2022-06-13, 12:27 PM
Thú thật là tôi cũng khá thích bài viết (nói chung) của sư Toại Khanh, mặc dù khg đăng bài (trừ 1-2 lần cũng đã lâu). Tôi thích style đầy suy tư khá sâu sắc nhưng khg quá nặng về giáo lý PG dù ông là tu sĩ PG, thêm nữa vì là thi sĩ cho nên bài có pha chút chất thơ văn (như cái tựa bài này, hay tựa bài "Trên Ngọn Tình Sầu") điều này cũng rất hợp gu tôi dù mình khg phải thi sĩ hay thơ sĩ gì cả. Đọc bài này tới đoạn kết thấy hơi hụt hẫng vì ông có ý bài bác Chúa/God khiến cô bạn CG lườm dài cả mile (tác giả ghi "liếc" nhưng "lườm" thì đúng hơn). Thôi thì, như ông cũng viết ở trên, bậc đại sĩ cũng có khi lầm lỡ, thậm chí làm việc ác như Đề-bà-đạt-đa tìm cách giết đức Phật, thành ra tôi cũng thông cảm, huống chi ông chỉ là một tu sĩ bình thường. Thật ra biết tính ông khg cực đoan, bằng chứng là trong bài "Đạo khả đạo, phi thường đạo" mà anh abc đăng lúc trước (tôi có đọc trước đó rồi và có saved vô Pocket nhưng vẫn thích đọc lại), ông có nói rằng bài xích tôn giáo khác là điều khg nên. Cuối cùng, ông là người Nam, mà người Nam thì hay có tính thẳng ruột ngựa, nghĩ sao nói vậy, nên đôi khi dễ mất lòng hơn những người khéo léo hơn. Sống đã quá nửa đời người, tôi biết bề ngoài xã giao khéo léo ngọt ngào thì dễ đi vô lòng người vì ai cũng hảo ngọt nhưng bên trong hay phía sau, chưa chắc đã giống như lời nói ngoài cửa miệng. Mấy tu sĩ PG khác, kể cả đức Đạt Lai Lạt Ma đều cho rằng God là sản phẩm sai lầm từ cái ngã nhưng chẳng qua họ khg nói công khai ra ngoài công chúng, nhất là trước độc giả, cử tọa theo KTG, mà chỉ nêu ra những cái hay, cái giống nhau: đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành, blah blah... Nói kiểu "ba phải" như vậy thì ai cũng vui vẻ cả làng. Bởi vậy, thiền sư Nhất Hạnh rất được cảm tình ở phương Tây vì ông rất khôn khéo tránh đả kích niềm tin KTG, đọc sách báo thỉnh thoảng tôi bắt gặp câu nói của ông, thậm chí mục sư cũng có khi trích dẫn lời của ông.