thất bại của ông Mao Trạch Đông trong việc thực hiện kế hoạch gọi là Nhảy Vọt Tới Trước, ông Lưu Thiếu Kỳ đã vận động với một sổ đồng chí trong Đảng Trung Cộng để được bầu lên giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước và nắm thực quyền điều khiển mọi công việc của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và của Đảng Trung Cộng. Ông Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chức Chủ Tịch Đảng, nhưng thật sự đã bị dồn vào địa vị vô quyền.
Ông Lưu Thiếu Kỳ đã giữ chức Chủ Tịch Nhà Nước Trung Cộng trong chín năm. Đến năm 1968, nhờ sự ủng hộ của một số người thân tín còn trung thành với mình, ông Mao Trạch Đông đã thành công trong việc loại ông Lưu Thiếu Kỳ khỏi chức vụ Chủ Tịch Nhà Nước và nắm lại thực quyền điều khiển mọi việc của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hòa Quốc và của Đảng Trung Cộng. Phần ông Lưu Thiếu Kỳ thì bị bắt hạ ngục và đã bị sát hại năm 1969.
b. Các đặc tánh của Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại so với các đặc tánh của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
Kim Dung đã mô tả Nhậm Ngã Hành như là một người hào sảng, có kiến thức rất rộng. Tên họ ông ghép lại vốn có nghĩa là làm mọi việc theo ý mình và hễ thích đi đâu thì cứ đi ngay đến đó . Ông đã tự sáng chế ra công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP, và khi nhận thấy có sự trục trặc thì tự mình suy nghĩ để tìm giải pháp sửa chữa. Phần Đông Phương Bất Bại thì sau khi luyện được công phu ghi trong QÙI HOA BẢO ĐIỂN, đã có một võ công cao thâm hơn Nhậm Ngã Hành. Tuy nhiên, ông chỉ biết luyện tập theo một bí kíp đã có, chớ không tự mình sáng chế ra được một môn võ đặc biệt nào, cũng không cải thiện được các môn võ mình đã học. Các đặc điềm trên đây của Nhậm Ngã Hành và Đông Phương Bất Bại cũng phù hợp với đặc tánh của hai ông Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
Ông Mao Trạch Đông là người có những ý tưởng tân kỳ. Tuy cũng học theo chủ nghĩa Marx-Lenin, ông đã có những sáng kiến riêng của ông. Chủ nghĩa đặc biệt ông xây dựng đặt nền tảng trên thuyết nhơn định thắng thiên. Nó hàm ý rằng con người nếu có đủ ý chí cương kiên cần thiết thì có thể thay đổi xã hội theo lý tưởng mình . Thuyết nhơn đinh thắng thiên của ông Mao Trạch Đông vẫn chọi lại thuyết tiền định khoa học của Marx. Trong khi chủ nghĩa Marx dựa vào thuyết tiền định khoa học cho rằng chế độ cộng sản chỉ cỏ thể thực hiện khi xã hội đã được kỹ nghệ hóa và có nhiều thợ thuyền thì chủ nghĩa Mao Trạch Đông với thuyết nhơn đinh thắng thiên lại khẳng định rằng với các Công Xã Nhơn Dân, Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hoà Quốc có thể tiến thẳng đến chế độ cộng sản với một nền kinh tế nông nghiệp. Khi gọi nhơn vật biểu tượng cho ông Mao Trạch Đông là Nhậm Ngã Hành, Kim Dung đã nhấn mạnh trên việc họ Mao đề cao chủ trương nhơn định thắng thiên. Chính vì ông Mao Trạch Đông bất chấp thực tế khách quan nên kế hoạch Nhẫy Vọt Tới Trước của ông đã thất bại. Sự thất bại này đã làm cho ông mất uy tín và do đỏ, một số nhà lãnh đạo của Trung Cộng đã ủng hộ ông Lưu Thiếu Ký lên nắm thực quyền thay ông.
Ông Lưu Thiểu Kỳ đã được Kim Dung dùng Đông Phương Bất Bại để biểu tượng. Tên Đông Phương Bất Bại có ý nghĩa liên hệ đến Nhà Nước Trung Cộng vì Nhà Nước này lấy bản Đông Phương Hồng làm quốc ca và lấy câu “Gió đông thắng gió tây” làm khẩu hiệu. Khi trực tiếp dùng tên Đông Phương Bất Bại để gọi người biểu tượng ông Lưu Thiếu Kỳ, Kim Dung đã nhấn mạnh trên chỗ ông này là Quốc Trưởng của Trung Hoa Nhơn Dân Cộng Hoà Quốc. Mặt khác, ông Lưu Thiếu Kỳ vốn là một lãnh tụ theo đúng chủ nghĩa Marx-Lenin và chủ trương theo đúng lề lối của Liên Xô để xây dựng xã hội Trung Quốc. Kỹ thuật làm việc giúp Đảng trở thành “bất bại” nhưng cũng đồng thời làm cho đảng viên mất nhơn tánh vốn do Lenin sáng chế và được Kim Dung so sánh với công phu ghi trong QÙI HOA BẢO ĐIỂN là một công phu vô địch, nhưng bắt buộc người luyện tập theo nó phải tự thiến. Bởi đó, việc ông Lưu Thiếu Kỳ trung thành với đường lối làm việc của Lenin có thể so sánh với việc Đông Phương Bất Bại luyện võ công theo bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN.
Theo Kim Dung thì bộ QÙI HOA BẢO ĐIỂN vốn do Nhậm Ngã Hành nắm giữ, nhưng ông không chịu theo nó để luyện tập. Sau khi giao cho Đông Phương Bất Bại quyền giải quyết các công việc thường nhật của Triêu Dương Thần Giáo để chính mình được rảnh rang và chuyên tâm tìm cách chữa trị những cái hại của công phu HẤP TINH ĐẠI PHÁP, Nhậm Ngã Hành đã nghi ngờ Đông Phương Bất Bại có dã tâm cướp đoạt địa vị Giáo Chủ. Việc ông trao QÙI HOA BẢO ĐIỂN cho Đông Phương Bất Bại bề ngoài là một dấu hiệu của sự tin cậy, nhưng thật sự là có dụng ý làm cho Đông Phương Bất Bại ham mê công phu của QÙI HOA BẢO ĐIỂN và tự thiến để luyện tập nó, thành ra phải lâm vào tình trạng ái nam ái nữ.
Các chi tiết trên đây đã được dùng để ám chỉ sự khác nhau về quan niệm giữa ông Mao Trạch Đông và ông Lưu Thiếu Kỳ, làm cho cuối cùng hai bên trở thành thù địch với nhau.
còn tiếp...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.